Bà
Phoebe Ann Moses, thường được biết đến với cái tên Annie Oakley (1860 –
1926), là một xạ thủ nổi tiếng người Mỹ với tài bắn bách phát bách
trúng. Ngay từ nhỏ, bà đã nổi tiếng với kỹ năng bắn súng vô cùng thiện
xạ của mình.
Oakley vào những năm 1880. (Ảnh: Historicalfirearms)
Bà
thường phụ giúp gia đình bằng cách đi săn bắt thú ở một khu rừng gần đó
và bán vật phẩm thu được cho cửa hàng thực phẩm của người anh tên
Katzenberger ở Greenville, Ohio. Bà là một thợ săn tài năng và thậm chí
đã kiếm được tiền để trả khoản nợ 200 USD cho gia đình.
Năm
1875, khi Annie 15 tuổi, bà đã tham gia một trận đấu súng với nhà vô
địch bắn súng lúc bấy giờ là Frank Butler và giành được chiến thắng. Hai
người sau đó đã yêu nhau, và kết hôn vào một năm sau đó. Cặp vợ chồng
bắt đầu đi lưu diễn khắp đất nước và thực hiện các màn trình diễn trên
sân khấu.
Năm
1885, Buffalo Bill mời Annie và chồng bà cùng tham gia đoàn xiếc Wild
West Show của mình và đi lưu diễn suốt 16 năm. Họ biểu diễn trên toàn
nước Mỹ và cuối cùng, trên khắp châu Âu. Annie là ngôi sao của chương
trình, và Frank trở thành người quản lý và trợ lý của vợ.
Năm
1890, Annie biểu diễn ở Berlin, trong số khán giả có sự hiện diện
của Friedrich Wilhelm II, vị Hoàng đế (Kaiser) cuối cùng của Đế quốc
Đức, đồng thời cũng là vị Quốc vương cuối cùng của Vương quốc Phổ. Ông
là người rất ngưỡng mộ các buổi trình diễn của Oakley, và đã xem qua một
số buổi biểu diễn.
Trong
buổi diễn, Annie đã nhờ một người tình nguyện chấp nhận mạo hiểm ngậm
một điếu thuốc trong miệng, và bà sẽ cố gắng bắn rơi tàn tro của điếu
thuốc. Tiết mục này bà đã từng biểu diễn rất nhiều lần, nhưng ngày hôm
đó, không ai đủ can đảm để chấp nhận thử thách này, ngoại trừ chồng bà,
người luôn sẵn sàng làm phụ tá.
Tuy
nhiên, lúc đó có một tình nguyện viên, chính là Hoàng đế Wilhelm II.
Ông là người duy nhất mà Annie không muốn mời tham gia màn bắn súng nguy
hiểm này, nhưng bà không còn sự lựa chọn nào khác và mời ông ấy lên sân
khấu.
Bà biết
rằng ông là một trong những người đàn ông quyền lực nhất ở châu Âu và
mạng sống của ông đang nằm trong tay của mình. Bà nhấc khẩu Colt.45 lên,
khi Hoàng đế Wilhelm II đang ngậm một điếu xì gà trong miệng, bà đã bóp
cò.
Phát
súng của bà đã thổi bay tàn thuốc trên miệng Wilhelm II. Nhưng nếu viên
đạn bắn trúng vào ông ấy chứ không phải điếu thuốc trong miệng, có lẽ
sự kiện này đã làm thay đổi lịch sử thế giới, bởi sau này, Hoàng đế
Wilhelm II đã đóng một vai trò quan trọng trong việc châm ngòi cho Thế
chiến I.
Theo
báo cáo của BBC, Wilhelm II là một tín đồ trong việc tăng cường sức
mạnh của lực lượng vũ trang Đức, đặc biệt là hải quân. Wilhelm II thực
hiện chính sách cô lập nước Đức, và cuộc chạy đua hải quân giữa Đế quốc
Đức và Đế quốc Anh chính là một nhân tố quan trọng dẫn đến quan hệ ngoại
giao tồi tệ giữa chính phủ 2 nước, ông cũng ủng hộ người Boers trong
cuộc chiến chống lại người Anh.
Ngày
28/6/1914, khi thái tử Áo-Hung Franz Ferdinan tham gia buổi diễn tập
của quân đội Áo-Hung tại Sarajevo thì bị một số thành viên của Tổ chức
Bàn tay đen thực hiện kế hoạch ám sát. Sự kiện này đã châm ngòi cho cuộc
Thế chiến I.
Sau
khi vụ ám sát xảy ra, ý đồ gây chiến của Áo-Hung đối với Serbia đã được
đế quốc Đức ủng hộ và hoàng đế Wilhelm II của Đức đã tuyên bố đây là cơ
hội nghìn năm có một để thôn tính Serbia.
Nhiều
người cho rằng, nếu hôm đó Oakley giết chết Wilhelm II ở Berlin, có thể
sẽ không có Thế chiến I, và kéo theo sự biến mất của Thế chiến II.
Annie Oakley và Hoàng đế Friedrich Wilhelm II
Tờ
New York Times từng có bài báo nói rằng, Annie sau đó đã nhận ra sai
lầm của mình. Khi Thế chiến I nổ ra, Frank Bulter từng viết thư cho
hoàng đế Đức rằng Annie mong muốn biểu diễn với hoàng đế một lần nữa. Và
dĩ nhiên, Wilhelm II đủ khôn ngoan để từ chối trò chơi sinh tử này một
lần nữa.
Bạn có tin vào tình yêu đích thực, yêu
nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên hay tình yêu lâu dài mãi mãi? Thực tế
cho thấy, có những câu chuyện tình vượt khoảng cách địa lý, thời gian và
không gian, những chuyện tình có thể coi là bất tử. Chúng mình cùng
điểm lại những chuyện tình như vậy nhé!
1. Chuyện tình Annie Oakley và Frank Butler
Vở
nhạc kịch nổi tiếng "Annie Get Your Gun" được lấy cảm hứng từ câu
chuyện tình yêu đích thực của Annie Oakley và Frank Butler. Đó là câu
chuyện tình dễ thương và đáng yêu của cô gái mang tên Annie Oakley - tay
súng thiện xạ ở Ohio, với "đối thủ" - người chồng tương lai của cô là
Frank Butler. Frank Butler tự hào vì mình là tay súng số 1 và sẵn sàng
thách thức mọi đối thủ. Ngay sau đó, anh ta nhận được lời thách đấu của
Annie Oakley, điều này khiến Frank vô cùng thích thú. Hai người đấu với
nhau một cách công bằng và sau 25 phát súng, Frank buộc phải chấp nhận
thua.
Người
đẹp Annie Oakley không chỉ nhận được tiền cá cược mà còn nhận được trái
tim si tình của gã “đối thủ” đáng ghét. Sau đó, Frank tán tỉnh Annie và
họ kết hôn vào ngày 26 tháng 3 năm 1882. Frank từ bỏ sự nghiệp bắn súng
của mình để trở về chăm lo cho Annie. Họ có 44 năm chung sống trong
tình yêu tươi đẹp, Annie mất vào năm 1926 và Frank cũng đau khổ mất theo
sau đó 18 ngày.
Năm
1946, vở kịch Annie Get Your Gun được dàn dựng lại dựa trên chính câu
chuyện tình yêu của Frank và Annie. Khi ra mắt trên sân khấu Broadway,
vở nhạc kịch nhanh chóng trở thành một hiện tượng và được diễn đi diễn
lại rất nhiều lần tại cả New York (Mỹ) lẫn London (Anh).
2. Chuyện tình hoàng tử Saleem và nô lệ Anarkali
Năm
1615 ở Lahore (Ấn Độ), hoàng tử Saleem - con trai của hoàng đế xứ
Mughal – Akbar đem lòng yêu một cô nô lệ xinh đẹp tên là Anarkali. Vẻ
đẹp quyến rũ của Anarkali đã mê hoặc và hấp dẫn chàng hoàng tử. Chẳng
bao lâu sau, tình yêu của họ nảy nở và trở nên sâu sắc.
Akbar
và vợ vô cùng xấu hổ khi con trai mình dành tình yêu cho một người đầy
tớ tầm thường. Nhà vua tìm mọi cách để chia rẽ họ. Vua Akbar nghĩ ra
cách đấu võ với con trai mình và sau khi thắng, ông ra lệnh cho hoàng tử
chọn, một là cái chết hoặc Anarkali sẽ phải chết.
Hoàng
tử Saleem đã chọn cái chết nhưng Anarkali không thể đứng nhìn người yêu
chết vì mình. Cô chấp nhận đánh đổi mạng sống của mình chỉ để có được
một đêm bên người yêu. Sau đêm đó, Akbar đã cho chôn sống Anarkali trong
một ngôi mộ gạch. Ngôi mộ này vẫn còn cho tới tận hôm nay như là minh
chứng cho lòng cao thượng, hy sinh cho tình yêu.
3. Chuyện tình giữa Mark Antony và Cleopatra
Chuyện
tình giữa Mark Antony và Cleopatra là câu chuyện tình yêu đầy cảm
động. Câu chuyện tình yêu này diễn ra vào năm 31 TCN ở Rome và Ai Cập.
Hai người có quyền lực của Ai Cập và Rome thực sự rơi vào vòng xoáy của
tình yêu khi trao nhau cái nhìn đầu tiên.
Mark
Antony hoàn toàn bị mê hoặc, chàng rất muốn chung sống với nàng
Cleopatra xinh đẹp nên đã ly hôn với vợ - Octavia. Anh trai Octavia biết
chuyện đã mang binh lính của thành Rome tới để phá mối quan hệ của họ.
Hai người vì quá yêu nhau đã cùng tìm đến cái chết chứ nhất định không
chịu xa rời nhau. Mark Antony chết cùng thanh kiếm của mình còn
Cleopatra tự tử. Họ chết nhưng tình yêu thì vẫn bất diệt.
4. Chuyện tình Juan và Evita Peron
Chuyện
tình của Juan và Evita Peron được coi là một trong những chuyện tình
đẹp nhất thế giới và được người đời hết lời ca ngợi. Mặc dù là vợ thứ
hai của Tổng thống Argentina - Juan Peron (1895 - 1974) nhưng bà luôn
được biết đến là vị đệ nhất phu nhân có vai trò quan trọng đến những
quyết sách của chồng, là người chiếm được nhiều lòng thương mến và tình
cảm của người dân. Bà là người giàu lòng nhân ái và luôn quan tâm đến
người dân. Vì mải mê đến các hoạt động từ thiện nên bà không biết trong
cơ thể mình từ lâu đã ủ mầm bệnh. Bằng nghị lực và tình yêu cuộc sống,
bà đã gồng mình chống chọi nhưng cũng không thể chiến thắng được căn
bệnh quái ác. Bà mất vào năm 1952.
Juan
bàng hoàng và vô cùng đau khổ trước sự ra đi của người vợ yêu quý. Để
tỏ lòng biết ơn và tình yêu thương vô hạn, Juan đã mời một nhà ướp xác
tới để bảo quản thi hài của Evita. Trong những ngày tang lễ, nhiều người
dân đã nghẹn ngào nói lời vĩnh biệt bà và xếp hàng hàng giờ để đặt môi
hôn lên chiếc quan tài thủy tinh lần cuối cùng.
5. Chuyện tình Tristan và Isolde
Isolde
là con gái của vua Ireland. Bà được hứa hôn cho vua Mark của xứ
Cornwall nhưng lại có tình cảm với Tristan - cháu trai của nhà vua. Bà
vẫn tiếp tục quan hệ tình cảm với Tristan dù đã kết hôn với Mark. Chẳng
bao lâu sau, nhà vua biết được sự thật nhưng vì tình yêu với người vợ
của mình, nhà vua quyết định tha thứ tất cả và cấm cháu mình là Tristan
đến Cornwall.
Tristan
đến Brittany và gặp một cô gái khác, hai người nhanh chóng kết hôn
nhưng Tristan không thể nào quên tình yêu với hoàng hậu Isolde. Vì quá
nhớ thương, Tristan lâm bệnh nặng. Ông đã viết một bức thư gửi tới
Isolde với hy vọng rằng cô sẽ có thể đến và chữa khỏi bệnh cho mình.
Cuối cùng, Tristan đã chết vì không thể chờ đợi lâu hơn được nữa. Sau đó
ít lâu, Isolde cũng chết vì đau buồn.
Tuy
nhiên, cũng có người cho rằng, câu chuyện này được phát triển theo một
hướng khác. Khi vua Mark phát hiện ra, ông đã nổi cơn giận dữ và giết
Tristan, cháu trai của mình bằng một thanh kiếm tẩm thuốc độc. Khi
Isolde biết tin và nhìn thấy thi thể của Tristan, bà đã chết vì xót
thương và ngã gục ngay lên người Tristan. Dù là hướng nào chăng nữa,
tình yêu của họ vẫn luôn mãnh liệt và đầy cảm động.
6. Hoàng tử Edward và Wallis Simpson
Câu
chuyện này kể về sự hy sinh của cải và quyền lực cho tình yêu một cách
đầy cảm động của hoàng tử Anh Edward và phụ nữ xinh đẹp người Mỹ tên
Wallis Simpson. Wallis Simpson đã ly dị chồng và cùng chung sống với
hoàng tử Edward. Tuy nhiên, Wallis không thể trở thành nữ hoàng Anh do
vẫn mang quốc tịch Mỹ.
Edward
đã trở thành vua của nước Anh vào năm 1936 nhưng ông đã sớm thoái vị
ngai vàng để được kết hôn với người phụ nữ mình yêu. Tình yêu của họ
càng ngày càng sâu đậm, họ sống hạnh phúc bên nhau. Edward qua đời vào
ngày 28 tháng 5 năm 1972 còn Wallis đã sống thêm 14 năm nữa và gần như
tách biệt với thế giới. Bà qua đời vào ngày 24 tháng 4 năm 1986.
7. Pyramus và Thisbe
Câu
chuyện tình yêu giữa Pyramus và Thisbe bắt đầu vào năm 331 TCN và được
coi là nổi tiếng nhất của thành Babylon. Pyramus là người đàn ông đẹp
trai nhất và là bạn thời thơ ấu của Thisbe. Cả hai đều sống cùng thành
phố và tình yêu cứ thế lớn dần theo năm tháng. Tình yêu của họ vấp phải
sự phản đối kịch liệt của gia đình. Họ quyết định chạy trốn để bảo vệ
tình yêu cũng như có thể chung sống bên nhau trọn đời.
Hai
người đã lên kế hoạch gặp và cùng nhau bỏ trốn nhưng không may, trên
đường đi, Thisbe bị một con sư tử núi tấn công. Thisbe chạy thoát nhưng
con sư tử ấy đã cướp mất mạng che mặt của bà. Khi Pyramus nhìn thấy
chiếc mạng che mặt thấm đẫm máu trong miệng con sư tử núi, ông tin rằng
bà đã bị giết chết và liền tự vẫn bằng chính thanh kiếm của mình. Khi
Thisbe nhìn thấy xác của Pyramus, bà đã nhặt thanh kiếm của người yêu và
cũng tự kết liễu đời mình.
8. Marie và Pierre Curie
Cùng
sở thích trong khoa học và niềm say mê nghiên cứu đã kéo họ xích lại
gần nhau. Năm 1981, Maria Sklodowska (hay còn gọi là Marie) đến Paris để
tham dự Hội nghị Sorbonne.
Với
vẻ thông minh và khả năng làm việc nhạy bén, cô lọt vào mắt xanh của
Pierre Curie, giám đốc một trong các phòng thí nghiệm nơi Marie làm
việc. Sau nhiều lần cầu hôn, cuối cùng Marie quyết định kết hôn với
Pierre vào năm 1895. Năm 1898, họ cùng nhau phát hiện ra polonium và
radium.
Pierre
Curie và nhà khoa học Henri Becquerel đã giành giải Nobel Vật lý năm
1903 với phát hiện ra phóng xạ. Khi Piere Curie qua đời vào năm 1904,
Marie tiến hành công việc của họ đang làm dang dở. Bà trở về làm việc
tại Sorbonne và trở thành nữ giáo viên đầu tiên của trường. Năm 1911,
Marie Curie trở thành người đầu tiên nhận hai giải thường Nobel về hóa
học. Bà tiếp tục làm thí nghiệm và giảng dạy cho đến khi bà qua đời vì
bệnh bạch cầu năm 1934.
9. Abigail và John Adams
Câu
chuyện tình yêu của họ diễn ra trên chiến trường chính trị đầy sóng
gió. Abigail Adams là vợ của John Adams, tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ.
Họ được biết đến với những bức thư tình dài, chan chứa tình cảm. Hai
người viết thư chia sẻ những suy nghĩ, những ý kiến về cuộc chiến tranh
Cách mạng Mỹ xảy ra và những công việc buộc Adams phải xa nhà.
Adams
qua đời vào ngày 28 tháng 10 năm 1818 vì bệnh thương hàn, vài năm trước
khi con trai của bà trở thành Tổng thống. Abigail được chôn cất bên
cạnh chồng trong một hầm mộ nằm trong các giáo xứ đầu tiên Nhà thờ Mỹ
(còn được gọi là Giáo Hội của Tổng thống) ở Quincy, Massachusetts.
10. Eloise và Abelard
Chàng
là giáo sĩ, nàng là nữ tu, chuyện tình của họ về mức độ mãnh liệt và bi
đát không thua Romeo và Juliet. Chỉ khác, họ là nhân vật có
thật. Pierre Abelard - nhà triết học và thần học lừng danh của nước Pháp
thế kỷ 12 và Heloise - một giai nhân sắc đẹp hơn người, trí tuệ và phẩm
cách hoàn mỹ.
Họ
tạo nên câu chuyện tình bất hủ, chuyện tình được xem là đẹp nhất mà
cũng bi thảm nhất trong lịch sử loài người. Pierre Abelard gặp Heloise
lần đầu tiên khi chàng đã 36 tuổi, còn nàng mới là thiếu nữ tuổi 16. Lúc
đó, Abelard đã là một triết gia, một nhà thần học kinh viện lừng danh,
là giáo sư xuất sắc trong các lĩnh vực này ở Paris.
Còn
Heloise là cháu ruột của Fulbert - một giáo sĩ có chức sắc, giàu có và
thế lực. Mối quan hệ bí mật của họ trở thành cơn thịnh nộ của ông chú
Canon Fulbert. Trong thời gian bị chia cắt, họ đã viết rất nhiều bức thư
cho nhau để nói thay lời yêu thương. Để bảo vệ tình yêu của mình, họ
chạy trốn và có với nhau một đứa con.
Không
còn cách nào khi phát hiện ra Heloise mang thai, Abelard phải tìm gặp
ông bác của người yêu để nói chuyện và xin cưới Heloise. Fulbert vô cùng
tức giận và phái những kẻ hầu cận “thiến” Abelard trong khi ông đang
ngủ. Sau đó, Abelard trở thành một thầy tu và cống hiến toàn bộ phần đời
còn lại cho việc học hành. Heloise đau khổ cũng quyết định trở thành
một nữ tu sĩ. Bất chấp sự chia cắt và đau khổ, Abelard và Heloise vẫn
dành trọn tình cảm cho nhau. Những bức thư tình sầu thảm, chan chứa nước
mắt của họ về sau đã được công bố và nổi tiếng khắp thế giới.
7 tay súng bắn tỉa cừ khôi trong lịch sử
Những tay súng bắn tỉa tạo nên danh tiếng của mình trên chiến trường với
những phát đạn chính xác tới từng milimet, từ khoảng cách đáng kinh
ngạc.
7 tay súng bắn tỉa cừ khôi trong lịch sử
Những tay súng bắn tỉa tạo nên danh
tiếng của mình trên chiến trường với những phát đạn chính xác tới từng
milimet, từ khoảng cách đáng kinh ngạc.
Dưới đây là một số tay súng bắn tỉa xuất sắc trong lịch sử:
1. Thomas Plunkett (mất năm 1851)
Ông này từng là một người lính
trong đơn vị súng trường số 95 của Quân đội Anh. Plunkett đã trở nên nổi
tiếng sau khi bắn hạ một vị tướng Pháp, Auguste Marie François Colbert.
Ảnh minh họa.
Trong trận chiến tại Cacabelos, khi
thực hiện cuộc rút lui Monroes, năm 1809, Plunkett đã bắn trúng viên
tướng Pháp ở khoảng cách khoảng 600m, bằng một khẩu súng trường Baker.
Với sự thiếu chính xác của súng trường đầu thế kỉ 19 đây là phát bắn
chuẩn xác có một không hai trong lịch sử.
Dù vậy, Plunkett không muốn bị cho
là kẻ ăn may. Vì vậy, ông nạp đạn lại khẩu súng của mình và đã ngắm bắn
thêm một lần nữa, lần này là nhắm vào người lính thổi kèn đang chạy đến
giúp đỡ viên tướng Pháp. Và thật tuyệt vời, phát đạn cũng đi trúng đích.
Để so sánh, các binh sĩ Anh được trang bị súng Brown Bess được huấn
luyện chỉ để bắn trúng đích ở cự li 50m. Plunkett đã thành công ở cự li
xa gấp 12 lần, và bắn trúng đích 2 phát liên tiếp.
2. Trung sĩ Grace
Trong cuộc nội chiến Mỹ
(1861-1865), Trung sĩ Grace (Đơn vị bộ binh Geogria số 4, Quân đội Liên
minh miền Nam) đã thực hiện phát bắn tỉa khó tin và thật mỉa mái nhất là
với khẩu súng thiếu chính xác thời đó ở cự ly cực xa (đến 1.000m) mà
súng hiện đại cũng khó bắn chính xác.
Đó là vào ngày 9/5/1864 trong trận
Spotsylvania, khi đó trung sĩ Grace sử dụng khẩu súng trường Whitworth
của Anh. Mục tiêu của ông là tướng John Sedgwick (Quân đội Liên minh
miền Bắc) nằm cách xa đến 1.000m.
Tướng Quân đội Liên minh miền BắcJohn Sedgwick.
Điều hài hước, là các trợ thủ của
Sedgwick đã cố gắng che chắn cho ông. Nhưng tướng Sedgwick nói: “Cái gì?
Phải né tránh một viên đạn bắn tỉa duy nhất? Ta sẽ làm gì khi tất cả
phía bên kia đều khai hỏa? Họ không thể bắn trúng một con voi ở khoảng
cách này!”. Nhưng các cận vệ của Sedgwick vẫn kiên trì trong việc che
chắn cho ông. Sedgwick lặp lại: “Họ không thể bắn trúng, dù là một con
voi ở khoảng cách này”.
Tuy nhiên, chỉ một giây sau, Grace
bắn trúng Sedgwick vào phía dưới mắt trái. Tướng Sedgwick là tướng lĩnh
cao cấp nhất của phe Liên minh miền Bắc bị chết trong cuộc nội chiến, và
khi nghe tin về cái chết của ông, Trung tướng Ulysses S.Grant (người
sao này trở thành Tổng thống Mỹ) đã rất bất ngờ, và liên tục hỏi lại:
“Ông ấy thực sự chết rồi sao?”.
3. Rob Furlong
Ông là một cựu hạ sĩ trong Quân đội
Canada, ông giữ kỷ lục bắn tỉa tiêu diệt mục tiêu từ cự li xa nhất
trong lịch sử: 1.51 dặm hay là 2.430m - chiều dài của khoảng 26 sân bóng
đá.
Tay súng Rob Furlong.
Kì tích này diễn ra vào năm 2002,
khi ông tham gia chiến dịch Anaconda tại Afghanistan. Đội bắn tỉa của
ông bao gồm 2 hạ sĩ và 3 trung sĩ. Khi phát hiện ra một nhóm 3 tên
Al-Qaeda mang vũ khí di chuyển trên sườn núi, Furlong đã ngắm bắn với
khẩu súng trường McMillan Brothers Tac-50 và nạp đạn A-MAX.
Khi bóp cò, ông bắn trượt phát đầu
tiên, nhưng phát thứ hai đã trúng đích. Ông bắn phát thứ ba, lúc này đối
phương đã biết mình bị tấn công, đơn giản là mỗi viên đạn cần đến 3
giây để đi hết khoảng cách dài đến chừng đó. Tuy nhiên, kẻ địch đã bị
bất ngờ, không kịp phản ứng, cho đến khi trúng phát đạn thứ ba.
4. Vasily Zaytsev
Vasily Zaytsev là tay súng bắn tỉa
lừng danh của Hồng quân Liên Xô, ông sinh ra ở Yeleninskoye vào ngày
23/3/1915 và lớn lên ở vùng núi Ural. Họ của ông có nghĩa là “thỏ”.
Trước trận đánh Stalingrad, ông
phục vụ trong Hải quân Liên Xô ở tuyến sau. Nhưng sau khi chiến tranh
lan đến Stalingrad, ông tình nguyện ra tiền tuyến, phục vụ trong Trung
đoàn bắn tỉa 1047.
Zaytsev cũng tham gia giảng dạy tại
trường bắn tỉa ở nhà máy Metiz. Các học viên của ông được gọi là
Zaichata, có nghĩa là “bé Thỏ rừng”. Đây là hạt giống mở đầu cho phong
trào bắn tỉa của Tập đoàn quân 62. Người ta ước tính rằng các tay súng
bắn tỉa được ông đào tạo đã bắn hạ trên 3.000 tên phát xít.
"Tử thần" của quân phát xít Đức - Vasily Zaytsev.
Riêng Zaytsev được xác nhận đã tiêu
diệt 242 tên phát xít trong khoảng thời gian từ tháng 10/1942 đến tháng
1/1943, nhưng con số thực tế có thể lên đến 500.
Trong sự nghiệp của ông, Zaystev đã
đụng độ với tay súng bắn tỉa xuất sắc của phát xít Đức. Hồi ký của ông
cho biết, ở thành phố đổ nát Stalingrad, ông đã quần nhau với xạ thủ bắn
tỉa tài danh của Đức Erwin Konig, sau 3 ngày, khi đối phương chủ quan,
sơ suất, Zaystev bằng phát đạn chuẩn xác đã hạ gục được đối phương.
Tay súng bắn tỉa lừng danh Vasily Zaytsev qua đời ngày 15/12/1991.
5. Lyudmila Pavlichenko
Tháng 6/1941, khi Đức Quốc xã xâm
lược Liên Xô, bà Pavlichenko (sinh ngày 12/7/1916) mới chỉ là một thiếu
nữ 24 tuổi. Cô tình nguyện nhập ngũ, được biên chế vào Sư đoàn Bộ binh
25 của Hồng quân Liên Xô. Từ đó cô đã trở thành một trong 2.000 nữ xạ
thủ bắn tỉa Liên Xô.
"Bông hồng có gai" Belyayevka.
Trong thời gian chiến đấu, bà đã
bắn hạ 2 tên phát xít đầu tiên ở gần Belyayevka bằng một khẩu súng
trường Mosin Nagant và kính ngắm PE-4. Trong 2 tháng rưỡi tham chiến ở
Odessa, bà đã bắn hạ 187 tên phát xít. Khi Hồng quân Liên Xô buộc phải
rút lui, Pavlichenko tiếp tục chiến đấu 8 tháng tại Sevastopol trên bán
đảo Crimean.
Trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ
2, Pavlichenko được xác nhận đã tiêu diệt 309 tên địch, trong đó có 36
tay súng bắn tỉa đối phương. Nữ xạ thủ bắn tỉa xuất sắc này qua đời ngày
10/10/1974.
6. Hạ sĩ Francis Pegahmagabow
Ba lần được trao huy chương và 2
lần bị thương nặng, ông là một tay bắn tỉa thiện xạ và là một chuyên gia
về trinh sát, được xác nhận đã tiêu diệt 378 lính Đức và bắt sống trên
300 tên. Hạ sĩ Francis Pegahmagabow (sinh ngày 9/3/1891) là một chiến
binh Ojibwa người Canada cực kì dũng cảm.
Không chỉ bắn hạ gần 400 lính Đức,
ông còn có nhiều hành động dũng cảm: Băng qua hỏa lực dày đặc của kẻ thù
để truyền đạt mệnh lệnh; thay thế chỉ huy đơn vị; tổ chức chiến đấu khi
sĩ quan đã bất lực; bất chấp hiểm nguy để bổ sung thêm đạn dược cho đơn
vị mình.
Ảnh Hạ sĩ Pegahmagabow.
Dù là một anh hùng trong chiến trận, nhưng Pegahmagabow đã bị quên lãng khi trở về quê nhà Canada, ông qua đời ngày 5/8/1952.
7. Simo Häyhä
Tay súng bắn tỉa Simo Häyhä sinh
ngày 17/12/1905 tại thành phố Rautjärvi gần biên giới ngày nay giữa Phần
Lan và Nga, ông nhập ngũ Quân đội Phần Lan năm 1925.
Tay súng bắn tỉa Häyhä.
Trong cuộc chiến tranh Phần Lan –
Liên Xô (1939-1940), Simo Häyhä đã khiến Quân đội Liên Xô phải tổn thất
không ít, trong vòng chưa đầy 100 ngày ông đã hạ gục 505 lính, con số
này là 542 nếu bao gồm cả những trường hợp chưa được xác nhận. Tuy nhiên
những con số không chính thức từ tiền tuyến chiến trường cho rằng con
số đó là gần 800. Ngoài tài bắn tỉa của mình, ông cũng tiêu diệt 200 mục
tiêu bằng tiểu liên Suomi KP/31.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét