Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

ĐÃ TỪNG HIỆN THỰC 16

-Cần phân biệt "ăn cắp" và "kế thừa".
-Không có"kế thừa" thì không có "sáng tạo"!
-"Bắt chước" là bước đi đầu tiên của "phát minh"!

-------------------------------------------------
 (ĐC sưu tầm trên NET)

Những ý tưởng nổi tiếng bị…ăn cắp

Ông Robert Kearns. Ảnh: Internet
Ông Robert Kearns. Ảnh: Internet
Ăn cắp là chuyện của thế giới từ xa xưa đến mai sau mà ăn cắp dễ nhất và khó bị bắt nhất là ăn cắp ý tưởng trong kinh doanh. Vài ý thơ, truyện ngắn hay tiểu thuyết bị bạn viết nẫng tay trên là chuyện thường ngày ở huyện bởi thơ văn in ra khó bán, có chăng kẻ trộm chỉ bị lên án về đạo đức của ngòi bút.

Ý tưởng giá hàng tỷ đô la trong nháy mắt biến thành mới là chuyện đáng bàn vì liên quan đến tiền trong khi đạo đức chỉ là thứ yếu. Marx nói, nếu lợi nhuận lên vài trăm phần trăm, tư bản có thể giết cả bố mẹ, nói chi bán nước để vinh thân phì gia.
Cái gạt nước “nhát gừng” của xe hơi giá 30 triệu đô la
Ngồi sau tay lái xe hơi thấy cái gạt nước “xua đi nỗi nhớ” trên cửa kính mấy ai biết được đó là ý tưởng từng bị ăn cắp và cuối cùng tác giả thắng kiện 30 triệu đô la.
Năm 1964 kỹ sư Robert Kearns thiết kế ra cái gạt nước của xe hơi mà cứ vài giây mới quét một lần thay vì liên tục như trước làm giảm tầm nhìn của tài xế.
Ông mang mẫu tới ba nhà sản xuất xe hơi khổng lồ là Ford, General Motors, và Chrysler. Cả ba ông lớn này từ chối xem xét. Nhưng sau đó các xe hơi xuất xưởng lại thêm một món quà chính là những cái gạt nước “nhát gừng” của Kearns.
Giận điên người vì ý tưởng bị ăn cắp, Robert Kearns kiện Ford năm 1978 và Chrysler năm 1982, và cuối cùng thắng 30 triệu đô la.
Kearns nói, chuyện tiền nong thắng lớn không phải là mục đích mà chính là phải bảo vệ bản quyền sáng chế ban đâu. Nếu không kiện tới chốn sẽ không có hệ thống bảo vệ sáng chế như ngày nay.
Ai sáng chế ra telephone: Alexander Graham Bell hay Elisha Gray?
Bell và Gray. Ảnh: Internet
Bell và Gray. Ảnh: Internet
Cầm telephone hàng ngày nhưng ít người biết ai đã sáng chế ra thiết bị thông minh này. Hoặc luôn cho Bell là tác giả vì bell trong tiếng Anh là “chuông reo”
Năm 1876, cả hai ông Bell và Gray đều phát minh ra telephone có dây. Hai ông đua tranh xem ai là người có thể thiết kế ra thiết bị có thể truyền tín hiệu bíp bíp từ đầu dây kim loại này sang đầu bên kia.
Ngày 14-2-1876, Gray gửi thiết kế của mình đến văn phòng quản lý sáng chế Hoa Kỳ nhằm đăng ký bản quyền. Đúng ngày đó, luật sư của Bell cũng gửi một thiết kế tương tự.
Do ăn hối lộ, một nhân viên của Gray đã gửi cho Bell mẫu thiết kế của Gray và đó chính là thiết bị gửi tín hiệu telephone đầu tiên trên thế giới.
Dù sau đó Bell đã đưa sáng chế telephone vào mục đích thương mại nhưng phát minh vẫn thuộc về Elisha Gray.
Tia laser
Gordon Gould là chàng sinh viên của đại học Columbia đã phát minh ra tia laser năm 1957 bằng vài cái gương chiếu sáng vào một điểm và chính là người dùng từ viết tắt LASER ((Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation).
Gordon Gould. Ảnh: Internet
Gordon Gould. Ảnh: Internet
Đáng tiếc Gould tưởng phải thí nghiệm thành công, có mẫu làm việc hẳn hoi mới được đăng ký bản quyền. Tới năm 1959, Gould mới vác đi đăng ký thì quá muộn vì các bạn đồng nghiệp cùng phòng thí nghiệm đã nhanh tay từ trước đó.
Phải mất 30 năm kiện tụng với Văn phòng quản lý sáng chế Hoa Kỳ và những công ty dùng tia laser, cuối cùng Gould đã thắng kiện năm 1987 và đăng ký tới 47 sáng chế, kiếm vài triệu đô la.
Giao diện đồ họa GUI
Ngày nay trên màn hình máy tính người dùng có thể kéo thả chuột, gõ bàn phím và thậm chí dùng tay trên màn hình thoải mái chính là ý tưởng của GUI (Graphical User Interface).
Công ty Xerox phát triển ý tưởng này từ năm 1981 nhưng ngay sau đó Steve Jobs đã dùng trong phát triển máy Apple. Người ta đồn rằng Steve Jobs ăn cắp ý tưởng này sau khi thăm Xerox vài lần trong những năm 1980. Nhưng thực tế không đúng. Chính Xerox cho một số kỹ sư sang làm cho Apple vì sở hữu nhiều cổ phiếu giá trị của Apple. Ông đưa cái giò, bà thò chai rượu thôi.
Xerox kiện Apple nhưng thất bại cũng như Apple kiện Microsoft về GUI vì tòa kết luận những chứng cứ không thuyết phục. Nhưng kiện tụng làm cho Apple và Microsoft nổi như cồn và tiền về như nước chảy. Steve Jobs và Bill Gates đều trở thành giầu có và nổi tiếng vì đã dùng IT thay đổi thế giới.
Ai phát minh ra Tivi: Philo Taylor Farnsworth hay Vladimir Zworykin
Philo-Farnsworth. Ảnh: Internet
Philo-Farnsworth. Ảnh: Internet
Philo Taylor Farnsworth là một trong những nhà sáng chế tuyệt vời của Mỹ, có trong tay tới 165 sáng chế được đăng ký. Trước tuổi 15, ông đã nghĩ là một thiết bị chia ảnh và đó là ý tưởng cho tivi thời nay. Năm 1927 vào tuổi 21, Farnsworth đã có một phiên bản chạy trong phòng thí nghiệm.
Nhưng vào năm 1930, Vladimir Zworykin, một kỹ sư của RCA, thăm phòng thí nghiệm của Farnsworth nên đã gây nghi ngờ. Trong thực tế, năm 1923, Zworykin đã thiết kế ra một mô hình tương tự nhưng sáng chế chỉ được công nhận năm 1938 sau nhiều thay đổi so với ban đầu.
Sau hàng chục năm tranh tụng tại tòa ai là người sáng chế ra tivi, cuối cùng RCA bị thua vào năm 1936 và Farnsworth được coi là người phát minh ra tivi. Tuy nhiên trong lịch sử điện tử, Zworykin luôn được nhắc tới như là cha đẻ của màn hình ngày nay.
Dẫu vậy, Farnsworth không giầu có và không được sự tôn trọng mà lẽ ra ông được hưởng.
Máy may Singer
Singer là ca sỹ nhưng ca sỹ kêu “rè rè tạch tạch” chính là chiếc máy khâu quen thuộc của người Việt. Thời bao cấp Singer là máy sản xuất tiền cho gia đình nào biết may vá.
Ellias Howe. Ảnh: internet
Ellias Howe. Ảnh: internet
Singer liên quan đến ông Issac Singer và công ty cùng tên. Tuy nhiên chiếc máy may lại bắt đầu từ Elias Howe có đăng ký sáng chế từ năm 1846.
Năm 1849, Howe kiện Singer vì đã ăn cắp ý tường và kéo dài vài năm liền. Cuối cùng hai bên thỏa thuận cùng chung một phát minh và chia tiền lợi nhuận.
Đúng ra, chiếc máy may đầu tiên lại được ông Walter Hunt phát minh năm 1834 có kim chỉ và cái mắt nhỏ để dích dắc máy vải nhưng cụ này không đăng ký bản quyền vì sợ nạn thất nghiệp tran lan do máy thay người.
Ý tưởng entry này cũng là copy trên internet. Bạn đọc thử tìm ra nguồn ở đâu và còn vài sáng chế bị ăn cắp chưa dịch nốt.
Chúc cả nhà vui.
HM. 20-10-2015
Bonus. Cuối những năm 1980, Tổng Cua từng lập trình để in chữ Việt trên máy in laser HP. Viết bằng ngôn ngữ Pascal, debug tỷ mẩn cả tháng để nghiên cứu kiểu in ra sao, cuối cùng đã tung được những chữ Việt “Ơ, Â, À…” trên trang giấy trắng với độ phân giải tới 300DPI hồi đó.
Đồng nghiệp xin mã nguồn, mình cho luôn và chẳng nghĩ gì vì thân nhau từ hồi sinh viên Ba Lan. Thêm vào phần lập trình xây dựng font chữ, vác lên các sếp khoe là chính anh ta làm từ đầu đến cuối. Không phải có patent in laser cho tiếng Việt mà anh ấy giầu hơn, và không vì cho đi bản gốc mà anh Cua quá nghèo, nhưng tình bạn cắt đứt từ đó.
Đối với trí thức cũng như giới cầm bút, sự trung thực và đạo đức nghề nghiệp vô cùng quan trọng. Thiếu những cái đó thì hãy sang nghề khác mà luyện…tay.

Những bộ phim đình đám mang tiếng ăn cắp ý tưởng


Không ít những bộ phim nổi tiếng thậm chí giành nhiều giải thưởng danh giá cũng vướng phải nghi án ăn cắp ý tưởng.
Những bộ phim đình đám mang tiếng ăn cắp ý tưởng
Alien: Alien (1979) có cốt truyện khá giống với It! The Terror From Beyond Space (1958). Một người trong đoàn làm phim Alien đã thú nhận họ còn chiếu It! The Terror From Beyond Space tại trường quay để tránh trùng lập quá nhiều. Hai phim đều kể về một đoàn du hành vũ trụ dần bị một người ngoài hành tinh ăn thịt.
Những bộ phim đình đám mang tiếng ăn cắp ý tưởng
Star War: Tác phẩm ra mắt năm 1977 của đạo diễn George Lucas bị so sánh với phim The Hidden Fortress (1958) của nhà làm phim Nhật Bản - Akira Kurosawa. Không chỉ riêng một tập Star War, rất nhiều phần phim George đã lấy cảm hứng từ The Hidden Fortress như A New HopeThe Phantom Menace.
Những bộ phim đình đám mang tiếng ăn cắp ý tưởng
The Fast & The Furious: Nội dung phim về một cảnh sát chìm tham gia băng đảng tội phạm để ngăn chặn tội ác của chúng không có gì mới lạ. The Fast & The Furious (2001) khá giống với Point Break (1991) – một phim ra đời trước đó cả chục năm khi Keanu Reeves là diễn viên chính.
Những bộ phim đình đám mang tiếng ăn cắp ý tưởng
Toy Story: The Brave Little Toaster (1987) là đàn anh của Toy Story (1995), kể về Rob, cậu thanh niên rời nhà đi học đại học và hành trình đồ đạc trong nhà Rob tìm đến kí túc xá của cậu. Họ phải trải qua nhiều trở ngại như bị vứt chung với phế thải, trôi ra lò nung… không khác gì Toy Story.
Những bộ phim đình đám mang tiếng ăn cắp ý tưởng
The Lion King: The Lion King (1994) của Disney thường bị so sánh với Kimba the White Lion (1965) của Nhật Bản. Nhất là khi tên hai nhân vật chính Kimba – Simba cũng có nét tương đồng. Nội dung hai phim đều về hành trình trưởng thành của chú sư tử nhỏ – người sẽ sớm kế nghiệp cha thành Chúa tể Sa mạc.
Những bộ phim đình đám mang tiếng ăn cắp ý tưởng
The Island: Nếu không nhờ The Island (2005) của đạo diễn Michael Bay, có thể sẽ không ai biết đến phim Parts: The Clonus Horror (1979). Hai phim đều kể câu chuyện về những người nhân bản được tạo ra với mục đích cung cấp nội tạng cho người giàu. Cho đến khi một trong số người nhân bản nhận ra lời nói dối và đứng lên chống lại.
Những bộ phim đình đám mang tiếng ăn cắp ý tưởng
A Fistful of Dollars: A Fistful of Dollars (1964) bị cho là phiên bản mới của Yojimbo (1961), với chàng cao bồi miền Tây thay cho võ sĩ samurai. Bộ phim Mỹ cuối cùng bị kiện, nội dung kể về một tay súng viễn Tây đến biên giới Mexico, kết thân với cả hai dòng họ quyền lực để ăn trộm vàng của cả hai.
Hoa Khang

Nạn sao chép ý tưởng trong sáng tạo nghệ thuật
Thứ bảy, 05/04/2014 - 09:08 PM (GMT+7)
Những năm gần đây, nạn sao chép ý tưởng sáng tạo nghệ thuật hay còn gọi là đạo ý tưởng trong giới nghệ sĩ biểu diễn xuất hiện nhan nhản khiến làng giải trí Việt vốn đã lộn xộn đủ thứ chuyện lại càng trở nên "loạn" hơn.
Có thể kể ra hàng loạt thí dụ để minh chứng, trước hết là chuyện ca sĩ Cao Thái Sơn dính nghi án đạo bản hit Mùa thu vắng em từ ca khúc Marionette của nữ hoàng nhạc pop Nhật Bản A-y-u-mi Ha-ma-sa-ki, lại đến chuyện Phạm Hồng Phước ngang nhiên công bố một ca khúc do mình tự sáng tác có tên gọi và ca từ giống hệt bài thơ Khi chúng ta già xuất hiện trên blog của tác giả Nguyễn Thị Việt Hà. Chuyện biên đạo múa Ngọc Quang đạo ý tưởng phần trình diễn của tiết mục trong So you think you can dance phiên bản U-crai-na cho hai thí sinh Minh Tú và Ðình Hải trình diễn trong chương trình Thử thách cùng bước nhảy vừa lắng xuống, thì lại xuất hiện cáo buộc bộ ảnh Ðám tang đen do nhiếp ảnh gia Milor Trần thực hiện đạo hoàn toàn ý tưởng chụp, mầu sắc, góc máy của một bộ ảnh quảng cáo cho nhãn hàng thời trang nổi tiếng I-ta-li-a. Ngay cả bộ phim hài chiếu rạp Tèo em của đạo diễn Charlie Nguyễn cũng bị phát hiện có nhiều điểm giống một cách đáng ngờ với bộ phim hài Due date của Mỹ. Thậm chí, bộ truyện tranh Dế Rô-bốt do Nhà xuất bản Ðại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh ấn hành vừa xuất bản những tập đầu tiên cũng đã bị những "fan" hâm mộ Ðô-rê-mon lên án kịch liệt vì bắt chước quá rõ từ tạo hình nhân vật tới tình tiết của bộ truyện tranh nổi tiếng Nhật Bản này.
Không khó để nhận ra, "vi-rút" sao chép ý tưởng đã thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống nghệ thuật, từ âm nhạc tới thời trang, từ điện ảnh tới xuất bản phẩm văn học. Ðáng buồn hơn, nó không chỉ xuất hiện ở những" ngôi sao" mới nổi mà còn lây lan tới cả những tên tuổi ít nhiều đã tạo được chỗ đứng trong lòng công chúng. Mới nhất là nghi án cóp-py ý tưởng phần dàn dựng tiết mục Bài ca không quên trong Chương trình "Giai điệu tự hào" phát sóng tối 30-3 của đạo diễn Việt Tú. Với phần minh họa của 30 bà mẹ nông thôn mặc áo cánh trắng, quần lụa đen, tay cầm di ảnh các liệt sĩ, tiết mục đã khiến người xem xúc động, nhưng rồi sau đó, phần dàn dựng công phu này lại bị mọi người cho rằng giống một cách kỳ lạ với những gì mà một biên đạo múa người Pháp gốc Việt đã thể hiện trên sân khấu trong vở múa Hạn hán và cơn mưa trước đây...
Có lẽ chưa bao giờ dung mạo của làng "showbiz Việt" "xuống cấp", lai căng như hiện nay. Khi mà hầu như mọi lĩnh vực nghệ thuật đều nhuốm màu "đạo cóp" cũng là lúc ý nghĩa của cụm từ "sáng tạo nghệ thuật" bị bôi đen, bóp méo. Với phiên bản gốc ở tận trời Tây, người ra nghĩ rằng có thể dễ dàng qua mặt công chúng. Nhưng ở vào thời thế giới phẳng, khi mà họ có điều kiện thuận lợi tiếp cận với những sản phẩm nghệ thuật quốc tế để "đạo, chép" thì cũng là lúc công chúng dễ dàng phát hiện hành vi của họ. Vì thế, vô hình trung, sự bắt chước một cách rập khuôn không những khiến "hàng nhái" bị vùi dập mà còn làm xấu đi hình ảnh trước đó đã mất công gây dựng của những người làm nghệ thuật trong mắt công chúng đang ngày càng tinh tường. Cứ thỏa sức sao chép, để rồi đến khi bị phát hiện, chỉ cần phủ nhận, chối đến cùng, tới khi không chối được nữa thì đổ lỗi cho người khác, hoặc vin vào lý do "tình cờ" tư tưởng gặp nhau, thế rồi chờ đợi chuyện lắng xuống và trôi theo thời gian. Thế nên danh sách những cái tên dính nghi án "đạo chép" trong giới nghệ thuật cứ ngày càng dài thêm. Hiện thực đáng buồn này khiến những người chứng kiến không khỏi băn khoăn: Những người làm nghệ thuật Việt Nam đang cạn kiệt ý tưởng, đến mức phải "bán rẻ" mình để tồn tại, hay đang xuất hiện một xu hướng lười suy nghĩ, quá dễ dãi trong sáng tạo nghệ thuật của những người làm nghề?
Sáng tạo nghệ thuật dù ở bất kỳ thời đại nào, bất kỳ lĩnh vực nào, cũng luôn đòi hỏi và coi trọng yếu tố "mới". Cái mới đó có thể được chắp cánh từ những ý tưởng cũ dựa trên cơ sở học hỏi, tiếp thu một cách có chọn lọc. Nhưng nhân danh cái mới mà lấy nguyên sáng tạo của người khác biến thành của mình thì lại là hành vi ăn cắp không thể chấp nhận. Trong vòng quay nghệ thuật, không hiếm trường hợp các ý tưởng lớn gặp nhau khi cùng khai thác một đề tài, cùng đi theo một xu hướng, một phong cách sáng tác. Khi ấy những nghệ sĩ đích thực sẽ biết dùng tài năng, cảm quan riêng để xử lý và phát triển tác phẩm theo những hướng khác nhau mang dấu ấn của riêng mình. Bởi thế, với sự đòi hỏi nghiệt ngã của nghệ thuật, những hành vi sao chép, đạo ý tưởng chắc chắn sẽ bị loại trừ, đào thải.
HỒNG TRANG

Những bộ ảnh nude bị "ném đá" vị đạo ý tưởng của sao Việt

  Không ít sao Việt bị bóc mẽ "ăn cắp" ý tưởng của các ekip nổi tiếng trên thế giới.  
Khánh My
Sau vận đen bị lợi dụng hình ảnh làm quảng cáo cho đường dây gái gọi trá hình, Khánh My lại tiếp tục vướng vào vụ nghi vấn "đạo ý tưởng" khi thực hiện bộ ảnh nude dưới nước. Bộ ảnh này sau khi được tung lên mạng không chị bị chỉ trích vì concept phản cảm mà còn bị tố là đạo ý tưởng từ ekip thời trang của tạp chí Love năm 2013. 
Đó là bức hình siêu mẫu  Cara Delevingne cũng mặc khỏa thân nằm tạo dáng trong bồn nước màu xanh với ánh mắt đầy ma mị. Tuy nhiên, bức ảnh của Cara được cho là "lịch sự" hơn khi không để lộ vòng 3 trần quá lộ liệu như người đẹp Khánh My.
Những bộ ảnh nude bị "ném đá" vị đạo ý tưởng của sao Việt - 1
Những bộ ảnh nude bị "ném đá" vị đạo ý tưởng của sao Việt - 2
Chung Thục Quyên
Tháng 3 năm 2013, Chung Thục Quyên gây sốc khi tung bộ ảnh nude vô cùng táo bạo. Bộ ảnh này càng gây xôn xao hơn khi hầu hết tất cả cách tạo dáng của người đẹp đều bị cho là bắt chước hoàn toàn từ một bộ hình khỏa thân của chân dài người Úc, Miranda Kerr. Không chỉ giống nhau về cách tạo dáng mà thậm chí về mái tóc, đôi boot sử dụng của Chung Thục Quyên cũng được sao chép y nguyên từ cựu thiên thần nội y.
Những bộ ảnh nude bị "ném đá" vị đạo ý tưởng của sao Việt - 3
Những bộ ảnh nude bị "ném đá" vị đạo ý tưởng của sao Việt - 4
Những bộ ảnh nude bị "ném đá" vị đạo ý tưởng của sao Việt - 5
Trước đó, Chung Thục Quyên cũng đã từng bị tố đạo ý tưởng khi tung ra bộ ảnh bán nude nằm trên giường rất giống với một bức ảnh của nữ diễn viên Angelina Jolie.
Những bộ ảnh nude bị "ném đá" vị đạo ý tưởng của sao Việt - 6
Còn đây là bức hình bóc mẽ bức ảnh bán nude của Chung Thục Quyên sao chép ý tưởng ekip thực hiện bộ ảnh cho Miranda Kerr được đăng tải trên tạp chí Vogue phiên bản nước Ý với concept 3D chụp từ tận năm 2010.
Những bộ ảnh nude bị "ném đá" vị đạo ý tưởng của sao Việt - 7
Ngọc Quyên
Năm 2011, chân dài Ngọc Quyên trở thành "tâm bão" của dư luận khi tung ra bộ ảnh bán nude che ngực vô cùng táo bạo. Nhưng rất nhanh sau đó, dư luận đã bóc mẽ cô "đạo" ý tưởng của tờ tạp chí Vogue Paris ấn phẩm tháng 10/2010 mà người mẫu trong bức ảnh đó là người mẫu Lara Stone.
Những bộ ảnh nude bị "ném đá" vị đạo ý tưởng của sao Việt - 8
Minh Hằng
Ekip thực hiện bộ ảnh bán nude dùng chăn để che chắn của Minh Hằng từng bị bóc mẽ là "ăn cắp" ý tưởng của bộ hình mà nữ ca sĩ Miley Cyrus thực hiện trước đó.
Những bộ ảnh nude bị "ném đá" vị đạo ý tưởng của sao Việt - 9
Lê Kiều Như
Lê Kiều Như không chỉ bị gán cho biệt danh "Can Lộ Lộ Việt Nam" bởi phong cách ăn mặc mát mẻ mà còn bởi vì cô từng thực hiện một bộ ảnh "đạo ý tưởng" của người đẹp Hoa ngữ lắm scandal này.
Những bộ ảnh nude bị "ném đá" vị đạo ý tưởng của sao Việt - 10
Cao Thùy Linh
Đầu năm 2014, người đẹp Cao Thùy Linh gây sốc với bộ ảnh khỏa thân bên ngựa. Trên trang Facebook cá nhân của mình, Cao Thùy Linh chia sẻ nhiều hình ảnh trong bộ hình khỏa thân nóng bỏng giữa thiên nhiên. Tuy nhiên, ý tưởng chụp ảnh nude với ngựa của cô đã ‘đụng hàng’ với nữ minh tinh Angelina Jolie. Bộ ảnh được thực hiện bởi  nhiếp ảnh gia David LaChapelle chụp cho tạp chí Rolling Stone vào năm 2001 khi Angelina Jolie mới chỉ 25 tuổi.
Những bộ ảnh nude bị "ném đá" vị đạo ý tưởng của sao Việt - 11

Những lần Đỗ Mạnh Cường bị tố đạo ý tưởng gây xôn xao

Lily | 19/06/2015 08:18
Những lần Đỗ Mạnh Cường bị tố đạo ý tưởng gây xôn xao

Là một nhà thiết kế có tiếng nhưng vài năm trở lại đây những thiết kế của Đỗ Mạnh Cường liên tục bị tố đạo ý tưởng của các nhà mốt lớn trên thế giới.

Được biết đến là một NTK nổi tiếng nhưng Đỗ Mạnh Cường cũng gặp không ít tai tiếng về chính công việc hiện tại của anh.
Mang danh "ông hoàng thời trang", Đỗ Mạnh Cường được đánh giá là một nhà thiết kế tài năng nhưng không ít lần dư luận cũng đưa ra những nghi án anh cóp nhặt tinh hoa của những hãng thời trang danh giá nhất nhì thế giới đem về làm của riêng một cách phô trương và lộ liễu.
Cụ thể, một số bộ sưu tập của NTK Đỗ Mạnh Cường dính nghi án đạo ý tưởng từ bộ sưu tập xuân hè của hai nhà tạo mẫu Viktor & Rolf, hay đụng về kiểu váy hạ eo nằm trong BST 2014 của Victoria Beckham, trùng với ý tưởng của Sarah Burton, John Galliano...
Và mới đây, một loạt các thiết kế được trình diễn tại show thời trang La Vie En Rose, tổ chức tại thành phố Beverly Hill vào hôm 14/6 vừa qua cũng bị tố "đạo ý tưởng" từ các thương hiệu đình đám trên thế giới như Lavin, Dolce&Gabbana, Christian Dior,....
Mặc dù nhiều lần lên tiếng rằng đây chỉ là việc trùng hợp khi lựa chọn cảm hứng thiết kế hay là xu hướng hot nên việc trùng lặp là dễ hiểu nhưng Đỗ Mạnh Cường vẫn phải nhận rất nhiều chỉ trích từ dư luận. Hơn thế phản ứng của anh trước những lần bị tố khiến nhiều người không hài lòng.
Cùng điểm qua những lần dính nghi án "đạo" thời trang của nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường:
Đỗ Mạnh Cường vừa ra mắt BST La Vie En Rose. Tuy nhiên, tín đồ thời trang nhanh chóng phát hiện ra hàng loạt mẫu trong bộ sưu tập của nhà thiết kế này có nhiều điểm tương đồng với trang phục thuộc thương hiệu đình đám thế giới. Thiết kế váy quây đen dáng bồng, hoa hồng trắng ở eo được đem ra so sánh với váy của Lanvin.
Một mẫu váy khác trong bộ sưu tập lại bị nghi ngờ là chịu ảnh hưởng rõ nét của nhà mốt Dior.
Một mẫu váy xếp lớp khác có sự tương đồng với thiết kế của hãng Emilia Wickstead, từng được nữ diễn viên Caitlin FitzGerald mặc lên thảm đỏ Quả cầu vàng 2014.
Một thiết kế bị tố đạo ý tưởng của Đỗ Mạnh Cường là chiếc váy tối giản làm riêng cho Hà Kiều Anh. Chiếc váy được cho là bản sao từ một thiết kế của Lanvin chỉ khác ở độ dài váy và bông hoa cài đầu. Không những thế, phần vạt tay áo còn bị chê là không mềm mại như bản gốc.
Ý tưởng hoa hồng đến từ Dolce&Gabbana
Bộ sưu tập của Đỗ Mạnh Cường được cho là có chung nguồn cảm hứng hoa hồng với Dolce & Gabbana. Từ cách đây khá lâu, nhà thiết kế đã chia sẻ về ý tưởng của mình để tránh bị cho là đạo nhái thương hiệu nổi tiếng thế giới.
Một thiết kế khá giống với sản phẩm của Giambattista Valli
Khi thiết kế của mình bị nghi ngờ copy, nhà thiết kế Việt phản ứng khá gay gắt. Anh cho rằng việc trùng hợp ý tưởng là điều dễ hiểu vì mỗi năm lại có một xu hướng mốt nhất định. Không chỉ có anh mà còn nhiều thương hiệu khác cũng đụng độ nhau.
Mặc dù cựu giám khảo Vietnam’s Next Top Model đã đưa ra lời giải thích trên trang cá nhân về sự trùng lặp ý tưởng họa tiết hoa hồng giữa một thiết kế của anh và một thiết kế trong bộ sưu tập thu đông của Dolce & Gabbana ra mắt trong Tuần lễ thời trang Milan năm 2015, nhưng cư dân mạng vẫn không thấy thuyết phục.
Trước đó, tháng 11/2013, khi ra mắt bộ sưu tập "Những cánh bướm cuối thu", chiếc váy in họa tiết bướm của Đỗ Mạnh Cường được cho là không khác biệt gì với một thiết kế của Lanvin ra mắt trước đó.
Không những thế cách sử dụng phụ kiện hình con bướm trên mặt người mẫu của Đỗ Mạnh Cường cũng y hệt với ý tưởng của Lanvin.
Chiếc váy ren mà người mẫu Huyền Trang mặc trong show thời trang "Những cánh bướm cuối thu" của Đỗ Mạnh Cường bị tố là sản phẩm nhái lại thiết kế của hãng thời trang Dior trong tuần lễ thời trang Fall Couture năm 2008.
Chiếc đầm đen chữ A của Đỗ Mạnh Cường được cho là đạo của thương hiệu thời trang H&M.
Chi tiết ống tay loe được Đỗ Mạnh Cường làm điểm nhấn trong một thiết kế mới đây của anh bị nghi là copy lại một thiết kế trong bộ sưu tập Thu 2011 của Lavin.
Bộ đầm vàng cam của Đỗ Mạnh Cường bị cư dân mạng cho là bản nhái của chiếc đầm hiệu Versace (giữa) và Gucci (phải).
Một thiết kế trong bộ sưu tập "The Twins" của Đỗ Mạnh Cường bị tố đạo ý tưởng từ bộ sưu tập Xuân Hè 2013 của Dior.
Không những đạo thiết kế, Đỗ Mạnh Cường còn bị cư dân mạng tố đạo ý tưởng dàn dựng sân khấu. Trong show thời trang "Sea of Memory" năm 2014, hình ảnh siêu mẫu Xuân Lan bé con sải bước trên sàn catwalk giống hệt với hình ảnh trong show diễn Kenzo năm 2006.
Thậm chí cả hình ảnh con tàu giữa sân khấu thời trang của Đỗ Mạnh Cường cũng được cho là bắt chước ý tưởng từ show diễn của Kenzo.
Mới đây bộ ảnh mang tên "Thời trang đám tang" nằm trong chiến dịch quảng cáo của Đỗ Mạnh Cường cũng gây xôn xao khi có nhiều sắp xếp giống với bộ ảnh "Thời trang đen" của thương hiệu Yves Saint Laurent.
Đây liệu là một sự copy hay đơn giản chỉ là lấy cảm hứng từ nước ngoài?
theo Gia đình và xã hội

Nạn ăn cắp và chuyện kiện cáo tràn lan làng mốt

Thu Hương | 19/06/2015 07:46
Nạn ăn cắp và chuyện kiện cáo tràn lan làng mốt

Sao chép tràn lan, copy rập khuôn, máy móc, không có ý thức tôn trọng bản gốc trở thành vấn nạn, đem lại nhiều hại hơn là lợi cho làng thời trang.

Tại sao lại có sự sao chép?
Bậc thầy làng thời trang Coco Chanel từng nói :”Sao chép là khoản tiền chuộc của sự thành công”. Mặc dù không hề tích cực nhưng bản chất của thời trang là sự sao chép lẫn nhau.
Tuy nhiên, sự sao chép trong thời trang hoàn toàn vẫn có thể được tán dương khi nó có chất sáng tạo và mang tinh thần riêng biệt của mỗi nhà thiết kế.
Nan an cap va chuyen kien cao tran lan lang mot
Mẫu áo đầu hổ nổi bật của Kenzo bị nhái trắng trợn
Bên cạnh đó, sự ra đời của các xu hướng thời trang cũng là nguồn gốc của việc sao chép. Có thể giải thích đơn giản như sau, các nhà mốt lớn tung ra những bộ sưu tập tuyệt đẹp, nhưng đó vẫn không đủ để tạo thành xu hướng.
Giá cả của chúng quá đắt khiến đại đa số người tiêu dùng không đủ khả năng để sở hữu.
Nhờ các thương hiệu giá rẻ như Zara hay F21 copy lại các thiết kế đắt tiền và phổ biến hoá chúng ra thị trường, mốt mới được ra đời. Chỉ có sự đại trà các thiết kế xa xỉ mới khiến chúng ta hình dung, nắm, và cảm nhận được mốt.
Mặt khác, nạn sao chép tưởng chừng như giết chết sự sáng tạo nhưng kỳ thực, nhìn ở góc độ nào đó lạc quan hơn, nó còn kích thích sáng tạo.
Nhiều nhà mốt không chấp nhận sản phẩm của mình bị đạo nhái dễ dàng sẽ có xu hướng muốn tạo ra những thứ phức tạp, cầu kỳ, thậm chí điên rồ hơn.
Thế nhưng các thương hiệu bình dân vẫn có cách đối phó với điều này, họ nhặt nhạnh các chi tiết nhỏ dễ lấy từ tổng thể cầu kỳ vừa nói tới để phát triển vào sản phẩm của mình, sau đó việc còn lại là bán với giá bèo để thu hút khách hàng.
Mặc dù vậy, theo nhận định của các chuyên gia, sao chép tuy cũng có giá trị tích cực nhưng nếu đạo nhái tràn lan, copy rập khuôn, máy móc, không có ý thức tôn trọng bản gốc thì thực sự nó lại trở thành vấn nạn, đem lại nhiều hại hơn là lợi cho làng thời trang.
Nan an cap va chuyen kien cao tran lan lang mot
Váy gợi cảm của Stella McCartney bị Asos copy
Những vụ kiện đạo nhái đình đám Việc bỏ chất xám để tìm những cái mới hoặc đơn giản hơn là phát triển cái mới từ nền cũ rất tốn thời gian, tiền của và công sức.
Bởi vậy, không ít thương hiệu đã chọn cách ăn sẵn, đạo nhái trắng trợn, ăn cắp không chút nể nang nguyên mẫu.
Phổ biến nhất là các nhãn bình dân cho thợ copy y nguyên xi thiết kế của các hãng lớn
. Đại đa số các trường hợp này nhãn hiệu cao cấp thường bỏ qua cho các nhãn giá rẻ bởi họ hiểu thị phần khách hàng của mỗi bên khác hẳn nhau, vì thế sự đe dọa về lợi ích kinh tế không quá đáng ngại.
Tuy vậy cũng có lắm trường hợp khổ chủ vì vấn đề danh dự đã đưa vụ việc ra toà để đòi giải quyết.
Thực tế là việc rạch ra ranh giới giữa đạo nhái phạm luật với học hỏi ý tưởng rất mong manh, bởi vậy phần nhiều các vụ kiện cáo kiểu này thường không đi tới đâu mà chỉ có tác dụng hạ nhục đối phương.
Thương hiệu bình dân Forever 21 đứng đầu bảng trong danh sách các thương hiệu từng bị kiện cáo vì đạo nhái với 50 lần. Tuy nhiên với chiêu "chối bay chối biến" và luôn khẳng định mình chỉ vay mượn ý tưởng, Forever 21 đã không ít lần thoát tội.
Đổi lại, trong con mắt của giới thiết kế thì Forever 21 là một tay đạo chích không hơn không kém dù thương hiệu này có giá trị tới 5 tỉ đô.
Bất lực trước sự "mặt trơ trán bóng" của Forever 21, Chủ tịch của Hội đồng các nhà thiết kế thời trang Mỹ (CFDA), bà Diane von Furstenberg, người từng 5 lần đâm đơn kiện nhãn hiệu bình dân này cho biết:
“Thật hết sức buồn lòng khi thấy những người mang danh nhà thiết kế lại có thể thản nhiên ăn cắp sản phẩm sáng tạo của người khác như thế”.
Nạn đạo thiết kế phổ biến tới mức hãng giày nổi tiếng Coverse thực sự cảm thấy bất lực. Hãng này bức xúc tới mức đã kiện một loạt tới 31 nhãn hàng ăn cắp mẫu giày sneaker huyền thoại của Converse vào cuối năm 2014.
Trước đó, Converse đã rất cẩn trọng đi đăng ký bảo hộ kiểu dáng sản phẩm cho mẫu sneaker này.
Dù thế nhưng có tới hàng trăm nhãn hiệu đã lấy lại kiểu dáng giày này để sản xuất.
Cực chẳng đã, Coverse mới đưa 31 nhãn nổi tiếng ra toà, trong đó có Ralph Lauren, Tory Burch, Ed Hardy, Skechers, Wal-Mart... Cuộc đấu tranh của Converse vẫn chưa tới hồi ngã ngũ.
Nan an cap va chuyen kien cao tran lan lang mot
Kiểu giày huyền thoại của Converse bị nhiều hãng đạo nhái
Một chiêu đạo nhái khá thô thiển và trắng trợn từng được Guess sử dụng. Hãng này sản xuất ra một mẫu giày với màu sắc và họa tiết chữ G rất giống với kiểu giày huyền thoại của Gucci.
Khi đâm đơn kiện ra toà, Gucci mới phát hiện ra bên trung gian sản xuất giày là công ty giày Fisher đã bán họa tiết độc quyền của Gucci cho Guess.
Gucci được toà tuyên thắng kiện với mức bồi thường mà Guess phải trả lên tới 5 triệu đô. Fisher cũng phải bồi thường 500 ngàn đô liên đới.
Các nhà thiết kế lừng danh nhất cũng không tránh khỏi vòng tố đạo nhái. Marc Jacobs từng bị Adidas kiện vì sử dụng họa tiết 3 sọoc trứ danh. Hãng đồ thể thao Adidas cũng kiện Isabel Marant vì đã lấy mẫu giày Stan Smith của họ.
Nan an cap va chuyen kien cao tran lan lang mot
Thiết kế của Givenchy giống Zara tới 90%
Đến cả người đàn ông thủ cựu của làng mốt là Karl Lagerfeld cũng từng bị hãng đồ bình dân New Balance kiện vì bắt chước họ dùng họa tiết hình chữ K lên giày.
Vụ kiện này gây ảnh hưởng không hề nhỏ tới danh tiếng của một trong những nhân vật được trọng vọng nhất giới thời trang.
Chuyện kiện cáo không chỉ xảy ra giữa hãng nhỏ kiện hãng lớn hay hãng lớn kiện hãng nhỏ mà nó còn tạo nên bởi mâu thuẫn giữa hai thương hiệu thời trang cao cấp.
Vào năm 2011, hãng giày đế đỏ Louboutin đã đâm đơn kiện và đòi YSL bồi thường 1 triệu đô tiền đền bù thiệt hại do YSL tung ra thị trường mẫu giày phủ đỏ toàn thân.
Một vụ kiện tụng khác được xem là "huyền thoại" trong làng thiết kế giữa 2 thương hiệu lớn là Ralph Lauren và YSL.
Năm 2006, thương hiệu Ralph Lauren đã từng bị kiện vì copy lại bộ tuxedo nữ đình đám do Yves Saint Laurent thiết kế. Vụ kiện kết thúc với mức phạt mà Ralph Lauren phải trả lên tới 400.000 đô la Mỹ tương đương với hơn hơn 8 tỉ đồng.
Nan an cap va chuyen kien cao tran lan lang mot
Giày của Gucci, giày của Chloe (hàng trên) và giày của Guess, Steven Maidden.
Lối đi nào giữa bão đạo nhái Theo chuyên gia kinh tế Kal Raustiala, để hạn chế nạn ăn cắp thì buộc các nhà mốt lớn phải chịu chi tiền để đăng ký bảo hộ kiểu dáng độc quyền. Nhờ đó họ mới được luật pháp bảo vệ. Tuy nhiên khoản chi này sẽ không hề nhỏ.
Chẳng hạn như Dolce &Gabbana đăng ký bảo hộ kiểu dáng cho đa số các mẫu váy có thiết kế đặc biệt của họ.
Sau này, kể cả khi mẫu váy được đăng ký không còn xuất hiện trên thị trường nhưng Dolce&Gabbana vẫn kiện được bất cứ nhãn hiệu nào ăn cắp kiểu dáng mẫu váy đó.
Quay lại trường hợp vụ kiện giữa Louboutin và YSL. Louboutin có đăng ký mẫu đế đỏ độc quyền. Theo phán quyết của toà án vào năm 2013, mọi nhãn hiệu sản xuất giày có đế đỏ ngoài Louboutin đều vi phạm luật.
Tuy nhiên trong vụ kiện đó, YSL thoát án phạt vì sơn màu đỏ lên toàn bộ giày.
Ngoài ra, các nhà thiết kế lớn cũng bắt đầu tìm cách bắt tay cùng các thương hiệu bình dân để sản xuất các bộ sưu tập mang tinh thần của họ nhưng giá cả mềm hơn rất nhiều.
Bằng cách này họ phổ biến được tên tuổi và phong cách của mình tới lớp khách hàng bình dân. Đó là lối đi cộng tác giúp cả hai bên đều có lợi.
theo Danviet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét