Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 5

-Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường".
-Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!

-------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)


Thu nhập của nông dân thấp không thể tin nổi!

Ảnh baomoi.com
Ảnh baomoi.com
Năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/18 của Singapore, 1/6 của Malaysia, 1/3 của Thái Lan và Trung Quốc. Tỷ trọng lao động khu vực nông thôn vẫn ở mức cao; chất lượng nguồn lao động thấp là những nguyên nhân chính làm cho năng suất lao động nông nghiệp của nước ta đạt thấp so với các nước trong khu vực.
Đi tìm số thực về thu nhập bình quân của nông dân
Nói về thu nhập của nông dân là thấp, nhưng rất khó khăn để tìm số liệu đáng tin cậy. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn báo cáo tại Hội nghị Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết TW 7 về “tam nông” thì  thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2013 ước đạt khoảng gần 20 triệu đồng/năm, gấp 2,18 lần so với năm 2008. Tương đương khoảng 1,67 triệu đồng/người/tháng, hoặc 55.000 đồng/người/ngày. Số liệu này đã được chính thức công nhận trong báo cáo kết luận của Hội nghị này vào tháng 3/2014. Nhưng số liệu cũng không cho biết có phải 70% dân số Việt nam là nông dân có mức thu nhập như vậy không?
Thu nhập thấp, khó tăng chất lượng lao động
Với thu nhập 1,67 triệu đồng/tháng nhưng người nông dân vẫn phải trang trải tất cả các khoản chi phí hàng ngày với mức giá thị trường đắt đỏ. Trong đó, đáng kể nhất là chi phí y tế và giáo dục. Vì thu nhập thấp nên có rất nhiều hệ lụy. Khi phát sinh ốm đau, bệnh tật thì thu nhập 1 năm chỉ vào bệnh viện được 1 lần. Vì thu nhập thấp thì học hành cũng giảm đi, đây là cái vòng luẩn quẩn, đã nghèo lại càng nghèo của nông dân Việt nam.

Còn một thực tế khác, theo các báo cáo thì thu nhập tại đồng bằng sông Cửu Long năm 2013 đạt bình quân 40 triệu đồng/người/năm với 17 triệu nông dân ở đây. Bù lại, thì nông dân ở các vùng khác sẽ chỉ được dưới 10 triệu đồng/năm, tương đương 1 USD/người/ngày.

Một con số thật không thể tin nổi? làm sao có thể sống với thu nhập như vậy, nhưng đây là thực tế không hề bị phóng đại. Bạn đọc có thể kiểm chứng số liệu này từ các nguồn báo cáo công khai của chính phủ.
Thực tế thật buồn đó là điều làm cho chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp ở nông thôn rất thấp.  Thu nhập thấp thì sẽ phải tiết giảm chi phí tối đa, thậm chí cắt giảm cả ăn, uống và học hành văn hóa, ngoại ngữ, tin học…Vì thế người lao động Việt nam đang ngày càng bé nhỏ đi, tri thức cũng thấp, tin học, ngoại ngữ yếu.
Làm gì để nâng cao chất lượng lao động nông thôn
Ở hầu hết các nước đều có chính sách hỗ trợ nông nghiệp, trợ giá cho nông nghiệp. Trong khi hiện tại chi phí này ở ta đang quá lớn, gây bức xúc cho người dân. Cách đây không lâu thời báo Đại kỷ Nguyên đã đưa bài một con gà đang ‘cõng’ tới 14 loại phí, lệ phí như kiểm dịch gà con mới nở, cấp giấy kiểm dịch xuất khẩu gà khỏi trang trại ngoài tỉnh, kiểm soát giết mổ, tiêu độc, khử trùng… Quá trình chăn nuôi, các cơ sở phải lấy mẫu nước để kiểm tra xem có bệnh gì trên gia cầm không cũng phải đóng phí.
Ba nhà là nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học chưa thật sự thương xót lo lắng cho nhà nông. Tìm mọi biện pháp để hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông dân, điều đó đòi hỏi cả 4 nhà phải có cái Tâm, phải nhìn vào thực tế đáng buồn trên để đưa ra những giải pháp hữu hiệu hơn nữa.
Thành Tâm

Chuyện lạ đời, nước nông nghiệp mà người dân phải lo rau sạch!

(Ảnh: internet)
(Ảnh: internet)
Những năm gần đây an toàn thực phẩm đã trở thành vấn đề toàn cầu, cần tới nỗ lực giải quyết của chính phủ các nước cũng như đã thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng thực phẩm trên toàn cầu. Do đó, “Ngày Sức khoẻ Thế giới” (07/4) năm nay được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn với chủ đề là “An toàn thực phẩm”. Việt Nam cũng hưởng ứng tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Đại Kỷ Nguyên tiếng Việt sẽ cùng đọc giả xem vì sao.
Riêng đối với Việt Nam thì an toàn thực phẩm lại được coi trọng hơn bao giờ hết. Bởi vì thực phẩm bẩn đang tran lan, bủa vây người tiêu dùng. Thực phẩm bẩn đến từ Trung Quốc, và chính từ tại Việt Nam. Bẩn, không đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh trong tất cả các loại thực phẩm từ thịt, cá, rau, củ và các loại hoa quả, trái cây..; từ khâu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ; từ nông thôn đến thành phố, từ chợ bình dân cho đến các siêu thị cao cấp.
Thông tin về thực phẩm bẩn tràn lan trên các phương tiện truyền thông khiến mọi người rất hoang mang. Từ rau phun thuốc trừ sâu sát ngày thu hoạch, sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc kích phọt, trồng rau bằng nguồn nước bẩn; thông tin về dư lượng thuốc kháng sinh trong thịt lợn, cá của Việt Nam; thông tin về bơm thêm hóa chất vào tôm để tăng trọng lượng; về bơm nước bẩn vào bò, lợn để tăng cân khi mổ bán; thông tin về sử dụng hóa chất để nhúng các loại trái cây cho nhanh chín và không bị thối; thông tin về làm gà nướng bằng đèn khò hàn; thông tin về sử dụng mỳ chính hết hạn để chế biến món ăn; thông tin về thịt thối đưa vào cho các cơ sở chế biến suất ăn công nghiệp cung cấp cho các trường học…
Hậu quả của thực phẩm bẩn
Tỷ lệ tử vong do ung thư của người Việt Nam cao nhất thế giới, với 75.000 người chết vì ung thư hàng năm. Theo thống kế gần đây tốc độ tăng số bệnh nhân ung thư 5,4%/năm, mỗi năm chúng ta có thêm 150.000 ca ung thư mới. Trong đó, 30% số ca mắc ung thư là do ăn phải thực phẩm bẩn. Nếu như tình trạng thực phẩm bẩn còn tràn lan như hiện nay, con số kinh hoàng này sẽ còn gia tăng hơn nữa.
Hàng ngày trên các phương tiện truyền thông đều đưa tin về ngộ độc thực phẩm, đôi khi xảy ra với hàng trăm người, đau xót hơn là ngộ đọc xảy ra với trẻ nhỏ, với học sinh khi ăn các suất ăn công nghiệp và ăn quà vặt ở cổng trường.
Hậu quả sâu xa là, năm 2014 trẻ em Việt Nam bị suy dinh dưỡng đến gần 40%, trong đó, nhẹ cân chiếm 14,5%, thấp còi chiếm 25%. Sau mấy chục năm, người Việt Nam đã thấp còi đi rất nhiều so với người Nhật (trước đây gọi là Nhật lùn), người Hàn quốc, Trung Quốc…

Mỗi năm chúng ta có thêm 150.000 ca ung thư mới. Trong đó, 30% số ca mắc ung thư là do ăn phải thực phẩm bẩn.

Hậu quả làm mất lòng tin, suy thoái đạo đức, chỉ vì lợi nhuận, lợi ích cá nhân mà chính người Việt tự giết mình, giết chết lẫn nhau. Không biết những người sản xuất, người bán hàng họ thờ ơ hay vì thiếu hiểu biết? Rõ ràng là họ đang tự giết mình, giết xã hội, làm thui chột nòi giống người Việt mình.
Về kinh tế, hậu quả là sức mua các sản phẩm nông nghiệp tại thị trường trong nước hiện nay giảm đi rất nhiều. Vì người tiêu dùng hoang mang lo sợ tác hại của thực phẩm bẩn, rau bẩn, hoa quả bẩn nên đã hạn chế tiêu dùng để hạn chế độc hại. Mặt khác người tiêu dùng chuyển hướng sang mua hàng ngoại, mua trong các siêu thị, mua hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ an toàn, nên thực phẩm ngoại có cơ hội tràn vào Việt Nam. Điều này, làm cạnh tranh, giảm cầu đối với sản xuất nông nghiệp trong nước. Là một nước nông nghiệp mà không chiến thắng về sản phẩm nông nghiệp ngay thị trường trong nước thì làm sao tiến được ra ngoài?
Người dân phải tự lo rau sạch
Với nỗi lo mất an toàn vệ sinh thực phẩm, nhiều người dân thành phố đã tìm đến siêu thị để mua rau, củ với mong muốn được dùng rau “sạch”. Tuy nhiên, do lượng rau an toàn có hạn nên một số siêu thị đã nhập rau từ nhiều nguồn, không đảm bảo chất lượng, thậm chí có cả hàng Trung Quốc. Mà giá trong siêu thị thì phải đắt, giá bán ra ở đây đắt gấp đôi các chợ truyền thống.

Tự trồng rau sạch tại nhà (Ảnh: internet)
Tự trồng rau sạch tại nhà (Ảnh: internet)

Những gia đình giàu có, có điều kiện, thì giống như các khách sạn 5 sao, họ nhập toàn bộ thực phẩm, gồm thịt, cá, rau, hoa quả từ nước ngoài về qua đường hàng không.
Những gia đình có ít điều kiện hơn thì tự trồng lấy rau sạch ở quê, thuê đất hay trồng trên sân thượng. Không còn chuyên môn hóa là người chuyên trồng rau nữa. Không chỉ giáo sư, tiến sĩ mà ông Lê Khả Phiêu cũng phải tự trồng rau sạch, với các thiết bị trồng rau hơn 100.000 đô. Nếu vào các trang web thì chúng ta sẽ thấy đủ các cách trồng rau, làm vườn trên sân thượng.

Thế là một đất nước nông nghiệp mà rất nhiều người, kể cả giáo sư, tiến sĩ cũng phải tự trồng lấy rau sạch.

Còn đối với dân nghèo thì sao? Họ lo bữa ăn còn chưa đủ thì cần gì phải nghĩ đến sạch. Đây mới thật sự là hiểm họa lớn cho 70% nông dân chủ yếu là nghèo của Việt Nam.
Cần phải giải quyết triệt để vấn nạn thực phẩm bẩn

Vì sao một đất nước nông nghiệp, có truyền thống văn hóa hàng ngàn năm lịch sử, với đạo đức thuần phong mỹ tục đáng tự hào mà người dân lại phải khổ sở với việc rất nhỏ là rau sạch, đặc biệt là người dân nghèo, có cái ăn đã là khó, còn để được ăn sạch thì là quá khó?

Chúng ta cần chung tay ngăn chặn việc nuôi trồng, chế biến, sản xuất và buôn bán thực phẩm bẩn này. Các cơ quan chức năng liên quan phải thực sự xem đây là một vấn nạn nghiêm trọng, để nghiên cứu tìm ra giải pháp giải quyết dứt điểm tình trạng thực phẩm bẩn từ khâu sản xuất cho đến tiêu thụ. Không chỉ lên án, kiểm tra thường xuyên, phạt nặng, mà còn phải cung cấp kiến thức và giảng giải rõ cho người dân – những người tham gia vào dây chuyền cung ứng thực phẩm, hiểu được tác hại của việc chạy theo lợi nhuận bất chấp hậu quả mà họ đang vô tình hoặc cố ý tham gia. Một mặt giúp nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuẩn mực đạo đức của người sản xuất thực phẩm, một mặt kiểm tra rà soát và phạt nặng những trường hợp vi phạm. Nhưng trên hết là nhà nước và cả người dân phải quyết tâm cải thiện tình trạng thực phẩm bẩn này một cách thật dứt điểm.
Thiết nghĩ, chúng ta có giờ Trái đất, kêu gọi mọi người tiết kiệm năng lượng, chúng ta có những chương trình vì môi trường xanh, có những tổ chức bảo vệ động vật hoang dã… Vậy mà đối với thực phẩm là thứ tác động trực tiếp lên sức khỏe của bản thân, gia đình, xã hội, tác động đến giống nòi của dân tộc thì lại đối đãi lỏng lẻo và chưa xứng tầm với sức nặng của nó.
Cũng mong rằng các cơ quan quản lý, người sản xuất, chế biến, buôn bán thực phẩm còn có thiện tâm, biết nghĩ đến người khác vì thật sự, những gì chúng ta làm trong cuộc sống này cũng giống như tiếng vọng, nó sẽ quay lại với bản thân và người nhà của chúng ta.
Thành Tâm

Buông lỏng quản lý phân bón, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp

(Ảnh: baothaibinh.com.vn)
(Ảnh: baothaibinh.com.vn)
Cả nước có 1000 cơ sở sản xuất phân bón tự phát, tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, không đủ năng lực chuyên môn, hệ thống đại lý nhiều cấp, tư thương lợi dụng nâng giá để trục lợi từ người nông dân nghèo, cùng với nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng hoành hành, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và bản thân những nhà sản xuất phân bón chân chính ngày chịu thua thiệt vì không cạnh tranh lại với… hàng giả.
Đây là thông tin được ông Nguyễn Hạc Thúy – Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam báo cáo tại Hội Thảo “Thực trạng thị trường phân bón Việt Nam và thế giới – Định hướng tái cơ cấu hệ thống sản xuất kinh doanh phân bón”, tại Hà Nội, ngày 12/10/2015.
Điều kiện sản xuất kinh doanh phân bón cũng quy định cơ sở sản xuất phân bón không có phòng thử nghiệm… thì phải có hợp đồng với phòng thử nghiệm được chỉ định. Song một thực tế là có nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, không đủ năng lực chuyên môn, không có phòng thử nghiệm nên thuê ngoài giám định chất lượng, kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào. Thực tế này dẫn đến nguy cơ doanh nghiệp nhỏ lẻ dễ lách luật, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp làm phân bón giả, phân bón kém chất lượng.
Theo điều tra mới nhất của Hiệp hội Phân bón tại 60% tỉnh, thành, cả nước đã có hơn 700 cơ sở sản xuất phân bón. Do đó, nếu điều tra trên toàn 63 tỉnh, thành thì số cơ sở doanh nghiệp có thể lên tới 1000. Mặc dù Bộ Công Thương đã có quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất phân bón, song đến nay ngành phân bón Việt Nam vẫn là một nền sản xuất tự phát.
“Việc cung ứng thì chồng chéo, phân bón trong Nam đưa ra Bắc, phân bón ngoài Bắc đưa vào Nam cùng một tên, cùng một chủng loại, cùng hệ số… Hệ thống đại lý thì có quá nhiều cấp. Các yếu tố trên làm đội giá thành sản phẩm, nông dân nghèo phải chịu, phải mua. Ngoài ra, phân giả phân bón kém chất lượng còn đang là một tệ nạn”– Ông Thúy cho hay.
Do đó, đại diện của Hiệp hội Phân bón cho rằng mỗi doanh nghiệp nên giao cho một Bộ quản lý, đối với các doanh nghiệp chuyên sản xuất phân bón hữu cơ có sản xuất một phần phân bón vô cơ, từ 18 – 20% thì nên giao cho Bộ NN&PTNT quản lý. Doanh nghiệp chuyên sản xuất vô cơ, có tham gia sản xuất một phần hữu cơ thì giao cho Bộ Công Thương quản lý.
Đặc biệt, phải có tiêu chí và chế tài xử phạt hành chính, xử phạt hình sự đối với cán bộ thực thi nhiệm vụ. Ông Thúy cho rằng, hiện nay trong ngành phân bón đang có sự bao che, lợi ích nhóm khi hàng loạt vụ việc làm trái quy định của pháp luật, song vẫn được tiếp tay làm sai lệch, đổi mẫu phân bón kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng phân bón giả thành phân bón tốt.
Nhưng tại Việt Nam, lại xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, không đủ năng lực chuyên môn. Từ đó đã dẫn đến hệ thống đại lý phân nhiều cầu cấp, tư thương lợi dụng đánh giá tình hình thị trường sai và yếu để trục lợi từ người nông dân. Quan trong hơn, chính từ sự tự phát, chộp giật và lạc hậu ấy, đã tạo nhiều kẽ hở cho phân bón giả, phân bón kém chất lượng có “đất” hoành hành, ảnh hưởng tới người nông dân và bản thân những nhà sản xuất phân bón chân chính ngày chịu thua thiệt vì không cạnh tranh lại với… hàng giả.
“Vụ phân bón giả tại Đồng Nai, vụ phân bón giả, phân bón kém chất lượng Bình Điền tại Hải Phòng, hàng chục nghìn tấn, lít phân bón bị thu giữ… trong thời gian qua cho thấy sự nguy hại của vấn nạn quốc gia này. Người nông dân khốn khổ, doanh nghiệp Việt làm ăn chân chính điêu đứng, trong khi vấn đề xử lý chưa thực sự nghiêm khắc. Phải chăng chúng ta đã buông lỏng thị trường này quá lâu, mặc sức ai muốn làm gì thì làm?”– ông Thúy đặt câu hỏi.
Trên thực tế, công tác quản lý ngành phân bón chịu sự quản lý chính của hai Bộ Công thương (phân vô cơ) và Bộ NN&PTNT (phân hữu cơ). Nhưng sự phân công trách nhiệm giữa hai Bộ còn nhiều chồng chéo, trùng lắp và tạo nhiều lỗ hổng trong quản lý sản xuất kinh doanh phân bón. “Chỉ đơn cử một doanh nghiệp chịu sự quản lý của hai Bộ, mỗi bộ lại có những quy định riêng, vậy chỉ riêng việc đăng ký hồ sơ pháp lý sản phẩm, công bố hợp quy, cấp phép… lại không biết theo ai, như thế nào. Khe hở chính là đây. Đó cũng  là cơ hội cho phân bón giả, phân bón kém chất lượng trót lọt từ sản xuất ra tới thị trường” – ông Đỗ Doãn Hùng, Tổng Giám đốc Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc cho biết.
Tự phát đến bao giờ? Tại Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối mặt hàng phân bón giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2025 đã đưa ra rất nhiều định hướng, giải pháp, quy mô phát triển, thu hút đầu tư, xã hội hóa cho đầu tư… song kết quả đến nay chưa đạt như kỳ vọng của chính phủ và nhân dân.
Thành Long

“Luống chè gia đình” đe dọa tương lai ngành chè Việt Nam

Mỗi hộ dân vùng chè thường trừ ra một khoảnh gọi là “luống chè gia đình”. Đó là luống chè không phun thuốc BVTV độc hại, lớn chậm, thỉnh thoảng chịu sâu bệnh nhưng ra búp nào hái búp đó rồi đem đi sao cho gia đình sử dụng. Còn chè sản xuất, có thách cỡ nào họ cũng chẳng uống.
Mỗi hộ dân vùng chè thường trừ ra một khoảnh gọi là “luống chè gia đình”. Đó là luống chè không phun thuốc BVTV độc hại, lớn chậm, thỉnh thoảng chịu sâu bệnh nhưng ra búp nào hái búp đó rồi đem đi sao cho gia đình sử dụng. Còn chè sản xuất, có thách cỡ nào họ cũng chẳng uống.
Việt Nam là một trong những nước trồng chè truyền thống, chè búp của Việt Nam đã đến với nhiều thị trường thế giới. Ngành chè đã tạo công ăn việc làm cho hàng triệu nông dân và góp phần đáng kể cho xuất khẩu nông sản.
Những năm qua, ngành chè đã có những bước tiến khá rõ rệt như sản lượng tăng, giá thành giảm, nhưng chất lượng của sản phẩm chè vẫn còn rất nhiều vấn đề đáng lo ngại. Đặc biệt là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Nếu không quản lý tốt các vùng nguyên liệu, ngành chè sẽ phải trả giá.
Gần đây nhất, Bộ NN&PTNT vừa giao Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), phối hợp với Cục Bảo vệ Thực vật thành lập Tổ công tác đặc biệt điều tra vụ việc cơ quan thẩm quyền Đài Loan cảnh báo 22 lô hàng trà đen của Việt Nam xuất khẩu vào Đài Loan vượt ngưỡng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Từ chuyện “luống chè gia đình” đã nói lên thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ BVTV ở một số vùng chè nguyên liệu và phát hiện những sự thật rất đáng lo ngại.
Ví dụ như tại Huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ có hơn 2.000ha chè nguyên liệu. Mặc dù đã có nhiều chương trình, dự án quy hoạch Thanh Sơn trở thành vùng chè sạch, chè an toàn của tỉnh, nhưng chứng kiến quy trình sản xuất chè ở một số xã trên địa bàn huyện hẳn không ít người cảm thấy lo lắng. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV vô tội vạ đang dần giết chết vùng chè nổi tiếng bậc nhất tỉnh trung du này.

Chè Thanh Sơn, Phú Thọ
Chè Thanh Sơn, Phú Thọ

Văn Miếu là một trong 14 xã vùng chè của huyện, được tỉnh Phú Thọ quy hoạch thành vùng chè an toàn đồng thời là một trong những xã có diện tích trồng chè lớn nhất, tập trung nhiều xưởng chế biến nhất Thanh Sơn. Nhưng ở đây, những bãi rác thải nằm ngổn ngang chất đầy vỏ thuốc BVTV đã qua sử dụng đã nói lên độ độc ở vùng chè. Từng đống bao bì thuốc BVTV còn nguyên nhãn mác, phần lớn trong số đó là thuốc hóa học độ độc cao, thậm chí còn có những vỏ lọ không có nhãn mác, hoặc nhãn mác Trung quốc, không có xuất xứ rõ ràng.

(Ảnh: baophutho.vn)
Chăm sóc đồi chè gia đình (Ảnh: baophutho.vn)

Người trồng chè thừa nhận, không phun thì sâu bệnh nó phá, còn phun thì biết là độc. Người ta quảng cáo vùng chè sạch đấy nhưng toàn phun vài ba ngày đã hái bán cho các đầu nậu thu gom cho các lò sấy hoặc xưởng chế biến, không ai biết đâu.

Vì thế mỗi hộ dân vùng chè thường trừ ra một khoảnh gọi là “luống chè gia đình”. Đó là luống chè không phun thuốc BVTV độc hại, lớn chậm, thỉnh thoảng chịu sâu bệnh nhưng ra búp nào hái búp đó rồi đem đi sao cho gia đình sử dụng. Còn chè sản xuất, có thách cỡ nào họ cũng chẳng uống.

Nông dân quan niệm, một khi chè đã bán ra khỏi đồi nhà mình thì độc hay không cũng không liên quan gì đến họ. Chính vì vậy nông dân mặc sức sử dụng thuốc BVTV vô tội vạ, miễn là đến vụ đủ sản lượng để bán.
Trên địa bàn huyện Thanh Sơn có hơn chục xưởng chế biến chè chủ yếu cung ứng cho các DN đăng ký vùng nguyên liệu trên địa bàn. Những xã như Văn Miếu, Võ Miếu, Minh Đài… có từ 2-3 xưởng chế biến hoạt động, việc thu mua nguyên liệu nhập nhèm, không an toàn của các đầu nậu thu gom không thể nào tránh khỏi.
Thuốc trừ sâu, trừ rầy thì đương nhiên là phải độc thì sâu rầy mới chết. Còn chè nhiễm độc thì có bán cho dân mình uống đâu mà lo! Đó là thực trạng các DN sản xuất chè mọc lên như nấm nhưng lại không chịu xây dựng vùng nguyên liệu bền vững. Và do thiếu nguyên liệu nên những DN này mua bừa của các đại lý thu gom, không kiểm tra được chất lượng chè sạch hay là bẩn.
Thế là chỉ vì cái lợi trước mắt mà người trồng chè đang có nguy cơ bị mất nghiệp, vì người tiêu dùng đang lo ngại về độc hại, Đài Loan là nước nhập khẩu chè lớn nhất của Việt Nam cũng đang có những biện pháp quản lý gắt gao. Sản xuất bẩn, sản xuất không có lương tâm thì không thể nào bền vững được.
Nhưng cũng không thể đổ lỗi hết cho nông dân, mà các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và cơ quan quản lý nhà nước cũng phải vào cuộc để cứu vãn cho ngành chè của Việt Nam.
Thành Long

Lập Tổ điều tra trà xuất khẩu Việt Nam bị cảnh báo

(Ảnh: travina.com.vn)
(Ảnh: travina.com.vn)
Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, Bộ vừa giao Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), phối hợp với Cục Bảo vệ Thực vật thành lập Tổ công tác đặc biệt điều tra vụ việc cơ quan thẩm quyền Đài Loan cảnh báo 22 lô hàng trà đen của Việt Nam xuất khẩu vào Đài Loan vượt ngưỡng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
Theo đó, Bộ yêu cầu các đơn vị trên phải báo cáo về Bộ chi tiết kết quả điều tra (thông tin về lô hàng nhiễm: Nguồn gốc, xuất xứ, nhiễm tại công đoạn nào, phân tích các mẫu trong lô hàng bị nhiễm, nguyên nhân nhiễm, đề xuất biện pháp khắc phục…) trước ngày 30/6/2015.
Đồng thời, Bộ cũng yêu cầu Cục BVTV phải xây dựng Chỉ thị yêu cầu các địa phương tổ chức lại việc sản xuất trà thông qua hình thức hợp tác xã nhằm kiểm soát được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm trà, đáp ứng yêu cầu của người dân, giữ uy tín ngành chè Việt Nam.
Từ tháng 2/2015 đến nay, phía Đài Loan mỗi tuần kiểm tra và phát hiện từ 1 đến 4 lô chè đen của Việt Nam có dư lượng thuốc BVTV không đạt yêu cầu.
Phía Đài Loan cũng đã đề nghị Việt Nam tăng cường các biện pháp quản lý sản xuất, kết hợp hướng dẫn nông dân trồng chè để đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn kiểm nghiệm, kiểm dịch. Đồng thời, chờ cơ quan quản lý chất lượng nông sản Việt Nam đưa ra văn bản chứng minh và trao đổi các biện pháp quản lý chất lượng mặt hàng này.
Theo Thống kê của Đài loan, Việt nam chiếm 70% thị phần nhập khẩu chè của Đài loan. Tuy nhiên, năm 2014 có 17% chè đen nhập từ Việt nam không đạt tiêu chuẩn.
Thành Long




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét