Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

HIỆN THỰC KỲ ẢO 33


(ĐC chép từ yeutretho.com)


Bộ ảnh khắc họa ước mơ của trẻ em nghèo trên thế giới

(YTT) - Cùng xem những hình ảnh khắc họa tương lai mơ ước của các em, và thử nhớ lại xem, hồi bé bạn đã ước mơ trở thành ai?
Nhiếp ảnh gia người Bỉ - Sofie Knijff đã dành 3 năm đi vòng quanh thế giới để tìm kiếm và chụp lại những ước mơ của trẻ em, trong series ảnh mang tên "Translations". Cô đã đặt câu hỏi với rất nhiều em bé: "Lớn lên em thích làm nghề gì?". Với trí tưởng tượng vô hạn của trẻ em, cô đã giúp những đứa trẻ khoác lên mình bộ quần áo của tương lai.
Knijff đã chụp ảnh trẻ em ở Nam Phi, Ấn Độ, Mali, Brazil, Iceland và Greenland. Những tấm ảnh cho thấy rằng, môi trường lớn lên khác nhau của các em ảnh hưởng tới ước mơ của một đứa trẻ. Cô đã đến thăm ngôi làng Kulusuk ở Greenland - nơi chịu ảnh hưởng lớn của hiện tượng biến đổi khí hậu, các vùng đất sa mạc của đất nước Mali. Cả hai nơi đều là những vùng sâu vùng xa, khó khăn về kinh tế, môi trường khắc nghiệt, cuộc sống thực sự là cuộc chiến đấu sinh tồn. Ở Greenland, trẻ em thường thích trở thành thợ săn. Còn ở Mali - nơi có tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong lớn nhất trên thế giới, các em thường mơ ước trở thành bác sĩ...

Ở Mali - một trong những vùng đất khắc nghiệt với các điều kiện tự nhiên - chính trị không ổn định, em bé này muốn trở thành một nhà báo.
Đặt niềm tin vào tín ngưỡng, cậu bé sống ở Mali này muốn trở thành một thầy tu.
Chiến tranh liên miên và điều kiện y tế kham khổ ở Mali đã khiến cậu bé này mơ về một ngày trở thành bác sĩ.
Ở Nam Phi, cậu bé này muốn trở thành một ca sĩ trong tương lai - khi đã chuẩn bị sẵn bộ trang phục "cool": kính mát, quần thể thao, cà vạt...
Thử nhìn kĩ thần thái của cô bé Nam Phi này xem, liệu em có đạt được ước mơ trở thành diễn viên của mình?
Còn cậu bạn "đồng hương Nam Phi" này lại có ước mơ "thông thường" của các bé trai - trở thành thủ môn bóng đá.
Ở vùng đất "toàn băng giá" Greenland, cậu bạn này muốn trở thành một thợ săn giữa thiên nhiên khắc nghiệt.
Ở Ấn Độ, cậu bạn này muốn trở thành một cảnh sát - với quân hàm bằng bìa giấy được gắn trên chiếc áo may ô.
Hình ảnh thành đạt của bộ vest đã nói quá rõ ước mơ trở thành doanh nhân của cậu bé Ấn Độ này.
Và một giấc mơ tuyệt vời đến từ Ấn Độ: Em muốn trở thành Harry Potter!
Hồng Nhung
Theo Featureshoot.com

Hiểu hơn về trẻ tự kỷ qua bộ ảnh "Echolilia: Đôi khi tôi tự hỏi"

(YTT) - Những tấm hình trong sáng nhưng đồng thời cũng nhuộm màu u ám trong bộ ảnh mang đến cho người xem sự thấu hiểu về một phần thế giới của những người tự kỷ.
Nhiếp ảnh gia người Mỹ Timothy Archibald có một cậu con trai bị tự kỉ tên là Elijah (thường gọi là Eli) sinh năm 2001. Eli bị mắc bệnh tự kỉ khi mới 5 tuổi. Để có thể hiểu con trai mình hơn nhiếp ảnh gia  Timothy đã chụp một bộ ảnh ghi lại cuộc sống đời thường của Eli.
Bệnh tự kỷ là một chứng rối loạn tâm lý có thể ảnh hưởng đến hành vi, suy nghĩ, giao tiếp của con người. Bệnh này xảy ra chủ yếu ở trẻ em và thường có biểu hiện trước khi các bé lên 3 tuổi.

Với những đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ, lúc nào chúng cũng có vẻ thờ ơ, không chú ý gì tới cuộc sống và các hoạt động xung quanh, không đáp lại sự săn sóc của người lớn bằng nét mặt, cách nhìn hay nụ cười.
Timothy đặt tên bộ ảnh của mình là "Echolilia: Sometimes I wonder" - ("Echolilia: Đôi khi tôi tự hỏi"). Echolilia là từ để chỉ hành động bắt chước lặp đi lặp lại người khác ở trẻ bị tự kỉ. Eli cũng thường có những hành động như vậy một cách bất chợt tại bất kì đâu. Thỉnh thoảng cậu bé nói đi nói lại những điều vô nghĩa.
 
Bức ảnh có tên là "Nhà du hành vũ trụ"
Mặc dù bị tự kỉ nhưng Eli vẫn đến trường đi học và đạt điểm cao. Chính Eli cũng đã giúp Timothy rất nhiều trong việc chụp ảnh. 
Cậu bé còn gợi ý những tư thế chụp sáng tạo và có những ý tưởng độc đáo.
Eli mặc chiếc áo rộng thùng thình của bố và tay cầm một con búp bê. Timothy nói rằng qua những bức ảnh mình nhận thấy những khía cạnh rất khác của chính bản thân.
Timothy cho biết: “Những bức ảnh không chỉ nói về Eli mà còn thể hiện mối quan hệ cha con. Nhưng ở trong đó còn có những điểm chung giữa 2 chúng tôi mà tôi không giải thích được”.
Nguyên nhân của bệnh tự kỷ, cho tới nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhưng theo dự đoán thì nó bắt nguồn từ các yếu tố sau: rối loạn sinh hóa của cơ thể, dị dạng nhiễm sắc thể và một số hội chứng cần phải nghiên cứu thêm. 
Ði tìm các phương pháp chữa trị, người ta đặc biệt chú ý về mặt tâm lý của các cháu bị bệnh hoặc phải sống xa cách với xã hội, hoặc cùng sống chung nhưng lại bị các bạn cùng lứa tuổi chế giễu, trêu chọc.
Việc sử dụng ngôn ngữ gây khó khăn cho trẻ tự kỷ, đổi lại các em sẽ học hỏi mọi thứ tốt hơn khi được quan sát bằng mắt.
Trẻ em tự kỷ vẫn lớn nhưng trí khôn có thể bị trì trệ, kém phát triển, không nói được hoặc nói không ra câu, khó hòa nhập với xã hội. 
Quang cảnh thông thường, âm thanh, mùi, vị và sự đụng chạm hằng ngày mà thậm chí bạn không để ý lại có thể gây đau đớn cho một đứa trẻ bị tự kỷ.
Trẻ tự kỷ có vẻ thu mình, không thích chơi với các bạn khác, nhưng thực ra là trẻ không biết cách "mở lời" để được tham gia vào trò chơi với các bạn.
Các hoạt động tay chân thường không liên quan gì với nhu cầu thực tế, lặp đi lặp lại như máy, như các cử chỉ của những con rối, hai cánh tay đung đưa, nhiều khi không ăn nhịp với cơ thể. 
Tự bao bọc bản thân trong lồng kính, không có lối thoát và suy nghĩ mông lung
Trẻ em tự kỷ lúc nào cũng có vẻ thờ ơ, không chú ý gì tới cuộc sống và các hoạt động xung quanh, không đáp lại sự săn sóc của người lớn bằng nét mặt, cách nhìn hay nụ cười.
Hồng Nhung
Theo Dailymail.co.uk

 

Bộ ảnh đáng suy ngẫm về nạn bạo hành trẻ e



(YTT) - Mời bạn cùng xem và suy ngẫm “The Untouchables” – bộ sưu tập những bức hình gây tranh cãi về bạo hành trẻ em của nghệ sĩ Erik Ravelo.
Ayn Rand - một tiểu thuyết gia người Mỹ đã từng viết: "Trong mọi sự thỏa hiệp giữa đồ ăn và thuốc độc, chỉ có cái chết là kẻ chiến thắng. Trong mọi sự thỏa hiệp giữa cái tốt và cái xấu, thì cái xấu sẽ là kẻ được hưởng lợi"

Giống như ranh giới giữa trắng và đen, một khi đã "nhúng chàm" thì màu trắng sẽ chẳng bao giờ nguyên vẹn cả. Nếu chúng ta thỏa hiệp với những điều xấu, chắc chắn rằng chẳng bao giờ chúng ta tốt đẹp được cả.

Đó cũng là ý tưởng mà nhiếp ảnh gia người Cuba Erik Ravelo mang đến trong bộ ảnh "The Untouchables" (Bất khả xâm phạm) - nói về sự không thỏa hiệp, không bao che, không dung túng, không bảo vệ những kẻ lạm dụng trẻ em. Thông điệp về bảo vệ quyền của trẻ em cũng như trách nhiệm của "người lớn" trong xã hội đã được làm rõ trong những tấm hình.
Bằng cách kết hợp những hình ảnh mạnh  mẽ và thời sự để làm nổi bật những cách khác nhau mà trẻ em trực tiếp hay gián tiếp bị tổn thương do người lớn, những đứa trẻ bị làm mờ khuôn mặt được đặt phía sau lưng của những đại diện gây ra tội ác đã đánh thẳng vào những sự kiện đau lòng ở nhiều nước trên thế giới.
Bộ ảnh đáng suy ngẫm về nạn bạo hành trẻ em - hình 1
Một đứa trẻ trong đồ lót của mình được đặt sau lưng một linh mục đánh dấu các vụ bê bối lạm dụng tình dục lan truyền khắp các nhà thờ Công giáo trong những năm gần đây.
Bộ ảnh đáng suy ngẫm về nạn bạo hành trẻ em - hình 2
Cơn ác mộng Mỹ: bạo lực súng ở Mỹ nhắc được nhắc đến trong hình ảnh này
Bộ ảnh đáng suy ngẫm về nạn bạo hành trẻ em - hình 3
 Sự nguy hiểm của vũ khí hóa học: Cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Nhật Bản
Bộ ảnh đáng suy ngẫm về nạn bạo hành trẻ em - hình 4
Cuộc nội chiến ở Syria
Bộ ảnh đáng suy ngẫm về nạn bạo hành trẻ em - hình 5
Thái Lan được chỉ ra trong bức ảnh này, là một lời lên án khi đất nước với nạn mại dâm khét tiếng của họ làm cho rất nhiều cô gái trẻ dễ dàng trở thành mục tiêu của du khách tình dục.
Bộ ảnh đáng suy ngẫm về nạn bạo hành trẻ em - hình 6
Các vấn đề quốc tế như béo phì cũng được nhấn mạnh
Bộ ảnh đáng suy ngẫm về nạn bạo hành trẻ em - hình 7
Đừng bao giờ dung túng những kẻ buôn bán nội tạng trẻ em ở "chợ đen".
Hồng Nhung
Theo Erikravelo.info
Yeutretho/Seatimes
--------------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét