CÂU CHUYỆN CHIẾC CẦU (Đăng lại)
-Tâm
hồn con người ở mỗi dân tộc đã thấm nhuần "từ trong nôi" tâm tư tình cảm
mang tính thuần phác, bình dân và trở thành như chân lý truyền đời của
dân tộc mình.
-Bàn luận về thơ ca Việt Nam mà lấy quan niệm thơ ca của "mũi lõ hiện đại" làm nền tảng xuất phát lý luận thì thưa toàn thể "quí vị uyên bác", chúng mày tưởng thế là tự do "hay ho" nhưng thực ra là đang "tự giác" nô lệ, và thậm tệ hơn là hòng "xúi" dân tộc Việt nô lệ thơ ca như chúng mày! Đừng nghênh ngang, mà cũng đừng hòng, vì không thể, nhớ nhé!
-"Hậu hiện đại" là quan niệm thơ suy đồi. Cũng như, đầu tiên con người ở truồng. Văn minh đã giúp con người tìm ra cái quần để mặc. Ngày nay, có một bộ phận con người lại hô hào cho lối sống truồng. Như thế là suy đồi. Nhưng dù đã ra sức cổ súy, thì họ vẫn không thể quay ngược bánh xe lịch sử!
ĐC
-Bàn luận về thơ ca Việt Nam mà lấy quan niệm thơ ca của "mũi lõ hiện đại" làm nền tảng xuất phát lý luận thì thưa toàn thể "quí vị uyên bác", chúng mày tưởng thế là tự do "hay ho" nhưng thực ra là đang "tự giác" nô lệ, và thậm tệ hơn là hòng "xúi" dân tộc Việt nô lệ thơ ca như chúng mày! Đừng nghênh ngang, mà cũng đừng hòng, vì không thể, nhớ nhé!
-"Hậu hiện đại" là quan niệm thơ suy đồi. Cũng như, đầu tiên con người ở truồng. Văn minh đã giúp con người tìm ra cái quần để mặc. Ngày nay, có một bộ phận con người lại hô hào cho lối sống truồng. Như thế là suy đồi. Nhưng dù đã ra sức cổ súy, thì họ vẫn không thể quay ngược bánh xe lịch sử!
ĐC
------------------------------------------------------------
Sự tích 7 sắc cầu vồng
CÂU CHUYỆN CHIẾC CẦU
Anh kể em nghe câu chuyện chiếc cầu
Nai lưng nối bờ dưới trời mưa nắng
Thức thâu đêm cho hẹn hò lai vãng
Tiễn biệt ngậm ngùi đời nản xuống dòng sông...
Chiếc cầu im lìm, nhẫn nại, bao dung
Cho người xe qua đi tìm lẽ sống
Cho lứa đôi theo nhau về hạnh phúc
Cho những chia ly còn hy vọng qui hồi
Em biết không, thân phận chính là đời
Có vui có buồn, có may có rủi
Đau khổ nhất là thân yêu hắt hủi
Chẳng còn ai mà thổ lộ niềm sâu!
Anh kể em nghe câu chuyện chiếc cầu
Dãi gió dầm sương ngày đêm gánh vác
Tải nặng bao nhiêu cũng không thoái thác
Mấy ai qua rồi cám nỗi cầu đâu?
Ôi chiếc cầu, ôi chiếc cầu!
Cảm được ưu sầu mà run lên thế?
Bần bật từng cơn, oằn vai chia sẻ
Tận tụy hiến dâng, có quản thân mình?
Trên đời này, ai không có trái tim?
Nhưng có những trái tim chai đá
Đập lạnh đanh chẳng cần xao xuyến nữa
Hút máu điên cuồng từ cả những tim đau!
Ơi em ơi! Ôi chiếc cầu,
Nối liền bến bờ lại chưa bờ chưa bến
An ủi người đi, chúc mừng kẻ đến
Cứ thế âm thầm lo cho những ai thôi!
Thấy tối qua em ngồi khóc tơi bời
Dàn dụa nỗi niềm, nhạt nhòa môi mắt
Là đồng loại nên lòng anh chua chát
Và nổi căm hờn không biết tại vì đâu!
Anh tặng em câu chuyện chiếc cầu
Để em làm khăn lau khô dòng cay đắng
Ráo hoảnh muộn phiền, đứng lên gan góc
Bươn chải cuối cùng xây đắp lại cuộc đời...
Hãy thắp hương cho thơm tỏa thấu trời
Lừng trắc ẩn rúng động lòng thần thánh
Em sẽ thấy đời không còn cô lạnh
Bởi dập dìu quanh toàn nắng gió vui tươi
Thắm lại mắt môi, về đậu mãi nụ cười
Khi trong em, trên cao vời bát ngát
Linh hồn chiếc cầu nhiệm màu hiển hiện
Ánh ngời lên muôn ngàn sắc huyền duyên...
Rồi từ đó bừng sán lạn lòng em
Chuyện anh kể thành niềm chung tha thiết
Em tặng lại người bằng cất cao tiếng hát
Vang lời ca sự tích chiếc cầu vồng!...
Trần Hạnh Thu
Nai lưng nối bờ dưới trời mưa nắng
Thức thâu đêm cho hẹn hò lai vãng
Tiễn biệt ngậm ngùi đời nản xuống dòng sông...
Chiếc cầu im lìm, nhẫn nại, bao dung
Cho người xe qua đi tìm lẽ sống
Cho lứa đôi theo nhau về hạnh phúc
Cho những chia ly còn hy vọng qui hồi
Em biết không, thân phận chính là đời
Có vui có buồn, có may có rủi
Đau khổ nhất là thân yêu hắt hủi
Chẳng còn ai mà thổ lộ niềm sâu!
Anh kể em nghe câu chuyện chiếc cầu
Dãi gió dầm sương ngày đêm gánh vác
Tải nặng bao nhiêu cũng không thoái thác
Mấy ai qua rồi cám nỗi cầu đâu?
Ôi chiếc cầu, ôi chiếc cầu!
Cảm được ưu sầu mà run lên thế?
Bần bật từng cơn, oằn vai chia sẻ
Tận tụy hiến dâng, có quản thân mình?
Trên đời này, ai không có trái tim?
Nhưng có những trái tim chai đá
Đập lạnh đanh chẳng cần xao xuyến nữa
Hút máu điên cuồng từ cả những tim đau!
Ơi em ơi! Ôi chiếc cầu,
Nối liền bến bờ lại chưa bờ chưa bến
An ủi người đi, chúc mừng kẻ đến
Cứ thế âm thầm lo cho những ai thôi!
Thấy tối qua em ngồi khóc tơi bời
Dàn dụa nỗi niềm, nhạt nhòa môi mắt
Là đồng loại nên lòng anh chua chát
Và nổi căm hờn không biết tại vì đâu!
Anh tặng em câu chuyện chiếc cầu
Để em làm khăn lau khô dòng cay đắng
Ráo hoảnh muộn phiền, đứng lên gan góc
Bươn chải cuối cùng xây đắp lại cuộc đời...
Hãy thắp hương cho thơm tỏa thấu trời
Lừng trắc ẩn rúng động lòng thần thánh
Em sẽ thấy đời không còn cô lạnh
Bởi dập dìu quanh toàn nắng gió vui tươi
Thắm lại mắt môi, về đậu mãi nụ cười
Khi trong em, trên cao vời bát ngát
Linh hồn chiếc cầu nhiệm màu hiển hiện
Ánh ngời lên muôn ngàn sắc huyền duyên...
Rồi từ đó bừng sán lạn lòng em
Chuyện anh kể thành niềm chung tha thiết
Em tặng lại người bằng cất cao tiếng hát
Vang lời ca sự tích chiếc cầu vồng!...
Trần Hạnh Thu
Top 10 Hiện Tượng Cầu Vồng Quái Dị Trong Tự Nhiên
Trên thực tế cầu vồng không phải là một vật thể xác định.
Khúc xạ ánh sáng.
Các giọt nước cũng có thể thay thế vai trò của một
lăng kính. Khi ánh sáng Mặt Trời đi qua lăng kính, các tia sáng bị bẻ
cong và sau đó bị phản xạ lại và đi ra ngoài giọt nước theo một góc 42
độ. Điều đó giải thích cho việc chúng ta chỉ có thể nhìn thấy cầu vồng
khi quay lưng lại với Mặt Trời và nhìn theo một góc 42 độ so với ánh
sáng Mặt Trời.
Cầu vồng không phải là duy nhất nhưng chúng ta chỉ có thể thấy một cầu vồng tại cùng một thời điểm
Hiện tượng khúc xạ trên xảy ra đối với hàng triệu giọt nước được chiếu sáng bởi Mặt Trời, do đó cầu vồng không phải là duy nhất. Tuy nhiên chúng ta chỉ có thể nhìn thấy một cầu vồng tại cùng một thời điểm. Đó là do góc 42 độ mà chúng ta đã nói ở trên. Mắt của chúng ta chỉ có thể nhìn thấy những tia khúc xạ được tạo bởi các giọt nước mưa mà có một góc 42 độ so với ánh sáng Mặt Trời.
Và do đó, cầu vồng không phải duy nhất, khi nhìn ở một địa điểm khác chúng ta sẽ thấy một cầu vồng hoàn toàn khác.
Cầu vồng đôi.
Đôi khi chúng ta nhìn thấy hiện tượng cầu vồng đôi, đó là một cầu
vồng phụ xuất hiện phía trên cầu vồng chính. Với màu sắc bị đảo ngược so
với cầu vồng chính và mờ nhạt hơn.
Hiện tượng này rất hiếm khi xảy ra, đó là do sự nhiễu xạ ánh sáng giúp chúng ta nhìn thấy được cả góc 52 độ so với ánh sáng Mặt Trời. Ở góc 52 độ này chúng ta có thể thấy sự khúc xạ ánh sáng ở bên trong của các giọt nước, trước khi ánh sáng phản xạ và đi ra bên ngoài. Chính vì thế mà cầu vồng phụ có các màu đảo ngược và mờ nhạt hơn. Hiện tượng này xảy ra khi chúng ta có thể nhìn thấy đồng thời hai góc 42 độ và 52 độ so với ánh sáng Mặt Trời.
Cầu vồng ban đêm.
Hầu hết chúng ta đều thấy cầu vồng xuất hiện vào ban ngày, nhờ có ánh
sáng Mặt Trời. Tuy nhiên đôi khi xuất hiện những cầu vồng vào ban đêm
mà các nhà thiên văn học gọi là Moonbow, vì nó được tạo bởi ánh sáng của Mặt trăng.
Moonbow thường xuất hiện tại các hòn đảo nhiệt đới như vùng Caribbean,
nơi có mưa lớn vào ban đêm. Những hình ảnh chụp lại của Moonbow cho thấy
cầu vồng này có màu trắng, nguyên nhân có thể do ánh sáng Mặt trăng có
cường độ quá thấp so với ánh sáng Mặt Trời.
(Ảnh minh họa: Internet)
Đối với hiện tượng thân thể người hoàn toàn biến thành cầu vồng,
biến thành ánh sáng, thì lý luận vật lý học hiện nay không thể nào giải
thích được. (Ảnh: Internet)
Hẳn ai cũng đã biết đến cầu Thăng Long qua những thước phim, trang ảnh, sách vở khi nói về lịch sử của Hà Nội. Nhưng chỉ khi tới với vùng đất này, đặt chân lên từng nhịp cầu huyền thoại thì mới cảm nhận và khám phá hết được những nét đẹp và điều mới mẻ về cầu Long Biên. Đây không chỉ là nơi ghi dấu lịch sử một thời mà còn là nơi ngắm cảnh cực đẹp khi Hà Nội về đêm.
Đã gắn bó với thủ đô Hà Nội hơn 100 năm, cầu Long Biên chứng kiến Hà Nội thay đổi từ những năm tháng kháng chiến cứu nước, đến những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội rồi bắt đầu vươn mình ra thế giới... Đây thực sự là một nhân chứng lịch sử vô cùng ý nghĩa của thủ đô. Không những thế, đây còn là nơi để mọi người cùng ngắm cảnh, ôn lại những kỷ niệm của cuộc sống về một thời tươi đẹp đã đi qua.
Cầu Rồng bắc qua sông Hàn, tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian để đi đến sân bay quốc tế Đà Nẵng và một số địa điểm du lịch khác. Cầu Rồng góp một phần vào sự phát triển và nổi tiếng cho thành phố Đà Nẵng. Mang nét đẹp mới lạ, độc đáo với hình dáng loài động vật thuộc cõi tiên, cầu Rồng tạo được cảm giác thích thú cho người tham gia giao thông trên cầu. Không dừng lại ở đó, vào khoảng 21h các ngày thứ 7 và chủ nhật, miệng rồng của cầu Rồng còn biểu diễn màn phun lửa, phun nước ấn tượng trong thời gian 5 phút. Điều đặc biệt này đưa cầu Rồng vào bảng danh sách 30 cây cầu ấn tượng nhất hành tinh, và cầu Rồng nằm ở vị trí thứ 19.
Với cách thiết kế chiếu sáng đặc biệt, cầu Rồng tại Đà Nẵng được Hiệp hội các nhà thiết kế chiếu sáng chuyên nghiệp thế giới (IALD) đánh giá là "công trình độc đáo, đem lại trải nghiệm đa phương tiện một cách khéo léo, thể hiện bản sắc dân tộc rất đặc sắc". Cầu Rồng đã trở thành niềm tự hào mang vẻ đẹp hiện đại, đồng thời thể hiện sự tinh tế, tài hoa và óc sáng tạo của con người Việt Nam.
Khoảng 1h đêm, phần giữa thân cầu sẽ tách làm đôi, dầm cầu quay 90 độ quanh trục và sau đó nằm dọc theo dòng chảy của sông Hàn để mở đường cho tàu lớn qua. Khoảng 4h sau, cầu sẽ quay lại như cũ để phục vụ giao thông trên cầu. Đây chính là chiếc cầu dây văng đầu tiên và duy nhất của nước ta. Cầu nối liền hai trục đường chính của thành phố là đường Lê Duẩn ở bờ Tây và đường Phạm Văn Đồng ở bờ Đông. Nếu có dịp du lịch Đà Nẵng, các bạn nhớ ghé thăm cầu quay sông Hàn để tự mình chiêm ngưỡng vẻ đẹp bà nét độc đáo của nó nhé.
Cầu không chỉ phục vụ các phương tiện giao thông mà còn trở thành điểm nhấn về kiến trúc, cảnh quan khu vực cửa ngõ phía bắc thủ đô Hà Nội. Đây còn là một địa điểm ngắm cảnh vô cùng thú vị của người dân thủ đô. Đặc biệt là buổi tối, cả 5 nhịp tháp đều được chiếu sáng để tạo nên một kiến trúc lung linh vào ban đêm. Rất nhiều bạn trẻ chọn cầu Nhật Tân làm nơi hóng gió, thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Nhìn từ xa,câu cầu trắng vắt vẻo qua biển xanh, nối liền hai đầu một bên là đất liền một bên là đảo tuyệt đẹp. Cây cầu được nổi bật bởi màu xanh biêng biếc của trời, của biển. Những khi chiều về, mặt trời xuống biển thì cây cầu lại càng trở nên lung linh hơn.Hay đêm về, những cột đèn được bật sáng khắp cây cầu dài gần 7km, trong không gian tĩnh mịch, cây cầu càng được tôn lên vẻ đẹp vốn có.
Cầu Thị Nại đã từng được công nhận là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay cây cầu Tân Vũ - Lạch Huyện đang thi công đã chiếm ngôi vị này và dự kiến hoàn thành vào năm 2017. Cầu Thị Nại giờ đây không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn là nơi du lịch của rất nhiều du khách khi tới với nơi đây.
Cầu Mỹ Thuận có tác dụng nối liền tuyến giao thông đường bộ từ thành phố Hồ Chí Minh đến Vĩnh Long, phá bỏ thế cô lập của Vĩnh Long, tạo điều kiện cho tỉnh này phát triển. Cầu Mỹ Thuận hiện nay đã trở thành một biểu tượng, một địa điểm du lịch hấp dẫn của Đồng bằng Sông Cửu Long.
Cầu Phú Mỹ góp phần tạo nên nét đẹp cho thành phố Hồ Chí Minh, xứng đáng là một trong những thành phố phát triển nhất Việt Nam. Cầu hiện nay đã được cả nước biết tới với vai trò lớn trong việc lưu thông với 2 miền. Du khách có kịp ghé qua cầu Phú Mỹ, chắc hẳn sẽ thích thú với vẻ đẹp của nơi đây. Cầu Phú Mỹ xứng đáng là một trong những cây cầu đẹp và nổi tiếng nhất Việt Nam.
Cầu Rạch Miễu có vẻ đẹp khác nhau nếu nhìn từ những góc độ khác nhau. Từ dưới cầu nhìn lên, cầu mang trên mình hai trụ cột đứng sừng sững giữa trời. Từ trên cao nhìn xuống là vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên tươi đẹp, nổi lên bốn cù lao "chụm" lại, tạo thành một bức tranh xinh tươi với những hàng dừa chạy dài, xa tít tắp.
Cầu Rạch Miễu khi chính thức được đưa vào hoạt động đã xóa đi cảnh ngăn sông cách trở của Bến Tre, là điều kiện để tỉnh phát triển thuận lợi hơn. Nếu có dịp ghé qua xứ sở của dừa này, hãy nhớ chiêm ngưỡng vẻ đẹp yên bình của cầu Rạch Miễu và tìm hiểu về nét đẹp của vùng đất nơi đây.
Cầu Cần Thơ là cây cầu bắc qua sông Hậu, nối thành phố Cần Thơ với tỉnh Vĩnh Long, Trụ cầu có hình chữ Y ngược và hai chân khép lại để thu hẹp diện tích bệ trụ nên mang nét đẹp thanh thoát. Cầu "gác" với cồn Ấu nên nhìn xa có những đoạn "võng" nhẹ nhàng, ngước lên, những sợi dây văng màu cam được bắt từ trụ tỏa dần xuống như đan, như dệt trên trời xanh.
Cầu không chỉ có giá trị về mặt giao thông, kinh tế xã hội mà còn mang nét đẹp văn hóa, là một biểu tượng du lịch hấp dẫn của vùng vịnh Hạ Long. Đây là một trong số ít cây cầu dây văng một mặt phẳng có chiều dài nhịp chính lập kỷ lục thế giới. Vào ban đêm, khi nhìn từ trên cao xuống, du khách sẽ sững sờ trước vẻ đẹp đầy mê hoặc của cây cầu này. Hiện nay, "cây đàn" của Hạ Long còn khoác lên mình bộ áo được tạo ra từ hệ thống đèn chiếu sáng hiện đại, góp phần tô điểm cho Vịnh Hạ Long thêm đẹp, thêm lộng lẫy, đồng thời thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Cầu được cho là một trong những cầu treo dây võng dài nhất nước ta, cầu như một dải lụa mềm nối liền đôi bờ sông Hàn, lung linh huyền ảo vào ban đêm, tinh tế sắc sảo vào ban ngày. Ánh sáng trên cầu được thiết kế với ý tưởng hình cánh chim vươn ra biển lớn, làm nổi bật vẻ đẹp của cây cầu này. Nhìn từ mọi góc độ, cầu Phước Thuận đều mang dáng vẻ hiện đại, lộng lẫy vf đầy quyến rũ. Cây cầu nằm ở vị trí đặc biệt, nơi con sông Hàn đổ ra biển tại cửa vịnh Đà Nẵng, nối liền hai tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành và Hoàng Sa - Trường Sa, tạo thành hệ thống tuyến giao thông liên hoàn ven biển từ hầm Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà, qua cầu Mân Quang và nối liền với tuyến du lịch Sơn Trà - Hội An. Từ đó, một hệ thống giao thông - du lịch hoàn chỉnh được hoàn thiện, mở ra khả năng khai thác tiềm năng về du lịch không chỉ riêng Đà Nẵng mà cho cả các địa phương lân cận như Hội An và Thừa Thiên Huế.
-----------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Sự tích cầu vồng
Xì Pứ là con gái một nhà nghèo.
Nàng chỉ có một bộ quần áo bảy màu do tay nàng thêu là đẹp nhất, còn
toàn là quần áo vá. Nhưng đôi tay Xì Pứ chăm làm, đôi chân Xì Pứ hay leo
rẫy, nên ai cũng mến cũng thương. Nàng đẹp không gì sánh nổi. Tiếng
nàng thánh thót hơn tiếng hót của chim mì xí, mái tóc nàng mượt dài hơn
dây móc, da nàng trắng hơn gốc cây chuối rừng chớm nở. Nhiều chàng trai
khỏe, đẹp, khắp bản gần bản xa kéo đến xin ở rể nhà Xì Pứ nhưng bụng
nàng vẫn chưa ưng ai.
Vào một ngày đẹp trời, Xì Pứ cầm dao đi
phát rẫy xa. Nàng đi tới đâu dưới chân nàng hoa rừng nở rộ, trên đầu
nàng chim chóc hót ca, cảnh vật như thêm sức sống. Đến những sợi nắng
vàng rực trong trẻo cũng cố tình đậu mãi trên bộ ngực nở nang và mái tóc
xanh đen óng ả của nàng. Vừa tới nương, Xì Pứ gặp một chàng trai trông
rất hiền lành mặc một bộ quần áo chàm thô, dáng khỏe mạnh nhanh nhẹn.
Sau một lúc ngập ngừng, chàng trai lên tiếng hỏi Xì Pứ:
– Người đẹp ơi! Đừng sợ thế! Ta chờ người đẹp đã lâu rồi, lòng ta héo như cỏ tranh cắt để lâu ngày vì mong vi nhớ!
Vừa trông thấy chàng lòng Xì Pứ đã như
lá rừng gặp gió. Giờ lại được nghe tiếng nói ngọt hơn nước mật ông của
chàng, lòng nàng lại càng ưng hơn. Chàng trai giúp Xì Pứ chặt cây to,
phát cây nhỏ. Vừa phát, miệng họ vừa nói chuyện vui vẻ. Khi con mắt hai
người không dám ngó thẳng nữa thì họ hứa hẹn cùng nhau nên vợ nên chồng.
Xì Pứ không ngờ rằng chàng trai kia chính là rắn thần ở núi này. Vì quá
mê vẻ đẹp và tính tình của nàng, thần rắn đã hiện thành người để tỏ
lòng mến thương của mình. Khi rắn thần kể rõ về mình, lòng Xì Pứ vẫn như
ngọn núi không suy suyển. Họ thề thốt một lòng sống bên nhau.
Biết được chuyện, lòng bố mẹ Xì Pứ đau
nhiều, vừa thương mà vừa giận Xì Pứ đầy ruột. Đên nằm hai ông bà cùng to
nhỏ bàn tính chuyện giết thần rắn để trừ hậu họa cho con gái. Hai ông
bà lấy ba con dao nhọn mài thật sắc cắm cán xuống đất, mũi lên trên giữa
lối rắn thường qua lại. Đêm ấy chàng rắn quen lệ bò tới chỗ người yêu
để được nhìn, để được nghe giọng nói của nàng. Chẳng ngờ chàng liền bị
lưỡi dao rạch bụng, máu túa ra lênh láng. Chàng rắn chỉ kịp kêu lên:
– Trời ơi! Sao ai lại nỡ hại tôi thế này.
Giết được rắn rồi bố mẹ Xì Pứ chất củi
và gianh khô để đốt. Thấy người yêu bị chết lại bị thiêu xác, lòng Xì Pứ
như có ai dội lửa. Không ngăn được ý muốn của bố mẹ, nàng bèn mặc bộ
quần áo đẹp nhất có thêu bảy màu sặc sỡ đến bên xác người yêu đang cháy
rừng rực khóc lóc:
– Người ta thương đã chết. Lòng ta héo
như cánh hoa phơi nắng lâu ngày. Ta không thể sống thêm được nữa, ta
phải chết theo người ta thương thôi. Làng xóm ơi! Nếu ai thương tôi,
muốn thấy tôi thì ngay sau lúc trời mưa rồi lại nắng tôi sẽ hiện ra!
Nói xong nàng nhảy vào đống lửa đang
cháy hừng hực. Lửa từ thân chàng rắn quấn lấy người nàng. Hai người ôm
nhau chết trong đống lửa rừng rực. Bỗng trời đổ mưa sầm sập. Lửa tắt,
mối đùn lên lấp kín xác hai người thành một ngôi mộ lớn. Trời vẫn mưa,
nắng bỗng hửng lên. Người ta nhìn thấy hai chiếc cầu vồng rực rỡ bảy màu
hiện lên.
Từ đó, nếu trời đang mưa mà lại có nắng
hửng lên thì hai chiếc cầu vồng lại cùng hiện lên và cùng biến đi như
vậy. Ta thường thấy một chiếc cầu vồng màu đen viền một vết đỏ mờ mờ bên
cạnh. Đó là hồn của chàng rắn. Máu đỏ mang màu ngọn lửa thiêu, màu đen
là màu áo rắn khoác ngoài lúc bị thiêu. Còn chiếc cầu vồng có bảy màu
rực rỡ chính là màu áo quần của nàng Xì Pứ xinh đẹp mặc lúc lao mình vào
ngọn lửa.
Ngày nay, mỗi khi cầu vồng hiện ra ở đâu
người ta đều cho rằng nó đang vươn vòi xuống suối, xuống khe để uống
nước cho bõ cơn khát vì bị ngọn lửa thiêu nóng ngày nọ vậy.
Bảy Sắc Cầu Vồng - Tam Ca Hoa Mặt Trời
Cầu vồng là gì?
Cầu vồng là hiện tượng quang học thiên nhiên mà hầu
như ai trong chúng ta đều từng được chiêm ngưỡng. Cầu vồng bản chất là
sự tán sắc ánh sáng Mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước
mưa. Cầu vồng thực ra có rất nhiều màu sắc, trong đó có 7 màu nổi bật là
đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
Lý giải nguyên nhân hình thành cầu vồng
Trên thực tế cầu vồng không phải là
một vật thể xác định, mà nó là hình ảnh phản chiếu của ánh sáng Mặt Trời
qua những giọt nước trong không khí, hiện tượng này còn được gọi là sự khúc xạ ánh sáng.
Ánh sáng Mặt Trời là một hỗn hợp các
màu sắc hòa trộn vào nhau mà mắt chúng ta không thể phát hiện ra các
màu sắc này. Chỉ khi được chiếu qua một lăng kính thủy tinh, các tia ánh sáng bị bẻ cong hay còn gọi là khúc xạ để tạo thành một dải màu sắc liên tục mà ta gọi là quang phổ.
Do các tia màu đỏ bị bẻ cong ít nhất, sau đó đến các tia màu cam, vàng,
xanh lá cây, xanh lam và cuối cùng là tia màu tím bị bẻ cong nhiều
nhất.
Cầu vồng không phải là duy nhất nhưng chúng ta chỉ có thể thấy một cầu vồng tại cùng một thời điểm
Hiện tượng khúc xạ trên xảy ra đối với hàng triệu giọt nước được chiếu sáng bởi Mặt Trời, do đó cầu vồng không phải là duy nhất. Tuy nhiên chúng ta chỉ có thể nhìn thấy một cầu vồng tại cùng một thời điểm. Đó là do góc 42 độ mà chúng ta đã nói ở trên. Mắt của chúng ta chỉ có thể nhìn thấy những tia khúc xạ được tạo bởi các giọt nước mưa mà có một góc 42 độ so với ánh sáng Mặt Trời.
Và do đó, cầu vồng không phải duy nhất, khi nhìn ở một địa điểm khác chúng ta sẽ thấy một cầu vồng hoàn toàn khác.
Những hiện tượng thú vị khác
Hiện tượng này rất hiếm khi xảy ra, đó là do sự nhiễu xạ ánh sáng giúp chúng ta nhìn thấy được cả góc 52 độ so với ánh sáng Mặt Trời. Ở góc 52 độ này chúng ta có thể thấy sự khúc xạ ánh sáng ở bên trong của các giọt nước, trước khi ánh sáng phản xạ và đi ra bên ngoài. Chính vì thế mà cầu vồng phụ có các màu đảo ngược và mờ nhạt hơn. Hiện tượng này xảy ra khi chúng ta có thể nhìn thấy đồng thời hai góc 42 độ và 52 độ so với ánh sáng Mặt Trời.
7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
![]() |
Cầu vồng xuất hiện vào buổi sáng. Ảnh: Wikipedia
|
1. Cầu vồng hiếm khi xuất hiện vào buổi trưa
Cầu vồng thường được nhìn thấy vào buổi sáng và buổi chiều tối. Đó là
hiện tượng tán sắc ở ánh nắng mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua các
giọt nước mưa ở nền nhiệt độ khoảng 42 độ C. Nhiệt độ thường cao hơn mức
thích hợp trên vào buổi trưa, nên cầu vồng ít khi hình thành.
2. Cầu vồng có thể xuất hiện vào ban đêm
![]() |
Cầu vồng xuất hiện vào ban đêm. Ảnh: Wikipedia
|
Cầu vồng xuất hiện vào ban đêm được gọi là cầu vồng mặt trăng. Đó là do
cầu vồng được tạo ra bởi ánh sáng phản chiếu trên bề mặt mặt trăng chứ
không phải từ ánh sáng mặt trời trực tiếp.
3. Hai người không nhìn thấy màu sắc cầu vồng giống nhau
![]() |
Cầu vồng với những màu sắc rực rỡ. Ảnh: Wikipedia
|
Tia sáng mặt trời khúc xạ với những hạt mưa nhất định tạo ra hình ảnh
cầu vồng trong mắt một người, nhưng đồng thời những tia sáng này cũng
khúc xạ với những hạt mưa khác theo góc khác trong tầm mắt của ai đó.
Chính bởi vậy màu sắc cầu vồng nhìn thấy của mỗi người khác nhau, dù
đứng cùng một vị trí và ngắm cùng một cầu vồng.
4. Không thể tiến sát tới cầu vồng
Cầu vồng di chuyển khi người nhìn di chuyển, đó là vì ánh sáng tạo nên
cầu vồng hình thành ở một khoảng cách và góc nhất định với mắt người
quan sát. Khoảng cách này luôn tồn tại giữa người xem với hiện tượng.
5. Không thể nhìn thấy hết tất cả các màu của cầu vồng
![]() |
Những màu sắc cơ bản của cầu vồng. Ảnh: Wikipedia
|
Ngoài 7 màu cơ bản là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm và tím, cầu vồng
được tạo thành từ hơn một triệu màu tán sắc liên tiếp, bao gồm những màu
mà mắt thường con người không nhìn thấy.
6. Nhiều cầu vồng có thể được hình thành cùng một thời điểm
![]() |
Cầu vồng đôi. Ảnh: Wikipedia
|
Người quan sát có thể nhìn thấy nhiều hơn một cầu vồng khi ánh sáng
khúc xạ lại bên trong giọt nước, và chia thành các màu sắc thành phần.
Cầu vồng đôi xuất hiện khi điều này xảy ra bên trong giọt nước hai lần,
gấp ba khi nó xảy ra 3 lần, và thậm chí gấp 4 nếu nó xảy ra 4 lần.
7. Có thể làm cầu vồng biến mất
Quan sát hiện tượng đặc biệt trong video dưới đây:
Tạp chí Discovery chỉ ra rằng
ta có thể dùng những chiếc kính phân cực để chặn một cầu vồng. Đó là vì
kính phân cực được phủ một lớp phân tử liên kết theo chiều dọc, trong
khi đó ánh sáng phản chiếu với nước bị phân cực theo chiều ngang.
Thu Nga
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.
![]() |
Cầu vồng trắng xuất hiện tại Brookline, Massachusetts, Mỹ, tháng 9/2014. Ảnh: Eileen Claffey.
|
Theo Earth Sky, cầu vồng sương mù, hay cầu vồng trắng, được
tạo ra bởi cơ chế tương tự như cầu vồng bình thường. Cầu vồng thường
xuất hiện khi không khí tràn ngập các giọt nước mưa, và bạn luôn nhìn
thấy nó theo hướng đối diện với Mặt Trời. Cầu vồng trắng cũng vậy, luôn
đối diện với Mặt Trời, nhưng nó hình thành nhờ những giọt nước nhỏ trong
lớp sương mù hoặc đám mây chứ không phải các hạt mưa lớn hơn.
Cầu vồng trắng có thể được quan sát trong lớp sương mù mỏng khi Mặt
Trời chiếu sáng. Do những giọt nước trong sương mù rất nhỏ nên cầu vồng
trắng chỉ có màu sắc mờ nhạt hoặc không màu.
"Một số cầu vồng trắng có độ tương phản rất thấp. Nếu muốn quan sát cầu
vồng trắng, bạn hãy tìm kiếm những thay đổi ánh sáng nhỏ trong nền
sương mù. Mặt Trời phải ở độ cao khoảng 30-40°, hoặc bạn phải đứng trên
một ngọn đồi cao, nơi sương mù và cầu vồng trắng có thể nhìn thấy từ
trên xuống. Cầu vồng trắng có kích thước lớn như một cầu vồng thông
thường nhưng rộng hơn rất nhiều", Les Cowley, chuyên gia làm việc tại
trang web Atmospheric Optics, cho biết.
Xem thêm: Những điều ít biết về 12 loại cầu vồng
Lê Hùng
Khám phá hiện tượng cầu vồng lửa bí ẩn
(Kiến Thức) - Hiện tượng cầu vồng lửa rất hiếm gặp trong tự nhiên và thường xuất hiện vào mùa hè.
Hiện tượng cầu vồng lửa còn gọi là mây ngũ sắc, có tên
khoa học là circumhorizontal arc. Hiện tượng này chỉ xuất hiện khi ánh
mặt trời chiếu xuyên qua những tinh thể băng tí hon hình thành ở độ cao
hàng ngàn mét.
Ánh mặt trời phải xuyên qua các tinh thể ở một góc độ chính xác thì mới
tạo được hiệu ứng màu sắc. Đối với những người sống gần vùng cực, việc
quan sát hiện tượng này là điều không thể. Đặc biệt, cầu vồng lửa chỉ
xuất hiện khi có thời tiết xấu.
Ở vĩ độ trung bình, mùa xuân và mùa hè là thời điểm tốt nhất để bạn có
thể chiêm ngưỡng cầu vồng lửa. Hiện tượng này hiếm khi xuất hiện ở các
vĩ độ cao.
Hiện tượng cầu vồng lửa chỉ kéo dài chừng 5 phút với sắc màu rực rỡ của bảy sắc cầu vồng.
Cầu vồng lửa có thể rất lớn, thậm chí chúng đôi khi còn bao phủ cả một góc bầu trời.
Một trong những điều kiện để hình thành nên cầu vồng lửa là mặt trời khi
đó phải ở vị trí rất cao, khoảng 58 độ so với đường chân trời hoặc cao
hơn.
Hiện tượng Lạt Ma hóa thân thành ‘cầu vồng’ bay đi sau khi viên tịch
Rất nhiều
chuyện kỳ bí ở xứ sở của các Lạt Ma Tây Tạng mà nhiều người dẫu nhìn
thấy cũng chẳng dám tin bởi vì nó vượt qua khỏi tầm nhận thức hạn hẹp
của con người.
Tây Tạng huyền bí: Cao tăng hóa thành cầu vồng thăng thiên
Hiện tượng hóa cầu vồng là một loại hiện
tượng thần bí xuất hiện sau khi các cao tăng đắc đạo viên tịch. Tương
truyền rằng, những cao tăng tu luyện đến cảnh giới rất cao thâm khi viên
tịch, nhục thân của người đó sẽ hóa thành một đường cầu vồng mà bay
lên, tiến nhập vào cõi Tịnh Độ mà Phật giáo nói đến.
Theo thuyết Phật giáo Tây Tạng, những
cao tăng đã tu luyện đến cảnh giới rất cao thì sau khi viên tịch, nhục
thân của người đó sẽ hóa thành một đường cầu vồng mà đi.
Trong Phật giáo Tây Tạng, có một nhánh
là Mật Tông, người tu luyện Mật Tông tu hành đạt đến một cảnh giới nhất
định, khi họ chết đi, nhục thân trong mấy ngày sau khi viên tịch sẽ tự
động hóa thành ánh sáng đủ màu sắc. Loại hiện tượng này được gọi là hiện
tượng thân người hóa cầu vồng.
Hiện tượng thân thể người hóa thành cầu vồng căn cứ theo trình độ tu hành của mỗi một người, thì được phân thành ba tầng.
1. Chỉ có một số rất ít những cao tăng
bậc đại sư có đạo hạnh cao thâm mới đạt đến được một tầng này – Toàn bộ
thân thể người hóa thành cầu vồng. Sau khi qua đời, thân thể không ngừng
phát sáng, hình hài không ngừng thu nhỏ lại, dần dần mãi cho đến khi
biến mất, thân thể người đã hoàn toàn hóa thành cầu vồng.
2. Trong vòng mấy ngày sau khi viên
tịch, nhục thân sẽ tự động hóa thành ánh sáng và âm thanh, cuối cùng chỉ
còn lại một ít tóc và móng tay và hạt Xá Lợi cứng chắc trong suốt với
đủ màu sắc.
3. Sau khi hóa thành cầu vồng, di hài
dần dần thu nhỏ lại, một số nhục thân không hoàn toàn biến thành ánh
sáng thì sẽ thu nhỏ lại đến mức chỉ cao khoảng một thước, hơn nữa lại
cứng chắc như sắt.
Theo ghi chép, trình độ hóa cầu vồng cao
nhất chính là nhục thân sau khi hoàn toàn hóa thành ánh sáng, ánh sáng
này có thể ngưng tụ lần nữa thành thân thể cầu vồng lớn khoảng đứa trẻ
ba tuổi, đây gọi là vô tử hồng thân (thân xác cầu vồng bất tử).
Trong Kinh Phật ghi chép rằng, khi Đức
Phật niết bàn, trong lúc hỏa táng đã từng ba lần dùng lửa đốt cũng không
cháy. Đại đệ tử Ca Diếp nói Đức Phật đã thành thân kim cương bất hoại,
vậy nên lửa phàm trên thế gian không thể đốt được. Sau đó trên thân Đức
Phật tự xuất hiện lửa Tam Muội (tức là hóa ánh sáng, chứ không phải là
có lửa thật), hóa cầu vồng. Đồng thời xuất hiện trên một vạn hạt Xá Lợi.
Mấy năm trước Xá Lợi ngón tay Phật được
lấy ra từ trong địa cung chùa Pháp Môn còn phát sáng trước mặt mọi
người. Cột ánh sáng giống như hình trụ, hơn nữa không phải là phóng ra
theo đường thẳng mà là uốn khúc. Người được ánh sáng này chiếu vào, thân
thể hiện ra trạng thái trong suốt.
Đối với người tu hành sau khi chết đi,
thân thể xuất hạt Xá Lợi, khoa học hiện nay cũng đã thừa nhận, nhưng lại
không thể giải thích. Có người nói là có liên quan với thói quen sinh
hoạt thường ngày của các tăng nhân, họ ăn chay là chính, vậy nên bên
trong thân thể sau khi chết đi sẽ xuất hiện rất nhiều sỏi thận lửa đốt
không cháy được. Nếu dựa theo quan điểm này, thì một số động vật ăn cỏ
cũng sẽ xuất hiện hạt Xá Lợi, nhưng xưa nay lại chưa từng bao giờ nghe
nói động vật xuất hiện hạt Xá Lợi.
Đối với hiện tượng thân thể người hóa thành cầu vồng, rất nhiều nơi đều có ghi chép lại, ví như ghi chép trong quyển “Từ Hải”. Đây là một ví dụ về hiện tượng hóa cầu vồng được các thầy tu ghi chép lại:
Năm 1952, ở miền đông Tây Tạng, có một
ví dụ nổi tiếng về thân thể hóa thành ánh sáng cầu vồng, rất nhiều người
đều đã tận mắt nhìn thấy. Sonam Namgyal là một người rất giản dị và
khiêm tốn, ông lấy việc chạm khắc chú ngữ và kinh văn trên tảng đá làm
kế sinh nhai. Có người nói khi ông còn trẻ đã từng đi theo một vị thượng
sư học giáo pháp. Không có ai biết ông là người tu hành, vậy nên có thể
gọi ông là “hành giả bí mật”. Trước khi ông lâm chung, mọi người thường
nhìn thấy ông ngồi trên đỉnh núi, nhìn ngắm bầu trời. Ông không hát ca
khúc truyền thống, mà bản thân tự viết lời phổ nhạc. Không có ai biết
được ông đang làm gì.
Sau đó ông giống như mắc bệnh, nhưng
điều kỳ lạ là ông lại trở nên càng lúc càng vui vẻ. Khi bệnh tình chuyển
biến xấu, người nhà đã mời thượng sư và bác sĩ, con trai ông bảo ông
hãy nhớ hết những giáo pháp mà ông đã từng nghe qua, ông mỉm cười nói: “Ta
đều đã quên hết rồi, dù cho thế nào, không có gì đáng để nhớ cả. Mọi
thứ đều là huyễn ảnh, nhưng ta tin rằng hết thảy mọi thứ đều sẽ rất
tốt”.
Ông lâm chung khi 79 tuổi, ông nói: “Yêu cầu duy nhất của tôi là, trong khoảng thời gian một tuần sau khi chết chớ có đụng vào thân thể của tôi”.
Sau khi ông qua đời, người nhà liền bó
thi thể của ông lại, thỉnh mời Lạt Ma và tăng nhân đến tụng kinh cho
ông. Họ để di thể trong một gian phòng nhỏ, và không khỏi bất ngờ rằng,
thân thể ông vốn có dáng người cao lớn, vậy mà lại được đưa vào trong
phòng không một chút khó khăn, giống như di thể đã biến thành nhỏ vậy.
Đồng thời, ánh sáng kỳ dị giống như cầu vồng tràn ngập khắp phòng. Khi
đến ngày thứ 6, người nhà nhìn thấy thân thể của ông dường như đã biến
thành càng lúc càng nhỏ. Buổi sáng ngày thứ 8 sau khi ông mất, người nhà
chuẩn bị thủ tục chôn cất, khi tháo lớp vải bó thi thể ra, phát hiện
ngoài móng tay và tóc ra thì không còn lại gì nữa.
Từ ví dụ trên, có thể khẳng định bước
đầu rằng, giống như Hạt Xá Lợi thật sự tồn tại, thì hiện tượng thân thể
người hóa cầu vồng cũng là một hiện tượng tự nhiên không thể bỏ qua.
Nhưng khiến cho người ta hoàn toàn biến thành cầu vồng, biến thành ánh
sáng, thì lý luận vật lý học hiện nay không thể nào giải thích được. Nếu
như hiện tượng hóa thành cầu vồng thật sự là một hiện tượng có thể phát
sinh trên thân thể người, vậy thì một số phương diện nào đó trong lý
luận của chúng ta cần phải được chỉnh sửa lại.
Đối với hiện tượng thân thể người hóa
thành cầu vồng, cũng có người dùng lý luận trong giới khí công để giải
thích. Ví dụ như hiện tượng chiếu xạ ánh sáng của Xá Lợi ngón tay Phật
được lấy ra từ trong địa cung chùa Pháp Môn nói trên, có người giải
thích nói đây chỉ là hiện tượng trong giới khí công.
Không kể là cao tăng đã qua đời, hay là
hạt Xá Lợi được khai quật trong chùa Pháp Môn, họ có thể phát ra ánh
sáng mà chúng ta có thể nhìn thấy được. Dùng lý luận quang học thì hẳn
ánh sáng có thể nhìn thấy được, nhưng nhìn từ quan điểm y học thì thân
thể người là có thể phát sáng, nhưng phát xạ thông thường là ánh sáng
không thể nhìn thấy được. Ví như 60 % nhiệt lượng của thân thể người là
thông qua phương pháp của tia hồng ngoại phóng xạ ra, và tia hồng ngoại
cũng là một loại ánh sáng, nhưng nó là ánh sáng không thể nhìn thấy
được.
Không kể là người tu hành của bất kỳ
phái Mật giáo nào, sau khi tu luyện pháp môn Mật Tông đạt đến cảnh giới
rất cao, khi người đó lâm chung, thì sẽ xuất hiện hiện tượng hóa cầu
vồng. Nhục thân của người đó sẽ hóa thành một đường cầu vòng bay thẳng
lên trên trời, tiến nhập vào cõi Tịnh Độ mà Phật giáo nói đến. Điều này
người thường nghe thấy quả thật là điều không thể nghĩ bàn, nhưng đối
với người tu hành trong Mật giáo, thì nó lại không phải là điều gì khó
tin cả.
Thông qua tu luyện nhiều năm, bên trong
thân thể của người tu hành đã tập hợp năng lượng to lớn, khi họ đối diện
với ranh giới của cái chết, thì sẽ chuyển hóa nhục thể có năng lượng
này thành vật chất ánh sáng, sắc thân hòa tan vào trong ánh sáng, sau đó
hoàn toàn biến mất.
Bởi các pháp môn tu luyện khác nhau, quá
trình hóa thành cầu vồng của người tu hành cũng sẽ xuất hiện các loại
hiện tượng khác nhau. Có hai loại là phổ biến nhất. Một loại là trước
khi người tu hành lâm chung, yêu cầu được ở một mình, trong thời gian 7
ngày sau khi mất không được đụng vào di thể của họ; trong phòng sẽ tràn
đầy ánh sáng kỳ dị giống như cầu vồng; đến ngày thứ 8, mọi người mở căn
phòng ra chỉ thấy di thể của người tu hành đã biến mất, chỉ còn sót lại
tóc và móng tay. Một loại hiện tượng khác cũng là muốn ở một mình, cũng
cho phép đệ tử chân truyền ở bên cạnh, người tu hành ngồi xếp bằng đả
tọa, thân thể tự phát sáng, một đường cầu vồng xông thẳng lên bầu trời.
Tiểu Thiện, dịch từ secretchina
Theo tinhhoa.net
Tiểu Thiện, dịch từ secretchina
Theo tinhhoa.net
Top 10 Cây cầu đẹp nhất Việt Nam
Top 11 cây cầu đẹp nhất Việt Nam
10-10-2016 11 1379 1 0
Việt Nam là một
đất nước có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, bởi vậy vậy xây
dựng cầu đường là việc làm cần thiết nhằm thúc đẩy sự phát triển của đất
nước. Bên cạnh đó, ngày nay nhiều cây cầu ngoài mục đích lưu thông thì
còn trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng điểm qua một
số cây cầu đẹp nhất Việt Nam để cùng khám phá vào một ngày không xa các
bạn nhé.
Cầu Long Biên
Đây là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp khởi công xây dựng từ 1899-1902, cầu dài 2500m gồm có 19 dầm thép và đường dẫn xây bằng đá. Trong thế kỉ XX, cầu Long Biên là một trong số 4 cây cầu lớn nhất thế giới.Hẳn ai cũng đã biết đến cầu Thăng Long qua những thước phim, trang ảnh, sách vở khi nói về lịch sử của Hà Nội. Nhưng chỉ khi tới với vùng đất này, đặt chân lên từng nhịp cầu huyền thoại thì mới cảm nhận và khám phá hết được những nét đẹp và điều mới mẻ về cầu Long Biên. Đây không chỉ là nơi ghi dấu lịch sử một thời mà còn là nơi ngắm cảnh cực đẹp khi Hà Nội về đêm.
Đã gắn bó với thủ đô Hà Nội hơn 100 năm, cầu Long Biên chứng kiến Hà Nội thay đổi từ những năm tháng kháng chiến cứu nước, đến những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội rồi bắt đầu vươn mình ra thế giới... Đây thực sự là một nhân chứng lịch sử vô cùng ý nghĩa của thủ đô. Không những thế, đây còn là nơi để mọi người cùng ngắm cảnh, ôn lại những kỷ niệm của cuộc sống về một thời tươi đẹp đã đi qua.
Cầu Rồng
Được chính thức đưa vào sử dụng năm 2013, cầu Rồng hiện nay là điểm du lịch nổi tiếng tại Đà Nẵng, thu hút rất nhiều du khách tham quan và chiêm ngưỡng công trình đầy ý nghĩa này. Cây cầu được thiết kế và xây dựng thành tạo hình con rồng uốn lượn tinh xảo. Cầu Rồng có thể nói là đẹp nhất về đêm, khi tất cả các đèn màu đã bật lên, phản chiếu vào nhau tạo nên bức tranh muôn sắc màu bắc qua sông, sáng cả một vùng trời.Cầu Rồng bắc qua sông Hàn, tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian để đi đến sân bay quốc tế Đà Nẵng và một số địa điểm du lịch khác. Cầu Rồng góp một phần vào sự phát triển và nổi tiếng cho thành phố Đà Nẵng. Mang nét đẹp mới lạ, độc đáo với hình dáng loài động vật thuộc cõi tiên, cầu Rồng tạo được cảm giác thích thú cho người tham gia giao thông trên cầu. Không dừng lại ở đó, vào khoảng 21h các ngày thứ 7 và chủ nhật, miệng rồng của cầu Rồng còn biểu diễn màn phun lửa, phun nước ấn tượng trong thời gian 5 phút. Điều đặc biệt này đưa cầu Rồng vào bảng danh sách 30 cây cầu ấn tượng nhất hành tinh, và cầu Rồng nằm ở vị trí thứ 19.
Với cách thiết kế chiếu sáng đặc biệt, cầu Rồng tại Đà Nẵng được Hiệp hội các nhà thiết kế chiếu sáng chuyên nghiệp thế giới (IALD) đánh giá là "công trình độc đáo, đem lại trải nghiệm đa phương tiện một cách khéo léo, thể hiện bản sắc dân tộc rất đặc sắc". Cầu Rồng đã trở thành niềm tự hào mang vẻ đẹp hiện đại, đồng thời thể hiện sự tinh tế, tài hoa và óc sáng tạo của con người Việt Nam.
Cầu Quay Sông Hàn
Nhắc tới cầu quay sông Hàn thì không một du khách nào tới với Đà Nẵng mà không biết đến, bởi đây là một cây cầu nổi tiếng tại Đà Nẵng, độc nhất vô nhị tại Việt Nam, do chính các kỹ sư Việt Nam thiết kế và xây dựng. Cầu quay sông Hàn là một biểu tượng của Đà Nẵng, bắc qua dòng sông thơ mộng, nhiều du khách tới đây chỉ để được nhìn thấy chiếc cầu tự động quay, đây là niềm tự hào của người dân thành phố Đà Nẵng.Khoảng 1h đêm, phần giữa thân cầu sẽ tách làm đôi, dầm cầu quay 90 độ quanh trục và sau đó nằm dọc theo dòng chảy của sông Hàn để mở đường cho tàu lớn qua. Khoảng 4h sau, cầu sẽ quay lại như cũ để phục vụ giao thông trên cầu. Đây chính là chiếc cầu dây văng đầu tiên và duy nhất của nước ta. Cầu nối liền hai trục đường chính của thành phố là đường Lê Duẩn ở bờ Tây và đường Phạm Văn Đồng ở bờ Đông. Nếu có dịp du lịch Đà Nẵng, các bạn nhớ ghé thăm cầu quay sông Hàn để tự mình chiêm ngưỡng vẻ đẹp bà nét độc đáo của nó nhé.
Cầu Nhật Tân
Là một trong 7 cây cầu bắc ngang qua sông Hồng, cầu Nhật Tân được xem là một cây cầu có kiến trúc khá độc đáo, với kết cấu chính theo dạng dây văng gồm 5 nhịp, 5 tháp tượng trưng cho 5 cửa ô của Hà Nội. Bên cạnh đó, nó cũng biểu tượng cho 5 cánh hoa đào của làng đào Nhật Tân. Mặt cầu rộng, chia làm 4 làn xe cơ giới, với tổng chiều dài từ điểm đầu đến điểm cuối cầu khoảng 9 km. Từ trên cao nhìn xuống, cầu như một dải lụa tạo nên một điểm nhấn cho đồng bằng sông Hồng xanh tươi, trù phú.Cầu không chỉ phục vụ các phương tiện giao thông mà còn trở thành điểm nhấn về kiến trúc, cảnh quan khu vực cửa ngõ phía bắc thủ đô Hà Nội. Đây còn là một địa điểm ngắm cảnh vô cùng thú vị của người dân thủ đô. Đặc biệt là buổi tối, cả 5 nhịp tháp đều được chiếu sáng để tạo nên một kiến trúc lung linh vào ban đêm. Rất nhiều bạn trẻ chọn cầu Nhật Tân làm nơi hóng gió, thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Cầu Thị Nại
Cầu Thị Nại được xây dựng trong 4 năm, hoàn thành năm 2006, có chiều dài là 6960m bao gồm cả hệ thống cầu, nối liền thành phố Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai, một bán đảo hình vòng cung xinh đẹp và tráng lệ.Nhìn từ xa,câu cầu trắng vắt vẻo qua biển xanh, nối liền hai đầu một bên là đất liền một bên là đảo tuyệt đẹp. Cây cầu được nổi bật bởi màu xanh biêng biếc của trời, của biển. Những khi chiều về, mặt trời xuống biển thì cây cầu lại càng trở nên lung linh hơn.Hay đêm về, những cột đèn được bật sáng khắp cây cầu dài gần 7km, trong không gian tĩnh mịch, cây cầu càng được tôn lên vẻ đẹp vốn có.
Cầu Thị Nại đã từng được công nhận là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay cây cầu Tân Vũ - Lạch Huyện đang thi công đã chiếm ngôi vị này và dự kiến hoàn thành vào năm 2017. Cầu Thị Nại giờ đây không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn là nơi du lịch của rất nhiều du khách khi tới với nơi đây.
Cầu Mỹ thuận
Là một trong những cây cầu nổi tiếng nhất Việt Nam, cầu Mỹ Thuận bắc ngang sông Tiền, nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Cầu MỸ Thuận là cây cầu văng đầu tiên của Việt Nam, được khởi công xây dựng năm 1997 và khánh thành năm 2000. Đây là công trình hợp tác giữa các chuyên gia, kỹ sư và công nhân của hai nước Úc và Việt Nam.Cầu Mỹ Thuận có tác dụng nối liền tuyến giao thông đường bộ từ thành phố Hồ Chí Minh đến Vĩnh Long, phá bỏ thế cô lập của Vĩnh Long, tạo điều kiện cho tỉnh này phát triển. Cầu Mỹ Thuận hiện nay đã trở thành một biểu tượng, một địa điểm du lịch hấp dẫn của Đồng bằng Sông Cửu Long.
Cầu Phú Mỹ
Ai từng đi qua cầu Phú Mỹ sẽ thấy ngay được vẻ đẹp trù phú, xa hoa tráng lệ của một trong hai thành phố lớn nhất cả nước - thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cây cầu văng lớn nhất thành phố, với tổng giá trị đầu tư lên tới hàng ngàn tỷ đồng, được khởi công xây dựng năm 2005 và hoàn thành vào năm 2009. Cây cầu có chiều dài là 2.031m và chính là huyết mạch lưu thông từ miền Trung về miền Nam, là một trong những cây cầu dây văng hiện đại nhất trên thế giới.Cầu Phú Mỹ góp phần tạo nên nét đẹp cho thành phố Hồ Chí Minh, xứng đáng là một trong những thành phố phát triển nhất Việt Nam. Cầu hiện nay đã được cả nước biết tới với vai trò lớn trong việc lưu thông với 2 miền. Du khách có kịp ghé qua cầu Phú Mỹ, chắc hẳn sẽ thích thú với vẻ đẹp của nơi đây. Cầu Phú Mỹ xứng đáng là một trong những cây cầu đẹp và nổi tiếng nhất Việt Nam.
Cầu Rạch Miễu
Cầu Rạch Miễu nằm trên quốc lộ 60 bắc qua sông Tiền, các bến phà hiện hữu khoảng 1 km về phía thượng lưu. Đây là cây cầu văng lớn thứ ba được xây dựng ở đồng bằng Sông Cửu Long và cũng là cây cầu đầu tiên được chính các kỹ sư Việt Nam thiết kế và thi công theo công nghệ mới, với chiều dài của cây cầu là 8.331m bao gồm hai đầu cầu.Cầu Rạch Miễu có vẻ đẹp khác nhau nếu nhìn từ những góc độ khác nhau. Từ dưới cầu nhìn lên, cầu mang trên mình hai trụ cột đứng sừng sững giữa trời. Từ trên cao nhìn xuống là vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên tươi đẹp, nổi lên bốn cù lao "chụm" lại, tạo thành một bức tranh xinh tươi với những hàng dừa chạy dài, xa tít tắp.
Cầu Rạch Miễu khi chính thức được đưa vào hoạt động đã xóa đi cảnh ngăn sông cách trở của Bến Tre, là điều kiện để tỉnh phát triển thuận lợi hơn. Nếu có dịp ghé qua xứ sở của dừa này, hãy nhớ chiêm ngưỡng vẻ đẹp yên bình của cầu Rạch Miễu và tìm hiểu về nét đẹp của vùng đất nơi đây.
Cầu Cần Thơ
Một khi đã tới Cần Thơ, bạn không nên bỏ lỡ cơ hội tới chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cây cầu mang tên thành phố này.Buổi tối, khi lên cầu Cần Thơ, bạn sẽ thấy một khung cảnh thơ mộng hiện ra với bến Ninh Kiều lung linh rực rỡ. Cầu Cần Thơ là cây cầu văng có nhịp chính dài nhất Đông Nam Á tại thời điểm hoàn thành, là sự hợp tác và thể hiện tình hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản. Năm 2015, cầu Cần Thơ được lắp dàn đèn nghệ thuật với giá trị khoảng 30 tỉ đồng. Chiếc cầu là niềm tự hào của người dân Nam Bộ nói riêng và của người Việt Nam nói chung.Cầu Cần Thơ là cây cầu bắc qua sông Hậu, nối thành phố Cần Thơ với tỉnh Vĩnh Long, Trụ cầu có hình chữ Y ngược và hai chân khép lại để thu hẹp diện tích bệ trụ nên mang nét đẹp thanh thoát. Cầu "gác" với cồn Ấu nên nhìn xa có những đoạn "võng" nhẹ nhàng, ngước lên, những sợi dây văng màu cam được bắt từ trụ tỏa dần xuống như đan, như dệt trên trời xanh.
Cầu Bãi Cháy
Bãi Cháy là bĩa biển tuyệt đẹp của vùng Hạ Long. Trước đây, để đi từ Thăng Long xuống Hạ Long, người dân phải đi bằng phà nên phải chờ đợi rất lâu và mệt mỏi. Đặc biệt là các dịp lễ tết, người dân đi lại đông đúc nên gặp rất nhiều bất tiện. Nhưng từ khi cầu Bãi Cháy được đưa vào sử dụng, người dân ai cũng vô cùng phấn khởi.Cầu không chỉ có giá trị về mặt giao thông, kinh tế xã hội mà còn mang nét đẹp văn hóa, là một biểu tượng du lịch hấp dẫn của vùng vịnh Hạ Long. Đây là một trong số ít cây cầu dây văng một mặt phẳng có chiều dài nhịp chính lập kỷ lục thế giới. Vào ban đêm, khi nhìn từ trên cao xuống, du khách sẽ sững sờ trước vẻ đẹp đầy mê hoặc của cây cầu này. Hiện nay, "cây đàn" của Hạ Long còn khoác lên mình bộ áo được tạo ra từ hệ thống đèn chiếu sáng hiện đại, góp phần tô điểm cho Vịnh Hạ Long thêm đẹp, thêm lộng lẫy, đồng thời thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Cầu Thuận Phước
Cầu Thuận Phước cũng là một cây cầu bắc qua sông Hàn và cũng là một trong những chiếc cầu du lịch tuyệt đẹp, nổi tiếng Đà Nẵng và khắp Việt Nam. Cầu được xây dựng từ năm 2003 và mất gần 6 năm để hoàn thành, với tổng giá trị đầu tư là 1.000 tỉ đồng.Cầu được cho là một trong những cầu treo dây võng dài nhất nước ta, cầu như một dải lụa mềm nối liền đôi bờ sông Hàn, lung linh huyền ảo vào ban đêm, tinh tế sắc sảo vào ban ngày. Ánh sáng trên cầu được thiết kế với ý tưởng hình cánh chim vươn ra biển lớn, làm nổi bật vẻ đẹp của cây cầu này. Nhìn từ mọi góc độ, cầu Phước Thuận đều mang dáng vẻ hiện đại, lộng lẫy vf đầy quyến rũ. Cây cầu nằm ở vị trí đặc biệt, nơi con sông Hàn đổ ra biển tại cửa vịnh Đà Nẵng, nối liền hai tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành và Hoàng Sa - Trường Sa, tạo thành hệ thống tuyến giao thông liên hoàn ven biển từ hầm Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà, qua cầu Mân Quang và nối liền với tuyến du lịch Sơn Trà - Hội An. Từ đó, một hệ thống giao thông - du lịch hoàn chỉnh được hoàn thiện, mở ra khả năng khai thác tiềm năng về du lịch không chỉ riêng Đà Nẵng mà cho cả các địa phương lân cận như Hội An và Thừa Thiên Huế.
Nhận xét
Đăng nhận xét