KIM CƯƠNG - MÁU
(ĐC sưu tầm trên NET)
Đã từ lâu lắm rồi, người ta vẫn xem kim cương là biểu tượng của những gì đẹp đẽ và bất diệt.
http://vnexpress.net
Thứ tư, 16/11/2011 | 10:12 GMT+7
Kim cương có được từ sự bóc lột sức lao động liệu còn đáng quý?
Giai điệu trong bài "Diamonds from Sierra Leone" của rapper Kanye West da diết như cứa vào lòng người nghe.
Ngất ngây với vẻ đẹp vĩnh cửu của kim cương
Đã từ lâu lắm rồi, người ta vẫn xem kim cương là biểu tượng của những gì đẹp đẽ và bất diệt.
Tên gọi “Kim cương – Diamond” được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Adamas”, có nghĩa là “không thể phá hủy”. Kim
cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến nhiều nhất của
cacbon (dạng còn lại là than chì), có độ cứng rất cao và khả năng khúc
xạ rất tốt làm cho nó có rất nhiều ứng dụng trong cả công nghiệp và
ngành kim hoàn. Kim cương là một tinh thể không màu gồm cacbon nguyên
chất trong đó một nguyên tử cacbon đều có liên kết với 4 nguyên tử
cacbon khác gần đó nhất, tạo thành khối lập phương bền vững.
Cấu trúc tinh thể kim cương.
Kim cương “ra đời” như thế nào?
Cách kim cương hình thành trong lòng núi lửa.
Kim cương bắt đầu hình thành ở độ
sâu khoảng 120-200 km so với bề mặt trái đất. Theo các nhà địa chất,
kim cương được hình thành đầu tiên vào khoảng 2.5 tỉ năm trước, và mỏ
kim cương được cho là ra đời muộn nhất cũng đã 45 triệu năm tuổi. Những
nghiên cứu khoa học cho thấy, Cacbon hình thành nên kim cương có nguồn
gốc từ lớp đá trên bề mặt trái đất. Dưới nhiệt độ và áp suất rất cao,
Cacbon chuyển hóa thành kim cương.
Mỏ kim cương Kimberly - Nam Phi - chiếc hố nhân tạo lớn nhất thế giới.
Trên Trái Đất, mọi nơi đều có thể
có kim cương bởi vì ở một độ sâu nào đó thì sẽ tồn tại nhiệt độ đủ cao
và áp suất đủ lớn để tạo thành kim cương. Phải mất hàng triệu năm, mới
có được thứ khoáng chất có tên là “kim cương”. Trong đại dương, quá
trình này xảy ra ở các vùng sâu hơn do nhiệt độ cần cao hơn nên cần áp
suất cũng cao hơn. Khi những áp suất và nhiệt độ dần giảm xuống thì viên
kim cương cũng theo đó mà lớn dần lên.
Mỏ kim cương Diavik – Canada – nơi mỗi năm khai thác tới 8 triệu carat.
Các mỏ kim cương được gọi là Kimberlite Pipes or Blue Ground , có nghĩa là ống nham thạch. Sở
dĩ như vậy là vì theo các nghiên cứu cho thấy ống nham thạch là nguồn
kim cương chính. Ngoài ra, người ta còn có thể tìm thấy kim cương ở đáy
sông, đó là các mỏ sa khoáng.
Có một điều thú vị mà không phải
ai cũng biết, đó là người ta không dùng toàn bộ kim cương khai thác được
để làm đồ trang sức, mà chỉ sử dụng một phần tư trong số lượng đó mà
thôi.
Hình ảnh trên đây là một ví dụ điển hình của kim cương thô, không qua một sự mài dũa nào. Nó có tên là “Glassy” – “thủy tinh”.
Người ta đong đếm kim cương bằng cách nào?
Carat là đơn vị dùng để đo khối
lượng của đá quý nói chung. Một carat tương đương 200 milligram. Người
ta còn dùng “điểm” để đo khối lượng của kim cương, với quy ước 100 điểm
tương đương 1 carat. Kim cương có khối lượng lớn là rất hiếm, vì thế
khối lượng kim cương càng lớn, thì càng có giá trị, và điều đó cũng có
nghĩa là giá của nó càng cao.
Kim cương có bao nhiêu màu nhỉ?
Sắc màu quyến rũ của kim cương.
Một cấu trúc tinh thể nguyên chất
sẽ làm cho viên kim cương không màu. Tuy nhiên, hầu hết những viên kim
cương đều không hoàn hảo. Vàng và nâu là hai màu phổ biến nhất của kim
cương. Trái lại, màu đỏ và xanh lá cây là hai màu hiếm gặp nhất ở kim
cương, tiếp sau đó là da cam, hồng, tím, xanh da trời và tía.
Độ trong của kim cương là gì?
Độ trong của kim cương được đánh giá dựa vào kết quả khi nhìn dưới kính lúp phóng đại 10 lần.
Độ trong của kim cương được đánh
giá dựa vào các vết trầy xước, vết mờ, vết nứt, và tạp chất mà viên kim
cương mang theo. Những vết xước không ảnh hưởng nhiều đến tính chất tinh
thể của viên kim cương. Tuy nhiên, những vết mờ có thể làm giảm sự tán
sắc ánh sáng. Vết nứt lớn có thể làm cho kim cương vỡ. Tạp chất có ảnh
hưởng rất lớn đến giá trị, độ đẹp, độ bền và cấp bậc của kim cương. Kim
cương càng trong thì càng quý và đắt hơn.
Vì sao lại phải cắt gọt kim cương?
10 hình dạng cơ bản của kim cương thành phẩm.
Kĩ thuật cắt kim cương chính
là quá trình viên kim cương được thành hình và đánh bóng từ dạng viên đá
đầu tiên đến một viên đá lấp lánh. Kĩ thuật này giúp người ta làm nổi
bật lên màu sắc của viên kim cương, đồng thời dấu đi những khiếm khuyết
của viên kim cương đó. Nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, kĩ lưỡng và cực kì cẩn thận.
Kĩ thuật cắt kim cương còn quyết định lượng ánh sáng phản xạ và tạo
hình cho một viên kim cương.
Có thể nói, mỗi viên kim cương
được tạo ra từ sự chắt chiu của lòng đất và từ bàn tay tinh xảo của con
người. Tất cả đã tạo nên một vẻ đẹp và giá trị không gì sánh được cho
kim cương.
Thứ năm, 10/11/2011 | 17:31 GMT+7
Viên kim cương bạc triệu hình quả lê
Một viên kim cương quý hiếm có hình quả lê được kỳ vọng sẽ đạt giá bán từ 11 tới 15 triệu USD trong cuộc đấu giá tuần tới.
Viên kim cương được kỳ vọng đạt mức giá từ 11 tới 15 triệu USD. Ảnh: AFP
|
Người trả giá cao nhất sẽ có cơ hội đặt tên cho viên kim cương có một không hai này, AP dẫn
lời hãng bán đấu giá Sotheby's. Viên kim cương tạm thời có tên "Giọt
nắng" được các chuyên gia đá quý mô tả có màu vàng chói kỳ lạ, loại màu
được đánh giá cao nhất.
Viên kim cương hình quả lê sẽ được bán đấu giá vào
ngày 15/11 tại khách sạn Beau-Rivage ở Geneva, Thụy Sĩ. Cora
International, tổ chức tìm ra viên kim cương ở Nam Phi năm ngoái, sẽ
thực hiện phiên đấu giá. Điều này có nghĩa "Giọt nắng" chưa từng qua tay
bất kỳ một người chủ nào trước đây.
"Một số người cảm thấy thích thú khi sở hữu một viên
đá mà chưa từng bị chạm đến trên trái đất này suốt hàng triệu năm qua",
David Bennett, giám đốc mảng đá quý của Sotheby's, nói.
Trước và trong cùng phiên đấu giá viên kim cương "Giọt
nắng", rất nhiều đồ vật có giá trị và từng được sở hữu bởi những người
nổi tiếng cũng được đem ra chào bán. Bất chấp sự lung lay của nền kinh
tế thế giới, thị trường các đồ vật xa xỉ vẫn không có dấu hiệu chững
lại. Sotheby's đã bán được một viên kim cương màu hồng 24,78 carat với
mức giá kỷ lục là 46 triệu USD.
Hà Giang
Thứ tư, 16/11/2011 | 10:12 GMT+7
Kim cương vàng 'Giọt nắng' đạt giá kỷ lục
Viên kim cương màu vàng được coi là lớn nhất thế giới vừa được bán với giá kỷ lục lên tới gần 10,9 triệu USD.
Viên kim cương "Giọt nắng". Ảnh: AFP
|
"10
triệu franc Thụy Sĩ (10,9 triệu USD). Bán!", giám đốc mảng đá quý David
Bennett của hãng đấu giá Sotheby thông báo trong cuộc đấu giá hôm qua
tại một khách sạn sang trọng ở Geneva, AFP đưa tin. "Đây là một
kỷ lục tuyệt đối cho một viên kim cương màu vàng", ông Bennett nói. "Nó
là một viên đá kỳ lạ và độc nhất vô nhị".
Đại diện của hãng đấu giá Sotheby cũng cho hay viên
kim cương nặng 110 carat thuộc về một người mua giấu tên. Người này đặt
giá qua điện thoại thay vì có mặt tại nơi đấu giá giống như khoảng 150
vị khách giàu có khác. "Giọt nắng" chưa từng thuộc về một chủ sở hữu nào
trước đây, nên người thắng cuộc đấu giá hôm qua sẽ là chủ nhân đầu tiên
của nó.
Mức giá thắng cuộc 10,9 triệu USD thấp hơn chút ít so
với dự đoán của các chuyên gia, khi họ cho rằng "Giọt nắng" có thể được
bán ở mức 11 tới 15 triệu USD. Nếu tính thêm cả tiền hoa hồng và thuế,
người thắng cuộc sẽ phải trả tổng cộng 12,36 triệu USD.
Viên kim cương hình quả lê được tìm thấy ở Nam Phi năm
ngoái. Khi được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London hồi
đầu năm nay, nó đã khiến tất cả phải trầm trồ. "Giọt nắng" có kích cỡ
như ngón tay cái của một phụ nữ. Màu sắc khác biệt của viên kim cương
này được tạo nên bởi những vết tích của chất nitơ bên trong cấu tạo
carbon của nó.
Hà Giang
http://vnexpress.net
Thứ tư, 22/2/2012 | 17:13 GMT+7
Australia phát hiện kim cương hồng lớn nhất lịch sử
Một
công ty khai mỏ của Australia vừa tìm thấy một viên kim cương thô màu
hồng 12,76 carat, tức là lớn nhất từ trước tới nay tại nước này.

Viên kim cương thô màu hồng Argyle Pink Jubilee. Ảnh: AFP
|
Viên
đá quý hiếm có này được tìm thấy ở mỏ kim cương Argyle của công ty khai
mỏ hàng đầu thế giới Rio Tinto, tại vùng Đông Kimberly ở phía bắc của
Australia, BBC đưa tin.
Được dự đoán có giá trị ít nhất 10 triệu USD, viên kim
cương có tên Argyle Pink Jubilee này đang được cắt gọt và đánh bóng ở
thành phố Perth, miền tây Australia. Công việc này được bắt đầu ngày hôm
qua và dự kiến có thể kéo dài khoảng 10 ngày. Sau đó, viên kim cương
thô màu hồng lớn nhất lịch sử Australia sẽ được một nhóm chuyên gia quốc
tế xếp loại.
Argyle Pink Jubilee sẽ được rao bán trong năm nay, sau
khi được trưng bày vòng quanh thế giới, trong đó có những điểm đến như
New York hay Hong Kong.
Theo công ty Rio Tinto, Argyle Pink Jubilee là một
viên kim cương có màu hồng nhạt, giống với màu của The Williamson Pink,
viên kim cương được phát hiện ở Tanzania, đông nam châu Phi. The
Williamson Pink chính là món quà cưới của Nữ hoàng Elizabeth II và sau
đó được gắn lên trâm cài đầu trong lễ đăng quang của bà.
Hơn 90% số kim cương màu hồng trên thế giới tới từ mỏ
Argyle. Phát ngôn viên của công ty Rio Tinto cho hay một viên kim cương
có đường kính như Argyle Pink Jubilee là "vô tiền khoáng hậu". Giám đốc
Josephine Johnson của công ty Argyle Pink Diamonds thì nhận định: "Phải
mất tới 26 năm thì công việc khai mỏ ở Argyle mới làm phát lộ viên đá
này, và chúng ta có thể sẽ không bao giờ nhìn thấy một viên kim cương
nào như thế nữa".
Năm 2010, một viên kim cương 24,78 carat với màu hồng
đậm khác thường đã được bán với mức giá kỷ lục 46 triệu USD, mức giá cao
nhất từng được trả cho một viên đá quý. Người thắng trong cuộc đấu giá
tại Geneva, Thụy Sĩ, là một thương gia người Anh nổi tiếng. Viên kim
cương này nằm trong một bộ sưu tập cá nhân suốt 60 năm trước đó.
Hà Giang
http://vnexpress.net
http://vnexpress.net
Kim cương máu, nỗi ô nhục sau cái đẹp
Kim cương có được từ sự bóc lột sức lao động liệu còn đáng quý?
Kim cương
máu (Blood Diamond), hay còn được gọi là kim cương xung đột (Conflict
Diamond), là tên gọi của Liên hợp quốc đặt ra đối với những loại đá quý
có xuất xứ từ những vùng đất dựa trên sự bóc lột sức lao động của những
tổ chức phạm pháp hoặc không được chính phủ bảo hộ, dùng vào mục đích
quân sự hoặc vận chuyển trái phép. Chính điều này đã dẫn đến cái chết
của hàng nghìn con người vô tội ở Châu Phi. Kim cương máu cũng được sử
dụng bởi các tổ chức khủng bố để mua sắm vũ khí phục vụ cho mục đích
quân sự và chiến tranh.
Vào những năm 90 của thế kỉ trước, người ta đổ dồn
sự chú ý vào hiện tượng này khi nó được phanh phui tại Sierra Leone.
Trong thời gian đó, ước tính 4% tổng lượng kim cương trên thế giới được
khai thác dựa trên hình thức bóc lột này.
Buôn lậu kim cương được các tổ chức phản động dùng
để kiếm nguồn vốn cung cấp cho các cuộc nổi dậy tại các nước Angola,
Liberia, vùng bờ biển Ivory, Cộng hòa Congo.
Ngày nay, tỉ lệ buôn bán và khai thác loại kim cương này đã được kiểm soát và giảm thiểu xuống còn 1%.
Tháng 7 năm 2000, thị trường kim cương thế giới đã
công bố với thế giới về hình phạt không khoan nhượng với những tổ chức,
quốc gia còn thực hành chính sách khai thác "kim cương máu".
Cảnh người dân nghèo đãi đất đá tìm kim cương.
Một em bé với 2 tay bị cụt này vẫn ngày ngày tham gia tìm kiếm và khai thác kim cương tại Sierra Leone.
Một người dân đang đào đất tìm kiếm kim cương trong hi vọng.
Một nhân tố quan trọng quyết định sự xuất hiện của loại hình khai thác tàn khốc này là con người.
Con người đóng vai trò quan trọng trong thị trường
buôn bán kim cương. Kim cương được vận chuyển từ nước này qua nước khác,
qua các nhà buôn trung gian. Luật pháp Mỹ chỉ yêu cầu giấy phép xuất
khẩu kim cương từ quốc gia chung chuyển cuối cùng, họ không quan tâm đến
những viên kim cương này được khai thác từ đâu và đã được vận chuyển
qua bao nhiêu chặng.
Về hình dáng, những viên kim cương này không hề có
tên, chúng được đồng nghĩa với tiền. Kim cương nguyên chất là tinh thể
tinh khiết cấu thành từ duy nhất nguyên tố cacbon, không hề pha thêm tạp
chất. Những viên kim cương có thêm thành phần từ N, Bo và H2 là những viên đá rất quý hiếm.
Những viên kim cương vô tri là nguyên nhân cái chết của biết bao con người vô tội.
Nhiều viên kim cương từng dính đầy máu và nhiều
người cũng đã vĩnh viễn ngã xuống trước khi viên kim cương mà họ khai
thác được xuất hiện lộng lẫy tại một cửa hàng sang trọng.
Ngay cả trong lĩnh vực nghệ thuật, các nghệ sĩ cũng
đã lên tiếng bảo vệ cho những con người tội nghiệp ngày đêm bị bóc lột
sức lao động ở Sierra Leone hay ở các mỏ kim cương trên khắp thế giới.
Bộ phim Blood Diamond của nam tài tử Leonardo Dicaprio miêu tả rất chân thực thế nào là "kim cương máu".
Thứ tư, 10/10/2012 | 16:43 GMT+7
Quy trình 'nhào nặn' nên kim cương
Những
viên kim cương là một trong các mục tiêu đầu tư đáng tin cậy, nhưng
không phải ai cũng biết thứ đá quý này được tạo ra như thế nào.
Bộ ảnh của RIA Novosti sẽ giúp hình dung phần nào về
quy trình chế tác kim cương tại nhà máy Kristall ở tỉnh Smolensk của
nước Nga.
|
Một viên kim cương có 57 mặt được đánh bóng, trong đó có 33 mặt ở phía trên và 24 mặt ở phía dưới.
|
Các công đoạn trong việc chế tác kim cương không thay
đổi qua nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, một trong những sự bổ sung của thời
hiện đại là những mô hình 3D cho thấy hình dạng của viên kim cương sau
khi được chế tác hoàn chỉnh.
|
Trước khi các viên kim cương được chế tác, chúng được
đánh dấu để làm rõ chỗ nên được cắt hoặc chia tách. Những chiếc compa
điện tử được sử dụng trong công đoạn này.
|
Các viên kim cương được thợ cắt bằng một chiếc máy
tiện. Trong suốt quá trình cưa hoặc xẻ này, việc cắt được thực hiện để
làm sao có thể sử dụng tốt nhất một viên kim cương thô.
|
Sau đó, những viên kim cương được tạo hình trong một
phân xưởng đặc biệt. Đây là một trong những bước quan trọng nhất trong
toàn bộ quá trình chế tác kim cương.
|
Đây là công đoạn kim cương có được hình dạng cơ bản của nó.
|
Hình dạng của một viên kim cương sau quá trình tạo hình
nói trên. Tuy nhiên, nó vẫn chưa phải là một viên đá quý được chế tác
hoàn chỉnh.
|
Tại một phân xưởng cắt và đánh bóng, các viên kim cương
được cắt tối đa tới độ mà chúng có thể phản chiếu được ánh sáng. Đây là
công đoạn phức tạp và quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình chế tác
kim cương.
|
Tiếp đó, các viên kim cương được chuyển tới cho những
chuyên gia phân loại, những người sẽ đánh giá trọng lượng carat của
chúng và phân loại theo trọng lượng, kích thước cũng như màu sắc.
|
Các viên kim cương nổi danh nhờ độ bền của chúng. Những
viên không đạt tới mức là đá quý lại được sử dụng trong nhiều mục đích
công nghiệp khác nhau.
|
Hà Giang (Ảnh: RIA Novosti)
http://vnexpress.net
http://vnexpress.net
Thứ bảy, 5/1/2013 | 11:53 GMT+7
'Chợ trời' kim cương lớn nhất thế giới
Thành
phố Surat, phía tây Ấn Độ là nơi hơn 90 phần trăm kim cương thô hợp pháp
cũng như phi pháp được đánh bóng, môi giới và xóa gốc tích trước khi
quay về các nước mua kim cương trên khắp thế giới.
Theo tạp chí Foreign Policy, Surat, ở bang
Gujarat, Ấn Độ được coi là nơi những viên "kim cương máu" được chùi sạch
sẽ trước khi rơi vào tay khách hàng trên toàn cầu.
|
Tại đây, hệ thống vận hành giống kiểu mafia, vì không
có giấy tờ chính thức nào. Trong ảnh, một người thợ đánh bóng kim cương
"khoe" những viên kim cương cắt thô mà anh nhận được để đổi lấy một
mảnh giấy vuông, trong đó ghi chi tiết giá trị và số carat của món đồ.
Những viên kim cương đã được đánh bóng và giấy chứng nhận nằm trên bàn.
|
Sau khi thợ đánh bóng nhận được sản phẩm thô, họ bắt
đầu mài chúng bằng những công cụ đơn giản nhằm tạo ra các góc cạnh. Nếu
được mài tốt, các góc cạnh này sẽ tạo thành các lăng kính
phản chiếu ánh sáng khiến cho kim cương trở nên lấp lánh.
|
Sau khi kim cương được đánh bóng, một người môi giới sẽ
đến lấy những viên đá quý để đem phân phối. Người môi giới này đang rút
ra kiện hàng chứa kim cương trị giá hơn một triệu USD trong người mà
không có bất cứ phương tiện bảo vệ nào, tại văn phòng Hiệp hội Kim cương
Surat.
|
Một thợ soi kim cương trước khi chúng được chuyển tới thành phố Mumbai, Ấn Độ.
|
Hàng chục căn phòng lớn như thế này nằm dọc chợ kim
cương Mahidharpura ở Surat. Hơn 3,000 người buôn bán đến đây mỗi ngày,
mỗi người mang theo các viên đá trị giá hàng chục nghìn USD quanh bụng.
Vấn đề bảo đảm an ninh không tồn tại, và các giao dịch với những viên đá
hợp pháp hay phi pháp đều được thực hiện lẫn lộn, không phân biệt.
|
Một thanh niên chờ tàu chở hàng Gujarat đến để những người vận chuyển đem các viên đá quý từ Surat tới Mumbai.
|
Những người vận chuyển nhanh chóng đến điểm hẹn khi tàu đến.
|
Tại hội chợ trang sức quốc tế Ấn Độ, khoảng 25.000
khách hàng đến tham quan vào tháng 8 hàng năm, với tổng giá trị các
khoản giao dịch là khoảng một tỷ USD. Khách hàng lên tầng hai để thỏa
thuận giá, cách vận chuyển và các khoản hợp đồng dài hạn với người bán.
|
Trọng Giáp (Ảnh: Foreign Policy)
http://vnexpress.net
http://vnexpress.net
Nhận xét
Đăng nhận xét