Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

TÂM SỰ VẶT 6

-Đối với mọi xã hội, nhất là những xã hội đang "quân hồi vô phèng" ở thời kỳ "nói theo cộng mà làm theo tư, lòng xanh dần chỉ còn vỏ đỏ"(!), tham nhũng như một bệnh dịch truyền nhiễm khó chuẩn đoán, phòng ngừa, nên rất dễ phát tác và khi đã "lạm phát" rồi thì (ôi thôi!) lây lan và lậm cực nhanh, ở mọi phương diện, từ "vô học" đến "có học", cả vật chất lẫn tinh thần, không chừa bất cứ "ngóc ngách" nào trong xã hội, gây ra những hủy hoại khó lường, mà cũng vô cùng khó trị vì hầu hết bác sĩ cũng là bệnh nhân và "sợ chết", không dám tự "mổ xẻ" mình!
-Quân "thượng đội hạ đạp" ơi, chúng mình nhiễm "hơi bị" nặng rồi đấy! Khẩn trương, dũng cảm, "quên thân" một phen nữa theo truyền thống như đã từng nhé, kẻo không lại mang tội tày đình với Ngàn Năm Văn Vật, để rồi phải chịu nguyền rủa đời đời bởi mai sau hậu thế!
-Than ôi, tôi thương bạn và buồn tôi lắm!
-Ước gì có được "ông tinh tướng", và nếu Trời "phù hộ" thì chỉ cần một "ông" thôi...cũng đủ!
-Có thể ghét họ, nhưng nên xem xét noi gương họ trong đấu tranh kiên quyết chống tham nhũng! Chắc rằng đau lắm nhưng thoát chết và chúng mình sẽ hoàn toàn bình phục, sẽ lại tươi màu đỏ thắm cả thể xác lẫn tâm hồn, để rồi có được những sải chân dài thực sự chắc nịch và chính xác trên bước đường đến với dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ - văn minh!
ĐC
------------------------------------

(ĐC sưu tầm trên NET)

Người hạ gục con hổ tham nhũng Cốc Tuấn Sơn
(Tin tức 24h) - Tướng Cốc Tuấn Sơn, con hổ tham nhũng đầu tiên trong quân đội bị đưa ra xét xử là nhờ quyết tâm của Thượng tướng Lưu Nguyên.
Theo báo Tiền Phong, trước khi Tân Hoa xã chính thức công bố tin Cốc Tuấn Sơn bị khởi tố, tờ “Tân Kinh báo” của Bắc Kinh số ra ngày 28/3 đã bất ngờ đăng bài nhan đề “Bộ Quốc phòng trả lời về thông tin sắp tới quân đội sẽ công bố tình hình quan tham”.
Bài báo tiết lộ những thông tin quan trọng: Vụ án Cốc Tuấn Sơn được phát giác năm 2012, người khởi xướng là Thượng tướng Lưu Nguyên, Chính ủy Tổng bộ hậu cần (TBHC), con trai cố Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ.

Ông Lưu Nguyên đã nói tại một hội nghị nội bộ: “Tình hình tham nhũng ở TBHC rất nghiêm trọng! Dù bị mất chức, tôi cũng quyết đấu tranh một sống một chết với nạn tham nhũng hủ bại!”.
Tin tức cho biết, sau khi nhận được đơn từ tố giác tội lỗi của Cốc Tuấn Sơn, Ủy ban kiểm tra kỷ luật (KTKL) Quân ủy đã cử tổ điều tra về làm việc, nhưng chỉ 3 ngày sau họ đã kết thúc công việc và tuyên bố Cốc Tuấn Sơn “không có vấn đề gì”. Người phụ trách công tác kiểm tra kỷ luật chính là Phó chủ tịch Quân ủy Từ Tài Hậu.

Trước tình hình đó, Chính ủy Lưu Nguyên và Chủ nhiệm TBHC Liêu Tích Long đã mang hồ sơ, chứng cứ phạm tội của Cốc Tuấn Sơn trực tiếp báo cáo vượt cấp lên Chủ tịch Quân ủy Hồ Cẩm Đào.
Cốc Tuấn Sơn trước khi bị bắt
Cốc Tuấn Sơn trước khi bị bắt
Sau khi tìm hiểu, nắm được tình hình cơ bản, Hồ Cẩm Đào đã cùng Phó chủ tịch Tập Cận Bình phê chuẩn kiên quyết điều tra vụ án Cốc Tuấn Sơn. Đúng ngày mồng 5 tết năm 2012, Cốc Tuấn Sơn bị áp dụng biện pháp “song quy” (cách ly để điều tra).
Tuy nhiên, lần này cơ quan thực hiện việc “song quy” không phải là Ủy ban KTKL Quân ủy mà là cơ quan KTKL đảng bên ngoài, phía quân đội chỉ phối hợp.

Sau đó, một loạt cán bộ cao cấp dính líu đến vụ án Cốc Tuấn Sơn bị yêu cầu làm báo cáo giải trình, một số cũng bị “song quy”…Có thông tin cho biết, trong nội bộ quân đội “một số thủ trưởng không đồng tình” với cách chống tham nhũng quyết liệt, trực tiếp chĩa mũi dùi vào cá nhân tướng lĩnh có cấp hàm cao của tướng Lưu Nguyên.
 Họ cho rằng, như thế sẽ liên đới đến quá nhiều người, bất lợi cho sự ổn định của quân đội.
Vụ điều tra kéo dài đến ngày 31/3 vừa qua, trung tướng Cốc Tuấn Sơn, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng bộ Hậu cần quân đội Trung Quốc chính thức bị khởi tố về 4 tội “tham ô, nhận hối lộ, tiêu xài tiền công, lạm dụng chức quyền” và chính thức bị chuyển giao cho toà án quân sự xét xử.

Theo hãng tin Reuters, một trong những tội cụ thể của Cốc Tuấn Sơn là liên quan đến việc mua bán chức vụ và cấp hàm của hàng trăm tướng lĩnh quân đội. Cụ thể, một Đại tá muốn được phong Thiếu tướng phải chi một khoản tiền là 30 triệu tệ (tức 105 tỷ đồng), những cấp chức thấp hơn cũng phải chi hàng trăm ngàn tệ.
Trước đó, hãng tin ChinaDaily ngày 17/1 tiết lộ khối tài sản khổng lồ của trung tướng Cốc Tuấn Sơn . Ngoài hơn 10 căn hộ hạng sang với tổng diện tích hơn 1800m² xung quanh đường vành đai 2 Bắc Kinh, vị tướng trên còn có một tòa biệt thự ở quê nhà tại tỉnh Hà Nam, nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật bằng vàng ròng và nhiều tủ rượu đắt tiền.
Toàn bộ số vàng này, gồm một tượng vàng Mao Trạch Đông, một chiếc thuyền vàng và một bồn rửa bằng vàng đã bị cơ quan điều tra tịch thu. Tòa biệt thự của ông to tới mức dân chúng địa phương gọi nó là “Tòa ông Tướng”.
Báo Bưu điện Hoa Nam đưa tin, phải mất 20 quân nhân chuyên nghiệp trong 2 đêm liên tục kê biên tài sản tịch thu được của một trung tướng hậu cần quân đội và số của cải tịch thu được chất đầy trên 4 xe tải.
Mai Thùy
baodatviet.vn

Người Nga "bật mí" về vụ hạ bệ Chu Vĩnh Khang

(ĐSPL) - Thông tin động trời bị rò rỉ trên mạng và sự im lặng của chính quyền về vụ Chu Vĩnh Khang là "chuyện thường ngày... ở Trung Quốc". 
Nhân vụ tịch biên tài sản và bắt giữ các thành viên gia đình cùng các cộng sự của "Vua tham nhũng" Chu Vĩnh Khang, nhà phân tích Yakov Berger của Viện Viễn Đông (Nga) bật mí về quá trình thông qua quyết định về vụ bê bối tham nhũng lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc này.
Người Nga "bật mí" về vụ hạ bệ Chu Vĩnh Khang  - Ảnh 1

Người Nga "bật mí" về vụ hạ bệ Chu Vĩnh Khang

Theo đài Tiếng nói nước Nga, giới chức Trung Quốc đã tịch thu khối tài sản trị giá 14,5 tỷ USD của thân quyến và các cộng sự của cựu Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang. Đó là các tài khoản ngân hàng, trái phiếu Trung Quốc và nước ngoài, 300 ngôi nhà, các tác phẩm nghệ thuật, hơn 60 xe ô tô. Hơn 300 người thân, các đồng minh chính trị, người được đỡ đầu và cán bộ có liên quan tới ông Chu Vĩnh Khang đã bị bắt giữ hoặc bị thẩm vấn. Bản thân ông bị quản thúc tại gia.
Nếu mở phiên toà xét xử vụ Chu Vĩnh Khang, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ bỏ qua một "quy tắc bất thành văn" ở Trung Quốc: kể từ giữa thập niên 70 thế kỷ trước, các thành viên đương nhiệm và cựu thành viên Thường vụ Bộ Chính trị không bị truy tố hình sự. Tuy nhiên, các nhà chức trách chưa nói gì về vụ Chu Vĩnh Khang. Chuyên viên Yakov Berger nói: “Đây là chuyện bình thường, khi chưa thu thập đầy đủ bằng chứng và chưa nhận được sự đồng thuận của tất cả các nhân vật phải đồng thuận. Ngoài ra, cần phải lựa chọn thời điểm thuận lợi nhất. Trung Quốc không bao giờ vội vàng trong những vụ việc tương tự”.
Trước đây, người bảo trợ chính trị cho Chu Vĩnh Khang là cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân. Xem ra, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhận được sự đồng thuận của các cựu nhà lãnh đạo Trung Quốc. Ông Yakov Berger nói: “Theo tôi, nếu không có sự đồng thuận thì không thể có vụ này. Ông Chu Vĩnh Khang là nhân vật cấp cao. Trước đây chưa có cuộc điều tra tham nhũng liên quan đến những nhân vật cấp cao như vậy. Chưa có trường hợp nào một thành viên Bộ Chính trị bị kỷ luật hoặc truy tố hình sự. Do đó phải có sự đồng thuận trong ban lãnh đạo Trung Quốc, mà trong đó có đại diện các nhóm khác nhau. Mỗi nhóm có người bảo trợ chính trị, thường không phải trong ban lãnh đạo hiện nay mà là trong thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm”.
Đôi nét về "ông trùm" Chu Vĩnh Khang
Trong suốt sự nghiệp của mình, Chu Vĩnh Khang đã góp phần phát triển nhiều mỏ dầu lớn của Trung Quốc như Đại Khánh, Liaohe, Shengli  và những mỏ khí đốt khổng lồ ở Tarim và Tứ Xuyên. Sau khi trở thành người đứng đầu Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC), Chu Vĩnh Khang bắt đầu củng cố và mở rộng quyền lực kinh tế.
Sự nghiệp chính trị của Chu Vĩnh Khang cũng lên “như diều gặp gió”. Chu Vĩnh Khang trở thành Bộ trưởng Đất đai và Tài nguyên vào năm 1998-1999, thời kỳ bộ này được kiểm soát toàn bộ giấy phép khai mỏ và sử dụng đất của Trung Quốc. Sau đó ông này trở thành Bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên. Đến năm 2002, Chu Vĩnh Khang vào  Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất ở Trung Quốc. Trong giai đoạn 2002-2007, Chu Vĩnh Khang là Bộ trưởng Công an Trung Quốc và trong 5 năm tiếp theo, ông này giữ chức Chủ tịch Ủy ban Pháp luật và Chính trị Trung Quốc, cơ quan đầy quyền lực chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ lực lượng hành pháp và tòa án của nước này.
Trong thời gian Chu Vĩnh Khang giữ vị trí “ông trùm an ninh”, ngân sách dành cho lĩnh vực an ninh nội địa của Trung Quốc có lúc đã vượt quá cả ngân sách quốc phòng.
Người Nga "bật mí" về vụ hạ bệ Chu Vĩnh Khang  - Ảnh 2

Quan hệ thân thiết với "ngôi sao ngã ngựa" Bạc Hy Lai đã hủy hoại sự nghiệp chính trị của Chu Vĩnh Khang.

Với tư cách là Bộ trưởng Công an, Chu Vĩnh Khang đã hỗ trợ đắc lực cho chiến dịch “Đả hắc” của Bí thư thành ủy Bạc Hy Lai nhắm vào các băng đảng tội phạm và làm chấn động giới kinh doanh tư nhân ở Trùng Khánh. Tuy nhiên, chính mối quan hệ thân thiết này đã hủy hoại sự nghiệp của Chu Vĩnh Khang, sau khi Bạc Hy Lai bị “ngã ngựa” vào tháng 3/2012. Đây cũng là thời điểm Chu Vĩnh Khang phải nghỉ hưu và vây cánh của ông lần lượt bị loại trừ. 
VĂN LINH 

Nga: Tham nhũng, thân quyến bị tịch thu tài sản

(ĐSPL) - Ủy ban về luật dân sự, hình sự, luật tố tụng trọng tài của Đuma Quốc gia Nga đề nghị tịch thu tài sản của thân quyến của kẻ bị kết án tham nhũng.
Theo đài Tiếng nói nước Nga, biện pháp này sẽ làm cho kẻ tham nhũng cân nhắc nhiều hơn về hậu quả hành vi của mình. Ngoài ra, điều đó sẽ giúp bù đắp thiệt hại do các quan chức lạm dụng quyền lực gây ra.
Nga: Tham nhũng, thân quyến bị tịch thu tài sản - Ảnh 1
Nga: Thân nhân kẻ tham nhũng cũng bị tịch thu tài sản
Ý tưởng tịch thu tài sản kiếm được bằng con đường không chính đáng từ lâu đã được thảo luận ở Nga. Cuối tháng 11/2013, Đuma Quốc gia đã nhận được dự luật về tịch thu tài sản của tội phạm tham nhũng. Sáng kiến này nhận được sự hỗ trợ của điện Kremlin và Viện kiểm toán Liên bang Nga.
Tuy nhiên, những kẻ tham nhũng thường cho người thân đứng tên tài sản, nên khi bị bắt thì có vẻ như hoàn toàn không có gì để bị tịch thu. Về vấn đề này, một số nghị sĩ Nga đề xuất mở rộng phạm vi tịch thu, kê biên tài sản có giá trị của thành viên gia đình kẻ ăn hối lộ. Đây sẽ là một biện pháp bổ sung đối với các viên chức tham nhũng. Nhưng vấn đề khó khăn nhất cần phải tiếp cận tất cả các bên để tìm ra cách thu hồi tài sản tham nhũng được bố trí ở nước ngoài.
Chủ tịch Ban chống tham nhũng quốc gia Nga Kiril Kabanov nói: “Hầu hết các tài sản có nguồn gốc tham nhũng đều bị quan chức Nga tuồn ra nước ngoài. Hàng tỷ USD đang nằm ở  Pháp, Anh… Làm thế nào để lấy lại những tài khoản đó? Có thể tịch thu tài sản về Nga. Nhưng điều này chỉ là một phần nhỏ số của cải bị đánh cắp. Tôi tin rằng chỉ có một cách duy nhất là đưa khái niệm ‘làm giàu bất hợp pháp’ vào bộ luật Liên bang Nga. Để cho tội phạm tự nguyện trả lại những thứ đã ăn cắp, cần phải tuyên xử án tù từ 10 đến 20 năm. Khi một người bị đi tù về tội làm giàu bất hợp pháp, kẻ đó không được ân xá hoặc được thả với bất cứ lý do gì, cho đến khi bồi thường đầy đủ. Và kẻ đó cần biết rằng sẽ phải ngồi tù 10-20 năm”.
Tịch thu tài sản cá nhân với tư cách là hình phạt bổ sung đã từng tồn tại ở Nga cho đến năm 2003, sau đó đã bị hủy bỏ. Nhưng gần đây điều khoản này lại được đưa vào Bộ Luật hình sự.
Cần phải tịch thu tiền bạc và tài sản không chỉ của những kẻ khủng bố và các tội phạm khác, mà còn tịch thu của những người biết về các hoạt động đó, được hưởng lợi và không báo cho các tổ chức thực thi pháp luật. Gần đây Nga đã thông qua quy định cho phép tịch thu tài sản người thân những kẻ khủng bố, nếu tòa án có thể chứng minh nguồn gốc tội phạm. Mấy ngày trước Hạ viện Nga đã nhận được dự luật cho phép tịch thu tài sản của thân nhân tội phạm buôn bán ma túy.
Văn Linh

doisongphapluat.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét