Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

CÔCC & HIỀN TÀI

-Nghe "con ông, cháu cha" đã thấy phi lý rồi!
- Nếu soi rọi được chiều sâu tâm hồn thì không ai gắng lên "quan" mà không vì danh lợi, quyền lực. Cho nên việc tìm ra những người có tài, có đức làm quan hết lòng "vì dân,vì nước" là khó lắm vậy. Thời cha anh làm cách mạng, tự giác "ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng" không lặp lại được nữa. Vậy, muốn giữ được cơ đồ(của dân lại tưởng của mình!), không còn cách nào khác, phải ưu tiên lựa chọn cách "cha truyền con nối". Đó là cách đáng tin nhất, an toàn nhất nhưng...ích kỷ nhất (nghĩa là thiếu dân chủ nhất)! Thường thì con, cháu không đến nỗi tệ và được nâng đỡ ngầm. Nhưng nếu gặp phải cảnh "cha làm thầy, con đốt sách" thì có thể gây đại họa (hay đại phúc!?)
-Tuy nhiên, làm gì có "giàu ba họ, khó ba đời".
-Cho nên có ca dao rằng:
"Con vua rồi lại làm vua

Con sãi ở chùa lại quét lá đa

Bao giờ dân nổi can qua

Con vua thất thế lại ra quét chùa"
----------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
                           Kết quả hình ảnh cho hình ảnh  thái tử đảng

Con ông cháu cha thời phong kiến VN

  • 6 tháng 8 2014
Nhân câu chuyện bầu chọn, đề cử và chỉ định cán bộ tại Việt Nam trước Đại hội Đảng Cộng sản dự kiến vào năm 2016 đang thu hút sự chú ý của dư luận, BBC Tiếng Việt xin giới thiệu một số trích dẫn lịch sử liên quan đến chế độ quan tước và thế tập thời phong kiến để bạn đọc tham khảo:
Image captionThời phong kiến Việt Nam, sự thăng tiến đến từ chế độ tập ấm hoặc qua thi cử, tiến cử
Tài liệu lấy từ cuốn Việt Nam Văn hóa Sử cương của Đào Duy Anh, bản in 14/08/1938 ở Huế:

Ấm thọ, ấm sinh

Xét phương pháp dụng nhân của lịch triều thì là thấy đồng thời vẫn có hai đường: một là theo thế tập, hai là theo nhân tài.
Các triều Lý, Trần, Lê vẫn có lệ thừa ấm, hễ con các quan thì lại được bổ làm quan. Ở triều Lê vẫn có lệ thừa ấm, có khoa nhiệm tử, cốt lấy con các quan mà bổ dụng.
Triều Nguyễn cũng có lệ tập ấm phàm quan chính nhất phẩm thì còn được tập ấm theo hàng tùng lục, gọi là ấm thọ, đó là bực cao nhất; còn bực thấp nhất thì các quan tùng ngũ được một người con tập ấm gọi là ấm sinh.
Tuy nhiên, phép thế tập ở nước ta không giống như phép thế tập của quý tộc các nước châu Âu, vì lệ tập ấm chỉ hưởng được một hai đời…
Các chọn nhân tài thì mỗi đời một khác. Ngoài chế độ khoa cử đặt từ triều Lý thì các triều Lý, Lê lại có phép tiến cử và phép bảo cử, phàm các quan to ai cũng phải cử một người có tài đức hoặc người có danh vọng để triều đình bổ dụng.

Dân chi phụ mẫu

Các quan tại triều là những người giúp đỡ nhà vua mà đảm đương quốc chính. Các quan ngoại chức (tỉnh, phủ, huyện, châu) vâng mệnh thay mặt vua để cai trị nhân dân.
Bởi thế nên các quan cũng như nhà vua, người dân thường gọi là cha mẹ dân…là hạng người có những đặc quyền xứng đáng với tư cách ‘dân chi phụ mẫu’.
Quan không phải chịu thuế thân; ngoài tiền lương quan còn có tiền dưỡng liêm cấp cho các quan địa phương khi họ túng thiếu để họ khỏi nhũng lạm của dân.
Quan lại tuy nhiều đặc quyền song cũng không phải là ở trên pháp luật.

Cấm quan không được lấy vợ trong trị hạt vì sợ gia đình nhà vợ nhũng nhiễu

Chống địa phương chủ nghĩa

Nhà vua sợ các quan lạm dụng những đặc quyền ấy mà vũ uy tác tệ cho nên đã đặt ra nhiều điều lệ để chế tài các quan.
Ví dụ pháp luật cấm quan địa phương không được thụ nhiệm ở tỉnh nhà hay ở nơi cách nhà không đầy 500 dặm để cho thân thích bằng hữu khỏi cậy thế cậy thần mà làm ngang.
Cấm quan không được lấy vợ trong trị hạt vì sợ gia đình nhà vợ nhũng nhiễu.
Cấm không cho tậu ruộng vườn nhà cửa trong trị hạt vì sợ quan hiếp bách kẻ trị hạ để mua rẻ.
Cấm không được tư giao với đàn bà con gái trị hạt để đừng treo gương xấu cho nhân dân.
Cấm quan lại hồi hưu không được lui tới cửa công để thỉnh thác cầu cạnh.
Ngoài ra nhiều điều trừng trị các quan hối lộ và nịch chức, nếu thi hành cho nghiêm mật cũng có thể tránh được những tệ tham quan ô lại làm cực khổ nhân dân


Thái tử Đảng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thái tử Đảng (chữ Hán: 太子黨) là một danh xưng không chính thức mang ý nghĩa châm biếm, dùng để chỉ tầng lớp con cháu của các quan chức cao cấp nổi bật và có ảnh hưởng ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bằng một cách không chính thức, tầng lớp này thường được hưởng nhiều đặc ân của nhà nước. Do đó, tầng lớp con cháu này có nhiều cơ hội để được quy hoạch để làm lãnh đạo trong tương lai, dù hình thức bên ngoài vẫn biểu hiện bởi các nguyên tắc dân chủ như thông qua bầu cử; hoặc tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, tích lũy khối lượng tài sản khổng lồ mà những người dân thường không thể nào có được.

Từ nguyên

Trong lịch sử Trung Quốc, thuật ngữ Thái tử Đảng thường được dùng để chỉ tập hợp các thế lực chính trị tập trung xung quanh hạt nhân là người kế vị Hoàng đế trong tương lai, thường là Thái tử, để hình thành một bè phái chính trị trong triều đình. Như vào đời Đường Cao Tổ, Thái tử Lý Kiến Thành cấu kết với Tề vương Lý Nguyên Cát để hình thành một bè phái chính trị nhằm loại trừ ảnh hưởng của Tần vương Lý Thế Dân. Hoặc vào đời Thanh Khang Hy, nhằm nắm chắc thế lực kế vị, Thái tử Dận Nhưng đã liên kết với nhiều thân vương, văn thần võ tướng để hình thành một thế lực chính trị lớn trong triều đình.
Đầu thế kỷ 20, thuật ngữ này được dùng nhóm chính trị gia tập hợp xung quanh hạt nhân là Viên Khắc Định, con trai của Viên Thế Khải, Tổng thống Trung Hoa Dân quốc (về sau tự xưng Hoàng đế). Về sau, nó được dùng mô tả nhóm con cháu thuộc tứ đại gia tộc Tưởng - Tống - Khổng - Trần (Tưởng Giới Thạch - Tống Gia Thụ - Khổng Tường Hy - Trần Lạp Phu), nhờ thế lực của các trưởng bối mà thăng tiến nhanh trong chính trị và quân sự. Sau khi chính phủ Quốc dân Đảng mất quyền kiểm soát ở đại lục, tại Đài Loan, thuật ngữ Thái tử Đảng được dùng để chỉ nhóm nhóm chính trị gia tập hợp xung quanh Tưởng Kinh Quốc, người được xem là chắc chắn kế vị cha mình là Tưởng Giới Thạch.
Hiện tại, thuật ngữ Thái tử Đảng thỉnh thoảng vẫn được dùng tại Đài Loan để chỉ trường hợp cha con cùng nằm chức vụ trong chính quyền như cha con Tổng thống Trung Hoa Dân quốc Mã Anh Cửu - Mã Hạc Lăng, Thị trưởng Đài Bắc Hác Long Bân - Hác Bách Thôn, Huyện trưởng Đào Viên Ngô Chí Dương - Ngô Bá Hùng...
Hạt giống đỏ là những cá nhân trẻ tuổi được quy hoạch trước sẽ làm lãnh đạo trong hệ thống Đảng Cộng sản tại các nước Cộng sản như Việt Nam, Trung Quốc. Tại Trung Quốc, Hạt giống đỏ (tiếng Anh: "great red hope") dùng để chỉ con cháu các (cựu) lãnh đạo của Trung Quốc, được hưởng các đặc ân của nhà nước và được quy hoạch để làm lãnh đạo trong tương lai. Khái niệm này khác với khái niệm "các thế hệ lãnh đạo" của Trung Quốc, khi mà trước kia việc quy hoạch lãnh đạo dựa vào quá trình đấu tranh cách mạng, còn hiện nay "hạt giống đỏ" chủ yếu là con cháu.
Vì vậy, Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay được báo chí nước ngoài gọi là "Thái tử Đảng", có nghĩa là Đảng của con cháu các cựu lãnh đạo, được quy hoạch đưa lên làm lãnh đạo. Thế hệ hạt giống đỏ nhiều người được đi học tại Mỹ và được quy hoạch sẽ đưa về làm lãnh đạo. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề về thế hệ con cháu này, đặc biệt là họ quen với giàu sang và scandal 

Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, trước kia cụm danh từ "Hạt giống Đỏ" trong chiến tranh Việt Nam đã được Hồ Chí Minh dùng để đặt tên chung cho các cháu là con em của các cán bộ Phong trào Giải phóng Miền Nam Việt Nam được đưa ra Bắc nuôi dưỡng và học tập trên miền Bắc, gọi tắt là "Học sinh miền Nam".[cần dẫn nguồn]
Việc giành đặc ân cho các "hạt giống đỏ", đặc cách họ cho làm lãnh đạo là trái với nguyên tắc dân chủ.

Thái tử Đảng tại Trung Quốc

Tên năm sinh Chức vụ - nghề nghiệp Cha - mẹ, người đỡ đầu
Lý Bằng 1928 Tổng Lý Quốc Vụ Viện Thứ 5 (thủ tướng), Uỷ viên trưởng Nhân Đại Cha nuôi Chu Ân Lai, cố Tổng Lý, mẹ nuôi Đặng Dĩnh Siêu, cố Chủ tịch Chính Hiệp
Tập Cận Bình 1953 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Tập Trọng Huân, Uỷ viên BCT, phó ủy viên trưởng
Tăng Khánh Hồng 1939 Uỷ viên Thường vụ BCT, Bí thư ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước Tăng Sơn, nhà cách mạng, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ
Trương Đức Giang 1946 Uỷ viên Thường vụ BCT,Uỷ viên Trưởng Nhân Đại (Chủ tịch quốc hội TQ) Trương Chí Nhất, Thiếu Tướng, Phó Tư lệnh Pháo Binh Quân khu Quảng Châu
Du Chính Thanh 1945 Uỷ viên Thường vụ BCT, Chủ tịch Chính Hiệp Du kỳ Vĩ, Thị Trưởng Thiên Tân, (chồng cũ của Giang Thanh vợ Mao Trạch Đông)
Vương Kỳ Sơn 1948 Uỷ viên Thường vụ BCT, Bí thư ủy Ban Kiểm Tra TW nhạc phụ: Diêu Y Lâm, Uỷ viên Thường vụ BCT, phó thủ tướng thứ nhất
Trương Cao Lệ 1946 Uỷ viên Thường vụ BCT, Phó thủ tướng thứ nhất Nhạc Phụ: lãnh tụ Đặng Tiểu Bình
Bạc Hy Lai 1949 Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trùng Khánh, Bộ trưởng Bộ Thương Mại Bạc Nhất Ba, ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng, Phó Chủ tịch ủy ban cố vấn TW
Đặng Phương Phác 1944 Uỷ viên dự khuyết TW, Phó chủ tịch Chính Hiệp, Chủ tịch hội người Khuyết tật Đặng Tiểu Bình, Chủ Tịch Quân ủy, Chủ Tịch Chính Hiệp, Chủ tịch ủy ban cố vấn
Chu Tiểu Xuyên 1948 Phó Chủ tịch Chính Hiệp, Thống Đốc Ngân hàng nhà nước Chu Kiến Nam, Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp Mẹ họ Dương, Bộ trưởng Bộ Hóa Chất
Lưu Nguyên 1951 Thượng Tướng, Uỷ viên Quân ủy, Chính Uỷ Tổng Cục Hậu Cần Lưu Thiếu Kỳ, Phó Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước CHNDTH
Trương Hựu Hiệp 1950 Thượng Tướng, Chủ nhiệm Tổng Cục Quân Bị Thượng Tướng Trương Tông Tốn, Chủ nhiệm Tổng Cục Hậu Cần
Hồ đức Bình 1942 Phó Chủ Tịch liên hiệp Công Thương, Phó bộ trưởng bộ Thống Chiến Hồ Diệu Bang, Tổng Bí thư
Diệp Tuyển Bình 1924 Phó chủ tịch Chính hiệp, Tỉnh Trưởng quảng Đông Nguyên soái Diệp Kiếm Anh, Uỷ viên trưởng nhân đại Toàn quốc
Diệp Tuyển Ninh 1938 Uỷ viên Chính Hiệp Toàn quốc, trung tướng, cục phó cục tác chiến không quân Nguyên soái Diệp Kiếm Anh, Uỷ viên trưởng nhân đại Toàn quốc
Diệp Tuyển Liêm 1952 Thương gia Nguyên soái Diệp Kiếm Anh, Uỷ viên trưởng nhân đại Toàn quốc
Diệp Trọng hào 1983 Quận trưởng quận Cao tân - TP.Vân Phù - quảng Đông cụ nội: Diệp Kiếm Anh, ông nội: Diệp Tuyển Bình, phó chủ tịch chính hiệp
Diệp Hướng Chân (nữ)
Uỷ Viên chính hiệp toàn quốc Nguyên soái Diệp Kiếm Anh, Uỷ viên trưởng nhân đại Toàn quốc
Lý Tiểu Bằng 1959 Phó Bí thư, Tỉnh trưởng Tỉnh Sơn Tây Lý Bằng, Thủ tướng Quốc Vụ Viện, Uỷ viên Trưởng Nhân Đại Toàn Quốc
Lưu Á Châu 1952 Thượng Tướng, Chính ủy Đại học quốc phòng cha:Thiếu Tướng Lưu Kiến Đức, Nhạc phụ: Lý Tiên Niệm, ủy viên bộ chính trị, phó thủ tướng, Chủ Tịch Nước, Chủ Tịch Chính Hiệp Toàn quốc
Trương Hải Dương
Thượng Tướng, ủy viên TW đảng, Chính ủy Bộ tư lệnh pháo binh 2 Tướng Trương Trấn, Phó Chủ Tịch Quân ủy TW
Vạn quý Phi 1948 Hội trưởng hội xúc tiến thương mại quốc tế TQ Vạn Lý, ủy viên bộ chính trị, ủy viên trưởng Nhân Đại Toàn Quốc
Trần Chí Kiên
Trung Tướng Đại Tướng Trần Canh, Uỷ Viên TW Đảng, Phó tổng tham mưu Trưởng, Thứ Trưởng Bộ QP
Cơ Thăng Đức
Nhân Viên Cao Cấp cơ quan tình báo Cơ Phi Bằng, Ngoại Trưởng
Mao Tân Vũ 1970 Thiếu Tướng, Uỷ Viên Chính Hiệp Toàn Quốc Mao Trạch Đông (ông nội) , Lãnh Tụ sáng lập Đảng, nhà nước
Trần Nguyên
Chủ Tịch Ngân Hàng Phát Triển TQ Trần Vân, Phó Chủ Tịch Đảng, Chủ Tịch Uỷ Ban Cố Vấn TW
Trần Vĩ Lợi (nữ) 1942
Trần Vân, Phó Chủ Tịch Đảng, Chủ Tịch Uỷ Ban Cố Vấn TW
Hồ Mẫu Anh (nữ)
Chủ Tịch hội Trẻ em Diên An Hồ Kiều Mộc, Uỷ viên Bộ Chính Trị, ủy viên ban Bí thư, trưởng ban tuyên truyền
Quách Chính Cương 1971 Thiếu Tướng, Phó Chính Uỷ Quân Khu Triết Giang Thượng Tướng Quách Bá Hùng, Uỷ Viên Bộ Chính Trị, Phó Chủ Tịch Thứ Nhất Quân Uỷ TW
Lý Tiểu Lâm (nữ) 1962 Chủ Tịch Hội đồng quản trị kiêm phó TGĐ Tổng công ty Điện Lực TQ, CEO Tập đoàn Phát triểng năng Lượng TQ Lý Bằng, Thủ tướng Quốc Vụ Viện, Uỷ viên Trưởng Nhân Đại Toàn Quốc
Hồ hải Phong 1971 Lãnh Đạo Tập đoàn công nghệ Nuctech Hồ Cẩm Đào, Tổng Bí thư, Chủ Tịch Nước, Chủ Tịch Quân ủy
Giang miên Hằng 1951 Lãnh Đạo công ty Shanghai Aliance Giang Trạch Dân, Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Chủ Tịch Quân ủy
Ôn Vân Tùng
Giám đốc điều hành "người Khổng Lồ " viễn thông Unihub Global Networks Ôn Gia Bảo, Thủ Tướng
Chu Vân Lai 1958
Chu Dung Cơ, Thủ Tướng
Wilson Feng
quảng lý quỹ đầu tư năng lượng công nghệp mới, năng lượng hạt nhân TQ Ngô Bang Quốc (nhạc phụ) , ủy viên trưởng Nhân Đại Toàn quốc
Lý Tuệ Đích 1968 Phó chủ tịch tập đoàn China Mobile Lý Trường Xuân, ủy viên thường vụ bộ chính trị, chỉ đạo lý luận tư tưởng
Trần Tiểu Lỗ 1946 Tư vấn tập đoàn bảo hiểm An bang Nguyên soái Trần Nghị, ngoại trưởng
Từ Minh, vợ là Ôn Như Xuân
Chủ Tịch Câu lạc bộ bóng đá Đại Liên thạch Đức Ôn Gia Bảo, Thủ Tướng
Lưu Lạc Phi
Chủ Tịch quỹ đầu tư Citic Lưu Vân Sơn, ủy viên thường vụ bộ chính trị, bí thư thứ nhất
Từ Tư Ninh (nữ)
Thiếu Tá, nhân viên Tổng Cục Chính Trị Từ Tài Hậu, Uỷ viên Bộ Chính Trị, Phó Chủ Tịch Quân ủy, Chủ Nhiệm Tổng Cục Chính Trị

“Con vua thì lại làm vua…”

(Tamnhin.net) – Các “hoàng tử, công chúa” thời nay ở Trung Quốc theo học ở những trường danh giá nhất Âu-Mỹ, chẳng hề phải chạy vạy kiếm việc làm vì rất được các công ty trong và ngoài nước mến mộ.

Khi Wen Yunsong, còn được gọi với cái tên Winston Wen, trở thành chủ tịch công ty China Satellite Communications hồi tháng 2/2012,  cổ phiếu của công ty này ở Hong Kong đã tăng vọt tới 40%. Các nhà đầu tư đổ xô mua cổ phiếu của China Satellite Communications không chỉ vì Wen Yunsong là một doanh nhân có tài mà còn vì anh ta có quan hệ tuyệt vời có thể dẫn đến những hợp đồng béo bở. Wen Yunsong chính là con trai của đương kim Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao).
Trước khi  chuyển sang làn chủ tịch công ty China Satellite Communications, Winston Wen (Wen Yunsong) từng là giám đốc New Horizon Capital – một quĩ đầu tư tư nhân có hàng tỷ USD trong tài khoản.
Sự nghiệp của con cái các nhà lãnh đạo Trung Quốc tiến triển vô cùng thuận lợi. Thứ nhất vì các bậc cha mẹ có khả năng gửi họ theo học các trường đào tạo tốt nhất ở Mỹ và Châu Âu. Sinh trưởng trong các gia đình quyền quí, được đào tạo tại những trường tốt nhất, các “hoàng tử, công chúa” thời nay này có xuất phát điểm mà những người đồng lứa “chẳng thể nào có được”. Không ít người trong số họ có trong tay hộ chiếu nước ngoài hoặc “thẻ xanh” (green card) của Mỹ.
Khi ra trường, các “hoàng tử, công chúa” nói trên chẳng hề phải lo chạy vạy kiếm việc làm. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẵn sàng “trải thảm đỏ” đón họ, với hy vọng nắm được những thông tin quí báu về diễn biến trong các cơ quan hoạch định chính sách cao nhất mà còn có thể gây dựng quan hệ tối cần thiết cho công việc làm ăn với Trung Quốc lục địa.
Cách đây mấy năm, các nhà xã hội học Trung Quốc đã tiến hành một cuộc điều tra và phát hiện ra rằng 90% tỷ phú mới ở Trung Quốc là con cái các quan chức.  Gần 2.900 “hoàng tử, công chúa” này có tổng số tài sản lên tới 2.000 tỷ nhân dân tệ (gần 240 tỷ euro). Trong 3.220 triệu phú sở hữu từ 100 triệu nhân dân tệ trở lên, chỉ có 288 người không phải là con cái các quan chức lãnh đạo.
Vụ bê bối mới đây ở Trùng Khánh cũng liên quan đến rất nhiều tiền bạc. Có tin nói bà Cốc Khai Lai (Gu Kailai) – vợ của “hoàng tử” Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai bị cách chức – đã chuyển ra nước ngoài tới 1,2 tỷ USD trong nhiều năm ròng.  Bà Cốc Khai Lai – hiện đang bị giam giữ – đã thú nhận việc sát hại doanh nhân người Anh Neil Heywood. Theo tờ Daily Telegraph, người nói ra điều này là cựu phó thị trưởng và cựu giám đốc công an Trùng Khánh Vương Lập Quân. Theo ông, bà Cốc Khai Lai kể rằng bà và trợ lý giấu tên đã đầu độc Heywood bằng cyanide.
Theo điều tra của Tân Hoa Xã,  bà Cốc Khai Lai và con trai có quan hệ thân tình với doanh nhân người Anh Neil Heywood, nhưng gần đây có bất đồng lớn về tài chính. Các phương tiện truyền thông cũng phỏng đoán rằng ông Heywood có thể bị giết vì đã yêu cầu một khoản phí quá cao cho việc sự giúp Bạc Hy Lai và vợ đưa ra khỏi Trung Quốc số tiền hơn một tỷ USD bất hợp pháp.
Hiện thời, một số thân quyến của đám cán bộ tham nhũng bị phạt tù đang đòi xử lại các vụ án dưới thời cựu Bí thư thành ủy Bạc Hy Lai. Theo họ, ông Bạc Hy Lai không đủ tư cách để phạt tù các quan chức tham nhũng, khi chính ông ta và gia đình cũng đã làm giàu bất chính.
Minh Bích (theo Spiegel Online)

Suy nghĩ về Con vua rồi lại làm vua

Con sãi ở chùa lại quét lá đa
Dưa luận lại xôn xao việc con ông Lê Thanh Hải là Lê Trương Hải Hiếu (sinh năm 1981) bất ngờ được đưa lên giữ chức phó chủ tịch ủy ban nhân dân quận 1, phụ trách khối kinh tế. Quyết định này vừa được Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM công bố vào hôm 26/12/2013.

Xưa, các cụ tuyển chọn người ra làm việc nước thường qua các cách: 
Một là huân công: tức là những người có công với nước với dân thì được làm quan. Ví dụ như sau chiến thắng quân Minh, Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Xí là những công thần. Sau khi lê Lợi lên ngôi, Lê Thái Tổ đều phong cho các ông tước vị lớn.
Hai là thi cử: tức là ai thi cử đỗ đạt thì ra làm quan, ví như cụ Lê Văn Thịnh thời Lý là điển hình.
Ba là tiến cử, trường hợp của cụ Đoàn Nhữ Hài thời Trần là rõ nhất. Hoặc có thể quan cử, hoặc có thể vua thích (như cụ Lý Thường Kiệt chẳng hạn)

Và cuối cùng là tập ấm. Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam thì tập ấm (còn gọi là ấm phong) là  chế độ phong tước hiệu danh dự và ban cấp đặc quyền cho gia đình, họ hàng của các quý tộc và quan lại cao cấp thời phong kiến.
Năm 1267, nhà Trần định lệ phong ấm cho quý tộc tôn thất. Năm 1449, Lê Nhân Tông đặt lệ miễn trừ lao dịch cho những người được tập ấm. 
Năm 1471, Lê Thánh Tông ban hành quy chế về phong ấm cho các quý tộc và đại thần (từ tứ phẩm trở lên). 
Thời Lê - Trịnh, việc phong ấm quá nhiều, có phần bừa bãi, nên năm 1722, phải chấn chỉnh lại. Thời Nguyễn vẫn còn nhưng quy mô bị thu hẹp. 
Quét lá đa

Thể lệ và số đời con cháu được hưởng phong ấm thay đổi tuỳ theo cấp bậc và tuỳ theo triều đại. Một số nguyên tắc chung là họ hàng quý tộc, quan lại được phong ấm gồm cả những thế hệ trên (cha mẹ, ông bà), thế hệ ngang (vợ) và thế hệ dưới (con, cháu). Con trai trưởng được phong ấm cao hơn con thứ. Thế thứ càng xa (trước hoặc sau), cấp bậc phong ấm càng giảm dần từng bậc (từ vương xuống công, rồi hầu, bá, tử, nam). Khi không còn tước phong, thì được hưởng nhiêu ấm (miễn lao dịch, binh dịch và một số thuế).  
Trong các cách tuyển chọn người tài cho đất nước có lẽ tập ấm là bị người dân ưa nhất và cũng ghét nhất.
Thế mới có câu :
"Con vua rồi lại làm vua
Con sãi ở chùa lại quét lá đa
Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa"

Vừa để ca thán vừa để đả kích chế độ tập ấm. Nhưng các cụ cũng không thể không công nhận "Một người làm quan, cả họ được nhờ". Nói như cụ Trần Quốc Vượng là PHẢI ĐƯỢC NHỜ.

Cho nên ai cũng muốn làm quan, ai cũng mong nhà mình có người làm quan để được nhờ cậy là vậy.

Nay, thế giới đã chuyển sang thế kỷ XXI, từ phong kiến quân chủ quá độ sang Xã hội chủ nghĩa, tức là cách thời Lý thời Trần ngót nghìn năm. Trường Đại học mở ra như nấm mọc sau mưa. Nhưng cách dùng người tài thì vẫn không thoát khỏi bốn cách trên, tức là vẫn Huân công, Thi cử, Tiến cử và Tập ấm.

Vừa rồi, ông Nguyễn Thanh Nghị (con trai của đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) được bổ nhiệm là Thứ trưởng Bộ Xây dựng khi mới 35 tuổi cũng làm xôn xao dư luận. Đây là vị thứ trưởng trẻ tuổi nhất Việt Nam. 

Nhìn lại, cũng thấy có rất nhiều con các vị quan chức tiếp nối mạch của cha mình như con trai của Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh là ông Nông Đức Tuấn đang là Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang.

Con của Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh hiện là Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh - Lê Mạnh Hà.

Con của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, ông Nguyễn Chí Vịnh hiện là Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng.

Con của ông Nguyễn Văn Chi (ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên Ban bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX, X), ông Nguyễn Xuân Anh làm Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng.
....
Theo tôi việc con cái các vị quan lại nắm giữ các chức vụ quan trọng là việc bình thường và là việc tốt. Các cụ chẳng nói "Con nhà tông không giống lông thì cũng giống cánh sao". 
Bình thường bởi "Cái nước mình nó thế"- Hoàng Ngọc Hiến.
Bình thường bởi lẽ, nhiều ông nọ bà kia còn không dám khoe con mình với thiên hạ! Vì chúng quá tệ? 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét