Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

BẠN BIẾT CHƯA? 45

(ĐC sưu tầm trên NET)

Phát hiện mới về xúc giác của con người

Cập nhật lúc 09h27' ngày 19/09
Cảm giác chạm của người chính xác hơn gấp nhiều lần so với những gì được biết trước đây, đến mức nano, theo nghiên cứu đầu tiên đo đạc khả năng xúc giác ở người.
Phát hiện mới về xúc giác của con người
Phát hiện mới có thể thúc đẩy sự ra đời của những màn hình chạm cho người khiếm thị - (Ảnh: trendhunter)
Các cuộc thí nghiệm tại Viện Công nghệ Hoàng gia KTH tại Stockholm (Thụy Điển) cho thấy con người có thể phát hiện nếp nhăn ở mức độ nano khi lướt ngón tay trên một bề mặt tưởng chừng như trơn láng.
Ngón tay người có thể phân biệt giữa bề mặt với rãnh có biên độ nhỏ ở mức 13 nanomét, và bề mặt không có vân, theo Phys.org dẫn lời Giáo sư Mark Rutland.
"Điều này có nghĩa là nếu ngón tay bạn có kích thước cỡ Trái đất, bạn có thể cảm thấy được sự khác nhau giữa các ngôi nhà với xe cộ”, Giáo sư Rutland cho biết.
Theo chuyên gia Thụy Điển, đó là một trong những khía cạnh thú vị nhất của cuộc nghiên cứu này, vì họ phát hiện con người có thể cảm giác được độ lồi ở kích thước phân tử.
Nghiên cứu mới có thể dẫn đến các phát minh như màn hình chạm dành cho người bị khiếm thị và những sản phẩm liên quan.

Phát hiện mới về nguồn gốc của lúa gạo

Cập nhật lúc 13h53' ngày 05/05
Trên số mới nhất của Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (PNAS), một nhóm các nhà nghiên cứu phát hiện lúa gạo có thể đã xuất hiện lần đầu vào khoảng 9.000 năm trước ở thung lũng sông Dương Tử của Trung Quốc theo kết quả một nghiên cứu về lịch sử tiến hóa hàng ngàn năm thông qua phân tích trình tự gen lúa gạo ở quy mô lớn.
Lúa châu Á, Oryza sativa, là một trong những loài cây trồng lâu đời nhất và rất đa dạng với hàng chục ngàn giống được biết đến trên toàn thế giới. Hai phân loài lớn của lúa là japonica và indica đại diện cho hầu hết các giống lúa của thế giới. Vì lúa gạo rất đa dạng, nguồn gốc của nó là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận khoa học. Một giả thuyết cho rằng indica và japonica đã được thuần hóa từ lúa hoang O. rufipogon. Ngược lại, một giả thiết đề xuất rằng hai phân loài lúa này đã được thuần hóa riêng biệt ở nhiều vùng khác nhau của châu Á nhờ các quan sát cho thấy sự khác biệt di truyền giữa indica và japonica và kết quả kiểm tra mối quan hệ tiến hóa giữa các giống lúa thuần ở Ấn Độ và Trung Quốc.

Hình ảnh ruộng lúa Việt Nam chuẩn bị mùa thu hoạch (Ảnh: IAEA.org)
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu công bố trước đây (cho rằng lúa indica và japonica có nguồn gốc riêng biệt) và đánh giá lại sự phát sinh loài của lúa gạo bằng các thuật toán hiện đại hơn. Cuối cùng, họ kết luận hai loài lúa này có cùng một nguồn gốc vì chúng có mối quan hệ di truyền gần gũi với nhau hơn bất kỳ loài lúa hoang dã khác tìm thấy tại Ấn Độ hoặc Trung Quốc.
Ngoài ra, các tác giả đã kiểm tra phát sinh loài của lúa thuần bằng cách sắp xếp lại 630 đoạn gen trên nhiễm sắc thể lựa chọn từ một tập hợp đa dạng các giống lúa hoang dại và thuần hóa bằng mô hình trước đây đã được sử dụng để xem xét dữ liệu di truyền tiến hóa của con người. Kết quả sắp xếp dữ liệu cho thấy chuỗi gen phù hợp với một nguồn gốc duy nhất của lúa. Các nhà khoa học cũng đã sử dụng một "đồng hồ phân tử" của các gen lúa để xác định sự tiến hóa của lúa. Tùy thuộc vào cách hiệu chỉnh các đồng hồ phân tử này, các nhà nghiên cứu xác định sự xuất hiện của lúa trồng có thể từ 8.200 năm trước, trong khi japonica và indica cách nhau khoảng 3.900 năm trước. Kết quả của nghiên cứu này nhất quán với những nghiên cứu khảo cổ học cho thấy lúa thuần ở thung lũng sông Dương Tử xuất hiện khoảng 8.000 đến 9.000 năm trước trong khi lúa thuần trong khu vực sông Hằng của Ấn Độ là khoảng 4.000 năm trước.
Theo Michael Purugganan, nhà sinh vật học, đồng tác giả nghiên cứu thì "khi lúa thuần được thương nhân và nông dân di cư đưa từ Trung Quốc sang Ấn Độ, nó có khả năng lai rộng rãi với lúa hoang địa phương. Vì vậy, lúa thuần mà chúng ta nghĩ rằng có nguồn gốc ở Ấn Độ thực sự có sự khởi đầu tại Trung Quốc” và" lúa gạo có một lịch sử tiến hóa phức tạp cùng với con người và nó đã đi theo họ khi họ di chuyển khắp châu Á”, theo ông Barbara A. Schaal, Mary-Dell Chilton giáo sư sinh vật học của Đại học Washington ở St Louis, người cũng là một đồng tác giả.

Phát hiện nguồn gốc trí tưởng tượng của não

Cập nhật lúc 13h48' ngày 19/09
Một nghiên cứu mới tiết lộ cách thức não bộ tư duy hay chế tạo công cụ mới và sáng tạo nghệ thuật, có thể giúp ích cho việc nâng cao trí thông minh nhân tạo.
Ông Schlegel cho rằng: "càng hiểu cách vận hành của não bộ, ta sẽ càng biết cách chế tạo máy móc".
Nghiên cứu của Alex Schlegel, Khoa Thần kinh học và Nhận thức thuộc Đại học Dartmouth, Đức, cho thấy trí tưởng tượng của con người xuất phát từ mạng lưới thu thập thông tin, hình ảnh và ký hiệu khắp não bộ. Trước đây giả thuyết này từng được nêu ra nhưng gần đây các nhà khoa học mới đưa ra bằng chứng thực tiễn.
Óc sáng tạo trong nghệ thuật, khoa học, âm nhạc và nhiều lĩnh vực khác đòi hỏi khả năng kết hợp những hình thức tư duy khác nhau để hình thành nên cái mới.
Phát hiện nguồn gốc trí tưởng tượng của não
Kết quả nghiên cứu có thể giúp ích nhiều trong việc nâng cao trí thông minh nhân tạo. (Ảnh minh họa: Blogspot)
"Khi bạn bắt đầu thực hiện hành vi nhận thức phức tạp ví dụ như tưởng tượng hay tư duy sáng tạo, không chỉ khu vực chịu trách nhiệm xử lý điều này làm việc, mà toàn bộ não đều có trách nhiệm truyền tải thông tin”, LiveScience dẫn lời Schelgel cho biết.
Các nhà nghiên cứu cũng tập trung vào những hình thái thị giác của trí tưởng tượng. Schlegel và đồng nghiệp yêu cầu các tình nguyện viên tưởng tượng ra những hình dạng nào đó và điều khiển chúng bằng cách kết hợp với các hình dạng khác hoặc phá vỡ chúng trong tư tưởng. Máy quét chụp cộng hưởng từ MRI ghi lại tất cả hoạt động của não bộ.
Kết quả cho thấy một mạng lưới rộng của não bộ cùng tham gia vào quá trình tưởng tượng. Vỏ thùy chẩm, sau đỉnh vỏ não, tiểu thùy sau, vỏ não trước trán là bốn phần chính của lõi não điều khiển hình ảnh, liên quan đến quá trình, sự tập trung và điều hành chức năng thị giác.
Một số vùng khác của não cũng tham gia vào quá trình làm việc. Điều này cho thấy cả một mạng lưới rộng hoạt động cùng lúc, hỗ trợ lẫn nhau.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy khu vực xử lý hình ảnh của não bộ cũng tham gia vào quá trình tạo ra hình ảnh. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ ra rằng, não bộ không chỉ tạo hình ảnh mà còn có thể thay đổi chúng.
Theo Schlegel, nghiên cứu về trí tưởng tượng càng cho thấy con người khác biệt hơn hẳn các loài động vật khác
Kết quả nghiên cứu có thể giúp ích nhiều trong việc nâng cao trí thông minh nhân tạo. Máy tính làm rất tốt công việc của nó, nhưng lại không thể nhìn thấy vật thực hoặc suy nghĩ sáng tạo. Ông Schlegel cho rằng "càng hiểu cách vận hành của não bộ, ta sẽ càng biết cách chế tạo máy móc".

Phát hiện mới về nơi sinh của Đức Phật

Cập nhật lúc 14h30' ngày 26/11
(khoahoc.tv) - Các nhà khảo cổ đang nghiên cứu tại Nepal đã phát hiện bằng chứng về một kiến trúc tại nơi sinh ra Đức Phật có niên đại thế kỷ thứ 6 trước công nguyên. Đây là tài liệu khảo cổ học đầu tiên liên kết cuộc đời của Đức Phật – và là bông hoa đầu tiên của Phật giáo – với một thế kỷ cụ thể.
Các cuộc khai quật tiên phong trong khu vực đền thiêng Ma gia (Maya Devi Temple) tại Lâm Tỳ Ni (Lumbini), Nepal, một kì quan của thế giới được UNESCO công nhận từ lâu là nơi sinh của Đức Phật, khám phá ra phần còn lại chưa được biết đến về thế kỷ thứ 6 trước công nghuyên, cấu trúc gỗ nằm dưới một loạt các ngôi đền bằng gạch. Bố trí trên cùng với thiết kế giống những thứ nằm ở trên, cấu trúc gỗ gồm có một không gian mở trong vùng trung tâm liên quan tới câu chuyện về sự ra đời của chính Đức Phật.
Cho đến nay, các bằng chứng khảo cổ học sớm nhất về kiến trúc Phật giáo tại Lumbini có niên đại không sớm hơn thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, thời điểm thuộc sự bảo trợ của Hoàng đế Asoka, người đã thúc đẩy sự truyền bá đạo Phật từ Afghanistan tới Bangladesh ngày nay.
“Cho tới nay thì chúng ta còn biết rất ít về cuộc đời của Đức Phật, ngoại trừ thông qua các văn tự còn lại và truyền miệng”, giáo sư khảo cổ học, ông Robin Coningham thuộc Đại học Durham, Anh, đồng tác giả dẫn đầu nghiên cứu này cho biết. Ông cho hay, một số học giả cho rằng, Đức Phật được sinh ra trong thế kỷ thứ ba trước Công nguyên. “Chúng tôi nghĩ tại sao lại không trở lại với khảo cổ học để tìm ra các câu trả lời về nơi sinh của Ngài?” Giờ đây, lần đầu tiên chúng tôi có một chuỗi khảo cổ tại Lumbini, cho thấy các công trình ở đó có tuổi vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên.
Một nhóm các nhà khảo cổ học quốc tế, dẫn đầu bởi Coningham và Kosh Prasad Acharya thuộc tổ chức Pashupati Area Development Trust tại Nepal cho biết, phát hiện này đóng góp vào sự hiểu biết rộng hơn về sự phát triển ban đầu của phật giáo cũng như tầm quan trọng về tinh thần của Lumbini. Những kết quả nghiên cứu được trình bày trên tạp chí quốc tế Antiquity vào tháng 12/2013 tới. Nghiên cứu được hỗ trợ một phần bởi Hiệp hội địa lý quốc gia (National Geographic Society).
Phát hiện mới về nơi sinh của Đức Phật
Các nhà khảo cổ bên ngôi đền
Để xác định niên đại của ngôi đền gỗ và các cấu trúc bằng gạch gần đây chưa được biết đến nằm trên nó, các mảnh than và cát vỡ đã được kiểm tra bằng việc sử dụng sự kết hợp các kỹ thuật phân tích carbon phóng xạ và các kỹ thuật quang học phát xạ kích thích. Nghiên cứu khảo cổ địa chất cũng đã xác định sự có mặt của các rễ cây cổ đại trong khoảng trống trung tâm của ngôi đền.
“UNESCO rất tự hào vì được liên kết với phát hiện quan trọng này tại một trong số những nơi linh thiêng nhất đối với một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới”, tổng giám đốc UNESCO Irina Bokova cho biết. Bà hi vọng các nghiên cứu khảo cổ học sẽ được tiến hành nhiều hơn và sẽ tăng cường công tác bảo tồn và quản lý vị trí này để đảm bảo sự bảo vệ của Lumbini.
“Những phát hiện này là rất quan trọng, giúp hiểu rõ hơn về nơi sinh của Đức Phật”, Ram Kumar Shrestha – bộ trưởng Văn hóa, du lịch và hàng không dân dụng của Nepal nói. “Chính phủ Nepal sẽ nỗ lực hết sức để bảo vệ vị trí quan trọng này”.
Các ghi chép truyền thống của phật giáo ghi lại rằng hoàng hậu Maya Devi, mẹ của Đức Phật, đã sinh ra Ngài trong lúc đang vin vào một cành cây trong vườn thánh địa Lâm Tỳ Ni (Lumbini) nằm giữa các vương quốc của chồng bà và của bố mẹ bà. Coningham và các đồng nghiệp của ông cho rằng không gian mở ở trung tâm của đền gỗ là nơi mọc của một cái cây. Các ngôi đền gạch được xây dựng sau nằm trên ngôi đền gỗ cũng được bố trí xung quanh không gian trung tâm này, nơi không có mái.

Bốn địa điểm Phật giáo chính

Lâm Tỳ Ni là một trong những địa điểm chủ chốt liên quan đến cuộc đời của Đức Phật, những vị trí khác là Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), nơi ông trở thành một vị Phật hay một người giác ngộ: Sarnath, nơi ông lần đầu tiên rao giảng, và thành Câu-thi-la, nơi Đức Phật qua đời. Đức phật đã qua đời ở tuổi 80. “Ngôi đền vẫn còn ở giữa thiên niên kỷ đầu tiên và được ghi chép lại bởi những kẻ hành hương người Trung Quốc, rằng có một ngôi đền bên cạnh một cái cây”.
Đền Maya Devi tại Lumbini vẫn còn đến ngày nay, các nhà khảo cổ đã làm việc cùng với các thiền tăng, ni và các khách hành hương.
Trong một bài báo khoa học tại Antiquity, các tác giả viết: “Chuỗi công trình tại Lâm Tỳ Ni là một mô hình thu nhỏ cho sự phát triển của Phật giáo từ một giáo phái địa phương tới một tôn giáo toàn cầu”.
Bị biến mất và nằm trong các rừng rậm của Nepal trong thời kỳ trung cổ, Lumbini cổ xưa đã được tái phát hiện vào năm 1896 và đã được xác định với tư cách là nơi sinh của Đức Phật trên các bảng kê khai của sự hiện diện của một cột đá sa thạch thế kỷ thứ ba trước công nguyên. Cột trụ này, vẫn đứng vững, mang một dòng chữ ghi lại một chuyến thăm của Hoàng đế Asoka tới nơi đã sinh ra Đức phật cũng như tên của nơi này – đó là Lumbini.
Bất chấp sự phát hiện lại các vị trí quan trọng của phật giáo, các cấp sớm nhất của các công trình này đã bị chôn vùi sâu hoặc bị hủy hoại bởi những công trình xây dựng sau, để bằng chứng về các giai đoạn đầu của Phật giáo là không thể tiếp cận để điều tra khảo học cho đến ngày nay. Nửa tỷ người trên thế giới là Phật tử, và mỗi năm có hàng trăm ngàn cuộc hành hương tới thánh địa Lumbini. Nghiên cứu khảo cổ có sự tài trợ bởi chính phủ Nhật Bản hợp tác với chính phủ Nepal, theo một dự án của UNESCO nhằm tăng cường việc bảo tồn và quản lý Lumbini. Cùng với Hiệp hội Địa lý Quốc gia, nghiên cứu cũng được hỗ trợ bởi Đại học Durham và Đại học Stirling
Các đồng tác giả của nghiên cứu là Coningham và Acharya, Strickland, CE Davis, MJ Manuel, IA Simpson, K. Gilliland, J. Tremblay, TC Kinnaird và D.C.W. Sanderson.
Một tài liệu nghiên cứu về cuộc đời Đức Phậtcủa Coningham, "Các bí mật chôn cất của Đức Phật", sẽ ra mắt vào tháng 2 trên kênh National Geographic

Phát hiện mới về hiệu quả của thuốc ngủ

Cập nhật lúc 11h10' ngày 26/12
Một cuộc nghiên cứu mới cho thấy phần nhiều hiệu quả của thuốc ngủ nằm trong… tâm trí, theo báo Daily Mail.
Các nhà nghiên cứu ở Anh và Mỹ nói rằng phát hiện trên gây nghi ngờ về hiệu quả thuốc trị chứng mất ngủ. Họ thúc giục những người bị mất ngủ nên tìm phương pháp điều trị tâm lý, vốn không có tác dụng phụ.
Trong khi đó, thuốc ngủ lại bị chỉ trích là có quá nhiều tác dụng phụ, chẳng hạn như mất trí nhớ, mệt mỏi cực độ và các vấn đề về thăng bằng, so với những lợi ích mà chúng mang lại.
Những bệnh nhân mắc chứng mất ngủ nên áp  dụng liệu pháp chữa trị tâm lý thay vì sử dụng thuốc
Những bệnh nhân mắc chứng mất ngủ nên áp
dụng liệu pháp chữa trị tâm lý thay vì sử dụng thuốc 
Các nghiên cứu trước đây cho thấy thuốc ngủ không chống lại những rối loạn ngủ kéo dài và liệu pháp hành vi nhận thức đã được chứng minh có tác dụng tốt hơn.
Một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Lincoln, Trường Y Harvard và Đại học Connecticut đã xem xét những cuộc thử nghiệm trong đó hiệu quả của thuốc ngủ được so với giả dược, những chất không hoạt tính vốn hầu như không có tác dụng nào đối với tình trạng bệnh.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích tổng cộng 13 cuộc thử nghiệm lâm sàng với 65 lần so sánh khác nhau và hơn 4.300 đối tượng.
Nhóm này cũng xem xét sự khác nhau giữa phản ứng với thuốc và phản ứng với giả dược, cũng như sự thay đổi xảy ra sau khi cho bệnh nhân dùng giả dược, vốn bao gồm những yếu tố như sự cải thiện qua tiến trình tự nhiên của bệnh.
Họ nhận thấy hiệu quả giả dược chiếm khoảng 50% những lợi ích, với hiệu quả còn lại do thành phần hoạt tính của thuốc ngủ, vốn được biết đến là nhóm thuốc Z.
“Những biện pháp chữa trị tâm lý đối với chứng mất ngủ có thể hiệu quả như thuốc ngủ về ngắn hạn và tốt hơn về dài hạn, vì thế chúng ta nên chú ý đến việc áp dụng những biện pháp này đối với bệnh nhân”, trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Niroshan Siriwardena thuộc Đại học Lincoln cho biết
Kết quả nghiên cứu được công bố trên chuyên san British Medical Journal.

Những bí ẩn về Sao Kim

Cập nhật lúc 16h54' ngày 09/10/2015
Sao Kim - điểm đến của tàu vũ trụ Bepi Colombo là một hành tinh có rất nhiều điều bí ẩn mà con người cần phải nghiên cứu để hiểu được về các hiện tượng cũng như sự nóng lên của khí hậu Trái đất.

Khám phá sao Kim, hành tinh duy nhất quay ngược chiều kim đồng hồ

Hình thành từ rất nhiều các ngôi sao kim tinh trước đây, sao Kim là hành tinh sáng nhất trong hệ mặt trời sau mặt trăng và mặt trời. So với Trái đất, nó là ngôi sao xuất hiện đầu tiên vào ban đêm và biến mất cuối cùng vào lúc bình minh.
Những bí ẩn về Sao Kim
Vị trí của sao Kim trong Hệ Mặt Trời
Được các nhà thiên văn học coi như chị em sinh đôi của Trái đất, Sao Kim có rất nhiều điểm tương đồng với hành tinh của chúng ta: cả hai đều được tạo nên từ đá, có kích cỡ và hình dạng gần giống nhau. Sao Kim là hành tinh gần trái đất nhất và có khoảng cách gần với mặt trời hơn so với Trái Đất… Tuy nhiên, giữa Trái đất và sao Kim cũng có rất nhiều điểm khác nhau đặc biệt là sự hình thành của chúng.
Đường kính của Sao Kim bằng 12.092 km (chỉ nhỏ hơn 650 km của Trái Đất) và khối lượng của nó bằng 81,5% khối lượng Trái Đất.
Những bí ẩn về Sao Kim
Sao Kim có khối lượng và kích thước nhỏ hơn Trái Đất
Sao Kim quay rất chậm: 1 ngày trên sao Kim tương đương với 224,7 ngày ngày ở Trái đất. Sao Kim quay một vòng quanh Mặt trời mất 225 ngày (so với Trái đất là 365 ngày).
Những bí ẩn về Sao Kim
Hình ảnh với màu sắc thực của sao Kim
Việc nghiên cứu địa hình và đo bề mặt sao Kim đã được thực hiện bởi nhiều tàu vũ trụ của Nga và Mỹ. Các dữ liệu cho thấy hành tinh này được hình thành cách đây hơn 4 tỷ năm nhưng bề mặt lại tương đối trẻ, chỉ có 500 triệu năm. Do vậy, các nhà thiên văn học đặt ra câu hỏi phải chăng các ngọn núi lửa trên hành tinh này vẫn đang hoạt động?
Sao Kim là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt trời quay ngược lại so với chiều kim đồng hồ. Sao Kim quay từ Đông sang Tây, trong khi tất cả các hành tinh khác đều quay theo hướng ngược lại (từ Tây sang Đông).
Hay nói cách khác, ở sao Kim, Mặt Trời mọc ở hướng Tây và lặn ở hướng Đông.
Những bí ẩn về Sao Kim
Bầu khí quyển dày đặc ở sao Kim
Trên sao Kim, tại độ cao 60 km, gió thổi với tốc độ 400 km/h. Bầu khí quyển dày đặc tạo ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm cho hành tinh này trở nên cực nóng. Ở độ cao khoảng 80 km, có một yếu tố nào đó hấp thụ toàn bộ tia cực tím từ Mặt Trời và điều này vẫn còn là một bí ẩn đối với các nhà khoa học.
Những bí ẩn về Sao Kim
Nhiệt độ trung bình ở sao Kim là 462 độ C
Với nhiệt độ bề mặt trung bình là 462°C, sao Kim là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt Trời. Một số nhà khoa học từng cho rằng sao Kim đã có những đại dương trong quá khứ, nhưng đã bốc hơi khi nhiệt độ hành tinh tăng lên do hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát.
Toàn bộ bề mặt của Sao Kim là một hoang mạc khô cằn với đá và bụi và có lẽ vẫn còn núi lửa hoạt động trên hành tinh này.
Những bí ẩn về Sao Kim
80% bề mặt sao Kim là đồng bằng núi lửa phẳng
Khoảng 80% diện tích bề mặt sao Kim bao phủ bởi những đồng bằng núi lửa phẳng, hay 70% đồng bằng có những rặng núi và 10% đồng bằng có thùy.
Tổng khối lượng của cacbon điôxít bao quanh sao Kim chiếm tới 96,5% khối lượng khí quyển, và đa số khối lượng còn lại là 3,5% của nitơ.
Những bí ẩn về Sao Kim
Trên bề mặt sao Kim lỗ chỗ rất nhiều hố va chạm
Trên bề mặt sao Kim lỗ chỗ rất nhiều hố va chạm. Theo các nhà thiên văn học, có khoảng hơn 1.000 hố va chạm phân bố khắp bề mặt sao Kim. Và 85% hố va chạm vẫn còn ở trạng thái nguyên thủy.
Các hố va chạm trên sao Kim có đường kính từ 3 km đến 280 km. Không có hố nào với đường kính nhỏ hơn 3 km.
Áp suất khí quyển trên sao Kim lớn hơn ở Trái Đất 92 lần.
Những bí ẩn về Sao Kim
Tàu Bepi Colombo
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đang triển khai kế hoạch phóng một tàu quỹ đạo lên sao Thủy năm 2014, tàu Bepi Colombo, và nó sẽ thực hiện hai lần bay qua sao Kim trước khi đi vào quỹ đạo sao Thủy năm 2020.

Vì sao các biệt thự cổ lại đều được sơn màu vàng?

Cập nhật lúc 13h17' ngày 23/09
Bạn có nhận ra rằng hầu hết các tòa nhà cổ tại Hà Nội đều được sơn màu vàng không?
Đã bao giờ bạn nhận ra rằng rất nhiều tòa nhà do Pháp xây và rất nhiều công trình xây dựng sau đó đều được sơn màu vàng? Vì sao lại là màu vàng mà không phải là màu khác?
Vì sao các biệt thự cổ lại đều được sơn màu vàng?

Sự ảnh hưởng từ văn hóa Pháp

Năm 1859 là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự xâm lược chính thức của thực dân Pháp vào Việt Nam. Tuy nhiên, phải mãi đến năm 1887, người Pháp mới tiến hành quá trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất, trong đó có việc nhiều đô thị lớn tại Việt Nam được mở rộng và quy hoạch theo phong cách của Pháp.
Vì sao các biệt thự cổ lại đều được sơn màu vàng?
Từ đó, những ảnh hưởng của phong cách kiến trúc Pháp được thể hiện rõ trong từng công trình trên các đường phố.
Bắt đầu từ nguyên vật liệu, người Pháp đã thay thế toàn bộ những vật liệu xây nhà truyền thống của Việt Nam như tre, lá, gỗ, gạch... bằng xi-măng, sắt, thép.
Vì sao các biệt thự cổ lại đều được sơn màu vàng?
Bên cạnh ảnh hưởng về mặt kiến trúc còn có một đặc điểm mà hầu hết các tòa nhà được xây dựng trong khoảng thời gian này đều có - đó là nước sơn màu vàng.
Vì sao các biệt thự cổ lại đều được sơn màu vàng?
Trụ sở cơ quan Nhà Hát Kịch Hà Nội đóng tại số 42 Tràng Tiền, Hà Nội.
Một số ý kiến cho rằng, nước sơn phủ tòa nhà màu vàng mang thuần túy ý nghĩa về nghệ thuật. Người Pháp đã nghiên cứu kỹ đặc điểm khí hậu của Việt Nam, trong đó có cả cách ánh nắng chiếu xuống vào mùa thu.
Nắng chiếu vào các tòa nhà có màu vàng, tạo cảm giác giống như việc đem một góc Paris vào giữa lòng thành phố vậy. Ngoài ra, đặc điểm khí hậu của Việt Nam là nóng ẩm, khiến tường nhà dễ mọc rêu. Mà trong các màu, màu vàng và màu rêu kết hợp với nhau là... đỡ xấu nhất, lại đem đến nét cổ kính cho tòa nhà.
Vì sao các biệt thự cổ lại đều được sơn màu vàng?
Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội với nước sơn vàng đặc trưng.
Có một ý kiến khác cho rằng, người Pháp tích cực đầu tư vào các thành phố, đặc biệt là Hà Nội nhằm thể hiện bộ mặt quyền lực của chính phủ.
Trong đó, họ chọn màu vàng đó là màu của hoàng gia, tượng trưng cho quyền lực - theo quan niệm của các nước Châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Các công trình kiến trúc sau thời kỳ Pháp thuộc

Ngay cả khi quân đội Pháp rút khỏi Việt Nam, phong cách kiến trúc Pháp vẫn mang tầm ảnh hưởng rất lớn. Nhiều tòa nhà do Pháp xây dựng vẫn được bảo tồn và sử dụng làm cơ quan hành chính.
Chính vì thế, rất nhiều công trình được xây dựng sau thời kỳ này như các trường học, cơ quan... vẫn được phủ màu vàng và mang bóng dáng của kiến trúc Pháp.
Vì sao các biệt thự cổ lại đều được sơn màu vàng?
Trụ sở Bộ Ngoại Giao - trước kia là Sở Tài chính Đông Dương.
Vì sao các biệt thự cổ lại đều được sơn màu vàng?
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Bên cạnh đó, có một vài ý kiến cho rằng nguyên nhân chúng ta chọn màu vàng là vì... màu sơn bị hạn chế. Vào thời kỳ này, màu sắc có thể sử dụng là không nhiều, trong đó hai màu khả dụng nhất là vôi trắng và vôi vàng vì giá thành rẻ. Đó là lý do khiến nhiều tòa nhà trong thời kỳ này chỉ có hai màu chủ đạo.
Dẫu lý do sơn màu là gì nhưng ta không thể phủ nhận hình ảnh những ngôi biệt thự cổ hay tòa nhà được sơn màu vàng đã in dấu vào ký ức, trở thành một hình ảnh quen thuộc trong lòng của không ít người dân Việt Nam thời nay.
* Bên lề về màu vàng: Trong hầu hết các nền văn hóa, màu vàng tượng trưng cho ánh Mặt trời, cho sự hạnh phúc và ấm áp.
Màu vàng là màu nổi bật nhất trong số các màu sắc của quang phổ, chính vì thế các biển cảnh báo nguy hiểm trên thế giới đều được sơn màu vàng.

Giải đáp bí ẩn về rắn và răng nanh

Cập nhật lúc 12h35' ngày 23/09
Các nhà khoa học trong công cuộc tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi về quá trình tiến hóa răng năng của loài rắn đã tiết lộ cách mà những chiếc răng sắc nhọn chết người tiến hóa từ răng thường đồng thời cho phép loài rắn trở thành những kẻ săn mồi bất khả chiến bại như thế nào.

Quá trình tiến hóa của răng nanh loài rắn 

Nghiên cứu cho thấy cả răng nanh phía trước và phía sau ở các loài rắn có nọc độc đều phát triển từ các mô tạo răng tách biệt ở phía sau miệng, không giống như trường hợp mọc răng của những loài rắn không có nọc hay răng của con người. Phát hiện được trình bày chi tiết trên số ra ngày 31 tháng 7 tờ Nature có thể giải thích tại sao loài rắn phát triển mạnh mẽ từ thời điểm khoảng 60 triệu năm trước, chẳng mấy chốc sau khi khủng long không có cánh tuyệt chủng.
Nhà nghiên cứu chính Freek Vonk thuộc đại học Leiden, Hà Lan, cho biết: “Hệ thống nọc rắn là một trong những hệ thống vũ khí sinh học tân tiến nhất trong thế giới tự nhiên. Không có một cấu trúc nào tiến bộ, phức tạp như răng nanh và tuyến nọc độc của một con rắn đuôi chuông”.
Con rắn sống trên cây Châu Á (Aheatulla prasina) có răng nanh phía sau. Những chiếc răng mở rộng ở trước hàm không phải răng nanh chúng được sử dụng để chộp con mồi ví dụ như những con thằn lằn nhanh nhẹn. (Ảnh: © Freek Vonk)

Răng nanh của loài rắn

Răng nanh của rắn rất nhọn, các răng mở rộng nằm dọc theo hàm trên ở cả phía trước và phía sau miệng được kết nối với tuyến nọc độc. Chỉ có các loài rắn có nọc, được coi là rắn tiến bộ, có những chiếc răng nanh như thế. Trong khi các loài rắn không có nọc như trăn lại chỉ được trang bị với hàm răng bình thường.
Đôi khi một con rắn có độc cũng có thể tặng cho con mồi một cú đớp “khô ráo”, chứ không cần phải tiết nọc độc.
Hầu hết các loài rắn có độc, trong đó có bao gồm rắn cỏ, đều có răng nanh nằm ở vị trí sau miệng. Trong khi một vài loài, bao gồm rắn chuông, hổ manh bành và rắn vipe, lại có răng nanh mọc ở hàm trên trước miệng.
Trả lời LiveScience, Vonk cho biết: “Nếu muốn ăn một con mồi cực kì nguy hiểm, ví dụ như một con chuột lớn với hàm răng sắc như dạo cạo thì việc có răng nanh ở trước miệng sẽ đem lại lợi thế nhiều hơn để con rắn có thể đớp nhanh rồi nhả ra thay vì cắn con chuột rồi giữ nó trong miệng mà nhai với nọc độc đã nhiễm vào các mô vì con chuột hoàn toàn có thể cắn lại con rắn”.

Nhà sinh vật học Freek Vonk “đối mắt” với loài rắn độc dài nhất thế giới – một con rắn cái loài mang bành chúa (Ophiophagus hannah) tại các cánh rừng mưa ở Indonesia. (Ảnh: © Freek Vonk)

Quá trình phát triển của răng nanh

Để tìm ra các hai loại răng nhanh của rắn tiến hóa như thế nào từ rắn không có răng nanh, Vonk cùng cộng sự đã tìm hiểu quá trình phát triển của răng nanh ở 96 phôi của 8 loài rắn hiện thời. Dưới đây là các tên của chúng:

Phôi thai rắn vipe hoạt động ban đêm hình thoi được 18 ngày sau khi quả trứng được đẻ ra. (Ảnh: © Freek Vonk và Michael Richardson)
Rắn không có nọc độc
• Trăn nước (Liasis mackloti)
Các loài rắn có nọc độc, nanh phía trước
• Rắn vipe Indonesia hay rắn cây Hageni (Trimeresurus hageni)
• Rắn vipe hình thoi hoạt động ban đêm (Causus rhombeatus)
• Rắn vipe Malayan (Calloselasma rhodostoma)
• Rắn hổ mang bành phun nọc Châu Á (Naja siamensis)
• Rắn San hô (Aspidelaps lubricus infuscatus)
Các loài rắn có nọc, nhanh phía sau
• Rắn ráo ((Elaphe obsolete)
• Rắn cỏ (Natrix natrix)

Con rắn mang bành phun nọc độc Châu Á (ảnh trên) có răng nanh cố định khá nhỏ nằm phía trước miệng, trong khi con rắn vipe sống trên cây Hageni (ảnh dưới) lại sở hữu bộ năng nhanh dài và di động ở phía trước hàm trên. (Ảnh: Freek Vonk và Michael Richardson)
Phân tích của nhóm cho thấy răng nanh phía trước và phía sau hình thành từ các mô tạo răng tách biệt ở phía sau của hàm trên. Với tất cả các loài rắn có độc nanh phía trước, nhanh trước di chuyển về phía trước trong quá trình phát triển phôi nhờ sự phát triển nhanh chóng của hàm trên của phôi. Còn răng nanh phía sau vẫn giữ nguyên tại nơi chúng hình thành.
Quá trình này không giống quá trình phát triển răng ở người và các loài rắn không độc, ví dụ như trăn. Khi ở giai đoạn phôi, tất cả răng của con người ở hàm trên nhú lên từ một mô tạo răng trong khi tất cả các răng hàm dưới phát triển từ mô tạo răng khác.
Vonk cho biết: “Phần phía sau của mô tạo răng tiến hóa trong mối quan hệ gần gũi với tuyết nọc, từ đó hình thành nên mối quan hệ phức tạp giữa rănh nanh và nọc độc. Hai mô tạo răng không kết hợp đã tạo điều kiện cho điều này xảy ra do phần phía sau của mô tạo răng không bị phần phía trước hạn chế nữa”.

Freek Vonk và con rắn mang bành Indonesia (Naja sputatrix). Nó có thể phun nọc độc qua những chiếc răng nanh biến đổi thẳng vào mắt của kẻ có ý định tấn công nó. (Ảnh: © Freek Vonk)

Loài rắn phi thường

Theo Vonk, chính sự phát triển độc lập của mô phía sau giữ một vai trò quan trọng đối với khả năng hình thành nên 3.000 loài rắn trên toàn thế giới ngày nay.
David Kizirian – nhà nghiên cứu bò sát tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ tại New York không tham gia vào nghiên cứu – cho biết: “Nghiên cứu làm sáng tỏ một trong những câu hỏi hóc búa trong ngành nghiên cứu bò sát: tính đa dạng về các loại răng nanh của loài rắn tiến hóa như thế nào?”
Nghiên cứu được Tổ chức nghiên cứu khoa học Hà Lan, Chính phủ Hà Lan, Quỹ công nghệ Hà Lan, Quỹ Curatoren, Quỹ LUSTRA, Hội đồng nghiên cứu Australia, Viện khoa học Australia, Đại học Whitman và Quỹ đại học Leiden tài trợ.

Giải mã bí ẩn về “tam giác quỷ” Bermuda

Cập nhật lúc 15h29' ngày 14/01
Trong lịch sử thế giới, có rất nhiều truyền thuyết, đồn thổi được thêu dệt quanh "tam giác quỷ" Bermuda. Sự thật của nó là gì?
Tam giác Bermuda hay còn được biết đến với tên gọi “Tam giác quỷ” là một khu vực không xác định nằm ở phía tây của Bắc Đại Tây Dương. Đây cũng là nơi ghi nhận sự mất tích một cách bí ẩn của nhiều tàu bè qua lại cũng như máy bay khi đi vào khu vực này. Những câu chuyện thêu dệt xung quanh khu vực này đã khiến nhiều người tin rằng sẽ không ai có thể trở về nếu lỡ đến đây. Thậm chí, có tài liệu cho rằng nơi đây hẳn đã bị ám hoặc là nơi hoạt động của người ngoài hành tinh.
Cụ thể, cáo buộc đầu tiên của vụ mất tích bất thường trong khu vực Bermuda xuất hiện trong một bài báo đăng trên tờ The Miami Herald ngày 17/9/1950 bởi Edward Van Winkle Jones. Hai năm sau tạp chí Fate xuất bản một bài viết ngắn của George X. Sand nói về việc mất tích của một số máy bay và tàu, bao gồm cả 5 máy bay ném bom Hải quân Mỹ TBM Avenger trong chuyến bay huấn luyện mang tên số 19 năm 1945. Ngay sau đó bài báo này đã trở nên nổi tiếng và phóng viên Sand trở thành người đầu tiên mở ra những câu chuyện liên quan đến sự bí ẩn của Tam giác Bermuda.
Giải mã bí ẩn về “tam giác quỷ” Bermuda
Bản đồ cho thấy vị trí tam giác Bermuda
Tất cả đều có chung một mô típ với việc tàu thủy hoặc máy bay biến mất dù trong điều kiện thời tiết tốt hay con tàu còn nguyên mà thủy thủ đoàn thì mất tích. Các thiết bị định vị, đàm thoại vô tuyến không hoạt động trong khu vực Bermuda cũng được nêu ra trong một vài trường hợp. Giải thích cho hiện tượng bí ẩn này, các giả thuyết được đưa ra bao gồm sự xuất hiện của người ngoài hành tinh hay sự ảnh hưởng từ lực trường nguy hiểm xuất phát từ lục địa huyền thoại Atlantic.
Giải mã bí ẩn về “tam giác quỷ” Bermuda
Hình minh họa trong bài báo đăng trên tờ Miami Hearald năm 1950 về sự mất tích bất thường trong khu vực Bermuda
Giải mã bí ẩn về “tam giác quỷ” Bermuda
Chuyến bay số 19 gồm 5 máy bay ném bom của Hải quân Mỹ được cho là đã mất tích tại khu vực Bermuda năm 1945
Tuy nhiên, trên thực tế, khi kênh 4 chương trình truyền hình Anh đưa tin về Tam giác Bermuda năm 1992, hãng bảo hiểm hàng hải Lloyd's của Luân Đôn xác nhận rằng số lượng tàu thuyền bị đắm hay mất tích nhiều nhất không phải là ở khu vực này. Ngoài ra hãng cũng không hề tính lãi cao hơn cho các phương tiện đi qua đây, điều này cũng được xác nhận bởi cảnh sát biển Hoa Kỳ. Sự thật, số lượng các vụ mất tích là không đáng kể so với lượng tàu bè, máy bay vẫn thường xuyên qua lại nơi đây.
Lực lượng bảo vệ bờ biển cũng tỏ ý nghi ngờ về vùng tam giác này và cho biết rằng họ đã thu thập, công bố về các vụ mất tích bí ẩn ở khu vực này qua các báo cáo của mình. Một trong số đó là vụ nổ và đắm tàu chở dầu SS V. A. Fogg năm 1972. Trong vụ việc này, lực lượng bảo vệ bờ biển đã chụp được xác tàu và vớt được nhiều thi thể, trái với một trong những câu chuyện kể rằng tất cả các thi thể đều biết mất trừ xác vị thuyền trưởng được tìm thấy trong khoang của mình. Ngoài ra, tàu SS V. A. Fogg chìm ngoài khơi Texas, rất xa vùng tam giác quỷ.
Bên cạnh đó phải kể đến chương trình "Vụ án của tam giác quỷ Bermuda" của kênh NOVA/Horizon, được phát sóng ngày 27/6/1976 được đánh giá rất cao. Trong chương trình có đoạn: "Khi chúng tôi tìm đến những nguồn tin gốc hoặc những người có liên quan, mọi bí ẩn đều bốc hơi mất. Khoa học không cần phải trả lời những câu hỏi về vùng tam giác quỷ vì những câu hỏi đó không có giá trị ngay từ đầu... Máy bay và tàu bè hoạt động ở vùng này không hề khác thường so với mọi nơi khác trên thế giới".

Giải mã bí ẩn về “tam giác quỷ” Bermuda
Giải mã bí ẩn về “tam giác quỷ” Bermuda
Nhiều giả thiết đưa ra về vùng Tam giác Bermuda với sự ảnh hưởng của lực trường hay sự can thiệp của người ngoài hành tinh gây ra những vụ mất tích bí ẩn của tàu bè qua lại
Nhiều nhà nghiên cứu như Ernest Taves và Barry Singer đã nhắc tới việc các bí ẩn và hiện tượng siêu nhiên rất phổ biến và rất sinh lời. Điều đó đã dẫn đến việc sản sinh ra hàng loạt câu chuyện về những chủ đề như "tam giác quỷ" Bermuda.
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được nhiều câu chuyện về Bermuda chỉ là sự đánh lừa dư luận. Từ đó, họ kết luận rằng công chúng dường như... thiên vị các cuốn sách, chương trình TV ủng hộ bí ẩn về vùng tam giác quỷ hơn là các công trình nghiên cứu kĩ lưỡng có quan điểm nghi ngờ về những bí ẩn này.
Cuối cùng theo thông tin chính thức từ Hải quân Mỹ, vùng tam giác này không tồn tại, và cái tên "Tam giác Bermuda" không được thừa nhận bởi Ủy ban Địa lý Hoa Kỳ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét