Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015

BẠN BIẾT CHƯA? 28

(ĐC sưu tầm trên NET)


Những băng đảng Mafia khét tiếng nhất thế giới

Mafia Nga, mafia Ý, Yamaguchi Gumi (Nhật).... là ba trong những băng đảng mafia khét tiếng nhất thế giới.

Mafia (còn có tên Cosa Nostra) là một tổ chức tội phạm bí mật của người Sicilia được hình thành vào giữa thế kỉ 19 tại vùng đảo Sicilia thuộc Ý. Một trong những bộ phận hậu duệ của nó xuất hiện ở vùng ven biển miền đông Mỹ và Úc, được du nhập cùng với làn sóng di cư của người Sicilia và các cư dân khác thuộc miền nam của Ý. 
Ở Bắc Mỹ, Mafia dùng để chỉ các tổ chức tội phạm của Ý nói chung.
Từ cuối thế kỷ XIX đến nay, từ “mafia” được dùng để chỉ tội phạm có tổ chức ở mức độ cao ở các nước tư bản chủ nghĩa.
Dưới đây là những băng đảng Mafia được xem là khét tiếng nhất thế giới:

Yamaguchi Gumi, Nhật Bản

Ở Nhật, người ta gọi những tổ chức như này là “Yakuza”, cũng giống như từ “Mafia” ở Mỹ.
100 năm trở lại đây, theo Dennis McCarthy, tác giả của bài báo “Lịch sử kinh tế của tổ chức phạm tội”, các nhóm Yakuza Nhật Bản là một trong những băng đảng tội phạm lớn nhất thế giới. 
Hoạt động cũng như nguồn doanh thu băng đảng này kiếm được là từ ma túy, đánh bạc, tống tiền.

Mafia Nga

Mafia Nga có từ thời Liên bang Xô Viết và đến nay gần như đã ảnh hưởng lên toàn thế giới. Hội có khoảng 500.000 thành viên. Những quốc gia chịu ảnh hưởng của Mafia Nga gồm có Israel, Hungary, Tây Ban Nha, Canada, Anh, Mỹ và Nga. 
Ảnh minh họa
Những hoạt động của nhóm mafia này gồm buôn bán vũ khí và thuốc phiện, đánh bom, buôn lậu, hiếp dâm và hack internet. 
Một quy tắc của nhóm là không bao giờ hợp tác với chính quyền. Người ta sợ hãi mafia vì chúng sẵn sàng phá hoại, khủng bố, buôn bán nội tạng và giết người thuê.

Hội Tam hoàng, Trung Quốc

Hội Tam hoàng là một tổ chức tội phạm với phạm vi hoạt động cực lớn trải khắp Trung Quốc, Malaysia, Hongkong, Đài Loan, và Singapore. Chúng cũng dính líu vào nhiều hoạt động ở New York, Los Angeles, Seattle, Vancouver và San Francisco. 
Tội ác có tổ chức của chúng gồm những hành vi trộm cắp, đâm thuê chém mướn, buôn lậu ma túy, tống tiền. 

Hội Tam Hoàng

Băng nhóm này được hình thành từ thời phong kiến Trung Hoa theo kiểu một tổ chức liên kết bí mật giữa một số gia đình hoàng tộc chịu ơn nghĩa của nhau và bảo vệ lợi ích cho nhau. Hiện, Hội Tam hoàng càng ngày càng trở nên quyền lực, tuy nhiên hoạt động của nhóm này hầu như không ai có thể biết.

Mafia Camorra, Ý

Camorra là tổ chức giàu có nhất trong các nhóm mafia ở Ý, thu về khoảng 4,9 tỷ USD mỗi năm. 
Tội ác có tổ chức của Camorra bao gồm bóc lột tình dục, buôn bán vũ khí, ma túy, hàng giả, cờ bạc, cho vay nặng lãi và tống tiền. 
Có trụ sở tại Naples, Camorra hình thành từ thế kỷ thứ 19, xuất phát từ một băng đảng trong nhà tù.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, băng đảng 'Ndarangheta được mô tả là một tổ chức tội phạm vô cùng nguy hiểm tại Ý. Ndrangheta đã làm nên tên tuổi của mình bằng cách xây dựng mối quan hệ quốc tế với các đại lý cocaine Nam Mỹ. 

Mafia Sianola, Mexico

Sianola là băng đảng ma túy lớn nhất Mexico, một trong những băng nhóm là trung gian giữa nhà sản xuất thuốc phiện bất hợp pháp ở Nam Mỹ và thị trường nước Mỹ. 
Văn phòng Chính sách kiểm soát ma túy quốc gia, ước tính rằng người Mỹ chi khoảng 100 tỷ USD cho các loại thuốc phiện bất hợp pháp mỗi năm, và theo tập đoàn RAND, tổ chức cố vấn phi lợi nhuận về chính sách toàn cầu có quan hệ với CIA , khoảng 6,5 tỷ USD trong số này là chi cho các trùm ma túy khét tiếng ở Mexico. Với 60% thị phần trong thị trường buôn lậu ma túy, Sinola kiếm được số tiền khoảng 3 tỷ USD mỗi năm.
Nói chung, mafia Mexico là một nhóm xã hội cực kì có vị thế ở nước Mỹ, kể cả trong các nhà giam của quốc gia này. Có tới 30,000 tên mafia Mexico ở Mỹ, trong đó có 150 tên tối cao được ra lệnh giết người và hơn 2000 sát thủ sẵn sàng thực hiện những mệnh lệnh đó.

Cacten Colombia 

Cacten Colombia được lập ra chủ yếu để điều hành việc buôn bán ma túy. Chúng có cơ sở ở rất nhiều nước. Cacten được tổ chức rất nghiên ngặt với nhiều tổ chức nhỏ phụ trách chính trị, quân sự và pháp lý.
Nhóm cacten này đang bị đe dọa bởi hiệp định chống ma túy giữa Mỹ và Colombia. Nhóm này cũng liên quan đến nhiều vụ bắt cóc và khủng bố.

Mafia Mỹ

Ảnh minh họa
Trong một thời gian dài, Chính phủ và cảnh sát Mỹ đã phủ nhận sự tồn tại của mafia ở nước này. Giám đốc Cơ quan Điều tra liên bang FBI John Edgar Hoover khẳng định, trong những năm 60 của thế kỷ XX ở Mỹ không có mafia. 
Tuy nhiên, trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, chính phủ Mỹ phải thừa nhận sự tồn tại của các băng đảng tội phạm này. Thậm chí, mafia không còn là "Hội những kẻ giết người chuyên nghiệp" mà là một tờrớt quốc tế có tổ chức cao với doanh thu hàng năm 120 tỉ USD và có lĩnh vực kinh doanh rộng lớn. Casino, buôn lậu ma túy, mua bán cổ phiếu giả và trộm cắp, đầu cơ chính trị, kinh doanh mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em... đó là những hoạt động chính của mafia Mỹ.
Trang Ly (T/h)


Biệt giam - Biện pháp tra tấn tâm lý khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Nghiên cứu khoa học cho thấy, biệt giam là biện pháp tra tấn tâm lý khủng khiếp nhất đối với con người. Nó còn đau khổ hơn cả cái chết.

Biệt giam - Đòn 'tra tấn' đau đớn hơn cái chết

Xuất hiện ở Mỹ những năm 1820, biệt giam là hình phạt dành cho các tù nhân đặc biệt (do vi phạm quy định của trại giam, phạm tội rất nghiêm trọng…). Hình thức này có nghĩa là “tù trong tù”. 
Các tù nhân nhận hình phạt này sẽ bị giữ trong một không gian chật hẹp, cách ly hoàn toàn với các tù nhân khác ít nhất 22 giờ/ngày.

Biện pháp tra tấn tâm lý này khiến con người chết từ từ trong đau đớn về tinh thần. Ảnh minh họa

Biệt giam không chỉ đơn giản là một hình phạt. Dưới góc nhìn khoa học, đây thực sự là một biện pháp tra tấn tâm lý đáng sợ ngay giữa thời hiện đại.
Cho đến nay, hình thức này vẫn tồn tại ở một số nhà tù ở các bang thuộc Mỹ, mặc dù chính quyền nhiều bang đang tiến đến loại bỏ hình thức tra tấn tâm lý khủng khiếp này.
Thuật ngữ "Biệt giam" (tiếng Anh: Solitary confinement) còn được biết đến với nhiều cái tên khác nhau như: "the hotbox", "the hole", "lockdown", "punk city", "SCU" (Solitary Confinement Unit), "AdSeg" (Administrative Segregation), the "SHU" (special housing unit), "the block" or "the cooler".....

Biệt giam hủy hoại con người thế nào?

Khác với các biện pháp tra tấn từng tồn tại trong lịch sử, biệt giam không trực tiếp gây ra những đau đớn thể chất mà phá hoại tinh thần, nhận thức của tù nhân, khiến họ dần dần muốn được “chết”.

Buồng biệt giam là "ù trong tù" mà phạm nhân nào cũng khiếp sợ. Ảnh minh họa

Nhà tâm lý học Terry Kuipers đã từng kết luận khoảng 1 tuần đến 4 tuần “biệt giam sẽ phá hủy phần người trong mỗi con người”. 
Theo các nghiên cứu khác của Peter Scharff (2006) và Sharon Shalev (2008), biện pháp tra tấn tâm lý biệt giam phá hủy con người theo 7 cấp độ tăng tiến dần.
Các cấp độ 'hủy hoại' phần người do biệt giam gây ra (theo 7 cấp độ):
Đầu tiên, tù nhân bị biệt giam sẽ cảm thấy lo lắng, căng thẳng liên tục. Đôi khi họ tỏ ra khó chịu, sợ hãi và hoảng loạn vì nghĩ rằng mình sắp phải chết.
Ở cấp độ thứ hai, tù nhân sẽ trải qua trầm cảm nặng. Họ không còn biểu lộ được cảm xúc, tỏ ra thờ ơ và tuyệt vọng do bị cắt đứt các mối liên hệ xã hội trong thời gian dài.
Theo thời gian, nạn nhân tiến tới cấp độ thứ ba – đó là khi phần “con” xuất hiện. 
Họ luôn tỏ ra tức giận, nổi cơn thịnh nộ và thường xuyên bộc lộ các hành động bạo lực thể chất như đánh, đấm, chửi, mắng…
Tiếp đến, nạn nhân bắt đầu rối loạn nhận thức khi họ mất dần khả năng tập trung và chú ý, trí nhớ suy giảm, suy nghĩ lẫn lộn và nhầm lẫn về phương hướng.

Biệt giam hủy hoại con người qua 7 cấp độ từ thấp đến cao. Ảnh minh họa

Cấp độ thứ năm đánh dấu sự biến dạng nhận thức nghiêm trọng của nạn nhân bị tra tấn tâm lý qua biệt giam. 
Họ bắt đầu mẫn cảm với tiếng ồn và mùi, năm giác quan gần như không hoạt động, mất phương hướng và thường xuyên gặp những ảo giác.
Họ nhanh chóng bước sang cấp độ thứ sáu – hoang tưởng và rối loạn tâm thần, thích đóng giả những nhân vật bạo lực và trút giận lên người khác.
Cuối cùng, ở cấp độ 7, những người này nếu tiếp tục bị giam giữ sẽ có hành động tự làm đau bản thân cũng như tìm tới cái chết. 
Đó chính là cấp độ cao nhất của hình thức tra tấn tâm lý khủng khiếp này.
Trang Ly (T/h)


5 xạ thủ bắn tỉa nguy hiểm nhất trong lịch sử

Rob Furlong bắn trúng kẻ địch ở cự ly 2.430 m, Simo Hayha bắn hạ 505 binh sĩ trong gần 100 ngày chỉ với 1 khẩu súng trường cổ điển… là những kỷ lục mà 5 xạ thủ bắn tỉa nguy hiểm nhất trong lịch sử đã thực hiện.

1. Simo Hayha (1905 - 2002) - Quân đội Phần Lan

Tuy ít được biết đến nhưng Simo Hayha lại là tay súng bắn tỉa tiêu diệt nhiều đối thủ nhất mọi thời đại, còn được mệnh danh là “Cái chết trắng”. 
Tay súng bắn tỉa người Phần Lan này đã phục vụ cho quân đội Phần Lan trong suốt Chiến tranh Liên Xô - Phần Lan 1939-1940 (còn gọi là Chiến tranh Mùa đông). Đúng như tên gọi, Chiến tranh Mùa đông diễn ra ở miền bắc Phần Lan khi nhiệt độ ngoài trời vào khoảng -20ºC đến -40ºC.

Simo Hayha là tay bắn tỉa tiêu diệt nhiều địch thủ nhất trong lịch sử quân sự

Gần 100 ngày liên tục, giữa cái lạnh thấu xương, Hayha ngụy trang trong màu áo trắng hòa lẫn với tuyết, một mình ra ngoài để tiêu diệt các binh sĩ Hồng quân. 
Ông đã hạ được 505 binh sĩ trong gần 100 ngày chỉ với 1 khẩu súng trường cổ điển (loại chỉ bắn được từng phát một). Hayha cũng sử dụng một khẩu súng tiểu liên trong cuộc vây hãm Hồng quân, ông khẳng định mình đã tiêu diệt tới 705 đối thủ.
Quân đội Liên Xô đã cử ra những tay thiện xạ nhất của mình để truy lùng và tiêu diệt Hayha nhưng vô ích. Cuối cùng, Hayha trúng một phát đạn vào mặt bởi một lính Hồng quân và bất tỉnh cho tới tận ngày lập lại hòa bình giữa Phần Lan và Liên Xô. 
Ông tiếp tục sống đến 96 tuổi và vẫn giữ vị trí tay bắn tỉa tiêu diệt nhiều địch thủ nhất trong lịch sử quân sự.

2. Vasily Zaytsev (1915 - 1991) – Hồng quân Xô Viết

Vasily Grigoryevich Zaytsev là xạ thủ bắn tỉa phục vụ cho Hồng quân tại mặt trận phía Đông trong chiến tranh. Stalingrad là trận đánh ghi danh tên tuổi của Vasily Grigoryevich Zaytsev. 
Trong cuộc bao vây thành phố của quân Đức vào tháng 11/1942, Grigoryevich Zaytsev đã một mình tiêu diệt 225 kẻ thù. Grigoryevich Zaytsev ước tính mình đã đoạt mạng hơn 400 quân địch trong trận Stalingrad, nhưng con số chính thức mà ông xác nhận vẫn là 242.

Vasily Grigoryevich Zaytsev là xạ thủ bắn tỉa phục vụ cho Hồng quân Liên Xô

Sức mạnh bắn tỉa của Grigoryevich Zaytsev lớn tới mức Hồng quân đã dùng danh tiếng của ông để khiến quân Đức khiếp sợ. Mặc dù sự nghiệp của Grigoryevich Zaytsev trong Hồng quân khá ngắn ngủi nhưng ông đã để lại dấu ấn thành tích vô cùng đáng nể. 
Vasily Grigoryevich Zaytsev đã được trao danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô viết trước khi rời khỏi Hồng quân và gia nhập Đảng Cộng sản năm 1943.

3. Chris Kyle (1974 - 2013) – Đội biệt kích SEAL (Hải quân Mỹ)

Chris Kyle là cựu biệt kích Hải quân Mỹ (SEAL), tác giả của cuốn tự truyện “American Sniper” (tạm dịch: Xạ thủ nước Mỹ). Chân dung Chris Kyle hiện lên trong “American Sniper” là một người lính dũng cảm, sống và chiến đấu vì danh dự, cống hiến cho sứ mệnh được giao và trên hết, công hiến cho Tổ quốc của mình. 
Vào cuối cuộc đời binh nghiệp, Kyle đã được chính phủ Mỹ công nhận với 160 lần bắn hạ địch thủ, tuy nhiên con số ông tuyên bố là 255 quân nổi dậy trong tổng cộng 4 lần tham chiến tại Iraq. 
Dù được công nhận hay không, những con số này vẫn khiến Kyle trở thành tay súng bắn tỉa nguy hiểm số một trong lịch sử nước Mỹ, được quân đội Iraq đặt cho biệt danh “Ác quỷ Ramadi” (Ramadi là thành phố nằm ở trung tâm Iraq).

Chris Kyle - cựu biệt kích Hải quân Mỹ (SEAL) tay súng bắn tỉa nguy hiểm số một trong lịch sử nước Mỹ

Ngoài việc tiêu diệt kẻ thù, Kyle còn thực hiện nhiều cuộc tấn công bằng chất nổ tự tạo (IED) và bị thương 2 lần. Nhờ những thành tích trong quá trình phụng sự Tổ quốc, ông đã được trao tặng 2 Huy chương sao Bạc (Silver Star) và 5 Huy chương sao Đồng (Bronze Star) cùng vô số huân chương chiến đấu.
Mặc dù sống sót can trường qua trận mạc, cuộc đời binh nghiệp rạng rỡ của Chris Kyle lại kết thúc đột ngột khi ông bị sát hại bởi một cựu lính thủy mắc căn bệnh rối loạn stress sau sang chấn (Post Traumatic Stress Disorder) tại một bãi tập bắn gần nhà ở Texas. Dù vậy, những gì Kyle để lại cho nước Mỹ vẫn sống mãi qua cuốn tự truyện và bộ phim cùng tên “American Sniper” với nguyên mẫu là cuộc đời của chính ông.

4. Carlos Hathcock Norman (1942 - 1999) – Thủy quân Lục chiến Mỹ

Carlos Hathcock là một trong những lính bắn tỉa xuất chúng của quân đội Mỹ với 93 lần tiêu diệt quân địch thành công.

Carlos Hathcock là một trong những lính bắn tỉa xuất chúng của quân đội Mỹ

Ông còn người tạo ra một trong những phát súng nổi tiếng nhất trong lịch sử, đó là phát bắn nhằm trúng nòng súng của kẻ địch để viên đạn đi qua nòng súng và xuyên thẳng vào mắt kẻ địch.

5. Rob Furlong (1976) – Quân đội Canada

Tay bắn tỉa người Canada Rob Furlong đến từ đảo Newfoundland là hạ sĩ thuộc Tiểu đoàn 3, Quân đoàn Patricia của Quân đội Canada, từng chiến đấu ở chiến trường Afghanistan trong Chiến dịch Anaconda vào tháng 3/2002. 
Khi một nhóm gồm 3 phần tử nổi dậy bắt đầu tiến sát vào vị trí sườn núi hòng tấn công lãnh thổ mà quân Mỹ và Canada đang chiếm giữ, Furlong và đội bắn tỉa của ông đã nhận nhiệm vụ đến đó để đẩy lùi các mối đe dọa.

Rob Furlong có thể bắn trúng kẻ địch ở cự ly "không tưởng" -  2.430 m

Sau khi chiếm được vị trí của quân nổi dậy, Furlong xác định các mục tiêu và nhắm bắn với một khẩu súng trường bắn tỉa cỡ nòng 50 caliber. Furlong bắn trượt 2 phát đầu nhưng bắn trúng và giết chết mục tiêu ở phát thứ ba ở khoảng cách đo được lúc ấy là 2.430 m
Đây là cự ly bắn tỉa dài nhất trong lịch sử tính đến thời điểm đó. Sau Chiến dịch Anaconda, quân đội Mỹ đã trao tặng Furlong Huy chương sao Đồng vì những cống hiến trong trận chiến.
Năm 2009, Hạ sĩ Craig Harrison của quân đội Anh là người đã phá vỡ kỷ lục của Furlong với cự ly bắn tỉa 2.475 m.


Những súng bắn tỉa ‘sát thủ’ nhất thế giới

Được xem là 'trợ thủ đắc lực' của các tay bắn tỉa thiện xạ, những súng bắn tỉa dưới đây được xem là tốt nhất và có tầm bắn thuộc hạng xa nhất trên thế giới.

Barret XM500

Khẩu Barrett XM500

Được mệnh danh là 'gã khổng lồ' trong làng súng bắn tỉa thế giới, Barrett XM500 là súng bắn tỉa công phá bán tự động có cơ chế nạp đạn bằng khí nén được thiết kế bởi Barrett Firearms Company. Nó có hộp đạn rời 10 viên gắn phía sau cò súng theo thiết kế băng đạn gắn phía sau.
Nó được phát triển từ khẩu Barrett M82 sử dụng loại đạn 12,7 × 99 mm NATO (.50 BMG). Tầm bắn xa nhất của 'gã khổng lồ' này lên tới 6.800m. 

Khẩu Thor XM408

CheyTac là dòng súng hiện đang giữ kỷ lục thế giới về cự ly bắn. CheyTac Intervention là tên gọi chung của một loạt các khẩu súng trường bắn tỉa gồm Thor XM408, Thor XM375 và M200 mà Mỹ sử dụng cho 2 mục đích chính là quân sự và phòng vệ dân sự.
Thông thường, cự ly bắn lý tưởng của dòng súng CheyTac lên đến 2.300m, nhưng khẩu Thor XM408 sử dụng loại đạn .408 CheyTac có cự ly bắn lên đến 2.800m. 
Xét về cự ly bắn thì nó đứng thứ 2 trên thế giới hiện nay, sau “gã khổng lồ” Barret XM500 sử dụng loại đạn công phá .50 BMG chống bộ binh.

L115A3 AWM

Khẩu L115A3 AWM

Nước sản xuất: Anh
Nhà sản xuất: Accuracy International
Chiều dài: 1.200 mm (47.2 in) (.300 Win. Mag.); 1230 mm (48.4 in) (.338 Lapua Magnum)
Trọng lượng: 6.5 kg (14.3 lb) (.300 Winchester Magnum); 6.9 kg (15.1 lb) (.338 Lapua Magnum) với tay cầm, giá đỡ và băng đạn trống
Băng đạn: 10 viên
Tầm bắn khả dụng: 1.100m – 1.400m

McMillan Tac-50

Khẩu McMillan Tac-50

Xuất xứ: Mỹ
Nhà sản xuất: McMillan Brothers Rifle Co.
Chiều dài: 57.0 inch (1,448 mm)
Trọng lượng: 11,8 kg
Băng đạn: 5 viên
Tầm bắn hiệu quả: 1.600m

Barrett .50 Cal

Khẩu Barrett M107 .50 Cal

Nước sản xuất: Mỹ
Nhà sản xuất: Chey Tac
Chiều dài: 1.280 mm
Trọng lượng: 11,36 kg
Tầm bắn khả dụng: 2.600m
Barrett không phải là một khẩu súng bắn tỉa thông thường. Nó là sự kết hợp hoàn hảo giữa sự chính xác của súng tỉa và sức công phá của loại tên lửa thiết kế cho chiếc trực thăng Apache, có tầm bắn lên đến 2500m dễ dàng làm 'bốc khói' loại xe bọc thép hạng nhẹ.
Đây có thể nói là loại súng tỉa đột phá nhất từ trước tới giờ. Nó làm người ta phải khiếp sợ bởi uy lực của nó.

Accuracy International AS50

Khẩu Accuracy International AS50

Nước sản xuất: Anh
Trọng lượng: 12,2 kg
Tầm bắn khả dụng: 1.500m

Dragunov SVD

Khẩu Dragunov SVD

Nước sản xuất: Liên ban Sô-viết
Tầm bắn khả dụng: 1.200m – 1.300m

PSG1

Khẩu PSG1

Nước sản xuất: Đức
Tầm bắn khả dụng: 800m

M21

Khẩu M21

Nước sản xuất: Mỹ
Tầm bắn khả dụng: 690m

L42 Enfield

Khẩu L42 Enfield

Nước sản xuất: Anh
Tầm bắn khả dụng: 503m

SR25

Khẩu SR25

Nước sản xuất: Mỹ
Tầm bắn khả dụng: 800m - 1.000m

M24

Khẩu M24

Nước sản xuất: Mỹ
Trọng lượng: 5,4kg ko băng đạn và ống ngắm
7,3kg có băng đạn, ống ngắm và các phụ kiện khác
Tầm bắn khả dụng: 800m  - 1.500m

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét