Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

BÍ ẨN LICH SỬ 107

(ĐC sưu tầm trên NET)

Điểm giới hạn khiến những kẻ độc tài sụp đổ

Gaddafi từng làm do người dân Libya xem ông ta như thần thánh, như cha mẹ, làm cho tất cả mọi người tin sự thống trị của ông Thiếu tá này quả vô cùng từ bi, chỉ cần ông ta còn sống thì việc thống trị thêm tám hay mười năm nữa cũng không thành vấn đề. (Ảnh: Wiki)
Gaddafi từng làm do người dân Libya xem ông ta như thần thánh, như cha mẹ, làm cho tất cả mọi người tin sự thống trị của ông Thiếu tá này quả vô cùng từ bi, chỉ cần ông ta còn sống thì việc thống trị thêm tám hay mười năm nữa cũng không thành vấn đề. (Ảnh: Wiki)
Gaddafi từng khốn khổ vật lộn hơn 6 tháng, có không ít người vẫn tin ông ta có thể vực dậy được, nhưng chỉ trong một đêm khi thủ đô Tripoli bị phe phản đối đánh chiếm, vậy là Gaddafi bốc hơi khỏi thế gian, chính quyền của ông ta tan rã.
Sự việc khiến các chuyên gia phân tích chính trị phải kinh ngạc:
Tại sao không thể có một cuộc chiến kéo dài?
Tại sao không thể có trận chiến oanh liệt trên đường phố?
Tại sao không thấy sử dụng vũ khí bí mật?
Các đội quân tinh nhuệ đâu rồi?
Đám lính đánh thuê mỗi ngày lĩnh hơn 1000 đô la và những nữ vệ sĩ xinh đẹp võ nghệ cao cường tại sao không thấy?
Cuộc chiến tại Iraq vào 8 năm trước, người ta cũng bàng hoàng như không dám tin vào việc chính quyền Saddam sụp đổ quá nhanh. Một số những chuyên gia chính trị xưa nay quen đồng tình và ngưỡng mộ kẻ độc tài, vì thế mà hụt hẫng vì dự đoán sai lầm liên tục của họ. Nguyên do vì họ không hiểu rằng sự thống trị độc tài thường có vẻ bề ngoài gợi cảm giác mạnh mẽ, nhưng nó có điểm giới hạn của nó, khi điểm giới hạn này đến thì hệ thống sẽ tự tan rã mà không gì có thể cứu vãn được, có khi chỉ trong một đêm ngắn ngủi.
Như vậy, điểm giới hạn để chế độ độc tài tan rã là gì? Làm rõ vấn đề này chúng ta sẽ hiểu thủ đoạn mà độc tài duy trì thống trị là gì? Thực ra điều này rất đơn giản. Từ cổ chí kim, những kẻ độc tài có thể duy trì được quyền lực đều nhờ vào hai cách: một là khủng bố, hai là dối trá.

Khi người dân không còn sợ hãi và không còn tin vào những lời dối trá, đó chính là điểm giới hạn báo hiệu chế độ độc tài chuẩn bị tan rã.

Từ sự tan rã của Liên Xô cũ hùng mạnh cho đến Ben Ali, Mubarak hay Gaddafi đều chung kết cục như thế. Saddam tàn bạo của Iraq 8 năm trước cũng khiến vô số người dân Iraq run rẩy, nhưng khi mọi người không còn khiếp sợ, họ lập tức ra phố kéo đổ tượng của ông ta. Các nơi khác như Tunisia, Ai Cập, Libya, Syria cũng tương tự. Tuy người dân những quốc gia này biết sự tàn nhẫn của chế độ độc tài, tuy hiểu rõ việc lật đổ những ‘bạo chúa’ này phải đổ nhiều máu, nhưng trước khát vọng tự do họ quên hết sợ hãi, khi hiểu được sự thật và nhận rõ bộ mặt của kẻ độc tài, đó chính là lúc điểm giới hạn của độc tài và ngày tàn của ‘bạo chúa’ đang đến gần.
Thế nhưng, cho dù điểm giới hạn đến thì cũng không có nghĩa thống trị của kẻ độc tài sẽ ngay lập tức kết thúc, điều này còn phụ thuộc vào các yếu tố chủ và khách quan như: mức tàn nhẫn của kẻ độc tài, độ giác ngộ của nhân dân, độ mạnh yếu của lực lượng.
Ví dụ Tunisia, sau 30 ngày nhân dân ra đường thì Ben Ali phải bỏ trốn; còn Ai Cập thì sau 18 ngày, ông Mubarak phải từ chức; Gaddafi chống chọi được hơn 6 tháng khiến nhiều người bất ngờ. Vì mọi người đánh giá không đúng mức độ tàn bạo của Gaddafi, không nghĩ đến ông ta lại gian ác như thế, vì bảo vệ quyền lực mà không ngần ngại bắt tổ quốc phải hủy diệt cùng ông ta. Về điểm này ông ta không thua gì Hitler.

Khi Hitler sắp chết đã bắt cả những đứa trẻ mới hơn mười tuổi lên tiền tuyến; còn Gaddafi bắt tất cả phụ nữ phải cầm vũ khí bảo vệ cho ông ta. Những kẻ bệnh hoạn và ác quỷ này đã mất hoàn toàn nhân tính, dù cho chống đỡ được một thời gian, nhưng số phận của họ còn ô nhục và thê thảm hơn nhiều so với những tên độc tài đầu hàng sớm.

Nhưng cho dù kẻ độc tài tàn nhẫn thế nào, vùng vẫy thế nào, chỉ cần điểm giới hạn sụp đổ đến gần: lúc mọi người không còn sợ hãi, không còn tin vào những lời dối trá, đó là lúc ấn định sự sụp đổ của kẻ độc tài. Điều khác nhau chỉ là những tháng ngày sống lây lất với chút hơi tàn của họ dài hay ngắn mà thôi.
Một số chuyên gia của chúng ta luôn dự đoán sai lầm, không phải vì họ thiếu tri thức chuyên môn chuyên nghiệp mà là thiếu lương tri, họ bị mê tín vào sức mạnh của kẻ độc tài, xem nhẹ sức mạnh của chính nghĩa và nhân dân. Và có thể trong khi dự đoán, về cơ bản họ không chú ý đoán kết quả. Kỳ thực, vận mệnh sụp đổ của những kẻ độc tài này, như một hệ quả tất yếu, đã được an bài, cho dù có xảy ra chiến sự ác liệt trên đường phố cũng chỉ là sự vật vã hấp hối trước lúc chết mà thôi.
Khi có một tên độc tài nối gót sụp đổ, có người lại hỏi: Tại sao những tên độc tài này không giác ngộ từ sớm? Nếu biết buông đao đồ tể sớm một chút, trả lại quyền cho dân, số phận của chúng đâu đến nỗi thê thảm như thế?
Phải hiểu rằng, tất cả những tên độc tài đều có một điểm chung, đó là xem quyền lực như tính mạng của mình. Đối với họ thì quyền lực là tất cả, mất quyền lực tức là mất tất cả. Đặc biệt, vì những tên độc tài phạm tội ác nghiêm trọng với nhân dân, nếu họ để mất quyền lực là lập tức sẽ bị xét xử, bị tính sổ, vì thế để giữ quyền lực họ sẽ không từ thủ đoạn, chuyện tày đình nào chúng cũng có thể nghĩ ra. Gaddafi thề sống chết với quyền lực, cho dù phải biến tổ quốc thành biển lửa ông ta cũng bất chấp.
Thực tế chỉ ra rằng, không thể hy vọng những kẻ độc tài của các quốc gia này vì trông thấy tình cảnh thê thảm của những tên độc tài kia mà chủ động thuận theo xu thế thời đại, chấm dứt nền thống trị độc tài. Ngược lại, chúng luôn rút ra bài học từ những thất bại của kẻ độc tài trước: Chẳng phải vì nhân dân không còn sợ hãi kẻ độc tài nên nổi dậy chống lại hay sao? Chẳng phải vì nhân dân hiểu sự thật nên không còn tin vào những lời dối trá hay sao? Được thôi, vậy ta sẽ làm cho nhân dân phải khiếp sợ hơn nữa, sẽ làm cho nhân dân mãi mãi ngu muội vô tri. Biện pháp là phải dùng công cụ bạo lực mạnh hơn nữa, một là phải khống chế quân đội, hai là phải kiểm soát thông tin dư luận, tăng cường độ tẩy não nhân dân để những lời dối trá mãi mãi không bị vạch ra. Nhưng chúng không biết rằng, mất lòng dân tức là mất lòng quân, lòng dân ủng hộ hay phản đối sẽ quyết định lòng quân như thế. Khi kẻ thống trị mất hết lòng dân thì liệu có tồn tại một quân đội mãi mãi trung thành với chúng không? Quân đội mà không được nhân dân ủng hộ thì có thể đánh thắng trận được không?
Mubarak từng trông chờ quân đội của ông ta sẽ giúp ông ta trấn áp nhân dân, thế nhưng tại quảng trường quân đội không những không nổ súng mà còn tung hô khẩu hiệu hòa cùng quần chúng nhân dân. Đội cảnh vệ nước Cộng hòa từng nhất mực trung thành với Saddam, nhưng rồi cũng lột quân trang, ném vũ khí và bỏ đi mất tích trước khi quân Mỹ đánh vào Baghdad. Khi Saddam bị lôi từ dưới hầm lên, không một binh sĩ nào ở bên cạnh bảo vệ cho ông ta. Ông Gaddafi dùng đô la Mỹ, vàng thỏi để chiêu mộ lính đánh thuê, nhưng khi Gaddafi không còn khả năng cung cấp tiền và vàng cho chúng, chỉ trong một đêm là chúng bay đi mất. Vì thế, nhìn vào lịch sử xưa nay, một chính quyền dựa vào quân đội và bạo lực để tồn tại thì không thể nào lâu dài, vì thiên chức của quân đội không phải để bảo vệ ‘bạo chúa’ mà là để bảo vệ nhân dân, khi một ‘bạo chúa’ muốn dùng quân đội để trấn áp nhân dân của mình, nghĩa là tên ‘bạo chúa’ này đang muốn tiến gần đến sự diệt vong.
Còn dựa vào dối trá lừa gạt để duy trì thống trị thì càng không thể tồn tại được lâu, vì khoảng cách giữa dối trá và sự thật là rất mỏng manh, cây kim trong bọc lâu ngày sẽ lộ ra, bất kỳ lời dối trá nào cũng sẽ đến lúc bị lột trần. Thế nhưng kẻ độc tài lại mê muội với sự dối trá và bạo lực. Thực tế, dường như một tên độc tài không chỉ bản thân hắn là cao thủ dối trá mà còn đào tạo thêm hàng loạt chuyên gia dối trá.
Ví dụ như Đức Quốc xã có Goebbels, Iraq có Al-Sahaf, Libya có Ibrahim, còn loại tướng quân như “Trương Cáp Phu” ở Trung Quốc thì rất nhiều. Những tên độc tài và chuyên gia dối trá của họ ngoài có da mặt dày ra thì còn có đặc điểm chung là đã đạt đến cảnh giới là chính bản thân họ cũng bị mình lừa dối: như Goebbels cùng với giấc mộng hão huyền được dệt bằng sự dối trá của lãnh tụ bị thất bại khiến ông ta phải tự sát mà chết. Cho đến chết ông ta vẫn không tin một người được thần linh bảo vệ như Hitler tại sao có thể thất bại? Gaddafi thì dùng Sách xanh để lừa bịp nhân dân, nhưng quyển sách này cũng lừa chính bản thân ông ta, cho đến khi phải sống lưu vong nhưng ông ta vẫn tin người dân Libya vô cùng yêu quý mình. Còn chuyên gia của Trung Quốc khi không được chứng kiến cuộc trường kỳ kháng chiến trên đường phố, họ vẫn tin Libya đang áp dụng chiến tranh du kích, sẽ có cuộc chiến lâu dài.

Sau khi quen với nói lời dối trá thì chính bản thân kẻ nói dối không chỉ mất năng lực tư duy mà còn vô cùng khó khăn trong nhận diện sự thật.

Nhưng trong thời đại công nghệ thông tin và thế giới mạng ngày nay, kẻ thống trị ngày càng khó nói dối. Chúng có thể lừa chính bản thân mình và một thiểu số người ngây ngô, nhưng muốn lừa tất cả mọi người trong một thời gian dài thì không thể làm được. Nếu vào thập niên 50 hoặc cách đây 10 năm, Gaddafi làm do người dân Libya xem ông ta như thần thánh, như cha mẹ, làm cho tất cả mọi người tin sự thống trị của ông Thiếu tá này quả vô cùng từ bi, chỉ cần ông ta còn sống thì việc thống trị thêm tám hay mười năm nữa cũng không thành vấn đề. Nhưng thời thế đã khác, thời đại dựa vào một cuốn Sách xanh để lừa nhân dân trong hơn cả thập niên một đi không trở lại. Vì thế dù ông ta cố gắng kêu gọi người dân Libya ra phố nhưng không ai còn tin, mọi người chỉ ra phố để phá hủy tượng của ông ta, họ lùng bắt ông ta giống như lùng bắt một con chuột.
Khi ông Gaddafi về với đất, nhân dân toàn thế giới có thể hỏi: Kẻ xui xẻo tiếp theo sẽ là ai? Trong lịch sử phát triển nhân loại cho đến ngày nay, tất cả những kẻ độc tài đều nhanh chóng đi đến bờ vực của sự sụp đổ, những kẻ càng độc tài tàn bạo, càng đi đến bờ vực này với tốc độ nhanh hơn, không ai có thể thoát khỏi.
Theo secretchina
Tinh Vệ biên dịch

Ông Mao Trạch Đông mê giết người thế nào?

“Số người Trung Quốc chết vì một quả bom nguyên tử của Mao gấp trăm lần số người chết vì hai quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống Nhật Bản.” (Ảnh: internet)
“Số người Trung Quốc chết vì một quả bom nguyên tử của Mao gấp trăm lần số người chết vì hai quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống Nhật Bản.” (Ảnh: internet)
Cựu Chủ tịch Mao Trạch Đông được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phong là sư tổ, từng có bài thơ «Thấm viên xuân – Tuyết» thể hiện sự xem thường các bậc đế vương trong lịch sử. Các vua chúa như Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Đường Thái Tông, Tống Thái Tổ, thậm chí Thành Cát Tư Hãn, tất cả đều không đáng để ông ta để mắt đến.
Khởi đầu từ năm 1949, Mao Trạch Đông làm ‘hoàng đế’ được 27 năm, tàn sát hơn 60 triệu người Trung Quốc. Ông ta dùng thủ đoạn để cướp chính quyền. Là kẻ điên cuồng với quyền lực, Mao Trạch Đông đã có âm mưu lại có cả dương mưu, lừa gạt dân chúng và khống chế các đối thủ trong Đảng, độc tài cho đến tận hơi thở cuối cùng.
Mao dìu dắt ĐCSTQ cướp chính quyền và được cho là thành công, thực ra cách Mao làm chẳng qua là loại kế sách bẩn thỉu có từ cổ xưa, gọi là ngư ông đắc lợi. Loại mưu mô xảo quyệt này đã được dùng nhiều trong lịch sử Trung Quốc. Sau đây là hai ví dụ:
Vào thời mạt nhà Tần, Hạng Vũ xuất quân quyết chiến quân chủ lực nhà Tần, có công đầu trong diệt nhà Tần. Còn Lưu Bang nhân cơ hội lúc Hạng Vũ và quân Tần quyết chiến đã cướp được Hàm Dương. Sau đó Lưu Bang lại giả vờ thần phục Hạng Vũ rồi âm thầm tích lũy thế lực như tằm ăn rỗi, cuối cùng diệt được Hạng Vũ.
Thời mạt nhà Minh, đội quân nông dân của Lý Tự Thành trường kỳ quyết chiến với nhà Minh, tiểu quốc Mãn Thanh khi đó chiếm cứ vùng biên giới phía đông bắc rồi lặng lẽ quan sát. Lý Tự Thành mất bao nhiêu khổ công cuối cùng mới chiếm được thủ phủ nhà Minh, đang lúc chưa kịp nghỉ ngơi thì quân đội nhà Thanh dưới sự dẫn dắt của Ngô Tam Quế đột nhập vào Sơn Hải Quan đánh Lý Tự Thành. Với đội quân kỵ binh tinh nhuệ 50 nghìn quân đã tiêu diệt Lý Tự Thành và diệt luôn nhà Minh, lập nên triều Mãn Thanh ngoại lai.
Điểm xuất phát của ông Mao Trạch Đông và ĐCSTQ cũng là sự lặp lại của lịch sử: lợi dụng lúc quân Nhật đánh vào, mặc cho quân chính phủ và quân Nhật quyết chiến. Quân Cộng sản chỉ đánh Nhật giả vờ, chiếm cứ địa bàn khắp nơi rồi chuẩn bị lực lượng. Đợi đến khi quân Nhật rút lui, sức mạnh quân chính phủ cũng suy giảm đáng kể, lúc này quân đội ĐCSTQ mới thừa cơ hội tạo loạn và cướp chính quyền.
Cải cách ruộng đất với khẩu hiệu “đánh cường hào, chia ruộng đất” là một lá bùa khác của Mao Trạch Đông. Thực ra, nhìn vào lịch sử, đây cũng là một cách khởi nghiệp thường thấy của những thủ lĩnh nông dân. Ông Mao Trạch Đông áp dụng chiêu này để lừa thiên hạ. Đội quân Cộng sản Trung Quốc đã thực hiện “Cải cách ruộng đất” ở khắp nơi, cưỡng chế phân chia cấp bậc, tước đoạt quyền tư hữu tài sản, kích động quần chúng đánh địa chủ, dùng danh nghĩa “cách mạng” ngang nhiên xét xử và bắn chết địa chủ. Mao Trạch Đông lệnh cho tổ công tác “Cải cách ruộng đất” Cộng sản Trung Quốc: “Đặt chân đến đâu, việc đầu tiên là phải tạo ra cảnh tượng thật khủng bố”. Sau khi hệ thống chính quyền cơ sở của ĐCSTQ xây dựng kiên cố, người nông dân chia ruộng đất xong chưa kịp vui được mấy ngày lại bị ĐCSTQ cho “công xã hóa” tịch thu hết. ĐCSTQ ra lệnh nông dân phải nộp lại toàn bộ ruộng đất, thậm chí cả trâu cày và nông cụ. Mọi tài sản đều thuộc về sở hữu của ĐCSTQ.
Cái gọi là “Cải cách ruộng đất” chỉ là một trò bịp bợm, mãi cho đến tận ngày nay ĐCSTQ vẫn quy định ruộng đất là sở hữu công, cũng tức là sở hữu của Đảng, không chịu trả lại ruộng đất cho nông dân, dùng phương thức cho thuê, thầu khoán để giao ruộng cho nông dân cày cấy.
Trong “Phong trào Ngũ Tứ”, thanh niên Mao Trạch Đông khi viết thư cho chiến hữu Thái Hòa Sâm từng nói rõ: “Tôi ghét cay ghét đắng chủ nghĩa yêu nước”, như Hitler viết trong cuốn «Cuộc tranh đấu của tôi» (Mein Kampf), sau này Mao viết lời hứa thuở thanh niên của ông ta. Mao không chỉ muốn lợi dụng lúc giặc Nhật xâm lược để hòng tìm cách cấu kết với Nhật lợi dụng lúc quốc nạn mà phát tài, hơn nữa còn luôn xem văn hóa Trung Hoa như kẻ thù.
Trong “Cách mạng Văn hóa”, ông Mao Trạch Đông đã dốc tận lực để hủy hoại toàn bộ văn hóa, văn vật, di tích của Trung Quốc. Cả đời ông tôn Nga và Đức với Marx, Engels, Lenin, Stalin làm thầy, trước lúc chết còn không quên lải nhải “muốn được gặp Marx”. Câu nói này giờ đã trở thành câu kinh cửa miệng của tập đoàn quan chức ĐCSTQ.
Thứ “triết học” đấu tranh mà Mao theo đuổi là loại triết học bạo lực, triết học thù hận. Để thu lấy quyền lực, ông ta quen nhìn mọi người như kẻ thù, vì thế không chỉ xem Quốc dân Đảng là kẻ thù mà còn xem chính người của mình như kẻ thù, hoặc là kẻ thù tiềm ẩn. Bất cứ ai chỉ cần hơi kín đáo phê bình ông ta là sẽ bị xếp vào đối tượng để thanh trừng.
Sau “Cách mạng Văn hóa”, ông Hồ Diệu Bang từng phụ trách công tác tổ chức của ĐCSTQ, đã tổng kết về “Đại Cách mạng Văn hóa” của ông Mao Trạch Đông với 100 triệu người bị đấu tố, 80 nghìn gia đình bị hủy hoại, 5 triệu người bị kết án, 7.030.000 người bị tàn phế, số người tự sát lên đến 2 triệu người, gần 200 nghìn người bị xử bắn vì tội danh chính trị.
Đảng Cộng sản Trung Quốc thống trị quốc gia đã thực hiện nền chính trị giết người. Trên thế giới, nhiều người đã ví ông Mao Trạch Đông với Hitler và Stalin, mệnh danh là “ba đại đồ tể” của thế kỷ 20. Nhưng theo thống kê ghi chép lại thì ông Mao chính là kẻ giết người kinh khủng nhất, Hitler và Stalin không thể sánh bằng được.

Hitler giết 6 triệu người Do Thái, Stalin giết 12 triệu người Nga, còn Mao Trạch Đông giết ít nhất cũng lên đến 30 triệu người Trung Quốc, tính cả người bị đói mà chết thì con số lên đến 70 triệu người. Mao nghiện giết người, bất kể thời chiến hay thời bình, có bao nhiêu người chết ông ta không bao giờ quan tâm.

Nội tâm Mao Trạch Đông khinh rẻ nhân dân Trung Quốc, không chỉ giết người hàng loạt, ông ta còn luôn xem dân Trung Quốc như kẻ thù, còn nói ngông cuồng muốn có chiến tranh hạt nhân, không tiếc “hy sinh một nửa dân số Trung Quốc”. Để phát triển quân sự, bất chấp dân chúng phản đối, ông ta tước đoạt lương thực của dân chúng khiến vô số người bị chết đói, thế nhưng vẫn xuất khẩu ồ ạt lương thực để đổi lấy trang bị vũ khí.
Trong tác phẩm tiểu sử Mao Trạch Đông của nữ nhà văn nổi tiếng người Anh gốc Trung Quốc là Trương Nhung, đã viết: “ĐCSTQ chế tạo ra một quả bom nguyên tử tốn 4,1 triệu Mỹ kim. Tính theo vật giá thời đó, có thể cứu được 38 triệu người chết đói”. Nhà văn đau xót nói:

“Số người Trung Quốc chết vì một quả bom nguyên tử của Mao gấp trăm lần số người chết vì hai quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống Nhật Bản.”

20151009110729916_small
Là kẻ cầm quyền mà không quan tâm đến quốc kế dân sinh, thản nhiên phá hoại nền kinh tế, có lẽ xưa nay không ai sánh bằng cựu Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông.
Ông ta cao giọng: “Thà lấy cỏ của Chủ nghĩa Xã hội, không lấy mạ của Chủ nghĩa Tư bản”. Trong 26 năm cầm quyền, nền kinh tế Trung Quốc bại hoại, nhân dân sống tạm cho qua ngày, hàng chục triệu người dân bị chết đói. Điều này có lẽ suốt các thời đại trong lịch sử Trung Quốc, hoặc bất kể một quốc gia trên thế giới nào khác, cũng tuyệt không thể có.
Ông Mao Trạch Đông xem thường giáo dục, chửi rủa tri thức là “cục phân”, đại đa số tri thức bị sỉ nhục hoặc dày vò cho đến chết. Ông ta tuyên bố “chế độ giáo dục phải rút ngắn lại, phải làm cách mạng giáo dục”. Vào thời “Cách mạng Văn hóa“, giáo dục bậc cao của Trung Quốc hoàn toàn bị triệt tiêu, giáo dục trung và tiểu học cũng hoàn toàn hoang phế.
Cách mạng kiểu Mao tóm lại là: Lấy nông dân thay cho trí thức, lấy văn mù thay cho văn nhân, nếu ta nói không bằng ngươi thì ta không cần nói nữa mà dùng vũ lực, kẻ nào thắng kẻ đó chuyên chính, ta là lưu manh mặt dày tâm đen thì còn sợ ai.
Lý Nhuệ, một thư ký của ông Mao Trạch Đông tiết lộ, khẩu hiệu “Mao Chủ tịch vạn tuế” có từ năm 1950. Vào năm đó khi ông ta phê duyệt khẩu hiệu chào mừng ngày Quốc tế Lao động 1/5 đã tự mình bổ sung thêm vào, hơn chục năm sau thì khẩu hiệu này phổ biến khắp Trung Quốc.
Ông Mao Trạch Đông và ĐCSTQ tự xưng là tin vào “Chủ nghĩa Duy vật“, nhưng hành động lại tự mâu thuẫn, khiến người ta phải dở khóc dở cười. Ví như vừa ca lên một câu rằng xưa nay không tồn tại Chúa cứu thế, không có thần thánh, nhưng lại ngay lập tức lại tung hô ta chính là thần thánh của nhân dân!
Theo secretchina
Tinh Vệ biên dịch

Vì sao các tín đồ ISIS gợi nhớ đến Hồng vệ binh của Mao Trạch Đông?

Khi theo dõi bản tin nói trên về việc các chiến binh Nhà nước Hồi giáo phá huỷ nhiều hiện vật vô giá tại một bảo tàng ở thành phố Mosul, miền bắc Iraq, tôi không thể không có cảm giác đã nhìn thấy loại phá hoại này trước đây, chỉ là khác biệt về nơi chốn và thời gian xảy ra.
Trước khi bạn tiếp tục, vui lòng xem qua đoạn video trên đây. Đôi lúc sự so sánh vẫn thường xuất hiện và tôi thường cố tránh né chúng khi đưa ra một quan điểm; thế nhưng trong trường hợp này, tôi lại cảm thấy việc làm này là phù hợp.
Vì vậy, hãy coi như bạn đã xem qua đoạn video trong bài và đã hiểu tại sao các tín đồ Nhà nước Hồi giáo (còn được gọi là ISIS) phá huỷ hiện vật, trong số đó có cả những bức tượng hàng ngàn năm tuổi.
Cảnh quay ISIS phá huỷ hiện vật khiến tôi nhớ đến sự kiện cách đây 50 năm, một loạt các tín đồ cũng làm điều tương tự tại Trung Quốc trong cái gọi là ‘Cách mạng Văn hoá’ theo lệnh của Mao Trạch Đông, một trong những kẻ giết người hàng loạt đáng sợ nhất mà lịch sử đã chứng kiến.
Theo lệnh của Chủ tịch Mao, vào năm 1966, đội quân Hồng vệ binh trẻ và cuồng tín đã bắt đầu phá huỷ nhiều hiện vật và các tác phẩm điêu khắc tôn giáo trên quy mô rộng lớn.

“Cuộc tàn sát được thực hiện tới cấp độ mà hầu hết mọi di sản văn hóa của Trung Quốc và Tây Tạng đều bị phá huỷ.”

Lấy ví dụ cụ thể, một nhóm Hồng vệ binh là sinh viên tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh đã phá huỷ hơn 6.000 hiện vật và cuộn tài liệu tại đền thờ Khổng Tử (Khổng Miếu) hơn 2.000 năm tuổi ở Sơn Đông, vốn cũng bị họ đập phá.

cultural-revoltion-600x4501
Hồng vệ binh phá huỷ hiện vật tại Đền Khổng Tử ở Sơn Đông.
Một bức tượng Phật bị tấn công trong cuộc Cách mạng Văn hoá.
Một bức tượng Phật bị tấn công trong cuộc Cách mạng Văn hoá.
Những bức tượng Chúa bị đập phá trong cuộc Cách mạng Văn hoá.
Những bức tượng Chúa bị đập phá trong cuộc Cách mạng Văn hoá.

Đội quân Hồng vệ binh của Mao không chỉ tàn phá những địa điểm văn hóa và tín ngưỡng quan trọng ở cả Trung Quốc và Tây Tạng, mà còn khủng bố phần đông dân số và gây nên nhiều hỗn loạn, dẫn đến cái chết của khoảng 1,5 triệu người.
“Chiến dịch 10 năm đã phá hủy hoàn toàn nhiều gia đình, những kho tàng văn hóa không thể thay thế được, và những truyền thống đã có từ nhiều thế kỷ. Chỉ riêng trong tháng 8/1966, khoảng 100 giáo viên đã bị giết hại bởi chính học sinh, sinh viên của họ ở khu vực phía Tây của Bắc Kinh,” – trích dẫn từ bài viết của nhà làm phim tài liệu Andreas Lorenz trên trang Spiegel.de
Các lực lượng cực đoan được Mao sử dụng là vô cùng khủng khiếp; ông cũng sử dụng họ để nhắm vào “cái được gọi là các phần tử xấu”, bao gồm tầng lớp trí thức và những người bị cho là “kẻ thù giai cấp”.
Nhà nước Hồi giáo sử dụng khủng bố để biến xã hội thành một triều đại Khalip (“Caliphate” –  thể chế Hồi giáo do một lãnh tụ tôn giáo tối cao lãnh đạo), cũng giống như Mao từng làm để tạo nên một nhà nước cộng sản. Nhà nước Hồi giáo thảm sát những người dân vô tội, cũng giống như các tín đồ của Mao khi tàn sát người dân trên quy mô rộng lớn khắp Trung Quốc và Tây Tạng.

Một cảnh hành quyết trong thời Cách mạng Văn hóa ở Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc, vào ngày 5/4/1968.
Một cảnh hành quyết trong thời Cách mạng Văn hóa ở Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc, vào ngày 5/4/1968.

Việc giết chóc không chỉ xảy ra trong suốt thời Cách mạng Văn hóa, mà còn diễn ra trầm trọng hơn ở các chiếc dịch trước đó – được gọi là “các cuộc cải cách” – trong những năm 1950 và trong Nạn đói lớn đầu những năm 1960.
Giống như những thời kỳ ấy, Cách mạng Văn hóa là một thời điểm phá hủy tinh thần đối với những người bên trong Trung Quốc; đáng buồn là bạo lực cuồng tín và việc giết chóc bừa bãi tương tự như vậy lại đang diễn ra ở Trung Đông ngày nay.
Để tìm hiểu thêm về Cách mạng Văn hóa, xin hãy bắt đầu bằng đoạn phim ngắn dưới đây.
Những quan điểm được trình bày trong bài viết là ý kiến của riêng tác giả và không nhất định phản ánh những quan điểm của Thời báo Đại Kỷ Nguyên.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét