Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
ĐỌC SÁCH 1/k (“Trung Quốc của Mao Trạch Đông”"
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET) Sách là ngọn đuốc soi rọi chân lý, là chiếc khăn thấm đẫm máu, nước mắt và lòng nhân ái của loài người!
------------------------------------------------------------------
-Từ
ngày cách mạng vô sản nổ ra và "thành công vang dội", bao nhiêu chiến
sĩ cộng sản ưu tú lâm vào cái chết oan ức, bi kịch vì bị đồng chí mình thanh trừng, mấy
ai được sống trọn vẹn một cuộc đời trong an lành, hạnh phúc? -Hết
nạn đày đọa thanh trừng thì đến nạn thoái hóa, biến chất! Ngày nay, còn
bao nhiêu người cộng sản vẫn hoạt động quên mình vì chủ nghĩa cộng sản,
vì nhân dân phục vụ? -Danh lợi, khi hết thơm rồi thì thối quá chừng! -Ngày
xưa hình tượng người đảng viên cộng sản đẹp bao nhiêu thì ngày nay hình
tượng đó xấu xí, tầm thường, tha hóa bấy nhiêu. Tại sao? -Ôi, khai quốc công thần! Ôi, đấu tranh giai cấp! Ôi, chuyên chính vô sản! Ôi, "định hướng XHCN"!
-Bảo
vệ chủ nghĩa Marx làm gì khi nó đã quá lạc hậu rồi và bộc lộ sai lầm?
Chỉ riêng luận điểm đấu tranh giai cấp mang tính bạo lực và sắt máu,
tiêu trừ một tầng lớp xuất sinh tự nhiên của xã hội (giai cấp tư sản) để
xây dựng một xã hội phi giai cấp đầy lòng nhân ái, nghe đã phản khoa
học và trái khoáy rồi. -Im lặng trước tà ác, chính là ủng hộ cho nó. Có một câu danh ngôn của
Napoleon:“Thế giới chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của kẻ
xấu mà là vì sự im lặng của những người tốt”! -Bắt chước Putin: "Ai mãi đi theo CNCS, người đó không có trí não, ai khước từ lòng tốt của nó, người đó không có trái tim!".
Hai
ngày sau khi qua đời, Mao nằm trong Đại hội đường Nhân dân. Các bác sĩ
của ông ấy đã cố gắng xử lý xác chết bằng hóa chất trước đó. Ảnh: GEO
Epoche.1976: Mao qua đờiCay Rademacher Phan Ba dịch Mao nằm chờ chết trong mùa hè năm 1976, – và các cán bộ chóp bu
trong ĐCS chuẩn bị cho trận tranh giành quyền lực sắp tới. Khi cuối cùng
rồi thời điểm đó cũng đến, một người đàn ông chớp lấy thời cơ, người mà
trước đó vài tháng đã không có ai nghĩ đến. Trung Nam Hải là một khu phố đầy bí ẩn ở rìa phía Tây của “Cấm Thành”
trong Bắc Kinh. Trước đây, đó là khu vườn hoa của các hoàng đế, một
công viên với hai hồ nước – hồ Trung, Trung Hải, và hồ Nam, Nam Hải. Cây
thông và bách cho bóng mát, nằm cạnh hồ là những ngôi nhà lộng lẫy từ
thời của hoàng đế Càn Long với mái ngói xám và những sân trong nhiều
bóng mát: ví dụ như “nhà màn hương” hay “đại sảnh của hồ yên tịnh”. Ở
giữa đó là những công trình xây dựng hiện đại – nhà ở cho người phục vụ
hay văn phòng, trại lính, hai nhà tắm. Một bức tường màu đỏ son che chắn khu Trung Nam Hải trước những cái
nhìn tò mò. Đứng gác ở cổng là lính của đơn vị tinh nhuệ 8341, và ngay
cả trong những đường phố xung quanh đấy cũng có lực lượng an ninh trang
bị vũ khí đi tuần. Sống ở đây là người đàn ông có nhiều quyền lực nhất của Trái Đất,
thống trị gần một tỉ con người và là thần tượng cho hàng triệu người ở
khắp nơi trên thế giới: Mao Trạch Đông. Nhưng đã từ lâu, Mao không còn để ý tới nét đẹp của Trung Nam Hải
nữa. Vào cái ngày thứ tư 8 tháng 9 năm 1976 đấy, ông ấy nằm bất lực
trong “Nhà 202”, một khối nhà hiện đại bên cạnh bể tắm, không còn khả
năng tự ăn uống và nói cho rõ ràng. Đó là một ngày hè nóng nực. Mãi cho tới bây giờ, ngay trước nửa đêm,
trời mới dịu mát đi một chút. Bác sĩ riêng Lý Chí Tuy được gọi tới chỗ
Mao. Các bác sĩ trực đã tiêm cho bệnh nhân một loại thuốc hỗ trợ tuần
hoàn máu, nhưng họ không còn có thể làm ổn định nhịp tim và huyết áp của
ông ấy được nữa. Tiếng kêu rì rì của máy hô hấp vang lên trong căn phòng. Hầu như
không còn có thể nhận ra được gương mặt của Mao ở phía sau chiếc mặt nạ
thở ô xy đã bị trượt ra một chút được nữa. Quan chức cao cấp trong Đảng
đứng canh bên cạnh bác sĩ và y tá. Một người kéo riêng bác sĩ Lý ra một
bên và thì thầm: “Anh còn có thể làm gì được nữa không?” Sau khi im lặng một lúc lâu, người bác sĩ riêng trả lời yếu ớt với
“chúng tôi đã làm tất cả những gì chúng tôi có thể làm”. Dù trong bất cứ
trường hợp nào, ông ấy cũng không muốn nói ra cái từ “chết”, mặc dù ông
ấy biết rõ là Mao chỉ còn sống thêm được vài phút ít ỏi nữa thôi. Những gì sẽ xảy ra sau đó, với các bác sĩ, với các quan chức cao cấp,
với Đảng, với cả vương quốc khổng lồ, là hoàn toàn không thể biết được –
mặc dù bóng tối của cái chết đã lơ lững trên ĐCS Trung Quốc từ đầu năm:
đúng tám tháng trước đó, một người sắp chết khác của Trung Quốc đã rung
chuông báo hiệu cho “năm bước ngoặc” lịch sử của Trung Quốc. THỨ NĂM, NGÀY 8 THÁNG 1 NĂM 1976: trong một gian phòng tranh
sáng tranh tối, được trang bị sơ sài trong Bệnh viện Bắc Kinh 305 có một
người đàn ông già, mảnh khảnh nằm từ hai năm nay. Màng xám kéo qua trên
mái tóc dầy màu đen, cơ thể chỉ còn xương với da. Cuộc đấu tranh kéo
dài chống ung thư bọng đái, ung thư ruột và ung thư phổi đã chấm dứt:
Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Quốc từ 26 năm nay, đã qua đời. Chu tương ứng với hình ảnh lý tưởng của một người Trung Quốc có văn
hóa cho tới mức ở Phương Tây, người ta không bắt buộc phải cảm nhận ông
ấy là một người Cộng sản giáo điều. Ông ấy ăn nói khéo léo, có sức thu
hút, thông thái, được đào tạo ở châu Âu, chịu nhiều ảnh hưởng của tư
tưởng ở đó. Ngay đến tên của ông ấy dường như cũng phù hợp – “Ân Lai” có
nghĩa là “thịnh vượng xuất phát từ ông ấy”. Mặc dù lâu nay Chu Ân Lai đã không còn có thể gây ảnh hưởng đến diễn
tiến của sự việc được nữa, ông ấy vẫn là người được người dân Trung Quốc
yêu mến. Ông ấy là người đã cắt xén những ý tưởng quá khích–không tưởng
của Mao xuống một mức thực tế và mỗi ngày đều tận tâm làm việc nhiều
đến mức đáng ngạc nhiên – con người của sự chừng mực. Sự chấm dứt của
ông ấy có khiến cho Chủ nghĩa Cộng sản ở Trung Quốc trở nên cực đoan nữa
hay không? Một tuần sau đó, hàng trăm ngàn người đã đứng xếp hàng chào khi chiếc
xe chở quan tài lăn đi trên đại lộ Trường An đến nghĩa trang Bát Bảo
Sơn dành cho những người nổi tiếng. Có thể nhận thấy họ đau buồn thật
sự, điều lại càng tăng lên sau khi ý muốn cuối cùng của Chu được loan
truyền đi: không đưa tro của ông ấy vào trong một cái lăng lộng lẫy mà
hãy phân tán ra tất cả các tỉnh. Trong các chế độ độc tài, tang lễ nhà nước là những cái máy để đo địa
chấn của quyền lực. Tất cả vẫn sẽ như cũ, hay sẽ có động đất chính trị?
Vì thế, việc ai được phép khiêng quan tài của người quá cố hay nhận tổ
chức lễ tang là một việc quan trọng – và trước hết là việc ai đọc bài
diễn văn chia buồn. Vào cái ngày đấy, Chu Ân Lai được vinh danh bởi
người học trò năng nổ nhất và có tài nhất của mình: Đặng Tiểu Bình. Người đàn ông nhỏ con, gần 72 tuổi này đã trở thành tổng bí thư của
ĐCS năm 1956, một quan chức đầy quyền lực. Quá nhiều quyền lực, như Mao
cảm thấy chẳng bao lâu sau đó. Vào đầu cuộc Cách mạng Văn hóa, Đặng bị
đày về nông thôn. Một người đàn ông mới bước lên trong những lúc lộn xộn của cuộc Cách
mạng Văn hóa – cao tới mức chẳng bao lâu sau đó ông ấy được bổ nhiệm làm
người kế tục Mao trong Đảng: nguyên soái Lâm Bưu. Con người gầy gò từ
giới quân đội này, sinh năm 1907, là một cựu chiến binh của cuộc Vạn Lý
Trường Chinh và suốt đời là một người đi theo Mao. Thêm vào đó, ông ấy
có uy tín lớn trong Quân đội Giải phóng Nhân dân, thể chế duy nhất trong
đất nước này mà vào thời cao điểm của cuộc Cách mạng Văn hóa vẫn còn
tương đối không bị ảnh hưởng đến. Thế nhưng ngôi sao của Lâm chìm xuống nhanh hơn là ngôi sao của Đặng:
năm 1970, viên tướng hy vọng rằng Mao sẽ nhận chức vụ chủ tịch nước
đang bị bỏ trống. Nếu thế thì trên bình diện nhà nước, Lâm cũng sẽ được
bước lên làm người kế nghiệp Mao. Thế nhưng Lâm đã thất vọng lớn, khi
người Đại Chủ tịch để trống chức vụ chủ tịch nước: viên nguyên soái vẫn
còn là Phó Thủ tướng thứ nhất. Một cấp bậc hàng đầu – nhưng vẫn ở sau
thủ tướng Chu Ân Lai. Những gì rồi xảy ra trong chín tháng đầu tiên của năm 1971 cho tới
ngày nay vẫn còn bí ẩn. Chính Mao cũng gọi cách xử lý của ông ấy sau này
là “ném đá, pha cát và đào góc tường”. Ý muốn nói: lật đổ Lâm. Rõ ràng là đối với Mao, Lâm cũng đã trở nên có quá nhiều ảnh hưởng.
Ông ấy bắt buộc các sĩ quan cao cấp theo Lâm phải tự kiểm điểm công khai
và qua đó chấm dứt con đường sự nghiệp của họ – những “hòn đá” mà Mao
ném. Ông thay thế những người theo Lâm trong các ủy ban quân đội quan
trọng bằng người mới – “pha thêm cát”. “Góc tường” cuối cùng chính là
quyền chỉ huy quân khu Bắc Kinh, cái mà bây giờ Mao đưa cho những người
trung thành. Lâm Bưu, ngày càng bị cô lập trong thời gian dài của những tuần đấy,
hoảng hốt chống lại sự chấm dứt của ông ấy, cả về mặt chính trị lẫn thể
xác. Có lẽ là ông ấy đã tìm những người đồng tình trong số giới quan
chức cao cấp để mưu lật đổ Mao. Cuối cùng, có lẽ là con trai của ông ấy
đã đưa ra kế hoạch ám sát Mao trong tháng 9 năm 1971. Thế nhưng vụ mưu
sát bị phản bội – có thể, theo như viên bác sĩ riêng của Mao tường
thuật, là vì con gái của Lâm Bưu vô tình nói lộ ra những chi tiết quyết
định. Vào ngày 13 tháng 9 năm 1971 – ít nhất là theo phiên bản chính thức –
Lâm Bưu cùng gia đình và một vài người trung thành bỏ trốn, bị ô tô
cảnh sát đuổi theo, từ trung tâm Bắc Kinh ra đến một sân bay, nơi có một
chiếc máy bay phản lực Trident chờ sẵn. Chiếc máy bay cất cánh và bay
về hướng Liên bang Xô viết, nơi mà Lâm muốn nương náu. Nhưng chỉ vài giờ sau đó, chiếc máy bay phản lực vỡ tan ra trên thảo
nguyên Mông Cổ, không một ai sống sót. Có thể là trong lúc vội vã, chiếc
máy bay đã đổ không đủ nguyên liệu; hay máy bay chiến đấu của Trung
Quốc đã đuổi theo nó qua cho tới nước láng giềng và đã bắn hạ nó ở đó.
Hay cũng có thể là hoàn toàn khác đi. Thế nào đi nữa thì Mao đã lại thủ tiêu thêm một người có thể kế
nghiệp và cũng là đối thủ – và bây giờ nhớ lại công lao của Đặng Tiểu
Bình. Năm 1973, Đặng và nhiều người theo ông ấy được phục hồi, do có sự
hối thúc của Chu Ân Lai. Năm 1976, hơn phân nửa của tất cả các các bộ
Đảng bị xua đuổi đi trong cuộc Cách mạng Văn hóa lại giữ chức vụ cũ của
họ, trong khi những người chống họ, “Hồng Vệ Binh”, được gửi về nông
thôn: một cuộc đi đày được ngụy trang như lần ban thưởng. Thế nhưng Mao vẫn chưa xong. Chỉ một tuần sau lễ tang cho Chu Ân Lai,
người ta đã biết rõ là Đặng sẽ không thể thắng thế trong Đảng. THỨ TƯ, 21 THÁNG 1. Bộ Chính trị gặp nhau trong một gian sảnh
họp của Đại Hội đường Nhân dân. Bầu không khí mang đầy tính nghi ngờ và
gây gỗ. Người ta cần phải ấn định ai là người kế nhiệm Chu Ân Lai bây
giờ? Đó là ai đi nữa thì người đấy sẽ có nhiều cơ hội tốt để theo Mao
trong chức chủ tịch Đảng và qua đó sẽ kiểm soát được Trung Quốc nhiều
năm trời. Nhưng ai hôm nay thua cuộc thì con đường sự nghiệp chính trị của
người đó sẽ chấm dứt – nếu như không có gì còn tệ hại hơn nữa sẽ đe dọa
người đó. Phe cánh tả quanh Giang Thanh vợ của Mao, tất cả đều có được quyền
lực trong thời của cuộc Cách mạng Văn hóa, kiên quyết chống lại yêu cầu
nắm giữ chức vụ thủ tướng của Đặng. Đặng muốn hiện đại hóa nền nông
nghiệp. Thêm vào đó là cho người nông dân có nhiều tự do về kinh tế hơn.
Ông ấy muốn hỗ trợ cho khoa học và công nghệ tốt hơn, mở rộng quốc
phòng. Phe cánh tả ngược lại chống các cải cách kinh tế. Cách mạng liên
tục và đấu tranh giai cấp – đó chính là những nguyên tắc chỉ đạo cho
chính sách của họ. Ứng cử viên của họ là Vương Hồng Văn, người đã theo Giang từ sớm và
nhờ bà ấy mà tiến bước nhanh chóng trên con đường sự nghiệp trong Đảng. Mao đích thân can thiệp. Ông cho chuyển một thông điệp, cũng giống
như một mệnh lệnh: ứng cử viên của ông ấy là Hoa Quốc Phong. Một sự ngạc
nhiên, vì con người xuất phát từ tỉnh này, người đã leo lên đến chức
Phó Thủ tướng, không đứng trên phiếu bầu của ai cả. Hoa độ 55 tuổi và thuộc “thế hệ 38” – thế hệ chịu nhiều ảnh hưởng của
cuộc kháng chiến chống người Nhật xâm lược và thời đấy đã tham gia
phong trào cách mạng. May mắn của Hoa là ông ấy đã đảm nhiệm tỉnh có
Thiều Sơn nơi sinh của Mao cũng nằm ở trong đó khi còn là một bí thư trẻ
tuổi. Trong thời gian của cuộc Cách mạng Văn hóa, ông ấy đã mở rộng ngôi
nhà là nơi sinh của Mao ra thành một điểm hành hương cho Hồng Vệ Binh và
lập một nhà máy sản xuất hàng năm 30 triệu cái khuy đeo có hình Mao.
Năm 1973, Hoa vào Bộ Chính trị, hai năm sau đó, ông ấy trở thành Phó Thủ
tướng và Bộ trưởng Bộ An ninh Công cộng – và qua đó kiểm soát công an. Phần lớn các nhà quan sát nhìn ông như một ứng viên thỏa hiệp, người
đối với các nhà cải cách quanh Đặng Tiểu Bình cũng như đối với phe cánh
tả cực đoan là đều có thể chấp nhận được. Mao phô diễn thêm một lần nữa quyền lực của mình, bằng cách lựa một
ứng cử viên không có phe phái mạnh ở sau lưng. Thông điệp: Đại Chủ tịch
vẫn còn cầm lái và quyết định nhân sự.
Thân
thể suy tàn của của nhà độc tài không còn có thể giữ kín được nữa: Khi
Mao tiếp Thủ tướng Pakistan Bhutto vào ngày 27 tháng 5 năm 1976, ông ấy
đã bị liệt. Ảnh: GEO Epoche.Thứ Bảy, ngày 31 tháng 1, Trung Nam Hải: báo động cho quân
đoàn 8341. Lửa cháy và tiếng súng bắn trước nhà của Chủ tịch Mao! Những
người lính cầm súng lao vào, căng thẳng, rồi báo động được bãi bỏ: năm
mới của Trung Quốc sắp đến, và một vài người phục vụ cho Mao muốn làm
cho ông ấy vui bằng cách đốt pháo – nhưng lại quên báo cáo trước cho
lính canh nên những người này đã lo sợ một vụ mưu sát. Sau khi mọi việc
đã rõ, những người lính và nhân viên phục vụ đã chạy tụ tập đến đấy lại
lui về.Thế nhưng bây giờ có một tin đồn xấu được lan truyền đi, lúc đầu là
trong Trung Nam Hải, rồi đến trên đường phố Bắc Kinh: đã từ lâu, Mao
không còn đánh giá cao Chu Ân Lai nữa và đã ăn mừng cái chết của ông ấy
bằng cách đốt pháo. Năm con rồng bắt đầu trong một bầu không khí nghi
kỵ. Bây giờ, Mao hầu như không còn ở trong ngôi biệt thự của ông ấy nữa,
mà ở trong một nhà tắm. Nhà đấy trước đây đã được xây cho tất cả các cán
bộ cao cấp trong Trung Nam Hải, thế nhưng ngay từ những năm 1950, không
còn ai trong số họ dám quấy rối những đường bơi của nhà yêu chuộng bơi
lội Mao nữa. Thời gian sau này, các gian phòng ở, tiếp khách và làm việc
được xây thêm vào, thì thế nên ngôi nhà tắm đấy thật ra là ngôi nhà tư
nhân của Chủ tịch. Mao trong cuộc sống cá nhân được che chắn hết sức kỹ lưỡng của ông ấy
là một sự pha trộn giữa nhà quê và học giả, nhà chiến thuật lắm mưu mẹo
và người lập dị kỳ lạ. Ông ấy có nhiều điểm chung với những nhà cai trị
của các triều đại hoàng đế đã suy tàn từ lâu hơn là với những tổng bí
thư Đảng tầm thường của phần lớn các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác. Một người như vậy không cần phải tuân theo một lịch hẹn nào cả. Mao
làm việc, ăn và ngủ tùy theo ý mình, nhân viên của ông ấy đã quen với
việc nửa đêm bị gọi vào chỗ ông ấy – hay gọi đến điểm tận cùng của Trung
Quốc, vì viên Chủ tịch hay thích tự phát đi xuyên qua đất nước trong
một đoàn tàu đặc biệt, khiến cho các thư ký, nhân viên phục vụ, người
chăm sóc sức khỏe và cảnh sát an ninh của ông ấy rối loạn cả lên. Ông ấy thích các món ăn được xào nấu với nhiều dầu, trà đậm, thuốc lá
“555” của Anh. Xem phim võ hiệp và các phim khác từ Đài Loan và
Hongkong trong một gian sảnh được xây riêng cho việc này, những cuốn
phim mà bị cơ quan tuyên truyền của Đảng công khai nguyền rủa. Phòng làm việc với bàn viết, ghế và giá sách chỉ được dùng để đặt
hình ảnh lên, vì ông hoàng đế đỏ thích làm việc nhất là trên chiếc
giường khổng lồ của ông ấy hay ở cạnh bể bơi, nơi ông ấy đọc không biết
bao nhiêu là tài liệu và bình luận bằng những dòng ghi chú ngắn, thỉnh
thoảng viết những bài văn dài hay cùng với những người thân cận phác
thảo các chiến dịch mới. Thường trong lúc đó ông ấy không mặc gì nhiều hơn là một chiếc áo
choàng tắm. Ông chỉ mặc bộ complê của mình trong những dịp duyệt binh,
đón tiếp chính thức khách nhà nước hay ở các sự kiện chính thức khác.
Cận vệ phải mang giày trước cho ông. Có không biết bao nhiêu là “công nhân văn hóa” mà ông ấy đã “thư
giãn” với họ trong những năm dài. Thiếp hầu của ông ấy hầu hết đều là
những cô gái trẻ ít học từ nông thôn, những người được cơ quan an ninh
điều tra về mặt chính trị và rồi dẫn đến cho ông. Họ là những người phục
vụ trong chiếc tàu hỏa xa xỉ mà Mao đi xuyên qua Trung Quốc với nó, hay
những người đi theo một dàn nhạc, những người mời Đại Chủ tịch khiêu vũ
cho tới chừng nào mà ông ấy chọn một người trong số họ tại các buổi hòa
nhạc bí mật thường được tổ chức cho các cán bộ cao cấp. Ngay trong Đại
hội đường Nhân dân, nơi có sẵn nhiều phòng dành cho Chủ tịch, cũng có
một doanh trại dành cho yêu đương. Thế nhưng bắt đầu từ những năm 1970, sự thèm muốn của Mao dường như
đã được thỏa mãn. Không còn có thiếp hầu mới nữa, bù vào đấy là ba người
phụ nữ đồng hành, làm việc cho ông ấy như là nhân viên phục vụ, thư ký
và y tá, và qua đó ngày càng kiểm soát ông ấy nhiều hơn. Một người trong bọn họ, Trương Ngọc Phượng, gặp ông lần đầu tiên vào
đầu những năm 1960, trở thành người thân cận của ông ấy. Có lần Hoa Quốc
Phong muốn gặp viên Chủ tịch, nhưng để làm việc đấy thì phải đến gặp
Trương Ngọc Phượng – người đang ngủ. Không ai dám đánh thức bà ấy dậy.
Sau hai giờ đồng hồ, người đàn ông nhiều quyền lực thứ nhì của Trung
Quốc lại phải quay về, hoài công. Thế nhưng ngay cả khi các cô vợ bé của Mao cũng đóng những vai âm mưu
mà ngày xưa thuộc về các thái giám trong triều đình – viên Chủ tịch
không phải là một công cụ nhu nhược. Cả trong áo choàng tắm ở cạnh bể
bơi, ông ấy thỉnh thoảng vẫn có tác động mạnh đến nhiều người khách lần
đầu gặp ông ấy. Nhà độc tài Trung Quốc là một bậc thầy về ngôn ngữ, ông ấy viết thơ,
nói loại tiếng địa phương Hồ Nam có nhịp điệu và thích hình ảnh dễ hiểu:
“cọp giấy” có lẽ là sáng tạo ngôn ngữ được biết đến nhiều nhất trên thế
giới của ông ấy. Ông ấy là một người đọc say mê văn học Phương Tây và Phương Đông,
đánh giá cao triết học và trước hết là lịch sử. Trong số các hoàng đế
Trung Quốc, ông ấy khâm phục nhất là những người bị người dân kinh sợ vì
sự tàn nhẫn của họ, nhưng về chính trị thì lại thành công nhiều nhất –
ví dụ như hoàng đế Tần Thủy Hoàng (thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên),
người đã cho xử tử hai triệu người và trưng bày xác chết không toàn vẹn
của nạn nhân, để cho những người muốn nổi loạn phải khiếp sợ – nhưng
cũng là người thống nhất vương quốc và xây Vạn Lý Trường Thành. Mao quyết định tất cả mọi việc ở xung quanh ông ấy, ngay cả về những
lần mổ mà có những cán bộ cao cấp nào đó cần phải có – thường ông ấy
không cho phép, vì ông ấy không tin vào y học hiện đại. Chu Ân Lai, người mà ngay từ 1972 đã được chẩn đoán là mắc bệnh ung
thư, phải chờ tới hai năm, cho tới khi vợ của ông ấy cuối cùng cũng gây
ảnh hưởng đến một vợ bé của Mao nhiều cho tới mức bà ấy có thể xin ông
Chủ tịch cho phép mổ để kéo dài mạng sống. Thế nhưng bây giờ chính Mao lại ốm. Tinh thần tỉnh táo, vẫn
còn biết mình có quyền lực và đa nghi, nhưng nằm trong một thân thể bây
giờ suy nhược. Ngay từ thời trước, viên Đại Chủ tịch đã có vấn đề về sức
khỏe, những vấn đề mà người bác sĩ riêng của ông ấy có thể kiểm soát
được – hay cam chịu chấp nhận. Từ nhiều thập niên nay, Mao mắc chứng khó ngủ và nghiện thuốc ngủ.
Thỉnh thoảng ông ấy bị nhiễm bệnh giới tính từ một trong những người vợ
bé của ông ấy. Cũng như nhiều người nông dân, ông ấy không đánh răng mà
súc miệng mỗi sáng với trà xanh và rồi nhai lá trà sau đó. Hậu quả là
một lớp cáu dầy màu xanh cũng như bệnh nha chu và sưng mủ. “Con cọp cũng không bao giờ đánh răng nhưng răng chúng vẫn sắc bén”
là lý lẽ của Mao để chống lại kem đánh răng và bàn chải. Những người sửa
hình phải chỉnh lại toàn bộ những tấm hình công khai của Mao mà trên đó
người ra có thể nhận ra được những cái răng đã bị nhuộm màu của ông ấy.
Và một cửa hàng dược phẩm được chọn ra đặc biệt ở Bắc Kinh phải cung
cấp những loại thuốc ngày càng kỳ lạ hơn. Năm 1972, người bạo chúa bỏ hút thuốc – quá muộn cho lá phổi đã bị
phá hủy của ông ấy. Có ba bong bóng khí hình thành ở bên lá phổi trái,
cho nên ông ấy chỉ còn có thể thở tương đối không khó nhọc lắm khi nằm
nghiên sang trái và nén các bong bóng khí lại qua trọng lượng cơ thể của
ông ấy. Ông ấy bơi lần cuối cùng là trong năm 1974 – ông ấy yếu, bị tê
liệt cuống họng một phần, bị uống nước và phải để cho cận vệ kéo lên
khỏi nước chỉ sau vài giây. Ngay trước đấy, các bác sĩ thần kinh đã chẩn đoán bệnh “xơ cột bên
teo cơ” ở ông ấy: một bệnh dẫn đến việc các tế bào thần kinh vận động
trong tủy cột sống bị phá hủy và qua đó dần đến tê liệt dần dần. Các bác sĩ cho Mao được hai năm nữa – nhưng không nói cho ông ấy
biết, vì theo các truyền thống chữa bệnh ở Trung Quốc, viễn cảnh tuyệt
vọng không được thông báo cho bệnh nhân biết. CHỦ NHẬT, NGÀY 4 THÁNG 4, Bắc Kinh, Thiên An Môn. Đấy là đêm
trước của lễ Thanh Minh, ngày tưởng nhớ người chết của Trung Quốc. Từ
giữa tháng 3, sinh viên đã tụ tập lại ở đây, trên “Quảng trường Thiên An
Môn” trước cột đá ở giữa tưởng niệm những người anh hùng của cuộc Cách
mạng Cộng sản. Ở mặt trước của cột có khắc một câu nói của Mao, ở mặt
sau là một bài văn của Chu Ân Lai, được phỏng theo nét chữ viết tay của
họ, đồ sộ và được mạ vàng.
“Người
lãnh tụ và người thầy vĩ đại” sống mãi, tờ “Nhân dân Nhật báo” đăng tin
một ngày sau khi Mao qua đời. Từ “chết” được tránh đi trong dòng tít.
Ngay sau đó, hàng trăm ngàn người đã đi ngang qua xác chết trong Đại hội
đường Nhân dân. Ảnh: Geo Epoche.
Các sinh viên tưởng nhớ Chu Ân Lai. Thế nhưng cuộc hội họp này khác
với những cuộc diễu hành của các bộ đồng phục trong thời Cách mạng Văn
hóa. Nó tự phát và không có mục tiêu thật sự. Mỗi ngày càng có nhiều
người đến trên quảng trường.Vào tối của ngày 4 tháng 4, cuối cùng rồi thì không thể không nhìn
thấy đám đông đó được nữa. Quanh cái cột đá và từ đó cho tới Cổng Thiên
An Môn trong tường của Cấm Thành, có những vòng hoa phúng điếu nằm cao
tới mười mét, được kết lại từ giấy lụa, cũng như hoa cúc. Tranh cổ động,
áp phích và cờ vươn cao lên như những chiếc buồm trên biển người biểu
tình. Có những người hát, trích dẫn thơ. “Chu Ân Lai hãy tỉnh dậy, hãy
báo động quân đội, cảnh sát và nhân dân, để bảo vệ hiến pháp!” được viết
trên một tấm áp phích. Thật sự là quân đội và cảnh sát đã được báo động – nhưng khác với sự tưởng tượng của người dân. Trong đêm rạng sáng ngày 5 tháng 5, theo lệnh của Bộ Chính
trị, cảnh sát dọn sạch toàn bộ những vòng hoa chia buồn với 200 chiếc xe
tải; Quảng trường Thiên An Môn vào sáng sớm trống vắng giống như chưa
từng có một cuộc biểu tình nào ở đây. Nhưng không được lâu. Vì sự khiêu khích vào lúc đêm khuya khiến cho sinh viên tức giận,
những người vào sáng sớm ngày 5 tháng 5 lại bước ra quảng trường. Cuộc
phản đối nhanh chóng lan rộng, vào khoảng tám giờ đã có hơn 100.000
người biểu tình tụ họp lại – cho tới lúc đó là sự kiện lớn nhất không
được tổ chức trước trong lịch sử của nước Cộng hòa Nhân dân. Công nhân từ một xí nghiệp chế tạo máy đã rèn từ kim loại phế liệu
một vòng hoa nặng 500 kí lô có đường kính sáu mét và chở nó trên xe đạp
đi 15 kilômét xuyên qua thành phố đến Thiên An Môn. Bây giờ, bầu không khí mang tính hung dữ. Năm chiếc xe cảnh sát bị
đốt cháy, nhiều phái đoàn tiến đến Đại hội đường Nhân dân và các tòa nhà
chính phủ khác, họ bị từ chối. Người biểu tình xô đẩy lính canh rớt mũ,
có người ném đá. Nhưng vào khoảng 18 giờ, phần lớn đều rời quảng
trường. Chỉ một vài người là muốn ở lại đấy cả đêm. Trong lúc đó, một quan chức cao cấp của tổ chức ĐCS thành phố đã cảnh
báo các sinh viên qua đài phát thanh, đừng để “những phần tử xấu” lôi
kéo vào những cuộc “phá hoại phản cách mạng”. Một điềm xấu báo trước. Sau khi màn đêm buông xuống, đèn pha bất thình lình chiếu sáng rực cả
quảng trường. Vào khoảng 21 giờ, 10.000 dân quân, 3.000 cảnh sát và năm
tiểu đoàn của lực lượng đặc biệt 8341 bắt đầu hành động với mọi bạo
lực. Những người biểu tình quanh cột đá bị bao vây, đánh đập và dẫn đi. Vợ Mao đứng trong một căn phòng ở mặt tiền của Đại hội đường Nhân dân
và quan sát cuộc biểu tình trên Thiên An Môn qua một cái ống nhòm. Vào khoảng 23 giờ, bà ấy vội quay về với viên Chủ tịch và đắc thắng
tường thuật lại về lần đập tan “nhóm nhỏ của những kẻ phản cách mạng”.
Tiếp đó, bà ấy ăn mừng chiến thắng với một vài người trung thành, với
rượu, đậu phọng và thịt. “Tôi sẽ cho rơi đầu”, bà ấy hứa hẹn. Có ít nhất
là 388 người biểu tình bị bắt giam. Vào ngày hôm sau đó, 30.000 dân quân chiếm giữ Thiên An Môn để ngăn
chận những cuộc tụ tập mới. Trong tờ “Nhân dân Nhật báo” có một bài viết
gay gắt chống lại những người biểu tình. Và trong Bộ Chính trị, Giang
Thanh đắc thắng, vì cuối cùng bà ấy cũng thành công trong việc thuyết
phục Mao tin rằng Đặng Tiểu Bình là người chịu trách nhiệm cho các sự
kiện trong thời gian của Lễ Thanh Minh. Trong những ngày trước đó, người
này cứ bình thản chịu đựng những đợt công kích một cách giận dữ từ
Giang Thanh, trước khi đứng dậy với lời nhận xét chế giễu: “Tôi điếc
rồi, tôi không hiểu gì cả.” Vào ngày 7 tháng 4, Đặng bị tước mọi chức vụ trong Đảng. Ông ấy bay
về Quảng Đông, nơi các quan chức địa phương trung thành với ông ấy và
bảo vệ ông ấy không bị đánh đập. “Nếu một người bị đánh đến lần thứ nhì
thì người đấy đã làm việc tốt đấy chứ”, là lời bình luận mang tính chế
giễu của ông ấy. Bây giờ, Hoa Quốc Phong được cử làm Thủ tướng và Phó Tổng bí thư Đảng – và qua đó là người được chỉ định để kế nghiệp Mao. Thế nhưng tờ “Nhân dân Nhật báo” và đài truyền hình đưa ra bên cạnh
ông ấy thêm một nhân vật thứ hai, trên thực tế là đồng cấp bậc: Giang
Thanh. Thời của bà ấy dường như đang đến gần. Phần lớn người Trung Quốc chỉ biết đến người vợ của Mao từ 1966, mặc
dù bà ấy đã kết hôn với ông ấy từ tháng 11 năm 1938. Cả một thời gian
dài, dường như bà ấy phải chịu đựng việc là mình không quan trọng. Giang
Thanh sinh năm 1914, trong những năm 1930 đã là một nữ diễn viên sân
khấu và điện ảnh hoạt động xã hội tích cực ở Sơn Đông và Thượng Hải,
trước khi bà ấy đi theo những người Cộng sản và quen Mao. Bộ Chính trị chống lại mối quan hệ với người Chủ tịch – cũng là vì
theo truyền thống, diễn viên không được coi trọng trong Trung Quốc –,
nhưng cuối cùng cũng đồng ý khi Mao hứa hẹn không cho bà ấy tham gia
chính trị. Giang Thanh sống trong xa xỉ. Trong những năm 1950, bà ấy còn được
phép mua quần áo thanh lịch từ Phương Tây, thế nhưng cảm thấy nình thừa
thãi, bị chồng bà cô lập ngày càng nhiều hơn, cảm thấy bị làm nhục bởi
các áp phe của ông ấy, bị những người lính cận vệ của Mao chế diễu. Cuộc Cách mạng Văn hóa đã làm thay đổi tất cả. Cuộc đấu tranh của Mao
chống lại Đảng đã kết nối vợ của ông ấy lại với một vài người quá
khích, những người từ các lý do ý thức hệ cũng như từ các lý do về tuổi
tác mà nổi dậy chống lại tổ chức Đảng: những người trẻ muốn vứt bỏ giới
cách mạng già. Giang Thanh trở thành nữ thủ lĩnh của nhóm này, nhóm mà chẳng bao lâu
sau đó đã kiểm soát được các giới truyền thông đại chúng và tổ chức
Đảng trong Thượng Hải, nói chung là thành phố duy nhất có được một giới
vô sản công nghiệp cách mạng. Bây giờ, Giang Thanh hy vọng rằng sau cái chết của Mao, con đường đi
lên hàng đầu đã mở ra cho mình. Trong lịch sử Trung Quốc có một vài ví
dụ về những người cai trị là những người phụ nữ đầy quyền lực – tại sao
điều đấy lại không thể dưới những người cộng sản? Mặt khác, có phải là quyền lực của bà ấy chỉ dựa trên việc bà ấy là
người vợ của Mao hay không? Với cái chết của ông ấy, liệu bà ấy cũng mất
đi tính chính danh của mình hay không? Giang Thanh dao động giữa hy
vọng cuồng loạn và sợ hãi vô cùng. Cái chết của Mao sẽ có ảnh hưởng đến
số phận của tất cả các cán bộ cao cấp, nhưng không ai đặt cược cao như
vợ của ông ấy. Mao cũng biết điều đó. Trong những tháng này, ông ấy đọc cho người
thân cận của ông ấy là Trương Ngọc Phượng nhiều lá thư ngắn, bởi vì
ngoài bà ấy ra thì không ai có thể hiểu được những âm từ lắp bắp của ông
ấy. Giang Thanh khéo léo sử dụng tình trạng đấy cho mục đích riêng của
mình. Ví dụ như bà ấy quả quyết rằng Mao đã nhờ Trương Ngọc Phượng đưa cho
bà thông tin này: “Trong cuộc đấu tranh của mười năm qua, anh đã cố gắng
đi đến đỉnh cao của cuộc cách mạng, nhưng anh không thành công. Nhưng
em có thể đến được đỉnh cao.”
Hồng Vệ Binh ở thành phố Thẩm Dương than khóc Mao. Ảnh: GEO EpocheTHỨ BA, NGÀY 11 THÁNG 5, Trung Nam Hải. Một nữ y tá chạy đến
chỗ bác sĩ Lý Chí Tuy, vì viên Chủ tịch lại lên cơn tim. Người bác sĩ
riêng của Mao, một vài đồng nghiệp và nữ y tá cố ổn định tình trạng của
bệnh nhân và trong lúc hấp tấp đã làm một việc mà họ đã không dám làm
trong vòng hai năm vừa qua: họ đẩy Trương Ngọc Phượng, người đứng cản
đường họ, sang một bên.Con người 32 tuổi này, người mà Mao đã biết đến cách đây 14 năm như
là nhân viên phục vụ trên chiếc tàu hỏa đặc biệt của ông ấy, là cơn ác
mộng của các bác sĩ. Từ năm 1974, trên thực tế là bà ấy nắm độc quyền
tiếp xúc với ông Chủ tịch, điều không những khiến cho Hoa Quốc Phong và
Giang Thanh hết sức bực tức, mà cả bác sĩ Lý chịu trách nhiệm về sức
khỏe của Mao nữa. Ông hầu như không còn có thể chẩn đoán cho bệnh nhân nổi tiếng của
ông ấy được nữa, vì người này từ chối những cuộc điều trị kéo dài.
Thường thì sau nhiều ngày thúc dục, người bác sĩ chỉ có thể thuyết phục
được Mao và người vợ bé của ông ấy ít nhất là để cho lấy vài mẫu máu. Y tá bí mật mang nước tiểu của Mao ra, để các bác sĩ có thể cho người
phân tích được. Nhưng Trương Ngọc Phượng cứ đơn giản là từ chối nhiều
đề nghị chữa bệnh và cưỡng lại các bác sĩ bằng cách chỉ cho truyền dịch
glucose. Vào ngày 11 tháng 5 đó, Mao ốm yếu. Ông ấy bồn chồn cho tới mức những
người phục vụ của ông ấy đặt thêm một cái giường to thứ nhì vào trong
ngôi nhà tắm và thường xuyên kéo ông ấy đi từ giường này sang giường
kia, để làm giảm bớt sự bức rứt của ông ấy. Ông ấy chỉ còn có thể ăn xúp
gà hay xúp bò mà một người nữ y tá nhỏ từng giọt vào cho ông. Với thực
phẩm qua tĩnh mạch, bác sĩ Lý có thể cải thiện tình trạng đôi chút – sau
khi ông ấy phải thuyết phục Trương Ngọc Phượng về tính không nguy hiểm
của dịch truyền, bằng cách tự thử cho mình trước mắt của bà ấy. Cơn đau tim tuy qua được, thế nhưng nó là lần khởi đầu của sự chấm
dứt. Quyền lực kỳ lạ của Trương Ngọc Phượng ở xung quanh Mao bây giờ bị
giới hạn, vì sự sa sút về thân thể của viên Chủ tịch đã khiến cho sự
tiếp cận trực tiếp của các bác sĩ trở nên cần thiết. Bộ Chính trị, cho tới nay đều trình ra tất cả các nghị quyết để được
ông cho phép, quyết định dưỡng sức cho Mao và chỉ còn quấy rầy ông ấy
trong những trường hợp đặc biệt. Qua đó, viên Đại Chủ tịch dần mất đi
sự kiểm soát Đảng của ông ấy. Ông ấy đánh mất sự kiểm soát cơ thể mình vào ngày 26 tháng 6,
khi lại một cơn đau tim hạ gục ông ấy. Trung ương Đảng loan báo, rằng từ
bây giờ Mao không tiếp khách nước ngoài nữa. Người ta không đưa ra lý
do, nhưng nhiều người hiểu việc đấy như là lần loan báo cái chết sắp đến
của ông ấy. Cứ tám tiếng một, một đội năm bác sĩ và tám nữ y tá bây giờ lo cho
sức khỏe của người bạo chúa. Bác sĩ Lý dọn vào một gian phòng cạnh những
phòng của Mao và túc trực sẵn sàng. Từ quan điểm y học, ít bác sĩ hơn
cũng đã đủ, nhưng từ quan điểm chính trị thì không: ngay khi tình trạng
của Mao xấu đi thấy rõ trong năm 1972, Giang Thanh đã gọi bác sĩ Lý là
thành viên của một “nhóm điệp viên” muốn tiêu diệt Mao. Càng có nhiều chuyên gia thì mối nguy hiểm bị hy sinh như là người phải chịu tội sau khi Mao chết lại càng ít đi. Cộng thêm vào số bác sĩ và y tá là bốn chính khách, những người thay
nhau trong ca mười hai tiếng để canh chừng: Hoa Quốc Phong và người phe
cánh tả Trương Xuân Kiều cũng như người ủng hộ Hoa là Uông Đông Hưng và
ứng cử viên cánh tả Vương Hồng Văn. Cạnh bên giường người chết của Mao, cuộc tranh giành quyền lực đã bắt đầu. Khi bác sĩ Lý báo cáo về tình trạng của người Chủ tịch trước Bộ Chính
trị, ông ấy chỉ có thể trình bày những dự đoán đen tối: Mao bị nhiễm
trùng đường hô hấp, có một trái tim yếu và chức năng thận bị giới hạn. Vì thế mà Giang Thanh đã quở trách ông ấy: “Rõ ràng là anh không được
cải tạo tốt. Trong xã hội tư bản, bác sĩ là chủ và y tá là những người
phục vụ. Vì thế mà Chủ tịch luôn khuyên rằng chúng tôi chỉ nên tin một
phần ba những gì các bác sĩ nói.”
Thủ
tướng Hoa Quốc Phong đọc một bài diễn văn ca ngợi người đã chết. Chỉ
vài tháng trước đó, Mao đã gây ngạc nhiên khi xếp đặt người cán bộ hầu
như không được biết đến này trở thành người kế nghiệp mình – và qua đó
cũng đã gây trở ngại cho các tham vọng của người vợ cực tả của mỉnh.
Giang Thanh (phải). Ảnh: GEO EpocheTHỨ TƯ, NGÀY 28 THÁNG 6, tỉnh Hà Bắc. Mặt đất rung chuyển vào
ngày đầu tiên của tháng 7 theo lịch Trung Quốc, tháng mà các hồn ma xấu
xa hoạt động. Cơn động đất mạnh 8,2 độ trên thang Richter – đó là một
trong những trận động đất tồi tệ nhất trong lịch sử của Trung Quốc. Vào
ban đêm của ngày hôm đó có thêm một trận nữa, chỉ nhẹ hơn không đáng kể.Nhà cửa và cầu của thành phố công nghiệp Đường Sơn sụp đổ, hỏa hoạn
lớn hoành hành. Đại diện chính quyền sau này nói là có 242.000 người
chết và 164.000 người bị thương nặng, các nhà quan sát người nước ngoài
còn cho rằng có hơn 600.000 người chết. Cả ở Bắc Kinh mặt đất cũng rung động, tuy vậy, với những hậu quả ít
tàn khốc hơn rất nhiều. Cư dân của Trung Nam Hải bị lay dậy từ trong
giấc ngủ và một vài ngôi nhà bị hư hại nhẹ, trong đó có ngôi nhà tắm của
Mao. Bác sĩ, y tá và cận vệ chuyển chiếc giường với viên Chủ tịch – người
vẫn rất tỉnh táo và ghi nhận rõ rệt những gì đang xảy ra – qua một lối
đi sang căn nhà số 202 nằm ở bên cạnh, mới xây xong năm 1974 và được cho
là có thể chịu đựng được động đất. Hoa Quốc Phong cố lợi dụng trận động đất cho các mục đích chính trị.
Vào ngày 1 tháng 9, ông ấy – “nhân danh Mao” – công khai khen ngợi các
biện pháp cứu trợ, cho là những biện pháp đó có tác động nhiều hơn là
các biện pháp sau thảm họa đầu những năm 60 rất nhiều. Thế nhưng muốn trục lợi về mặt chính trị qua một trận động đất là một
việc làm hết sức không khéo léo. Vì ở Trung Quốc, thiên tai được xem
như là điềm báo trước cho lần thay đổi người cai trị sắp sửa đến, và lần
nhắc đến Mao đã bệnh không cứu chữa được nữa hẳn phải khiến cho người
Trung Quốc nào cũng phải khiếp sợ. THỨ TƯ, 8 THÁNG 9, Trung Nam Hải, ngay trước nửa đêm. Mặc dù
đã muộn, nhưng phía sau tấm bình phong che giường của Mao lại trước phần
còn lại của căn phòng vẫn đầy người, vì 24 giờ là lúc đổi ca. Mười bác
sĩ và sáu y tá thì thầm trao đổi những báo cáo thường nhật, thêm vào đó
là bác sĩ Lý, Hoa Quốc Phong, thêm các thành viên Bộ Chính trị khác, cận
vệ và Trương Ngọc Phượng. Người vợ bé lắng nghe những âm thanh từ miệng của Mao, rồi bà ấy gọi
viên bác sĩ riêng đến giường: “Chủ tịch muốn nói chuyện với anh!” Bác sĩ Lý cầm tay Mao, nhưng mặc dù cố gắng ông ấy vẫn không thể hiểu
được viên Chủ tịch đang muốn nói gì với mình, và vì thế nên lầm bầm một
vài điều không quan trọng để trấn an – Mao vẫn còn chưa biết ông ấy bị
bệnh gì và tình trạng của mình ra sao. Có lộn xộn ngắn khi Giang Thanh chạy vào. Cho tới lúc đó, tất cả
những người có mặt đều nói thì thầm, thế nhưng bây giờ bà ấy với giọng
nói bồn chồn đã át cả tiếng rì rì của cái máy hô hấp. “Ai đó có thể nói
cho tôi biết có việc gì không?” Hoa Quốc Phong, người đã cho gọi bà ấy
vì phỏng đoán rằng Mao sẽ chết, trấn an bà ấy mà không giải thích lý do
cho lời yêu cầu của mình hay còn nói cả cái từ “chết” gây kinh sợ đấy ra
nữa. Gương mặt vào lúc trước đã từng tròn trĩnh của Mao bây giờ chảy xệ
xuống và xám xịt, mắt của ông ấy không còn tinh anh nữa. Thế nhưng trong
một khoảng khắc, viên Chủ tịch dường như hài lòng, đôi má hồng lên. Nhưng rồi thân thể của ông ấy nhũn xuống: mười phút sau nửa đêm, Mao Trạch Đông chết. Đó là ngày thứ năm, 9 tháng 9 năm 1976. Trong số người đang hiện diện, hầu như không có ai xúc động thật sự.
Giang Thanh la mắng các bác sĩ, nhưng bất thình lình trấn tỉnh lại. Các
bác sĩ lo sợ sẽ bị bắt giữ như những “kẻ có tội”, đồng thời phải lo sao
cho xác chết còn hơi ấm này được bảo tồn. Các nhà giải phẫu và mô học
của Viện Y Khoa Bắc Kinh bị gọi dậy vào lúc nửa đêm và bị triệu đến
Trung Nam Hải. Đồng thời, Bộ Chính trị họp hội nghị. Vào khoảng bốn giờ sáng, bác sĩ Lý nhẹ nhỏm vì biết tin, rằng Bộ
Chính trị sẽ không lên án các bác sĩ – và kinh hoàng vì biết tin, rằng
Bộ Chính trị đã quyết định bảo tồn xác chết không chỉ một tuần mà là mãi
mãi. Ý muốn được thiêu của Mao bị phớt lờ đi. Các bác sĩ đều bất lực. Không một ai trong số họ có kinh nghiệm trong
việc bảo tồn lâu dài một xác chết. Một nữ chuyên gia được gửi đến thư
viện chuyên môn gần nhất để tìm kiếm các tài liệu thích hợp, những người
khác thương lượng với các quan chức cao cấp đang tụ tập trong nhà 202,
cho tới khi những người này cuối cùng rồi cũng cho phép hạ máy điều hòa
từ 25 xuống 10 độ Celsius. Điều duy nhất mà bác sĩ Lý biết, là ba người thánh cộng sản được ướp
xác “vĩnh cửu” khác đã có nhiều vấn đề: ở Lênin và Stalin – cho tới khi
ông ta biết mất dưới thời Khrushchev – trong Liên Bang Xô viết cũng như ở
Hồ Chí Minh tại Bắc Việt Nam, tai và mũi ngay sau một thời gian ngắn đã
thối rữa và phải được thay thế bằng những mô hình bằng sáp. Các bác sĩ đọc trong một tờ báo Phương Tây, rằng phải xử lý xác chết
với 12 đến 16 lít formaldehyde, tiêm vào một vài giờ sau khi chết. Nhưng
bác sĩ Lý muốn cho chắc ăn và cho bơm 22 lít vào trong xác của Mao. Vào khoảng mười giờ sáng, công việc đấy chấm dứt – với kết quả đáng
sợ: mặt, cổ và thân thể của Mao sưng phồng lên một cách kỳ quái, chất
formaldehyde trào từng giọt một ra từ lỗ chân lông như mồ hôi. Thế là các bác sĩ phải cực nhọc dùng khăn và bông để chậm hết chất
lỏng ấy trên gương mặt và nhét thân xác đấy vào trong một bộ quần áo của
Mao, cái được xẻ ra ở lưng để nó vừa với thân hình đã phồng lên. Trong lúc đấy, da ở má phải của Mao vỡ ra; nơi hư hỏng đấy được che
lại bằng Vaseline và phấn. Vào khoảng 15 giờ, người chết trông có vẻ
chấp nhận được, vài giờ sau đấy, ông ấy được đặt vào trong một cái quan
tài bằng kính, kín khí và được chở vào trong Đại hội đường Nhân dân. Từ năm 1930, Mao đã bị giới báo chí quốc tế tuyên bố chết tám lần,
thế nhưng tin lần thứ chín, được chính thức tuyên bố vào cái ngày đấy
lúc 16 giờ, là đúng. Người ta tuyên bố quốc tang một tuần. Trong tuần đó, 300.000 người
dân được lựa chọn ra để đi ngang qua chiếc quan tài bằng kính với xác
chết được xử lý một cách cực nhọc ở trong đó – thế nhưng thiếu sự xúc
động như sau cái chết của Chu Ân Lai. Liên bang Xô viết thù địch với Bắc Kinh loan tin Mao chết trong một
bài báo ở trang ba của tờ Izvestia và không gửi lời chia buồn từ chính
phủ đến chính phủ, mà chỉ từ ĐCS đến ĐCS – việc bị người Trung Quốc từ
chối một các thô lỗ vào ngày 14 tháng 9. Đỉnh cao của các nghi thức diễn ra vào ngày 18 tháng 9 trên Thiên An
Môn. Đài phát thanh và truyền hình truyền trực tiếp, khoảng 500.000
người đã tụ họp lại trên quảng trường. Trời nóng bức. Vào lúc 15 giờ,
còi nhà máy và còi tàu thủy kêu vang ba phút, rồi sự yên lặng thống trị
ba phút liền. Sau đó, Hoa Quốc Phong đọc một bài diễn văn dài ca ngợi người chết,
trong đó có một vài mũi nhọn gần như không che đậy hướng đến Đặng Tiểu
Bình và Giang Thanh. Thế nhưng người vợ góa của Mao – người gửi chồng mình vòng hoa chia
buồn với dòng chữ “Người học trò và bạn chiến đấu của anh” – được chiếu
thật lâu trong truyền hình cùng với những người nổi tiếng theo bà ấy. Cuộc tranh giành quyền lực quanh người kế nghiệp Mao đang tiến đến gần đỉnh cao của nó.
Người
vợ góa của Mao và ba đồng minh của bà ấy trong giới chóp bu của ĐCS bị
bắt giam trong tháng mười 1976 sau một cuộc tranh giành quyền lực và bị
phỉ bang như là “Bè lũ bốn tên”, những người mà người ta phải mang đi
nướng. Ảnh: GEO Epoche.Thứ tư, ngày 6 tháng 10, Trung Nam Hải. Giang Thanh và ba
người trung thành nhất với bà ấy trong Bộ Chính trị – Trương Xuân Kiều,
Diêu Văn Nguyên và Vương Hồng Văn – được Hoa Quốc Phong triệu tập vào
gian sảnh Huairen vào lúc 20 giờ. Người ta nêu lý do là sẽ có một cuộc
họp của Bộ Chính trị để bàn về việc xuất bản quyển thứ năm của Mao Toàn
tập.Thực ra đấy là một cái bẫy. Sau cái chết của Mao, phần lớn thành viên của Bộ Chính trị đã vứt bỏ
sự tôn trọng Giang Thanh một cách mù quáng và ít nhiều đều thể hiện sự
coi thường bà ấy. Người vợ của viên Chủ tịch cảm nhận được rằng bà ấy
nhanh chóng mất đi ảnh hưởng. Lúc trước, các vụ việc tước quyền, bắt bớ
và xử tử do bà ấy yêu cầu chỉ được tiến hành vì có những tổ chức do Mao
ủy quyền, ví dụ như Hồng Vệ Binh của Cách mạng Văn hóa, đội thực hiện
các khẩu hiệu của Giang Thanh một cách tận tâm. Thế nhưng bây giờ Hồng
Vệ Binh đã bị đày về vùng nông thôn và cảnh sát thì do Hoa Quốc Phong
kiểm soát. “Quyền lực chính trị đến từ nòng súng!” Tất cả các quan chức cao cấp
mà ngoài ra thì thù địch với nhau đều đồng ý với câu nói nổi tiếng đấy
của Mao. Câu hỏi chỉ là: từ những nòng súng của ai? Hay chính xác hơn: ai có thể bắt giam ai trước hết? Giang Thanh và những người theo bà hy vọng trước hết là ở lực lượng
dân quân: một tổ chức bán quân sự có tròn 100 triệu nam nữ – công nhân,
nông dân, nhân viên, sinh viên –, những người mà ĐCS có thể động viên
vào bất cứ lúc nào. Thế nhưng không thể tổ chức lẫn trang bị vũ khí một
cách đàng hoàng cho một đạo quân 100 triệu người trong một thời gian
ngắn được. Hoa Quốc Phong và người sếp an ninh thì ngược lại dựa trên 3,5 triệu
người lính của quân đội chính quy. Họ thố lộ kế hoạch của họ cho người
nguyên soái già Diệp Kiếm Anh, mắc chứng bệnh Parkinson, nhưng được kính
trọng cả ở trong lẫn ngoài quân đội. Người quân nhân già nua, cũng là
thành viên của Bộ Chính trị, đồng ý. Vào tối đó, Hoa Quốc Phong và người nguyên soái già chờ đợi nạn nhân
của họ, trong khi Uông Đông Hưng với những người lính được lựa chọn từ
quân đoàn 8341 của ông ấy ẩn nấp. Trương Xuân Kiều vào điện Huairen đầu tiên. Cận vệ và thư ký của ông
ấy bị viện cớ tách ra, rồi người ta bắt ông ấy trong gian phòng của Bộ
Chính trị. Ông ấy không chống cự. Vương Hồng Văn đến vài phút sau đó, phản đối, khi nhìn thấy những
người lính, tuyệt vọng chống cự không lâu, rồi sự phản kháng của ông ấy
cũng bị bẽ gãy, cả về thân thể lẫn tinh thần. Ông ấy để mặc cho dẫn đi. Nhưng Giang Thanh và Diêu Văn Nguyên không đến. Không ai trong những
người âm mưu biết được họ đang làm gì trong khoảng khắc đấy. Họ đã được
cảnh báo trước? Họ cũng chuẩn bị lật đổ về phía họ? Hoa Quốc Phong căng thẳng chờ cho tới 22 giờ, rồi ông ấy gửi lính của
đoàn 8341 đến nhà của hai người đó. Những người đàn ông bao quanh nhà,
xông vào – và hoàn toàn không gặp sự chống cự. “Tôi đã tiên đoán trước cái ngày này từ lâu rồi”, Giang Thanh nói, mặc dù bà ấy bị bất ngờ cho tới mức bị bắt từ trên giường. Vào thời gian đó tại những địa điểm khác trong Bắc Kinh, các đơn vị
đặc nhiệm bắt giữ 30 đến 40 cán bộ ĐCS cao cấp khác, trong đó có cháu
trai của Mao. Chiến dịch trong đêm đó, mà nạn nhân là toàn bộ chóp bu
phe tả cực đoan của Đảng, bí mật cho tới mức ngay đến các thành viên
khác của Bộ Chính trị cũng không biết gì về việc đấy.
Những
người Mao–ít cực đoan đã thất bại trong cuộc tranh giành quyền lực
chống lại Hoa Quốc Phong trung hòa hơn, người lôi kéo được quân đội về
phía mình. Tất cả họ đều lĩnh những bản án nặng, người vợ góa của Mao tự
tử năm 1991. Ảnh: GEO EpocheĐấy không chỉ là đỉnh cao của một cuộc đấu tranh trong nội bộ
Đảng. Lần bắt bớ bí mật, tàn bạo và hiệu quả này quyết định số phận của
gần một tỉ người, vâng, có thể là của cả Trái đất.Nếu Giang Thanh và phái cánh tả cực đoan của bà ấy thắng thế, thì
điều đấy có thể sẽ dẫn đến một tái bản của cuộc Cách mạng Văn hóa và qua
đó là đến nội chiến – với những hậu quả không thể đoán trước được cho
các nước khác, vì cuối cùng thì Trung Quốc cũng là một cường quốc nguyên
tử. Vào sáng hôm sau, các thành viên của Bộ Chính trị bất ngờ bị Hoa Quốc
Phong đặt trước những sự việc đã rồi, và họ đủ khôn ngoan để đồng ý mà
không chống đối. Vì ai trong số họ cũng đều biết rằng nếu không thì họ
có thể sẽ bị bắt. Trong những ngày sau đó, giới công khai từng bước biết
được vụ lật đổ – Hoa Quốc Phong củng cố quyền lực của mình càng tốt thì
ông ấy càng để cho truyền ra ngoài nhiều hơn. Đầu tiên, Đảng loan báo ngắn gọn vào ngày 8 tháng 10, rằng Hoa Quốc
Phong đã nhận lấy trách nhiệm xuất bản bộ Mao Toàn tập. Điều đọc giống
như là một ghi chú, nhiều nhất là chỉ đáng để cho các nhà ngữ văn quan
tâm đến, trong thực tế có nghĩa là từ bây giờ Hoa chứ không phải Giang
Thanh sẽ giảng giải các tác phẩm của Mao và qua đó có thể sử dụng những
từ ngữ của người Chủ tịch được xem như thượng đế vào trong cuộc đấu
tranh chính trị. Vào ngày 9 tháng 10, một tờ báo tường ở Bắc Kinh lần đầu tiên gọi Hoa
là “Chủ tịch Quân ủy” và của Trung ương Đảng – mặc dù TƯ còn chưa hề
họp lại và thật ra là phải bổ nhiệm ông ấy đã. Ngày sau đó – một ngày chủ nhật – có tin đồn về những vụ bắt bớ các
quan chức cao cấp, những tờ báo lớn cảnh báo một cách mơ hồ về “Chủ
nghĩa Xét lại và Ly khai.” Vào ngày 11 tháng 10, đại diện ngoại giao do
an ninh Trung Quốc lựa chọn ra bắt đầu được phép đưa cho nhân viên của
các đại sứ quán Phương Tây những thông tin không chính thức về vụ lật đổ
đấy. Khi có những tờ báo tường ủng hộ Giang Thanh xuất hiện ở Thượng
Hải, chúng bị nhanh chóng xé xuống. Cảnh sát và quân đội hiện diện nhiều
hơn là bình thường. Vào ngày 13 tháng 10, tất cả các hình ảnh của Giang Thanh đều biến
mất ra khỏi các cửa hiệu của Bắc Kinh, thông tấn xã nhà nước Tân Hoa Xã
không đưa ra ảnh của bà ấy nữa. Đài phát thanh Bắc Kinh bất ngờ tường
thuật về một vụ việc mờ ám từ năm 1935 mà trong đó Mao nhờ vào quân đội
để chống lại những kẻ lầm đường trong Đảng. Vào ngày 15 tháng 10, ở Bắc Kinh và Vũ Hán xuất hiện những tờ báo
tường tố cáo Giang Thanh và những người theo bà ấy đã dự định ám sát Hoa
Quốc Phong cũng như âm mưu đảo chính. Một chiến dịch kích động chưa
từng có bắt đầu, cả trong truyền hình và trong tất cả các tờ báo lớn
(khắp nơi đều có tổng biên tập mới). Từ ngữ “Tứ Nhân Bang” [Bè lũ bốn tên] ám chỉ Giang Thanh và những
người đồng minh thân cận nhất của bà ấy trong Bộ Chính trị (được Mao sử
dụng lần đầu tiên năm 1975 trong một lá thư mật) xuất hiện trong giới
công khai. Bốn người bị bắt giữ này – và cả sau khi chiến dịch bắt đầu cũng
không công khai biết được điều gì về số phận của họ cả – trong lúc đó
đang ngồi trong phòng biệt giam ở khu “19 tháng 5”, một công sự khổng lồ
dưới Thiên An Môn. Khu bí mật khổng lồ này có nhiệm vụ tiếp nhận các quan chức chóp bu
và giới quân đội cao cấp trong trường hợp xảy ra chiến tranh nguyên tử,
thế nhưng bây giờ thì các tù nhân chính trị nổi tiếng nhất của Trung
Quốc đang bị bắt giam ở đó – điều mỉa mai là chỉ cách Mao có vài mét.
Xác chết ông ấy sau tuần lễ trưng bày công khai đã được bí mật mang vào
bệnh viện của công sự, nơi bây giờ nó được xử lý nhiều tháng trời. Thứ hai, ngày 18 tháng 10, Thượng Hải. Các ngôi nhà phô trương cạnh
con đường đi dạo dọc theo sông, các ngân hàng, khách sạn và câu lạc bộ
xưa cũ, bây giờ đã xuống cấp. Vữa bong ra từ những mặt tiền Tân Hy Lạp,
cửa sổ giả kiểu thành Tudor bị đóng kín bằng ván. Và tuy vậy, thành phố
lớn mười một triệu dân này vẫn còn là trung tâm công nghiệp và thương
mại của Trung Quốc –– và thành trì của Tứ Nhân Bang: nếu như những người
theo họ chống cự lại ở đâu đó và có thể gây ra cuộc nội chiến mà Chu Ân
Lai đã lo sợ, thì đấy là ở Thượng Hải. Bầu không khí căng thẳng. Quân lính từ tất cả các miền của đất nước
được chuyển vào trong thành phố. Theo chỉ thị của Bắc Kinh, Đảng đã tổ
chức những cuộc biểu tình ủng hộ Hoa và chống lại Tứ Nhân Bang. Hai đến
ba triệu người kéo xuyên qua thành phố và hô lớn theo nhịp: “Đả đảo
Giang Thanh!”. Khắp nơi ở trên tường hay trên những chiếc chiếu được dựng lên cho
việc này đều treo những tờ báo chữ to mà trên đó Giang Thanh và những
người theo bà bị biếm họa nhưng những con rắn bị hầm trong chảo, tên bị
viết đảo ngược lại và bị gạch ngang bằng mực đỏ – giống như bằng máu. Giang Thanh bây giờ là một con điếm và nữ hoàng, Vương Hồng Văn là
một kẻ kiêu ngạo tiêu xài phung phí. Có những lời lên án tương tự như
thế cho rất nhiều quan chức địa phương. Khi một người đàn ông trẻ xé
những bài viết phỉ báng ấy xuống, anh ấy bị đám đông hành hung. Mặc cho những lần cố gắng kích động và những cuộc biểu tình kéo dài,
sự căng thẳng tan biến nhanh chóng. Trẻ em chạy theo sau, các cửa hàng
trên đại lộ Nam Kinh bất thình lình có nhiều hàng hóa để bán, lôi kéo
người đến xem và khách mua hàng. Các cuộc biểu tình chống Tứ Nhân Bang
bắt đầu mang tính lễ hội nhân dân. Các cán bộ cao cấp nhẹ nhỏm, Thanh Giang nhất định đã thua cuộc rồi. NHƯNG MÃI BỐN NĂM SAU ĐÓ, trong mùa Đông 1980/81, Tứ Nhân Bang
và sáu người theo họ nổi tiếng nhất mới bị mang ra xử. Mười bị cáo bị
lên án là đã “truy nã cho tới chết” 34.800 người trong thời gian của
cuộc Cách mạng Văn hóa, “phỉ báng” thêm 729.511 người nữa. Lời buộc tội này tuy cũng hợp lý, thế nhưng nó không thể làm thay đổi
gì về việc, rằng vụ xét xử này đã trở thành một màn kịch mà trong đó
đặc biệt là Giang Thanh vẫn không chịu khuất phục tuy đã bị giam giữ
nghiêm ngặt nhiều năm liền và chửi rủa những người lên án bà là “phát
xít” và “thành viên của Quốc Dân Đảng”. Người vợ góa của Mao bị tuyên án tử hình, cũng như Trương Xuân Kiều;
hai thành viên còn lại của Tứ Nhân Bang nhận án nặng. Sau đấy, người ta
chuyển giảm án tử hình thành tù chung thân. Thế nhưng cả bốn người đều
được trả tự do trước khi chết. Giang Thanh, đơn độc và cay đắng, tự tử
năm 1991. Chỉ một năm sau cái chết của Mao, Đặng Tiểu Bình đã được phục hồi nhờ
vào sự giúp đỡ của viên chỉ huy quân đội nhiều quyền lực của tỉnh Quảng
Đông và trở về Bắc Kinh. Ngược lại, thanh thế Hoa Quốc Phong lu mờ –
điều ngược đời là cũng bởi vì màn kịch xử án chống “Tứ Nhân Bang”, việc
không những làm mất uy tín của Giang Thanh và những người theo bà ấy mà
cả Chủ nghĩa Mao nói chung. Cho tới 1981, Đặng có thể đẩy những người cạnh tranh của ông ấy ra
khỏi tất cả các chức vụ quan trọng mà không dẫn đến bắt bớ hay đấu
tranh. Hoa mất chức vụ chủ tịch đảng, thủ tướng và chủ tịch quân ủy,
nhưng vẫn được phép giữ chỗ đứng của ông ấy trong Trung ương Đảng. Đại đa số đảng viên đi theo đường lối của Đặng mà không hề càu nhàu,
vì họ muốn cắt đứt với cuộc Cách mạng Văn hóa đầy bất hạnh một cách kiên
quyết hơn nữa, hơn là có thể với một nhân vật tạm thời như Hoa. Trong 15 năm sau đấy, Đặng bây giờ trở thành người thống trị Trung
Quốc. Trong lúc đó, ông ấy đủ khôn ngoan để không thu tóm tất cả các
chức vụ quan trọng về cho mình, mà phân bổ những người trung thành vào
đó: Triệu Tử Dương trở thành thủ tướng, Hồ Diệu Bang tổng bí thư Đảng.
Tuy vậy, viên quan chức nhỏ người, bị lật đổ hai lần Đặng Tiểu Bình thật
ra vẫn trở thành người kế nhiệm Mao. Và ông ấy có nhiều dự định với Trung Quốc. Cay Rademacher Phan Ba dịch Giới thiệu tài liệu: Lý Chí Tuy, “Hồi ký bác sĩ riêng của Mao”.
Frederick C. Teiwes, Warren Sun, “The End of the Maoist Era”, Sharpe:
nghiên cứu khoa học tỉ mỉ về những năm cuối đời của Mao và các cuộc
tranh giành quyền lực trong những tháng sau cái chết của ông ấy. (Còn tiếp)
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét