Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

NGA ĐÁNH ISIS



Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/218/sw/h/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn-Tôi không biết chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ sử dụng vũ khí nào nhưng tôi biết rằng chiến tranh thế giới thứ 4 sẽ sử dụng gậy gộc và đá!
-Nếu được lựa chọn cách tiến hành chiến tranh của Mỹ hay của Nga thì rõ ràng là nên chọn của Nga, vì cách của Nga kiên quyết hơn nên cũng nhân đạo hơn hẳn!
-Đám Maidan ở Ucraina thấy mà ... hú hồn!

 ------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)





Con đường nào đưa Syria đến chiến tranh?


Chế độ chính trị kiểu “cha truyền con nối”, kinh tế suy giảm, chậm trễ trong việc tái cơ cấu nền kinh tế cùng với nạn thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát lên cao, chênh lệch giàu nghèo, kỳ thị sắc tộc, mâu thuẫn tôn giáo… được xem là những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bất ổn và nội chiến tại Syria. 
Một thuyết khác cho rằng, sau hàng loạt các cuộc biểu tình trên cả nước, cuộc nội chiến chính thức bắt đầu vào tháng 4/2011 khi quân đội chính phủ đã bắn vào đoàn người biểu tình từ đây châm ngòi cho một cuộc nổi dậy vũ trang toàn diện ở Syria.

Những “cột mốc đen”
Tháng 7/2011 lực lượng Quân đội Syria Tự do (FSA) được thành lập từ sự hợp nhất của nhiều thành phần phức tạp, cuộc nội chiến ở Syria tạm thời có thể chia thành hai phe: lực lượng nổi dậy và phe của tổng thống Bashar al-Assad, nhưng thực chất đối với nhân dân Syria, đây là một cuộc hỗn chiến phức tạp và tàn bạo.
Từ tháng 7 đến tháng 10/2011, các cuộc xung đột vũ trang liên tiếp diễn ra, mở đầu cho cuộc nội chiến đẫm máu sau này. Quân FSA liên tục tấn công nhằm vào quân đội chính phủ, cũng như phe chính phủ bị cáo buộc đã hành quyết phe đối lập và thường dân. Tuy nhiên, trong suốt 6 tháng đầu kể từ khi nổ ra xung đột vũ trang, dân thường Syria được xem là ít dính dáng đến các hoạt động chống chính phủ của phe nổi dậy.
Tháng 11/2011, xung đột vũ trang đã leo thang thành chiến tranh giữa hai phe. Cuộc chiến này kéo dài đến tận ngày 12/4/2012, khi hai bên lần đầu tiên đạt được một thỏa thuận ngừng bắn. Tuy nhiên, thỏa thuận trên đã sớm tan vỡ vào ngày 5/5/2012, khi quân nổi dậy tấn công vào quân đội chính phủ trên khắp lãnh thổ Syria, sau đó tuyên bố đã lấy lại thế chủ động phòng thủ.
Ngày 1/6/2012, tổng thống Bashar al-Assad tuyên bố sẽ đè bẹp mọi cuộc tấn công của quân nổi dậy, từ đây cuộc chiến bắt đầu leo thang ác liệt trên cả nước. Syria chìm trong hỗn loạn.

Từ tháng 7-10/2012, chiến sự diễn ra ác liệt ở Damascus và Aleppo, cả hai bên đều phải chịu nhiều tổn thất nặng nề trong giao tranh và bất chấp một lệnh ngừng bắn đã được thỏa thuận vào dịp lễ Eid al-Adha vào cuối tháng 10/2012, phiến quân nổi dậy vẫn tấn công vào quân chính phủ. Ngày 1/11/2012, khi hết hiệu lực của lệnh ngừng bắn, chính phủ Syria đã quyết định không kích ác liệt nhằm tấn công quân nổi dậy nhưng đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ. Suốt từ tháng 11/2012 đến tháng 3/2013, quân chính phủ nhiều lần bị thất thế, bị quẩn nổi dậy tấn công trên khắp các chiến trường, thậm chí bị đánh chiếm mất các cứ điểm không quân và kho vũ khí quan trọng. Tháng 12/2012 Mỹ cáo buộc chính phủ Syria dùng tên lửa đạn đạo SCUD bắn vào quân nổi dậy, tuy vậy, chính phủ vẫn không thể ngăn được quân FSA tiến sâu hơn vào Damascus.
Cho đến tận tháng 4/2013, với sự ủng hộ âm thầm từ nhiều bên, quân chính phủ đã không ngừng tiến hành các cuộc tấn công vào quân nổi dậy, dần lấy lại được thế chủ động trên chiến trường.
Đầu tháng 6, quân chính phủ đã chiếm lại được ngoại ô Damascus, vùng Al-Quariatayn và tỉnh Homs. Nhưng cũng chính từ đây, phương Tây ngày càng sôi sục với những cáo buộc rằng chính phủ của ông al-Assad đã sử dụng vũ khí hóa học trong giao tranh và một số nước đã công khai viện trợ cả khí tài sát thương và phi sát thương cho phe nổi dậy, đứng đầu là Mỹ, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ. Chiến trường Syria vốn đã rất tàn khốc từ đây trở nên đẫm máu hơn bao giờ hết.
Hãy chấm dứt những vụ thảm sát ở Syria
Theo một số liệu của Liên Hợp quốc, tính đến cuối tháng 6/2013, hơn 100.000 người đã thiệt mạng vì cuộc xung đột suốt hơn 2 năm qua trong đó có đến hơn một nửa là dân thường, hàng triệu người bị xua đuổi và khoảng 1,5 triệu người Syria phải đi tỵ nạn.
Tính đến giữa tháng 7/2013, phe chính phủ Syria kiểm soát khoảng 30-40% lãnh thổ, khoảng 60% đang nằm trong tầm kiểm soát của các phe đối lập và chiến sự vẫn ngày càng leo thang trên khắp cả nước. Các lực lượng nổi dậy, người Kurd, và quân đội chính phủ ngày càng trả đũa nhau một cách nặng tay hơn và những vụ thảm sát dân thường cũng ngày càng nhiều hơn.

Vũ khí hóa học - Ai mới thực sự là thủ phạm ở Syria?
Syria được cho là có kho vũ khí hóa học lớn thứ 3 trên thế giới và khi giao tranh nổ ra, phe đối lập cho rằng nếu bị dồn vào nước đường cùng, chính phủ Syria sẽ sử dụng vũ khí hủy diệt này để giữ quyền cai trị của mình.
Không chỉ phe đối lập, tháng 8/2012, chính phủ Mỹ đã chính thức tuyên bố rằng vũ khí hóa học là “giới hạn đỏ” cho Syria, nếu vượt qua, Mỹ sẽ can thiệp quân sự vào quốc gia này. Pháp và Anh cũng tuyên bố sẽ hành động cứng rắn nếu chính phủ Syria dùng vũ khí hóa học.
Kể từ đó, vũ khí hóa học trở thành chủ đề tranh cãi chủ yếu nhất, là nguyên do của hầu hết các chỉ trích qua lại, đe dọa lẫn nhau giữa các bên ủng hộ và chống chính phủ Syria tại Liên Hợp Quốc (LHQ).
Ngày 23/12/2012, hãng tin Arab Al Jazeera đã công bố một bản báo cáo không chính thức cho biết có một cuộc tấn công bằng khí gas đã giết chết 7 dân thường ở tỉnh Homs, điều này dấy lên quan ngại về việc vũ khí hóa học đã được sử dụng ở Syria.
Ngày 19/3/2013, một bản báo cáo khác cho biết một tên lửa Scud với đầu đạn hóa học đã được bắn vào huyện al-Assal ở Aleppo và Al Atebeh ở ngoại ô Damascus. Cả hai bên cùng đổ trách nhiệm cho nhau. Trong tháng 7, Nga đã điều tra và đưa ra kết luận đó là loại đạn không chuẩn, đồng thời lên án phe đối lập đã dùng vũ khí này.
Ngày 13/4/2013, Anh tuyên bố tìm thấy chứng cứ có sử dụng vũ khí hóa học ở Syria thông qua xét nghiệm mẫu đất được vận chuyển từ Syria. Sau đó 10 ngày, tờ New York Times cho biết chính phủ Anh và Pháp đã gửi thư cho Tổng Thư ký LHQ tuyên bố có bằng chứng xác đáng về việc chính phủ ông Assad sử dụng vũ khí hóa học.
Israel cũng đưa ra cáo buộc tương tự trong khi tình báo Mỹ mặc dù có nghi vấn nhưng vẫn tuyên bố cần có thêm “nhiều bằng chứng hơn”. Tại thời điểm này, Syria đã không đồng ý cho các thanh sát viên vũ khí của LHQ được điều tra thực hư vấn đề có hay không việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria.

Trong suốt tháng 4 và tháng 5/2013, phương Tây liên tục đưa ra các cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học đối với chính phủ của ông Assad nhưng chưa một bên nào đưa ra được bằng chứng thật sự thuyết phục.
Ngày 13/6/2013, lần đầu tiên Mỹ tuyên bố có bằng chứng xác thực về việc chính phủ Assad đã nhiều lần sử dụng một lượng hạn chế vũ khí hóa học tấn công vào các lực lượng nổi dậy, khiến ít nhất 100 đến 150 người chết. Kể từ đây, Mỹ quyết định bơm viện trợ chính thức vũ khí cho phe nổi dậy.
Đối diện với thái độ sục sôi của phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ và các lực lượng ủng hộ phe đối lập, Tổng thống Bashar al-Assad cương quyết gạt bỏ mọi lời buộc tội và tuyên bố rằng chính phe đối lập mới là những kẻ đang vừa ăn cắp vừa la làng, là những kẻ khủng bố đứng sau mọi màn kịch tấn công hóa học ở Syria. Ông nhiều lần lên tiếng chỉ trích nặng nề Mỹ và các nước phương Tây, kêu gọi “Mỹ hãy bỏ mặt nạ xuống” và không hề mềm mỏng trước những lời đe dọa can thiệp quân sự từ phương Tây cũng như tuyên bố sẽ đáp trả tương xứng và đè bẹp quân nổi dậy bằng những quả đấm thép.
Nga, đồng minh thân cận nhất của Syria cũng cho rằng các bằng chứng của Mỹ không có giá trị vì không khách quan, Nga cũng bỏ phiếu chống khi HĐBA nghị sự về việc can thiệp vào Syria. Ngoài Nga, Syria cũng nhận được sự ủng hộ từ Iran và Trung Quốc, đặc biệt là sự hỗ trợ công khai to lớn từ Hezbolla.
Trong khi LHQ bác các bằng chứng của Anh, Pháp và Mỹ vào tháng 6/2013 thì đầu tháng 7, Nga tuyên bố đã có bằng chứng xác định quân nổi dậy Syria dùng chất Sarin tại vùng Aleppo, và ngay lập tức, Nhà Trắng phản bác rằng, họ chưa tìm thấy bằng chứng nào cho thấy một ai, ngoài chính phủ Assad có đủ khả năng sử dụng vũ khí hóa học ở Syria.
Ngày 5/8/2013, phe đối lập lại cáo buộc chính phủ Assad tiến hành một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damascus có kèm theo video nhưng phải đến tận 21/8, vụ việc mới lên đến đỉnh điểm khi một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học thần kinh đã xảy ra khiến ít nhất 1300 người (theo số liệu của SNC) bị thiệt mạng, trong đó có rất nhiều trẻ em và phụ nữ.

Vụ tấn công dã man trên đã khiến cả thế giới rúng động, các nước ủng hộ phe đối lập sục sôi, phương Tây và Mỹ lập kế hoạch, cân nhắc được mất, chuẩn bị sẵn sàng can thiệp vào Syria. Trong khi đó, ở trong nước, hai phe đối lập tiếp tục đổ trách nhiệm qua lại cho nhau bằng những lời lẽ đanh thép và nặng nề, và giữ nguyên lập trường của mình, Nga vẫn ủng hộ chính phủ của ông Assad.
Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia quốc tế, cả phe chính phủ Syria (Tổng thống Assad) và phe đối lập nổi dậy (FSA) đều “không dại mà sử dụng vũ khí hóa học” tại thời điểm này vì họ không thu được lợi lộc gì từ cuộc tấn công. Một giả thuyết được đặt ra rằng, rất có thể đã xuất hiện một “bên thứ 3”, một tổ chức Hồi giáo cực đoan nào đó, đã làm việc này.
Ngày 25/8, chính phủ Syria đồng ý cho các thanh sát viên vũ khí của Liên Hợp Quốc tiến hành thị sát để điều tra về vụ việc hôm 21/8. Tại đây, các thanh sát viên đã thu thập được nhiều bằng chứng giá trị nhưng sau 1,5 giờ, chính phủ Syria đã lệnh cho đoàn thanh sát viên dời đi vì lý do an toàn, còn 6 địa điểm khác trong vụ tấn công mà các thanh sát viên chưa tiếp cận được.
Ngoài vũ khí hóa học, phe đối lập, các nước phương Tây ủng hộ phe đối lập và Mỹ cũng lên án chính phủ Syria sử dụng bom chùm và tên lửa đạn đạo Scud - những loại vũ khí bị hạn chế - trong giao tranh, gây thương vong lớn cho dân thường.
Cuộc chiến ở Syria là một cuộc nội chiến vô cùng phức tạp trong đó cả hai bên tham chiến đều không có bên nào thực sự coi trọng mạng sống của dân thường Syria. Bên cạnh quân chính phủ, rất nhiều cáo buộc được đưa ra buộc tội quân nổi dậy đã tàn sát dã man dân thường, hành quyết những người ủng hộ chính phủ và giết hại những người vô tội chỉ vì khác giáo phái hay sắc tộc.

Mỹ và các nước đồng minh cũng bị lên án đã tiếp tay cho “lực lượng khủng bố” trà trộn trong quân nổi dậy Syria tàn sát dân thường. Thậm chí, dư luận còn dấy lên những nghi ngờ về việc CIA đào tạo quân nổi dậy FSA, cũng như đặt dấu hỏi lớn về việc những vũ khí hóa học sử dụng tại Syria thực chất có nguồn gốc từ đâu và ai mới là người đứng sau tất cả những vụ tấn công đẫm máu vô nhân đạo này.

Cả thế giới nín thở hướng về Syria
Tình hình Syria đang căng thẳng hơn bao giờ hết. Mỹ, Anh đã lên kế hoạch và tập hợp lực lượng sẵn sàng tấn công Syria sau những lời buộc tội dành cho chính phủ của ông Assad. Những tuyên bố đanh thép, những lời đe dọa trừng phạt chính phủ Syria ở khắp mọi nơi, bầu không khí chiến tranh đang bao trùm lên quốc gia Arab, chính phủ Syria sơ tán các doanh trại và trụ sở quân đội khỏi Damascus, tình trạng báo động lên cao.

Đáp trả lời đe dọa từ Mỹ và phương Tây, tổng thống Bashar al-Assad nhắc nhở Mỹ hãy nhớ những bài học của mình, tuyên bố Syria sẽ là một Việt Nam thứ 2 trong cuộc đối đầu với Mỹ và đe dọa đáp trả mọi hành động can thiệp, úp mở khả năng dùng các loại vũ khí “không bình thường”. Đồng minh của Syria, Iran cũng tuyên bố sẽ hủy diệt Israel, đồng minh sát sườn của Mỹ và rằng chiến tranh thế giới III sẽ bùng nổ nếu Mỹ vẫn kiên quyết can thiệp vào quốc gia Arab này. Quy mô và tính chất của cuộc nội chiến đang thay đổi từng ngày và có nguy cơ vượt ra khỏi tầm kiểm soát của bất cứ quốc gia, vùng lãnh thổ nào.
Liệu rồi tương lai của Syria sẽ đi về đâu? Sau khi cân nhắc mọi lợi hại, thiệt hơn, đối mặt với những thách thức từ cộng đồng đối lập, dư luận thế giới, sự phản đối của dư luận trong nước, và nhất là khi việc hậu thuẫn quân nổi dậy FSA còn quá nhiều rủi ro do tính phức tạp, lỏng lẻo của đội quân này không đảm bảo sẽ trung thành với “lợi ích chiến lược” của Mỹ, liệu Mỹ có triển khai tấn công Syria? Các phe phái đang toan tính những gì trên xương máu và mất mát của người dân vô tội Syria? Chiến tranh có bùng nổ, vượt ra khỏi biên giới Syria hay biên giới khu vực như lời Iran cảnh báo nếu Mỹ tấn công? Cả thế giới đang nín thở hướng về Syria.
Lam Giang

Nga – Mỹ khẩu chiến nảy lửa về Assad tại LHQ

29/09/2015 09:49

(NLĐO) – Mỹ hôm 28-9 cho biết nước này sẵn sàng hợp tác với Nga cũng như Iran để chấm dứt cuộc nội chiến tại Syria. Tuy nhiên, Washington và Moscow vẫn tranh cãi nảy lửa về số phận Tổng thống Bashar al-Assad.

Phát biểu tại phiên họp lần thứ 70 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) hôm 28-9, Tổng thống Mỹ Barack Obama mô tả ông Assad là một “bạo chúa” và là thủ phạm chính đằng sau cuộc nội chiến kéo dài hơn 4 năm.
“Không lẽ chúng ta phải ủng hộ những kẻ bạo ngược như Bashar al-Assad, người dội bom thùng trong vụ thảm sát trẻ em vô tội” – ông Obama nói nhưng không đề cập việc phải lật đổ chế độ Assad mà chỉ đề nghị thực hiện một “quá trình chuyển đổi” thay cho cách lãnh đạo của vị tổng thống Syria. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy Washington không hối thúc ông Assad từ nhiệm gắt gao như trước.

Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) hôm 28-9. Ảnh: EPA
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) hôm 28-9. Ảnh: EPA

Ngược lại, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với các nhà lãnh đạo thế giới rằng cần phải hợp tác với chế độ Assad để đánh bại nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Ông phát biểu: “Chúng tôi nghĩ rằng sẽ là một sai lầm rất lớn nếu từ chối hợp tác với chính phủ Syria và lực lượng vũ trang của họ, những con người đang dũng cảm chống khủng bố mặt đối mặt. Chúng ta phải thừa nhận chỉ có lực lượng của Tổng thống Assad và người Kurd là thực sự chiến đấu chống IS cũng như các nhóm khủng bố khác ở Syria”.
Nhà lãnh đạo Nga kêu gọi thành lập một liên minh chống khủng bố quốc tế bao gồm thành viên là các quốc gia Hồi giáo. Trong khi đó, ông Obama khẳng định Mỹ sẵn sàng hợp tác với bất cứ quốc gia nào, kể cả Nga và Iran, nhằm chấm dứt cuộc xung đột. Tuy nhiên, ông lưu ý Syria sẽ không thể trở về nguyên trạng giống như trước khi xảy ra chiến tranh sau “rất nhiều cuộc tàn sát và máu đổ”.
Dù vậy, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đều bác bỏ khả năng cho phép ông Assad ở lại.

Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn giữ nguyên quan điểm ủng hộ chế độ Assad. Ảnh: AP
Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn giữ nguyên quan điểm ủng hộ chế độ Assad. Ảnh: AP

Ông Putin (trái) bắt tay Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon. Ảnh: AP
Ông Putin (trái) bắt tay Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon. Ảnh: AP

Tại phiên họp, Tổng thống Obama lên án động thái sáp nhập bán đảo Crimea của Nga hồi năm ngoái. Ông nhấn mạnh Washington không thể đứng yên khi nhìn thấy chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia bị vi phạm trắng trợn. “Nếu điều đó xảy ra ở Ukraine mà không để lại hệ quả, nó có thể xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào ở đây ngày hôm nay. Đây cũng là cơ sở để Mỹ và các đối tác áp đặt biện pháp trừng phạt Nga, không phải mong muốn quay về thời Chiến tranh Lạnh”.
Hai nhà lãnh đạo Nga – Mỹ bước vào phòng họp lúc 17 giờ (giờ địa phương). Ông Putin đi trước, sau đó đến ông Obama. Hai người bắt tay nhau nhưng không ai nói với nhau một lời nào hay trả lời các câu hỏi của giới truyền thông.
Tại bữa ăn tối do Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon tổ chức, hai ông Putin và Obama một lần nữa bắt tay theo phép lịch sự. Ông Putin mỉm cười nhưng mặt ông Obama lạnh tanh. Hai người cũng không tổ chức một cuộc hội đàm chính thức.

Nga – Mỹ khẩu chiến nảy lửa về Assad tại LHQ


Hai nhà lãnh đạo Nga – Mỹ ăn tối tại trụ sở LHQ. Ảnh: EPA, AP
Hai nhà lãnh đạo Nga – Mỹ ăn tối tại trụ sở LHQ. Ảnh: EPA, AP

Nga – Mỹ khẩu chiến nảy lửa về Assad tại LHQ

Các nhà lãnh đạo thế giới trong bữa tối do Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon tổ chức. Ảnh: Reuters, EPA
Các nhà lãnh đạo thế giới trong bữa tối do Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon tổ chức. Ảnh: Reuters, EPA


Hai TT Putin và Obama hội đàm gần 2 giờ
Trước khi phát biểu chính thức tại phiên họp của Đại hội đồng LHQ, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc hội đàm riêng bên lề cuộc họp. Đây cũng là cuộc gặp riêng đầu tiên của hai nhà lãnh đạo này trong vòng 2 năm qua.
Cuộc hội đàm kéo dài tới 1 giờ 40 phút, dài hơn dự kiến 50 phút, song kết thúc cuộc hội đàm hai bên không ra tuyên bố chung và cũng không họp báo. Tổng thống Nga Putin tiết lộ rằng ông và người đồng cấp Mỹ đã thảo luận thẳng thắn và cuộc họp rất hữu ích. Hai bên đề cập tới tình hình Ukraine và Trung Đông và có nhiều quan điểm tương đồng về các vấn đề này.

Bốn ngõ cụt trong nội chiến Syria

HOÀNG DUY - Chủ Nhật, ngày 15/3/2015 - 05:00
(PL)- Tình hình căng thẳng ngày càng tăng giữa các tay súng nước ngoài và các tay súng địa phương trong Nhà nước Hồi giáo.
Ngày 15-3, nội chiến ở Syria đã bước vào năm thứ năm. Hôm 13-3 (giờ địa phương), tám nhân vật lãnh đạo các tổ chức của LHQ đã công bố tuyên bố chung kêu gọi các nước gạt bỏ bất đồng để chấm dứt nỗi đau khổ của dân thường trong xung đột Syria.
Hơn 200.000 người chết
Tám nhân vật lãnh đạo của LHQ gồm:
- Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách các vấn đề nhân đạo Valerie Amos.
- Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Margaret Chan.
- Cao ủy LHQ về người tị nạn Antonio Guterres.
- Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) Anthony Lake.
- Giám đốc điều hành chương trình Lương thực Thế giới (PAM) Ertharin Cousin.
- Tổng ủy Văn phòng Cứu trợ và việc làm của LHQ về người tị nạn Palestine ở Trung Đông (UNRWA) Pierre Krahenbuhl.
- Đặc phái viên của tổng thư ký LHQ về bạo lực tình dục trong xung đột Zainab Bangura.
- Đặc phái viên của tổng thư ký LHQ về trẻ em và xung đột vũ trang Leila Zerrougui.
Tuyên bố chung nhận định: “Khủng hoảng khủng khiếp ở Syria đã bước vào năm thứ năm. Khủng hoảng này tiếp tục gây ra thiệt hại về người không thể chấp nhận được. Đây là cuộc khủng hoảng mà cộng đồng quốc tế muốn chấm dứt nhưng đã thất bại”.
Tuyên bố chung nhận định số thương vong trong xung đột Syria quá lớn (hơn 200.000 người chết), đồng thời kêu gọi các bên ngừng tấn công mù quáng vào dân thường, chấm dứt bao vây, cho phép giúp đỡ về y tế và phẫu thuật cấp cứu.
Hôm 12-3, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon cũng đã kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ có các biện pháp quyết định để chấm dứt nội chiến và vãn hồi hòa bình ở Syria.
Cuộc chiến nhằm lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad bùng nổ ở Syria từ ngày 15-3-2011 và sau đó biến thành nội chiến. Đến nay, theo số liệu của LHQ, đã có 3,9 triệu dân Syria phải tản cư vì chiến cuộc và hơn 12,2 triệu dân Syria cần viện trợ khẩn cấp.

Trại tị nạn của người Syria ở Mafraq (Jordan). Ảnh REUTERS

Yếu tố Nhà nước Hồi giáo
Trước nay, Mỹ và các đồng minh tích cực ủng hộ phe đối lập Syria nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad. Tuy nhiên, nội chiến Syria đã thay đổi diện mạo sau khi phiến quân Nhà nước Hồi giáo (tự xưng) xuất hiện trên bàn cờ chiến sự đánh chiếm phần lớn miền Bắc Syria và biến Raqqa thành căn cứ địa.
Nội chiến Syria đã vấp phải ba ngõ cụt:
- Ngõ cụt về quân sự khi quân đội và phe nổi dậy tiếp tục giằng co trên chiến trường.
- Ngõ cụt về chính trị bởi Tổng thống Bashar al-Assad vẫn tại vị trái toan tính của Mỹ và các đồng minh. Các nhóm trong phe đối lập cũng không thể hợp tác được với nhau.
- Ngõ cụt về ngoại giao khi Nga liên tục sử dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an LHQ và Iran tích cực ủng hộ Syria.
Ngõ cụt thứ tư chính là sự xuất hiện của Nhà nước Hồi giáo. Ngoài ra còn phải kể đến tổ chức Mặt trận Al Nusra, chi nhánh của Al Qaeda ở Syria.
Ngày 13-3, phát biểu trước Hội đồng Quan hệ đối ngoại ở New York, Giám đốc CIA John Brennan nhận định Mỹ không muốn chính phủ và các định chế chính trị ở Syria sụp đổ bởi nếu không, các tổ chức cực đoan như Nhà nước Hồi giáo sẽ thế chỗ.
Ông khẳng định điều quan trọng là ủng hộ các lực lượng đối lập không cực đoan ở Syria để chống lại Nhà nước Hồi giáo. Mỹ đang thiết lập tại Thổ Nhĩ Kỳ chương trình huấn luyện quân sự và trang bị cho phe nổi dậy ôn hòa Syria.
Đối đầu từ trong nội bộ
Trong bối cảnh tổ chức Hồi giáo cực đoan Boko Haram ở Nigeria bắt tay với Nhà nước Hồi giáo ở Syria và Iraq để phô trương thanh thế, các nhà nghiên cứu Mỹ và Pháp lại nhận ra Nhà nước Hồi giáo đang vấp phải nhiều khó khăn căn cứ các nguồn tin đáng tin cậy ở Syria, Iraq và Libya.
Máy bay của liên minh do Mỹ đứng đầu liên tục đánh phá, dù vậy điều lạ là các khó khăn của Nhà nước Hồi giáo không xuất phát từ lý do trên mà phát sinh từ trong nội bộ của chúng. Đó là tình hình căng thẳng ngày càng tăng giữa các tay súng nước ngoài và các tay súng địa phương.
Trong các khu vực thuộc quyền kiểm soát, Nhà nước Hồi giáo khó tuyển được người tình nguyện trong khi chúng vẫn duy trì luật lệ Hồi giáo hà khắc với các hình thức gieo rắc khiếp sợ. Do đó thế mạnh của Nhà nước Hồi giáo là các tay súng nước ngoài nhưng đây cũng chính là điểm yếu.
Các tay súng nước ngoài được chăm sóc tốt hơn các tay súng địa phương với lương cao hơn, chỗ ở khá hơn, ăn uống đỡ hơn, chưa kể thường được bố trí đóng quân trong các thành phố đã chiếm đóng.
Từ tình hình đó, các tay súng địa phương đã tức tối với những ưu đãi chúng không được hưởng. Đã từng xảy ra đấu súng ác liệt giữa các tay súng nước ngoài và các tay súng địa phương gần biên giới Syria-Iraq. Tại Ramadi (Iraq), các tay súng Chechnya đã từng choảng nhau với các tay súng người Iraq theo Nhà nước Hồi giáo.
Trong khi đó, số tay súng nước ngoài đào ngũ ngày càng tăng do chiến sự khốc liệt hơn trong mùa khô và nhiều tên ít cuồng tín hơn sợ chết khiếp trước hành động man rợ của Nhà nước Hồi giáo. Cách đây một tháng, khoảng 30-40 thi thể là tay súng nước ngoài bị cắt cổ được tìm thấy ở Raqqa.
Khó khăn cuối cùng của Nhà nước Hồi giáo là tình trạng khó quản lý hơn khi lãnh thổ chiếm đóng rộng hơn. Chiếm đất là một chuyện còn thiết lập bộ máy quản lý vùng đất đã chiếm lại là chuyện khác.
10 thời điểm then chốt trong nội chiến Syria
- 15-3-2011: Phe đối lập tổ chức biểu tình theo kiểu mùa xuân Ả Rập. Chính quyền Syria trấn áp. Nội chiến bùng nổ.
- 7-2011 và 9-2011: Quân đội Tự do Syria (phe nổi dậy dân sự và quân đào ngũ) và Hội đồng Quốc gia Syria (cơ quan đấu tranh chính trị của phe đối lập) ra đời.
- 7-2012: Quân đội Tự do Syria đánh Damascus và Aleppo.
- 30-4-2013: Hezbollah ở Lebanon thừa nhận đưa quân ủng hộ chính phủ Syria. Vệ binh Cách mạng Iran cũng ủng hộ chính phủ Syria.
- 21-8-2013: Quân đội Syria bị cáo buộc sử dụng chất độc hóa học. Tháng 9-2013, Hội đồng Bảo an ra Nghị quyết 2118 buộc Syria tiêu hủy kho hóa học.
- 1-2014: Phiến quân Nhà nước Hồi giáo (đã xuất hiện một năm nay) mở chiến dịch tấn công các phe nổi dậy khác để chiếm lãnh thổ.
-1-2-2014: Hội nghị Genève II về hòa bình giữa chính phủ Syria và phe nổi dậy kết thúc ngày 15-2-2014 trong thất bại.
- Mùa hè năm 2014: Từ Syria, Nhà nước Hồi giáo tấn công Iraq và tuyên bố thành lập nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria.
- 9-2014: Mỹ và liên minh mở rộng phạm vi ném bom chống Nhà nước Hồi giáo từ Iraq sang Syria.
- 1-2-2015: Sau hơn bốn tháng giao tranh, lực lượng người Kurd ở Syria tái chiếm Kobani và tiến quân về Raqqa, căn cứ của Nhà nước Hồi giáo.

HOÀNG DUY

Cuộc chiến Syria: Từ nội chiến trở thành cuộc chiến quốc tế hoá

(TNO) Syria là nước đa sắc tộc, đa tôn giáo, giành độc lập từ Pháp năm 1946, nhưng từ đó phải sống trong những giai đoạn bất ổn chính trị bắt nguồn từ những xung đột lợi ích của nhiều tổ chức.

Cuộc nội chiến Syria bùng phát do những căng thẳng giữa phe nổi dậy và lực lượng chính phủ, dần dần trở thành cuộc chiến quốc tế hoá - Ảnh: ReutersCuộc nội chiến Syria bùng phát do những căng thẳng giữa phe nổi dậy và lực lượng chính phủ, dần dần trở thành cuộc chiến quốc tế hoá - Ảnh: Reuters
Ông Hafez al-Assad trở thành tổng thống Syria năm 1971 sau các cuộc đảo chính trước đó. Chính quyền của ông được cho là có chính sách độc đoán trong nước và chống phương Tây mạnh mẽ. Sau khi ông Assad qua đời năm 2000, con trai ông là đương kim Tổng thống Syria hiện nay, Bashar al-Assad tiếp nối quyền lãnh đạo đất nước.
Sau khi nhậm chức, Bashar al-Assad ra lệnh thả hàng trăm tù nhân chính trị, nhưngtự do chính trị thật sự cũng như sự vực dậy nền kinh tế do nhà nước chi phối chưa bao giờ trở thành hiện thực.
Nội chiến bùng nổ
Năm 2011-2012, những bất ổn trong khu vực, đặc biệt là phong trào Mùa xuân Ả Rập tại Tunisia, Ai Cập và Libya đã truyền cảm hứng cho các phong trào biểu tình chống chính quyền tại Syria. Người Syria bày tỏ thái độ bất mãn với tiến trình chính trị và đòi một cuộc cải cách dân chủ. Sau vụ chính quyền bắt giữ và tra tấn 15 thiếu niên vẽ tranh tường chống chính phủ, các cuộc biểu tình phát triển rầm rộ. Lực lượng an ninh chính phủ đã dùng xe tăng, pháo để chống người biểu tình, nhiều người bị bắt giữ.
Các phong trào phản kháng nhanh chóng lan rộng, các nhóm đối lập bắt đầu tổ chức các phe phái chính trị và quân sự chống chính quyền, dẫn đến việc chính phủ sử dụng sức mạnh quân sự để phản công, dân thường cũng bị ảnh hưởng. Đến năm 2012, căng thẳng giữa 2 phe leo thang thành cuộc nội chiến. Theo BBC, có đến hơn 1.000 nhóm nổi dậy chống đối chính phủ kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu.
Cuộc chiến Syria: Từ nội chiến trở thành cuộc chiến quốc tế hoá - ảnh 2Cuộc nội chiến tại Syria khó kết thúc khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad và phe nổi dậy còn đối đầu - Ảnh: Reuters
Nhiều người vẫn đang đặt câu hỏi về nguyên nhân khiến cho cuộc nội chiến xảy ra. Trong đó, một số cho là do cuộc chiến của các nhóm nổi dậy chống lại sự độc tài của chế độ Assad cầm quyền trong suốt hơn 40 năm. Một vài ý kiến khác nhìn nhận đó là cuộc chiến tranh giữa các sắc tộc người Hồi giáo, trong đó phe cầm quyền Hồi giáo dòng Shiite thân Iran xung đột với người Hồi giáo dòng Sunni trong nước cũng như tại các nước lân cận là Ả Rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar, theo The Economist.
Vũ khí hóa học và phản ứng của phương Tây
Tháng 8.2013, một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học xảy ra bên ngoài thủ đô Damascus (Syria), gây làn sóng phản ứng từ nhiều nước. Những cuộc thảo luận diễn ra sau đó nhằm tìm ra giải pháp chấm dứt hành động này và đưa người chịu trách nhiệm ra ánh sáng. Đến tháng 9.2013, Liên Hiệp Quốc xác nhận vũ khí hóa học đã được sử dụng tại Syria nhưng không nêu rõ người chịu trách nhiệm. Cả chính phủ và phe nổi dậy đều đổ lỗi cho nhau.
Vấn đề trở nên căng thẳng khi Mỹ và Anh hăm he muốn can thiệp quân sự vào Syria. Nga, một đồng minh thân cận của chính quyền Assad, ngay lập tức phản đối và cho rằng Mỹ cần tính toán hậu quả nếu muốn giải quyết chuyện nội bộ của Syria.
Tổng thống Putin khi đó nói: “Tôi muốn nhấn mạnh với ông Obama, một người nhận giải thưởng Nobel Hòa bình, rằng trước khi sử dụng vũ lực tại Syria, cần phải suy nghĩ kỹ về con số thương vong trong tương lai”, theo ABC News.
Tuy vậy, Nga sau đó đã đề xuất việc chính phủ Syria cho phép phá hủy các nhà máy vũ khí hóa học để tránh xung đột gia tăng. Việc phá hủy được tiến hành vào cuối năm 2013, và nhóm người thực hiện dự án này sau đó được trao giải Nobel Hòa bình.
Cuộc chiến Syria: Từ nội chiến trở thành cuộc chiến quốc tế hoá - ảnh 3Người dân Syria bị mắc kẹt giữa cuộc chiến - Ảnh: Reuters
IS trỗi dậy và sự can thiệp của quốc tế
Đầu năm 2014, một nhóm cực đoan nổi lên tại Iraq tự xưng là tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và nhanh chóng gây ra nhiều hành động khủng bố ghê rợn đối với những ai phản đối quan điểm cực đoan của chúng. IS nhanh chóng chiếm nhiều vùng lãnh thổ ở Iraq và tràn sang Syria. Lợi dụng tình hình bất ổn, IS tiếp tục giành quyền kiểm soát nhiều vùng rộng lớn trên khắp Syria. Cuộc chiến lúc này không còn là chuyện tay đôi giữa chính quyền Assad và phe nổi dậy nữa. Đến tháng 9.2014, Mỹ, Anh và một số nước khác thành lập liên quân thực hiện các cuộc không kích nhằm ngăn chặn và tiêu diệt IS tại Syria và Iraq.
Người dân Syria bị mắc kẹt giữa cuộc chiến tàn khốc. Họ buộc phải rời nhà tìm đến những nơi an toàn hơn. Mỗi ngày, dòng người tị nạn cứ tiếp tục kéo về các nước lân cận như Lebanon, Jordan, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ. Họ gặp nhiều nguy hiểm, thiếu thốn mọi thứ trên đường đi. Người tị nạn bất chấp tính mạng vượt biển để đến được các nước châu Âu nhằm tìm kiếm cuộc sống tốt hơn. Hơn 4 triệu người đã rời Syria kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu, hầu hết là trẻ em và phụ nữ. Liên tiếp những cái chết bi thảm của người tị nạn trên biển Địa Trung Hải, mà gần đây nhất là hình ảnh thi thể bé trai 3 tuổi người Syria dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ hôm 2.9 đã khiến cả thế giới phải bàng hoàng.
Cuộc chiến tại Syria khó có thể được giải quyết sớm khi 2 bên lực lượng chính phủ và phe nổi dậy không thể đánh bại lẫn nhau. Cả 2 phe này còn phải chống chọi với IS. Hơn nữa là sự mâu thuẫn về quan điểm của Mỹ và Nga trong việc giữ vững chế độ Assad. Mỹ thì muốn phe nổi dậy chống IS và chừng nào ông Assad còn cầm quyền thì IS còn tiếp tục lớn mạnh. Vì lý do đó, Mỹ sẽ phải tìm cách lật đổ chế độ Assad, nhưng điều này sẽ không dễ thực hiện khi mục tiêu quan trọng của Nga và cả Iran là tiếp tục ủng hộ Tổng thống Assad, theo tạp chí Newsweek.
Số người thiệt mạng vì cuộc nội chiến Syria được nhiều tổ chức ước tính. Theo Tổ chức quan sát nhân quyền Syria (SOHR), đã có hơn 330.000 người chết và khoảng 13 triệu người bị thương và rời bỏ nhà cửa từ khi nội chiến bắt đầu năm 2011. Trong khi đó, con số do Liên Hiệp Quốc ước tính là hơn 220.000 người thiệt mạng.
Bảo Vinh
  

Bin Laden đang lên kế hoạch thành lập nhà nước Hồi giáo

Bin Laden dang len ke hoach thanh lap nha nuoc Hoi giao
Poster châm biếm Bush và Bin Laden ở Brazil.
Hôm nay, một tên chiến binh đang bị xét xử vì âm mưu tiến hành các hành động khủng bố nhằm vào sứ quán Mỹ và Israel cho biết, trùm khủng bố Osama bin Laden và Abu Musab al-Zarqawi sẽ sớm thành lập một nhà nước Hồi giáo.

Kẻ đang bị xét xử Abed al-Tahawi đưa ra thông tin trên trong một cuộc họp báo nhanh với các phóng viên trước toà án quân sự.
“Mặc dù bị tố cáo là những kẻ khủng bố, nhưng 2 vị anh hùng Osama bin Laden và Abu Musab al-Zarqawi sẽ sớm xuất hiện trở lại để thành lập một nhà nước Hồi giáo thật sự.”
Al-Tahawi, 50 tuổi, cùng 15 kẻ khác, trong đó có 1 tên bị xét xử vắng mặt, bị buộc tội âm mưu thực hiện các cuộc tấn công khủng bố và sở hữu súng bắn tự động. Nếu bị kết án cả 2 tội trên, chúng sẽ phải lĩnh án tử hình
Trang Thu
Theo AP/The Age
Nguồn:DanTri

Isis tuyên bố thành lập Nhà nước Hồi giáo

  • 30 tháng 6 2014
 
Phiến quân Isis ăn mừng việc thành lập nhà nước của họ
Lực lượng phiến quân Hồi giáo Isis tuyên bố thành lập một vương quốc Hồi giáo, tức caliphate, ở những vùng lãnh thổ mà họ kiểm soát ở Iraq và Syria.
Họ cũng tuyên bố thủ lĩnh của họ, Abu Bakr al-Baghdadi, là caliph, tức quốc vương, và là ‘lãnh đạo của người Hồi giáo ở khắp nơi’.
Thành lập một nhà nước Hồi giáo áp dụng Luật Sharia hà khắc từ lâu đã là mục tiêu của các chiến binh thánh chiến.
Trong lúc này, quân đội Iraq tiếp tục chiến dịch tấn công để giành lại thành phố miền bắc Tikrit từ tay Isis.
Thành phố này đã rơi vào tay phiến quân hôm 11/6 khi họ tràn qua một vùng lãnh thổ rộng lớn ở phía bắc và phía tây Iraq.
Trong một diễn biến khác, Israel kêu gọi thành lập một nhà nước độc lập của người Kurd trước những bước tiến của phiến quân Hồi giáo ở Iraq.

‘Bác bỏ dân chủ’

Trong một đoạn thu âm được đăng tải trên mạng, Isis tuyên bố thành lập ‘caliphate’.
Họ nói nhà nước Hồi giáo này sẽ trải dài từ Aleppo ở miền bắc Syria đến tỉnh Diyala ở đông Iraq.
Abu Bakr al-Baghdadi sẽ là người đứng đầu vương quốc này và sẽ được gọi là ‘Caliph Ibrahim’.
Cũng trong đoạn băng này, các phiến quân yêu cầu tất cả những người Hồi giáo ‘thề trung thành’ với nhà lãnh đạo mới. Họ cũng tuyên bố ‘bác bỏ dân chủ và những thứ rác rưởi khác của phương Tây’.
Isis cũng nói là từ nay trở về sau họ sẽ được gọi đơn giản là ‘Nhà nước Hồi giáo’.
Hôm Chủ nhật ngày 29/6, các máy bay chiến đấu của quân chính phủ đã tấn công các vị trí của phiến quân và giao tranh đã nổ ra tại nhiều khu vực của Tikrit, các nhân chứng và các quan chức Iraq cho biết.
“Lực lượng an ninh đang tiến vào từ những khu vực khác nhau,” Tướng Qassem Atta nói với các nhà báo, “Giao tranh đang tiếp diễn.”
Có tin quân chính phủ đã rút về thị trấn Dijla ở gần đó khi cuộc tấn công hôm thứ Bảy 28/6 đã gặp sự kháng cự mạnh mẽ của phiến quân.



 
Phụ nữ và trẻ em phải rời bỏ nhà cửa do chiến sự ở Iraq
Giao tranh ác liệt trong hai ngày qua đã khiến cho rất nhiều người chết ở cả hai phía, các nhân chứng và nhà báo nói với BBC.
“Chúng tôi không thể ở đây một ngày nào nữa. Suốt đêm chúng tôi chỉ nghe tiếng bom nổ ở khắp nơi xung quanh bệnh viện,” Marina Jose, một trong số 46 điều dưỡng người Ấn Độ bị kẹt lại ở một bệnh viện ở Tikrit, nói với BBC.
Có tin phiến quân đã bắn rơi một trực thăng và bắt giữ phi công.
Các nhân chứng cho biết quân đội Iraq đã gặp trở ngại trong chiến dịch tái chiếm Tikrit do phiến quân đã đặt rất nhiều thiết bị nổ tự chế ở các cửa ngõ tiến vào thành phố.
Hôm Chủ nhật ngày 29/6, Chính phủ Iraq nói họ đã nhận được loạt máy bay chiến đấu đầu tiên mà họ đặt hàng của Nga.
Trong khi đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã kêu gọi thành lập một nhà nước độc lập của người Kurd để cản lại đà tiến quân của quân Hồi giáo ở Iraq.
Trong một bài diễn văn ở Tel Aviv, ông nói người Kurd ‘là những chiến binh và đã chứng tỏ cam kết chính trị và họ xứng đáng có một nhà nước độc lập’.
Hồi đầu tuần, ông Massoud Barzani, nhà lãnh đạo của người Kurd ở Iraq, nói với kênh truyền hình Mỹ CNN rằng ‘đã đến lúc người Kurd quyết định tương lai của mình’.
Các phóng viên cho biết người Kurd từ lâu đã mong muốn có một nhà nước độc lập nhưng họ vẫn rải ra ở các quốc gia Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Iraq.
Tuy nhiên cộng đồng quốc tế, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ, vẫn chống lại việc chia cắt Iraq.

4 lý do khiến ông Putin và Obama bất đồng về Syria

Cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại phiên họp thứ 70 của Đại hội đồng LHQ đã để lại những vấn đề còn tranh cãi chính, chưa được giải quyết giữa 2 bên.
Tờ Russia beyond the headlines (RBTH) đã đưa ra 4 lý do chính cản trở Nga - Mỹ hợp tác chống lại IS.
Hình ảnh 4 lý do khiến ông Putin và Obama bất đồng về Syria số 1

Moscow đang nỗ lực lôi kéo Iran trong cuộc chiến chống IS và hướng tới giải quyết khủng hoảng Syria. Tuy nhiên, các nước quân chủ vùng Vịnh, đồng minh của Mỹ, chủ yếu là Saudi Arabia và Qatar lại là đối thủ của Iran tại khu vực. Nguồn: EPA

1. Số phận của ông Assad
Đây là điểm chính của sự bất đồng. RBTH cho rằng Mỹ muốn lật đổ nhà lãnh đạo Syria Bashar al-Assad hơn là chống lại IS.
Mỹ đã hao tốn nhiều tiền vốn chính trị và nguồn lực tuyên truyền, đầu tiên là để chống lại Hafez al-Assad, sau đó là con ông, Bashar al-Assad. Với Mỹ, việc lấy lại những yêu cầu đồng nghĩa với việc thừa nhận một sai lầm và thể hiện sự yếu kém.
Đây là lý do tại sao Mỹ đánh cược với phe đối lập và từ chối hợp tác với Bashar al-Assadm, người bị ông Obama chính thức gắn mác "bạo chúa".
Người Mỹ nhấn mạnh rằng tổng thống Syria nên từ chức và sau đó, các nhóm đối lập sẽ đoàn kết với phần còn lại của quân đội để tiếp tục chống IS.
Trong bài phát biểu tại LHQ, ông Obama tuyên bố: "Chúng ta phải thừa nhận rằng sau nhiều cuộc đổ máu, nhiều cuộc tàn sát, sẽ không có chuyện trở lại nguyên trạng như trước chiến tranh".
Mặt khác, Nga lại khẳng định chỉ có ông Assad mới có thể là lãnh đạo hợp pháp của Syria. Hiện nay, không ai có thể thay thế ông và quân đội của ông ấy đang thực sự chiến đấu với IS.
"Cuối cùng, chúng ta phải thừa nhận rằng không ai ngoài lực lượng vũ trang của ông Assad và dân quân người Kurd đang thực sự chiến đấu chống lại IS và các nhóm khủng bố khác tại Syria", ông Putin nói.
Tuy nhiên, Moscow không lý tưởng hóa Assad và thừa nhận Syria cần cải cách chính trị cho dù không có sự can thiệp của nước ngoài. Điện Kremlin ủng hộ một cách giải quyết thực tế: đầu tiên đánh bại IS, sau đó chính phủ Syria đàm phán với phe đối lập.
"Chúng tôi sẵn sàng nói chuyện với Assad để ông ấy hợp tác với những đại diện của phe đối lập ôn hòa và thực hiện các cải cách chính trị", ông Putin giải thích tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế ở St.Petersburg hồi tháng 6.

2. Vai trò của LHQ trong việc giải quyết khủng hoảng
Moscow đã nói rõ họ sẵn sàng tham gia liên minh chống thánh chiến do Mỹ dẫn đầu nhưng yêu cầu trước tiên phải được LHQ ủy nhiệm.
"Trước hết, chúng tôi đề xuất thảo luận về khả năng thông qua một nghị quyết về sự phối hợp giữa tất cả các bên chống IS và những nhóm khủng bố khác. Tôi nhắc lại, việc hợp tác phải dựa trên cá nguyên tắc của Hiến chương LHQ", ông Putin nói trước Đại hội đồng LHQ ở New York hôm 28/9.
Điều này là cần thiết để xây dựng "luật chơi" và tránh lặp lại kịch bản Libya. Với lý do bảo vệ thường dân, phương Tây đã ném bom xuống lãnh thổ Libya và về cơ bản đảm bảo cho việc loại bỏ nhà độc tài Muammar Gaddafi.
Điện Kremlin cần một nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ để xác định các mục tiêu của liên minh quốc tế và các phương tiện chiến đấu chống lại IS.
"Thật ra, chúng tôi muốn tạo ra một liên minh quốc tế nhất định để chống lại chủ nghĩa khủng bố và cực đoan. Và với mục đích này, chúng tôi đang hỏi ý kiến từ các đối tác Mỹ", ông Putin phát biểu tại New York.
3. Vai trò của các nước trong khu vực
Moscow đang nỗ lực kéo Iran vào cuộc chiến chống IS và đi đến giải quyết cuộc khủng hoảng Syria. Tuy nhiên, các nước quân chủ vùng Vịnh, liên minh với Mỹ trong cuộc chiến này, chủ yếu là Saudi Arabia và Qatar lại là đối thủ cạnh tranh với Iran tại khu vực.
Trên thực tế, những diễn biến gần đây trong cuộc khủng hoảng Syria là hậu quả của cuộc đối đầu Iran - Saudi, theo nhiều cách: Tehran giúp Assad, trong khi các chiến binh thánh chiến lại nhận được hỗ trợ tài chính từ các nước vùng Vịnh.
"Tôi cảm giác có ai đó muốn dùng các đơn vị riêng biệt của IS hoặc toàn bộ IS để loại bỏ Assad và sau đó mới nghĩ đến việc giải quyết IS", ông Putin nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn nhà báo Charlie Rose cho kênh CBS và PBS của Mỹ.
Bản thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran được ký kết hồi tháng 7 đã biến Iran từ một nước "bất hảo" trong mắt các nước phương Tây trở thành một đối tác đàm phán hoàn toàn được hoan nghênh.
Ông Obama nói rằng: "Mỹ đã sẵn sàng để làm việc với bất cứ quốc gia nào, trong đó có cả Nga lẫn Iran để giải quyết cuộc xung đột".
Vấn đề nằm ở câu hỏi: Liệu các nước quân chủ Ả Rập có muốn thỏa hiệp với Tehran. Hiện nay, đang có 2 liên minh chống thánh chiến cạnh tranh lẫn nhau đang hoạt động trong khu vực: Liên minh thứ nhất được Mỹ và Saudi Arabia bảo trợ, liên minh thứ hai gồm Nga, Iraq, Iran và chính phủ Assad.
4. Chính trị trong nước
Cuộc chạy đua vào ghế tổng thống đã bắt đầu tại Mỹ. Một trong những điều mà đảng Dân chủ bị cáo buộc đó là chính sách đối ngoại không quyết đoán.
Điều quan trọng đối với ông Barack Obama là kiên quyết và mạnh mẽ, đặc biệt là trong quan hệ với Nga. Truyền thông Mỹ đã mô tả Nga là "đế chế  của cái ác" mới.
Với ông Putin, chiến thắng trong cuộc chiến chống lại IS có thể chứng minh cho người Nga thấy lãnh đạo của họ quyết đoán và có thể đưa nước Nga trở lại vị trí siêu cường.
Bảo Linh (theo rbth)
Nguồn : Người đưa tin
 

Tổng thống Putin chỉ trích Mỹ về vấn đề Syria

08:56, Thứ Tư, 14/10/2015 (GMT+7)
(VnMedia) - Tổng thống Vladimir Putin hôm qua (13/10) đã giận dữ lên tiếng chỉ trích gay gắt Washington về việc không chịu chia sẻ thông tin tình báo với Nga về Syria.
Tổng thống Nga Vladimir Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin

"Tôi tin rằng một số đối tác của chúng tôi đơn giản là đầu óc bã đậu”, ông Putin thẳng thừng tuyên bố. Đây được xem là một trong số những lời chỉ trích gay gắt nhất của Nga nhằm vào Washington trong vấn đề xử lý cuộc khủng hoảng ở Syria.
Cuối tháng trước, Moscow vừa chính thức tham chiến ở Syria bằng việc phái hàng loạt chiến đấu cơ của họ đi thực hiện chiến dịch không kích nhằm vào các mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Moscow giải thích, nước này muốn tiêu diệt các chiến binh Hồi giáo IS trước khi chúng có thể tràn qua biên giới, xâm nhập vào Nga - một nước vốn có đông dân số Hồi giáo sinh sống.
Tuy nhiên, Washington và các nước đồng minh lên án chiến dịch can thiệp quân sự của Nga vào Syria. Phương Tây cáo buộc Moscow không phải đang nhằm mục tiêu vào IS mà là nhằm vào dân thường và lực lượng nổi dậy chống chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.
"Hiện tại, chúng tôi thường nghe thấy những thông tin tung ra nói rằng các phi công của chúng tôi đang tấn công nhầm mục tiêu, không phải là IS”, Tổng thống Putin phát biểu tại một diễn đàn đầu tư ở thủ đô Moscow. Theo lời ông chủ điện Kremlin, Moscow đã đề nghị Washington cung cấp danh sách các mục tiêu. Tuy nhiên, Mỹ lại từ chối.
"'Không. Đó là câu trả lời mà chúng tôi không chờ đợi”, ông Putin bày tỏ. "Sau đó, chúng tôi nghĩ đi nghĩ lại và tiếp tục đặt câu hỏi khác với họ: Vậy thì hãy nói cho chúng tôi biết chúng tôi nên tấn công vào đâu. Tiếp tục không có câu trả lời. Đây không phải trò đùa. Tôi không bịa ra chuyện này”, Tổng thống Nga nhấn mạnh.
"Vậy làm sao có khả năng chúng tôi có thể hợp tác, làm việc với nhau? Tôi cho rằng, một số đối tác của chúng tôi chỉ đơn giản là đầu óc bã đậu. Họ không có được một sự hiểu biết rõ ràng về chuyện gì đang thực sự xảy ra, và cũng không biết họ đang tìm cách đạt được mục tiêu gì?", ông Putin cho hay.
Nhà lãnh đạo Nga cũng đề cập đến quyết định gần đây của Mỹ trong việc thả 50 tấn vũ khí xuống cho lực lượng nổi dậy ở Syria. Ông chủ điện Kemlin cho rằng, số vũ khí đó rồi cuối cùng cũng rơi vào tay kẻ xấu.
Trong bài phát biểu trên truyền hình hồi cuối tuần vừa rồi, Tổng thống Putin thừa nhận Nga muốn ủng hộ cho chính quyền Syria, nói rằng nhiệm vụ của Moscow là “ổn định chính quyền hợp pháp và tạo điều kiện cho việc tìm kiếm một sự thỏa hiệp về chính trị”.
"Chúng tôi không nỗ lực để tìm kiếm vị trí lãnh đạo ở Syria", ông Putin một lần nữa khẳng định tại diễn đàn ngày hôm qua, bác bỏ những cáo buộc cho rằng việc Nga can thiệp vào chiến trường ở Syria chỉ là nhằm để giành vị trí lãnh đạo của Mỹ.

Mỹ từ chối hợp tác quân sự với Nga ở Syria
Việc Mỹ từ chối hợp tác với Nga ở Syria là có thật. Trong thời gian qua, Moscow đã nỗ lực tìm cách xây dựng một liên minh rộng lớn hơn, gồm nhiều nước hơn so với liên quân do Mỹ dẫn đầu để tham gia cuộc chiến chống IS. Nga rất muốn Mỹ cùng các đồng minh của họ tham gia vào liên minh chống IS.
Tuy nhiên, tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã thẳng thừng tuyên bố, Mỹ không đồng ý hợp tác quân sự với Nga ở Syria bởi chiến lược của Nga “sai lầm một cách bi kịch”.
Phát biểu ở Rome hôm 7/10, Bộ trưởng Carter tiếp tục cáo buộc các cuộc không kích của Nga ở Syria không phải nhằm vào những mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo tự xưng, và rằng đây là “một sai lầm căn bản”.
Tuy nhiên, theo ông Carter, Mỹ đang chuẩn bị tiến hành những cuộc thảo luận căn bản về mặt kỹ thuật với Moscow, về việc đảm bảo an toàn cho các phi công hai nước.
Bộ Quốc phòng Nga đã phản ứng một cách tức giận trước những lời chỉ trích của Washington, nói rằng Moscow tin là liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu cũng không phải “luôn luôn” nhằm vào các mục tiêu khủng bố. Giới chức Nga cũng liên tục thông báo về kết quả của chiến dịch không kích của họ. Theo đó, chiến đấu cơ cùng tàu chiến của Nga được cho là đã phá hủy hàng chục mục tiêu then chốt của IS, gây hoảng loạn cho lực lượng khủng bố và khiến hàng nghìn chiến binh IS phải tháo chạy đến khu vực biên giới.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga - ông Igor Konashenkov cũng thẳng thừng chỉ trích việc Washington từ chối chia sẻ thông tin tình báo về các vị trí cứ điểm của IS với Nga. Ông Konashenkov cho rằng, lời từ chối của Mỹ thể hiện siêu cường số 1 thế giới “đang tìm kiếm các lý do để từ chối hợp tác với chúng tôi trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế".
Tất cả những diễn biến trên cho thấy Nga và Mỹ tiếp tục đối đầu nhau gay gắt ở Syria và thực tế đó sẽ khiến cuộc chiến chống khủng bố IS càng thêm khó khăn, phức tạp. Cuộc đối đầu của Nga với Mỹ cũng làm cho tình hình Syria thêm rối ren, bế tắc, khó tìm được lối thoát sau 4,5 năm nội chiến đẫm máu với gần 250.000 thiệt mạng.
Kiệt Linh (tổng hợp)

​Nga bắt đầu không kích IS ở Syria

30/09/2015 19:52 GMT+7
uân đội Nga bắt đầu mở chiến dịch không kích nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria ngay sau khi Tổng thống Vladimir Putin được quốc hội trao quyền.
Một máy bay chiến đấu Sukhoi của quân đội Nga tập trận - Ảnh: Telegraph
Theo AFP, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận quân đội nước này đã thực hiện đợt không kích đầu tiên chống lại IS ở Syria. Từ Điện Kremlin Tổng thống Putin tuyên bố Nga sẽ tiêu diệt lực lượng cực đoan ở Syria “trước khi chúng tấn công đất nước chúng tôi”.
"Cách duy nhất để chống khủng bố quốc tế là hành động chủ động, chiến đấu tiêu diệt chúng ở những vùng lãnh thổ chúng đã chiếm đóng" - ông Putin nhấn mạnh. 
Trước đó, một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ tiết lộ Nga đã thông báo trước cho Mỹ về cuộc không kích này. Quan chức này kể một tướng quân đội Nga làm việc tại trung tâm tình báo của Nga ở Baghdad (Iraq) đã đến Đại sứ quán Mỹ tại đây và thông báo về vụ không kích.
“Họ báo trước cho chúng tôi khi họ bắt đầu không kích ở Syria. Cuộc tấn công diễn ra ở thành phố Homs” - quan chức này khẳng định. Hiện vẫn chưa rõ tác động của vụ không kích này hoặc có bao nhiêu phiến quân IS đã thiệt mạng.
Tuy nhiên nguồn tin quân sự từ Syria cho biết quân đội Nga không kích ở ba tỉnh Hama, Homs và Latakia.
Phản ứng trước thông tin trên, chính phủ Mỹ tuyên bố chiến dịch không kích của Nga không ảnh hưởng tới hoạt động của liên quân chống IS do Mỹ lãnh đạo.
Chiều nay, Thượng viện Nga bỏ phiếu đồng ý cho Tổng thống Putin triển khai quân sự tại Syria. Trước đó Nga đã triển khai nhiều khí tài ở căn cứ không quân tại thành phố Latakia ở Syria, bao gồm 500 binh sĩ, 28 máy bay chiến đấu và một số máy bay ném bom, cùng pháo cối và xe tăng.
Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã mở kênh liên lạc với quân đội Nga để tránh nguy cơ “tính toán sai” trên chiến trường Syria.
NGUYỆT PHƯƠNG
 

IS hoảng loạn khi Nga tiếp tục không kích dữ dội ở Syria

(Tấm Gương)- Tin tình báo Nga cho biết, IS đã bắt đầu rút lui sau hàng loạt các đợt không kích dữ dội của Nga tại Syria.
Tuy nhiên, nước Nga chưa từ bỏ ý định “tận diệt” tổ chức khủng bố, Nhà nước hồi giáo tự xưng ISSyria.
Các cuộc không kích của Nga có uy lực hơn so với Mỹ
Các cuộc không kích của Nga có uy lực và hiệu quả hơn so với Mỹ.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Igor Konashenkov xác nhận thông tin IS đang suy yếu và tìm cách rút lui ở quốc gia Trung Đông Syria và khẳng định Nga tăng cường giám sát để phát hiện các mục tiêu mới của IS.
Trong một báo cáo mới nhất, chỉ với 24 giờ các máy bay chiến đấu Nga đã xuất kích 33 lần tại Syria, tấn công tổng cộng 32 mục tiêu của IS tại 5 tỉnh là Idlib, Hama, Damascus, Aleppo và Deir az-Zor.
Bên cạnh đó, một bệ phóng tên lửa đối đất tầm ngắn 9K33 Osa đã bị một máy bay ném bom Su-34 của Nga phá hủy tại Đông Douma gần thủ đô Damascus. Đây là hệ thống bệ phóng tên lửa mà IS đã chiếm của quân đội Syria trước đó.
Hiện Nga vẫn ráo riết theo dõi động tĩnh của IS tại Syria và chưa có ý định cho dừng các cuộc không kích.
An Nhiên
 
 

Báo Mỹ: Không quân Nga tạo nên kỳ tích ở Syria

Lực lượng Không quân Nga với 32 chiến đấu cơ đang tham chiến tại Syria dường như đã tiến gần tới việc đạt được số lượng tối đa các lần xuất kích trong ngày.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, các lực lượng của Moscow đã thực hiện 88 đợt không kích nhằm vào 86 mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo trong 24 giờ qua.
"Trong 24 giờ qua, các chiến đấu cơ Su-34, Su-24M và Su-25SM đã tiến hành 88 đợt không kích nhằm vào 86 cơ sở của IS ở các tỉnh Raqqah, Hama, Idlib, Latakia và Aleppo" thông báo của Bộ Quốc phòng Nga hôm 13/10 cho biết.
Theo nhận định của National Interest, bỏ qua những tranh cãi về mục tiêu thực sự của Nga khi tham chiến tại Syria, số lần xuất kích của Không quân Nga thực sự quá ấn tượng.
Điều này có nghĩa số lần xuất kích của Không quân Nga tại Syria trong một ngày tương đương với tổng số lần ra quân của Không quân và Hải quân Mỹ tại cùng khoảng thời gian. Nhưng nếu các lực lượng Nga có thể tăng số lần xuất kích lên tới con số 88/ngày, đồng nghĩa với việc con số này sẽ còn tăng lên nếu họ tiếp tục duy trì phong độ.
Nga cho biết họ đã triển khai 32 chiến đấu cơ tới tham chiến tại Syria. Ảnh: National Interest
Nga cho biết họ đã triển khai 32 chiến đấu cơ tới tham chiến tại Syria. Ảnh: National Interest.
Các quan chức quân sự lạc quan nhất của Mỹ từng dự đoán rằng, các lực lượng của Nga có thể tạo ra số lượng xuất kích tối đa là 96 lần/ ngày. Tuy nhiên, nhận định này lúc đó đã bị quên lãng vì không có tính thực tế.
"Với 32 chiến đấu cơ được điều đến Syrira, tôi nghĩ rằng họ có thể sẽ cho 24 chiếc xuất kích mỗi ngày", một phi công về hưu của Không quân Mỹ nói với phóng viên National Interest.
"Tùy thuộc vào thời gian xuất kích và kể cả việc họ tiến hành chiến dịch vào ban đêm, mỗi chiến đấu cơ có thể thực hiện 2 – 4 lần xuất kích/ ngày. Vì vậy, tôi nghĩ sẽ có khoảng từ 48 - 96 đợt không kích mỗi ngày", cựu phi công này nói tiếp.
Tuy nhiên, hầu hết các quan chức quân sự Mỹ đều dự đoán rằng số lần xuất kích của Không quân Nga sẽ thấp hơn nhiều, rơi vào khoảng 20 lần/ ngày.
"Nếu tôi có 32 máy bay thuộc các loại khác nhau, thì nhiều khả năng Su-24s tiến hành 8 đợt, Su-25s 8 đợt, Su-30s 4 đợt và Su-34 s 4 đợt. Tổng cộng rơi vào khoảng 24 đợt xuất kích mỗi ngày", một quan chức Không quân Mỹ cho biết.
Tuy nhiên, một vài quan chức Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ nói rằng hầu hết các máy bay Nga đều rất "thô" nên số lần xuất kích nhiều như vậy là hoàn toàn có khả năng, đặc biệt vì chiến đấu cơ của Nga thường có khá nhiều bộ phận giống nhau.
"Vì có nhiều bộ phận giống nhau nên các máy bay chiến đấu này có khả năng tương tác cao và chúng được thiết kế để dễ dàng thực hiện điều đó", một quan chức Không quân Mỹ cho biết.
Trong một tình huống khác, việc Nga phóng tên lửa hành trình từ biển Caspian vào tuần trước cũng khiến giới chức Mỹ và phương Tây không khỏi ngạc nhiên. Những tên lửa này được phóng từ một tàu hộ tống và một tàu khu trục nhỏ.
Con số 88 đợt không kích mà Bộ Quốc phòng Nga thông báo so với con số 96 mà một số quan chức Mỹ dự đoán không phải là khác biệt lớn. Điều này chứng minh rằng các lực lượng Nga đã phục hồi hoàn toàn sau sự suy yếu vào giữa những năm 1990 sau sự sụp đổ của Liên Xô. Một điều chắc chắn rằng, các lực lượng Nga ở Liên Xô đã nhận được sự đào tạo và hỗ trợ rất tốt. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu họ sẽ duy trì phong độ này trong bao lâu?

Theo Lê Huyền
Tin mới/Người đưa tin
                                     

Chiến dịch không kích của Nga khiến phương Tây quá ấn tượng



Dân trí Được triển khai bí mật, nhanh chóng, tấn công bằng vũ khí hiện đại với cường độ cao, các cuộc không kích của Nga tại Syria đang khiến ngay cả phương Tây cũng bị ấn tượng.
 >> Xem tiêm kích Sukhoi thả bom không kích mục tiêu tại Syria
 >> Không quân Nga phá hủy 53 căn cứ IS trong 24 giờ
 >> Uy lực và hiệu suất “đáng nể” của không quân Nga sau 1 tuần không kích

Xem tiêm kích Sukhoi thả bom không kích mục tiêu tại Syria
Theo trang tin chính trị National Interest tại Mỹ, chiến dịch không kích của Nga tại Syria đang gây ấn tượng mạnh với phương Tây, trước hết bởi tần suất các cuộc không kích. Với số lượng 32 chiến đấu cơ cánh cố định, số lượng các vụ oanh tạc Không quân Nga tiến hành hiện đã cận kề con số tối đa theo lý thuyết có thể đạt được.
Chiến đấu cơ Su-34 là vũ khí mới nhất Không quân Nga triển khai tới Syria (Ảnh: Sputnik)
Chiến đấu cơ Su-34 là vũ khí mới nhất Không quân Nga triển khai tới Syria (Ảnh: Sputnik)
Theo thông cáo của Bộ quốc phòng Nga, trong ngày 13/10, đã có 88 lượt chiến đấu cơ xuất kích, đánh phá 86 mục tiêu của IS chỉ trong 24 giờ. “Trong vòng 24 giờ qua, các chiến đấu cơ Su-34, Su-24M và Su-25SM đã thực hiện 88 đợt xuất kích chiến đấu, tấn công 86 cơ sở của IS tại các tỉnh Raqqah, Hama, Idlib, Latakia và Aleppo”, thông cáo viết.
Cho dù có thể có những tranh cãi về việc liệu người Nga có hướng toàn bộ các cuộc không kích vào mục tiêu IS hay lực lượng đối lập tại Syria, nhưng số lượng đợt xuất kích là cực kỳ ấn tượng. Con số này đưa Không quân Nga lên ngang ngửa với Không quân và Hải quân Mỹ về tốc độ luân chuyển máy bay.
Những quan chức quân sự lạc quan nhất của Mỹ từng dự đoán Nga chỉ có thể thực hiện số lượt xuất kích tối đa theo lý thuyết là 96 lượt/ngày, nhưng hầu hết đều xem con số này là quá lạc quan.
“Với 32 chiến đấu cơ trong tay, tôi nghĩ họ có lẽ chỉ có thể thực hiện 24 lượt bay mỗi ngày”, một phi công chiến đấu vừa nghỉ hưu của Không quân Mỹ từng nhận định. “Tùy thuộc vào giai đoạn xuất kích và liệu họ có bay ban đêm hay không, họ có thể tiến hành 2-4 lượt xuất kích cho mỗi máy bay mỗi ngày. Do đó, tôi nghĩ có lẽ họ sẽ đạt được trong khoảng 48 – 96 lượt xuất kích/ngày”.
Tuy vậy, đại đa số các sỹ quan quân đội Mỹ đã dự đoán một con số thấp hơn rất nhiều.
“Nếu tôi có 32 máy bay và tất cả đều khác nhau tôi nghĩ, với điều kiện hậu cần tốt, chúng tôi có thể thực hiện 4 lượt bay với những chiếc Su-24, 4 lượt với những chiếc Su-25, 2 lượt với những chiếc Su-30 và Su-34”, một quan chức Không quân Mỹ khác dự đoán. “Như vậy là khoảng 24 cuộc xuất kích mỗi ngày”.
Dù vậy một số sỹ quan Không quân, Hải quân và Lính thủy đánh bộ Mỹ cũng lưu ý rằng các chiến đấu cơ Nga cực kỳ “bền bỉ”, và có thể đáng tin cậy một cách đáng ngạc nhiên, nhất là khi các chiến đấu cơ Liên Xô thường có rất nhiều phụ kiện có thể dùng chung.
“Họ sở hữu khả năng vận hành thay thế cao hơn giữa các máy bay và chúng được thiết kế nhằm đảm bảo dễ sử dụng”, một sỹ quan Không quân giấu tên cho biết.
Các cuộc không kích của Nga tại Syria có độ chính xác cao, sử dụng tên lửa và bom hiện đại (Ảnh: Sputnik)
Các cuộc không kích của Nga tại Syria có độ chính xác cao, sử dụng tên lửa và bom hiện đại (Ảnh: Sputnik)
Không chỉ ở cường độ các cuộc không kích hay vũ khí mới lần đầu được triển khai như chiến đấu cơ Sukhoi Su-34, sự chuyên nghiệp và sẵn sàng chiến đấu cao của quân đội Nga cũng khiến giới chức và nhà các nhà phân tích phương Tây nể phục.
Theo tờ New York Times, chỉ trong vòng 3 tuần, căn cứ chính cho chiến dịch gần tỉnh Latakia đã được thiết lập, với hơn 40 chiến đấu cơ, trực thăng chiến đấu, xe tăng và xe bọc thép, các hệ thống pháo binh, rocket, phòng không cùng nơi ăn ở lưu động cho khoảng 2000 binh sỹ.
“Điều khiến tôi tiếp tục bị ấn tượng là ở khả năng của họ trong việc di chuyển rất nhiều thiết bị đi xa một cách thực sự nhanh chóng”, tướng Ben Hodges, tư lệnh các lực lượng quân đội Mỹ tại châu Âu khẳng định trong một phỏng vấn gần đây.
Không chỉ những khí tài hiện đại nhất được đưa tới Syria, Nga cũng triển khai cả những nhà bếp lớn, cùng các vũ công, ca sỹ để giúp giải khuây cho binh sỹ. Tất cả cho thấy Mátxcơva chuẩn bị chu đáo ra sao cho một chiến dịch dài ngày, các nhà phân tích Mỹ bình luận.
Michael Kofman, chuyên gia về quân đội Nga tại Viện Kennan ở Washington, cho biết các chiến dịch tại Syria cho thấy Nga đã bắt kịp với những năng lực tác chiến mà Mỹ vẫn sử dụng từ những năm 1990 đến nay. Nó là bước tiến lớn bởi trước đây người Nga bị xem là tụt hậu rất xa.
“Thực hiện các vụ không kích trong đêm, đánh giá thiệt hại bằng máy bay không người lái, là một bước nhảy vọt rõ ràng của Nga lên tầm năng lực chiến đấu những năm 1990 thậm chí là hiện tại của phương Tây”, Kofman khẳng định.
Thanh Tùng
Theo NI, NYTimes
 

Trinh sát điện tử - Vũ khí bí mật của Nga ở Syria khiến IS hoảng loạn



Các thiết bị trinh sát điện tử đã trở thành nhân tố quan trọng hỗ trợ Nga không kích chính xác các vị trí của IS ở Syria khiến chúng hoảng loạn.
 >> Cuộc đấu "tác chiến điện tử" giữa Nga và NATO tại Syria
 >> Mỹ lo ngại trước hệ thống tác chiến điện tử mới nhất của Nga

Theo tạp chí National Interest, ngày 30/9, các máy bay tiêm kích và cường kích của Nga bắt đầu chiến dịch không kích IS trên toàn Syria. Khoảng 1 tuần sau, ngày 7/10, Điện Kremlin tuyên bố, 4 tàu chiến của Hải quân Nga trên biển Caspian đã phóng 26 quả tên lửa hành trình qua lãnh thổ Iran và Iraq vào các vị trí của IS tại Syria.
Tàu chiến Nga phóng tên lửa từ biển Caspian tấn công IS ở Syria. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)
Cả hai đợt tấn công này đều diễn ra dưới sự giám sát chặt chẽ của các máy bay trinh sát và hệ thống tình báo của Nga.
“Những hình ảnh ban đầu về việc các phương tiện của IS bị phá hủy đều được các chiến binh của chúng cũng như các nguồn tin trinh sát khác xác nhận”, thông tin trên cùng đoạn video chính thức do Bộ Quốc phòng Nga được đăng tải trên Youtube ngày 5/10 với sự xuất hiện của một chiếc Su24M Fencer đang tham gia vào một đợt không kích IS.
Ngay ngày hôm sau, giới chức Nga lại đăng tải trên tài khoản Twitter một thông điệp: “2 chiếc Su-25 gần Kafar Aouid đã tấn công vào một trại huấn luyện của IS sau khi có thông tin trinh sát báo qua điện đàm về sự xuất hiện của các chiến binh ngoại quốc tại đây”.
Máy bay Ilyushin Il-20
Dù Nga không công bố các thiết bị trinh sát mà nước này sử dụng tại Syria, nhiều hình ảnh về máy bay trinh sát Ilyushin Il-20 bay trên khu vực xảy ra các vụ không kích xuất hiện tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là loại máy bay cánh quạt có 4 động cơ được cho là tương đồng với máy bay trinh sát RC-135 của Không quân Mỹ.
Máy bay Ilyushin Il-20. (Ảnh: Aviation Photography)
Nhà báo độc lập David Cenciotti cũng xác nhận việc Nga điều các máy bay trinh sát Ilyushin Il-20 nói trên và giải thích về một số tình năng của loại máy bay này trên tờ Aviationist:
“Cùng với 28 chiến đấu cơ có mặt tại sân bay quốc tế al-Assad vào tuần trước, Không quân Nga đã điều một chiếc Ilyushin Il-20 đến đây. Dù các hình ảnh vệ tinh không cho thấy sự hiện diện của loại máy bay này trên đường băng gần căn cứ Không quân Latakia, theo nguồn tin mà chúng tôi có được, loại máy bay này đã có mặt tại đây để hỗ trợ cho các cuộc không kích của Nga.
Ilyushin Il-20 có thể coi là một hệ thống tình báo điện tử (ELINT) hoàn thiện. Máy bay này được trang bị rất nhiều anten, các cảm biến hồng ngoại và quang học cùng hệ thống radar quan sát hai bên thân máy bay và hệ thống liên lạc vệ tinh cho phép chia sẻ dữ liệu theo thời gian thực. Đây là loại máy bay trinh sát hàng đầu của Nga”.
Nhà báo Cenciotti cũng cho biết, máy bay Ilyushin Il-20 thường xuyên không bật các thiết bị phát tín hiệu khi bay trên biển Baltic. Điều này khiến Ilyushin Il-20 nhiều lần “suýt đụng độ” với nhiều máy bay dân sự khác bay qua khu vực này.
Nếu vẫn tiếp tục duy trì thói quen này, khả năng xảy ra đối đầu trên không giữa Ilyushin Il-20 và các máy bay của Mỹ và liên quân cũng đang không kích tại Syria là rất lớn, nhà báo Cenciotti cảnh báo.
Tàu Vasiliy Nikititch Tatischev 
Không chỉ tiến hành trinh sát trên không, Nga còn được cho là đã điều tàu trinh sát Vasiliy Nikititch Tatischev đến Syria để hỗ trợ các chiến dịch không kích của nước này.
Cơ quan thông tấn chính thức của Syria dẫn một nguồn tin quân sự Nga cho biết, tàu Vasily Nikititch Tatishchev đã rời biển Baltic đến khu vực phía Đông Địa Trung Hải.
Tàu trinh sát Vasiliy Nikititch Tatischev. (Ảnh minh họa: Wikipedia)
Nguồn tin này cho biết, con tàu này đã tiến sát bờ biển Syria và gia nhập vào một nhóm các tàu tại đây nhằm hỗ trợ khả năng trinh sát nhờ các tính năng đặc biệt của mình.
Theo đó, các thủy thủ trên tàu có nhiệm vụ giám sát mọi diễn biến trên bầu trời Syria cũng như các vùng trời và vùng biển lân cận.
Nguồn tin này khẳng định, các tàu thuộc Hạm đội Baltic của Nga này đang tiến hành nhiệm vụ giám sát thông thường và các tàu này từng thực hiện thành công việc giám sát cuộc chiến tại Nam Tư trước đây.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây chỉ là những lời lẽ trấn an của giới chức quân đội Nga. Trên thực tế, việc tàu Vasily Nikititch Tatishchev xuất hiện tại khu vực khó thể coi là điều bình thường.
Được Hải quân Liên Xô chế tạo từ những năm 80 của thế kỷ trước, 7 chiếc tàu lớp Vishnya thuộc dự án 864 có nhiệm vụ thu thập các cuộc điện đàm và các thông tin điện tử của đối thủ.
Với việc Nga ưu tiên thu thập thông tin tình báo cho chiến dịch không kích của mình, khó có khả năng con tàu nặng tới 3.400 tấn này chỉ có mặt tại Địa Trung Hải chỉ để giám sát tình hình.
Center S - Trung tâm chia sẻ thông tin tình báo điện tử Nga- Syria
Không chỉ nắm thông tin tình báo cho riêng mình để tiêu diệt IS, Nga từ lâu đã luôn hỗ trợ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al- Assad trong việc thu thập thông tin tình báo từ đối thủ.
Tháng 10/2014, các chiến binh thuộc lực lượng Quân đội Syria Tự do (SFA) đối lập đã đăng tải một video trên Youtube kèm theo tuyên bố lực lượng này đã chiếm được Trung tâm chia sẻ thông tin tình báo điện tử Nga- Syria (còn được gọi là Center S).
Oyrx Blog, một trang blog độc lập chuyên theo dõi và phân tích các thông tin trên mạng xã hội về cuộc chiến tại Syria đã đánh giá về đoạn video đó như sau:
“Vào ngày 5/10/2014, SFA đã chiếm được Center S do Cơ quan tình báo vô tuyến điện tử Osnaz thuộc Tổng cục Tình báo Quốc phòng Nga (GRU) và Cơ quan tình báo Syria cùng điều hành.
Center S có trụ sở gần al- Hara và được coi là có vai trò sống còn đối với chính quyền của ông Assad bởi Trung tâm này có nhiệm vụ ghi và giải mã các cuộc trao đổi qua điện đàm của các nhóm phiến quân đang hoạt động tại Syria.
Điều này tạo điều kiện giúp Nga thu thập thông tin và tiến hành các cuộc không kích có độ chính xác cao và tiêu diệt hàng loạt các thủ lĩnh của các nhóm phiến quân trong các chiến dịch không kích.
Trung tâm này gần đây đã được Nga nâng cấp và mở rộng nhằm tạo điều kiện cho Syria và Iran có thể thu thập thông tin tình báo về tình hình tại Trung Đông.
Quá trình nâng cấp diễn ra từ tháng 1 đến giữa tháng 2/2014. Sau khi nâng cấp trung tâm này có khả năng thu thập thông tin tình báo của Israel, Jordan và phần lớn lãnh thổ Saudi Arabia.
Việc nâng cấp Center S là nhằm trấn an Iran rằng Nga không quá tập trung vào cuộc nội chiến tại Syria mà quên đi việc thu thập thông tin tình báo từ Israel.
Do SFA chỉ thu được các thiết bị lỗi thời tại Center S, rõ ràng Nga đã chuyển hết các thiết bị hiện đại và quân nhân của mình ra khỏi đây từ vài ngày hoặc vài tuần trước đây”.
Các thông tin tình báo từ máy bay và tàu trinh sát của Nga giúp các chiến đấu cơ nước này đạt độ chính xác "đáng kinh ngạc" trong các cuộc không kích tiêu diệt IS ở Syria. (Ảnh: Sputnik)
Như vậy, theo National Interest, việc điều máy bay Ilyushin Il-20 cùng tàu Vasiliy Nikititch Tatischev sẽ giúp Nga giảm đáng kể tổn thất về người và của trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả cao trong cuộc chiến tại Syria.
Tuy nhiên, tạp chí này cảnh báo, với những diễn biến phức tạp hiện nay tại Syria, nhiều khả năng các máy bay và tàu trinh sát của Nga sẽ “rất bận rộn trong nhiều ngày tới”./.
Theo Trần Khánh/VOV.VN

Lý do Nga bất ngờ dùng tên lửa hành trình diệt IS

Theo nhà phân tích Justin Bronk, Nga không chỉ gửi thông điệp tới quân nổi dậy Syria, IS mà còn nhắm đến mục tiêu khác.
Rủi ro và hạn chế của tên lửa hành trình
Hôm 7/10, Nga đã bắn 26 tên lửa hành trình tầm xa SS-N-30A (3M-14T Kalibr/Klub) từ 4 tàu chiến ngoài biển Caspian nhằm vào 11 mục tiêu Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Syria.
Động thái này đã đánh thêm một dấu mốc mới trong chiến dịch can thiệp quân sự của Nga tại Syria.

Tàu chiến Nga phóng tên lửa trong một cuộc tập trận
Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết Washington khá bất ngờ khi Nga dùng tên lửa hành trình tấn công các mục tiêu IS ở Syria, do loại vũ khí này thường được sử dụng khi phải đối phó với các hệ thống phòng không hạng nặng.
Nhà phân tích Justin Bronk tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI) nhận định: Quyết định lựa chọn tên lửa hành trình tầm xa trong trường hợp này đã tiết lộ khá nhiều ý đồ của Nga.
Tên lửa hành trình là một công cụ tác chiến khá phổ biến trong kho vũ khí của phương Tây.
Tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk (TLAM) đã có mặt trong biên chế NATO từ năm 1983, có tầm bắn và khả năng bám sát địa hình tương tự như tên lửa Kalibr của Nga.
Các tên lửa hành trình thường được triển khai khi không muốn mạo hiểm sử dụng máy bay chiến đấu thông thường tấn công các mục tiêu cố định, được bảo vệ nghiêm ngặt và các mục tiêu có thể được định vị trước bằng GPS.
Chúng đặc biệt hiệu quả trong việc tiêu diệt các trung tâm chỉ huy trọng yếu, các trạm radar, kho đạn và nhiều mục tiêu quan trọng khác.

Tên lửa hành trình Tomahawk
Song, tên lửa hành trình đôi lúc gặp trục trặc và rơi trước khi đến mục tiêu. Ngay cả mẫu tên lửa Tomahawk mới nhất của Mỹ cũng gặp phải những vấn đề tương tự.
Trong trường hợp của Nga, nếu không suôn sẻ, những tên lửa hành trình của nước này hoàn toàn có thể gặp trục trặc và rơi xuống Iran hoặc Iraq.
Tháng 8 và tháng 9 năm ngoái, Hải quân Mỹ đã phóng tên lửa TLAM vào các mục tiêu ở Syria, trong khuôn khổ chiến dịch tấn công chống Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (ISIL) tại đây.
Tuy nhiên, khi phần lớn các mục tiêu cố định đã bị phá hủy và trọng tâm chuyển sang hướng yểm trợ đường không tầm gần cho lực lượng người Kurd chiến đấu chống ISIL, TLAM không còn là thành tố quan trọng trong các chiến dịch tấn công của Mỹ tại Syria nữa.
Đó là do các tên lửa hành trình cận âm được phóng đi ở khoảng cách xa sẽ mất nhiều thời gian để đến được mục tiêu.
Với tốc độ tối đa Mach 0.8 (khoảng 980km/h), các tên lửa SS-N-30A được bắn vào Syria sẽ mất khoảng 1 tiếng rưỡi đồng hồ để đến tấn công các mục tiêu.
(Trước đó, chuyên gia quân sự của nhật báo Moskovskiy Komsomoles (Nga), ông Alexandr Vikentevich cho rằng tên lửa hành trình Nga bay từ biển Caspian tới Syria trong vòng 3 giờ đồng hồ).
Vì vậy, chúng rõ ràng không phù hợp để tấn công các mục tiêu di động hoặc bay nhanh mà các lực lượng đối lập Syria và các nhóm chiến binh thánh chiến thường triển khai.

Tàu tên lửa của Hạm đội Caspian phóng tên lửa từ biển Caspian tiêu diệt phiến quân IS ở Syria. Ảnh chụp từ video của Bộ Quốc phòng Nga.
Phô diễn sức mạnh vũ khí
Thế nhưng, các tên lửa hành trình lại là thứ vũ khí trình diễn tuyệt vời để gửi tới một thông điệp rằng: Khả năng tấn công tầm xa của Nga vô cùng mạnh mẽ.
Đây là một phần trong nỗ lực của Nga nhằm tái khẳng định rằng nước này là đối thủ 'ngang tài ngang sức' với phương Tây về sức mạnh quân sự.
Các tên lửa, với khả năng tấn công Syria từ biển Caspian, cũng có thể tấn công phần lớn các mục tiêu ở Trung Đông, trong đó có những căn cứ mà liên quân do Mỹ dẫn đầu đang sử dụng để tiến hành các chiến dịch tại Iraq và Syria.
Tương tự như vậy, việc Nga triển khai máy bay Su-30SM, hệ thống phòng không Pantsir-S1, tàu tuần dương tên lửa Moskva ngoài khơi Syria sẽ là điều lạ lùng nếu chúng chỉ là một phần trong chiến dịch 'chống khủng bố'.

Tàu tuần dương Moskva thao diễn bắn pháo và tên lửa ngoài khơi Syria ngày 5/10. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Tuy nhiên, nhờ có thể tạo ra mối đe dọa thực sự đối với các máy bay của liên quân trên phần lớn lãnh thổ Syria, Nga đã buộc Mỹ và các đồng minh của Washington phải tham khảo ý kiến khi tiến hành không kích phiến quân IS.
Nga cũng được cho là đang tìm cách phô trương sức mạnh trong khu vực khi Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc máy bay Nga 2 lần xâm phạm không phận và có hành động 'quấy rối' các tiêm kích F-16 của nước này cuối tuần qua.
Tất cả những điều này đều nhằm buộc Mỹ và đồng minh phải chấp nhận Nga là một nhân tố địa chính trị cốt lõi ở Trung Đông, luôn được bao hàm trong bất cứ nỗ lực nào nhằm thay đổi tình hình hiện tại bằng các phương thức mới.
Với lực lượng triển khai khiêm tốn hơn so với liên quân do Mỹ dẫn đầu, Nga đã thành công ở điều này.
Cuối cùng, cần lưu ý rằng SS-N-30A được xem là nền tảng cho loại tên lửa hành trình mới SSC-X-8 trong Lực lượng Hạt nhân Chiến lược Nga.
Tên lửa SSC-X-8 đã làm nảy sinh tranh cãi giữa Nga và Mỹ kể từ tháng 9/2014, khi Washington tuyên bố rằng loại tên lửa này đã vi phạm Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) do Mỹ và Liên Xô ký kết năm 1987.
INF cấm các tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo thông thường và hạt nhân trên bộ có tầm bắn từ 500 - 5.500km.
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và NATO xung quanh vấn đề Syria, Crimea và Ukraine, một màn phô diễn tên lửa SS-N-30A quy mô lớn có thể xem là lời xác nhận ngầm của Nga rằng các tên lửa SSC-X-8 có thể có tầm bắn trên 500km.
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà phân tích Justin Bronk
Theo Hải Vy/Soha.vn/Ttvn.vn

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét