CHUYỆN VỤ ÁN 34
(ĐC sưu tầm trên NET)
Kỳ 1: Những xác chết trên sông Chenango
Sáng sớm thứ sáu ngày 6/7/1870, trên đường đi làm, khi băng qua cây cầu bắc ngang sông Chenango quận Binghamton, New York, một người đàn ông đã nhìn thấy vật gì đó nhấp nhô ở phía thượng nguồn, có vẻ như bị mắc vào đá. Vật này được bọc vải, bên trong đầy nước. Người đàn ông này gọi những người xung quanh lại gần để cùng tìm hiểu.
Cách đó không xa, cũng trên dòng sông này, một người khác lại thấy có một vật gì đó lập lờ trong nước. Anh ta chèo thuyền lại gần và nhận ra đó là một xác chết. Anh ta không quá bất ngờ. Bởi vì, ai trong thị trấn cũng biết về câu chuyện một toán trộm đã đột nhập vào cửa hàng đồ khô của anh em nhà Halbert, sát hại nhân viên bảo vệ trước khi tẩu thoát về phía con sông. Chúng có thể đã bị chết nhưng cũng có thể đã bị kẻ khác sát hại.
Vào thời điểm đó, còn có xác chết thứ ba. Tại cửa hàng của nhà Halberts, Frederick Merick, một thanh niên trẻ đã thiệt mạng để bảo vệ tài sản ở đây, chủ yếu là những miếng lụa đắt tiền. Trước khi vụ án được dựng lại chính xác, Gilbert Burrows, một nhân viên bảo vệ cửa hàng còn sống sót đã nói rằng, không phải chỉ có hai tên trộm đột nhập cửa hàng trong đêm đó mà là ba tên. Anh ta khẳng định điều này là chắc chắn.
Sáng
sớm thứ tư, bọn trộm đột nhập vào cửa hàng nhà Halbert, tiếng động đã
đánh thức hai nhân viên bảo vệ ở đây. Merick cầm khẩu súng lục để cảnh
cáo hai tên trộm và ném chiếc ghế đẩu về phía chúng. Vào lúc đó, xuất
hiện tên trộm thứ ba, hắn ném chiếc đục vào Burrows khiến anh này choáng
váng. Khi định thần lại, Burrows đã hỗ trợ Merick đánh trả bọn trộm.
Merick túm được một tên, ghì chặt hắn xuống quầy hàng. Lúc này, tên thứ
ba đang cầm một khẩu súng, kéo cò và bắn Burrows, song viên đạn đi
trượt. Hắn quay sang bắn vào đầu Merick ở cự ly gần, khiến chàng thanh
niên thiệt mạng. Burrows chạy ra ngoài đường và hô hoán trong lúc những
kẻ trộm tháo chạy.
Một cô gái đã nhìn thấy hai kẻ trộm rời cửa hàng bằng lối cửa sau và hướng tới con sông. Cô không xác định được có phải chúng đã lên thuyền hay bơi qua sông hay không. Trong khi đó, một phụ nữ khác lại thấy có ba người đàn ông lội xuống sông. Cảnh sát trưởng biết rằng, hoặc là họ sẽ tìm thấy một xác chết nữa hoặc kẻ trộm thứ ba vẫn còn sống. Nếu đây là sự thật, ông rất muốn tìm ra hắn.
Trong lúc náo loạn và vội vã tìm bác sỹ, mọi người đã không để ý đến một người đàn ông khi anh ta rời khỏi thị trấn. Mọi người không biết rằng, họ ở rất gần kẻ đã tham gia vào vụ cướp bất thành.
Thậm chí, ngay cả khi nhà chức trách tiến hành bắt giữ những kẻ tình nghi trong thị trấn, thời điểm hai xác chết trên sông chưa được phát hiện, người đàn ông này đã bị theo dõi khi anh ta đang lang thang trên đường. Bởi vì anh ta là người lạ, nên một số thanh niên đã bám theo. Người đàn ông này đã nhảy lên tàu hỏa để cắt đuôi họ, nhưng anh ta không thoát được. Nhóm thanh niên đã dồn và ép anh ta theo họ về thị trấn, tống anh ta vào nhà giam cùng với hai nghi can khác. Người đàn ông này cố gắng xé nát quần áo của mình như để che giấu bằng chứng phạm tội, nhưng vạt áo phía trước lại có vết máu.
Khi hai xác chết được xếp ngay ngắn, các nghi can được đưa đến để nhận dạng. Hai nghi can kia đều nói không biết những người này và họ không có biểu hiện nói dối. Riêng người đàn ông lạ mặt lại rất bình tĩnh, nhìn hai xác chết này từ nhiều phía khác nhau. Anh ta nói với bồi thẩm đoàn tên của mình là Charles Augustus, nhưng sau đó lại nói là George Williams. Những điều này rất đáng ngờ tuy nhiên lại không có mối liên hệ rõ ràng nào với vụ án mạng. Không có lý do gì để giam giữ người này, cho dù có người nhận ra anh ta là Edward Rulloff, kẻ từng bị cáo buộc về tội giết vợ con.
Rulloff thừa nhận danh tính của mình và giải thích rằng phải giả danh vì ở thị trấn này, nếu có án mạng xảy ra, người ta sẽ nghi ngờ cho anh ta vì anh ta là người lạ. Với lý do đó, anh ta đã tạm thời được thả tự do.
Nguyễn Bình
Ngoài
ra, trong túi đồ của kẻ trộm còn có một cuốn sách nhỏ đặc biệt mang tên
Napoleon's Oraculum (tức cuốn Book of Fate). Cuốn sách đưa ra phương
pháp dự đoán tương lai bằng việc tiếp nhận một nguồn năng lượng bí ẩn
thông qua hàng loạt dấu chấm và đường kẻ. Người ta kể rằng, Napoleon đã
tham khảo cuốn sách này thường xuyên, và cho rằng những thành công mà
ông ta có được là nhờ sự chỉ dẫn trong đó. Cuốn sách này cũng được tìm
thấy trong ngăn kéo tủ của Napoleon sau thất bại của ông tại Leipzig.
Vào năm 1801, một đoàn thám hiểm người Pháp đã lấy cuốn sách đó từ ngôi
mộ của một Pharaông. Cuốn sách đã được sao chép lại, và cuốn tìm thấy
trong túi của bọn trộm là một bản sao được sử dụng nhiều.
Còn có một món đồ khác bị rớt lại ở tầng hầm cửa hàng nhà Halbert, vật này hóa ra lại đáng quan tâm hơn những thứ đã tìm được lúc trước. Đó là đôi giầy nam được đóng riêng cho người có bàn chân trái bị tật. Nhà Halbert không biết gì về đôi giầy này, do vậy các điều tra viên hướng đến khả năng, đôi giày là do kẻ gây án để lại. Tuy nhiên, bàn chân của hai tên trộm chết đuối lại bình thường, chứng tỏ đó không phải giầy của chúng (cho dù sau này cảnh sát trưởng thừa nhận, ông đã không xỏ thử đôi giầy vào chân những xác chết).
Trở
lại với Rulloff, khi anh ta đã rời đi, một người nào đó bỗng nhớ ra anh
ta bị mất một ngón chân cái, và có một vài vết u bất thường trên mu bàn
chân. Đôi giầy tìm thấy ở tầng hầm cửa hàng nhà Halbert có vẻ phù hợp
với bàn chân bị khuyết tật như thế. Cảnh sát vội đổ ra đường để tìm
Rulloff và thấy anh ta đang đi rất nhanh như thể muốn nhanh chóng càng
rời xa Binghamton càng tốt.
Rulloff bị dẫn trở lại thị trấn, và như trong câu chuyện cô bé lọ lem, anh ta phải xỏ thử chiếc giầy. Chiếc giầy vừa khít với chân Rulloff. Tuy nhiên đây không thể là bằng chứng đủ để buộc tội ai đó giết người. Một lần nữa, có vẻ như cảnh sát sẽ lại phải trả tự do cho Rulloff.
Có thêm một vật nữa được tìm thấy trong túi của Rulloff, đó là vé tàu đi Batavia, trong khi hai kẻ chết đuối cũng có những tấm vé đi tới đây. Nhưng điều này cũng có thể chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên và cũng không thể xem là bằng chứng để buộc tội ai đó.
Các điều tra viên cho rằng, nếu biết được danh tính của hai tên trộm chết đuối, họ có thể trả lời được câu hỏi liệu Rulloff có mối quan hệ gì với chúng hay không. Do vậy, họ tập trung làm rõ vấn đề này, đồng thời chưa cho phép Rulloff rời đi.
Trước hết, các điều tra viên tới gặp luật sư William Thornton tại Brooklyn. Vị luật sư xem bức ảnh chụp xác chết của hai kẻ trộm do các điều tra viên cung cấp và ông nhận diện được một người có tên Billy Dexter. Ông không biết kẻ còn lại nhưng cung cấp cho cảnh sát địa chỉ của Dexter. Lần tới đây, các điều tra viên đã được một phụ nữ khẳng định về danh tính của Dexter, đồng thời cung cấp tên một đồng nghiệp của anh ta, cô Edward Howard. Cô này nhận được hình của Dexter trong một tấm ảnh do cảnh sát đưa, trong đó cũng có mặt của Rulloff. Đây chính là mối liên hệ đầu tiên giữa Rulloff với hai tên trộm.
Các
điều tra viên đã tìm đến nơi Rulloff sinh sống và thu được nhiều thông
tin có ích từ những đồ vật cho thấy sự liên quan giữa Rulloff và Dexter.
Họ còn tìm được một bản thảo mà Rulloff đang viết dở (sau này trở thành
một phần trong vụ án), và họ đã xác định được danh tính tên trộm còn
lại. Đó là Albert Jarvis.
Hóa ra, Jarvis là con trai một người cai ngục, anh ta gặp Rulloff lần đầu tiên khi Rulloff đang phải chịu án tù. Có vẻ giữa họ đã hình thành nên một tình bạn, được duy trì trong nhiều năm, và cuối cùng là kết cục bi thảm dành cho chính Jarvis. Jarvis nghe theo mọi kế hoạch mà Rulloff đưa ra, vì biết hắn là người thông minh và tài giỏi. Rulloff dễ dàng dẫn dắt chàng thanh niên này vào con đường phạm pháp.
Khi đã tìm ra sợi dây liên hệ giữa Rulloff với Dexter và Jarvis, không quá khó khăn, các điều tra viên đã phát hiện ra Rulloff chính là kẻ chủ mưu của vụ cướp bất thành và cũng là thủ phạm đã bắn chết chàng trai trẻ Merrick. Đây không phải lần đầu tiên Rulloff giết người, nhưng trong những vụ án trước đây, hắn ta đã thoát tội. Dư luận rất hy vọng lần này sẽ khác, Rulloff sẽ bị trừng phạt thích đáng.
Luật sư quận, ông Peter Hopkins được giao thụ lý vụ án của Rulloff. Ông bắt đầu bằng việc tìm hiểu quá khứ tội ác của hắn.
Nguyễn Bình
Để đề cao bản thân, Rulloff tự cho mình là một nhà ngôn ngữ học - trào lưu mới trong thời kỳ của anh ta. Trong trào lưu đó, người ta đua nhau nghiên cứu cấu trúc và cấu tạo của ngôn ngữ, đặc biệt là nguồn gốc từ và sự tương đồng giữa các ngôn ngữ khác nhau. Rulloff dành cả ngày đêm để nghiên cứu tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp, tìm kiếm mật mã chỉ để trả lời cho câu hỏi ngôn ngữ có ý nghĩa gì. Rulloff đã rơi vào cảnh túng thiếu khi tốn quá nhiều thời gian, tâm sức để viết cuốn “Cách thức hình thành ngôn ngữ” (Method in the Formation of Language), cuốn sách mà anh ta cho là quan trọng nhất của loài người. Rulloff tự học rất nhiều ngôn ngữ, ở những trình độ khác nhau, để tìm hiểu nguồn gốc của suy nghĩ và giao tiếp. Anh ta cho rằng kiến thức ngôn ngữ sẽ giúp con người trả lời được câu hỏi, con người là gì và có nguồn gốc như thế nào. Về khía cạnh này thì anh ta là một nhà nghiên cứu, không ai có thể phủ nhận, và công việc đó cũng tiêu tốn nhiều thời gian của anh ta.
Biên soạn xong cuốn sách “Cách thức hình thành ngôn ngữ”, Rulloff chào bán với giá nửa triệu USD, với niềm tin nó sẽ giúp anh ta trở thành một trong những người nổi tiếng và xuất chúng nhất mọi thời đại. Đây là một bằng chứng cho sự kiêu căng và cảm nhận sai lầm về giá trị bản thân của Rulloff. Anh ta một mặt thể hiện rằng những kết quả mà mình làm được là hết sức bình thường, mặt khác lại tận dụng mọi cơ hội để tuôn ra những từ ngữ đầy tính hàn lâm nhằm gây ấn tượng với người mới quen. Tuy nhiên không có lời đề nghị nào mua sách của anh ta. Tại sao Rulloff không thành công trong việc kiếm tiền, với anh ta, dường như đó là một sự bí ẩn.
Khi còn trẻ, Julloff đã từng là nhân viên của một cửa hàng đồ khô, theo những gì được ghi lại thì anh ta đã ăn cắp đồ trong cửa hàng này và gây ra vài vụ cháy. Sau khi mãn hạn tù lần đầu tiên, Rulloff lấy một bí danh khác và trở lại đời thường. Anh ta không rút ra bài học cho bản thân mà trở nên mánh khóe hơn. Sau khi lang thang vài nơi, Julloff đã tới nhà của gia đình Will Schutt ở quận Dryden, New York, và năm 1843 kết hôn với Harriet, em gái của Will.
Rulloff là một người hay ghen và ngay lập tức đã nghi ngờ vợ mình dành tình cảm cho một người đàn ông khác. Mượn cớ đó, Rulloff đã đánh đập Harriett nhưng chị ta không phàn nàn gì. Năm 1845, họ sinh được một cô con gái, đặt tên là Priscilla, và điều đó cũng không giúp cải thiện tình hình. Rulloff tiếp tục thể hiện là một người chồng không dễ để chung sống.
Vào tháng 5, vợ của Will là Amelia và con gái mới sinh của họ đổ bệnh. Will biết Rulloff có chút kiến thức cơ bản về thuốc và thảo dược, nên đã nhờ anh ta giúp đỡ. Rulloff đã chăm sóc cho cả hai mẹ con Amelia nhưng bệnh tình của họ không hề thuyên giảm. Đến tháng Sáu, đứa trẻ bị chết và không lâu sau Amelia cũng trút hơi thở cuối cùng. Will vô cùng đau khổ trước mất mát quá lớn, nhưng không nghi ngờ bất cứ điều gì quanh cái chết của vợ con. Anh cho rằng vợ con mình đã không chống chọi được với những căn bệnh mà phụ nữ, trẻ em thường mắc phải sau khi sinh cũng như mùa đông khắc nghiệt ở vùng thượng New York. Tuy nhiên, do Rulloff từng có lần bóng gió về mối hận thù với Will, nên một số người cho rằng anh ta đã đầu độc vợ con của Will để trả thù.
Nghi ngờ về Rulloff càng tăng lên khi cùng trong tháng đó, chỉ sau đám tang buồn thảm của vợ con Will hai tuần, vợ và con của Rulloff đột nhiên mất tích. Harriet được nhìn thấy lần cuối vào ngày 23 tháng 6, khi chị sang nhà một người hàng xóm. Những người tiếp xúc cuối cùng với Harriet đều cho biết cô không hề có biểu hiện gì về một chuyến đi xa sắp tới. Rulloff hẳn nhiên không thể thoát khỏi những nghi ngờ về sự biến mất đột ngột của vợ con anh ta.
Rulloff cũng kể rằng, sau khi giết vợ, anh ta có ý định tự sát, nhưng rốt cuộc đã không làm như thế. Thay vào đó, Rulloff đặt xác vợ con trong một chiếc hòm lớn, mượn xe ngựa của một người hàng xóm và đưa xác hai người đi đâu không rõ. Anh ta quay trở lại nhà vào ngày hôm sau, trả xe ngựa cho người hàng xóm và không hé răng cho biết điều gì. Sau đó, Rulloff nói với mọi người rằng anh ta sẽ đi xa trước khi bỏ đi cùng với những cuốn sách và bản thảo đang viết dở.
Một tháng sau, những người tò mò quyết định đột nhập vào nhà của Rulloff. Họ nhận thấy không có dấu hiệu gì của một chuyến đi xa - điều này không giống với tính cách của Harriet. Chiếc váy cô mặc vào ngày cuối cùng người ta nhìn thấy cô bị vứt trên sàn nhà. Lúc đó, không ai biết Rulloff ở đâu.
Trước sự biến mất đột ngột của Rulloff, hàng xóm nghi ngờ anh ta có thể đã giết hại vợ con nên họ bàn nhau lập ra một đội vũ trang để tìm kiếm anh ta. Đúng lúc này Rulloff trở lại thị trấn với thái độ như không có chuyện gì xảy ra. Khi được hỏi về Harriet, anh ta nói rằng vợ mình đang ở vùng hồ Cayuga. Rulloff tỏ ra ngạc nhiên khi mọi người bàn tán xôn xao về việc anh ta là kẻ giết người. Rulloff sau đó đến nhà những người họ hàng của vợ, khẳng định với họ rằng mọi việc của gia đình anh ta vẫn ổn. Nhưng không giống như nói với những người hàng xóm, Rulloff kể với những người thân của Harriet rằng gia đình mình đã chuyển đến Ohio.
Không phải tất cả mọi người đều tin câu chuyện của Rulloff. Một trong những người anh của Harriet yêu cầu Rulloff đưa đi gặp em gái. Anh ta bằng lòng để mọi người viết thư cho Harriet, nhưng biến mất sau đó. Mọi người tìm Rulloff về và lại yêu cầu anh ta phải đưa đi gặp Harriet. Rulloff không dễ chịu gì với sự ép buộc này nên khi đến Ohio, anh ta lại bỏ trốn thêm một lần nữa.
Ngay lập tức, lệnh truy nã Rulloff được ban hành. Rulloff bị bắt và được dẫn giải về Ithaca để giam giữ. Lúc này, nhà chức trách khẳng định Harriet đã chết và tuyên bố sẽ trao thưởng cho ai phát hiện ra tung tích của mẹ con cô. Luật sư quận Peter Hopkins chuẩn bị các thủ tục để truy tố Rulloff.
Phiên tòa xử Rulloff diễn ra vào đầu năm 1846. Tuy nhiên không có xác chết nào để chứng minh tội giết người của anh ta, mặc dù cảnh sát đã rất nỗ lực tìm kiếm ở hồ Cayuga. Vì không thể chứng minh được mẹ con Harriet đã bị sát hại, cho nên sự mất tích của hai người này chỉ đủ để cáo buộc Rulloff tội danh nhẹ hơn là bắt cóc mẹ con Harriet.
Rulloff, với sự am hiểu pháp luật, đã tranh cãi với nhà chức trách hòng trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật nhưng không thành công. Rulloff không thể biện hộ được gì, ngoài lý do không đủ bằng chứng buộc tội anh ta giết người. Anh ta chỉ dẫn cho luật sư biện hộ những điều cần nói, nhưng một số thành viên trong bồi thẩm đoàn đã thống nhất rằng, Rulloff nên bị ngồi tù vì một tội nào đó, kể cả anh ta không phải là kẻ giết người. Cuối cùng bồi thẩm đoàn đã buộc tội và tuyên án 10 năm tù dành cho Rulloff tại nhà tù Auburn.
Quãng thời gian ngồi tù không hề dễ chịu chút nào, nhưng như thường lệ, Rulloff dành thời gian vào việc thu nạp thêm kiến thức - điều sẽ giúp ích cho anh ta rất nhiều khi ra tù. Những người quen biết Rulloff đều nhận thấy anh ta là một người cứng nhắc, sẵn sàng trả đũa những chuyện vụn vặt nhưng lại rất tuân thủ luật chơi và ép mình phải thực hiện mọi công việc theo luật đưa ra. Rulloff đã tự học được thêm nhiều điều và suy nghĩ về kế hoạch cho tương lai.
Tại phiên tòa này, tuy thừa nhận rằng sự biến mất của ai đó chưa đủ là bằng chứng kết luận nghi phạm giết người, bồi thẩm đoàn đã nghiên cứu tình huống liệu một người đó có thể bị buộc tội giết người khi không có xác nạn nhân hay không - một vấn đề pháp lý gai góc vào thời bấy giờ. Daniel Dickenson, công tố viên tại tòa tranh luận rằng, chỉ cần chứng cứ gián tiếp là đủ, cho dù không có xác nạn nhân. Và trong lúc bồi thẩm đoàn vẫn còn tranh luận về điểm này thì Rulloff được dẫn trở lại nhà tù. Ở đó, Rulloff biết rằng tòa án đã ủng hộ cho một phán quyết có tội, và anh ta sẽ tiếp tục bị giam giữ để chờ tuyên án.
Trong
thời gian này, Rulloff làm quen với Albert Jarvis, 16 tuổi, con trai
người cai tù. Sau này, Jarvis đã trở thành quân bài quan trọng trong các
kế hoạch của Rulloff. Bố mẹ của Javis không chút băn khoăn khi người tù
này dạy con trai của họ học tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp cổ. Họ cho
rằng, Rulloff là người có học thức, cho dù anh ta có thể là một kẻ giết
người và hành vi của Rulloff không có khả năng ảnh hưởng tới con trai
họ. Rõ ràng, họ đã đánh giá thấp thủ đoạn của một tên sát nhân có vấn đề
về thần kinh.
Rulloff đã dành nhiều thời gian cho Jarvis, người sau này coi hắn ta như cha mình. Rulloff cũng tìm cách lấy lòng cha Javis bằng việc viết cuốn tiểu sử cho ông này và dần chiếm được tình cảm của mẹ Javis (còn có tin nói rằng người phụ nữ này đã phải lòng Rulloff).
Mùa xuân năm 1857, Rulloff trốn khỏi nhà tù. Một việc dường như không thể - thoát khỏi một sợi xích quanh chân và 8 chiếc khóa cửa - nếu không có được sự trợ giúp từ bên trong.
Một phần thưởng trị giá 500 USD ngay lập tức được đưa ra cho ai bắt được Rulloff. Tờ rơi thông báo nhận dạng của Rulloff được rải khắp quận. Một tờ báo địa phương đưa tin, có một người khách đến thăm tù nhân đã đưa cho Rulloff một khoản tiền lớn. Jarvis cũng xác nhận có một người khách đến thăm và hỏi nhiều điều về Rulloff. Thế rồi, cha của Jarvis bị sa thải. Jarvis bị truy tố vì đã giúp đỡ Rulloff bỏ trốn. Phần thưởng được tăng lên 1.250 USD.
Không may cho Rulloff, trong quá trình lẩn trốn, hắn đã vô tình lọt vào một tấm ảnh của một người nào đó và bị nhận ra là kẻ đang bị truy nã. Hóa ra Rulloff vẫn chưa rời Ithaca.
Chẳng bao lâu sau, Rulloff di chuyển về phía tây, tới Ohio. Phát hiện ra kẻ bị truy nã, một nhóm nông dân đã vây bắt Rulloff. Hắn cố thuyết phục những người nông dân là họ đã nhầm, song không ai tin, hơn nữa họ muốn được nhận tiền thưởng. Rulloff chống trả không nổi, bị nhóm nông dân giao cho cảnh sát Ithaca. Biết không trốn được, Rulloff đành quay trở lại phòng giam trước kia của mình với những ổ khóa đã được trang bị chắc chắn hơn.
Chưa thể kết tội Rulloff giết vợ con, các công tố viên chuyển sang điều tra nghi án Rulloff đã đầu độc Amelia Schutt, chị dâu của vợ và con cô này. Tử thi của Amelia Schutt được khai quật để kiểm tra. Người ta đã phát hiện ra lớp cặn đồng có trên các mô và khẳng định chất này được đưa từ ngoài vào cơ thể của Amelia Schutt. Nhưng rốt cuộc, cuộc điều tra này cũng chẳng đi đến đâu. Ngoài những tin đồn và sự nghi ngờ, cái chết của mẹ con Amelia Schutt không bao giờ có thể quy tội được cho Rulloff.
Đầu năm 1859, một phiên tòa mới lại được mở ra để xét xử Rulloff. Tuy nhiên, công tố viên hiểu rằng, gần như không có hy vọng nào cho một kết quả khác, bởi vì họ không tìm được bằng chứng mới. Rulloff lại thoát tội một lần nữa. Sau khi Rulloff được tự do, Jarvis đã tìm đến hắn hòng kiếm tiền cho mẹ và bản thân.
Nguyễn Bình
Rulloff chuyển đến Pittsburgh, tự xưng là một học giả đến từ
Oxford và kiếm được một chân dạy học. Nhưng chẳng bao lâu sau, anh ta
trở lại New York cùng Jarvis thực hiện một số vụ trộm cắp vặt. Rulloff
lãnh án hai năm tù vì tội trộm cắp và trong thời gian này đã gặp William
T. Dexter, cũng là một tên trộm đang chịu án.
Ra tù, Rulloff, Javis và Dexter nhập thành một hội. Javis và Dexter mới 20 tuổi nên cả nhóm trông chờ vào tuổi tác, kinh nghiệm và trí thông minh của Rulloff để vạch ra những kế hoạch làm ăn. Một trong số đó là vụ trộm cửa hàng nhà Halbert ở Binghamton. Vụ trộm đó là một thất bại với ba mạng người, Rulloff không chết nhưng phải chịu nhiều áp lực.
Phiên tòa xét xử Rulloff được mở lại vào ngày 4/1/1871. Thông tin đăng kín trên tờ New York Times và mỗi ngày có tới 2.000 người tới theo dõi phiên tòa, gấp đôi sức chứa của phòng xử án. Rõ ràng, câu chuyện về Rulloff đã lan xa, thậm chí thu hút cả sự quan tâm của báo chí nước ngoài. Rulloff bị buộc tội trộm cắp và giết người cấp độ một. Bản án dành cho Rulloff là treo cổ vào ngày 3/3/1871.
Khi trở lại nhà tù, Rulloff tiếp tục thu hút sự tò mò của nhiều người. Anh ta được cho là có trí tuệ phi thường, thậm chí một số học giả muốn trao đổi thư từ với Rulloff. Ngày qua ngày, tên tuổi của Rulloff càng lan xa. Nhiều người tò mò về cái gọi là lý thuyết ngôn ngữ của Rulloff. Người ta đổ đến nhà tù chỉ để nhìn thấy anh ta, trong khi Rulloff tối ngày viết lách và nghiền ngẫm sách vở cứ như không gì có thể quấy rầy anh ta.
Thậm chí cả lúc cảnh sát trưởng thông báo thi hành án treo cổ, Rulloff vẫn đang bận giải thích những ý tưởng của mình cho các phóng viên. Do vậy, không ít nhà trí thức đặt ra câu hỏi, giữa việc bị treo cổ và làm nghiên cứu, việc nào thích hợp hơn với Rulloff. Đánh giá Rulloff là người có chuyên môn cao, một nhà nghiên cứu ngôn ngữ hoàn hảo, nhiều người đã gửi thư vào tù cho Rulloff nhờ anh ta giúp đỡ trong công việc nghiên cứu của họ.
Một bài viết đăng trên tờ New York Times khi đó cho biết, lá thư mà Rulloff gửi tới các nhà lãnh đạo Binghamton là một sự pha trộn kỳ cục nhất, không tuân theo nguyên tắc nào cả, trong đó thể hiện sự “sắc sảo, uyên bác” song cũng có cả sự “trái khoáy, láo xược và tự phụ”.
Rulloff còn viết thư hỏi thăm các học giả và thể hiện sự quan tâm sau các cuộc tranh luận về việc anh ta nên bị treo cổ hay nên được sống để làm công tác nghiên cứu. Rulloff cũng đã gợi ý có vài cuộc phỏng vấn, và trong một cuộc phỏng vấn, anh ta nói “các người sẽ không thể giết được một linh hồn chưa yên nghỉ”. Rulloff thề rằng, mọi người sẽ vẫn cảm nhận được sự có mặt của anh ta trên đường phố và trong các ngôi nhà. Anh ta sẽ mang đến nỗi sợ hãi trong đêm để nhắc nhở mọi người rằng, họ đã giết nhầm anh ta. Rulloff khẳng định với luật sư rằng, anh ta là người hy sinh hết mình cho sự nghiệp khoa học nhưng đã bị đổ tiếng xấu.
Cuối cùng, ngày hành quyết đã tới. Ngày 18/5/1871, Rulloff được dẫn giải tới giá treo cổ. Đó là một ngày mùa xuân đẹp trời, mọi người từ khắp nơi đã đổ về để theo dõi vụ hành quyết Rulloff. Tim của Rulloff ngừng đập vào lúc 11 giờ 40. Đây cũng là vụ treo cổ công khai cuối cùng ở tiểu bang New York.
Thi thể của Rulloff được chôn tại một nghĩa trang, nhưng sau này đã bị một số sinh viên y khoa đào lên (nó được tìm thấy trên cánh đồng của một người thợ gốm). Nghiên cứu bộ óc của Rulloff, Tiến sĩ Burt phát hiện ra Rulloff là kiểu người có xu hướng phạm tội và thổi phồng thực tế cho phù hợp với lý thuyết của mình. Với kích cỡ tương đương với bộ não của nhiều thiên tài, bộ não của Rulloff nặng khoảng 1,7 kg - nặng hơn hầu hết những bộ não nam giới trưởng thành.
Cuối cùng, bộ não của Rulloff đến tay Burt Green Wilder - một nhà nghiên cứu sinh vật học tại Đại học Cornell, từng là bác sĩ phẫu thuật trong cuộc nội chiến Mỹ. Green Wilder bắt đầu sưu tầm não người từ năm 1889, nhằm tìm hiểu xem liệu sự khác nhau về kích cỡ, hình dạng, đặc tính hóa học, hoặc trọng lượng có thể ảnh hưởng thế nào đến các hành vi nhất định hoặc các loại tính cách, kể cả bệnh tâm thần. Vào lúc đỉnh cao, bộ sưu tập của ông có 600 mẫu vật. Sau này, nhiều mẫu vật đã bị bỏ đi, tuy nhiên bộ não của Rulloff vẫn được giữ lại cho đến ngày nay. Nó được bảo quản bằng phoócmôn và ngâm trong bình thủy tinh.
Một điều đặc biệt nữa là, sau khi Rulloff bị treo cổ, tờ New York Times đã đăng một bài viết cho biết, con gái của Rulloff đã được tìm thấy và vẫn sống khỏe mạnh. Priscilla được người em trai của Rulloff nuôi nấng ở Pennsylvania đã là một cô gái 25 tuổi, đang điều hành một khách sạn. Cô cứ ngỡ Rulloff là bác của mình và suốt nhiều năm qua cô đã nhận được nhiều quà tặng từ Rulloff.
John Rulloff: Kẻ giết người hay thiên tài - Kỳ 1: Những xác chết trên sông Chenango
Rulloff
là một kẻ giết người kỳ lạ, nhân vật gây nhiều tranh cãi trong xã hội
Mỹ, không chỉ trong quá khứ mà còn cho đến ngày nay. Nhiều người cho
rằng, Rulloff rất thông minh và tài giỏi, thậm chí có đủ những tố chất
của một thiên tài. Nhưng
cũng lại có nhiều ý kiến cho rằng Rulloff là một kẻ lừa lọc, một gã
lang băm đầy tính toán, một gã độc tưởng tuyệt vọng. Dù thế nào chăng
nữa, Rulloff chắc chắn là một trong những kẻ giết người hàng loạt khó
hiểu nhất ở Mỹ.
Kỳ 1: Những xác chết trên sông Chenango
Sáng sớm thứ sáu ngày 6/7/1870, trên đường đi làm, khi băng qua cây cầu bắc ngang sông Chenango quận Binghamton, New York, một người đàn ông đã nhìn thấy vật gì đó nhấp nhô ở phía thượng nguồn, có vẻ như bị mắc vào đá. Vật này được bọc vải, bên trong đầy nước. Người đàn ông này gọi những người xung quanh lại gần để cùng tìm hiểu.
Những xác chết vớt từ dưới sông.
|
Những
gì họ nhìn thấy là thi thể một người đàn ông mặc nguyên quần áo, nằm
sấp mặt dưới nước, ở bãi cạn của dòng sông. Thi thể được kéo lên bờ và
người dân gọi cảnh sát trưởng đến. Mọi người nghĩ anh ta có thể liên
quan đến một vụ giết người gần đây mà khắp thị trấn đang bàn tán.
Cách đó không xa, cũng trên dòng sông này, một người khác lại thấy có một vật gì đó lập lờ trong nước. Anh ta chèo thuyền lại gần và nhận ra đó là một xác chết. Anh ta không quá bất ngờ. Bởi vì, ai trong thị trấn cũng biết về câu chuyện một toán trộm đã đột nhập vào cửa hàng đồ khô của anh em nhà Halbert, sát hại nhân viên bảo vệ trước khi tẩu thoát về phía con sông. Chúng có thể đã bị chết nhưng cũng có thể đã bị kẻ khác sát hại.
Bức vẽ tái hiện vụ giết người trong cửa hàng của nhà Halbert.
|
Người
dân thị trấn đổ xô đến xem trong lúc người ta vớt hai thi thể đã trương
phình lên bờ. Mắt của một xác chết bị khoét sâu do chiếc móc sử dụng để
kéo nó lên. Người dân rất hả hê khi nghĩ rằng công lý đã được thực thi,
những kẻ giết người đã bị trừng phạt.
Vào thời điểm đó, còn có xác chết thứ ba. Tại cửa hàng của nhà Halberts, Frederick Merick, một thanh niên trẻ đã thiệt mạng để bảo vệ tài sản ở đây, chủ yếu là những miếng lụa đắt tiền. Trước khi vụ án được dựng lại chính xác, Gilbert Burrows, một nhân viên bảo vệ cửa hàng còn sống sót đã nói rằng, không phải chỉ có hai tên trộm đột nhập cửa hàng trong đêm đó mà là ba tên. Anh ta khẳng định điều này là chắc chắn.
Nạn nhân Frederick Merick.
|
Một cô gái đã nhìn thấy hai kẻ trộm rời cửa hàng bằng lối cửa sau và hướng tới con sông. Cô không xác định được có phải chúng đã lên thuyền hay bơi qua sông hay không. Trong khi đó, một phụ nữ khác lại thấy có ba người đàn ông lội xuống sông. Cảnh sát trưởng biết rằng, hoặc là họ sẽ tìm thấy một xác chết nữa hoặc kẻ trộm thứ ba vẫn còn sống. Nếu đây là sự thật, ông rất muốn tìm ra hắn.
Trong lúc náo loạn và vội vã tìm bác sỹ, mọi người đã không để ý đến một người đàn ông khi anh ta rời khỏi thị trấn. Mọi người không biết rằng, họ ở rất gần kẻ đã tham gia vào vụ cướp bất thành.
Thậm chí, ngay cả khi nhà chức trách tiến hành bắt giữ những kẻ tình nghi trong thị trấn, thời điểm hai xác chết trên sông chưa được phát hiện, người đàn ông này đã bị theo dõi khi anh ta đang lang thang trên đường. Bởi vì anh ta là người lạ, nên một số thanh niên đã bám theo. Người đàn ông này đã nhảy lên tàu hỏa để cắt đuôi họ, nhưng anh ta không thoát được. Nhóm thanh niên đã dồn và ép anh ta theo họ về thị trấn, tống anh ta vào nhà giam cùng với hai nghi can khác. Người đàn ông này cố gắng xé nát quần áo của mình như để che giấu bằng chứng phạm tội, nhưng vạt áo phía trước lại có vết máu.
Khi hai xác chết được xếp ngay ngắn, các nghi can được đưa đến để nhận dạng. Hai nghi can kia đều nói không biết những người này và họ không có biểu hiện nói dối. Riêng người đàn ông lạ mặt lại rất bình tĩnh, nhìn hai xác chết này từ nhiều phía khác nhau. Anh ta nói với bồi thẩm đoàn tên của mình là Charles Augustus, nhưng sau đó lại nói là George Williams. Những điều này rất đáng ngờ tuy nhiên lại không có mối liên hệ rõ ràng nào với vụ án mạng. Không có lý do gì để giam giữ người này, cho dù có người nhận ra anh ta là Edward Rulloff, kẻ từng bị cáo buộc về tội giết vợ con.
Rulloff thừa nhận danh tính của mình và giải thích rằng phải giả danh vì ở thị trấn này, nếu có án mạng xảy ra, người ta sẽ nghi ngờ cho anh ta vì anh ta là người lạ. Với lý do đó, anh ta đã tạm thời được thả tự do.
Nguyễn Bình
John Rulloff: Kẻ giết người hay thiên tài - Kỳ 2: Lần theo dấu vết
Công việc
tiếp theo là xác định danh tính của những tên trộm. Các thám tử đã tìm
thấy nhiều đồ vật trong túi quần áo của bọn chúng, có thể giúp tìm ra
manh mối. Bailey đã liệt kê các đồ vật gồm có: 6 chìa khóa, một lá thư
gửi cho người có tên Henry Wilson, một mẩu giấy ghi tên và địa chỉ của
luật sư William Thornton ở Brooklyn”.
John Rulloff.
|
Còn có một món đồ khác bị rớt lại ở tầng hầm cửa hàng nhà Halbert, vật này hóa ra lại đáng quan tâm hơn những thứ đã tìm được lúc trước. Đó là đôi giầy nam được đóng riêng cho người có bàn chân trái bị tật. Nhà Halbert không biết gì về đôi giầy này, do vậy các điều tra viên hướng đến khả năng, đôi giày là do kẻ gây án để lại. Tuy nhiên, bàn chân của hai tên trộm chết đuối lại bình thường, chứng tỏ đó không phải giầy của chúng (cho dù sau này cảnh sát trưởng thừa nhận, ông đã không xỏ thử đôi giầy vào chân những xác chết).
Billy Dexter.
|
Rulloff bị dẫn trở lại thị trấn, và như trong câu chuyện cô bé lọ lem, anh ta phải xỏ thử chiếc giầy. Chiếc giầy vừa khít với chân Rulloff. Tuy nhiên đây không thể là bằng chứng đủ để buộc tội ai đó giết người. Một lần nữa, có vẻ như cảnh sát sẽ lại phải trả tự do cho Rulloff.
Có thêm một vật nữa được tìm thấy trong túi của Rulloff, đó là vé tàu đi Batavia, trong khi hai kẻ chết đuối cũng có những tấm vé đi tới đây. Nhưng điều này cũng có thể chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên và cũng không thể xem là bằng chứng để buộc tội ai đó.
Các điều tra viên cho rằng, nếu biết được danh tính của hai tên trộm chết đuối, họ có thể trả lời được câu hỏi liệu Rulloff có mối quan hệ gì với chúng hay không. Do vậy, họ tập trung làm rõ vấn đề này, đồng thời chưa cho phép Rulloff rời đi.
Trước hết, các điều tra viên tới gặp luật sư William Thornton tại Brooklyn. Vị luật sư xem bức ảnh chụp xác chết của hai kẻ trộm do các điều tra viên cung cấp và ông nhận diện được một người có tên Billy Dexter. Ông không biết kẻ còn lại nhưng cung cấp cho cảnh sát địa chỉ của Dexter. Lần tới đây, các điều tra viên đã được một phụ nữ khẳng định về danh tính của Dexter, đồng thời cung cấp tên một đồng nghiệp của anh ta, cô Edward Howard. Cô này nhận được hình của Dexter trong một tấm ảnh do cảnh sát đưa, trong đó cũng có mặt của Rulloff. Đây chính là mối liên hệ đầu tiên giữa Rulloff với hai tên trộm.
Albert Jarvis.
|
Hóa ra, Jarvis là con trai một người cai ngục, anh ta gặp Rulloff lần đầu tiên khi Rulloff đang phải chịu án tù. Có vẻ giữa họ đã hình thành nên một tình bạn, được duy trì trong nhiều năm, và cuối cùng là kết cục bi thảm dành cho chính Jarvis. Jarvis nghe theo mọi kế hoạch mà Rulloff đưa ra, vì biết hắn là người thông minh và tài giỏi. Rulloff dễ dàng dẫn dắt chàng thanh niên này vào con đường phạm pháp.
Khi đã tìm ra sợi dây liên hệ giữa Rulloff với Dexter và Jarvis, không quá khó khăn, các điều tra viên đã phát hiện ra Rulloff chính là kẻ chủ mưu của vụ cướp bất thành và cũng là thủ phạm đã bắn chết chàng trai trẻ Merrick. Đây không phải lần đầu tiên Rulloff giết người, nhưng trong những vụ án trước đây, hắn ta đã thoát tội. Dư luận rất hy vọng lần này sẽ khác, Rulloff sẽ bị trừng phạt thích đáng.
Luật sư quận, ông Peter Hopkins được giao thụ lý vụ án của Rulloff. Ông bắt đầu bằng việc tìm hiểu quá khứ tội ác của hắn.
Nguyễn Bình
John Rulloff: Kẻ giết người hay thiên tài - Kỳ 3: John Rulloff là ai?
Ông nội của Rulloff là
Rulof Rulofson, người đứng đầu một dòng họ thuộc cộng đồng người Đức ở
New Jersey, sau đó di chuyển tới Nova Scotia. Rulloff sinh năm 1821 với
tên khai sinh là John Edward Howard Rulofson. Anh ta là con cả trong một
gia đình có ba anh em trai. Hai em trai của Rulloff sau này đã bỏ nhà
đi tìm cuộc sống riêng. Với tính cách nhẹ nhàng, Rulloff thu hút được
mọi người. Hầu hết những ai đã gặp Rulloff đều ấn tượng với trí thông
minh xuất sắc của anh ta.
Rulloff miệt mài đèn sách.
|
Rulloff đã trải qua nhiều nghề như bác sỹ điều trị,
nhà đầu tư, giáo viên. Thậm chí anh ta còn tìm hiểu về dạng thức tâm lý
nguyên thủy, một môn nghiên cứu về hình thể sọ người, được phổ biến vào
đầu thế kỷ 19. Chắc Rulloff không thể ngờ rằng một ngày nào đó anh ta
chính là đối tượng nghiên cứu của bộ môn này.
Để đề cao bản thân, Rulloff tự cho mình là một nhà ngôn ngữ học - trào lưu mới trong thời kỳ của anh ta. Trong trào lưu đó, người ta đua nhau nghiên cứu cấu trúc và cấu tạo của ngôn ngữ, đặc biệt là nguồn gốc từ và sự tương đồng giữa các ngôn ngữ khác nhau. Rulloff dành cả ngày đêm để nghiên cứu tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp, tìm kiếm mật mã chỉ để trả lời cho câu hỏi ngôn ngữ có ý nghĩa gì. Rulloff đã rơi vào cảnh túng thiếu khi tốn quá nhiều thời gian, tâm sức để viết cuốn “Cách thức hình thành ngôn ngữ” (Method in the Formation of Language), cuốn sách mà anh ta cho là quan trọng nhất của loài người. Rulloff tự học rất nhiều ngôn ngữ, ở những trình độ khác nhau, để tìm hiểu nguồn gốc của suy nghĩ và giao tiếp. Anh ta cho rằng kiến thức ngôn ngữ sẽ giúp con người trả lời được câu hỏi, con người là gì và có nguồn gốc như thế nào. Về khía cạnh này thì anh ta là một nhà nghiên cứu, không ai có thể phủ nhận, và công việc đó cũng tiêu tốn nhiều thời gian của anh ta.
Biên soạn xong cuốn sách “Cách thức hình thành ngôn ngữ”, Rulloff chào bán với giá nửa triệu USD, với niềm tin nó sẽ giúp anh ta trở thành một trong những người nổi tiếng và xuất chúng nhất mọi thời đại. Đây là một bằng chứng cho sự kiêu căng và cảm nhận sai lầm về giá trị bản thân của Rulloff. Anh ta một mặt thể hiện rằng những kết quả mà mình làm được là hết sức bình thường, mặt khác lại tận dụng mọi cơ hội để tuôn ra những từ ngữ đầy tính hàn lâm nhằm gây ấn tượng với người mới quen. Tuy nhiên không có lời đề nghị nào mua sách của anh ta. Tại sao Rulloff không thành công trong việc kiếm tiền, với anh ta, dường như đó là một sự bí ẩn.
Khi còn trẻ, Julloff đã từng là nhân viên của một cửa hàng đồ khô, theo những gì được ghi lại thì anh ta đã ăn cắp đồ trong cửa hàng này và gây ra vài vụ cháy. Sau khi mãn hạn tù lần đầu tiên, Rulloff lấy một bí danh khác và trở lại đời thường. Anh ta không rút ra bài học cho bản thân mà trở nên mánh khóe hơn. Sau khi lang thang vài nơi, Julloff đã tới nhà của gia đình Will Schutt ở quận Dryden, New York, và năm 1843 kết hôn với Harriet, em gái của Will.
Rulloff là một người hay ghen và ngay lập tức đã nghi ngờ vợ mình dành tình cảm cho một người đàn ông khác. Mượn cớ đó, Rulloff đã đánh đập Harriett nhưng chị ta không phàn nàn gì. Năm 1845, họ sinh được một cô con gái, đặt tên là Priscilla, và điều đó cũng không giúp cải thiện tình hình. Rulloff tiếp tục thể hiện là một người chồng không dễ để chung sống.
Vào tháng 5, vợ của Will là Amelia và con gái mới sinh của họ đổ bệnh. Will biết Rulloff có chút kiến thức cơ bản về thuốc và thảo dược, nên đã nhờ anh ta giúp đỡ. Rulloff đã chăm sóc cho cả hai mẹ con Amelia nhưng bệnh tình của họ không hề thuyên giảm. Đến tháng Sáu, đứa trẻ bị chết và không lâu sau Amelia cũng trút hơi thở cuối cùng. Will vô cùng đau khổ trước mất mát quá lớn, nhưng không nghi ngờ bất cứ điều gì quanh cái chết của vợ con. Anh cho rằng vợ con mình đã không chống chọi được với những căn bệnh mà phụ nữ, trẻ em thường mắc phải sau khi sinh cũng như mùa đông khắc nghiệt ở vùng thượng New York. Tuy nhiên, do Rulloff từng có lần bóng gió về mối hận thù với Will, nên một số người cho rằng anh ta đã đầu độc vợ con của Will để trả thù.
Nghi ngờ về Rulloff càng tăng lên khi cùng trong tháng đó, chỉ sau đám tang buồn thảm của vợ con Will hai tuần, vợ và con của Rulloff đột nhiên mất tích. Harriet được nhìn thấy lần cuối vào ngày 23 tháng 6, khi chị sang nhà một người hàng xóm. Những người tiếp xúc cuối cùng với Harriet đều cho biết cô không hề có biểu hiện gì về một chuyến đi xa sắp tới. Rulloff hẳn nhiên không thể thoát khỏi những nghi ngờ về sự biến mất đột ngột của vợ con anh ta.
Nguyễn Bình
John Rulloff: Kẻ giết người hay thiên tài - Kỳ 4: Người chồng tàn bạo
Một
buổi tối, Rulloff và Harriet xảy ra cãi vã về kế hoạch tương lai của
gia đình họ: Rulloff muốn chuyển tới phía tây để tìm kiếm một công việc
tốt hơn, trong khi Harriett lại mong vẫn được ở gần những người họ hàng
của cô.
Bức vẽ tái hiện cảnh Rulloff giết vợ.
|
Nhiều năm sau, Rulloff kể lại với Ham Freeman rằng vợ
chồng anh ta đã cãi nhau vì đứa con. Trong lúc nóng giận nhất thời,
Rulloff đã vớ lấy cái chày dùng để tán thuốc đánh vào đầu vợ. Anh ta đã
đánh Harriett vỡ đầu, khiến cô ngã lăn ra sàn. Rulloff cố gắng làm vợ
tỉnh lại và băng bó vết thương, nhưng Harriett vẫn bất tỉnh và đã chết
trong đêm đó. Sau đó, Rulloff bịa ra nhiều câu chuyện về việc Harriett
bỏ nhà ra đi.
John Rulloff.
|
Rulloff không bao giờ kể với ai bất cứ điều gì liên
quan đến con gái anh ta, ngoại trừ việc cho đứa bé uống thuốc ngủ để
ngăn không cho khóc.
Rulloff cũng kể rằng, sau khi giết vợ, anh ta có ý định tự sát, nhưng rốt cuộc đã không làm như thế. Thay vào đó, Rulloff đặt xác vợ con trong một chiếc hòm lớn, mượn xe ngựa của một người hàng xóm và đưa xác hai người đi đâu không rõ. Anh ta quay trở lại nhà vào ngày hôm sau, trả xe ngựa cho người hàng xóm và không hé răng cho biết điều gì. Sau đó, Rulloff nói với mọi người rằng anh ta sẽ đi xa trước khi bỏ đi cùng với những cuốn sách và bản thảo đang viết dở.
Một tháng sau, những người tò mò quyết định đột nhập vào nhà của Rulloff. Họ nhận thấy không có dấu hiệu gì của một chuyến đi xa - điều này không giống với tính cách của Harriet. Chiếc váy cô mặc vào ngày cuối cùng người ta nhìn thấy cô bị vứt trên sàn nhà. Lúc đó, không ai biết Rulloff ở đâu.
Trước sự biến mất đột ngột của Rulloff, hàng xóm nghi ngờ anh ta có thể đã giết hại vợ con nên họ bàn nhau lập ra một đội vũ trang để tìm kiếm anh ta. Đúng lúc này Rulloff trở lại thị trấn với thái độ như không có chuyện gì xảy ra. Khi được hỏi về Harriet, anh ta nói rằng vợ mình đang ở vùng hồ Cayuga. Rulloff tỏ ra ngạc nhiên khi mọi người bàn tán xôn xao về việc anh ta là kẻ giết người. Rulloff sau đó đến nhà những người họ hàng của vợ, khẳng định với họ rằng mọi việc của gia đình anh ta vẫn ổn. Nhưng không giống như nói với những người hàng xóm, Rulloff kể với những người thân của Harriet rằng gia đình mình đã chuyển đến Ohio.
Không phải tất cả mọi người đều tin câu chuyện của Rulloff. Một trong những người anh của Harriet yêu cầu Rulloff đưa đi gặp em gái. Anh ta bằng lòng để mọi người viết thư cho Harriet, nhưng biến mất sau đó. Mọi người tìm Rulloff về và lại yêu cầu anh ta phải đưa đi gặp Harriet. Rulloff không dễ chịu gì với sự ép buộc này nên khi đến Ohio, anh ta lại bỏ trốn thêm một lần nữa.
Ngay lập tức, lệnh truy nã Rulloff được ban hành. Rulloff bị bắt và được dẫn giải về Ithaca để giam giữ. Lúc này, nhà chức trách khẳng định Harriet đã chết và tuyên bố sẽ trao thưởng cho ai phát hiện ra tung tích của mẹ con cô. Luật sư quận Peter Hopkins chuẩn bị các thủ tục để truy tố Rulloff.
Phiên tòa xử Rulloff diễn ra vào đầu năm 1846. Tuy nhiên không có xác chết nào để chứng minh tội giết người của anh ta, mặc dù cảnh sát đã rất nỗ lực tìm kiếm ở hồ Cayuga. Vì không thể chứng minh được mẹ con Harriet đã bị sát hại, cho nên sự mất tích của hai người này chỉ đủ để cáo buộc Rulloff tội danh nhẹ hơn là bắt cóc mẹ con Harriet.
Rulloff, với sự am hiểu pháp luật, đã tranh cãi với nhà chức trách hòng trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật nhưng không thành công. Rulloff không thể biện hộ được gì, ngoài lý do không đủ bằng chứng buộc tội anh ta giết người. Anh ta chỉ dẫn cho luật sư biện hộ những điều cần nói, nhưng một số thành viên trong bồi thẩm đoàn đã thống nhất rằng, Rulloff nên bị ngồi tù vì một tội nào đó, kể cả anh ta không phải là kẻ giết người. Cuối cùng bồi thẩm đoàn đã buộc tội và tuyên án 10 năm tù dành cho Rulloff tại nhà tù Auburn.
Quãng thời gian ngồi tù không hề dễ chịu chút nào, nhưng như thường lệ, Rulloff dành thời gian vào việc thu nạp thêm kiến thức - điều sẽ giúp ích cho anh ta rất nhiều khi ra tù. Những người quen biết Rulloff đều nhận thấy anh ta là một người cứng nhắc, sẵn sàng trả đũa những chuyện vụn vặt nhưng lại rất tuân thủ luật chơi và ép mình phải thực hiện mọi công việc theo luật đưa ra. Rulloff đã tự học được thêm nhiều điều và suy nghĩ về kế hoạch cho tương lai.
Nguyễn Bình
John Rulloff: Kẻ giết người hay thiên tài - Kỳ 5: Lọt lưới pháp luật
Trong 10
năm Rulloff bị giam cầm, việc tìm kiếm thi thể của Harriet và Priscilla
vẫn tiếp tục. Năm 1856, khi Rulloff đang mong đợi ngày mãn hạn tù thì
lại có lệnh của tòa gửi đến vì nghi ngờ anh ta liên quan đến cái chết
của Harriet. Cảnh sát đưa Rulloff trở lại Ithaca. Tại đây, Rulloff đã
tranh cãi với luật sư quận John A. Williams rằng, đây là hành động kết
án kép, nghĩa là xử án hai lần cho một tội danh. Và luật sư Williams đã
buộc phải dừng việc truy cứu Rulloff. Tuy nhiên, trước phản ứng mạnh mẽ
của dư luận, Williams lại đưa ra một bản cáo trạng khác, liên quan đến
cái chết của Priscilla. Rulloff một mực cho rằng mình vô tội, và đề nghị
thay đổi nơi xử án của luật sư bào chữa cho Rulloff được chấp thuận.
Phiên tòa sau đó diễn ra tại Owego, quận Tioga, New York.
Thành phố Ithaca, nơi Rulloff lẩn trốn sau khi vượt ngục
|
Trong
lúc Rulloff đang ở tù, các cơ quan chức năng đã rất cố gắng để tập hợp
bằng chứng. Họ đã lần theo mọi di chuyển của Rulloff, kể từ lúc anh ta
rời ngôi nhà chung sống cùng vợ con. Những chiếc vali mà Rulloff mang
theo được tìm thấy ở Chicago, bên trong có quần áo dành cho trẻ nhỏ.
Ngoài ra, còn có những bằng chứng về tâm lý. Những lời nói dối, những
lần trốn tránh, những câu chuyện bịa đặt, những bí danh khác nhau và
thái độ cư xử khác thường của Rulloff đều được sử dụng để chống lại anh
ta.
Tại phiên tòa này, tuy thừa nhận rằng sự biến mất của ai đó chưa đủ là bằng chứng kết luận nghi phạm giết người, bồi thẩm đoàn đã nghiên cứu tình huống liệu một người đó có thể bị buộc tội giết người khi không có xác nạn nhân hay không - một vấn đề pháp lý gai góc vào thời bấy giờ. Daniel Dickenson, công tố viên tại tòa tranh luận rằng, chỉ cần chứng cứ gián tiếp là đủ, cho dù không có xác nạn nhân. Và trong lúc bồi thẩm đoàn vẫn còn tranh luận về điểm này thì Rulloff được dẫn trở lại nhà tù. Ở đó, Rulloff biết rằng tòa án đã ủng hộ cho một phán quyết có tội, và anh ta sẽ tiếp tục bị giam giữ để chờ tuyên án.
John Rulloff.
|
Rulloff đã dành nhiều thời gian cho Jarvis, người sau này coi hắn ta như cha mình. Rulloff cũng tìm cách lấy lòng cha Javis bằng việc viết cuốn tiểu sử cho ông này và dần chiếm được tình cảm của mẹ Javis (còn có tin nói rằng người phụ nữ này đã phải lòng Rulloff).
Mùa xuân năm 1857, Rulloff trốn khỏi nhà tù. Một việc dường như không thể - thoát khỏi một sợi xích quanh chân và 8 chiếc khóa cửa - nếu không có được sự trợ giúp từ bên trong.
Một phần thưởng trị giá 500 USD ngay lập tức được đưa ra cho ai bắt được Rulloff. Tờ rơi thông báo nhận dạng của Rulloff được rải khắp quận. Một tờ báo địa phương đưa tin, có một người khách đến thăm tù nhân đã đưa cho Rulloff một khoản tiền lớn. Jarvis cũng xác nhận có một người khách đến thăm và hỏi nhiều điều về Rulloff. Thế rồi, cha của Jarvis bị sa thải. Jarvis bị truy tố vì đã giúp đỡ Rulloff bỏ trốn. Phần thưởng được tăng lên 1.250 USD.
Không may cho Rulloff, trong quá trình lẩn trốn, hắn đã vô tình lọt vào một tấm ảnh của một người nào đó và bị nhận ra là kẻ đang bị truy nã. Hóa ra Rulloff vẫn chưa rời Ithaca.
Chẳng bao lâu sau, Rulloff di chuyển về phía tây, tới Ohio. Phát hiện ra kẻ bị truy nã, một nhóm nông dân đã vây bắt Rulloff. Hắn cố thuyết phục những người nông dân là họ đã nhầm, song không ai tin, hơn nữa họ muốn được nhận tiền thưởng. Rulloff chống trả không nổi, bị nhóm nông dân giao cho cảnh sát Ithaca. Biết không trốn được, Rulloff đành quay trở lại phòng giam trước kia của mình với những ổ khóa đã được trang bị chắc chắn hơn.
Chưa thể kết tội Rulloff giết vợ con, các công tố viên chuyển sang điều tra nghi án Rulloff đã đầu độc Amelia Schutt, chị dâu của vợ và con cô này. Tử thi của Amelia Schutt được khai quật để kiểm tra. Người ta đã phát hiện ra lớp cặn đồng có trên các mô và khẳng định chất này được đưa từ ngoài vào cơ thể của Amelia Schutt. Nhưng rốt cuộc, cuộc điều tra này cũng chẳng đi đến đâu. Ngoài những tin đồn và sự nghi ngờ, cái chết của mẹ con Amelia Schutt không bao giờ có thể quy tội được cho Rulloff.
Đầu năm 1859, một phiên tòa mới lại được mở ra để xét xử Rulloff. Tuy nhiên, công tố viên hiểu rằng, gần như không có hy vọng nào cho một kết quả khác, bởi vì họ không tìm được bằng chứng mới. Rulloff lại thoát tội một lần nữa. Sau khi Rulloff được tự do, Jarvis đã tìm đến hắn hòng kiếm tiền cho mẹ và bản thân.
Nguyễn Bình
John Rulloff, lang băm hay thiên tài
Kỳ cuối: Học vấn của kẻ sát nhân
Thứ Ba, 29/01/2013, 07:42 [GMT+7]
.
Rulloff miệt mài đèn sách. |
Ra tù, Rulloff, Javis và Dexter nhập thành một hội. Javis và Dexter mới 20 tuổi nên cả nhóm trông chờ vào tuổi tác, kinh nghiệm và trí thông minh của Rulloff để vạch ra những kế hoạch làm ăn. Một trong số đó là vụ trộm cửa hàng nhà Halbert ở Binghamton. Vụ trộm đó là một thất bại với ba mạng người, Rulloff không chết nhưng phải chịu nhiều áp lực.
Phiên tòa xét xử Rulloff được mở lại vào ngày 4/1/1871. Thông tin đăng kín trên tờ New York Times và mỗi ngày có tới 2.000 người tới theo dõi phiên tòa, gấp đôi sức chứa của phòng xử án. Rõ ràng, câu chuyện về Rulloff đã lan xa, thậm chí thu hút cả sự quan tâm của báo chí nước ngoài. Rulloff bị buộc tội trộm cắp và giết người cấp độ một. Bản án dành cho Rulloff là treo cổ vào ngày 3/3/1871.
Khi trở lại nhà tù, Rulloff tiếp tục thu hút sự tò mò của nhiều người. Anh ta được cho là có trí tuệ phi thường, thậm chí một số học giả muốn trao đổi thư từ với Rulloff. Ngày qua ngày, tên tuổi của Rulloff càng lan xa. Nhiều người tò mò về cái gọi là lý thuyết ngôn ngữ của Rulloff. Người ta đổ đến nhà tù chỉ để nhìn thấy anh ta, trong khi Rulloff tối ngày viết lách và nghiền ngẫm sách vở cứ như không gì có thể quấy rầy anh ta.
Thậm chí cả lúc cảnh sát trưởng thông báo thi hành án treo cổ, Rulloff vẫn đang bận giải thích những ý tưởng của mình cho các phóng viên. Do vậy, không ít nhà trí thức đặt ra câu hỏi, giữa việc bị treo cổ và làm nghiên cứu, việc nào thích hợp hơn với Rulloff. Đánh giá Rulloff là người có chuyên môn cao, một nhà nghiên cứu ngôn ngữ hoàn hảo, nhiều người đã gửi thư vào tù cho Rulloff nhờ anh ta giúp đỡ trong công việc nghiên cứu của họ.
Một bài viết đăng trên tờ New York Times khi đó cho biết, lá thư mà Rulloff gửi tới các nhà lãnh đạo Binghamton là một sự pha trộn kỳ cục nhất, không tuân theo nguyên tắc nào cả, trong đó thể hiện sự “sắc sảo, uyên bác” song cũng có cả sự “trái khoáy, láo xược và tự phụ”.
Rulloff còn viết thư hỏi thăm các học giả và thể hiện sự quan tâm sau các cuộc tranh luận về việc anh ta nên bị treo cổ hay nên được sống để làm công tác nghiên cứu. Rulloff cũng đã gợi ý có vài cuộc phỏng vấn, và trong một cuộc phỏng vấn, anh ta nói “các người sẽ không thể giết được một linh hồn chưa yên nghỉ”. Rulloff thề rằng, mọi người sẽ vẫn cảm nhận được sự có mặt của anh ta trên đường phố và trong các ngôi nhà. Anh ta sẽ mang đến nỗi sợ hãi trong đêm để nhắc nhở mọi người rằng, họ đã giết nhầm anh ta. Rulloff khẳng định với luật sư rằng, anh ta là người hy sinh hết mình cho sự nghiệp khoa học nhưng đã bị đổ tiếng xấu.
Cuối cùng, ngày hành quyết đã tới. Ngày 18/5/1871, Rulloff được dẫn giải tới giá treo cổ. Đó là một ngày mùa xuân đẹp trời, mọi người từ khắp nơi đã đổ về để theo dõi vụ hành quyết Rulloff. Tim của Rulloff ngừng đập vào lúc 11 giờ 40. Đây cũng là vụ treo cổ công khai cuối cùng ở tiểu bang New York.
Thi thể của Rulloff được chôn tại một nghĩa trang, nhưng sau này đã bị một số sinh viên y khoa đào lên (nó được tìm thấy trên cánh đồng của một người thợ gốm). Nghiên cứu bộ óc của Rulloff, Tiến sĩ Burt phát hiện ra Rulloff là kiểu người có xu hướng phạm tội và thổi phồng thực tế cho phù hợp với lý thuyết của mình. Với kích cỡ tương đương với bộ não của nhiều thiên tài, bộ não của Rulloff nặng khoảng 1,7 kg - nặng hơn hầu hết những bộ não nam giới trưởng thành.
Cuối cùng, bộ não của Rulloff đến tay Burt Green Wilder - một nhà nghiên cứu sinh vật học tại Đại học Cornell, từng là bác sĩ phẫu thuật trong cuộc nội chiến Mỹ. Green Wilder bắt đầu sưu tầm não người từ năm 1889, nhằm tìm hiểu xem liệu sự khác nhau về kích cỡ, hình dạng, đặc tính hóa học, hoặc trọng lượng có thể ảnh hưởng thế nào đến các hành vi nhất định hoặc các loại tính cách, kể cả bệnh tâm thần. Vào lúc đỉnh cao, bộ sưu tập của ông có 600 mẫu vật. Sau này, nhiều mẫu vật đã bị bỏ đi, tuy nhiên bộ não của Rulloff vẫn được giữ lại cho đến ngày nay. Nó được bảo quản bằng phoócmôn và ngâm trong bình thủy tinh.
Một điều đặc biệt nữa là, sau khi Rulloff bị treo cổ, tờ New York Times đã đăng một bài viết cho biết, con gái của Rulloff đã được tìm thấy và vẫn sống khỏe mạnh. Priscilla được người em trai của Rulloff nuôi nấng ở Pennsylvania đã là một cô gái 25 tuổi, đang điều hành một khách sạn. Cô cứ ngỡ Rulloff là bác của mình và suốt nhiều năm qua cô đã nhận được nhiều quà tặng từ Rulloff.
NGUYỄN BÌNH
Nhận xét
Đăng nhận xét