Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN 41

(ĐC sưu tầm trên NET)

Bi kịch của tác giả bức ảnh nổi tiếng ‘kền kền chờ ăn thịt em bé’

Chỉ vài tháng sau khi nhận giải Pulitzer, vào 7/1994, Kevin đã vĩnh viễn chấm dứt cuộc đời mình khi ông chưa đầy 34 tuổi. (Ảnh: Kevin Carter)
Chỉ vài tháng sau khi nhận giải Pulitzer, vào 7/1994, Kevin đã vĩnh viễn chấm dứt cuộc đời mình khi ông chưa đầy 34 tuổi. (Ảnh: Kevin Carter)
Một trong những tấm hình ám ảnh nhất về nạn đói ở châu Phi là bức ‘kền kền và em bé’ của nhiếp ảnh gia Kevin Carter, chụp tại Sudan vào 3/1993. Trong ảnh là một em bé đói khát đang gắng gượng bò đến trung tâm cứu trợ ở gần đó. Phía sau em là con kền kền đang đứng đợi, chỉ chực chờ để ăn thịt em bất cứ lúc nào…
Ngay sau khi được đăng tải trên tạp chí New York Times vào ngày 26/3/1993, bức ảnh đã gây chấn động toàn thế giới. Bức ảnh không chỉ mang lại cho Kevin Carter tiếng tăm và giải thưởng Pulitzer danh giá, mà còn kèm theo cả những chỉ trích và lên án mạnh mẽ từ phía công chúng. Thậm chí, một số người bạn của Kevin cũng tự hỏi tại sao ông lại chụp ảnh thay vì tìm cách giúp đỡ em bé ấy.

Giải thưởng Pulitzer (Ảnh: ibtimes.com)
Giải thưởng Pulitzer (Ảnh: ibtimes.com)

Chỉ vài tháng sau khi nhận giải Pulitzer, vào 7/1994, Kevin đã vĩnh viễn chấm dứt cuộc đời mình khi ông chưa đầy 34 tuổi.
Và như vậy, tác phẩm vừa gắn liền với tên tuổi của một nhiếp ảnh gia, vừa đồng thời gợi nhớ đến sự ra đi của tài năng ấy. Nhưng đó không phải là nguyên nhân dẫn đến bi kịch mà chúng ta đang nói đến.

Kevin Carter trong chuyến đi thực tế tới Sudan, nơi đang xảy ra xung đột và đói nghèo (Ảnh: Vimeo)
Kevin Carter trong chuyến đi thực tế tới Sudan, nơi đang xảy ra xung đột và đói nghèo (Ảnh: Vimeo)

Trong lá thư viết cho một người bạn ở New York, Kevin Carter đã nhắc đến quê hương của mình như một nơi “khô cằn, ảm đạm, lạnh lẽo, chết chóc, và đầy những ký ức tồi tệ”. Kevin Carter sinh năm 1960 tại thành phố Johannesburg ở Cộng hòa Nam Phi, trong một gia đình trung lưu người da trắng. Ông lớn lên giữa lúc chính sách phân biệt chủng tộc Apartheid đẩy người da đen vào hoàn cảnh khốn cùng. Chứng kiến việc cảnh sát bắt bớ và ngược đãi người da đen, Kevin luôn tự hỏi, làm thế nào để giúp đỡ những công dân vô tội ấy.
Năm 1983, sau khi chứng kiến vụ đánh bom ở thành phố Pretoria, Kevin xác định sứ mệnh của mình là trở thành phóng viên ảnh thời sự. Ông cũng là một trong bốn nhiếp ảnh gia trẻ của Nam Phi dám dấn thân vào những khu vực đang xảy ra xung đột. Vào thời đó, hầu hết các kênh truyền thông đều đưa tin dựa trên báo cáo từ phía cảnh sát địa phương hoặc quan chức chính quyền. Chỉ có rất ít phóng viên là dám trải nghiệm trực tiếp những gì đang thực sự diễn ra. Họ không ngần ngại đối mặt với nguy hiểm, có thể bị bắt giữ bất cứ lúc nào, và không bao giờ bỏ cuộc. Bởi họ hiểu rằng, sứ mệnh của mình là cho cả thế giới thấy được sự thật tàn khốc của chiến tranh và bạo lực.

Kevin Carter và 3 thành viên còn lại trong nhóm "Bang Bang Club" - 4 nhiếp ảnh gia trẻ của Nam Phi dám dấn thân vào những khu vực đang xảy ra xung đột (Ảnh: riemasansfrontiere.wordpress.com)
Kevin Carter (thứ hai từ phải sang) và 3 thành viên còn lại trong nhóm “Bang Bang Club” – nhóm 4 nhiếp ảnh gia trẻ của Nam Phi dám dấn thân vào những khu vực đang xảy ra xung đột (Ảnh: riemasansfrontiere.wordpress.com)

Cũng chính vì vậy mà trong suốt sự nghiệp của mình, Kevin đã phải tận mắt chứng kiến hàng ngàn thảm cảnh thương tâm: các vụ hành hình, bạo lực, xung đột sắc tộc, và rất nhiều vấn đề xã hội nhức nhối khác.
Nhưng chính điều đó lại để lại trong lòng người nhiếp ảnh nhiều ký ức kinh hoàng. Cùng với đam mê sự nghiệp là một bi kịch khác giằng xé trong nội tâm ông. Judith Matloff, một người bạn của Kevin kể rằng ông thường cảm thấy tội lỗi khi không thể cứu giúp những người khốn cùng, trong khi ông phải chụp ảnh họ, mà họ thì đang bị giết hại. Chúng ta có thể không hiểu được rằng, những phóng viên chiến trường đã phải làm thế nào để có thể tiếp tục công việc ấy hàng ngày. Nhưng rõ ràng nó đang gặm nhấm tinh thần họ từ bên trong. Và ở trường hợp của Kevin, ông đã phải tìm đến cocaine và ma túy.

Kevin tác nghiệp tại một khu vực đang xảy ra bạo loạn (Ảnh: thedialogueboxdesign.blogspot.com)
Kevin tác nghiệp tại một khu vực đang xảy ra bạo loạn (Ảnh: thedialogueboxdesign.blogspot.com)

Kevin không hề dửng dưng, lãnh đạm, và vô tình khi chụp bức ảnh con kền kền và em bé giống như những lời kết tội. Theo nhiếp ảnh gia Joao Silva, một người bạn của Kevin, ông đã ngồi dưới gốc cây, châm điếu thuốc và khóc. “Anh ấy thấy chán nản”, Silva nói, “anh ấy liên tục nói rằng muốn ôm con gái mình”.
Trong nhật ký cá nhân, Kevin cũng ghi lại những xúc cảm sau bức ảnh ấy: “Lạy chúa, tôi hứa rằng tôi sẽ không bao giờ lãng phí thức ăn của mình cho dù nó có mùi vị tồi tệ và cho dù tôi có thể đầy bụng đến đâu. Tôi cầu nguyện Ngài sẽ bảo vệ cậu bé ấy, dẫn dắt và đưa cậu ra khỏi đau khổ của mình. Tôi cầu nguyện rằng chúng ta sẽ nhạy cảm hơn về thế giới xung quanh và không bị mù quáng bởi chính bản chất ích kỷ và lợi ích của riêng mình. Tôi hy vọng bức ảnh này sẽ luôn luôn là lời nhắc nhở rằng, chúng ta thật may mắn nhường nào, và rằng chúng ta không bao giờ được coi thường mọi thứ”.

Kevin trong phòng tối (Ảnh: The Light)
Kevin trong phòng tối (Ảnh: The Light)

Khi Kevin nhận giải thưởng Pulitzer danh giá, ai cũng nghĩ rằng ông đã có một năm thành công. Nhưng bi kịch lại đi liền ngay đó. Đúng vào ngày ông được trao thưởng thì người bạn thân thiết nhất của ông, Ken Oosterbroek, lại phải bỏ mạng trong khi đang chụp cảnh đấu súng ở thị trấn Tokoza, bên ngoài thành phố Johannesburg. Cái chết ấy để lại nỗi day dứt cho Kevin đến tận lúc ông từ giã cõi đời, bởi ông tin rằng người phải chịu kết cục ngày hôm đó, đáng lẽ là ông chứ không phải Ken.

Kevin Carter ở thị trấn Alexander, Sandton, Nam Phi (Ảnh: Guy Adams)
Kevin Carter ở thị trấn Alexander, Sandton, Nam Phi (Ảnh: Guy Adams)

Những ngày cuối đời, Kevin sống trong mặc cảm tội lỗi và căn bệnh trầm cảm. Nợ nần chồng chất, chia tay mối quan hệ tình cảm đã nhiều năm gắn bó, bị bỏ lại cùng với đứa con gái 6 tuổi, lại thêm một sai lầm khủng khiếp khi ông để quên 16 cuộn phim dành cho tạp chí Time trên máy bay. Và chỉ chưa đầy một tuần sau đó, Kevin đã tự vẫn bằng khí độc carbon monoxide.
Ông để lại những lời cuối cùng trong lá thư tuyệt mệnh: “Tôi thực sự, thực sự xin lỗi. Những đau đớn của cuộc sống đè nặng lên niềm vui tới mức niềm vui ấy không còn tồn tại… chán nản… không điện thoại… tiền thuê nhà… tiền chu cấp cho con cái… tiền trả các khoản nợ… tiền!!!… Tôi bị ám ảnh bởi những ký ức sống động về các vụ giết chóc, và xác chết, và sự giận dữ, và nỗi đau… của những đứa trẻ bị thương và đang chết đói, của những kẻ điên loạn hạnh phúc được bóp cò, mà thường là cảnh sát, của những tên đao phủ giết người… Tôi đã đến với Ken nếu như tôi may mắn”.
Bức ảnh nổi tiếng ‘kền kền và em bé’ đã gây cho Kevin nhiều áp lực, nhưng đó không phải là nguyên nhân dẫn đến sự ra đi đường đột của ông. Bởi đó chỉ là một giọt nước trong biển sầu đã tích tụ trong nhiều năm liền. Bi kịch của ông cũng phần nào phản ánh cuộc sống của những phóng viên và nhà báo trên chiến trường.
Hồng Liên

Bức thư ngỏ của luật sư nhân quyền trước khi bị mất tích (Video)

Luật sư nhân quyền Trung Quốc Cao Trí Thịnh, đang bị lực lượng an ninh Trung Quốc giám sát tại một nơi xa xôi hẻo lánh của Trung Quốc, đã viết một lá thư thông báo rằng ông đã lén gửi bản thảo của hai cuốn sách, sẽ được xuất bản vào năm sau, ra khỏi Trung Quốc.
Ông Cao cũng viết, có chút mơ hồ, về một nỗ lực đưa Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ra tòa vì những tội án chống lại loài người vào cuối năm 2017. Chi tiết về những gì mà ông gọi là “tòa án đặc biệt” chưa rõ ràng, và trong bức thư ông hướng độc giả quan tâm đến những quyển sách sẽ được xuất bản trong khoảng thời gian một năm sắp tới.
Một ngày sau khi bức thư được công bố trên Thời báo Đại Kỷ Nguyên vào ngày 22/9, hãng thông tấn The Associated Press đã đăng tải một bài phỏng vấn dài được thực hiện với ông Cao hồi tháng Ba năm nay, trong đó ông kể về việc ông bị tra tấn cực hình và đề cập đến nhiều vấn đề trong bức thư nói trên. Tiếp đến, ngày 24/9, gia đình ông tại Hoa Kỳ cho biết một lần nữa ông lại mất tích trong tình trạng bị bộ máy an ninh Trung Quốc cưỡng chế.
Ông Cao là một trong những luật sư có triển vọng nhất Trung Quốc. Năm 2001, ông được trao giải thưởng của Bộ Tư pháp vinh danh ông là “một trong mười luật sư giỏi nhất” Trung Quốc. Tuy nhiên, khi ông bắt đầu tham gia vào những vụ kiện chính trị nhạy cảm, đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công bị bức hại và tra tấn bởi các lực lượng an ninh của ĐCSTQ, bản thân ông Cao đã trở thành mục tiêu bị tấn công. Sự nghiệp và cả thân thể ông đều bị hủy hoại.
Sau khi đi nhiều nơi tại Trung Quốc để thực hiện một nghiên cứu riêng về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần cổ xưa theo trường phái Phật gia gồm những bài tập theo xu hướng thiền định và những bài giảng về đạo đức, ông Cao đã viết ba bức thư ngỏ gửi đến lãnh đạo ĐCSTQ lên án chiến dịch chống lại Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công đã bị đàn áp kể từ năm 1999, theo lệnh của Giang Trạch Dân, lãnh đạo ĐCSTQ thời đó – người đã phát động cuộc đàn áp này như một chiến dịch mang tính cá nhân.
Ông Cao đã công khai thoái đảng, và tham gia một cuộc tuyệt thực toàn quốc. Sau đó, công ty luật của ông bị đóng cửa và giấy phép hành nghề luật của ông cũng bị hủy bỏ. Mặc dù vậy, ông vẫn không ngừng việc bào chữa thay mặt cho các học viên Pháp Luân Công bị bức hại. Ông Cao đã trở thành mục tiêu tấn công trực tiếp của các lực lượng an ninh.

Chính niệm mạnh mẽ và văn phong tinh tế, đặc trưng trong các bài viết trước đây của ông Cao, đã làm đảo lộn những suy nghĩ trước đây về tình trạng của ông. 

Ông Cao kể lại, trong khoảng thời gian gần hai tháng bị giam giữ, một trong những tên tra tấn ông nói rằng, “Không phải mày nói về sự tra tấn của Đảng Cộng sản hay sao, bọn tao sẽ cho mày nếm mùi đầy đủ ngay bây giờ. Mày nói đúng, bọn tao tra tấn Pháp Luân Công. Tất cả đều đúng. Cho mày biết, bọn tao sẽ tra tấn mày đúng 12 cách tra tấn mà bọn tao dùng để tra tấn các đệ tử Pháp Luân Công.”
Trong khi bị giam giữ vào năm 2007, ông Cao đã bị dí thuốc lá sát vào mắt, những tên tra tấn đã đâm vào bộ phận sinh dục của ông bằng vật nhọn, và mặt ông bị đánh bằng dùi cui điện cao áp.
Sau khi được thả ra một thời gian ngắn, ông lại bị bắt giam cho đến tận năm ngoái. Ông bị bắt giữ và tra tấn trong các lô cốt quân sự và tại những địa điểm mờ ám được sử dụng bởi cơ quan an ninh nội bộ bí mật, trước khi chính thức bị giam trong tù 3 năm. Các chuyên gia phân tích cho rằng cáo buộc – vi phạm các điều khoản về thời gian quản chế trong bản án trước đó đối với hoạt động pháp lý của ông Cao – là bịa đặt.
Kể từ khi được thả vào tháng 8/2014, ông Cao đã bị quản chế tại gia tại khu tự trị Tân Cương, ở phía tây xa xôi của Trung Quốc. Vợ ông, bà Geng He, và hai con đã trốn khỏi Trung Quốc vào năm 2009 và đang sống tại bang California, Mỹ. Bức thư gần đây là tin tức mới nhất về ông Cao kể từ khi ông được thả.
Chính niệm mạnh mẽ và văn phong tinh tế, đặc trưng trong các bài viết trước đây của ông Cao, đã làm đảo lộn những suy nghĩ trước đây về tình trạng của ông: một nhà bất đồng quan điểm cao tuổi, kiệt quệ về cả thể chất lẫn tinh thần, bị tước mất ý chí để tiếp tục chống đối ĐCSTQ, vốn được ông gọi là “băng đảng của những kẻ cướp.”
Với sự cung cấp thông tin của Gao Ling.
Bức thư của ông Cao Trí Thịnh
Hôm qua, khi tôi lục lại chiếc tủ cũ mà mẹ tôi để lại, tôi đã xem qua quyển sách “Tuyển tập các tác phẩm của Luật sư Cao Trí Thịnh.” Tôi ngồi xuống và đọc một lượt ba bức thư mà tôi đã viết cho các nhà lãnh đạo cướp bóc của ĐCSTQ. Chỉ sau khi nếm trải qua mùi vị của sự tra tấn thì giờ bản thân tôi mới biết nó thảm khốc, hoang mang nhiễu loạn cùng cực, và sốc như thế nào.
Cô Wei Xiuling, một học viên Pháp Luân Công tại tỉnh Sơn Đông, đã bị “sát hại”, làm cho hồi tỉnh trở lại, và rồi lại bị giết thêm một lần nữa. Đọc lại câu chuyện của cô, những nỗi đau khổ đến nghẹt thở. Khi đọc đến đoạn nửa thân dưới của cô bị phơi bày khi cô mất, tôi lại bắt đầu run lẩy bẩy đến tận tim gan. Hoặc như câu chuyện anh Liu Boyang và mẹ anh, bà Wang Shouhui, tại Trường Xuân bị tra tấn đến chết như thế nào, người này có thể nghe thấy tiếng la khóc khủng khiếp của người kia.
Đã một thập kỷ kể từ khi tôi viết những ghi chú điều tra, thế nhưng những kẻ sát nhân vẫn đang là những “đồng chí lãnh đạo,” vẫn đi khệnh khạng với cái đầu ngẩng cao và giương cái bụng phệ ra, quên bẵng món nợ máu sẽ mãi đeo bám họ về sau. Đây là thành quả của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc, Thời báo Hoàn Cầu, Nhật báo Quân đội Giải phóng, và những phương tiện truyền thông tà ác đã tạo ra, những việc làm đáng hổ thẹn của họ đã làm tê liệt người Trung Quốc. Những dòng chữ tôi viết cho Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo cuối cùng cũng đã thất bại trong việc làm thức tỉnh những linh hồn vô cảm của thế giới này, và rồi chế độ nham hiểm này lại tiếp tục dối trá, xảo quyệt, hành ác như cũ.
Ngay xung quanh tôi, vẫn có nhiều điệp vụ trơ trẽn của chính quyền, lởn vởn cả ngày lẫn đêm, cần mẫn thực hiện ước nguyện của chủ chúng muốn giữ Trung Quốc mãi trong giấc mơ mù quáng và đen tối. Đây là điều mà Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon, người đã tham dự cuộc duyệt binh quân sự gần đây của ĐCSTQ, không thấy và cũng không muốn nhìn thấy.
Ban Ki-moon, lãnh đạo Nga Vladimir Putin, và lãnh đạo Hàn Quốc Park Geun-hye giống như những người đến từ hành tinh khác, giả điếc làm ngơ trước thảm họa nhân quyền tại Trung Quốc đang diễn ra xung quanh họ. Họ không hề có chút phản ứng nào khi những kẻ côn đồ, người mời họ, thực hiện một cuộc đàn áp tàn bạo đối với sự biểu đạt, suy nghĩ, tự do tín ngưỡng, hoặc khi chúng ngăn chặn sự phát triển hiến pháp, cải cách giáo dục, cải cách y tế, sự độc lập tư pháp, hoặc hủy hoại những nỗ lực truyền bá các giá trị văn minh phổ cập. Sự vô cảm của họ đối với các vấn đề này cần phải được phơi bày.

Tất cả những điều này là nỗi ô nhục đối với thế giới văn minh.

Ông Cao Trí Thịnh, luật sư nhân quyền Trung Quốc

Các vụ việc tàn ác và mờ ám của ĐCSTQ một lần nữa nổi lên che phủ khắp Trung Quốc: bắt cóc, tra tấn và thảm vấn hàng trăm luật sư nhân quyền. Chiến dịch này là một tội ác công khai khác chống lại nhân loại, một tội ác khác được lưu lại trong lịch sử, giống như vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6 hay cuộc đàn áp Pháp Luân Công, hay việc phá dỡ liên tục và tàn bạo nhà của những người dân thường rồi trục xuất họ đi nơi khác.
Tất cả những điều này là nỗi ô nhục đối với thế giới văn minh. Tôi không biết ông Ban Ki-moon nghĩ gì trong đầu khi ông hợp tác với những kẻ ngang nhiên phạm tội ác chống lại loài người. Trong cuộc duyệt binh quân sự của băng nhóm kẻ cướp này, những người khiếu kiện hoặc những nhà bất đồng quan điểm trên khắp đất nước đã bị đàn áp và đặt dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt; các nhà hàng tại Bắc Kinh được yêu cầu phải kiểm tra CMND của thực khách; 10 ngày trước khi diễn ra lễ duyệt binh, bưu điện ngừng tất cả việc giao bưu kiện. Tất cả những điều này được thực hiện để tạo thành một “ngôi làng kiểu Potemkin” (ám chỉ sự thịnh vượng giả tạo) để làm hài lòng ông Ban Ki-moon và để băng đảng của những kẻ vô lại vô lương tâm có cơ hội chúc mừng nhau.
Giờ đây tôi có thể công khai rằng, vào giữa tháng Tám vừa qua, tôi đã thành công chuyển hai bản thảo sách ra nước ngoài: Một quyển có tựa đề “Trung Quốc đứng lên vào năm 2017”; và quyển còn lại chưa được đặt tên – cả hai quyển sách này đều sẽ có mặt trong vòng một năm sắp tới. Có nhiều điều đáng để đọc trong những quyển sách này, vì thế hôm nay tôi sẽ không nói thêm gì về chúng
Tôi muốn nghiêm túc đảm bảo với các bạn rằng tất cả những tội ác chống lại loài người diễn ra tại Trung Quốc ngày nay sẽ được xét xử mà không có một ngoại lệ nào. Vào cuối năm 2017, một tòa án đặc biệt sẽ được thành lập cho việc này – chi tiết về điều này được đề cập trong những quyển sách sắp ra mắt.
Sau khi đọc cả ba bức thư, tôi cảm thấy có sự thôi thúc tất yếu khiến tôi phải viết những dòng trên để tưởng nhớ đến những liệt sĩ cao quý đã qua đời – họ là vinh quang và là nguồn năng lượng cuối cùng của dân tộc chúng ta, là minh chứng rằng người dân chúng ta vẫn còn có lời hứa và sự trang nghiêm. Tưởng nhớ đến những sinh mệnh của họ là bằng chứng cho thấy lương tâm của chúng ta vẫn chưa hoàn toàn bị đánh mất.
Cao Trí Thịnh, 12/9/2015
Ban Mai biên dịch


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét