Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 6

-Mọi người đều mù quáng đi trên con đường đời của mình! Vì đố ai thấy chính xác con đường ấy!
-Đường đời riêng đã không thấy thì làm sao thấy được đường đời chung, tức định mệnh của nhân loại?
-Chỉ toàn mơ tưởng thôi! Vì vậy, hãy cảnh giác!

-----------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

(Chính trị) - Một vị tướng từng đánh đông dẹp bắc, đập tan đội quân Quan Đông của Nhật Bản năm 1939, phá tung vòng vây sắt của phát xít Đức năm 1941, thậm chí năm 1957 đã có mặt đúng lúc cứu nguy cho Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev, nhưng rốt cuộc lại tay trắng ra về. Không ai khác, đó là Nguyên soái Georgy Zhukov, người mà chỉ cần nghe thấy tên thì kẻ địch đã bạt vía kinh hồn, nhưng đã không giành được chiến thắng trên mặt trận chính trị.
Kỳ 1. Những ngày tháng vinh quang Tháng 3/1953, sau khi nhà lãnh đạo tối cao của Liên Xô Joseph Stalin qua đời, không chỉ Nikita Khrushchev mà cả Mikhailovich Molotov (Bộ trưởng Ngoại giao), Georgy Malenkov (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) đều muốn “thượng đài chấp chính”. Nhưng cuối cùng, do lôi kéo được Nguyên soái Georgy Zhukov về phía mình, nên Nikita Khrushchev đã giành được ưu thế, sau đó là chiến thắng trước các đối thủ.
Sở dĩ Nikita Khrushchev cần đến Georgy Zhukov là muốn mượn tay vị Nguyên soái này hay đúng ra là lực lượng quân đội để loại bỏ sự lũng đoạn của Phó Thủ tướng thứ nhất, đồng thời là ông trùm lực lượng an ninh và cảnh sát mật Liên Xô, Pavlovich Beria, nhằm củng cố quyền lực. Bởi khi Joseph Stalin còn sống, giữa Georgy Zhukov và Pavlovich Beria đã nảy sinh mâu thuẫn.

Georgy Zhukov
Lo sợ sự lớn mạnh của Georgy Zhukov sẽ tạo ra sự uy hiếp đối với mình, Pavlovich Beria đã liệt Georgy Zhukov vào danh sách nhóm quân nhân âm mưu lật đổ chính quyền. Nhưng Joseph Stalin đã không nhất trí với ý kiến loại bỏ Georgy Zhukov của Pavlovich Beria. Thậm chí, Joseph Stalin còn nói thẳng với Pavlovich Beria rằng: “Anh không cần phải gây khó dễ cho Georgy Zhukov. Tôi là người hiểu rõ Georgy Zhukov. Georgy Zhukov không phải là kẻ phản đồ”. Cũng từ đó, mâu thuẫn giữa Georgy Zhukov và Pavlovich Beria đã kết thành mối thâm thù.
Trên thực tế, dưới sự giúp đỡ của Georgy Zhukov, tháng 6/1953, Nikita Khrushchev đã nhổ được “cái gai trong mắt” (tống Pavlovich Beria vào tù với hàng loạt tội danh, trong đó nặng nhất là tội làm gián điệp cho cơ quan tình báo nước ngoài và phản bội cách mạng, đưa ra xử tử ngày 23/12/1953).
Tháng 9/1953, Nikita Khrushchev bước lên đỉnh cao quyền lực. Sau đó khoảng 2 năm, nhờ sự tiến cử của Nikita Khrushchev, Georgy Zhukov được đề bạt làm Bộ trưởng Quốc phòng, thay Nikolai Bulganin, người vừa nhận chức Thủ tướng Liên bang Xôviết. Tại Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 20, năm 1955, Georgy Zhukov được bầu làm ủy viên Trung ương và ủy viên dự khuyết Đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao.
Nhưng cũng chính tại hội nghị này, Nikita Khrushchev đã đọc một bài diễn văn mật, phát động phong trào chống tệ sùng bái cá nhân Stalin càng làm sâu sắc thêm mâu thuẫn với Mikhailovich Molotov và Georgy Malenkov, hai người vốn bất đồng với Nikita Khrushchev trong nhiều vấn đề cả về đối nội lẫn đối ngoại. Điều đáng lo ngại là phe bất mãn với Nikita Khrushchev ngày càng chiếm thế thượng phong, âm thầm chuẩn bị mưu đồ bãi miễn chức vụ của người đứng đầu Đảng Cộng sản Liên Xô của Nikita Khrushchev.

Nguyên soái Georgi Konstantinovich Zhukov
Thượng tuần tháng 6/1957, nhân dịp Nikita Khrushchev dẫn đầu đoàn đại biểu Liên Xô thăm Phần Lan, một số nhân vật lãnh đạo cao cấp của Liên Xô, trong đó có Mikhailovich Molotov, do Georgy Malenkov cầm đầu đã vạch kế hoạch bức cung hoàn chỉnh. Nikita Khrushchev vừa quay trở về Mátxcơva thì được thông báo Đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao triệu tập họp thảo luận việc tổ chức lễ kỷ niệm 250 năm ngày thành lập thành phố Leningrad. Nhưng khi Nikita Khrushchev vừa ngồi xuống, Georgy Malenkov đã lớn tiếng phê bình chính sách nội chính, ngoại giao của Nikita Khrushchev.
Tiếp đó, những người trong phe Georgy Malenkov liên tục ra đòn tấn công, phủ nhận hoàn toàn mọi phương châm, chính sách do Nikita Khrushchev khởi xướng, cho rằng Nikita Khrushchev đã đi ngược lại nguyên tắc tập thể lãnh đạo, độc đoán chuyên quyền. Khi phe Georgy Malenkov đưa ra đề nghị biểu quyết bãi miễn chức vụ của Nikita Khrushchev, nhà lãnh đạo này liền kháng nghị: “Đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao không có quyền bãi miễn chức vụ của Bí thư thứ nhất, chỉ có Ban Chấp hành Trung ương Đảng mới có cái quyền đó”.
Trong lúc mọi người tranh cãi quyết liệt, Georgy Zhukov bước vào, nói với những người dự họp: “Một giờ trước khi diễn ra cuộc họp ngày hôm nay, Georgy Malenkov có tìm tôi nói chuyện. Ông ta muốn lôi kéo tôi, muốn tôi đứng về phía ông ta! Cả phòng họp lặng đi. Nikolai Bulganin giữ trách nhiệm chủ trì cuộc họp thấy tình thế trở nên khó khăn đành phải tuyên bố giải tán. Mưu đồ đánh đổ Nikita Khrushchev của phe Georgy Malenkov bị thất bại. Sau đó, dưới sự giúp đỡ của Georgy Zhukov, tại Hội nghị toàn quốc Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 22/6/1957, những người thuộc phe Georgy Malenkov đã phải đội chiếc mũ của phần tử phản đảng. Đương nhiên, trong danh sách luận công trọng thưởng, Georgy Zhukov đứng đầu. Từ ủy viên dự khuyết Georgy Zhukov thẳng tiến lên ủy viên chính thức Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao, có chân trong số ít những người hoạch định chính sách của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.
M.T
(Chính trị) - Trên chiến trường, Georgy Zhukov đã trở thành huyền thoại. Thậm chí, người ta đã đúc kết lại rằng ở đâu có Georgy Zhukov, ở đó xuất hiện bước ngoặt của chiến sự, Hồng quân Liên Xô chuẩn bị ra đòn tấn công và chắc chắn sẽ giành chiến thắng.
Trên vũ đài chính trị, Georgy Zhukov cũng đã lên tới đỉnh cao danh vọng – có mặt trong số ít những người hoạch định chính sách của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Tuy nhiên, khi leo lên đỉnh cũng đồng nghĩa với việc bắt đầu xuống dốc. Sự đời vẫn chảy trôi như vậy và nó không đặt Georgy Zhukov ra ngoài vòng điều chỉnh.

Nguyên soái Georgy Zhukov
Ngày 4/10/1957, Georgy Zhukov rời Mátxcơva tới cảng Sevastopol, sau đó lên tầu tuần dương Kuibyshevazot bắt đầu chuyến thăm chính thức Nam Tư và Anbani. Georgy Zhukov vừa khởi hành, Nikita Khrushchev cũng lập tức kết thúc sớm kỳ nghỉ dưỡng ở Crimea, quay trở về Mátxcơva, rồi vội vã đến quân khu Kiép. Tại đây, Nikita Khrushchev sử dụng mọi phương thức có thể để làm cho các tướng lĩnh quân khu Kiép hiểu được rằng Georgy Zhukov sắp bị bãi miễn chức vụ.
Ngày 25/10/1957, Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao thông qua Nghị quyết đưa vấn đề làm thế nào tăng cường công tác chính trị, tư tưởng cho lực lượng lục quân và hải quân vào nội dung thảo luận tại kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tổ chức sau đó 3 ngày.
Những người nhận được thông báo dự họp đều ngầm hiểu với nhau rằng việc Georgy Zhukov “rớt đài” sắp điểm. Quả thật, tại cuộc họp ngày 28/10/1957, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã nghiêm khắc phê bình Georgy Zhukov. Về phần Nikita Khrushchev, trong bài phát biểu của mình đã không còn úp mở, vạch thẳng mặt chỉ thẳng tên: “Cần phải có biện pháp kiên quyết giải quyết vấn đề đồng chí Georgy Zhukov. Bất cứ ai nếu không phục tùng lợi ích của đảng, đảng sẽ không khoan thứ, cho dù người đó công trạng có lớn tới đâu. Điều này cần trở thành một nguyên tắc trong sinh hoạt đảng”.

Nguyên soái Georgy Zhukov và Stalin
Sau đó, theo trình tự đã định, Georgy Zhukov bị bãi miễn mọi chức vụ, được cho “ngồi chơi xơi nước” ở nhà cho tới lúc trở về với cõi vĩnh hằng (năm 1964, Brezhnev lên thay Nikita Khrushchev, Georgy Zhukov cũng không được sử dụng trở lại).
Trong cuốn hồi ký sau này của mình, Nikita Khrushchev cũng chỉ rõ sau khi đánh đổ tập đoàn Mikhailovich Molotov, Georgy Malenkov xong, Georgy Zhukov nắm trong tay quyền lực quá lớn. Điều này bắt đầu làm cho các nhà lãnh đạo cao cấp của Liên Xô lúc bấy giờ lo lắng không yên. Họ cho rằng, Georgy Zhukov đang có mưu đồ đoạt quyền soán vị. Liên bang Xô viết đang đứng trước nguy cơ chính biến quân sự. Trong 36 kế, chặn trước vẫn là hơn và thế là họ đã ra tay.
Tuy nhiên, đó chỉ là cách Nikita Khrushchev biện hộ cho việc gán ghép tội danh cho Georgy Zhukov. Bởi thực tế cho thấy, nhân dịp kỉ niệm 50 năm ngày chiến thắng phát xít (tháng 5/1995), Georgy Zhukov đã được tuyên bố vô tội và vị anh hùng có công lớn giúp loài người thoát khỏi thảm họa diệt chủng này một lần nữa lại ngời sáng trong những trang lịch sử chống phát xít.
Không chỉ có vậy, nhiều học giả còn dày công nghiên cứu nhằm bác bỏ những cáo buộc ác ý nhằm vào vị Nguyên soái vĩ đại này. Trên cơ sở những tư liệu xác thực, nhà sử học Aleksey Asayev đã chứng minh được rằng Georgy Zhukov không phải là vị tướng “nướng quân”, phung phí tính mạng cấp dưới. Bởi từ mệnh lệnh đầu tiên tới mệnh lệnh cuối cùng, bao giờ Georgy Zhukov cũng nhấn mạnh tới yêu cầu hạn chế tối đa tổn thất về người và ông đã “xạc” rất nghiêm khắc những chỉ huy để cho đơn vị mình chịu nhiều thương vong.
Bên cạnh đó, Georgy Zhukov còn đưa ra những chỉ dẫn cụ thể, sát thực giúp các cấp chỉ huy giảm thiểu tổn thất binh lực. Thống kê cho thấy, tại tất cả các mặt trận và trong tất cả các chiến dịch mà Georgy Zhukov đã chỉ huy hoặc chỉ đạo, thiệt hại tính theo phần trăm trên số quân thường thấp hơn so với các tướng lĩnh Xô viết khác, kể cả so với Nguyên soái Konstantin Rokossovsky, người thường được nêu như một ví dụ ngược lại với Georgy Zhukov. Nhiều khi, sự khác nhau đó lên tới hàng chục phần trăm. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà Georgy Zhukov thường được tung tới những chiến trường gay go, phức tạp nhất. Bằng tài cầm quân và “tầm cỡ” của mình, Georgy Zhukov không chỉ giúp Hồng quân Liên Xô giảm thiệt hại, mà còn biến thảm họa ít nhất cũng trở thành “không chiến bại”, vô hiệu hóa những mối đe dọa, tiến tới lật ngược thế cờ.
M.T

Nguyên soái Zhukov - chuyện tình đời

TP - Vị nguyên soái vĩ đại nhất của Liên Xô trong Thế chiến thứ hai có cuộc đời quá đỗi thăng trầm sau ngày toàn thắng tháng 5 năm 1945.
Vài ngày trước khi diễn ra cuộc duyệt binh vĩ đại ngày 24-6-1945 trên Quảng trường Đỏ, Nguyên soái Georgy Konstantinovich Zhukov từ Berlin trở về Mátxcơva. Khi đó đã rõ là Stalin đã quyết định người duyệt binh không phải là Tổng tư lệnh tối cao - Đại nguyên soái Stalin mà chính là ông - Phó Tổng tư lệnh tối cao thứ nhất. Bà Era, con gái của Nguyên soái nhớ lại: “Đó là một sự kiện lớn trong cuộc đời của cha tôi, trong cuộc sống của gia đình tôi. Khi cha sắp về đến nơi, bộ quân phục duyệt binh của ông đã chuẩn bị xong, là phẳng phiu, sạch bóng. Tôi và em gái Ella cứ đi quanh ngắm nghía ông và những tấm huân chương vốn đã lấp lánh nhưng vẫn được chúng tôi lau chùi để cho sáng chói hơn nữa”.
Chuẩn bị cho cuộc duyệt binh, mặc dù vốn là một kỵ binh cừ khôi, thời trẻ từng giành rất nhiều giải thưởng trong các cuộc đua ngựa, Zhukov vẫn luyện tập ở bãi tập. Nguyên soái tập với con ngựa có tên là Kumir (Thần tượng). Đây cũng chính là con ngựa ông sẽ cưỡi trong lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ.
"Tôi nhớ bố tôi còn luyện rất nhiều lần những lời nói tại cuộc duyệt binh và chúng tôi trở thành những thính giả đầu tiên của ông. Ông nói và chúng tôi vỗ tay. Hôm diễn ra cuộc duyệt binh, tôi và em gái đứng trên lễ đài, không hề nhận ra mưa rơi. Khi cha tôi xuất hiện trên lưng con Kumir, đẹp và trang trọng, tôi quá tự hào và cứ nhắc đi nhắc lại trong đầu: đó cha tôi”.
Stalin 41 lần cảm ơn Zhukov trong các mệnh lệnh
Trong thời gian chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, uy tín của Nguyên soái Zhukov trong quân đội và và nhân dân là vô tiền khoáng hậu.
Người ta vừa yêu mến, vừa sợ, vừa thần thánh hóa vị thống soái tài năng này. Zhukov là Tổng Tham mưu trưởng, thành viên Bộ Tổng tư lệnh tối cao Hồng quân, Phó Tổng tư lệnh thứ nhất, Tư lệnh các phương diện quân Leningrad, Tây, Ucraina 1, Belorussia 1. Trong các đại chiến dịch, ông còn điều phối hoạt động của nhiều phương diện quân khác nhau. Những gì vị thống soái này làm được cho chiến thắng khó mà đánh giá hết.
Ông 4 lần được phong tặng danh hiệu anh hùng Liên Xô, được thưởng hai huân chương Pobeda (Chiến Thắng) - huân chương cao quý nhất đối với một tướng lĩnh Hồng quân. Ngoài ra còn có 6 huân chương Lenin và rất nhiều phần thưởng khác. Trong thời gian chiến tranh, Stalin 41 lần cảm ơn ông trong các mệnh lệnh.
Nhưng chưa đầy một năm sau cuộc duyệt binh, Zhukov đã bị buộc tội theo chủ nghĩa Bonaparte (lấy theo tên Hoàng đến Pháp Napoleon Bonaparte, chỉ người có quan điểm chính trị dựa vào sự lãnh đạo của quân đội) và loại khỏi chức vụ Tư lệnh Lục quân. Thoạt tiên, Nguyên soái bị điều đi Odessa với chức vụ Tư lệnh Quân khu sau đó bị điều đi xa hơn nữa, tới Quân khu Ural. Cho đến khi Stalin qua đời (1953), ông chỉ giữ chức vụ Tư lệnh Quân khu Ural.
"Trước ngày 1-6-1946, khi diễn ra phiên họp Hội đồng Quân sự tối cao, cơ quan an ninh thu thập chứng cứ chống cha tôi - bà Era Zhukova kể - Tại phiên họp, người ta nói chủ yếu về những chứng cứ buộc tội mà họ khai thác được trong cuộc điều tra Nguyên soái Không quân Novikov - bạn chiến đấu của cha tôi. Novikov bị giam 6 năm, sau khi Stalin chết được minh oan và phục hồi danh dự”.
Theo hồ sơ điều tra, Nguyên soái Không quân Novikov khai rằng Zhukov lôi kéo các tướng lĩnh, hạ thấp vai trò của Tổng tư lệnh Tối cao (Stalin) trong chiến tranh và đề cao vai trò của mình.
"Thực chất người ta buộc tội cha tôi tội tiếm quyền. Trước khi bị cách chức Tư lệnh Lục quân, ông còn bị buộc tội chiếm đoạt chiến lợi phẩm. Người ta kết tội ông đã chở về từ Đức nhiều toa tàu đồ gỗ, đồng hồ, tác phẩm nghệ thuật, hàng cây số vải vóc mà tôi không bao giờ thấy ở nhà mình hay ở nhà nghỉ”.
Căn hộ và nhà nghỉ của Zhukov bị khám xét. Bà Era nói rằng các cuộc khám xét kéo dài hàng ngày trời. Các nhân viên an ninh tìm gì đó khi lục lọi trong các đồ vật cá nhân, ghi chép lại cẩn thận. Bà Ella kể rằng trong cuộc khám xét đó, một vật đáng nhớ là cái trâm cài áo kim cương hình ngôi sao mà nữ nghệ sĩ Lidia Ruslanova tặng mẹ bà đã bị mất.
Zhukov và vợ Alexandra
Zhukov và vợ Alexandra.
Trâm cài áo của vợ Pushkin được tặng cho vợ Zhukov
Sau cuộc duyệt binh chiến thắng, Zhukov mời các bạn chiến đấu đến nhà nghỉ của mình. Trong số những người được mời có cả nữ danh ca Lidia Ruslanova và chồng bà là tướng Vladimir Kruykov. Zhukov quen với Lidia Ruslanova trong chiến tranh do nữ nghệ sĩ thường ra mặt trận hát cho các chiến sĩ. Hôm đó, tại bữa tiệc, đến lượt mình bà Lilia đề nghị nâng cốc chúc mừng không phải các vị tướng mà vợ của họ. Bà Era kể: “Bà ấy nói rằng các tướng đã có chính phủ tặng thưởng huân chương và danh hiệu, còn vợ của họ thì không có phần thưởng nào được đặt ra cả. Mà các bà vợ thì chờ đợi, yêu thương và làm hậu phương vững chắc cho chồng. Nói rồi bà rút trong xắc ra một chiếc trâm cài áo kim cương bảo rằng muốn tặng nó cho Alexandra Dievna - phu nhân của Zhukov”.
Theo lời bà Era thì chiếc trâm cài áo này từng thuộc về Natalia Nikolaevna Goncharova - vợ của thi hào A. Pushkin. Nó được người ta tặng cho Lidia Ruslanova sau khi bà nói rằng muốn tặng một món quà cho vợ Nguyên soái Zhukov.
Lidia Ruslanova thường hay đến chơi nhà Zhukov. Nguyên soái thích bà hát các bài “Thảo nguyên bát ngát”, “Khi nào có núi vàng”, "Valenka". Một lần Zhukov và bà còn song ca. Hát xong, Lidia nói: “Hoàn toàn không tồi với một nguyên soái”. "Bố tôi có chơi đàn baian. Tôi không muốn nhưng đã học accocđêông để ông hài lòng. Thỉnh thoảng chúng tôi cùng ông hát bài “Đêm đen” (về tình yêu của người vợ chiến sĩ đợi chờ chồng) mà ông rất thích” - Bà Era kể. Bà cũng nói rằng mẹ bà cũng rất yêu bài hát này.
"Không thể khác đi được, mẹ yêu tất cả những gì bố thích, bởi bà tôn thờ ông” - Bà Era nhận xét.
Zhukov tìm thấy vợ tương lai sau… bếp lò
Trong Nội chiến, khi Zhukov chỉ huy một đơn vị hồng quân chiến đấu với băng đảng của Antonov, một lần đơn vị của ông đóng ở làng Anna, tỉnh Voronezh.Tại đây, trong một ngôi nhà, ông đã lần đầu nhìn thấy Alexandra - người vợ tương lai của mình sau thành một cái bếp lò. Alexandra cùng em gái Nadezhda đang ẩn nấp trốn Hồng quân vì anh Alexey của họ đang phục vụ Bạch vệ. Trước khi gặp Zhukov, Alexandra dạy ở một ngôi trường làng. Do cô gái có học nên Zhukov đã đưa vào đội quân của mình làm người ghi chép sổ sách.
Năm 1922, họ cưới nhau, nhưng sau này, đăng ký kết hôn bị mất do cuộc đời quân ngũ di chuyển quá nhiều. Họ cưới nhau lần hai ở Mátxcơva hơn 30 năm sau đó vào tháng 11-1953.
Alexandra không hề được ông chồng chỉ huy trưởng thiên vị chút nào. Zhukov nghiêm khắc với bà hệt như với các chiến sĩ khác. Một lần ông suýt tống giam vợ mình. Mẹ đã kể với bà Era như vậy. Cuộc sống binh nghiệp di chuyển liên miên đã ảnh hưởng đến sức khỏe của Alexandra. Bà bị sảy thai. Sau sự việc đó, rất lâu họ không có con. Mãi đến năm 1928, con gái Era mới ra đời.
"Tôi là đứa con muộn màng được chờ đợi quá lâu. Khi sinh tôi, bố tôi đã 32, còn mẹ 28. Bố mẹ tôi giải thích rằng cho chờ đợi tôi quá lâu nên đã đặt tên cho tôi là Era (trong tiếng Nga có nghĩa là Kỷ Nguyên)” - Con gái của vị Nguyên soái kể.
Era sinh ra ở Minsk (nay thuộc Belarus). Gần như toàn bộ giai đoạn binh nghiệp trước chiến tranh vệ quốc của Zhukov là ở Belorussia (tên dưới thời Xô Viết của Belarus). Năm 1937, con gái thứ hai Ella của Zhukov sinh ra ở thành phố Slutsk, khi Zhukov đã là quân đoàn trưởng kỵ binh. Còn giữ được cho đến ngày nay mẩu giấy mà Zukov chuyển vào nhà hộ sinh cho vợ: “Shurik yêu thương. Chúc mừng và ôm chặt, hôn em và con gái xinh đẹp. Anh gửi cho em ít đường. Cần gì nữa bảo để anh gửi…”.
Zhukov và vợ con
Zhukov và vợ con.
Trong gia đình tôi có “tệ” sùng bái cha
Bà Alexandra, theo lời kể của con gái, đã dành toàn bộ cuộc đời mình cho Nguyên soái Zhukov. “Bà tôn thờ bố tôi. Trong gia đình tôi có “tệ” sùng bái cha” - Bà Era nói.
Bà Alexandra và Zhukov chung sống 40 năm.
“Khi cha tôi đến với người phụ nữ khác (Galina Alexandrovna Semyonova), mẹ tôi rất khó vượt qua cuộc chia tay với ông. Bố tôi hiểu điều đó và ông day dứt rất nhiều. Nên ông đi rồi lại trở lại, nhưng rốt cuộc ông đi hẳn” - bà Era kể.
Nữ bác sĩ Galina Alexandrovna Semyonova và Nguyên soái Zhukov quen nhau vào những năm 50 tại thành phố Sverdlovsk. Khi đó Zhukov là tư lệnh Quân khu Ural. Còn Galia đang làm việc tại thành phố đó theo phân công sau khi tốt nghiệp đại học Y Kazan. Bà trẻ hơn Zhukov 30 tuổi. Năm 1957, họ sinh con gái Masha. Mãi năm 1965 họ mới làm hôn lễ sau khi Zhukov li hôn với vợ cũ. "Đó là một bi kịch trong gia đình chúng tôi. Sau khi bố đi khỏi, cuộc sống của mẹ tôi mất hết ý nghĩa. Tôi và em gái thấy những đau khổ của mẹ nên tuyệt giao với bố khoảng một năm trời. Thời gian đó, mẹ tôi đau ốm nặng liên miên” - Bà Era kể.
"Vậy đấy, họ cách chức rồi”
Trong Nội chiến cũng như trong chiến tranh Vệ quốc, trong thời điểm vinh quang cũng như cơn bĩ cực, bà Alexandra luôn là chỗ dựa cho chồng. Khi nói về gia đình mình, Zhukov thích nhắc đi nhắc lại: “Tôi cần có một hậu phương vững vàng”.
"Hậu phương vững vàng đó có ích cho ông rất nhiều vào năm 1957. Những gì xảy ra với ông trong năm đó, với ông, và với cả gia đình tôi, giống như một đòn đánh dưới thắt lưng. Bởi không ai ngờ được một nước cờ như thế từ phía ông Khrutshov” - Bà Era nhớ lại.
Sau cái chết của Stalin (1953), Khrutsov trở thành Bí thư thứ nhất BCH T.Ư Đảng Cộng sản Liên Xô. Người ta triệu Zhukov từ Quân khu Ural về Mátxcơva và bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
"Năm 1953, Zhukov giúp Khrutshov bắt Beria (Người đứng đầu cơ quan an ninh Liên Xô, bị Tòa án Tối cao Liên Xô quyết định xử bắn). Sau đó Khrutshov vươn lên thành lãnh đạo tối cao. Thời gian đó, ông biết ơn và đối xử tốt với cha tôi. Nhưng sau đó, có lẽ ông hiểu được sức mạnh của cha tôi và do cũng đã đạt được mục đích của mình, ông đổi khác” - Bà Era nói.
Năm 1955, Zhukov được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô, nhưng hai năm sau, ông bị cách tuột hết các chức và đến năm 1958 bị buộc về hưu.
"Năm 1957, tại Hội nghị BCH T.Ư, số phận cha tôi đã được định đoạt. Ông ấy bị kết tội thiếu tính Đảng, không vững vàng về chính trị và cái gì đó nữa. Tôi còn nhớ, sau hội nghị, cha tôi về nhà với gương mặt xám lại” - Bà Era kể. Bước vào cửa, Zhukov chỉ nói mấy từ: "Vậy đấy, họ cách chức rồi”.
Theo lời kể của con gái, trong mấy ngày liền, ông uống thuốc ngủ, tỉnh dậy lại uống thuốc ngủ. Ông chỉ ngủ và không giao tiếp cùng ai. Bà Era nói rằng thật không thể chịu nổi khi thấy Zhukov, một con người mạnh mẽ với tinh thần thép lại rơi vào tình trạng như vậy.
Zhukov tại lễ ký văn bản chấp nhận đầu hàng của Đức
Zhukov tại lễ ký văn bản chấp nhận đầu hàng của Đức.
"Có con gái đỡ mệt hơn”
Một lần người ta hỏi Zhukov có mong ước có con trai không. Zhukov trả lời: “Không, có con gái đỡ mệt hơn”.
Không ai trong các con gái chọn con đương binh nghiệp của cha. Họ đều chọn các nghề nghiệp dân sự. Bà Era tốt nghiệp khoa Luật Học viện Quan hệ Quốc tế Mátxcơva, là Phó tiến sĩ Luật. Bà làm việc hơn 40 năm tại Viện Nhà nước và Pháp quyền. Năm nay bà 83 tuổi. Bà Ella - con gái thứ hai của ông và vợ thứ nhất cũng tốt nghiệp Học viện Quan hệ Quốc tế. Bà làm việc hơn nửa cuộc đời tại Ủy ban Phát thanh Nhà nước Liên Xô và dành cả đời cho sự nghiệp báo phát thanh. Bà qua đời năm 2010.
Bà Era còn giữ một cuốn album nhỏ bìa bọc da. Vào đầu cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Zhukov đã đặt một xưởng thủ công làm 4 cuốn album như vậy cho mỗi thành viên gia đình một cuốn. Trong các bức ảnh của album, có 4 người: Vợ Nguyên soái Zhukov - bà Alexandra, hai con gái Era, Ella, và chính ông.
Trong ảnh, Zhukov ở tuổi 44. Tất cả còn ở phía trước vị nguyên soái tương lai: đánh chiếm Berlin, ký văn bản tiếp nhận đầu hàng của Đức Quốc xã và Duyệt binh chiến thắng 1945.
Lê Xuân Sơn dịch
(Nguồn RIA Novosti)

G.K.Zhukov, tư lệnh của các chiến dịch lớn

(Quốc phòng) - (ĐVO) Tuổi ấu thơ nghèo khó và chí tự họcSinh ngày 1/2/1896 trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Strenkovka,  tỉnh Kluga. 12 tuổi làm thợ học việc ở một cửa hàng đồ da. 19 tuổi, năm 1915 nhập ngũ, phục vụ trong một đơn vị kỵ binh Sa hoàng, tham gia đại chiến I (1914-1918). Sau Cách mạng tháng Mười Nga 1917, gia nhập Hồng quân và trở thành một sĩ quan kỵ binh ưu tú. 27 tuổi giữ chức trung đoàn trưởng và năm 42 tuổi là Phó Tư lệnh Quân khu Belorusia. Những dòng ngắn ngủi trên chỉ mong phác họa đôi chút về chân dung vị Nguyên soái lừng danh của Đại chiến II, Georgi Konstantinovich Zhukov. Thực ra trước thềm 1939, ông đã trải qua hơn 40 năm đầy gian khổ. Hồi ức "Nhớ lại và suy nghĩ" của ông phát hành năm 1969, 5 năm trước khi qua đời, cho ta biết rõ hơn quá trình hình thành một bản lĩnh, một nhân cách hiếm có.

Chân dung Nguyên soái Zhukov.
“Bảy tuổi đã cùng người lớn đi cắt cỏ, cố quá sức nên làm tay phồng lên... xấu hổ không dám nói với ai cả, cố hết sức chịu đựng và đến mùa gặt lúa mì... hấp tấp đưa liềm vào ngón tay út bên trái... đã bao nhiêu năm qua, vết sẹo ở đấy vẫn còn nhắc tới...”.Ông được đi học mấy năm ở trường làng, năm 12 tuổi lên Moscow làm ở cửa hàng đồ da, từ 7h sáng đến 7h tối, có một tiếng buổi trưa để nghỉ ăn cơm. Vất vả như vậy nhưng ông vẫn kiên trì học thêm buổi tối về tiếng Nga, toán, địa lý, đọc sách khoa học phổ thông....Tháng 6/1915, nước Nga tổn thất nhiều trên các mặt trận, đến đợt tổng động viên, ông lên đường. Một sự kiện quan trọng diễn ra trong đời binh nghiệp: Ngày 27/2/1917, ông gia nhập hàng ngũ Cách mạng. >> 'Tượng đài Cách mạng Tháng Mười'Tháng 8/1918, ông phục vụ trong đoàn kỵ binh 4, sư đoàn kỵ binh Moscow của Hồng quân. Mùa xuân năm 1923 ông nhận nhiệm vụ chỉ huy trong đoàn, đây là cương vị đã rèn luyện để ông có nhiều kinh nghiệm về huấn luyện, điều hành sau này.Ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ sư đoàn trưởng, quân đoàn trưởng trong những năm sau và đến năm 1938 làm Phó Tư lệnh quân khu Belarusia. Ngày 2/6/1939, ông bay sang Mông Cổ để cùng các đơn vị quân đội nước này đánh bại quân Nhật ở Khankhin Gôn, chiến dịch kéo dài đến 30/8/1939, ngay trước khi quân Đức đánh vào Ba Lan mở đầu Đại chiến II.Đầu tháng 5/1940, ông nhận quân hàm Đại tướng, giữ chức Tư lệnh quân khu đặc biệt Kiev, khi được I.V.Stalin hỏi về kinh nghiệm ở Khankhin Gôn, ông nói: “... Cuộc chiến đấu ở Khankhin Gôn là một trường học kinh nghiệm chiến đấu lớn”.Tư lệnh của các chiến dịch lớn
Đầu năm 1941, ông là Tổng tham mưu trưởng quân đội, ở cương vị này, ông thể hiện tầm nhìn chiến lược của một thiên tài quân sự.Đêm 21, rạng 22/6/1941, Đức tấn công toàn tuyến biên giới Liên Xô, 13.000 giờ ngày 22/6 ông được cử tới Tây nam làm đại diện Tổng hành dinh, 40 phút sau ông ngồi trên máy bay và sực nhớ ra “chưa ăn gì từ hôm qua”. Từ đó là những ngày đêm liên tục chỉ huy các chiến dịch lớn và đều chiến thắng. Sau này, khi được hỏi chiến dịch nào ghi nhớ nhất, ông trả lời không do dự: Chiến dịch Moscow (30/9/1941-20/4/1942) một chiến dịch Liên Xô ở vào thế rất bất lợi, đã kiên cường phòng ngự, mưu trí phản công. Quân Đức lúc đầu có lợi thế rất lớn: chiếm toàn bộ các nước Cộng hòa của Liên Xô: Litva, Latvia, Extonia và phần lớn Belorusia, Ukraine. Tháng 9/1941, Đức sử dụng cụm tập đoàn quân trung tâm gồm 3 tập đoàn quân dã chiến và 3 tập đoàn quân tăng với 1.800.000 quân, 1.700 xe tăng, 14.000 pháo và cối, 1.390 máy bay mở cuộc tấn công quy mô với mật danh “Giông tố”, theo hai hướng nam, Bắc hòng tiến vào thủ đô Moscow. Giai đoạn phòng ngự (30/9/1941-5/12/1941), Quân đội Liên Xô đã đánh trả quyết liệt khiến quân Đức tổn thất nặng nề, nhưng chúng vẫn chọc thủng được tuyến phòng ngự để tiến về sông Moscow, còn ở phía Nam thì bị chặn lại. Cuối tháng 11, đầu tháng 12 ý định đột phá vào thủ đô Moscow của Đức thất bại, Hồng quân đã nắm quyền chủ động, có thêm sự tăng quân, vũ khí. Nhiều trận đánh có phương diện quân liên tục diễn ra, đẩy quân Đức lùi về phía Tây 100-300 km. Toàn cục Đức thiệt hại 500.000 người, 1.300 xe tăng, 2.500 pháo, trên 15.000 xe và khí tài khác.Người ta nhớ rằng, trong những lúc gian khó nhất của chiến dịch bảo vệ thủ đô này, ông luôn ở vị trí trung tâm điều hành các phương diện quân, bên cạnh I.V.Stalin. Ông đến tận đơn vị cơ sở, nắm chắc vấn đề, khi báo cáo có bản lĩnh, thẳng thắn, không ngại va chạm với Tổng tư lệnh. Các dự báo chiến lược, chiến dịch của ông đều đúng. Ngày 1/11/1941, giữa trăm ngàn gia khó, khi về đại bản doanh, Stalin hỏi tình hình có thể bảo vệ cho Lễ duyệt binh 7/11/1941 được không, ông khẳng định: Được! Lễ duyệt binh có một không hai đã diễn ra đúng ngày kỷ niệm Cách mạng tháng Mười và từ quảng trường Đỏ, nhiều đơn vị đã đi thẳng ra chiến trường sát Moscow.>> 70 năm cuộc duyệt binh lịch sử>> Diễn tập duyệt binh trên Quảng trường ĐỏÔng viết: “Nếu có ai hỏi tôi điều gì nhớ nhất trong cuộc chiến tranh vừa qua, tôi luôn luôn trả lời, đó là cuộc chiến đấu ở Moscow. Trong điều kiện khắc nghiệt, hết sức phức tạp và khó khăn, quân đội ta đã được tôi luyện, can trường và sau khi có được một số phương tiện vật chất tối thiểu, đã chuyển từ một lực lượng đang rút lui phòng ngự, thành một lực lượng tiến công rất mạnh”.Ngày 26/8/1942, ông được cử làm Phó Tổng tư lệnh tối cao và đến chiến dịch Stalingrad chỉ đạo.Ngày 18/1/1943, ông được phong Nguyên soái Liên Xô, là người đầu tiên được phong Nguyên soái trong chiến tranh. Từ lúc tham gia phòng ngự ở Leningrad ngày 9/9/1941, qua nhiều chiến dịch lớn, ông lại có mặt ở trận nổi tiếng: vòng cung Kursk, rồi tiêu diệt địch giải phóng Ukraine, Belorusia. >> Chùm ảnh Hồng quân Liên Xô ở LeningradNgày 29/7/1944, ông nhận danh hiệu Anh hùng Liên Xô lần 2. Tháng 10/1944, chỉ huy phương diện quân Belorusia 1, đơn vị nòng cốt tiến vào sào huyệt của Đức quốc xã ở Berlin. Ngày 20/4/1945 trận công phá lịch sử Berlin bắt đầu. 15h ngày 30/4/1945, ông là người được ủy  nhiệm của I.V.Stalin chủ trì Lễ duyệt binh mừng chiến thắng ở Moscow.
Tượng đài Nguyên soái Zhukov ở Nga.
Bình tĩnh, sáng suốt lúc cuối đời
Năm 1957, trên cương vị Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô, Bộ trưởng Quốc phòng, đang thăm nhiều nước, khi về nhà, bị cách chức, ông bình tĩnh nhận quyết định nghỉ hưu. Một thời gian dài, ông ngủ và khi tỉnh dậy, vào rừng, đi câu bên suối nhỏ. Năm 1969, sau nhiều năm nghiền ngẫm, thai nghén, được sự giúp đỡ của cơ quan lưu trữ và nhiều đồng đội, ông hoàn thành tác phẩm “Nhớ lại và suy nghĩ”, được xuất bản rộng rãi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong lời tựa cuốn sách, ông viết “Tôi đã miệt mài với cuốn “Nhớ lại và suy nghĩ” này không phải chỉ trong một năm. Từ những tài liệu của cuộc sống rộng lớn, từ rất nhiều các sự kiện và những cuộc tiếp xúc, tôi muốn lựa chọn ra cái gì là thực chất và quan trọng nhất có thể nói lên thật xứng đáng sự vĩ đại của những sự nghiệp và thành tựu của nhân dân ta”.Ông mất năm 1974, hưởng thọ 79 tuổi.
Nguyên soái G.K.Zhukov (1896-1974) là danh tướng kiệt xuất, Phó Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên Xô trong đại chiến II (I.V.Xtalin là Tổng tư lệnh) 4 lần Anh hùng Liên Xô..., người trực tiếp chỉ huy nhiều mặt trận Leningrad (1941), Moscow (1941-1942), Stalingrad (1942-1943), Vòng cung Kursk (1943), Berlin (1945)..., qua bao thăng trầm vẫn sống mãi trong lòng nhân dân Nga và bạn bè trên thế giới.


Hanzo
24-10-2007, 15:31
Hơn 60 năm đã qua sau ngày cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Liên Xô chấm dứt, giờ đây nhiều người Nga vẫn còn hỏi nhau: hồi ấy nếu không có Zhukov thì sao nhỉ ? (Tranh Pavel Korin vẽ nguyên soái Zhukov)
Georgi Zhukov (1896-1974) nổi tiếng về lòng dũng cảm vô song và tài chỉ huy quân sự đánh đâu thắng đó. Tướng Mỹ Eisenhower Tổng Tư lệnh quân đội Đồng minh trong Thế chiến II từng nói: “Nếu sau này có một loại huân chương thưởng cho lòng dũng cảm, thì nên đặt tên là huân chương Zhukov.”

Năm 1937, khi cuộc thanh trừng trong nội bộ quân đội Liên Xô đang bước vào thời kỳ căng thẳng nhất, Zhukov suýt nữa cũng bị bắt cùng với nhiều tướng lĩnh Hồng quân khác. Một tờ báo quân đội hồi ấy đăng bài viết vu cáo Zhukov và phê phán tác phong lãnh đạo của ông. Chẳng những không tiếp thu sự phê bình ấy mà Zhukov còn gửi điện cho đích thân Stalin đề nghị can thiệp. Stalin nghe theo, và vì thế bài báo trên bị bỏ qua.

Tháng 7-8 năm 1939, quân Nhật xâm phạm vùng Khankhil-Gol của Mông Cổ, một nước có hiệp định tương trợ hữu hảo với Liên Xô. Trước lối đánh khôn ngoan và liều chết của địch, Hồng quân Liên Xô không giữ nổi mặt trận. Stalin bực bội hỏi Voroshilov: “Tôi thấy phải cử người khác đến chỉ huy mặt trận Mông Cổ thì mới trị được bọn Nhật, các đồng chí xem cử ai đi là tốt nhất ?” Bộ trưởng quốc phòng Timosenko nói: “Tôi xin cử Tư lệnh kỵ binh Zhukov.” Stalin lẩm bẩm: “Zhukov, Zhukov … tôi không nhớ ra người ấy là ai.” “Dạ, là người năm kia đã gửi điện cho đồng chí đề nghị huỷ bỏ lời phê bình trên báo đấy ạ.”

Và thế là Georgi Zhukov được gọi về Moskva. Trên máy bay quân sự bay từ quân khu Belarus (nơi Zhukov làm tư lệnh) về Moskva, Zhukov chắc mẩm là chuyến này mình bị vào tù đây. Ai ngờ ông lại nhận được quyết định cử đến mặt trận Mông Cổ làm tư lệnh tập đoàn quân số 4 tại Khankhil-Gol. Tài chỉ huy chiến đấu của ông lập tức toả sáng, quân đoàn 6 của Nhật nhanh chóng bị quét sạch ra khỏi đất Mông Cổ. Sau chiến công này, Zhukov được cử làm tư lệnh quân khu Kiev, một quân khu tiền tuyến quan trọng bậc nhất Liên Xô hồi ấy.

Tháng 12 năm 1940, Bộ Tổng tư lệnh Hồng quân tổ chức tập trận chiến lược quy mô lớn. Tư lệnh quân khu Kiev được chọn làm chỉ huy “quân xanh”, tức quân Đức, còn tướng Pavlov Tư lệnh quân khu miền Tây được chọn làm chỉ huy “quân đỏ”. Chẳng hiểu tại sao Zhukov lại tổ chức tấn công chớp nhoáng “quân đỏ” gần giống như kịch bản sau này Hitler áp dụng khi tấn công Liên Xô. Chỉ sau 8 ngày “quân xanh’ đã áp sát nơi đóng bộ Tư lệnh của “quân đỏ”.

Trong hội nghị tổng kết cuộc tập trận hồi tháng 1/1941, Stalin nổi cáu với Zhukov vì chuyện ấy. Nhưng Zhukov bình tĩnh trả lời từng thắc mắc của Stalin, không tỏ ra lúng túng trước con người ai cũng sợ hết vía này. Mấy hôm sau, Zhukov được cử làm phó của Tổng tư lệnh Stalin.

Mùa thu năm 1941, sau khi phát xít Đức tiến quân vào đất Liên Xô ít lâu, Zhukov được cử làm Tư lệnh mặt trận bảo vệ Moskva. Lúc này quân Đức đã áp sát thủ đô Liên Xô, chỉ còn cách vài chục km. Trước đó, Hồng quân chạy dài trước sức tấn công như vũ bão của mấy triệu quân Đức hoàn toàn cơ giới hoá. Hy vọng giữ được Moskva rất mong manh, thậm chí đã có quyết định bỏ thủ đô, dời toàn bộ cơ quan Chính phủ về Siberi. Một hôm, Stalin gọi điện cho Zhukov: “Đồng chí thấy chúng ta có thể giữ được Moskva hay không ?” Đầu dây đằng kia chỉ trả lời gọn lỏn: “Được ạ !” Trong thời gian cuộc chiến đấu bảo vệ thủ đô căng thẳng nhất (16/11 đến 8/12/1941), mỗi ngày Zhukov ngủ không quá 2 tiếng đồng hồ. Có điều ông ngủ cực say, bom nổ bên tai cũng không tỉnh dậy. Một hôm, Stalin gọi điện 2 lần đến bộ tư lệnh của Zhukov thì người trực điện thoại đều trả lời: “Đồng chí Zhukov đang ngủ ạ, chúng tôi gọi thế nào đồng chí ấy cũng không tỉnh dậy được !”

Ngày 20 tháng 10 năm 1941, Stalin gọi điện ra lệnh cho Tổng biên tập báo Sao Đỏ của quân đội Liên Xô: “Cho đăng ảnh của Zhukov trên số báo ngày mai !”. Tổng biên tập hỏi lại: “Thưa, cho in trên trang nào ạ ?” “Trên trang hai. Và bảo báo Sự Thật cũng đăng.” Toà báo lập tức phái người đến bộ Tư lệnh của Zhukov để chụp ảnh. Và thế là bức ảnh Zhukov được đăng trên số báo ngày 21 tháng 10. Sau đó báo chí toàn thế giới đều đăng lại bức ảnh ấy. Không bảo tàng quân sự nào trên thế giới không có tấm ảnh lịch sử này – tướng Zhukov ngồi bên cạnh tấm bản đồ quân sự, tay cầm bút chì, chăm chú tập trung tư tưởng cao độ.

Ngày 26 tháng 8 năm 1942, Zhukov được bổ nhiệm làm Phó Thống soái Bộ Thống soái Tối cao. Bây giờ địa vị của ông cao thứ nhì trong nước, chỉ sau Stalin, dù lúc ấy ông còn chưa được phong hàm nguyên soái như nhiều người khác.

Sau này Zhukov nhớ lại: “Một hôm tôi nói với Stalin là tất cả những người giúp việc của ông, kể cả tôi, đều mệt bã người, tới mức nếu cứ làm việc kiểu thế này thì mọi người sẽ đều gục hết. Stalin ngạc nhiên hỏi tại sao. Tôi trả lời: vì đồng chí đều làm việc vào ban đêm, cho nên chúng tôi cũng phải cùng thức với đồng chí; còn ban ngày chúng tôi vẫn phải làm việc; sáng sớm là lúc đồng chí đang ngủ thì chúng tôi lại bận nhất. Stalin im lặng nghe xong bèn bảo: từ nay tôi sẽ không gọi điện cho các đồng chí vào ban đêm nữa. Đúng thế, từ đó trở đi không bao giờ thấy Stalin gọi điện cho tôi vào nửa đêm như trước kia nữa.”

Một lần Stalin bảo Zhukov: “Tôi là người không may nhất thế giới, thậm chí tôi còn sợ cả chính cái bóng của mình.”

Zhukov nhớ lại hôm ngồi cùng xe ô tô với Stalin đi công tác : “Cửa kính xe dày đến 10 cm; đội trưởng bảo vệ ngồi hàng ghế trước; Stalin ngồi hàng ghế giữa; tôi ngồi hàng sau cùng. Về sau tôi hỏi đội trưởng bảo vệ, tại sao lại ngồi thế; anh ta bảo Stalin bao giờ cũng bố trí như vậy, nếu đạn bắn từ phía trước đến thì sẽ vào người tôi; nếu bắn từ phía sau tới thì … đồng chí sẽ đỡ đạn hộ ông ấy …”

Trước ngày làm lễ duyệt binh chúc mừng chiến thắng phát xít Đức ở Quảng trường Đỏ ít lâu, Stalin gọi Zhukov lên, bất ngờ hỏi ông có biết cưỡi ngựa không ? Nguyên soái Zhukov đáp: “Dạ, cưỡi chưa thạo lắm.” Stalin bảo: “Lễ diễu binh lần này, đồng chí sẽ duyệt quân đội. Rokoshovsky chỉ huy bộ đội diễu binh.” Zhukov nói: “Xin cảm ơn đồng chí đã dành cho tôi vinh dự ấy. Nhưng tôi thấy ngoài đồng chí ra thì chẳng ai thích hợp hơn làm nhiệm vụ duyệt binh. Đồng chí là Thống soái Tối cao, xét về lý và trách nhiệm thì đồng chí nên ra duyệt binh.”

Stalin im lặng một lúc rồi bảo: “Tôi quá già rồi. Nên để đồng chí làm việc đó thì hơn, vì đồng chí còn trẻ mà.” Hồi ấy Stalin đã 66 tuổi, Zhukov 50 tuổi.

Zhukov đồng ý. Hôm ấy sau khi cưỡi ngựa đi duyệt các đoàn quân chuẩn bị diễu binh, Zhukov quay trở lên lễ đài, đứng cạnh Stalin. Về sau ông nhớ lại: “Trời mưa tuyết rất to. Tôi định dựng cổ áo lên và vuốt nước trên vành mũ. Nhưng khi liếc nhìn sang bên cạnh, tôi bất giác lại thôi, vì thấy Stalin vẫn đứng im bất động mặc cho tuyết rơi vào trong cổ ông.”

Sau chiến tranh ít lâu, Beria bắt đầu thanh trừng quân đội. Rất nhiều sĩ quan kể cả cấp tướng cũng bị bắt giam. Bọn Beria cũng thu thập tài liệu hãm hại Zhukov. Stalin nhanh chóng tỏ ra lãnh đạm với vị phó Thống soái của mình. Zhukov mất chức Thứ trưởng Quốc phòng và bị đưa xuống làm Tư lệnh một quân khu hạng hai. Khi đã thu thập được khá nhiều “tài liệu”, Beria đề nghị Stalin cho phép bắt Zhukov. Stalin kiên quyết không đồng ý. Ông nói: “Các tài liệu này không đáng tin cậy. Tôi rất hiểu đồng chí ấy. Qua 4 năm chiến tranh, tôi hiểu Zhukov hơn cả hiểu chính mình.” Và thế là lần thứ hai, Zhukov được Stalin cứu thoát.

Sau khi Stalin qua đời, Zhukov được cử làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Khi nghe có người nói Stalin chỉ huy chiến tranh qua mô hình quả địa cầu, Zhukov bảo : “Láo toét tất ! Stalin quá hiểu chiến tranh là thế nào. Đúng là ông ấy có phạm sai lầm trong thời kỳ đầu chiến tranh thật, thậm chí có lúc khiếp sợ. Nhưng thời kỳ cuối chiến tranh, Stalin đã hành động hoàn toàn xứng đáng với yêu cầu của vị Thống soái Tối cao. ”

Zhukov bao giờ cũng nói thẳng, nói thật dù là trước mặt Stalin – người mà bất cứ ai cũng run sợ khi phải trả lời các câu hỏi của ông. Có thể nói, nhiều người không sợ phát xít Đức nhưng ai cũng sợ Stalin, trừ Zhukov./.
baovip
30-05-2008, 21:39
Zhukov có giỏi không . Có, nhưng có phải là người quyết định chiến thắng không ? không.
Zhukov là một tước giỏi và tướng lớn. Tướng giỏi, vì ông đã chỉ huy quânlính đánh nhữngtrận đánh xuất sắc từ thời nội chiến, Viễn Đông đến thế chiến. Tướng lớn, vì ông đã chỉ huy thành công quân đội lớn nhất thế giới.
Vào thời điểm 1943, thế giới chưa bao giờ có những đơn vị lớn như vậy, những trện đánh lớn như vậy và những chiến dịch lớn như vậy. Rất ít vị tướng lúc đó có đầu óc như máy tính điện tử để làm việc như vậy.

Nhưng Zhukov có phải là tướng giỏi nhất không ?
Trận Prokhorovka không phải do Zhukov chỉ huy. Trận này do Vatutin chỉ huy. Đây là trận đánh quan trọng nhất của chiến tranh không, tớ không biết. Nhưng đây là trận đánh bản lề của Kursk, Kursk là chiến dịch bản lề của chiến tranh. Trận đánh diễn ra suất sắc và hết sức dữ dội, nhưng sau này, Zhukov đã dùng vinh quang của mình che lấp đi. Rõ nhất là đọc "Nhớ lại và suy nghĩ".

Sơ qua về Prokhorovka. Bên kia, quân Đức là lực lượng tấn công mạnh nhất trong suốt chiến tranh, do Manstein chỉ huy, trang bị những xe tăng mới nhất Tiger. Đây là cánh Nam của chiến dịch Kursk. Hồng Quân đã thủng trận, buộc phải đưa lực lượng dự trữ ra. Thực ra, việc sắp xếp lực lượng dự trữ này do Stalin bầy, chính đây là cái bẫy làm cho Manstein đằng nào thì cũng thua. Manstein tưởng rằng lực lượng chính của Hồng Quân ở mấu lồi, cắt mấu ra bao vây làm suy yếu rồi tiêu diệt. Thế nhưng lực lượng xe tăng lớn nhất lại đang đợi Manstein ở cổ mấu lồi, chính nơi hai cánh quân Đức nếu thành công sẽ gặp nhau. Vì vậy, nếu Manstein thành công thì hai cánh quân của ông ta sẽ thành hai mấu lồi bị bao vây. Điều này đã đúng với cánh Nam, cánh Bắc thì Zhukov chỉ huy phòng ngự, Đức không tiến được.
Zhukov cũng không tán thành lắm việc bầy trận thế này, ông ta máu, muốn chiến, tấn công trước cơ. Điều này có thể dẫn đến thất bại như các chiến dịch hướng trung tâm trước, đã tạo ra mấu lồi. Manstein đã từng cắt đuôi 2 chiến dịch lớn ở đây, làm suy yếu mũi nhọn tiến công và gây thiệt hại lớn. Stalin khá vất để thuyết phục Zhukov tấn công sau. Sau khi chọc thủng trận Nam, mũi xe tăng của Đức tiến đến Prokhorovka. Ở đây, một trận đánh tuyệt đẹp đã diễn ra, trận đánh đẹp hơn tất cả những gì mà Zhukov đã mô tả về nó. Người ta trước đây thường chỉ nói đến Kursk, ít người nói đến Prokhorovka.

Không hiểu vô tình hay hữu ý, Tập đoàn quân Cận Vệ Hợp Thành số 5 ở trước mặt Tập đoàn quân Cận Vệ Xe Tăng số 5. Lúc đó, khái niệm các đơn vị xe tăng và hợp thành mới xuất hiện, biên chế chưa thống nhất và cách hiểu khác nhau, nhất là ở các nước khác nhau. Không tài liệu nào nói đến chuyện Manstein nhầm hay là như Vatutin hay Zhukov đã bầy thế lừa ở đây. Nhưng Manstein đã dùng phương pháp đối phó với binh chủng hợp thành. Ông ta tăng cường tỷ lệ xe tăng (mà lúc này, khái niệm xe tăng cũng còn nhiều người hiểu chưa đúng), tăng tốc độ hành quân. Manstein có nhầm hai tập đoàn quân với nhau không thì không ai nói, nhưng chắc chắn ông ta không biết rằng trước mặt ông ta cũng là một tập đoàn quân xe tăng, và trận đấu tăng lớn nhất lịch sử diễn ra.
T-34 chỉ có thể bắn mặt trước của Tiger 100 mét, đối lại là 1700 mét. Thế nhưng các Tiger không chém T-34 như chém chuối được, mà đại bại. Một trận mai phục-tiến công lằng nhằng nhiều mặt diễn ra. Có lẽ, người ta tôn vinh trận Cai Hạ nên đặt nó là "Thập diện mai phục", chứ thật ra Cai Hạ chắc gì đã "Thập Diện", có thể 15 diện cũng có thể 9. Prokhorovka cũng vậy, ở đây có đầu nguồn sông Đông, một dòng chảy ngoằn nghèo, nông sâu không đều, rất ít điểm xe tăng vượt qua được. Tiger tiến chéo đến dòng chảy, dễ dàng bị kéo dài đội hình ra. T-34 từ rất nhiều hướng nhờ dòng ngoằn nghèo kéo đến, nã đạn vào đuôi, sườn Tiger. Hết ngày 12-7-1943, Hiler buộc phải ra lệnh rút quân đầu tiên trong chiến tranh.
Tuy nhiên, Zhukov đã cứu Đức. Ông từ cánh Bắc bay đến ngày 13, việc đầu tiên là đến nhậu với Khrushchev. Tiếp theo, Zhukov dùng quền của mình cương quết phản đối kế hoạch chuyển sang tiến công. Kết quả là, mặc dù đi chậm hơn rùa bò, nhưng Manstein cũng kéo được một phần các xe hỏng về điểm xuất phát. Kết quả là Đức chỉ bỏ lại 80 trong tổng số 200 Tiger. Số xe kéo về được cũng không kịp sửa, sau này được tính vào công của Hồng Quân khi tiến công, những chiến công đó chỉ là chiếm cái xác xe hỏng.

Không chỉ tác động tiêu cực với trận đánh sau khi nó diễn ra, Zhukov cũng là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra những thiệt hại của Hồng Quân ở đây, ông tác động gián tiếp, nhưng nếu không có ông thì không có chuyện đó. Trước trận đánh này, Một tướng Hồng Quân đã cầm 600 ngàn quân với số xe tăng T-34 mới nhất tiến công Đức. Ông tiến rất mạnh, nhưng bị hở đuôi. Trong đêm, ông phát hiện ra điều đó, phản ứng rất nhanh, đưa đoàn quân rút về được, nhưng thiệt hại lớn. Trận đánh đã chế ra mấu lồi Kursk. Người làm hở đuôi là Khrushchev. Stalin đã tát Khrushchev giữa mặt trận, rồi Stalin đổi người tướng tài kia về hướng Nam. Stalin không thể đuổi kẻ có tội là Khrushchev vì phe cánh. Tiếp tục, Khrushchev là người đã phòng thủ cánh Nam Kursk. Các quân nhân Đức đã ghi lại trong hồi ký, tốc độ gỡ mìn ở đây cao nhất lịch sử chiến tranh, trung bình một phút một quả, tức chỉ tháo chốt ném lên xe. Với trình độ quân sự, trình độ gài mìn như vậy, Hồng Quân không vỡ trận mới là điều dị kỳ. Khrushchev tồn tại được tiếp nữa, cũng chỉ nhờ vào Zhukov, thấy rõ điều đó trong hồi ký của Zhukov và những người khác. Zhukov đã ngăn không cho cánh Nam chuyển sang tiến công đúng thời điểm ngày 13-7, chỉ để bảo vệ Khrushchev, nếu Đức bị tiêu diệt hoàn toàn ở đây, thì "công lao" của Khrushchev hiện rõ, và Khrushchev không còn cách nào tồn tại trước chiến công của các tướng chức vụ thấp hơn.

Stalin đã vất vả làm một cuộc cách mạng nhân sự, chống ại những kẻ lẻo mép, đưa những người tài giỏi như Zhukov, những người đã chế T-34, Yak lên nắm quyền. Thế nhưng, Zhukov đã cứu kẻ lẻo mép sót lại như thế nào, nó để lại hậu quả lớn với Liên Xô thế nào. ?? Bằng những bữa nhậu, kẻ lẻo mép vĩ đại đã được Zhukov che chắn ? Zhukov san sẻ tài năng quân sự của ông đổi lấy cái gì ?

Sau chiến tranh, Stalin làm vài năm rồi yếu, diễn ra cuộc đấu tranh giành quền. Khrushchov với tài làm các bữa nhậu, đã tập hợp những viên tướng chiến trường. Họ đánh nhau với những người ở hậu phương như Beria, Kurchatov, YaK, MiG, hay quan trọng nhất là Cô-xư-ghin. "Trận đánh" quan trọng nhất được Zhukov chỉ uy. Beria không ngờ các đồng chí của mình phản bội đê hèn đến thế, ông bị bắn gần như tức khắc, nếu ông biết các đồng chí của ông đê hèn đến thế thì ông thừa quyền lực và mưu mô, đồng minh và những thứ khác để băm nhừ Zhukov. Tiếp theo, sự phản bội đê hàn diễn ra với quy mô lớn hơn, và tính chất của sự đên hèn cũng vĩ đại hơn. Khrushchov, nhà lẻo mép vĩ đại đã mở chiến dịch vĩ đại bôi xấu Stalin và những người giúp việc gần gũi. Song song với chiến dịch tuyên truyền, Khrushchov phá hoại những nền tảng lớn nhất và mũi nhọn tiên phong nhất mà Stalin đã xây nên.
Zhukov đã chỉ huy "trận đánh" lớn nhất giúp Khrushchov, nhưng rõ ràng, ông chỉ là con chó trong câu "thỏ chết diệt chó". Lúc đó, các nguyên lão lớn nhất cũng không lường được các đồng chí mình đánh nhau như vậy, chưa hành động mạnh với nhóm mới nổi. Chỉ Khrushchov và Zhukov biết rõ bản thân họ đê hèn thế nào, và Khrushchev hành động trước, để loại đối thủ lớn nhất. Zhukov bị vô hiệu hóa, thất nghiệp, viết "Nhớ lại và suy nghĩ", tự tán dương mình, rồi chết.

Nhân sự đảo điên, kinh tế suy sụp, Khrushchov bị các nguyên lão hạ bệ (đứng đầu là KV trong xe tăng KV, quên cách viết tên ông rồi, người đã tham gia thành lập Đảng Bôlsêvic). Nhưng những nền tảng do Stalin xây dựng không thể phục hồi. Ba mũi ngọn là Máy bay (tầu sân bay đang đóng dở cũng bị dỡ), Bán dẫn và Di Tuyền học, ba thành phần then chốt thúc đẩy sự tiến bộ của kỹ thuật thì không bao giờ tổ chức lại được.

Con người Zhukov, hành động Zhukov không chỉ xuất hiện ở Liên Xô, mà còn nhiều, nhiều nước. Đây là bài học lớn về chính trị và nhân sự. Tiếp theo Trốt-kít đến Khrushchov, rồi Gorbachov đã hoàn thành sự nghiệp phá hoại Liên Xô. Điểm giống nhau lớn nhất của họ là lẻo mép, dốt nát và điên rồ, đó là những kẻ luôn tập hợp quanh mình những thành phần đê hèn, bội phản, hiếu chiến. Ở Liên Xô, mọi thứ rõ ràng hơn và người ta dễ dàng soi thấy những bản chất đó, nhưng ở những nơi khác thì khó thấy hơn, nhưng hậu quả lại lớn hơn nhiều.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét