Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

THẦY GIÁO TÔ NGỌC VÂN

-Rành rành ra đó mà còn luật với chả lệ!
-"Chương Trình Thiên Lý" còn dám bẻ cong "cho vui" thì đến trời cũng phải sợ vãi linh hồn chứ sợ gì trời nữa mà...làm bộ!
-Con cháu ngày nay bạc lòng quá xá cỡ...phát khiếp!
-Vui ơi vui, sao buồn thế vui!?
--------------------------------

(ĐC sưu tầm trên NET)


Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân người thầy lớn của nền Mỹ thuật Cách mạng

VOV.VN -Cứ mỗi dịp đất nước kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các thế hệ thầy trò Trường ĐH Mỹ thuật VN lại nhớ về họa sĩ Tô Ngọc Vân...
Ông là một người thầy lớn có nhiều đóng góp trong kháng chiến và để lại nhiều niềm tôn kính và tiếc thương trong lòng các thế hệ giáo viên mỹ thuật khi ra đi ngay sau chiến thắng lừng lẫy Điện Biên Phủ.
Học trò của ông vẫn truyền lại hoàn cảnh hi sinh của ông như để nhắc nhở nhau về một tấm gương lao động nghệ thuật chân chính vì dân vì nước. Sau chiến thắng “chấn động địa cầu”, lúc đó, trên đường làm nhiệm vụ, với cương vị của mình, họa sỹ Tô Ngọc Vân hoàn toàn được tiêu chuẩn đi ô tô, nhưng ông đã khước từ, tự nguyện đi cùng đoàn bộ đội để được chứng kiến đoàn quân khải hoàn phục vụ cho công việc ký họa chân thực của một nghệ sĩ cách mạng.

Thời gian đó, dù thất bại trên chiến trường Điện Biên Phủ, quân Pháp vẫn điên cuồng bắn phá ta. Ông đã hi sinh ngày 17 tháng 6 năm 1954 trong một cuộc dội bom của Pháp tại Km41, Ba Khe, Sơn La.
Chân dung họa sỹ Tô Ngọc Vân, chì màu của Lê Lam. Trên tranh có chữ ký của các sinh viên khóa Kháng chiến.
Hoạ sỹ Tô Ngọc Vân (1906 -1954) sinh ra ở Hà Nội, có quê gốc làng Xuân Cầu, Văn Giang, Hưng Yên. Ông học khoá II Trường Mỹ thuật Đông Dương (1925 -1931), sau này trở thành giáo sư hội hoạ của trường.

Tác giả bức tranh nổi tiếng “Thiếu nữ bên hoa huệ”, “Hà Nội vùng đứng lên” đã tham gia hoạt động bán công khai trong Mặt trận Việt Minh, là một trong những hoạ sỹ đầu tiên được vào vẽ Bác Hồ tại Bắc Bộ phủ.
Thiểu nữ bên hoa huệ. Tác giả: Tô Ngọc Vân
Sau Cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ có Nghị định mở lại trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam và hoạ sỹ Tô Ngọc Vân được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng. Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam là một trong 6 trường Đại học và Cao đẳng đầu tiên của nền giáo dục Cách mạng.
Năm 1946, khóa học đầu tiên tồn tại từ tháng 10 đến ngày toàn quốc kháng chiến (12/1946). Đáp lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, họa sĩ Tô Ngọc Vân cùng nhiều văn nghệ sĩ đã lên chiến khu tham gia kháng chiến trường kỳ. Năm 1950, sau những nỗ lực vận động và hoàn cảnh kháng chiến cho phép, Trường Cao đẳng Mỹ thuật tiếp tục khai giảng với khóa học 21 sinh viên. Khóa học này có tên đặc biệt Khóa Kháng chiến.

Hà Nội vùng đứng lên, khắc gỗ, 1946. Tác giả: Tô Ngọc Vân
PGS. NSND. họa sỹ Ngô Mạnh Lân là một trong số các sinh viên của khóa học đặc biệt đó. Ông còn nhớ như in trong điều kiện kháng chiến gian khổ ấy, họa sĩ Tô Ngọc Vân cùng các giảng viên của Trường Mỹ thuật Kháng chiến luôn cố gắng đảm bảo chất lượng giáo dục, đời sống cho các sinh viên. Người thầy ấy cùng gia đình có lúc đã bỏ tiền của để nuôi sinh viên qua những năm gian khó.
 Từ phương thức “Học trong cuộc sống”, thầy giáo Tô Ngọc Vân và các đồng nghiệp của Trường đã tạo ra một chuyển biến quan trọng trong sinh viên là đưa nghệ thuật trở về với cuộc sống đời thường nhật, phục vụ công cuộc kháng chiến của dân tộc.
“Thầy Tô Ngọc Vân nói rằng, nhân dân nuôi chúng ta cơm ăn áo mặc thì chúng ta phải trả lại nhân dân bằng hội họa, bằng tác phẩm của mình” – PGS, NSND. Họa sỹ Ngô Mạnh Lân chia sẻ: “Với phương châm ấy, những người cán bộ và họa sĩ là cán bộ cũng công tác như mọi người khác và phục vụ nhân dân bằng tác phẩm của mình. Anh em chúng tôi đã thực hiện được điều đó”.

Do hoàn cảnh chiến tranh chưa có điều kiện để xây dựng các tác phẩm lớn, các sáng tác của thầy trò Khóa Kháng chiến thời ấy chủ yếu tập trung vào mảng ký họa, tranh cổ động. Chính những sáng tác này đã tạo nên những giá trị hết sức độc đáo của một giai đoạn lịch sử. Bắt đầu từ đây, người nghệ sỹ dấn thân vào công cuộc kháng chiến, xác lập ý thức công dân, khẳng định vai trò của người cán bộ mỹ thuật-cán bộ văn hóa.

Họa sỹ Tô Ngọc Vân (ngồi thứ 5, hàng dưới, từ trái sang) cùng các giảng viên và sinh viên Trường Mỹ thuật Kháng chiến, tại Việt Bắc
“Họa sỹ Tô Ngọc Vân đã có công truyền thụ những giá trị nhân văn, phương pháp sư phạm khoa học của Trường Mỹ thuật Đông Dương cùng tình yêu Tổ quốc cho một thế hệ nghệ sỹ của nền tạo hình cách mạng” – PGS, NGND. Họa sỹ Lê Anh Vân, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật VN khẳng định: “Những quan điểm và phương pháp giáo dục của họa sỹ Tô Ngọc Vân đã tạo nên một thế hệ nghệ sỹ kháng chiến tài năng, có vị trí trang trọng trong lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại”.
Ông có nhiều tiểu luận phê bình có tính học thuật đăng trên các báo được dư luận chú ý như: “Bước đầu của Hội họa Việt Nam” (1942), “Học hay không học” (1949), “Người vẽ” (1950), “Tranh tuyên truyền và hội họa” (1947-1948). Những bài viết và tham luận của họa sỹ Tô Ngọc Vân đã đưa ông vào vị trí một cây bút lý luận phê bình thuộc hàng tiền bối.
Với những đóng góp to lớn của mình, họa sỹ Tô Ngọc Vân đã được nhà nước truy tặng Huân chương Độc lập Hạng Nhất năm 1996. Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. Những đường phố mang tên của ông xuất hiện trên nhiều tỉnh thành từ Bắc vào Nam.
Nhà phê bình mỹ thuật Trần Thức khẳng định: “48 năm tuổi đời, 28 năm tuổi nghề với những đóng góp lớn lao không mệt mỏi, đầy nhiệt tâm, nhiệt huyết, nhiệt tình và trọng trách, Tô Ngọc Vân thực sự đã bắc được những nhịp cầu nhân ái và trí thức từ nghệ thuật với các thế hệ nối tiếp, vì tương lai văn hóa nước nhà”./.

Họa sỹ Tô Ngọc vân

- Sinh ngày 15 tháng 12 năm 1906

- Quê quán: Xã Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

- Tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương, năm 1931.

- Ông mất ngày 17 tháng 6 năm 1954


Quá trình công tác:

- Năm 1939 - 1945: Giáo sư Trường Mỹ thuật Đông Dương.

- Năm 1945 - 1954: Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam,

   trực tiếp giảng dạy Khóa Mỹ thuật Kháng chiến tại Việt Bắc

- Trưởng đoàn Văn hóa Kháng chiến.

- Giám đốc Xưởng Sơn mài Việt Nam.

- ủy viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam.

- ủy viên Ban Mỹ thuật Trung ương


    Những công trình chính:

- Thiếu nữ bên hoa huệ, sơn dầu, 1943

- Thuyền trên sông Hương, sơn dầu

- Hồ Chủ tịch làm việc, khắc gỗ, 1946

- Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ phủ, sơn dầu, 1946

- Bộ đội nghỉ chân bên đường, sơn mài, 1948

- Xưởng quân giới, sơn dầu, 1951

- Tập ký họa trong kháng chiến chống thực dân Pháp


Giải thưởng

- Bằng danh dự của triển lãm Thuộc địa Paris năm 1931

(Honorary certificate at the Colonial Exposition of Paris in 1931)

- Khen thưởng danh dự tại triển lãm của Hội Họa sỹ Pháp - Salon Paris năm 1932.

- Giải nhất triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc năm 1954.

- Huân chương Độc lập Hạng Nhất.

--Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996
Trà Xanh/VOV online 

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bỏ quên một nhà giáo lớn?

VOV.VN - Tô Ngọc Vân là thầy của mọi người thầy, việc truy tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân là  hoàn toàn xứng đáng.

Tháng tư về, con đường Tô Ngọc Vân và cả làng Quảng Bá như ướp trong mùi hương nhẹ nhàng và sắc trắng tinh khiết của loa kèn. Người yêu hội hoa nhìn hoa lại nhớ đến bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” của cố hoạ sĩ.
Còn các thế hệ trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam thì không chỉ ngậm ngùi thương tiếc một tài năng ra đi quá sớm mà còn day dứt khôn nguôi về một mong mỏi ấp ủ bấy lâu mà với họ còn chưa hoàn thành là chưa trọn vẹn nghĩa tình với người hiệu trưởng đầu tiên của trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (nay là trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam). Đó là đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân cho thầy giáo, liệt sỹ, họa sỹ Tô Ngọc Vân.

Thiểu nữ bên hoa huệ. Tác giả: Tô Ngọc Vân
Bộ GD&ĐT bỏ quên một nhà giáo lớn?
Năm 2012, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam đã có công văn số 80/ĐHMTVN – TCCB đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu này cho họa sỹ Tô Ngọc Vân. Nhưng không hiểu vì lý do gì, hồ sơ không được thông qua.
Người ký công văn là PGS.NGND.Họa sỹ Lê Anh Vân lúc đó là Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Nay dù đã về hưu nhưng trong lòng ông vẫn canh cánh một nhiệm vụ mà mình vẫn chưa hoàn thành. Ông nói: “Thầy Tô Ngọc Vân là một người đáng kính trọng, hoàn toàn xứng đáng được vinh danh là Nhà giáo Nhân dân, không có gì để bàn cãi. Chúng ta làm được việc này là rất tốt vì tôn vinh một người có đóng góp như thế và đã hi sinh rồi sẽ thể hiện được sự quan tâm, đánh giá công bằng của Nhà nước”.
PGS, NSND. Họa sỹ Ngô Mạnh Lân, là một trong số 21 sinh viên khóa Kháng chiến do Hiệu trưởng Tô Ngọc Vân trực tiếp giảng dạy cũng cho rằng: “Danh hiệu Nhà giáo Nhân dân tặng cho những nhà giáo có công với sự nghiệp giáo dục thì thầy Tô Ngọc Vân là một trong những người đứng hàng đầu. Nếu thầy của chúng tôi được truy tặng thì là một việc hoàn toàn xứng đáng”.
Họa sỹ Tô Ngọc Vân - thầy của mọi người thầy
Không chỉ là một danh họa nổi tiếng với những tác phẩm như “Thiếu nữ bên hoa huệ”, “Hà Nội vùng đứng lên”…thầy giáo Tô Ngọc Vân còn có công đào tạo nhiều thế hệ họa sỹ từ trường Đại học Mỹ thuật Đông Dương đến trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam.
Tên tuổi của các học trò của ông đã đi vào lịch sử mỹ thuật Việt Nam cận hiện đại – đương đại như Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái, Huỳnh Văn Gấm, Quang Phòng, Phan Thông, Mai Văn Hiến, Dương Bích Liên, Phan Kế An…(trường Mỹ thuật Đông Dương); Lưu Công Nhân, Trọng Kiệm, Trần Lưu Hậu, Lê Huy Hòa, Mai Long, Lê Lam, Đào Đức, Ngọc Linh, Ngô Mạnh Lân…(khóa Kháng chiến, trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam).
“Thầy Tô Ngọc Vân là thầy của mọi người thầy, ai cũng biết vậy. Là một hoạ sỹ tài danh rồi là hiệu trưởng đầu tiên của Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam. Ở trong kháng chiến khó khăn gian khổ là thế, ông cùng với gia đình đã không tiếc tiền của và vàng bạc bỏ ra để tạo điều kiện mở trường và duy trì việc dạy học” – PGS.NGND.Họa sỹ Lê Anh Vân nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam cho biết.
Trường công nhưng tiền nhà nuôi sinh viên

Họa sỹ Vũ Giáng Hương, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam nguyên là Phó Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, lúc còn sống thường hay kể lại những kỷ niệm về những năm tháng gian khó theo học thầy Tô Ngọc Vân ở chiến khu Việt Bắc khi bà mới chỉ 15 tuổi. Không chỉ được thầy Tô dạy dỗ mà bà còn được gia đình Thầy chăm sóc như con cái trong nhà. Họa sỹ Vũ Giáng Hương bùi ngùi nhớ lại những bữa cơm chiến khu mà thầy Tô Ngọc Vân đã nhường cho cô những bát cơm đong đầy nghĩa tình. 
Họa sỹ Tô Ngọc Vân (ngồi thứ 5, hàng dưới, từ trái sang) cùng các giảng viên và sinh viên Trường Mỹ thuật Kháng chiến, tại Việt Bắc
Những năm tháng ấy, thầy Tô Ngọc Vân là thủ lĩnh tinh thần, niềm cảm hứng của các sinh viên trong việc học tập  nghệ thuật. Trong thành công trong bước đường sự nghiệp của mình, PGS.NSND.Họa sỹ Ngô Mạnh Lân cũng không bao giờ quên những tháng ngày học tập ở chiến khu Việt Bắc khi ông mới 16 tuổi. Ông kể: “Đó là những bài học đầu tiên, những kiến thức cơ bản đầu tiên về mỹ thuật, về tạo hình mà thầy Tô Ngọc Vân đã tận tụy truyền dạy cho chúng tôi. Những bước cơ bản đó cực kỳ quan trọng, nó đem lại sự thành công sau này cho sự nghiệp sáng tác của chúng tôi”.
“Cách giảng dạy của thầy rất cập nhật làm sao đào tạo các anh em hoạ sĩ có khả năng phục vụ công tác kháng chiến, phục vụ chính sách Đảng và Chính phủ và tập trung vẽ tranh về đời sống sinh hoạt của quân và dân trong đời sống kháng chiến” – họa sỹ Ngô Mạnh Lân chia sẻ.
Truy tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, sự  tri ân cần thiết
Những học trò của thầy Tô Ngọc Vân sau này hầu hết đều trở thành những tên tuổi nổi tiếng, những Nghệ sỹ Nhân dân, Nhà giáo Nhân dân… có nhiều đóng góp cho sự nghiệp mỹ thuật nước nhà. Họ đã được người thầy ấy truyền nhiệt huyết, đam mê và tư tưởng nghệ thuật vì nhân dân, vì cuộc sống mà đã trở thành những tác nhân nghệ thuật, đẩy lịch sử nghệ thuật tiến tới với một cấp số nhân về mỹ thuật Việt Nam.
Đề nghị truy tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân cho thầy giáo Tô Ngọc Vân hoàn toàn không xuất phát từ phía gia đình họa sỹ, mà đến từ tấm lòng tha thiết của các thế hệ học trò của thầy giáo Tô Ngọc Vân.
“Chúng tôi - thế hệ sau nghĩ rằng nếu chúng tôi làm được điều này cho một người thầy lớn như thế thì đó là một điều đáng quý và nó tác động rất nhiều đến các thế hệ sau – những thế hệ luôn cần phải biết sống có trước có sau, sống nghĩa tình” - Họa sỹ Lê Anh Vân bày tỏ./.
Trà Xanh/VOV online
 

Đề nghị truy tặng danh hiệu NGND cho hoạ sỹ Tô Ngọc Vân:

Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân không được xét danh hiệu vì vướng Luật?

