ĐIÊN RỒ TRONG VÒNG DANH LỢI 16
-Trong tình cảnh dân nghèo, nước yếu mà vung vít chỉ để "mua vui cũng được một vài trống canh" chứ không đem lại lợi ích sát sườn và thiết thực nào cho dân cho nước thì thật là tội lỗi!
-Trước nay, hình như xây dựng là lĩnh vực ăn tàn phá hại đất nước nhiều nhất.
-"Bất chiến tự nhiên thành" có khi chỉ là "thắng lợi vang dội" của một lũ mà nếu cắm thêm sừng lên đầu nữa là thành những con bò trên đấu trường ở Tây Ban Nha!
-Đám tham quan lại nhũng trong xây dựng chắc đang khấp khởi mừng thầm!
ĐC
------------------------
(ĐC chép từ http://vnexpress.net)
-Trước nay, hình như xây dựng là lĩnh vực ăn tàn phá hại đất nước nhiều nhất.
-"Bất chiến tự nhiên thành" có khi chỉ là "thắng lợi vang dội" của một lũ mà nếu cắm thêm sừng lên đầu nữa là thành những con bò trên đấu trường ở Tây Ban Nha!
-Đám tham quan lại nhũng trong xây dựng chắc đang khấp khởi mừng thầm!
ĐC
------------------------
(ĐC chép từ http://vnexpress.net)
Thứ năm, 3/4/2014 | 15:02 GMT+7
Việt Nam giành quyền đăng cai ASIAD 18 như thế nào
Ngay
khi Việt Nam được chọn là chủ nhà của sự kiện thể thao lớn thứ hai thế
giới, nhiều ý kiến đã cho rằng nên rút lui bởi chi phí 150 triệu USD là
không khả thi.
Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD) tổ chức 4 năm một lần với sự tham dự
của các nước trong khu vực, được coi là sự kiện thể thao lớn thứ hai thế
giới, sau Thế vận hội Olympic. Đại hội đầu tiên được tổ chức tại Ấn Độ
năm 1951 (dự định diễn ra năm 1950 nhưng bị hoãn) và năm 2018 dự kiến
diễn ra kỳ ASIAD thứ 18.
Tuy nhiên, năm 2009, Hội đồng Olympic châu Á họp tại Singapore đã quyết
định lùi sự kiện này đến năm 2019, một năm trước Thế vận hội Mùa hè
2020, để thành lập chu kỳ 4 năm mới.
Để giành quyền chủ nhà của sự kiện thể thao lớn thứ hai thế giới, năm 2011 Tổng
cục Thể dục Thể thao, Uỷ ban Olympic Việt Nam đã xây dựng Đề án đăng
cai tổ chức ASIAD 18. Tham gia cuộc đua, ngoài Việt Nam còn có Indonesia
và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Tuy nhiên, vào phút chót, UAE rút lui.
Nhờ được 29 phiếu ủng hộ, Việt Nam giành chiến thắng trước Indonesia khi
nước này chỉ được 14 phiếu. Lần đầu tiên Việt Nam được quyền đăng cai
ASIAD, trong khi Jakarta (Indonesia) từng là chủ nhà sự kiện này năm
1962.
Phát biểu tại lễ bốc thăm diễn ra ở
Macau (Trung Quốc) cuối năm 2012, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh: "Chúng tôi tin tưởng rằng Đại hội Thể thao
châu Á sẽ mang lại sự phát triển cho thể thao Việt Nam".
|
Tháng 11/2012, Việt Nam giành quyền đăng cai ASIAD 2019. Ảnh: TDTT
|
Lúc đó, trước lo ngại của báo chí về cơ
sở vật chất, Tổng cục trưởng Tổng cục Thể thao Vương Bích Thắng cho
rằng, thuận lợi là Việt Nam thừa hưởng nhiều hạng mục công trình thể
thao từ SEA Games 22 (năm 2003) và Asian Indoor Games (AIG III - năm 2009); Các công trình còn thiếu sẽ sớm trình Bộ và Chính phủ phê duyệt.
Đề cập tới kinh phí 150 triệu USD có đủ tổ chức ASIAD, ông Hoàng Vĩnh
Giang, Phó chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam, từng cho rằng việc
giành được quyền đăng cai tổ chức sự kiện này sẽ là "thắng lợi quan
trọng nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam", và "150 triệu USD là con số
khả thi".
Còn Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Lê Khánh Hải nhận định, trong quá trình tổ chức sẽ còn nhiều vấn đề
phát sinh nên không thể đưa ra một con số cụ thể. 14 tỉnh, thành phố đã
xin đăng cai tổ chức các sự kiện của ASIAD, trong đó 12 địa phương cam
kết "chủ động xây dựng các công trình phục vụ hoạt động".
Trong khi đó, nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao 1 Nguyễn Hồng
Minh đã cảnh báo, việc Việt Nam giành quyền đăng cai ASIAD 18 là bình
thường, không được đăng cai mới là bất thường bởi nhiều nước đã xin rút
vì kinh tế khó khăn.
"Trước khi giành quyền đăng cai ASIAD,
đã có nhiều cuộc tranh luận về việc Việt Nam có nên đăng cai ASIAD 2019
không. Thời điểm đó, tôi cũng như nhiều cựu lãnh đạo của ngành thể thao
đã bày tỏ quan điểm không nên đăng cai bởi chúng ta sẽ phải đối mặt với
rất nhiều khó khăn, thách thức", ông Minh nói.
Những công trình cần xây mới
ASIAD 18 dự kiến có 36 môn thi, với sự
tham gia của khoảng 12.000 vận động viên, cán bộ đến từ 45 quốc gia và
vùng lãnh thổ. Số lượng đại biểu dự kiến 2.000 người và số lượng phóng
viên báo chí truyền thông 5.000 người.
Để đảm bảo hạ tầng cơ sở cho ASIAD 18, theo ông Giang,
70% cơ sở hạ tầng phục vụ sự kiện này đã được xây dựng và chỉ cần nâng
cấp; 30% còn lại đang và sẽ được triển khai trong thời gian tới.
Đầu năm 2014, làm việc với Quốc Vụ khanh Vương quốc Anh, Thứ trưởng Văn
hóa, Thể thao và Du lịch Hồ Anh Tuấn cho hay, cơ sở hạ tầng kỹ thuật
phục vụ Á vận hội "đã hoàn tất 80%, chủ yếu tận dụng những cơ sở hạ tầng đã có sẵn, nâng cấp và trang bị thêm thiết bị thi đấu."
Theo ông Tuấn, 20% còn lại là xây mới
một số công trình phục vụ các môn thi chưa từng tổ chức tại Việt Nam
như: Đua thuyền, Hockey, Đua xe đạp lòng chảo cũng như mua sắm trang
thiết bị mới. Ngoài ra, việc xây dựng hạ tầng phục vụ ASIAD 2019 chủ yếu
dựa trên quy hoạch vùng thủ đô đến năm 2020.
Trong đề án tổng thể chuẩn bị và tổ chức ASIAD mới đây, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch cho hay, ngoài các công trình có sẵn, cần xây mới một
số công trình như Sân đua xe đạp lòng chảo, Làng vận động viên, Nhà thi đấu đa năng, Trường bắn súng, Trường bắn
đĩa bay, Sân tập luyện và đua ngựa, Cụm sân tennis. Trong đó, Làng vận
động viên và Sân đua xe đạp lòng chảo triển khai theo hình thức xã hội
hóa, với mức đầu tư lớn.
Ngoài ra, còn khoảng 35 công trình thể
thao cần cải tạo, nâng cấp, như sân vận động Mỹ Đình, Cung thể thao dưới
nước, Trung tâm huấn luyện Thể thao Quốc gia Hà Nội, các công trình thể
thao ở 12 địa phương.
Về kinh phí, ngân sách dự kiến chi hơn
1.000 tỷ đồng cho công trình Nhà thi đấu đa năng 7.000 chỗ ngồi ở Khu
liên hợp Thể thao Quốc gia, và Trường bắn súng tại Trung tâm huấn luyện
Thể thao Quốc gia Hà Nội; chi hơn 400 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp các
công trình hiện có; chi gần 500 tỷ đồng mua sắm, thuê mướn trang thiết
bị; cùng hơn 1.600 tỷ đồng phục vụ công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội.
Hàng loạt công trình cũng dự kiến được
thực hiện theo hình thức xã hội hóa. Làng vận động viên dự kiến xây ở
Gia Lâm (Hà Nội) với đầu tư tối đa hơn 1.300 tỷ đồng, tối thiểu hơn 800
tỷ đồng. Sau khi ASIAD kết thúc, công trình này dự kiến sẽ được chuyển
thành nhà ở thương mại. Còn Sân
đua xe đạp lòng chảo, Sân đua ngựa, Cụm sân Tennis, Trường bắn đĩa
bay... được cho rằng, "đã có các doanh nghiệp đề xuất đầu tư".
Qatar được cho là đã chi 2,8 tỷ USD cho Asian Games 2006; Trung Quốc bỏ ra gần 20 tỷ USD xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức ASIAD 2010. Đến Incheon 2014, Hàn Quốc cũng dự chi 1,62 tỷ USD. Bởi vậy, kinh phí 150 triệu USD tổ chức ASIAD 2019 trong đề án của Bộ Văn hóa khiến các cơ quan liên quan không khỏi lo ngại. |
Tuy nhiên, tại phiên giải trình của Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Olympic với Chính phủ hồi cuối
tháng 3 vừa qua, nhiều ý kiến lo ngại con số 150 triệu USD huy động từ ngân sách nhà nước để tổ chức sự kiện này sẽ bị bội chi.
Trao đổi với VnExpress.net,
Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương nhận định, đầu tư 150
triệu USD để đăng cai ASIAD 18 là không khả thi bởi "số tiền đó chưa
đủ". Bộ này đã tính toán sơ bộ về việc tổ chức ASIAD 18, song hiện chưa thể có con số đầy đủ, cụ thể.
Trước ý kiến cho rằng dự án xây sân xe
đạp lòng chảo cho ASIAD 18 lên tới 10.000 tỷ đồng (500 triệu USD), Thứ
trưởng Phương cũng bày tỏ quan ngại về tính khả thi và yêu cầu phải làm
việc lại với nhà đầu tư. Trong trường hợp không có sân, có thể loại bỏ
xe đạp lòng chảo khỏi nội dung thi đấu.
Hiện, Chính phủ chưa thông qua quyết định tổ chức ASIAD 18.
Ngày 1/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay chưa được nghe
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch báo cáo về phương án đăng cai ASIAD 18.
Ông yêu cầu Bộ giải trình cụ thể "tổ chức thế nào, chi cái gì, cái nào
được làm, cái nào không" vào tuần tới để có ý kiến. Theo Thủ tướng, việc
này cần làm chặt chẽ, thông tin rộng rãi để người dân biết.
Tiến Thưởng
Nhận xét
Đăng nhận xét