Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 8

-Mọi người đều mù quáng đi trên con đường đời của mình! Vì đố ai thấy chính xác con đường ấy!
-Đường đời riêng đã không thấy thì làm sao thấy được đường đời chung, tức định mệnh của nhân loại?
-Chỉ toàn suy đoán và tưởng tượng thôi! Vì vậy, hãy thận trọng trước những " tiên tri" về xã hội!


-----------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)


Mao Trạch Đông ngàn năm công tội

#Tựa đề
1. Cùng bạn đọc
2. Lời nói đầu
3. Chương 1: Muốn trở thành lãnh tụ phong trào cộng sản quốc tế
4. Chương 2: Sai lầm của Mao Trạch Đông về lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội
5. Chương 3: Giang Thanh bước đầu tỏ ra lợi hại
6. Chương 4: Vận dụng thuật cầm quyền của vua chúa
7. Chương 5: Thiết lập thể chế chính trị chuyên chế một đảng
8. Chương 6: Ba cuộc họp, một cuốn sách làm bùng lên cao trào hợp tác hoá nông nghiệp
9. Chương 7: Các nhà tư bản gióng trống, khua chiêng đi lên chủ nghĩa cộng sản
10. Chương 8: Đường lối Đại hội 8 sát thực tế
11. Chương 9: Địa ngục văn chương lớn nhất trong lịch sử loài người
12. Chương 10: Hai đảng lớn Trung-Xô từ bạn thành thù
13. Chương 11: Chu Ân Lai bị tước quyền lãnh đạo kinh tế
14. Chương 12: Mao: Chúng ta phải thực hiện một số lý tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng
15. Chương 13: Phải kết họp giữa Các Mác và Tần Thủy Hoàng
16. Chương 14: Đủ hiểu biết để cự tuyệt nhưng lời khuyên răn, đủ lời lẽ để tô vẽ cho những sai lầm
17. Chương 15: Ở chốn vô thanh nghe sấm động
18. Chương 16: Bành Đức Hoài vì dân lên tiếng
19. Chương 17: Lâm Bưu giúp Mao lộng hành
20. Chương 18: Địa ngục trần gian
21. Chương 19: Con gái ba đời bần nông giương biểu ngữ “Đả đảo Mao Trạch Đông” tại Trung Nam Hải
22. Chương 20: Cuộc đọ sức tại đại hội 7.000 người
23. Chương 21: Mao Lưu đoạn tuyệt
24. Chương 22: Bộ tư lệnh thứ hai trong đảng
25. Chương 23: La Thụy Khanh chơi với hổ, bị hổ vồ
26. Chương 24: Giương ngọn cờ chống đảo chính để làm đảo chính
27. Chương 25: Lợi dụng học sinh lật đổ chủ tịch nước
28. Chương 26: Nhân dân run rẩy trong cuộc khủng bố đỏ
29. Chương 27: Mao Trạch Đông chơi trò chính trị lưu manh
30. Chương 28: Nhân vật số 4 đại bại dưới chân Giang Thanh
31. Chương 29: Tổ cách mạng văn hoá thay thế Bộ chính trị, tổ làm việc Quân ủy thay thế Quân ủy trung ương
32. Chương 30: Kết cục bi thảm của Lưu Thiếu Kỳ
33. Chương 31: Lâm Bưu đắc ý, lăm le kế tục
34. Chương 32: Mao - Lâm quyết đấu ở Lư Sơn
35. Chương 33: Tướng quân bách chiến thân danh liệt
36. Chương 34: Nixon mang đến cho Mao chiếc ô bảo hộ hạt nhân
37. Chương 35: Mời Đặng Tiểu Bình làm quân sư
38. Chương 36: Chu Ân Lai - trở ngại mà Giang Thanh không thể vưọt qua
39. Chương 37
40. Chương 38: Mao để Giang Thanh cầm “cờ lớn”
41. Chương 39: Mao chết, Giang tù
42. Lời kết

“7 tội ác lớn nhất” của Mao Trạch Đông được phơi bày sau 39 năm ngày ông mất

Cựu lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông nắm quyền 27 năm, lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh chủ yếu để tiến hành con đường cực tả. Trên đường lối đó, ông đã dùng dẫn dụ và cưỡng bức để gây ra biết bao thảm họa vô cùng tàn nhẫn cho xã hội mà mỗi thảm cảnh có thể được coi như là lớn nhất của nhân loại. (Ảnh: internet)
Cựu lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông nắm quyền 27 năm, lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh chủ yếu để tiến hành con đường cực tả. Trên đường lối đó, ông đã dùng dẫn dụ và cưỡng bức để gây ra biết bao thảm họa vô cùng tàn nhẫn cho xã hội mà mỗi thảm cảnh có thể được coi như là lớn nhất của nhân loại. (Ảnh: internet)
Ngày 9/9/2015 là tròn 39 năm ngày mất của cựu thủ lĩnh Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Mao Trạch Đông. Truyền thông của ĐCSTQ đã có bài xã luận: “Khách quan và công bằng mà nói, ông Mao là người vĩ đại, chứ không phải là thần vĩ đại”. Có người chế nhạo trên mạng rằng, đối với các bình luận của truyền thông ĐCSTQ, chúng ta phải hiểu ngược lại mới đúng.
Ngày 10/9, “Thời báo Hoàn Cầu” – cơ quan truyền thông của ĐCSTQ có bài xã luận rằng: Chính quyền ĐCSTQ biểu thị sự tán dương và tôn trọng “hết sức khách quan” đối với “cống hiến” của Mao Chủ tịch đồng thời cũng “xác nhận” những “sai lầm” của ông. Sau khi chụp lên ông những danh hiệu khác nhau, bài viết đi đến kết luận rằng: “Ông Mao Trạch Đông không phải là người mà một cá nhân hay một nhóm người là có năng lực đánh giá, có thể đánh giá ông thì chỉ có toàn bộ nhân dân Trung Quốc.”
Sau khi bài viết được công bố, cộng đồng mạng lập tức bình luận về sự việc này. Một độc giả tại thành phố Chương Châu tỉnh Phúc Kiến châm biếm rằng: Xã luận của “Thời báo Hoàn cầu” chúng ta phải hiểu ngược lại thì mới đúng.
Một độc giả tại thành phố Thẩm Quyến, tỉnh Quảng Đông thẳng thắn cho rằng: Chủ nghĩa ngoại lai của Mao đã làm trì hoãn Trung Quốc những 200 năm.
Độc giả tại Thành phố Thành Đô, Tứ Xuyên thì bày tỏ: Chỉ có toàn bộ nhân dân Trung Quốc mới có thể đánh giá Mao Trạch Đông, vậy thì mang hết “công lao vĩ đại” và những “sai lầm” của ông ta, toàn bộ viết ra một cách chân thực, rồi đưa cho 1,4 tỷ người Trung Quốc bỏ phiếu. Như thế chẳng phải đưa ra được một đáp án công bằng nhất hay sao?

Có bình luận chỉ ra rằng, ĐCSTQ chỉ vì sự thống trị của chính mình, cho nên luôn luôn không dám thừa nhận sai lầm của Mao Trạch Đông, thực tế đáng xấu hổ nhất chính là lấy từ “tội ác” đổi thành “sai lầm” một cách xảo quyệt.

7 tội ác lớn nhất của Mao Trạch Đông
Tháng 12/2014 trên mạng có lưu truyền một bài viết ký tên tác giả là Trang Quế Tam, tổng kết 7 tội ác lớn nhất của nhân loại do ông Mao Trạch Đông gây ra. Cựu lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông nắm quyền 27 năm, lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh chủ yếu để tiến hành con đường cực tả. Trên đường lối đó, ông đã dùng dẫn dụ và cưỡng bức để gây ra biết bao thảm họa vô cùng tàn nhẫn cho xã hội mà mỗi thảm cảnh có thể được coi như là lớn nhất của nhân loại.
1. Năm 1957 “Phản cánh hữu”, chụp mũ và giám sát 550.000 người phe cánh hữu, lấy những lời phát biểu của những người phe cánh hữu lập hồ sơ, khống chế nội bộ phe cánh hữu, tổng số gần 1 triệu người. Những người trong phe cánh hữu này hầu hết là thành phần tri thức, họ trong khi phê đấu đã tự sát nhiều đến mức không kể xiết. Đây là cuộc chiến chống lại nhiều người trí thức nhất của nhân loại.
2. Năm 1958 “Đại nhảy vọt”, để hùa theo cách làm liều lĩnh của Mao Trạch Đông, toàn quốc hưởng ứng một cách quá khích. Các nơi đua nhau phóng đại sản lượng thu hoạch mùa vụ, sáng tạo ra con số không tưởng, sản lượng trên một mẫu là 5.000 – 60.000 kg lương thực, thậm chí ông còn “nghiêm trọng” đặt ra vấn đề “lương thực nhiều quá ăn không hết thì phải làm sao?” Đây là chuyện hoang đường nhất của lịch sử loài người.
3. Theo thống kê của Hồ sơ giải mật Quốc gia, từ mùa xuân năm 1958 đến mùa xuân năm 1962, tại Trung Quốc có 37 triệu 500 nghìn người chết đói. Người dân cho rằng, nếu như tính cả người chết đói, chạy nạn bị thất lạc, trẻ sơ sinh chết do không đủ sữa, chết do bị bội thực, chết vì đói rét, vì quá đói đi ăn trộm đồ ăn bị đánh chết, không cho chạy nạn bị đánh chết… Nếu như tính tất cả những nguyên nhân đó, thì con số người chết ước chừng 60 triệu người. Mao Trạch Đông đứng đầu về thảm họa liên quan đến tính mạng con người, là điều thê thảm nhất của nhân loại.
4. Năm 1957 sau khi chống lại phe cánh hữu, phần tử cánh hữu và cả người nhà bị đưa về nông thôn, họ đều bị giám sát lao động, đồng thời bất kể lúc nào cũng có thể bị lôi ra phê đấu, để làm tài liệu sống cho đấu tranh giai cấp. Các vùng nông thôn rộng lớn này biến thành một trại giam khổng lồ, không cần tường bao, không có thời hạn thi hành án. Mao Trạch Đông khai sáng ra một trại giam khổng lồ chưa từng có trong lịch sử, cũng như tương lai.
5. Mao Trạch Đông thông qua rất nhiều thủ đoạn, khi mới đề xuất thì rất rõ ràng, nhưng khi kết thúc thì rất đen tối, thực thi sự sùng bái cá nhân, mê tín cá nhân. “Sáng xin chỉ thị, chiều phải báo cáo”, “Kính nghênh hồng bảo thư”Mê tín cá nhân và sùng bái cá nhân của Mao Trạch Đông đã lừa gạt con người mấy thế hệ, từ cổ chí kim, trong nước ngoài nước không ai sánh nổi.
6. Tháng 9/1962, bà Giang Thanh, vợ của ông Mao từ hậu trường bước ra khoa tay múa chân nói về việc chính trị quốc gia. Năm 1965 Mao Trạch Đông và bà ta ở trong phòng kín mưu đồ, đưa ra “Bình tân biên lịch sử kịch < hải thụy bãi quan>”, Giang Thanh được đề cử lên làm Phó Tổ trưởng Cách mạng Văn hóa Trung ương, sau đó lên làm Cố vấn Cách mạng Văn hóa Quân ủy, rồi Ủy viên Cục Chính trị. Ngoài Mao Trạch Đông ra, bà Giang Thanh trở thành cánh tay đắc lực với quyền lực vượt qua tất cả các lãnh đạo trong Trung ương ĐCSTQ. Bà Giang Thanh đã lợi dụng quyền lực mà Mao Trạch Đông giao cho để làm vô số việc ác, chuyện xấu và các vụ bê bối. Mao Trạch Đông trao quyền lực lớn nhất cho vợ của mình, chuyện này cũng chưa từng có trong lịch sử.
7. Mao Trạch Đông phát động kẻ thù chính trị đả kích Đại Cách mạng Văn hóa, khiến cho Trung Quốc lâm vào đại loạn. Trong 10 năm Đại Cách mạng Văn hóa, hơn 20 triệu người bị giết chết, tự sát và thảm sát. Đây là tội ác giết người vô tội, tàn khốc và vô nhân tính lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Theo NTDTV
Thiên Minh biên dịch

Mao Trạch Đông - Đâu là sự thật?

Cập nhật lúc 6 February 2012, 14:38 AEDT
Là người đã đưa tư tưởng Mác-Lênin đến Trung Quốc, có công trong việc gần như thống nhất đất nước, đưa Trung Quốc thoát khỏi ách áp bức của ngoại quốc, Mao Trạch Đông còn được biết đến như một nhà độc tài trong một thời kỳ đen tối của lịch sử Trung Quốc.
Thế kỷ 20 đã sản sinh ra rất nhiều vĩ nhân hay những con người khác thường và thậm chí là nhiều người còn bị coi là những ‘con quái vật’.
Chẳng mấy ai mà không biết đến sự tàn bạo của Pol Pot, Stalin hay Hitler. Tuy nhiên, khác với những cái tên gắn liền với chế độ độc tài, Mao Trạch Đông lại thoát khỏi sự căm ghét và hận thù của người dân Trung Hoa trong thế kỷ trước. Thậm chí, hiện nay vẫn còn có một số quầy hàng bán đồ lưu niệm có in hình Mao Trạch Đông, từ những tấm áp phích, huy hiệu cho tới những bản sao chép của cuốn Mao Tuyển, ghi lại những phát biểu của Mao.
Tuy vậy, dù rằng mọi người vẫn nghĩ họ mua hay dùng những thứ đó với mục đích mỉa mai, trào phúng, nhưng liệu rằng họ còn có thể làm được như vậy đến bao lâu nữa khi ngày càng có thêm nhiều bằng chứng cho thấy sự độc ác, tàn bạo và tình trạng bỉ ổi dưới thời ông Mao?

Sự tàn bạo của một chế độ

Mới đây, một tác phẩm với tựa đề “Thời kỳ Đại Đói kém dưới thời Mao: Giai đoạn Khủng khiếp nhất trong Lịch sử Trung Quốc” đã được cho Học giả Frank Dikotter thuộc trường Đại học Hồng Kông cho ra mắt. Cuốn sách được viết dựa trên những nghiên cứu chi tiết từ văn khố của Trung Quốc, nói về sự tàn bạo của Mao Trạch Đông khi gây ra cái chết của 45 triệu người dân Trung Quốc chỉ riêng trong giai đoạn ngắn ngủi từ năm 1958 tới năm1962.
Ngay từ đầu những năm 1958, Mao Trạch Đông đã ra lệnh tất cả mỗi người, không phân biệt nam nữ phải là một người lính trong một đạo quân khổng lổ của ông ta. Và đạo quân đó không ngừng hoạt động cho lý tưởng cách mạng. Hàng trăm triệu người phải thực hiện hết nhiệm vụ này đến nhiệm vụ khác, từ việc tiến hành các dự án tưới tiêu thủy lợi giữa ban đêm, hoặc nấu thép trong những ‘Lò Luyện Thép Sau Hè’ giữa ban ngày, hay làm việc ngoài đồng.
“Vấn đề ở đây là một khi anh bắt đầu tập trung tất cả mọi người, giống như trong quân đội, một khi anh bắt đầu dồn tất cả người dân vào những khu công xã, có nghĩa rằng anh cướp hết mọi thứ của người dân, từ đất đai, nhà cửa, vật nuôi, công cụ,... và người dân sẽ chẳng còn gì cả, cũng không còn động lực để lao động, để làm giàu”, ông Dikotter nói.
Cưỡng ép và khủng bố là nền tảng của chế độ độc tài đó và người dân dù đang đói khát cũng vẫn phải tiếp tục lao động.
“...người dân bị hành hạ, đánh đập thường xuyên. Họ bị ép phải cởi bỏ hết quần áo ngay giữa mùa đông để làm việc ngoài trời... Người ta tin rằng khi người dân bị cưỡng ép cởi bỏ quần áo thì họ sẽ phải lao động nhiều hơn để giữ ấm cơ thể. Tình trạng này diễn ra khắp nơi, từ Bắc xuống Nam, thậm chí ở ngay cả tỉnh Quảng Đông. ”, tác giả cuốn sách nói thêm. “Chỉ có dùi cui là thứ duy nhất để bắt người dân lao động. Một vài người đã bị cắt tai, cắt mũi. Những sai phạm nhỏ nhất cũng sẽ phải chịu những hình phạt khủng khiếp.” Để chứng minh cho sự tàn báo đó, ông Dikotter cũng đưa ra một dẫn chứng cụ thể về một người đàn ông, vì ăn trộm một quả khoai tây đã bị trói chân bằng dây thép, đeo 10 kilogram đá trên lưng, hai tai đều bị cắt bỏ và bị đóng dấu bằng sắt nung. Tại tỉnh Tứ Xuyên, một số người bị đổ dầu vào người và bị thiêu sống. Người ta trừng phạt một bé trai về tội ăn cắp lúa bằng cách bắt cha em phải chôn sống em. Người cha này sau đó đã chết trong nỗi đớn đau...

Các ghi chép của lịch sử

Theo ông Dikotter, tất cả những chuyện này diễn ra ở khắp nơi, theo như ghi chép trong nhiều bộ tài liệu khác nhau. Những ghi chép chi tiết, tỉ mỉ, thậm chí cả tên tuổi, nơi chốn, ai đã làm gì với ai, khi nào và ở đâu,... đều có thể được tìm thấy trong số lượng tài liệu khổng lồ. Những bộ tài liệu đó cho thấy được mức độ của sự tàn bạo và sự cưỡng ép đã diễn ra trên khắp Trung Quốc thời kỳ đó, thời kỳ đất nước nằm dưới sự cai trị của một đảng. Giống như bất cứ chế độ độc đảng nào, chế độ dưới thời ông Mao cũng ghi chép rất tỉ mỉ mọi tội ác của chính mình.
Thảm hỏa giết chóc, trong đó 45 triệu người bị giết, đã diễn ra chỉ trong vòng bốn năm, từ năm 1958 đến năm 1962, tức 10 năm sau khi người dân Trung Hoa chính thức giành lại được độc lập. Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1/10/1949. Không chỉ có mạng người, vố số những căn nhà, nơi ở của dân cũng bị phá hủy, để làm phân bón, làm đường, trừng phạt người dân hay lấy đất xây dựng các khu căng tin tập thể khổng lồ tại các công xã.
Ngay từ trước năm 1957 đã diễn ra một cuộc thanh trừng các đảng viên không đi theo đúng ‘đường lối’. Hàng trăm ngàn đảng viên đã bị đuổi khỏi Đảng và được thay bằng những kẻ vô đạo đức, những kẻ sẵn sàng làm mọi thứ để hưởng lợi từ cái guồng máy đặt trụ sở tại Bắc Kinh. Và hiển nhiên, một người dân bình thường, hay một anh nông dân hiểu rõ rằng sẽ là hoàn toàn vô ích khi nói lên ý kiến hay đi ngược lại với cái guồng quay đó. Ngủ gật trong buổi họp, vắng mặt vào buổi sáng ở căng tin... sẽ đều bị đánh; hay một số người bị cấm đến căng tin vì không làm việc chăm chỉ. Sẽ chẳng có ai muốn lên tiếng trong những hoàn cảnh như vậy.

Một sự thật còn bỏ ngỏ

Vào năm 1962, thời kỳ Đại Nhảy Vọt chấm dứt. Tuy nhiên tấn thảm kịch đó vẫn còn diễn ra, dù rằng số người chết cũng đã giảm đi rất nhiều. Và chỉ duy nhất trong giai đoạn những năm 1962-1966, người dân mới cảm thấy dễ thở hơn một chút. Bởi sau đó, từ năm 1966 lại diễn ra cuộc Cách mạng Văn hóa. Nhưng cuộc Cách mạng Văn hóa này giết ít người hơn so với cuộc Đại Nhảy vọt. Dựa trên các văn bản được công bố chính thức, có khoảng hai đến ba triệu dân thiệt mạng. Tất nhiên cũng chẳng ai dám khẳng định rằng số liệu này là chính xác. Có lẽ phải chờ tới khi điều kiện chín mùi, tức tới khi toàn bộ các văn khố nói về thời kỳ này được nghiên cứu thì người ta mới biết số thiệt hại thực sự lên tới bao nhiêu.
Khi được hỏi ý kiến về một nhận định được đề cập đến trong một cuốn sách khác của tác giả Jun Chang 5 năm trước, cho rằng Mao Trạch Đông đã gây ra cái chết cho tổng cộng 70 triệu người dân Trung Hoa, ông Dikotter thêm rằng: “Điều đó cũng không quá ngạc nhiên. Khi chúng ta đã chứng kiến một thảm kịch chết chóc, áp bức và đầy bạo lực diễn ra trong thời kỳ Đại Nhảy Vọt hoàn toàn dựa trên các văn khố lưu trữ, vậy thì người ta cũng không thể biết rằng việc nghiên cứu cuộc Cách mạng Văn hóa sẽ phơi bày một sự thật nào nữa.”
Ông Dikotter cho biết ông chỉ mới được phép xem một phần chứ không phải toàn bộ tài liệu nói về thời kỳ Đại Nhảy vọt trong văn khố của Trung Quốc. Theo ông, những gì nhạy cảm trong các thời kỳ dưới chế độ ông Mao Trạch Đông vẫn còn được dấu kín trong văn khố trung ương ở Bắc Kinh.
- See more at: http://www.australiaplus.com/vietnamese/2010-10-01/mao-tr%E1%BA%A1ch-%C4%91%C3%B4ng-%C4%91%C3%A2u-l%C3%A0-s%E1%BB%B1-th%E1%BA%ADt/278172#sthash.OPvjNNg1.dpuf

Mao Trạch Đông - Đâu là sự thật?

Cập nhật lúc 6 February 2012, 14:38 AEDT
Là người đã đưa tư tưởng Mác-Lênin đến Trung Quốc, có công trong việc gần như thống nhất đất nước, đưa Trung Quốc thoát khỏi ách áp bức của ngoại quốc, Mao Trạch Đông còn được biết đến như một nhà độc tài trong một thời kỳ đen tối của lịch sử Trung Quốc.
Thế kỷ 20 đã sản sinh ra rất nhiều vĩ nhân hay những con người khác thường và thậm chí là nhiều người còn bị coi là những ‘con quái vật’.
Chẳng mấy ai mà không biết đến sự tàn bạo của Pol Pot, Stalin hay Hitler. Tuy nhiên, khác với những cái tên gắn liền với chế độ độc tài, Mao Trạch Đông lại thoát khỏi sự căm ghét và hận thù của người dân Trung Hoa trong thế kỷ trước. Thậm chí, hiện nay vẫn còn có một số quầy hàng bán đồ lưu niệm có in hình Mao Trạch Đông, từ những tấm áp phích, huy hiệu cho tới những bản sao chép của cuốn Mao Tuyển, ghi lại những phát biểu của Mao.
Tuy vậy, dù rằng mọi người vẫn nghĩ họ mua hay dùng những thứ đó với mục đích mỉa mai, trào phúng, nhưng liệu rằng họ còn có thể làm được như vậy đến bao lâu nữa khi ngày càng có thêm nhiều bằng chứng cho thấy sự độc ác, tàn bạo và tình trạng bỉ ổi dưới thời ông Mao?

Sự tàn bạo của một chế độ

Mới đây, một tác phẩm với tựa đề “Thời kỳ Đại Đói kém dưới thời Mao: Giai đoạn Khủng khiếp nhất trong Lịch sử Trung Quốc” đã được cho Học giả Frank Dikotter thuộc trường Đại học Hồng Kông cho ra mắt. Cuốn sách được viết dựa trên những nghiên cứu chi tiết từ văn khố của Trung Quốc, nói về sự tàn bạo của Mao Trạch Đông khi gây ra cái chết của 45 triệu người dân Trung Quốc chỉ riêng trong giai đoạn ngắn ngủi từ năm 1958 tới năm1962.
Ngay từ đầu những năm 1958, Mao Trạch Đông đã ra lệnh tất cả mỗi người, không phân biệt nam nữ phải là một người lính trong một đạo quân khổng lổ của ông ta. Và đạo quân đó không ngừng hoạt động cho lý tưởng cách mạng. Hàng trăm triệu người phải thực hiện hết nhiệm vụ này đến nhiệm vụ khác, từ việc tiến hành các dự án tưới tiêu thủy lợi giữa ban đêm, hoặc nấu thép trong những ‘Lò Luyện Thép Sau Hè’ giữa ban ngày, hay làm việc ngoài đồng.
“Vấn đề ở đây là một khi anh bắt đầu tập trung tất cả mọi người, giống như trong quân đội, một khi anh bắt đầu dồn tất cả người dân vào những khu công xã, có nghĩa rằng anh cướp hết mọi thứ của người dân, từ đất đai, nhà cửa, vật nuôi, công cụ,... và người dân sẽ chẳng còn gì cả, cũng không còn động lực để lao động, để làm giàu”, ông Dikotter nói.
Cưỡng ép và khủng bố là nền tảng của chế độ độc tài đó và người dân dù đang đói khát cũng vẫn phải tiếp tục lao động.
“...người dân bị hành hạ, đánh đập thường xuyên. Họ bị ép phải cởi bỏ hết quần áo ngay giữa mùa đông để làm việc ngoài trời... Người ta tin rằng khi người dân bị cưỡng ép cởi bỏ quần áo thì họ sẽ phải lao động nhiều hơn để giữ ấm cơ thể. Tình trạng này diễn ra khắp nơi, từ Bắc xuống Nam, thậm chí ở ngay cả tỉnh Quảng Đông. ”, tác giả cuốn sách nói thêm. “Chỉ có dùi cui là thứ duy nhất để bắt người dân lao động. Một vài người đã bị cắt tai, cắt mũi. Những sai phạm nhỏ nhất cũng sẽ phải chịu những hình phạt khủng khiếp.” Để chứng minh cho sự tàn báo đó, ông Dikotter cũng đưa ra một dẫn chứng cụ thể về một người đàn ông, vì ăn trộm một quả khoai tây đã bị trói chân bằng dây thép, đeo 10 kilogram đá trên lưng, hai tai đều bị cắt bỏ và bị đóng dấu bằng sắt nung. Tại tỉnh Tứ Xuyên, một số người bị đổ dầu vào người và bị thiêu sống. Người ta trừng phạt một bé trai về tội ăn cắp lúa bằng cách bắt cha em phải chôn sống em. Người cha này sau đó đã chết trong nỗi đớn đau...

Các ghi chép của lịch sử

Theo ông Dikotter, tất cả những chuyện này diễn ra ở khắp nơi, theo như ghi chép trong nhiều bộ tài liệu khác nhau. Những ghi chép chi tiết, tỉ mỉ, thậm chí cả tên tuổi, nơi chốn, ai đã làm gì với ai, khi nào và ở đâu,... đều có thể được tìm thấy trong số lượng tài liệu khổng lồ. Những bộ tài liệu đó cho thấy được mức độ của sự tàn bạo và sự cưỡng ép đã diễn ra trên khắp Trung Quốc thời kỳ đó, thời kỳ đất nước nằm dưới sự cai trị của một đảng. Giống như bất cứ chế độ độc đảng nào, chế độ dưới thời ông Mao cũng ghi chép rất tỉ mỉ mọi tội ác của chính mình.
Thảm hỏa giết chóc, trong đó 45 triệu người bị giết, đã diễn ra chỉ trong vòng bốn năm, từ năm 1958 đến năm 1962, tức 10 năm sau khi người dân Trung Hoa chính thức giành lại được độc lập. Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1/10/1949. Không chỉ có mạng người, vố số những căn nhà, nơi ở của dân cũng bị phá hủy, để làm phân bón, làm đường, trừng phạt người dân hay lấy đất xây dựng các khu căng tin tập thể khổng lồ tại các công xã.
Ngay từ trước năm 1957 đã diễn ra một cuộc thanh trừng các đảng viên không đi theo đúng ‘đường lối’. Hàng trăm ngàn đảng viên đã bị đuổi khỏi Đảng và được thay bằng những kẻ vô đạo đức, những kẻ sẵn sàng làm mọi thứ để hưởng lợi từ cái guồng máy đặt trụ sở tại Bắc Kinh. Và hiển nhiên, một người dân bình thường, hay một anh nông dân hiểu rõ rằng sẽ là hoàn toàn vô ích khi nói lên ý kiến hay đi ngược lại với cái guồng quay đó. Ngủ gật trong buổi họp, vắng mặt vào buổi sáng ở căng tin... sẽ đều bị đánh; hay một số người bị cấm đến căng tin vì không làm việc chăm chỉ. Sẽ chẳng có ai muốn lên tiếng trong những hoàn cảnh như vậy.

Một sự thật còn bỏ ngỏ

Vào năm 1962, thời kỳ Đại Nhảy Vọt chấm dứt. Tuy nhiên tấn thảm kịch đó vẫn còn diễn ra, dù rằng số người chết cũng đã giảm đi rất nhiều. Và chỉ duy nhất trong giai đoạn những năm 1962-1966, người dân mới cảm thấy dễ thở hơn một chút. Bởi sau đó, từ năm 1966 lại diễn ra cuộc Cách mạng Văn hóa. Nhưng cuộc Cách mạng Văn hóa này giết ít người hơn so với cuộc Đại Nhảy vọt. Dựa trên các văn bản được công bố chính thức, có khoảng hai đến ba triệu dân thiệt mạng. Tất nhiên cũng chẳng ai dám khẳng định rằng số liệu này là chính xác. Có lẽ phải chờ tới khi điều kiện chín mùi, tức tới khi toàn bộ các văn khố nói về thời kỳ này được nghiên cứu thì người ta mới biết số thiệt hại thực sự lên tới bao nhiêu.
Khi được hỏi ý kiến về một nhận định được đề cập đến trong một cuốn sách khác của tác giả Jun Chang 5 năm trước, cho rằng Mao Trạch Đông đã gây ra cái chết cho tổng cộng 70 triệu người dân Trung Hoa, ông Dikotter thêm rằng: “Điều đó cũng không quá ngạc nhiên. Khi chúng ta đã chứng kiến một thảm kịch chết chóc, áp bức và đầy bạo lực diễn ra trong thời kỳ Đại Nhảy Vọt hoàn toàn dựa trên các văn khố lưu trữ, vậy thì người ta cũng không thể biết rằng việc nghiên cứu cuộc Cách mạng Văn hóa sẽ phơi bày một sự thật nào nữa.”
Ông Dikotter cho biết ông chỉ mới được phép xem một phần chứ không phải toàn bộ tài liệu nói về thời kỳ Đại Nhảy vọt trong văn khố của Trung Quốc. Theo ông, những gì nhạy cảm trong các thời kỳ dưới chế độ ông Mao Trạch Đông vẫn còn được dấu kín trong văn khố trung ương ở Bắc Kinh.
- See more at: http://www.australiaplus.com/vietnamese/2010-10-01/mao-tr%E1%BA%A1ch-%C4%91%C3%B4ng-%C4%91%C3%A2u-l%C3%A0-s%E1%BB%B1-th%E1%BA%ADt/278172#sthash.OPvjNNg1.dpuf

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét