Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

NGUYÊN NHÂN TẤT YẾU, KẾT CUỘC TẤT YẾU 2

(ĐC sưu tầm trên NET)

Trận Ấp Bắc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trận Ấp Bắc
Một phần của Chiến tranh Việt Nam
Chopper wreck at Ap Bac-LF.jpg
Trực thăng của VNCH bị bắn rơi tại Ấp Bắc
.
Thời gian 2 tháng 1 năm 1963
Địa điểm 10°36′32″B 106°3′1″ĐTọa độ: 10°36′32″B 106°3′1″Đ
Ấp Bắc, Việt Nam Cộng hòa UTM Grid XS 29-55[1]
Kết quả Quân Giải phóng chiến thắng
Tham chiến
FNL Flag.svgMặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam Flag of South Vietnam.svgViệt Nam Cộng hòa
Flag of the United States.svgHoa Kỳ
Chỉ huy
Hai Hoàng Bùi Đình Đàm
Huỳnh Văn Cao
John Paul Vann


Lực lượng
350 1.400
Tổn thất
18 chết
39 bị thương
86 chết
108 bị thương
5 trực thăng, 3 xe thiết giáp bị hạ
.
Trận Ấp Bắc là một trận quy mô lớn diễn ra vào giao đọan đầu của cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Hoa Kì với kết quả là chiến thắng lớn đầu tiên của du kích Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam (Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa gọi là Việt Cộng) đối với quân chính quy của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trận này diễn ra vào ngày 2 tháng 1 năm 1963, gần Ấp Bắc thuộc tỉnh Tiền Giang ngày nay, cách Sài Gòn 65 km về phía tây nam.

Hoàn cảnh

Những cuộc giao tranh nhỏ, phát triển trong chiến tranh Việt Nam, đã bắt đầu cuối những năm 50 với chiến dịch chống cộng của Ngô Đình Diệm. Vào thời điểm đó, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã mong muốn cuộc tổng tuyển cử theo Hiệp định Genève, sẽ thống nhất 2 miền Nam Bắc. Điều này bị phá bỏ do viện trợ của Mỹ vào miền Nam ngày càng lớn, và chính sách tránh giao tranh bằng mọi giá
Về mặt này, Diệm đã rất thành công khi giữ cho quân đội của ông ta không hành động, và những cuộc giao tranh quy mô nhỏ bùng nổ khắp miền Nam. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lo lắng về sự can thiệp của Mỹ và từ chối mọi sự viện trợ quân sự, họ yêu cầu những đơn vị Việt Minh miền Nam rút về những miền thôn quê và rừng núi. Thế bí tăng lên, khi quân đội Việt Nam Cộng hòa mất rất nhiều thời gian để tìm tới các khu vực này, nên quân du kích có đủ thời gian để phục kích và rút lui.

Lực lượng

Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã huy động một lực lượng gồm một tiểu đoàn bộ binh của Sư đoàn 7 và 2 tiểu đoàn bảo an, 1 chi đoàn thiết giáp (13 xe M113) và 3 đại đội bộ binh (trong đó có 2 đại đội làm lực lượng dự bị); khoảng 8 máy bay tiêm kích, 20 trực thăng đổ quân và vũ trang, 11 máy bay quan sát và vận tải, 13 tàu xuồng các loại và khoảng 1 tiểu đoàn pháo binh chi viện. Tổng cộng gần 1.800 quân do cố vấn Mĩ chỉ huy.
Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam có 2 đại đội bộ binh và khoảng 30 du kích Ấp Bắc với 1 khẩu súng cối 60mm là hoả lực chi viện

