Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 125 (Trần Kim Tuyến)
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tiểu Sử Trần Kim Tuyến
Tại sao ông Phạm Xuân Ẩn giúp Bác sĩ Trần Kim Tuyến rời khỏi VN?
2006-09-24
Lê Dân, phóng viên đài RFA
Vào khi ký giả-thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn qua đời tại Sàigòn, dư
luận báo chí nước ngoài lại sôi động lên, bàn về tác động của báo chí
trong thời chiến tranh Việt Nam.
Để tìm hiểu thêm về một cuộc đời sống và làm việc khá hi hữu của ông
Phạm Xuân Ẩn, Lê Dân trao đổi với một ký giả Mỹ từng làm việc tại Việt
Nam trong nhiều năm, đó là ông Dan Southerland, hiện là Phó tổng giám
đốc đặc trách chương trình của đài Á châu Tự do.
Người bạn ký giả
Thật ra từ sau ngày ông Southerland viếng thăm Việt Nam lần thứ nhì hồi
năm ngoái và trở về Mỹ, ông đã khoe chúng tôi một bức ảnh và đố cho tôi
đoán là ai.
Chúng tôi nhận ra đó là hình ông Phạm Xuân Ẩn nhờ đã thấy trên báo chí.
Ông Southerland cho biết lần này ông mới được gặp lại người bạn cùng
nghề sau bao nhiêu năm xa cách.
“Lần thứ nhì tôi mới gặp được ông vào tháng Tư năm ngoái, nhân kỷ niệm
30 năm ngày Sàigòn sụp đổ. Tôi gặp ông Ẩn do một người bạn Mỹ dàn xếp.
Tôi tin là ông Ẩn có báo cáo với ai đó, nhưng cuộc nói chuyện diễn ra tự
do, không có sự hiện diện của ai khác. Dù ông bệnh, nhưng minh mẫn.
Chúng tôi đã trò chuyện trong vài giờ đồng hồ, và tôi tin rằng tôi là
nhà báo phương Tây cuối cùng gặp ông.”
Ngay sau khi ông Dan Southerland trở về Hoa Kỳ, dù đề nghị nhiều lần,
ông không đồng ý cho chúng tôi phỏng vấn về cuộc gặp gỡ ông Phạm Xuân
Ẩn, cho đến ngày hôm nay, khi ông Ẩn đã qua đời. Có thể do ông cẩn trọng
không muốn những lời nói của mình gây thêm khó khăn cho người bạn ký
giả-gián điệp đã không còn được tin dùng, dù Hà Nội vẫn ca ngợi, đánh
bóng công trận của ông Ẩn.
Ông Southerland kể lại những ngày mới biết ông Phạm Xuân Ẩn.
“Tôi không nhớ rõ ngày nào, nhưng biết đó là vào khoảng thập niên 60,
khi ông Phạm Xuân Ẩn cộng tác với tờ báo Christian Science Monitor và
tôi làm việc cho hãng thông tấn United Press International.
Đến thập niên 70 thì tôi qua làm cho tờ Christian Science Monitor, nhờ
đó mà tôi được biết ông ta khá rõ. Tôi thường nghe ông trình bày về
những gì đang xảy ra, nhận xét của ông và ông tỏ ra khá am hiểu về sức
mạnh của quân đội miền Nam, của quân đội Hoa Kỳ và phía Bắc Việt. Ông ta
có vẻ là một nhà phân tích thông minh.”
Nhà phân tích tài ba
Lê Dân:
Học giả Thomas Bass sau cuộc phỏng vấn ông Phạm Xuân Ẩn hồi năm ngoái
nói ông Ẩn khoe là ông Hồ Chí Minh và tướng Võ Nguyên Giáp nói nhờ báo
cáo của ông mà Hà Nội như có mặt tại phòng Chiến tranh của Lầu Năm Góc.
Ông nghĩ sao về việc đó?
Ông Dan Southerland:
Ðúng, về một nghĩa nào đó thì đúng. Ít nhất là ông ta có thể cung cấp
thông tin cho Hà Nội về một số việc, chẳng hạn như cách suy nghĩ, lý
luận của người Mỹ. Đó là khả năng lớn nhất của ông Ẩn. Ông ta có thể cảm
nhận sự thật.
Nhiều người Việt Nam tôi biết, người phía Nam Việt Nam, rất thông minh,
rất luận lý, thường cho là nước Mỹ rất hùng mạnh có thể làm tất cả mọi
sự. Nếu Mỹ muốn chiến thắng thì họ đã có thể thắng ngay lập tức.
Ông Ẩn lại có một cái nhìn rõ nét hơn về những điểm yếu của phía Hoa Kỳ,
về hệ thống hoạt động, về mối tương quan kiểm tra chồng chéo nhưng hữu
hiệu giữa Hành pháp và Lập pháp. Kiến thức đó dĩ nhiên là giúp ích Hà
Nội rất nhiều, vốn không có chuyên viên đầy đủ kiến thức về đối phương
như ông Ẩn.
Về những năm tháng ông Phạm Xuân Ẩn hoạt động đơn tuyến ngay tại Sàigòn
cho tới ngày 30 tháng Tư năm 1975, điều gây nhiều tranh luận và có thể
đã khiến ông bị Hà Nội ngờ vực về sau là ông đã góp phần giúp đỡ một số
người.
Trong đó có ký giả Robert Sam Anson, đồng nghiệp ở tuần báo Time, mà ông
Ẩn đã vận động để Mặt trận Giải phóng và phe Khmer Đỏ trả tự do khi ký
giả này bị họ bắt bên Kampuchia. Hoặc trường hợp bác sĩ Trần Kim Tuyến,
nguyên giám đốc Sở Nghiên cứu Chính trị thời đệ nhất Cộng hòa.
Khi được hỏi về chuyện này ký giả Southerland xác nhận ông chính là
người mà ông Phạm Xuân Ẩn nhờ giúp tìm cách đưa bác sĩ Tuyến rời Việt
Nam vào ngày 29 tháng Tư năm 1975:
“Ðêm 29 tháng Tư ngay trước khi các trực thẳng chuẩn bị rời Việt Nam,
tôi đang gọi các trụ sở truyền thông nước ngoài ở Sàigòn. Tôi gọi tuần
báo Time, biết ông ta còn đó dù đã gởi vợ con di tản.
Ông ta nói có một vấn đề hệ trọng là cần tìm ra cách nào cho bác sĩ Trần
Kim Tuyến ra đi. Tôi sau khi liên hệ với một giới chức cáo cấp của tòa
đại sứ Mỹ và được bảo là nói cho ông Tuyến hay rằng có thể đến số 22
đường Gia Long, là nơi bác sĩ Tuyến sẽ gặp một số quan chức miền Nam
Việt Nam như tướng Trần văn Đôn và một số người khác, để được máy bay
trực thăng bốc đi khỏi Sàigòn.”
Về việc tại sao nguyên ký giả-đại tá tình báo cộng sản Phạm Xuân Ẩn vào
giờ chót lại cố hết sức để giúp nguyên giám đốc phản gián Trần Kim Tuyến
của chế độ cộng hòa, là một sự kiện hiếm có. Ký giả Southerland hồi
tưởng :
“Ông ta đã giúp người vốn chống cộng cuồng nhiệt. Tôi muốn nói là ông
Ẩn đã giúp một người có lý tưởng mà ông Ẩn đã hoạt động gần hết đời để
chống lại nó.”
Chỉ thuần về ân nghĩa
Ký giả Dan Southerland giải thích lý cho sâu xa là khi ông Phạm Xuân Ẩn
đi học báo chí ở Hoa Kỳ trở về Việt Nam năm 1959 trong một tâm trạng hết
sức lo lắng vì người chỉ huy trực tiếp của ông đã bị chính quyền bắt.
Ông Ẩn lại có một cái nhìn rõ nét hơn về những điểm yếu của phía Hoa Kỳ,
về hệ thống hoạt động, về mối tương quan kiểm tra chồng chéo nhưng hữu
hiệu giữa Hành pháp và Lập pháp. Kiến thức đó dĩ nhiên là giúp ích Hà
Nội rất nhiều, vốn không có chuyên viên đầy đủ kiến thức về đối phương
như ông Ẩn.
Thời gian trước và sau năm 1960, chính phủ ông Ngô Đình Diệm truy quét
hầu hết các phần tử Việt minh cài lại miền Nam. Ông Ẩn đã trốn trong nhà
cả tháng trời và sau đó nhờ mối quan hệ gia đình, bắt liên lạc được với
bác sĩ Trần Kim Tuyến, lúc đó đang là giám đốc Sở Nghiên cứu Chính trị
của chính phủ ông Diệm, tức là cơ quan mật vụ của chế độ, có trụ sở ngay
dinh Độc Lập.
Nhờ mới du học về báo chí ở Hoa Kỳ về, ông Phạm Xuân Ẩn được bác sĩ
Tuyến bố trí phụ trách các ký giả nước ngoài làm việc cho Việt Nam Thông
Tấn Xã. Nhờ vỏ bọc này và nhiệm vụ phù hợp, ông Ẩn dần dần xây dựng
niềm tin và phát triển hoạt động, chuyển qua làm việc cho hãng thông tấn
Reuters, nhật báo The Christian Science Monitor và rồi tuần san Time.
Sau đó, vào đầu thập niên 60, ông Ngô Đình Nhu ngờ vực bác sĩ Trần Kim
Tuyến nghiêng về phe đảo chính nhưng không có bằng cớ xác đáng, điều ông
Tuyến sang làm Tổng lãnh sự Việt Nam tại thủ đô Cairo của Ai Cập.
Sau khi ông Ngô Đình Diệm bị lật đổ, bác sĩ Tuyến trở về Sàigòn và nối
lại mối liên lạc với ông Phạm Xuân Ẩn và trở thành bạn thân thiết với
nhau, vô tình cung cấp cho ông Ẩn nhiều thông tin quý báu về các nhân
vật miền Nam và những dự án của Mỹ trước kia.
Do đó có thể kết luận việc ông Phạm Xuân Ẩn hết sức giúp bác sĩ Trần Kim
Tuyến ra khỏi Việt Nam là chỉ thuần về ân nghĩa và tình bằng hữu, mà
chuyện này có thể đã khiến ông Ẩn mất sự tin cậy của Hà Nội.
Bản tin của AFP hôm sau khi ông Phạm Xuân Ẩn qua đời, viết rằng khi
Sàigòn rơi vào tay cộng sản năm 1975, Hà Nội thoạt tiên đã định đưa ông
tham gia cùng những nhân vật nằm vùng chưa bị lộ diện chạy sang Hoa Kỳ
tỵ nạn để tiếp tục hoạt động. Nhưng rồi họ đổi ý, ngờ rằng lập trường
ông đã có thay đổi.
Thất vọng và bất mãn
Về những năm sau ngày 30 tháng Tư, khi ông Phạm Xuân Ẩn sống trong trong
cảnh hưu trí tại một biệt thự ở quận Ba, ông đã cay đắng đưa ra nhận
xét rằng những người chiến thắng đã không hành xử đúng mức theo như ông
nghĩ. Ký giả kỳ cựu Dan Southerland hồi năm ngoái đã hỏi và được xác
nhận.
“Vâng, tôi nói với ông Ẩn rằng tôi nghe nói là ông rất bất bình vì
những người ngoài Bắc vào đã chiếm vài ngôi nhà, địa ốc tốt nhất ở
Sàigòn lúc đó, và họ còn tham nhũng hơn các quan chức chế độ cũ.
Ông Ẩn trả lời rằng điều tôi nghe là đúng, họ tham nhũng tệ hại hơn
nhiều lắm, ông vỡ mộng vì đã hỗ trợ họ hết sức mình, để rồi họ hành xử
không xứng đáng khi chiến thắng.”
Năm ngoái, tạp chí The New Yorker ấn hành một bản tiểu sử ông Phạm Xuân
Ẩn dài tới 10 ngàn chữ, nhắc tới cảm nhận của ông về lý tưởng đã suốt
đời theo đuổi để rồi bị phản bội khi thành công.
Trong bản tiểu sử dù nhận là không còn khỏe nữa, ông tự khẳng định là
chưa thể chết được. Lý do : Không có chỗ nào giành cho ông cả. Địa ngục
chỉ dành cho những tên bợm bãi, mà Việt Nam đang còn quá nhiều, nên chật
chỗ rồi.
Trần Kim Tuyến tên trùm mật vụ bí ẩn nguy hiểm và đáng sợ nhất tại chiến trường nam Việt Nam
Chuyện Phạm Xuân Ẩn cứu trùm mật vụ Trần Kim Tuyến
(VTC News) -Trong
phút sinh tử, Phạm Xuân Ẩn cứu giúp trùm mật vụ Trần Kim Tuyến, một
người chống Cộng quyết liệt, lên chiếc trực thăng cuối cùng rời Sài Gòn.
Tháng Tư đến với đầy những nỗi âu lo trong lòng Ẩn về an nguy của gia đình và bè bạn. Ông biết thời gian không còn nhiều. ‘Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ đi Mỹ, nhưng tôi phân vân không biết là có nên để vợ con ra đi hay không.
Tôi
không nhận được thông tin nào từ Hà Nội, không có sự chỉ dẫn nào, và
tôi cũng chịu áp lực từ tờ Time là phải đưa ra quyết định.
Tất
cả bạn bè đều muốn giúp đỡ tôi, chứ không chỉ riêng tờ Time, có rất
nhiều người tốt bụng. Malcom Browne đề nghị đưa tôi vào danh sách của
New York Times dù tôi làm việc cho một tờ báo đối thủ; một đại diện của
Reuters đến tiệm Givral đề nghị giúp tôi và gia đình xuất ngoại.
Jim
Robinson, người từng làm việc cho đài NBC, mời tôi và gia đình đi cùng
chuyến bay do ông thuê. Rồi đến ngày 22 tháng 4, Bob Shaplen bảo tôi đã
đến lúc phải quyết định, vì an nguy của vợ con. Tôi bảo được rồi, cho
tôi một ngày để suy nghĩ’.
Ẩn
không bao giờ có thể bỏ lại mẹ già ở Sài Gòn, nhưng ông lo rằng đảng có
thể chỉ đạo ông di tản cùng người Mỹ. Điều đó có nghĩa là ông sẽ tiếp
tục sứ mệnh của mình tại Mỹ, một điều đối với cá nhân ông chẳng có ý
nghĩa gì cả.
Để dự phòng cho mọi tình huống, ông đã tìm cách
liên hệ với người em trai ở Cần Thơ, cách Sài Gòn về phía nam vài giờ
chạy xe, để xem ông này có thể lên Sài Gòn chăm sóc người mẹ hay không.
Tuy
nhiên, ông em không biết chắc là mình có thể lên Sài Gòn trước khi Ẩn
ra đi hay không, trong trường hợp có lệnh từ Hà Nội phải di tản.
Một trong những tấm ảnh mà gia đình ưa thích, chụp ông Ẩn và bà Thu Nhàn - Nguồn: Tư liệu cá nhân của Phạm Xuân Ẩn
Một
ngày sau khi ông Thiệu ra đi, vợ và bốn người con của Ẩn rời Sài Gòn
trên một chuyến bay của đài CBS News cùng với ba mươi chín thành viên
của tờ Time. ‘Mỗi người chúng tôi được phát một túi xách nhỏ của hãng hàng không Pan Am để đựng ít quần áo, tất cả chỉ có vậy’, Hoàng Ân, người con trai lớn nhất của ông, nhớ lại.
‘Chúng
tôi không hề sợ bởi được má bảo vệ rất kỹ. Tôi không nghĩ rằng đó là
lần cuối cùng tôi nhìn thấy ba. Vì một lý do nào đó, có lẽ là do chúng
tôi còn quá nhỏ vào lúc ấy và do ba má luôn bảo vệ và cách ly chúng
tôi’.
Ẩn nói với các đồng nghiệp rằng ông không thể rời xa mẹ mình. ‘Trong
đời, bạn chỉ có một người mẹ và một người cha, mà người Việt chúng tôi
không bao giờ bỏ cha mẹ lại như vậy; bổn phận của con cái là phải chăm
sóc cho cha mẹ. Cha tôi đã chết trên tay tôi tại nhà; nên tôi không bao
giờ bỏ má tôi ở lại một mình, còn má tôi thì cũng sẽ không bao giờ rời
Việt Nam’. Sau khi dàn xếp mọi chuyện ổn thỏa, Ẩn nói với
những người gần gũi với mình rằng ông sẽ tìm cách để đoàn tụ với gia
đình tại Mỹ.
Ông rất cảm kích khi gia đình mình sẽ được bình an
và rằng tờ Time đã lo mọi thứ. Shaplen viết cho Lansdale vào ngày 10
tháng 5 rằng ‘nằm trong số những người ở lại, bất chấp mọi lời nài
nỉ, trong đó có cả sự nài nỉ của tôi, là Phạm Xuân Ẩn, bạn cũ của chúng
ta ở tờ Time… Hy vọng là ông ấy sẽ ổn’.
Điều
mà Ẩn không hề biết lúc bấy giờ đó là trong Quân ủy Trung ương thuộc Bộ
Chính trị đã có những sự cân nhắc nghiêm túc về khả năng điều Ẩn tới Mỹ
để tiếp tục làm nhiệm vụ. Cuối cùng thì chính Đại tướng Dũng đã quyết
định rằng Ẩn nên ở lại Việt Nam.
Anh Ẩn là vốn quý của đất
nước, anh ấy làm tình báo mấy chục năm rồi, bây giờ mà tiếp tục khai
thác nữa thì với khả năng và điều kiện của mình, anh ấy vẫn phát huy tác
dụng rất tốt, nhưng quá trình ra nước ngoài rất dễ bị lộ, lúc ấy tổn
thất là rất lớn’.
Người đã tuyển mộ Ẩn, ông Mười Hương, thấy tiếc về quyết định này. ‘Thú thật, xét về mặt tình báo thì tôi rất tiếc. Anh Ẩn mà tiếp tục ra nước ngoài thì sẽ phát huy tác dụng rất tốt’. Tôi đã hỏi ông Mai Chí Thọ về ý tưởng tiếp tục triển khai nhiệm vụ cho Ẩn và ông cho biết:
‘Về
mặt công việc, đấy là một ý tưởng hay. Vỏ bọc của ông Ẩn vẫn còn nguyên
vẹn, ông ấy được người Mỹ tin tưởng, và ông ấy cũng đã chuẩn bị lên
đường, sẵn sàng lên đường. Nhưng cần đánh giá theo hướng ngược lại: ông
ấy luôn sẵn sàng một cách chuyên nghiệp, nhưng những điều kiện khác cũng
cần phải được xét tới. Ông ấy đã cống hiến quá nhiều rồi’.
Khi tôi đề cập với Ẩn khả năng tiếp tục sứ mệnh tình báo ở Mỹ, ông đã nhấn mạnh rằng ông coi đấy là một hành động quá lo xa.
‘Tôi
thực sự không biết họ còn muốn gì ở tôi nữa. Có lẽ họ hy vọng rằng các
nguồn tin sẽ giúp tôi theo sát được những ý nghĩ bên trong Ngũ Giác Đài,
nhưng điều đó khó mà xảy ra bởi rất nhiều đầu mối của tôi lúc bấy giờ
đang ở trong trại cải tạo hoặc các khu tị nạn tại Mỹ thì làm sao có thể
tiếp cận được cái gì.
Hoặc có thể tôi sẽ báo cáo về việc tổ chức tòa soạn tại Los Angeles hoặc San Francisco’, Ẩn nói, kèm theo một nụ cười nhăn nhó quen thuộc…
Dương Văn Minh, Tổng thống cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng hòa, chuẩn bị đọc lời tuyên bố đầu hàng - ảnh tư liệu
Đại
sứ quán Mỹ đã thông báo tới các trưởng văn phòng báo chí rằng khi đến
giờ di tản khỏi Sài Gòn, Đài phát thanh Quân đội sẽ phát bản tin thời
tiết đặc biệt, ‘Nhiệt độ lúc này là 105 và đang tiếp tục tăng lên!’.
Việc
sơ tán sẽ lên đến cao điểm khi Đài phát thanh Quân đội phát bài Giáng
sinh trắng của Irving Berlin do Bing Crosby trình bày. Sáng 29 tháng 4
năm 1975, phóng viên và tất cả những người Mỹ còn lại ở Sài Gòn bị lôi
dậy bởi mẩu phát thanh nói trên thông qua Đài phát thanh Quân đội ở Sài
Gòn. ‘Đến giờ rồi’, Đại sứ quán Mỹ khẳng định. ‘Mọi người đi thôi!’.
Bác
sĩ Trần Kim Tuyến bỏ mất nhiều cơ hội để ra đi. Vợ của ông, bà Jackie,
và các con đang ở Singapore, sau khi đã di tản trước theo sự giúp đỡ của
Đại sứ quán Anh. Riêng Tuyến thì suốt mười hai năm trước đó hoặc phải
ngồi tù hoặc bị quản thúc tại gia.
Lúc này ông vẫn còn ở Sài Gòn
bởi rất nhiều bạn bè và người ủng hộ ông đã bị bỏ tù hồi đầu tháng 4
sau khi bị quy tội âm mưu đảo chính và phát động tổng phản đối nhằm vào
chính phủ của ông Thiệu. Tuyến từ chối rời Việt Nam chừng nào những
người này chưa được trả tự do.
Tuyến
được ưu tiên hàng đầu trong danh sách di tản của CIA. Đầu mối của ông
trong CIA là William Kohlmann cam đoan rằng tổ chức này sẽ không bỏ rơi
ông. Bác sĩ Tuyến đã gặp Kohlmann ít nhất hai lần vào tuần trước, trong
đó có lần Kohlmann tới tìm gặp Tuyến tại nhà Ẩn.
Nhưng chính bản
thân Kohlmann cũng gặp khó khăn trong việc ra đi. Bị bệnh bại liệt từ
hai mươi lăm năm trước, giờ đây ông đi lại khó khăn với đôi nạng trong
khi tay trái thì đã trở nên vô dụng. Ông cần thêm nhiều thời gian và sự
trợ giúp để có thể leo lên trực thăng; lúc Tuyến sẵn sàng để ra đi vào
ngày 29 tháng 4, thì Kohlmann đã đi trước rồi.
Từ
nhà riêng, Tuyến tìm cách gọi điện tới các đại sứ quán Anh, Mỹ và Pháp
cũng như các nhà báo quen biết, nhưng tất cả đường dây điện thoại đã bị
cắt. Rồi ông tìm thấy một quán cà phê nhỏ trên đường Công Lý, nơi có
điện thoại còn hoạt động. Ông cố gọi cho Đại sứ quán Mỹ, nhưng đường dây
bị nghẽn.
Cuối cùng Tuyến tìm đến Bob Shaplen ở khách sạn
Continental, lúc này đang chuẩn bị tới Đại sứ quán và Shaplen đã hứa sẽ
làm hết sức mình để có thể giúp đưa Tuyến vào danh sách phóng viên nước
ngoài di tản vào cuối buổi sáng hôm đó. Shaplen bảo Tuyến về nhà, cho
những đồ đạc cá nhân cần thiết vào một chiếc va li, rồi trở lại khách
sạn Continental lúc 11 giờ sáng.
Lúc
Tuyến trở lại, các phóng viên được lệnh lên xe buýt trước khách sạn sau
đó tới sân bay Tân Sơn Nhứt để di tản bằng trực thăng.
‘Không còn hy vọng nữa’,
Shaplen nói, sau khi đã thất bại trong việc đưa Tuyến vào danh sách di
tản. Ông lại gọi cho Đại sứ quán, nhưng sau chừng mười phút, các phóng
viên trên xe buýt hết kiên nhẫn. Đã đến lúc phải đi. Shaplen không thể
làm gì khác ngoài việc thọc tay vào túi lấy hết tiền cùng một chiếc chìa
khóa phòng khách sạn dự phòng rồi đưa cho bạn, đoạn nói, ‘Tới chỗ ông Ẩn đi!’.
Trong những đoạn ghi chú cuối cùng của Shaplen cho biết ‘Tôi
rời khách sạn Continental lúc khoảng 10 giờ 15. Chờ đợi. Tony [Tuyến]
và Nghiêm ở trong phòng ngay trước khi tôi đi. Nói với họ là hãy ở cạnh
ông Ẩn và đưa cho Tony thông tin về địa chỉ 22 Gia Long (cuối cùng ông
đã đi đến đấy, hy vọng là không quá muộn.)’.
Tuyến tới văn phòng tờ Time và hỏi Ẩn có di tản không. ‘Không.
Time đã đưa vợ con tôi ra ngoải rồi. Nhưng riêng tôi thì không thể đi
lúc này. Má tôi quá già mà lại đang bịnh, bà cần tôi ở bên cạnh. Còn ông
thì chắc chắn phải đi rồi’.
Một người bạn khác của Ẩn là
Cao Giao, người có vợ đã làm mai ông Ẩn cho bà Thu Nhàn, tìm cách trấn
an Ẩn và Vượng, nói rằng chế độ mới có vẻ ưu ái những người Việt theo
tinh thần dân tộc. 'Tại sao ông phải ra đi? Chẳng có gì phải sợ cả’.
Nhưng ông Ẩn biết rõ hơn: ‘Không, không thể ở lại. Ông phải tìm đường đi
thôi!’.
Ẩn và Tuyến
quyết định tìm kiếm cơ may bằng cách trở lại tòa đại sứ. Họ chạy chiếc
Renault màu xanh lá cây của Ẩn, nhưng quá đông người nên chẳng thể tới
gần cổng được. Hai người quay trở lại văn phòng Time để rà soát lại một
cách vô vọng những đầu mối liên lạc của Ẩn nhằm tìm kiếm một ai đó khả
dĩ có thể giúp đỡ, nhưng các số điện thoại hoặc là bận liên tục, hoặc đã
bị ngắt.
Quá bức bối, Tuyến bảo lái xe trở lại tòa đại sứ,
nhưng tình hình còn tệ hơn lúc trước, thế là hai người phải rút về khách
sạn Continental. ‘Trong trường hợp không đi được, ông đừng có bao giờ trở về nhà’, Ẩn dặn Tuyến. ‘Ông có thể tới chỗ tôi ở tạm’.
Lúc này đã là 5 giờ chiều. Hai người đàn ông ngồi chết dí trong văn phòng Time, chẳng biết phải làm gì. ‘Tôi nghĩ tới vợ con ở Singapore’, Tuyến nói. ‘Chắc không bao giờ gặp lại nhau nữa’.
Rồi bất thình lình, điện thoại của Ẩn bỗng đổ chuông. ‘Ông thấy đấy, hôm ấy lại là một ngày may mắn nữa; lần này là may cho ông Tuyến’,
Ẩn nói với tôi. Phóng viên Dan Southerland của tờ Christian Science
Monitor gọi tới để hỏi Ẩn đang xoay xở như thế nào và chuyện di tản ra
làm sao.
Ẩn liền cắt ngang lời Dan. ‘Dan, bọn tôi cần anh
giúp! Tôi không có thời giờ cho những chuyện khác. Anh thử liên lạc với
đại sứ quán và nói với họ rằng bác sĩ Tuyến đang ở đây với tôi và họ cần
phải đưa ông ấy đi, nhanh lên. Hãy gọi cho ông Đại sứ’.
Trước
khi Ẩn gác máy, ông Tuyến đề nghị nói chuyện với Southerland. Bằng
tiếng Pháp, Southerland hứa với bác sĩ Tuyến là sẽ làm hết sức mình, rồi
bảo Ẩn cũng như Tuyến là hãy canh chừng điện thoại để ông ta gọi lại.
Ẩn
và Tuyến ngồi lặng im trong chừng ba mươi phút thì điện thoại đổ
chuông. Southerland đã liên lạc được với đại sứ quán và nói chuyện với
chỉ huy trưởng chi nhánh CIA Tom Polgar. Họ không thể điều xe tới để đón
Tuyến, nhưng ông ta cần phải nhanh chóng trở lại tòa đại sứ.
Polgar
sẽ chờ và đã đưa tên Tuyến vào danh sách giao cho nhóm thủy quân lục
chiến làm công tác gác cổng. ‘Bảo ông ta chỉ mang theo một kiện hành lý
thôi’, Polgar dặn Southerland.
Polgar
nói rằng nếu Tuyến không thể đến tòa đại sứ, thì ông ta có thể tới số
22 đường Gia Long, một tòa chung cư do Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ sử
dụng, là nơi mà Shaplen đã chỉ cho Tuyến cách đấy nhiều giờ.
Tầng
trên cùng của tòa nhà được chỉ huy phó chi nhánh CIA sử dụng và giờ đây
đang được dùng để hỗ trợ việc di tản bằng trực thăng. Tên của Tuyến
cũng sẽ được cho vào danh sách ở đấy. ‘Nếu không tới đây được, thì
ông hãy chạy nhanh đến đấy. Chỉ trong chốc lát nữa thôi chiếc trực thăng
cuối cùng sẽ đến. Trần Văn Đôn đang ở đó, cùng với hai hay ba chục
người gì đấy’.
Trần Văn
Đôn, Phó thủ tướng và là Bộ trưởng Quốc phòng trong nội các cuối cùng
của ông Thiệu, thật trớ trêu, lại là nguồn tin bí mật lâu năm của Ẩn.
Sau khi chuyển giao quyền lực cho Minh Cồ vào ngày 29 tháng 4, ông Đôn
cũng gặp khó khăn trong việc rời khỏi đất nước. Đầu tiên ông ta gọi cho
Ted Overton thuộc văn phòng CIA tại tòa đại sứ, ông này bảo Đôn tới
ngay.
Vợ Đôn lúc này đã ở Pháp, nhưng con trai ông ta, một bác
sĩ nhi khoa tài năng, đang ở nhà đợi cha. Thế là Đôn vội vã trở về nhà
và trước khi cùng con trai tới tòa đại sứ, ông vào thư viện gia đình,
nhét những tập bản thảo hồi ký của mình và một ít tiền vào chiếc va li
trống để mang theo.
Lúc Đôn
tới tòa đại sứ, ông đối mặt với đám đông hỗn loạn mà Ẩn và Tuyến từng
gặp; ông gọi cho Overton và ông này hẹn tới tòa nhà văn phòng mà đại sứ
quán thuê, nhưng khi họ vừa tới thì nơi đây cũng quá đông người, trực
thăng không thể đáp được. Overton sau đó đưa Đôn tới nhà của Polgar,
nhưng nơi đây cũng bị đám đông tấn công.
Tiếp theo, Overton nói
nên trở lại tòa đại sứ và đi vào bằng cửa hông. Tuy nhiên, vào lúc này,
ông Trần Văn Đôn vốn rất nổi tiếng với công chúng đã bị những người Việt
Nam Cộng hòa đang tìm đường di tản ở đấy nhận ra. Một đoàn dài gồm xe hơi và người đi bộ theo chân ông ta hướng về tòa đại sứ, nhưng rồi ông ta cũng không thể vào được bên trong.
Trong
cuộc gọi cuối cùng tới Overton nhằm vớt vát hy vọng, Đôn được hướng dẫn
đi tới số 22 Gia Long và đây là cơ hội còn lại duy nhất. Đôn đã gặp may
khi vừa đến nơi đây đã gặp ngay đội cảnh vệ người Nùng của CIA; họ nhận
ra ông nên cho vào.
Những người Nùng này rất trung thành với Mỹ
và phục vụ trong các tổ chức dân sự, các đơn vị đặc nhiệm của Mỹ cũng
như tham gia đội bảo vệ an ninh cho Đại sứ quán Mỹ và các cơ sở nhạy cảm
khác. Đôn đang ở trên sân thượng tòa nhà thì Ẩn lái xe chở Tuyến tới.
Họ không gặp may như Trần Văn Đôn. Lúc này đám bảo vệ đang hạ cổng xuống
để khóa lại.
Cuộc di tản trên nóc tòa nhà Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn, ngày 30-4-1975. ảnh: Tư liệu
Ẩn thắng xe gấp rồi nhảy ra quát, ‘Theo lệnh của Đại sứ, phải cho người này vào’.
Những người bảo vệ đáp rằng không ai được vào nữa, trực thăng sắp cất
cánh rồi. Trên sân thượng, nhân viên O. B. Harnage của CIA đang thực
hiện cuộc sơ tán cuối cùng của ông ta trong ngày.
Ông ta đáp
chiếc Huey màu bạc xuống phần mái che của thang máy và mỗi chuyến chuyển
được mười lăm người ra phi trường Tân Sơn Nhứt, nơi những chiếc trực
thăng lớn hơn sẽ chở họ tới những chiếc tàu đậu ngoài Biển Đông. Sau này
ông nhận được huân chương của CIA cho hành động dũng cảm của mình trong
ngày hôm ấy.
Tình hình có vẻ
vô vọng, nhưng khi cánh cổng đang được kéo xuống, như một phản xạ bản
năng, Ẩn đưa tay trái xuống giữ cổng đồng thời tay phải đẩy cơ thể nhỏ
bé của bác sĩ Tuyến vào. Lúc này cánh cổng chỉ còn cách mặt đất chưa đầy
nửa mét. Không còn thời gian để nói lời tạm biệt hay cám ơn. ‘Chạy đi’, Ẩn nói, nước mắt trào ra. Tuyến cũng khóc và chỉ kịp thốt lên, ‘Tôi sẽ không bao giờ quên’.
Thang
máy không hoạt động, Tuyến phải chạy bộ tám tầng lầu để lên sân thượng.
Mệt đứt hơi, ông không nói ra tiếng. Lúc này chỉ còn vài người cuối
cùng đang lên máy bay. Tuyến gần như kiệt sức và không thể nghĩ rằng
mình còn sức để leo lên máy bay thì cánh tay của Trần Văn Đôn chìa ra từ
cánh cửa đang mở. ‘Nên nhớ là tôi rất nhỏ bé và không dễ gì leo lên được. Thế nên Đôn nhấc bổng tôi lên’, ông Tuyến kể…
Ba thập kỷ sau, Dan Southerland nhớ lại cái ngày hôm đó của tháng 4 năm 1975: ‘Ẩn
chở Tuyến lao tới địa chỉ đã được định trước – và đến với tự do. Tôi
chỉ có thể nói một cách chắc chắn rằng trong ngày cuối cùng của cuộc
chiến, Ẩn đã cứu mạng sống của cái con người vốn luôn quyết liệt chống
lại mục tiêu mà Ẩn một đời âm thầm phụng sự. Tôi luôn nhớ Ẩn vì điều
đó’.
Bác sĩ Tuyến không
bao giờ quên những gì mà Ẩn đã làm cho ông. Khi các thông tin về hoạt
động tình báo của Ẩn được công khai, Tuyến dễ dàng tha thứ cho Ẩn, và
bày tỏ lòng biết ơn trong một thông điệp bí mật được Henry Kamm mang tới
Thành phố Hồ Chí Minh.
‘Ông ấy cảm ơn tôi và nói với tôi rằng ông rất hiểu’, Ẩn nói. ‘Tôi
viết thư trả lời rằng tôi không muốn nhìn thấy các con ông ấy mồ côi
cha, và chúng tôi cũng đã quen biết vợ ông ấy trong một thời gian dài.
Tôi biết ông ấy yêu vợ đến nhường nào và hai người yêu nhau đến nhường
nào. Ông ấy là bạn tôi và chúng tôi đều là người Việt Nam, ông ấy đã
giúp đỡ rất nhiều người ở cả hai phía’.
Sau
này Tuyến kể với bạn bè rằng có hai người mà ông tin tưởng hơn bất kỳ
ai: Ẩn và Phạm Ngọc Thảo. Khi được biết cả hai người đều là điệp viên
Cộng sản, Tuyến bảo rằng nếu nhìn lại quá khứ, ông có thể thấy được con
người thật của Thảo, nhưng không thể tin được rằng Ẩn đã làm việc cho
Cộng sản; chưa bao giờ có một manh mối dù nhỏ nhất về điều đó.
‘Bác sỹTuyến, đó là hành động của trái tim’, Ẩn nói với tôi. ‘Vợ
ông ấy đang mang thai. Ông ấy có thể xuất ngoại bất kỳ lúc nào vào thời
gian trước đó, nhưng đã chọn ở lại để tìm cách cứu người của mình ra
khỏi tù, thế rồi sau đó thì mọi chuyện quá muộn. CIA không thể giúp ông
ấy. Bob Shaplen cũng không thể. Thế là đến lượt tôi’.
Nổi chìm một kiếp
10:45 08/08/2012
Một trong những chi tiết ấn tượng nhất trong cuốn sách “Điệp
viên hoàn hảo” của nhà báo Mỹ Larry Berman viết về anh hùng Phạm Xuân Ẩn
là chuyện tình báo viên chiến lược này của Việt Nam trong những giờ hấp
hối của chế độ Sài Gòn ngày 30/4/1975 đã mất rất nhiều công sức mới đưa
được cựu trùm mật vụ Trần Kim Tuyến lên máy bay Mỹ bay ra nước ngoài.
Trần Kim Tuyến là người như thế nào mà được Phạm Xuân Ẩn “tri ân” đến
như thế? Bài viết sau đây mới chỉ dựng được một phần chân dung của con
người dị thường và rất nhiều điều huyền bí này.
Bác sĩ bất đắc dĩ
Trần Kim Tuyến là người “Hoa Thanh quế”, sinh năm 1925 trong
một gia đình Công giáo bình dân ở xứ đạo Điền Hộ, thuộc Nga Điền, Nga
Sơn, vùng đất từng gắn bó với sự tích dưa hấu của Mai An Tiêm. Gia đình
ông ta có ba chị em; trên Trần Kim Tuyến là một chị gái; dưới ông ta
còn một em trai, lớn lên hành nghề luật sư và từ năm 1965, di cư sang
sống ở Pháp…
Cha Trần Kim Tuyến cũng vốn là một người chất phác, hiền lành,
vì ít học hành nên càng nung nấu mơ ước tạo mọi điều kiện cho các con
mình được trau dồi đèn sách. Ngay từ khi Trần Kim Tuyến còn nhỏ, cha ông
ta đã nhận đỡ đầu cho một chủng sinh. Người này về sau trở thành linh
mục nên đã quay về giúp đỡ ân nhân và tạo điều kiện để Trần Kim Tuyến
được vào học ở một tiểu chủng viện nằm tại cuối tỉnh Thanh Hóa. Đây
cũng là trường trung học đầu tiên dạy chương trình Pháp tại xứ Thanh.
Năm 1943, sau khi hết chương trình ở tiểu chủng viện, Trần Kim
Tuyến ra Hà Nội thi tú tài 1. Tốt nghiệp tú tài I rồi, chàng trai “Hoa
Thanh quế” này lại theo học một khóa ngắn hạn về triết học ở một đại
chủng viện và thi lấy bằng tú tài II. Sau đó, Trần Kim Tuyến về quê làm
nghề gõ đầu trẻ trong một trường dòng.
Đấy là lúc Trần Kim Tuyến bước vào tuổi 20 và cũng là thời điểm
cuộc cách mạng mùa thu tháng 8/1945 thành công vang dội. Trong những
ngày đầu của cách mạng, Trần Kim Tuyến, như chính lời ông ta sau này kể
lại, đã tham gia vào các cuộc biểu tình khuếch trương lực lượng ở tỉnh
Thanh không chỉ đả đảo những tên lính thực dân rắp tâm chiếm lấy nước
ta một lần nữa mà cả các cố đạo người Pháp… Cũng vì việc này mà anh giáo
Trần Kim Tuyến đã bị sa thải khỏi trường dòng. May lúc đó ở đây có cha
Nguyện, một linh mục từng du học ở nước ngoài nên có tư tưởng phóng
khoáng, đang làm chánh xứ, nên đã thương tình ra tay giúp đỡ Trần Kim
Tuyến bằng cách cho về làm thầy giáo ở Trường Trung học Lê Bảo Tịnh…
Trong giai đoạn này, Trần Kim Tuyến đã sáp gần với lực lượng
Quốc Dân đảng và tham gia vào nhiều hoạt động chính trị của phe nhóm
này. Trần Kim Tuyến đã dùng chiếc xe đạp course của mình chở báo và cả
vũ khí cho chi nhánh Việt Nam Quốc dân đảng ở Thanh Hóa.
Trong thời gian dạy ở Trường Lê Bảo Tịnh, Trần Kim Tuyến đã một
lần được cha Nguyện sai đi xe đạp dẫn đường cho một xe kéo chở một vị
khách bí mật tới “vùng các châu Thượng”. Khi đó, Trần Kim Tuyến không
biết vị khách bí mật đó là ai. Chỉ mãi sau này ông ta mới biết, đó là
Ngô Đình Nhu, đang trên đường trốn từ Phát Diệm lên vùng cao để sang Lào
rồi vào Sài Gòn…
Ngay từ trẻ, Trần Kim Tuyến đã bộc lộ bản tính của một người
không biết an phận mà luôn luôn có những toan tính đổi đời. Có lẽ hiểu
rõ điều này nên cha Nguyện đã khuyên chàng giáo trẻ này đừng nên nghĩ
đến chuyện đi tu làm linh mục ở quê mà “phải ra biển lớn”, tìm đường tới
Phát Diệm, rồi lên Hà Nội tiếp tục học thêm.
Thế là năm 1949, Trần Kim Tuyến lại rời Thanh Hóa ra Phát Diệm,
tá túc ở đó vài tháng, giăng mắc những mối quan hệ có thể có. Ông ta
đã tham gia viết báo Tiếng kêu của các lực lượng Công giáo ở Phát Diệm
một cách, như chính ông ta sau này kể lại, “ba lăng nhăng”, nhưng cũng
đã được một nhân vật thân cận với gia đình họ Ngô là Hoàng Bá Vinh để ý
tới. Nhờ vậy, Trần Kim Tuyến đã ra Hà Nội và tới ở nhờ trong ngôi nhà
bỏ trống của gia đình luật sư Trần Văn Chương, cha của Trần Lệ Xuân, vợ
Ngô Đình Nhu. Đó là ngôi nhà mà luật sư Chương đã trao cho Hoàng Bá Vinh
trông nom và sử dụng địa điểm này làm nơi liên lạc.
Cũng phải nói thêm rằng, Hoàng Bá Vinh, quê Ngệ An, vốn là con
nuôi của linh mục Lê Sương Huệ (sinh năm 1888 tại Hà Tĩnh, một người rất
ghét chế độ thực dân và đã tổ chức nhiều hoạt động chống lại chính
quyền Pháp tại các tỉnh Thanh, Nghệ, Tĩnh, Bình nên đã bị giặc Pháp bắt
giam một thời gian).
Trong giai đoạn những năm 1942 -1943, Ngô Đình Diệm, lúc đó
đang ở Huế, đã tìm thấy ở linh mục Lê Sương Huệ một người bạn tâm giao,
chung nhiều ý tưởng và rất tâm đắc. Vì đường sá xa xôi nên Ngô Đình Diệm
và linh mục Lê Sương Huệ đã phải thiết lập mối liên lạc với nhau qua
“người đưa thư” là Hoàng Bá Vinh. Chàng trai hơn hai mươi tuổi Hoàng Bá
Vinh rất được người cha đỡ đầu tin cậy nên thường xuyên được giao phó
công việc vào Huế để chuyển những tin tức sinh hoạt chính trị và những
dự kiến đấu tranh của dân chúng vùng Nghệ Tĩnh đến Ngô Đình Diệm. Ngược
lại, Ngô Đình Diệm cũng thông qua Hoàng Bá Vinh để chuyển tới cha Huệ
những ý kiến và thông tin cần thiết… Sau tháng 8/1945, chính linh mục
Huệ và Hoàng Bá Vinh đã là những người tổ chức để Ngô Đình Diệm náu mình
tại nhà dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà Ấp…
Ở Hà Nội được một tháng, Trần Kim Tuyến nghe theo lời khuyên
của người anh rể của Trần Kim Tuyến tên là Phước, làm y tá ghi danh vào
đại học. Thế là ông ta đã vào học cả hai trường Luật và Y của Viện Đại
học Hà Nội (tức Viện Đại học Đông Dương, được chính quyền thực dân thành
lập từ năm 1907). Trong giai đoạn đó, việc học đại học ở Hà Nội rất dễ,
chỉ ở Trường Y khoa mới bắt buộc sinh viên phải đi học đều, còn ở
Trường Luật khoa thì ai muốn nghe giảng thì nghe, miễn là tới gần kỳ thi
biết lo mượn vở của bạn bè về học gạo để thi. Các kỳ thi cũng được tổ
chức rất đơn giản nên hầu như ai thi cũng qua được.
Năm 1952, Trần Kim Tuyến đã tốt nghiệp ngành luật và tiếp tục
theo học về y khoa. Tuy nhiên, trong khi chưa kịp tốt nghiệp Trường Y
thì ông ta cùng với 6 sinh viên người Bắc và 3 sinh viên người Nam đã
phải theo lệnh động viên của chính quyền thực dân Pháp chuyển sang học ở
Trường Quân y. Năm 1953, Trần Kim Tuyến tốt nghiệp bằng y sĩ với quân
hàm trung úy rồi vào Nam. Thực tế thì Trần Kim Tuyến chưa bao giờ có
bằng bác sĩ nhưng không rõ vì sao đấy, sau này, khi đã có chân trong bộ
máy chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm, ông ta được gọi (và cũng
tự xưng danh) là bác sĩ…
Sau khi tốt nghiệp, Trung úy Trần Kim Tuyến đã phải đi thực tập
thêm mấy tháng nữa trong một bệnh viện quân y của quân đội Pháp ở Hải
Phòng. Chính trong thời gian này đã xảy ra một sự việc làm thay đổi hoàn
toàn tương lai của ông ta. Những bước long đong
Ngày 16/6/1954, tại cuộc gặp gỡ ở Paris (Pháp), với sự hậu
thuẫn của chính phủ Mỹ, Ngô Đình Diệm đã được Bảo Đại, lúc đó đang giữ
cương vị Quốc trưởng trong chính quyền miền Nam tại khu vực do lực lượng
theo chủ nghĩa quốc gia nhưng lại phò tá Liên hiệp Pháp cai quản, phong
là Thủ tướng.
Theo một số nguồn tư liệu, trong thời sinh viên ở Hà Nội, Trần
Kim Tuyến đã giao du với một nhóm trí thức thân Pháp, trong đó có Ngô
Đình Nhu, lúc đó đang làm tại Viện Viễn Đông bác cổ. Những nguồn tư
liệu này cũng cho rằng, chính ở giai đoạn đó, Trần Kim Tuyến đã không
chỉ một lần có những sự giúp đỡ đối với Ngô Đình Nhu và vì thế, sau này,
ông ta đã được người em trai của Tổng thống Ngô Đình Diệm, khi đã trở
thành cố vấn chính trị cho anh mình, quan tâm và trọng dụng…
Tuy nhiên, theo lời kể của chính Trần Kim Tuyến, thì “cái duyên
kỳ ngộ” giữa ông ta với chính thể họ Ngô diễn ra như sau. Ngày
25/6/1954, Ngô Đình Diệm về nước nhậm chức. Ngày 30/6/1954, Ngô Đình
Diệm đã ra thăm Hà Nội, lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng trên cương
vị Thủ tướng chính thể Sài Gòn. Khi Ngô Đình Diệm sắp sửa lên máy bay
vào Nam, ông anh nuôi linh mục của Trần Kim Tuyến và Hoàng Bá Vinh mới
cho người cấp tốc đến gọi, bảo phải sửa soạn gấp để kịp tháp tùng Thủ
tướng Diệm trên chuyến máy bay vào Sài Gòn: “Bị thúc bách quá, mình
chẳng kịp hỏi đi để làm gì, và sinh sống ra sao, cứ thế phóng bừa ra phi
trường để kịp leo lên chuyến bay định mệnh này. Lúc bấy giờ trên người
mình chỉ có độc một bộ quần áo đang mặc. Mình ra mắt ông Diệm lần đầu
tiên trên chuyến bay đó và với bộ dạng lam lũ nhàu nát...”.
Vì sao Trần Kim Tuyến, một viên y sĩ chưa một ngày hành nghề,
lại cần phải tháp tùng Ngô Đình Diệm như thế? Số là, ra Hà Nội, Ngô Đình
Diệm đã ngỏ ý với Hoàng Bá Vinh rằng, ông ta cần một người viết lách
giỏi, để chuyên viết diễn văn cho Thủ tướng. Vốn ấn tượng với những bài
báo mà Trần Kim Tuyến đã viết trên tờ Tiếng kêu ở Phát Diệm, ông Vinh đã
mạnh miệng phong Trần Kim Tuyến làm “bác sĩ” và tiến cử với Ngô Đình
Diệm, rằng, đấy là “một người viết rất khá!”. Trần Kim Tuyến kể, khi
nhận được thông tin từ Hoàng Bá Vinh qua người anh rể, ông ta mặc dù vừa
mới tốt nghiệp Trường Quân y và đang phải tập sự ở Hải Phòng nhưng lại
bỏ về Hà Nội “hú hí với người yêu”. Và ngay lập tức ông ta phóng về và
được một chiếc xe Jeep chở như bay đến khách sạn, nơi Thủ tướng Ngô Đình
Diệm đang lưu trú tại Hà Nội. Đó cũng đúng lúc Ngô Đình Diệm bước lên
xe ra để sân ra bay vào Sài Gòn. Trần Kim Tuyến về sau nhớ lại:
“Thấy thế, ông Hoàng Bá Vinh bảo mình cứ lên xe chạy theo đoàn
tùy tùng của ông Diệm ra phi trường luôn. Đến nơi, khi ông Diệm sắp sửa
lên máy bay, thì mình cũng vừa chạy tới. Ông Vinh liền dắt mình tới
trước ông Diệm và giới thiệu: “Thưa cụ, đây là bác sĩ Trần Kim Tuyến,
người mà tôi đã tiến cử với cụ hôm nọ!”. Ông Diệm chẳng nói với mình lời
nào, chỉ lạnh lùng chìa tay ra bắt tay mình, rồi bước lên phi cơ luôn.
Trước sự cố bất ngờ đó, ông Hoàng Bá Vinh không khỏi bối rối, vì chợt
nhận ra một điều vô cùng bất lợi là: con người mình chẳng những dáng dấp
nhỏ bé lại thêm lúc bấy giờ đang mặc bộ kaki nhàu nát, luộm thuộm, và
vẻ mặt thì hớt hải nhớn nhác, trông “chẳng giống một con giáp nào” cả!
Trong khi đó, ông Diệm lại rất câu nệ về ngoại dạng, và đặc
biệt chú trọng đến cách trang phục của các cộng sự… Lúc ông làm tổng
thống, khi muốn chọn ai vào một chức vụ quan trọng trong chính phủ, hay
bổ nhiệm các sĩ quan từ cấp tá trở lên vào chức tỉnh trưởng, ông Diệm
đều gọi họ vào trình diện, để ông quan sát kỹ càng dung nghi, tướng mạo.
Đối với các trưởng nhiệm sở ngoại giao, xuống đến hàng tham vụ, ông còn
yêu cầu họ phải đem cả vợ con vào dinh, cho ông coi mặt nữa...”.
Thái độ lạnh nhạt như thế của Ngô Đình Diệm đã khiến cho Trần
Kim Tuyến cực kỳ bối rối khi ngồi trên máy bay vào Sài Gòn: “Khi máy bay
đã cất cánh, mình ngồi suy nghĩ miên man, hết chuyện này sang chuyện
khác. Giữa đám đông người trên phi cơ, mình hoàn toàn cô đơn, xa lạ,
chẳng quen biết một ai. Có những người quen như các ông Hoàng Bá Vinh và
Lê Quang Luật, thì họ đều ở lại Hà Nội, chưa vào Nam.
Đến lúc ấy mình mới nhận ra là mình đã hành động quá hấp tấp, vội vã,
đến phiêu lưu liều lĩnh. Đùng một cái mình đã rời bỏ người yêu ở lại Hà
Nội một mình, biết đến bao giờ mới gặp lại được, và đồng thời rời bỏ
luôn cả đơn vị. Năm đó mình mới 29 tuổi đầu, tinh thần hãy còn hăng,
nhiệt huyết còn đầy, nhưng suy tư có phần còn nông cạn. Mình chợt cảm
thấy hơi lo ngại cho tương lai, không biết rồi đây sẽ ra sao ?...”. Cũng
phải nói rằng, vì vội đi theo Ngô Đình Diệm nên Trần Kim Tuyến đã bị
mắc tội đào ngũ trước đơn vị cũ của mình…
Trên đường bay, rốt cuộc thì Ngô Đình Diệm cũng đứng dậy đi tới
chỗ của Trần Kim Tuyến và nói: “Tôi được mấy anh em giới thiệu, ông là
người quen biết nhiều ở ngoài Bắc. Trong Nam,
ông em tôi có tổ chức phong trào trí thức. Vậy, vào trong ấy ông có thể
giúp ông em tôi một tay...”. Trần Kim Tuyến chỉ còn biết vâng dạ và
hứa sẽ hết lòng làm bất cứ việc gì được tín nhiệm giao phó…
Nói thì đãi bôi vậy nhưng vào tới Sài Gòn rồi, do phải đối phó
với quá nhiều vấn đề gay cấn lớn lao hoặc giả vì ấn tượng ban đầu không
lấy gì làm tốt đẹp mỹ mãn, nên Ngô Đình Diệm đã gần như hoàn toàn quên
lãng Trần Kim Tuyến trong suốt mấy tháng liền. Như một người thừa, viên
trung úy y khoa đành phải lủi thủi loanh quanh bên cạnh những trợ thủ
của Thủ tướng, có lúc đêm tới phải trải chiếu ngủ dưới sàn nhà với thư
ký Thủ tướng Võ Văn Hải và đôi khi cả với Đỗ Mậu (người Quảng Bình, về
sau từng giả chức giám đốc an ninh quân đội của chế độ Sài Gòn) trong
căn phòng nằm cạnh văn phòng của Ngô Đình Diệm. (Bản thân ông Diệm cũng
vừa làm việc vừa ngủ nghỉ ngay trong văn phòng của mình). Rồi tới một
hôm, ân nhân của Trần Kim Tuyến là Hoàng Bá Vinh nhân có việc vào Sài
Gòn, ghé đến dinh Gia Long, tận mắt chứng kiến cảnh lêu bêu trớ trêu của
người bạn từ Hà Nội, đã đánh bạo nói với Ngô Đình Diệm một câu hàm ý
phiền trách: “Thưa cụ, tôi thấy Trần Kim Tuyến trải chiếu nằm dưới sàn
nhà với Võ Văn Hải, ở phòng bên coi dễ thương quá! Thế ra, cụ chưa cho
hắn việc gì làm à? Tôi nghĩ, với bằng bác sĩ, ở bên ngoài hắn có thể
kiếm mỗi tháng mươi, mười lăm ngàn dễ như chơi. Thế mà hắn vẫn nằm chèo
queo ở đây, tôi thấy tội nghiệp quá!”.
Có lẽ cũng cảm thấy áy náy nên Ngô Đình Diệm đã sai ông Binh
sang Bộ Thông tin gặp Tổng trưởng mới ở đó là bác sĩ Bùi Kiện Tín xếp
cho Trần Kim Tuyến ghế chánh sự vụ Sở Tuyên truyền. Tuy nhiên, Trần Kim
Tuyến chỉ trụ ở vị trí này được khoảng một tháng vì vụ cải tổ chính phủ
mới đã khiến bác sĩ Bùi Kiện Tín phải ra đi nên ông ta cũng bị mất chức
theo. Thêm một lần Trần Kim Tuyến phải sống đời nửa quan viên, nửa thất
nghiệp… Trong cảnh khốn cùng, ông ta đã tìm tới Ngô Đình Nhu như một
người bạn cũ. Ngô Đình Nhu hứa sẽ giúp ông ta khi có dịp thuận lợi…
Cảnh di tản.
Tới hạ tuần tháng 10/1955, sau rất nhiều âm mưu và ngụy tạo để
đạt được 98,2% số phiếu ủng hộ trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/10 (so
với 53,107% số phiếu ủng hộ Bảo Đại), Ngô Đình Diệm đã đứng ra tự phong
mình làm tổng thống của cái gọi là nền đệ nhất Cộng hòa Việt Nam vào
ngày 26. Và “cụ” rất muốn có thêm một đội quân ngầm tin cẩn trong lĩnh
vực an ninh. Cũng ở thời điểm đó, người Mỹ muốn thành lập ở Sài Gòn một
cơ quan tương tự như CIA của nền đệ nhất Cộng hòa. Khi được Tổng thống
Diệm hỏi ý kiến về nhân sự lãnh đạo, cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu đã
nhớ tới Trần Kim Tuyến.
Và một ngày đẹp trời, Trần Kim Tuyến bỗng nhiên thấy có người
từ Dinh Gia Long tới chuyển lời từ Tổng thống Ngô Đình Diệm: “Anh về may
lấy bộ đồ, ăn mặc sạch sẽ một chút, thắt cà vạt vào, để tôi giới thiệu
với ông đại sứ Mỹ”. Biết tính “cụ” nói ít phải tự hiểu nhiều nên Trần
Kim Tuyến đã mau lẹ thực thi chỉ lệnh. Vài ngày sau cuộc gặp trong Dinh
Gia Long, trùm CIA ở Sài Gòn là McCarthy đã tìm tới Trần Kim Tuyến.
Để bắt đầu, các cố vấn Mỹ đã thảo một dự án chương trình xây
dựng, tổ chức và điều hành cơ quan CIA Việt Nam và trao cho Trần Kim
Tuyến để ông ta đệ trình lênTổng thống. Dự án này mang tên “Department
of Politics and Social Studies” và không ghi xuất xứ và tác giả. Vì nếu
trực tiếp trình lên Tổng thống sẽ phải chờ nhiều thời gian nên Trần Kim
Tuyến đã chuyển thẳng đề án này cho Ngô Đình Nhu. Cố vấn chính trị xem
xong rồi trao cho viên Bộ trưởng Phủ Tổng Thống nghiên cứu để hoàn tất
các thủ tục lập ra một cơ quan mới căn cứ trên các ý kiến đã được ghi
trên đó. Sắc lệnh thành lập cơ sở tình báo chiến lược chính trị mang tên
Sở Nghiên cứu Chính trị và Xã hội (dịch nguyên văn từ dự án tiếng Anh)
trực thuộc Phủ Tổng thống đã được Ngô Đình Diệm ký.
Về thực chất mà nói, Sở Nghiên cứu Chính Trị và Xã hội (thường
được gọi rút gọn là Sở Nghiên cứu Chính trị và có tên gọi tắt là Phòng
4) là một trung tâm tình báo chiến lược, đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp
của cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu, có nhiệm vụ trấn áp các phe phái đối
lập để bảo vệ chế độ, chỉ huy toàn bộ các nhóm tình báo, mật vụ, cảnh
sát đặt biệt và phần nào kiểm soát các đơn vị đặc nhiệm chống đảo chính.
Trần Kim Tuyến đã được anh em Ngô Đình Diệm – Ngô Đình Nhu đưa vào làm
giám đốc phòng 4 cho tới tháng 9-1963. Khuôn mặt đa chiều
Trong thời gian cầm chịch ở Phòng 4, Trần Kim Tuyến đã trở
thành một trong những nhân vật có quyền lực cao nhất của nền Đệ nhất
Cộng hòa, được nhắc đến rất nhiều nhưng lại rất bí ẩn. Ở thời điểm đó,
ngay cả những người quen biết, thường xuyên giao thiệp với ông ta cũng
ít ai được biết rõ về tông tích, lai lịch của Trần Kim Tuyến. Tổng thống
Ngô Đình Diệm càng về sau càng cưng chiều trùm mật vụ hơn và Trần Kim
Tuyến đã trở thành người duy nhất trong nền Đệ nhất Cộng hòa không bao
giờ bị Tổng thống quở trách gì về lối phục sức quá đơn giản. Thậm chí
ông Diệm còn cho rằng, cách ăn vận như vậy là một đặc điểm, một điều hay
bất ngờ trong ngành tình báo, gián điệp (?!).
Theo nhận xét của Đại tá Phạm Ngọc Thảo, người từng một thời
gian khá dài làm tùy viên đặc biệt Phủ Tổng thống dưới thời Ngô Đình
Diệm, “Trong Dinh Độc Lập chỉ có hai người đã được Tổng thống ngó lơ cho
mọi việc thuộc cá tính. Đó là bác sĩ Trần Kim Tuyến, muốn ăn mặc ra
sao, cụ cũng không khiển trách. Còn ông Võ Văn Hải dù có gắt gỏng với
cụ, cũng không hề làm cụ mếch lòng”.
Theo chứng nhận của những người từng có dịp gặp Trần Kim Tuyến
hồi trẻ, đó là một người vóc dáng nhỏ bé, dáng dấp thư sinh, nói năng
dịu dàng, nhỏ nhẹ như con gái và ăn mặc rất cẩu thả. Mái tóc ông ta luôn
được húi cao nhưng không bao giờ thấy dấu vết của lược chải đầu hay kem
bôi tóc. Chưa bao giờ ông trùm mật vụ của chế độ gia đình trị họ Ngô
cân nặng được hơn 40 kg. Được cái là đầu của Trần Kim Tuyến hơi to quá
khổ một chút và vầng trán rất rộng…
Vì phải là thuộc hạ của những thủ lĩnh mang nặng đầu óc phong
kiến và câu nệ về ngoại hình cùng trang phục như Ngô Đình Diệm và Ngô
Đình Nhu nên Giám đốc Phòng 4 Trần Kim Tuyến đã phải rất dằn lòng để
diện vào những bộ đồ nghiêm chỉnh trong các hoạt động tiếp tân hay giao
đãi chính thức. Tuy nhiên, những ngày thường, khi đi làm, Trần Kim
Tuyến, như Đặng Văn Nhâm, tác giả của nhiều bài viết về trùm mật vụ này,
mô tả, luôn chỉ mặc trên người chiếc quần tây màu đậm với chiếc áo sơ
mi trắng cụt tay, để hở cổ, bỏ ra ngoài và chân luôn luôn kéo lê đôi dép
da lẹp kẹp…
Trong suốt chín năm dưới chế độ Ngô Đình Diệm, bác sĩ Tuyến hầu
như không bao giờ xuất hiện trước ống kính truyền hình hay trên mặt
báo. Ông ta cũng tránh xuất hiện trước đám đông...
Cũng phải nói rằng, Trần Kim Tuyến biết cách tạo ra ấn tượng
hiền hòa thân mật cho những ai tiếp xúc với ông ta. Ông Võ Long Triều
(sinh năm 1934 tại Bến Tre, từng là Bộ trưởng Bộ Thanh niên trong nội
các của tướng Nguyễn Cao Kỳ), sau khi du học ở Pháp về có dịp vào Dinh
Độc Lập gặp trùm mật vụ đã nhớ lại: “Ông vui vẻ mời tôi ngồi, hỏi chuyện
sinh hoạt chính trị ở Paris, hỏi thăm sức khỏe của bác sĩ Hy (đại sứ
của chế độ Sài Gòn tại Pháp – TG) và gia đình. Cuối cùng ông hỏi tôi về
Việt Nam
làm việc tại cơ quan nào, có cần ông giúp đỡ gì không? Tôi lễ phép trả
lời hiện làm việc tại Bộ Cải tiến Nông thôn, không thấy cần điều gì cả
và thành thật cảm ơn ông có nhã ý muốn giúp đỡ…
Buổi tiếp xúc ngắn ngủi, và trước khi tôi kiếu từ ra về, ông
căn dặn thêm: “Nếu sau này có giữ chức vụ lớn, nhân viên thuộc cấp trình
giấy tờ xếp sẵn năm bảy bản, chỉ chừa khoảng trống đề trình xin chữ ký
mà thôi, phải nhớ lật xem từng tờ, đôi khi người gian kèm theo một bản
nằm giữa có nội dung hoàn toàn khác biệt có thể làm nguy hại thanh danh
hay chính bản thân mình. Tôi không có cảm giác là đang đứng trước mặt
một hung thần. Dù là trước khi đi gặp bác sĩ Trần Kim Tuyến, nhạc mẫu
của tôi dặn dò đôi ba lượt: Con phải cẩn thận, ông này quyền thế cao
trọng, đừng nói năng vô lễ làm mất lòng người ta, con sẽ gặp nhiều phiền
phức đấy...”. Chính tác phong dung dị dễ gần đó đã giúp Trần Kim Tuyến
thu hút được cảm tình của khá nhiều người và đã chiêu mộ được khá đông
đàn em thân tín. Trần Kim Tuyến cũng rất biết cách nương nhẹ với lầm lỗi
của đàn em…
Phải công nhận rằng, mặc dầu không được đào tạo chuyên nghiệp
về công tác tình báo, an ninh nhưng với cách là người số 1 ở Phòng 4,
Tràn Kim Tuyến đã duy trì được hoạt động của cơ quan này một cách rất
hiệu quả. Phòng 4 đã trở thành nỗi khiếp đảm của xã hội miền Nam
lúc đó và bị gắn tên vào rất nhiều vụ việc theo dõi, điều tra, truy
lùng và bắt giam người, tra tấn cho đến chết để nhận tội hoặc là để trấn
tiền...
Sau này, khi thất thế, Trần Kim Tuyến có thanh minh rằng, thực
ra, việc theo dõi, dò la tin tức và điều tra, truy tầm, bắt bớ… trong
suốt 9 năm của chế độ Đệ nhất Cộng hòa đều do lực lượng công an, Trung
ương Tình báo và Đoàn Công tác đặc biệt miền Trung thực hiện. Chỉ thỉnh
thoảng, trong một vài trường hợp quan trọng đặc biệt, nhân viên của
Phòng 4 mới được cắt cử làm công việc điều tra và truy tầm… Có lẽ đây
chỉ là những lời chạy tội muộn màng của một kẻ đã nhúng tay quá sâu vào
các tội ác đẫm máu của chế độ gia đình trị họ Ngô tại miền Nam Việt Nam…
Cũng có những người trong chế độ cũ nói rằng, Trần Kim Tuyến
trên cương vị lãnh đạo Phòng 4 cũng đã có những hành động mang tính
chạy tội cho người. Một số nhân vật thuộc phe đối lập với chế độ Ngô
Đình Diệm đã được ông ta biện minh để khỏi phải chịu hình phạt cao nhất… Cuối đời thất thế
Ngày 27/2/1962, hai phi công là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc
đã ném bom Dinh Độc Lập. Quá tức giận vì bị “vuốt râu hùm”, Tổng thống
Ngô Đình Diệm và cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu đã lớn tiếng buộc tội
Phòng 4 đã làm việc kém nên không dự báo được hành vi phản loạn này.
Người phải chịu trách nhiệm chính là Giám đốc Trần Kim Tuyến. Thế là
chẳng bao lâu sau, ông ta đã nhận được quyết định của Tổng thống Ngô
Đình Diệm về việc giải thể Phòng 4.
Tới đầu năm 1963, Trần Kim Tuyến đã buộc phải đi làm Tổng lãnh
sự quán ở Ai Cập. Thế nhưng, trên đường quá cảnh tại Hồng Công, Trần Kim
Tuyến đã xin tị nạn chính trị và từ chức Tổng lãnh sự. Sau khi chế độ
Ngô Đình Diệm bị xóa sổ nhường chỗ cho nền Đệ nhị Cộng hòa sau cuộc đảo
chính quân sự ngày 1/11/1963, Trần Kim Tuyến đã quay lại Sài Gòn nhưng
không được chính quyền mới trọng dụng do có quá nhiều quan hệ mật thiết
với gia đình họ Ngô trong quá khứ.
Trong nhiều năm, Trần Kim Tuyến đã tham gia viết sách, làm báo,
từng là cây bút trụ cột của nhật báo Xây Dựng và là bình luận gia
thường trực của nhật báo Chính Luận từ năm 1964 tới năm 1975. Trần Kim
Tuyến còn là dịch giả cuốn Thân phận con người của Le Comte De Noue… Năm 1971, với bút danh Lương Khải Minh, ông ta đã cùng với giáo sư Cao Thế Dung hoàn thành cuốn sách Làm thế nào để giết một Tổng thống nói về số phận bi thảm của Ngô Đình Diệm…
Ngày 30/4/1975, Trần Kim Tuyến đã được nhà báo Phạm Xuân Ẩn,
tình báo viên chiến lược của chúng ta, giúp lên máy bay Mỹ di tản ra
nước ngoài. Ông ta đã cùng gia đình tị nạn ở Anh cho tới lúc chết ngày
23/7/1995 tại Cambridge ở tuổi 70 Phạm Duy – Thanh Dũng
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét