Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

QUÂN PHÁP BẤT VỊ THÂN

(ĐC sưu tầm trên NET)

"Bật mí" thú vị về Bao Thanh Thiên và phủ Khai Phong

Bạn nghĩ rằng Bao Công có "khuôn mặt đen, trán mang vầng trăng lưỡi liềm" như trong phim???
Bao Công tên thật là Bao Chửng (999 - 1062), tự Hy Nhân. Ngoài ra, ông còn được gọi bằng rất nhiều tên khác như Bao Thanh Thiên, Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử, Bao học sĩ hay Bao Long Đồ. Ông nổi tiếng là một vị quan “thanh liêm, chấp pháp nghiêm chỉnh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình”  dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông (1022 - 1063).


Bao Công nổi tiếng là vị quan thanh liêm, rất được lòng dân chúng.


Trong suốt thời gian làm quan, ông đã phá được nhiều vụ án, giúp dân cư an hưởng thái bình, nền kinh tế nhờ đó mà phát triển vượt bậc. Nghe tiếng Bao Công tận tụy và thanh liêm, nhà vua triệu ông về kinh giao cho chức Trung thừa, rồi lần lượt là Giám sát ngự sử, Trực học sĩ Long đồ các, Tam tư Hộ bộ Phó sử, đến Thiên Chương các Thị chế (nên người đời sau còn gọi ông là Bao Thị Chế).   


Năm 1062, ông lâm bệnh và mất ở nơi làm việc, hưởng thọ 64 tuổi. Điều đáng nói là thời gian từ lúc ông lâm bệnh cho đến khi mất chỉ 13 ngày, nên người ta vẫn cho rằng ông qua đời một phần do thuốc của nhà vua ban cho. Lúc sinh thời, Bao Chửng từng xử những vụ án vạch mặt bọn thái y nên bị bọn chúng căm ghét. Rất có thể, đây là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của vị quan thanh liêm này. Hoàng đế Tống Nhân Tông đã đích thân làm chủ lễ truy điệu, phong cho Bao Công làm Lại bộ Thượng thư, ban cho thụy hiệu “Hiếu Túc”, có nghĩa là hiếu đạo và thiết diện vô tư. Ngài còn phái một đoàn ngự lâm quân hộ tống linh cửu ông về mai táng tại quê nhà.


Tượng đồng Bao Thanh Thiên.

Những sự thật thú vị về Bao Thanh Thiên

Hình ảnh Bao Thanh Thiên với khuôn mặt đen và vầng trăng trên trán vốn không xa lạ gì với khán giả Việt Nam. Tuy nhiên, sự thật không như người ta tưởng.


Hình ảnh Bao Thanh Thiên do nam diễn viên Kim Siêu Quần thủ vai đã in sâu trong tâm trí khán giả Việt Nam.

Thực tế, mặt Bao Công không hề đen và cũng không có vầng trăng trên trán. Tạo hình Bao Công ta thấy trên phim ảnh là kết quả do bị ảnh hưởng của Kinh Kịch, hát bội. Trong nghệ thuật Kinh Kịch, các diễn viên thường phải hóa trang mặt nạ trước khi biểu diễn. Mặt trắng là đại diện cho kẻ tiểu nhân; mặt đỏ là đại diện cho nghĩa khí, trung nghĩa; mặt đen đại diện cho nghiêm túc, công chính liêm minh, quân tử. Do đó, mặt Bao Công được tô đen để khắc họa bản tính liêm chính của ông.


Tạo hình Bao Công trong nghệ thuật Kinh Kịch.

Theo truyền thuyết, Bao Công là Văn Khúc Tinh trên trời giáng trần. Vì vậy, ngoài việc xử án ban ngày ở dương gian, ban đêm, ông còn phải xử án ở âm ty. Vầng trăng trên trán ông tựa như ánh trăng soi sáng công lý ngay cả ở những nơi tăm tối nhất.

Bao Công làm quan phủ doãn phủ Khai Phong chỉ trong vòng 1 năm. Thời gian còn lại, ông được thăng chức Thừa tướng, Ngự sử đài. Theo sử sách, ông được bảo vệ bởi Ngự tiền thị vệ tứ phẩm Triển Chiêu nhưng không có bằng chứng nào về sự phò tá của Công Tôn Sách, Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ.


Bên ngoài phủ Khai Phong.

Nếu trong phim, ta cảm phục Bao Công sống cả đời một mình, hết lòng chăm lo cho dân chúng thì thực tế, Bao Công có một người vợ họ Đổng và một người thiếp họ Tôn. Ông có một người con trai, lấy dâu họ Thôi. Nhưng chỉ hai năm sau, con trai cũng bỏ ông bà đi. Đến năm Bao Công 59 tuổi, người thiếp họ Tôn sinh cho ông người con thứ hai. Đứa con út sau này được chị dâu của ông nuôi dưỡng.

Phủ Khai Phong

Khai Phong nằm ở tỉnh Hà Nam, cách Bắc Kinh 808km, từng là kinh đô của nhà Tống.

Phủ Khai Phong rộng 60 hecta, gồm nhiều sân bãi, thành lầu, nha môn, nơi làm việc, nơi nghỉ ngơi, nhà khách, nhà lao… Ngày nay, phủ Khai Phong đã trở thành địa điểm thu hút khách du lịch mỗi khi đến Hà Nam.


Chào mừng bạn đến với phủ Khai Phong.

Mỗi ngày, tại phủ Khai Phong, Ban quản lý phủ tổ chức rất nhiều hoạt động khác nhau như tái hiện cảnh Bao Công đi tuần, con gái Vương thừa tướng ném tú cầu kén chồng.


Phía ngoài phủ, người ta đặt một chiếc trống to, vốn dành cho dân chúng đánh kêu oan. Bên trong nha môn là nơi xét xử các vụ án với “Cẩu đầu trảm”, “Hổ đầu trảm” và “Long đầu trảm” nổi tiếng.


Được xếp trên cùng là "Long đầu trảm", tiếp đến là "Hổ đầu trảm" và "Cẩu đầu trảm".

“Cẩu đầu trảm” là hình phạt dành cho người phạm tội là thứ dân. “Hổ đầu trảm” dành cho các bậc quan lại và "Long đầu trảm” là kết quả cho họ hàng, thân thích với vua chúa nhưng không chịu tu thân tích đức.




Phía cuối phủ Khai Phong là nhà lao để giam giữ phạm nhân chờ ngày xét xử, hành hình. Nhà lao được chia làm 2 khu, khu nam và khu nữ. Bên ngoài nhà lao, Ban quản lý đã cho giữ lại gông đeo cổ, xe tù… để du khách thấy được toàn bộ cách làm việc, sinh hoạt, xét xử, giam giữ tù nhân… của phủ Khai Phong ngày xưa.


Xe chở tù nhân.
 
Theo
Tùng Hương / Tùng Hương

- Nhân nghĩa là cái đạo rộng lớn vô biên. Làm người có nghĩa có nhân, trước hết là giữ lòng thủy chung với thiên hạ.
                                                                                                                        Cao Bá Quát
- Thời xưa, người khéo dùng đạo trị nước thì không làm cho dân khôn lanh cơ xảo, mà làm cho dân đôn hậu chất phác. Dân sở dĩ khó trị là vì nhiều trí mưu. Cho nên dùng trí mưu trị nước là cái họa cho nước, không dùng trí mưu trị nước là cái phúc cho nước. Biết được hai điều đó là biết được phép tắc trị dân.
                                                                                                                                  Lão Tử 
 
                                         

Bao Công

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (trích lược)


Tượng Bao Công
Bao Công tên thật là Bao Chửng (chữ Hán: 包拯; 9991062), tự Hy Nhân (希仁). Ngoài ra, ông còn được gọi là Bao Thanh Thiên, Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử, Bao Học Sĩ hay Bao Long Đồ. Ông nổi tiếng là một vị quan “thanh liêm, chấp pháp nghiêm minh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình”dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông (1022-1063).

Cuộc đời

Bao Chửng, người Hợp Phì, Lư Châu (nay là thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc). Cha ông là Bao Nghi, từng giữ chức đại phu trong triều. Sau khi qua đời, Bao Nghi được phong Hình bộ thị lang.
Lúc nhỏ, Bao Công đã nổi tiếng là đứa con hiếu thảo, đôn hậu, sống mực thước. Năm 1027, ông thi đậu tiến sĩ, được cử đến nhậm chức Tri huyện Kiến Xương (nay thuộc tỉnh Giang Tây), nhưng vì song thân già yếu, ông không thể làm quan xa nên xin khoan nhận việc, để ở nhà chăm sóc cho cha mẹ.
Sau khi cha mẹ qua đời, ông mới đi nhậm chức Tri huyện Thiên Trường (nay thuộc tỉnh An Huy), sau đó là Tri phủ Đoan Châu (nay thuộc TP. Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông).
Nghe tiếng Bao Công tận tụy và thanh liêm, nhà vua cho triệu ông về kinh giao cho chức Trung thừa, rồi lần lượt thăng các chức Giám sát ngự sử, Trực học sĩ Long đồ các, Tam tư Hộ bộ Phó sử, đến Thiên Chương các Thị chế (nên người đời sau còn gọi ông là Bao Thị Chế).
Theo truyền thuyết, Bao Công là Văn Khúc Tinh Quân trên trời giáng trần. Vì vậy, ngoài việc xử án ban ngày ở dương gian, ban đêm, ông còn phải xử án ở âm phủ. Vầng trăng trên trán ông tựa như ánh trăng soi sáng công lý ngay cả ở những nơi tăm tối nhất.
Năm 1052(?), vì giúp đỡ người thân là Trương Nghêu Tá làm phật lòng hoàng đế Nhân Tông, ông bị thuyên chuyển đến Hà Bắc làm Nhậm đốc chuyển vận sử. Bốn năm sau, ông mới được triệu về kinh nhậm chức Phủ doãn phủ Khai Phong.  Bao Công làm quan phủ doãn phủ Khai Phong chỉ trong vòng 1 năm. Thời gian còn lại, ông được thăng chức Thừa tướng, Ngự sử đài. Theo sử sách, ông được bảo vệ bởi Ngự tiền thị vệ tứ phẩm Triển Chiêu nhưng không có bằng chứng nào về sự phò tá của Công Tôn Sách, Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ. Chức vụ cao nhất là Bao Công đảm nhận ở cuối đời là Xu mật Phó sử, tương đương với chức Phó tể tướng.

Mộ Bao Công với án thờ ở phía trên.

Năm 1062, ông lâm bệnh mất ở nơi làm việc, hưởng thọ 64 tuổi, điều đáng nói ở đây, là thời gian từ lúc lâm bệnh cho đến khi mất chỉ có 13 ngày, nên người ta vẫn cho rằng ông mất một phần do thuốc của hoàng đế ban cho, do lúc sinh thời Bao Chửng từng xử những vụ án vạch mặt bọn thái y, nên bị bọn chúng căm ghét (từ lúc uống thuốc đến khi phát bệnh mất chỉ là 9 ngày). Hoàng đế Tống Nhân Tông đích thân làm chủ lễ truy điệu, phong cho Bao Công là Lại bộ Thượng thư, ban cho thụy hiệu “Hiếu Túc”, có nghĩa là hiếu đạo và thiết diện vô tư và còn phái một đoàn ngự lâm quân hộ tống linh cửu ông về mai táng ở quê nhà ông.
Hiện nay đền thờ của ông có hai câu liễn: “Lý Oan Ngục, Quan Tiết Bất Thông, Tự Thị Diệm La Khí Tượng. Chẩn Tai Lê, Từ Thiện Vô Lương, Y Nhiên Bồ Tát Tâm Trường”. Đại ý nói về phẩm chất cao quý của ông...

Bài thơ duy nhất còn lại


Lối vào nơi chôn cất.

GS. Nguyễn Khắc Phi viết: Là một người có học vị cao và sống ở một thời đại văn thơ nở rộ, chắc Bao Công cũng sáng tác không ít, song đáng tiếc là cho đến nay chỉ còn lại một bài ông làm lúc mới bước vào đường hoạn lộ, đó là:
Thư Đoan Châu quận trai bích
(Đề lên tường thư trai ở quận Đoan Châu)
Phiên âm:
Thanh tâm vi trị bản
Trực đạo thị thân mưu
Tú cán chung thành đống
Tinh cương bất tác câu
Thương sung thử tước hí
Thảo tận thố hồ sầu
Sử sách hữu di huấn
Vô di lai giả tu.
Dịch nghĩa:
Lòng trong sạch là cái gốc của việc trị nước,
Đao ngay thẳng là điều mưu cầu của việc tu thân.
Thân cây đẹp tốt rốt cuộc sẽ thành rường cột,
Gang thuần chất không thể uốn thành móc cong.
Kho đầy hẳn bọn chuột và chim sẻ vui mừng.
Cỏ hết thì bọn thỏ và chồn rầu rĩ.
Sử sách có lời di huấn:
Chớ để lại điều xấu hổ cho con cháu mai sau!
Tạm dịch thơ:
Thanh liêm: gốc “trị quốc”
Cương trực: “tu thân” cầu.
Cây thẳng ắt làm cột,
Thép ròng chẳng uốn câu.
Kho đầy: chuột, sẻ khoái.
Cỏ hết: thỏ, chồn sầu.
Sử sách nêu di huấn:
Chớ để nhục về sau!

Phim về Bao Công

Một trong những loạt phim nổi tiếng về Bao Công là Bao Công Kỳ Án, được quay tại Đài Loan với sự tham gia của Kim Siêu QuầnHà Gia Kính. Bộ phim sớm trở nên nổi tiếng ở Hồng Kông, Trung QuốcViệt Nam. Tuy nhiên, Bao Công thật không hề có khuôn mặt đen và cũng không có vết sẹo hình Mặt Trăng như trong phim, thậm chí ông lại trắng trẻo và có phần thư sinh. Điều này là do ảnh hưởng của Kinh kịch, hát bội, Trong nghệ thuật Kinh Kịch, các diễn viên thường phải hóa trang mặt nạ trước khi biểu diễn. Mặt trắng là đại diện cho kẻ tiểu nhân; mặt đỏ là đại diện cho nghĩa khí, trung nghĩa; mặt đen đại diện cho nghiêm túc, công chính liêm minh, quân tử. Do đó, mặt Bao Công được tô đen để khắc họa bản tính liêm chính của ông. .

________________


Vào phủ Khai Phong dạo chơi

Nằm trước mặt, về phía bên tay phải của toà Long Đình đại điện ở trung tâm thành phố cổ Khai Phong có một hồ nước rộng mêng mông. Ở đó, sáng chiều luôn có bóng dáng những chiếc du thuyền đưa du khách dạo chơi, hồi tưởng về những năm tháng xa xưa khi Khai Phong hãy còn là kinh đô phồn hoa bậc nhất thế giới. Hơn 1.000 năm trước, chính ở khu vực hồ này là Khai Phong phủ, là nơi làm việc của một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Hoa thời Bắc Tống: Bao Chửng, còn gọi là Bao Công.
9 giờ sáng, tôi hăm hở vào phủ Khai Phong. Không phải để... đánh trống kêu oan mà là tham quan nơi mà hơn 1000 năm trước, Phủ doãn phủ Khai Phong Bao Công cùng đội quân giúp việc của ông với Công Tôn Sách,Triển Chiêu, Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ… đã sống và làm việc mỗi ngày.

Chính môn Khai Phong phủ
 
 Thật ra, đây chỉ là một công trình phục dựng, cách nền cũ ngày xưa chỉ vài phút đi bộ. Với diện tích 4 ha, phủ Khai Phong có thành lầu, nha môn, nhà khách, nhà lao, phòng xử án, nơi làm việc của thư lại… tạo thành một quần thể di tích độc đáo, mỗi năm thu hút cả triệu lượt khách đến tham quan. Đi lại trong phủ Khai Phong, du khách có cảm giác mình là con người của quá khứ bởi quần thể kiến trúc, vật dụng sinh hoạt ở đây được xây dựng theo đúng các kiến trúc thời Bắc Tống. Công trình sinh động, “y như thật” vì vậy năm 2007, nó được trao giải thưởng Lỗ Ban cho công trình phục cổ đẹp nhất Trung Hoa.


Nghi môn, nơi tiếp khách của quan lại phủ Khai Phong. 3 chữ trên phiến đá lớn ở trước sân là "Công - Sinh - Minh"
Qua cổng phủ là Nghi môn, nơi tiếp khách của quan lại phủ Khai Phong. Nhìn về phía đông Nghi môn, thấy có một chiếc trống to gọi là “trống kêu oan”. Chợt có một du khách nào đó gióng lên những hồi trống cấp bách, khiến người ta liên tưởng đến những kẻ khốn cùng bị kẻ ác hãm hại, đến đây dập đầu nhờ Bao Chuẩn thăng đường tra xét, minh oan. Sau Nghi môn là Tứ hợp viện - nơi làm việc của các cấp quan lại trong phủ Khai Phong. Tôi dừng chân trước một phiến đá lớn viết ba chữ “Công - Sinh - Minh” bằng sơn đỏ. Trên bia đá khắc 16 chữ: “Nhĩ bổng nhĩ lộc - Dân cao dân chi - Hạ dân di nhược - Thượng thiên nan khi”, đại ý: “bổng lộc của quan là máu thịt của dân, dân chúng dễ dàng bị bức hiếp nhưng trời cao thì không dễ”. Trong những năm làm việc ở đây, Bao Công đã hoàn thành xuất sắc vai trò một mệnh quan nhất nhị phẩm triều đình, được bá tánh tin yêu, phải chăng vì đã thấm nhuần những lời răn trong "Công - Sinh - Minh".

Long đầu đao, Hổ đầu đao và Cẩu đầu đao ở phòng xử án. Nhìn thấy không giống trong phim Bao Công xử án của Đài Loan.
Tôi bước vào phòng xử vụ án của Bao Công với một nỗi háo hức, hy vọng được gặp ông trong giờ thăng đường với Triển Chiêu, Công Tôn Sách đứng tả hữu hai bên, ở bên dưới phía trước là 3 chiếc Long đầu đao, Hổ đầu đao và Cẩu đầu đao màu đồng đen, lưỡi thép lạnh ngắt. Không thấy Bao đại nhân đâu, chỉ thấy lố nhố những đầu người, không khí hết sức náo nhiệt, ồn ào. Hóa ra tại đây đang có dịch vụ cho thuê trang phục để du khách nhập vai Bao Công xử án. Bạn muốn làm Bao Công ngồi uy nghiêm trên công đường, vỗ án hét “khai đao” để… chụp hình lưu niệm, chỉ cần bỏ ra 10 tệ (khoảng 30 ngàn đồng Việt Nam) là sẽ được như ý.

Chỉ cần bỏ ra 10 tệ (khoảng 30 ngàn đồng Việt Nam) bạn sẽ được làm Bao Công trong vài phút để... chụp hình lưu niệm.

Trang phục của Bao Công đủ các kích cỡ cho bạn chọn lựa.
Ngoài phòng xử án chính, ở cuối dãy nhà chạy theo trục dọc Nam Bắc còn có một gian phòng được giới thiệu là nơi xử án “cửa sau” của Bao Công. Ánh sáng trong phòng tuy lờ mờ nhưng cũng đủ cho du khách thấy rõ những bức tượng sáp kích thước bằng người thật, mô tả cảnh Bao Công đang chăm chú lắng nghe, xem xét một vụ án, trả lại công bằng cho người dân nghèo vô tội bị hãm hại bởi bọn bất lương và đám tham quan ô lại.
Lý Xuân Lâm, hướng dẫn viên công ty du lịch Tây An giải thích, trong những tháng đầu được bổ nhiệm Phủ doãn phủ Khai Phong, Bao Công không thấy người dân đến nộp đơn kêu oan, nhờ xét xử. Tìm hiểu được biết, chính đám nha lại trong phủ đã đặt ra những thủ tục nhiêu khê để làm tiền, nếu không sẽ chặn hết các đơn kêu oan của người dân. Lập tức, Bao Công cho mở phòng xử án “cửa sau” này để tiếp nhận đơn và xét xử như một cách “hỗ trợ” người dân nghèo thấp cổ bé họng. Không biết hư thực ra sao nhưng câu chuyện từ những bức tượng sáp, những dãy nhà lao – nơi giam giữ phạm nhân chờ ngày xét xử, hành hình, xe tù, gông đeo cổ… đủ để du khách thấy và cảm nhận được cung cách làm việc tận tụy của Bao Công và các tùy tùng ở Khai Phong phủ ngày xưa.

Các bức tượng bằng sáp sinh động y như thật, minh họa một cảnh Bao Công xử án ở phòng xử "cửa sau", trả lại công bằng cho người nghèo bị kẻ gian hãm hại.

Xe tù, dùng để dẩn giải tù nhân
Xế trưa, trước khi rời phủ Khai Phong, tôi được xem một vở diễn tái hiện cảnh Bao Công xử án ở ngay phòng xử án, với tấm biển “quang minh chính đại” nổi bật ở trên cao. Du khách đứng chật kín sân, dõi theo tài điều tra, phá án của Bao Chửng, hồi hộp với cảnh Bao Công đấu tranh không khoan nhượng với hoàng thân quốc thích nhằm bảo vệ lẽ phải, bảo vệ dân nghèo. Vở diễn Bao Công xử chém phò mã Trần Thế Mỹ là một trong những vỡ diễn được các nghệ nhân ở đây tái hiện thường xuyên, thể hiện tính công bằng, chính trực, thượng tôn pháp luật đến tuyệt đối của Bao Công. Dù rằng chuyện cũ, diễn viên không chuyên nhưng du khách vẫn thích thú đón nhận bởi nó được diễn ngay nơi mà Bao Công đã từng sống và làm việc và bởi trong lòng mỗi du khách đều có một khát vọng công lý.

Một vở diễn tái hiện cảnh Bao Công xử chém phò mã Trần Thế Mỹ
Bên ngoài tường rào phủ Khai Phong là mấy đường phố nhỏ, nhà cửa luộm thuộm, nhếch nhác. Ở đó, có nhiều lao động nghèo sống nhờ vào bán hàng lưu niệm, những mặt hàng gắn liền với tên tuổi của Bao Công, nhưng xem ra không có mấy người mua. Hướng dẫn viên Lý Xuân Lâm cho biết, mỗi năm Khai Phong phủ đón một triệu lượt khách, đạt doanh thu 30 triệu nhân dân tệ nhờ đã gắn tên tuổi huyền thoại Bao Công vào ngành du lịch. Tuy vậy, thành công này vẫn chưa đủ sức đưa Khai Phong phát triển, đi lên. Khai Phong hiện vẫn còn là một thành phố nghèo so với các cố đô lân cận như Trịnh Châu, Lạc Dương, Tây An. Không nhiều nhà cao tầng, không nhiều các siêu thị, trung tâm mua sắm lớn, không nhiều điểm giải trí vui chơi. Ngoại trừ một khu chợ đêm ở trung tâm phố cổ. Có lẽ vì vậy mà du khách - sau khi vào Khai Phong phủ, viếng Bao đại nhân xong là lên xe một đi không trở lại?
Bài, ảnh: NGUYỄN TRIỆU HẢI


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét