Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
HƯƠNG VỊ QUÊ HƯƠNG 8
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
ĐI BÓP DƠI VỀ LUỘC NƯỚC DỪA
Hôm nay mình với anh Hoàng có đi bóp dơi vì mình có nghe nói là dơi luộc
nước dừa ăn rất ngon.Ở quê mình chỉ có dơi sen và dơi muỗi và không
trúng ngày nên chỉ bắt được có nhiêu đó thôi.Hương vị đồng quê cảm ơn
các bạn và mời các bạn cùng xem nhé!
Dơi - món khoái khẩu của dân nhậu miền Tây
13:07 19/04/2012
Dân miền Tây phân biệt hai loại dơi chính: dơi sen và dơi quạ. Dơi quạ
là dơi đen và to con hơn, dơi sen màu lông chuột. Theo lời truyền tụng
của người dân miền Tây, hai loại dơi này đều xấu và hôi, nhưng dơi bắt
được ngửi càng hôi thì thịt lại càng thơm.
Vào khoảng chập tối, một nhóm vài ba người lại chuẩn bị
nào dơi mồi, nào lưới dợt, giỏ đựng dơi. Đám thợ săn dơi bảo, nếu chưa
có dơi mồi thì phải chọn người biết cách thổi để dẫn dụ dơi đến. Thường
dùng lá mì hoặc lá cầy mỏng có độ đàn hồi, dùng hai bàn tay kẹp lá mì
chụm lại thổi, bắt chước tiếng dơi kêu. Người thổi tốt hay không được
“thấy” rõ qua việc dơi tìm đến nhiều hay ít? Chuẩn bị xong, trời cũng
vừa tối mịt, cả nhóm đi theo dọc bờ vườn, chọn nơi thuận lợi để dơi dễ
sà xuống, dân trong nghề quen gọi là “bến dơi”. Dợt chụp dơi được dựng
lên thì bắt đầu thổi. Việc đầu tiên là phải cố gắng bắt cho được dơi
mồi. Sau khi nghe tiếng dơi mồi kêu, dơi sẽ tìm đến, sà xuống thấp,
người cầm dợt cứ việc dợt theo dơi. Đêm càng sâu dơi tìm đến càng nhiều.
Vào những đêm trăng sáng việc bắt dơi rất khó nên thường rất ít người
đi dợt. Khi thổi dơi ở bến này một hồi lâu, không thấy dơi sà xuống nữa,
vì bến bị động, dơi sợ, thì sang bến khác, tiếp tục cho đến khi đầy giỏ
mới về.
Mỗi đêm đi bắt, chiến lợi phẩm là dơi sen, còn các loại
dơi khác (như dơi muỗi chẳng hạn) bắt được thì bỏ, vì thịt không ngon.
Mùa bắt dơi sen rộ nhất là vào mùa trái cây chín, nhất là mùa nhãn. Lúc
này, dơi rất mập và thịt rất thơm ngon. Trong các loại dơi miệt vườn Nam
Bộ, dơi quạ là to nhất, thịt nhiều nhưng rất khó bắt vì chúng bay rất
cao. Chúng thường xuất hiện vào những đêm trăng sáng, khi những cành gòn
trổ bông, để hút nhuỵ hoa. Để bắt được loại này người ta phải dùng nạng
thun để bắn. Dơi có nhiều món, nhưng thích nhất vẫn là món dơi sen nấu
cháo.
Đi bắt dơi về đến nhà thì đêm đã khuya, mọi vật như đã
chìm vào giấc ngủ. Trên bếp lửa, người ở nhà lui cui chuẩn bị bắc nồi
lên nấu cháo, và xắt bắp chuối xiêm, để sẵn. Thao tác làm thịt dơi phải
đúng cách, nếu không thịt dơi sẽ mất đi hương thơm và vị ngọt. Đặc biệt,
khi làm thịt dơi không được rửa nước. Người chế biến nắm cánh dơi, lột
da, rồi ngắt phía sau rút hết ruột, thế là xong. Thịt dơi có thể băm nhỏ
hoặc xắt miếng, bắc chảo lên khử tỏi cho thơm, rồi để thịt vào xào, vừa
chín thì lấy ra cho vào nồi cháo nấu tiếp, nêm nếm vừa ngon thì dùng tô
đã chuẩn bị sẵn, rau bắp chuối để dưới và múc cháo vào, ăn nóng. Tiêu,
ớt, chanh xắt và nước mắm chua ngọt sẵn sàng để tuỳ theo khẩu vị mà
người ăn có thể thêm vào.
Đối với món cháo dơi, cách chế biến cũng bình dị như
các loại cháo khác, nhưng điểm độc đáo là cháo dơi rất thơm ngọt tự
nhiên, lại ăn giữa đêm khuya tĩnh lặng. Ngoài ra, dân nhậu miền Tây còn
có thể thưởng thức món dơi khìa nước dừa, trộn gỏi bắp cải, cuốn bánh
tráng chấm nước mắm chua ngọt.
Nghe cánh bợm nhậu, thịt dơi ăn vào rất mát lại bổ cho
chân và thận. Theo họ, con dơi sống trong bóng đêm, tích tụ được nhiều
âm khí nên huyết nó mát, lại chỉ ăn côn trùng sâu bọ, trái chín cây nên
thịt rất sạch. Các món ăn được chế biến từ thịt dơi có khá nhiều, nhậu
chế một kiểu, ăn thường lại kiểu khác. Con dơi lột da, bỏ ruột chặt
miếng ướp muối tiêu nướng chín trên than hoa kèm chút rau thơm chấm muối
tiêu chanh ăn nóng hôi hổi khiến người ta liên tưởng đến thịt gà mà
không phải gà, thịt chim mà không phải chim, cảm giác về vị ngon rất lạ
lùng.
Theo lời dạy bảo của… các ông bợm nhậu, thịt dơi kẹp
lại nướng than tàu vừa nóng, nhắm với rượu, đậm hơn thịt gà, xương mềm
hơn, nhai giập ra ngon lạ lùng, mà lại thơm, thoang thoảng cái vị chim
se sẻ. Nướng được gắp nào, nhắm ngay gắp đó, điểm mấy cánh ngò và mấy tí
hành hoa chấm muối, tiêu, chanh, ớt, thế là xong!Dơi còn được dân miền
Tây ăn với cơm, dơi có thể làm thành nhiều thứ, tuy nhiên nhưng được
hoan nghênh nhiều là hai món xào lăn và băm viên; nhưng dù là nướng chả,
băm viên hay xào lăn, tất cả các thứ đó cũng không quí bằng món huyết -
một “siêu phẩm” của dơi mà họ bảo rằng là còn quí hơn cả tiết dê và
tiết chim se sẻ.
Dơi được giết ra thịt trắng. Những người lớn tuổi ở đây
bảo rằng: món cháo thịt dơi với đậu xanh ăn vào rất mát mẻ, bổ dưỡng
tăng cường sinh lực.
Người dân miền Tây chỉ thường ăn dơi quạ, vì dơi quạ to
con, lợi thịt, nhiều huyết. Căng một con dơi quạ lớn ra, từ đầu cánh
này sang đầu cánh kia có thể dài đến một sải tay. Thui lông đi rồi, con
này to chừng con gà mái tơ.
Còn dơi sen là giống dơi mà người ta vẫn thường thấy
chiều chiều bay chập chờn trên thành phố hay đồng quê bắt muỗi. Giống
này nhỏ, chỉ hơn con chim sẻ một chút và có tiếng là hôi hơn quạ nhiều.
Người dân ở đây bảo rằng, dù là dơi sen hay dơi quạ, một khi làm thịt mà
bỏ mấy cục xạ đi rồi, thì thịt cũng thơm phưng phức, hấp dẫn đáo để.
Trời nóng, ăn không được, muốn đổi món cho lạ miệng thì làm bát cháo dơi
mà ăn, mát ruột mà lành. Song đã ăn dơi thì phải có rượu.
Chẳng biết thực hư thế nào, mà dân nhậu miền Tây thường
kháo nhau huyết dơi quạ pha với rượu uống có thể trị được bệnh ho lao,
đau phổi nặng. Tuy nhiên, việc lấy được huyết dơi cũng rất khó, tốn
nhiều công sức. Dân nhậu xúi nhau muốn ăn thịt dơi thì về miền Tây. Ở
Sóc Trăng có ngôi chùa của người Khơ me Nam bộ. Đây gần như là ngôi chùa
Khơ me duy nhất thờ Phật trong số mấy trăm ngôi chùa nằm rải rác khắp
vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khách du lịch thường gọi đó là Chùa Dơi vì
vài trăm năm nay ở chùa có đàn dơi quạ tự nhiên quần tụ sinh sống, số
lượng có lúc ước tới hàng triệu con. Dơi quạ con lớn có sải cánh dài đến
trên 1m, thân mình to bằng cả chú gà tơ. Cứ chập choạng tối và tờ mờ
sáng là lúc chúng ràn rạt kéo bầy đi kiếm ăn.
Dơi quạ là loài dơi to nhất (mỗi con nặng cả ký và khi
bay giang cánh ra dài cả 2 mét), lại sống bằng cách hút mật bông sầu
riêng, ăn chôm chôm chín nên được "mệnh danh" là thịt đại bổ.
Dơi đem thui riêng hai đầu cánh nó đi, vặt lông măng
cho thật sạch rồi chính tay cắt tiết ở hai đầu cánh ấy, hứng vào rượu,
khoắng lên cho đều mà uống ngay mới tốt. Cầu kì hơn một chút thì lúc cắt
nên bỏ đi tí huyết đầu, tí huyết đuôi, chỉ dùng cái huyết giữa
Dơi quạ chỉ xuất hiện hai lần trong một năm. Lần đầu là
đúng vào mùa sầu riêng trổ bông và lần thứ hai vào khoảng Tết Ðoan Ngọ
(mùng 5 tháng 5 âm lịch): mùa chôm chôm chín. Dơi quạ bay theo từng đàn
hàng chục con và chọn những cây sầu riêng cao đang nở bông trắng xóa,
thơm ngát đổ xà vào cắn đài bông hút mật. Chúng bất ngờ xuất hiện vào
lúc nửa khuya về sáng, bâu vào cành, ngọn sầu riêng để cắn bông Mờ sáng,
đàn dơi quạ biến mất nhưng chủ vườn vẫn nhận diện được dấu vết mà chúng
đã ghé qua bằng bông sầu riêng xả trắng gốc cây. Dơi quạ ngủ rất nhiều,
suốt cả ngày đến nửa đêm. Dơi quạ to bằng con mèo nhưng khi chặt bỏ đôi
cánh, chân và lột da chỉ còn một khối thịt đỏ hỏn nặng khoảng nửa ký,
được dân nhậu chặt ra xào lăn. Nhưng món làm nên "tên tuổi" cho dơi quạ
lại là nấu cháo đậu xanh. Thịt dơi được băm nhuyễn nêm nước mắm, củ
hành, bột ngọt cho xào nhẹ một lượt rồi đổ vào nồi cháo nấu nhừ với đậu
xanh. Đẻ át hơi hôi của dơi, khi chế biến dân nhậu thường rắc thêm một
ít tiêu, hành ngò...
Theo Đất Việt
DƠI QUẠ NẤU CHÁO ĐẬU XANH
Món ăn từ con vật vừa xấu vừa hôi "hạ gục" dân nhậu
B. Bình |
7
Thịt dơi là món đặc sản quý hiếm, không phải nơi nào cũng có. Nhờ ăn toàn trái cây nên thịt dơi rất ngon, ăn rất mát và bổ.
Loài dơi có nhiều loại như dơi quạ, dơi sen, dơi chó, dơi hương…
Còn ở miền Tây, người ta phân biệt hai loại dơi chính là dơi sen và
dơi quạ. Dơi quạ là dơi đen và to con hơn, dơi sen màu lông chuột.
Theo lời truyền tụng của người dân nơi đây, hai loại dơi này đều xấu
và hôi, nhưng dơi bắt được ngửi càng hôi thì thịt lại càng thơm.
Người dân miền Tây chỉ thường ăn dơi quạ, vì dơi quạ to con, lợi
thịt, nhiều huyết. Căng một con dơi quạ lớn ra, từ đầu cánh này sang đầu
cánh kia có thể dài đến một sải tay. Thui lông đi rồi, con này to chừng
con gà mái tơ.
Còn dơi sen là giống dơi mà người ta vẫn thường thấy chiều chiều bay
chập chờn trên thành phố hay đồng quê bắt muỗi. Giống này nhỏ, chỉ hơn
con chim sẻ một chút và có tiếng là hôi hơn quạ nhiều.
Loài dơi thường sống thành bày đàn. Ảnh: VTV
Người dân ở đây bảo rằng, dù là dơi sen hay dơi quạ, một khi làm thịt
mà bỏ mấy cục xạ đi rồi, thì thịt cũng thơm phưng phức, hấp dẫn đáo để.
Trời nóng, ăn không được, muốn đổi món cho lạ miệng thì làm bát cháo
dơi mà ăn, mát ruột mà lành. Song đã ăn dơi thì phải có rượu, theo miêu
tả trên tờ Đất việt.
Cũng theo thông tin trên tờ này, dơi quạ là loài dơi to nhất (mỗi con
nặng cả ký và khi bay giang cánh ra dài cả 2 mét), lại sống bằng cách
hút mật bông sầu riêng, ăn chôm chôm chín nên được "mệnh danh" là thịt
đại bổ.
Dơi quạ chỉ xuất hiện hai lần trong một năm. Lần đầu là đúng vào mùa
sầu riêng trổ bông và lần thứ hai vào khoảng Tết Ðoan Ngọ (mùng 5 tháng 5
âm lịch) - mùa chôm chôm chín.
Theo miêu tả trên tờ Lao động, loài dơi thường sống thành bầy đàn, ăn
trái cây vườn, khoảng chập tối, người ta chuẩn bị dơi mồi, lưới vợt,
giỏ đựng để đi săn bắt chúng.
Nếu chưa có dơi mồi thì phải chọn người biết cách thổi để dẫn dụ dơi
đến. Người thổi phải có hơi dài và biết kỹ thuật thổi. Thường dùng lá mì
hoặc lá cầy mỏng có độ đàn hồi, dùng hai bàn tay kẹp lá mì chụm lại
thổi, bắt chước tiếng dơi kêu.
Khi bắt được dơi bỏ vào giỏ đựng đem về làm thịt cũng phải khéo léo khi lấy ra kẻo dơi cắn vào tay chảy máu.
Trước khi làm thịt, dơi được cắt tiết; huyết dơi có tính hàn, uống
rất mát, thường dùng pha với rượu uống. Với dân nhậu, uống được rượu
huyết dơi là đã hơn nhiều so với rượu huyết dê hay huyết rắn,... Một số món phổ biến được chế biến từ dơi: Dơi nướng chao: Khi chế biến món này, phải chặt bỏ hai cánh
và đầu. Lấy hai cục xạ trắng cứng dưới nách liệng bỏ, lột bỏ da và bộ
lòng, ướp dơi với nước tương, chao đỏ, rượu, dầu mè, dầu hào, bột ngọt,
tiêu và mè cho thấm.
Sau đó cho dơi lên bếp lửa than, nướng vàng đều. Vừa nướng vừa thoa
mỡ cho dơi không bị khô. Dơi chín, từng miếng thịt dơi vàng rộm, giòn,
thơm ăn một lần sẽ không thể nào quên được.
Món dơi nướng chao. Ảnh: Đất việt
Dơi xào lăn: Để có món này chỉ cần làm sạch dơi rồi chặt từng miếng nhỏ xào với sả, ớt. Cháo dơi nấu đậu xanh: Đây được coi là món ngon và bổ dưỡng hơn cả.
Dơi được để nguyên con khi nấu cháo, chỉ băm cánh, đầu sau khi chao
dầu ăn với tỏi cho thơm, sau đó hầm chung “thân dơi” cùng với gạo, đậu
xanh cà, nấm, gừng, hành lá và nêm nếm cho vừa miệng.
Ngoài ra, dân nhậu miền Tây còn có thể thưởng thức món dơi khìa nước
dừa, trộn gỏi bắp cải, cuốn bánh tráng chấm nước mắm chua ngọt...
Già làng Đinh Văn Bớt (68 tuổi) ở thôn Tà
Lâu, xã Ba (Đông Giang, Quảng Nam) là chuyên gia săn bắt dơi cho biết:
“Ở Trường Sơn có hàng chục loại dơi to (ađhôôr) hay dơi nhỏ (briêng)
khác nhau.
Tùy theo tập quán vùng cao hoặc thấp mà đồng bào Cờ Tu nơi đây chế
biến dơi thành những món ăn hấp dẫn khác nhau. Đây là món được coi là
quý hiếm và bổ dưỡng. Thịt dơi chế biến nhiều món ăn hấp dẫn khác như
cháo dơi, dơi hầm trong ống lồ ô, dơi rán, dơi nướng “mọi”…, nhưng món
cháo dơi nấu với đậu xanh là thơm ngon, bổ dưỡng hơn cả.
Con rơi (Ảnh minh hoạ)
Dơi
khi đem về, chặt bỏ hai cánh và đầu. Lột bỏ da và ruột. Ướp thịt dơi đã
làm sạch với chút xíu nước mắm ngon, mật ong, bột nêm, tiêu và mè… để
khoảng 30 phút cho gia vị thấm vào vào thịt rồi rải thịt dơi lên vỉ,
nướng cho vàng đều trên than hồng. Trong khi nướng, thoa thêm chút dầu
ăn cho thịt dơi thơm và không bị khô.
Tuy nhiên, món cháo dơi
được người sành ăn ưa chuộng bởi ăn xong, sẽ mang lại cái mát, cái bổ
dưỡng cho cơ thể. Món cháo dơi nấu với đậu xanh được chế biến như sau:
Dơi nấu nguyên con, chỉ băm cánh, đầu sau khi chao dầu ăn với tỏi cho
thơm, sau đó hầm chung “thân dơi” cùng với gạo, đậu xanh cà, nấm, gừng,
hành lá và nêm nếm cho vừa miệng.
Gắp miếng thịt dơi còn nóng
hổi, chấm muối tiêu chanh ăn cùng rau đắng, mùi thơm hòa quyện vào nhau
xông lên mũi ngất ngây. Khi bụng đói, nhìn nước trong nồi lẩu cháo dơi
sôi ùng ục, húp vài muỗng cháo vừa nóng vừa ngọt, lúc này mồ hôi vã ra
ngay, trong người khoan khoái, dễ chịu...
Theo Tiên Sa (Tiên Sa)
Tới Đồng Nai nhớ thưởng thức đặc sản dơi xào lăn
Ngoài bưởi Tân Triều, mít Tố Nữ, Đồng Nai còn có
món đặc sản khá độc đáo và được nhiều người yêu thích là dơi xào lăn.
Nếu một lần qua đây, bạn hãy nếm thử đặc sản này để biết đất Đồng Nai
không chỉ có hoa trái ngọt lành.
Đồng Nai là một trong những điểm nghỉ ngơi,
thư giãn lý tưởng trong ngày cuối tuần cho những ai ở Sài Gòn. Khí hậu
nơi đây được chia làm 2 mùa (mùa mưa và mùa nắng) lại rất thuận hòa, tạo
điều kiện cho cây cối đơm hoa kết trái. Vì quanh năm có nhiều hoa thơm
quả ngọt nên Đồng Nai là nơi trú ngụ của nhiều loài dơi: dơi quạ, dơi
sen, dơi chó, dơi hương…
Do đó, người ta đã bắt những con dơi và chế biến theo nhiều cách khác
nhau. Ở đất Đồng Nai, thịt dơi là đặc sản được yêu thích, đặc biệt với
dân nhậu. Bởi thế, có dịp đến Đồng Nai mà bạn không thưởng thức món ăn
độc đáo, lạ lùng này sẽ là điều hối tiếc.
Đĩa thịt dơi xào lăn hấp dẫn khiến thực khách tứa nước miếng. Ảnh: dulichmienphi
Thịt dơi có vị ngọt đượm, thơm khi
xào lăn càng dậy mùi và kích thích vị giác khiến ta thòm thèm. Theo kinh
nghiệm của người dân, dơi càng hôi thì thịt càng đậm đà. Huyết dơi có
tính hàn, mát. Trong dân gian thường pha huyết dơi với rượu được cho là
có tác dụng chữa bệnh hen suyễn, thị lực kém… thậm chí cả hiếm muộn con.
Với người miền Tây, dơi được phân biệt thành 2 loại chính là dơi sen
(màu lông chuột) và dơi quạ (dơi đen, to con hơn dơi sen). Tuy 2 loại
dơi này vừa xấu vừa hôi nhưng cho thịt thơm nhất khi nấu.
Dơi là một trong những đặc sản du khách nên thưởng thức khi tới Đồng Nai. Ảnh: VTC
Bắt dơi không phải việc đơn giản vì
nếu không cẩn thận sẽ bị chúng cắn chảy máu tay. Ban ngày, người ta
thường tìm đến những hang động hay trần nhà tối để bắt dơi. Thậm chí bọn
trẻ con còn tìm và bắt dơi muỗi trú ẩn trong đọt chuối non. Nhưng loại
dơi này sẽ không được dùng để chế biến món ăn vì thịt không ngon.
Tại Đồng Nai, mùa trái chín cũng là mùa đi săn dơi. Khi này, tại các
vườn cây ăn trái, người ta thường săn dơi vào buổi đêm vì đêm càng đen
kịt thì dơi tìm đến càng nhiều. Để chuẩn bị cho một đêm săn dơi, cần có
dơi mồi, lưới dợt và giỏ. Nếu không có dơi mồi thì cần có người biết
cách thồi lá, dụ dơi bay đến. Họ thường dùng lá mì hoặc lá cầy mỏng có
độ đàn hồi thổi lên để bắt chước tiếng dơi kêu.
Dơi sen rộ nhất vào mùa nhãn chín, lúc này dơi vừa mập lại cho thịt
thơm ngon. Mỗi đêm đi săn, dơi sen là chiến lợi phẩm chủ yếu, dơi quạ
khó bắt hơn vì chúng bay rất cao.
Dơi bắt về được cắt tiết, làm thịt sạch sẽ. Nếu không biết cách làm,
thịt dơi sẽ mất hương thơm và vị ngọt đặc trưng. Khi làm thịt dơi phải
nhớ không được rửa nước. Người làm bếp có kinh nghiệm chỉ cần nắm cánh
dơi, lột da, rồi ngắt phía sau rút hết ruột là xong.
Thịt dơi nướng. Ảnh: Internet
Thịt dơi có thể dùng để nướng chao,
nướng than tàu, nấu cháo… nhưng ngon nhất, đơn giản nhất vẫn là dơi xào
lăn. Sau khi sơ chế, dơi được chặt thành từng khúc nhỏ, xào với sả, ớt.
Không chỉ là món nhậu, dơi xào lăn cũng là là món ăn quen thuộc trong
những bữa cơm hàng ngày của người dân Đồng Nai cũng như người miền Đông
Nam Bộ.
Dù là lần đầu tiên hay đã vô số lần được nếm qua, thịt dơi lúc nào
cũng dễ dàng chinh phục những thực khách khó tính. Miếng thịt dơi xào
lăn vừa mềm vừa giòn, ngọt đượm đà, bùi bùi, ngai ngái đặc trưng lẫn
trong sả cay, ớt nồng khiến ta vừa ăn vừa hít hà và nhớ mãi.
Ở
những vùng quê, nơi có nhiều cây trái, hoa quả ngọt cũng là nơi loài dơi
thường xuyên trú ngụ. Loài dơi cũng có nhiều loại như dơi quạ, dơi sen,
dơi chó, dơi hương…
Chúng
sống thành bầy đàn, ăn trái cây vườn, khoảng chập tối, người ta chuẩn
bị dơi mồi, lưới vợt, giỏ đựng để đi săn bắt chúng. Nếu chưa có dơi mồi
thì phải chọn người biết cách thổi để dẫn dụ dơi đến. Người thổi phải có
hơi dài và biết kỹ thuật thổi. Thường dùng lá mì hoặc lá cầy mỏng có độ
đàn hồi, dùng hai bàn tay kẹp lá mì chụm lại thổi, bắt chước tiếng dơi
kêu.
Khi
bắt được dơi bỏ vào giỏ đựng đem về làm thịt cũng phải khéo léo khi lấy
ra kẻo dơi cắn vào tay chảy máu. Trước khi làm thịt, dơi được cắt tiết;
huyết dơi có tính hàn, uống rất mát, thường dùng pha với rượu uống. Với
dân nhậu, uống được rượu huyết dơi là đã hơn nhiều so với rượu huyết dê
hay huyết rắn
Thao
tác làm thịt dơi phải đúng cách, nếu không thịt dơi sẽ mất đi hương
thơm và vị ngọt. Đặc biệt, khi làm thịt dơi không được rửa nước. Ta nắm
cánh dơi, lột da, rồi ngắt phía sau rút hết ruột, thế là xong. Thịt dơi
có vị ngọt và thơm, dơi càng hôi thì ăn càng đậm đà, có thể chế biến
thành những món ăn lạ miệng như nướng, xào lăn, nấu cháo,...
Dơi
nướng chao là một trong những món ngon độc đáo nhất khi thưởng thức
loại động vật này. Khi làm thịt dơi, chặt bỏ hai cánh và đầu. Lấy hai
cục xạ trắng cứng dưới nách liệng bỏ, lột bỏ da và bộ lòng, ướp dơi với
nước tương, chao đỏ, rượu, dầu mè, dầu hào, bột ngọt, tiêu và mè cho
thấm. Sau đó cho dơi lên bếp lửa than, nướng vàng đều. Vừa nướng vừa
thoa mỡ cho dơi không bị khô. Dơi chín, từng miếng thịt dơi vàng rộm,
giòn, thơm ăn một lần sẽ không thể nào quên được.
Đơn
giản nhất là món dơi xào lăn dùng để ăn cơm hằng ngày. Để có món này
chỉ cần làm sạch dơi rồi chặt từng miếng nhỏ xào với sả, ớt. Khi ăn vừa
hít hà mới ngon.
Món
cháo dơi lại được nhiều người ưa thích vì nó vừa làm no bụng một cách
dễ chịu vừa giải nhiệt và bổ dưỡng. Nhưng muốn có món cháo ngon thì dơi
phải lột da bằm nhỏ (có nơi để nguyên con), xào gia vị cho đậm đà rồi
cho vào nồi cháo gạo lúa mùa nấu nhừ với đậu xanh, gừng, nấm rơm, hành
lá cùng một ít gia vị cần thiết. Cháo dơi ăn với giá sống, rau đắng
đồng, nặn chút chanh tươi, chấm muối tiêu chanh ớt hoặc nước mắm trong.
Món này bổ dưỡng giúp người già ăn ngon, ngủ tốt; trẻ con ăn sẽ hết
chứng bụng ỏng, da xanh.
Đặc
biệt với dân đi săn bắt dơi được thưởng thức món cháo dơi ăn giữa đêm
khuya, chắc chắn sẽ cho ta một cảm giác thật là sảng khoái. Cách chế
biến cũng bình dị như các loại cháo khác, nhưng điểm độc đáo là cháo dơi
rất thơm ngọt tự nhiên, lại ăn giữa đêm khuya tĩnh lặng, bên bếp lửa
miệt vườn thì chẳng có thú vị nào bằng.
Thịt
dơi giờ đây cũng là một món đặc sản được nhiều người ưa thích, nhưng có
lẽ với dân sành nhậu để sảng khoái với món rượu huyết dơi, những lát
mồi dơi nướng thơm ngon thì không có cái thú nào bằng khi được dịp về
chốn miệt vườn cây trái ở làng quê để đi săn bắt dơi về chế biến.
Dơi
là món ăn khá phổ biến ở miền Tây, rất nhiều người lầm tưởng tiết canh
của chúng bổ dưỡng. Đã có trường hợp ngộ độc dẫn đến tử vong vừa xảy ra.
Ông Minh (59 tuổi) ở thị trấn Phước Long, Bạc Liêu vừa tử vong nghi do ngộ độc thực phẩm sau khi ăn tiết canh dơi hôm 13/12.
Tối
11/12, ông Minh làm thịt dơi nhậu với những người cùng xóm. Uống được
vài ly rượu và ăn tiết canh dơi, ông Minh đau bụng dữ dội, tiêu chảy
nhiều lần rồi gục tại nhà vệ sinh.
Được người thân đưa vào bệnh
viện gần nhà cấp cứu nhưng nạn nhân không qua khỏi. Vụ việc trên một lần
nữa cảnh báo người dân nên cẩn trọng khi ăn các loại tiết canh động
vật.
Dơi là loại động vật cần thiết cho sinh thái bởi chúng đóng vai trò thụ phấn hoa hay phát tán hạt cây (Ảnh minh họa: Internet)
Có nên ăn thịt dơi?
Về
điều này, giáo sư Nguyễn Lân Dũng - Chủ tịch Hội các ngành Sinh học
Việt Nam cho biết, dơi là loài thú duy nhất có thể bay được. Đa số loài
dơi ở nước ta ăn sâu bọ, số còn lại chủ yếu ăn hoa quả và chỉ có vài
loài ăn thịt.
'Chi trước của dơi được biến đổi thành cánh da. Ngón
tay, trừ ngón một rất dài và căng màng da mỏng không lông. Màng da nối
không chỉ chi trước với chi sau và cả chi sau với đuôi. Cơ ngực lớn,
chúng đẻ con và nuôi con bằng sữa.
Dơi là loại động vật cần thiết
cho sinh thái bởi chúng đóng vai trò thụ phấn hoa hay phát tán hạt cây,
sự phân tán của nhiều loài cây lệ thuộc hoàn toàn vào dơi', giáo sư Lân
Dũng thông tin về loài dơi.
Dơi sống phân bố trải dài nước ta,
nhưng không phải loại nào cũng ăn được, những loài dơi ăn được thường là
các loại ăn trái cây như dơi sen, dơi quạ… Một số loại khác như dơi
muỗi, dơi say, dơi chó… thì người ta không ăn thịt bởi loài này rất hôi,
thịt không ngon. Dơi được sử dụng làm món ăn phổ biến ở các vùng miền
Tây.
Còn PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và Công
nghệ thực phẩm Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, dơi là loại động vật
hoang dã, không phải là con vật được ăn thịt phổ biến nên khi dùng làm
thức ăn cần rất thận trọng.
Chuyên gia này cho rằng dơi có thể ăn thịt nếu biết cách chế biến và làm sạch sẽ.
'Hiện
chưa có tài liệu nghiên cứu sâu về loài dơi cũng như độc tố của chúng
trong vấn đề công nghệ thực phẩm. Do đó, để an toàn, người dân chỉ nên
sử dụng phần thịt dơi sau khi được làm sạch sẽ. Các phần còn lại, nhất
là nội tạng, tốt nhất nên vứt bỏ khi chế biến vì chúng có thể chứa nhiều
mầm bệnh. Bên cạnh đó, dơi là một trong những con vật dễ nhiễm H5N1 do
chúng chuyên ăn các loại muỗi và các động vật bay được khác. Cách tốt
nhất là phải nấu chín loại thịt này', PGS Thịnh cho hay.
Tiết canh dơi - tuyệt đối không ăn
Mặc dù cho rằng thịt dơi có thể dùng làm món ăn song các chuyên gia đều khuyến cáo, tuyệt đối không ăn tiết canh dơi.
Trả
lời thêm về điều này, lương y Đa khoa Vũ Quốc Trung cho hay, đối với
loài dơi, phân là thành phần duy nhất được sử dụng như một vị thuốc tốt
trong Đông y. Chúng được dùng chữa bệnh mắt kém rất hiệu quả. Tiết canh
dơi hoàn toàn không phải là vị thuốc bổ dưỡng như nhiều người lầm tưởng.
'Bản
chất của tiết canh là ăn máu sống, trong khi đó, trong máu của dơi nói
riêng hay tất cả các con vật khác nói chung đều có thể chứa rất nhiều
siêu vi khuẩn, độc tố nguy hiểm, gây bệnh cho người ăn.
Đặc biệt,
dơi có guồn gốc bất định, rủi ro khi ăn thịt và tiết canh rất cao. Chúng
có thể ăn sâu bọ, côn trùng hoặc các loại cây chứa độc tố. Khi chúng ta
ăn, khả năng nhiễm độc xảy ra cao', lương y cho hay.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét