Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 7

-Mọi người đều mù quáng đi trên con đường đời của mình! Vì đố ai thấy chính xác con đường ấy!
-Đường đời riêng đã không thấy thì làm sao thấy được đường đời chung, tức định mệnh của nhân loại?
-Chỉ toàn suy đoán và tưởng tượng thôi! Vì vậy, hãy thận trọng trước những " tiên tri" về xã hội!


-----------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Chuyện đời Đại tá Gaddafi
M.Gaddafi tại buổi lễ tự trao cho mình danh hiệu “Vua của mọi nhà Vua của châu Phi”, ngày 29/8/2008.

 quyền, “Đại tá” Muammar Gaddafi là nhà lãnh đạo có thời gian giữ chức lâu thứ ba của mọi quốc gia hiện tại và cũng là nhà lãnh đạo có thời gian phục vụ lâu nhất ở Libya. Không chỉ bị chỉ trích là nhà lãnh đạo độc tài mà ông còn bị xem là vị “chính khách kỳ cục”. Không tự phong Tướng cho mình như những nhà cầm quyền khác, Muammar Gaddafi đơn giản chỉ nhận mình là Đại tá.


Nhà lãnh đạo Lybia Muammar Gaddafi đã lãnh đạo Lybia kể từ cuộc đảo chính năm 1969. Phải chăng cái biệt danh “Đại tá” mà ông Gaddafi đang mang cũng xuất phát từ thời điểm này?
Đại tá Gaddafi là ai?
Nhà lãnh đạo Lybia tên đầy đủ là Muammar Abu Minyar al-Gaddafi, sinh năm 1942, là con út trong một gia đình nông dân ở vùng sa mạc Sirte. Vì không có sự chuẩn hoá trong chuyển tự chữ và cách phát âm theo vùng của tiếng Ảrập, nên ngay cái tên của ông cũng có thể được chuyển tự theo nhiều cách. Một bài viết trên tờ London Evening Standard năm 2004 đã liệt kê tới 37 cách đánh vần tên ông, trong khi chính Gaddafi lại muốn trang web của mình dùng “Muammar Gathafi”.
Khi còn nhỏ, Gaddafi đã được các bạn gọi là al-jamil (người đẹp trai). Có lẽ tư chất lãnh đạo đã ngấm vào ông ngay từ khi tiếp thu nền giáo dục tiểu học tôn giáo truyền thống và vào trường dự bị Sebha ở Fezzan (1956-1961). Vào Viện hàn lâm quân sự ở Benghazi năm 1963, Gaddafi và nhóm bạn cùng trường đã bí mật thành lập một nhóm chiến binh cách mạng với mục đích lật đổ chế độ quân chủ Libya có lập trường ủng hộ phương Tây. Tốt nghiệp năm 1965, ông được gửi tới Anh quốc học quân sự thêm một năm nữa.
Ông lên nắm quyền sau một cuộc đảo chính năm 1969 khi mới 27 tuổi. Ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng Chỉ huy Cách mạng và còn thêm danh hiệu Thủ tướng Lybia năm 1970, nhưng ngừng giữ chức vụ này từ năm 1972. Không giống các nhà cách mạng quân sự khác, Gaddafi không tự thăng mình lên hàm tướng khi nắm quyền, mà chấp nhận một nghi lễ thăng chức từ đại úy lên đại tá và vẫn giữ cấp hàm này cho đến ngày nay. Tuy theo kiểu cấp hàm phương Tây, một đại tá không thích hợp cai trị quốc gia và là Tổng tư lệnh quân đội, nhưng theo Gaddafi, xã hội Libya được “cai quản bởi nhân dân”, vì thế ông không cần thêm danh hiệu phô trương.
Năm 1977, Gaddafi quyết định sáng chế ra hình thức chính phủ mới - chuyển từ Cộng hoà sang Jamahiriya (nhà nước đại chúng). Trên lý thuyết, Libya trở thành nhà nước dân chủ trực tiếp được nhân dân quản lý thông qua hội đồng nhân dân địa phương và các xã. Đỉnh cơ cấu là Đại hội Nhân dân, mà Gaddafi là tổng thư ký.
Tuy nhiên, chỉ sau 2 năm, Gaddafi rời bỏ mọi chức vụ trong chính phủ để tương thích với triết học theo chủ nghĩa quân bình mới. Tuy không giữ chức vụ nào, nhưng ai cũng hiểu Gaddafi nắm quyền gần như tuyệt đối.
Chính khách kỳ cục
Đúng như David Blair, biên tập mảng ngoại giao của tờ The Daily Telegraph, đã nhận xét: Trong 4 thập kỷ lãnh đạo Libya, Đại tá Gaddafi đã chuyển từ một mẫu hình từ nhân vật cách mạng sang một chính khách kỳ cục với quan hệ hoàn toàn tốt đẹp với phương Tây. Thật vậy, nếu như trong suốt thập niên 1970-1980, điều đáng chú ý trong chính trị của Gaddafi là cách tiếp cận thường có khuynh hướng trái ngược với ý kiến quốc tế, thì đến cuối thập kỷ 1990, người ta thấy ông cố gắng cải thiện hình ảnh với phương Tây.
Thực tế, trong suốt thập niên 1970, chế độ của ông bị coi là dính líu vào những hoạt động khủng bố tại cả các quốc gia Ảrập và không Ảrập. Tới giữa thập niên 1980, ông được các nước phương Tây coi là người cung cấp tài chính chính cho chủ nghĩa khủng bố quốc tế như cung cấp tài chính cho Phong trào Tháng 9 Đen gây ra vụ thảm sát Munich tại Olympics mùa Hè 1972, và bị Mỹ buộc tội chịu trách nhiệm trực tiếp kiểm soát vụ đánh bom vũ trường Berlin năm 1986 làm thiệt mạng 3 người và làm bị thương hơn 200 người… Căng thẳng giữa Libya và phương Tây lên tới đỉnh điểm thời chính quyền Reagan vì lập trường không thoả hiệp của Gaddafi về vấn đề độc lập của người Palestine và hỗ trợ các phong trào giải phóng ở thế giới thứ ba. Trong hầu hết thập niên 1990, Libya phải chịu cấm vận kinh tế và cô lập ngoại giao, kết quả của việc từ chối cho phép dẫn độ sang Mỹ hay Anh 2 người Libya bị tình nghi đặt bom trên chuyến bay 103 của Pan Am, đã nổ tung trên bầu trời Lockerbie (Scotland).
Nhưng đùng một cái, 2 năm trước vụ tấn công 11/9/2001 vào nước Mỹ, Libya bất ngờ cam kết chiến đấu chống Al-Qaeda và đề nghị công khai chương trình vũ khí của mình cho sự giám sát quốc tế. Rồi sau khi Saddam Hussein bị lật đổ năm 2003, Gaddafi thông báo quốc gia của ông có một chương trình vũ khí huỷ diệt hàng loạt, nhưng muốn cho phép các thanh sát viên quốc tế giám sát và tiêu hủy. Mặc dù những người ủng hộ cuộc chiến Iraq cho rằng Gaddafi hành động như vậy bởi lo ngại cho tương lai chế độ của ông, song nhiều chuyên gia lại nghĩ thông báo của Gaddafi chỉ đơn giản là một sự tiếp nối của những nỗ lực được ưu tiên của ông nhằm bình thường hoá quan hệ với phương Tây và dỡ bỏ cấm vận. Kết quả là hàng loạt chuyến thăm của lãnh đạo các nước phương Tây đến Libya như chuyến thăm của Thủ tướng Anh (2004), Tổng thống Pháp (2007), Ngoại trưởng Mỹ (2008)…
Về sở thích riêng, Gaddafi cũng… khác người. Mặc dù những quan điểm của ông về sự thống nhất chính trị và quân sự của châu Phi đã nhận được sự hồi đáp khá thờ ơ từ các chính phủ châu Phi khác, song ngày 29/8/2008, Gaddafi đã tổ chức một buổi lễ lớn tại Benghazi trong đó ông tự trao cho mình danh hiệu “Vua của mọi nhà Vua của châu Phi”. Ông cũng có thói quen đòi hỏi kỳ quái mỗi khi du hành ra nước ngoài như thường đòi dựng lều Bedouin ở ngoài một công viên…
Khác người cả khi bị cô lập
Hiện đang trong tình thế bị cô lập, song Gaddafi vẫn không từ chức. Khi tình trạng bạo lực đang leo thang, ông Gaddafi vẫn lên truyền hình phát biểu, trong đó ông so sánh mình với Nữ hoàng Anh: “Các bạn nên nghe lời bố mẹ. Nếu mọi người không nghe lời cha mẹ thì sẽ kết thúc bằng việc phá hủy đất nước. Nữ hoàng Anh đã trị vì đất nước 57 năm và tôi cũng như vậy”. Ông cũng cho rằng những người biểu tình không thực sự có đòi hỏi gì mà đang bị Bin Laden giật dây. Thậm chí, ông Gaddafi còn đứng trên đỉnh một tòa nhà để kêu gọi những người ủng hộ “sẵn sàng bảo vệ Lybia” và tuyên bố các kho vũ khí sẽ được mở để vũ trang cho người dân chiến đấu.
Về tài sản, theo Daily Mail, số tài sản của gia đình Gaddafi ở Anh được ước tính có thể lên tới 20 tỷ bảng. Trong khi các nhà chức trách Thụy Sĩ và Mỹ đã ra lệnh đóng băng tài sản nhà Gaddafi thì Seif al-Islam, con trai Gaddafi, vẫn hùng hồn: “Chúng tôi không có tiền ở bên ngoài. Chúng tôi là gia đình khiêm tốn và mọi người đều biết đều đó”.
Ngày 26/2 vừa qua, HĐBA LHQ đã nhất trí áp đặt lệnh cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản đối với nhà lãnh đạo Libya Gaddafi và gia đình, đồng thời cấm vận vũ khí đối với Libya. Nghị quyết của HĐBA còn yêu cầu đưa ngay lập tức vụ trấn áp đẫm máu những người biểu tình chống chính phủ ở Libya lên Tòa án Hình sự Quốc tế ở La Hay. Tuy nhiên, đến giờ phút này, nhà lãnh đạo Libya vẫn không cho thấy dấu hiệu của sự nhượng bộ, thậm chí ông còn thề sẽ chiến đấu tới giọt máu cuối cùng.
Hoàng Minh (Theo Wiki, AP, Telegraph)

Cuộc sống trụy lạc của ông Gaddafi qua lời kể của cựu nô lệ tình dục

(TNO) Tờ New York Post (Mỹ) vừa đăng tải hồi tưởng của một cựu nô lệ tình dục của Muammar Gaddafi kể lại chi tiết đời sống hoang dâm vô độ của cố lãnh đạo Libya này.

Vào một buổi sáng cuối tuần trong tháng 4.2004, một bé gái Libya 15 tuổi tên Soraya được trao một vinh dự cao quý trong cuộc đời mình - đó là cô được chọn để trao bó hoa cho Đại tá Muammar Gaddafi khi nhà lãnh đạo này đến thăm trường học của cô.
Cuộc sống trụy lạc của ông Gaddafi qua lời kể của cựu nô lệ tình dục - ảnh 1 Cố lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi - Ảnh: Reuters
“Bạn không thể tưởng tượng được niềm sung sướng mà tôi cảm thấy đâu. Được gặp ông Gaddafi ngoài đời… Tôi đã biết gương mặt của ông ta từ hồi tôi mới sinh”, tờ New York Post (Mỹ) dẫn lời Soraya kể lại.
“Tim tôi đập với tốc độ hàng trăm km/phút”, Soraya hồi tưởng.
Soraya khi đó là một cô gái Hồi giáo ngoan ngoãn, chưa bao giờ nếm một giọt rượu, rít một hơi thuốc lá hay hôn một đứa con trai nào.
“Lần gặp mặt diễn ra rất nhanh. Tôi chìa bó hoa ra, rồi cầm tay ông ấy và hôn nó khi tôi quỳ xuống… Cảm giác giống như tôi đang ở trên mây vậy”, Soraya kể.
Sau đó, ông Gaddafi đã xoa đầu cô.
Trong giây phút ấy, cố lãnh đạo Libya thực sự đã coi Soraya là một cô gái đặc biệt, và rồi ngay sau đó cô đã phải thất vọng hoàn toàn.
Những gì diễn ra cho Soraya đã được Annick Cojean, một nữ nhà báo kỳ cựu của Pháp, miêu tả lại trong quyển sách mới gây chấn động mang tên “Hậu cung của Gaddafi: Câu chuyện của một cô gái trẻ và sự lạm dụng quyền lực tại Libya”.   
Sau khi cuộc cách mạng tại Libya kết thúc hồi năm 2011 với đoạn kết là cái chết của ông Gaddafi, Soraya đã dành nhiều ngày thuật lại kỷ niệm cay đắng của cuộc đời mình cho Cojean.
Sau ngày mà Soraya tặng hoa cho Gaddafi, ba thành viên trong đội cận vệ toàn nữ của ông này đã đến nhà Soraya để canh chừng cô.
Cái xoa đầu hóa ra lại là chỉ đạo mật của Gaddafi ngầm cho biết: Ta chấm con bé này.
Được biết, cận vệ nữ của ông Gaddafi phát hiện ra Soraya tại tiệm làm đẹp của mẹ cô, vốn là một tiệm cao cấp mà nhiều tình nhân của ông Gaddafi thường lui tới.
Safia, vợ của nhà lãnh đạo quá cố, từng thuê mẹ của Soraya làm tóc và trang điểm ngay tại biệt thự của mình.
Cha của Soraya là một thành viên thuộc cơ quan tin tức quốc tế của Libya.
Vì thế, khi cận vệ của Gaddafi xuất hiện và nói rằng nhà lãnh đạo muốn gặp Soraya trong vòng một hoặc hai tiếng, mẹ cô đã chần chừ.
Cuộc sống trụy lạc của ông Gaddafi qua lời kể của cựu nô lệ tình dục - ảnh 2 Gaddafi và đội cận vệ toàn nữ của mình - Ảnh: AFP 
Nhưng thực tế là bà đâu có quyền từ chối. Soraya được áp giải vào một chiếc xe thể thao với hai chiếc xe khác hộ tống và được lái như bay đến một tiền đồn ở vùng xa xôi hẻo lánh.
Khi đến nơi, Soraya gặp một cô gái khác, vốn cũng là một bạn cùng lớp của cô, đang ở đó và trông rất lo lắng.
Soraya sau đó được bảo đi vào một căn lều lớn, nơi cô trông thấy Gaddafi đang ngồi xem tivi trên một cái ghế trường kỷ dài, tay liên tục bấm chuyển kênh.
Nhà lãnh đạo Libya không hỏi han, cũng không nhận ra Soraya; thay vào đó, ông ta ra lệnh cho cận vệ “sửa soạn cho con bé” rồi đi ra ngoài.
Soraya nhanh chóng được đo đạc quần áo, thử máu, tỉa tót và được cho mặc một bộ đồ lót đầy khêu gợi, những thứ hoàn toàn xa lại đối với cô.
Sau đó, các cận vệ bảo cô rằng sau khi cô "đón tiếp" lãnh đạo Gaddafi xong (họ gọi ông này là “Papa Muammar”) thì cô có thể về nhà.
Soraya được dẫn đến phòng của ông Gaddafi bởi một cận vệ nữ tên là Mabrouka, người sau đó đã bỏ Soraya lại trong phòng rồi nhanh chóng lui ra ngoài.
Và trên giường là Papa Muammar, hoàn toàn không mặc gì trên người.
“Tôi đã không hiểu gì hết. Tôi quá bối rối”, Soraya nhớ lại về lần đầu tiên cô bị ông Gaddafi hãm hiếp. Từ đó trở đi, cô trở thành nô lệ tình dục cho Đại tá Gaddafi, theo New York Post.
Đội cận vệ toàn nữ
Đối với nhiều người Libya sống dưới thời ông Gaddafi, nhà lãnh đạo này là một người bênh vực cho nữ quyền.
Đội quân cận vệ toàn nữ của ông Gaddafi cho thấy sự tôn trọng của ông này đối với phụ nữ, tin tưởng họ đến độ giao cho họ bảo vệ an ninh cho chính mình.
Không có bất kỳ lãnh tụ nào ở Trung Đông vào thời đó dám nghĩ đến điều như vậy.
Ông này còn là tác giả của quyển “Sách Xanh Lá”, trong đó ông tán thành quyền bình đẳng của phụ nữ.
Ông Gaddafi cũng đã nhận được nhiều lời khen khi tranh cãi với các nước phương Tây về sự thiếu sót của họ trong lĩnh vực này.
“Muammar Gaddafi là người đã mở ra cơ hội cho chúng tôi tiến lên”, một thành viên trong nhóm cận vệ nữ của ông này nói với AP vào năm 2011.
“Đó là lý do vì sao chúng tôi bám víu lấy ông ấy, là lý do vì sao chúng tôi yêu mến ông ấy. Ông ấy cho phụ nữ chúng tôi quyền tự do gia nhập lực lượng cảnh sát, làm nghề kỹ sư, phi công, thẩm phán… bất cứ nghề gì”, cô này nói.
Tuy nhiên, sự thật là phần lớn các thành viên thuộc đội nữ vệ binh của ông Gaddafi cũng là nô lệ tình dục cho ông này.
Cuộc sống trụy lạc của ông Gaddafi qua lời kể của cựu nô lệ tình dục - ảnh 3 Ba thành viên xinh đẹp thuộc đội cận vệ nữ của ông Gaddafi - Ảnh: www.libyaherald.com
Cố lãnh đạo Libya còn lùng tìm nô lệ tình dục mới tại các tiệc cưới, trường học và hội nghị.
Ông này có một căn hộ bí mật nằm trong khu ký túc xá của Đại học Tripoli (Libya), nơi ông bắt cóc và hãm hiếp sinh viên.
Ông thậm chí còn bị cho là đã liên tục dụ dỗ vợ và bạn gái của các quan chức nhà nước và các nhà ngoại giao.
Gaddafi thường xuyên dùng Viagra và có nhu cầu phải quan hệ ít nhất... bốn lần/ngày với bốn người khác nhau.
Ngoài ra, còn có những phụ nữ ngoại quốc không cưỡng lại được sự cám dỗ từ quyền lực và của cải của ông Gaddafi cũng tình nguyện hiến dâng cho ông này, theo New York Post.
“Tôi luôn ngạc nhiên khi thấy những phụ nữ xa lạ vào phòng ông ta. Những cô này ăn mặc sang trọng với bóp hàng hiệu trên tay tiến vào phòng, rồi trở ra với son môi bị nhòe và tóc rối bù”, Soraya hồi tưởng.
Nghiện rượu và ma túy
Soraya cũng tiết lộ rằng ông Gaddafi thường ăn tỏi vào buổi sáng, tu rượu Johnnie Walker Black như uống nước lã và hút ma túy. Tín ngưỡng duy nhất của ông này là ma thuật.
“Ông ta không đeo bất cứ bùa chú gì, nhưng luôn thoa một loại thuốc mỡ lên người và mang một cái khăn nhỏ màu đỏ trên tay”, Soraya cho hay.
Gaddafi giam giữ Soraya cùng các cô gái khác trong một tầng hầm không cửa sổ, ẩm thấp và tối tăm.
Ông này còn buộc tất cả các cô gái phải coi phim đen để học cách thỏa mãn cho ông ta, theo Soraya.
Soraya cho biết cô mất hết khái niệm về thời gian và không biết gì về thế giới bên ngoài.
Vào ngày 23.8.2011, Tripoli thất thủ và gần hai tháng sau, ông Gaddafi bị một phiến quân bắn chết.
Cuộc sống trụy lạc của ông Gaddafi qua lời kể của cựu nô lệ tình dục - ảnh 4 Hình ảnh được kênh Arabiya phát đi cho thấy cảnh ông Gaddafi trước khi chết - Ảnh: AFP
Trong cung điện của nhà lãnh đạo Libya, người ta tìm thấy rất nhiều phim sex, một sở thú nhỏ, hình bằng kích cỡ người thật của nam diễn viên nổi tiếng của Mỹ Jake Gyllenhaal, một bộ sưu tập ảnh đề tặng Condoleezza Rice, cựu Ngoại trưởng Mỹ với dòng chữ “Người phụ nữ châu Phi da màu đáng yêu của tôi” và một hệ thống đường hầm và boong ke, nơi Soraya và rất nhiều cô gái khác bị giam giữ.
Sau khi cuộc cách mạng tại Libya kết thúc, rất nhiều đàn ông và phụ nữ Libya cũng đã đồng ý kể lại cho nữ nhà báo Cojean khoảng thời gian họ bị bắt cóc, tra tấn và cưỡng hiếp.
Ngày nay, Soraya sống một mình và ẩn danh tại Tripoli.
Cô không có bạn và hút ba gói thuốc/ngày, thường ngồi nhìn ra cửa sổ và tự hỏi liệu thế giới có bao giờ biết được những gì đã xảy ra cho cô và những người khác.
"Tôi không hề tưởng tượng ra tất cả những chuyện này. Chị tin tôi mà, đúng không?", cô nói với Cojean.
Hoàng Uy

“Nô lệ tình dục” của ông Gaddafi

Cố lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi lại gây xôn xao vì các thông tin mới đây tiết lộ ông từng cưỡng hiếp nhiều phụ nữ khi đang cầm quyền.
Lâu nay, giới truyền thông vẫn khẳng định đại tá Gaddafi luôn thể hiện tình yêu thánh thiện đối với nhóm “trinh nữ” cận vệ trung thành, vốn sẵn sàng xả thân hy sinh cho ông. Thế nhưng, thông tin từ tài liệu mới được công bố lại cho rằng chính những “trinh nữ” trong đội cận vệ cũng là các “bạn tình bất đắc dĩ” của nhà lãnh đạo này.
Thông tin gây sốc
Tuần này, Đài RTL của Đức dự kiến phát sóng một chương trình mang nội dung là lời trần tình từ nhiều thuộc cấp của nhà lãnh đạo Gaddafi với “những điều chưa được kể” về ông. Tờ Daily Mail dẫn lời phóng viên Antonia Rados của RTL, vốn dành nhiều thời gian điều tra về đại tá Gaddafi, cho biết nhà lãnh đạo này cuốn hút không ít phụ nữ khiến họ luôn mong mỏi được gặp ông. Thế nhưng, thần tượng hoàn toàn sụp đổ khi những người phụ nữ trên bị ông cưỡng hiếp ngay trong lần đầu gặp mặt. Tất nhiên, chẳng nạn nhân nào dám hé môi vì lo ngại bị thủ tiêu, theo lời một nữ giáo viên dạy kinh Koran nói với RTL.
“Nô lệ tình dục” của ông Gaddafi - ảnh 1  Ông Gaddafi (phải) luôn xuất hiện cùng đội vệ sĩ nữ khi còn cầm quyền - Ảnh: Reuters
Các nạn nhân cho biết thêm chính những doanh nhân giàu có ở Libya là nguồn cung cấp gái cho nhà lãnh đạo này giải khuây để lấy lòng ông. Đại tá Gaddafi còn bị cho là tuyên bố sẵn sàng tha thứ cho các phần tử nổi loạn nếu họ chịu “dâng” những cô gái trẻ đẹp lên cho ông. Ngoài ra, những nữ y tá người Ukraine cũng bị cáo buộc đã tiếp tay để ông Gaddafi tha hồ hưởng lạc. Họ chịu trách nhiệm phá thai cho các nạn nhân trong trường hợp mang bầu.


Saif al-Islam Gaddafi “đang bị ngược đãi”
Bộ trưởng Tư pháp Libya Ali Ashour ngày 8.4 khẳng định nước này sẽ không giao nộp Saif al-Islam Gaddafi, con trai của ông Gaddafi, bất chấp yêu cầu từ Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) ở The Hague (Hà Lan). Trong khi đó, Đài Al Jazeera dẫn một email của luật sư Xavier-Jean Keita thuộc ICC cho biết: “Saif al-Islam Gaddafi đang bị hành hạ cả thể chất lẫn tinh thần trong nhà tù Libya. Saif còn phải chịu đau đớn do thiếu các điều kiện chữa trị nha khoa nhưng chính quyền Libya không hề đoái hoài đến dù ông ta nhiều lần thông báo. Chính quyền Libya cũng chẳng cho phép ai thăm viếng Saif”. Vì thế, ICC yêu cầu Libya giao nộp Saif để xét xử công bằng trong điều kiện giam giữ đúng mức.

Hơn thế nữa, các cáo buộc còn cho rằng ông Gaddafi từng chỉ đạo binh lính dưới quyền hãm hiếp phụ nữ, thậm chí cung cấp cả bao cao su và thuốc kích dục để thuộc hạ “hành lạc”. Công tố viên Luis Moreno-Ocampo thuộc Tòa án Hình sự quốc tế từng tuyên bố hiếp dâm đã trở thành “quân lệnh” của ông Gaddafi trong các chiến dịch trấn áp phe nổi dậy. BBC dẫn lời ông Moreno-Ocampo nói: “Trước khi xảy ra nổi dậy, Gaddafi chưa bao giờ kiểm soát dân chúng kiểu này. Hiếp dâm trở thành công cụ đàn áp mới của ông ấy. Ban đầu chúng tôi không tin điều đó. Tuy nhiên, giờ đây chúng tôi tin rằng đó là sự thật”.
Không chừa cả cận vệ
Cô Rados khẳng định thêm các “trinh nữ” vệ sĩ, vốn rất trung thành với ông Gaddadi, cũng không thoát khỏi nguy cơ bị làm nhục. Theo chuyên gia tâm lý Libya Seham Sergewa, ít nhất 5 người trong số họ đã bị làm nhục. Tiết lộ trên tờ Sunday Times của Malta hồi tháng 8.2011, chuyên gia Sergewa cho hay những phụ nữ trên phải dâng hiến sự trong trắng cho ông Gaddafi. Sau đó họ phải “phục vụ” các con trai ông Gaddafi, trước khi bị đẩy vào tay các quan chức cấp cao, rồi bị tống ra ngoài.
Các thông tin trên có vẻ trái ngược với những gì người ta từng biết đến. Trước đây, giới truyền thông khẳng định nhà lãnh đạo này từng tuyên bố thực thi chính sách giải phóng phụ nữ. Lúc đó, mỗi khi xuất hiện trước công chúng, ông luôn hiện diện cùng những nữ vệ sĩ với quân phục chỉnh tề và trang điểm rất đẹp. Ngoài ra, ông Gaddafi còn có một đội nữ y tá do một y tá lâu năm người gốc Ukraine quản lý. Ông được mô tả là đã hết mực chiều chuộng những cận vệ này và dành cho họ một tình yêu thánh thiện. Vì thế, một số ý kiến khác cho rằng những thông tin tố cáo thói hoang dâm của ông Gaddafi chỉ là màn bôi nhọ hình ảnh nhà lãnh đạo quá cố, vốn còn nhiều ảnh hưởng tại Libya. Chí ít, ông vẫn được xem là một anh hùng trong mắt người dân vùng Hạ Sahara do những hỗ trợ mà ông đã dành cho họ nhiều năm trước đây, theo trang Onislam.net.
Trùng Quang

Những quý tử khét tiếng nhà Gaddafi

Những người con của lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi không ít lần dựa vào quyền thế của cha để tự tung tự tác và gây nhiều tai tiếng.

Những quý tử khét tiếng nhà Gaddafi - ảnh 1
Hannibal Gaddafi từng gây căng thẳng giữa Libya và Thụy Sĩ - Seif el-Islam Gaddafi được xem là sáng giá nhất để kế nghiệp cha - Ảnh: Reuters
Hầu hết 8 người con của ông Muammar Gaddafi đều từng gây xôn xao dư luận vì những hành động thiếu kiềm chế. Vì thế, dù con thứ Seif el-Islam được cho rằng có thể trở thành “thái tử” nhưng đến nay, ông Gaddafi vẫn chưa thật sự tin tưởng người nào để chọn làm người nối nghiệp. Bù lại, ông dành nhiều vị trí quan trọng chia cho các con nắm giữ.
Các “hoàng tử lắm chiêu”
Người con cả Mohamed Gaddafi, 40 tuổi, hiện là Chủ tịch Cơ quan Viễn thông Libya, theo tờ 24 heures. Mohamed còn là Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc gia và Hiệp hội Cờ vua Địa Trung Hải. Ông nhiều lần tự làm khó cho con đường quyền lực của mình bằng những phát biểu “linh tinh” như công khai khuyên Giáo hoàng Benedict XVI nên… cải đạo sang Hồi giáo. Năm 1996, khi đội bóng của ông thất bại trước đội của em trai Saadi Gaddafi, Mohamed đã không chấp nhận kết quả và để cận vệ của mình đọ súng với phe đối phương. Hậu quả là 20 người thiệt mạng, bao gồm 1 trọng tài.
Người con thứ 3, Saadi Gaddafi, 38 tuổi, không có tham vọng trên chính trường nhưng lại rất mê bóng đá. Ông Muammar Gaddafi không ngần ngại mua cổ phiếu để con trai có chân trong Hội đồng quản trị của CLB Ý Juventus. Bỏ ra 1 triệu USD, cha con Gaddafi vận động thành công để đưa trận chung kết Siêu cúp nước Ý về thủ đô Tripoli năm 2002. Một sự kiện đình đám khác là vào ngày 31.12.1999, Libya tổ chức một trận đấu vào lúc 23 giờ và sắp xếp để Saadi trở thành cầu thủ ghi bàn thắng cuối cùng của thiên niên kỷ. Trong khi đó, với khả năng bóng đá của mình, Saadi chỉ để lại ấn tượng lớn nhất khi bị… treo giò 3 năm vì sử dụng chất kích thích lúc thi đấu cho CLB Perugia của Ý năm 2002.

Trong khi đó, dù được xem là sáng giá nhất nhưng con trai thứ 2 Seif al-Islam Gaddafi, 39 tuổi, vẫn chưa ghi được dấu ấn rõ nét trên chính trường. Theo tờ El Pais, Seif lấy bằng kỹ sư công nghiệp tại Đại học Al Fateh năm 1993 và lập tức được bổ nhiệm làm Chủ tịch Tổ chức Gaddafi, vốn có vai trò như một cơ quan ngoại giao không chính thức của Libya.
Năm 1997, Seif được nhận vào trường Internationnal Business School ở thủ đô Vienna của Áo. Tuy nhiên, khi đó chính quyền Áo rất ngần ngại trong việc cấp giấy tờ cho ông, đặc biệt khi “du học sinh” xứ Libya này mang theo 4 cận vệ và… 2 chú cọp Bengal. Để con trai được tiếp đón tử tế hơn, ông Muammar Gaddafi dọa trừng phạt các công ty Áo tại Libya. Sau cùng, chính quyền Vienna đã đồng ý cho Seif lưu lại với điều kiện phải gửi “cọp cưng” vào Sở thú Schönbrunn.
Coi trời bằng vung


Ông Gaddafi tuyên bố vẫn ở Libya
Nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi hôm 21.2 lên truyền hình quốc gia bác bỏ thông tin ông chạy đến Venezuela. Đây là tuyên bố đầu tiên của ông Gaddafi, 68 tuổi, từ khi biểu tình nổ ra hôm 15.2. Trong khi đó, nhiều nhà ngoại giao Libya ở nước ngoài như đại diện ở Liên đoàn Ả Rập, LHQ, các đại sứ tại Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc và Úc đều chỉ trích mạnh mẽ hoặc từ chức để phản đối tình trạng trấn áp biểu tình gây thương vong cao, theo AFP. Trong một diễn biến khác, nội các Nhật Bản hôm qua họp khẩn cấp để thảo luận tình trạng giá dầu lên đến mức cao nhất trong 2 năm qua do bất ổn ở Trung Đông và Bắc Phi. Hôm qua, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) thông báo giá dầu thô lên đến 100,59 USD/thùng.
Trùng Quang

Xét về khoản “chơi ngông” thì không ai qua mặt được con trai thứ 5 Hannibal Gaddafi. Sinh năm 1976, tốt nghiệp bác sĩ, từng phục vụ trong quân đội và hiện là cố vấn của Công ty vận tải hàng hải quốc gia nhưng Hannibal thường xuyên gây tai tiếng và tranh cãi ngoại giao.
Tháng 8.2001, tại thủ đô Rome của Ý, rời khỏi vũ trường trong tình trạng say xỉn, Hannibal dùng bình chữa cháy xịt vào cảnh sát khiến 3 người bị thương, theo tờ L’Express. Tháng 9.2004, quý tử nhà Gaddafi phóng ngược chiều với tốc độ 140 km/giờ trên đại lộ Champs-Élysées ở Paris, Pháp. Bị chặn lại, ông cùng các cận vệ hành hung 1 cảnh sát đến mức phải nhập viện. Điều đáng nói là những lần Hannibal gây chuyện hầu hết đều được tha bổng, xử án treo hoặc chính quyền địa phương chỉ xử phạt cận vệ của ông. Chỉ một lần duy nhất xảy ra ngoại lệ tại Thụy Sĩ và ngoại lệ này đã khiến quan hệ ngoại giao giữa Tripoli và Bern căng thẳng suốt hơn 2 năm nay.
Ngày 15.7.2008, Hannibal Gaddafi và vợ bị bắt tại Genève vì 2 người giúp việc tố cáo thường xuyên bị họ đánh đập trong suốt thời gian dừng chân ở Thụy Sĩ. Hannibal bị tạm giam 2 ngày, trong khi vợ được đưa đến bệnh viện vì sắp đến ngày sinh nở. Vợ chồng ông được đưa về Libya sau khi đóng 340.000 euro tiền bảo lãnh. Việc con trai bị áp giải và tạm giữ khiến lãnh đạo Muammar Gaddafi nổi trận lôi đình. Ông đã có hàng loạt động thái trả đũa như đóng cửa các công ty Thụy Sĩ tại Libya, không cho tàu Thụy Sĩ cập bến và ngừng cung cấp dầu cho nước này…
Nghiêm trọng hơn, chính quyền Libya bắt giữ 2 doanh nhân Thụy Sĩ với lý do vi phạm luật cư trú. Tình hình căng thẳng đến mức trong chuyến thăm Tripoli vào tháng 8.2009, Tổng thống Thụy Sĩ Hans-Rudolf Merz phải ngỏ lời xin lỗi “nhân dân Libya” vì việc bắt giữ “không chính đáng” đối với Hannibal Gaddafi. Sau đó, 2 người Thụy Sĩ nói trên được thả về nước lần lượt vào tháng 2 và tháng 6.2010.
Nguyễn Ngọc Lan Chi

Giàu cỡ Gaddafi

(TNTS) Nhà lãnh đạo Libya suốt 42 năm được cho là ngồi trên đống vàng nặng chừng 143 tấn, trong túi có khoảng 6,5 tỉ USD tiền mặt, gửi hàng chục tỉ USD trong các ngân hàng khắp thế giới, mua cổ phiếu của những công ty nước ngoài có máu mặt… Tính tổng cộng, tài sản ông có thể lên đến 120 tỉ USD.

Thiên đường dưới hạ giới
Sau khi chiếm được thủ đô Tripoli, nơi đầu tiên mà quân nổi dậy tràn vào là các dinh thự của Muammar Gaddafi. Dù đã biết trước chẳng đời nào Gaddafi sống giản dị và "đố ai tìm thấy tôi có một dinar nào" như lời Gaddafi vẫn rêu rao, tất cả mọi người phải sững sờ về mức độ xa hoa, phô trương của gia đình nhà lãnh đạo này. Nổi bật trong số đó là khu phức hợp quay mặt ra biển nằm ở ngoại ô Tripoli với rất nhiều tòa biệt thự sang trọng nằm giữa những hàng cọ rợp bóng mát. Tất cả những tài sản quý giá đều bị cướp sạch, từ những chiếc BMW bóng loáng, những bộ dao nĩa bọc vàng sang trọng, những bộ ly cẩn pha lê tinh xảo, những dàn âm-ly trị giá hàng chục ngàn USD, những chiếc sofa bọc da trị giá gần 5.000 USD, chưa kể chiếc ghế mạ vàng có hình nàng tiên cá của cô con gái duy nhất nhà Gaddafi… Nhưng có những thứ quân nổi dậy không biết giá trị như các bức tranh quý treo trên tường, hoặc không thể khuân về nhà như những hồ bơi theo tiêu chuẩn Olympic…
 Giàu cỡ Gaddafi - ảnh 1
Cả quốc gia đều của riêng mình


Saif Gaddafi, con trai thứ 2 của cựu lãnh đạo Libya từng bỏ ra 1 triệu USD để thuê Mariah Carey đến hát vỏn vẹn 4 bài tại một bữa tiệc năm mới ở hòn đảo St.Barts tại Caribe hồi năm 2009, theo World Scene Today. Trong khi đó, người em Muatassim còn "biết chơi" hơn ông anh với 2 triệu USD "nhét túi" cho Beyoncé để được nghe 5 bài hát. Hàng loạt ca sĩ, người mẫu nổi danh khác cũng được nêu tên trong các cuộc trình diễn cho riêng nhà Gaddafi. Cũng không thể nào không nhắc tới món quà 2,5 triệu USD mà Saif đã "đền ơn đáp nghĩa" cho trường Kinh tế London (Anh) sau khi lấy học vị tiến sĩ.

Nhưng tất cả những tài sản xa hoa tráng lệ ở trên chỉ là một mẩu bé xíu trong khối tài sản kếch xù của gia đình Gaddafi. Kể từ khi LHQ ban hành lệnh cấm vận đối với Libya, các ngân hàng phương Tây đã phong tỏa hàng chục tỉ USD của gia đình Gaddafi, trong đó Mỹ phong tỏa 37 tỉ USD, Anh 19,6 tỉ USD, Đức 10,5 tỉ USD… theo Daily Beast. Ngoài ra, những người mang họ Gaddafi còn mua cổ phiếu ở các công ty đa quốc gia trên khắp thế giới. Nhưng vàng và tiền mặt mới là thứ nặng ký nhất. Các nguồn tin phương Tây cho rằng trước khi trốn đi, ông Gaddafi có thể tiếp cận đống vàng nặng chừng 143 tấn cùng khối tiền mặt lên đến 6,5 tỉ USD. Đó là chưa kể 20 tấn vàng mà bà vợ thứ 2 Safia Farkash của ông nắm giữ. Tiền và vàng ở đâu ra? Một trong những "yếu kém" của Gaddafi là không phân biệt được đâu là tài sản quốc gia, đâu là tài sản của riêng mình. Bao nhiêu năm trời, Gaddafi sử dụng ngân hàng trung ương như là nhà kho của mình, những giếng dầu khổng lồ như là giếng nước sau nhà, két tiền thu thuế như là chiếc ví đút trong túi quần… Chưa hết, bản thân ông cùng đàn con đông đúc (8 con trai, 1 con gái) luôn xúm vào thu "phí tư vấn" và "huê hồng trúng thầu" từ các công ty nước ngoài muốn nhảy vào làm ăn tại Libya. Bản thân ông Gaddafi đã ra luật, bất cứ hợp đồng nào trị giá từ 200 triệu USD trở lên đều phải do đích thân ông ký. Với những hợp đồng béo bở, các công ty này sẵn sàng "chung" hàng triệu, có khi hàng tỉ USD cho quan chức Libya. Đơn cử như Công ty Occidental Petroleum có trụ sở ở California (Mỹ) đã phải trả 1 tỉ USD "huê hồng trúng thầu" để đổi lấy một hợp đồng làm ăn 30 năm, Petro-Canada cũng chi 1 tỉ USD cho một hợp đồng tương tự… theo New York Times.
Bên trong “Airforce One”
 Giàu cỡ Gaddafi - ảnh 2 Bên trong chuyên cơ của Gaddafi - Ảnh: Reuters
Chiếc chuyên cơ của ông Gaddafi có thể thua kém Airforce One của tổng thống Mỹ ở mức độ hiện đại. Còn nếu tính ở khía cạnh phô trương và lòe loẹt, hẳn Airforce One kém rất xa. Đó là một chiếc Airbus A340 được ông Gaddafi mua hồi năm 2003, sau đó tân trang lại hoàn toàn, nâng giá trị của nó lên thành 150 triệu USD. Bên trong là những chiếc ghế bành êm ái bọc da màu bạc, những tấm thảm trải sàn màu đỏ lòe loẹt, những chiếc đèn trang trí theo kiểu vũ trường… Nhưng nổi bật nhất là một cái giường nệm to "khủng bố" cùng một tấm gương nối từ trần đến sàn máy bay ở đầu giường.
Đội nữ cận vệ đồng trinh
Mỗi lần ông Muammar Gaddafi ra nước ngoài, những cô gái xinh đẹp lúc nào cũng vây quanh ông luôn là tâm điểm của mọi sự chú ý. Đó là đội cận vệ Amazon với quân số duy trì ở mức khoảng 40 người. Chính tay Gaddafi tuyển chọn họ theo tiêu chí không bao giờ thay đổi: khỏe mạnh, xinh đẹp, giỏi giang và… còn trinh. Đó được cho chỉ là một phần trong lối sống quái gở của Gaddafi, cùng lúc là một điển hình cho sở thích luôn muốn có nhiều cô gái xinh đẹp vây quanh. Còn có một giải thích khác cho việc lựa chọn phe chân yếu tay mềm làm cận vệ: bắn vào phụ nữ là điều nhục nhã trong thế giới Ả Rập. Có thể Gaddafi tin rằng họ chính là những lá chắn hữu hiệu cho ông trước các tay súng Ả Rập. Nhưng vì sao họ phải là người chưa biết đến đàn ông? Một số nhà phân tích lý giải rằng đó là vì sự mê tín của Gaddafi, cho rằng các thiếu nữ đồng trinh bên cạnh sẽ mang đến sự may mắn cho bản thân ông. Riêng trang web OneIndia News thì cho rằng, đội cận vệ Amazon cũng là một phần trong "hậu cung" của Gaddafi.
 Giàu cỡ Gaddafi - ảnh 3 Các nữ cận vệ không bao giờ rời Gaddafi đến nửa bước - Ảnh: ATST
Đa phần các cận vệ của Gaddafi đến từ các nước Bắc Phi. Dù sống ở nước Hồi giáo nhưng họ được ăn mặc theo kiểu phương Tây, được đeo nữ trang, trang điểm và thậm chí đi giày cao gót. Dù thế, tất cả đều phải trải qua những khóa huấn luyện rất khắc nghiệt để thử thách tính chịu đựng, học cách sử dụng những vũ khí tối tân, phải tuân theo những kỷ luật thép để có thể bảo vệ Gaddafi mọi lúc, thậm chí túc trực bên giường ngủ của ông. Nhưng hơn hết, lòng trung thành và sùng bái chủ nhân, sẵn sàng hy sinh tính mạng cho Gaddafi là điều được đặt lên hàng đầu. Điều này đã được thể hiện bằng vụ nữ cận vệ mà Gaddafi yêu quý nhất đã dùng thân mình để che chắn cho Gaddafi trong lần ông bị ám sát hụt hồi năm 1971. Cô này đã thiệt mạng trong vụ đó, 7 nữ cận vệ khác thì bị thương. Sau vụ này, Gaddafi càng thêm phần tin tưởng vào các bóng hồng bảo vệ cho mình.
 

Ngoài đội cận vệ nữ, ông Gaddafi còn có 4 nữ y tá người Ukraine xinh đẹp, trong đó có Galyna Kalotnytska. Theo các tiết lộ do WikiLeaks công bố, đó là "một người đẹp tóc vàng khêu gợi đi theo sát đại tá Gaddafi mọi lúc mọi nơi". Các nguồn tin khác thì mô tả nhà độc tài hét ra lửa này sống lệ thuộc quá mức vào Kalotnytska, đến độ ông sẽ không thể đi đâu nếu thiếu cô gái người Ukraine này. Một nữ y tá khác đã trốn về Ukraine là Oksana Balinskaya ca ngợi chủ cũ của mình là "bậc thầy tâm lý", dù "có một số thói quen kỳ quặc". Theo lời Kalotnytska, mỗi ngày Gaddafi thay đồ đến năm lần bảy lượt, dẫu có trễ giờ làm việc. Thật vậy, Gaddafi là người nổi tiếng ăn mặc lòe loẹt với các bộ đồ đủ màu sắc, cho dù khi ông đang đi công du nước ngoài. Kalotnytska kể, mỗi khi công du ở các nước châu Phi, Gaddafi rất sợ đụng chạm vào người khác vì sợ lây bệnh. Thay vào đó, ông quăng từng nắm tiền qua cửa sổ chiếc Limousine chạy trên đường theo đúng nghĩa đen. Một trong những điểm kỳ quặc khác là ông rất sợ phải bay qua mặt nước và sợ độ cao, không muốn có mặt ở những tòa nhà cao tầng.
Nhật Khuê

Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào?

(TNO) Những khoảnh khắc cuối cùng của cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi cũng đẫm máu như cuộc nổi dậy lật đổ ông.

Tình huống chính xác về cái chết của ông Gaddafi hôm 20.10 vẫn chưa rõ ràng với những thông tin trái ngược. Tuy nhiên, những thước phim về khoảnh khắc hỗn loạn cuối cùng trong cuộc đời của đại tá Gaddafi cung cấp một chút manh mối về những điều đã xảy ra.
Theo Reuters, ông Gaddafi vẫn còn sống khi bị bắt gần thành phố quê hương Sirte. Trong một đoạn phim được quay bởi một người trong đám đông và sau đó được phát trên truyền hình, ông Gaddafi có vẻ bị quáng mắt và bị thương khi được kéo trên ca-pô một chiếc xe.
“Giữ ông ta sống, giữ ông ta sống”, một ai đó hét to. Ông Gaddafi sau đó biến mất khỏi màn hình và tiếng súng vang lên.
Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 1  Hình ảnh được kênh Arabiya phát đi cho thấy cảnh ông Gaddafi trước khi chết - Ảnh: AFP 
Một nguồn tin cao cấp từ Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp Libya (NTC) nói với Reuters: “Họ bắt sống ông ta và khi ông ta đang được mang đi, họ đánh đập và sau đó giết ông ta. Ông ta có lẽ đã chống cự”.
>> NTC tuyên bố ông Gaddafi đã chết
>> Nhà lãnh đạo Gaddafi thiệt mạng?
>> Quê hương của Gaddafi thất thủ, Libya sắp tuyên bố giải phóng
>> NTC sẽ kiểm soát không phận Bengazhi
>> Con trai ông Gaddafi được xác nhận tử trận
>> Giao tranh nổ ra tại Tripoli
>> Con trai ông Gaddafi bị bắt
>> Quân chính phủ lâm thời Libya sớm chiếm Sirte
>> Tìm thấy 9 tấn vũ khí hóa học tại Libya
Trong một tuyên bố dường như trái ngược với những sự kiện xảy ra trong đoạn phim, NTC nói ông Gaddafi bị giết trong một cuộc đọ súng nổ ra sau khi ông bị bắt. Ông Gaddafi đã chết vì vết thương ở đầu, theo quyền Thủ tướng Libya Mahmoud Jibril. NTC nói họ không ra lệnh giết ông Gaddafi.
Các quan chức của NTC cũng nói ít nhất một con trai của Gaddafi là Muatassim cũng bị giết vào hôm qua và có những tin tức chưa được xác nhận cho biết người con trai Saif al-Islam đã bị bắt hoặc bị thương.
Theo tờ New York Times, phiên bản chính thức về các sự kiện do chính quyền lâm thời của Libya cung cấp không được hỗ trợ bởi những hình ảnh và thước phim xuất hiện trên mạng trong 24 giờ qua, làm dấy lên những câu hỏi về khả năng kiểm soát của chính quyền với các tay súng trong một đất nước vốn chia rẽ theo khu vực và bè phái.
Các tường thuật trái ngược về sự kiện trên dường như phản ánh một sự bất ổn sẽ ám ảnh Libya sau khi niềm hân hoan về cái chết của viên đại tá lắng xuống. 
Theo Reuters, ông Gaddafi, người từng gọi phe nổi dậy là “những con chuột”, có vẻ như bị bắt khi đang co rúm trong một cống nước đầy rác rến.
“Ông ta gọi chúng tôi là những con chuột, song hãy xem chúng tôi bắt được ông ta ở đâu”, một binh sĩ 27 tuổi của NTC tên Ahmed Al Sahati nói với Reuters. 
Theo lời kể của các binh sĩ NTC, ngay trước giờ cầu nguyện buổi sáng, ông Gaddafi, với khoảng một chục vệ sĩ trung thành và được hộ tống bởi người đứng đầu lực lượng quân đội đã tan rã Abu Bakr Younis Jabr, mở vòng vây ra khỏi Sirte sau hai tháng bị vây hãm và tháo chạy về phía tây.
Họ không đi được xa. Nước Pháp cho biết một máy bay của họ đã không kích một đoàn xe thuộc lực lượng của ông Gaddafi ở gần Sirte vào lúc 8 giờ 30 ngày 20.10 (13 giờ 30, giờ Việt Nam) song không rõ liệu cuộc không kích có tiêu diệt Gaddafi hay không. Một quan chức của NATI nói đoàn xe bị một máy bay của Pháp hoặc một máy bay không người lái Predator của Mỹ tấn công. 
Bên trong những chiếc xe vẫn còn có những cái xác cháy đen của các tài xế và những binh lính chết ngay tức khắc bởi cuộc không kích.
Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 2  Các binh sĩ NTC công kênh một đồng đội với khẩu súng ngắn bằng vàng mà người này nói lấy được từ ông Gaddafi - Ảnh: AFP
Mansour Daou, người đứng đầu nhóm vệ sĩ của Gaddafi, đã ở cùng với nhà cựu lãnh đạo cho đến những phút gần cuối. Daou nói với kênh truyền hình Arabiya rằng sau cuộc không kích, những người sống sót chia làm hai nhóm để tẩu thoát.
“Tôi đi với Gaddafi, Abu Bakr Younis Jabr và khoảng bốn binh sĩ tình nguyện”, Daou nói và cho biết ông không chứng kiến cái chết của chủ mình vì đã bất tỉnh sau khi bị thương ở lưng từ một vụ nổ pháo.
Các binh sĩ của NTC nói Gaddafi và một nhúm tùy tùng có vẻ như đã chạy qua một đám cây và núp trong hai cống nước.
“Đầu tiên chúng tôi dùng súng phòng không để bắn họ song không hiệu quả. Sau đó, chúng tôi chạy đến”, một binh sĩ tên Salem Bakeer kể, “Một người của Gaddafi bước ra, vẫy súng và hô đầu hàng song ngay khi thấy mặt tôi, hắn bắt đầu bắn vào tôi. Sau đó, tôi nghĩ Gadafi hẳn phải kêu gọi dừng lại. Người đó la: Chủ tôi ở đây, chủ tôi ở đây, Muammar Gadadfi ở đây và bị thương”.
“Khi chúng tôi tiến vào và mang Gaddafi ra. Ông ta đang nói: Gì vậy, gì vậy? Điều gì đang xảy ra? Sau đó, chúng tôi vác ông ta và đưa lên xe”, Bakeer kể tiếp.
Vào lúc bị bắt, Gaddafi đã bị thương vì đạn ở chân và lưng, theo Bakeer. Các binh sĩ khác, những người khẳng định họ tham gia vào vụ bắt Gaddafi, đã xác nhận câu chuyện của Bakeer dù một người khác cho biết Gaddafi đã bị một tùy tùng bắn làm bị thương vào phút chót.
“Một vệ sĩ của Gaddafi đã bắn ông ta vào ngực”, một người tên Omran Jouma Shawan nói.
Cũng có những phiên bản khác của câu chuyện. Một quan chức của NTC tên Abdel Majid Mlegta nói với Reuters rằng Gaddafi bị dồn vào góc tại một ngôi nhà ở Sirte sau vài giờ giao tranh và bị thương trong cuộc đọ súng với lực lượng của NTC.
Ông này nói Gaddafi chết vì vết thương khi được chuyển lên xe cứu thương.
Một quan chức giấu tên của NTC thì kể với Reuters cảnh tượng đầy bạo lực về cái chết của Gaddafi. “Họ (các binh sĩ của NTC) đánh đập ông ta một cách tàn nhẫn và sau đó giết ông ta. Đây là một cuộc chiến tranh”.

 Cao ủy Nhân quyền LHQ muốn điều tra cái chết của Gaddafi
Những tình huống xung quanh cái chết của cựu lãnh đạo Libya Muammar Gadafi là không rõ ràng và cần có một cuộc điều tra về việc này, theo bà Navi Pillay - Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) - vào hôm nay, 21.10.
Người phát ngôn của bà Navi Pillay là ông Rupert Colville đã phát biểu trong một cuộc họp báo tại Geneva, Thụy Sĩ: “Về cái chết của Gaddafi vào hôm qua, tình huống vẫn chưa rõ ràng. Cần có một cuộc điều tra dựa vào những gì chúng ta chứng kiến vào hôm qua”.
Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 3  Miệng cống nơi ông Gaddafi ẩn nấp trước khi bị bắt sống - Ảnh: AFP
Liên hệ đến những hình ảnh được quay bằng điện thoại di động cho thấy ông Gadadfi còn sống với những vết thương và sau đó chết giữa một đám đông nhảy múa sau khi bị bắt tại thành phố quê hương Sirte, ông Colville nói: “Chúng rất nhiễu loạn khi được đặt cạnh nhau”.
Ông Colville tiết lộ một ủy ban điều tra về vi phạm nhân quyền tại Libya của LHQ chắc chắn sẽ khảo sát cái chết của ông Gaddafi. Ủy ban này sẽ khuyến cáo thực hiện một cuộc điều tra trong nước hoặc quốc tế.
Ông Colville nói các nạn nhân trong 42 năm cầm quyền của ông Gaddafi xứng đáng chứng kiến một quy trình tư pháp đúng đắn.
Trước đó, Tổ chức n xá Quốc tế và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng lên tiếng kêu gọi điều tra về cái chết của ông Gaddafi, người mà Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp Libya (NTC) tường thuật là đã chết trong một vụ đọ súng vào hôm qua, 20.10.
Thông báo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói: “NTC cũng phải điều tra tình huống dẫn đến cái chết của ông Gaddafi, xem liệu có phải ông ta bị giết trong lúc đã bị bắt hay không, điều này có thể cấu thành sự vi phạm nghiêm trọng luật lệ chiến tranh”.
Trong khi đó, kênh Al Arabiya dẫn lời người bác sĩ đã khám thi thể của ông Gaddafi cho biết, ông này chết vì trúng một viên đạn ở bụng. Bác sĩ Ibrahim Tika nói: “Gaddafi bị bắt sống song bị giết sau đó. Có một viên đạn và đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cái chết của ông ta. Nó đi xuyên qua ruột của ông ta". (Sơn Duân)



Ông Gaddafi sẽ được chôn cất bí mật
Thi thể của cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi sẽ được chôn cất tại một địa điểm bí mật ở Misratah trong hôm nay, 21.10, theo ông Mahmoud Jibril, quyền Thủ tướng của Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp Libya (NTC).

Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 4 Đại tá Muammar Gaddafi - Ảnh: AFP
Theo tờ Time, việc chôn cất ông Gaddafi, người bị giết vào hôm 20.10 tại thành phố Sirte, trái ngược với truyền thống của đạo Hồi vốn quy định người chết phải được chôn cất trong cùng ngày, trước lúc mặt trời lặn.
Bộ trưởng Dầu lửa và Tài chính của NTC Ali Tarhouni đã gấp rút đến Misratah vào chiều hôm qua để xem xét thi thể của ông Gaddafi và bàn bạc cách chôn cất ông này.

Ông Jibril cho biết các quan chức của NTC nhận định sẽ khinh suất nếu mang thi thể của Gaddafi đến thủ đô Tripoli.
“Tôi không nghĩ mang thi thể đến Tripoli, nơi có quá nhiều giận dữ và chua cay, là một hành động khôn ngoan”, ông Jibril nói.
Kênh truyền hình Al-Arabiya cho biết, NTC quyết định chôn cất ông Gaddafi tại một địa điểm bí mật để tránh biến nơi này thành thánh địa của những người ủng hộ cựu lãnh đạo Libya.
Trong khi đó, hãng Reuters dẫn lời các quan chức NTC đưa tin, tuyên bố về việc giải phóng Libya sẽ được đưa ra vào ngày mai, 22.10.
Tuyên bố giải phóng Libya sẽ chính thức mở màn cho giai đoạn chuyển tiếp sang một chính phủ dân cử tại quốc gia Bắc Phi này. (Sơn Duân)


Thế giới phản ứng trước cái chết của Gaddafi
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon nói rằng việc ông Gaddafi bị tiêu diệt là sự kiện đánh dấu một sự chuyển đổi lịch sử đối với quốc gia Bắc Phi này, đồng thời kêu gọi hàn gắn dân tộc, không áp dụng các biện pháp trả đũa.
Thủ tướng Anh David Cameron nói: “Người dân Libya ngày nay có cơ hội lớn hơn để xây dựng cho mình một tương lai vững mạnh và dân chủ. Tôi đánh giá cao lòng dũng cảm của người dân Lybia khi đã giúp giải phóng đất nước của họ”.
Bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Mỹ: “Cơ hội mới cho Libya tiến lên phía trước”.
Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu u (EU) Herman Van RompuyJosé Manuel Barroso, Chủ tịch của Ủy ban châu u, thì cho rằng cái chết của ông Gaddafi “đánh dấu sự kết thúc một chế độ chuyên chế. Chúng tôi kêu gọi Hội đồng dân tộc chuyển tiếp quốc gia (NTC) theo đuổi một tiến trình hòa giải cho tất cả người dân Lybia và cho phép một sự chuyển tiếp dân chủ, hòa bình và minh bạch”.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev bày tỏ hy vọng việc kết thúc chiến dịch truy đuổi ông Gaddafi sẽ đem lại một chính phủ dân chủ và hòa bình ở Libya.
Huỳnh Thiềm
(Theo Guardian, AFP)



Các nhân vật chóp bu thời hậu Gaddafi 
Nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi đã cai trị Libya trong hơn 40 năm. Sau khi ông này bị lật đổ và được cho đã chết vào hôm 20.10, chỗ trống quyền lực này đã được mở ra cho nhiều người.
Hội đồng dân tộc chuyển tiếp (NTC)
NTC, một phong trào có nguồn gốc ở miền đông Libya, đã nổi lên như cồn trong cuộc nổi dậy lật đổ ông Gaddafi.
Cư dân ở các thị xã, thành phố thuộc miền đông Libya đã xem NTC như là một chính quyền mới tạm thời trong những ngày đầu của cuộc nổi dậy chống Đại tá Gaddafi.
 Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 5 Quân chính quyền lâm thời ăn mừng chiến thắng tại Tripoli hôm 20.10 - Ảnh: Reuters
NTC hiện đã được hầu hết các nước lớn trên thế giới công nhận là cơ quan hợp pháp duy nhất của quốc gia Bắc Phi này, và đã di chuyển các cơ quan “đầu não” của mình đến thủ đô Tripoli.
Tuy nhiên, các lãnh đạo NTC đã nhấn mạnh rằng, tổ chức này chỉ là một cơ quan tạm thời giám sát việc chuyển tiếp sang các cuộc bầu cử dân chủ, dự kiến diễn ra vào năm 2013.
Mustafa Mohammed Abdul Jalil - Chủ tịch NTC

Mustafa Mohammed Abdul Jalil từng là Bộ trưởng Tư pháp trong chế độ của ông Gaddafi, và đã được phái đến Benghazi trong những ngày đầu của cuộc nổi dậy để đối phó với những người biểu tình.
Tuy nhiên, ông đã rời bỏ chính quyền của Gaddafi vào ngày 21.2 để phản đối “việc sử dụng vũ lực của chính phủ Libya chống lại những người biểu tình không vũ trang” và vài ngày sau đã trở thành chủ tịch của NTC.
Được biết, chính con trai của Gaddafi, Saif al-Islam, là người đã đưa ông vào chính phủ của Gaddafi và bổ nhiệm ông vào chức Bộ trưởng Tư pháp hồi năm 2007.
 Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 6
Ông Abdul Jalil đã nhận được sự khen ngợi từ các nhóm nhân quyền và các nước phương Tây cho các nỗ lực cải cách luật hình sự của Libya trong thời gian ông nắm quyền tại Bộ Tư pháp.
Hồi cuối tháng 8 vừa qua, khi phe nổi dậy giành quyền kiểm soát Tripoli, ông Abdul Jalil tuyên bố rằng “thời đại Gaddafi đã qua”.
Ông dự kiến sẽ đóng vai trò nổi bật trong chính phủ mới thời hậu Gaddafi.
Mahmoud Jibril - Người đứng đầu Ủy ban hành pháp NTC

Đôi khi được gọi là thủ tướng của NTC, Mahmoud Jibril là người đứng đầu Ủy ban hành pháp của tổ chức này.
Trong những ngày đầu của cuộc nổi dậy, ông là người có tiếng nói trọng lực nhất của NTC trên chính trường quốc tế.
Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 7 
Ông nổi tiếng là một nhà kỹ trị tài năng và đã đưa ra các quyết định trong việc điều hành NTC trong những ngày qua.
Ali Tarhouni - Bộ trưởng Tài chính của NTC

Ali Tarhouni rời Libya đến Mỹ vào những năm 1970. Tại Mỹ, ông đã trở thành giảng viên kinh tế tại Đại học Washington ở Seattle.
Ông trở về nước vào những ngày đầu của cuộc nổi dậy chống Gaddafi và được người dân Benghazi yêu quý sau khi xuất hiện trong các đoạn video được đăng tải trên internet kêu gọi quân đội Gaddafi không nên bắn vào thường dân.
 Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 8
Theo một bài báo trên tờ New York Times, một trong những hành động đầu tiên của ông trong vai trò là thủ lĩnh phe nổi dậy là ra lệnh cho các tay súng chống đối cướp ngân hàng trung ương ở Benghazi. Vụ này, phe nổi dậy thu về 320 triệu USD.
Kể từ đó, ông có sứ mệnh là gây quỹ cho chính quyền lâm thời và trở thành nhân vật chủ chốt trong các cuộc đàm phán liên quan đến trữ lượng dầu mỏ của Libya.
Abdul Hafez Ghoga - Phó chủ tịch NTC

Abdul Hafez Ghoga là luật sư về nhân quyền tại Benghazi.
Ông Ghoga bị bắt vào ngày 19.2 vừa qua, ngay sau khi các cuộc biểu tình chống chính phủ nổ ra, nhưng đã được trả tự do vài ngày sau đó.
 Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 9
Ông trở nên nổi tiếng sau khi tự xưng mình là phát ngôn viên của Hội đồng lâm thời.
Ông Ghoga sau đó được chỉ định là Phó chủ tịch và là phát ngôn viên của NTC vào đầu tháng 3.
Abdel Hakim Belhaj - Chỉ huy quân đội tại Tripoli

 Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 10

Belhaj Abdel Hakim là người đã dẫn đầu đoàn quân xông vào chiếm pháo đài của ông Gaddafi tại Tripoli và sau đó tuyên bố: “Bạo chúa (Gaddafi) đã bỏ trốn và chúng tôi sẽ đuổi bắt ông ta đến cùng”. Ali Issawi - Người phụ trách đối ngoại của NTC
Ali Issawi từ chức đại sứ Libya tại Ấn Độ vào ngày 21.2 để phản đối “việc chính phủ sử dụng bạo lực đối với thường dân”.
 Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 11
Sau đó, ông đã trở thành người đại diện về mặt ngoại giao của NTC.
Thời còn làm cho chính quyền của Gaddafi, ông Issawi giữ chức bộ trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư. Ông từng là người trẻ tuổi nhất tại quốc gia Bắc Phi nắm giữ chức vụ này.
Huỳnh Thiềm
(Theo BBC, AFP, Reuters; Ảnh: AFP, Reuters)



Cuộc đời đại tá Gaddafi qua ảnh
Đại tá Muammar Gaddafi, người bị giết vào hôm 20.10, đã cai trị Libya trong hơn 40 năm qua.
Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 12  Đại tá Gaddafi vào năm 1975 - Ảnh: AFP
Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 13 Đại tá Gaddafi (bìa phải) cùng tổng thống Syria, Uganda và Ai Cập vào năm 1972 - Ảnh: AFP

Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 14  Gaddafi tại một cuộc họp báo ở Tripoli vào năm 1986 - Ảnh: Reuters

Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 15  Gaddafi lên án việc Mỹ ném bom Tripoli vào năm 1986 - Ảnh: Reuters
Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 16  Gaddafi tại dinh thự của ông vào năm 2004 - Ảnh: AFP

Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 17  Gaddafi cầu nguyện tại một đền thờ ở Mali bên lề một cuộc họp thượng đỉnh sáu nước châu Phi vào năm 1989 - Ảnh: AFP

Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 18  Gaddafi tại một cuộc họp báo ở Rome, Ý, vào năm 2009 - Ảnh: AFP

Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 19  Gaddafi tiếp cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice, người được ông gọi một cách trìu mến là "một công chúa châu Phi", ở Tripoli vào năm 2008 - Ảnh: AFP

Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 20  Gaddafi thách thức phương Tây và phe nổi dậy vào tháng 4.2011 - Ảnh: AFP

Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 21 Hình ảnh từ những thước phim quay lại cảnh Gaddafi bị bắt vào hôm 20.10.2011 - Ảnh: AFP

Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 22 Hỉnh ảnh chụp thi thể ông Gaddafi - Ảnh: AFP

Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 23  Các kiểu chào của đại tá Gaddafi - Ảnh: AFP

Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 24  Các cử chỉ của ông Gaddafi trong 42 năm cầm quyền tại Libya - Ảnh: AFP
Sơn Duân








Dân Libya xuống đường mừng chiến thắng
Trước thông tin về cái chết của ông Gaddafi được Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp Libya (NTC) tuyên bố, người dân Libya đã đổ ra đường mừng chiến thắng.
Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 25 Người dân Libya hân hoan đổ ra đường sau khi thông tin cái chết của ông Gaddafi được loan báo - Ảnh: Reuters
Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 26 Ảnh: AFP
Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 27 Ăn mừng tại Quảng trường Martyrs ở thủ đô Tripoli - Ảnh: Reuters
Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 28 Ảnh: AFP
Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 29 Ảnh: Reuters
Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 30 Quốc kỳ Libya tràn ngập các ngõ phố - Ảnh: Reuters
Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 31 Ảnh: AFP
Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 32 Ảnh: Reuters
Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 33 Binh lính của NTC biểu dương chiến thắng tại Sirte... - Ảnh: AFP
Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 34 Và tại Quảng trường Martyrs ở Tripoli - Ảnh: AFP
 Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 35 Thông tin về cái chết của ông Gaddafi được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng - Ảnh: AFP
Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 36 Niềm vui sướng của người dân Libya trước Đại sứ quán Libya tại London (Anh) khi nghe tin Gaddafi chết - Ảnh: AFP
Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 37 Tại Manchester (Anh), những người dân Libya cũng ăn mừng chiến thắng của NTC - Ảnh: Reuters
 Đại tá Gaddafi đã chết như thế nào? - ảnh 38 Một người cha cõng con cầm cờ Libya diễu hành trước Nhà Trắng (Washington, Mỹ) - Ảnh: Reuters






Sơn Duân

Lời tiên tri của Đại tá Gaddafi đã trở thành sự thật

(GDVN) - Dự đoán của Muammar Gaddafi trở thành sự thật ba năm sau khi ông chết

 
Trong 3 năm qua, Libya tiếp tục là một trong những điểm nóng nhất trên bản đồ thế giới. Đất nước này đã trải qua 6 lần thay thế chính phủ kể từ khi Đại tá Muammar Gaddafi bị lật đổ, nhưng vẫn không có hiến pháp. Hàng ngàn người Libya buộc phải trốn ra nước ngoài. Các xung đột tôn giáo, dân tộc, ủng hộ và phản đối Gaddafi vì dầu mỏ và quyền lực vẫn tiếp diễn.
Libya sau cái chết của Gaddafi ngày càng trở nên hỗn loạn, khó kiểm soát. 
Theo Lenta, Libya sau cái chết của Gaddafi đã trở thành "Somalia ở Địa Trung Hải" đúng như lời nhà lãnh đạo này từng dự đoán lúc còn sống. Libya đang chìm dần vào hỗn loạn khi hệ thống cân bằng mà Gaddafi tạo ra trong 42 năm cầm quyền bị phá vỡ.

Sự rối loạn ở Libya hiện nay đã khiến nhiều người phương Tây phải thừa nhận rằng Gaddafi từng là một nhà lãnh đạo khéo léo và đặt ra câu hỏi rằng liệu sự lật đổ chính quyền này nhanh chóng có thực sự mang lại sự "giải phóng" cho người dân Libya?.

Tháng 3 năm 2011, một tháng sau khi bùng nổ cuộc nội chiến ở Libya, Pháp và Anh can thiệp. Theo sáng kiến ​​của họ, lực lượng NATO đã hỗ trợ quân nổi dậy. Theo nhiều phương tiện truyền thông Libya, nếu không có sự can thiệp của phương Tây, Gaddafi đã có thể đè bẹp các cuộc nổi loạn.

Sau đó, thế giới cảm thấy nhẹ nhõm và xem rằng nhiệm vụ này được hoàn tất, lực lượng NATO rời Libya.

Nhưng theo nhà phân tích chính trị người Nga George Mirsky, các nước phương Tây đã tính toán sai lầm: "Người châu Âu và người Mỹ nhận ra rằng họ đã sai, nhận ra rằng không lật đổ Gaddafi sẽ tốt hơn. Sản xuất dầu đã giảm mạnh sau đó. Nó bật ra rằng tất cả những gì họ làm đã trở thành vô ích.  Các nước phương Tây quay lưng lại với Libya. Xét cho cùng, đất nước này là không có giá trị tốt cho họ. Về mặt địa lý, nó không thể ảnh hưởng đến các sự kiện ở Syria, Palestine, Israel. Vì vậy, chỉ cần quên nó đi".
Bây giờ phương Tây cũng không muốn giúp hòa giải các bên tham chiến.
Bây giờ phương Tây cũng không muốn giúp hòa giải các bên tham chiến. Trong tháng 7/2014, Thủ tướng Abdullah Abdulrahman Al-Thani yêu cầu sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế và NATO, yêu cầu khởi động các cuộc không kích chống lại quân nổi dậy. Nhưng thay vì đáp ứng, các nước phương Tây đã lệnh cho các nhà ngoại giao của mình ở Libya vội vã đóng gói hành lý. Ngoại trưởng Đức gọi tình hình "không thể đoán trước và cực kỳ không chắc chắn." Chính phủ Pháp kêu gọi công dân của mình rời khỏi Libya càng sớm càng tốt. Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Canada, cũng như Nga và Trung Quốc đóng cửa Đại sứ quán ở Tripoli.

Việc chuyển đổi từ chế độ độc tài đến dân chủ đã không thành công. Trong phe chiến đấu chống lại Gaddafi giờ cũng không thể tìm thấy một ngôn ngữ chung. Trong ba năm qua,  trong Quốc hội chung (INC) là một cuộc đấu tranh giữa đảng "Anh em Hồi giáo", đảng Công lý và xây dựng, Liên minh thế tục của Lực lượng Quốc gia (ANS).

Hiện Libya được chia thành các khu vực ảnh hưởng, mỗi một khu vực trong số đó được điều khiển bởi các đơn vị vũ trang không tuân theo chính quyền trung ương. Các nhóm vũ trang này sống bằng nguồn thu từ buôn lậu vũ khí, ma túy và rượu.

Một Libya tan rã là một mối đe dọa địa chính trị cho cả châu Âu, Trung Đông và cả châu Phi. Mối quan tâm nghiêm trọng của các nước láng giềng là thực tế rằng Libya đang biến thành một trung tâm Hồi giáo của khu vực, nơi những kẻ cực đoan tìm đến trú ẩn chờ thời cơ tấn công các nước khác.

Trong tháng Bảy, trên biên giới Libya các tay súng đã giết chết 21 binh sĩ Ai Cập. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Amr Moussa cho rằng, trong trường hợp tình hình diễn biến xấu đi, nước này sẽ bị buộc phải đưa quân vào Libya.
Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Mỹ, Ai Cập và các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất tiến hành một loạt các cuộc không kích chống lại các nhóm Hồi giáo vũ trang ở Tripoli.Tuy nhiên, các nước phương Tây đã cảnh báo Cairo và Abu Dhabi không được can thiệp vào tình hình ở Libya vì cho rằng điều này "chỉ làm trầm trọng thêm sự chia rẽ ở quốc gia này.

Một vấn đề lớn đối với EU là Libya cũng trở thành một quốc gia quá cảnh cho người di cư bất hợp pháp từ châu Phi và Trung Đông đến châu Âu. Dòng người nhập cư đạt đến một mức khổng lồ. Nếu Gaddafi đã thành công trong việc sử dụng các biện pháp khắc nghiệt để kiểm soát tình hình, chính phủ hiện tại không có thời gian và không có đủ nguồn lực để làm điều đó.

Tìm ra được cách thức giúp Libya thoát khỏi tình trạng này không phải dễ dàng. Xây dựng một nhà nước dân chủ ở Libya cũng rất khó. Chế độ độc tài cũng vì không có nhà lãnh đạo có uy tín trên phạm vi cả nước, khó có khả năng tập hợp người dân địa phương. Có thể là một nhà nước có chủ quyền đã tồn tại hơn 60 năm qua, sẽ sớm biến mất./.
Nguyễn Hường


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét