NGUYÊN NHÂN TẤT YẾU, KẾT CUỘC TẤT YẾU 4
(ĐC sưu tầm trên NET)
Trận Ia Đrăng là một trong những trận lớn đầu tiên giữa Quân đội Hoa Kỳ và Quân đội Nhân dân Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.
Trận đánh là 1 phần trong Chiến dịch Plei Me (từ ngày 19 tháng 10 đến ngày 26 tháng 11 năm 1965). Trận đánh gồm 2 giai đoạn này xảy ra giữa 14 tháng 11 tới 18 tháng 11 năm 1965 tại phía tây bắc Plei Me ở Tây Nguyên của Nam Việt Nam. Tên trận đánh lấy theo tên của Sông Đrăng chảy qua thung lũng phía tây bắc của Plei Me, nơi đó trận đánh diễn ra. "Ia" có nghĩa là "sông" trong tiếng người Thượng.
Tháng 6 năm 1965, Tổng thống Mỹ Johnson phê duyệt áp dụng chiến lược quân sự tìm và diệt ở miền Nam Việt Nam do Westmoreland vạch ra. Quân đội Hoa Kỳ (QĐHK) sẽ làm lực lượng chủ lực để “bẻ gẫy xương sống Việt Cộng”. Westmoreland thì xem Tây Nguyên là mối đe dọa trước mắt. Tháng 9 năm 1965, Bộ chỉ huy quân Mỹ đã điều Sư đoàn Không Kỵ số 1 lên án ngữ ở An Khê (Gia Lai), ngăn chặn QĐNDVN, cắt Tây Nguyên cùng với đồng bằng ven biển. Quân VNCH thành lập biệt khu 24 gồm 2 tỉnh Kon Tum - Gia Lai và chuyển giao nhiệm vụ tác chiến chủ yếu ở Tây Nguyên cho quân Mỹ để thực hiện kế hoạch "tìm và diệt" trong chiến lược Chiến tranh cục bộ.
Trong bối cảnh đó, Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên của QĐNDVN quyết định thay đổi chủ trương, hạ quyết tâm mở chiến dịch Plei Me nhằm mục đích phối hợp với chiến trường toàn miền Nam tiêu diệt một bộ phận quân Mỹ để mở rộng và củng cố vùng giải phóng, xây dựng căn cứ, rèn luyện bộ đội và cơ quan chiến dịch. Qua chiến đấu từng bước tìm hiểu quân Mỹ, đồng thời xây dựng lòng tin đánh Mỹ và thắng Mỹ. Thiếu tướng Chu Huy Mân được chỉ định là Tư lệnh kiêm Chính ủy chiến dịch, Đại tá Nguyễn Chánh và Thượng tá Nguyễn Hữu An làm phó tư lệnh. Huỳnh Đắc Hương giữ chức phó chính ủy, Thượng tá Nam Hà là tham mưu trưởng, Thượng tá Đặng Vũ Hiệp làm Phó chủ nhiệm chính trị.
Để tiến hành chiến dịch, QĐNDVN cử 3 trung đoàn bộ binh (320, 33, 66), 1 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm; cùng lực lượng vũ trang địa phương đánh phá giao thông và hậu cứ địch.
Về sử dụng lực lượng: vây đồn Plei Me do Trung đoàn 33 (thiếu Tiểu đoàn 2), được tăng cường 1 đại đội súng máy phòng không 12,7mm. Bộ phận đánh viện trên Đường 21 là Trung đoàn 320. Trung đoàn 66 và Tiểu đoàn 2 đảm nhiệm đánh địch phản kích. Nghi binh ở Đức Cơ do Tiểu đoàn pháo 200. Nghi binh ở Tân Lạc là đại đội địa phương. Hoạt động ở hướng phối hợp là Tiểu đoàn 15 Gia Rai.
Về kế hoạch tác chiến, dự kiến chiến dịch chia làm 3 đợt:
Lúc 16 giờ 30 phút, đầu đội hình lọt vào giữa giữa trận địa phục kích của QĐNDVN. Các Tiểu đoàn 634 và 635 của QĐNDVN xung phong đánh vào giữa đội hình. Đến 18h, trận đánh kết thúc, QĐNDVN ghi nhận diệt 59 xe tăng, xe bọc thép và 800 quân VNCH, thu 2 pháo 105mm và 6 xe đạn, 40 súng các loại, bắn rơi 2 máy bay.
Sau trận này, Trung đoàn 33 QĐNDVN rút từ Plei Me về khu vực thung lũng Ia Đrăng, cách 10 km về phía Tây để phòng thủ. Còn QĐHK bắt đầu dùng máy bay oanh tác khu vực và chuẩn bị tìm và diệt địch. Trước tình hình đó, Bộ tư lệnh QĐNDVN nhận định:
Ngày 29 tháng 10, QĐNDVN chủ động kết thúc đợt 1 chiến dịch, chuyển
sang gia đoạn tiếp theo là tập trung lực lượng nhằm vào một cánh quân Mỹ
để tiêu diệt địch.
Phía QĐNDVN, ngày 13 tháng 11 năm 1965, Đảng ủy và bộ tư lệnh mặt trận Tây Nguyên (mặt trận B3) họp và quyết định sẽ nghênh chiến QĐHK. Chính ủy mặt trận là Chu Huy Mân chỉ đạo binh sĩ của mình rằng vì họ chưa từng chiến đấu với quân đội Mỹ nên dịp này sẽ đánh và sẽ rút ra được kinh nghiệm. Thực ra, Tiểu đoàn 952 QĐNDVN trước đó vào ngày 11 tháng 11 đã tấn công một đơn vị Mỹ ở Bầu Cạn phá hủy một số máy bay trực thăng và làm bị thương một số binh sĩ đối phương.
Bộ chỉ huy trận Ia Đrăng của QĐNDVN đến đóng ở chân núi phía Nam Chư Prông. Lực lượng của họ bao gồm Trung đoàn 66 và Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 33, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Hữu An (chỉ huy trưởng) và Đặng Vũ Hiệp (chính ủy), phối hợp với Tiểu đoàn H15 Quân Giải phóng miền Nam đánh nghi binh ở Đường 13 (tuy nhiên tài liệu phương Tây lại cho rằng Tiểu đoàn H15 cũng tham gia trận đánh). Đối mặt với họ là Lữ đoàn 3 Air Cavalry (Không Kỵ) của QĐHK, bao gồm 3 tiểu đoàn là 1/7 (do Trung tá Harold Moore chỉ huy), 2/7 và 2/5 Không Kỵ, tổng cộng khoảng hơn 1.000 quân. Cùng thời gian này, Mỹ huy động 1 tiểu đoàn pháo binh lập 2 trận địa pháo (12 khẩu 105mm) ở tây nam Quênh Kla 2 km và đông nam Ia Đrăng 3 km để chi viện cho Lữ đoàn 3.
Như vậy, xét về quan số tác chiến đơn thuần, QĐNDVN có ưu thế hơn (2.000 quân so với 1.000 quân). Tuy nhiên không thể xét đơn giản như vậy. Quân Mỹ là đội quân nhà giàu, được trang bị hỏa lực rất hùng hậu, trung bình 1 lính Mỹ tại chiến tuyến được 5 lính khác ở tuyến sau hỗ trợ phi pháo, ném bom, tải thương. Trong trận đánh, pháo binh Mỹ bắn 6000 loạt/ ngày, không quân xuất kích 300 phi vụ/ngày (có cả máy bay B-52), từ đó cho phép ước lượng pháo binh Mỹ tham chiến ít nhất 1 tiểu đoàn, không quân Mỹ tham chiến ít nhất 3 tiểu đoàn (chưa kể hàng trăm lượt trực thăng chuyển quân). Như vậy nếu tính cả lực lượng hỗ trợ tuyến sau thì quân Mỹ lại có ưu thế hơn hẳn.
Sau khi hoàn thành trận địa, QĐHK tập trung pháo binh và máy bay trực thăng bắn phá khu vực Bãi X-ray. 10 giờ 48 phút, quân Mỹ dùng 8 trực thăng đổ bộ bộ phận đi đầu (Đại đội Bravo gọi tắt là Đại đội B) do Đại úy John Herren của Tiểu đoàn 1 (109 lính trong đó có Tiểu đoàn trưởng Trung tá chỉ huy Moore) xuống Bãi X-ray. 35 phút sau, Mỹ tiếp tục đổ Đại đội Alpha (gọi tắt là Đại đội A) quân số 106 lính do Đại úy Tony Nadal chỉ huy. Sau khi nắm được Đại đội A, Tiểu đoàn trưởng Moore cho quân chia làm 2 mũi tiến công vào Tiểu đoàn 9 của Trung đoàn 66
Tiểu đoàn 9 bị bất ngờ, tiểu đoàn trưởng đang đi gặp trung đoàn trưởng để nhận nhiệm vụ. Tham mưu trưởng tiểu đoàn cũng đang đi chuẩn bị chiến trường ở Ban Mê Thuột, chính trị viên phó cũng đang ở sở chỉ huy trung đoàn, chính trị viên trưởng đang ở chỗ Đại đội 12. Chỉ huy cao nhất lúc bấy giờ có một trợ lý tác huấn tiểu đoàn. Tuy bị bất ngờ nhưng binh sĩ QĐNDVN không hoảng loạn và tự tổ chức chiến đấu. Các Đại đội 13, 11 và 12 nghe tiếng súng đã chủ động cơ động đánh vào bên sườn quân địch. Đại đội B của Mỹ bị đánh mạnh ở hai bên sườn.
Đến khoảng 11 giờ, tiểu đoàn trưởng chạy về đến chỗ Đại đội 11 nắm được Đại đội 11 và một bộ phận của Đại đội 12, một khẩu súng cối tiếp tục tổ chức đánh vào quân Mỹ. Trước các đợt phản kích liên tiếp của QĐNDVN, cả hai mũi xung phong của Mỹ đều bị bẽ gãy, phải lui về cụm lại cách Tiểu đoàn 9 hơn 1 km về phía Đông để chống lại. Một trung đội Mỹ bị vây chặt ở ven Bãi đáp X-ray, Trung đội trưởng Henry Herrick bị giết tại trận. Các nỗ lực giải vây bước đầu không thành. Đến khoảng 13 giờ 30 phút, lực lượng quân Mỹ tại Bãi X-ray được tăng cường Đại đội Charlie (gọi tắt là Đại đội C) do Đại úy Bob Edwards chỉ huy nhằm tăng cường khả năng phòng ngự trước các đợt tập kích của QĐNDVN.
17 giờ, Mỹ gọi phi pháo đánh liên tục vào đội hình QĐNDVN, các đại đội tự động rút khỏi vị trí (Đại đội 11, 12, 15 rút về phía tây bắc suối Khôn Chưa, Đại đội 13 rút về hướng Tiểu đoàn 7). Kết quả Tiểu đoàn 9 đã đánh bại cuộc tập kích của Mỹ, QĐNDVN ghi nhận họ đã diệt khoảng 150 lính Mỹ, bắn rơi một máy bay chiến đấu.
Ngày 15 tháng 11, lúc 5 giờ 30 phút, Tiểu đoàn 7 (Trung đoàn 66 QĐNDVN) bất ngờ tấn công Tiểu đoàn 1/7 Không Kỵ QĐHK, lực lượng sử dụng gồm Đại đội 1 và 2 có hai khẩu súng cối 82 mm của Đại đội 15. Tiểu đoàn triển khai cách địch khoảng 150 m, dùng hai khẩu cối 82 mm bắn 14 quả sau đó lệnh cho Đại đội 1 và 2 xung phong. Bộ đội Tiểu đoàn 7 QĐNDVN dùng 1 trung đội đột kích với 3 khẩu B-40, 6 RPD, 3 thượng liên, 13 AK vào diệt điện đài và đánh giáp lá cà với quân Mỹ. Sau vài phút rối loạn, quân Mỹ đã đánh trả ác liệt. Phía Mỹ có máy bay trợ chiến bằng bom và tên lửa. Máy bay Mỹ đến thả bom napalm xuống trận địa lúc này đang lẫn lộn cả quân của hai phía. QĐHK thương vong thêm 24 lính chết và 20 bị thương.
Sau trận tập kích, Tiểu đoàn 7 rời khỏi trận địa. Trước khi rút, tiểu đoàn lệnh Đại đội 1 để lại một trung đội và hai khẩu súng cối để phục kích nếu trực thăng Mỹ xuống lấy xác thì đánh. Trên đường rút, bị máy bay và pháo binh đánh chặn, các đại đội của Tiểu đoàn 7 dùng súng bắn rơi tại chỗ 4 chiếc trực thăng.
Suốt ngày 15, Mỹ cho nhiều lần máy bay hạ cánh xuống lấy xác lính Mỹ nhưng đều bị súng cối bắn nên không dám đỗ xuống. 17 giờ 30 phút ngày 15 tháng 11, Mỹ đổ hai đại đội xuống để chiếm lại trận địa và thu dọn xác chết, bị súng cối bắn cháy thêm hai chiếc trực thăng.
Trận tập kích lần thứ 2 của Tiểu đoàn 7 diễn ra đêm 15 rạng ngày 16 tháng 11. Tiểu đoàn 7 còn Đại đội 3 và hai khẩu súng cối 82mm chưa tham gia chiến đấu. Căn cứ vào tình hình quân Mỹ cụm lại, cấp trên quyết định dùng lực lượng này và tăng cường thêm Trung đội 1 của Đại đội 1 (đánh bám địch) và hai khẩu súng cối 82 mm tổ chức trận tập kích ngay trong đêm 15. Tuy nhiên lần này quân Mỹ đã tổ chức bố phòng vững chắc hơn nhiều so với đêm trước và liên tục gọi pháo binh bắn phá dữ dội để yểm trợ nên QĐNDVN phải nhanh chóng chấm dứt tập kích sau khi chỉ khiến 6 lính Mỹ bị thương.
Giai đoạn đầu của trận Ia Đrăng chấm dứt với kết quả là 79 lính Mĩ chết và 121 bị thương. Con số này khá khớp với ước tính của QĐNDVN rằng họ đã diệt hơn 250 quân địch. Tuy nhiên thương vong của phía Việt Nam thì khá mâu thuẫn. Moore báo cáo quân Mĩ "đếm" được 634 lính Việt Nam chết chưa kể số bị thương (ban đầu ông còn ước tính lên tới 834 nhưng sau đó hạ xuống do thấy vô lý). Còn theo chiến sử Trung đoàn 66 ghi nhận họ có 55 người hy sinh và khoảng 100 bị thương (chiếm 30% quân số của Tiểu đoàn 7).
Ở hướng khác, ngày 17 tháng 11, Tiểu đoàn 2/7 Không Kỵ QĐHK đổ bộ xuống Bãi đáp Albany. Họ phát hiện ra vị trí của Tiểu đoàn 8 QĐNDVN ở bờ sông Ia Đrăng và tổ chức tấn công lúc đơn vị này đang nghỉ trưa. Nhưng chính họ lại bị QĐNDVN phục kích.
Lực lượng Tiểu đoàn 8 có ba đại đội bộ binh và một đại đội trợ chiến (Đại đội 10) ngoài ra còn được tăng cường một đại đội súng máy 12,7 mm (6 khẩu, đạn đầy đủ). Đội hình hành quân theo đội hình chiến dấu tao ngộ sẵn sàng chiến đấu cao, đặc biệt khi đi đến ngã ba đường làng Tung và làng Sinh. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 8 Lê Xuân Phôi cho tất cả dừng lại triển khai đội hình chuẩn bị chiến đấu, đồng thời cho liên lạc báo cho Đại đội 8 biết tình hình.
Tiểu đoàn tổ chức thành hai thê đội: Thê đội 1 gồm Đại đội 6 (thiếu Trung đội 3). Thê đội 2 gồm Đại đội 7 và Trung đội 3 Đại đội 6. Trong vài phút, Đại đội 6 đã bí mật triển khai xong thì phát hiện quân Mỹ đang đi về hướng Tiểu đoàn 8. Khi quân Mỹ vào gần khoảng 40 đến 50 mét, đại đội trưởng lệnh cho đại liên bắn, Trung đội 1 và 2 cũng bắn mạnh vào đội hình địch và xung phong.
Tiểu đoàn 8 dùng súng máy tấn công cùng bộ đội tiến công bên sườn đội hình đối phương đang tấn công đến gần rồi đột ngột đổi hướng tiến thẳng vào đối phương và triển khai chiến thuật chia cắt và đánh mặt đối mặt với QĐHK. Chiến thuật này khiến các vũ khí hạng nặng của QĐHK không triển khai được và quân của họ không được yểm trợ đầy đủ như mọi khi. Đồng thời các đơn vị của họ bị chia cắt nên lúng túng và không xác định rõ mục tiêu, nhiều khi bắn vào nhóm khác của quân mình. Trong khi đó, QĐNDVN chiếm được các vị trí cao hơn và dễ dàng phát hỏa vào đội hình của đối phương đang di chuyển. Hậu quả là QĐHK thiệt hại nặng nề. Đại đội A của Tiểu đoàn 2 QĐHK bị chia cắt trong một khu vực trống trải bị mất 50 binh sĩ ngay trong những phút đầu tiên. Trong khi Đại đội C mất 20 người trong những phút đầu. Mọi việc trở nên tồi tệ hơn đối với QĐHK khi Tiểu đoàn 1 của Trung đoàn 33 QĐNDVN cuối cùng cũng đến nơi và tấn công đối phương từ sau lưng. Trước tình hình trên, phía Mỹ phải điều Tiểu đoàn 2/5 tới Bãi Albany để chi viện và yểm trợ cho Tiểu đoàn 2/7 thu dọn xác chết và sơ tán thương vong.
Đến 8 giờ tối ngày 18 tháng 11, trận chiến ở thung lũng Ia Đrăng kết thúc với việc các đơn vị QĐHK rút lui khỏi Bãi đáp Albany. Trận đánh thứ 2 này thực sự là một thảm họa với quân Mỹ: 155 lính bị giết và 121 bị thương, tức hơn 2/3 lực lượng; riêng Đại đội C chịu tổn thất lớn nhất với con số thương vong lên tới 95 người. Đây là thương vong cao nhất trong 1 ngày mà Mỹ phải chịu ở Việt Nam tính đến khi đó. Quân Mỹ tuy vậy vẫn báo cáo giết 403 lính đối phương, nhưng thực tế con số này là không có cơ sở, vì thực tế quân Mỹ trong trận này gần như bị xóa sổ và mất trận địa, không có cách nào để có thể "đếm" được thương vong của đối phương.
Trong Hồi ký, tướng Đặng Vũ Hiệp viết:
Ở hướng phối hợp tại Đức Cơ, Tiểu đoàn 3 (Lữ đoàn 3 Air Cavalry QĐHK)
cùng 2 đại đội pháo được 2 lữ đoàn dù của QLVNCH đến trợ chiến. Trung
đoàn 320 QĐNDVN nghênh chiến nhưng không gây thiệt hại nặng cho đối
phương như ở hai hướng kia. Ngày 18 tháng 11, Bộ tư lệnh chiến dịch ra
lệnh cho Trung đoàn 33 tập kích trận địa pháo Falcon ở phía tây suối Ia
Muer. Thực hiện mệnh lệnh, từ 16 giờ 30 phút ngày 18, hai tiểu đoàn 2 và
3 cùng phân đội súng cối do tham mưu trưởng trung đoàn trực tiếp chỉ
huy nổ súng tiến công trận địa pháo Mỹ. Sau ít phút chiến đấu đã có 3
lính Mỹ chết và 13 bị thương, Quân đội Nhân dân Việt Nam phá huỷ 3 khẩu
pháo 105mm, 1 khẩu cối 81mm, 5 máy bay trực thăng và bắn rơi 2 chiếc
khác; thu 750 viên đạn pháo và 30 viên đạn cối.
Sau trận đánh, Trung đoàn 66 đã được tặng thưởng một lúc 2 Huân chương quân công hạng nhất, vì theo lời đại tướng Nguyễn Chí Thanh thì "do không có huân chương nào cao hơn, vì vậy tặng một lúc 2 huân chương để thưởng công cho thành tích tuyệt vời của Trung Đoàn 66". Nhiều chiến sĩ được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ: Đại đội trưởng Đại đội 2 Lê Văn Tam được tặng huân chương chiến công hạng nhì và danh hiệu dũng sĩ diệt Mĩ cấp 3, Chính trị viên phó Đại đội 6 Đinh Văn Đế diệt 8 lính Mĩ (3 bằng dao găm). Trung uý Vũ Đình Dự - Chính trị viên Đại đội 8, Trung úy Đoàn Ngọc Đảnh - Đại đội trưởng Đại đội 7, Thiếu úy Nguyễn Xuân Ngạnh trung đội trưởng, Thiếu úy Vũ Đức Thắng trung đội trưởng, chiến sĩ trẻ Lê Văn Quỳnh (18 tuổi), tiểu đội phó Hà Huy Trọng, Phạm Văn Tiết, Cao Thái Thưởng, Trần Minh Duyên... là những chiến sĩ được cấp trên ghi nhận diệt từ 5-15 lính Mỹ. Đặc biệt Lê Khắc Nga, Lê Văn Điều mỗi người được ghi nhận diệt hơn 20 lính Mỹ, là 2 chiến sĩ đạt danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú đầu tiên ở chiến trường.
Về mặt chiến thuật, trận đánh đã cung cấp cho QĐNDVN nhiều kinh nghiệm quý về tác chiến chống quân Mỹ, một đối thủ vượt trội về hỏa lực và sức cơ động. Tiêu biểu là chiến thuật "Nắm thắt lưng Mỹ mà đánh", tức áp dụng lối đánh cận chiến áp sát lính Mỹ để vô hiệu hóa hỏa lực pháo binh và không quân của Mỹ. Các tài liệu của Quân đội Nhân dân Việt Nam ghi nhận:
Về mặt chiến lược, trận đánh gây ra một ảnh hưởng sâu rộng về quan
điểm chiến tranh của người Mỹ. Ngay tuần lễ sau đó Westmoreland đã đề
nghị cho ông thêm 41.500 lính Mỹ
với lý do "lực lượng chủ lực Bắc Việt Nam đã thâm nhập vào miền Nam".
Những đề nghị này không ngừng tăng lên kể từ tháng 7, và đề nghị mới này
đưa số quân Mỹ đến VN lên đến 375.000 người. Bộ trưởng McNamara phải bỏ dở ngay một hội nghị của OTAN ở Paris, khẩn cấp sang Sài Gòn một thời gian 30 giờ để đánh giá lại cuộc chiến. Mac Namara tuyên bố gửi cho ông ta 400.000 quân "không đảm bảo thắng lợi" - "Lính Mỹ trong những cuộc hành quân mỗi tháng bị chết có đến hơn 1.000"
và cơ may vào đầu năm 1967 phải "một mức độ cao hơn". Lần đầu tiên Mac
Namara nói đến việc Chính phủ có thể "thử cách thương lượng theo giải
pháp hoà giải" đồng thời vẫn gửi quân tăng cường "ở một mức độ tối thiểu"
Bộ trưởng Quốc phòng Israel khi đó sang thăm Việt Nam Cộng hòa đã đóng vai một nhà báo chiến trường đến quan sát chiến dịch Pleime về nói như sau: “Quân đội Mỹ ở Việt Nam đã có đủ những vũ khí và phương tiện mà những người chỉ huy quân sự các nước khác chỉ thấy trong mơ. Thế mà, mỗi khi đối phương đã tiếp nhận giao chiến là trên 90% các trận đánh, quyền chủ động thuộc về họ...”.
Tướng Mỹ G. Moore và phóng viên chiến tranh L. Galoway, cả 2 đã chiến đấu trong trận Ia Đrăng sau này nhận định rằng: “Ia Đrăng - trận đánh đã làm thay đổi cuộc chiến tranh ở Việt Nam”.
Rõ ràng trận đụng độ đầu tiên với lực lượng chủ lực QĐNDVN đã làm những người đứng đầu quân đội Mỹ tại Việt Nam thay đổi cách nhìn lạc quan về triển vọng "chiến thắng dễ dàng" vốn vẫn được duy trì hồi tháng 7, vốn bắt nguồn từ sự tự tin về ưu thế hỏa lực và công nghệ của "sức mạnh siêu cường" trước đối phương.
Tuy nhiên bộ phim đã bị chỉ trích từ dư luận Việt Nam khi đạo diễn đã cố tình đưa thêm vào nhiều chi tiết sai sự thật lịch sử mà cuốn hồi ký của Moore không hề có: 1/ Xuyên tạc và bôi nhọ binh sĩ quân đội nhân dân Việt Nam. Tiêu biểu như việc mô tả những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam hoàn toàn thiếu kĩ năng chiến đấu, chậm chạp và chỉ biết lấy số đông lao lên đánh trực diện để rồi ngã rạp hết lớp này đến lớp khác trước hỏa lực và sự thiện chiến của quân Mỹ (trong khi ở hồi ký, Moore ghi nhận lính Mỹ công nhận kẻ thù là những chiến binh khôn khéo, luôn tìm cách tập kích hoặc cơ động đánh vào sườn, và "giỏi không chịu được"). Hoặc trường đoạn cuối phim, lính Mỹ cùng trực thăng phản công đánh vào sở chỉ huy và tiêu diệt toàn bộ lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam tại đây thực tế cũng không hề có thật. Thực tế cuộc phản công này (trận Albany) đã lọt vào ổ phục kích và gần như toàn bộ tiểu đoàn Mỹ bị tiêu diệt. 2/ Diễn viên Đơn Dương (đóng vai Trung tá Nguyễn Hữu An-chỉ huy lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam) ngay trong đầu phim, đã bắn chết 1 tù binh Pháp, chứ không bắt giữ tù binh. Điều nầy là dàn dựng lố bịch bởi ở thời điểm trong phim, Trung tá Nguyễn Hữu An đang chỉ huy một trung đoàn từ Điện Biên Phủ trở về Hà Nội, đơn vị của ông không hề chiến đấu trận nào trong thời gian này.
Joseph L. Galloway, nhà báo từng trực tiếp quan sát trận đánh đã "rất ngạc nhiên và tức giận sau khi xem phim"... Theo Galloway, giữa cuốn sách mà ông là đồng tác giả với bộ phim, dù cùng một câu chuyện nhưng có nội dung khác nhau, Galloway khẳng định cuốn sách đã phản ánh đúng sự thật, nhưng khi lên phim mọi chuyện thay đổi. Galloway ngay sau đó cũng đã chỉ trích các nhà làm phim. Theo ông, Hollywood đã "phim ảnh hoá" tới hơn 80% sự thật để thu được lợi nhuận cao, trong khi thông thường chỉ được phép dưới 20%.

Trận Ia Đrăng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
Trận đánh là 1 phần trong Chiến dịch Plei Me (từ ngày 19 tháng 10 đến ngày 26 tháng 11 năm 1965). Trận đánh gồm 2 giai đoạn này xảy ra giữa 14 tháng 11 tới 18 tháng 11 năm 1965 tại phía tây bắc Plei Me ở Tây Nguyên của Nam Việt Nam. Tên trận đánh lấy theo tên của Sông Đrăng chảy qua thung lũng phía tây bắc của Plei Me, nơi đó trận đánh diễn ra. "Ia" có nghĩa là "sông" trong tiếng người Thượng.
Bối cảnh
Tây Nguyên thuộc vùng II chiến thuật của Việt Nam Cộng hòa và là mặt trận Tây Nguyên (hay mặt trận B3) với Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Từ cuối năm 1964, Trung đoàn 2 bộ binh và Tiểu đoàn 409 đặc công của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) đã tiến hành một số trận đánh với 5 tiểu đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) và giành thắng lợi.Tháng 6 năm 1965, Tổng thống Mỹ Johnson phê duyệt áp dụng chiến lược quân sự tìm và diệt ở miền Nam Việt Nam do Westmoreland vạch ra. Quân đội Hoa Kỳ (QĐHK) sẽ làm lực lượng chủ lực để “bẻ gẫy xương sống Việt Cộng”. Westmoreland thì xem Tây Nguyên là mối đe dọa trước mắt. Tháng 9 năm 1965, Bộ chỉ huy quân Mỹ đã điều Sư đoàn Không Kỵ số 1 lên án ngữ ở An Khê (Gia Lai), ngăn chặn QĐNDVN, cắt Tây Nguyên cùng với đồng bằng ven biển. Quân VNCH thành lập biệt khu 24 gồm 2 tỉnh Kon Tum - Gia Lai và chuyển giao nhiệm vụ tác chiến chủ yếu ở Tây Nguyên cho quân Mỹ để thực hiện kế hoạch "tìm và diệt" trong chiến lược Chiến tranh cục bộ.
Trong bối cảnh đó, Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên của QĐNDVN quyết định thay đổi chủ trương, hạ quyết tâm mở chiến dịch Plei Me nhằm mục đích phối hợp với chiến trường toàn miền Nam tiêu diệt một bộ phận quân Mỹ để mở rộng và củng cố vùng giải phóng, xây dựng căn cứ, rèn luyện bộ đội và cơ quan chiến dịch. Qua chiến đấu từng bước tìm hiểu quân Mỹ, đồng thời xây dựng lòng tin đánh Mỹ và thắng Mỹ. Thiếu tướng Chu Huy Mân được chỉ định là Tư lệnh kiêm Chính ủy chiến dịch, Đại tá Nguyễn Chánh và Thượng tá Nguyễn Hữu An làm phó tư lệnh. Huỳnh Đắc Hương giữ chức phó chính ủy, Thượng tá Nam Hà là tham mưu trưởng, Thượng tá Đặng Vũ Hiệp làm Phó chủ nhiệm chính trị.
Để tiến hành chiến dịch, QĐNDVN cử 3 trung đoàn bộ binh (320, 33, 66), 1 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm; cùng lực lượng vũ trang địa phương đánh phá giao thông và hậu cứ địch.
Về sử dụng lực lượng: vây đồn Plei Me do Trung đoàn 33 (thiếu Tiểu đoàn 2), được tăng cường 1 đại đội súng máy phòng không 12,7mm. Bộ phận đánh viện trên Đường 21 là Trung đoàn 320. Trung đoàn 66 và Tiểu đoàn 2 đảm nhiệm đánh địch phản kích. Nghi binh ở Đức Cơ do Tiểu đoàn pháo 200. Nghi binh ở Tân Lạc là đại đội địa phương. Hoạt động ở hướng phối hợp là Tiểu đoàn 15 Gia Rai.
Về kế hoạch tác chiến, dự kiến chiến dịch chia làm 3 đợt:
- Đợt 1, vây đồn Plei Me, diệt quân VNCH đi ứng viện;
- Đợt 2, tiếp tục vây đồn Plei Me buộc quân Mỹ vào tham chiến;
- Đợt 3, tập trung lực lượng nhằm vào một cánh quân Mỹ để tiêu diệt và kết thúc chiến dịch.
Lúc 16 giờ 30 phút, đầu đội hình lọt vào giữa giữa trận địa phục kích của QĐNDVN. Các Tiểu đoàn 634 và 635 của QĐNDVN xung phong đánh vào giữa đội hình. Đến 18h, trận đánh kết thúc, QĐNDVN ghi nhận diệt 59 xe tăng, xe bọc thép và 800 quân VNCH, thu 2 pháo 105mm và 6 xe đạn, 40 súng các loại, bắn rơi 2 máy bay.
Sau trận này, Trung đoàn 33 QĐNDVN rút từ Plei Me về khu vực thung lũng Ia Đrăng, cách 10 km về phía Tây để phòng thủ. Còn QĐHK bắt đầu dùng máy bay oanh tác khu vực và chuẩn bị tìm và diệt địch. Trước tình hình đó, Bộ tư lệnh QĐNDVN nhận định:
“ | Ta đã diệt được một phận quan trọng quân cơ động của ngụy buộc quân Mỹ phải vào tham chiến. Nhiệm vụ bao vây của Plei Me đã hoàn thành. Chủ trương của ta mở bao vây, điều chỉnh lại đội hình. Sử dụng 2 Trung đoàn 320 và 33 sẵn sàng đánh bại các đợt phản kích tiếp theo của địch. | ” |
Diễn biến
Một tiểu đoàn dù của QĐHK đổ bộ xuống bờ nam sông Ia Đrăng. Một tiểu đoàn khác đổ bộ xuống cứ điểm 732. Một lữ đoàn dù trấn giữ dọc đường 19B. Ngày 11 tháng 11, một tiểu đoàn quân Mỹ tiếp tục đổ xuống Plei Ngo, cách Plei Me 12 km về phía tây.Phía QĐNDVN, ngày 13 tháng 11 năm 1965, Đảng ủy và bộ tư lệnh mặt trận Tây Nguyên (mặt trận B3) họp và quyết định sẽ nghênh chiến QĐHK. Chính ủy mặt trận là Chu Huy Mân chỉ đạo binh sĩ của mình rằng vì họ chưa từng chiến đấu với quân đội Mỹ nên dịp này sẽ đánh và sẽ rút ra được kinh nghiệm. Thực ra, Tiểu đoàn 952 QĐNDVN trước đó vào ngày 11 tháng 11 đã tấn công một đơn vị Mỹ ở Bầu Cạn phá hủy một số máy bay trực thăng và làm bị thương một số binh sĩ đối phương.
Bộ chỉ huy trận Ia Đrăng của QĐNDVN đến đóng ở chân núi phía Nam Chư Prông. Lực lượng của họ bao gồm Trung đoàn 66 và Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 33, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Hữu An (chỉ huy trưởng) và Đặng Vũ Hiệp (chính ủy), phối hợp với Tiểu đoàn H15 Quân Giải phóng miền Nam đánh nghi binh ở Đường 13 (tuy nhiên tài liệu phương Tây lại cho rằng Tiểu đoàn H15 cũng tham gia trận đánh). Đối mặt với họ là Lữ đoàn 3 Air Cavalry (Không Kỵ) của QĐHK, bao gồm 3 tiểu đoàn là 1/7 (do Trung tá Harold Moore chỉ huy), 2/7 và 2/5 Không Kỵ, tổng cộng khoảng hơn 1.000 quân. Cùng thời gian này, Mỹ huy động 1 tiểu đoàn pháo binh lập 2 trận địa pháo (12 khẩu 105mm) ở tây nam Quênh Kla 2 km và đông nam Ia Đrăng 3 km để chi viện cho Lữ đoàn 3.
Như vậy, xét về quan số tác chiến đơn thuần, QĐNDVN có ưu thế hơn (2.000 quân so với 1.000 quân). Tuy nhiên không thể xét đơn giản như vậy. Quân Mỹ là đội quân nhà giàu, được trang bị hỏa lực rất hùng hậu, trung bình 1 lính Mỹ tại chiến tuyến được 5 lính khác ở tuyến sau hỗ trợ phi pháo, ném bom, tải thương. Trong trận đánh, pháo binh Mỹ bắn 6000 loạt/ ngày, không quân xuất kích 300 phi vụ/ngày (có cả máy bay B-52), từ đó cho phép ước lượng pháo binh Mỹ tham chiến ít nhất 1 tiểu đoàn, không quân Mỹ tham chiến ít nhất 3 tiểu đoàn (chưa kể hàng trăm lượt trực thăng chuyển quân). Như vậy nếu tính cả lực lượng hỗ trợ tuyến sau thì quân Mỹ lại có ưu thế hơn hẳn.
Trận đánh mở màn
Ngày 14 tháng 11, Tiểu đoàn 1/7 Không Kỵ là đổ bộ xuống Bãi đáp X-ray vị trí cách Tiểu đoàn 9 (Trung đoàn 66 QĐNDVN) khoảng 200 m. Cùng ngày, nhưng ở vị trí khác QĐHK cho đổ bộ hai tiểu đoàn (thiếu một đại đội) cùng một đại đội pháo. Một đơn vị pháo khác tham gia trấn giữ đường 19B.Sau khi hoàn thành trận địa, QĐHK tập trung pháo binh và máy bay trực thăng bắn phá khu vực Bãi X-ray. 10 giờ 48 phút, quân Mỹ dùng 8 trực thăng đổ bộ bộ phận đi đầu (Đại đội Bravo gọi tắt là Đại đội B) do Đại úy John Herren của Tiểu đoàn 1 (109 lính trong đó có Tiểu đoàn trưởng Trung tá chỉ huy Moore) xuống Bãi X-ray. 35 phút sau, Mỹ tiếp tục đổ Đại đội Alpha (gọi tắt là Đại đội A) quân số 106 lính do Đại úy Tony Nadal chỉ huy. Sau khi nắm được Đại đội A, Tiểu đoàn trưởng Moore cho quân chia làm 2 mũi tiến công vào Tiểu đoàn 9 của Trung đoàn 66
Tiểu đoàn 9 bị bất ngờ, tiểu đoàn trưởng đang đi gặp trung đoàn trưởng để nhận nhiệm vụ. Tham mưu trưởng tiểu đoàn cũng đang đi chuẩn bị chiến trường ở Ban Mê Thuột, chính trị viên phó cũng đang ở sở chỉ huy trung đoàn, chính trị viên trưởng đang ở chỗ Đại đội 12. Chỉ huy cao nhất lúc bấy giờ có một trợ lý tác huấn tiểu đoàn. Tuy bị bất ngờ nhưng binh sĩ QĐNDVN không hoảng loạn và tự tổ chức chiến đấu. Các Đại đội 13, 11 và 12 nghe tiếng súng đã chủ động cơ động đánh vào bên sườn quân địch. Đại đội B của Mỹ bị đánh mạnh ở hai bên sườn.
Đến khoảng 11 giờ, tiểu đoàn trưởng chạy về đến chỗ Đại đội 11 nắm được Đại đội 11 và một bộ phận của Đại đội 12, một khẩu súng cối tiếp tục tổ chức đánh vào quân Mỹ. Trước các đợt phản kích liên tiếp của QĐNDVN, cả hai mũi xung phong của Mỹ đều bị bẽ gãy, phải lui về cụm lại cách Tiểu đoàn 9 hơn 1 km về phía Đông để chống lại. Một trung đội Mỹ bị vây chặt ở ven Bãi đáp X-ray, Trung đội trưởng Henry Herrick bị giết tại trận. Các nỗ lực giải vây bước đầu không thành. Đến khoảng 13 giờ 30 phút, lực lượng quân Mỹ tại Bãi X-ray được tăng cường Đại đội Charlie (gọi tắt là Đại đội C) do Đại úy Bob Edwards chỉ huy nhằm tăng cường khả năng phòng ngự trước các đợt tập kích của QĐNDVN.
17 giờ, Mỹ gọi phi pháo đánh liên tục vào đội hình QĐNDVN, các đại đội tự động rút khỏi vị trí (Đại đội 11, 12, 15 rút về phía tây bắc suối Khôn Chưa, Đại đội 13 rút về hướng Tiểu đoàn 7). Kết quả Tiểu đoàn 9 đã đánh bại cuộc tập kích của Mỹ, QĐNDVN ghi nhận họ đã diệt khoảng 150 lính Mỹ, bắn rơi một máy bay chiến đấu.
Các trận tập kích vào Bãi đáp X-Ray
Sau khi bị Tiểu đoàn 9 đẩy lùi, quân Mỹ cụm lại thành hình vòng quanh Bãi đáp X-Ray, ban đêm dùng máy bay thả đèn dù, dùng pháo binh bắn chặn xung quanh đề phòng tập kích.Ngày 15 tháng 11, lúc 5 giờ 30 phút, Tiểu đoàn 7 (Trung đoàn 66 QĐNDVN) bất ngờ tấn công Tiểu đoàn 1/7 Không Kỵ QĐHK, lực lượng sử dụng gồm Đại đội 1 và 2 có hai khẩu súng cối 82 mm của Đại đội 15. Tiểu đoàn triển khai cách địch khoảng 150 m, dùng hai khẩu cối 82 mm bắn 14 quả sau đó lệnh cho Đại đội 1 và 2 xung phong. Bộ đội Tiểu đoàn 7 QĐNDVN dùng 1 trung đội đột kích với 3 khẩu B-40, 6 RPD, 3 thượng liên, 13 AK vào diệt điện đài và đánh giáp lá cà với quân Mỹ. Sau vài phút rối loạn, quân Mỹ đã đánh trả ác liệt. Phía Mỹ có máy bay trợ chiến bằng bom và tên lửa. Máy bay Mỹ đến thả bom napalm xuống trận địa lúc này đang lẫn lộn cả quân của hai phía. QĐHK thương vong thêm 24 lính chết và 20 bị thương.
Sau trận tập kích, Tiểu đoàn 7 rời khỏi trận địa. Trước khi rút, tiểu đoàn lệnh Đại đội 1 để lại một trung đội và hai khẩu súng cối để phục kích nếu trực thăng Mỹ xuống lấy xác thì đánh. Trên đường rút, bị máy bay và pháo binh đánh chặn, các đại đội của Tiểu đoàn 7 dùng súng bắn rơi tại chỗ 4 chiếc trực thăng.
Suốt ngày 15, Mỹ cho nhiều lần máy bay hạ cánh xuống lấy xác lính Mỹ nhưng đều bị súng cối bắn nên không dám đỗ xuống. 17 giờ 30 phút ngày 15 tháng 11, Mỹ đổ hai đại đội xuống để chiếm lại trận địa và thu dọn xác chết, bị súng cối bắn cháy thêm hai chiếc trực thăng.
Trận tập kích lần thứ 2 của Tiểu đoàn 7 diễn ra đêm 15 rạng ngày 16 tháng 11. Tiểu đoàn 7 còn Đại đội 3 và hai khẩu súng cối 82mm chưa tham gia chiến đấu. Căn cứ vào tình hình quân Mỹ cụm lại, cấp trên quyết định dùng lực lượng này và tăng cường thêm Trung đội 1 của Đại đội 1 (đánh bám địch) và hai khẩu súng cối 82 mm tổ chức trận tập kích ngay trong đêm 15. Tuy nhiên lần này quân Mỹ đã tổ chức bố phòng vững chắc hơn nhiều so với đêm trước và liên tục gọi pháo binh bắn phá dữ dội để yểm trợ nên QĐNDVN phải nhanh chóng chấm dứt tập kích sau khi chỉ khiến 6 lính Mỹ bị thương.
Giai đoạn đầu của trận Ia Đrăng chấm dứt với kết quả là 79 lính Mĩ chết và 121 bị thương. Con số này khá khớp với ước tính của QĐNDVN rằng họ đã diệt hơn 250 quân địch. Tuy nhiên thương vong của phía Việt Nam thì khá mâu thuẫn. Moore báo cáo quân Mĩ "đếm" được 634 lính Việt Nam chết chưa kể số bị thương (ban đầu ông còn ước tính lên tới 834 nhưng sau đó hạ xuống do thấy vô lý). Còn theo chiến sử Trung đoàn 66 ghi nhận họ có 55 người hy sinh và khoảng 100 bị thương (chiếm 30% quân số của Tiểu đoàn 7).
Trận đánh ngày 17 tháng 11 (trận Albany)
Tiểu đoàn 8 còn sung sức nhanh chóng cơ động xuống nhận nhiệm vụ mới mà trung đoàn giao (trên đường đi sẵn sàng chiến đấu vì có thể gặp địch). Tiểu đoàn 8 nhận được lệnh, chiều ngày 16 đã cho bộ đội hành quân ngay về vị trí sở chỉ huy trung đoàn. Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 33 QĐNDVN) hành quân đến trợ chiến nhưng lạc đường. Nửa đêm về sáng ngày 17, Tiểu đoàn 7 lại tấn công đối phương gây thiệt hại nặng cho Tiểu đoàn 1/7 QĐHK buộc đơn vị này phải rút lui. Giai đoạn thứ hai của trận Ia Đrăng bắt đầu.Ở hướng khác, ngày 17 tháng 11, Tiểu đoàn 2/7 Không Kỵ QĐHK đổ bộ xuống Bãi đáp Albany. Họ phát hiện ra vị trí của Tiểu đoàn 8 QĐNDVN ở bờ sông Ia Đrăng và tổ chức tấn công lúc đơn vị này đang nghỉ trưa. Nhưng chính họ lại bị QĐNDVN phục kích.
Lực lượng Tiểu đoàn 8 có ba đại đội bộ binh và một đại đội trợ chiến (Đại đội 10) ngoài ra còn được tăng cường một đại đội súng máy 12,7 mm (6 khẩu, đạn đầy đủ). Đội hình hành quân theo đội hình chiến dấu tao ngộ sẵn sàng chiến đấu cao, đặc biệt khi đi đến ngã ba đường làng Tung và làng Sinh. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 8 Lê Xuân Phôi cho tất cả dừng lại triển khai đội hình chuẩn bị chiến đấu, đồng thời cho liên lạc báo cho Đại đội 8 biết tình hình.
Tiểu đoàn tổ chức thành hai thê đội: Thê đội 1 gồm Đại đội 6 (thiếu Trung đội 3). Thê đội 2 gồm Đại đội 7 và Trung đội 3 Đại đội 6. Trong vài phút, Đại đội 6 đã bí mật triển khai xong thì phát hiện quân Mỹ đang đi về hướng Tiểu đoàn 8. Khi quân Mỹ vào gần khoảng 40 đến 50 mét, đại đội trưởng lệnh cho đại liên bắn, Trung đội 1 và 2 cũng bắn mạnh vào đội hình địch và xung phong.
Tiểu đoàn 8 dùng súng máy tấn công cùng bộ đội tiến công bên sườn đội hình đối phương đang tấn công đến gần rồi đột ngột đổi hướng tiến thẳng vào đối phương và triển khai chiến thuật chia cắt và đánh mặt đối mặt với QĐHK. Chiến thuật này khiến các vũ khí hạng nặng của QĐHK không triển khai được và quân của họ không được yểm trợ đầy đủ như mọi khi. Đồng thời các đơn vị của họ bị chia cắt nên lúng túng và không xác định rõ mục tiêu, nhiều khi bắn vào nhóm khác của quân mình. Trong khi đó, QĐNDVN chiếm được các vị trí cao hơn và dễ dàng phát hỏa vào đội hình của đối phương đang di chuyển. Hậu quả là QĐHK thiệt hại nặng nề. Đại đội A của Tiểu đoàn 2 QĐHK bị chia cắt trong một khu vực trống trải bị mất 50 binh sĩ ngay trong những phút đầu tiên. Trong khi Đại đội C mất 20 người trong những phút đầu. Mọi việc trở nên tồi tệ hơn đối với QĐHK khi Tiểu đoàn 1 của Trung đoàn 33 QĐNDVN cuối cùng cũng đến nơi và tấn công đối phương từ sau lưng. Trước tình hình trên, phía Mỹ phải điều Tiểu đoàn 2/5 tới Bãi Albany để chi viện và yểm trợ cho Tiểu đoàn 2/7 thu dọn xác chết và sơ tán thương vong.
Đến 8 giờ tối ngày 18 tháng 11, trận chiến ở thung lũng Ia Đrăng kết thúc với việc các đơn vị QĐHK rút lui khỏi Bãi đáp Albany. Trận đánh thứ 2 này thực sự là một thảm họa với quân Mỹ: 155 lính bị giết và 121 bị thương, tức hơn 2/3 lực lượng; riêng Đại đội C chịu tổn thất lớn nhất với con số thương vong lên tới 95 người. Đây là thương vong cao nhất trong 1 ngày mà Mỹ phải chịu ở Việt Nam tính đến khi đó. Quân Mỹ tuy vậy vẫn báo cáo giết 403 lính đối phương, nhưng thực tế con số này là không có cơ sở, vì thực tế quân Mỹ trong trận này gần như bị xóa sổ và mất trận địa, không có cách nào để có thể "đếm" được thương vong của đối phương.
Trong Hồi ký, tướng Đặng Vũ Hiệp viết:
“ | ...Chúng tôi đi kiểm tra trận địa sau khi ta làm chủ chiến trường, địa hình hàng chục ki-lô mét vuông bị đảo lộn, cây gãy đổ ngổn ngang, không còn đường còn lối. Địch chết thành đống, có chỗ năm, ba tên; xen lẫn vào đó là xác chiến sĩ ta. Nhiều đồng chí nằm đè lên xác lính Mĩ, lưỡi lê còn cắm vào ngực tên địch. Có đồng chí hy sinh tay vẫn nắm chặt quả lựu đạn bên sườn. Có tổ ba chiến sỹ hy sinh mà phía trước và phía sau các anh có hàng chục xác Mĩ. Có đồng chí hy sinh trên vai còn vác thi thể đồng đội. Nhìn vào trạng thái địch ta như trên không những thấy rõ được tính chất quyết liệt một cách cụ thể, đồng thời thấy được sự hy sinh dũng cảm tuyệt vời của cán bộ, chiến sĩ ta. Về mặt chiến thuật càng thấy rõ nét hoạt động của tổ ba, thậm chí của những bộ phận một, hai đồng chí có rất nhiều tác dụng trong việc đột nhập sâu vào đội hình trung tâm của địch. | ” |
Kết quả và ảnh hưởng
Trong bốn ngày giao chiến, chỉ với lực lượng bộ binh trang bị nhẹ, "trận đánh sông Drang" của chủ lực QĐNDVN đã loại khỏi vòng chiến 476 lính Mỹ, trong đó có 234 lính chết và 245 bị thương. Thương vong của VN được tướng Đặng Vũ Hiệp ghi nhận là 208 người chết và 146 bị thương (một tài liệu khác ghi nhận Trung đoàn 66 có 157 người chết, bị thương 239). Con số do phía Mỹ tuyên bố với hơn 1.000 lính QĐNDVN bị giết chưa kể bị thương (634 trong trận X-Ray và 403 trong trận Albany) hiển nhiên cũng là phóng đại quá lớn, vì toàn bộ lực lượng VN chỉ chưa đầy 2.000 người, và sau trận đánh Trung đoàn 66 vẫn còn đủ lực lượng để tiếp tục tham gia một số trận đánh diễn ra sau đó trong chiến dịch Plei Me.Sau trận đánh, Trung đoàn 66 đã được tặng thưởng một lúc 2 Huân chương quân công hạng nhất, vì theo lời đại tướng Nguyễn Chí Thanh thì "do không có huân chương nào cao hơn, vì vậy tặng một lúc 2 huân chương để thưởng công cho thành tích tuyệt vời của Trung Đoàn 66". Nhiều chiến sĩ được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ: Đại đội trưởng Đại đội 2 Lê Văn Tam được tặng huân chương chiến công hạng nhì và danh hiệu dũng sĩ diệt Mĩ cấp 3, Chính trị viên phó Đại đội 6 Đinh Văn Đế diệt 8 lính Mĩ (3 bằng dao găm). Trung uý Vũ Đình Dự - Chính trị viên Đại đội 8, Trung úy Đoàn Ngọc Đảnh - Đại đội trưởng Đại đội 7, Thiếu úy Nguyễn Xuân Ngạnh trung đội trưởng, Thiếu úy Vũ Đức Thắng trung đội trưởng, chiến sĩ trẻ Lê Văn Quỳnh (18 tuổi), tiểu đội phó Hà Huy Trọng, Phạm Văn Tiết, Cao Thái Thưởng, Trần Minh Duyên... là những chiến sĩ được cấp trên ghi nhận diệt từ 5-15 lính Mỹ. Đặc biệt Lê Khắc Nga, Lê Văn Điều mỗi người được ghi nhận diệt hơn 20 lính Mỹ, là 2 chiến sĩ đạt danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú đầu tiên ở chiến trường.
Về mặt chiến thuật, trận đánh đã cung cấp cho QĐNDVN nhiều kinh nghiệm quý về tác chiến chống quân Mỹ, một đối thủ vượt trội về hỏa lực và sức cơ động. Tiêu biểu là chiến thuật "Nắm thắt lưng Mỹ mà đánh", tức áp dụng lối đánh cận chiến áp sát lính Mỹ để vô hiệu hóa hỏa lực pháo binh và không quân của Mỹ. Các tài liệu của Quân đội Nhân dân Việt Nam ghi nhận:
“ | Lựa chọn cách đánh và đánh thắng địch ngay trận đầu là nét độc đáo của nghệ thuật chỉ huy chiến dịch. Quân Mỹ mới vào miền Nam tuy có chiếm ưu thế về hỏa lực, sức cơ động nhưng chúng rất chủ quan không đánh giá đúng mình và coi thường đối phương. Mặt khác ta không coi thường địch mà đã chuẩn bị tốt tư tưởng tâm lý cho cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng chấp nhận hy sinh để giành thắng lợi. Sự sắc sảo của nghệ thuật chỉ huy chính là biết khoét sâu vào chỗ yếu, chỗ sơ hở của địch để lựa chọn địa hình, lựa chọn cách đánh đúng, giành thắng lợi trong từng trận chiến đấu. Trong chiến dịch này mưu hay của ta là lừa địch, kế giỏi là dụ quân Mỹ vào đúng điểm quyết chiến ta đã chọn; phát huy sở trường đánh gần của ta để làm hạn chế điểm mạnh về hỏa lực, cơ động Mỹ. Thắng lợi của chiến dịch đã khẳng định ta có khả năng đánh tiêu diệt từng tiểu đoàn quân Mỹ. | ” |
Bộ trưởng Quốc phòng Israel khi đó sang thăm Việt Nam Cộng hòa đã đóng vai một nhà báo chiến trường đến quan sát chiến dịch Pleime về nói như sau: “Quân đội Mỹ ở Việt Nam đã có đủ những vũ khí và phương tiện mà những người chỉ huy quân sự các nước khác chỉ thấy trong mơ. Thế mà, mỗi khi đối phương đã tiếp nhận giao chiến là trên 90% các trận đánh, quyền chủ động thuộc về họ...”.
Tướng Mỹ G. Moore và phóng viên chiến tranh L. Galoway, cả 2 đã chiến đấu trong trận Ia Đrăng sau này nhận định rằng: “Ia Đrăng - trận đánh đã làm thay đổi cuộc chiến tranh ở Việt Nam”.
Rõ ràng trận đụng độ đầu tiên với lực lượng chủ lực QĐNDVN đã làm những người đứng đầu quân đội Mỹ tại Việt Nam thay đổi cách nhìn lạc quan về triển vọng "chiến thắng dễ dàng" vốn vẫn được duy trì hồi tháng 7, vốn bắt nguồn từ sự tự tin về ưu thế hỏa lực và công nghệ của "sức mạnh siêu cường" trước đối phương.
Trong văn hóa đại chúng
Trận đánh được thiếu tá Moore tường thuật lại trong cuốn Hồi ký We were soldiers...and Young (Chúng tôi là những người lính trẻ). 1 bộ phim tên gọi We were soldiers (Tên tiếng Việt: Chúng tôi từng là lính) cũng được dàn dựng dựa theo cuốn hồi ký này. Bộ phim đã được công chúng Mỹ đón nhận nồng nhiệt, nhất là trong bối cảnh Mỹ mới đem quân tiến hành tấn công Afghanistan, bởi họ cần một tác phẩm ca ngợi sự dũng cảm để lên tinh thần cho quân nhân Mỹ.Tuy nhiên bộ phim đã bị chỉ trích từ dư luận Việt Nam khi đạo diễn đã cố tình đưa thêm vào nhiều chi tiết sai sự thật lịch sử mà cuốn hồi ký của Moore không hề có: 1/ Xuyên tạc và bôi nhọ binh sĩ quân đội nhân dân Việt Nam. Tiêu biểu như việc mô tả những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam hoàn toàn thiếu kĩ năng chiến đấu, chậm chạp và chỉ biết lấy số đông lao lên đánh trực diện để rồi ngã rạp hết lớp này đến lớp khác trước hỏa lực và sự thiện chiến của quân Mỹ (trong khi ở hồi ký, Moore ghi nhận lính Mỹ công nhận kẻ thù là những chiến binh khôn khéo, luôn tìm cách tập kích hoặc cơ động đánh vào sườn, và "giỏi không chịu được"). Hoặc trường đoạn cuối phim, lính Mỹ cùng trực thăng phản công đánh vào sở chỉ huy và tiêu diệt toàn bộ lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam tại đây thực tế cũng không hề có thật. Thực tế cuộc phản công này (trận Albany) đã lọt vào ổ phục kích và gần như toàn bộ tiểu đoàn Mỹ bị tiêu diệt. 2/ Diễn viên Đơn Dương (đóng vai Trung tá Nguyễn Hữu An-chỉ huy lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam) ngay trong đầu phim, đã bắn chết 1 tù binh Pháp, chứ không bắt giữ tù binh. Điều nầy là dàn dựng lố bịch bởi ở thời điểm trong phim, Trung tá Nguyễn Hữu An đang chỉ huy một trung đoàn từ Điện Biên Phủ trở về Hà Nội, đơn vị của ông không hề chiến đấu trận nào trong thời gian này.
Joseph L. Galloway, nhà báo từng trực tiếp quan sát trận đánh đã "rất ngạc nhiên và tức giận sau khi xem phim"... Theo Galloway, giữa cuốn sách mà ông là đồng tác giả với bộ phim, dù cùng một câu chuyện nhưng có nội dung khác nhau, Galloway khẳng định cuốn sách đã phản ánh đúng sự thật, nhưng khi lên phim mọi chuyện thay đổi. Galloway ngay sau đó cũng đã chỉ trích các nhà làm phim. Theo ông, Hollywood đã "phim ảnh hoá" tới hơn 80% sự thật để thu được lợi nhuận cao, trong khi thông thường chỉ được phép dưới 20%.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 18:03, ngày 7 tháng 3 năm 2014.
Hàm Rồng chiến thắng, chiến công nối tiếp chiến công
nhandan.com.vn - 03:14 28-03-2010
ND- Vắt ngang sông Mã, gối đầu lên núi Ngọc, núi Rồng, cầu Hàm Rồng
(Thanh Hóa) là điểm nút giao thông quan trọng trên con đường Bắc Nam.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nơi đây từng là"tọa độ
lửa,"là"huyết mạch"của tuyến vận chuyển chiến lược chi viện cho chiến
trường miền nam, nơi tôi luyện ý chí, bản lĩnh con người, khẳng định sức
mạnh của đường lối chiến tranh nhân dân và ngời sáng Chủ nghĩa anh hùng
cách mạng Việt Nam.
SAU khi dựng lên"sự kiện Vịnh Bắc Bộ"để thực hiện kế hoạch"Sấm Rền",
tháng 3-1965 đế quốc Mỹ cho máy bay xâm phạm bầu trời Thanh Hóa, bắn đạn
rốc-két xuống địa bàn các huyện Tĩnh Gia, Nông Cống, Như Xuân, đồng
thời cho máy bay trinh sát khu vực Hàm Rồng. Biết trước mưu đồ của đế
quốc Mỹ đánh cầu Hàm Rồng, hòng chặt đứt con đường vận chuyển đạn dược,
lương thực chi viện cho miền nam ruột thịt, dưới sự lãnh đạo của Trung
ương Ðảng và Chính phủ, Ðảng bộ, quân và dân Thanh Hóa đã chủ động xây
dựng, củng cố thế trận chiến tranh nhân dân, phương án tác chiến, sơ tán
phòng không, tăng cường lực lượng trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến
đấu, quyết tâm đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ngay từ
trận đầu. Khu vực Hàm Rồng và các địa bàn phụ cận định hình lưới lửa
phòng không nhiều tầng và nguyên tắc: Nên đánh có tổ chức, có chuẩn bị,
có chỉ huy hiệp đồng chặt chẽ thống nhất; nên bắn ở cự ly hiệu quả, nhất
là khi máy bay địch bổ nhào, bay thấp, tiết kiệm đạn, được quán triệt
đến từng cán bộ, chiến sĩ, dân quân, tự vệ. Do vậy, chỉ hơn một giờ đánh
trả không quân địch tiến công Ðò Lèn vào sáng 3-4-1965, quân dân khu
vực này đã bắn rơi năm máy bay địch, bắt sống một giặc lái. 13 giờ cùng
ngày, cuộc tiến công của địch vào cầu Hàm Rồng bắt đầu. Từng tốp máy
bay phản lực F105, F8, RE101 liên tục lao vào đánh cầu nhưng chúng vấp
phải thế trận thành đồng"đất đối không"giáng trả quyết liệt. Từ tổ trung
liên trên núi Ngọc, đại đội pháo cao xạ 37 ly cụm trận địa Nam Ngạn,
đồi 75, trung đội phòng không của bộ đội địa phương đóng trên đồi 74 đến
lực lượng tự vệ Nhà máy điện Hàm Rồng... cùng"nhằm thẳng quân thù mà
bắn". Dưới làn mưa bom bão đạn, lực lượng phục vụ chiến đấu dũng cảm bám
đất, bám làng, tổ chức tiếp đạn, tải thương, đưa cơm, nước đến từng
trận địa. Sư bà Ðàm Thị Xuân, Trụ trì chùa Nam Ngạn mở cửa chùa tiếp
nhận, cứu chữa thương binh. 17 máy bay Mỹ đã bị bắn rơi, bắn cháy trong
ngày đầu đánh phá Hàm Rồng. Sau trận đánh, quân, dân Hàm Rồng và các
vùng phụ cận khẩn trương tu bổ công sự, di chuyển, ngụy trang trận địa,
chuẩn bị vũ khí, khí tài sẵn sàng đối phó với những đợt không kích mới
và tham gia san lấp hố bom, thông tuyến giao thông huyết mạch. Thất bại
nặng nề trong ngày đầu đánh phá Hàm Rồng, 7 giờ 20 phút ngày 4-4, không
quân địch đánh phá Bến phà Ghép, nhằm cắt đứt"nút"giao thông khu vực
này, ngăn chặn lực lượng cơ động tăng cường cho Hàm Rồng. Tại đây, việc
làm cao cả, tấm gương hy sinh anh dũng của Nguyễn Bá Ngọc không chỉ nêu
tấm gương sáng cho đông đảo thiếu niên trong tỉnh noi theo mà còn khơi
dậy lòng căm thù giặc sâu sắc. 10 giờ 20 phút cùng ngày, nhiều tốp máy
bay địch từ nhiều hướng tập trung đánh phá Hàm Rồng. Ngay từ lúc còn xa
mục tiêu, chúng đã bị đánh chặn bởi lực lượng vũ trang ba thứ quân nhiều
tầng, nhiều hướng. Không quân ta cùng xuất trận với lối đánh táo bạo,
bất ngờ, hiệp đồng chặt chẽ. Cuộc chiến đấu diễn ra khá quyết liệt, chảo
lửa Hàm Rồng mù mịt thuốc súng, khói bom. Lực lượng vũ trang nhân dân ở
khu vực Bến phà Ghép, Hà Trung, Hoằng Long, Hoằng Anh, Hoằng Lý, Nam
Ngạn, các huyện ven biển cùng chia lửa với Hàm Rồng. Nhiều tấm gương hy
sinh dũng cảm trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu nhưng có thêm 30 máy
bay Mỹ đền tội ác, nâng tổng số máy bay Mỹ tan xác trên vùng đất, vùng
trời tỉnh Thanh lên 47 chiếc trong hai ngày 3 và 4-4-1965, trong đó có
31 chiếc bị bắn rơi, bắn cháy ở khu vực Hàm Rồng.
CHIẾN thắng vẻ vang của quân và dân Hàm Rồng trong những ngày đầu đế
quốc Mỹ leo thang đánh phá miền bắc làm nức lòng nhân dân cả nước. Riêng
năm 1965, đế quốc Mỹ đã đánh vào thị xã Thanh Hóa và Hàm Rồng 73 trận,
ném 1.047 quả bom, bắn 437 tên lửa, rốc-két, làm chết 93 người, 119
người bị thương, 159 nhà dân bị sập. Dẫu vậy, cầu Hàm Rồng vẫn sừng
sững, hiên ngang vươn qua dòng sông Mã cho những đoàn tàu, đoàn quân
hướng về miền nam ruột thịt. Cũng từ đây, Ðảng bộ, quân dân Thanh Hóa
càng đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, vừa sản xuất, vừa chiến đấu
bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng hậu phương vững chắc chi viện sức
người, sức của cho chiến trường miền nam. Trên mặt trận sản xuất nông
nghiệp, quan hệ công hữu thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, xuất
hiện những mô hình, điển hình tiên tiến như HTX Ðông Phương Hồng, Thắng
Lợi... Tinh thần"xe chưa qua, nhà không tiếc","sống bám đất bám làng,
chết kiên cường, dũng cảm"hay các phong trào chắc"tay cày, tay
súng","tay búa tay súng", tinh thần"mỗi người làm việc bằng hai"được
nhân rộng và lớp lớp thanh niên trong tỉnh xung phong nhập ngũ với nhận
thức"Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù". Thời điểm này,
trên địa bàn tỉnh có 58 tuyến đường gồm 1.415 km tỉnh lộ,
107 km quốc lộ, 100 km đường sang nước bạn Lào, 2.525 km đường huyện lộ,
100 km đường sông, năm cửa lạch và gần 100 km đường sắt. Có hàng trăm
điểm bị đế quốc Mỹ huy động lực lượng tập trung đánh phá, thả thủy lôi
phong tỏa, trong đó Hàm Rồng trở thành"tọa độ lửa"nóng bỏng nhất. Nêu
cao truyền thống tốt đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam,
trong chiến đấu xuất hiện ngày càng nhiều những tập thể, cá nhân anh
hùng. Ðó là Trung đội dân quân Nam Ngạn với nữ Anh hùng Ngô Thị Tuyển,
Ðại đội 4 pháo cao xạ 37 ly, đội cầu 19-5, đồn Công an nhân dân vũ
trang, Nhà máy điện Hàm Rồng, Trung đoàn pháo cao xạ 228, đội phòng
cháy, chữa cháy Công an tỉnh Thanh Hóa, nhiều gia đình như gia đình ông
Ngô Thọ Lạn ở làng Nam Ngạn, tất cả thành viên trong gia đình tham gia
chiến đấu. Thế trận chiến tranh nhân dân từ khu vực miền núi (Phú Lệ -
Quan Hóa), đến đồng bằng (Minh Khôi - Nông Cống), các địa phương ven
biển (Quảng Tường - Sầm Sơn) ngày mỗi ngày thêm những chiến công, nối
dài bản hùng ca đánh Mỹ, thắng Mỹ.
CHỦ tịch Hồ Chí Minh luôn dõi theo mỗi việc làm, chiến công của Ðảng bộ,
nhân dân Thanh Hóa. Ngày 28-8-1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số
79-LCT, thưởng Huân chương Ðộc lập hạng nhì cho quân dân tỉnh Thanh
Hóa. Tiếp đó, Người viết thư khen quân, dân Thanh Hóa bắn rơi 100 máy
bay Mỹ; Trung đội lão dân quân xã Hoằng Trường bắn rơi chiếc máy bay thứ
2.400 bằng súng bộ binh và nhiều lần viết thư khen dân quân gái huyện
Hậu Lộc, xã Thanh Thủy (Tĩnh Gia), Hà Phú, Hà Toại (Hà Trung), xã Hoằng
Hải, Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa. Ba năm chống chiến tranh phá hoại
lần thứ nhất của đế quốc Mỹ, Bác Hồ gửi chín bức thư khen ngợi, biểu
dương quân và dân Thanh Hóa trong cuộc đọ sức với bom đạn kẻ thù. Ðây
thật sự là nguồn cổ vũ động viên tinh thần to lớn để Ðảng bộ, quân và
dân tỉnh Thanh vượt qua những đau thương, mất mát, viết tiếp trang sử
vàng chói lọi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Các tầng lớp
nhân dân cùng lực lượng vũ trang ba thứ quân đã bảo vệ vững chắc cầu Hàm
Rồng trong tám năm đầy cam go, quyết liệt. Ngay khi đế quốc Mỹ dùng bom
đánh hỏng một nhịp cầu Hàm Rồng, quân và dân Thanh Hóa khẩn trương làm
mới ba cầu phao, thông đường cho người, phương tiện qua lại và mở thêm
nhiều tuyến vận tải hàng hóa, vũ khí, khí tài vào tuyến lửa. Xe đạp thồ
từng góp phần làm nên chiến thắng Ðiện Biên Phủ cùng những HTX vận tải
đường thủy, trên bộ lại mở thêm nhiều ngả đường chiến dịch. Trong hai
cuộc chiến tranh phá hoại, đế quốc Mỹ đã huy động 40.056 lần tốp máy bay
(trong đó có cả B52), 6.229 lần chiếc tàu chiến, sử dụng 20 vạn tấn bom
đạn đánh phá 3.700 mục tiêu và bắn 34.809 quả đại bác vào 433 mục tiêu.
Không chỉ giữ vững tuyến giao thông huyết mạch, quân và dân Thanh Hóa
đã bắn rơi 376 máy bay phản lực (trong đó có ba máy bay B52), bắt sống
36 giặc lái, bắn cháy 57 tàu chiến. Thanh Hóa đã làm tròn vai trò hậu
phương lớn và động viên hơn 200 nghìn thanh niên nhập ngũ, 40 nghìn
người vào thanh niên xung phong. Toàn tỉnh có tới 32 nghìn thương binh,
57 nghìn người con ưu tú đã ngã xuống trên các chiến trường.
Mai Luận
Nơi cái không thể biến thành có thể
TP - Ngày 3, 4-4-2010 là tròn 45 năm kể từ khi quân
và dân Hàm Rồng, Thanh Hóa lập nên chiến công vang dội cả thế giới,
đánh bại cuộc tiến công đầu tiên, quy mô rất lớn của Không quân Mỹ nhằm
đánh sập cây cầu cực kỳ quan trọng trên tuyến đường huyết mạch vận tải
chi viện cho chiến trường miền Nam.
Chiến dịch Sấm Rền
Bộ chỉ huy Mỹ đánh giá cầu Hàm Rồng là một “điểm tắc lý
tưởng” nhất trong số 60 điểm tắc đã được xác định trên con đường huyết
mạch Bắc - Nam từ Hà Nội đến vĩ tuyến 17.
Và theo họ, nếu đánh sập được cầu Hàm Rồng thì sẽ cơ
bản ngăn chặn được sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam. Tại cuộc
họp khẩn cấp của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ vào đêm ngày 10-2-1965,
Tổng thống Johnson đã quyết định mở cuộc oanh tạc lớn xuống Hàm Rồng
bằng lực lượng không quân hỗn hợp để “bịt đầu mút” và “bẻ gãy cán xoong”
của Bắc Việt Nam.
Để thực hiện chiến dịch có tên “Sấm rền” này, Mỹ đã
dựng mô hình cầu Hàm Rồng ở Hạm đội 7 cho các phi công sừng sỏ luyện
tập ngày, đêm, đồng thời liên tiếp cho máy bay trinh sát, do thám lực
lượng phòng không của ta trước lúc cuộc công kích bắt đầu.
Nhưng quân dân ta ở khu vực Hàm Rồng đã chuẩn bị sẵn sàng.
Ngày đen tối của Không lực Mỹ
Trong hai ngày 3, 4-4-1965, Mỹ đã huy động hàng trăm
máy bay phản lực hiện đại đủ loại từ Hạm đội 7, sân bay Cò Rạt (Thái
Lan) và sân bay Đà Nẵng... đến đánh phá ồ ạt, liên tiếp xuống Hàm Rồng
và các mục tiêu quan trọng phụ cận như Đò Lèn, Phà Ghép.
Không quân Mỹ đã sử dụng tới 174 lần tốp với 454 lần
chiếc máy bay và ném xuống 627 quả bom phá, 58 quả bom nổ chậm (từ 50
đến 1.000 kg)... Riêng ở Hàm Rồng, địch có 85 lần bổ nhào, cắt bom bắn
phá 80 lần, ném 350 quả bom, bắn 149 quả rốc két.
Trong hai ngày thử lửa đầu tiên, các lực lượng pháo
binh, không quân, hải quân, dân quân tự vệ của ta đã hiệp đồng chặt chẽ,
chiến đấu vô cùng dũng cảm, bảo vệ vững chắc cầu Hàm Rồng, bắn hạ 47
máy bay Mỹ.
Đặc biệt, trong trận này, Không quân ta lần đầu xung
trận đã bắn rơi 4 máy bay Mỹ. Ngay sau đó, báo chí phương Tây đã đồng
loạt đăng tin về sự thất bại đau đớn, nhục nhã của đế quốc Mỹ và có tờ
báo đã bình luận: “Đây là ngày đen tối nhất của không lực Hoa Kỳ”.
Hai ngày 3 và 4-4-1965 đã đi vào lịch sử như một chiến
thắng vang dội của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
cũng như trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
Tọa độ lửa
Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không
quân (1965 - 1968 và 1972), Mỹ không ngưng nghỉ tìm cách đánh sập cầu
Hàm Rồng.
Tổng cộng không quân và hải quân Mỹ đã huy động tới
2.857 lần chiếc máy bay hiện đại đủ loại (kể cả “pháo đài bay” B52) để
đánh vào khu vực Hàm Rồng 1.069 trận lớn nhỏ (trong đó đánh trực tiếp
vào cầu Hàm Rồng là 223 trận) và giội xuống đây 7 vạn tấn bom (trong đó
có 11.256 quả bom phá, 94 quả bom nổ chậm, 464 quả bom bi mẹ, 600 quả
tên lửa, 2.860 quả rốc két, 6 quả thủy lôi...).
Nếu tính bình quân thì cứ mỗi người trong khu vực Hàm
Rồng đã phải hứng chịu 70 kg bom đạn. Riêng Nhà máy điện 4-4 cũng hứng
chịu tới 600 tấn bom đạn, còn ở thôn Yên Vực thì bình quân 63 quả bom/1
đầu người và Nam Ngạn là 13 quả/1 đầu người.
Nhưng toàn bộ cố gắng cùng cái gọi là “sức mạnh Hoa Kỳ”
đều trở nên vô nghĩa bởi thế đứng bất diệt của Hàm Rồng. Tính đến năm
1972, quân và dân Hàm Rồng đã bắn rơi 116 máy bay, trong đó có cả “pháo
đài bay” B52 (nếu theo sự công bố của báo chí phương Tây thì số máy bay
Mỹ bị bắn rơi ở Hàm Rồng còn lớn hơn).
Trong cuộc chiến vô cùng ác liệt này, Hàm Rồng đã trở
thành một vùng “Tọa độ lửa” có tính chất chiến lược để thử sức mạnh giữa
Việt Nam và đế quốc Mỹ.
Ngay thời kỳ ấy, một khách nước ngoài khi đến thăm cầu
Hàm Rồng đã phải thốt lên một cách kinh hoàng và thán phục: “Thật kỳ lạ!
Trong lịch sử phá hoại bằng không quân trên thế giới, chưa có chiếc cầu
nào được bảo vệ lâu đến như vậy”.
Một bức ảnh cầu Hàm Rồng được in trong tạp chí không
quân Mỹ với lời chú: “Than ôi! Chiếc cầu vẫn đứng vững!”. Còn đây là lời
nhận xét khách quan của Giáo sư Gerhard Grummer viết trong tài liệu
“Accuastion de la Jungle” (do Uỷ ban Việt Nam bên cạnh Ủy ban đoàn kết Á
- Phi của Cộng hòa dân chủ Đức xuất bản ở Berlin) đã nói hộ chúng ta
một phần sự thật sinh động về cuộc chiến ở Hàm Rồng:
“Trên hàng không mẫu hạm Coral Sea thuộc Hạm đội 7, tôi
nhìn thấy một cái mô hình cầu Hàm Rồng, thường là trước khi tiến hành
cuộc oanh kích, các phi công Mỹ nghiên cứu mô hình này rất tỉ mỉ, tính
toán những góc độ mới để phóng bom.
Nhưng thường mỗi lần làm nhiệm vụ là họ trở về với nỗi
cáu sườn vì lại mất 2, 3, 4 có khi 5 hay 6 người trong họ... Chỉ riêng
các khẩu đội bảo vệ cầu cũng đã hạ đến 200 máy bay kể từ năm 1965. Nhiều
người trong khẩu đội đó đã bị chết, bị bom làm sát thương.
Nhưng một người ngã thì lập tức người khác thay thế
ngay. Ngày hôm nay chỉ còn cầu Hàm Rồng, bị mảnh bom đã vỡ làm cho vặn
vẹo đi, nhưng chiếc cầu này vẫn bất khả chiến bại. Đối với những người
Bắc Việt Nam, đây là hình tượng của sức chống trả mãnh liệt trong chiến
tranh, đây là niềm tin tất thắng...”.
Những anh hùng
Trong những ngày bom đạn khốc liệt nhất, quân dân Hàm
Rồng đã lấy đá trắng xếp trên sườn cao núi Cánh Tiên thành hai chữ
“Quyết Thắng” khổng lồ. Và khi Toà Nhà Trắng huênh hoang tuyên bố sẽ
đánh sập được cầu Hàm Rồng để “đẩy Bắc Việt Nam ra khỏi mặt đường” thì
cũng là lúc ở khắp các trận địa pháo, lại vang lên tiếng hô nhắc lại lời
bất hủ của pháo thủ C4 anh hùng:
“Thà gục trên mâm pháo quyết không để cầu sập” và cũng
là lúc ở phía đội cầu 19/5 cảm tử, thợ hàn Phùng Sanh Vĩ đã thề cùng
đồng đội: “Cầu còn thì mình còn, phải giữ cầu bằng được”. Đó chính là
lời thề sắt son của công - nông - binh Hàm Rồng.
Với sức hút của cuộc chiến đấu, đến cửa Phật cũng mở
rộng để nhà sư Đàm Xuân xông ra trận địa tiếp cơm, tiếp sức cho bộ đội.
Ngôi chùa Mật Đa và đền thờ Chu Nguyên Lương ở Nam Ngạn cũng trở thành
binh trạm để cứu chữa thương binh.
Ở khắp mọi nơi, từ dưới mặt đất hay trên tầng không, từ
nhà máy đến các xóm làng, đồng lúa, dòng sông, đồi núi... ở đâu cũng
đều là trận địa phụt lửa thiêu cháy máy bay Mỹ.
Khi đế quốc Mỹ tập trung mọi tiềm tàng sức mạnh về quân
sự để tiêu diệt sự sống ở Hàm Rồng thì chính ở đây, sự sống lại vươn
dậy và nhân lên hơn bao giờ hết.
Nhà máy điện 4-4 ngay sát cầu - một nơi cũng không tính
hết được số lần bom giội nhưng vẫn hiên ngang như một pháo đài kiên cố
để giữ vững dòng điện cho tỉnh Thanh.
Sự sống của Hàm Rồng còn hiện rõ trên sắc vàng của các
cánh đồng 5 tấn/ha ở Nam Ngạn, Yên Vực, Đông Sơn chi chít hố bom. Và nếu
ai có đến Hàm Rồng thì mới hiểu được những gì nhà thơ Dmitrova người
Bulgary đã viết trong cuốn Ngày phán xử cuối cùng: “Làm ruộng đã thực sự
là một cuộc chiến đấu ác liệt. Nhiều người nông dân đã hy sinh. Một
cuộc chiến đấu sinh tử giành lấy từng bông lúa”.
Đã qua rồi 45 năm sau chiến thắng lịch sử đầu tiên, các
vết thương chiến tranh đã được hàn gắn và nhiều công trình mới đã mọc
lên ở Hàm Rồng. Cả khu vực Hàm Rồng đều thay da, đổi thịt theo hướng
hiện đại hóa, nhưng vẫn giữ được dáng vẻ hùng vĩ và thơ mộng.
Dấu tích của thời chiến tranh vẫn được bảo tồn, phát
huy ở nơi chiếc cầu sắt cũ, và ở trận địa C4 trên cao điểm 54 và Hang
Mắt Rồng, v.v... Với thế hệ hôm nay, Hàm Rồng được xem như một hệ thống
bảo tàng di tích với ý nghĩa, tầm vóc vô cùng to lớn.
Ở khu vực trung tâm phía bờ Nam cầu Hàm Rồng, một quảng
trường lớn với cụm tượng đài chiến thắng và đền thờ các liệt sĩ hy sinh
trong cuộc chiến đấu ở Hàm Rồng được khánh thành đúng vào dịp kỉ niệm
45 năm ngày Hàm Rồng chiến thắng đầu tiên (3, 4-4-1965 – 3, 4-4-2010).
45 năm ngày 47 máy bay bị hạ gục tại đây, Hàm Rồng đã
trở thành một địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách trong ngoài nước với các
chương trình tham quan di tích chiến tranh còn lưu giữ (như cây cầu và
trận địa C4...), trong tổng thể dày đặc các danh thắng, các di tích lịch
sử, văn hóa của các vùng phụ cận và cả xứ Thanh.
tienphong.vn
|
|||||||||||
Nhận xét
Đăng nhận xét