 Cập nhật lúc: 07:07, 10/04/2014
VOV.VN -Liệt sĩ, hoạ sỹ Tô Ngọc Vân – thầy của mọi người thầy, chưa được vinh danh là Nhà giáo Nhân dân vì vướng…Luật!
Như VOV online đã đưa tin, năm 2012, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam đã có công văn số 80/ĐHMTVN – TCCB đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân cho họa sỹ Tô Ngọc Vân – Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Nhưng không hiểu vì lý do gì, hồ sơ không được thông qua.
Họa sĩ Tô Ngọc Vân (1908 - 1954) thuộc lớp sinh viên đầu tiên của Trường Mỹ thuật Đông Dương và thuộc nhóm liệt sĩ cuối cùng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp. Ông mất ngay sau chiến thắng Điện Biên Phủ khi đang trên đường cùng các học trò hoà mình vào đoàn quân khải hoàn để ghi lại không khí chiến thắng bằng những bức ký hoạ.


Chân dung họa sỹ Tô Ngọc Vân, chì màu của Lê Lam. Trên tranh có chữ ký của các sinh viên khóa Kháng chiến.
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và cũng là 60 năm ngày mất của liệt sỹ Tô Ngọc Vân, các thế hệ học trò của ông cũng như nhiều nghệ sỹ của ngành Mỹ thuật Việt Nam có mong muốn đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân cho người thầy đáng kính của mình như một sự tri ân cần thiết.
Trả lời VOV online về trường hợp của thầy giáo Tô Ngọc Vân, ông Nguyễn Văn Vui, Vụ trưởng Vụ Thi đua-Khen thưởng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: “Với trường hợp Nhà giáo Tô Ngọc Vân thì cả nước đều đã biết đến công lao của ông.  Chỉ đáng tiếc là trong Luật không công nhận là truy tặng, mà chỉ quy định là tặng thôi. Vì thế, chúng tôi không thông qua được trường hợp của thầy. Chúng tôi cũng rất lấy làm buồn”.
“Nếu bây giờ Bộ Giáo dục và Đào tạo tự đề xuất đặc cách trường hợp của thầy Tô Ngọc Vân thì trong ngành sẽ còn nhiều trường hợp khác nữa về giáo dục cũng có những đóng góp to lớn mà mất rồi không làm sao đề xuất lại được. Cho nên giờ nếu đề xuất bác Tô Ngọc Vân thì sẽ liên quan đến hàng loạt nhà giáo khác cái khó của ngành là chỗ ấy chứ không phải mình khó khăn gì trong việc này” – ông Nguyễn Văn Vui giải thích.
Họa sỹ Tô Ngọc Vân (ngồi thứ 5, hàng dưới, từ trái sang) cùng các giảng viên và sinh viên Trường Mỹ thuật Kháng chiến, tại Việt Bắc.
Nhận xét về điều này, hoạ sỹ Lê Thiết Cương cho rằng “Là một hoạ sỹ nổi tiếng nhưng tác phẩm lớn nhất của thầy Tô Ngọc Vân chính là những học trò –những thế hệ họa sỹ tên tuổi hàng đầu của Việt Nam hiện nay. Các danh hiệu sẽ chả có giá trị khi nó không sống trong lòng những học trò của thầy”.

Bởi vậy theo hoạ sỹ Lê Thiết Cương, mặc dù bản thân thầy Tô Ngọc Vân và gia đình không cần danh hiệu này, nhưng sự tha thiết mong mỏi muốn tri ân công lao nhà giáo lớn ấy của các thế hệ học trò thầy Vân lại là một việc làm vô cùng ý nghĩa. Hoạ sỹ Lê Thiết Cương nói rằng đó là… “Hậu học lễ”!
“Thật là đáng tiếc” là bày tỏ của bà Đoàn Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Tổng biên tập Tạp chí Mỹ thuật & Nhiếp ảnh.
“Thầy giáo Tô Ngọc Vân là người xây dựng nên một nền móng hội hoạ, là người tiên phong trong việc đào tạo tất cả hoạ sỹ nổi tiếng sau này mà không được công nhận quả là một điều đáng tiếc" - bà Hương nhấn mạnh: "Đây là một thiếu sót!”./.
Trà Xanh/VOV online
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét