HƯƠNG VỊ QUÊ HƯƠNG 2
(ĐC sưu tầm trên NET)
Sâu tre, bọ nước, nhộng ong, da trâu thối, bọ xít... là những món ăn đậm chất vùng cao không phải ai cũng dám thử.
Những
con sâu tre (sâu măng) màu trắng muốt, dài bằng hai đốt ngón tay bò lúc
nhúc được đem chiên giòn tan cùng lá chanh đang là món ăn khoái khẩu
của người Hà Nội, dù giá lên đến nửa triệu đồng/kg.
Trên tay xách một túi sâu màu trắng nặng khoảng 2kg vẫn còn bò lúc nhúc, anh Nguyễn Hoàng Quân ở Giang Văn Minh (Ba Đình, Hà Nội) khoe: đây là sâu tre, anh phải dậy từ 5 giờ sáng để phi xe máy ra bến xe chờ hai tiếng lấy được túi sâu này.
Anh Quân cho biết đây là món khoái khẩu, anh phải đặt mua tận trong Thanh Hóa trước đó cả tuần mới có hàng. Với số sâu này, anh chia làm 2 phần, một phần gửi biếu bố mẹ, phần còn lại tối anh làm món sâu tre chiên giòn với lá chanh thiết đãi bạn bè và vợ con.
Loại
sâu này chiên giòn lên, ăn vừa béo ngậy lại giòn tan cực kỳ hấp dẫn.
Anh Quân đã được thưởng thức món sâu tre đúng thời điểm này cách đây 2
năm, dịp vào vùng Mường Lát (Thanh Hoá) công tác. Khi đó, anh được bà
con thiết đãi món sâu tre là đặc sản khá nổi tiếng của vùng này.
"Mới đầu nhìn thấy những con sâu tre to bằng đầu đũa, dài bằng hai đốt ngón tay xếp đầy trên đĩa tôi cảm thấy rùng mình. Thực ra thì tôi mới ăn thử loại tôm bay, nhộng tằm. Thế nhưng, khi nếm con sâu đầu tiên thấy giòn ngon, thơm và béo ngậy rất hấp dẫn. Ăn một lại muốn ăn thêm, cứ thế thành nghiện món sâu tre này luôn", anh Quân chia sẻ.
Chị Hà Thị Thuý ở phố Trung Hoà (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng cho hay, vào mùa này, sâu măng hay còn gọi là sâu tre luôn là món ăn khoái khẩu của gia đình chị.
"Nhìn đĩa sâu chiên giòn đặt ở giữa mâm cơm cũng ghê ghê, nhưng các thành viên trong gia đình tôi ai cũng nghiện. Đặc biệt là hai con tôi còn khen ăn giòn như bim bim, một bữa cơm có thể ngồi ăn hết cả đĩa mà không thấy chán", chị nói.
Tuy nhiên, món sâu này rất hiếm, giá đắt mà phải tìm được
mối để đặt hàng trước cả tuần. Mua được rồi, chị lại chia ra làm nhiều
bữa, mỗi bữa đem chế biến 3-4 lạng ăn dè. Còn lại, cất sâu vào tủ cấp
đông, tuần đem ra chiên 1-2 lần.
Trao đổi với PV. VietNamNet,
anh Lê Văn Thọ ở Hoàng Hoa Thám (Ba Đình, Hà Nội), một mối chuyên buôn
bán các loại đặc sản vùng Tây Bắc, cho biết, sâu tre gần giống với sâu
chít. Song, sâu chít dân thường để ngâm rượu còn sâu tre mọi người
thường mua về chế biến.
Theo anh Thọ, mùa sâu tre bắt đầu từ tháng 9, đến cuối tháng 10 là hết. Đây là thời điểm sâu tre sinh sôi nảy nở, sâu nhiều và béo nhất. Người dân ở những vùng núi như Sơn La, Mường Lát (Thanh Hoá) thường vào các khu rừng, tìm những cây tre, nứa có biểu hiện héo ngọn, đốt tre bị co rúm, ngắn lại khác thường thì chặt những đốt ấy ra, kiểu gì cũng thấy những con sâu tre màu trắng lúc nhúc bên trong.
Sâu này khá hiếm, không phải cây tre nào cũng có. Song, nếu tìm trúng đốt tre có sâu thì mỗi đốt có thể chứa đến nửa ký sâu.
Trước đây, sâu tre được bà con mang về làm thức ăn cho gia đình. Nhưng giờ nhu cầu mua sâu tre của người dân thành thị tăng lên, sâu tre được bán cho các nhà hàng, quán ăn làm món đặc sản khá nhiều.
Là món ăn đặc sản, chỉ khai thác được ngoài tự nhiên theo mùa nên sâu tre ở Hà Nội có giá tới nửa triệu đồng/kg, nhưng lượng hàng anh Thọ gom từ các mối quen vẫn không đủ để bán. Khách muốn mua phải đặt trước 1 tuần.
Đặc biệt, loại sâu này là hàng tươi sống, rất khó vận chuyển, không cẩn thận sâu sẽ chết nên khi có hàng, anh thường sang tay luôn cho khách đã đặt, đảm bảo sâu tới tay khách tươi ngon lại tránh bị hao hụt.
Bảo Phương
ĐẶC SẢN TÂY BẮC VỪA ĂN VỪA SỢ
Những món vừa ăn vừa rùng mình chỉ có ở Tây Bắc
01/04/2017, 13:15 (GMT+7)Sâu tre, bọ nước, nhộng ong, da trâu thối, bọ xít... là những món ăn đậm chất vùng cao không phải ai cũng dám thử.
Da trâu thối (Năng min) được người Thái chế biến thành những món ăn cầu kỳ. Da để lông xong ủ bằng lá chuối kín, để 2 ngày vào mùa hè, và lâu hơn nếu mùa đông. Khi nào có mùi thì rửa lông sẽ tự rụng hết. Sau đó phơi, nấu canh bon, hoa chuối (cho thêm bột gạo nếp như món súp), nướng. |
Bọ nước (ấu trùng chuồn chuồn) là món ăn không phải lúc nào cũng có sẵn. Bọ nước bắt ở sông suối quanh khu vực Điện Biên vào thời điểm tháng 3, tháng 4. |
Bọ làm sạch chân, lươn băm nhỏ, cho thêm gia vị, tiêu rừng (mắc khén), và rau thơm, tía tô, hành, húng tròn, húng chó, ớt, xả bọc lá chuối, sau đó vùi than hồng khoảng 40 phút. Khi chín, món này có vị thơm của rau và hạt tiêu rừng, bọ bùi, dai và hơi ngậy. |
Muồm muỗm thường xuất hiện vào thời điểm đầu hè. Cách chế biến
món này khá dễ, sau khi làm sạch, muồn muỗn om với nước măng chua (hoặc
giấm gạo) trên bếp lửa liu riu. Cạn nước, cho mỡ (hoặc dầu ăn) vào, đảo
đều tay trên bếp to lửa; khi nào nghe tiếng nổ lách tách tức là muồm
muỗm đã chín giòn, cho bột canh (hoặc nước mắm, hạt nêm...) vừa đủ cùng
với mì chính, một chút ớt tươi. Cuối cùng, cho lá chanh thái chỉ nhỏ
vào, đảo đều chín tới lá chanh là bắc chảo ra được. Muồm muỗm rang chín
có màu vàng sậm, rất thơm ngậy. Thông thường mọi người chế biến món này bằng cách vặt cánh,cắt bỏ chân, rửa sạch rồi đem lên rang với hành khô, gừng, lá chanh, nước mắm... |
Bọ xít là món đặc trưng ở các tỉnh vùng núi phía bắc, thời điểm
nhiều nhất là đầu tháng 5, khi hoa nhãn, xoài, vải bắt đầu nở. Bọ xít chế biến cầu kỳ bởi nếu không làm sạch người ăn vào sẽ mất vị giác ít hôm. Người dân bắt được sẽ ngâm nước gạo nhiều giờ, nhiều lần để khử hết mùi, sau đó bỏ cánh, đầu, chân rồi đun với nước chua cho tới khi chín giòn. Món này khi ăn phải đảm bảo mùi thơm ngậy, mùi lá chanh, nhai có vị giòn, bùi không bột. |
Từ tháng 12 đến 1 Dương lịch, người Thái tinh mắt sẽ nhìn ra cây
tre bị đục lỗ (trong lỗ luôn có một lớp màng bảo vệ sâu bên trong) là
cây tre bánh tẻ, đang mọc nhưng bị đứt đoạn, có cây phình to. Bên trong
luôn chưa ít nhất 500 gr đến hơn 1 kg sâu trắng muốt. Sâu tre có thể hấp
hoặc chao trên dầu nóng. Do món này rất ngậy và giàu đạm nên phải có
thứ nước chấm đặc trưng đi kèm là nước măng chua. Món ăn này được chế biến khá đơn giản chỉ cần hấp hoặc rang, gần chín cho thêm lá chanh là khi ăn đã rất tuyệt. |
Mùa ong đất xây tổ là vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ. Đến khoảng
cuối mùa mưa là những tổ ong đã chứa đầy nhộng. Ong đất rất nguy hiểm,
nếu để bị đốt sẽ khiến người bắt thiệt mạng. Giá trị của món ăn này cũng
khá đắt đỏ, từ 600 đến cả triệu đồng một cân. Người dân vẫn hay mua về chế biến thành món ăn, có người để ngâm rượu. |
Nhái (tiếng địa phương gọi là ngóe), thân hình giống loài ếch nhưng nhỏ hơn rất nhiều. Sống trong môi trường ẩm thấp để da tiếp đất, thịt nhái khá tanh nên khi chế biến kèm theo nhiều gia vị. Người Thái ở Điện Biên vẫn chế biến thành món nhái om măng hoặc nhái chiên sả. |
Cá suối thường là những loài cá có độ tanh ít, thịt chắc và thơm nên rất được ưa chuộng. Các món cá đều được chế biến rất cầu kỳ, có khi làm gỏi, nướng, hun khói, sấy. Gia vị cần thiết nhất để tạo nên hương vị món cá đó là ớt, mắc khén và muối trắng. |
Cá thủy tinh (cá ngần), thường xuất hiện vào đầu hè. Cá có màu trắng chỉ đôi mắt màu đen. Sống ở sông đà, kiếm ăn tầng mặt nước. Nhiều tỉnh thành có thể bắt gặp cá này như Hải Phòng, Hòa Bình, Thái Bình, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể mua được. Cá là món ăn đặc sản của người dân Tây Bắc. Thịt cá dẻo thơm, xương mềm có thể chế biến thành các món: Canh chua, ráng với trứng, cuốn lá lốt, chả cá... |
NGỌC THÀNH
VnExpress
Hãi hùng ăn sâu tre: Ngon lạ lùng, có tiền khó mua
03/10/2016 05:00 GMT+7
Trên tay xách một túi sâu màu trắng nặng khoảng 2kg vẫn còn bò lúc nhúc, anh Nguyễn Hoàng Quân ở Giang Văn Minh (Ba Đình, Hà Nội) khoe: đây là sâu tre, anh phải dậy từ 5 giờ sáng để phi xe máy ra bến xe chờ hai tiếng lấy được túi sâu này.
Anh Quân cho biết đây là món khoái khẩu, anh phải đặt mua tận trong Thanh Hóa trước đó cả tuần mới có hàng. Với số sâu này, anh chia làm 2 phần, một phần gửi biếu bố mẹ, phần còn lại tối anh làm món sâu tre chiên giòn với lá chanh thiết đãi bạn bè và vợ con.
Sau tre đang là món ăn khoái khẩu được người Hà Nội lùng mua |
"Mới đầu nhìn thấy những con sâu tre to bằng đầu đũa, dài bằng hai đốt ngón tay xếp đầy trên đĩa tôi cảm thấy rùng mình. Thực ra thì tôi mới ăn thử loại tôm bay, nhộng tằm. Thế nhưng, khi nếm con sâu đầu tiên thấy giòn ngon, thơm và béo ngậy rất hấp dẫn. Ăn một lại muốn ăn thêm, cứ thế thành nghiện món sâu tre này luôn", anh Quân chia sẻ.
Chị Hà Thị Thuý ở phố Trung Hoà (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng cho hay, vào mùa này, sâu măng hay còn gọi là sâu tre luôn là món ăn khoái khẩu của gia đình chị.
"Nhìn đĩa sâu chiên giòn đặt ở giữa mâm cơm cũng ghê ghê, nhưng các thành viên trong gia đình tôi ai cũng nghiện. Đặc biệt là hai con tôi còn khen ăn giòn như bim bim, một bữa cơm có thể ngồi ăn hết cả đĩa mà không thấy chán", chị nói.
Ở Hà Nội, 1kg sâu tre có giá lên tới nửa triệu đồng, song cung vẫn không đủ cầu |
Theo anh Thọ, mùa sâu tre bắt đầu từ tháng 9, đến cuối tháng 10 là hết. Đây là thời điểm sâu tre sinh sôi nảy nở, sâu nhiều và béo nhất. Người dân ở những vùng núi như Sơn La, Mường Lát (Thanh Hoá) thường vào các khu rừng, tìm những cây tre, nứa có biểu hiện héo ngọn, đốt tre bị co rúm, ngắn lại khác thường thì chặt những đốt ấy ra, kiểu gì cũng thấy những con sâu tre màu trắng lúc nhúc bên trong.
Sâu này khá hiếm, không phải cây tre nào cũng có. Song, nếu tìm trúng đốt tre có sâu thì mỗi đốt có thể chứa đến nửa ký sâu.
Trước đây, sâu tre được bà con mang về làm thức ăn cho gia đình. Nhưng giờ nhu cầu mua sâu tre của người dân thành thị tăng lên, sâu tre được bán cho các nhà hàng, quán ăn làm món đặc sản khá nhiều.
Là món ăn đặc sản, chỉ khai thác được ngoài tự nhiên theo mùa nên sâu tre ở Hà Nội có giá tới nửa triệu đồng/kg, nhưng lượng hàng anh Thọ gom từ các mối quen vẫn không đủ để bán. Khách muốn mua phải đặt trước 1 tuần.
Đặc biệt, loại sâu này là hàng tươi sống, rất khó vận chuyển, không cẩn thận sâu sẽ chết nên khi có hàng, anh thường sang tay luôn cho khách đã đặt, đảm bảo sâu tới tay khách tươi ngon lại tránh bị hao hụt.
Theo
các chuyên gia trong ngành, các loại côn trùng, sâu bọ, trong đó có sâu
măng khi đã chết thường sinh ra độc tố hoặc trên cơ thể côn trùng có
thể bị nhiễm nấm độc, có protein lạ,... rất dễ gây dị ứng, ngộ độc cho
con người khi ăn với những biểu hiện như mẩn ngứa, chóng mặt, buồn
nôn... Vì vậy, cần cẩn trọng hơn khi ăn, tránh ăn những loại côn trùng
lạ, màu sắc sặc sỡ. Trước khi chế biến, cần ngâm các loại côn trùng vào nước muối pha loãng hoặc vào nước vôi trong để chúng thải hết độc từ ruột ra ngoài, ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc khi ăn. |
Sâu tre, đặc sản không phải ai cũng dám thử ở Tây Bắc
Sâu tre được người Thái hấp hoặc chao trên dấu nóng, có vị béo ngậy và chấm cùng nước măng chua.
Ngọc Thành
Nhận xét
Đăng nhận xét