Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 4

 -Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường".  
-Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!

-------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)


Vì sao xuất khẩu nông sản, thực phẩm của ta liên tục bị các nước trả về?

Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. (Ảnh: internet)
Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. (Ảnh: internet)
Nông nghiệp là ngành sản xuất quan trọng của Việt Nam, đóng góp 40% GPD và đảm bảo việc làm cho 70% số lao động. Thế giới biết đến ô tô của Đức, máy bay của Mỹ, sữa của Hà lan, máy ảnh của Nhật, thì Việt Nam cũng có các sản phẩm nổi tiếng như gạo, trái thanh long, bưởi năm roi, cà phê Trung Nguyên, hạt tiêu Phú Quốc… được thế giới thừa nhận. Nhưng thời gian qua, xuất khẩu nông sản, thực phẩm của ta liên tục giảm sút.
Đại Kỷ Nguyên sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng này.
Lo ngại vì xuất khẩu nông sản, thực phẩm liên tục giảm
Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 4 tháng đầu năm 2015 đạt 9,13 tỷ USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong đó, cà phê sụt giảm mạnh nhất cả về sản lượng và giá trị, khối lượng xuất khẩu cà phê 4 tháng đạt 466.000 tấn và 970 triệu USD, giảm 41% về khối lượng và 39,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Xuất khẩu gạo trong 4 tháng đầu năm cũng chỉ ước tính đạt 1,95 triệu tấn với giá trị 849 triệu USD; giảm 4,8% về khối lượng và 9,2% về giá trị.
Có những mặt hàng sụt giảm mạnh về giá như cao su. Trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su đạt 259.000 tấn, với giá trị 371 triệu USD, tăng 37,7% về khối lượng nhưng giảm 0,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Trong các mặt hàng nông sản chính, chỉ có hạt điều là vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu. Trong 4 tháng đầu năm, khối lượng hạt điều xuất khẩu đạt 85.000 tấn (tăng 14,1%) với 635 triệu USD (tăng 36,3%).
Giá trị xuất khẩu thủy sản 4 tháng đạt 1,87 tỷ USD, giảm 16,4% so với cùng kỳ năm 2014. Tuy nhiên, mức giảm trên đã được cải thiện rất nhiều so với con số giảm 20,6% trong quý I. Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19% tổng giá trị xuất khẩu. Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng ở các thị trường như Trung Quốc (tăng 17%), Thái Lan (13%), và Hà Lan (gần 11%).
Riêng về tôm, Mỹ, EU và Nhật Bản là 3 thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch, trong quý I/2015, xuất khẩu sang Mỹ đạt trên 116,3 triệu đô la Mỹ, giảm 55,8% so với cùng kỳ; sang EU đạt trên 108,5 triệu đô la Mỹ, giảm 3,1% và sang Nhật Bản đạt trên 103,7 triệu đô la Mỹ, giảm 27,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân không an toàn vệ sinh
Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những nguyên nhân rất đáng chú ý nhất. Theo tin từ Bộ Công Thương, tháng 5/2015, Bộ đã nhận được công hàm của Đại sứ quán Ả-rập Xê-út tại Hà Nội thông báo về việc một số nông sản phẩm xuất khẩu sang Ả-rập Xê-út vi phạm các quy định về tiêu chuẩn khi nhập khẩu vào thị trường này.
Các mặt hàng nhập khẩu và hình thức vi phạm cụ thể như sau:
STT Mặt hàng nhập khẩu Hình thức vi phạm
1 Gạo nhài – Không đăng ký thông tin về sản phẩm gạo như: màu sắc, độ dài, tỉ lệ tấm;- Ghi lời quảng bá không được phép như “tuyệt hảo”;- Tên của nhà nhập khẩu trên bao bì khác với tên trong chứng từ nhập khẩu;- Không ghi rõ mùa vụ;- Ghi trùng tên sản phẩm và trọng lượng tịnh;- Nhãn dán dễ bóc rời (được dán không đúng vị trí); – Không đăng ký thông tin bằng tiếng Ả-rập.
2 Gạo trắng hạt dài – Tên sản phẩm bằng nhãn dán thay vì phải in trực tiếp trên bao bì;- Tên của nhà nhập khẩu trên bao bì khác với trong chứng từ nhập khẩu;- Không ghi rõ tỉ lệ tấm.- Không đăng ký xuất xứ và trọng lượng bằng tiếng Ả-rập.
3 Gạo hạt ngắn – Tên của nhà nhập khẩu trên bao bì khác với trong chứng từ nhập khẩu;- Không ghi rõ tỉ lệ tấm;- Tên sản phẩm bằng nhãn dán thay vì phải in trực tiếp trên bao bì.
4 Hạt tiêu đen – Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép.
5 Mì ống, mì sợi trứng – Không có chứng nhận đã xử lý nhiệt đối với các sản phẩm có bột trứng.
6 Mì sợi thẳng – Không ghi trọng lượng tịnh bằng tiếng Ả-rập
7 Mì ăn liền vị bò – Không ghi rõ tên, thành phần bằng tiếng Ả-rập;- Có chứa chất béo không rõ nguồn gốc.
8 Mì ăn liền vị gà – Không ghi rõ tên, thành phần bằng tiếng Ả-rập;- Có chứa chất béo không rõ nguồn gốc.
9 Mì ăn liền vị tôm – Không ghi rõ tên, thành phần bằng tiếng Ả-rập;- Có chứa chất béo không rõ nguồn gốc.
10 Hạt điều – Có chứa vi khuẩn còn sống.
11 Tôm đông lạnh – Có chứa vi khuẩn Phipprobara Imolins
Đáng chú ý là, ngoài các nguyên nhân về tiêu chuẩn kỹ thuật thì vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép; sản phẩm chứa vi khuẩn còn sống, có chứa vi khuẩn độc hại là thuộc về quy trình nuôi trồng chưa đảm bảo an toàn ngay từ đầu.
Tôm xuất khẩu nhiễm chất cấm bị trả về hàng loạt
Tại hội nghị “Tác động của các FTAs đối với thương mại xuất nhập khẩu tôm của Việt Nam” được tổ chức tại Cần Thơ ngày 6/5, ông Nguyễn Khánh Vinh, Phó giám đốc NAFIQAD vùng 5, cho biết 3 thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản, EU đã cảnh báo và trả về 36 lô hàng chỉ trong 4 tháng đầu năm nay, bằng gần 40% so với con số 92 lô của cả năm 2014.
Bốn tháng đầu năm 2015, doanh nghiệp trong nước bị thị trường EU trả về 4 lô; Nhật Bản trả về 7 lô. Riêng đối với thị trường Mỹ trả về đến 25 lô, bằng hơn 50% số lô bị trả về trong cả năm 2014.


Tôm xuất khẩu nhiễm chất cấm bị trả về hàng loạt. (Ảnh minh họa. Nguồn baocongthuong)

Nguyên nhân số lô tôm bị cảnh báo, trả về nhiều là do việc kiểm soát lưu thông thuốc thú y; chất xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng chưa được thực hiện liên tục, chặt chẽ nên dẫn đến xảy ra tình trạng mua bán, sử dụng chất cấm, tồn dư thuốc thú y vượt mức cho phép.
Hãy sản xuất đảm bảo uy tín, an toàn vệ sinh
Trên đây chỉ là vài trường hợp rất nhỏ cho thấy vì sao xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam ngày càng mất uy tín, ngày càng giảm. Chúng ta đã phải có biết bao nhiêu cố gắng mới đưa được sản phẩm đến với thế giới. Mà nông sản, thực phẩm của Việt Nam không phải là mặt hàng độc quyền, nhiều nước có các sản phẩm tương tự, vậy nên đã bán được hàng rồi thì cần phải cố gắng hơn nữa, hết sức thận trọng trong việc bảo đảm tiêu chuẩn, đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm để giữ uy tín cho sản phẩm của Việt Nam.
Thành Long

Sản xuất nông nghiệp đang dậm chân tại chỗ

(Ảnh hoinongdan.org.vn)
(Ảnh hoinongdan.org.vn)
Là một nước nông nghiệp, có 70% dân số sống ở nông thôn, nhưng sau 30 năm mở cửa, 40 năm độc lập, 70 năm khởi nghĩa Tháng Tám, Nông nghiệp Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn như sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chưa bền vững, tính cạnh tranh của sản phẩm với khu vực và thế giới còn thấp, đời sống nông dân vẫn còn khó khăn.
Từ sau khoán 10, tăng trưởng nông nghiệp liên tục sụt giảm
Việt Nam luôn xác định nông nghiệp và nông dân có vai trò quan trọng đối với đất nước nông nghiệp, có 70% dân số làm nông nghiệp, trước đây nông nghiệp còn được coi là mặt trận hàng đầu. Nông nghiệp là lĩnh vực có nhiều đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước trong những năm qua. Khi kinh tế suy thoái, nông nghiệp trở thành bệ đỡ cho tăng trưởng, là nơi nương tựa và trở về cho lao động thất nghiệp…
Nhưng mấy chục năm nhìn lại, nông nghiệp, nông dân đang còn có nhiều thiệt thòi và ngày càng thấy đã thua thiệt, sẽ còn thua thiệt, với nhiều tổn thương hơn. Nông nghiệp đã dần suy giảm, hết động lực, năng suất và hiệu quả rất thấp, tiêu thụ sản phẩm ngày một khó. Đời sống nông dân vẫn còn khó khăn, nhiều nơi không có điện; hầu hết là không có nước sạch; đời sống văn hóa tinh thần chưa được cải thiện; y tế, giáo dục chưa được đáp ứng.
Tính từ khi thực hiện “đổi mới” và thực hiện khoán 10 năm 1988 đến nay, có thể chia sự phát triển nông nghiệp thành các giai đoạn sau:
  • Thời kỳ thực hiện khoán 10, từ 1988-2000: Sức lao động, đất đai, cơ chế thị trường được cởi mở, thoát khỏi trói buộc của cơ chế hợp tác xã nên nông nghiệp đã khởi sắc mạnh mẽ. Từ chỗ thiếu đói, phải nhập khẩu lương thực, dân phải ăn hạt mỳ, hạt bo bo, ngô khoai sắn, đến đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thời kỳ này ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất, đạt bình quân 4,5%/năm, nhưng sau đó tốc độ tăng trưởng nông nghiệp diễn biến theo chiều hướng giảm dần.
  • Thời kỳ 2001-2005: Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp giảm còn 3,8%/năm, do các lợi thế của khoán 10 không còn, cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp gay gắt ngay tại nội địa với các nước láng giêng như Trung Quốc, Thái Lan.
  • Thời kỳ 2006 – 2010: Tăng trưởng ngành nông nghiệp lại tiếp tục giảm xuống 3,34%/năm và từ năm 2011 đến 2014, tăng trưởng của ngành giảm còn 3,3%/năm”.
Lợi thế so sánh của nông nghiệp giảm thấp


(Ảnh Internet)
(Ảnh Internet)

Đến nay, các lợi thế của ngành nông nghiệp, thủy sản Việt nam gần như không còn, những vựa lúa gạo, tôm cá của Đồng bằng Sông Cửu Long không còn hấp dẫn, vì giá thành sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam rất cao, mà năng suất lao động thấp.
Năm 2014, năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng một phần mười tám của Singapore, một phần sáu của Malaysia, một phần ba của Thái Lan và Trung Quốc.
Tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản ở mức cao; chất lượng nguồn lao động thấp, cơ cấu đào tạo thiếu hợp lý; máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu; doanh nghiệp áp dụng công nghệ thấp và trung bình chiếm phần lớn, trình độ tổ chức quản lý còn yếu, cùng với hiệu quả sử dụng các nguồn lực thấp là những nguyên nhân làm cho năng suất lao động của nước ta đạt thấp so với các nước trong khu vực.
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong ngành nông nghiệp còn chậm, trong đó, thủy sản đang đi xuống, chăn nuôi chưa trở thành ngành chính, lâm nghiệp tăng trưởng chậm. Chủ yếu vẫn là kinh tế hộ gia đình, chỉ có 1% doanh nghiệp Việt Nam trong ngành nông nghiệp.
Cần thay đổi tư duy sản xuất theo nhu cầu thị trường
Để đưa sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững, có thể cạnh tranh với khu vực, thế giới thì cần nhiều thay đổi, sản xuất những sản phẩm thị trường cần, sản xuất các mặt hàng có lợi thế theo từng vùng, từng tỉnh. Trong sản xuất cần phải liên kết theo chuỗi từ giống, quy trình nuôi trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm, cần tạo ra những sản phẩm mới chất lượng cao, liên kết nông hộ với các doanh nghiệp, gắn sản xuất tiêu thụ với chế biến và xuất khẩu.
Nhà nước, doanh nghiệp và nhà khoa học cần chung tay với nhà nông để cứu vãn nền nông nghiệp, có vậy mới đảm bảo tốt cho cuộc sống của 50 triệu nông dân.
Thành Long

Thu nhập nông dân Việt Nam chỉ hơn Campuchia

(Ảnh: Khin Win/harvestheart.tumblr.com)
(Ảnh: Khin Win/harvestheart.tumblr.com)
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với trường Đại học Copenhagen vừa Hội thảo công bố báo cáo “Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam: Kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2014 tại 12 tỉnh” (VARHS 2014). Theo đó, thu nhập của nông dân rất thấp, chỉ hơn Campuchia, đói nghèo vẫn là vấn đề đáng lo ngại, nhiều hộ thậm chí còn bị rất nghèo, giá trị gia tăng trên mỗi lao động không tăng suốt một thập kỷ qua.
Kinh tế hộ gia đình quá khó khăn
Những năm gần đây đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo hướng phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ, nên đóng góp của nông nghiệp vào GDP đã giảm đi một cách đáng kể, từ 46% năm 1998 xuống chỉ còn 18,1% năm 2014.
Năng suất lao động trong nông nghiệp cũng thấp đi so với lao động trong các khu vực khác. 70% dân số sống ở nông thôn hiện nay là nhóm đối tượng gặp nhiều khó khăn nhất, ngay trong cuộc sống hàng ngày.
Kinh tế hộ nông dân phần lớn vẫn sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa có sự kết nối với các chủ thể kinh tế khác, dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, bấp bênh.
Năm 2014, hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 47,9% trong tổng số các hoạt động tạo thu nhập của các hộ nông dân.
Còn thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp chiếm 40,7% trong tổng thu nhập hộ. Báo cáo cũng ghi nhận, thu nhập cao nhất của hộ ở hầu hết các tỉnh được khảo sát đều thuộc về các hộ có hoạt động phi nông nghiệp với mức trung bình khoảng 61,3 triệu đồng/năm, tương đương 5,1 triệu đồng/tháng. Bình quân 5 người/hộ, thì thu nhập chỉ 1 triệu đồng/người/tháng.
Như vậy, thu nhập của nông dân ở mức thấp nhất trong xã hội, nhưng người dân sống ở nông thôn dường như lại đối mặt với nhiều rủi ro hơn, từ thiên tai, lũ lụt, hạn hán; từ các dịch bệnh đối với người và gia súc, gia cầm; từ biến động của tỷ giá gây tăng giá giống cây, vật nuôi, tăng giá phân bón, vật tư nông nghiệp; từ gánh nặng thuế phí nông nghiệp với hơn 1.000 loại phí đang tồn tại; từ việc thương lái và doanh nghiệp ép giá sản phẩm; từ tăng giá học phí và chi phí bệnh viện;… Thu nhập thấp nhưng lại quá nhiều rủi ro nhiều khiến các biện pháp đối phó với rủi ro của hộ gia đình nông thôn chủ yếu là tự dựa vào bản thân, chấp nhận cắt giảm mạnh chi tiêu hoặc đành mặc kệ không làm gì. Một gia đình bình thường có thể sống được, nhưng rủi ro có người mắc bệnh thì không có chi phí để trang trải tiền viện phí được.
Nền nông nghiệp Việt Nam lâu nay chủ yếu vẫn dựa vào kinh tế hộ gia đình, song kinh tế hộ bộc lộ nhiều hạn chế và dường như đã “tới hạn”.
Nông nghiệp mang tính nhỏ lẻ, manh mún
Theo nhận định của PGS-TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, sự phát triển của ngành nông nghiệp thời gian qua chủ yếu mang tính quảng canh, lấy sản lượng, năng suất là chính mà coi nhẹ chất lượng, hiệu quả kinh tế và giá trị gia tăng do đó sản xuất không bền vững, rủi ro cao.
Sản xuất mang tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, thiếu thông tin thị trường và các tính toán khoa học, mang tầm chiến lược nên nhiều hộ gia đình chỉ quẩn quanh được với câu chuyện làm sao lo đủ ăn, đủ mặc mà không còn thời gian và tích lũy nguồn lực để vươn lên làm giàu.
Báo cáo VARHS 2014 phần về thương mại hóa cũng chỉ ra, chỉ có khoảng 33% tổng giá trị sản phẩm trồng trọt của các hộ là được bán hoặc trao đổi ra bên ngoài (phần còn lại phục vụ nhu cầu của gia đình). Trong đó, các hộ có quy mô trồng trọt nhỏ nhất chỉ bán ra khoảng 11,2% giá trị sản lượng của họ. Như vậy, câu hỏi đặt ra là phải chăng nông nghiệp Việt Nam vẫn là tự cấp tự túc, chứ chưa phải là sản xuất hàng hóa.
Vì vậy cần có những nghiên cứu, đề xuất chính sách thúc đẩy phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp trong các vùng nông nghiệp, tạo môi trường cho kinh tế hộ nông dân tham gia vào chuỗi giá trị.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, nền nông nghiệp nước ta hiện chưa gắn được với những ngành khác, đặc biệt là công nghiệp để hình thành một hệ thống nhằm bổ sung, tương trợ lẫn nhau. Số lượng DN lớn đóng vai trò dẫn dắt trong quá trình hội nhập và gắn kết này còn khá ít ỏi. Bởi vậy, chính sách để thu hút DN, bao gồm cả các DN lớn vào nông nghiệp, nông thôn, cần được coi là một ưu tiên và là bước đột phá trong thời gian tới.
Chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Ngô Trí Long cho biết: “GDP thấp do năng suất, hiệu quả và trình độ lao động đều thấp. Bức tranh kinh tế khu vực nông thôn đang rất ảm đạm, chưa đạt mục tiêu đặt ra, chưa xứng với tiềm năng vì vậy người nông dân rất khổ”. “Tụt hậu không còn nguy cơ mà nó đang hiện hữu. Đáng báo động!”.
Chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Huỳnh Thế Du (giảng viên chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright) cho rằng: “Tỉ lệ người đang làm việc trong nông nghiệp rất đông nhưng các chính sách của nhà nước chưa đến được với họ hoặc chưa phù hợp tình hình thực tế. Tỉ lệ lao động có kĩ năng nhưng thất nghiệp vẫn còn cao là vấn đề trục trặc lớn của nền kinh tế”.
Sản phẩm nông nghiệp đắt, khó cạnh tranh
Thị trường đầu ra là vấn đề cực kỳ quan trọng và nan giải trong sản xuất nông nghiệp ở nông thôn nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để làm. Chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn.
Thực tế, các hộ nông dân chủ yếu buôn bán với thương lái, không có nhiều hình thức ký kết hợp đồng thu mua dài hạn nên rất dễ bị ép giá. Đây cũng là lý do vì sao cảnh được mùa mất giá vẫn thường xuyên tái diễn.
Thực tế, hiện tại đang có hàng loạt sản phẩm nông nghiệp bị ép giá như: quả thanh long bán tại vườn chỉ còn 3.000 đ/kg, bán ở Hà nội 10.000 đ/kg; muối 400 đ/kg-một gánh muối mới bằng 1 bát phở; khoai lang tím 1.000 đ/kg, cà phê, gạo, chanh, ớt…cũng đều bị ép giảm giá.
Nhưng vấn đề đáng lo ngại hơn là câu chuyện giá thành sản phẩm của nông nghiệp Việt Nam đang bị đắt, cả trong nước và quốc tế. Đó là chuyện gà công nghiệp Mỹ 20.000 đ/kg, gà công nghiệp Việt 35.000 đ/kg; đó là chuyện Bò Úc húc chết Bò Việt trên thị trường nội địa; đó là chuyện rau, củ, quả, nông sản của Trung quốc và của các nước khác đang tràn ngập thị trường nội địa. Do giá thành đắt, nên sản phẩm của nông dân thật sự khó tiêu thụ ngay cả ở thị trường nội địa. Đồng thời giá thành sản phẩm cao, khó cạnh tranh là một nguyên nhân làm cho xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam liên tục giảm sút trong suốt 8 tháng qua.
Làm thế nào để sản xuất nông nghiệp bớt nhỏ lẻ, manh mún, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành để nâng cao sức cạnh tranh ở thị trường trong nước và quốc tế, từ đó để nông hộ có thu nhập hơn, nông dân đỡ khổ? Đây là một bài toán khó đòi hỏi cả nhà nước, doanh nghiệp cùng hỗ trợ nông dân vượt qua.
Thành Tâm

Nông dân còn rất nghèo, có cần phải có Tháp truyền hình cao nhất thế giới?

Tháp Tokyo Skytree hiện là tháp truyền hình cao nhất thế giới với 634 m (Ảnh: nld.com.vn)
Tháp Tokyo Skytree hiện là tháp truyền hình cao nhất thế giới với 634 m (Ảnh: nld.com.vn)
Theo tin từ cổng thông tin Chính phủ, ngày 3/3, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp cho ý kiến về chủ trương nghiên cứu hợp tác đầu tư Dự án Tháp Truyền hình Việt Nam.
Văn bản trên nêu rõ, Tháp Truyền hình Việt Nam có vai trò quan trọng trong quy hoạch phát triển của Thủ đô Hà Nội, thực hiện từ nguồn kinh phí xã hội hóa và được áp dụng chính sách ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật.
Đài Truyền hình Việt Nam chỉ đạo đơn vị tư vấn dự án khẩn trương xây dựng dự án tiền khả thi, trong đó cần làm rõ phương án huy động vốn, thời gian thu hồi vốn, hiệu quả của dự án và những nội dung liên quan khác.
Thủ tướng đồng ý cho Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) lập công ty cổ phần để tham gia đầu tư Dự án Tháp Truyền hình Việt Nam, sau khi đã làm rõ hiệu quả của dự án. Đài Truyền hình Việt Nam lựa chọn thêm đối tác là doanh nghiệp tư nhân có năng lực về tài chính và kinh doanh góp vốn tham gia công ty cổ phần để khai thác kinh doanh dịch vụ khi dự án đi vào hoạt động.
Dự kiến, Tháp Truyền hình Việt Nam sẽ được xây dựng trên khu đất diện tích hơn 14 ha tại khu trung tâm đô thị Tây Hồ Tây.
Dự án Tháp Truyền hình có tầm cỡ quốc tế và thuộc vào loại cao nhất trên thế giới, có tính chất đặc thù, vì thế, trong quá trình chuẩn bị cũng như thực hiện đầu tư cần có cơ chế đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định về vốn đầu tư, hình thức giao đất và phương thức chọn nhà thầu nhằm đạt được hiệu quả tối ưu của dự án.
Trước đó, tháng 8-2014, tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản), đại diện VTV đã ký hợp đồng chọn nhà thầu tư vấn thiết kế – Công ty Nikken Sekkei của Nhật Bản làm đơn vị thực hiện gói thầu “Lập dự án đầu tư” xây dựng Tháp Truyền hình Việt Nam. Theo nội dung bản thỏa thuận, VTV chọn Công ty Nikken Sekkei của Nhật Bản làm đơn vị thực hiện gói thầu “Lập dự án đầu tư” xây dựng Tháp Truyền hình Việt Nam.
Công ty Nikken Sekkei là một trong những công ty thiết kế xây dựng lớn nhất Nhật Bản với hầu hết công trình nổi tiếng nhất tại đất nước này, trong đó có việc thiết kế và giám sát Công trình xây dựng Tháp Tokyo Skytree cao 634 m. Kiến trúc sư trưởng của công ty, ông Shigeru Yoshino bày tỏ mong muốn xây dựng tại Hà Nội một công trình kiến thúc có tầm cỡ tương đương Tháp Tokyo Skytree, đồng thời làm nổi bật các nét văn hóa Việt Nam.
Được biết, hiện tháp truyền hình cao nhất thế giới là Tháp Tokyo Skytree tọa lạc ở phía đông thủ đô Tokyo (Nhật Bản) đã chính thức mở cửa đón khách tham quan từ tháng 5- 2012. Tháp Tokyo Skytree được khởi công xây dựng từ tháng 7-2008, với tổng vống đầu tư khoảng 65 tỉ yên Nhật (806 triệu USD) và hoàn thành vào cuối tháng 2-2012.
Với chiều cao 634m, Tháp Tokyo Skytree đã được sách kỷ lục Guinness thế giới công nhận là tòa tháp cao nhất hiện nay, cao hơn 34 m so với Tháp Canton ở Quảng Châu (Trung Quốc) cao 600 m. Một trong những mục đích chính của Tháp Tokyo Skytree là tòa tháp truyền hình và đài phát thanh phát sóng. Tháp phát sóng hiện tại ở Tokyo – Tháp Tokyo cao 333m không còn đủ cao để hoàn thành kỹ thuật số phủ sóng phát thanh truyền hình mặt đất bởi vì nó được bao quanh bởi nhiều tòa nhà cao tầng.Bên cạnh đó, Nhật Bản là một cường quốc với nền kinh tế thứ 3 trên thế giới, GDP hàng năm hơn 5.200 tỷ, gấp 28 lần GDP Việt Nam, thì việc họ xây Tháp Tokyo Skytree đã được sách kỷ lục Guinness thế giới công nhận là tòa tháp cao nhất hiện nay là một chuyện bình thường.
Còn với một nước như Việt Nam, với GDP bình quân đầu người thuộc diện thấp trên thế giới cũng định xây tháp cao nhất thế giới thì lại là chuyện không bình thường. Cho dù có một phần vốn xã hội hóa đi nữa cũng là chuyện chạy đua theo trào lưu xây trụ sở hoành tráng. Đây là thực sự là một quan ngại trong khi dư nợ công của Việt Nam đang ngày một tăng cao, đến nay, bình quân nợ công 1.224 USD/người (mời xem bài Phần 1 Nhức nhối vấn đề nợ công và bài Đầu tư công lãng phí, trụ sở nhiều tỉnh to như cung điện).
Rút kinh nghiệm từ việc Dự án tòa tháp PVN Tower cao nhất Việt Nam bị cắt ngọn, đổi chủ, nên chăng Đài Truyền hình Việt Nam cần phải xem xét cẩn trọng trước khi đầu tư.
Thành Tâm

Nỗi khổ của nông dân ở Can Lộc bị lạm thu quá nhiều

Ông Nguyễn Huy Lan, thôn Thượng Triều, xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh bật khóc nói với PV những khoản thu quá nặng và phi lý của chính quyền. (Ảnh: NongNghiep.vn)
Ông Nguyễn Huy Lan, thôn Thượng Triều, xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh bật khóc nói với PV những khoản thu quá nặng và phi lý của chính quyền. (Ảnh: NongNghiep.vn)
Theo báo Nông Nghiệp, các khoản lạm thu quá nhiều đối với nông dân ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), các khoản đóng góp xây dựng nặng nề, các loại quỹ biến tướng từ tên gọi này sang tên gọi khác, làm cho nông nghèo đã rất khổ, nay lại càng khổ hơn.
UBND huyện Can lộc cho rằng, hàng năm, đều có báo cáo dự toán, kết quả thu, chi ngân sách trình phòng Tài chính Kế hoạch thẩm định và UBND huyện phê duyệt. Từ đó, việc thực hiện thu, chi ở các xã đều đã được cấp trên đồng ý thì dưới cơ sở mới dám làm.
Việc thu chi ở cấp xã thế nào?
Theo báo cáo của UBND xã Vĩnh Lộc, đến 30/6/2015, xã nợ các ngân hàng tổng số tiền 25,043 tỷ đồng. Nếu chia đều cho 3.150 khẩu thì mức bình quân mỗi khẩu đang nợ 7,9 triệu đồng. Đó là chưa kể các khoản nợ vay nóng của người dân không thông qua kênh vốn ngân hàng.
Xã Vĩnh Lộc hiện có 11,6% hộ nghèo = 117 hộ và 12% hộ cận nghèo = 121 hộ. Khó khăn còn nhiều, vậy mà ở Vĩnh Lộc, nông dân đang phải đóng góp các khoản trả các công trình xây dựng như trụ sở UBND, trường học, nhà văn hóa… Để có nguồn trả các khoản nợ này, xã đang vận động người dân đóng góp, kể cả hộ nghèo, cận nghèo đều phải góp.
Cũng có nhiều xã ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tiến hành thu hàng tỷ đồng của người dân để xây trụ sở như vậy. Trong khi đó, kinh phí xây trụ sở do 100% vốn Nhà nước đầu tư được quy định cụ thể trong Quyết định 695/QĐ – TTg ngày 8/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài việc thu theo khẩu, cộng với thu theo đầu sào để có 850 triệu đồng/năm trả nợ xây dựng trụ sở, UBND xã Gia Hanh (Can Lộc) còn nhiều khoản thu mà các cơ quan chức năng cần làm rõ đúng sai. Theo báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách năm 2014, dự toán năm 2015 của UBND xã Gia Hanh trình HĐND xã tại kỳ họp đầu năm nay:
  1. Thu đóng góp xây dựng hội trường UBND xã: Thu theo khẩu: 5.945 khẩu x 100.000 khẩu/năm = 594 triệu đồng. Thu theo diện tích: 8.500 sào x 30.000 đồng/sào = 255 triệu đồng.
  2. Thu sửa chữa kênh mương: 7.180 sào x 10.000đ/sào = 71,8 triệu đồng
  3. Thu quỹ sửa chữa giao thông: 5.945 khẩu x 10.000đ/khẩu = 59,45 triệu đồng.
  4. Thu quỹ quản lý: Thu theo khẩu: 5.945 khẩu x 15.000 đồng/khẩu = 89,1 triệu đồng. Thu theo diện tích: 8.500 sào x 15.000 đồng/sào = 127,5 triệu đồng.
  5. Thu quỹ văn hóa: 5.945 khẩu x 10.000 đồng/sào = 59,45 triệu đồng.
  6. Thu quỹ đất dự phòng: 6 triệu đồng.
  7. Thu quỹ phát triển sản xuất: 8.500 sào x 10.000 đ/sào = 85 triệu đồng.
  8. Thu quỹ tiêm phòng: 890 hộ x 30.000 đồng/hộ = 26,7 triệu đồng.
  9. Quỹ an ninh quốc phòng: 1.050 hộ x 40.000đ/hộ = 42 triệu đồng.
  10. Quỹ đền ơn đáp nghĩa: 3.500 lao động x 2kg x 5.500đ/kg = 38,5 triệu đồng.
  11. Quỹ phòng chống thiên tai: 3.500 lao động x 1kg x 5.500đ/kg = 19,25 triệu đồng.
  12. Quỹ bảo trợ trẻ em: 3.500 lao động x 2kg x 5.500đ/kg = 38,5 triệu đồng.
  13. Quỹ khuyến học: 3.500 lao động x 1kg x 5.500đ/kg = 19,25 triệu đồng.
Tương tự ở xã Vĩnh Lộc, ngoài việc huy động hơn 1,2 tỷ đồng của người dân để xây trụ sở, từ 2011 – 2014, UBND xã tiến hành thu các loại quỹ với tên gọi là Quỹ Khuyến nông 13kg/sào (có năm ghi là Quỹ Phát triển sản xuất), Quỹ Hành chính 13 kg/sào (có năm ghi là Quỹ Phụ cấp cán bộ). Năm 2015, xuất hiện tên mới là Quỹ Văn hóa xã hội với mức thu 50.000 đồng/khẩu. Tại kỳ họp thứ 10 HĐND xã khóa XVIII vừa kết thúc, nhiều đại biểu đã lên tiếng về những khoản thu này, trong đó có những khoản thu theo đầu sào là trái với quy định.
Gia đình anh Phạm Đức Oanh là một hộ nghèo ở thôn Thượng Triều. Từ năm 2012 đến 2014, các nhân khẩu trong hộ phải đóng nộp tổng cộng 3.570.000 đồng tiền xây dựng trụ sở UBND xã. Vừa thoát được năm ngoái thì năm nay, trong phương án thu của xã, gia đình anh Oanh phải đóng 500.000 đồng xây dựng nhà văn hóa, 400.000 đồng Quỹ Văn hóa xã hội…

Nhìn vào tập phương án thu của những gia đình nông dân nơi này trong vòng 6-7 năm qua, có quá nhiều vô lý, các khoản đóng góp xây dựng nặng nề, các loại quỹ biến tướng từ tên gọi này sang tên gọi khác.

Quỹ Văn hóa xã hội là thứ quỹ gì mà mỗi người dân trong xã phải bỏ ra 50.000 đồng để đóng? Ông Phạm Đức Hướng – Chủ tịch UBND xã phân tích: “Quỹ Văn hóa xã hội thực ra là quỹ phụ cấp cho những người không chuyên trách”. Theo điều tra của PV, loại quỹ này, những năm trước, nhiều xã ở huyện Can Lộc sử dụng tên gọi Quỹ Hành chính. Sau khi có một số văn bản chỉ đạo về việc ban hành loại quỹ này có vấn đề, các xã lập tức chuyển thành các tên gọi khác nhau, nhưng về bản chất, khoản thu này nhằm mục đích trả công “cán bộ”.
Trong các báo cáo quyết toán thu chi ngân sách hàng năm của UBND xã Vĩnh Lộc, tổng sản lượng Quỹ Hành chính và Quỹ Phục vụ sản xuất lên đến 40 tấn/năm, song thực tế chi phí cho trả phụ cấp và “công ngoại” hết từ 19 – 20 tấn/năm. Việc không sử dụng hết số thóc thu được UBND xã chuyển sang chi vào những mục đích khác đã không có báo cáo rõ ràng với HĐND nên kỳ họp vừa rồi, rất nhiều đại biểu chất vấn Chủ tịch UBND xã đề nghị làm rõ.
Chưa thực hiện quy chế dân chủ
Tìm hiểu về các khoản thu, về quy chế dân chủ ở các thôn, theo như lời ông Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc thì hầu hết các khoản thu đã được đưa ra bàn bạc với người dân, nhưng thực tế không phải như vậy. Bí thư Chi bộ thôn Thượng Triều, ông Nguyễn Quang Thư cũng nói rằng, khoản thu này thực chất là Quỹ Hành chính để trả công cho “cán bộ”. “Năm trước thu 13 kg/sào, sau khi được biết thu thế là sai thì xã lại chuyển sang Quỹ Văn hóa xã hội, năm nay thu 50 ngàn đồng/khẩu. Xã không đưa ra bàn theo quy định của Pháp lệnh 34 về quy chế dân chủ, tức là không xin nhân dân có cho thu hay không. Chỉ thông qua chứ không bàn cụ thể. Cả xã được khoảng 142 triệu đồng”.
Ông Nguyễn Huy Lan, một lão nông trong thôn Thượng Triều bức xúc: Các khoản thu theo quy định của Nhà nước như Quỹ ANQP, Đền ơn đáp nghĩa, Khuyến học… người dân chúng tôi chấp nhận đóng. Còn các khoản thu như Quỹ Văn hóa xã hội, đóng góp xây dựng nhà văn hóa thôn khi công trình đã đưa vào sử dụng 3 năm rồi mà dân không được biết, không được bàn chi cả thì khó hiểu.
Nhưng nếu nông dân không đóng thì khi con đi học đại học, đi xuất khẩu lao động xã họ không ký, đóng dấu hồ sơ cho, muốn vay ngân hàng cũng không được vì phải nộp các loại phí cho xã trước rồi mới xin được giấy tờ từ ủy ban.
Như vậy ở các xã, huyện vùng sâu xa vẫn đang còn có những khoản thu bất hợp lý nhằm vào người dân. Chính quyền cần phải rà soát, kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên để hạn chế những bất công đối với người dân.
Thành Long
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét