Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

THÀNH TỰU VÀ TỘI LỖI 6

(ĐC sưu tầm trên NET)

 

Giải mã tàu ngầm bí ẩn nhất Chiến tranh Lạnh của Mỹ

NR-1 là tàu ngầm hạt nhân tối mật của Hải quân Mỹ trong những năm Chiến tranh Lạnh. Tuy NR-1 không còn hoạt động nhưng còn nhiều bí ẩn quanh tàu ngầm này.
Trong Chiến tranh Lạnh, tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân chiến lược là vũ khí nguy hiểm của Liên Xô. Suốt một thời gian dài, lực lượng tàu ngầm chiến lược của Hải quân Liên Xô có thể tự do tiếp cận biên giới và sẵn sàng phóng tên lửa vào lãnh thổ Mỹ.
Đó là lý do khiến Mỹ tìm mọi cách chế tạo các phương tiện trinh sát dưới lòng biển, hòng phát hiện và ngăn chặn hoạt động của tàu ngầm Liên Xô. Mối lo lắng của Mỹ chỉ giảm đi phần nào khi công ty Electric Boat thuộc tập đoàn General Dynamics cho ra mắt NR-1. Đây là phương tiện lặn nhỏ nhất thế giới được chế tạo để thám hiểm đáy biển và săn tìm các tàu ngầm chiến lược của Liên Xô.
Minh họa cơ chế hoạt động dưới nước của tàu ngầm hạt nhân NR-1, Ảnh FAS.
Chiếc tàu ngầm được hạ thủy vào ngày 25/01/1969 và hoàn thành các thử nghiệm trên biển vào ngày 19/08/1969. Điều lạ lùng là dù được đưa vào hoạt động trong Hải quân Mỹ nhưng chưa bao giờ nó được đặt tên chính thức.
Tàu ngầm NR-1 có chiều dài 45 mét, rộng 4,8 mét, mớn nước tối đa 4,6 mét, lượng giãn nước khi lặn 400 tấn. NR-1 có khả năng lặn xuống tới độ sâu 915 mét, đây cũng là một trong những tàu ngầm có người lái lặn sâu nhất thế giới.
NR-1 có khả năng di chuyển dưới nước với tốc độ 3,5 hải lý/giờ. Do được trang  bị động cơ hạt nhân nên phạm vi hoạt động của tàu chỉ giới hạn vào lương thực cho thủy thủ đoàn. Về mặt lý thuyết tàu ngầm NR-1 có khả năng hoạt động liên tục tới 330 ngày.
Tàu ngầm này thường được kéo đi bằng một tàu mẹ đến khu vực cần triển khai hoạt động. Tàu mẹ này cũng hỗ trợ cho quá trình liên lạc cũng như tiếp tế nhu yếu phẩm cho thủy thủ đoàn tàu ngầm.
Buồng lái của tàu ngầm NR-1 được trang bị các hệ thống điện tử cực kỳ tinh vi, điều đó càng làm tăng thêm tính bí mật của con tàu này. Ảnh Aviationintel.
NR-1 là một trong những tàu ngầm hạt nhân rất đặc biệt. Tàu có nhiệm vụ thám hiểm đại dương, đo đạc, chụp ảnh đáy biển, tìm kiếm các tàu thuyền mất tích, thu hồi các thiết bị có giá trị cao, triển khai lắp đặt các thiết bị thông tin liên lạc dưới nước...
Thân tàu được thiết kế với 3 khoang lắp đặt bằng kính cùng với các hệ thống đèn chiếu sáng công suất cao cho phép thủy thủ đoàn quan sát dưới đáy đại dương. Hệ thống camera quan sát và máy ảnh có khả năng chụp ảnh với độ phân giải cao dưới nước.
Mũi tàu được trang bị một cánh tay máy cùng một chiếc giỏ đựng hàng hóa cho phép nó thu hồi hoặc lắp đặt các thiết bị dưới đáy biển.
Tàu ngầm NR-1 được trang bị hệ thống điện tử cực kỳ tinh vi, hệ thống định vị thủy âm tiên tiến cho phép thực hiện các hoạt động thông tin liên lạc hay xác định vị trí dưới nước với độ chính xác rất cao.
Đáy tàu ngầm được trang bị các bánh xe cho phép nó chạy ở dưới đáy biển trong các hoạt động nghiên cứu đại dương. Tàu được trang bị một lò phản ứng hạt nhân mini cùng 2 động cơ điện, 2 chân vịt ở đuôi cùng 4 động cơ đẩy ngầm ở phía 4 góc thân tàu cho phép nó đứng im ở trong lòng đại dương.
Mãi đến gần đây, tàu ngầm NR-1 mới được tiết lộ một cách hạn chế cho công chúng như là một tàu ngầm nghiên cứu khoa học của Hải quân Mỹ. Ảnh MTSMUV
Sự tồn tại của dự án tàu ngầm NR-1 hoàn toàn bí mật trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Sau những năm 1990, tàu ngầm NR-1 được sử dụng rộng rãi cho các hoạt động nghiên cứu hải dương học của Hải quân Mỹ.
Vào đầu những năm 2000, thông tin về sự tồn tại của tàu ngầm NR-1 mới được tiết lộ. Lúc đó, Hải quân Mỹ giới thiệu NR-1 là tàu ngầm nghiên cứu khoa học đơn thuần.
Hải quân Mỹ đã cho tàu ngầm NR-1 "nghỉ hưu" vào năm 2008. Phần còn lại của tàu ngầm này sau khi tháo dỡ được trưng bày ở Bảo tàng thư viện lực lượng tàu ngầm ở Groton bang Connecticut.
Trong suốt thời gian hoạt động của mình, tàu ngầm NR-1 được cho là đã 2 lần tham vào các hoạt động quân sự nhưng không rõ với vai trò gì. Nhiều nhà phân tích phán đoán, NR-1 được sử dụng để do thám hoạt động của tàu ngầm Liên Xô quanh lãnh thổ Mỹ.
Ngoài ra, tàu ngầm này còn tham gia vào việc thu hồi các thiết bị giá trị cao sau vụ nổ của tàu con thoi Challenger vào năm 1986. Năm 1995 tàu ngầm NR-1 đã tham gia vào quá trình nghiên cứu xác tàu HMHS Britannic bị đắm ở Địa Trung Hải. Đây là một tàu bệnh viện phục vụ trong chiến tranh thế giới thứ nhất trước khi bị đắm.

Giải mã con tàu bí ẩn nhất của Hải quân Liên Xô

Hải quân Mỹ luôn theo sát hoạt động của đoàn tàu này, nhưng không thể biết chính xác các nhiệm vụ mà nó đang thực hiện.
Cuối những năm 1950 cùng với việc tạo ra các đầu đạn hạt nhân và các phương tiện mang thế hệ mới, Liên Xô đã đạt được thế cân bằng với Mỹ và Phương Tây.
Mỹ đã không còn nằm ngoài tầm với của tên lửa Liên Xô. Sự cân bằng hạt nhân giữa hai siêu cường đã được duy trì, nhưng sau 5 năm, đã thay đổi về số lượng và chất lượng.
Tên lửa đẩy đã được cải tiến thành tên lửa đạn đạo tầm xa và thử nghiệm thành công về tầm xa và độ chính xác của cuộc tấn công được thực hiện từ lãnh thổ Liên Xô. Thông thường, việc theo dõi hành trình bay của tên lửa đạn đạo được thực hiện bởi các trạm đo lường trên mặt đất.

Tuy nhiên, do những yêu cầu bức thiết đặt ra từ các vấn đề giám sát và quản lý không gian trong điều kiện mới, một trong những viện nghiên cứu lâu đời nhất của Bộ Quốc phòng – Trung tâm nghiên cứu khoa học số 4, bắt đầu công việc nghiên cứu xây dựng các trạm đo lường tương tự trên biển và đại dương. Kết quả hướng tới sẽ là phương tiện trang bị các thiết bị trắc thám lớn với hình hài bên ngoài là con tàu khổng lồ mang các chảo ăng ten lớn.
Đầu năm 1958, lãnh đạo Liên Xô quyết định thành lập bộ phận chỉ huy đo lường hải quân và đo lường phức tạp, để hiện thực hoá dự án nghiên cứu, được biết đến với tên gọi Đoàn thám hiểm thuỷ văn Thái Bình Dương Liên Xô.

Với danh nghĩa là thám hiểm thuỷ văn đại dương, đoàn đã hoạt động ở khắp các khu vực Thái Bình Dương, thậm chí tiến sát quần đảo Hawai của Mỹ. Hải quân Mỹ luôn theo sát hoạt động của đoàn tàu này, nhưng không thể biết chính xác các nhiệm vụ mà nó đang thực hiện.

Thậm chí ngay trong số thuỷ thủ đoàn cũng là những “thành phần phức tạp”. Họ đều là những chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực, nhưng hầu như đều là các nhóm làm việc độc lập, không được hỏi hoặc trao đổi về công việc của nhau. Nhóm này không bao giờ biết chỉ huy có nhóm kia là ai và họ tuân lệnh cơ quan nào. Các tướng lĩnh quân đội Liên Xô cũng không được biết về những chuyến hành trình của Đoàn thám hiểm này.

Ban đầu, Đoàn thám hiểm đặc biệt bao gồm các tàu Sibir, Sakhalin, Suchan (sau này đổi tên thành Spassk) và Chukotka.

Nhiệm vụ chính của đoàn thám hiểm Thủy văn Thái Bình Dương:

- Đo đường bay của tên lửa đạn đạo chiến lược ở tất cả các khu vực;
- Xác định tọa độ của điểm rơi đầu đạn;
- Giám sát công việc của các cơ chế cấu trúc hạt nhân;
- Chặn bắt, giải mã và xử lý dữ liệu từ xa;
và kiểm soát quỹ đạo từ xa của các đối tượng không gian;
- Tập trung thông tin liên lạc với các phi hành gia.

Tăng cường lực lượng bằng Project 1914
Để phục vụ cho công tác, Tổng cục thông tin liên lạc không gian Liên Xô đã đặt đóng 3 tàu đo lường viễn thám thế hệ mới gồm: Marshall Nedelin, Marshal Krylov và Akademik Nikolay Pilyugin, với tên gọi chung Project 1914. Nhà máy đóng tàu Admiralty là đơn vị thực hiện dự án này.

Do tầm quan trọng của đối tượng được xây dựng và để giải quyết tốt hàng loạt nhiệm vụ đặt ra Ban lãnh đạo Liên Xô đã quyết định thành lập Hội đồng Điều phối liên ngành, trong đó bao gồm các thứ trưởng của các Bộ chủ chốt, đứng đầu Hội đồng Thứ trưởng Bộ công nghiệp đóng tàu L.N.Rezunov.
Ngày 19/11/1977 Marshall Nedelin chính thức được khởi đóng và 4 năm sau đó được hoàn thành và hạ thủy. Hai năm tiếp theo con tàu được hoàn thiện và thử nghiệm. Tốc độ thử nghiệm đạt được 22,8 hải lý/h.

Thử nghiệm kiểm tra đã được tiến hành trong hai giai đoạn: đầu tiên, chủ yếu ở vùng biển Baltic và giai đoạn thứ hai ở Thái Bình Dương.

Marshall Nedelin là chiếc tàu đầu tiên của Project 1914 và cũng là chiếc tàu đầu tiên do Liên Xô tự sản xuất hoàn toàn để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến thăm dò không gian. Đây cũng là lần đầu tiên một nhà máy phát điện với tổng công suất 22.000 kW được lắp đặt trên con tàu mặt nước.

Liên Xô cũng lập ra một Uỷ ban chính phủ về tiếp nhận tàu Marshal Nedelin do Phó Tham mưu trưởng Hải quân, Phó Đô đốc E.I.Volobuev đứng đầu. Ủy ban bao gồm đại diện từ các cơ quan khác nhau liên quan đến việc phát triển dự án.

Việc đóng và vận hành một con tàu của lớp này là một thời điểm bước ngoặt đối với Bộ tư lệnh Hải quân, khi mang đến cơ hội nâng cao trình độ công nghệ của các doanh nghiệp và khả năng kiến thức liên quan đến lĩnh vực công nghệ mới lạ này.

Những hình ảnh về con tàu bí ẩn nhất của Hải quân Liên Xô. 
(Quốc phòng) - (ĐVO) Mỹ đã không còn nằm ngoài tầm với của tên lửa Liên Xô. Sự cân bằng hạt nhân giữa hai siêu cường đã được duy trì, nhưng sau 5 năm, đã thay đổi về số lượng và chất lượng. Tên lửa đẩy đã được cải tiến thành tên lửa đạn đạo tầm xa và thử nghiệm thành công về tầm xa và độ chính xác của cuộc tấn công được thực hiện từ lãnh thổ Liên Xô. Thông thường, việc theo dõi hành trình bay của tên lửa đạn đạo được thực hiện bởi các trạm đo lường trên mặt đất.Tuy nhiên, do những yêu cầu bức thiết đặt ra từ các vấn đề giám sát và quản lý không gian trong điều kiện mới, một trong những viện nghiên cứu lâu đời nhất của Bộ Quốc phòng – Trung tâm nghiên cứu khoa học số 4, bắt đầu công việc nghiên cứu xây dựng các trạm đo lường tương tự trên biển và đại dương. Kết quả hướng tới sẽ là phương tiện trang bị các thiết bị trắc thám lớn với hình hài bên ngoài là con tàu khổng lồ mang các chảo ăng ten lớn.Đầu năm 1958, lãnh đạo Liên Xô quyết định thành lập bộ phận chỉ huy đo lường hải quân và đo lường phức tạp, để hiện thực hoá d

Marshall Nedelin Project 1914 do phòng thiết kế Baltsudoproekt đảm trách, dưới sự chủ trì của kiến trúc sư trưởng D.G. Sokolov.



Marshall Nedelin được thiết kế để phục vụ cho các mục đích thử nghiệm, theo dõi và khai thác các hệ thống không gian và tên lửa mới, tìm kiếm, cứu hộ phi hành đoàn và các đối tượng, tàu do thám không gian hạ cánh xuống mặt nước ở các khu vực đại dương trên thế giới; phát hiện tàu chiến, tàu ngầm và máy bay, nghiên cứu hải dương học và thủy văn, chuyển tiếp tất cả các loại thông tin.




Để giải quyết tất cả những vấn đề này, tàu được trang bị các dụng cụ đo lường hiện đại có hiệu suất cao, hệ thống thông tin liên lạc, radar phát thanh, radar trinh sát, dẫn đường và vũ khí khí tượng thuỷ văn. Ngoài ra, để có khả năng thực hiện các nhiệm vụ phức tạp trong tương lai, như sự phát triển của công nghệ mới, các công trình sư Liên Xô đã thiết kế dự phòng thêm các diện tích bổ sung trên tàu.



Năm 1982, bắt đầu đóng con tàu thứ hai của lớp này - Marshal Krylov Project 19141, thực tế chỉ là một dự án giống nhau, việc thêm vào 1 con số chỉ mang tính hình thức.


Con tàu mới đã được thử nghiệm thành công ở Biển Baltic và ngày cuối cùng của năm 1989 đã được giao cho phía đặt hàng.


Cả hai tàu đã được gửi đến Thái Bình Dương và do chính quyền vùng Petropavlovsk-Kamchatsk quản lý về mặt hành chính. Trong ảnh: Phần đầu tàu Marshal Krylov.


Phía sau là sân bay trực thăng và nhà chứa với hai chiếc trực thăng thường trực. Con tàu có các phương tiện tiện nghi đủ để đảm bảo cuộc sống và làm việc dài ngày trên biển cho gần 450 thành viên thuỷ thủ đoàn, gồm một phòng tắm hơi, hai hồ bơi, một phòng tập thể dục và một đơn vị y tế. Trong ảnh: Trực thăng cất cánh từ tàu Marshal Krylov.


Con tàu cuối cùng của lớp này mang tên Viện sĩ Nikolay Pilyugin, được khởi đóng ngày 12/4/1988.



Đến ngày 23/8/1991 con tàu đã được hạ thuỷ. Tuy nhiên, do bối cảnh chính trị và kinh tế Liên Xô lúc đó việc hoàn thiện tàu Viện sĩ Nikolay Pilyugin đã bị ngừng lại.


Sau đó con tàu này được bán cho đối tác Italy để chuyển thành tàu du lịch cao cấp. Trong ảnh: Radisson Seven Seas Cruises (Nassau); Builder: 1999, T. Mariotti, Genoa. She was built on the incomplete hull of the AKADEMIK NIKOLAY PILYUGIN, Russia.

DANH NGUYỄN (ĐẤT VIỆT ONLINE)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét