Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

NGÔN VÀ LUẬN 11

-Chung mà không chung! "Tuy hai mà một, tuy một mà hai!". Chủ nghĩa..."bắt chước phê phán"!
Nhiều khái niệm trong học thuyết M-L đã lạc hậu, lỗi thời, cần định nghĩa lại.
-Cần phải có cuộc cách mạng mới về nhận thức những khái niệm cơ bản hợp thành CNCS và CNXH!

---------------------------------------
 (ĐC sưu tầm trên NET)

TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY CÓ CÒN CHUNG Ý THỨC HỆ?

-Ý thức hệ là gì vậy?
'Ý thức hệ' hay 'hệ tư tưởng' (ideology) là hệ thống những quan điểm triết học hay chính trị. Ví dụ 'Ý thức hệ Marxist' là hệ thống tư tưởng triết học-kinh tế-chính trị của chủ nghĩa Marx. Nước Việt Nam chúng ta lấy hệ thống tư tưởng của chủ nghĩa Marx làm nền tảng cho việc xây dựng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Lưu ý rằng, 'ý thức hệ' và 'ý thức' là 2 khái niệm khác nhau. 'Ý thức' là kết quả của sự phản ánh hiện thực khác quan của bộ não người. Hay nói cách khác, hoạt động phản ánh sự vật, hiện tượng trong thế giới của bộ não người hình thành nên ý thức. Là con người (có bộ não phát triển bình thường) thì ai cũng có ý thức nhưng 'ý thức hệ' hay 'hệ tư tưởng' chỉ là sản phẩm của những nhà tư tưởng (đặc biệt là các triết gia, chính trị gia). Vậy, khi ta nói đến 1 'ý thức hệ' nào đó tức là chúng ta nói đến 1 chủ nghĩa nhất định. Ví dụ: ý thức hệ Nho giáo (Confucianism), ý thức hệ tư sản (Capitalism),...

-Ý thức hệ Cộng sản kiểm soát được VN?

                                    
-THẤT BẠI CỦA PHE Ý THỨC HỆ TRONG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM - GS. Tương Lai trả lời BBC
 http://www.ngay-dem.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1499




-Trung Quốc bành trướng Biển Đông còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với khủng bố

 
(GDVN) - Nếu Úc quá nhẹ nhàng với Bắc Kinh chỉ để tránh khả năng leo thang xung đột, có thể Úc phải trả giá rất đắt. Các cuộc thử thách ý chí tại Biển Đông...

Ngoại trưởng Úc Julie Bishop ngày 21/10 bình luận trên The Sydney Morning Herald rằng, khủng bố là vấn đề khủng khiếp tại Úc, nhưng người Úc cần phải nói chuyện nghiêm túc về mối đe dọa từ chiến tranh với Trung Quốc ở Biển Đông. Dù không phải một bên yêu sách, nhưng sự cạnh tranh ổn định ở Biển Đôn thực sự quan trọng đối với Canberra.
Lính Trung Quốc, ảnh: Defense News.
Người dân nước Úc hai tuần qua đã bị thu hút bởi một thiếu niên cực đoan Curtis Cheng, đó là sự kiện khủng khiếp khi một trẻ em cực đoan đến độ giết người không ghê tay. Nhưng mối đe dọa an ninh đặt ra cho Úc trong các vụ khủng bố nhỏ hoặc tấn công đơn độc trên thực tế, không phải là những thảm họa tiềm tàng. Nó không kéo nước Úc tụt hậu.
Trong khi đó một vấn đề an ninh đã nóng lên nhưng ít dành được sự chú ý xứng đáng từ người dân nước Úc, đó là việc hải quân Hoa Kỳ chuẩn bị tuần tra bảo đảm tự do hàng không hàng hải, luật pháp và trật tự quốc tế, thách thức các hành vi bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp đầy khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông.
Những hòn đảo nhân tạo này với ít nhất 3 đường băng quân sự dài trên 3000 mét, cầu cảng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự, triển khai sức mạnh vũ lực của Trung Quốc vượt xa từ đất liền. Đây là vấn đề nhức đầu với Úc trong dài hạn, trong đó yêu cầu đặt ra là vai trò của Úc trong các cuộc ẩu đả giữa các cường quốc sẽ định hình thế kỷ 21.
Biển Đông có thể không tạo ra các sự kiện, tiêu đề đậm nét mỗi ngày trên báo chí, nhưng nó lại là thách thức đòi hỏi phản ứng cứng rắn từ các quan chức chính phủ hàng đầu của Úc. Các nhà hoạch định chiến lược Canberra nhìn thấy những thách thức dài hạn. Trong khi quân đội Úc được triển khai sang tận Trung Đông để chống khủng bố, hải quân Úc cũng sẽ nhận được hàng tỉ USD trong nhiều thập kỷ tới để phát triển sức mạnh của mình.
Âm mưu khủng bố hiện nay có khả năng xảy ra khá cao, nhưng ít ảnh hưởng tới cuộc sống của số đông người dân. Chiến tranh với Trung Quốc tương đối khó xảy ra, nhưng nếu xảy ra sẽ là thảm họa. Tương tự, nếu Úc quá nhẹ nhàng với Bắc Kinh chỉ để tránh khả năng leo thang xung đột, có thể Úc phải trả giá rất đắt. Các cuộc thử thách ý chí tại Biển Đông không phải vấn đề các thực thể bị chiếm đóng, mà là tính chất pháp lý của chúng và sự ổn định của hệ thống quốc tế.
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop, ảnh: The Sydney Morning Herald.
Nếu các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp không bị thách thức sẽ tạo nền tảng, tiền đề cho các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế tiếp theo. Hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ đã củng cố sự phát triển thịnh vượng đáng kinh ngạc của châu Á, nhưng Trung Quốc đang cố thay đổi trật tự này bằng sức mạnh vũ lực.
Phản ứng của Washington dường như không có sự tham gia của Úc trong thời điểm hiện tại, điều tàu tàu hoặc máy bay hải quân tuần tra an ninh, tự do hàng không hàng hải phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo bồi lấp bất hợp pháp trên 7 thực thể Trung Quốc chiếm đóng (bất hợp pháp sau khi cất quân xâm lược Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam năm 1988, 1995). Động thái báo hiệu rằng Hoa Kỳ không chấp nhận yêu sách lãnh thổ (bành trướng phi lý, phi pháp) của Trung Quốc.
Đó là một bài tập cần được hiệu chỉnh cẩn thận để phát thông điệp rõ ràng cứng rắn đến Bắc Kinh nhưng không tạo cớ cho hải quân Trung Quốc đối đầu với Mỹ và leo thang chiến tranh không thể đoán trước. Đặc biệt là Trung Quốc sử dụng tàu "vỏ trắng", tức tàu Cảnh sát biển (Hải quân trá hình) mà họ nói là tàu dân sự nhưng có sức mạnh quân sjw rất lớn để đối phó với tàu Mỹ.
Đây là chuyện nghiêm trọng đáng lo ngại, người Úc nên chú ý và nói về nó nhiều hơn, Ngoại trưởng Julie Bishop bình luận.
Hồng Thủy

-Bóc lột lao động ở Trung Quốc: 'Nhà tù' khắc nghiệt Foxconn

http://www.nguoiduatin.vn/boc-lot-lao-dong-o-trung-quoc-nha-tu-khac-nghiet-foxconn-a104536.html 





-Hiểm họa của hố ngăn cách giàu-nghèo ở Trung Quốc


(ĐSPL) – Việc 1% dân số  chiếm hơn 30% tài sản quốc gia dẫn đến tình trạng bất bình đẳng sâu sắc và khiến cho xã hội Trung Quốc trở nên  bất ổn.




-Gia tăng phân hóa giàu nghèo


VH- Kinh tế phát triển càng nhanh, khoảng cách giàu nghèo của một quốc gia càng nới rộng. Nhận định này đã được chứng minh bằng thực tế hiện nay, khi những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất lại là những nước có sự phân hóa giàu nghèo mạnh nhất.
Bên cạnh đó, tình trạng ảm đạm của kinh tế thế giới giai đoạn gần đây cũng làm gia tăng khoảng cách giữa tầng lớp giàu có và bộ phận dân số nghèo ở những nước phát triển nhất thế giới hiện nay.
Trung Quốc và Ấn Độ là hai ví dụ điển hình của những nền kinh tế tăng trưởng thần kỳ nhưng không giải quyết được vấn đề phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt.
Tại Trung Quốc, nền kinh tế vừa vươn lên vị trí thứ hai thế giới, thu nhập bình quân đầu người bắt đầu tăng kể từ khi cải cách năm 1978 và tăng mạnh trong giai đoạn kinh tế bùng nổ hiện nay. Thu nhập bình quân của cư dân thành thị đã tăng 55 lần và thu nhập bình quân đầu người của cư dân nông thôn tăng gần 43 lần. Tuy nhiên, cùng với những tín hiệu đáng mừng này, khoảng cách giữa nhóm có thu nhập cao nhất và thu nhập thấp nhất lại ngày càng nới rộng.
Theo một nghiên cứu mới đây, tỷ lệ chênh lệch này ở thành phố đã tăng từ 2,9 lần trong năm 1985 lên 8,9 lần trong năm 2010, và xu thế này vẫn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Trong hơn 30 năm qua, khoảng cách thu nhập giữa cư dân thành thị và cư dân nông thôn đã có chút thu hẹp nhờ những thành tựu cải cách trong khu vực nông thôn.
Tuy nhiên với xu thế phát triển mới trong khoảng gần 10 năm trở lại đây đã khiến mất cân đối thu nhập giữa hai khu vực dân cư liên tục tăng lên. Theo các chuyên gia, nếu tính cả các chính sách phúc lợi như trợ cấp nhà ở, y tế công cộng, giáo dục…, thì khoảng cách này có thể lên tới 6:1.
Do đó, hệ số Gini, được quốc tế sử dụng để đo mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của Trung Quốc từ năm 2004 đã ở mức 0,44, vượt ngưỡng 0,4 mà quốc tế chấp nhận. Con số này trong năm 2010 là 0,48.
Ấn Độ, một đầu tàu tăng trưởng khác của châu Á, cũng không tránh khỏi tình trạng khoảng cách giàu nghèo ngày càng nới rộng. Trong khi nền kinh tế luôn tăng trưởng trên dưới 9%, Ấn Độ vẫn còn hơn 700 triệu người sống dưới chuẩn nghèo 2USD/ngày, và 420 triệu người ở mức cực kỳ nghèo.
Con số này thậm chí còn lớn hơn số người nghèo ở tất cả 26 nước nghèo nhất châu Phi cộng lại. Trong khi đó, tổng tài sản của bộ phận dân số giàu nhất quốc gia này có giá trị tương đương 23% GDP của cả nền kinh tế năm 2008, tăng chóng mặt so với mức chỉ 1,7% của năm 1999.
Theo các chuyên gia, kinh tế Ấn Độ tăng trưởng nhanh chóng thời gian qua đã tạo ra làn sóng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị, nhưng các ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế. Nông nghiệp thiếu lao động khiến năng suất không cao, thu nhập người nông dân không có nhiều cải thiện.
Trong khi đó, các ngành công nghiệp, dịch vụ thiếu việc làm, một bộ phận người lao động thất nghiệp hoặc không có việc làm. Những mất cân đối này đã khiến số người nghèo ngày càng gia tăng, và khoảng cách thu nhập giữa họ với bộ phận dân số giàu có cứ ngày càng nới rộng.
Sự phân hóa giàu nghèo, thể hiện qua mất cân đối trong phân phối thu nhập cũng gia tăng tại các nền kinh tế Nam Mỹ. Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Chilê và Mêxicô là hai nước có khoảng cách thu nhập lớn nhất, với thu nhập của người giàu tăng 25 lần so với thu nhập của người nghèo. Số người nghèo ở khu vực Nam Mỹ cũng tăng lên mức kỷ lục trong năm 2010 là 19,1 triệu người, chiếm 16,9% dân số toàn khu vực.
Các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới như Mỹ và châu Âu cũng đau đầu giải bài toán thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Báo cáo của OECD mới đây cũng cho biết, khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng rõ nét và đang ở ngưỡng cao nhất trong vòng 30 năm qua.
Khoảng cách về thu nhập giữa người giàu và người nghèo trong xã hội ngày càng nới rộng tại các nền kinh tế lớn, với tỷ lệ là 14% tại Mỹ, 10% tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Anh, 6% tại Đức, Đan Mạch và Thụy Điển.
Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính thời gian qua đã đẩy hàng triệu người vào cảnh khốn cùng. Chỉ riêng ở Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, số liệu thống kê cho thấy năm 2010 là năm thứ ba liên tiếp tỷ lệ người nghèo tăng.
Năm 2010, 46,2 triệu người Mỹ sống dưới ngưỡng đói nghèo, có nghĩa là cứ 6,5 người dân Mỹ thì có một người nghèo, mức cao nhất kể từ năm 1959 trở lại đây. Số gia đình thuộc diện nghèo cũng tăng lên mức 9,2 triệu hộ năm 2010.
Phương Hà 

-Xem, suy nghĩ rồi khóc - sự phân hóa giàu nghèo trên thế giới

-Góc nhìn sinh viên về phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam hiện nay

https://thienthanh2.wordpress.com/2014/09/12/goc-nhin-sinh-vien-ve-phan-hoa-giau-ngheo-o-viet-nam-hien-nay/ 

-Trung Quốc chống phân hóa giàu nghèo… trên bàn giấy

http://tinnhanhchungkhoan.vn/quoc-te/trung-quoc-chong-phan-hoa-giau-ngheo-tren-ban-giay-20999.html 

-Phân hóa giàu nghèo đang tăng nhanh 

Phân hóa giàu nghèo đang tăng nhanh 

Việt Nam và Trung Quốc trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trần Văn Thọ
GS Đại học Waseda, Nhật Bản
Trung Quốc và Việt Nam: Giống và khác nhau như thế nào?
Trong khoảng 30 năm qua, nhất là từ thập niên 1990, kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh mẽ. Từ năm 1980 đến 2008 bình quân mỗi năm tăng 10%, sau đó giảm nhưng vẫn giữ mức 7%. Trung Quốc đã trở thành công xưởng thế giới và từ năm 2010 là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
Việt Nam từ khi đổi mới đến năm 2007 bình quân mỗi năm chỉ phát triển độ 7% và từ 2008 đến nay giảm còn trên dưới 6%. Khoảng cách phát triển giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng nới rộng (Hình 1 và Hình 2). Vào năm 1984, GDP đầu người của Trung Quốc chỉ hơn Việt Nam độ 30%, nhưng năm 2013 khoảng cách đó tăng lên tới 3,5 lần. Ngoài ra, nhập siêu của Việt Nam trong mậu dịch với Trung Quốc lớn ở mức dị thường, công nghiệp Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc.

Nguồn : tham khảo từ World Bank, World Developmnet Indicators

Nguồn : tham khảo từ World Bank, World Developmnet Indicators
Gần đây nhiều người bắt đầu đặt câu hỏi: Tại sao thành quả phát triển của Trung Quốc hơn hẵn Việt Nam, mặc dù cùng một thể chế chính trị, cùng một mục tiêu cơ bản về phát triển xã hội. Năm 1991, Việt Nam đưa ra mục tiêu xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, còn Trung Quốc vào năm 1992 cũng phát biểu phương châm cơ bản là xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa hoặc xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc.
Việc so sánh trình độ phát triển của hai nước không đơn giản vì cần khảo sát nhiều yếu tố cả chất và lượng. Nhưng GDP đầu người là chỉ tiêu tổng hợp nhất có thể tạm dùng để so sánh vì sự khác nhau giữa các nước về chỉ tiêu này cũng phản ảnh trình độ khác nhau về sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, về cơ cấu hàng công nghiệp xuất khẩu, v.v. Dĩ nhiên nếu chất lượng phát triển (hiệu suất đầu tư, ảnh hưởng môi trường, tình trạng phân phối thu nhập) rất khác nhau thì tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn chưa hẵn đáng được đánh giá cao. Nhưng giữa Trung Quốc và Việt Nam, chất lượng phát triển có thể nói không chênh lệch nhiều.
Có thể có người giải thích sự chênh lệch phát triển do có khác biệt về điều kiện ban đầu. Chẳng hạn, thứ nhất, Trung Quốc bắt đầu cải cách mở cửa trước Việt Nam 8 năm. Nhưng yếu tố này không mạnh. Ngược lại lý luận về lợi ích của nước đi sau hoặc lý luận về sự hội tụ (convergence) cho thấy những nước đi sau dễ phát triển với tốc độ cao hơn nước đi trước. Thứ hai, quy mô thị trường có thể giúp công nghiệp Trung Quốc sản xuất có hiệu suất và nhanh chóng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Yếu tố này có tác dụng đối với những ngành công nghiệp khởi đầu bằng thay thế nhập khẩu, sản xuất cho thị trường trong nước. Nhưng đối với công nghiệp hướng vào xuất khẩu (khuynh hướng phát triển chủ đạo tại châu Á từ cuối thập niên 1980), quy mô thị trường trong nước không quan trọng. Tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc có điều kiện địa lý giống Việt Nam, đã phát triển mạnh mẽ từ giữa thập niên 1990 nhờ sử dụng hiệu quả tư bản và công nghệ nước ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hóa hướng vào thị trường thế giới.
Yếu tố nào giải thích chênh lệch thành quả phát triển?
Ngoài ra còn một số yếu tố khác về điều kiện ban đầu nhưng theo tôi những yếu tố sau đây quan trọng hơn, có tính cách quyết định hơn.
Thứ nhất, chủ nghĩa phát triển (developmentalism) hay ý thức hệ?
Chủ nghĩa phát triển nguyên nghĩa là sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước vào thể chế thị trường để động viên các nguồn lực vào mục tiêu đẩy mạnh phát triển và với thành quả đó khẳng định sự chính thống của người đang lãnh đạo đất nước. Áp dụng khái niệm này vào trường hợp một nước theo thể chế xã hội chủ nghĩa chuyển sang kinh tế thị trường, đó là sự mạnh dạn tạo điều kiện cho kinh tế thị trường phát triển, vai trò của nhà nước chỉ nhằm giải quyết những vấn đề mà kinh tế học gọi là sự thất bại của thị trường (giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn và các nguồn lực khác, đầu tư trong các lãnh vực cung cấp dịch vụ công cộng, bảo vệ môi trường, v.v..). Điểm mấu chốt của chủ nghĩa phát triển ứng dụng cho trường hợp này là không để ý thức hệ (chủ nghiã xã hội) níu kéo khả năng phát triển.
Có thể nói lãnh đạo của Trung Quốc đã dứt khoát theo chủ nghĩa phát triển. Tuy đề ra chủ trương xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa nhưng trên thực tế hầu như họ gác lại một bên lý tưởng đó mà tập trung phát triển lực lượng sản xuất. Cụ thể là cho kinh tế tư nhân tự do phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho nước ngoài đến đầu tư trục tiếp (FDI). Trong thập niên 1980, phe bảo thủ còn mạnh nhưng phe cải cách đã theo phương châm “Thực tiễn là thước đo chân lý” lấy thành quả cải cách bước đầu thuyết phục được những người bảo thủ và tiếp tục cải cách. Khi thấy khu vực phi quốc doanh phát triển mạnh, và thành hình một giới lãnh đạo doanh nghiệp mới, thay vì kiềm hãm họ để bảo vệ lý tưởng vì giai cấp công nông, Trung Quốc đã đưa ra thuyết Ba đại diện (năm 2002) để tu chỉnh lý tưởng, mục tiêu của Đảng cộng sản.
Khác với Trung Quốc, Việt Nam không theo chủ nghĩa phát triển mà thường để ý thức hệ chính trị chi phối quá trình cải cách. Điển hình là tranh luận trong giới lãnh đạo vào giữa thập niên 1990 về 4 nguy cơ mà Việt Nam đang trực diện, trong đó những lãnh đạo theo hướng cải cách chủ trương “nguy cơ tụt hậu” là quan trọng nhất cần khắc phục để đẩy mạnh phát triển, trong khi giới bảo thủ thì cho “chệch hướng chủ nghĩa xã hội” là nguy cơ lớn nhất. Tiếc là phía cải cách không đủ mạnh nên ảnh hưởng của tư tưởng bảo thủ kéo dài nhiều năm, bỏ mất nhiều thời cơ phát triển. Chẳng hạn chính sách đổi mới quyết định năm 1986 chủ trương đa dạng hóa chế độ sở hữu tư liệu sản xuất nhưng đến năm 1990 mới có Luật doanh nghiệp trong đó thừa nhận sự tồn tại của doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên đó chỉ mới thừa nhận, phải đợi đến năm 1999 mới có Luật doanh nghiệp mới, cho phép doanh nghiệp tư nhân đầu tư trong mọi lãnh vực mà luật không cấm. Sau đó, do phương châm quốc doanh chủ đạo, hoạt động của doanh nghiệp tư nhân cho đến hiện nay vẫn gặp khó khăn như ta đã biết.
Thứ hai là vai trò của chính quyền địa phương. Tại Trung Quốc, chính quyền địa phương cũng có tinh thần của “chủ nghĩa phát triển”. Các địa phương cạnh tranh nhau trong quá trình phát triển. Đặc biệt doanh nghiệp hương trấn (township village entreprises, TVEs) phát triển mạnh mẽ ở nông thôn các tỉnh ven biển là nhờ chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi về thông tin, về vốn, nhất là về thủ tục hành chánh. Hình thái của TVEs là sở hữu tập thể nhưng chính quyền địa phương cho hoạt động như doanh nghiệp tư nhân. Địa phương phát triển là điều kiện để lãnh đạo được đề bạt lên các chức vụ ở trung ương.
Về phía Việt Nam, sau giai đoạn sản xuất nông nghiệp khởi sắc nhờ Khoán 10 (1988), chưa thấy có sự chuyển dịch đáng kể ở nông thôn. Không thấy có điển hình phát triển nào được chú ý, ngoài vài tỉnh lân cận Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ngược lại nhiều hiện tượng cho thấy lợi thế của nông nghiệp Việt Nam không được phát huy. Chẳng hạn, vài năm trước tôi thấy trái cây các loại đến từ Thái Lan và Phi-li-pin được đóng gói rất đẹp mắt bày bán ở các của hàng ở sân bay Nam Ninh của tỉnh Quảng Tây nhưng không thấy bóng dáng của hàng Việt Nam. Các nước ASEAN đã tận dụng các ưu đãi về thuế trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc ASEAN, trong khi không hiểu chính quyền địa phương ở Việt Nam sao không nỗ lực tổ chức và tạo điều kiện để hàng nông nghiệp xuất khẩu được. Cũng vài năm trước, thăm một công ty có vốn nước ngoài chuyên sản xuất thực phẩm đóng hộp xuất khẩu tại một khu công nghiệp ở Bình Dương tôi ngạc nhiên biết được họ phải nhập khẩu cà chua dùng làm nguyên liệu ở nhà máy chứ không mua của Việt Nam “vì hàng Việt Nam không bảo đảm phẩm chất và thời hạn giao hàng”.
Yếu tố thể chế quan trọng nhất có lẽ là ở Việt Nam, địa phương phát triển hay không không phải là điều kiện để lãnh đạo thăng tiến. Khoảng 10 năm gần đây Đảng Cộng sản Việt Nam có chính sách luân chuyển cán bộ. Nhiều cán bộ nguồn được gửi về địa phương để thêm kinh nghiệm thực tế và sau đó được gọi về trung ương giữ các chức vụ tương đương bộ trưởng hay thứ trưởng mà không xem xét người đó đã có thành tích như thế nào ở địa phương mình phụ trách.
Thứ ba là năng lực triển khai chiến lược phát triển. Sau khi có chiến lược, phương châm phát triển, khả năng bắt tay ngay vào việc triển khai cụ thể được hay không dĩ nhiên ảnh hưởng đến thành quả phát triển. Về mặt này thái độ của Trung Quốc rất ấn tượng. Ngay từ khi quyết định cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã nhận thức sức mạnh của công nghệ, của tri thức và có chiến lược tận dụng nguồn lực của Nhật và Mỹ, hai nước được họ xem là mạnh nhất thế giới lúc đó. Họ cũng chọn Quảng Đông và Phúc Kiến để lập đặc khu kinh tế nhắm vào sức mạnh và tâm lý hoài hương của Hoa kiều mà đa số xuất thân từ hai tỉnh này. Thực tiễn cho thấy chiến lược nầy rất đúng đắn. Trong thập niên 1980, trong khi hành lang pháp lý chưa được hoàn thiện, doanh nghiệp Âu Mỹ và Nhật Bản còn e ngại, sợ rủi ro, chưa đầu tư bao nhiêu thì Hoa kiều đã tích cực đổ vốn và đưa công nghệ vào 4 đặc khu kính tế. Sang thập niên 1990, làn sóng FDI từ Đài Loan, Nhật Bản và các nước Âu Mỹ bắt đầu tích cực chảy đến Trung Quốc.
Khảo sát chiến lược và quy trình tranh thủ công nghệ Nhật Bản của Trung Quốc ta thấy: sau khi lãnh đạo trực tiếp tiếp thị thành công đối với các công ty đa quốc gia của Nhật, bộ máy chuyển động ngay để cụ thể hóa việc tiếp nhận công nghệ, và nhà máy xây dựng, sản xuất bắt đầu nhanh chóng. Giữa các giai đoạn này là việc cử người sang Nhật học tập, chọn địa điểm và giải tỏa đền bù. Bằng phương thức này, trong thập niên 1980 Trung Quốc đã tranh thủ Nhật để xây các nhà máy thép hiện đại, các cơ sở hóa dầu, cơ sở sản xuất máy cày, máy chế ngự kỹ thuật số, v.v..và các công ty xe hơi của Nhật đã sang đầu tư quy mô lớn. Từ thập niên 1990, Nhật ồ ạt sang đầu tư, hình thành nhiều cụm công nghiệp ở Quảng Đông, Vô Tích, Đại Liên.
Việt Nam thì sao? Từ thập niên 1990 đến giữa thập niên 2000, chính sách FDI nói chung là nhằm hạn chế hoạt động của doanh nghiệp có vốn nước ngoài và luôn thay đổi nên đã đánh mất nhiều cơ hội đẩy mạnh công nghiệp hóa. Từ khi gia nhập WTO (đầu năm 2007) thì ngược lại, cho FDI vào tự do ở mọi ngành, kể cả những ngành doanh nghiệp trong nước có thể đầu tư, và kể cả những ngành lẽ ra cần dành cho doanh nghiệp bản xứ trong tương lai. Hậu quả của giai đoạn thứ hai là FDI vào ồ ạt vào đầu tư trong hki doanh nghiệp trong nước, kể cả quốc doanh còn yếu, đã tạo ra nguy cơ phân hóa nền kinh tế theo hai khu vực ít liên kết với nhau là FDI và doanh nghiệp bản xứ.
Năm 1996, Đảng Cộng sản đưa ra mục tiêu cho đến năm 2020 sẽ xây dựng Việt Nam thành nước công nghiệp hiện đại. Tuy nhiên không có chiến lược, biện pháp thực hiện cụ thể để đạt mục tiêu đó. Phát triển công nghiệp hỗ trợ đã được các chuyên gia, kể cả người viết bài này, đề nghị từ cuối thập niên 1990 nhưng mới chỉ được quan tâm trong vài năm nay. Hiện nay không có ai tin được là mục tiêu công nghiệp hóa sẽ đạt được trong năm 2020.
Thứ tư là chất lượng bộ máy nhà nước. Về phí tổn kinh doanh, tình trạng tham những, hiệu suất của bộ máy hành chánh, và các chỉ tiêu khác liên quan chất lượng thể chế, Trung Quốc từ trước không trầm trọng bằng Việt Nam và sau đó còn cải thiện nhanh hơn Việt Nam. Hiện nay hầu như tất cả các chỉ tiêu này cho thấy Trung Quốc hơn hẵn Việt Nam. Chẳng hạn theo Doing Business 2014, số loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp tại Trung Quốc giảm từ 35 loại năm 2005 xuống còn 7 loại vào năm 2012. Trong thời gian đó, Việt Nam không giảm và vẫn ở mức cao là 32 loại. Trong cùng thời gian, phí để bắt đầu dự án (tính theo phần trăm trên thu nhập đầu người) tại Trung Quốc giảm từ 13,6% xuống 2,1% trong khi tại Việt Nam giảm từ độ cao 27,6% xuống 8,7%, vẫn còn cao gấp 4 lần Trung Quốc (Biểu 1). Nhiều chỉ tiêu khác cũng cho thấy tình hình tương tự.

Vài lời kết: Như vậy, khoảng cách phát triển ngày càng mở rộng giữa Trung Quốc và Việt Nam trong khoảng 30 năm qua có thể được giải thích bằng sự khác nhau trong tư duy về tương lai đất nước (dứt khoát theo chủ nghĩa phát triển hay bị chi phối bởi ý thức hệ xã hội chủ nghĩa), khác nhau về năng lực biến phương châm thành chiến lược cụ thể và khả năng thực hiện để đạt mục tiêu, và bằng sự khác nhau về chất lượng thể chế liên quan phí tổn hành chánh mà doanh nghiệp phải phụ đảm.
Để theo kịp Trung Quốc, tư duy, ý thức của lãnh đạo Việt Nam phải thay đổi và cố làm sao cho chất lượng thể chế phải bằng hoặc hơn Trung Quốc./.
Trần Văn Thọ
* Bài đã đăng trên báo Tết Ất Mùi của Thời báo kinh tế Saigon nhưng với tiêu đề khác (Đi tìm tư duy phát triển)

-Tinh thần quốc tế cộng sản và xung đột lợi ích quốc gia

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/inter-commun-interest-conflict-nations-kh-06022014161747.html 

-Chủ nghĩa quốc tế vô sản và chủ nghĩa dân tộc nhìn từ sự kiện giàn khoan Hải Dương 981

Gs Mạch Quang Thắng
Lời Tòa Soạn (Văn hoá Nghệ An): Rõ ràng là thế giới đang nóng lên bởi hai sự kiện ở hai phương trời, Crimea bên Tây và biển Đông ở bên Đông. Gạch nối hai sự kiện này là Putin thăm Trung Quốc, bắt tay Tập Cận Bình với hàng loạt cam kết về chính trị – kinh tế – quân sự. Địa chính trị toàn cầu thay đổi đã buộc thế giới phải xem xét lại nhiều khái niệm chính trị – kinh tế – văn hóa, quan niệm về giá trị, lợi ích…và các quốc gia – dân tộc đang buộc phải có những nhận thức mới về thời cuộc, bạn bè và cách ứng xử mới phù hợp với thời cuộc. Trên tinh thần đó, Phóng viên tạp chí Văn hóa Nghệ An đã có cuộc trao đổi với giáo sư Mạch Quang Thắng, Học viện chính trị – hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Phan Thắng: Với sự kiện Trung Quốc ngang ngược hạ đặt giàn khoan Hải Dương981 trên vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có thể nói đã thúc đẩy nhanh chóng sự thay đổi các mối quan hệ quốc tế vốn đã rất nóng trong thời gian gần đây. Địa chính trị thế giới thay đổi suốt từ Tây sang Đông mà hai nút thắt là Crimea và Biển Đông. Ông nhận định và phân tích tình hình địa chính trị châu Á – Thái bình Dương hiện nay như thế nào?
Gs Mạch Quang Thắng: Việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam vào tháng 5 năm 2014 chỉ là một sự tiếp nối, một trong những biểu hiện từ lâu của tình hình phức tạp ở Biển Đông và châu Á – Thái Bình Dương. Tình hình ở Biển Đông gần đây không có gì giống với Crimea bên châu Âu cả. Thế giới mấy năm nay vẫn thế thôi, nghĩa là một số phe nhóm, các nước lớn cứ muốn làm bố thiên hạ. Tình hình địa-chính trị châu Á-Thái Bình Dương cũng là nơi các nước lớn thi thố quyền lực với nhau. Chỉ có điều là Trung Quốc càng muốn thể hiện sự trỗi dậy của mình một cách mạnh mẽ hơn trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, ngang ngược hơn, bất chấp luật pháp quốc tế hơn và chà đạp đạo lý hơn.
Phan Thắng: Chúng ta có thể dự đoán về sự can dự của Nga trong bản đồ địa chính trị Châu Á – Thái Bình Dương hôm nay và tương lai gần? Tại sao?
Gs Mạch Quang Thắng: Dự đoán vẫn chỉ là dự đoán. Càng ngày càng thấy khó dự đoán về tình hình thế giới. Thực tế cho hay: rất nhiều dự đoán, ngay cả dự đoán của những người chuyên nghề nghiên cứu chính trị thế giới, vẫn bị trật khấc. Tôi thì thấy rằng, nước Nga dưới thời của ông Putin thì muốn đóng vai trò lớn ở trên thế giới và ở châu Á-Thái Bình Dương, nhưng lực bất tòng tâm. Xét về mọi mặt, Nga còn nhiều hạn chế. Vả lại, hình như là châu Á-Thái Bình Dương không thuộc điểm ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga.
Phan Thắng: Ông bình luận gì về sự im tiếng của các quốc gia mà về danh chính ngôn thuận là đang cùng ý thức hệ cộng sản với Việt Nam là Lào, Cuba, và Triều Tiên, và láng giềng thân thiết từng chia sẻ lý tưởng và xương máu là Campuchia, rồi cả Nga nữa, đối tác chiến lược truyền thống của việt Nam, trong vụ Trung Quốc ngang ngược xâm lấn Việt Nam ?
Gs Mạch Quang Thắng: Có ý thức hệ hay không thì còn phải bàn. Nếu có thì mấy nước mà anh vừa kể ở bên trên có cùng ý thức hệ với Việt Nam hiện nay không? Tôi nghi ngờ lắm. Mà nếu có cùng ý thức hệ thì bản chất của vấn đề “Trung Quốc ngang ngược xâm lấn Việt Nam” không nằm ở đó.
Phan Thắng: Đây là sự thất bại của lý tưởng chủ nghĩa quốc tế vô sản hay là sự thắng thế của chủ nghĩa dân tộc? Hay là một sự vận động đúng quy luật giá trị – lợi ích, lợi ích quốc gia – dân tộc phải được đặt lên hàng đầu?
Gs Mạch Quang Thắng: Làm gì có chủ nghĩa quốc tế vô sản. Đó là một giá trị xa xỉ. Hiện nay chủ nghĩa dân tộc đang ở thế thượng phong. Có nhiều thứ chủ nghĩa dân tộc: Chủ nghĩa dân tộc nước lớn, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, và có chủ nghĩa dân tộc theo quan điểm Hồ Chí Minh. Tính chân chính này của chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam hoàn toàn không có gì chung với chủ nghĩa dân tộc nước lớn ỷ thế bắt nạt các nước nhỏ, luôn có âm mưu và hành động bành trướng; thậm chí dùng ảnh hưởng của mình để thỏa hiệp với các thế lực khác làm hại dân tộc ta. Chủ nghĩa dân tộc chân chính theo quan điểm Hồ Chí Minh cũng hoàn toàn không có gì chung với chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi chỉ nghĩ đến lợi ích của dân tộc mình mà không tính đến lợi ích toàn cục, không tính đến lợi ích chính đáng của nước khác.
Chủ nghĩa dân tộc chân chính theo quan điểm của Hồ Chí Minh là động lực để quy tụ sức mạnh từ khối đại đoàn kết toàn dân tộc không phân biệt chính kiến, gái trai, giàu nghèo, vùng miền, tôn giáo, lứa tuổi, người Việt Nam ở trong nước hay ở ngoài nước, tức là sức mạnh kết từ tất cả những “đồng bào”, những người từ một bọc của Bà Âu Cơ. Đó cũng là động lực để đoàn kết quốc tế, những ai yêu hòa bình, công lý, tiến bộ trên toàn thế giới. Đúng, thế giới hiện đang “phẳng” hơn, có nhiều điều thánh thiện, nhưng hiện thế giới cũng đang đầy rẫy những điều bất công, đầy sự bất an, thế giới của không ít “ông kễnh” muốn thâu tóm thiên hạ vào mình, biến chủ quyền đất liền và biển đảo của người khác thành của mình. Ngày 2-7-1946, trong buổi tiệc do Thủ tướng Chính phủ Pháp G.Biđôn chiêu đãi dịp thăm nước Pháp, trong lúc Pháp cứ muốn tái chiếm Việt Nam, bất chấp những nỗ lực đàm phán của Việt Nam, Hồ Chí Minh nói: “Chúng ta đều được kích thích bởi một tinh thần. Triết lý đạo Khổng và triết lý phương Tây đều tán dương một nguyên tắc đạo đức: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”, tức là: Điều mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác.
Phan Thắng: Trung Quốc, Cuba hay Triều Tiên, cho đến hiện nay, theo ông, có phải vẫn là các quốc gia xã hội chủ nghĩa? Nếu vậy chúng ta phải hình dung về chủ nghĩa xã hội như thế nào, từ các vấn đề lý tưởng chính trị, nhân văn đến hình thái kinh tế – xã hội…?
Gs Mạch Quang Thắng: Thế nào là “quốc gia xã hội chủ nghĩa” thì còn phải bàn. Bàn được vấn đề này ra nhẽ rồi thì mới định được tính chất hay thể chế chính trị của một quốc gia nào đó. Ngay cả tính chất cộng sản của một đảng chính trị nào đó cũng vậy. Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, theo lý luận của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh, thì là đẹp lắm. Thế nhưng thực tế thật phũ phàng. Trong lịch sử phong trào cộng sản, chúng ta thấy nẩy nòi mấy vị độc tài, thanh trừng rất nhiều người; nẩy nòi những cái quái gở không thể tưởng tượng nổi. Bây giờ nói những người đó là những người cộng sản, những nước đó là những nước xã hội chủ nghĩa, theo nghĩa rất đẹp mà C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh đã nêu ra, thì xấu hổ lắm.
Phan Thắng: Nếu Trung Quốc không phải là một nhà nước xã hội chủ nghĩa thì chúng ta không cần phải chia sẻ về ý thức hệ, về lợi ích, thậm chí về quan niệm giá trị. Vậy chúng ta cần xác định tư thế quan hệ với họ như thế nào?
Gs Mạch Quang Thắng: Quan hệ của Việt Nam hiện nay với Trung Quốc vẫn là quan hệ giữa một bên là một nước nhỏ với nước lớn láng giềng luôn có ý thức và hành động bành trướng. Lịch sử hàng nghìn năm của nước ta đã cho chúng ta nhiều bài học rồi. Nên học tiền nhân trong cách ứng xử với người láng giềng này.
Phan Thắng: Sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, theo tôi, khẩu hiệu “bốn phương vô sản đều là anh em” đã chính thức lỗi thời, ít nhất trong bối cảnh thế giới đương đại. Vậy theo ông, chúng ta có cần phải nghiên cứu để xác lập lại triết lý đối ngoai/ngoại giao của mình?
Gs Mạch Quang Thắng: Không phải đợi đến “sự kiện giàn khoan Hải Dương 981″. Khẩu hiệu đó lỗi thời từ lâu rồi. Triết lý đối ngoại/ngoại giao của nước ta hiện nay? Xem ra, ở nước ta không chuộng những vấn đề triết lý lắm.
Phan Thắng: Lâu nay có khá nhiều người bàn về chiến lược Thoát Trung – thoát khỏi sự ảnh hưởng quá nặng nề và tiêu cực từ Trung Quốc – từ chủ nghĩa bành trướng Đại Hán của họ. Ông có suy nghĩ gì về vấn đề này?
Gs Mạch Quang Thắng: “Thoát Trung”, tôi đồng ý nội dung “thoát Trung” như câu hỏi đặt ra. Bàn về chiến lược này thì lớn quá. Tôi nêu một số ý là: (i) Làm cho nước ta cường thịnh, văn minh (chứ bây giờ còn yếu quá); (ii) Làm cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững chắc hơn; (iii) Làm cho quốc tế ủng hộ ta mạnh và có hiệu quả hơn; (iv) Lãnh đạo phải nghe dân. Nên nhớ lại lời Cụ Hồ:Được lòng dân, thì việc gì cũng làm được/Trái ý dân, thì chạy ngược chạy xuôi (10-7-1954). Ngày 10-5-1950, Hồ Chí Minh nói: “Đảng không phải làm quan, sai khiến quần chúng mà phải làm đầy tớ cho quần chúng và phải làm cho ra trò, nếu không, quần chúng sẽ đá đít”. Mùa Hạ năm 1922, Hồ Chí Minh viết: “Tiếng dân chính là truyền lại ý trời”. Đầu năm 1946, Hồ Chí Minh nói: “Đối với dân, ta đừng có làm gì trái ý dân. Dân muốn gì, ta phải làm nấy”. Tháng 10-1947, Hồ Chí Minh cho rằng: “Việc gì, cũng vì lợi ích của dân mà làm. Làm theo cách quan liêu…thì dân oán. Dân oán, dù tạm thời may có chút thành công, nhưng về mặt chính trị, là thất bại”. Năm 1955, Hồ Chí Minh lại viết: “Ý dân là ý trời. Làm đúng ý nguyện của dân thì ắt thành. Làm trái ý nguyện của dân thì ắt bại”.
Phan Thắng: Triết lý, đường lối đối ngoại muốn hay không phải phù hợp, và là thể hiện quyết tâm chính trị, thể chế nhà nước, nền tảng và cơ cấu kinh tế – xã hội của quốc gia – dân tộc. Như trên chúng ta đã nói, chủ quyền và lợi ích dân tộc là trên hết. Vậy chúng ta cần tổ chức và quản trị đất nước như thế nào để đảm bảo được điều đó trong bối cảnh quốc tế hiện nay, đặc biệt là điều kiện vị trí địa chính trị rất đặc biệt, rất “nhạy cảm” của nước ta?
Gs Mạch Quang Thắng: Nhà văn hóa Nguyễn Trãi viết: “Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau/Nhưng hào kiệt đời nào cũng có”. Tổ chức và quản trị đất nước như thế nào thì cần đối thoại với mọi tầng lớp nhân dân, lúc ấy tôi tin chắc là sẽ có những giải pháp giải tốt. Cần lắm năng lực và cả kỹ năng lắng nghe từ các cấp lãnh đạo. Cần lắm cả cái tâm và cái tầm của những đày tớ của dân.
Phan Thắng: Trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét