Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

CÂU CHUYỆN TÂM LINH 101

(ĐC sưu tầm trên NET)

Những câu chuyện có thật về luân hồi kỳ 1: Bùi Lạc Bình, em thực sự là ai?

Nguyễn Phú Quyết Tiến (hay Bùi Lạc Bình)
Nguyễn Phú Quyết Tiến (hay Bùi Lạc Bình)
Đời người có 4 câu hỏi lớn: Ta vốn là ai? Ta từ đâu tới? Chết rồi sẽ đi về đâu? Phải chăng luật nhân quả là có thật, thiện có thiện báo, ác có ác báo? Chuyên mục văn hóa thời báo Đại Kỷ Nguyên kể lại những câu chuyện có thật, với mong muốn qua những câu chuyện nhân sinh này, mỗi người cùng suy ngẫm và có trách nhiệm hơn với cuộc sống, trân quý những ngày tháng quý giá chúng ta đang trải qua…
Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn (Hoà Bình) tồn tại câu chuyện khá ly kỳ. Một cậu bé cứ nằng nằng nhận mình là đứa trẻ đã chết cách đây hơn mười năm và đòi về ở với bố mẹ người đã chết. Sau khi đưa ra nhiều “bằng chứng” chứng tỏ mình là cháu bé đã chết, cháu bé đã được nhận về nuôi như một sự sống lại của linh hồn đã chết trước đó. 

Nguyễn Phú Quyết Tiến (hay Bùi Lạc Bình) cũng đùa nghịch bình thường như bao đứa trẻ khác
Nguyễn Phú Quyết Tiến (hay Bùi Lạc Bình) cũng đùa nghịch bình thường như bao đứa trẻ khác

Anh Tân và chị Thuận đều là cán bộ công tác tại thị trấn Vụ Bản. Anh chị kết hôn năm 1987 đến năm 1992 chị Thuận sinh cháu trai đặt tên là Nguyễn Phú Quyết Tiến, Tiến khỏe mạnh bụ bẫm và lớn lên trong sự vui mừng khôn tả. Tai họa ấp đến trong một lần ra sông chơi, Tiến chẳng may chết đuối, khi ấy cháu 5 tuổi. Lúc này chị Thuận cũng không thể sinh thêm con vì lý do sức khỏe.
Kiếp luân hồi và cậu bé tái sinh?
Con mất, vợ chồng anh Tân suy sụp. anh Tân cũng nghỉ việc, ra làm tự do. Vợ chồng anh Tân chị Thuận tưởng như sẽ phải sống với nhau trong sự côi cút không con thì một ngày đầu năm 2006, bỗng có một cháu bé tự khẳng định cháu chính là cháu Tiến, người đã bị chết đuối năm 1997!

Xóm Cọi, xã Yên Phú, Huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình nằm bên bờ sông Bưởi.
Xóm Cọi, xã Yên Phú, Huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình nằm bên bờ sông Bưởi.

Khi Tiến mất cháu đang là học sinh trường mầm non Hoa Hồng ở thị trấn Vụ Bản. Cô giáo dạy cháu Tiến là cô Đông và chính cô Đông là người đã phát hiện ra cháu Tiến đã “tái sinh” ở cháu Bình con anh Hoan, chị Dự, người trong bản. Cháu Bình sinh ngày 06/10/ 2002. Lần đầu tiên cô Đông thấy cháu Bình có những biểu hiện rất lạ, cô hỏi chuyện, cháu nói: “ Cháu không muốn học ở đây, cháu muốn được học ở trường của cháu”. Cô Đông hỏi lại, “thế trường cháu ở đâu?”Trường Hoa Hồng ở ngoài thị trấn”, cháu Bình trả lời.
Sao lại là trường Hoa Hồng, làm sao cháu biết trường đó?”, cô Đông thắc mắc. “Nhà cháu ở ngoài đó, nhà cháu gần nhà ông Lai”. Nghe Bình nói đến đây cô Đông sởn hết cả tóc gáy. Cạnh nhà ông Lai là nhà anh Tân và lẽ nào…Thời gian tiếp theo cô Đông âm thầm tìm hiểu và biết thêm. Một lần chị Dự mẹ cháu Bình đánh cháu vì cháu nghịch bẩn hết áo quần. Rơm rớm nước mắt thằng bé bảo: “Mẹ đừng đánh con, bẩn áo quần thì mẹ đưa con về nhà con để con lấy”. Cho rằng lời trẻ con nói nên chị Dự không để ý. Những lần khác chị Dự có đánh Bình lại bảo “Con đã chết một lần rồi, mẹ đừng đánh con lại chết lần nữa đấy”. Sau mỗi lần bị mắng là cháu lại đòi được “về nhà”.

Chị Bùi Thị Dự, mẹ cháu Bùi Lạc Bình, bên cạnh ảnh Bình khi vừa tròn 3 tháng tuổi.
Chị Bùi Thị Dự, mẹ cháu Bùi Lạc Bình, bên cạnh ảnh Bình khi vừa tròn 3 tháng tuổi.

Một lần cháu Bình đòi chị đưa về nhà, điên tiết chị Dự bảo “thích thì ngồi lên xe tao chở đi”. Bình ngồi sau xe bảo mẹ chở ra thị trấn, từ chợ thị trấn Bình bảo mẹ chở đến cuối sân vận động và rẽ vào phố Hữu Nghị. Đến số nhà 25, chính là nhà anh Tân, Bình xuống xe nói với mẹ “nhà con đây”. Tuy nhiên nhà đóng cửa, chị Dự lại chở Bình về. Một lần nữa, chị Dự đi chợ thi trấn và cho Bình đi cùng và đến chợ Bình lại nằng nặc đòi mẹ “đưa về nhà con”, hai mẹ con lại đến trước nhà anh Tân sau khi thấy cửa đóng then cài mẹ con lại ra về.
Mặc dù Bình nói vậy nhưng chưa bao giờ chị Dự để ý gì vì nghĩ Bình chỉ là một đứa trẻ mới 4 tuổi. Câu chuyện thực sự “nóng” từ ngày cô Đông phát hiện ra những biểu hiện lạ ở Bình cùng với lời chị Dự kể cô Đông mới hoài nghi thực sự. Cô Đông đem chuyện kể lại với những giáo viên trong trường, trong đó có cô Phương. Là người quen biết với chị Thuận nên cô Phương đã lập tức kể lại câu chuyện ly kỳ này cho chị Thuận nghe: “Cô vào trong xóm Cọi xem sao nghe nói thằng Tiến nó “lộn” về vào cháu Bình đang học ở trường trong đó”. Cũng chẳng dám tin, chị đem chuyện kể lại với chồng, anh Tân lập tức giục vợ phải vào xem sao. Trước đây, khi cháu Tiến mới mất có một bà xem bói người Mường nói với anh rằng: “Anh đừng buồn, cháu Tiến linh thiêng lắm rồi sẽ quay về với anh thôi”. Lần khác anh đi xem bói tận Hoà Bình ông thầy cũng nói điều tương tự. Là người không tin lắm chuyện bói toán nên lúc đó anh chỉ nghĩ rằng người ta động viên mình. Thế nhưng lúc nghe vợ kể lại câu chuyện Tiến lộn về trong xóm Cọi anh Tân cũng bán tín bán nghi và phân vân liệu lời thầy bói năm xưa có chăng lại là sự thật. Anh đã quyết định phải một lần đi tìm hiểu xem sao.
Hành trình tìm lại người con đã mất

Anh Tân và cậu con nuôi Bùi Lạc Bình- Nguyễn Phú Quyết Tiến.
Anh Tân và cậu con nuôi Bùi Lạc Bình- Nguyễn Phú Quyết Tiến.

Một ngày sau anh Tân đã cùng với chị Thuận tìm đến xóm Cọi, tìm đến nhà vợ chồng Hoan Dự. Vốn chưa biết nhau nhưng khi đến nhà anh Tân cứ làm như đã quen biết gia đình từ lâu lắm. Không nhận ra ai nhưng chị Dự, anh Hoan cũng không dám hỏi vì nhỡ đâu người quen lâu rồi mình không nhận ra nếu hỏi lại…vô duyên. Sau mấy câu hỏi thăm anh Tân bắt đầu hỏi đến cháu bé: “Thằng bé Bình đâu nhỉ bác ngắm tý xem lớn đến đâu rồi”. Chị Dự cho biết cháu đang đi chơi cùng chúng bạn, một lát sau chị Dự cũng gọi cháu về để anh Tân gặp mặt. Về đến nhà thằng bé cứ lấm lét nấp sau cảnh cửa. Anh Tân buông lời: “Có nhớ bác không, bác mua nhiều bi cho cháu đây này”“Biết rồi, lúc nãy thấy hai người đi đầu làng biết rồi”. Nghe thằng bé nói vậy anh Tân phát hoảng. Sao nó lại biết mình vào đây cơ chứ.
Sau vài câu chuyện hai bên trở nên thân tình anh Tân ngỏ ý muốn đưa cháu Bình về nhà chơi, anh Hoan chị Dự đồng ý. Riêng thằng bé nghe nói được đi là leo tót lên xe và chiều ngay hôm đó anh Tân đưa cháu Bình về nhà mình. Trên đường về, để thử thằng bé, anh Tân dừng xe trước một ngôi nhà cao tầng bảo cháu, nhà bác đấy cháu vào đi. Lập tức Bình bảo, đây không phải, nhà ở dưới kia cơ. Đi qua rất nhiều đường trong thị trấn, anh Tân không đi theo đường chính vì muốn thử thằng bé. Ngạc nhiên là Bình cứ chỉ rành rọt và cho đến ngôi nhà anh Tân thì mới thôi.
Vừa mở cửa nhà, Bình lập tức xuống xe và chạy tót vào trong và mở tủ bới đồ đạc. Chị Dự đi cùng đã định ngăn lại vì sợ vợ chồng anh Tân đánh giá con mình thiếu giáo dục nhưng anh Tân đã ngăn lại. Mặc cho cháu Bình tìm kiếm. Anh Tân hỏi thế cháu đang tìm gì. “Tìm cái máy bay và cần cẩu”. Nghe Bình nói anh Tân giật mình vì đây là hai món đồ chơi anh đã mua cho cháu Tiến trước đây. Đến lúc cháu qua đời anh mới mang vứt đi. “Bác cất đi rồi để lúc nào bác tìm lại cho cháu”, anh nói với cháu Bình. Sau bữa cơm anh Tân bảo cháu ra xe để chở hai mẹ con về nhưng thằng bé bảo, nhà ở đây, không về đâu. Nói rồi Bình chạy vào nhà leo lên giường:
– Đây là giường con, chỗ con nằm ở đây.
– Thế cháu hay nằm thế nào?
– Con nằm thế này này. Nói rồi Bình nằm sấp xuống giường.
Nhìn cái dáng Bình nằm y như Tiến năm xưa vợ chồng anh Tân lặng người, chị Thuận chỉ còn biết úp mặt vào lưng chồng khóc sụt sùi bởi thằng bé có những cử chỉ giống con mình năm xưa quá. Trước sự tha thiết của thằng bé đêm hôm đó chị Dự đã miễn cưỡng cho con ở lại với gia đình anh Tân. Biết chuyện thằng bé, đêm hôm đó hàng xóm láng giếng kéo đến chật kín nhà. Ai cũng thử Bình bằng những câu hỏi để xem nó kể lại chuyện ngày xưa có chính xác không.
Về ở hẳn với bố mẹ kiếp trước?

Chị Thuận, Tiến – Bình, anh Tân và bác ruột Bùi Văn Tuấn.
Chị Thuận, Tiến – Bình, anh Tân và bác ruột Bùi Văn Tuấn.

Đêm đầu tiên Bình ở với anh Tân chị Thuận, anh chị đã hỏi cháu rất nhiều chuyện. Hỏi chuyện… con chết thế nào, tại sao lại về trong xóm Cọi. Bình bảo: “Con cũng đã quay về nhà nhưng đến cái cống đầu ngõ có một người to lớn cứ chặn con lại rồi đuổi đi nên không vào được nhà.” Một hôm đang ở dưới chân cầu Vụ Bản, nơi Tiến chết đuối gặp vợ chồng anh Hoan đi chợ về và… Tiến theo về Xóm Cọi, “lộn” vào Bình.
Cũng đêm đó, anh Tân giả vờ gọi lớn Tiến ơi, lập tức ở trong nhà Bình dạ và còn hỏi lại: “Bố gọi gì con?”. Chỉ vào chị Thuận hỏi đây có phải là mẹ con không, cháu cũng trả lời phải. Những lời nói, những hành động rất giống Tiến đã làm cho anh Tân chị Thuận nghĩ rằng Bình chính là do Tiến “lộn” về. “Việc cháu gọi chúng tôi cũng hoàn toàn tự nhiên chẳng ai bảo với cháu cả”, anh Tân nhớ lại.
Đưa cháu Bình trả về với bố mẹ đẻ của cháu anh Tân vẫn canh cánh trong lòng. Nghĩ đến chuyện thằng bè khóc lóc khi phải bắt về anh lại thương nó vô cùng, từ ngày nó đến với gia đình anh cứ nghĩ nó chính là Tiến. Thế nhưng, nó là con nhà người ta, mình nói ra không chỉ vợ chồng Hoan Dự mà cả thị trấn này sẽ nói là muốn cướp con người ta nên dựng chuyện. Bao nhiêu suy nghĩ cứ giằng xé trong con người anh Tân.
Về phần nhà chị Dự, mặc dù con cứ nằng nặc đòi ở với anh Tân chị Thuận nhưng đó là điều không thể. Anh chị lấy nhau cũng sáu năm mới có được cháu Bình, chị cũng không thể sinh được con nữa. Nhà anh Tân lại giàu có, nếu cho cháu về ở dư luận lại cho rằng mình bịa chuyện chỉ vì hám tiền.
Ba ngày hôm sau, vì nhớ thằng bé anh Tân lại vào xóm Cọi thăm cháu. Vừa thấy anh Tân, Bình đã nhảy tót vào lòng anh như người thân thiết từ lâu lắm. Mặc cho bố mẹ, bà nội vẫn đang ngồi bên cạnh. Điều ngạc nhiên là chính Bà Thỉn bà nội cháu bé nói với anh Tân: “Từ ngày thằng Bình bắt đầu bi bô tập nói tôi đã biết nó không phải người Mường mà là người Kinh. Nó nói tiếng Kinh rành rọt, điều mà chưa một đứa bé người Mường nào giống thế”. Chính Bình cũng đã có lần nói với mẹ: “Con là người Kinh, con không phải người Mường. Mẹ không đưa con về con sẽ chết”. Bà Thỉn đưa Bình đi học cháu khóc và nói: “Cháu không học trường này đâu, cháu học trường gần nhà cháu cơ, trường ở ngoài thị trấn”.
Một thời gian sau đó Bình liên tục đòi bố mẹ “đưa về nhà con” và doạ “không đưa về con sẽ chết”. Một lần Bình ốm nặng, anh Hoan chị Dự đã rất lo lắng, sợ điều thằng bé nói sẽ linh, nó sẽ chết thật. Dù được mỗi mình cháu nhưng không còn cách nào khác, cuối năm 2006 anh chị đã đồng ý cho Bình về ở hẳn với nhà anh Tân, chị Thuận. Từ ngày về với “nhà của con” Bình chơi vui vẻ và không còn bệnh tình gì nữa.

Anh Tân chỉ nơi cậu con trai duy nhất Nguyễn Phú Quyết Tiến đã ngã xuống sông Bưởi.
Anh Tân chỉ nơi cậu con trai duy nhất Nguyễn Phú Quyết Tiến đã ngã xuống sông Bưởi.

Sau khi Bình về ở với anh Tân chị Thuận, cả hai gia đình đã làm thủ tục cho nhận con nuôi. Bình được chuyển về trường mầm non Hoa Hồng nơi Tiến ngay xưa học và tiếp tục đi học. Kể từ ngày về ở với bố Tân, mẹ Thuận, Bình cũng được đổi thành tên Tiến và mang họ Nguyễn Phú Quyết Tiến, tên họ trùng với cháu Tiến con anh Tân đã chết đuối cách đây hơn 10 năm.
Chị Thuận bảo, thời gian cháu Bình về ở với vợ chồng chị, câu chuyện này đã trở thành đề tài bàn tán xôn xao. Không chỉ ở thị trấn Vụ Bản, cả tỉnh Hoà Bình đi đâu cũng nghe nói về chuyện “lộn con” có một không hai này.
Câu chuyện đi vào trang sách
Trong cuốn sách phật giáo Hương Hiếu Hạnh xuất bản năm 2007, câu chuyện về “con lộn” Tiến-Bình đã được đưa vào sách với nhan đề “Một trường hợp tái sinh ở Vụ Bản”. Cuốn sách không đưa ra sự phủ nhận hay khẳng định mà chỉ ghi nhận đó là trường hợp người thật việc thật đang hiện diện tại Vụ Bản. Và câu chuyện kỳ lạ nay cũng đã đến tai những người nghiên cứu về tâm linh. Anh Tân cho biết, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, Trung tâm tiềm năng con người đã nhiều lần điện thoại gặp anh chị để xin được tìm hiểu nhưng anh Tân từ chối. Anh Tân không muốn sự việc lại trở nên phức tạp thêm cho cháu nhỏ.

Trưởng bản Bùi Văn Tỉnh và anh Bùi Văn Hoan, bố đẻ bé Bùi Lạc Bình.
Trưởng bản Bùi Văn Tỉnh và anh Bùi Văn Hoan, bố đẻ bé Bùi Lạc Bình.

Bây giờ mỗi tuần anh Tân lại đưa Tiến-Bình về ở với mẹ đẻ của mình một lần. Dù Tiến chẳng muốn về nhưng anh Tân buộc phải làm như vậy bởi anh muốn cháu luôn biết rằng chị Dự mới là người sinh thành ra cháu. Anh Tân luôn khẳng định, Tiến giờ hoàn toàn bình thường như các bạn cùng trang lứa. Chuyện của cháu ở Vụ Bản ai cũng biết, anh cũng chẳng có ý định dấu giếm điều gì. Giờ đây mọi người đều đã quen với sự hiện diện của Tiến-Bình tại nhà anh Tân, chị Dự.

Lại ngẫm, nếu đúng quả thực có luân hồi, thì một kiếp nhân sinh như mộng thoảng, duyên nối duyên, đời tiếp đời, luân hồi chuyển thế rốt cuộc vì điều gì?

Tỉnh Mộng
Luân hồi chuyển thế mấy nghìn năm
Đến đến đi đi tại cớ gì?
Công danh lợi lộc nào giữ mãi
Thế đạo hưng suy định bởi trời
Sinh mệnh vốn là tiên thiên thượng
Thành bại trong đời mây khói bay
Thị phi vốn là ân oán trước
Đắc Pháp tỉnh mộng về cố hương
Tác giả: Minh Tịnh
Hà Phương (tổng hợp theo Tin Đa Chiều, Lý Học Phương Đông và Thể Thao Văn Hóa)

Những câu chuyện có thật về luân hồi kỳ 2: Đôi tình nhân buộc tay nhau tự vẫn tại Núi Cấm được tái sinh bên nhau?

Đúng ngày 15/4/1997 (âm lịch), có một đôi tình nhân trên đỉnh Bồ Hong trên núi Cấm đã "cột tay” nhau rồi cùng gieo mình xuống vực sâu.
Đúng ngày 15/4/1997 (âm lịch), có một đôi tình nhân trên đỉnh Bồ Hong trên núi Cấm đã "cột tay” nhau rồi cùng gieo mình xuống vực sâu.
Đời người có 4 câu hỏi lớn: Ta vốn là ai? Ta từ đâu tới? Chết rồi sẽ đi về đâu? Phải chăng luật nhân quả là có thật, thiện có thiện báo, ác có ác báo? Chuyên mục văn hóa thời báo Đại Kỷ Nguyên kể lại những câu chuyện có thật, với mong muốn qua những câu chuyện nhân sinh này, mỗi người cùng suy ngẫm và có trách nhiệm hơn với cuộc sống, trân quý những ngày tháng quý giá chúng ta đang trải qua…
Thiên nhiên núi rừng mênh mông hùng vĩ của vùng Núi Cấm, xã An Hảo, Huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang được mệnh danh “Thất Sơn huyền bí”, là đỉnh nóc nhà của đồng bằng miền Tây Nam Bộ.
Đúng ngày 15/4/1997 (âm lịch), có một đôi tình nhân trên đỉnh Bồ Hong trên núi Cấm đã “cột tay” nhau rồi cùng gieo mình xuống vực sâu. Người nam tên Nguyễn Quốc Nam (tên thường gọi là Nhôm, thời điểm mất anh mới 27 tuổi) nhà ở ngọn kênh Trà Uối, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ; còn cô gái tên Phượng, quê ở Phong Điền, TP.Cần Thơ. Không môn đăng hộ đối, tình yêu của họ bị ngăn cản…

Vồ Ông Bướm: (hay Ông Vôi) là khu vực núi cao 480 m, thuộc Núi Cấm, An Giang. Hai em bé song sinh Đ. và Kh. con anh Liên lớn lên ở đây.
Vồ Ông Bướm: (hay Ông Vôi) là khu vực núi cao 480 m, thuộc Núi Cấm, An Giang. Hai em bé song sinh Đ. và Kh. con anh Liên lớn lên ở đây.

Anh Nguyễn Văn Sơn (tên thường gọi là Liên, nhà ở khu vực Vồ Ông Bướm trên núi Cấm chính là người cha của đôi song sinh 1 trai- 1gái được biết là do đôi tình nhân “cột tay” nhau nhảy từ đỉnh Bồ Hong xuống vực chết chuyển sinh trong kiếp này. Anh không quên cái ngày định mệnh 15/4 Âm lịch năm 1997, khi đó vợ anh mới mang thai. Cả khu vực núi Cấm xao xác chuyện đôi tình nhân vì không môn đăng hộ đối đã cùng nhau tìm tới cái chết bằng việc cùng nhau nhảy xuống từ đỉnh núi Cấm. Lúc đem xác họ lên và an táng thì cánh tay người con gái bị mối gút dây dù, mà họ đã dùng để buộc tay nhau lại trước khi nhảy xuống, in khuyết sâu một lỗ, cô gái gãy xương, mất máu mà chết. Còn người con trai thì bị vỡ đầu ở phía sau bên phải.

Đỉnh Bồ Hong, Núi Cấm, An Giang, nơi đôi trai gái cùng nhau nhảy xuống năm nào...
Đỉnh Bồ Hong, Núi Cấm, An Giang, nơi đôi trai gái cùng nhau nhảy xuống năm nào…

Anh Liên kể lại: “Khi dẫn vợ lên đỉnh Bồ Hong ngắm cảnh, tôi chỉ cho vợ, chỗ này là nơi đôi tình nhân cột tay nhau nhảy xuống vực tự tử nè. Vợ tôi nhìn theo cánh tay tôi chỉ, rồi chợt rùng mình và bụng đau dữ dội. Tôi nghĩ do vợ mang bầu, leo dốc gây đau bụng nên tôi đưa vợ về nhà. Đến ngày 21/9/1997 (âm lịch) vợ tôi sinh tại bệnh viện huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Tôi mừng quýnh vì là con trai đầu lòng. Bác sĩ đã cắt nhau, tắm rửa cho đứa bé, thì bất ngờ xuất hiện 1 cánh tay trẻ sơ sinh khác “ló” ra… Sau khi kiểm tra, bác sĩ bảo còn một đứa nữa, là song sinh, nhưng đứa còn lại nằm ngang nên phải mổ mới bắt ra được. Đến khi mổ ra là 1 bé gái. Chính bác sĩ trước đó cũng không hề biết là vợ tôi mang song thai”, anh Liên cho biết thêm.

Nét trầm ngâm của anh Liên, cha của 2 trẻ song sinh
Nét trầm ngâm của anh Liên, cha của 2 trẻ song sinh

Theo anh Liên, lúc vợ anh mới sinh, bác sĩ đã kêu vợ chồng anh lại chỉ cho những đặc điểm kì lạ trên cơ thể các con. Trên cánh tay của bé gái có một dấu vết hằn khuyết trên da (như bị một sợi dây cột siết) và có nốt “ruồi son” to tướng, mà nhìn kĩ thì giống như một cục máu bầm hơn. Còn bé trai thì đầu bị móp ở phía sau bên phải và có 1 nốt ruồi đen ngay chỗ móp. Anh Liên nói: “Lúc đó, bác sĩ trong bệnh viện đã nói nửa đùa nửa thật là “hai đứa nhỏ này giống như đôi tình nhân cột tay nhau tự tử quá”. Tôi cố tình phớt lờ cho qua. Sau đó về nhà, mấy lần đưa 2 đứa nhỏ đi trạm y tế xã tiêm ngừa, cán bộ y tế cũng nói như vậy, tôi vẫn không tin. Cho đến một ngày…”.
Những điều kì lạ hay sự trùng hợp ngẫu nhiên?
Ban đầu anh Liên nhất quyết không tin. Bởi theo anh, khi anh Nhôm và chị Phượng cột tay nhau nhảy xuống núi thì vợ anh đã mang bầu gần 3 tháng. Làm gì có chuyện chuyển kiếp đầu thai… “cấp tốc” như vậy.

Di ảnh anh Nguyễn Quốc Nam lúc 27 tuổi, ngay trước khi ra đi
Di ảnh anh Nguyễn Quốc Nam lúc 27 tuổi, ngay trước khi ra đi

Cuộc sống của gia đình nhỏ với 2 đứa trẻ sinh đôi cứ thế êm đềm trôi qua, mặc cho những lời xì xầm, to nhỏ của bàn dân thiên hạ. Anh Liên đặt tên cho bé trai là Nguyễn Văn Đ. và bé gái là Nguyễn Thị Kh. Cho đến 1 ngày, có một cặp vợ chồng già gần 60 tuổi tìm đến nhà anh Liên. “Sau một lúc, họ mới giới thiệu, đó chính là cha mẹ ruột của anh Nhôm – chàng trai đã cột tay cùng người yêu nhảy xuống vực sâu từ trên đỉnh Bồ Hong. Họ nói, chính anh Nhôm sau khi chết đã về báo mộng, bảo là anh đã chuyển kiếp đầu thai vào gia đình trên núi Cấm và kêu ba mẹ lên tìm. Gặp thằng bé, người đàn ông vỗ tay là thằng Đ. chạy lại ôm vai bá cổ ông như thân quen lắm”, anh Liên nói.
Theo lời bà Lê Thị Hoa, mẹ ruột của anh Nhôm, năm đó, Nhôm gặp một cô gái tên Phượng quê ở Phong Điền, TP. Cần Thơ, rồi cả 2 nảy sinh tình cảm lúc nào không hay biết. “Con Phượng thương thằng Nhôm dữ lắm. Nó nói thằng Nhôm không cưới nó sẽ tự tử chết. Con gái nhà khá giả, nhiều người dạm hỏi mà con nhỏ quyết không chịu, cứ đòi lấy thằng Nhôm. Thấy vậy, gia đình tôi cũng lặn lội xuống tận Phong Điền để hỏi cưới. Nhưng phía gia đình nhà gái làm khó dễ, đòi phải đi đủ lễ thách cưới. Trong khi nhà tôi lại nghèo, nên tôi thôi không dám trèo cao”, bà Hoa gạt lệ kể.

Con Phượng thương thằng Nhôm dữ lắm. Con gái nhà khá giả, nhiều người dạm hỏi mà con nhỏ quyết không chịu, cứ đòi lấy thằng Nhôm...(Hình minh họa)
Con Phượng thương thằng Nhôm dữ lắm. Con gái nhà khá giả, nhiều người dạm hỏi mà con nhỏ quyết không chịu, cứ đòi lấy thằng Nhôm…(Hình minh họa)

Sau đó, Nhôm tìm lên núi Cấm để làm chốn ẩn tu. Ba anh là Nguyễn Văn Chiến bệnh nặng nên Nhôm về nhà thăm. Còn phần chị Phượng, phía gia đình nhà gái mạo một bức thư, giả như Nhôm gửi, với nội dung đại loại là Nhôm không thèm cưới Phượng, với những lời lẽ chê trách nặng nề. Sau khi đọc bức thư, Phượng buồn bã bỏ xứ ra đi một thời gian. Nhưng mối tình đầu trong tim cô gái trẻ cứ thổn thức nên cô quyết quay về tìm gặp người yêu lần cuối. Sau khi Nhôm giải thích rõ ràng không hề viết bức thư nào cho Phượng, thì Phượng đã hiểu ra mọi việc và nhất quyết đòi theo Nhôm đến tận chân trời góc biển. Rồi một ngày, Nhôm gửi lại cho dì Hai một bức thư nhưng căn dặn, khi nghe “tin” của con, dì Hai mới được đọc. “Nó đi ngày 12/4/1997 âm lịch thì 3 ngày sau, hay tin nó cột tay cùng người yêu nhảy núi”, anh Nguyễn Văn Lem, anh ruột Nhôm kể rõ.
Báo mộng cho gia đình về việc chuyển sinh thành cặp song sinh vào nhà anh Liên ở Vồ Ông Bướm, núi Cấm
Nhận được hung tin, ông Nguyễn Văn Chiến – ba của Nhôm, lên núi Cấm nhận xác con trai, nhưng gia đình nhà gái tuyệt tình không đến nhận. Thấy đôi trẻ yêu nhau không trọn vẹn, thì thôi để họ về chung dưới suối vàng, ông Chiến quyết định xin chính quyền xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang được chôn xác Nhôm và Phượng ở khu đất nghĩa địa dưới chân núi Bà Đội Ôm. Hai chiếc quan tài được chôn chung một huyệt.
Sau khi chết, Nhôm đã về báo mộng cho gia đình biết đã cùng với người yêu chuyển kiếp đầu thai thành cặp sinh đôi 1 trai – 1 gái.
Chính tay ba tôi liệm, chôn cất hai đứa nó, nên ổng nhớ rõ đặc điểm cả hai lúc mất. Bởi vậy, khi nhìn thấy cặp sinh đôi 1 trai – 1 gái là thằng Đ. và con Kh. (con của anh Liên mà anh Nhôm chỉ nhà), ba tôi nhận ra những dấu hiệu lạ thường. Và ông tin rằng 2 đứa bé đó chính là do con trai và người yêu nó “đầu thai” chuyển thế”, anh Lem nói thêm.
Cậu bé 2 lần đòi về “nhà cũ”
Anh Liên nói có rất nhiều sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa anh Nhôm và bé trai Đ. nên anh cũng hoang mang, tin con mình là do chàng trai kia đầu thai, dù hoàn toàn chẳng muốn tin.
Anh Liên kể : “Lúc thằng bé Đ. độ 5 tuổi, tự nhiên nó đòi về thăm nhà. Tôi nói nhà con ở đây mà thăm gì nữa, thì nó bảo về thăm nhà “lớn”, thăm ba mẹ “lớn”. Tôi thử chở nó về, lần đầu tiên 2 cha con đi tới chỗ lạ, nhưng nó dẫn đường tôi chạy tới nhà nằm tít trong ngọn 1 con rạnh nhỏ ngoằn ngoèo hun hút. Tới nhà nó, nó vô buồng nằm suốt như là nhà của nó vậy. Hồi năm ngoái, sau 15 năm kể từ ngày Nhôm mất, tự nhiên thằng Đ. kêu tôi chở về nhà ba mẹ “lớn” để lấy bức thư nó viết hồi trước. Đúng là về dưới ấy vẫn còn một bức thư tuyệt mệnh của anh Nhôm để lại, nó đem về trên này nó giữ tới bây giờ.

Cậu bé Nhôm
Cậu bé Nhôm

Lá thư để lại là lời hẹn ước tái sum vầy?
Bé Đ mang bức thư trở về núi Cấm, cất giữ cẩn thận như 1 báu vật. Bức thư tuy có nhiều lỗi chính tả (do anh Nhôm chỉ học tới lớp 6) nhưng lời lẽ, ý tứ trong thư thì sâu sắc. Phần lớn bức thư được viết theo thể thơ, mà theo gia đình thì anh Nhôm đọc nhiều kinh Phật nên sau đó cứ “xuất khẩu thành thơ”. Bức thư đề ngày 5/4/1997 (âm lịch), viết trên 4 mặt giấy carô đã sờn cũ.
Nhôm kể về những việc chưa làm được, điều còn bận tâm và xin lỗi người thân vì sự ra đi của mình. Tuy nhiên, ở đoạn cuối thư, Nhôm viết:
“… Tôi đã đa mang một nỗi sầu
Bây giờ mượn bút viết vài câu
Tuổi xuân tan tác thời hoa mộng
Buồn đời thổn thức suốt canh thâu
Canh thâu tôi thức để làm chi
Một lòng nhất quyết phải ra đi
Bỏ lại sau lưng bao kỷ niệm
Đêm tàn canh vắng lệ hoen mi
Hoen mi vì dạ cứ ưu phiền
Tâm thần xao xác mãi tợ điên
Chỉ có một điều tôi muốn nói
Điểm lại bây giờ đã thập niên
Thập niên tôi thệ ở cao sơn
Bình sanh tủi nhục tử còn hơn
Có ai hiểu được lòng tôi đấy
Bây giờ độc bước thấy cô đơn
Cô đơn không phải vì sắc hoa
Nhìn đời quá khốn mới đi xa
Dù sanh hay tử không màng tới
Hẹn ngày nào đó sẽ hiệp gia
Hẹn ngày tái ngộ không xa”.

Hẹn ngày tái ngộ (Hình minh họa)
Hẹn ngày tái ngộ (Hình minh họa)

Anh Liên kể tiếp câu chuyện: “Lạ nữa là lúc tụi nhỏ chừng 3 tuổi, 2 đứa ngồi chơi với nhau. Tôi nghe thằng Đ. nói “nhà tao nghèo, má tao bán bánh bò”, còn cô Kh. thì nói “nhà tao giàu”…”.
Khi về tới nhà của ông Nguyễn Văn Chiến và bà Lê Thị Hoa – cha mẹ ruột của anh Nhôm, anh nhận thấy thằng Đ. có rất nhiều điểm tương đồng. Tính nết anh Nhôm rất trầm tĩnh, thằng Đ. cũng ít nói. Nhà anh Nhôm ở gần chùa, mười mấy tuổi Nhôm đã vô chùa làm công quả, đọc kinh phật, ăn chay. 6 năm nay anh Liên rời qua gần chùa Vạn Linh mở quán bán nước giải khát, quán ăn nên thằng Đ. sớm tối lên chùa cúng Phật. 3 năm nay Đ. ở hẳn trên chùa, ăn chay trường, ngày 3 buổi đọc kinh.
Có rất nhiều chuyện trùng hợp giữa thằng Nhôm và bé Đ. nên gia đình tôi tin rằng đó chính là em tôi đầu thai. Lạ nữa là, thằng bé Đ sinh ra ở núi Cấm, lúc mới 5 tuổi mà nó dẫn đường về cho ba nó (anh Liên) về đến tận nhà gặp má tôi. 10 năm sau, cái lần nó về tìm bức thư tuyệt mệnh của thằng Nhôm thì đường sá hoàn toàn thay đổi, vậy mà nó vẫn biết đường về nhà. Không phải là thằng Nhôm đầu thai thì làm sao biết đường xá mà về, làm gì biết những chuyện trong nhà và làm sao bé Đ. có tình cảm quyến luyến thân thiết với anh em tôi như vậy”, anh Lem quả quyết.

Nếu như câu chuyện là hoàn toàn thật, và trong cuộc đời quả thật có luân hồi, thì mỗi kiếp người chỉ giống như 1 ngày, kiếp sau chỉ như một ngày hôm sau ngủ dậy… Luôn giữ bình yên và thiện niệm trong tâm hồn, sống vì người khác, đó phải chăng mới là điều quý giá nhất?

“Dễ gì vật đổi sao thay
Chỉ xin giữ một chút này cõi riêng
Giữa bề bộn một cõi thiền
Lúc giông bão có bình yên náu mình”
Hà Phương Linh tổng hợp

Những câu chuyện có thật về luân hồi kỳ 4: Ông cụ đầu thai làm heo ở An Giang, “bà heo Năm Hợi” ở Sóc Trăng

(Ảnh: internet)
(Ảnh: internet)
Đời người có 4 câu hỏi lớn: Ta vốn là ai? Ta từ đâu tới? Chết rồi sẽ đi về đâu? Phải chăng luật nhân quả là có thật, thiện có thiện báo, ác có ác báo? Chuyên mục văn hóa thời báo Đại Kỷ Nguyên kể lại những câu chuyện có thật, với mong muốn qua những câu chuyện nhân sinh này, mỗi người cùng suy ngẫm và có trách nhiệm hơn với cuộc sống,  trân quý những ngày tháng quý giá chúng ta đang trải qua…
Những giấc mộng báo: đi tìm ba đi, ba khổ lắm, ba trông đợi lắm…

Con rạch nhỏ chảy qua trung tâm xã Vĩnh Chánh, thuộc huyện Thoại Sơn, An Giang
Con rạch nhỏ chảy qua trung tâm xã Vĩnh Chánh, thuộc huyện Thoại Sơn, An Giang

Câu chuyện bắt đầu từ những giấc mộng báo của vợ chồng anh Võ Thành Đẫm (tên thường gọi là Út (43 tuổi) và chị Dương Thị Chơn ở ấp Đông An, xã Vĩnh Chánh, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.)
Anh Đẫm kể, đêm đó anh nằm chiêm bao thấy cha anh báo mộng. Ông là Võ Văn Minh, đã chết cách nay 8 năm, khi 78 tuổi, do bệnh tai biến.
Trong giấc mơ đầu tiên vào đêm 21/10/2013, ba anh Đẫm hiện về, kêu: “Út ơi! Ba chết rồi, đầu thai làm heo ở xóm ngoài. Trước mũi “của ba” có 2 lằn rạch xuống, đó chính là… râu của ba. Còn ở đùi sau có 1 cái đém đen. Khi nào tới chuồng, thì ba nhảy lên mừng con”.
Sáng ra, anh Đẫm đem giấc mộng kể cho vợ nghe, thì bị vợ kêu là mê tín, không tin.
6 ngày sau, anh Đẫm lại được cha báo mộng y hệt lần trước. Anh cũng không nghĩ nhiều tới giấc mơ bởi cả ngày phải lo làm thuê kiếm sống. Nhà anh thuộc diện hộ nghèo, có 2 đứa con lại bị thiểu năng.
20 ngày sau khi cha báo mộng lần thứ 2, anh Đẫm lại tiếp tục thấy ba về báo mộng. “Ổng nói: “Sao ba báo cho con 2 lần mà con không đi tìm ba? Ba buồn, ba bỏ ăn nên bị người ta… đè ra chích thuốc”. Vài ngày sau thì ba tui về báo mộng lần cuối. Ổng nói, sao lo nhậu say xỉn hoài mà không đi tìm ba? Rồi đêm 22/11, ba tui lại về báo mộng cho bà xã tui.
Ổng nói: “Vợ thằng Út ơi! Đi tìm ba đi. Ba khổ lắm, ba trông đợi lắm!”. Nghe vậy, bà xã khuyên kêu tui đi kiếm con heo. Nhưng tui nói bà đi thì đi, tui bận đi làm mướn. Sáng hôm sau thì tui đi làm hồ và vợ tui thì âm thầm đi tìm… ‘ông già'”, anh Đẫm kể.

Anh Đẫm bên chỗ con heo được xem như cha mình nằm ngủ, có mùng, chiếu giăng cho heo ngủ đàng hoàng trong buồng nhà anh. (Ảnh: Tuổi trẻ và đời sống)
Anh Đẫm bên chỗ con heo được xem như cha mình nằm ngủ, có mùng, chiếu giăng cho heo ngủ đàng hoàng trong buồng nhà anh. (Ảnh: Tuổi trẻ và đời sống)
Cho “ba” ăn
Cho “ba” ăn

Đón “ba” về…
Sáng 23/11, vợ anh Đẫm bơi xuồng đi tới cái xóm có nhiều người nuôi heo. Khi vợ anh dò hỏi về chuồng heo như được mô tả trong giấc mơ, một người dân tại đây đã chỉ tới chuồng nuôi heo của chị Lê Mỹ Hạnh.
Trình bày xong với chủ nhà, vợ anh Đẫm liền đi ngay ra chuồng và bất ngờ thấy trong bầy có 1 con heo hình thù y như ông già tả trong giấc chiêm bao.
“Bà xã tui kể lại sự tình và hỏi mua con heo đó, thì người ta chịu bán với giá 2,5 triệu đồng. Con heo nặng chừng 30kg và là dạng heo bò, có lông màu vàng và nhiều đốm đen. Một điều hết sức lạ là khi gặp bà xã thì con heo liền mừng, nó nhảy lên đưa 2 chân trước. Rồi 2 lỗ tai nó ngoắc ngoắc. Khi đưa con heo lên xe chở về nhà thì nó ngồi êm ru như người ta ngồi xe vậy”, anh Đẫm nói.
Trình Cửu Huyền Thất Tổ rồi mới dám vào nhà…
Chừng 2 giờ sau khi con heo được chở về nhà anh Đẫm, nhiều người kéo tới xem. Khi đem heo thả trước sân thì nó không dám vô nhà. Anh Đẫm ngẫm nghĩ có lẽ là mình quên trình Cửu Huyền Thất Tổ, nên đốt nhang cúng. Cúng xong, anh ra sân nói: “Ba ơi, con trình Cửu huyền rồi, ba vô đi”. Lập tức con heo phóng lên cửa và chạy tuốt ra sau buồng.
Lúc người ta tới coi đông quá, tui nói: “Ba ơi, ra chào bà con đi”, thì ổng chạy ra ủi ủi vô giò nhiều người. Hễ tui kêu ổng đi đâu là ổng đi đó”, anh Đẫm kể lại.

Con heo bình thường hay ông cụ chuyển sinh?
Con heo bình thường hay ông cụ chuyển sinh?

Bà Phan Thị Sữa – nhà ở thị trấn Phú Hòa (huyện Thoại Sơn), nghe tin nên đến coi. Bà khẳng định chuyện anh Đẫm thả con heo ra sân nhưng con heo không chịu vào nhà. Sau khi thấy anh Đẫm cúng vái thì kêu con heo liền chạy vô nhà. Chính bà cũng lấy làm lạ về chuyện này nhưng không lý giải được.
Chăm sóc “ba”…
Anh Đẫm đinh ninh con heo chính là cha mình hóa kiếp, nên anh không dám mua cám cho ăn. Ngày mới đem heo về nhà, anh nấu cháo tàu hũ (đậu phụ) thì heo ăn chỉ 1 chén là ngưng. Mấy ngày sau, anh ngồi chơi, tiện tay thẩy bánh tây ra sân thử thì con heo chạy tới ăn ngấu nghiến.
“1 ngày “ổng” ăn hết 1kg bánh. Rồi tui pha nước trà đường cho “ổng” uống. Trong chiêm bao, ba tui kêu khi bắt ổng về thì cầu nguyện 3 ngày, rồi giết ổng đi, để ổng siêu thoát. Nhưng con heo là… cha tui nên tui đâu lỡ giết.”
Câu chuyện ly kỳ về con heo lạ lan nhanh. Dân từ các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, Cà Mau… kéo đến nhà anh Đẫm xem heo cả ngày lẫn đêm.
Vợ chồng tui nằm mộng rồi đi tìm được con heo y như vậy nên tin đó là ba tui. Cử chỉ và hành động hơi lạ, là tui kêu gì làm nấy. Khi tui giăng mùng cho heo ngủ thì cả đêm nó không ị bậy gì trong nhà”, anh Đẫm bộc bạch.
Bà Phạm Thị Cúc (68 tuổi, mẹ ruột chị Hạnh – người chủ con heo đã bán cho anh Đẫm) kể: “Con Hạnh nuôi heo nái để đẻ rồi bắt con nuôi lớn, dành bán heo thịt. Hồi đó tới giờ nó không bán heo con. Nhưng hơn 3 tháng trước, trong bầy heo 7 con vừa đẻ thì có 1 con lạ. Nó cứ hay nằm buồn buồn. Thấy vậy, con Hạnh mới sợ nó bệnh nên kêu thú y tới chích thuốc (anh Đẫm nằm mộng cũng được cha báo vụ chích thuốc này). Khi nó nặng gần 30kg thì tường của cái chuồng cao hơn 1 thước mà heo cứ phóng ra ngoài, nên con Hạnh ghét.
Con Hạnh nói, mặc kệ mầy, mầy phóng ra cho muỗi cắn chết luôn. Vậy rồi cứ tới khuya thì con Hạnh thấy nó phóng vô chuồng trở lại. Trong khi cả bầy thì 6 con kia không con nào phóng ra được.”.
Con heo sau 41 ngày không bệnh mà tự dưng “hóa”.
“Bà heo Năm Hợi” ở chùa Dơi, Sóc Trăng

Chùa Dơi, Sóc Trăng, nơi luôn có những đàn dơi đông nghịt trên cao
Chùa Dơi, Sóc Trăng, nơi luôn có những đàn dơi đông nghịt trên cao

Nhân duyên
Theo sư phó Tú Linh (chùa Mã Tộc, tức chùa Dơi, Sóc Trăng), con heo tên Năm Hợi chùa nhận vào năm 1989. Khi đó, chùa Dơi còn khá hoang vu, cây cối rậm rạp, dơi bay rợp trời, đậu dày đặc trong vườn cây cổ thụ. Trong chùa có bà cụ Khiên, là người trông nom, quét dọn chùa.
Đêm ấy, sau một ngày mệt nhọc vì quét dọn chùa, rẫy cỏ ngoài vườn, bà Khiên nằm ngủ mê mệt. Trong giấc mơ, Bồ Tát hiển linh bảo với bà rằng, ngày mai, sẽ có một nữ thí chủ đến chùa xin quy y. Bà Khiên giật mình tỉnh giấc, toàn thân toát mồ hôi. Bà trở dậy, thắp hương trên chính điện. Bà Khiên tin rằng, Bồ Tát hiển linh đã thông báo với bà một tin trọng đại.
Sáng hôm sau, bà Khiên dậy sớm hơn thường lệ. Vừa quét chùa bà vừa ngó chừng ra cổng xem có ai đến không. Ngày đó, chùa Dơi rất vắng, lại chỉ có một cổng nhỏ, nên ai ra vào bà đều kiểm soát được. Gác cửa mãi đến tận trưa mà chẳng thấy nữ thí chủ nào như lời Bồ Tát báo mộng. Nghĩ rằng giấc mộng không hiển linh nên bà Khiên tiếp tục công việc quét dọn của mình.
Bà Khiên ngỡ ngàng khi phát hiện ở phía sau chùa, trong vườn dơi, có một con heo cái rất lớn đang ngủ ngon lành. Không biết heo nhà ai xông vào chùa, làm ô uế không gian thanh tịnh, nên tức mình, bà Khiên cầm chổi đập nhẹ vào mông, đánh thức nó dậy. Tuy nhiên, bà Khiên làm đủ trò mà con heo không chịu dậy, cứ ủn ỉn, rồi rên la. Bà phải nhờ mấy du khách dùng que ngoáy vào tai, “cô nàng” mới chịu ngúc ngoắc cái đầu. Nhưng nó cứ đứng ì một chỗ, không chịu nhúc nhích.
“Nữ thí chủ” đến chùa quy y!
Một du khách bỗng hét lên: “Heo năm móng bà ơi! Heo này thiêng lắm, là cốt tinh của người đấy! Nó vào chùa là có duyên với nhà chùa rồi bà ạ”. Lúc này, bà Khiên mới nhìn xuống chân con heo ấy, hóa ra là heo năm móng thật. Khi ấy, bà mới giật mình nhớ lại giấc mộng đêm qua. Thì ra, nữ thí chủ đến chùa quy y chính là “nàng heo” này.
Bà Khiên không đuổi heo đi nữa, mà dùng nước lá tắm cho vị khách kỳ lạ này như rửa bụi trần. Nhà chùa nghe chuyện bà Khiên kể, rồi chứng kiến những biểu hiện lạ của “thí chủ mới đến cửa chùa”, cũng tin giấc mộng của bà Khiên là điềm báo của Phật. Vì thế, nhà chùa đã làm đủ các thủ tục cần thiết để nhận “cô heo” vào chùa. Bà Khiên chuẩn bị chỗ cho heo ở. Với nhà Phật, con heo cũng là một kiếp sống, nên nhà chùa đối xử với heo như mọi thành viên trong chùa. Ban ngày nó chạy rong trong khuôn viên, tối chui vào ổ ngủ và đến bữa thì được các nhà sư mang đồ ăn cho. “Thí chủ “quy y kỳ lạ đó được mọi người đặt tên là Năm Hợi.
Đàn heo… đi khất thực hóa duyên
Nghĩ rằng nhà chùa có khả năng hóa giải nghiệp chướng heo năm móng, ba giò nên người dân quanh vùng dắt những con heo này đến gửi nhà chùa nuôi. Thế là trên trời có đàn dơi, dưới đất có đàn heo ủn à ủn ỉn suốt ngày. Cũng từ ấy “cô heo” Năm Hợi trở thành “đại tỉ” của đàn heo đặc biệt tới hơn chục con. Điều đặc biệt là đàn heo không nghịch ngợm, không ủi đất, không phá hoại lung tung và rất lịch sự, không ị bậy bạ ra chùa.
Ngày nào cũng thế, bất kể nắng mưa, sáng sớm Năm Hợi dẫn đầu, “đàn em” theo sau, xếp hàng thứ tự từ lớn đến nhỏ, lục tục ra khỏi sân chùa đi… khất thực. Chúng cứ lặng lẽ đi dọc đường, qua các khu chợ, khu dân cư. Đoạn đường đàn heo đi khất thực dài hơn 3km, qua chợ Sóc Trăng, vào tận thành phố, rồi trở về chùa đúng lúc nhà chùa sắp tụng kinh.
Người dân hai bên đường thấy đàn heo đi qua thì bố thí cho đồ ăn. Có lẽ đã “quy y cửa Phật” nên chúng rất hiền, tuyệt nhiên không càn quấy, phá phách gì ngoài đường, ngoài chợ. Người dân cũng rất… tôn trọng đàn heo. Nhiều bà lão khi thấy chúng đi qua nhà mình liền mời dừng lại chơi rồi… dâng trầu và các chú ỉn thảnh thơi nhai bỏm bẻm, miệng đỏ tươi nhìn rất ngộ.
Ở chùa, đàn lợn cũng ăn theo chế độ ăn ngọ, tức là chỉ ăn uống trước 12h mỗi ngày, sau giờ đó là không ăn gì nữa. Khẩu phần ăn của chúng đơn giản như các nhà sư, khất thực được thứ gì thì ăn thứ đó. Đồ ăn chủ yếu là đồ chay. Thế nhưng chẳng hiểu sao chúng lại lớn rất nhanh. Cô “Năm Hợi” đạt kích cỡ khổng lồ nhất, nặng đến 400kg, trông lừng lững như một chú voi con. Năm Hợi ở chùa được 7 năm thì “viên tịch” vì tuổi già.
Sư phó Tú Linh của chùa Mã Tộc cho biết, cuối năm 1996, “Năm Hợi” chọn một nơi yên tĩnh ở góc vườn chùa nằm nghỉ rồi “hóa” một cách thanh thản, như thể tránh cho du khách viếng chùa khỏi trông thấy hình ảnh buồn. Chính những biểu hiện kỳ lạ này mà khi “Năm Hợi” chết, nhiều người đã đến hương khói, cúng vái và họ đều xưng hô là “cô Năm Hợi”. Sau khi “Năm Hợi”, cũng như những anh, chị heo khác ở chùa chết, cũng đều được các sư chôn cất trong nghĩa địa sau chùa. Lễ mai táng cũng đầy đủ thủ tục, như mai táng người đã khuất.
Con gái kiếp trước tự tìm đến theo lời dặn trong giấc mộng báo…
Sau khi Năm Hợi “hóa”, một ngày, có người đàn bà từ Sài Gòn tìm đến chùa, nước mắt sụt sùi bảo với các nhà sư: “Nhiều lần người mẹ quá cố của con báo mộng rằng, mẹ con đầu thai làm heo, tên là Năm Hợi, sống ở chùa Mahatup (chùa Dơi, chùa Mã Tộc). Con mong các nhà sư cho con được làm lễ cầu hồn để linh hồn mẹ con được siêu thoát”. Nhà chùa đã đồng ý để người phụ nữ này đạt được ước nguyện.
Lễ cầu siêu hoành tráng xong xuôi, thì người phụ nữ này chỉ đạo thợ xây ngôi mộ, vẽ hình một con heo béo tốt lên bia, ghi tên Năm Hợi, với cả ngày “hóa”.

Bia mộ “bà Năm Hợi và các anh em”
Bia mộ “bà Năm Hợi và các anh em”

Làm heo khổ như thế nào? Ký ức một thuở… kiếp heo của vị lão tăng
Thời Trung Hoa dân quốc, Cư sĩ Uông Hiểu Viên một hôm ra chợ, thấy vị lão Tăng đứng ngó sững vào hàng thịt rưng rưng nước mắt, cư sĩ lấy làm lạ hỏi duyên cớ. Lão Tăng đáp:
Câu chuyện rất dài xin lược thuật phần đại khái. Tôi nhớ được việc hai kiếp về trước. Đời thứ nhất, tôi là một tên đồ tể. Hơn ba mươi tuổi mãn phần, hồn bị người bắt trói đưa đi. Minh quan trách là nghiệp sát nặng, cho quỷ áp giải đến ty Chuyển luân để thọ ác báo. Lúc bị xô xuống con sông đen tối, tâm thức tôi hoảng hốt mơ màng, thoạt tiên thật nóng như lửa đốt khó nhẫn, kế đó là cảm hơi mát mẻ; tỉnh ra thì mình đã sinh làm kiếp súc vật trong chuồng heo.

Vị lão tăng hồi tưởng lại ký ức 2 kiếp trước…
Vị lão tăng hồi tưởng lại ký ức 2 kiếp trước…

Sau khi dứt sữa, thấy thức ăn không được sạch, lòng cũng biết nhàm gớm nhưng vì đói quá gan ruột cồn cào, nên bất đắc dĩ phải nhắm mắt nuốt vào. Sau lần lần thông tiếng nói của loài heo, thường cũng hỏi han nhau, trong đồng loại cũng lắm kẻ nhớ biết kiếp trước của mình, song không thể nói cho người hiểu được.
Đại để đều nhận thức mình sẽ bị giết, nên có lúc rên rỉ, đôi mắt ướt, là tỏ dấu bi sầu. Loài heo thân thể thô nặng, vào mùa hạ rất nóng khổ chỉ tìm đống bùn nằm vùi mới đỡ, song cũng không thường có được. Bởi lông thưa và cứng, nên mùa đông lại khổ vì lạnh, thân thể giá buốt, thấy loài dê chó lông nhuyễn dầy, hằng mơ ước, xem như loài thú tiên.
Đến lúc bị bắt tự biết mình không qua khỏi, nhưng sợ quá nhảy chạy càn, mong kéo hoãn mạng sống được phút nào hay phút nấy. Khi bị trói rút bốn chân khiêng đi, dây huyết đau đến tận xương. Lúc người bỏ lên xe chạy về, thân hình cùng đồng loại chồng chất đè lên nhau, máu huyết ứ đọng, gần như muốn đứt. Khi đến nhà lò, bị liệng xuống đất, gan ruột tựa hồ tan nát. Nhìn thấy dao bén chảo vạc để hai bên, lòng bắt đầu run sợ, không biết đến khi bị giết sẽ đau đớn như thế nào? Lúc thọc huyết, thân tâm sảng sốt rụng rời, thấy ánh đao chớp lên liền nhắm mắt không dám nhìn thẳng. Khi đồ tể ấn lưỡi dao vào cổ, rung lắc mạnh cho huyết chảy xuống bồn, ban đầu còn kêu la, sau chỉ rên nhỏ trong cổ họng, cho đến máu chảy đến tắt hơi, sự đau khổ thật không thể hình trạng!
Bấy giờ hoảng hốt mê ly như say như mộng, chừng tỉnh dậy thấy mình đã thành hình người. Minh quan xét thấy kiếp trước còn có nghiệp lành, nên cho chuyển sinh làm người, tức là thân đời nay đây. Vừa rồi tôi thấy loài heo bị giết thương nó đau đớn, nhớ lại kiếp trước mình đã chịu khổ độc, rồi tiếc cho người đồ tể tương lai cũng bị nỗi khổ đó, ba mối niệm giao cảm, bất giác thương tâm không biết rơi lệ từ lúc nào!
Nói xong, quay mặt bỏ đi. Lúc ấy người xung quanh nghe nói, chỉ trỏ bàn tán phân vân. Bác hàng thịt được biết câu chuyện, sanh lòng sợ hãi, từ đó về sau đổi nghề đi bán rau đậu.

Lại ngẫm, nếu như trong cuộc đời quả thật có luân hồi trầm luân, thì được thân người trong kiếp này quý giá lắm thay! Mỗi kiếp sống ngắn ngủi tựa như một ngày, đời người như giấc mộng… Luôn giữ bình yên, sống chân thật thiện lành, luôn nghĩ tới người khác và vạn vật sinh linh kia, tu tâm dưỡng đức, phải chăng đó mới là điều quý giá nhất?

Những câu chuyện có thật về luân hồi kỳ 3: Chuyện hai tiểu đồng tử xuất gia ở núi Tam Đảo

2 em nhỏ đã xuất gia ở chùa Tây Thiên, Tam Đảo. (Ảnh Đức Sơn - báo Bảo vệ Pháp Luật)
2 em nhỏ đã xuất gia ở chùa Tây Thiên, Tam Đảo. (Ảnh Đức Sơn - báo Bảo vệ Pháp Luật)
Đời người có 4 câu hỏi lớn: Ta vốn là ai? Ta từ đâu tới? Chết rồi sẽ đi về đâu? Phải chăng luật nhân quả là có thật, thiện có thiện báo, ác có ác báo? Chuyên mục văn hóa thời báo Đại Kỷ Nguyên kể lại những câu chuyện có thật, với mong muốn qua những câu chuyện nhân sinh này, mỗi người cùng suy ngẫm và có trách nhiệm hơn với cuộc sống, trân quý những ngày tháng quý giá chúng ta đang trải qua…
Hai vợ chồng tiến sĩ chấp thuận cho 2 con nhỏ xuất gia: tất cả là hai chữ “tùy duyên”!
Anh Đào Nguyên Khải, tiến sĩ, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Tam Nông, và vợ là chị Lê Thị Hải, chủ tiệm áo cưới Lưu Triều ở trung tâm thị trấn Cổ Tiết, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ sống tại một xã nghèo huyện Tam Nông với cái tên xã mộc mạc, giản dị: Hương Nộn. Điều đặc biệt là 2 anh chị bằng lòng sống một mình, để 2 đứa con sáng sủa xinh xắn được thỏa nguyện mong muốn xuất gia tu hành ở nơi đỉnh núi Tam Đảo: chùa Tây Thiên. Điều gì đã làm nên câu chuyện lạ kỳ này…?
Ở miền đất Tổ trung du Phú Thọ, 2 vợ chồng anh chị Đào Nguyên Khải và Lê Thị Hải đã trở nên khá nổi tiếng, nhưng không phải vì tri thức, học vị, sự thành đạt trong sự nghiệp, sự khá giả về kinh tế mà họ đang có, mà bởi tấm lòng nhân từ, sự giản dị, luôn sẵn lòng giúp đỡ những người khó khăn, và việc họ có 2 người con 1 trai 1 gái đẹp như tranh vẽ, thông minh học giỏi nhưng được anh chị đồng ý cho xuất gia tu hành theo nguyện ý của chúng.

Nếu như một cuộc sống sung túc, hạnh phúc, có nếp có tẻ xinh xắn ngoan ngoãn là niềm mơ ước của biết bao gia đình bình thường, thì vợ chồng anh và những đứa con lại đi theo một con đường khác, con đường mà họ gọi là: tùy duyên.

Sự giản dị khiêm nhường và niềm tin chân thành vào Phật Pháp

Hai vợ chồng với nét giản dị, hồn nhiên và an lạc - (Ảnh Đức Sơn, báo Bảo vệ Pháp Luật)
Hai vợ chồng với nét giản dị, hồn nhiên và an lạc – (Ảnh Đức Sơn, báo Bảo Vệ Pháp Luật)

Anh Khải có dáng người gầy dong dỏng, chân chất, hiền lành, trầm tính, ăn mặc giản dị khiến không ai nghĩ rằng anh đang là tiến sĩ và là giám đốc một bệnh viện đa khoa. Người vợ là chị Lê thị Hải trắng trẻo, phúc hậu, nhân từ với nụ cười an lạc dễ mến thường trực trên môi, cũng không có chút vẻ kiêu kỳ nào của một bà chủ của tiệm áo cưới trung tâm thị trấn Cổ Tiết. Ngoài công việc, tối về họ tìm thấy niềm vui trong kinh sách nhà Phật, trong thiền định, 2 đứa con đã xuất gia nên cửa nhà vắng vẻ. Người thân của họ đã quen với cảnh tụng kinh, niệm Phật, và cùng ngồi thiền của cả 2 vợ chồng trẻ mỗi đêm.
Chị Hải chia sẻ:

“Có lẽ những ai có niềm tin tâm linh trong sáng, lành mạnh bằng cái tâm thánh thiện, chí thành sẽ thấy cuộc sống có nhiều điều kỳ diệu, kỳ bí. Và càng thấy rằng Phật Pháp thực sự vô cùng màu nhiệm mà ngay cả chính khoa học cũng không lí giải nổi”.

Niềm tin tâm linh “trong sáng, lành mạnh, thánh thiện và chí thành” mà chị đã trải nghiệm là như thế nào? Phải chăng là cái tâm hướng Phật mà không chút vụ lợi, không chút truy cầu tiền bạc và truy cầu hạnh phúc thế tục cho bản thân là sự thánh thiện mà chị nói đến…?
Trải nghiệm sự kỳ diệu của Phật Pháp trước biến cố lớn trong cuộc đời
Chị Hải kể rằng ngày trước gia đình chị rất nghèo, năm chị học lớp 4, khi mẹ chị sinh em bé gặp biến cố lớn là chửa ngoài dạ con bị vỡ phải cấp cứu. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ bệnh viện chẩn đoán tình trạng của mẹ chị rất nguy kịch, bởi bị vỡ dạ con từ 9h30’ sáng mà tới tận 6h30’ chiều mới nhập viện thì nguy cơ cứu sống chỉ còn 0,1%. Nhưng gia đình chị vẫn quyết tâm “còn nước còn tát” đề nghị mổ phẫu thuật. Do còn nhỏ, chị Hải không biết làm gì khác ngoài việc ngồi ngoài và khóc.
Trong giây phút ấy chị sực nhớ tới bộ phim Tây Du ký, hình ảnh thầy trò Đường Tăng khi nào gặp hoạn nạn kêu cầu thì Quán Thế Âm Bồ Tát đều xuất hiện cứu giúp. Vậy là trong đầu chị lóe lên rằng chỉ có Bồ Tát Quán Thế Âm mới có thể cứu giúp được mẹ chị. Vậy là chị bắt đầu thiết tha cầu khẩn Bồ Tát Quán Thế Âm, thậm chí chị vừa đi chăn bò trên núi vừa khóc khẩn cầu. Chẳng biết có phải cái tâm chí thành tha thiết của chị đã cảm ứng đến chư Phật, chư Bồ Tát hay không mà ngay hôm đó, ca mổ của mẹ chị thành công tốt đẹp, chỉ chưa đầy 1 tuần sau sức khỏe của mẹ chị hoàn toàn bình phục và xuất viện trong sự ngỡ ngàng của các bác sĩ . Chị sung sướng vô cùng.
Giác ngộ từ trong tâm…
Và bắt đầu từ đó chị có niềm tin tuyệt đối vào Phật Pháp. Không có bất cứ vị cao tăng nào chỉ dẫn, cũng không hay đi lễ chùa, thậm chí nhà chị cũng không có cả bàn thờ Phật, tất cả đều là sự tự giác ngộ, hàng ngày chị chỉ nhất tâm niệm Phật. Đã không ít lần chị có ý định xuất gia đi tu, nhưng vì nghĩ thương bố mẹ không có ai chăm lúc về già, hơn nữa lại chưa gặp được vị thầy nào đủ tâm đức dìu dắt mình trên con đường tu đạo, nên chị lại thôi.
Một hôm, đi qua nhà hàng xóm chị bỗng nghe được câu thơ phát ra từ loa: “Vui trong tham dục, vui mà khổ – khổ trong tu hành, khổ mà vui – chị dừng lại nghe một cách chăm chú, Phật Pháp đã ngấm vào chị như thế…
Phát nguyện…
Dần dần trong đầu chị ước nguyện, sau này nếu mình lấy chồng sinh con, mình sẽ cho nó xuất gia đi tu.
Và rồi dường như duyên trời đã định, chị gặp được anh Đào Nguyên Khải – chàng cử nhân sinh viên y khoa Hà Nội, cũng là người rất mộ đạo Phật. Cả 2 nhanh chóng nên duyên. Hàng ngày vợ chồng anh chị thường tụng kinh, niệm Phật. Điều kỳ lạ là cả 2 đều có cùng ước nguyện sau này có con sẽ cho nó xuất gia đi tu. Và sau khi tổ chức đám cưới 1 tháng chị có bầu. Trong thời gian mang bầu, chị nằm mơ thấy một con rồng, rất lớn, nhưng nó lại nằm im, đôi mắt lim dim trông rất hiền rồi nhìn chị…
Đứa con trai kỳ lạ ra đời

Hai anh em bé Lưu Triều – Mẫn Nghi trước lúc xuất gia - (Ảnh: Đức Sơn báo Bảo vệ Pháp Luật)
Hai anh em bé Lưu Triều – Mẫn Nghi trước lúc xuất gia – (Ảnh: Đức Sơn báo Bảo Vệ Pháp Luật)

Tới tuần thứ 2 bỗng chị Hải bị nóng sốt kéo dài nhiều ngày. Người thân trong gia đình lo ngại rằng mới mang thai mà bị nóng sốt cảm cúm như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu tới bào thai, thậm chí là hỏng thai, nên khuyên chị Hải phá thai. Xong chị Hải vẫn quyết định giữ lại cái thai ấy, chị có linh cảm thai nhi không có vấn đề gì cả. Và thực tế là bào thai vẫn phát triển hoàn toàn bình thường đến thời kỳ sinh nở. Ngày sinh nở vợ chồng anh chị và hai bên gia đình họ hàng vui mừng vì đứa con đầu lòng là một quý tử rất kháu khỉnh, bụ bẫm. Chị Hải bảo: “Khi trẻ nhỏ vừa sinh lọt lòng mẹ thường mắt nhắm tịt lại vài ngày sau mới mở và thường người đỡ đẻ phải “tét” vào mông để kích thích trẻ cất tiếng khóc đầu đời.” Thế nhưng, đứa con đầu lòng của anh chị vừa ra đời đã mở mắt tròn xoe nhìn xung quanh, rồi tự cất tiếng khóc oe oe. Điều kỳ lạ là chị sinh hạ đứa con trai đầu lòng vào đúng giờ mùi, ngày mùi, tháng mùi, năm mùi. Với mong muốn con mình luôn mạnh mẽ như dòng nước lớn của biển cả bao la, nên vợ chồng anh chị đặt tên con là: Lưu Triều.
Trải nghiệm những điều kỳ lạ đầu tiên…
Sau khi sinh con, anh Khải thường xuyên đi làm vắng, chị Hải ở nhà chăm con, đồng thời mở cửa hàng chụp ảnh và kinh doanh áo cưới. Nhà chỉ có 2 mẹ con, nên mọi công việc nhà đều đến tay chị. Hàng ngày, chị để bé Lưu Triều nằm một mình trong nôi ở gần trước cửa ra vào để chạy đi chạy lại lo công việc phía sau nhà. Mỗi lần như thế chị nói với con: “Nằm ở đây ngoan, trông nhà cho mẹ nhé, để mẹ đi làm. Có khách vào thì nhớ khóc lên gọi mẹ nghe chưa!” Những tưởng chỉ là căn dặn con để lấy lệ tự động viên tâm lý mình là chính, vì con còn nhỏ xíu vài ba tháng tuổi làm sao đã hiểu và biết nghe lời người lớn được. Thế nhưng, điều lạ là đúng y như lời mẹ dặn, mỗi khi có khách vào là bé Lưu Triều lại khóc thé lên gọi mẹ.
Sau 4 tháng lại tiếp tục mang thai…
Chỉ trong vòng 4 tháng sau, chị Hải bất ngờ khi phát hiện mình lại tiếp tục mang thai đứa con thứ 2. Lần sinh hạ này là một bé gái. Cũng giống như người anh Lưu Triều, em bé gái này vừa lọt lòng mẹ cũng đã tự mở mắt và tự cất tiếng khóc chào đời. Song có điều kỳ lạ hơn là vừa sinh lọt lòng, móng chân móng tay của bé gái đã dài ngoằng  và lại sinh đúng vào giờ Dần, ngày Rằm tháng 7 Âm lịch.
Chẳng biết có phải sinh vào ngày đặc biệt hay không mà từ khi lọt lòng mẹ, bé gái này tỏ ra khác người rất thông minh, nhanh nhẹn, dễ dàng thích nghi với môi trường xung quanh, nên vợ chồng anh Khải – chị Hải chọn đặt tên cho con là “Mẫn Nghi”.
Hai anh em Lưu Triều và Mẫn Nghi lớn rất nhanh, học hành rất giỏi trở thành 2 trong số những “học sinh cưng” của các thầy cô Trường tiểu học Hương Nộn. Thế nhưng, bỗng một ngày 2 “học sinh cưng” ấy bỗng…biến mất khỏi nhà trường, khiến cô chủ nhiệm và cô hiệu trưởng rơi nước mắt đi tìm…
Xuất gia đi tu
Kể cả những buổi học sau đó cũng không thấy xuất hiện. Sự vắng mặt bất thường này khiến cô hiệu trưởng và cô chủ nhiệm nôn nóng phải liên lạc với phụ huynh để tìm hiểu. Và rồi cả nhà trường đều cảm thấy bị sốc nặng khi hay tin bé Mẫn Nghi đã xuất gia đi tu tại một ngôi chùa Tây Thiên tận trên ngọn núi cao của Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Cô chủ nhiệm đã khóc nức nở, còn cô hiệu trưởng thì một mực yêu cầu vợ chồng anh phải đón cháu về không được làm như thế. Thậm chí, cả cô chủ nhiệm và cô hiệu trưởng đã có những lần lặn lội lên tận Tây thiên để tìm gặp bé Mẫn Nghi.
Vợ chồng tiến sĩ Đào Nguyên Khải Tâm Sự: “Mình dân y khoa, vợ là dân kỹ thuật, thường xuyên lên án những gì là mê tín dị đoan, đồng bóng…. Thế nhưng, giữa mê tín và tín tâm lại hoàn toàn khác biệt, những gì thuộc về thế giới tâm linh đã và đang xảy ra đối với gia đình mình thực sự là kỳ lạ không lý giải nổi. Lúc chưa sinh con thì cả vợ lẫn chồng đều tâm nguyện sau này có con cho nó xuất gia đi tu, nhưng khi dứt ruột sinh được 2 đứa con ngoan ngoãn, thông minh, xinh đẹp mà nghĩ cảnh cả 2 con đi tu là bố là mẹ ai chẳng thấy tiếc và xót con, nên đã không ít lần vợ chồng mình thối chuyển suy nghĩ”.
Song lạ thay, khi vừa khởi lên suy nghĩ ấy thì ngay đêm ấy chị Hải nằm mơ thấy mình nhìn thấy cảnh tượng xung quanh mình rất nhiều người bị ma quỷ sát hại và trong số đó có cả chính bản thân mình. Trong lúc hoảng sợ chị Hải bỗng nghe tiếng nói từ trên không trung vọng lại là hãy trì niệm câu chú cầu Quán Thế Âm Bồ Tát. Y như lời chỉ dẫn, chị nhất tâm trì niệm thì thấy bỗng dưng chị mặc áo choàng màu vàng ma quỷ không làm gì được chị. Rồi chị gặp một vị thầy cao tăng, vị thầy bảo muốn giúp đỡ những người khổ cực kia thì hãy tìm cách cho 2 tiểu đồng tử xuất gia đi tu. Tỉnh giấc, chị Hải liền vội kể lại toàn bộ giấc mơ với chồng. Anh Khải bảo: “Giấc mơ đó như lời nhắc nhở 2 vợ chồng mình rằng tâm không được lay động với những gì mình đã phát nguyện”. “Song 2 đứa con có đi tu được hay không lại phải tùy duyên chứ không thể ép buộc được !” – chị Hải nhấn mạnh.
Duyên đã tới…
Kỳ nghỉ hè năm 2011, lần đầu tiên chị Hải đưa bé Mẫn Nghi lên chùa Tây Thiên, Tam Đảo vãn cảnh chùa. Vừa gặp các sư thầy tại đây, bé Mẫn Nghi bỗng quay sang nói với mẹ: “Con cảm thấy rất thích ngôi chùa này và muốn ở lại đây tu”. Các thầy bảo: “Đi tu xuất gia rất kham khổ và phải cắt đứt hết mọi tình thân dù là cha mẹ, con có đồng ý không?”. Không chút đắn đo Mẫn Nghi liền gật đầu. Dù luôn chuẩn bị tâm lý rằng các con mình sẽ đi tu, nhưng chị cũng không thể nghĩ rằng bé lại xuất gia đi tu một cách nhanh chóng và nhẹ nhàng như vậy, chị chỉ còn biết đồng ý. Chiều theo ý con, chị Hải kìm nén lòng để lại đứa con nhỏ thơ dại mới 6 tuổi giữa đất khách quê người hoàn toàn xa lạ, chắp tay đảnh lễ các thầy rồi lẫm lũi cất bước xuống núi. Đi được một đoạn, bỗng bé Mẫn Nghi vẫy tay gọi chị quay lại, những tưởng bé sẽ nhớ bố mẹ mà đòi về hoặc ôm lấy mẹ mà khóc nức nở, nhưng chị bỗng sửng sốt khi thấy bé ghé vào tai nói rằng: “Cô về tu tập tinh tấn nhé! mà cô về bán nhà cửa đi mà cúng dường Tam Bảo, cúng cho nhà chùa rồi đi tu. Cô vào chùa đi tu mới độ được nhiều cho chúng sinh chứ cô ở ngoài thì độ được mấy!”. Câu nói ấy khiến chị Hải không kìm nén được cảm xúc trào dâng nước mắt. Là một người mẹ hơn 30 tuổi đời, dù hiểu biết Phật pháp, nhưng mình vẫn chưa giác ngộ được tới vậy, vậy mà một đứa trẻ 6 tuổi nói được những lời triết lý đạo Phật thâm sâu như vậy, chắc hẳn con mình đã có duyên tu với Phật Pháp từ tiền kiếp.
Vì nhớ con, nên thi thoảng chị Hải lên thăm con, một lần gặp lại con tại Tây Thiên, chị lại thêm lần nữa sững người khi bé Mẫn Nghi bỗng hỏi: “Mà nhà cô Hải là ở đâu ấy nhỉ? Nhiều người hỏi nhà chùa quê ở đâu mà nhà chùa chẳng biết. Cô nói để nhà chùa còn biết nhà chùa trả lời”.
Sau khi bé Mẫn Nghi xuất gia đi tu tại ngôi chùa Tây Thiên trên ngọn núi thiêng Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cách nhà tới hơn một trăm km, dù rất nhớ thương đứa con gái nhỏ, nhưng vợ chồng tiến sĩ Đào Nguyên Khải thường kìm nén lòng mình bằng việc hàng ngày nhất tâm cầu chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ, gia trì cho con mình vững bước trên con đường tu tập.
Duyên với Tây Thiên của Lưu Triều

Tây Thiên trên đỉnh núi Tam Đảo - (Ảnh: diadiembamien.com)
Tây Thiên trên đỉnh núi Tam Đảo – (Ảnh: diadiembamien.com)

Mùa hè năm 2013, vợ chồng anh chị đưa bé Lưu Triều lên Tây Thiên thăm em gái. Sau cả chặng đường leo núi vất vả mới lên tới Tây Thiên, Lưu Triều bỗng nói với bố mẹ: “Con chưa đến chỗ nào mà thấy như chỗ này, con muốn ở lại đây không muốn về”. Biết là cả 2 đứa con mình có duyên đặc biệt với ngôi chùa này, nhưng ngặt một nỗi ở đây đa số là các ni sư nên việc tiếp nhận các tăng vào tu tập e rằng khó khăn, nên vợ chồng anh chị một mặt động viên con là quay trở về nhà tiếp tục học đợi tới khi đủ 12 tuổi thì xuất gia đi tu, một mặt anh chị liên hệ với các chùa khác, thậm chí liên hệ với cả một vị thầy tận bên Canada xem có chùa nào phù hợp tiếp nhận con trai mình vào tu tập. Nhưng bé Lưu Triều khóc một mực đòi chỉ thích tu ở Tây Thiên, cho dù tu ở đây là khắc khổ nhất, rừng núi hẻo lánh nhất trong số tất cả các ngôi chùa mà bé Lưu Triều được bố mẹ đưa đi thăm.
Dù hiếm khi được lên tới đây, nhưng với bé Lưu Triều dường như tất cả đều rất đỗi quen thuộc, một lần Lưu Triều chạy ngay tới cầm chiếc micro rồi quỳ xuống, bạch với các sư thầy một cách hồn nhiên: “Con xin được trọn đời xuất gia đi tu” trong sự ngỡ ngàng của bố mẹ và những người có mặt. Lưu Triều bảo: “Bố mẹ đã hứa năm 12 tuổi cho con đi tu, nên năm nay con đủ tuổi rồi, đến lúc con phải đi rồi, con quyết tâm đi”. Vợ chồng anh chị Khải – Hải đưa ánh mắt nhìn nhau, rồi cùng quay sang nhìn đứa con trai nhỏ bé trong nỗi niềm cảm xúc trào dâng buồn vui lẫn lộn khó diễn tả thành lời.
Bộc lộ từ rất sớm thiên tính từ bi và thấu đạt Pháp lý
Anh chị kể, từ lúc bé xíu 2 đứa con mình đã bộc lộ những điều khác thường và thể hiện có duyên sâu đậm với Phật Pháp. Với nhiều người lớn đi lễ chùa quanh năm có khi chẳng học được thuộc 1 bài khấn nôm, thế nhưng, từ khi học mẫu giáo, 2 bé đã có thể học thuộc lòng câu chú của Đức Phật Dược sư (được phiên âm từ tiếng Phạn sang Tiếng Hán rất khó đọc và khó nhớ) chỉ sau một lần được bố dạy cách đọc. Có lần 2 bé đi học, gặp một con cóc nhỏ bị chết ngang đường, 2 bé không chút đắn đo lấy ngay cây bút mẹ mới mua đào đất để…chôn cóc, rồi niệm Phật, quy y cho chú cóc nhỏ. Một lần khác, 2 bé gặp cảnh tượng một con chó đang mang bầu bị xe cán chết, bé Lưu Triều khóc thương con chó, bé Mẫn Nghi liền động viên an ủi: “Thật ra nó không phải là con chó đâu, nó chỉ đổi từ thân này sang thân khác thôi, nên Triều đừng khóc.”
Mẫn Nghi dường như đã thấu hiểu từ lâu lắm rồi sự luân hồi chuyển kiếp trên cõi đời…
Khi tới trường học, thấy các bạn bắt ve sầu để nghịch, bé Lưu Triều khuyên các bạn không nên giết hại chúng sinh, mà nên phóng sinh nó đi, các bạn cười mỉa mai trêu Lưu Triều là “thần kinh”. Lưu triều vội lao vào đánh nhau với các bạn, giành giật bằng được con ve sầu để…giải cứu nó.
Nhìn thấy những điều ở không gian khác trong lúc thiền định: vén bầu trời ra là thấy…

Ảnh minh họa: Vén bầu trời lên là nhìn thấy rất nhiều thứ...(Ảnh: shenyun.com)
Ảnh minh họa: Vén bầu trời lên là nhìn thấy rất nhiều thứ…(Ảnh: shenyun.com)

Một buổi nọ, cả nhà được nghỉ rảnh rỗi, anh Khải rủ 2 con cùng thi ngồi thiền. Điều kỳ lạ là chưa bao giờ dạy bé Mẫn Nghi ngồi thiền mà bé có thể ngồi thiền một cách thuần thục và định trụ rất lâu. Khi vừa xả thiền xong, bé liền quay sang hỏi bố: “Bố ơi vén bầu trời ra thì thấy cái gì nhỉ ?”. Anh Khải chỉ biết lắc đầu trong sự ngạc nhiên. Bé liền đáp: “Trong lúc ngồi thiền con thấy nhiều điều lắm bố ạ…!” Rồi bé kể một cách thao thao bất tuyệt những gì bé nhìn thấy trong lúc thiền định.
Trong khoa học người ta đã ghi nhận hiện tượng những người có khả năng đặc biệt, hay những người tu hành có khả năng nhìn thấy những điều mà người bình thường không nhìn thấy như Thần Phật, hào quang, hay người âm ở các cõi không gian khác v.v… Có lẽ đây là trường hợp của Mẫn Nghi.

Cả gia đình hướng Phật- (Ảnh Đức Sơn)
Cả gia đình hướng Phật- (Ảnh Đức Sơn)

Còn bé Lưu Triều thường kể với bố về những giấc mơ lạ: “Con hay mơ lắm, mà trong giấc mơ con thấy con trải qua 800 kiếp luân hồi. Trong đó, nhớ nhất là con trải qua 2 kiếp làm rắn. Kiếp thứ nhất con là 1 con rắn nhỏ chui vào gầm giường bị một con rắn to hơn cắn chết. Còn kiếp nữa con là rắn được một vị hòa thượng cúng rồi thả phóng sinh, nhưng sau đó lại bị người ta dùng tên bắn chết. Có lẽ con sợ nhất khi có kiếp con là con giun bị người ta xéo chết. Có kiếp con mải chơi quá, nên bị đọa vào địa ngục, quỷ giữ dồn đuổi đánh con, con vừa chạy vừa niệm Phật thì sau đó con được lên làm người…”.
Thấy Đức Phật đang thuyết Pháp…
Duc Phat copy
Từ khi bé Lưu Triều đủ 12 tuổi, anh chị quan sát thấy bé có nhiều biểu hiện tâm trạng lạ, có đợt thấy bé ngồi học bài mà tỏ vẻ trầm ngâm, bố lân la hỏi thì bé trả lởi: “Dạo này con cứ hay có những ý nghĩ lạ, mà cứ như là mọi việc đang hiển hiện rất thật ngay trước mắt con ấy. Con thấy con đang ở trên một ngọn núi tuyết, con là chú tiểu đi cùng với 3 vị sư bước lên những bậc thềm toàn tuyết trắng toát. Sau đó con gặp ngài Anan ( Tôn giả A Nan là một trong mười đệ tử lớn của Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni có học thức uyên thâm, trí nhớ siêu phàm. Được coi là Thị giả của Đức Phật, luôn tận tụy bên cạnh Đức Phật, chăm sóc Đức Phật và ghi nhớ tất cả những lời Phật dạy), ngài bảo con cố mà tu đi. Sau đó, con nhìn thấy một ngôi chùa rất to lớn và rất đẹp trong đó Đức Phật đang ngồi thuyết Pháp”. Lưu Triều nói với bố mẹ: “Con thấy mọi người khen nhà mình đẹp, sao mà con thấy chẳng thích ở nhà mình tí nào ấy. Con thích vào chùa tu”…

Ảnh minh họa: con đang thấy con ở trên một ngọn núi tuyết, là một chú tiểu cùng 3 vị sư.... (Ảnh: workmark.com)
Ảnh minh họa: con đang thấy con ở trên một ngọn núi tuyết, là một chú tiểu cùng 3 vị sư…. (Ảnh: workmark.com)

Những lời ngăn cản từ khắp phía và niềm tin kiên định vào Phật Pháp
Vậy là cuối cùng, vợ chồng tiến sĩ Đào Nguyên Khải đã “dâng” trọn 2 đứa con cho cửa Phật theo đúng lời phát nguyện từ trước khi mang thai và cũng là theo ý nguyện của cả 2 con. Việc làm này của vợ chồng anh khiến người thân, họ hàng, lãnh đạo chính quyền địa phương, đồng nghiệp, dân làng…ai cũng bị sốc. Không ít người ngăn cản, chỉ trích vợ chồng anh là điên, rồ, nhưng anh chị chỉ nở nụ cười an lạc. Anh chị bảo:

Đời là bể khổ, mà nỗi khổ lớn nhất là ai cũng phải chết. Cái chết luôn rình rập đến bất cứ lúc nào. Chết đi, bao của cải, danh vọng đều bỏ lại, chỉ có nghiệp tốt xấu tạo tác ở đời là mang theo. Chính cái nghiệp ấy cuốn con người vào vòng luân hồi sinh – tử… Có được kiếp người là vô cùng quý giá. Vậy nên, việc tận dụng từng giờ từng phút mà tu tập sửa mình, tẩy rửa nghiệp xấu đề giải thoát là việc quan trọng hơn cả.

***
Tỉnh Mộng
Luân hồi chuyển thế mấy nghìn năm
Đến đến đi đi tại cớ gì?
Công danh lợi lộc nào đáng mấy
Thế đạo hưng suy định bởi Trời
Sinh mệnh vốn là tiên thiên thượng
Thành bại trong đời mây khói bay
Thị phi vốn là ân oán trước
Đắc Pháp tỉnh mộng về cố hương
Tác giả: Minh Tịnh
Hà Phương Linh tổng hợp và biên soạn từ báo Bảo Vệ Pháp Luật và thienphatgiao.wordpress.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét