Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

XÃ HỘI SUY ĐỒI 14

(ĐC sưu tầm trên NET)


Câu chuyện đạo thơ

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2015-10-10
to-quoc-goi-ten-622.jpg
Bản viết tay bài thơ Tổ quốc gọi tên do nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai cung cấp cho báo SKĐS.
Courtesy photo

Tình cờ trùng hợp?

Trong sinh hoạt văn chương chữ nghĩa người quan tâm đến vấn đề bản quyền tác phẩm luôn cẩn trọng đến từng câu chữ mà họ viết vì sợ hãi một lúc nào đó vô ý trùng lắp với những gì người khác viết ra. Dù chỉ một câu ngắn đầy hình tượng, hay một đoạn văn xúc tích đa nghĩa nhưng tình cờ trùng hợp sẽ gây ra biết bao phiền phức hệ lụy. Từ ý thức trách nhiệm này hầu hết những cây viết có chút tiếng tăm luôn tự dặn mình phải cẩn trọng trên từng con chữ.
Đoạn văn càng hay thì việc đánh cắp càng bị phát hiện sớm huống chi là cả một bài thơ nổi tiếng, được nhân lên nhiều lần trong các lễ hội văn hóa, âm nhạc và nhất là thi ca.
Bài thơ ấy có tên “Tổ quốc gọi tên” được biết tác giả là nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai nổi tiếng từ 5 năm qua bỗng nhiên có người cho mình là tác giả và đòi nhà thơ Quế Mai trả lại bản quyền.
Người đòi công lý là anh Ngô Xuân Phúc quê ở Nghệ An lên tiếng với báo chí chính anh mới là tác giả bài thơ từ năm 2008. Theo anh thì “Tổ quốc gọi tên” được đăng trên trang blog cá nhân của anh nhưng nay trang blog này không còn chút vết tích nào. Một bản thảo viết tay cũng không có ngay cả nhớ lại câu chữ của thơ mình anh cũng không đáp ứng được.
Người duy nhất lo nghĩ trước cái tin này là Nguyễn Phan Quế Mai. Ngay sau đó nhà thơ đã lên tiếng và đưa ra khá nhiều dữ liệu thuyết phục, thậm chí đòi đưa Ngô Xuân Phúc ra tòa để trả lời động cơ nào thúc đẩy anh nhận vơ một bài thơ không phải của mình.
Dư luận ban đầu ngã theo hướng của Quế Mai và rồi câu chuyện ngày một nóng hơn khi xuất hiện một vài người tự nguyện làm nhân chứng cho vụ việc. Nổi bậc nhất là họa sĩ kiêm nhà thơ Bàng Ái Thơ, cháu gái của nhà thơ tiền chiến Bàng Bá Lân. Bà kể câu chuyện được đọc bài thơ này trước khi nó nổi tiếng và xác quyết rằng bài thơ mà bà đọc có vẻ kém trau chuốt so với bài thơ hiện tại của Nguyễn Phan Quế Mai nhưng giống nhau đến 75 %.
Bản thảo thì tôi không còn lưu giữ, các trang blog cũ của tôi xóa hết rồi nhưng trong đó có trang Google và trang My Space thì tôi nhớ nhất thì cũng đã xóa rồi nhưng mà theo một số bạn bè một số người bên công nghệ người ta bảo có thể khôi phục được.
-Anh Ngô Xuân Phúc
Có điều khá lạ là bà Bàng Ái Thơ cũng như Ngô Xuân Phúc, cả hai không có một mẫu giấy nào chứa vài câu của bài thơ hay chứng minh được đã được đọc nó nơi nào để có thể truy tìm.
Rõ ràng đây không phải là một công án văn chương nhưng nó có thể phương hại đến danh dự người khác. Cho dù lên tiếng vì muốn lấy lại công đạo cho nạn nhân, nhưng lên tiếng trong tình trạng thiếu bằng chứng xác đáng lại làm cho một người khác trở thành nạn nhân của hành vi vu khống.
Trong nỗ lực tìm dấu vết nhỏ nhất để lần ra sự thật, chúng tôi đã tìm được anh Ngô Xuân Phúc, người tố cáo bị mất cắp bài thơ. Khi được hỏi bài thơ được sáng tác lúc nào và lấy từ cảm hứng gì anh Ngô Xuân Phúc cho biết:
“Thật ra thời điểm sáng tác cũng như cảm hứng cũng chỉ là muốn sáng tác một bài thơ về đất nước thế thôi, về tình yêu tổ quốc của những người trẻ hiện đại ở thời điểm hiện tại, chỉ thế thôi.”
Chứng cứ là yếu tố không thể thiếu khi đòi hỏi quyền sở hữu kể cả sở hữu trí tuệ, tuy nhiên tác giả Ngô Xuân Phúc hoàn toàn không có bất cứ một mảnh giấy hay một thông tin khả tín nào trên mạng Internet mặc dù anh nói rằng bài thơ được post lên trên trang blog cá nhân của anh khi myspace còn hoạt động, nhưng bây giờ anh đã xóa hết nên không có gì để chứng minh:
“Vấn đề này tôi đã chia sẻ công khai trên trang facebook của tôi rồi và bản thảo thì tôi không còn lưu giữ, các trang blog cũ của tôi xóa hết rồi nhưng trong đó có trang Google và trang My Space thì tôi nhớ nhất thì cũng đã xóa rồi nhưng mà theo một số bạn bè một số người bên công nghệ người ta bảo có thể khôi phục được. Có thể nhờ những cơ quan quản lý mấy chủ vì các trang máy chủ này hầu hết đều ở Mỹ.”
Khi được hỏi là có ghi nhớ điều gì đặc biệt với bài thơ hay không, chẳng hạn một câu chữ tâm đắc nào trong bài thơ, một khó khăn khi chọn lựa từ ngữ hay ngay cả chọn tên tựa của bài thơ thì có gì đáng nhớ? Anh Ngô Xuân Phúc cho biết hoàn toàn không để ý tới những vấn đề này:
phuc-400.jpg
Anh Ngô Xuân Phúc
“Trên bài thơ thì tôi không có ký tên gì cả chỉ là sáng tác bình thường không có gì nặng nề cả, cho tới bây giờ sự việc thất lạc bản thảo rồi sự việc có người sử dụng bài thơ của mình nó mới nặng nề như thế chứ còn trước đây không nặng nề như thế mà chỉ đơn thuần là sáng tác trên giấy trắng rồi sau đó ”up” lên hay chia sẻ các trang xã hội để sửa chữa các cái lỗi vậy thôi.”
Ngay cả tên tác giả trên bài thơ anh cũng không nhớ là đã ký tên gì bởi anh có nhiều tên, nhiều nick. Anh cho biết là có thể tìm thấy tên anh trên bài thơ nếu tìm lại được blog của anh trên Google:
“Tác giả bài thơ thì không nhưng mà blog thì có tên tôi. Năm 2008 thì chả có ai đăng tải bài thơ ấy trước tôi cả. Cái này phải tìm được trên Mai Xuân Bách (?) thì là nick của tôi là Phượng Hoàng chứ không phải là tên nhưng trên blog Google thì blog có liên quan đến tên của tôi.”
Tất cả những bộc bạch của Ngô Xuân Phúc tuy có thể thông cảm đối với vài người nhưng với luật pháp thì không. Nhạc sĩ Phó Đức Phương hiện là Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả, giám đốc đơn vị bản quyền cho biết ngắn gọn:
“Bao giờ ông ấy có chứng cứ xác minh được thì tính sau, lúc ấy tôi sẽ yêu cầu người ta đưa chứng cứ ra để xác minh đúng là bài của anh chứ hơi sức đâu. Nếu quả thực như thế thì ông yêu cầu cục bản quyền. Có nhiều ông gàn dỡ như thế.”
Bài thơ “Tổ quốc gọi  tên” xuất hiện vào năm 2011 nhưng mãi tới 4 năm sau anh Ngô Xuân Phúc mới lên tiếng đòi bản quyền thì thật khó cho anh vì trên tay không chứng cứ, tài liệu mà người chứng thì pháp nhân rất cách xa sự cho phép của tòa án.
Bài thơ “Tổ quốc gọi tên” công tâm mà nói không phải là quá xuất sắc bởi ngôn từ hay nội dung của nó. Tuy nhiên cái làm bài thơ nổi tiếng và ghi nặng trong trí nhớ nhiều người là tính chất chia sẻ và cộng hưởng. Chia sẻ mất mát biển đảo và cộng hưởng niềm đau bị xâm lược làm cho bài thơ thao thức trong lòng nhiều người.
Trong một vụ tranh chấp về đạo thơ hay vu khống người khác đạo thơ, việc thẩm định thơ của người đòi tác quyền là một trong nhiều cách có thể làm sáng tỏ vấn đề mặc dù kết quả sẽ không được tòa án chấp nhận. Sự so sánh tuy có tính chất tượng trưng nhưng trong chừng mực nào đó sẽ giúp cho dư luận cái nhìn tỉnh táo và công bình hơn cho người bị hàm oan.
mai-400.jpg
Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai và tập thơ có bài thơ Tổ quốc gọi tên. Courtesy photo.
Thơ không thể rất hay trong bài này lại rất dở ở một bài khác và sự hay dở ấy có khoảng cách quá xa. Thơ cũng không thể vừa có phong cách ủy mị, đẫm nước mắt của tiểu thuyết ngôn tình trong bài này lại mạnh mẽ, trào dâng niềm tự hào dân tộc, hay nỗi đau của sự mất nước tại một bài khác.
Sự cách biệt ấy là thước đo chính xác tài năng, nguồn cảm hứng và nhất là ngôn ngữ của thơ do một tác giả sáng tác cho cả hai thể loại cùng lúc.
Thơ không thể vừa cúi xuống than vãn cho một tình yêu bồng bột, nhỏ bé lại vừa hào sảng thốt lời yêu nước ở chốn phong ba. Hai tính cách thơ, hai bản chất sâu thẳm của ngòi bút không thể hòa lại với nhau trong cùng một tác giả.
Trong tinh thần ấy thử cùng đọc lại một cách chậm rãi bài thơ “Tổ quốc gọi tên” của Nguyễn Phan Quế Mai trước khi đọc những bài khác của chính anh Ngô Xuân Phúc:

Tổ quốc gọi tên

Đêm qua tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình
Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá
Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả
Nơi bão tố dập dồn, chăng lưới, bủa vây
Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi!
Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ
Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình, bao người đã ngã
Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông
Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình
Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc
Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước
Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau
Sóng chẳng bình yên dẫn lối những con tàu
Sóng quặn đỏ máu những người đã mất
Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc
Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng “Việt Nam”
Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng
Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố
Ngọn đuốc Hòa bình trên tay rực lửa
Tôi lắng nghe
Tổ quốc
gọi tên mình!
Và bây giờ là tập thơ của anh Ngô Xuân Phúc vẫn còn lưu trên mạng (1) chúng tôi xin trích ra bốn câu trong bài “Hoài niệm”:

Hoài niệm

Lối cũ còn đây, người nay đâu?
Nhớ mong chi nữa chỉ thêm sầu!
Hoa xưa đã héo, tình xưa dứt.
Từ buổi người đi chẳng hẹn về.
Đọc xong người ta lan man nghĩ tới Chế Lan Viên: “Tôi có chờ đâu có đợi đâu, mang chi Xuân lại gợi thêm sầu”…
Một bài thơ khác có tên “Dòng sông không trở lại”:
Tình dang dở, em về đơn côi
Nức nở trên môi khóc chẳng nên lời
Mối duyên của người con gái
Ước nguyện trọn đời yêu ai
Cớ sao đời chia cách đôi nơi.
“Dòng sông không trở lại” là tên một bộ phim dài 34 tập rất nổi tiếng của Việt Nam sản xuất vào năm 2012. Nhạc phim của tác phẩm này cũng rất phổ biến có cùng tên của bài thơ Ngô Xuân Phúc làm vào năm 2013.
Tác giả bài thơ than khóc cùng với dòng chảy của nội dung truyện phim cho thấy khả năng đồng cảm với thể loại phim tình cảm ướt át chi phối rất nặng trong thơ của Ngô Xuân Phúc. Tác giả bài thơ này nếu “cảm thông” được với sức sống mạnh mẽ, từng chữ như văng máu thịt Việt Nam ra ngoài của “Tổ quốc gọi tên” thì kể cũng đáng ngạc nhiên trước sự phân thân của hai thi sĩ trong cùng một con người. Trong khi tỉ tê  với “Dòng sông không trở lại” bằng những giọt nước mắt đậm đà bản sắc ngôn tình lại cùng lúc đau đáu với những câu thơ bật máu trong “Tổ quốc gọi tên”:
Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình
Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc
Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước
Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau
Sóng chẳng bình yên dẫn lối những con tàu
Sóng quặn đỏ máu những người đã mất
Anh Ngô Xuân Phúc có vẻ thích quằn quại với những con chữ như:
“Nức nở trên môi khóc chẳng nên lời
Mối duyên của người con gái
Ước nguyện trọn đời yêu ai
Cớ sao đời chia cách đôi nơi”.
Hai cách thể hiện, hai tâm trạng cách biệt một trời một vực và nhất là hai trình độ thi ca diễn giải trong vài dòng thơ khiến cho người dù ít để ý tới thơ nhất cũng hiểu rằng vàng và thau khó thể lẫn lộn trong câu chuyện “Tổ quốc gọi tên” này.
Bài “Bóng đời”, một sáng tác khác của anh Ngô Xuân Phúc có thể giúp người đọc tìm thấy thêm vết tích trên tấm căn cước thi ca của anh:
Bóng đời đè nặng trên hai vai
Chân bước vội, đôi khi lạc lối:
Ân tình khuất nẻo quên lui tới
Bạc bẽo gần kề thường lại qua.
Những câu thơ mang hơi hướm của một cậu học sinh trung học thời mới lớn, thất vọng vì tình, lẻ loi tưởng mình lạc lối, ảo giác đè lên tâm trạng một chàng trai dậy thì khiến anh hét lên những tiếng hét hơn là thơ, và quan trọng hơn hết khó thể nói bài thơ có ngôn ngữ tương tự, tức phong cách của tác giả “Tổ quốc gọi tên”.
Trong cố gắng cuối cùng chúng tôi xin lật lại bài thơ có cái tựa rất “hậu hiện đại”:

Kết hôn, đẹp duyên mơ, thỏa mong chờ

Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Ai đem cách trở cho người tương tư,
Niềm riêng biết nói răng dừ
Chỉ mong Chức Nữ sánh cùng chàng Ngưu.
Dập dìu Ô Tước bắc cầu
Chúng mình hai đứa lên lầu hương hoa
Khúc xuân náo nức gần xa
Tưng bừng pháo nổ mừng ta cưới mình
Ngày vui đám rước linh đình
Đời tôi giờ có mình là vợ ngoan.
Trai tài gái sắc xứng đôi
Đầu năm ta cưới, cuối năm thêm người./.
Đây là bài thơ được tìm thấy trong tập thơ của tác giả Ngô Xuân Phúc. Cái tựa bài thơ đã gây ngạc nhiên lớn cho chúng tôi bởi sự trúc trắc và làm dáng của nó. Đến khi đọc hết bài thơ thì lại càng ngạc nhiên hơn, nếu không cẩn thận người đọc có thể nghĩ rằng đây là công trình của sự nhào nặn từ một người thích làm thơ nhưng chỉ nghe thơ qua lời ru của mẹ.
Sự hòa trộn không dấu giếm từ ca dao dân dã đồng quê, hơi hướm của lục bát Nguyễn Du, phảng phất tiểu thuyết Kim Bình Mai của Tàu và cuối cùng là âm hưởng chọc cười sến sẩm mà khán giả quen gọi là tấu hài trên các sân khấu ngoại thành.
Khó thể nói anh là tác giả của “Tổ quốc gọi tên” và còn khó hơn nếu cố chứng minh anh từng làm bài thơ này trong một lúc ngẫu hứng với tâm trạng sôi nổi của một thanh niên yêu nước.
___
(1) https://drive.google.com/file/d/0B1qGKoDkBgkbRDZmOTlSeEc0Slk/edit

Vụ tố đạo thơ: Người nhận là tác giả “Tổ Quốc gọi tên mình” nói gì?

authorAn Du Chủ Nhật, ngày 04/10/2015 07:12 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Ông Ngô Xuân Phúc (TP. Vinh, Nghệ An) nhận mình là tác giả của bài thơ “Tổ Quốc gọi tên mình” - bài thơ đang gắn với tên tuổi của nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai. Phóng viên Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Phúc vào chiều 3.10.


   
Sáng 2.10, nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai đã có thư ngỏ gửi báo chí về bài thơ "Tổ Quốc gọi tên mình". Nữ nhà thơ khẳng định có đầy đủ bằng chứng bài thơ là do chị sáng tác và cho rằng những lời của ông Ngô Xuân Phúc là "vu khống, buộc tội vô căn cứ".
Nguyễn Phan Quế Mai yêu cầu ông Ngô Xuân Phúc phải gửi thư chính thức xin lỗi trước ngày 10.10.2015. "Nếu không tôi sẽ tiến hành các thủ tục pháp lý để kiện ông ấy về tội vu khống", nhà thơ viết trong thư ngỏ.
Anh đã đọc bức thư ngỏ về bài thơ “Tổ Quốc gọi tên mình” của nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai gửi cho báo chí chưa?
- Tôi có nghe loáng thoáng về lá thư của chị Quế Mai gửi báo chí và có chia sẻ nhiều bài viết liên quan trên tường Facebook. Do thực sự tôi quá bận nên chưa đọc thư nhưng tôi đoán được nội dung chị ấy nói về việc đấy thôi.
vu to dao tho: nguoi nhan la tac gia “to quoc goi ten minh” noi gi? hinh anh 1
Tập thơ "Tổ Quốc gọi tên mình" mới được ra mắt hồi tháng 7 năm nay. Ảnh: NXB Phụ nữ
Anh phản biện ra sao trước những lý lẽ và câu hỏi chị ấy đặt ra?
- Mỗi người có một lý lẽ, ai cũng tự bảo vệ mình, chị Quế Mai trong trường hợp hiện tại cũng phải bảo vệ mình.Tất cả quan điểm hay lập luận của chị ấy đều phải bảo vệ mình trước tiên. Chưa nói đúng sai, chưa khẳng định, tôi khẳng định là của tôi nhưng công luận nói chung cũng chưa khẳng định được của ai hoặc nghiêng về chị Quế Mai chẳng hạn.
Tôi không bình luận về ý kiến của chị Mai, tôi không thể bác bỏ ý kiến của chị ấy được khi tôi nói một đằng và chị ấy có ý kiến khác. Đây là đang tự nói, chưa phải sự đối thoại vì vậy tôi không bình luận bất cứ điều gì về chia sẻ của chị Quế Mai.
Anh có định viết cho báo chí hay chia sẻ với công luận, viết status trên Facebook về sự việc này?
- Tôi tiếp tục viết status đề nghị cộng đồng mạng giúp đỡ tìm lại nhà thơ ngày xưa đã vào blog đọc bài thơ này.
vu to dao tho: nguoi nhan la tac gia “to quoc goi ten minh” noi gi? hinh anh 2
Ông Ngô Xuân Phúc viết thư ngỏ gửi nhà thơ Quế Mai nói bài thơ là do ông sáng tác. Ảnh chụp Facebook của ông Phúc
Nhà thơ đó tên là gì?
- Tôi không nhớ tên. Nói ông ấy là hội viên Hội nhà văn thì sẽ ra ngay. Đó là khoảng thời gian năm 2008.
Còn việc chị Quế Mai yêu cầu anh xin lỗi trước ngày 10.10.2015, nếu anh không xin lỗi thì chị ấy sẽ kiện?
- Đến ngày mùng 9.10 tôi sẽ trả lời và có thông tin chính thức. Còn bây giờ, tất cả tôi đều công khai trên Facebook và trang cá nhân của tôi. Tôi không bình luận gì thêm.
Anh đã có những gì để chứng minh bài thơ là của mình, về mặt bản quyền?
- Tất cả đều công khai, không có gì để giấu giếm.
Anh công khai những gì?
- Tất cả nội dung đều đã công khai trên mạng xã hội. Không có gì cả. Tất cả nội dung đều khá đầy đủ và khá trung thực.
Hình như anh đang định vào Nam ra Bắc để chứng minh "Tổ Quốc gọi tên mình" là của anh?
- Không. Thời gian vào Nam ra Bắc liên quan đến một tòa soạn báo. Tôi có gọi điện, gửi thư về báo đề nghị tiếp xúc với chị Quế Mai vì không tìm được thông tin của chị ấy, thì người ta chỉ tiếp thông tin và liên lạc lại nhưng sau đó không hỗ trợ vấn đề đấy và không phản hồi.
Tôi vào Nam định ghé qua tòa soạn để trao đổi vấn đề đấy nhưng cập rập quá không qua được. Thực tế mục đích là đến tòa soạn báo để trao đổi, xác nhận thông tin và đề nghị hỗ trợ.
vu to dao tho: nguoi nhan la tac gia “to quoc goi ten minh” noi gi? hinh anh 3
Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai (áo dài đỏ) cùng dàn đồng ca Tổ quốc gọi tên mình trong buổi ra mắt tập thơ tại TPHCM. Ảnh: Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM
Anh nói sáng tác bài thơ năm 2008 nhưng bây giờ mới nói đó là bài thơ do anh sáng tác, anh mong mỏi gì ở lần lên tiếng này?
- Tôi mong mỏi chị Quế Mai sẽ trả lại bài thơ cho tôi.
Chứ không phải việc anh cùng đứng tên với chị Quế Mai trong vai trò tác giả?
- Nếu chị Quế Mai đề nghị cùng tên thì sẽ đứng cùng thôi. Quan điểm của tôi là không phải tôi xin đứng cùng tên.
Có nhiều người đang đặt ra nghi vấn về việc anh bắt tay với nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai để PR cho tập thơ “Tổ quốc gọi tên mình” mới ra mắt?
- Tôi với Quế Mai không hề có quan hệ gì cả.
Xin cảm ơn anh!
Về thông tin tên của người bạn trong thư ngỏ không chính xác, lúc là Nguyễn Thông Thiện, lúc là Trịnh Thông Thiện, ông Phúc cho biết “có thể tôi nhầm do đánh máy” và tên chính xác là Trịnh Thông Thiện. Theo ông Phúc, ông có chia sẻ bài thơ với người bạn này và mong muốn kịch bản về việc hai người: một nhà thơ và một nhạc sĩ phổ nhạc.
Ông Thiện nói với báo chí rằng có thấy ông Phúc nhắc đến bài thơ trong một lần uống rượu nhưng “nhớ nhớ quên quên”. Về thông tin này, ông Phúc cho hay: “Tôi không đọc bài thơ cho Thiện. Tôi nói Thiện vào blog đọc bài thơ nhưng có thể Thiện chưa vào”.

Lùm xùm chuyện đạo thơ 'Tổ quốc gọi tên mình'

(TNO) Bài thơ Tổ quốc gọi tên mình từ lúc được công bố năm 2011 đến nay với tên tác giả là Nguyễn Phan Quế Mai. Đột nhiên ngày 28.9 vừa qua trên mạng xã hội Facebook có một người tên Ngô Xuân Phúc lên tiếng tự nhận là tác giả của bài thơ trên…

Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai (phải), nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn (người phổ nhạc bài thơ) và nhà báo Hòa Bình (trái) - Ảnh: H.Đ.NNhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai (phải), nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn (người phổ nhạc bài thơ) và nhà báo Hòa Bình (trái) - Ảnh: H.Đ.N
Người tố không đưa ra được chứng cứ thuyết phục
Bài viết của Ngô Xuân Phúc trên Facebook dưới dạng “Thư ngỏ” gửi cho tác giả Nguyễn Phan Quế Mai. Trong ''Thư ngỏ'' Ngô Xuân Phúc xác nhận mình đã làm bài thơ Tổ quốc gọi tên mình vào năm 2008 lúc đang ở trong quân đội, đơn vị đóng ở Hà Tây - Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội). Bài thơ được Ngô Xuân Phúc chia sẻ trên blog cá nhân, trên trang mạng My Space và một số trang khác… Năm 2009, Ngô Xuân Phúc chuyển công tác về Nghệ An rồi phục viên. Tình cờ năm 2013, Ngô Xuân Phúc nghe được ca khúc phổ thơ Tổ quốc gọi tên mình trong một chương trình ca nhạc và bắt đầu tìm kiếm thông tin. Đến năm 2014 thì đọc được loạt bài báo giới thiệu tác giả là Nguyễn Phan Quế Mai. Cuối bài viết, Ngô Xuân Phúc yêu cầu được đứng tên chung, coi như “đồng tác giả”.
Chúng tôi đã liên lạc với Ngô Xuân Phúc (ở khối 6, phường Quán Bàu, TP.Vinh, Nghệ An), đề nghị cung cấp các thông tin liên quan đến bài thơ này. Trả lời chúng tôi qua email, Ngô Xuân Phúc đã không đưa ra được những chứng cứ thuyết phục, chỉ là: “Khi tôi chia sẻ bài viết trên blog cá nhân, có thấy một số người vào đọc. Có comment của một chú khen “bài thơ hay, giàu cảm xúc, hình tượng đất nước rất đẹp”, tôi rất xúc động. Tôi có lần theo nick của người comment và biết đó là một nhà thơ, không nhớ ở tỉnh nào. Nhưng trên phần giới thiệu và các trao đổi của người đó với bạn bè thì biết chú ấy là Hội viên Hội nhà văn thuộc một tỉnh phía bắc… Bài thơ này có bản viết tay, vì viết trên đơn vị, máy tính tôi để ở Hà Nội, gửi nhờ nhà ông cậu tôi ở gần hồ Võ Thị Sáu. Tôi có lần cầm cuốn vở viết bài thơ này xuống Hà Nội để đánh vào máy. Nhưng sau do chuyển về Nghệ An, năm 2009, không biết mất đi đâu, lúc mới về có nhớ ra và cố tìm nhưng không thấy. Trước khi chuyển về Nghệ An tôi xóa hết các trang blog cá nhân do đó các bản trên mạng cũng bị mất. Còn máy tính thì về Nghệ An bị hỏng đưa đi sửa họ bảo phải thay ổ cứng nên cũng coi như không có hi vọng… Như vậy câu chuyện về bài thơ này chỉ còn trông chờ vào bản viết tay bị thất lạc đâu đó, vào việc tìm được chú nhà thơ đã vào đọc và khen thơ tôi hay…”.
Khả năng khởi kiện vì bị xúc phạm danh dự
Trong khi đó, nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai đã có thư gửi các cơ quan báo chí VN, nguyên văn như sau: “Kính gửi các cơ quan báo chí Việt Nam. Tôi là tác giả Nguyễn Phan Quế Mai, hiện đang sống làm việc tại Brussels, Bỉ. Hiện nay có một người tên là Ngô Xuân Phúc đang sử dụng mạng xã hội để vu khống tôi, nói rằng tôi lấy cắp bài thơ Tổ quốc gọi tên mình của ông ta. Để bảo vệ danh dự của mình, tôi xin lên tiếng như sau:
1. Cảm xúc của tôi trước phát ngôn của ông Ngô Xuân Phúc: Tôi rất bàng hoàng và bức xúc trước những lời buộc tội và vu khống vô căn cứ của ông Ngô Xuân Phúc. Tôi mong có cơ hội để bảo vệ danh dự của mình. Là một người đã có các tác phẩm được xuất bản và giành các giải thưởng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Anh và Mỹ, bản quyền là điều tôi luôn tôn trọng trước tiên. Phát ngôn của ông Ngô Xuân Phúc xúc phạm đến danh dự nghề nghiệp của tôi, xúc phạm đến danh dự cá nhân tôi, và xúc phạm đến tình yêu thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tôi dành cho Tổ quốc Việt Nam. Tôi sẽ làm tất cả những gì cần thiết, bao gồm việc sử dụng pháp luật, để bảo vệ danh dự và uy tín của tôi, đáp lại sự tin yêu của bạn đọc.
Những ai đã đọc thơ tôi đều hiểu rằng dù sống xa quê hương, tôi vẫn đau đáu hướng về Tổ quốc, và chỉ có tình yêu cháy bỏng dành cho quê hương xứ sở mới giúp tôi viết lên được bài thơ Tổ quốc gọi tên. Và bài thơ này tiếp nối mạch sáng tác về Tổ quốc của tôi, với rất nhiều các bài thơ mà tôi đã viết như Là Việt, Đồng Lộc, Thời gian trắng, Hà Nội, Những ngôi sao hình quang gánh
Lùm xùm chuyện đạo thơ 'Tổ quốc gọi tên mình' - ảnh 2Tập thơ Tổ quốc gọi tên mình của nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai - Ảnh: Từ FB nhân vật
2. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tổ quốc gọi tên và những người đã chứng kiến việc ra đời của bài thơ đó. Trước sự kiện tàu Bình Minh bị cắt cáp năm 2011, tôi cũng như các văn nghệ sĩ Việt Nam đều muốn cất lên tiếng nói bảo vệ chủ quyền lãnh thổ qua các tác phẩm của mình. Nhưng cảm xúc về biển đảo thì nhiều, làm sao để có thể nói về chủ đề lớn lao này bằng những tứ thơ mới mẻ và đủ sức lay động lòng người?
Tháng 6.2011 nhà văn, nhà báo Hòa Bình, khi đó đang làm việc tại báo điện tử Vietnamnet, đã liên hệ phỏng vấn tôi với chủ đề “văn nghệ sĩ và chủ quyền biển đảo”. Bài phỏng vấn có câu hỏi “chị có sáng tác mới nào về chủ quyền biển đảo hay không?” Từ Hà Nội, đem theo những câu hỏi ấy ra sân bay đi châu Âu, tôi nhắn tin cho Hòa Bình rằng sẽ gửi trả lời sớm.
Máy bay cất cánh. Tôi nghiêng người nhìn qua cửa sổ. Hà Nội trải dài dưới mắt tôi. Tổ quốc tôi đó, những ngôi nhà nhỏ xinh lấp lánh ánh nắng, những thửa ruộng ngời lên như ngọc, những lùm cây xanh thẳm bình yên đang tỏa bóng xuống dòng sông Hồng uốn quanh một dải lụa mềm. Điều gì sẽ xảy ra nếu sự bình yên ấy bị một thế lực nào giày xéo? Điều gì sẽ xảy ra nếu ai đó cắt rời những tấc biển khỏi tấc đất Việt Nam? Ôi Tổ quốc, Tổ quốc! Tôi gọi thầm và chợt tiếng động cơ máy bay như tiếng sóng vọng về:
“Tôi đang nghe tổ quốc gọi tên mình
Bằng tiếng sóng Trường Sa Hoàng Sa dội vào ghềnh đá…”
Hai câu thơ đầu tiên hiện lên trong tâm trí tôi. Tôi tìm vội giấy bút. Như một mạch nước ngầm đã được khai thông, những câu thơ khác cứ thế tuôn trào. Tình cảm yêu thương dồn nén mà tôi dành cho dải đất Việt giờ đây được cất nên lời. Tôi viết rất nhanh, một mạch, không chỉnh sửa. Rồi tôi đọc lại, chọn lọc các khổ thơ, sửa chữa câu từ, sắp xếp chúng để các thông điệp của bài thơ được truyền tải rõ ràng và mạch lạc nhất. Bài thơ bắt đầu bằng nhịp điệu dồn dập, về những hiểm họa Tổ quốc đang phải đương đầu, về sự hi sinh, mất mát, để rồi thắp lên niềm tin về hòa bình. Trong sâu thẳm lòng mình, tôi ước ao rằng tất cả những xung đột tranh chấp về biển đảo sẽ được hòa giải qua đối thoại, và sẽ không có chiến tranh, đầu rơi, máu đổ.
Khi máy bay đưa tôi vượt lên những tầng mây trắng, khi tôi không còn nhìn thấy hình hài Tổ quốc, bài thơ đã được hoàn thành.
Hạ cánh xuống thành phố Franfurt (Đức), tôi quyết định tác phẩm này cho một tờ báo giấy trước khi gửi cho báo mạng Vietnamnet. Tôi in báo giấy trước vì đây là một việc tôi vẫn thường làm đối với các tác phẩm mới nhất của mình.
Tôi gửi bài thơ này cho nhà báo Hải Giang, báo Hà Nội mới vào lúc 23:21:22 giờ ngày 20.6.2011. Lá thư điện tử này tôi vẫn còn giữ, cũng như những trao đổi của chúng tôi về câu từ của bài thơ, xoay quanh các cụm từ như “kẻ thù”, “kẻ lạ mặt”. Bài thơ của tôi xuất hiện trên báo Hà Nội mới ngày 26.6.2011. Sau khi báo in, tôi gửi bài phỏng vấn cùng bài thơ Tổ quốc gọi tên cho nhà báo Hòa Bình. Ngày hôm sau, ngày 27.6.2011, bài thơ Tổ quốc gọi tên được đăng tải trên báo điện tử Vietnamnet. Tôi vẫn còn giữ các email liên lạc với nhà báo Hòa Bình vào thời điểm này, bao gồm trao đổi của chúng tôi về câu từ của bài thơ. Báo Hà Nội mới ra ngày 26.6.2011 cũng như đường link của báo Vietnamnet đăng bài phỏng vấn của tôi vẫn còn đó là minh chứng cho bản quyền của tôi về bài thơ.
Nhà báo Hòa Bình và nhà báo Hải Giang là những người biết rất rõ hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tổ quốc gọi tên. Cả hai có thể xác nhận những điều tôi trình bày ở trên là đúng sự thật.
3. Về các cáo buộc của ông Ngô Xuân Phúc. Ngày 8.1.2015, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo viết thư cho tôi, thông báo rằng nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo có nhận được thư điện tử của ông Ngô Xuân Phúc, người nói rằng bài thơ trên là của ông ấy. Tôi gửi thư trả lời nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo rằng tôi không cần liên lạc với người đó. Tôi có đủ các bản thảo của bài thơ Tổ quốc gọi tên, và đủ bằng chứng cùng nhân chứng để xác nhận rằng tôi chính là tác giả.
Tôi nghĩ mình đã trả lời đầy đủ thắc mắc của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo và cũng gạt qua sự bực bội của ngày hôm đó để tiếp tục các công việc đang còn dang dở. Công việc của tôi và của gia đình tôi đòi hỏi chúng tôi phải di chuyển từ quốc gia này đến quốc gia khác. Là một người mẹ, tôi vừa phải đảm trách việc di chuyển, vừa chăm con, vừa phải lo chu toàn công việc, vừa phải sáng tác. Nếu cứ phải trả lời những buộc tội vô căn cứ như thế thì còn thời gian đâu để viết.
Thứ hai ngày 28.9 vừa qua, có một người mang tên Ngô Xuân Phúc đã gửi cho tôi tin nhắn trên Facebook với nội dung mà ông ta đã chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, rằng tôi phải trả lại bản quyền của bài thơ. Tôi có trả lời ngắn gọn: “Chào anh, cảm ơn anh đã liên lạc. Anh có bị ảo tưởng không đó? Anh hãy suy nghĩ về việc vu khống người khác lấy cắp tác phẩm của anh. Tôi là một người viết chuyên nghiệp, tôi không dại gì đánh đổi uy tín của mình cho một bài thơ… Tôi không có gì phải trao đổi với anh cả. Bài thơ viết lúc nào, tôi nhớ rất rõ. Yêu cầu anh không liên lạc với tôi nữa. Tôi không muốn mất thời gian”. Tôi vẫn còn giữ các trao đổi này. Tôi quyết định chặn Facebook của người đó vì tôi không muốn tốn thời gian quý báu của mình.


Nhân chứng của ông Phúc không xác nhận thông tin
Liên lạc với ông Trịnh Thông Thiện qua số điện thoại được ông Phúc công bố trong thư ngỏ, ông Thiện cho biết ông không thể xác nhận sự thật như ông Phúc nói.
“Tự dưng bạn ấy kéo tôi vào. Ngày xưa bạn ấy ngồi uống rượu cũng nói về chuyện đó. Tuy nhiên, tôi không nhớ thời gian chính xác là chuyện đó nói ra khi chị Mai đã xác nhận quyền với bài thơ đấy hay chưa. Chỉ thấy Phúc nói là đăng thơ lên blog và bị lấy mất. Nhớ nhớ quên quên, tôi cũng không nhớ lắm”, ông Thiện nói.

Đọc lá thư của ông Ngô Xuân Phúc ngày 28.9 (mà ông ấy đã công bố rộng rãi), tôi thấy có nhiều điểm mâu thuẫn:
Có được một bài thơ giá trị như thế, tại sao tác giả không đăng báo để khẳng định quyền sở hữu của mình mà lại đăng trên blog và các mạng xã hội khác để mọi người có thể đọc tự do?
Tại sao từ năm 2008 (thời điểm tác giả khẳng định mình viết bài thơ), tác giả không đăng báo hay gửi in sách, trong khi nhu cầu về các tác phẩm viết về biển đảo là rất lớn?
Sau khi bài thơ được nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn phổ nhạc thành bài hát Tổ quốc gọi tên mình, bài hát đã nhận được sự đón nhận của rất nhiều các tầng lớp công chúng và dành được nhiều giải thưởng chuyên môn quan trọng của năm 2011. Tại sao vào năm 2011 ông Ngô Xuân Phúc không lên tiếng nhận mình là tác giả thơ mà phải chờ đến bốn năm sau?
Ông Ngô Xuân Phúc đã viết và đã được in các tác phẩm thơ nào trong mạch sáng tác về đề tài Tổ quốc và biển đảo?
Ông Ngô Xuân Phúc đã có bằng chứng nào về việc tôi đã vào blog hay các mạng xã hội của ông ấy hay quen biết với bất cứ người bạn nào của ông ấy, những người đã có trong tay bài thơ và gửi cho tôi?
Lá thư của ông Phúc ngày 28.9 đề cặp đến bài thơ Tổ quốc gọi tên mình. Ông ấy có bỏ qua một chi tiết vô cùng quan trọng mà chỉ có người trong cuộc mới biết. Bài thơ của tôi mang tên Tổ quốc gọi tên chứ không phải Tổ quốc gọi tên mình. Khi phổ nhạc bài thơ này, nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, dựa vào câu thơ của tôi trong bài thơ, đã đặt tên ca khúc là Tổ quốc gọi tên mình.
Liệu ông Ngô Xuân Phúc có biết rằng bài thơ gốc tôi viết ra, có một số từ đã được biên tập và chỉnh sửa? Chỉ có tôi và những người trong cuộc mới biết rõ và tôi còn lưu lại tất cả các thư từ về quá trình biên tập.
Trong thư ông Phúc viết “Tôi chuyển công tác từ Hà Nội về Vinh nên sách vở, giấy tờ thất lạc nhiều, bài này có cả bản viết tay nhưng không biết đã mất ở đâu, Hà Nội hay Vinh, còn các bản lưu máy vi tính thì máy hỏng đã mất hết”. Tôi đang tự hỏi ông Phúc mất hết bản lưu các bài thơ thì ông có thể nhớ được chính xác bài thơ ấy như thế nào để có thể buộc tội tôi lấy cắp bài thơ đó?
Như đã nói ở trên, phát ngôn của ông Ngô Xuân Phúc xúc phạm đến danh dự nghề nghiệp của tôi, xúc phạm đến danh dự cá nhân tôi, và xúc phạm đến tình yêu thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tôi dành cho Tổ quốc Việt Nam. Qua các phương tiện truyền thông Việt Nam, tôi yêu cầu ông Ngô Xuân Phúc phải gửi thư chính thức xin lỗi tôi trước ngày 10.10.2015. Nếu không tôi sẽ tiến hành các thủ tục pháp lý để kiện ông ấy về tội vu khống. Hiện tôi đang liên lạc với luật sư, và sẽ làm việc đến cùng để chứng minh rằng tôi không thể nào dối trá trong tình yêu thiêng liêng, bất khả xâm phạm của mình dành cho Tổ quốc.
Nhân đây, tôi xin gửi lời tri ân đến bạn đọc đã dành tình cảm cho bài thơ Tổ quốc gọi tên cũng như bài hát Tổ quốc gọi tên mình. Tôi khẳng định đó là bài thơ mà tôi viết dâng Tổ quốc với tất cả tấm lòng thành kính và đó là bài thơ tôi chỉ có thể viết được sau rất nhiều trăn trở, trải nghiệm, những gian khổ và dấn thân trong sự nghiệp viết lách.
Xin chân thành cảm ơn các cơ quan thông tấn báo chí giúp đưa tin về việc này, chất vấn ông Ngô Xuân Phúc để làm sáng tỏ sự việc và giúp tôi bảo vệ danh dự của người cầm bút và củng cố lòng tin của bạn đọc...
Hà Đình Nguyên - Trinh Nguyễn

Nguyễn Phan Quế Mai bất ngờ bỏ kiện vụ tố đạo thơ “Tổ Quốc gọi tên”

authorAn Du Thứ Tư, ngày 21/10/2015 09:51 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai rút lại ý định kiện người tố chị đạo thơ “Tổ Quốc gọi tên”.


   
Thư ngỏ của nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai đã được một số tờ báo đăng tải trong tối 20.10.
Trong thư, nữ nhà thơ cho biết, chị “không cần thiết phải tiến hành một vụ kiện nào liên quan tới quyền tác giả của bài thơ “Tổ quốc gọi tên” và có đủ bằng chứng để khẳng định quyền sở hữu của mình, theo quy định của pháp luật”.
nguyen phan que mai bat ngo bo kien vu to dao tho “to quoc goi ten” hinh anh 1
Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai và tập thơ "Tổ Quốc gọi tên mình" trong đó có bài thơ bị tranh chấp bản quyền "Tổ Quốc gọi tên"
Như vậy, sau hai tuần im ắng, quyết định của nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai khiến dư luận bất ngờ bởi trước đó, trong bức thư ngỏ, chị nói nếu ông Ngô Xuân Phúc - người nhận là tác giả bài thơ “Tổ Quốc gọi tên” không xin lỗi trước ngày 10.10, chị sẽ khởi kiện.
Nguyễn Phan Quế Mai nhấn mạnh, chị không đưa ra phát ngôn nào về việc này nữa, trừ khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.
Trao đổi với Dân Việt, ông Ngô Xuân Phúc, người nhận là tác giả và gọi tên bài thơ là “Tổ Quốc gọi tên mình”, cho hay: “ Tôi không bình luận gì, tiếc một điều chị Nguyễn Phan Quế Mai vẫn chưa chịu thừa nhận bài thơ đó là của tôi.Tôi tin với thời gian chị Nguyễn Phan Quế Mai sẽ thay đổi và trả bài thơ về chính chủ”.
Ông Ngô Xuân Phúc nói thêm là sẽ đòi lại bản quyền bài thơ của mình trong khả năng có thể, đồng thời sẽ nhờ công nghệ phục hồi lại dữ liệu bài thơ đã mất mà ông từng đăng tải trên mạng xã hội vào năm 2008.
Vụ việc bắt đầu gây xôn xao giới văn đàn và dư luận hồi đầu tháng 10 vừa qua khi ông Ngô Xuân Phúc đăng tải thư ngỏ trên trang mạng xã hội, nhận mình là tác giả của bài thơ “Tổ Quốc gọi tên mình” - bài thơ vốn gắn với cái tên “Tổ Quốc gọi tên” được cho là của nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai.
Ngày 2.10, từ Bỉ, nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai có thư gửi báo chí đồng thời đăng tải trên trang mạng cá nhân bày tỏ sự bức xúc và cho rằng đó là lời "vu khống, buộc tội vô căn cứ của ông Ngô Xuân Phúc".
 “Qua các phương tiện truyền thông Việt Nam, tôi yêu cầu ông Ngô Xuân Phúc phải gửi thư chính thức xin lỗi tôi trước ngày 10.10.2015. Nếu không tôi sẽ tiến hành các thủ tục pháp lý để kiện ông ấy về tội vu khống”, Nguyễn Phan Quế Mai viết trong thư.
Sau đó, xuất hiện một số nhân chứng tiết lộ từng đọc bài thơ đang bị tranh chấp bản quyền và tác giả bài thơ là nam chứ không phải nữ.
Dưới đây là bức thư ngỏ của nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai gửi cho báo chí:
Kính gửi quý bạn đọc,
“Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của quý vị về bản quyền bài thơ "Tổ quốc gọi tên" của tôi. Những gì đã xảy ra trong thời gian gần đây khiến tôi cần khẳng định lại một lần nữa tôi là tác giả bài thơ “Tổ quốc gọi tên” và trước khi sáng tác bài thơ đó, tôi chưa từng nghe thấy hoặc đọc một bài thơ nào tương tự.
Từ tháng 6/2011, tôi đã công khai quyền sở hữu bài thơ này của mình bằng việc công bố bài thơ trên rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng. Bài thơ cũng đã được nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn và nhạc sĩ Quỳnh Hợp phổ nhạc từ năm 2011.
Gần đây, có dư luận cho rằng bài thơ “Tổ quốc gọi tên” là của người khác, nhưng không có một bằng chứng xác thực nào về sự tồn tại của bài thơ gốc đó.
Sau khi xem xét lại toàn bộ sự việc, tôi thấy mình không cần thiết phải tiến hành một vụ kiện nào liên quan tới quyền tác giả của bài thơ “Tổ quốc gọi tên” bởi vì tôi chính là tác giả bài thơ đó và có đủ bằng chứng để khẳng định quyền sở hữu của mình, theo quy định của pháp luật.
Tôi rất tiếc nếu thời gian qua đã làm quý vị phiền lòng. Tôi xin khép lại sự việc trên và sẽ không đưa ra phát ngôn nào về việc này nữa, trừ khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.
Một lần nữa, tôi chân thành cảm ơn sự quan tâm của quý vị. Kính chúc quý vị sức khoẻ và bình an.
Brussels ngày 20.10.2015
Nguyễn Phan Quế Mai

Phan Huyền Thư và Phan Ngọc Thường Đoan, ai 'đạo thơ' của ai?

Chủ Nhật, 18/10/2015 22:20
(Thethaovanhoa.vn) - Trên Facebook của mình, ngày 18/10, nhà báo - nhạc sĩ Hà Quang Minh viết status "Nếu im lặng, tôi là thằng hèn" với nội dung cho rằng nhà thơ Phan Huyền Thư đạo thơ của nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan.
    Cụ thể đó là bài thơ Bạch lộ ở trang 96 của tập Sẹo độc lập, Phan Huyền Thư viết:

    Bạch lộ
    (Độc ẩm với Lã Bất Vy)
    Những gương mặt người
    Quen mà không quen
    Từng giọt sương nén trong veo câm nín
    Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh
    Em một mình
    Ngồi khuấy loãng thời gian
    Buổi sáng muốn ôm anh
    Nắng nói lời mê ngủ
    Buổi sáng muốn gọi anh
    Mây tái mặt thẫn thờ
    Quàng nỗi nhớ lên gối chăn bỏ ngỏ
    Bản Blues jazz đêm qua lẩn khuất phím dương cầm
    Người thiên di cung bậc cuối cùng
    Nụ hôn nửa vời
    Trái tim không cửa
    Bóng ai hờ hững xéo trên lá cỏ
    Điềm tĩnh ngồi chờ gió
    Về tan cùng tàn thu
    Buổi sáng
    Một mình
    Quen mà không quen
    Lục lọi trí nhớ một hình nhân đêm
    Quấn quýt trùng căng kén ngà, tơ lạ
    Nuốt vào chầm chậm như loài lông vũ
    Vừa bay vừa thảng thốt…âm u
    Buồn ngại ngần níu vạt ngu ngơ
    Chậm mất nhau cuối mùa
    Bão giông đã nửa đời lạc nhịp
    Cơn đau da lươn lên men vân gốm
    Buổi sáng mị tình
    Nốc cạn
    Một tứ thơ./.

    Hà Quang Minh bình: “Và đúng là Phan Huyền Thư đã “quen mà không quen”, “lục lọi trí nhớ" để “nốc cạn một tứ thơ” thực sự. Bài thơ ấy, về giọng điệu, cấu trúc, rất lạ so với tổng thể còn lại của Sẹo độc lập. Nó cho ta cảm giác nó là Thư mà lại không phải là Thư, như một sự thoát khỏi chính mình vậy.
    À, dễ hiểu thôi, nó chính là bài Buổi sáng, của nhà thơ P.N Thường Đoan (tên thật là Nguyễn Thanh Bình, quê Vĩnh Long, công tác tại báo Văn nghệ TP.HCM). Bài này được Thường Đoan đưa vào tập thơ có tên Đếm cát, xuất bản năm 2003. Nhưng trước đó, cỡ năm 1999 đến năm 2001, nhạc sĩ Phú Quang đã phổ nhạc thành ca khúc Buổi sáng ở cafe Catinat”.
    Chắc Hà Quang Minh muốn nói đến bài Catinat cafe sáng của Phú Quang.
    Thời điểm trước năm 2000 thì Phú Quang mở quán café Catinat tại TP.HCM, giới văn nghệ thường lui tới. P.N Thường Đoan xác nhận mình viết rất nhanh bài thơ Buổi sáng ở đây, lúc đó ngồi vào nhà thơ Thảo Phương, sau đó Phú Quang đến quán, đọc qua bài thơ thì xin phổ nhạc ngay.


    Tập thơ Đếm cát của P.N Thường Đoan, xuất bản năm 2003

    Nguyên văn bài Buổi sáng của P.N Thường Đoan như sau:
    Buổi Sáng
    Những gương mặt người
    Quen và không quen
    Những giọt cà phê muôn đời đen nhánh
    Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh
    gõ thức mặt trời
    Em ngồi một mình
    Khuấy loãng thời gian
    Buổi sáng muốn gọi anh
    Nắng nói lời mê ngủ
    Gió se lạnh chối từ
    Quàng nỗi nhớ chạy quanh chiếc bàn nhỏ
    Bản giao hưởng đêm qua còn phảng phất trên phím dương cầm
    Người đã vội quên cung bậc cuối
    Nụ hôn nửa vời
    Trái tim không cửa
    Ai hờ hững xéo lên lá cỏ
    Buổi sáng ngồi một mình
    Không quen những nụ cười lạ
    Em đậm đặc với nắng thu mưa hạ
    Tan cùng tàn Đông
    Lòng bàng hoàng luyến tiếc níu vạt áo xuân
    Đã chậm mất nửa mùa cuối cùng
    Khói thuốc cay và cà phê đắng
    Cơn đau màu men ngà
    Buổi sáng ngồi một mình
    Uống cạn kiệt
    lạ
    quen!

    Về bài thơ của Phan Huyền Thư, P.N Thường Đoan nói: “Nó giống như việc cắt da thịt của tôi để nhét vào da thịt của bạn ấy”.
    Ai "đạo thơ" của ai? Thể thao & Văn hóa sẽ tiếp tục làm rõ điều này và thông tin đến bạn đọc.
    Như Hà

    Thêm một nhà thơ “tố” Phan Huyền Thư “đạo thơ”!

    19/10/2015 11:37

    (NLĐO) - Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan lên tiếng tố cáo Phan Huyền Thư đã đạo bài thơ do chị sáng tác đưa vào tập thơ "Sẹo độc lập". Hội Nhà văn Hà Nội yêu cầu Phan Huyền Thư làm giải trình về sự việc này.

    Yêu cầu Phan Huyền Thư giải trình
    Sáng 19-10, trả lời Báo Người Lao Động về vụ việc trên, ông Phạm Xuân Nguyên - Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội khẳng định đã nắm thông tin có thêm một tác giả tố Phan Huyền Thư “đạo" bài Bạch lộ (thuộc tập Sẹo độc lập).
    Ông Phạm Xuân Nguyên cho biết thêm đã liên lạc với Phan Huyền Thư qua điện thoại nhưng chưa gặp trực tiếp. “Hội yêu cầu Phan Huyền Thư làm giải trình về sự việc. Tập thơ Sẹo độc lập của Phan Huyền Thư vừa đoạt giải thưởng hạng mục Thơ của Hội Nhà văn Hà Nội nên chúng tôi có trách nhiệm về việc này. Trong trường hợp xác định chính xác việc “đạo thơ”, hội sẽ có quyết định đối với giải thưởng vừa trao. Chúng tôi đang làm rõ vụ việc và sẽ sớm thông tin tới độc giả” - Ông Xuân Nguyên chia sẻ.

    Nhà thơ Thường Đoan tố Huyền Thư đạo tác phẩm của mình
    Nhà thơ Thường Đoan tố Huyền Thư đạo tác phẩm của mình

    Bài thơ Bạch lộ (Độc ẩm với Lã Bất Vy) của Phan Huyền Thư in trong tập thơ Sẹo độc lập (NXB Lao động ấn hành năm 2014) còn bài Buổi sáng của nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan (tên thật là Nguyễn Thanh Bình, quê Vĩnh Long) in trong tập Đếm cát (NXB Văn học xuất bản năm 2003).
    Phan Ngọc Thường Đoan cho biết bài thơ Buổi sáng viết tại quán cà phê Catina của nhạc sĩ Phú Quang và từng được nhạc sĩ này phổ nhạc thành ca khúc Catinat café sáng. “Bài thơ Buổi sáng tôi viết năm 2000. Hồi đó, nhạc sĩ Phú Quang sống ở Sài Gòn một thời gian khá dài, anh ấy mở quán Catinat trên đường Đồng Khởi. Anh chị em văn nghệ sĩ thường hay đến đó! Sáng nọ, bạn bè chưa tới, tôi ngồi một mình đã viết bài thơ này. Khi Phú Quang xuất hiện, tôi đưa bài thơ cho anh ấy xem, anh ấy đã mang lên ngồi vào đàn phổ nhạc bài thơ này, đặt tên là “Catinat café sáng”. Phan Huyền Thư đã xé tác phẩm của tôi ra, để đưa vào bài thơ của chị ấy” - Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan bức xúc nói.
    Rất nhiều nhà báo, văn nghệ sĩ bàn luận xôn xao trang diễn đàn, trang mạng xã hội, bức xúc về sự việc. Nhà báo Hà Quang Minh viết:“Tôi lên tiếng, không phải vì tôi muốn tập thơ Sẹo độc lập bị tước giải thưởng. Tôi lên tiếng, vì tôi muốn nền văn nghệ này cần có những tác phẩm độc lập thực sự, không trùng lặp, không vay mượn và không ăn cắp. Tôi lên tiếng, không phải vì câu thơ kể trên, mà vì tôi gặp một nhà thơ quen, Phan Ngọc Thường Đoan, ở trong bài thơ đó!”.
    Sự giống nhau lạ lùng
    Đối chiếu văn bản hai bài thơ, Bạch lộ của Phan Huyền Thư có rất nhiều câu thơ gần giống, hoặc giống hoàn toàn với những câu trong bài Buổi sáng của Phan Ngọc Thường Đoan. Hai câu đầu của bài Bạch lộ, đã giống nguyên văn với hai câu thơ đầu của bài Buổi sáng:
    “Những gương mặt người/Quen mà không quen/Từng giọt sương nén trong veo câm nín/Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh” (Bạch lộ) và: “Những gương mặt người/Quen và không quen/Những giọt cà phê muôn đời đen nhánh/Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh” (Buổi sáng).
    Buổi sáng viết: “Em ngồi một mình/Khuấy loãng thời gian/Buổi sáng muốn gọi anh/Nắng nói lời mê ngủ” trong Bạch lộ cũng có câu: “Em một mình /Ngồi khuấy loãng thời gian/Buổi sáng muốn ôm anh/Nắng nói lời mê ngủ”…
    Còn nhiều câu thơ gần giống nhau đến mức … kỳ lạ như: “Quàng nỗi nhớ chạy quanh chiếc bàn nhỏ/Bản giao hưởng đêm qua còn phảng phất trên phím dương cầm” (Buổi sáng) và “Quàng nỗi nhớ lên gối chăn bỏ ngỏ /Bản blues jazz đêm qua lẩn khuất phím dương cầm” (Bạch lộ). Hay “Người đã vội quên cung bậc cuối/Nụ hôn nửa vời/Trái tim không cửa/Ai hờ hững xéo lên lá cỏ” (Buổi sáng) và “Người thiên di cung bậc cuối cùng/Nụ hôn nửa vời/Trái tim không cửa/Bóng ai hờ hững xéo trên lá cỏ/Điềm tĩnh ngồi chờ gió” (Bạch lộ).
    Phan Ngọc Thường Đoan không phải nhà thơ đầu tiên tố Phan Huyền Thư đạo. Trước đó, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn phát hiện câu mở đầu bài Có lẽ đã chết vẫn tốt hơn sáng tác năm 2008 của Phan Huyền Thư quá giống với câu chủ đạo và là tinh thần của bài thơ Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển của nhà thơ Du Tử Lê (sáng tác năm 1977). Nhiều ý kiến cho rằng chỉ giống nhau một câu thơ, rất khó kết luận đạo hay không.

    Trước khi khoá trang Facebook, Phan Huyền Thư phản hồi trên một vài diễn đàn: “Em chỉ in sau chứ không viết sau”. Vậy Phan Huyền Thư và Phan Ngọc Thường Đoan, ai đạo thơ ai? Chúng tôi sẽ sớm thông tin tới bạn đọc khi Hội Nhà văn Hà Nội làm rõ về sự vụ với Phan Huyền Thư.

    Thêm một nhà thơ “tố” Phan Huyền Thư “đạo thơ”!
    Phản hồi của Huyền Thư được chụp màn ảnh lại

    Thu hồi giải thưởng tập thơ “Sẹo độc lập” của Phan Huyền Thư

    V.V.TUÂN | 20/10/2015 23:34

    ​Thu hồi giải thưởng tập thơ “Sẹo độc lập” của Phan Huyền Thư

    Bài thơ Buổi sáng của Thường Đoan in trong tập Đếm cát (NXB Văn học xuất bản năm 2003) (trái) và bài thơ Bạch lộ của nhà thơ Phan Huyền Thư in trong tập thơ Sẹo độc lập (Nhã Nam & NXB Lao động ấn hành năm 2014) - Ảnh: T.L

    Chiều tối 20-10, Hội nhà văn Hà Nội họp và đã quyết định thu hồi giải thưởng vừa trao cho tập thơ “Sẹo độc lập” của nhà thơ Phan Huyền Thư.

    Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội cho biết: trong ngày 20-10, nhà thơ Phan Huyền Thư đã gửi đến Hội nhà văn Hà Nội một lá thư xin lỗi, và xin trả lại giải thưởng vừa được nhận từ Hội nhà văn HN cho tập thơ “Sẹo độc lập” của chị.
    Lý do nhà thơ Phan Huyền Thư đưa ra là vì có một bài thơ trong tập thơ “Sẹo độc lập” gây nên những tranh cãi xung quanh việc đạo thơ.
    Tác giả không muốn ảnh hưởng đến uy tín của Hội nhà văn Hà Nội, của Hội đồng xét tặng giải thưởng, cho nên, xin rút khỏi giải thưởng.
    Nhà thơ Phan Huyền Thư cũng gửi lời xin lỗi Hội nhà văn Hà Nội; xin lỗi nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan, vì đã vướng mắc vào vụ việc này; xin lỗi độc giả; xin lỗi các phóng viên báo chí, và xin lỗi gia đình chị.
    Tuy nhiên, lá thư của nhà thơ Phan Huyền Thư không thừa nhận mình đạo thơ, mà chỉ nói rằng, trong thời điểm hiện nay, vì chưa có những chứng cớ chứng minh bài thơ mình viết từ năm 1996, trong khi đó quá trình tìm kiếm lại bản thảo, hay những văn bản về bài thơ, có thể còn kéo dài vì còn phải liên lạc lại với các nơi trong và ngoài nước...
    Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên:
    “Từ khi xảy ra vụ việc, như tôi đã phát ngôn trên hai số báo Tuổi Trẻ, chúng tôi vừa nghe giải trình của nhà thơ Phan Huyền Thư, vừa điều tra tìm hiểu để làm rõ sự việc.
    Việc nhà thơ Phan Huyền Thư gửi thư xin lỗi, và xin rút khỏi giải thưởng, là một thái độ trách nhiệm của một hội viên đối với Hội.
    Việc thu hồi giải thưởng là cần thiết. Tôi sẽ có tuyên bố của Hội về trách nhiệm của Hội Nhà văn Hà Nội trong vụ việc này.
    Nhưng nói gì thì chúng tôi cũng có phần lỗi khi trao giải thưởng cho tập thơ mà sau khi trao thưởng thì “có chuyện”.
    Tuy nhiên, không ai đọc được hết và nhớ được hết thơ của mọi nhà để đọc tập thơ nào cũng biết có “đạo” nhau hay không.
    Ở đây, lỗi chính là của tác giả và cũng có lỗi của người biên tập, nhà xuất bản.
    Hơn nữa, tập thơ Sẹo độc lập đã xuất bản được một thời gian rồi, nếu những người biết có sự giống nhau giữa hai bài thơ này nêu sự việc lên công luận sớm, hoặc phản ánh đến Hội nhà văn Hà Nội thì chúng tôi đã không trao giải.
    Sau khi thu hổi giải thưởng của Sẹo độc lập, Hội nhà văn Hà Nội cũng sẽ không xét bổ sung giải thưởng hạng mục thơ năm nay”.
    theo Tuổi trẻ

    Phan Huyền Thư kết thúc vụ đạo thơ bằng 5 lời xin lỗi?

    (Tấm Gương) – Sau nhiều ngày lùm xùm với nghi án đạo thơ, có lẽ Phan Huyền Thư đã muốn “khép màn” bằng 5 lời xin lỗi.
    Xin lỗi Hội Nhà văn Hà Nội
    Trong bức thư gửi đến Hội Nhà văn Hà Nội mới đây, Phan Huyền Thư đã xin lỗi và trả lại giải thưởng đối với tập thơ “Sẹo độc lập” cho Hội Nhà văn Hà Nội 2015 sau quyết định thu hồi của Hội. Cô cũng gửi kèm thư tường trình về bài thơ “Bạch lộ” bị tố cáo là do chị đạo thơ Phan Ngọc Thường Đoan.
    Tuy nhiên, theo như Phan Huyền Thư thì cô quyết định trả lại giải thưởng để tránh những phiền phức dư luận tiêu cực về chất lượng giải thưởng, ảnh hưởng đến uy tín của giải.
    Xin lỗi nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan
    Lời xin lỗi thứ hai dành cho nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan, tác giả bài thơ Buổi sáng mà Phan Huyền Thư bị tố đạo thơ. Chị viết: “Qua vụ việc trùng lặp nội dung giữa hai bài thơ, được biết chị đã có bề dày tác phẩm và tuổi nghề mà một hậu sinh như tôi không biết đến, đối với tôi, đó cũng là một niềm hổ thẹn, nhất là khi lại được biết đến chị trong tình huống trớ trêu này. Tôi xin lỗi chị về sự giống nhau của hai bài thơ này đã làm chị tổn thương và phải trải qua nhiều buồn bực”.
    Phan Huyền Thư xin lỗi nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan
    Phan Huyền Thư xin lỗi nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan.
    Cô cũng cam kết với tác giả Phan Ngọc Thường Đoan và các đơn vị xuất bản, từ thời điểm hiện tại cho tới khi tìm được chứng cứ có tính thuyết phục về mặt in ấn, xuất bản tại nước ngoài của bản thảo đầu tiên viết năm 1996, cô sẽ không sử dụng bài thơ Bạch Lộ trong bất kỳ ấn phẩm nào hoặc khi tái bản tập thơ “Sẹo độc lập”.
    Xin lỗi độc giả
    Phan Huyền Thư xin lỗi độc giả, bạn bè và các đồng nghiệp vì đã làm họ thất vọng khi chị chưa có đủ chứng cứ để chứng minh giá trị hợp pháp của tác phẩm gốc của Bạch lộ được viết từ năm 1996.
    Xin lỗi báo chí
    Nữ nhà thơ cũng xin lỗi báo giới khi nhắc đến những nghi vấn sao chép, trùng lặp tác phẩm hay ý tưởng trước đây của chị, không chỉ về thơ ca mà trong lĩnh vực phim tài liệu.
    Chị không đề cập cụ thể các vụ việc nhưng giải thích “không riêng gì cá nhân tôi, các nhà biên kịch phim tài liệu cũng đã có những lần phải tham khảo, sử dụng những tin tức, câu chuyện có thật mà các bạn đưa lên báo chí truyền thông như những chất liệu phụ trợ”.
    Bằng những lời xin lỗi, Phan Huyền Thư có chấm dứt được scandal chấn động làng thơ văn?
    Bằng những lời xin lỗi, Phan Huyền Thư có chấm dứt được scandal chấn động làng thơ văn?.

    Xin lỗi gia đình
    Lời xin lỗi sau cùng, nữ nhà thơ dành cho gia đình mình vì những tổn thương, suy sụp trong mấy ngày qua. Đó là điều chị “không bao giờ có thể tự tha thứ cho mình”.

    Đình Đình


    Trần Mạnh Hảo
    Nhà xuất bản “Lao động” cho xuất bản tập thơ của Phan Huyền Thư năm 2014, cuối năm 2015 tập thơ này đã giành được giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội. Ngay sau đó, “Sẹo độc lập” đã bị mạng xã hội tố cáo Phan Huyền Thư đạo thơ của Du Tử Lê và Phan Ngọc Thường Đoan, cũng như mấy năm trước tác giả này đã đạo văn của nhà phê bình Đặng Tiến. Lúc đầu, ông Phạm Xuân Nguyên nhảy ra bênh Phan Huyền Thư nhưng tất cả bằng chứng và sự thật đã chống lại Phạm Xuân Nguyên và tác giả tập thơ. Cuối cùng Phan Huyền Thư đã phải xin lỗi Phan Ngọc Thường Đoan, xin lỗi độc giả vì chuyện hai bài thơ giống nhau như hai giọt nước; tuy nhiên bà Thư tuy bị Hội Nhà văn Hà Nội truất ( thu hồi) giải thưởng, vẫn gân cổ lên cãi bà không mắc tội đạo thơ. Có nghĩa là “vụ án đạo thơ thế kỷ” này chưa dừng lại vì Phan Huyền Thư đang âm mưu làm phù phép nhờ vả hai ba anh nào đó bên hải ngoại tạo bằng chứng giả để tố ngược lại Phan Ngọc Thường Đoan đạo thơ mình !

    Chính vì vậy, chúng tôi phải tìm đọc tập thơ “Sẹo độc lập” để xem nó có đích thực là thơ hay không, hay chỉ là những câu nói tầm thường năng xuống dòng viết theo trường phái “Tân con cóc” do nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - một ông công an kiêm Phó chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam làm chủ soái. Chúng tôi xin trích nguyên văn “bài thơ” “Sẹo độc lập” của Phan Huyền Thư để xem nó thơ hay không thơ ( vì thơ này xuống dòng liên tù tì nên chúng tôi dùng gạch chéo / để thay cho cơn mưa xuống dòng ) :
    “Ngày mười / chin tháng / hai năm nhâm / tý / tôi / được độc lập / với mẹ / bằng sợi dây / rốn / cắt đứt cơ thể / vết / sẹo làm người / vết sẹo / tôi / cái rốn / độc / lập Phan Huyền / …Thơ 19/2/2004”

    Cả “bài thơ” là những câu nói tầm thường, không có câu nào là thơ cả, Phan Huyền Thư viết theo lối cực kỳ dễ dãi, nhạt nhẽo, tầm phào theo tiêu chí “Tân con cóc” của chủ soái Nguyễn Quang Thiều. Hèn gì sáng nay, ông chủ soái trường thơ “Tân con cóc” Nguyễn Quang Thiều lên mạng bênh Phan Huyền Thư, lên án Hội nhà văn Hà Nội thu hồi giải thưởng của Phan Huyền Thư là sai vì bà này có nhận mình đạo thơ đâu.

    Nếu cứ viết phi thơ, viết phứa, viết dễ dãi tào lao chi khươn như Phan Huyền Thư như theo bút pháp “sẹo” trên thì bất cứ ai không cứ kẻ viết bài này, mỗi ngày cũng có thể cho ra hai mươi tập thơ được giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội. Trần Mạnh Hảo xin phóng bút, té nước theo mưa “ Sẹo độc lập” mưa thơ rằng :
    “MỦ YÊU” : em/ li dị / tôi / khiến trái / tim tôi / mưng mủ / mủ / yêu / em tội /ác / quân / giết người / có tên / là trinh nữ / quái thai / ơi / từ mủ / yêu / tôi /cô / đơn dứt khoát / thành trần / mạnh / hảo ngọt / mủ / ơi…


    Xem ra “Mủ yêu” có cơ hay hơn “ Sẹo độc lập” mất !


    Nhìn bìa tập thơ “Sẹo độc lập” đủ biết Phan Huyền Thư không hiểu bản chất thi ca, chưa rành tiếng Việt khi bà Thư chua dưới tên tập thơ dòng chữ : “ Một tập thơ viết để trò truyện với những người bạn”…Xưa nay thơ vốn là lời tâm tình của tác giả với độc giả, là nơi người viết tìm tri âm tri kỷ” sao còn thừa lời trên bìa sách thế này. Giống như chị bán cá ngoài chợ phải viết trên sạp cá của mình rằng đây là cá vì sợ người đi chợ nhầm là con chim hay sao ? Vả, nó là “một tập thơ” dĩ nhiên rồi, có phải hai hay ba tập đâu mà thừa lời rằng “ sẹo độc lập” là một tập thơ, không phải hai tập đâu nhá …

    Lại nói tí tẹo về bài “Sẹo độc lập” của Phan Huyền Thư : nghĩa là khi bà Thư sinh ra bà bị cắt cuống rốn tạo thành cái sẹo để độc lập với bà cụ Thanh Hoa đã sinh ra bà. Lượng thông tin của thơ này chỉ có thế. Thơ bản chất là ngôn ngữ hình ảnh, hình tượng, là ngôn từ bề sâu, hàm xúc, ngôn từ biểu tượng, hồn nhiên nhưng ngầm chứa triết học. Cái “sẹo” cắt rốn kia sao đã có thể làm đứa con “độc lập” với bà mẹ được. Về nghĩa đen đã sai ( xin lỗi, thơ Phan Huyền Thư không có nghĩa bóng)…Đứa trẻ sinh ra cho tới chết cũng không thể độc lập khi nó còn phụ thuộc vào sữa mẹ, mũi nó phụ thuộc từng giây vào dưỡng khí là bà mẹ bầu trời…Con người là một sinh vật phụ thuộc vào muôn thứ khách quan…Chỉ một vết cắt rốn mà đứa trẻ độc lập được thì độc lập ơi ta chào mi, vì mi chẳng có thật trên đời…

    Phan Huyền Thư, kẻ vắt mũi chưa sạch trong thi ca, lẽ nào dám chê bai nền thi ca dân tộc với những đại thi hào như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, với những thi hào như Ôn Như hầu, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Đoàn Thị Điểm, Tản Đà, Hàn Mặc tử, Nguyễn Bính, Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên…lại dám viết những lời phỉ phui, rẻ rúng chê bai nền thi ca dân tộc thế này :
    “ Trăm năm quốc ngữ / hay cả ngàn năm Hán Nôm / không tìm ra câu thơ nào viết đủ / cho khổ đau và cay đắng / khi tôi hiểu ra một danh tính : thi nhân…” (trang 25)

    Một Lê Đạt mà Phan Huyền Thư coi là thầy, hay nhắc đến ông trong “Sẹo độc lập” cũng có nhiều câu thơ hay, rất “khổ đau và cay đắng”, lẽ nào bà Thư chưa đọc ông này với hai câu thơ thôi : “ Cột đèn rớm điện” và : “ Mẹ già ta ngơ ngác ? Lưng còng đau gậy tre” ?

    Cho hay kẻ hậu sinh quen dùng thước vũng trâu đằm đo biển cả cha ông do thiếu học vấn, thiếu tâm hồn thi ca mới dám gần chùa gọi bụt bằng mày tao như thế ?

    Thơ Phan Huyền Thư trong “ Sẹo độc lập” không chỉ dễ dãi, nhạt nhẽo mà rất đại ngôn, triết lý vớ vẩn :
    “để giới hạn an toàn trong giới hạn / bằng chân lý : bất động / sự bất động của nghệ thuật /là tượng đài hình chiếc cột /đợi tương lai thi hành án / tử hình” ( trang 31 bài “Giới hạn”)

    Triết lý dởm này là thế nào hả giời ? Ôi, có thứ chân lý bất động à giời ? Dân gian định nghĩa “ chân lý là cái lý có chân” mà…Chân lý là cái bọn đến gần nó thì nó biến mất, nó sợ thi ca vớ vẩn hành hạ nên chạy mất dép, chỉ có thứ chân lý “ngu tín” mới bất động mà thôi ! Làm sao bà Thư lại bắt nghệ thuật phải tử hình ? Chính vì vậy, nghệ thuật nó sợ vãi mà không dám ở lại cùng thơ Phan Huyền Thư chăng ?

    Trong bài “ Chuyến bay” trang 32 : gửi hộp đen báo bão Phan Hoàng ( hèn gì Phan Hoàng bênh bà Thư không đạo thơ đâu), nhiều câu triết lý kinh hãi đến mất ngáp :
    “Biết trước những ánh mắt tiễn đưa / Nhọn hoắt màu hả dạ. Một rừng cọc gỗ / Bạch Đằng giang bịt sắt / hoen gỉ đâm vào sự bình thản / Cái mũ của người đội nó / không che được thái độ của họ…”


    “Nhọn hoắt màu hả dạ” là sao giời ? Chả lẽ chiều nay tôi ăn canh rau mùng tơi nấu cua hả dạ quá, thì cái hả dạ này cũng nhọn hoắt hay sao ? Chị kia yêu chồng đêm qua sướng lắm, hả dạ lắm chắc cũng do cái nhọn hoắt đâm vào màu hả dạ than ôi ! Hả dạ ơi hả dạ, thi ca kiểu này làm tôi khiếp, bố bảo không dám hả dạ nữa, thơ ơi !


    Đọc đến đây, kẻ viết bài này hãi quá, sao lại : “hoan gỉ đâm vào sự bình thản” ? Than ôi, ta chào sự bình thản vì ngươi đã bị sự hoen gỉ xuyên thấu tim …Ai hoen gỉ hay thi ca “ tân con cóc” làm hoen rỉ cả nền thơ ?

    Bà Thư chưa tha người đọc khi nổi cơn tam bành triết lý mà đi nói xấu cái mũ thế này thì ai dám đội mũ nữa : “ Cái mũ của người đội nó / Không che nổi thái độ của họ”…Phải chăng cái mũ và người đội nó là hai việc khác nhau, cớ sao đưa thái độ vào để ghét mũ thế này ?


    Thơ với chả thẩn !


    Những triết lý vớ vẩn như thế này tràn ngập trong “ Sẹo độc lập” :
    “ Khóc / chỉ là bài tiết của dục vọng” ( trang 139)

    Thơ thẩn như thế, ai cấm lớp trẻ học theo thứ triết lý kinh dị này khi viết :

    “ Cười / chỉ là nôn mửa của khoái lạc” hay : “ mếu / chỉ là trung tiện của đớn đau” ?


    Viết đến đây, gần như tôi đã bị tẩu hỏa nhập ma vì thứ thơ tào lao tầm phào của Phan Huyền Thư làm choáng váng ? Tôi bắt đầu nghi ngờ mình không biết cách đọc thứ thư “lỗ thủng” này :

    “ Kể từ đó . Mọi người thậm chí có thể /làm tình với nhau qua lỗ thủng là tôi” ( Sẹo độc lập trang 45)


    Vậy kính xin các nhà văn nhà thơ trong ban giám khảo giải thưởng văn học hội nhà văn Hà Nội lên tiếng để chỉ giáo cho tôi thẩm được thứ thơ xưng là “tôi – lỗ thủng” đang mời mọi người đến làm tình này. Amen !

    Sài Gòn ngày 21-10-2015

    T.M.H.

    https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/1633104263628438
    (Tổng hợp)

     

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét