Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

BÍ ẨN LỊCH SỬ 106

(ĐC sưu tầm trên NET)

Hàn Tín bị đẩy vào tử lộ - một đời anh hùng vì đâu nên nỗi?

Trần Quỳnh | 29/09/2015 19:50
Hàn Tín bị đẩy vào tử lộ - một đời anh hùng vì đâu nên nỗi?

Đối với Hoàng đế đa nghi Hán Cao Tổ Lưu Bang, Hàn Tín là một chiến thần nhưng đồng thời cũng là một “cái họa tâm phúc” khiến ông không thể kê cao gối ngủ.

Từ khai quốc công thần trở thành “cái họa tâm phúc”
Năm 206 TCN, quân Hán của Lưu Bang và quân Sở của Hạng Vũ nổ ra chiến tranh. Cuộc chiến kéo dài liên tiếp 5 năm ròng, sử cũ vẫn thường gọi là “Hán Sở tranh hùng”.
Lưu Bang khi ấy nhờ biết cách nhìn người, tin dùng Hàn Tín, quân thần trên dưới đồng lòng nên năm 202 TCN đã đánh bại Sở vương Hạng Vũy, sáng lập nên vương triều Đại Hán kéo dài hơn 400 năm sau đó.
Hàn Tín sau đó được phong làm Tề vương, sau lại được thăng làm Sở vương. Từ Tề vương tới Sở vương, Tín khi ấy cũng được coi như bá chủ một vùng.
Nhưng giữa lúc quan lộ rộng mở, ông lại bị Lưu Bang ra mặt chèn ép. Đối với thủ đoạn “mềm rắn đủ cả” của Hán Cao Tổ, Hàn Tín từng bước bị đẩy vào đường cùng, sau phải nhận lấy kết cục “công thần bị chặt đầu.”
Sinh thời, Hàn Tín vốn là người nước Sở. Việc được phong làm Sở vương đối với ông mà nói giống như “áo gấm về làng”.
Thế nhưng với Lưu Bang, việc phong Tín làm Sở vương thực chất là muốn đẩy Hàn Tín đến Hạ Phì (Phi Châu – Giang Tô ngày nay) để làm giảm ảnh hưởng của ông trong triều đình, đồng thời cũng dễ bề trừ khử.
Đối với vị hoàng đế đa nghi này, Hàn Tín vẫn mãi là nỗi canh cánh trong lòng, là “cái họa tâm phúc”. Ngay từ khi Hàn Tín đề xuất là giả vương của nước Tề, Lưu Bang đã có động cơ trừ khử vị “chiến thần” này.

Là một khai quốc công thần, nhưng thay vì được trọng dụng, tín nhiệm, Hàn Tín luôn là một mối họa tiềm tàng trong suy nghĩ của Hán Cao Tổ Lưu Bang.
Là một khai quốc công thần, nhưng thay vì được trọng dụng, tín nhiệm, Hàn Tín luôn là một mối họa tiềm tàng trong suy nghĩ của Hán Cao Tổ Lưu Bang.
“Bán bạn cầu vinh”, Hàn Tín tự đẩy bản thân vào chỗ chết
Năm thứ hai Hàn Tín lên làm Sở vương, có người đã dâng tấu cáo buộc Tín mưu phản. Trên thực tế, tấu chương này chính là hành động vu oan giá họa.
Hàn Tín không những không có động cơ gì để mưu phản, mà bản thân cũng không có điều kiện để mưu phản. Bản thân ông sống cuộc sống an nhàn của Sở vương, lại được làm chủ một phương, hà tất phải mưu phản?
Nhưng việc vu cáo hãm hại công thần xưa nay vốn không phải chuyện hiếm.
Bản thân Lưu Bang cũng hiểu rõ đó là lời vu cáo vô căn cứ, nhưng vẫn nhân cơ hội này để hạ bệ Hàn Tín.
Khi có người bẩm báo Hàn Tín mưu phản, các quan trên triều đều vô cùng phận nỗ, nhất tề đồng thanh nói: “lập tức xuất binh, chôn sống thằng nhãi đó”.
Lưu Bang lúc này chưa tỏ thái độ ngay, mới kín đáo hỏi ý kiến Trần Bình. Lúc này, Trần Bình có hỏi: Quân của bệ hạ có tinh nhuệ hơn quân của Hàn Tín không? Lưu Bang trả lời: Không sánh kịp.
Trần Bình lại hỏi tiếp: Tướng của bệ hạ có mạnh hơn tướng của Hàn Tín không? Lưu Bang lại trả lời: Sao sánh bằng!
Tới lúc này, Trần Bình mới nói: Quân không tinh bằng quân hắn, tướng không giỏi hơn tướng hắn, lại muốn đem quân đi đánh, chẳng khác nào cố ép hắn phải làm phản.
Lưu Bang cho là đúng, nên đã lên kế hoạch bí mật bắt Hàn Tín.
Muốn trừ khử vị “chiến thần” này, Hán Cao Tổ đã phải tốn không ít công sức bày mưu tính kế, thậm chí cũng không nắm chắc phần thắng trong tay.
Nhưng đúng lúc này, Hàn Tín lại phạm phải một sai lầm nghiêm trọng!
Khi Lưu Bang lấy danh nghĩa “thiên tử đi tuần thú”, xuống gần nước Sở ở phía Nam, Hàn Tín hoang mang không biết ứng phó như thế nào.
Bản thân ông không đoán được lần này Hoàng thượng hạ cố đến Sở là thăm mình hay trừ mình. Nếu muốn giết, đem quân ra đón chẳng khác gì Tín tự đưa đầu vào tròng. Nhưng nếu là đi thăm, không ra nghênh đón, ắt Lưu Bang sẽ gán cho tội danh mưu phản.
Đúng lúc này, có người đã đề xuất cho Hàn Tín ý kiến: Người Lưu Bang hận nhất là Chung Ly Muội, vậy hãy đem đầu người này tới bái kiến, ắt có thể bình an vô sự
Chung Ly Muội trước kia là danh tướng nước Sở, cũng là anh em son sắt với Hàn Tín. Sau khi Hạng Vũ chết, Chung Ly Muội hết chỗ chạy, đành phải trốn ở chỗ Hàn Tín.
Sinh thời, Lưu Bang có thù với Chung Ly Muội đã lâu, sau này lên ngôi có hạ chiếu tìm bắt. Hàn Tín vì tình nghĩa đã che giấu cho vị bằng hữu này.
Nhưng tới khi cần bảo vệ tính mạng, Tín không ngần ngại mà bán rẻ bạn bè.
Nghe tin Hàn Tín muốn lấy đầu mình, Chung Ly Muội phẫn nộ vô cùng, la mắng Tín là kẻ “vong ơn bội nghĩa”, “chẳng ra gì”…, còn tự trách bản thân “có mắt như mù” mới kết giao với kẻ như vậy.
Khéo thay chữ “Muội” trong tên ông lại có nghĩa là “mắt không sáng”, tựa như một lời sấm truyền cho kiếp nạn chết trong tay bằng hữu của con người này.
Tuy nhiên quyết định này của Hán Tín đã sai lầm nghiêm trọng, tạo điều kiện, lý lẽ để Lưu Bang có thể che mắt thiên hạ, trừ khử “mối họa tiềm tàng”.
Ngay khi đem đầu của Chung Ly Muội đi bái kiến Lưu Bang, Hàn Tín lập tức bị bắt, đem giải về kinh sư.
Tín vì không phục, nhưng chỉ biết than trời: “thỏ chết thì giết chó, chim hết thì bẻ cung, diệt xong địch thì công thần phải chết.”
Khi nói những lời này, bản thân Hàn Tín đã biết rõ Lưu Bang một mực muốn giết mình. Lưu Bang nghe vậy liền đáp: “Nhảm nhí, mưu đồ phản trắc của nhà ngươi chẳng phải đã bại lộ hay sao?”
Nhưng Lưu Bang cũng không vội vàng giết Hàn Tín ngay, mà chỉ nhân cơ hội này hủy đi thanh danh “khai quốc công thần” của Tín. Sau đó, Hoàng đế ra lệnh “đặc xá thiên hạ”, cũng nghiễm nhiên đặc xá cho cả Hàn Tín.
Mặc dù được phóng thích, nhưng Hàn Tín bị giáng xuống làm Hoài Âm hầu. Dưới “vương” là “công” sau đó mới tới “hầu”.
Nay Hàn Tín chỉ vì bị vu khống, mà thanh danh bị hủy, chức vị cũng tụt xuống hai bậc, còn phải ở lại kinh thành, tình cảnh chẳng khác nào “cá nằm trên thớt”.
Sau khi bị giáng làm “Hoài Âm hầu”, Hàn Tín thường xuyên cáo bệnh không lên triều. Tất nhiên cái chứng “bệnh” này của Hàn Tín là do phiền muộn mà ra.
Trong thâm tâm Hàn Tín vốn cho rằng: từ Sở vương bị rớt xuống làm Hoài Âm hầu, chính là một sự nhục nhã. Tín cũng vì vậy mà bất bình ra mặt.
Năm 200 TCN, viên tướng Trần Hy được cử đến trấn thủ Cự Lộc. Trước khi lên đường, Trần Hy có tới chào từ biệt Hàn Tín.
Khi ấy, Hàn Tín có nói: “Ngươi có biết nơi phải đến là một nơi như thế nào không? Nơi đó có vị trí vô cùng trọng yếu, hơn nữa quân đội cũng rất mạnh. Nếu ngươi đi, ắt sẽ có người cáo ngươi mưu phản…
Ngươi ở nơi đó làm phản hay không trước sau đều sẽ bị giáng họa. Lần đầu tiên Hoàng thượng có thể không nghe, tới lần thứ hai sẽ nửa tin nửa ngờ, tới lần thứ ba chắc chắn sẽ mang binh đi diệt ngươi.
Ngươi phản hay không đều sẽ là phản, chi bằng cứ làm. Trần Hy đệ nếu như quyết định làm phản ở Cự Lộc, huynh đệ ta trong kinh thành sẽ làm nội ứng.”
Trần Hy đồng ý, sau đó quả nhiên dấy binh ở Cự Lộc, tự xưng là Đại vương. Lưu Bang vì nóng giận đã đích thân đem binh đi dẹp loạn, cử Lã hậu và thái tử Lưu Doanh ở lại trấn thủ kinh thành.
Năm 196 TCN, Lưu Bang ngự giá thân chinh, Hàn Tín cáo bệnh không theo, còn cho người mang thư đến chỗ Trần Hy, hẹn sẽ làm nội ứng tại kinh thành.
Tuy nhiên sự việc bại lộ, Lã hậu cùng Tiêu Hà nhân cớ đó tìm cách trừ khử Hàn Tín.
Lã hậu phao tin biên ải đại thắng, Trần Hy bị diệt, mời quần thần vào cung mở tiệc ăn mừng. Hàn Tín vì chột dạ nên định cáo bệnh, nhưng Lã hậu một mực vời bằng được ông vào triều.
Quả nhiên khi Tín vừa vào cung đã bị mai phục bắt sống, sau đó bị xử tử ở cung Trường Lạc.

Một đời oai hùng, cuối cùng Hàn Tín cũng chẳng thể giữ nổi mạng sống trước sự nghi kỵ của bề trên.
Một đời oai hùng, cuối cùng Hàn Tín cũng chẳng thể giữ nổi mạng sống trước sự nghi kỵ của bề trên.
Hạ sát công thần, Lưu Bang “vừa mừng vừa thương”
Trước cái chết của vị công thần từng vào sinh ra tử với mình, “Sử ký” có miêu tả thái độ của Lưu Bang bằng mấy chữ: “vừa mừng vừa thương”.
Đây chính là mâu thuẫn trong lòng Lưu Bang về “cái họa tâm phúc” mang tên Hàn Tín.
Nhiều năm về trước, Hán Cao Tổ từng cùng vị “chiến thần” này đánh đông dẹp bắc, chia nhau từ manh áo tới bát cơm trong buổi hàn vi. Đó là chưa kể Hàn Tín toàn tài thao lược. Lưu Bang vừa quý cái tài, cũng vì cái tài ấy mà e ngại Tín.
Trước đây, khi Lưu Bang bàn với Hàn Tín về tài năng của các tướng, ông có hỏi: Như ta thì có thể cầm được bao nhiêu quân? Hàn Tín thằng thừng đáp: Bệ hạ chẳng qua chỉ cầm được mười vạn. Lưu Bang lại hỏi: Thế còn nhà ngươi thì cầm được bao nhiêu?
Hàn Tín trả lời ngay: Thần thì càng nhiều càng tốt. Lưu Bang cười nói: Càng nhiều càng tốt thì sao lại bị ta bắt? Hán Tín đáp: Bệ hạ không có tài cầm quân, nhưng có tài cầm tướng, vì vậy cho nên Tín mới bị bệ hạ bắt.
Lưu Bang e ngại cái tài của Hàn Tín, có thể chính là từ lúc đó.
Hàn Tín là một đại danh tướng, là khai quốc công thần có một không hay trong lịch sử Trung Hoa. Ông ở trong cảnh khốn cùng mà tôi luyện, khi chiến đấu lại kiên trung quật khởi, khí thế bất phàm.
Trong “Sử ký”, Tư Mã Thiên cũng từng khẳng định Hàn Tín là cận thần trung trinh trước sau như một với Lưu Bang, tuyệt nhiên không có chuyện làm phản.
Về việc cấu kết với Trần Hy, có người cho rằng Hàn Tín hữu dũng vô mưu, nhất thời hồ đồ; có người lại khẳng định ông chính là bị Lưu Bang dồn vào chân tường tới mức phải “túng quá làm liều”.
Việc Hàn Tín có mưu phản hay không, cho tới nay vẫn còn là chủ đề tranh luận của hậu thế.
Nhưng điều quan trọng là Hàn Tín vẫn là một tấm gương sáng của sự nhẫn nhục và phấn đấu không ngừng, là một trang anh hùng hiếm có trong lịch sử Trung Quốc.
theo Trí Thức Trẻ

Ai đã gián tiếp hại chết anh trai Võ Tòng?

Trần Quỳnh | 27/09/2015 14:30
Ai đã gián tiếp hại chết anh trai Võ Tòng?

Xung quanh cái chết của nhân vật Võ Đại Lang, nhiều độc giả đặt ra câu hỏi: Liệu anh trai Võ Tòng có phải do Phan Kim Liên, Tây Môn Khánh và bà Vương liên thủ hại chết hay không?

Nửa đời cam chịu làm “bù nhìn”
Về cái chết của Võ Đại Lang,  “Thủy hử truyện” có viết: Võ Tòng bắt tận tay nhân chứng vật chứng, khẳng định anh trai bị bà Vương, Phan Kim Liên thông đồng với Tây Môn Khánh hạ độc hại chết.
Tuy nhiên nhiều bằng chứng lại khẳng đinh, nguyên nhân sâu xa về cái chết của Võ Đại Lang lại không phải bắt nguồn từ ba người này.
Trước khi qua đời, Đại Lang lâm bệnh nặng nhiều ngày, Phan thị không những không chăm sóc, mà “chỉ trông ngóng Võ Đại tự chết”. Chi tiết này chứng minh, mặc dù ngoảnh mặt làm ngơ, nhưng Phan Kim Liên vẫn chưa đến mức muốn bày mưu giết chồng.
Khi bị Võ Đại Lang bắt quả tang tại trận, Tây Môn Khánh thẹn quá hóa giận, đã đá họ Võ một cái, nhưng vì “Võ Đại thấp lùn” nên “đá trúng vào tim, bổ nhào về phía sau mà ngã”, “miệng hộc ra máu, da vàng như sáp, tựa hồ đã chết”.
Tây Môn Khánh cũng vì thế mà hoảng loạn, nhanh chóng bỏ chạy. Điều này khẳng định Tây Môn Khánh lúc này chưa hình thành động cơ giết Võ Đại Lang.
“Thủy hử” còn miêu tả: bà Vương ở đó cũng hoảng loạn, gọi người “cho Võ Đại uống nước, cố cứu cho tỉnh lại.”
Từ đó có thể kết luận, ngay cả khi bị bắt gian, cả ba kẻ bị coi là “tội phạm giết người” trên vẫn chưa muốn trừ khử Võ Đại Lang.
Bị hại chết vì “ỷ thế” em trai

Vì tư tưởng dựa dẫm, ỷ thế em trai nên Võ Đại Lang đã rước họa vào thân.
Vì tư tưởng dựa dẫm, ỷ thế em trai nên Võ Đại Lang đã rước họa vào thân.
Võ Đại Lang gốc ở huyện Thanh Hà, vì sinh ra thấp lùn, lại xấu xí, nên dân làng thường gọi là “Tam thốn đinh xác thụ bì”.
Sau này, ông có thêm một người em gái “từ trên trời rơi xuống”, còn vô duyên vô cớ cưới được một cô vợ xinh đẹp là Phan Kim Liên.
Đại Lang cưới vợ trong lúc Võ Tòng đi lánh nạn. Cuộc sống của ông vốn đã khốn khổ, lại không có ngày nào bình yên vì bị người làng sinh sự gây khó dễ.
Đó là chưa kể Phan Kim Liên tuy xinh đẹp nhưng lại là một người phụ nữ lẳng lơ.
Khi còn ở huyện Thanh Hà, Phan Kim Liên có đi làm hầu gái cho một nhà giàu. Bị ông chủ dụ dỗ, Phan thị không những không đồng ý, mà còn đi mách với phu nhân trong nhà.
Lão phú hộ cũng vì thế mà ghi hận, không những đuổi việc mà còn quỵt lương của nàng. Từ đó có thể thấy, Phan Kim Liên không phải là một người ham vinh hoa phú quý.
Vậy, thứ cô ta thích là gì?
Trong “Thủy hử” có viết rằng, Kim Liên “gặp trai trẻ phong lưu, thường lén lút tư thông”. Như vậy thứ Phan thị yêu thích chính là “trai trẻ phong lưu” như thanh niên lực lưỡng kiểu Võ Tòng, hoặc thư sinh như Tây Môn Khánh.
Đáng tiếc Võ Đại Lang “dáng người thấp bé, lại phàm phu tục tử, vốn dĩ chẳng phải là kẻ phong lưu”.
Về việc vợ ngoại tình, Võ Đại Lang từ lâu nhìn đã quen mắt, cũng chỉ dám cho qua, không những không dám tìm gian phu, lại càng không dám nửa lời oán hận “dâm phụ” nhà mình.
Vậy thì tại sao, nhân vật này lại có cái dũng khí xông thẳng vào quán bắt gian tại trận, còn “thượng cẳng tay hạ cẳng chân” với Tây Môn Khánh?
Trước kia, Đại Lang từng không phải là một người cam chịu, chỉ muốn an phận thủ thường. Khi còn ở huyện Thanh Hà, dù thân hình xấu xí, Võ Đại Lang cũng không bị hiếp đáp nhờ có Võ Tòng bên cạnh.
Sau khi Võ Tòng vì đánh người mà phải chạy trốn, Đại Lang cũng vì muốn tránh tiếng điều mà tới huyện Dương Cốc mưu sinh.
Sau này Võ Tòng trở về, không những thành anh hùng đả hổ, còn làm tới Đô
đầu, là tâm phúc của Tri huyện. Đại Lang cũng vì thế mà nở mày nở mặt, đối xử với mọi người cũng khác.
Trong những ngày Võ Đại ốm liệt giường, Phan Kim Liên không những không quan tâm chăm sóc, mà ngày ngày chỉ lo trang điểm, quần là áo lượt để hẹn hò cùng Tây Môn Khánh.
Đại Lang liền đem danh nghĩa của em trai là Võ Tòng ra để răn đe vợ:
“Ta có chết cũng chẳng sao, chỉ e rằng các ngươi chẳng yên ổn được. Võ Tòng là em trai ta, nàng cũng thừa biết tính hắn. Sớm muộn gì hắn cũng trở về, lẽ nào chịu để yên?”
Ý của Võ Đại Lang chính là muốn Kim Liên “tận tình chăm sóc” mình, thì khi “Võ Tòng trở về, ta sẽ không nói”.
Phan Kim Liên vốn đã muốn nhìn chồng từ từ mà chết, nay lại càng không có chuyện “tận tình chăm sóc”. Hơn nữa, không có gì đảm bảo Võ Đại Lang chắc chắn sẽ không nói chuyện này với Võ Tòng.
Vậy nên lời nói này không những không đổi được sự “tận tình”, mà ngược lại còn biến Đại Lang trở thành cái gai trong mắt Phan thị cùng Tây Môn Khánh.
Từ ngày Võ Tòng được làm quan, Võ Đại Lang càng coi trọng thể diện hơn bao giờ hết. Cũng từ đó, Đại Lang mới cho rằng bản thân không thể chấp nhận việc bị cắm sừng thêm một lần nên khi khỏe lại đã quyết bắt tận tay đôi gian phu dâm phụ kia.
Vậy nên họ Võ này mới có gan đi bắt quả tang, có gan chửi bới, làm loạn, đánh tình địch.
Tuy nhiên Đại Lang vì nóng giận mà lại quên đi lời Võ Tòng dặn: “Nếu có kẻ bắt nạt huynh, huynh không nên cùng hắn tranh chấp, đợi đệ về sẽ đòi lại công bằng cho huynh.”
Chính vì ỷ thế vào Võ Tòng, mà Võ Đại Lang từ một kẻ bù nhìn đã trở nên nóng nảy, trở thành mối đe dọa trong mắt Phan Kim Liên cùng Tây Môn Khánh.
Nếu như không có một em trai danh tiếng lẫy lừng như Võ Tòng, Võ Đại Lang chắc chắn sẽ cả đời “an phận thủ thường”, cam chịu kiếp “thấp cổ bé họng”, không đi bắt gian phu dâm phụ rồi bị vợ cùng người tình tính kế hại chết.
theo Trí Thức Trẻ

Di ngôn đầy ẩn ý của Lưu Bị trước khi đại bại dưới tay Tôn Quyền

Trần Quỳnh | 23/09/2015 19:50
Di ngôn đầy ẩn ý của Lưu Bị trước khi đại bại dưới tay Tôn Quyền

Từng gửi con cho Gia Cát Lượng và đề cập đến việc truyền ngôi trước khi bại trận nên di ngôn của Lưu Bị đã khiến nhiều người cho rằng, Khổng Minh sẽ tiếp tục duy trì cơ đồ nhà Hán.

Quyết định sai lầm dẫn đến bại vong
 
Năm 221, sau khi Quan Vũ bị giết do thất thủ Kinh Châu, Lưu Bị vì tức giận đã khởi binh đánh Đông Ngô. Tôn Quyền nghe tin Lưu Binh đích thân ra trận, liền gửi thư cầu hòa, nhưng phía Thục Hán cự tuyệt thẳng thừng.
Giữa lúc đang chuẩn bị xuất quân, Lưu Bị nhận được tin dữ là Trương Phi bị thuộc hạ giết chết, tâm trạng thêm phần kích động, càng quyết tâm triệt hạ Tôn Quyền.
Nhưng chính sự nóng nảy này đã khiến Lưu Bị tự đẩy mình vào cửa tử.
Nói về việc Lưu Bị vì bị đả kích trước cái chết của hai huynh đệ mà khởi binh đánh Ngô, nhiều người cho rằng nguyên nhân này không thỏa đáng.
Một bậc đế vương đã chinh chiến bao năm, dẹp loạn bốn cõi, xưng đế một phương, hẳn phải là một người lý trí, chứ không dễ dàng bị kích động như vậy. Cái chết của Quan Vũ và Trương Phi rất có thể chỉ là cái cớ để Lưu Bị động binh tiêu diệt Tôn Quyền.
Cuộc chiến Thục – Ngô này từ lâu đã nằm trong suy tính của Hán Trung vương. Từ sau trận Xích Bích, thế “chân vạc” giữa 3 thế lực Ngụy – Thục – Ngô đã hình thành.
So về lực lượng giữa ba nước lúc bấy giờ, Ngụy là mạnh nhất, sau đến Ngô, chỉ có Thục là lép vế hơn cả. Nhưng lúc này, Lưu Bị vừa xưng đế, lập ra nhà Thục Hán, quân dân trên dưới đồng lòng, sĩ khí dâng cao ngút trời, chính là “thiên thời, địa lơi” để xuất binh.
Về việc lựa chọn thế lực nào để tiêu diệt đầu tiên, Lưu Bị từ lâu đã có suy tính. Dẹp Ngụy ngay lúc đó là điều không thể, bởi lấy yếu chống mạnh chẳng khác nào tự đẩy mình vào cửa tử.
Mặt khác, Tào Tháo vừa qua đời, con trai Tào Phi lên nắm quyền, trước mắt sẽ cần thời gian để ổn định triều chính, nên Lưu Bị tạm thời yên lòng. Vì vậy mục đích chinh phạt lần này của Hán Trung Vương chính là nước Ngô của Tôn Quyền.
Nhưng Ngô vương Tôn Quyền cũng được coi là một bậc kỳ tài, trước đánh Giang Đông, sau được lòng dân, lại vừa  cướp được Kinh Châu, lực lượng càng ngày càng mạnh. Điều này khiến Lưu Bị thêm phần lo lắng.
Nhưng nếu diệt được Đông Ngô, ắt có thể chiếm được đại bộ phận phía Nam Trung Nguyên, củng cố lực lượng phía Tây, rồi sẽ tập trung tài lực tiêu diệt nước Ngụy ở phía Bắc.
Vốn là người cơ hội, Lưu Bị chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, nên đã bất chấp rủi ro, đích thân xuất quân chinh phạt Đông Ngô, để rồi rước lấy thất bại ê chề.
Trước đó, Gia Cát Lượng từng đưa ra “Long Trung đối sách”, khuyên Lưu Bị thỏa hiệp với Tôn Quyền để liên minh chống Ngụy Tào. Nhưng vốn nuôi mộng bá chủ, lại vừa bị đả kích bởi cái chết của huynh đệ, Lưu Bị đã bỏ qua lời khuyên này.

Là một người cơ hội, nên Lưu Bị đã nhiều lần bỏ qua những lời khuyên can có tính toán trước sau của Gia Cát Lượng.
Là một người cơ hội, nên Lưu Bị đã nhiều lần bỏ qua những lời khuyên can có tính toán trước sau của Gia Cát Lượng.
Dù vậy, cái chết của Quan Vũ chỉ được coi là chất xúc tác chứ không phải là nguyên nhân chính khiến Lưu Bị “kích động xuất binh”. Hai năm sau khi Vũ mất, chiến tranh Thục Hán – Đông Ngô mới nổ ra.
Tuy nhiên, Lưu Bị đã quá tự phụ vào sức mạnh của Thục Hán. Nếu như coi Tào Tháo là một “ông lớn”, Tôn Quyền như một “kẻ gian thương”, thì Lưu Bị so với hai người này lại bị đánh giá là “vô dụng”.
Vậy nhưng dù là Tào Tháo hay Tôn Quyền, đối với Lưu Bị đều không hề xem nhẹ.
Thành công của Lưu Bị trong việc dựng nước là không thể nghi ngờ. Tuy nhiên, trong cuộc thảo phạt Đông Ngô, ông đã chuốc thất bại thảm hại, phải lui quân đến thành Bạch Đế, cuối cùng hi sinh tại đây vào năm Chương Võ thứ 3 của nhà Thục hán (năm 223).
Di ngôn đầy ẩn ý của Lưu Bị
Trước khi thất thủ, Lưu Bị có hàn huyên cùng các đại thần. Trước mặt bá quan văn võ, ông đã cầm tay Gia Cát Lượng nói: “Khanh còn tài gấp mười lần Tào Phi, tất có thể làm cho quốc thái dâng an, hoàn thành nghiệp lớn.
Nếu như con trai ta có thể phò tá thì khanh phò tá, còn nếu nó là kẻ bất tài vô dụng thì khanh hãy lên làm vương.”
Lưu Bị nói ra lời như vậy, các đại thần đều vô cùng sợ hãi, ngay cả Gia Cát Lượng cũng không khỏi giật mình. Bởi lẽ chủ động “mời” người ngoại tộc đoạt lấy ngai vị, đây chính là hành động dâng cả giang sơn vào tay người khác.
Gia Cát Lượng nghe xong, nước mắt chảy thành dòng, lập tức quỳ xuống mà nói: “Thần xin nguyện một lòng tận trung, không dám có nửa điều khi quân, nếu không sẽ lấy cái chết để tạ tội.”
Lưu Bị thấy vậy liền cầm tay Lưu Thiện mà căn dặn: “Sau này con phải phụng dưỡng Thừa tướng (Gia Cát Lượng) như phụng dưỡng phụ hoàng!”
Hành động và lời nói của Lưu Bị trước khi qua đời đã tạo ra nhiều luồng tranh cãi. Liệu Lưu Bị có thực sự muốn truyền giang sơn Thục Hán cho Khổng Minh?
Hẳn nhiều người sẽ nghĩ rằng, Lưu Bị đối với Gia Cát Lượng vô cùng tín nhiệm, nên mới đưa ra quyết định táo bạo trên. Trước đó, ông đã từng ba lần tới tận lều cỏ để mời Lượng về triều.
Tuy nhiên nhiều tư liệu lịch sử đã chứng minh, Lưu Bị không thực sự trọng dụng Khổng Minh như hậu thế vẫn nghĩ.

Bên cạnh Gia Cát Lượng, Lưu Bị dành sự tín nhiệm cho khá nhiều người trong đó có Lý Nghiêm, Bàng Thống...
Bên cạnh Gia Cát Lượng, Lưu Bị dành sự tín nhiệm cho khá nhiều người trong đó có Lý Nghiêm, Bàng Thống...
Một số quan điểm khác lại cho rằng, Lưu Bị ở đây không hoàn toàn tin tưởng Lượng.
Bản thân ông cũng nể phục tài của Khổng Minh, nên muốn vị đại thần này cúc cung tận tụy phò tá con trai mình. Đây chính là quang minh chính đại đẩy cho Gia Cát Lượng một trách nhiệm nặng nề.
Trong khi đó, có ý kiến khẳng định, câu nói trước lúc lâm chung chính là đòn thử lòng của Lưu Bị với Gia Cát Khổng Minh. Nếu như nghe xong những lời đó mà Lượng có nửa điểm vui mừng, lập tức sẽ bị đưa ra ngoài chém đầu vì mưu đồ phản trắc.
Tuy nhiên quan điểm này có phần phi lý. Bởi Gia Cát Lượng vốn nổi tiếng thông minh, làm sao có thể để vui buồn lộ ra trên mặt. Nếu như Lượng thực sự có mưu đồ đoạt lấy giang sơn, việc gì phải dại dột thể hiện ra bên ngoài như vậy?
Quan điểm cuối cùng có phần thuyết phục hơn thì cho rằng,  trong tình huống này, Lưu Bị giao cho Gia Cát Lượng quyền phế lập, muốn Lượng chọn một trong hai người con trai của mình làm Hoàng đế, chứ không phải có ý nhường ngôi cho Lượng.
Dù có nhiều bất đồng, nhưng các quan điểm trên đều thống nhất một điều là Lưu Bị không hề muốn đem giang sơn cả đời gây dựng cho Gia Cát Lượng.
Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, dù cho lúc đó bị Đông Ngô đả kích nặng nề, Lưu Bị cũng không dại dột đến nỗi nói ra những lời thiếu nhuệ khí này trước mặt quần thần.
Cả đời ông theo đuổi ước vọng phục dựng Đại Hán của Thái tổ Lưu Bang, mà Lưu Bang trước kia giao ước với quần thần: “Ai không phải họ Lưu mà làm vương thì thiên hạ cùng đánh nó.” Lưu Bị vì thế càng không thể làm ngơ trước lời thể của của tổ tiên.
Mặt khác trong bối cảnh thời đại phong kiến lúc bấy giờ, không thể tồn tại khả năng Lưu Bị dâng giang sơn tặng cho người khác. Lịch sử Trung Hoa mấy nghìn năm qua cũng chưa từng có một vị Hoàng đế nào tự nguyện dâng đất nước cho người ngoại tộc.
theo Trí Thức Trẻ

"Tam Quốc Diễn Nghĩa" đã hư cấu hình tượng Quan Vũ đến mức nào?

Trần Quỳnh | 22/09/2015 19:50
"Tam Quốc Diễn Nghĩa" đã hư cấu hình tượng Quan Vũ đến mức nào?

Phải tới 600 năm sau thời đại của Khổng Tử, Trung Hoa mới xuất hiện vị “Võ thánh” nổi tiếng, đó chính là Quan Vũ nhà Thục Hán, người được mệnh danh là “Tam giới phục ma đại đế”.

Bị hậu nhân hiểu lầm về tướng mạo?
Trung Hoa có một thời kỳ “trọng văn, khinh võ” nên từ những đấng minh quân như vua Thuấn, vua Nghiêu… cho tới những nhà văn hóa nổi tiếng như Khổng Tử, Mạnh Tử đều là văn sĩ.
Phải tới 600 năm sau thời đại của Khổng Tử, Trung Hoa mới xuất hiện vị “Võ thánh” nổi tiếng, đó chính là Quan Vũ nhà Thục Hán, người được mệnh danh là “Tam giới phục ma đại đế”.
Quan Vũ, tự là Vân Trường, tên chữ là Trường Sinh, là một hảo hán nổi tiếng xuất thân từ đất Hà Đông (nay thuộc Sơn Tây – Trung Quốc).
Qua các tư liệu lịch sử và các hình tượng nghệ thuật, hậu thế vẫn thường tưởng tượng ông là người “mặt như hai quả táo nối nhau, mắt xếch, mày tằm.”
Liệu đây có phải là dung mạo thực sự của vị “Võ thánh” này? Một số nhà nghiên cứu khẳng định, tướng mạo này có nhiều khả năng là lấy các hình tượng anh hùng trong truyện cổ tích để hậu thế dễ hình dung.
Tạp kịch thời xưa cũng thường xây dựng hình tượng Quan Vũ mặt đỏ, Bao Chửng mặt đen. Nước da màu hồng này rất có thể là do Sơn Tây có nghề làm muối, người dân phải “ăn sóng nằm gió” nên có nước da như vậy.
Cũng có thể do Quan Công là biểu tượng cho nghĩa khí và lòng trung thành, nên thường hình dung là mặt màu đỏ hồng, còn Bao Chửng biểu tượng cho thiết diện vô tư, nên dùng mặt đen.
Mắt xếch được coi là nét đặc trưng của người Mông Cổ. Trong nghệ thuật sân khấu, ánh mắt của Quan Vũ lúc khép hờ suy tư, còn phần lớn là đôi mắt trừng lớn để thể hiện khí khái anh hùng.
Thời xưa, các nhân vật được tái hiện trên sân khấu thường vẽ lông mày nối liên hình sóng. Tuy nhiên, theo quan niệm thẩm mỹ thời sau, loại lông mày này thiếu sự uy nghiêm, nên đổi thành mày tằm.
Như vậy, dung mạo mà hậu thế vẫn thường hình dung về Quan Vũ phần lớn đều do ảnh hưởng từ các tạo hình nghệ thuật và thay đổi theo quan niệm thẩm mỹ của từng thời.

Hình tượng của nhân vật lịch sử Quan Vũ đã được hư cấu nhiều trong tiểu thuyết của La Quán Trung.
Hình tượng của nhân vật lịch sử Quan Vũ đã được hư cấu nhiều trong tiểu thuyết của La Quán Trung.
Quan Vũ có cùng Lưu Bị và Trương Phi “kết nghĩa vườn đào”?
Sau khi bị đánh bật khỏi quận Trác, Lưu Bị về quê cũ tập hợp lực lượng, lại kết nghĩa với hai vị đồng hương Quan Vũ và Trương Phi cùng mưu nghiệp lớn.
Khi đó, Lưu Bị cùng Vũ và Phi chiêu binh mãi mã, thống lĩnh tam quân, khởi binh làm chủ một phương. Sau này, những anh hùng hậu thế vẫn thường ngưỡng mộ noi theo nghĩa khí “kết nghĩa vườn đào” của ba vị anh hùng Tam Quốc.
Nhưng cho tới nay, Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi có thực sự kết nghĩa kim lang hay không, vẫn là một ẩn số lịch sử gây nhiều tranh cãi.
“Tam Quốc chí” phần “Quan Vũ truyện” có viết: “Chúa (Lưu Bị) thân thiết với hai người (Quan Vũ, Trương Phi) như anh em, còn ngủ chung giường. Hai vị này cũng ngày đêm hầu hạ, không quản khó nhọc.”
Phần “Trương Phi truyện” trong đó cũng viết: “Vũ hơn Phi mấy tuổi, nên Phi thường coi như anh.”
Như vậy, theo “Tam Quốc chí”, thì tình cảm giữa ba người chỉ đơn thuần là “thân như anh hem”, chứ không đề cập tới chuyện kết nghĩa. Trương Phi cũng vì Quan Vũ nhiều tuổi nên kính nể như anh, chứ không nói hai người là huynh đệ, càng không đề cập đến Lưu Bị.
Bí ẩn về thanh đao nổi tiếng
Nhắc tới Quan Vũ, hậu thế sẽ luôn liên tưởng tới một đấng anh hào mặt đỏ, râu dài, tay cầm Thanh Long Yển Nguyệt đao, oai phong cưỡi trên ngựa Xích Thố.
Tuy nhiên, việc “Thanh Long Yển Nguyệt đao” có tồn tại thực sự hay không, cho tới nay cũng chưa được giải mã. Miêu tả lại cảnh Quan Vũ chém đầu Nhan Lương, “Quan Vũ truyện” có viết:
“Vào năm Kiến An thứ 5, Tào công (Tào Tháo) chinh phạt phía đông. Tiên chúa (Lưu Bị) đến chỗ Viên Thiệu xin hàng, Thiệu liền giao tranh với Tào. Tào công cùng Quan Vũ thân chinh ra trận.
Thiệu cử Đại tướng quân Nhan Lương tấn công Bạch Hà thành thuộc Đông Quận của quan Thái Thú Lưu Diên. Tào công cho Trương Liêu, Quan Vũ chỉ huy mũi tiến công. Vũ trông thấy Nhan Lương chỉ huy, phi ngựa tiến đến, một dao chém bay đầu Nhan Lương”
Như vậy, “Quan Vũ truyện” trước sau đều không nói tới việc Quan Vũ dùng binh khí gì. Trong khi đó, loại binh khí “Yển Nguyệt đao” (thanh đao hình bán nguyệt) mãi cho tới thời Tống mới xuất hiện.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng chỉ ra rằng, vũ khí mà Quan Vũ sử dụng rất có khả năng là một loại mâu, thương, kết hợp với đoản đao để chém đầu đối thủ.
Mặc dù là một tác phẩm sát với lịch sử, nhưng về một số yếu tố, đặc biệt là sự tồn tại của Thanh Long Yển Nguyệt đao, rất có thể là sự hư cấu của La Quán Trung trong “Tam Quốc diễn nghĩa”.

Sự xuất hiện của Yển Nguyệt đao bên cạnh Quan Vũ cũng đặt ra nhiều nghi vấn bởi đến tận đời Tống, tức là khoảng 700 năm sau thời Tam Quốc, loại binh khí này mới xuất hiện.
Sự xuất hiện của Yển Nguyệt đao bên cạnh Quan Vũ cũng đặt ra nhiều nghi vấn bởi đến tận đời Tống, tức là khoảng 700 năm sau thời Tam Quốc, loại binh khí này mới xuất hiện.
Vì một câu nói mà mang họa sát thân
Trong “Tam Quốc diễn nghĩa” hồi 66, khi bàn tới chuyện trấn thủ Kinh Châu có viết: “Vân Trường chưa kịp trả lời, Chu Thương ở dưới thềm quát lên rằng: Đất đai trong thiên hạ, người nào nhân đức thì được ở, có phải của riêng Đông Ngô đâu?
Vân Trường sầm mặt đứng ngay dậy, giằng lấy thanh long đao của Chu Thương đang vác, đứng ra giữa sân, đưa mắt cho Chu Thương và quát rằng: Đây là việc nhà nước, sao mi nói lôi thôi, bước ngay!” Chi tiết này chứng tỏ Quan Vũ là một người thẳng thắn, bộc trực.
Sau này, Gia Cát Lượng muốn phía đông hòa Tôn Quyền, phía Bắc phạt Tào Tháo, nhưng Quan Vũ phản đối. Khi Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu, Tôn Quyền tiếp tục tung ra một quân bài hôn nhân chính trị khác, khi sai sứ giả tới xin Vũ gả con gái cho con trai mình.
Thế nhưng, Quan Vũ thiếu tầm nhìn chính trị, bản thân lại xem thường Tôn Quyền nên hoàn toàn không quan tâm đến chiến lược lớn mà Lưu Bị và Khổng Minh đề ra.
Thậm chí, Quan Vũ đã mắng chửi sứ giả của Tôn Quyền rằng - "Hổ nữ sao có thể gả cho khuyển tử?” (ý nói dòng họ Tôn Quyền là “nòi chó”, không xứng đáng với con gái mình).
Nếu Quan Vũ khi đó chịu gả con gái cho con trai Tôn Quyền, rất có liên minh Tôn – Lưu đã hình thành, cũng đã chinh phạt được Tào Tháo ở phía Bắc, thậm chí sau này còn có thể có được Đông Ngô.
Tuy nhiên, câu nói trên không những làm hỏng nước cờ của Lưu Bị, Khổng Minh, mà còn mang tới cái họa sát thân cho người anh hùng cả đời “đội trời đạp đất” này.
Về chuyện Quan Vũ thua trận, Trần Thọ có viết: “Quyền khi đó ở Giang Lăng, ép Vũ gả con gái cho con trai mình. Vũ cự tuyệt, Quyền sau đó khởi binh chém đầu Vũ.”
Ở đây có nhắc tới chuyện “chém đầu”, là nhắc tới cái chết của Quan Vũ khi bị Tôn Quyền bắt được lúc thất thủ Kinh Châu.
Trong “Thục thư” cũng có ghi chép: “Quyền giết được cha con Quan Vũ, muốn chiêu hàng Lưu, Tào. Có người khuyên rằng không thể nuôi sói trong nhà, chưa diệt được Tào Tháo thì ắt còn họa lớn.”
Như vậy, có khả năng sau khi Quan Vũ thất thủ, chạy khỏi Giang Lăng chưa đầy hai, ba trăm dặm, bị Tôn Quyền bắt giết.
“Ngô thư” lại viết: “Tôn Quyền sai Phan Chương theo sát đường đi nước bước của Quan Vũ, cho quân mai phục, Vũ tới thì lập tức chém đầu. Sau này Quyền đem thủ cấp của Vũ cho Tào công, Vũ được truy phong hiệu “Trung nghĩa hầu”.
Cho tới ngày nay, vẫn có nhiều giả thiết xoay quanh cái chết của vị “Võ thánh” này.

Cái chết của Quan Vũ cho tới nay vẫn còn nhiều tranh cãi.
Cái chết của Quan Vũ cho tới nay vẫn còn nhiều tranh cãi.
Nghi án Quan Vũ "thèm muốn" vợ Lữ Bố, tranh người đẹp cùng Tào Tháo
Trong tác phẩm của mình, Bùi Tùng Chi từng trích một đoạn “Thục ký”: “Tào Công cùng Quan Vân Trường, bộ tướng của Lưu Bị bao vây Lã Bố ở Hạ Phì.
Quan Vân Trường nói với chúa công (Tào Tháo) rằng: Bố sai Tần Nghi Lộc đem dâng thư cầu cứu, lại còn cầu xin chúa công hãy thu nhận thiếp của hắn làm tín vật. Chúa công đồng ý.
Về sau khi sắp phá được thế vây thành, Tần Nghi Lộc lại nhiều lần đến tiếp tục cầu xin, mong được dâng người đẹp.”
Nhiều giả thiết cho rằng người vợ của Lữ Bố chính là Điêu Thuyền. Cũng theo “Thục ký”, Quan Vũ nhiều lần đề nghị Tào Tháo ban cho vợ của Lữ Bố. Tào trước thì đồng ý, tuy nhiên sau khi thấy dung nhan người đẹp, lại công khai giữ làm thiếp, thất hứa với Vũ.
Được hậu thế thờ phụng
Quan Vũ được tôn là vị Võ thánh giáng trần trợ uy, được cả Phật giáo và Đạo giáo phụng thờ. Sau khi qua đời, đầu được táng tại Lạc Dương, Hà Nam (khu lăng mộ Quan Lâm), mình táng tại núi Ngọc Tuyền, Đương Dương, Hồ Bắc.
Người đương thời cảm về đức nghĩa của Ngài, hàng năm thờ cúng rất chu đáo.
Trải qua các thời đại, ông từng được truy phong là “Trung Huệ Công”, sau là “Nghĩa Dũng Vũ An Vương”, tới thời nhà Minh – Thanh, vị quan võ này tiếp tục được tôn làm “Đế quân”, thờ phụng như một vị Võ thánh.
Cho tới hiện nay, thương nhân Trung Quốc nhiều người vẫn thờ phụng Quan Công, coi ông như một biểu tượng của sự anh hùng và lòng tín nghĩa.
theo Trí Thức Trẻ


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét