Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 7

-Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường".  
-Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!

---------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)


Kỳ 1: Đừng ăn chặn dân nghèo, để người dân đón Tết yên vui

Đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: moitruong.vn)
Đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: moitruong.vn)
Việt Nam là một nước nông nghiệp, có khoảng 10 triệu hộ nông dân với hơn 30 triệu lao động trong độ tuổi, bằng khoảng 70% lao động của cả nước. Tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn vẫn ở mức cao; chất lượng nguồn lao động thấp là những nguyên nhân chính làm cho năng suất lao động nông nghiệp của nước ta đạt thấp so với các nước trong khu vực.
Mời xem thêm kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4
Mới đây Đại Kỷ Nguyên Việt ngữ đã có bài Thu nhập của nông dân thấp không thể tin nổi! Đây là nguyên nhân chính khiến cho đời sống nông dân ở nông thôn quá khó khăn cả về vật chất và tinh thần. Để thấy rõ hơn, Đại Kỷ Nguyên tiếp tục có một số bài đưa tin về thực trạng nghèo đói ở nông thôn với tâm nguyện khuyến thiện lá lành đùm lá rách và giúp người nghèo; chỉ ra những bất cập nào đã ăn chặn của người nghèo, sao cho người dân thoát nghèo? Ngày Tết đang đến gần chúng ta cùng hướng về nông dân, những người nghèo, với niềm mong mỏi sao nông dân được đón Tết yên vui.
Phần 1. Thực trạng nghèo đói ở nông thôn
Do thông tin kinh tế ở Việt Nam thống kê chưa được đầy đủ, chính xác, minh bạch nên việc đi tìm số liệu thu nhập bình quân của nông dân rất khó khăn. Chúng tôi căn cứ các nguồn tin chính thức để đưa ra các số liệu có thể tin cậy.
Theo báo cáo của FAO, ngày 14/10/ 2014, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Lương thực Thế giới lần thứ 34 tại, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Ông Lê Quốc Doanh, thứ trưởng Bộ NN&PTNT công bố, Việt Nam có khoảng 10 triệu hộ nông dân với hơn 30 triệu lao động trong độ tuổi, bằng khoảng 70% lao động của cả nước nhưng chỉ đóng góp 20% GDP. Ông cũng nói “Ở đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa lớn nhất của cả nước, thu nhập bình quân của người nông dân chỉ bằng một nửa mức lương tối thiểu (tương đương 600.000/tháng), dẫn đến một bộ phận không nhỏ nông dân bỏ ruộng lên thành phố, làm việc tại khu công nghiệp để kiếm thu nhập khá hơn”.
Theo nguồn khác, tháng 8/2013, Ông Tăng Minh Lộc- Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn, Bộ NN&PTNT báo cáo thực trạng nông dân bỏ ruộng hoặc xin trả lại ruộng, đã đưa ra con số thu nhập năm 2013 của nông dân đồng bằng sông Hồng chỉ 13 triệu đồng/hộ/năm. Theo ông Lộc, đã có những tính toán cụ thể, chi tiết về chi phí, lợi nhuận của người làm ruộng. Lấy số liệu cụ thể ở khu vực ĐBSH cho thấy: Nếu tính bình quân 1 hộ có 3,72 khẩu, trong đó có khoảng 1,7 lao động (tính trung bình) và mỗi hộ được giao khoảng 5,5 sào ruộng làm đất 2 vụ lúa và trong đó có 30% đất có thể làm được vụ 3 (màu), thì tổng thu nhập của mỗi hộ/năm chỉ đạt khoảng hơn 22 triệu đồng. Trừ tổng chi phí khoảng 48% (chi phí thuê công làm đất, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dịch vụ thủy lợi, công gặt tuốt lúa), thu nhập thực của hộ nông dân chỉ còn gần 13 triệu đồng/năm.
Mới đây nhất, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê về GDP 2014, thu nhập của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 713,38 nghìn tỷ đồng, chia cho 63 triệu dân ở nông thôn thì đạt thu nhập bình quân đầu người sống ở nông thôn là 11,3 triệu đồng/năm; tương đương 940 nghìn đồng người/tháng; tương đương 31 nghìn đồng/người/ngày. Đây là con số khả dĩ có thể tin cậy được tại thời điểm 2014.
Tuy nhiên, do điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu, nguồn nước… của các vùng miền khác nhau nên thu nhập của các vùng khác nhau. Vùng đồng bằng sông Cửu Long do thuận lợi hơn, nên thu nhập bình quân đạt cao hơn, khoảng 34,6 triệu/năm. Đồng bằng sông Hồng đạt trung bình 13 triệu đồng/năm. Còn các tỉnh trung du và vùng núi miền trung, phía bắc thì rất thấp, nếu chia bình quân theo số liệu trên thì chỉ khoảng vài triệu đồng/người/năm. Đúng là thực tế thu nhập thấp không thể tưởng tượng nổi.
Thật vậy, những ai đã từng đến các vùng trung du, vùng núi ở miền Trung hoặc miền núi phía Bắc thì sẽ khó tránh khỏi rơi lệ khi biết được cuộc sống của nông dân nơi đây khổ như thế nào. Học sinh nội trú không biết đến thịt cá là gì, lớp học thì nền đất mấp mô, tường vách tranh tre nứa lá, học sinh nhiều lứa tuổi, nhiều lớp học chung 1 phòng học, chỉ có 1 thầy, lúc dạy cho nhóm này, lúc quay lại dạy cho nhóm khác. Mấy chục năm rồi mà cái nghèo, cái khó vẫn bủa vây lấy nông dân. Thu nhập nông nghiệp thấp vậy, nên nông dân phải bỏ ruộng chạy ra thành phố làm thuê, từ công nhân, cho đến xe ôm, thợ xây, ô sin, bán hàng rong, đánh dày, phục vụ hàng ăn…với thu nhập chỉ mong được 2-3 triệu đồng/tháng để gửi về nuôi gia đình.

Những ai đã từng đến các vùng trung du, vùng núi ở miền Trung hoặc miền núi phía Bắc thì sẽ khó tránh khỏi rơi lệ khi biết được cuộc sống của nông dân nơi đây khổ như thế nào.
Nếu bạn đến các bệnh viện ở Hà Nội và Sài Gòn thì bạn sẽ thấy và thông cảm với những khó khăn của người nông dân. Nông dân đã nghèo mà sao lại ốm nhiều đến thế? Vì họ ở trong những môi trường mà có tỷ lệ bệnh ung thư cao nhất trên thế giới.
Và các sinh viên xuất thân từ những vùng nông thôn lên thành phố đi học, họ phải đi làm thêm bất cứ việc gì để trang trải tiền ăn học vì gia đình thu nhập thấp không thể lo được.
Kỳ tiếp theo chúng tôi sẽ gửi đến các bạn bức tranh về cuộc sống nghèo thực sự ở nông thôn, có lẽ đối với những con người thành thị như chúng ta, thế giới kia của nông dân là một cái gì xa xôi lắm, chúng ta đã có thể nhiều lần nghe qua, nhưng chưa có thể mường tượng được sao lại nghèo đến thế…!
Thành Tâm

Kỳ 2: Cuộc sống nghèo đói ở nông thôn

(Ảnh: Wiki)
(Ảnh: Wiki)
Có lời khuyên rằng chúng ta nên hài lòng với những gì mình đang có, nhưng nếu như nhìn vào thực tế cuộc sống khó khăn không thể hình dung nổi hiện nay ở nông thôn thì ta lại không thể buông xuôi, bằng lòng được. Cũng là con người, thì 60 triệu người nông thôn cũng mong muốn cho kinh tế đất nước phát triển, cuộc sống ấm no. Bạn đọc có lẽ sẽ bất ngờ khi xem những thông tin dưới đây, là một người có thiện tâm, không vô cảm, bạn sẽ nghĩ phải làm gì đó để góp phần đổi thay.
2 triệu nông dân chưa có điện
Dù điện ở Việt Nam đã có xuất khẩu ra nước ngoài, nhưng nghịch lý thay khi 2 triệu người trong 550.000 hộ gia đình nông dân tại 91 xã trong cả nước hiện chưa được tiếp cận với điện. Nói cách khác, lưới điện chưa đến 91 xã nói trên. Đây là thông tin được ông Hoàng Trung Hải, Phó Thủ tướng, công bố tại Hội nghị Trực tuyến Tổng kết 15 năm Điện khí hóa Nông thôn diễn ra tại Bộ Công thương, tháng 4/2014.

2 triệu người trong 550.000 hộ gia đình nông dân tại 91 xã trong cả nước hiện chưa được tiếp cận với điện.

Chưa có điện đồng nghĩa với không có điện khí hóa, trong sản xuất không có công cụ điện, không có máy bơm nước, vẫn tát nước gàu sòng, vẫn là con trâu đi trước, cái cày theo sau. Nghĩa là sản xuất vẫn giống như truyền thống hàng trăm năm trước và tất nhiên là năng suất lao động, thu nhập của 2 triệu người này vẫn thế, được vài triệu một năm. Về cuộc sống không có điện chắc chắn là khổ rồi, buổi tối thắp sáng bằng đèn dầu, đi lại nhờ ánh trăng. Truyện cổ, ông trăng là do các vị thần làm ra để soi sáng cho con người vào ban đêm, xua tan lạnh lẽo giá buốt, cô đơn cho con người, thật là may mà còn có trăng.
Nhiều triệu nông dân không máy tính, web, mạng internet
Khi cả thế giới đã bước sang nền kinh tế tri thức, khi mà các độc giả không thể hình dung nổi mình sẽ làm việc, sống thế nào nếu một ngày không có internet ?Thì đang có nhiều triệu nông dân, cuộc sống vẫn như thời xưa không có máy tính, tivi, đèn điện, quạt điện, tủ lạnh, radio, nhạc, rạp hát, rạp chiếu phim và không có làm đêm, học đêm. Không chỉ riêng ở miền núi cao, mà ngay cả ở một số nơi đồng bằng như ở miền Tây Nam bộ, ta vẫn thấy một cuộc sống vật chất, văn hóa tinh thần nghèo nàn, giản đơn như một phần khác, tách biệt khỏi văn minh thế giới. Nhìn bề ngoài sự khác nhau này có vẻ không lớn, nên có người cho đó là bình thường.

Nhiều triệu nông dân, cuộc sống vẫn như thời xưa không có máy tính, tivi, đèn điện, quạt điện, tủ lạnh, radio, nhạc, rạp hát, rạp chiếu phim và không có làm đêm, học đêm.

Có lần tại ngoại ô Amsterdam, một Việt kiều nói với tôi rằng, đừng tưởng nông thôn họ và mình giống nhau, về chất lượng là khác xa nhiều đấy. Họ không chú trọng nhiều về vật chất mà chú trọng cuộc sống văn hóa, tinh thần, coi trọng tri thức, hiện nay người ta coi tri thức còn quí hơn các nguồn tài nguyên khác. Con người chỉ cần có tri thức thì có thể đi khắp thế giới để kiếm sống. Vậy thì hàng triệu nông dân không có máy tính, internet, điều kiện học hành ít như trên thì ai sẽ lo cho họ đây.
Chất lượng cuộc sống nông thôn rất thấp
Theo báo cáo của Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn, năm 2013, Hà Nội có khoảng 84% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, nhưng tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch mới chỉ đạt 34%. Tức là 2/3 nông dân ở thủ đô có nước sạch. Thì tất nhiên nông dân ở các tỉnh khác tỷ lệ không có nước sạch sẽ cao hơn nhiều. Đồng thời môi trường ở nông thôn bị ô nhiễm rất nặng, đặc biệt là ở những nơi có làng nghề, khu công nghiệp thì ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất đai, nguồn nước rất nặng.

Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tỷ lệ ung thư ở Việt nam cao nhất thế giới, mỗi năm chúng ta có thêm 150.000 ca ung thư mới, tốc độ tăng 5,4%/năm, với 75.000 người chết vì ung thư hàng năm.

Thống kê đến 2013, còn hơn 127/9.071 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, 258/9.071 xã chưa có đường ô tô đi lại quanh năm, tức là vào mùa mưa, hoặc mùa lũ không đi lại được do chưa có cầu bắc qua sông suối. Học sinh, nông dân đi lại bằng những cây cầu khỉ hoặc bè kéo dây. Còn nhớ vụ chìm thuyền kinh hoàng tê tái lòng người đã làm chết 42 nông dân Quảng Bình đi lĩnh tiền trợ cấp Tết vào ngày 30 Tết năm 2009, hình ảnh những cây cầu độc lạ, nguy hiểm của Việt Nam đã được đưa khắp thế giới. Đi lại khó khăn cũng làm ảnh hưởng đến việc học tập ở hơn 250 xã này, việc các thầy đi gieo con chữ thật là gian nan, các trò học được con chữ càng vất vả không kém.
Chợ ở nông thôn là nơi chủ yếu tiêu thụ hàng giả, mới đây Đại Kỷ Nguyên Việt ngữ đã có bài nói về chung tay ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, hàng bẩn. Do thị trường nông thôn khó kiểm soát, quản lý lỏng lẻo, thậm chí không quản lý chất lượng hàng hóa; nông dân thì dễ dãi, không hiểu về chất lượng hàng hóa, thu nhập thấp nên chỉ mua hàng giá rẻ. Đây là lý do hàng giả, hàng nhái, hàng bẩn mà chủ yếu xuất xứ là hàng địa phương của Trung Quốc tung hoành khắp các ngõ ngách ở nông thôn. Hậu quả thật khó lường, đã gây ra bao cái chết thương tâm, và giết người tiêu dùng bằng cái chết từ từ thông qua ăn uống những thực phẩm độc hại của Trung Quốc. Kết quả là người Việt Nam sau ba thập kỷ chỉ tăng chiều cao có 1cm, trong khi Nhật, Hàn Quốc đã tăng tới 12 cm. Thực sự là lực lượng lao động Việt Nam đang ngày càng thấp bé đi về dáng vóc, tri thức cũng thấp đi vì không được tiếp cận văn minh.
Thành Tâm

Kỳ 3: Sản xuất manh mún, nhờ trời ở nông thôn

(Ảnh: Wiki)
(Ảnh: Wiki)
Thực tế, mấy chục năm qua, sản xuất nông nghiệp Việt Nam chưa phát triển được bao nhiêu, vẫn là những loại cây, loại con, loại quả ấy. Trong khi đó, nhờ thành tựu công nghệ sinh học nên nông nghiệp các nước phát triển đã có những bước tiến rất xa. Do đâu mà một nước nông nghiệp nhưng Việt Nam vẫn phải nhập rất nhiều sản phẩm nông nghiệp của nước ngoài. Ví dụ, nhìn vào quầy bán hoa quả, ta thấy sản phẩm của nội chưa đến một nửa số lượng mặt hàng, còn về giá trị thì cũng thấp hơn. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề này.
Mời xem thêm kỳ 1, kỳ 2, kỳ 4
Về quy mô, sản xuất nông nghiệp quá nhỏ lẻ, manh mún, không thể tiến lên sản xuất lớn, không thể đưa các công cụ hiện đại như máy cày, máy gieo hạt, máy liên hợp dặt đập được. Cứ nhìn vào đồng bằng sông Hồng, mỗi mảnh ruộng bé tẹo, chỉ vài trăm mét vuông. Lý do vì người ta chia bình quân để công bằng, hộ nào cũng có ruộng cao, ruộng thấp trũng, ruộng xấu, ruộng tốt, trong làng, ngoài đồng đều chia thế. Bình quân mỗi hộ ở bắc bộ chỉ có 3 sào, xấp xỉ 1.000 m2 mà có đến gần chục mảnh ruộng, thì mỗi ruộng chỉ có 100-200 m2. Với diện tích bé, manh mún thế thì không thể đưa máy móc vào được, đến bây giờ vẫn còn cày bằng trâu, trâu cày rồi thì còn thừa 4 góc, phải cuốc bằng tay. Đã có chính sách cho bà con tự đổi, nhưng thủ tục khá phức tạp và người dân đã quen thế rồi.

Bộ nông nghiệp có thống kê, bình quân ruộng trên đầu người của nông dân đồng bằng sông Hồng chỉ bằng khoảng 1/1.000 so với nông dân Mỹ, bằng 1/10.000 so với nông dân Úc.

Về áp dụng cơ giới hóa thì hầu như chưa có, chỉ mới giải quyết được ở khâu tưới nước, có mương thủy lợi và máy bơm nước, không còn phải tát gàu sòng như trước. Như trên đã nói do diện tích ruộng quá bé nên không đưa máy móc vào được. Còn đồng bằng sông Cửu Long thì điều kiện cũng khá hơn, nhưng cũng chỉ có những máy cũ nhập bãi rác của nước ngoài, đã lạc hậu hàng thập kỷ, mà giá máy cũng rất cao, ở trong nước thì chưa sản xuất. Có những nhà nông tự nghiên cứu chế ra máy, gọi là máy “hai lúa”, nhưng cũng chỉ là hơn lao động bằng tay. Nói chung, trong nông nghiệp chưa áp dụng được công cụ hiện đại, việc phun thuốc sâu bằng máy bay thì vẫn chỉ trong mơ.

Về áp dụng công nghệ sinh học lại càng xa vời, chưa lai tạo ra những loại cây, con, quả thật hiệu quả.

Do không chủ động được khoa học công nghệ, kỹ thuật nên sản xuất nông nghiệp vẫn phụ thuộc vào thời tiết, gọi là nhờ “Trời”, thu hoạch, được mùa đều là nhờ trời. Vẫn là giống lúa cũ, năng suất không cao, chất lượng gạo, mùi vị gạo không khác biệt, giá bán vẫn chỉ được 500 đô/tấn, chưa có những loại gạo nổi bật, giá cao hơn như của Nhật, Thái. Các loại hoa, quả, cây, con cũng vẫn như ngày xưa, sự tiến bộ là chưa đáng kể. Trong khi, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật, Úc đã đưa ra nhiều loại quả mới, con giống mới, năng suất, chất lượng vượt trội hơn hẳn những loại cũ. Đây cũng là lý do gạo Việt Nam có giá thành cao hơn gạo Thái Lan, các sản phẩm nông nghiệp như ngô, đỗ tương, lạc, sắn, các loại hoa quả, thực phẩm, thịt cá đều giá cao hơn Trung quốc.
Ngược lại, do không hiểu biết, do tham lợi trước mắt nên nông dân đã sử dụng những loại hóa chất độc hại, loại thuốc kích phọt, thuốc trừ sâu để tưới, bón cây hoa màu, rau quả mong được năng suất cao; chăn nuôi gia súc gà, lợn, cá.. bằng thức ăn kích thích tăng trưởng, tồn dư hóa chất độc hại lớn; bảo quản hoa quả tươi bằng những hóa chất độc. Nhìn chung sản suất nông nghiệp đang có nhiều nhân tố không an toàn, không đảm bảo vệ sinh thực phẩm, bẩn, ô nhiễm có ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Hậu quả là người tiêu dùng lảng tránh rau bẩn, thịt bẩn, hoa quả bẩn do nông dân sản xuất để vào siêu thị mua sản phẩm sạch, như vậy mất dần thị trường. Đây cũng là một nhân tố làm cho sản phẩm nông nghiệp của nước ngoài dán mác “sạch” đã ồ ạt tràn vào thị trường Việt Nam.

Nguyên nhân tiếp theo là từ tính tự phát, không có quy hoạch vùng sản phẩm nên có một số sản phẩm nông nghiệp đang trong tình trạng khủng hoảng thừa.

Lúc chặt cây tiêu để trồng điều, lúc thì chặt điều trồng cà phê, trồng mía… Do tự phát nên nông dân thấy loại nào cho thu nhập cao hơn thì tự do chuyển đổi, rất tốn kém về vốn đầu tư và thời gian, mà nếu nghe theo nhà quản ly, nhà khoa học thì còn nguy hiểm hơn, vì họ không sát thực tế. Việc doanh nghiệp phối hợp với nông dân để thu mua sản phẩm cũng chưa hoàn toàn theo thị trường, còn ép giá, thậm chí chỉ thu mua tùy hứng, làm nhà nông đã nhiều khi phải đốt cả ruộng mía vì không bán được, để quá lứa; đổ bỏ sữa bò vì không bán được…như đã được báo chí đưa tin.

Hơn nữa, chính quyền thu quá nhiều các loại phí nông nghiệp.

Ở các nước phát triển đều có trợ giá, hỗ trợ cho nông nghiệp. Ở ta trong khi sản xuất rất khó khăn, thì nhà nước lại thu quá nhiều các loại phí, mới đây báo chí cũng nêu chuyện nực cười là 1 con gà cõng 14 loại phí; 1 lít mật ong hàng chục loại phí vô lí; một hạt thóc hiện nay cũng phải “cõng” tới hàng chục loại phí, nào là phí sản xuất nông nghiệp, vệ sinh môi trường, quản lý trạm thủy lợi, trạm điện… các loại phí này nhiều đến nỗi, tháng trước một vị lãnh đạo Bộ Nông nghiệp nghe phản ánh cũng phải ngỡ ngàng, sửng sốt. Phí nhiều thì giá thành tăng, trong khi năng suất lao động thấp, mỗi hộ bình quân chỉ có 0,3 ha đất, với bình quân 1,7 lao động/hộ thì giá thành sản tạo ra so với 1 hộ nước ngoài có bình quân trên 10 ha thì phải cao nhiều rồi.
Đó là những nguyên nhân chính làm cho năng suất lao động khu vực nông nghiệp rất thấp, thu nhập của nông dân quá thấp và cuộc sống quá khổ, bấp bênh, nhờ trời. Kết quả là nông dân bỏ ruộng, trả ruộng đã xảy ra ở nhiều địa phương trong cả nước, có nơi âm thầm, có nơi ồ ạt. Nếu những năm 2011 trở về trước, việc bỏ hoang ruộng đất mới xảy ra ở một số tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh… chủ yếu trên diện tích chung quanh các doanh nghiệp, khu, cụm công nghiệp, thì hiện nay ở Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hà Nội… ngày càng có nhiều hộ nông dân bỏ ruộng và làm đơn trả ruộng, kéo nhau ra phố làm ăn. Có những người mặc dù không “ly hương” nhưng cũng “ly nông”, bỏ ruộng. Theo số liệu thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tại các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An đã có đến 2.011,90 ha đất ruộng bị người dân bỏ hoang và trả lại chính quyền; số hộ nông dân bỏ ruộng là 6.040 hộ, số hộ nông dân trả ruộng là 2.009 hộ.

Kỳ 4: Ăn chặn của nông dân nghèo là một tội ác

(Ảnh: phusaonline)
(Ảnh: phusaonline)
Theo báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tháng 01 năm 2015 của Tổng cục Thống kê cho biết “tháng Một (tính đến ngày 20/01/2015), cả nước có 3,4 nghìn hộ thiếu đói, tăng 25,9% so với tháng trước, tương ứng với 14,6 nghìn nhân khẩu thiếu đói, tăng 24,7%” (trích đăng phần thiếu đói trong nông dân).
Mời xem thêm kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3
Với quy mô, sản xuất nông nghiệp quá nhỏ lẻ, manh mún, không thể tiến lên sản xuất lớn, không áp dụng được công nghệ nên năng suất lao động rất thấp, thì nông dân Việt Nam nghèo đói vẫn hoàn nghèo. Tuy cuộc sống nghèo đói, người dân còn phải đối mặt với nạn cướp đất và ăn chặn
Nạn cướp đất
Những cuộc biểu tình thường xuyên về đất đai của nông dân khắp cả nước, từ bắc vào nam thời gian qua đã nói lên tình trạng nguy hiểm của cướp đất đai ở nông thôn. Bởi việc đền bù, bồi thường đất đai cho nông dân rất không thỏa đáng: Thứ nhất, giá tiền đền bù do nhà nước đặt ra, không sát thực tế thị trường; thứ hai là tiền bồi thường trước khi đến tay người dân phải qua nhiều thủ tục hành chính, tức là phải qua những cơ sở như quận tỉnh phường xã, …đã gây tham nhũng không thương tiếc người dân nghèo. Có nơi, tiền đến tay nông dân chỉ còn 1/20; có nơi ăn chặn dân bằng cách phối hợp với doanh nghiệp để ăn chặn dân, mua đất rẻ, xây dựng dự án xong lại bán với giá trên trời.
Bí thư huyện ủy ở Thanh Hóa ăn chặn dê của dân nghèo
Chuyện vừa xảy ra, như chuyện hài hước, các báo đều đưa hình ảnh trang trại của ông Bí thư Huyện ủy Huyện Thạch Thành, Thanh Hóa rất rộng, đẹp, khang trang, cổng rất to, thế mà vẫn tham lam lấy 12 con dê trên tổng số 60 con dê giống cho các hộ nghèo huyện Thạch Thành. Một mình ông bí thư lấy 1/5 số dê cho dân nghèo.
Chuyện là ngay trong đợt cấp phát lần đầu (3/6/2014), nửa số dê đã không tới tay người nghèo. Theo danh sách phân bổ, 24 con dê được giao cho 6 hộ dân ở xã Thành Yên (mỗi hộ 4 con), song chỉ ba hộ đúng đối tượng. Ba hộ còn lại (gồm hộ Đỗ Văn Thi, Đỗ Quang Phê và Nguyễn Văn Quý) không phải diện nghèo nhưng vẫn được xét cấp 12 con.
Ngay sau khi 3 hộ trên ký nhận, 12 con dê này được đưa thẳng tới trang trại của ông Đỗ Minh Quý, Bí thư Huyện ủy Thạch Thành. Khu trang trại của ông Quý nằm ở thôn Thành Trung, xã Thành Yên. Sau đó bị nhân dân phát giác, sự việc bị công luận phê phán. Ông Đỗ Minh Quý, Bí thư Huyện ủy Thạch Thành thừa nhận vụ việc chính quyền xã Thành Yên đưa “nhầm” 12 con dê vào trang trại của gia đình là có thật.
Thanh Hóa có 11 huyện miền núi nghèo, trong đó có Thạch Thành. Hơn 1/3 là nghèo, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 23,6%, hộ cận nghèo chiếm trên 13%; thu nhập bình quân đầu người 14 triệu đồng/người/năm. Nhưng xem hình ảnh trang trại của ông bí thư thì lại quá giàu, thật là tương phản, tại sao ông giàu còn nông dân của ông thì lại nghèo thế?
Ăn chặn tiền của dân nghèo
Hàng loạt vụ quan xã, huyện, giám đốc trung tâm… ăn chặn, “cầm nhầm” tiền của hỗ trợ cho dân nghèo thời gian qua khiến dư luận không khỏi phẫn nộ. Giờ đây, người ta bòn rút của dân bằng nhiều hình thức với đủ mọi thủ đoạn từ tinh vi đến trắng trợn như ăn chặn, ăn bớt, ăn xén tiền cứu trợ lũ lụt, tiền từ thiện quyên góp giúp dân nghèo, tiền hỗ trợ nông dân…
Người ta ăn chặn tiền cứu trợ thiên tai, tiền ủng hộ Trường Sa, tiền hỗ trợ ngư dân. “Búp trên cành” họ cũng không tha. Các cháu mầm non, tiểu học bị bớt xén khẩu phần. Đáng phẫn nộ và đau xót nhất là trẻ khuyết tật cũng bị ăn chặn không thương tiếc. Đó là vụ ông Phạm Ngọc Thành – Giám đốc Trung tâm Cứu trợ tỉnh Hà Giang cùng kế toán và thủ quỹ đã ăn bớt số tiền hỗ trợ (đi lại, ăn uống) cho trẻ khuyết tật trong quá trình khám sàng lọc tại các huyện trong tỉnh từ vài chục nghìn đến 100.000đ/trẻ. Họ còn nâng khống giá trị các trang thiết bị y tế để ăn tiền chênh lệch.
Những hành vi ấy chính là tham nhũng vặt như báo chí đã gọi. Trước việc các trẻ mầm non bị bớt khẩu phần ăn, có người đã thốt lên cay đắng: “Ăn chặn cả của con trẻ, thật khốn nạn quá!”. Cha ông ta từng nhắc nhở “miếng ăn miếng nhục”, vậy mà họ đang tâm bớt xén từ bữa cơm, đồng tiền mọn của trẻ khuyết tật
Vì sao một đất nước với 90 triệu dân có truyền thống văn hóa hàng nghìn năm lịch sử, với đạo đức thuần phong mỹ tục đáng tự hào mà lại để 63 triệu nông dân phải nghèo đói, khổ sở như vậy?
Ngày này, từng cơn gió se se lạnh của những ngày cuối đông thổi tới mỗi nhà, báo hiệu mùa xuân đã đến gần. Trong khi rất nhiều gia đình vui vẻ chộn rộn đón Tết. Thì ở nông thôn, với nhiều hộ gia đình nơi đây, mỗi dịp Tết đến là mỗi lần họ lại chạnh lòng thấm thía thân phận chạm đáy của mình trong xã hội.
Thành Tâm

Tỷ lệ thất nghiệp và những nghề “không có trong danh mục” tại Việt Nam

Một trung tâm môi giới việc làm. (Ảnh: nguoiduatin.vn)
Một trung tâm môi giới việc làm. (Ảnh: nguoiduatin.vn)
Bộ Lao động đưa ra tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam năm 2014 là 2,08 %, đây là tỷ lệ rất thấp so với thế giới, nhưng thực ra đó là đã tính cả những nghề không có trong danh mục.
Đã có nhiều bài báo và lời phát biểu đánh giá rằng tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam rất khôi hài.
Bà Nguyễn Thị Xuân Mai – vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số – Lao động nói với báo Tuổi Trẻ: “Khi điều tra về thất nghiệp, điều tra viên sẽ hỏi trong tuần trước khi được hỏi anh chị có giờ lao động nào tạo thu nhập hay không. Nếu câu trả lời là có thì người đó được coi là có việc làm.”
Với cách tính này thì sinh viên thất nghiệp chạy xe ôm, hay chạy chợ đều được coi là có việc làm.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên (Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Quốc gia, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) cho báo Tuổi Trẻ biết: “Tôi rất băn khoăn với lập luận của cơ quan Thống kê khi cho rằng “nếu có thu nhập, hưởng lợi từ hoạt động khác thì vẫn được coi có việc làm.”
Liệu một người ăn xin – có thu nhập hằng ngày đàng hoàng – có được xem có việc làm không? Hay những kẻ giật đồ, móc túi – có thu nhập – cũng là có việc làm chăng? Không nên tính kiểu hễ có thu nhập là có công việc.
Phải nhìn thẳng vào thực trạng xã hội, vào sức khỏe của nền kinh tế đất nước, đừng nên đưa ra những số liệu lạc quan quá đà sẽ không có lợi cho phát triển kinh tế.
Thỉnh thoảng chúng ta lại đưa ra những số liệu rất lạc quan – không hiểu là để động viên người dân hay chính các cơ quan nhà nước đang động viên nhau?
Người dân thật ra họ không quan tâm tỷ lệ thất nghiệp của các anh đưa ra là bao nhiêu phần trăm mà chỉ quan tâm chuyện thực tế họ có việc làm hay không.
Cho nên những con số thống kê kiểu “tự sướng” như thế này ảnh hưởng đến cuộc sống người dân không bao nhiêu nhưng lại tác động rất xấu đến uy tín của chính cơ quan đưa ra thống kê khi người dân cảm thấy tỷ lệ ấy, con số ấy không đáng tin cậy.”
Ở Việt Nam rất nhiều người phải làm những nghề không có trong danh mục. Ở nước ngoài trong giờ làm việc thì phố xá rất vắng người, còn ở Việt Nam thì giờ nào cũng đông. Ở Hà Nội, Sài Gòn lúc nào cũng đông đúc, náo nhiệt, ở các tuyến phố chính thì lúc nào cũng có thể tắc đường. Tại sao người ở ngoài đường nhiều thế? Bởi mọi người đều đang hối hả làm việc.


Nghề thợ hồ (báo giaoduc.net.vn)
Nghề phụ hồ (báo giaoduc.net.vn)

Ở ngoài đường rất nhiều người đang làm việc, mà với những nghề hiếm thấy trên thế giới, hay những việc mà không thể gọi là “nghề” (chúng tôi tạm gọi là nghững nghề không có trong danh mục). Họ rất khổ, bởi vì không được học hành, không có bằng cấp nên không xin được việc làm hoặc làm công nhân trong nhà máy, mà phải lam lũ ngoài đường.
Họ hầu hết là từ nông thôn đến, do thu nhập nông nghiệp quá thấp, nên họ phải bỏ ruộng, lên phố để kiếm sống. Hơn nữa những người này lại rất nghèo nên không có vốn để đầu tư cho sản xuất, vì vậy họ phải nai lưng cả ngày để kiếm tiền lo cho cả gia đình, con cái họ cũng vậy. Có thể điểm qua một vài việc đang có hàng triệu người tham gia hiện nay.


Nghề đồng nát (Ảnh: vietbao)
Nghề đồng nát (Ảnh: vietbao)

Một là nghề chở thuê
Nghề xe ôm đòi hỏi phải có xe máy, đến việc vận chuyển hàng hóa cồng kềnh trong các thành phố bằng xe máy như: vận chuyển hàng hóa, giao hàng, chở vật liệu xây dựng, đất, rác thải…họ chở bằng những chiếc xe cũ nát, thậm chí không còn biết là loại xe gì. Họ phải làm việc bất kể thời tiết nóng hay lạnh, ngày hay đêm, mà nỗ lực vất vả ngày chỉ được vài trăm nghìn đồng.
Nếu bạn đã từng nhìn thấy những người chở các bao tải phế thải xây dựng cao chất ngất thì sẽ thấy thương xót cho người lao động của mình quá khổ mà thu nhập lại quá thấp. Nếu năm 2018 thu hồi xe máy cũ thì những người này nguy cơ thất nghiệp, thế nhưng họ sẽ không bao giờ được gọi là thất nghiệp, vì họ không có quyền thất nghiệp, họ phải tự kiếm sống bằng mọi cách, vì không có bất kỳ khoản an sinh xã hội nào dành cho họ cả.


Nghề giao hàng
Nghề giao hàng
Nghề giao hàng
Nghề giao hàng
Nghề xe ôm
Nghề xe ôm

Hai là nghề chạy chợ, bán lẻ
Nghề này đã có từ xa xưa, trước đây chỉ những nông dân ở gần các thành phố vào buôn bán dạo, sáng đi tối về. Nhưng bây giờ đã trở thành một nghề phổ biến của nông dân nghèo lên phố, với số lượng rất đông. Công cụ lao động chỉ là chiếc xe đạp, vài giỏ đựng hàng, với vài trăm nghìn tiền vốn, sáng ra họ đến các chợ đầu mối mua hàng với giá bán buôn và đưa đi bán rong khắp thành phố.
Họ bán đủ các loại từ trái cây, rau , quả, đồ ăn sáng, quà vặt, đến cả đồ dùng đủ loại như dày, dép, đồ nhựa… Họ cũng chỉ bán được cho người nghèo, với giá phải chăng, vì người giàu thì mua hàng ở siêu thị. Vì không được công nhận là “nghề” nên luôn bị công an xua đuổi, bắt bớ. Nếu ngày nào không may bị thu mất xe đạp và hàng hóa thì cả nhà có nguy cơ phải nhịn đói.


Một gánh hàng ăn
Một gánh hàng ăn
Một gánh hàng rong
Một gánh hàng rong

Ba là nghề chăm sóc người bệnh tại các bệnh viện
Đây là một nghề mới phát sinh trong gần đây, người bệnh quá nhiều, chỉ nói riêng ung thư, thật là kinh hoàng với thông tin tỷ lệ tử vong do ung thư của người Việt Nam cao nhất thế giới. Mỗi năm chúng ta có thêm 150.000 ca ung thư mới, tốc độ tăng 5,4%/năm, với 75.000 người chết vì ung thư hàng năm.
Những bệnh nhân nằm viện lâu ngày thì cần phải thuê người trông hộ. Những người này đều là nông dân, nhưng do truyền nhau kinh nghiệm nên họ có thể chăm sóc bệnh nhân tốt như y tá. Những người làm nghề này không chỉ cần có sức khỏe, trung thực, tinh ý, tận tình, không ngại khó, được các y tá ở các bệnh viện tin tưởng giới thiệu cho người nhà bệnh nhân.
Có y tá đã ước tính số người đang làm nghề này vào khoảng 100.000 người trên cả nước. Họ ngủ ngày, trông đêm, với mức lương 200.000 đồng/ ngày, chỉ lúc trẻ sung sức mới làm được. Nhưng nghề này cũng không được thừa nhận.


Nghề chăm sóc người bệnh (Ảnh: petrotimes)
Nghề chăm sóc người bệnh (Ảnh: petrotimes)

Bốn là nghề bán hàng nước, nghề bán vé vé số dạo
Nghề này không mới, nhưng hiện nay số người tham gia nhiều, nên cũng đáng gọi là một nghề. Bán vé số dạo đã nuôi sống không biết bao nhiêu nông dân miền Tây nghèo khó. Còn bán nước trà ở Hà Nội thì quá nhiều, tràn lan chỗ nào cũng có, có nơi các quán ngồi san sát, quán nào cũng đông người, đây là chỗ giải khát cho những bác xe ôm, chị bán hàng rong. Cũng là người nghèo phục vụ người nghèo, nên thu nhập rất thấp, nhưng những cụ già Hà Nội không bán nước thì không có nguồn thu nhập để sống. Không có thống kê nào về số lượng quán nước, nhưng thực sự là không ít, thực sự là cứu cánh cho rất nhiều người nghèo.


Bán vé số
Bán vé số
Hàng nước
Hàng nước

Năm là nghề đồng nát, nhặt rác
Được tính là “nghề” vì số lượng người tham gia rất nhiều, nếu để ý, họ thường xuyên ở ngoài đường phố. Họ đi làm từ sáng tinh mơ, đến tối mịt hàng ngày, với 1 chiếc xe đạp cũ kỹ, họ đi khắp các ngõ phố, lùng sục các túi rác, các thùng rác để tìm các thứ có thể bán được, dù chỉ là mảnh bìa, vỏ chai. Đây thực sự là những người rất nghèo khổ. Họ hắt chiu từng đồng kiếm được để sống qua ngày.


Nghề đồng nát
Nghề đồng nát
Nhặt rác (Ảnh: tinhoanbinhphuoc)
Nhặt rác (Ảnh: tinhoanbinhphuoc)

Rất nhiều người nghèo khó, ví như ở miền tây, dù chính quyền đã có các chính sách “xóa đói giảm nghèo”, nhiều bài báo và phát biểu cho thấy hiệu quả rất tốt của các chương trình này, nhưng sự thật thế nào cần nhìn vào thực tế , rất nhiều tệ nạn xã hội hay những tệ nạn mà không thể xem là “nghề” phát triển.
Nhiều người con gái miền tây đã phải nhắm mắt chấp nhận làm dâu Đài Loan, Hàn Quốc, Mã Lai… để có thu nhập giúp đỡ gia đình. Dâu Đài Loan ở miền Tây nhiều đến nỗi mỗi ngày ở sân bay Cần Thơ có 3 chuyến đi Đài Loan, trong khi ở Sài Gòn thì chỉ có 2 chuyến.
Vì sao có rất nhiều người làm những nghề không có trong danh mục?
Một là, kinh tế nông nghiệp không hiệu quả, thu nhập của nông nghiệp rất thấp. thống kế năm 2014 cho thấy năng suất lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 28,9 triệu đồng/lao động/năm, bằng 38,9% mức năng suất lao động chung của toàn nền kinh tế. Với tỷ lệ lao động trong nông nghiệp là 50% dân số, tức là 1 lao động nuôi 1 người, thì thu nhập bình quân cho một người nông thôn là 14,45 triệu/năm, tương đương 1,2 triệu/ tháng. Thu nhập không đủ sống, nên người dân bỏ ruộng, bỏ quê lên thành phố tìm việc làm, tạo áp lực lớn cho các đô thị. Vì vậy cần điều chỉnh cơ cấu kinh tế, tăng cường đầu tư cho nông nghiệp để nông dân có thể yên tâm lao động tại quê hương.
Hai là, nền kinh tế Việt Nam đang không tạo ra đủ việc làm cho 53 triệu lao động , khiến cho người dân phải tự kiếm việc làm ngoài danh mục như đã nói trên. Tốc độ tăng của GDP lớn hơn tốc độ tăng việc làm mới hàng năm, số người được tham gia vào thị trường lao động chính thức tăng ít, nên các hộ gia đình ít được hưởng lợi ích từ tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, hầu hết tăng trưởng thuộc về đầu tư FDI và các ngành công nghiệp, dịch vụ có tỷ suất lợi nhuận cao. Số doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp quá ít. Thống kê của Phòng Thương mại Công nghiệp VN năm 2014 có chưa đến 1% doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp. Do lợi nhuận ở ngành này thấp nên các doanh nghiệp không đầu tư, việc làm tăng thêm cho khu vực nông nghiệp, nông thôn là quá ít, không đủ việc cho 40 triệu nông dân, vì vậy nông dân phải tràn về thành phố.
Ba là, giáo dục, đào tạo có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khi nhân lực không đủ điều kiện thì không thể tham gia vào thị trường lao động trong nước và khu vực. Muốn phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người lao động thì phải rất chú trọng đến giáo dục, đào tạo.
Bốn là, thông tin thống kê về các chỉ số của nền kinh tế là rất quan trọng, đòi hỏi phải đầy đủ chính xác, để làm số liệu đầu vào nhằm hoạch định chính sách vĩ mô đúng hướng.
Hiện nay các thông tin về thất nghiệp, lạm phát, tăng trưởng việc làm thiếu chính xác, rất dễ làm cho con thuyền kinh tế bị va phải đá ngầm.
Hàng triệu người lao động tự do và hàng triệu trẻ em đang sống rất khổ
Các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, là nơi đô thị sầm uất, nhưng bên cạnh đó vẫn có những khu nhà ổ chuột. Ví như ở Hà Nội có khu “Bãi rác Thành Công”, “xóm liều Thanh Nhàn”, “xóm liều Sông Hồng”. Nơi đây hàng triệu người lao động làm các nghề tự do đang sống trong điều kiện rất khó khăn, họ đang sống trong các nhà thuê tạm bợ, vệ sinh không có.
Những đứa trẻ nơi đây bị đánh mất tuổi thơ, không được học hành đầy đủ vì “trái tuyến”, không có hộ khẩu, không được vào các trường công lập, ốm đau cũng phải khám chữa theo giá “dịch vụ” vì không “đúng tuyến”.
Cái thiếu nhất để chứng minh “quyền làm người” của họ ở thành phố là “sổ hộ khẩu”. Hàng triệu trẻ em đang bị đối xử bất công ở trong các thành phố, vì không có hộ khẩu và tương lai của các em nhỏ này cũng sẽ lại như bố mẹ, sẽ không đủ điều kiện để tham gia thị trường lao động, có nghề nghiệp được xã hội công nhận. Vì thế ở thành phố rất nhiều hộ gia đình trải qua 2, 3 thế hệ nghèo khó. Họ nhẫn nhịn với quan niệm “con sãi ở chùa thì quét lá đa”, chấp nhận số kiếp nghèo khổ.
Thành Tâm

Phát triển kinh tế nông thôn đang tàn phá môi trường

(Ảnh: hepa.gov.vn)
(Ảnh: hepa.gov.vn)
Sáng 24/6 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố Báo cáo Môi trường quốc gia 2014 với chuyên đề “Môi trường nông thôn”. Với 6 chương, Báo cáo đã đề cập hiện trạng môi trường bị xuống cấp nghiêm trọng, rất đáng quan ngại do việc tác động của phát triển kinh tế nông thôn không chú ý môi trường.
Luật Bảo vệ môi trường, quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 05 năm một lần; hằng năm Bộ TN&MT xây dựng Báo cáo chuyên đề môi trường quốc gia. Năm 2014, Báo cáo môi trường quốc gia đã được phê duyệt chủ đề về “Môi trường nông thôn”, nhằm phân tích các vấn đề liên quan đến môi trường nông thôn của Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2014.
Báo cáo cho rằng với 67% dân số sống ở nông thôn, nông thôn Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội mạnh mẽ là những nguy cơ không nhỏ về ô nhiễm môi trường.
Thông qua những đánh giá về hiện trạng môi trường và công tác quản lý, Báo cáo nhận định một số vấn đề bức xúc, nổi cộm về môi trường nông thôn bao gồm:
  • Pháp triển sản xuất chưa quan tâm đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường;
  • Thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn còn hạn chế;
  • Chưa kiểm soát được chất thải bao bì, hóa chất bảo vệ thực vật;
  • Khó khăn trong kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề;
  • Việc quản lý môi trường nông thôn còn chưa tốt, thiếu đơn vị đầu mối quản lý;
  • Tỷ lệ dân cư nông thôn được cấp nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn còn thấp.
Chính vì vậy, việc đánh giá, phân tích nguyên nhân, hiện trạng, tác động và xu hướng các vấn đề có liên quan đến môi trường nông thôn tại Việt Nam sẽ hỗ trợ cho việc xem xét điều chỉnh, bổ sung các chính sách, kế hoạch và giải pháp nhằm quản lý và bảo vệ môi trường nông thôn. Báo cáo được xây dựng trên cơ sở nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường nông thôn trong quá trình phát triển và các khó khăn, thách thức trong giai đoạn hiện nay.
Từ phân tích đánh giá, phân tích hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường nông thôn, Báo cáo môi trường quốc gia 2014 – Môi trường nông thôn cũng đưa ra một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý; phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm; từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường và đảm bảo các mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở nước ta. Đó là:
– Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường nông thôn một cách có hệ thống và đồng bộ;
– Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý môi trường nông thôn theo hướng tập trung và toàn diện;
– Tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vấn đề bức xúc về môi trường; rà soát, điều chỉnh bộ tiêu chí, đặc biệt là nhóm tiêu chí về môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện nông thôn hiện nay;
Tương lai, Báo cáo sẽ trở thành một tài liệu quen thuộc và hữu ích không chỉ đối với các đại biểu Quốc hội, các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu mà còn đối với những người đã, đang và sẽ góp sức mình bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường nói chung, môi trường nông thôn nói riêng ngày càng xanh – sạch – đẹp hơn, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Báo cáo môi trường quốc gia 2014 – Môi trường nông thôn được xây dựng gồm 6 chương:
Chương 1: Những đặc trưng của khu vực nông thôn, các lĩnh vực sản xuất chính.
Chương 2: Phân tích các sức ép đối với môi trường nông thôn.
Chương 3: Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn trong giai đoạn 2010 – 2014.
Chương 4: Những tác động tiêu cực của sự suy giảm chất lượng và ô nhiễm môi trường ở nông thôn đến sức khỏe người dân, hoạt động phát triển kinh tế – xã hội, cảnh quan sinh thái và dẫn đến xung đột môi trường.
Chương 5: Đánh giá về các kết quả đã đạt được, những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường nông thôn
Chương 6: Đưa ra nhận định về một số vấn đề bức xúc về môi trường nông thôn và đề xuất các giải pháp đồng bộ gồm các giải pháp
Cùng chung tay bảo vệ môi trường nông thôn để nông dân đỡ khổ
Thực tế là nhiều vùng nông thôn đang bị ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng, truyền thông đã có rất những bài viết về làng ung thư, về ô nhiễm làng nghề… khiến cho nhiều nơi đang phải đối mặt với các bệnh mới phát sinh do ô nhiễm môi trường. Những tác động tiêu cực của tình trạng sử dụng bất hợp lý về phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật, vấn đề thu gom xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải làng nghề và sản xuất công nghiệp, chất thải chăn nuôi… là những nguyên nhân chính đang làm cho môi trường nông thông Việt Nam ngày càng bị tàn phá.
Những năm qua cùng với sự trợ giúp của các tổ chức môi trường quốc tế, chúng ta đã có chuyển biến về nhận thức bảo vệ môi trường, nhưng thực tế là thực thi chưa tốt, đặc biệt là vùng nông đa đã làm dạng sinh học đang bị phá vỡ, môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất…cả ở thành phố đến nông thôn đang bị xuống cấp trầm trọng.
Xem thêm: “Luống chè gia đình” đe dọa tương lai ngành chè Việt Nam
Chúng ta cần tăng cường nhận thức hơn nữa về bảo vệ môi trường, vì người dân là người chịu tác động trực tiếp nhất của tác động môi trường như sói mòn, mưa lũ, lụt lội, nước biển dâng, hoặc hạn hán…do khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên quá mức, tự do trong việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa chất…
Người dân sống ở vùng nông thôn hiện nay gặp khó khăn về nhiều mặt như: thu nhập quá thấp, ăn uống không đủ chất, điều kiện học hành không thuận lợi… Với tình hình ô nhiễm nặng như hiện nay, tỷ lệ mắc các loại bệnh ở nông thôn sẽ rất cao, trong khi đó viện phí đối với họ lại là một gánh nặng oằn vai. Rất nhiều các bệnh nhân trong bệnh viện tại hai thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh là đến từ nông thôn, một giường mấy bệnh nhân, người nhà theo chăm sóc nằm chật cả ngoài hành lang bệnh viện. Thật là một vấn đề hết sức lo ngại!
Cơ quan chức năng và mỗi chúng ta cần nâng cao nhận thức, hành vi, phát triển kinh tế phải bền vững, phải giữ gìn được môi trường, không nên chỉ vì lợi ích trước mắt mà làm hại đến tương lai của đất nước.
Thành Tâm


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét