HƯƠNG VỊ QUÊ HƯƠNG 5
(ĐC sưu tầm trên NET)
GÀ NƯỚNG ĐẤT SÉT - MÓN ĂN DÂN DÃ
Khi đang nhóm lửa sửa soạn, bất chợt gã thấy Hoàng thượng và các vị cận thần đang tới gần. Quá hoảng loạn, gã vội vàng bọc gà trong lá sen rồi đắp đất sét xung quanh, đoạn ném vào đống lửa. Chính từ sự vô tình này tạo nên món ăn dân dã mà độc đáo. Mùi hương thơm kỳ lạ bay ra khiến Hoàng Thượng rất ngạc nhiên. Sau này, món ăn còn được đưa vào thực đơn ở Hoàng cung.
Món “gà ăn mày” của ngày nay vẫn gần như giữ nguyên các bước truyền thống trước kia, tuy nhiên được chế biến cầu kỳ hơn trước, đảm bảo hương vị của món ăn từng xuất hiện ở Hoàng cung. Chẳng thế mà sau khi nghe thấy danh tiếng, khách tới Hàng Châu đều muốn thưởng thức.
Làm “gà ăn mày” kiểu Hàng Châu không cần quá cầu kỳ, nhưng phải đảm
bảo đủ nguyên liệu. Để có thịt gà thơm ngon, người ta sẽ chọn giống gà
thả vườn với phần thớ thịt săn chắc. Nguyên liệu chính được làm sạch sẽ
ướp cùng hoa hồi, dầu đinh hương, nước tương, quế, muối, đường, hạt
tiêu, một vài loại thảo mộc khác và để ngấm.
Phần nhân bên trong bụng gà cũng quan trọng không kém. Người ta sẽ
nhồi thêm hỗn hợp thịt lợn, tôm nõn, nấm hương, gừng, hành củ được xào
chín thơm. Sau đó, gà được khâu kín. Tiếp đó là phần bọc gà trong lá
sen. Thao tác này rất quan trọng, đòi hỏi người đầu bếp phải bọc kín
không hở phần nào. Cuối cùng, người ta sẽ đắp phần đất sét bên ngoài.
Loại đất sử dụng cần đảm bảo độ dẻo dính, hòa quyện, không quá khô hay
quá ướt. Đây là loại đất có thể lấy tại khu vực ao hồ hay đồng ruộng.
Đặc biệt cần chú ý lớp đất sét bọc ngoài vừa phải, không quá dày hay
mỏng.
Khâu cuối cùng là nướng gà. Cách làm ngon nhất là nướng trên củi khô.
Thời gian nướng khá lâu, có thể kéo dài tới 1-2 tiếng. Lửa ở mức vừa
phải để món ăn chín dần dần. Đây cũng là bước quan trọng bởi người đầu
bếp cần canh sao cho lửa không to quá. Nếu quá lửa, gà sẽ cháy sém, mất
đi vị ngọt tự nhiên.
“Gà ăn mày” mang hương vị thơm ngon tự nhiên, ướp cùng hương của lá
sen, các vị thảo mộc và phần nhân béo ngậy. Từ món ăn được chế biến tình
cờ bởi người ăn mày, đến nay, nó trở thành một trong những điều hấp dẫn
trong ẩm thực Hàng Châu nói riêng, và Trung Hoa nói chung, được khách
du lịch ưa chuộng.
Với người Việt, có lẽ món ăn này cũng không quá xa lạ, chẳng qua,
cách chế biến có đôi chút khác biệt. Đến miền Tây, du khách được chiêu
đãi món ăn tương tự. Người dân Cần Thơ còn gọi nó là “gà nướng đất sét”,
còn ở Sóc Trăng, người ta có món “gà chui”. Không khác biệt nhiều về
cách làm, nhưng món ăn đều giữ được vị ngọt đậm cùng hương vị tự nhiên
nhất.
Huyền Thanh (T.H)
Thứ Tư, ngày 12/07/2017 11:00 AM (GMT+7)
Gà nướng đất sét là một món ăn có nguồn gốc từ tỉnh Triết Giang – Trung Quốc. Đến nay món ăn này đã du nhập vào Việt Nam đã lâu và có vài biến tấu chế biến khác ở một số tỉnh. Gà nướng đất sét được chế biến không cầu kỳ và hầu như không tẩm ướp quá nhiều vào thịt gà vì thế vẫn giữ được vị ngọt nguyên thủy và dưỡng chất ban đầu của thịt gà. Hôm nay, amthuc24 xin hướng dẫn bạn cách làm gà nướng đất sét theo cách thật đơn giản nhất nhé!
Thực hiện món ăn này, amthuc24 nướng gà cùng với lá giang để thịt gà được thơm hơn, ngoài ra lá giang là một loại lá có nhiều công dụng tuyệt vời có thể ức chế đến 9 loại vi khuẩn, hỗ trợ diều trị các bệnh xương khớp và đau dạ dày.
Gà
nướng đất sét sau khi được tách ra sẽ lan tỏa một mùi hương thơm lừng,
ngọt thịt, chấm cùng với chút muối tiêu chanh cho món ăn thêm ngon lành.
Hy vọng với cách làm gà nướng đất sét trên có thể giúp bạn thực hiện
cho cả gia đình cùng thưởng thức nhé!
Tour Đồng Tháp
không chỉ hấp dẫn du khách bởi những cảnh đẹp thiên nhiên, không chỉ có
những con người chân chất thật thà mến khách, mà hành trình về thăm nơi
đây còn để lại ấn tượng khó phai từ nền ẩm thực địa phương độc đáo.

"Gà ăn mày" - món ăn dân dã mà lạ tai
(Dân trí) - Cách chế biến khá độc đáo nhưng không quá cầu kỳ, mang tới hương vị thơm ngon, thịt mềm ngọt, khiến món gà ăn mày dễ dàng chinh phục cả những vị khách khó chiều nhất.
“Gà ăn mày”, cái tên nghe lạ tai, lại là món ăn nổi tiếng của vùng Hàng Châu, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Tên gọi này xuất phát từ câu chuyện thú vị phía sau. Theo người xưa kể lại, một người ăn mày nọ trong lúc “đói ăn vụng, túng làm liều” đã trộm một con gà của người dân ven đường.Khi đang nhóm lửa sửa soạn, bất chợt gã thấy Hoàng thượng và các vị cận thần đang tới gần. Quá hoảng loạn, gã vội vàng bọc gà trong lá sen rồi đắp đất sét xung quanh, đoạn ném vào đống lửa. Chính từ sự vô tình này tạo nên món ăn dân dã mà độc đáo. Mùi hương thơm kỳ lạ bay ra khiến Hoàng Thượng rất ngạc nhiên. Sau này, món ăn còn được đưa vào thực đơn ở Hoàng cung.
Món “gà ăn mày” của ngày nay vẫn gần như giữ nguyên các bước truyền thống trước kia, tuy nhiên được chế biến cầu kỳ hơn trước, đảm bảo hương vị của món ăn từng xuất hiện ở Hoàng cung. Chẳng thế mà sau khi nghe thấy danh tiếng, khách tới Hàng Châu đều muốn thưởng thức.

Người ta chọn loại gà thả vườn với thịt săn chắc để làm món ăn

Nhân nhồi bên trong bụng gà

Bọc kín gà trong đất sét

Nướng gà theo kiểu truyền thống

Món “gà ăn mày” giữ được vị ngọt tự nhiên của thành phẩm

Cách chế biến và nguyên phụ liệu có đôi chút khác biệt, người miền Tây có món “gà nướng đất sét”
Hoàng Hà
Theo Hangzhou, meishGà bọc đất sét - món ăn của gã ăn mày lên bàn tiệc Hoàng cung
(Dân Việt) Nhờ vị ngon độc đáo và hương thơm hấp dẫn, “gà ăn mày” trở thành món ăn nổi tiếng trong ẩm thực Hàng Châu (Trung Quốc) và được du khách đến đây rất ưa chuộng.
Với cái tên nghe khá ngộ nghĩnh, “gà ăn mày” (hay còn được gọi “gà
bọc đất sét”) là món ăn nổi tiếng được nhiều du khách đến Trung Quốc
biết đến và ưa thích.

Để che giấu chiến lợi phẩm, gã liền vùi con gà vào trong lớp bùn đất gần bờ sông. Tối đến, gã ăn mày lôi còn gà dính đầy bùn cho lên lửa nướng. Lớp bùn đất bên ngoài nứt ra, kéo theo bộ lông và để lộ một con gà thịt mềm, thơm nức.

Theo thời gian, “gà ăn mày” dần được cải tiến thành món ăn cao cấp. Các đầu bếp thường chế biến từ các loại gà nhỏ tầm gần 1kg. Gà được để nguyên con, bỏ đi phần nội tạng rồi rửa sạch bằng rượu gạo cho hết mùi tanh hôi. Sau đó một hỗn hợp gồm hành lá, gừng, đậu tương, bột ngũ vị và vài loại thảo mộc của Trung Quốc được nhồi vào bụng gà để tăng vị thơm ngon, đậm đà.
Người ta thường lấy lá sen hoặc lá cọ bọc gà và tiếp đó mới đắp đất sét ra ngoài rồi đem gà đi nướng. Khi gà chín mang theo mùi thơm của lá sen, vị ngọt, thịt mềm được giữ nguyên.
Có những đầu bếp lại nhồi vào bên trong con gà giăm bông, tôm nõn, nhân sâm, nấm hương, muối, đường, hạt tiêu và các loại thảo mộc đã được xào chín, bọc lá sen bên ngoài để tạo hương thơm thanh khiết, rồi cuối cùng là lớp đất sét trước khi đem nướng. Cách thức này khiến món ăn mang một hương vị khác lạ.

Gà ăn mày có xuất xứ từ thời nhà Thanh, Trung Quốc. Ảnh: I.T
Món gà '"ăn mày" mang hương vị thơm ngon với cách chế biến vô cùng
độc đáo và cả một câu chuyện truyền thuyết thú vị đi kèm với xuất xứ của
món ăn này. Khi ấy, một người ăn xin ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang,
Trung Quốc do quá đói đã trộm gà từ trang trại ven đường và bị người dân
đuổi đánh.Để che giấu chiến lợi phẩm, gã liền vùi con gà vào trong lớp bùn đất gần bờ sông. Tối đến, gã ăn mày lôi còn gà dính đầy bùn cho lên lửa nướng. Lớp bùn đất bên ngoài nứt ra, kéo theo bộ lông và để lộ một con gà thịt mềm, thơm nức.
Để thưởng thức món ăn này, người ta phải đập vỡ lớp đất sét phía bên ngoài. Ảnh: Afamily
Đúng lúc đó, nhà vua đi ngang qua, bị ấn tượng bởi mùi hương hấp dẫn
bèn dừng lại cùng thưởng thức với người ăn mày. Nhà vua thích món này
đến mức đã yêu cầu đầu bếp đưa vào trong thực đơn của Hoàng cung và nổi
tiếng từ đó đến nay.Theo thời gian, “gà ăn mày” dần được cải tiến thành món ăn cao cấp. Các đầu bếp thường chế biến từ các loại gà nhỏ tầm gần 1kg. Gà được để nguyên con, bỏ đi phần nội tạng rồi rửa sạch bằng rượu gạo cho hết mùi tanh hôi. Sau đó một hỗn hợp gồm hành lá, gừng, đậu tương, bột ngũ vị và vài loại thảo mộc của Trung Quốc được nhồi vào bụng gà để tăng vị thơm ngon, đậm đà.
Người ta thường lấy lá sen hoặc lá cọ bọc gà và tiếp đó mới đắp đất sét ra ngoài rồi đem gà đi nướng. Khi gà chín mang theo mùi thơm của lá sen, vị ngọt, thịt mềm được giữ nguyên.
Có những đầu bếp lại nhồi vào bên trong con gà giăm bông, tôm nõn, nhân sâm, nấm hương, muối, đường, hạt tiêu và các loại thảo mộc đã được xào chín, bọc lá sen bên ngoài để tạo hương thơm thanh khiết, rồi cuối cùng là lớp đất sét trước khi đem nướng. Cách thức này khiến món ăn mang một hương vị khác lạ.
Hương vị hấp dẫn của món gà ăn mày. Ảnh: giadinh
Gà nướng muốn ngon cũng phải lựa chọn bùn đất từ các khu vực ao hồ,
không quá khô hay ướt, có sự kết dính. Gà nướng trên bếp trong vòng 3
tiếng, sau đó mang ra đập vỡ bọc đất trước mặt thực khách. Sau khi bọc
đất vỡ ra là cả một mùi thơm nức của thịt gà hòa quyện cùng các nguyên
liệu đi kèm lan tỏa. Hầu hết du khách đều bị quyến rũ bởi thịt mềm và
hương vị thơm ngon của món ăn này.Hướng dẫn cách làm gà nướng đất sét dân dã, mộc mạc
Gà nướng đất sét là một món ăn có nguồn gốc từ tỉnh Triết Giang – Trung Quốc. Đến nay món ăn này đã du nhập vào Việt Nam đã lâu và có vài biến tấu chế biến khác ở một số tỉnh. Gà nướng đất sét được chế biến không cầu kỳ và hầu như không tẩm ướp quá nhiều vào thịt gà vì thế vẫn giữ được vị ngọt nguyên thủy và dưỡng chất ban đầu của thịt gà. Hôm nay, amthuc24 xin hướng dẫn bạn cách làm gà nướng đất sét theo cách thật đơn giản nhất nhé!
Thực hiện món ăn này, amthuc24 nướng gà cùng với lá giang để thịt gà được thơm hơn, ngoài ra lá giang là một loại lá có nhiều công dụng tuyệt vời có thể ức chế đến 9 loại vi khuẩn, hỗ trợ diều trị các bệnh xương khớp và đau dạ dày.
Hướng dẫn cách làm gà nướng đất sét dân dã, mộc mạc
Instructions
- Lá giang khi mua bạn lựa những bó có lá lớn về nhặt rồi rửa sạch, phơi ráo nước. Lá giang khi đã khô bạn lấy đắp xung bao bọc kín hết con gà để hương thơm và dưỡng chất của lá giang có thể thẩm thấu sâu vào trong.
- Sau khhi đã bọc hết lá giang, bạn bao thêm 1 lớp giấy bạc ở bên ngoài con gà, điều này giúp cho gà giữ được độ ẩm, thịt sẽ không bị khô. Cuối cùng, bạn hãy đắp hết đất sét xung quanh gà nhé (nhớ nhào đất sét cho dẻo trước khi đắp).
Hẳn du khách cũng biết phần nào những món ăn ngon ở Đồng Tháp nổi tiếng như cá lóc nướng trui, cơm sen, hay nem Lai Vung.
Bên cạnh đó, những món ngon ở Đồng Tháp không thể thiếu món gà đập đất.
Món ăn dân dã nhưng dễ khiến du khách vấn vương nếu thưởng thức dù chỉ
một lần.
Gà đập đất của Đồng Tháp – Món ăn dân dã đậm chất miền Tây
Gà đập đất hay còn gọi là món gà nướng
đất sét được xem là một món ăn bình dân nhưng ngon bậc nhất trong danh
sách món ăn ngon ở Đồng Tháp. Để có được món ăn ngon này việc đầu tiên
cần làm là chọn những con gà thả vườn chừng 1kg, về làm sạch rồi khoét
phao câu khéo léo, rút ruột bên trong ra mà không cần mổ. Ruột gà sẽ
được làm sạch rồi ướp cùng gia vị, sau đó cho vào bụng gà trở lại với
một ít sả băm cùng lá chanh. Tiếp đó, lấy lá sen hoặc lá chuối tươi quấn
kín thân gà.
Đất sét được mang từ sông về nhào với
nước để tạo độ dẻo rồi cứ thế mà bọc bên ngoài lớp lá sen, lá chuối. Tất
nhiên, việc bọc đất sét quanh thân gà cũng là một kỹ thuật, phải biết
cách đắp đất tròn đều thân gà, và phải đủ độ dày để khi nướng trên lửa
than để thịt gà chín mà không bị cháy.
Tiếp theo chọn một chỗ cao ráo, ít gió
rồi nhóm lửa. Thường thì người dân nơi đây nướng trên than hồng hoặc đốt
bằng rơm như nướng món cá lóc nướng trui. Phải có đủ củi để nướng món
gà đập đất, bởi thịt gà chín là do sức nóng truyền qua đất sét vào bên
trong thân gà. Món gà đập đất cũng vì thế mà giữ được chất dinh dưỡng,
hương vị gà đặc biệt hơn bất kỳ món gà nào khác.
Sau khi nướng xong, đất sét bên ngoài
khô cứng cứ thể mà đập bể để lấy thịt gà chín bên trong, tên gà đập đất
cũng từ đó mà ra. Sau đó thịt gà nướng cứ thế để nguyên con đem xé từng
miếng rồi bóp cùng rau răm, muối tiêu chanh. Gà đập đất cho miếng thịt
gà săn chắc, thơm lừng, màu vàng nâu óng ả, phần da gà giòn, phần thịt
chín trắng mềm ngọt, ăn cùng rau răm và muối tiêu chanh thì rất ngon
miệng!
Gà đập đất là một món ăn dân dã đậm
hương vị miền Tây. Về Đồng Tháp hôm nay, bên cạnh thưởng thức những món
ăn ngon ở đây như cá lóc nướng trui, cơm sen, lẩu cá linh… thì du khách
cũng đừng quên thử qua món gà đập đất độc đáo này nhé.
Nhận xét
Đăng nhận xét