Diễn biến

Quân Giải phóng áp dụng nguyên tắc không bắn máy bay quan sát và chờ xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Lần lượt ba chiếc trực thăng chiến đấu xuất hiện, bắt đầu bắn súng máy và rốc két. Ngay lúc đó, Quân Giải phóng khai hỏa hàng loạt của súng tự động và súng trường từ kênh tưới. Đến trưa họ loại khỏi vòng chiến đấu 5 chiếc trực thăng.
Các toán quân của Sư đoàn 7 Việt Nam Cộng hòa tiến vào ấp từ phía bắc không quay lại để cứu đại đội dự phòng và các tổ lái trực thăng. Đến 12 giờ 15, cuối cùng tiểu đoàn Sài Gòn đến Tân Thới. Rồi trước 13 giờ những chiếc thiết giáp M113 tiến lại dần dần trên đồng ruộng. Quân Giải phóng không có vũ khí chống tăng, không thể chiến đấu chống M113 có hiệu quả. Để cố truyền cho các toán quân can đảm đứng lên chống xe bọc thép với vũ khí nhẹ và lựu đạn, các huấn luyện viên đã lên một bản danh sách những điểm yếu của xe bọc thép: người bắn súng máy trên đỉnh đứng sau giá súng để lộ từ thắt lưng trở lên hoặc có thể bắn trúng lái xe qua khe ngắm, những chiến sĩ dũng cảm thì có thể tiếp cận rồi ném lựu đạn lên nóc xe. Các chỉ huy cũng đã truyền thụ cho chiến sĩ tập trung bắn vào M113 như đã bắn máy bay. Mỗi tiểu đội hoặc trung đội phải chọn chiếc xe gần nhất bắn tập trung vào đấy.
Sau một ngày chiến đấu, với 5 đợt tấn công bằng những phương pháp tác chiến "tân kì" nhất như thiết xa vận, trực thăng vận, bủa lưới phóng lao... từ nhiều hướng, kể cả đổ bộ đường không bằng nhảy dù, song quân đội VNCH đều bị đẩy lùi. Kết quả trong trận này quân VNCH có 83 người thiệt mạng trên tổng số gần 200 lính thương vong, 3 cố vấn Mỹ bị giết và 16 cố vấn, phi công Mỹ bị thương. Phía QGP có 18 người chết.
Lúc 22 giờ cùng ngày, quân Giải phóng theo hàng dọc rút về hướng căn cứ Đồng Tháp Mười. Dân quân địa phương và nông dân Ấp Bắc, Tân Thới đã hỗ trợ họ trong suốt cuộc chiến cũng đi theo một con đường khác về chỗ trú ẩn trong những rừng dừa lân cận. Đi đầu là các toán quân chủ lực của Tiểu đoàn 261 đã chống cự ở ấp Bắc. Quân địa phương của Tiểu đoàn 514 đi đoạn hậu với một trung đội bảo vệ phía sau. Hàng quân tiếp tục đi đến một chỗ lội qua sông, tiến lên không bị phát hiện và về đến trại lúc 7 giờ sáng.

Tượng đài chiến thắng Ấp Bắc.
Nhà báo Neil Sheehan viết: "Họ đã làm được nhiều hơn việc thắng một trận, mang về một thắng lợi theo kiểu Việt Nam cũng như tổ tiên họ đã làm từ nhiều thế kỷ. Họ đã chiến thắng quân địch mạnh hơn họ... 350 Việt cộng đã giữ vững trận địa và hạ nhục một quân đội hiện đại với quân số lớn gấp bốn lần, trang bị xe bọc thép, trọng pháo, trực thăng và máy bay ném bom. Để đối chọi, vũ khí mạnh nhất của họ là một khẩu súng trường nhỏ, cỡ 60, được xem là vô dụng. Họ có 18 người chết và 39 bị thương, thiệt hại tương đối nhẹ trong cuộc chiến mà người Mỹ và những người Việt Nam do họ bảo vệ đã dội vào nhiều nghìn loạt đạn súng thường và súng máy hạng nặng, 600 đạn súng cối, napalm và bom cùng những quà tặng khác chở trên 13 máy bay và năm trực thăng chiến đấu. Riêng những chiếc Huey đã trút xuống hàng cây Ấp Bắc 8400 viên đạn súng máy và một trăm rốc két. Với vũ khí hạng nhẹ, Việt cộng đã gây gấp bốn lần thiệt hại cho họ, giết được khoảng 80 lính Sài Gòn, làm bị thương hơn 100; ba người Mỹ chết và 8 người khác bị thương, 5 chiếc trực thăng bị bắn hạ. Việt cộng gây ra những tổn thất ấy mà tiết kiệm đạn dược. Từ những loạt đạn đầu bắn nhau với quân bảo an cho đến những loạt cuối cùng với lính dù, họ chỉ dùng khoảng 5000 đạn súng thường và súng máy."
Cố vấn Mỹ John Paul Vann thì nhận xét sau trận đánh: “Họ [quân Giải phóng] thật dũng cảm, họ đã cho chúng ta một hình ảnh đẹp về bản thân họ ngày hôm nay”.
Thất bại của Mĩ và quân đội Sài Gòn trong trận này không chỉ là một thất bại thuần tuý về chiến thuật mà còn mang ý nghĩa chiến lược, đã làm rung chuyển giới báo chí Mĩ, làm cho nhân dân Mĩ quan tâm hơn đến cuộc chiến tranh Việt Nam. Chiến thắng của QGP tại Ấp Bắc đã đánh dấu sự thất bại của chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ tại miền Nam Việt Nam.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 00:12, ngày 17 tháng 11 năm 2013.


Người chỉ huy trực tiếp trận Ấp Bắc

Trong trận Ấp Bắc (2-1-1963), lực lượng của ta được đặt dưới sự chỉ huy chung của Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 261 Võ Văn Hoàng (Hai Hoàng) và chỉ huy trực tiếp tại trận địa là Đại đội trưởng Đại đội 1, Tiểu đoàn 261 Đặng Minh Nhuận (còn có tên là Đoàn Triết Minh, Nguyễn Bảy hay Bảy Đen).
Đặng Minh Nhuận sinh năm 1932 ở xã Long Châu, huyện Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long (nay là phường 3, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long), trong một gia đình sinh sống bằng nghề công thương, được người chú ruột là Đặng Văn Thiềng giáo dục, giác ngộ lý tưởng cách mạng.
Năm 1948, lúc mới 16 tuổi, Đặng Minh Nhuận tham gia lực lượng võ trang chống Pháp tại địa phương, chiến đấu trên chiến trường Vĩnh Long và lập được nhiều chiến tích xuất sắc. Năm 1949, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).
Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, sau đó được cấp trên bố trí vào học trường sĩ quan lục quân. Sau khi hoàn thành khóa học với loại xuất sắc; năm 1958, ông làm công tác biên phòng tại vùng biên giới Việt - Trung.
Năm 1962, mặc dù có vợ và các con còn nhỏ dại, ông đã gạt bỏ tình riêng, đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên hết, tình nguyện vượt Trường Sơn, trở về miền Nam chiến đấu. Trong quyển Nhật ký, ông nêu quyết tâm: “Phải san bằng mọi bất công, phải xây dựng cuộc sống mới, dù phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng!”. Trên đường đi, tuy trải qua nhiều gian khổ, nhưng ông vẫn luôn lạc quan, viết nhật ký và làm thơ, phản ảnh phẩm chất kiên cường, bất khuất và tinh thần lãng mạn cách mạng của “Anh bộ đội Cụ Hồ”.
Đặc biệt, đối với các con, ông luôn dành tình thương yêu sâu đậm. Trong Nhật ký, ông viết: “Bên ngoài thì nói cười cho khuây khỏa để chiến đấu, chớ nhiều đêm nhớ các con, ba rơi nước mắt! Ba hứa với các con sẽ làm tròn nhiệm vụ đảng viên, một cán bộ quân đội, không bao giờ để các con phải nhục vì có một người cha không xứng đáng. Ba mong sau này các con khôn lớn, nếu ba có hy sinh rồi, các con nhớ làm tròn nghĩa vụ của mình đối với đất nước quê hương. Gởi các con nhiều cái hôn!”.
Cuối năm 1962, ông nhận nhiệm vụ tại chiến trường Khu Trung Nam bộ (Khu 8) với quân hàm trung úy, Đại đội trưởng Đại đội 1, Tiểu đoàn 261 chủ lực Quân khu 8.  Ngày 1-1-1963, ông chỉ huy bộ đội hành quân về Ấp Bắc (nay thuộc xã Tân Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) để chuẩn bị tấn công ấp chiến lược Giồng Dứa (nay thuộc xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).
Dò biết hoạt động của quân ta, ngày 2-1-1963, địch mở cuộc càn mang tên “Đức Thắng 1/63”, huy động một lực lượng hùng hậu, với trang bị hiện đại, đông hơn bộ đội ta gấp hàng chục lần, gồm 3 tiểu đoàn của sư đoàn 7, 1 chiến đoàn Bảo an tỉnh Định Tường, 1 tiểu đoàn dù thuộc lực lượng tổng trù bị chiến lược của Bộ Tổng Tham mưu quân đội Sài Gòn, một số đại đội biệt kích, dân vệ, 3 tàu chiến, 1 chi đoàn xe thiết giáp M.113, 15 máy bay trực thăng đổ quân, 5 máy bay trực thăng chiến đấu, 8 máy bay ném bom, 7 máy bay vận tải, 4 máy bay L.19 thám thính và chỉ huy, 10 khẩu pháo hạng nặng … mở cuộc tấn công với quy mô lớn vào Ấp Bắc.
Lúc bấy giờ, Mỹ đang cho thực hiện chiến thuật tân kỳ “trực thăng vận” và “thiết xa vận” ở miền Nam, nhằm “bao vây hợp điểm”, “bủa lưới phóng lao” để tiêu diệt bộ đội và du kích của ta. Trong thực tiễn, với chiến thuật này, quân đội Sài Gòn đã gây cho ta không ít khó khăn.
Trong ngày này, địch điên cuồng mở 5 cuộc tấn công hết sức ác liệt vào trận địa do đại đội 1 trấn giữ. Nhưng dưới sự chỉ huy tài giỏi và dũng cảm của ông, bộ đội ta đã đánh bại tất cả các đợt xung phong của địch. Đến 18 giờ cùng ngày, địch buộc phải rút lui.
Các tướng lĩnh thắp hương tưởng niệm 3 Chiến sĩ gang thép. Ảnh: Trọng Tấn
Các tướng lĩnh thắp hương tưởng niệm 3 Chiến sĩ gang thép. Ảnh: Trọng Tấn
Với việc chỉ huy bộ đội trụ lại, bám địch và đánh bọn chúng suốt cả ngày, ông và các chiến sĩ giải phóng quân đã sáng tạo ra một chiến thuật mới là “Cắm cọc phá lưới, bám trụ bẻ lao” nhằm đối phó có hiệu quả chiến thuật “Bủa lưới phóng lao” của địch. Nguyễn Minh Tua, người chiến sĩ tham gia chiến đấu trong trận Ấp Bắc, sau này được tuyên dương “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” nói về người Đại đội trưởng của mình: “Suốt ngày chiến đấu trận Ấp Bắc, anh Bảy Đen vẫn mặc bộ đồ ka-ki mùa thu (màu xanh) không ướt, không dính sình. Chỉ huy tác chiến ngoài mặt trận, anh luôn thể hiện tài năng, xử lý tình huống bình tĩnh, gan dạ, đặc biệt là bắn tỉa rất giỏi…”.
Tại Đại hội Chiến sĩ thi đua toàn miền Nam năm 1963, Quân ủy Miền đánh giá về ông như sau: “Trong trận Ấp Bắc, dưới sự chỉ huy của Đặng Minh Nhuận, đại đội 1 cùng với quân và dân Ấp Bắc đã đánh bại chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận trên chiến trường đồng bằng sông Cửu Long, tạo nên khí thế mới trong phong trào thi đua diệt máy bay trực thăng và xe bọc thép của địch trong toàn quân khu. Với cương vị chỉ huy, Đặng Minh Nhuận đã thể hiện tư tưởng tiến công kiên quyết, linh hoạt, táo bạo và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.
Chiến thắng Ấp Bắc đã làm phá sản chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận”, con át chủ bài trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam, tạo điều kiện cho phong trào du kích chiến tranh của nhân dân miền Nam được phát triển mạnh mẽ; và nói như cố Tổng Bí thư Lê Duẩn thì “kể từ trận Ấp Bắc, Mỹ đã thấy không thể thắng được ta trong chiến tranh đặc biệt”.
Sau chiến công vang dội này, ông còn chỉ huy đơn vị đánh thắng nhiều trận khác trên địa bàn tỉnh Mỹ Tho, khiến cho quân địch vô cùng khiếp đảm. Ngày 30-8-1963, ông chỉ huy bộ đội tiến công và tiêu diệt đồn Thạnh Nhựt (nay thuộc huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang). Nhưng thật không may, ông bị thương nặng và đã anh dũng hy sinh. Trước lúc lìa trần, ông đã nói lời cuối cùng vô cùng cảm động với đồng đội: “Cho tôi gởi lời thăm đến Bác Hồ. Chúc các đồng chí ở lại mạnh khỏe. Các con, ba đã làm tròn nhiệm vụ”.
Ngày 20-12-1994, ông được Nhà nước truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
NGUYỄN PHÚC NGHIỆP -
HỒ THỊ DIỄM HÀ
http://baoapbac.vn
 

Phạm Xuân Ẩn qua mặt quân Mỹ trong trận Ấp Bắc ra sao?

    (VTC News) – Với vỏ bọc là phóng viên quốc tế, Phạm Xuân Ẩn đã lập công lớn khi lấy được những báo cáo chiến lược quan trọng góp phần vào chiến thắng Ấp Bắc.
    Trước khi Mỹ tăng cường lực lượng ở khu vực xung quanh Củ Chi, Ẩn thường tới căn cứ của Việt Cộng để thảo luận về các báo cáo của ông và nhận nhiệm vụ mới. Ẩn thực hiện các chuyến đi này theo một cách rất lạ.

    Ông để ria mép và tóc khá dài nhằm che giấu diện mạo cũng như tạo vỏ bọc cho sự vắng mặt của mình. Ông nói với các đồng nghiệp ở Time rằng 'giáo sư tình dục học' sẽ đi nghỉ ba ngày ở Huế, nơi có nhiều gái đẹp mê vẻ ngoài nghệ sỹ và phong cách lập dị.

    'Chuyện để ria mép là tôi học được từ CIO, không phải kỹ thuật để ria mà là nghiệp vụ phát hiện Việt Cộng'
    , Ẩn giải thích:

    'CIO thường tới Củ Chi dò hỏi người dân xem họ có thấy người lạ nào tới đây không. Nếu người ta thấy tôi rồi miêu tả lại cho CIO thì họ cũng không nhận ra, vì nhân viên CIO khi đó sẽ ghi chú là có một người lạ để ria mép. Trên đó không ai biết tên tôi, nên họ chỉ miêu tả hình dáng'.
    Điều gì sẽ xảy ra nếu ai đó ở Sài Gòn nhớ ra rằng ông đã để ria mép, tôi hỏi. Ông cười lớn và nói rằng đến lúc thông tin đó được chuyển xuống Sài Gòn cho CIO và họ đi tìm một ai đó phù hợp với miêu tả, thì ông có thể đã từ Huế về lâu rồi và chẳng ai nghi ngờ chuyện này cả, nhưng nếu thực sự họ nhớ ra chuyện để ria, thì ông có thể đáp:

    'Các ông nói gì thế? Tôi không có ria mép. Nhìn xem này, có đâu? Tôi ra Huế để kiếm gái đẹp, chứ đâu có lên Củ Chi tìm Việt Cộng.

    Rồi tôi có thể bảo họ tới hỏi ông Nguyễn Cao Kỳ xem – ông ta cũng để ria mép đấy, có lẽ ông ta đã tới Củ Chi!'
    Chứng cứ ngoại phạm này ông chưa bao giờ phải dùng tới.

    Tôi hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu nhân viên CIO phát hiện ông ở Củ Chi, Ẩn đáp, 'Vậy thì tôi chết chắc'. Khi tôi đọc tài liệu miêu tả Ẩn của William Prochnau, tôi đã thấy rõ tính hiệu quả của vỏ bọc mà Ẩn tạo ra. 'Ẩn có thể tinh giản các thủ tục, xử lý nhanh thông tin để có thể vừa nói chuyện thi ca và triết học vừa hoàn tất bài báo đúng hạn.

    Có một trợ tá người Việt là rất quan trọng, và Ẩn là trợ tá xuất sắc nhất, ngay cả khi Ẩn biến mất một vài ngày thì ai cũng nghĩ rằng ông này đang có cuộc tình vụng trộm ở đâu đó'.


    Điều vẫn còn bí ẩn đối với tôi là trong khi rất nhiều người biết được những lần biến mất có tính chu kỳ của Ẩn thì bằng cách nào mà ông lại không bao giờ bị cảnh sát hay lực lượng an ninh, vốn luôn sục tìm những người như ông, bắt gặp.

    Có lẽ là ông cực kỳ may mắn hoặc câu chuyện vỏ bọc của Ẩn như là một người huấn luyện chó, dân chơi chim quý, hay thậm chí là một gã đào hoa lãng tử cũng đủ để thuyết phục mọi người không dõi theo hành tung của ông.
    Phạm Xuân Ẩn qua mặt quân Mỹ trong trận Ấp Bắc ra sao?
    Phạm Xuân Ẩn tạo vỏ bọc như là một người huấn luyện chó, dân chơi chim quý, hay thậm chí là một gã đào hoa lãng tử .
    Hoạt động nổi dậy ở miền Nam gia tăng mãnh liệt. Vào nửa cuối năm 1959, mỗi tháng trung bình có hơn một trăm vụ tấn công do các đơn vị du kích nhỏ thực hiện nhằm vào trạm kiểm soát và tháp canh của chính quyền.

    Số vụ ám sát quan chức chính phủ, cảnh sát và chức sắc làng xã tăng hơn gấp đôi. Số vụ bắt cóc cao kỷ lục. Tại nhiều khu vực ở Đồng bằng sông Mê Kông và Cao nguyên Trung phần, nhiều cuộc 'đồng khởi' đã nổ ra tại những làng xã không được kiểm soát.

    Bạo động và biểu tình lớn do Việt Công tổ chức lan rộng và thường châm ngòi cho các cuộc đàn áp khốc liệt của chính phủ. Một 'Báo cáo tình báo đặc biệt' vào tháng 8 năm 1960 đưa ra nhận xét cho rằng đợt bùng nổ này 'cho thấy sự gia tăng tâm lý bất bình đối với chính phủ của Diệm'.

    Quân lực Việt Nam Cộng hòa không được chuẩn bị tốt để đối phó với đợt bùng nổ các hoạt động du kích này. Từ năm 1954 đến 1960, hai người đứng đầu của MAAG, tướng John W. 'Iron Mike' O’Daniel và Trung tướng Samuel T.

    'Hanging Sam' Williams, chủ yếu tập trung vào việc ngăn chặn các cuộc tấn công chính quy từ bên kia vĩ tuyến 17 và không bao giờ cho rằng các cuộc nổi dậy nội tại có thể đe dọa ổn định ở miền Nam Việt Nam.

    Bộ binh cơ động nhẹ của Việt Nam Cộng hòa đã được tổ chức lại thành các sư đoàn bộ binh để tương thích với nhiệm vụ và cơ cấu của các kế hoạch quốc phòng Mỹ.

    Quân lực Việt Nam Cộng hòa được trang bị các phương tiện cơ bản của lục quân, và các cố vấn Mỹ huấn luyện cho họ kỹ năng về chiến tranh chính quy, xuất phát từ lo ngại về viễn cảnh Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức một cuộc tấn công như họ đã từng thực hiện để đánh bại người Pháp vào năm 1954 hoặc cuộc tấn công của Bắc Triều Tiên xuống Nam Triều Tiên vào năm 1950…

    Nhiệm vụ của ông Ẩn là phân tích các chiến thuật mới để những nhà lãnh đạo quân sự Cộng sản có thể xây dựng các đối pháp. 'Họ tin tưởng tôi nên đưa cho tôi những tài liệu này, kể cả ông Tuyến', ông Ẩn nói.

    'Vì thế tôi đọc tất cả, nói chuyện với các cố vấn Mỹ và bạn bè tôi vừa đi huấn luyện về, rồi tôi viết báo cáo, chỉ có vậy thôi. Khi mà tôi đã có tài liệu rồi thì mọi chuyện trở nên đơn giản…

    Tất cả những gì tôi làm là đọc tài liệu của họ, tham dự các buổi họp báo, lắng nghe người ta nói, đưa ra sự phân tích và sau đó gửi báo cáo vào rừng. Tôi không biết điều gì xảy ra tiếp sau đó cho tới mãi nhiều năm về sau'.


    Trong giai đoạn 1961 – 1965, ông Ẩn đã gửi đi hầu như mọi tài liệu quan trọng liên quan đến kế hoạch quân sự và dân sự phục vụ các chiến dịch ở miền Nam. 'Nhiệm vụ cho trận Ấp Bắc là cung cấp thông tin về chiến thuật'. Ông Mai Chí Thọ, người đã huy động tiền để Ẩn đi Mỹ học, cho biết:

    'Ông Ẩn đã cho chúng tôi biết những chiến thuật mới mà người Mỹ đang triển khai, vì thế chúng tôi đã có thể phát triển phương án đối phó.

    Những người khác đã xây dựng kế hoạch mới để triển khai các phương án đối phó ấy, và sau đó những người khác nữa chiến đấu anh dũng tại Ấp Bắc, nhưng chính ông Ẩn là người cung cấp những tài liệu và báo cáo giúp thực hiện thành công chiến thuật'.


    Ẩn cũng nói với tôi điều tương tự khi chỉ cho tôi bản sao luận thuyết năm 1732 của Saxe: 'Phân tích chiến lược cũng đòi hỏi phải am hiểu chiến thuật'.

    'Nhiệm vụ của tôi trong giai đoạn này là giúp họ hiểu được phương thức mới của Mỹ về chiến tranh đặc biệt để họ triển khai chiến thuật mới. Tôi cung cấp bản phân tích; những người khác quyết định cách đánh và nơi đánh'…


    'Năm 1962, Hai Trung gửi ra hai mươi bốn cuộn phim của tất cả các kế hoạch liên quan tới chiến lược Chiến tranh Đặc biệt của Mỹ',
    Mười Nho, cấp trên trực tiếp của Ẩn hồi đó, kể.

    'Trong đó bao gồm kế hoạch tổng thể của cuộc chiến, các tài liệu về xây dựng lực lượng quân sự, sự hỗ trợ của quân Mỹ, kế hoạch lập ấp chiến lược, kế hoạch tái chiếm vùng giải phóng và kế hoạch củng cố lực lượng ngụy quân bằng trang thiết bị quân sự của Mỹ'.
    Ông Mười Nho tự tay rửa phim; và ông run lên khi thấy toàn bộ báo cáo của Staley và Taylor hiện ra trước mặt. 'Có cả tỷ đôla cũng không thể mua được những tài liệu như vậy.

    Việc hiểu địch đã giúp ta có kế hoạch chủ động đối phó, các đợt càn quét dữ dội của quân ngụy sau đó hầu hết chỉ nhằm vào chỗ trống… Thất bại hoàn toàn trong trận Ấp Bắc đã buộc Mỹ phải chấm dứt theo đuổi kế hoạch chiến tranh đặc biệt và tìm kiếm một chiến lược mới'.


    Khi tôi hỏi Mai Chí Thọ rằng ông ta đánh giá đóng góp nào của Phạm Xuân Ẩn là quý giá nhất, ông ta đã khiến tôi ngạc nhiên khi nói, 'Ông Ẩn gửi cho chúng tôi mọi thứ về chương trình bình định hóa, ấp chiến lược, nhờ đó mà chúng tôi có thể lập đối pháp để đánh bại họ'.

    Nhưng ông Ẩn đã không nhận được huân chương nào cho các hoạt động đó, tôi bảo. Ông Thọ cười. 'Còn rất nhiều công trạng mà ông Ẩn lập nên xứng đáng được thưởng huân chương nữa, nhưng tôi cho rằng đây là đóng góp quan trọng nhất bởi tầm chiến lược của nó'…
    Ngày 28 tháng 12 năm 1962, Sư đoàn 7 Bộ binh Việt Nam Cộng hòa, đóng tại Đồng bằng sông Mê Kông, được lệnh thu giữ một máy truyền sóng vô tuyến của PLAF (Quân Giải phóng nhân dân) hoạt động gần làng Ấp Bắc, vốn đang được một đơn vị Việt Cộng nhỏ với chừng 120 tay súng bảo vệ.

    Cố vấn cấp cao người Mỹ của Sư đoàn 7 Quân lực Việt Nam Cộng hòa là John Paul Vann, người đã ở Việt Nam trong tám tháng và chưa từng giáp mặt kẻ thù. Trung tá lục quân Vann là một trong những nhân vật huyền thoại của Chiến tranh Việt Nam. Ông tử nạn trong một vụ rơi trực thăng tại Việt Nam vào ngày 9 tháng 6 năm 1972.

    Vann ngứa ngáy muốn tham gia trận đánh để ông ta có thể đánh giá xem các tư lệnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã hấp thu các bài huấn luyện của ông tới mức nào. Ở phía bên kia, viên tư lệnh Việt Cộng cũng đã chuẩn bị giáng một đòn vào các máy bay trực thăng Mỹ.

    Sự xuất hiện của đại đội trực thăng vận đầu tiên của Mỹ vào tháng 12 năm 1961 đã gây ra nhiều khó khăn cho du kích quân, tương tự như các 'trận càn' bạo liệt do Quân lực Việt Nam Cộng hòa thực hiện vào ban ngày quét qua các làng mạc để truy bắt Quân giải phóng.

    'Lúc bấy giờ chúng tôi không biết cách nào để chống lại trực thăng và thiết xa', ông Mai Chí Thọ nói với tôi. 'Ông Ẩn đã cung cấp các thông tin giúp chúng tôi xây dựng một lối đánh ở tầm chiến thuật'.
    Phạm Xuân Ẩn qua mặt quân Mỹ trong trận Ấp Bắc ra sao?
    Trực Thăng Mỹ tham gia một trận quét vào vùng giải phóng. 
    Giờ đây, được trang bị một kế hoạch chiến lược mới, Quân giải phóng đã sẵn sàng chọi lại trực thăng. Vài tuần trước, để tính toán tầm bắn hiệu quả nhất, họ đã tập luyện tại vùng Đồng Tháp Mười với mục tiêu là mô hình trực thăng Shawnee và Huey làm bằng giấy bìa gắn trên cọc tre để mô phỏng các đặc điểm bay của chúng.

    'Một trong những sự kiện hiếm hoi, trong cuộc xung đột với những chuỗi đụng độ dường như không bao giờ ngơi nghỉ vốn có vẻ như không có ý nghĩa thực chất nào, sắp sửa xảy ra – đó là một trận đánh quyết định có thể ảnh hưởng tới cục diện của cuộc chiến tranh', Neil Sheehan viết. 'Giờ đây Việt Cộng đang vùng dậy chiến đấu'.
    Tin tức tình báo của Vann đã sai; không phải là một đại đội 120 người, ông ta đã đối mặt với Tiểu đoàn 261 chính quy của Việt Cộng với 320 quân được sự hỗ trợ của 30 dân quân. Nhưng Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn vượt trội về số lượng lẫn phương tiện.

    Một tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 7 Bộ binh gồm 330 binh sĩ, được yểm trợ bởi hai tiểu đoàn bảo an và một đại đội gồm mười ba xe thiết giáp chở quân M-113, thêm vào đó là một đại đội bộ binh cùng xe bọc thép chở quân (APC) mười tấn được Việt Cộng gọi là 'rồng xanh'. Tổng quân số lên tới hơn 1.000 người.

    Mới bước vào trận, quân Việt Nam Cộng hòa ngay lập tức đã hứng chịu tổn thất về nhân mạng và các sĩ quan chỉ huy đã gọi quân tiếp viện từ làng Tân Hiệp gần đó. 'Mười trực thăng Shawnee và năm trực thăng tấn công Huey thế hệ mới' bay đến.

    Khi chúng vừa tới Ấp Bắc, chiếc lưới đã được bủa ra với hàng loạt đạn được bắn lên từ dưới các hàng cây trên bờ đê. Trong vòng vài phút, mười bốn trong số mười lăm trực thăng bị bắn trúng, bốn chiếc rơi, trong đó có một chiếc Huey, và ba người Mỹ thiệt mạng.

    Quân Việt Nam Cộng hòa vẫn còn cơ hội cứu vãn tình hình bởi Việt Cộng đã bị bao vây và lối rút quân duy nhất là băng qua cánh đồng phía đông. Vann vội điều động thiết xa nhưng Diệm trước đó đã ban lệnh rằng không ai được tham chiến nếu không được Sài Gòn trực tiếp chuẩn thuận.

    Ông cũng chỉ đạo tất cả tư lệnh các quân đoàn và sư đoàn là phải tránh tổn thất lớn về nhân mạng. Ai không tuân theo chỉ thị đơn giản này sẽ không được thăng cấp. Viên tư lệnh Việt Nam Cộng hòa ở đấy đã không chấp hành chỉ đạo của Vann về việc bít đường rút quân của Việt Cộng. Khi hoàng hôn xuống, quân Việt Cộng rút lui.

    Vann coi trận này là bằng chứng cho thấy đội quân mà ông được giao nhiệm vụ huấn luyện kém năng lực một cách tệ hại. 'Một thành tích quá tồi tệ. Những người này không chịu nghe lệnh. Bọn họ cứ lặp đi lặp lại những lỗi chết tiệt'.

    Trận đánh cho thấy những binh sĩ chiến đấu cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa sẽ chết uổng mạng nếu đặt họ dưới sự chỉ huy của mấy viên tướng bất tài và chuyên nịnh hót mà Diệm đã đưa vào các vị trí chủ chốt.

    'Trận Ấp Bắc đã bộc lộ cái chính sách thăng tiến và bổ nhiệm vào thành phần lãnh đạo Quân lực Việt Nam Cộng hòa mà chỉ dựa vào lòng trung thành với Diệm chứ không dựa trên năng lực nghiệp vụ là hoàn toàn sai lầm',
    ông Ẩn nói với tôi.

    Tướng Huỳnh Văn Cao, người được Diệm tin tưởng là nhân vật trung thành nhất với gia đình họ Ngô và đã được thăng cấp rất nhanh, đã bộc lộ cả sự bất tài và hèn nhát.

    'Ông Diệm có những vị tướng chưa bao giờ hoàn thành nhiệm vụ nhưng vẫn được thăng cấp bởi họ từng hôn tay Nhu và Diệm. Ấp Bắc là nơi những con gà trống đầu tiên về nhà',
    Ẩn nói kèm theo nụ cười và nhìn vào bộ sưu tập chim của ông.

    Báo cáo tổng kết trận chiến của Vann là bản cáo trạng đối với tư lệnh ở tất cả các cấp vì họ đã không hành động quyết đoán và không khích lệ binh sĩ của mình.

    Cố vấn cấp cao của Mỹ, Đại tá Daniel B. Porter, coi Báo cáo tổng kết này 'có lẽ là bản nhiều tư liệu nhất, toàn diện nhất, có giá trị nhất và tiết lộ nhiều vấn đề nhất trong tất cả các bản báo cáo' từng được trình lên trong năm vừa qua.
    Phạm Xuân Ẩn qua mặt quân Mỹ trong trận Ấp Bắc ra sao?
    Máy bay tấn công Mỹ bị bắn rơi trong trận Ấp Bắc - Ảnh: Tư liệu, sách Điệp viên Hoàn hảo X6 
    Không thể đánh giá thấp ý nghĩa của trận Ấp Bắc đối với Quân giải phóng ở miền Nam và uy tín của Ẩn tại Hà Nội. Ấp Bắc trở thành một lời hiệu triệu, và Trung ương cục miền Nam đã phát động một phong trào 'Thi đua Ấp Bắc' trên khắp miền Nam Việt Nam.

    Báo cáo đánh giá tình báo đặc biệt của CIA vào ngày 17 tháng 4 năm 1963 kết luận rằng 'Việt Cộng đã cho thấy họ là một kẻ thù đáng gờm và là lực lượng du kích hiệu quả… Họ đã chứng tỏ sự linh hoạt trong việc điều chỉnh chiến thuật để đối phó với mô thức chiến dịch kiểu mới của Nam Việt Nam…

    Một nhân tố quan trọng góp phần vào thành công này chính là hệ thống tình báo hiệu quả của họ. Những người mật báo và có cảm tình với họ có mặt khắp vùng nông thôn, và rõ ràng Việt Cộng đã duy trì được mạng lưới tình báo phủ sóng ở mọi cấp trong hệ thống quân sự và dân sự của Nam Việt Nam'.


    Có lẽ đánh giá rõ ràng nhất là bản Báo cáo tổng kết sau trận Ấp Bắc của chính Quân giải phóng, thường được biết đến với tên gọi 'Tài liệu Việt Cộng về Trận Ấp Bắc, ngày 2 tháng 1 năm 1963'.

    Tài liệu này thu được từ đối phương và được dịch ra tiếng Anh rồi lưu hành tại tổng hành dinh của MACV vào cuối tháng 4 năm 1963.

    Phía Việt Cộng coi trận chống càn vào ngày 2 tháng 1 năm 1963 là một 'thắng lợi to lớn của quân và dân ta… Chiến thắng trong trận chống càn Ấp Bắc cho thấy quân ta đã lớn mạnh về kỹ và chiến thuật… Thắng lợi này cũng cho chúng ta thấy rõ các lợi điểm về chiến thuật của kẻ thù'.
    Với những đóng góp trong trận Ấp Bắc, Ẩn về sau đã nhận Huân chương Chiến công đầu tiên trong bốn huân chương loại này mà ông được trao tặng.

    Chỉ có hai tấm huân chương được trao tặng cho trận đánh vào thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh này, một được trao cho Nguyễn Bảy, một chỉ huy thuộc Quân giải phóng nhân dân, và tấm còn lại được trao cho phóng viên của Reuters, Phạm Xuân Ẩn, vì những báo cáo mà ông gửi về đã giúp thay đổi tính chất của cuộc chiến. 


     

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét