Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

ĐÂU LÀ BIA MIỆNG? 7

-Trăm năm bia đá thì mòn 
Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ!
-Nhưng mấy ai thoát được sự cám dỗ của danh lợi - quyền lực?
-Và khi đã mù quáng về nhận thức mà lại còn khuếch trương quyền lực thì thật là đáng sợ! 


--------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Lê Đức Thọ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lê Đức Thọ
Lê Đức Thọ.jpg
Chức vụ
Nhiệm kỳ 1980 – 1983
Khu vực Flag of Vietnam.svg Việt Nam
Nhiệm kỳ 1956 – 1973
Tiền nhiệm Lê Văn Lương
Kế nhiệm Lê Văn Lương
Khu vực Flag of Vietnam.svg Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nhiệm kỳ 1976 – 1982
Khu vực Flag of Vietnam.svg Việt Nam
Nhiệm kỳ 1955 – 1986
Khu vực Flag of Vietnam.svg Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Flag of Vietnam.svg Việt Nam
Thông tin chung
Đảng phái Đảng Cộng sản Việt Nam
Sinh 10 tháng 10, 1911
Nam Trực, Nam Định
Mất 13 tháng 10, 1990 (79 tuổi)
Nơi ở Thành phố Hồ Chí Minh
Tôn giáo Không
Họ hàng Đinh Đức Thiện
Mai Chí Thọ
Vợ Nguyễn Thị Chiếu
Con cái Lê Nam Thắng
Phan Đình Dũng
Lê Đức Thọ (10 tháng 10 năm 191113 tháng 10 năm 1990) là chính khách Việt Nam, giữ chức Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, phụ trách nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam suốt một thời kỳ dài 1956-1982. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, ông Thọ từng được trao tặng giải Nobel Hòa bình cùng Henry Kissinger vào năm 1973 nhưng ông đã từ chối với lý do hòa bình chưa thực sự lập lại trên đất nước Việt Nam. Đó là giải Nobel duy nhất dành cho người Việt cho đến nay.
Lê Đức Thọ được xem là một nhân vật vô cùng quan trọng trong việc trợ giúp Lê Duẩn trong suốt tiến trình thâu tóm quyền lực.

Tiểu sử


Gia phả họ Phan (Nam Vân) ghi: Phan Đình Khải là con giai thứ 2 ông Đình Quế, sinh giờ Tý, ngày 11 tháng 11 năm Tân Hợi, hoàng hiệu Duy Tân thứ 8 (1911) (bà chính thất sinh ra), học chữ Tây thi không đỗ, theo Đảng Cộng Sản, năm Canh Ngọ phải can án khổ sai 10 năm phát vãng ở đảo Côn Luân, đến tháng 6 năm Bính Tý được ân sá về nhà.
Lê Đức Thọ tên thật là Phan Đình Khải, sinh tại thôn Địch Lễ,xã Nam Vân, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định nay là xã Nam Vân (TP Nam Định). Tham gia các hoạt động cách mạng (tổ chức bãi khóa, dự lễ truy điệu nhà chí sĩ Phan Chu Trinh, lãnh đạo phong trào đấu tranh của học sinh...) và bị Pháp bắt giam hai lần (1930-19361939-1944). Sau khi được thả tự do lần thứ hai, ông trở về Hà Nội hoạt động và trực tiếp phụ trách Xứ ủy Bắc Kỳ. Năm 1944 ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 1948, ông vào miền Nam Việt Nam làm Phó Bí thư, kiêm Trưởng ban Tổ chức Xứ ủy Nam Bộ cho tới Hiệp định Genève được ký kết năm 1954.
Sau khi tập kết ra Bắc năm 1955, ông được bầu vào Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam (sau đổi là Đảng Cộng sản Việt Nam) và đắc cử.
Đầu năm 1968, ông trở lại miền Nam làm Phó bí thư Trung ương Cục miền Nam một thời gian ngắn. Đến tháng 5 cùng năm, ông làm cố vấn đặc biệt cho đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris, bàn về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Trong các năm từ 1956 đến 19731976 đến 1982, ông làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương, theo William Duiker, ông đã nhanh chóng làm cho ban này “biến thành bộ máy hiệu quả để điều tra và kiểm soát các đảng viên.”[1]
Cuối năm 1977 đến tháng 1 năm 1979, Bộ Chính trị phân công ông phụ trách Ban Công tác Đặc biệt.
Năm 1980, ông làm Bí thư Thường trực Ban bí thư, phụ trách tổ chức. Đến tháng 10 năm 1980 kiêm Trưởng Ban Chính trị Đặc biệt.
Từ tháng 3 năm 1983, ông là Bí thư phụ trách Tư tưởng, Nội chính và Ngoại giao.
Năm 1983, ông được cử làm Chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng.
Năm 1986, ông là Trưởng Tiểu Ban Nhân sự Đại hội VI.
Từ tháng 12 năm 1986, ông là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Trao tặng

Ông được tặng giải Nobel năm 1973 cùng với Henry Kissinger vì thương thảo thành công Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, nhưng ông từ chối nhận giải với lý do hòa bình vẫn chưa thực sự lập lại trên đất nước Việt Nam. Tên ông được đặt cho nhiều tuyến đường phố tại các Tỉnh, thành ở Việt Nam trong đó có thủ đô Hà Nội.
"Ông là nhà ngoại giao khổng lồ. Ông khổng lồ ở chỗ đối phương đối thoại với Lê Đức Thọ là Kissinger, một học giả rất lớn của Mỹ thời đó. Lúc đó, Kissinger rất ngạo mạn, những tưởng có thể đè bẹp Lê Đức Thọ nhưng không thể được. Ví như làm thế nào để thống nhất được với Mỹ về vấn đề Mỹ phải rút quân. Mỹ muốn nếu Mỹ rút quân thì miền Bắc cũng phải rút quân khỏi miền Nam, đánh đồng như thế không thể được. Cuối cùng đồng chí Lê Đức Thọ đưa ra một công thức đó là vấn đề quân đội Việt Nam ở lãnh thổ Việt Nam do các bên Việt Nam giải quyết với nhau. Còn việc Mỹ rút quân là chuyện Mỹ phải rút. Tôi nghĩ trí tuệ của ông ở chỗ tìm một giải pháp đúng với lợi ích của mình" - nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên.

Tác phẩm

Ông cũng là một nhà thơ với một số tập thơ như Trên những nẻo đường (1956), Đường ngàn dặm (1977), Nhật ký đường ra tiền tuyến (1978), Thơ Lê Đức Thọ (1983).

Gia đình

Ông có người anh ruột là Phan Đình Đỗ, sinh năm 1905, là thú y Đại học sỹ Đông Dương (tức là bác sỹ thú y ngày nay) là Viện trưởng Viện chăn nuôi đầu tiên (thời kỳ 1952-1954), Phó Viện trưởng kiêm Trưởng Phòng Chăn nuôi -Thú y - Viện Khảo cứu Nông Lâm (1955-1957), Viện trưởng Viện Khảo cứu Chăn nuôi (1957-1959)
Ông là anh ruột của Thượng tướng Đinh Đức Thiện và của Đại tướng Mai Chí Thọ, Đại tướng Công an Nhân dân đầu tiên của Việt Nam.
Con trai của ông là Lê Nam Thắng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ông Thắng là con trai của ông Lê Đức Thọ và bà Nguyễn Thị Chiếu, tức Tám Chiếu, người Nam Bộ. Với người vợ trước, quê Hải Phòng, ông Lê Đức Thọ có một người con trai tên là Phan Đình Dũng, đã mất.

Đối thoại giữa Lê Đức Thọ với Lê Trọng Nghĩa.

Người sưu tầm
Một câu chuyện lưu hành trong anh em cựu chiến binh, có thể thật một trăm phần trăm, có thể được thêm thắt dựa trên một phần sự thật nào đó, nhưng nó nói lên một nỗi đau về những vụ đàn áp chính trị, mà sự thêm thắt, nếu nó có, thì cũng luôn nghiêng về phía bênh vực lẽ phải, lên án bạo quyền.
Câu chuyện là như sau.
Sau khi ông Lê Trọng Nghĩa ra tù. Lê Đức Thọ cho người đưa ông đến gặp Thọ tại Ban Tổ chức Trung ương.
Lê Đức Thọ mở đầu câu chuyện:
- Anh có biết anh bị bắt vì tội gì không?

- Thật nực cười. Đáng ra câu hỏi ấy là tôi hỏi anh, nhưng tôi có thể nói cho anh từng điểm một.
Lê Trọng Nghĩa nhớ lại, hôm đó người ta triệu tập ông, nói là đi họp. Đến cuộc họp ông thấy mấy người, trong đó có Trần Quý Hai và Song Hào, nhưng không khí ghẻ lạnh. Ông giơ tay bắt, nhưng không ai chìa tay như mọi lần. Ông chợt sinh nghi. Chưa kịp kéo ghế ngồi, thì một người lạ đến tuyên bố ông bị bắt. Vừa tuyên bố, vừa chìa cho ông xem tờ Lệnh bắt, trong đó liệt kê 5 tội trạng. Với con mắt tình báo nhà nghề, ông liếc nhanh.
Lê Đức Thọ hỏi dồn:
- Anh chắc còn nhớ chứ?
- Đương nhiên là tôi nhớ. Tội thứ nhất, các anh kết tội tôi liên lạc với tình báo Liên Xô. Anh đồng ý chứ?
Lê Đức Thọ gật đầu.
- Đúng. Anh nhớ chính xác.
Lê Trọng Nghĩa tiếp:
- Nếu đầu các anh không bị lú thì các anh là những kẻ lật lọng. Chính các anh cử tôi làm việc với tình báo Liên Xô.
Lê Trọng Nghĩa ngưng một lát, và tiếp
- Tội thứ hai, cung cấp thông tin nội bộ cho tình báo Liên Xô. Các anh nhầm lẫn hết rồi. Điều này tôi cũng làm theo yêu cầu của Bộ Chính trị, và tôi chỉ cung cấp những thông tin được Bộ Chính trị duyệt.
Lê Trọng Nghĩa ngưng một lát như để suy nghĩ. Lê Đức Thọ hối thúc:
- Anh cứ tiếp đi.
- Tội thứ ba, xúi giục lãnh đạo Đảng đi theo đường lối xét lại. Các anh ngớ ngẩn rồi. Dễ thường Bộ Chính trị là lũ trẻ con hay sao mà tôi xui dại họ ăn cứt gà được?
Lê Đức Thọ im, như chờ đợi.
- Tội thứ tư, bàn nhau thành lập đảng riêng? Các anh dựng chuyện quá quắt. Các anh không có một chứng cứ nào, gọi là chính cương, điều lệ, tôn chỉ, tổ chức, ... mà tùy tiện buộc tội người ta.
- Còn tội thứ năm?
- Tội thứ năm, tội này có lẽ là khôi hài nhất. Các anh kết tội tôi chỉ trỏ địa chỉ nhà Hoàng Minh Chính cho những người khác. Tôi không tưởng tượng các anh lại nói năng như lũ trẻ nít. Nhà Hoàng Minh Chính ở 26 Lý Thường Kiệt, thì cả Hà Nội ai mà chẳng biết, lại phải chờ đến chỉ điểm của Cục trưởng Cục Quân báo.
N.S.T.
Tác giả gửi BVN
Đừng để khi quá muộn, trường hợp ông Lê Đức Thọ - Minh Diện

 
Ông Lê Đức Thọ những ngày cuối đời
Ông Ung Văn Khiêm, con trai thứ cụ Ung Văn Tre*, quê huyện Chợ Mới, An Giang. Cụ Ung Văn Tre là người đầu tiên đến Chợ Mới khai khẩn đất hoang, lập trang ấp, người xưa gọi cụ là ông Chủ Tre.
Trong cuộc khởi nghĩa Trương Định 1862-1864, Chủ Tre đóng góp nhiều của cải và trực tiếp tham gia nghĩa quân chống thực dân Pháp. Cụ có người con trai nổi tiếng thông minh là Ung Văn Khiêm.
Với truyền thống yêu nước, Ung Văn Khiêm đã tham gia chống Pháp khi còn đang học ở trường College de Cantho. Dù là một công tử con nhà giàu, một trong hai học sinh giỏi nhất, được cấp học bổng toàn phần, nhưng Ung Văn Khiêm đã tổ chức bãi khóa và tham gia biểu tình biểu tình liên tục.
Năm 17 tuổi, ông theo thầy Châu Văn Liêm dấn thân hoạt động cách mạng. Ông đến với chủ nghĩa cộng sản, trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, làm tới chức Uỷ viên Trung ương đảng, Bộ trưởng Bộ ngoại giao.
Ông từng bị Trưởng ban tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ và phe phái trù dập thẳng cánh, vu cho tư tưởng xét lại và những chuyện oan trái, gây bao nhiêu cay cực. Với tính khí nghĩa hiệp được truyền lai của “người mở đất” ông về làm dân không chịu cúi đầu.
Không biết có phải do lương tâm bị day dứt không, mà Lê Đức Thọ đã tìm gặp Ung Văn Khiêm vào lúc cuối đời.
Đầu năm 1991, tôi đến thăm cụ Ung Văn Khiêm, cụ kể cho nghe câu chuyện sau đây:
Một buổi sáng năm 1978, tôi đang chăm đàn heo thì bà vợ báo có ông Sáu Thọ tới thăm. Trời đất ơi, sao tự nhiên thằng cha mắc dịch tới thăm vào giờ này? Thôi kệ , tắm cho heo đã!
Tắm heo xong, lên thấy ông Sáu Thọ đang thơ thẩn ngoài sân. Ông cười bắt tay tôi, nói:
– Hôm nay tôi tới mời cụ ra giúp việc cho dân cho nước !
Trời đất ơi, lại chơi trò gì nữa đây! Tôi nghĩ vậy và nói thật lòng:
– Ông không sợ thằng cha xét lại làm hỏng việc của Đảng sao?
Ông Lê Đức Thọ vỗ vai tôi:
-Thời bình cần có người liêm chính như cụ!
Tôi nhìn ông Sáu Thọ vẫn như xưa, da mặt tai tái, miệng cười nhếch nửa mép, mắt nhọn như kim, một khuôn mặt sắc lạnh không có tình người. Tôi nói:
– Nếu đất nước còn chiến tranh, ông giao việc gì tôi cũng làm. Bây giờ hòa bình rồi, tôi đã có tuổi, được ông cho nghỉ việc đã lâu, nhảy ra làm người ta nói tôi tham quyền cố vị. Vậy xin ông miễn cho!
Ông Lê Đức Thọ cười, nắm tay tôi, nói:
– Tôi có gì không phải mong cụ bỏ qua cho!
Tôi nói:
– Tôi mừng vì ông nói được câu ấy! Với ông là chuyện nhỏ! Nhưng còn với đất nước?
Ông Lê Đức Thọ nói nhỏ nhẹ:
– Thôi thì để cho lịch sử phán xét!
Trần Bạch Đằng, một nhà báo có tài, và là một chính khách, từng làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Gia Định, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương cục miền Nam. Ông là một trong những người bị Lê Đức Thọ ghét, “đì” tới số. Trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, Trần Bạch Đằng bị Lê Đức Tho đẩy sang Cu Ba, không cho tham dự, đồng nghĩa với việc loại khỏi danh sách nhân sự.
Ông Trần Bạch Đằng có lần kể lại câu chuyện sau đây với tôi và nhà thơ Văn Lê:
Một buổi sáng tao đang ngồi viết trên lầu thì con cháu vào nói: “Chú Tư có bác Sáu Thọ tới thăm!”. Tao nghĩ chắc con nhỏ nhầm. Xưa nay người ta tìm tới Sáu Thọ qụy lụy chớ cha ấy thèm tới ai ?
Nhưng khi xuống thì thấy đúng là Sáu Thọ. Cha đứng ngoài cửa, không vô nhà. Tao giựt mình vì mặt Sáu Thọ nhợt nhạt không còn thần sắc. Kiểu này chắc không được bao lâu nữa!?
Sáu Thọ nhích mép cười, nói:
– Tôi biết cậu là người có tài. Ngày đó nếu cậu đến tôi, nói với anh Sáu vài lời, thì cậu chắc chắn là Ủy viên Trung ương khóa IV, là Ủy viên Bộ chính trị. Nhưng cậu là con ngựa bất kham, không điều khiển được.
Dừng một lúc khá lâu, ông Lê Đức Thọ mới nói tiếp, không suồng sã thân mật như trước mà giọng trầm xuống, khách sáo và như nhắc nhở:
– Tôi được biết anh đang viết một quyển sách nói nhiều chuyện về tôi. Hôm nay tôi tới xin anh một điều, khi tôi còn sống anh đừng xuất bản quyển sách đó. Sau khi tôi chết, con người tôi lịch sử sẽ phán xét.
Nghe Sáu Thọ nói vậy, tao trả lời ông:
– Quyển sách đã in rồi, nhưng anh nói vậy, tôi sẽ hủy!
Có lẽ ít người biết những câu chuyện như thế về “trái tim thép” Lê Đức Thọ, người từng thừa nhận mình là “Trần Thủ Độ” của Đảng cộng sản ViệtNam. Bao năm uy quyền tập trung trong tay ông, những kẻ khéo nịnh bợ được vinh thân phì gia, những người không chịu cúi luồn bị bạc đãi, bao nhiêu người từng bị đày đọa không ngóc đầu lên được.
Những tưởng con người ấy kiêu hãnh suốt đời?
Nhưng khi quyền lực đã rời bỏ mình thì hiện hữu lại là một tấm thân mềm yếu, “trái tim thép” hình như bị nhũn ra như bùn. Không hiểu vì lương tâm thức tỉnh hay vì nguyên nhân gì, chỉ biết 6 tháng sau buổi gặp ấy, ông Lê Đức Thọ qua đời. Ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, nơi dành cho những cán bộ cao cấp nhất của Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam, nhưng nghe nói sau đó gia đình phải chuyển về quê!?
M.Gaddafi, “Vua của các vị vua” từng tàn sát 200.000 người, và những ngày tháng cuối cùng của chế độ độc tài, đã giết hại 23.000 người, bắt bỏ tù 50.000 người không ghê tay, mà mềm yếu đến đê hèn khi quỳ lạy người lính: “ Xin đừng bắn tôi!”.
S. Husen, ria mép giống hệt ria Stalin, nổi tiếng độc tài khát máu, phút cuối cùng còng lưng rụt đầu vào cổ chiếc áo sơ mi trắng, ôm quyển kinh Koran, miệng lảm nhảm xin tha chết.
Nicolae Ceausecu, Chủ tịch đảng cộng sản Rumnia, từng mệnh danh “Conducator” – Lãnh tụ tối cao “Geniul din carpati” – Thiên tài, đã quỳ khóc sướt mướt khi bị bắt trên đường trốn sang Nga, và sau đó cả hai vợ chồng đều bị xử bắn sau một phiên tòa kéo dài hai tiếng đồng hồ.
Hơn 2.500 năm trước Đức Phật Thích Ca đã cho ra đời triết lý Vô Thường, và hình như thuyết Tương đối của Albert Einstein cũng dựa trên ý tưởng ấy. Đừng ảo tường chế độ tồn tại vĩnh viễn, quyền lực trong tay mình là tuyệt đối, kẻo hối không kịp.
Ông Lê Đức Thọ là một con người đầy bản lĩnh, nhiều tham vọng, đa nghi và rất thủ đoạn.
Ông sinh năm 1911 tại Nam Trực, Nam Định, từng tham gia bãi khóa , dự lễ tang nhả chí sỹ Phan Chu Trinh và hoạt động trong phong trào học sinh yêu nước nên bị Pháp bắt giam hai lần (1936, 1944).
Ông từng làm Bí thư kiêm Trưởng ban Tổ chức Xứ ủy Nam Kỳ (1948-1954). Nhưng chức vụ mà ông giữ lâu nhất là Trưởng ban tổ chức Trung ương. Ngay cả khi làm Bí thư Thường trực ông vẫn kiêm Trưởng ban tổ chức.
Người ta nói Lê Đức Thọ là người tạo ra bộ máy lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam suốt bốn thập kỷ (1954-1994) và cho tới bây giờ vẫn còn gốc gác ấy. Người ta còn nói ông thường vận dụng “Nhân tướng học” để chọn cán bộ, và bất kỳ ai trái ý ông đều trở thành nạn nhân, tiêu biểu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông chuyên trách công tác Tổ chức Đảng, nhưng khoái cầm quân, ham chiến đấu, xông vào chiến dịch Mậu Thân 1968, chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 và tấn công đánh đuổi Polpot trên đất Campuchia 1-1979.
Ông Lê Đức Thọ nổi tiếng trong vai trò Cố vấn tối cao cho phái đoàn đàm phán của chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Hội nghị Pari, ông đã từ chối nhận một nửa Giải Noben hòa bình với tiến sỹ Kissinger.
Ông mất ngày 13-10-1990 để lại nhiều tiếng tốt, không ít điều xấu, nhưng, như ông nói, hãy để cho lịch sử phán xét.
Tôi chỉ kể lại hai mẩu chuyện có thật tôi được nghe, như một chi tiết nhỏ trong cuốn lịch sử chưa viết về ông Lê Đức Thọ.
Khi con người nắm quyền lực trong tay, phần vì hãnh tiến, phần sợ bị kẻ khác tước đoạt hoặc lợi dụng, trở nên đa nghi, tàn nhẫn, đôi khi mê muội, mất cả lương tâm, hại cả bạn bè người thân.
Những con người đó đều sẽ rơi vào trạng thái bi kịch, hụt hẫng khi quyền lực tuột khỏi tay, mà không ai tránh khỏi.
Con chim sắp chết hót hay, con người sắp chết nói thật, hình như rất đúng với trường hợp ông Lê Đức Thọ. Tôi được biết trước khi mất ông gặp nhiều người chứ không riêng ông Ung Văn Khiêm và Trần Bạch Đằng.
M.D
…………
* Chỗ này tác giả nhầm, ông Ung Văn Khiêm là cháu nội cụ Ung Văn Tre, không phải con thứ.

                                     

'Lịch sử sẽ tôn vinh ông Lê Trọng Nghĩa'

  • 23 tháng 2 2015
 


Hình ông Lê Trọng Nghĩa lúc còn trẻ do người thân gửi tặng

Tôi là một kẻ hậu sinh, đàn em của Anh, được tiếp xúc với anh rất ít, nhưng Anh là một trong những con người chân chính đã để lại trong tôi sự kính phục và yêu mến.
Ấn tượng về đôi mắt rực sáng trong cái nhìn đôn hậu của Anh đã chìm sâu trong ký‎ ức tôi, giục giã tôi và cũng đang day dứt tâm hồn tôi.
Sáng nay, 23.2.2015, đang xúc động với hình ảnh Nguyễn Thái Bình trên VTV1 trong chủ đề quê hương với người Việt Nam ở nước ngoài, bồi hồi nhìn lại hình ảnh những người bạn qu‎ý mến Ngô Thanh Nhàn, Ngô Vĩnh Long kể lại kỷ niệm về Nguyễn Thái Bình, người thanh niên quả cảm bị giết hại năm 23 tuổi, và nay đang là tên một đường phố tại Quận I, Sài Gòn, một chương trình khá nhất của truyền hình Tết vì được xây dựng công phu và có hồn vì có sự chân thật của tình người, thì cháu tôi gọi: "Cậu ơi, bác Lê Trọng Nghĩa mất rồi, đài BBC vừa đưa".
Càng bàng hoàng hơn khi cháu tôi day dứt :"quả là đã định làm gì thì phải làm ngay, chỉ chậm một tí là là phải ân hận, sau buổi trao đổi với Cậu, cháu đã định đến thăm bác Nghĩa ngay đế cám ơn bác ấy đã kể cho cháu nghe về nhiều kỷ niệm với Ba cháu, nhưng chần chừ đợi có sách đã, để hôm nay cầm cuốn sách định đến tặng bác ấy thì không kịp nữa rồi".
Nỗi day dứt ấy cũng là nỗi day dứt của chính tôi.
Nếu người thanh niên trí thức học ở Mỹ được phong anh hùng vì tinh thần yêu nước và hành động quả cảm đấu tranh lên án cuộc chiến tranh đẫm máu của Mỹ tại Việt Nam ngay trên đất nước Mỹ và đã bị bắn chết rồi vứt xác trên phi trường Tân Sơn Nhất ngày 2.7.1972, thì cũng bằng tuổi ấy, người thanh niên Lê Trọng Nghĩa là ủy viên Ủy ban Khởi nghĩa ở Hà Nội những ngày trước Cách mạng Tháng 8.1945, từng là đại biểu Quốc hội khóa I, là Chánh văn phòng Quân ủy TƯ, Bộ Quốc phòng và Cục trưởng Cục tình báo Bộ Tổng tham mưu, Bí thư Đảng ủy Bộ tổng tham mưu và rồi bị tù 9 năm về "Vụ án xét lại", một nghi án đen tối đáng xấu hổ và nhục nhã trong lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam mà chính những người trong cuộc của thời điểm ấy đã công khai lên tiếng.
Thế rồi, hôm nay người ta long trọng và xúc động tri ân một người xứng đáng được tri ân đồng thời lại im ắng, một sự im ắng đáng xấu hổ, của sự ra đi của một con người cũng rất đáng được tri ân vì sự cống hiến, vì bản lĩnh và nhân cách cao thượng của một người chiến sĩ quả cảm và kiên cường từng đi tiên phong trong Cách mạng Tháng 8 và trong kháng chiến chống ngoại xâm.
Nhói trong tim tôi lời cảnh báo của Martin Luther King :“Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt.”

Lần gặp cuối cùng

Hôm ấy, hình như hôm 12.9.2014, tôi bỏ một buổi đại hội Mặt Trận Tổ quốc tại Hà Nội đến anh Nghĩa theo lời mời của anh qua điện thoại.
Anh có vẻ hơi sốt ruột. Vì theo lịch hẹn giữa anh với anh Việt Phương và tôi, phải sáng chủ nhật, 14.9, trước khi bay về Sài Gòn chuyến tối, chúng tôi mới đến anh.
Ông già 92 tuổi phải lần từng bước bốn tầng cầu thang tối om để xuống mở cửa cho tôi, cho dù tôi đã hết sức ngăn.
Mở được cửa rồi, anh xua xua tay ra hiệu tôi đừng hỏi, ý chừng phải để cho anh thở, lấy lại sức đã. Ngồi ngay tại đấy nói chuyện được vài câu, anh lại xua tay "phải lên phòng tôi thôi".

Lại hổn hển từng bước leo lên bốn tầng lầu. Chỉ tay mời tôi ngồi xuống chiêc ghế cạnh giường, anh lại xua xua tay làm hiệu đừng hỏi, để cho anh thở, lấy lại sức đã. Ấy thế mà khi đã vào guồng, như được tiếp thêm sức từ những hồi ức mà anh muốn kể cho tôi, tôi cố ngăn vì sợ anh mệt thì anh xua tay cười hiền hậu "để mình nói, cũng chẳng có nhiều dịp nữa đâu, mình dặn Việt Phuơng là nếu Tương Lai ra Hà Nội thì cố đến ngay nhà mình mà, nhiều chuyện cần nói lắm, mình biết cậu cũng chẳng ở lâu được"!
Tôi day dứt vì chính nụ cười hiền hậu và gửi gắm ấy của Anh, và sự day dứt đã thành nỗi đau trong tim tôi lúc này đây anh Nghĩa ơi.
Biết tôi có nhiều suy tư qua tiểu luận nghiên cứu mà tôi đã có dịp gửi nhờ anh xem và góp phần chỉnh sửa cách đây đã lâu, trong đó có một kiến nghị la hãy trở lại với tên Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh với cách mạng Tháng 8.1945 và Tuyên ngôn Độc lập 2.9.1945 thay vì giữ cái tên nước vô nghĩa như đang dùng, anh dành nhiều thì giờ nói kỹ hơn những điều anh đã viết về những sự kiện lịch sử mà anh là một trong những nhân chứng của thời "tiền khởi nghĩa Tháng 8. 1945".
Trong đó, anh đặc biệt nhấn mạnh đến truyền thống quật cường và tinh thần yêu nước của người Việt Nam, của thanh niên Hà Nội lúc bấy giờ, những tổng kết nhằm quy về cho thắng lợi của CMT8 và khởi nghĩa giành chính quyền là "thắng lợi của Chủ nghĩa Mác Lênin" là kiên cưỡng và "vơ vào" rất vô lối chứ hồi ấy chúng tôi nào có biết Mác Lê là gì đâu.
Anh kể một số sự kiện để chứng minh cho nhận định trên, nói về những con người cụ thể đã phân công nhau làm những gì.
Giọng anh trở nên chùng xuống khi trả lời câu hỏi của tôi về chuyện anh đến Bộ chỉ huy quân Nhật ở Đồn Thủy để nói rõ lực lượng khởi nghĩa không tấn công lực lượng Nhật đã đầu hàng Đồng minh mà chỉ cốt giành chính quyền.

Anh không muốn nói nhiều về kết quả có được trong cuộc đấu tranh khôn khéo ấy do anh đại diện cho Ủy ban khởi nghĩa, đã khiến quân Nhật rút về trại và không can thiệp vào cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội, tránh đổ máu vô ích.
Rồi hào hứng trở lại khi anh nói về những chuyện lý thú, sống động về tính sáng tạo và thông minh của những chàng thanh niên Hà Nội trong cuộc thử lửa cũng như những ngờ nghệch đáng yêu của họ khi đi vào cuộc chiến đấu mà như đi vào ngày hội.
Thấy trên giường của anh có quyền "Đèn Cù" của Trần Đĩnh in theo khổ lớn đang đọc dở , tôi hỏi nhận xét của anh, điều mà tôi đã hẹn trước qua điện thoại, anh xua tay. "Chưa đọc. mà cũng ngại đọc. Đấy, mới tới trang 18, chẳng biết anh nào ở Bộ Ngoại giao in ra rồi gửi cho tôi. Thì cứ viết ra đi đã cũng có cái hay, còn tùy thuộc vào cái tâm của người viết. Hãy để cho lịch sử trả lời đúng, sai, hay, dở.
Tôi đọc được 18 trang rồi vứt đó nên chưa trả lời câu hỏi của anh được. Anh đặt ra những vấn đề rất trúng, nhưng thôi hẹn lần sau. Tôi phải đọc cái đã, nhưng mệt quá rồi".
Và anh bắt sang chuyện anh muốn hỏi tôi về cuốn sách tôi viết đã lâu xoay quanh chủ đề "Gia đình Việt Nam" và "Nghiên cứu xã hội học về gia đình". Tôi có cảm tưởng anh đang muốn trao đổi kỹ về đề tài này trong những lời tâm sự của anh, nhưng chắc do ước lượng về thời gian, anh tự chuyển sang những câu hỏi khác về công việc tôi đang làm.
Cứ thế, tôi có cảm tưởng người ngồi trên giường trước mặt tôi không còn là ông già 91 tuổi vừa hụt hơi lúc nãy, giọng anh khỏe khoắn, trầm hùng khi nói về những suy ngẫm, những phân tích sống động, trầm tĩnh và sâu lắng về những sự kiện lịch sử.
Đặc biệt, anh không mảy may nhắc đến những oan khuất mà anh phải chịu đựng, không chỉ 9 năm tù đày mà rồi gia đình và bản thân anh hiện nay. Thấy tôi tế nhị khơi gợi đến chuyện này, anh cười "thì tôi đã nói với anh hôm ở nhà anh Văn rồi còn gì?".

Chuyện ở nhà 'anh Văn'

Đó là câu chuyện cách nay đã hơn bốn năm. Hôm ấy tôi từ thành phố Hồ Chí Minh bay ra để đến dự cuộc họp mặt thân mật mừng thọ 99 tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ngồi cạnh anh, tôi có ghé vào tai "Anh phải viết lại đi. Rồi các anh lần lượt ra đi cả, quãng trống của lịch sử sẽ khó có ai lấp đầy được.
"Mà phải để cho lịch sử biểu tỏ sự công minh của nó, còn để cho các thế hệ sau này hiểu được về cha anh họ chứ. Anh ngại viết thì cứ nói vào máy, tôi sẽ nhờ học trò tôi làm việc này, gỡ băng ra, anh xem lại, nếu anh thấy cần, tôi tình nguyện biên tập chỉnh sửa lại cho anh.
"Nhưng phải nhanh lên, vì cũng chẳng biết thế nào mà tính trước được đâu, chưa chừng tôi "đi trước' cả anh và anh Việt Phương biết đâu, mặc dầu tôi thua anh một giáp đấy".
 

Từ phải sang, các ông Lê Trọng Nghĩa, Tương Lai, Việt Phương và Nguyễn Văn Hiếu tại cuộc mừng thọ 99 tuổi của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp
Anh chỉ cười, không trả lời. Gần cuối buổi, anh đột nhiên kéo tay tôi, chỉ một người đang đứng gần cửa ra vào:
"Này,TL, nếu muốn viết thì anh viết về anh ấy thì hay hơn, một "nhân chứng sống" và cũng "thời sự" hơn đấy". Câu chuyện sẽ quá dài nếu tôi kể sâu hơn về người mà anh muốn tôi viết. Hơn nữa, tính "thời sự" mà anh muốn nói thì cuộc sống đã nói hay hơn gấp triệu triệu lần những cây bút tài ba nhất, nhạy bén nhất chỉ hai năm sau ngày anh nói với tôi.
Vả chăng, tôi đâu phải là một nhà báo, tôi cũng chẳng phải là nhà văn. Tôi chỉ là người muốn ghi chép lại những sự kiện lịch sử, và Anh chính là một "hiện tượng lịch sử đích thực".
Anh là một nỗi đau của lịch sử. Đúng hơn, nỗi đau của những người dám dấn thân vì nghĩa lớn của đất nước, vì nghĩa cả giải phóng dân tộc để giải phóng con người, xây dựng một xã hội nhằm thể hiện mục tiêu cao cả : "sự phát triển tự do của mỗi con người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người" đã bị người ta phản bội nhân danh chính những điều đẹp đẽ ấy.
Phản bội một cách trắng trợn và đáng ghê tởm, hay phản bội bởi những sự lừa mị, ngu dân với những lời đường mật cửa miệng lươn lẹo, cũng đều là sự phản bội.

Nạn nhân của 'phản bội'

Và anh là nạn nhân tiêu biểu của sự phản bội ấy. Người ta nói với anh chỉ cần gật đầu thừa nhận một câu chuyện bịa đặt nhằm một mục đích chính trị bẩn thỉu, thì anh sẽ được trả tự do và dễ dàng bước lên những bậc thang danh vọng, vì anh đã từng giữ nhiều trọng trách mà những thuộc cấp đứng dưới anh rất xa nay đã ngất nghểu trên những cái ghế cao quyền thế, danh vọng, bổng lộc.
Nhưng anh đã nhã nhặn rồi phẫn nộ từ chối. Lương tâm của người chiến sĩ dám xả thân vì ngĩa lớn không cho phép anh phản bội chính mình, phản bội đồng chí, đồng đội mình.
Một cái lắc đầu có sức nặng của một quả núi sừng sững trước bão táp cuồng nộ của bạo lực và mua chuộc. Những người từng chứng kiến bi kịch của anh đã kể lại cho chúng tôi nghe về bản lĩnh và phẩm cách của anh.

Và, anh Nghĩa ơi, cái chuyện về tính "thời sự" mà anh nhắc tôi hôm ấy thì như tôi vừa nói, cuộc sống đã thực thi sứ mệnh tuyệt vời của nó bằng việc tiễn đưa vị lão tướng huyền thoại nằm ngoài mọi kịch bản soạn sẵn và những toan tính ở nhiều góc độ.
Anh là người Thư ký tuyệt vời nhất của ‎vị lão tướng huyền thoại ấy, cũng là người xứng đáng nhất trong dòng người bất tận xếp hàng thắp nén hương tiễn biệt người thủ trưởng mà anh hết lòng yêu kính và kiên cường bảo vệ. Họ tự nguyện đứng xếp hàng để được biểu tỏ tấm lòng thành kính tri ân, nhớ thương một con người đã góp phần viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc, nay đã đi vào lịch sử.
Phải chăng con đường ngoằn nghoèo người xếp hàng kia cũng đang là biểu tượng một nét dáng của lịch sử?
Lịch sử đang đi những bước chậm rãi nhưng chất chứa nhiều tiềm ẩn khó lường anh Nghĩa ạ.
Nếu lịch sử là con người nhân với thời gian, thì sự sòng phẳng của lịch sử chính là ánh phản chiếu của lòng dân tôn vinh những người đã góp phần làm nên lịch sử. Vị “tư lệnh của các tư lệnh, chính ủy của các chính ủy” mà có lúc người ta cố tình lảng tránh những oan khuất, vô tình hay hữu ý toa rập cho toan tính bẩn thỉu nhằm che lấp sự thật lịch sử. Nhưng lịch sử sớm muộn cũng thực hiện sứ mệnh công minh của nó là trả về những giá trị đích thực đã từng bị vùi lấp.
Và lòng dân đã thực thi sứ mệnh ấy của lịch sử. Chính vì thế, lịch sử rồi cũng đang làm và sẽ làm điều ấy với Lê Trọng Nghĩa, người Thư ký kiên cường, Cục trưởng Cục quân báo, Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương, gắn bó mật thiết với sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Cho đến giờ phút này báo chí chính thống trong nước đã dành việc đưa tin Lê Trọng Nghĩa từ biệt thế giới này cho đài BBC để rồi cũng sẽ có lúc những người chủ trương sự im lặng đáng ngờ này sẽ phải trả giá đắt.
Trước hết là phải gánh chịu thêm sự phẫn nộ và khinh miệt của lòng dân và công luận. Thì cũng giống như dạo nào người ta phải gọi những tàu ăn cướp của Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân ta trên vùng hải phận thuộc chủ quyền của ta là "tàu lạ", để rồi bây giờ cũng có chút bẽ bàng với dân và với thế giới khi gọi đúng tên người "bạn vàng 16 chữ và bốn tốt" là bọn Trung Quốc xâm lược.
Công luận và lòng dân đã quá hiểu rõ chuyện "tàu lạ" và bụng dạ thì quen với việc không dám đối mặt với sự thật và cũng không dám chịu trách nhiệm cần phải ứng xử kịp thời trước những tình huống đòi hỏi một nhãn quan chính trị sáng suốt và bắt kịp mạch đập của cuộc sống với tâm trạng của người dân.
Kịp thời phục hồi danh dự cho một chiến sĩ kiên cường, một nhân cách cao thượng, một người bị oan khuất song vẫn tràn đầy nhiệt huyết với nước với dân, là một hành vi chính trị và phục hồi đạo lý có ý nghĩa gấp vạn lần những lời nói sáo rỗng và hành động mỵ dân mà người ta đã qúa nhàm chán.
Không sớm thì muộn, việc đó cũng phải làm. Bài học về lòng dân đưa tang và tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một bài học đắt giá cho những ai muốn học tập ông cha trong việc thực hiện chính sách thân dân, điểm tựa vững chắc nhất của một đường lối dựng nước, cứu nước, giữ nước và xây dựng nền thịnh trị của một đất nước.
Nén nỗi day dứt, tôi cố viết vài dòng về anh, nhưng sao con chữ cứ nhảy múa vòng vèo không diễn đạt được tâm trạng của mình. Thôi đành tự an ủi “vọt từ suối phun ra là nước, chảy từ mạch máu ra đều là máu”, tôi viết trong nỗi đau thương nhớ Anh, anh Lê Trọng Nghĩa ơi, nụ cười thanh thản và điềm đạm của anh đang giục giã chúng tôi, những người quý‎ trọng, thương mến anh và nguyện theo gương Anh.
Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của Giáo sư Tương Lai, người gửi bài cho BBC từ thành phố Hồ Chí Minh


Hình ông Lê Trọng Nghĩa lúc còn trẻ do người thân gửi tặng

Tôi là một kẻ hậu sinh, đàn em của Anh, được tiếp xúc với anh rất ít, nhưng Anh là một trong những con người chân chính đã để lại trong tôi sự kính phục và yêu mến.
Ấn tượng về đôi mắt rực sáng trong cái nhìn đôn hậu của Anh đã chìm sâu trong ký‎ ức tôi, giục giã tôi và cũng đang day dứt tâm hồn tôi.
Sáng nay, 23.2.2015, đang xúc động với hình ảnh Nguyễn Thái Bình trên VTV1 trong chủ đề quê hương với người Việt Nam ở nước ngoài, bồi hồi nhìn lại hình ảnh những người bạn qu‎ý mến Ngô Thanh Nhàn, Ngô Vĩnh Long kể lại kỷ niệm về Nguyễn Thái Bình, người thanh niên quả cảm bị giết hại năm 23 tuổi, và nay đang là tên một đường phố tại Quận I, Sài Gòn, một chương trình khá nhất của truyền hình Tết vì được xây dựng công phu và có hồn vì có sự chân thật của tình người, thì cháu tôi gọi: "Cậu ơi, bác Lê Trọng Nghĩa mất rồi, đài BBC vừa đưa".
Càng bàng hoàng hơn khi cháu tôi day dứt :"quả là đã định làm gì thì phải làm ngay, chỉ chậm một tí là là phải ân hận, sau buổi trao đổi với Cậu, cháu đã định đến thăm bác Nghĩa ngay đế cám ơn bác ấy đã kể cho cháu nghe về nhiều kỷ niệm với Ba cháu, nhưng chần chừ đợi có sách đã, để hôm nay cầm cuốn sách định đến tặng bác ấy thì không kịp nữa rồi".
Nỗi day dứt ấy cũng là nỗi day dứt của chính tôi.
Nếu người thanh niên trí thức học ở Mỹ được phong anh hùng vì tinh thần yêu nước và hành động quả cảm đấu tranh lên án cuộc chiến tranh đẫm máu của Mỹ tại Việt Nam ngay trên đất nước Mỹ và đã bị bắn chết rồi vứt xác trên phi trường Tân Sơn Nhất ngày 2.7.1972, thì cũng bằng tuổi ấy, người thanh niên Lê Trọng Nghĩa là ủy viên Ủy ban Khởi nghĩa ở Hà Nội những ngày trước Cách mạng Tháng 8.1945, từng là đại biểu Quốc hội khóa I, là Chánh văn phòng Quân ủy TƯ, Bộ Quốc phòng và Cục trưởng Cục tình báo Bộ Tổng tham mưu, Bí thư Đảng ủy Bộ tổng tham mưu và rồi bị tù 9 năm về "Vụ án xét lại", một nghi án đen tối đáng xấu hổ và nhục nhã trong lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam mà chính những người trong cuộc của thời điểm ấy đã công khai lên tiếng.
Thế rồi, hôm nay người ta long trọng và xúc động tri ân một người xứng đáng được tri ân đồng thời lại im ắng, một sự im ắng đáng xấu hổ, của sự ra đi của một con người cũng rất đáng được tri ân vì sự cống hiến, vì bản lĩnh và nhân cách cao thượng của một người chiến sĩ quả cảm và kiên cường từng đi tiên phong trong Cách mạng Tháng 8 và trong kháng chiến chống ngoại xâm.
Nhói trong tim tôi lời cảnh báo của Martin Luther King :“Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt.”

Lần gặp cuối cùng

Hôm ấy, hình như hôm 12.9.2014, tôi bỏ một buổi đại hội Mặt Trận Tổ quốc tại Hà Nội đến anh Nghĩa theo lời mời của anh qua điện thoại.
Anh có vẻ hơi sốt ruột. Vì theo lịch hẹn giữa anh với anh Việt Phương và tôi, phải sáng chủ nhật, 14.9, trước khi bay về Sài Gòn chuyến tối, chúng tôi mới đến anh.
Ông già 92 tuổi phải lần từng bước bốn tầng cầu thang tối om để xuống mở cửa cho tôi, cho dù tôi đã hết sức ngăn.
Mở được cửa rồi, anh xua xua tay ra hiệu tôi đừng hỏi, ý chừng phải để cho anh thở, lấy lại sức đã. Ngồi ngay tại đấy nói chuyện được vài câu, anh lại xua tay "phải lên phòng tôi thôi".

Lại hổn hển từng bước leo lên bốn tầng lầu. Chỉ tay mời tôi ngồi xuống chiêc ghế cạnh giường, anh lại xua xua tay làm hiệu đừng hỏi, để cho anh thở, lấy lại sức đã. Ấy thế mà khi đã vào guồng, như được tiếp thêm sức từ những hồi ức mà anh muốn kể cho tôi, tôi cố ngăn vì sợ anh mệt thì anh xua tay cười hiền hậu "để mình nói, cũng chẳng có nhiều dịp nữa đâu, mình dặn Việt Phuơng là nếu Tương Lai ra Hà Nội thì cố đến ngay nhà mình mà, nhiều chuyện cần nói lắm, mình biết cậu cũng chẳng ở lâu được"!
Tôi day dứt vì chính nụ cười hiền hậu và gửi gắm ấy của Anh, và sự day dứt đã thành nỗi đau trong tim tôi lúc này đây anh Nghĩa ơi.
Biết tôi có nhiều suy tư qua tiểu luận nghiên cứu mà tôi đã có dịp gửi nhờ anh xem và góp phần chỉnh sửa cách đây đã lâu, trong đó có một kiến nghị la hãy trở lại với tên Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh với cách mạng Tháng 8.1945 và Tuyên ngôn Độc lập 2.9.1945 thay vì giữ cái tên nước vô nghĩa như đang dùng, anh dành nhiều thì giờ nói kỹ hơn những điều anh đã viết về những sự kiện lịch sử mà anh là một trong những nhân chứng của thời "tiền khởi nghĩa Tháng 8. 1945".
Trong đó, anh đặc biệt nhấn mạnh đến truyền thống quật cường và tinh thần yêu nước của người Việt Nam, của thanh niên Hà Nội lúc bấy giờ, những tổng kết nhằm quy về cho thắng lợi của CMT8 và khởi nghĩa giành chính quyền là "thắng lợi của Chủ nghĩa Mác Lênin" là kiên cưỡng và "vơ vào" rất vô lối chứ hồi ấy chúng tôi nào có biết Mác Lê là gì đâu.
Anh kể một số sự kiện để chứng minh cho nhận định trên, nói về những con người cụ thể đã phân công nhau làm những gì.
Giọng anh trở nên chùng xuống khi trả lời câu hỏi của tôi về chuyện anh đến Bộ chỉ huy quân Nhật ở Đồn Thủy để nói rõ lực lượng khởi nghĩa không tấn công lực lượng Nhật đã đầu hàng Đồng minh mà chỉ cốt giành chính quyền.

Anh không muốn nói nhiều về kết quả có được trong cuộc đấu tranh khôn khéo ấy do anh đại diện cho Ủy ban khởi nghĩa, đã khiến quân Nhật rút về trại và không can thiệp vào cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội, tránh đổ máu vô ích.
Rồi hào hứng trở lại khi anh nói về những chuyện lý thú, sống động về tính sáng tạo và thông minh của những chàng thanh niên Hà Nội trong cuộc thử lửa cũng như những ngờ nghệch đáng yêu của họ khi đi vào cuộc chiến đấu mà như đi vào ngày hội.
Thấy trên giường của anh có quyền "Đèn Cù" của Trần Đĩnh in theo khổ lớn đang đọc dở , tôi hỏi nhận xét của anh, điều mà tôi đã hẹn trước qua điện thoại, anh xua tay. "Chưa đọc. mà cũng ngại đọc. Đấy, mới tới trang 18, chẳng biết anh nào ở Bộ Ngoại giao in ra rồi gửi cho tôi. Thì cứ viết ra đi đã cũng có cái hay, còn tùy thuộc vào cái tâm của người viết. Hãy để cho lịch sử trả lời đúng, sai, hay, dở.
Tôi đọc được 18 trang rồi vứt đó nên chưa trả lời câu hỏi của anh được. Anh đặt ra những vấn đề rất trúng, nhưng thôi hẹn lần sau. Tôi phải đọc cái đã, nhưng mệt quá rồi".
Và anh bắt sang chuyện anh muốn hỏi tôi về cuốn sách tôi viết đã lâu xoay quanh chủ đề "Gia đình Việt Nam" và "Nghiên cứu xã hội học về gia đình". Tôi có cảm tưởng anh đang muốn trao đổi kỹ về đề tài này trong những lời tâm sự của anh, nhưng chắc do ước lượng về thời gian, anh tự chuyển sang những câu hỏi khác về công việc tôi đang làm.
Cứ thế, tôi có cảm tưởng người ngồi trên giường trước mặt tôi không còn là ông già 91 tuổi vừa hụt hơi lúc nãy, giọng anh khỏe khoắn, trầm hùng khi nói về những suy ngẫm, những phân tích sống động, trầm tĩnh và sâu lắng về những sự kiện lịch sử.
Đặc biệt, anh không mảy may nhắc đến những oan khuất mà anh phải chịu đựng, không chỉ 9 năm tù đày mà rồi gia đình và bản thân anh hiện nay. Thấy tôi tế nhị khơi gợi đến chuyện này, anh cười "thì tôi đã nói với anh hôm ở nhà anh Văn rồi còn gì?".

Chuyện ở nhà 'anh Văn'

Đó là câu chuyện cách nay đã hơn bốn năm. Hôm ấy tôi từ thành phố Hồ Chí Minh bay ra để đến dự cuộc họp mặt thân mật mừng thọ 99 tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ngồi cạnh anh, tôi có ghé vào tai "Anh phải viết lại đi. Rồi các anh lần lượt ra đi cả, quãng trống của lịch sử sẽ khó có ai lấp đầy được.
"Mà phải để cho lịch sử biểu tỏ sự công minh của nó, còn để cho các thế hệ sau này hiểu được về cha anh họ chứ. Anh ngại viết thì cứ nói vào máy, tôi sẽ nhờ học trò tôi làm việc này, gỡ băng ra, anh xem lại, nếu anh thấy cần, tôi tình nguyện biên tập chỉnh sửa lại cho anh.
"Nhưng phải nhanh lên, vì cũng chẳng biết thế nào mà tính trước được đâu, chưa chừng tôi "đi trước' cả anh và anh Việt Phương biết đâu, mặc dầu tôi thua anh một giáp đấy".

Từ phải sang, các ông Lê Trọng Nghĩa, Tương Lai, Việt Phương và Nguyễn Văn Hiếu tại cuộc mừng thọ 99 tuổi của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp
Anh chỉ cười, không trả lời. Gần cuối buổi, anh đột nhiên kéo tay tôi, chỉ một người đang đứng gần cửa ra vào:
"Này,TL, nếu muốn viết thì anh viết về anh ấy thì hay hơn, một "nhân chứng sống" và cũng "thời sự" hơn đấy". Câu chuyện sẽ quá dài nếu tôi kể sâu hơn về người mà anh muốn tôi viết. Hơn nữa, tính "thời sự" mà anh muốn nói thì cuộc sống đã nói hay hơn gấp triệu triệu lần những cây bút tài ba nhất, nhạy bén nhất chỉ hai năm sau ngày anh nói với tôi.
Vả chăng, tôi đâu phải là một nhà báo, tôi cũng chẳng phải là nhà văn. Tôi chỉ là người muốn ghi chép lại những sự kiện lịch sử, và Anh chính là một "hiện tượng lịch sử đích thực".
Anh là một nỗi đau của lịch sử. Đúng hơn, nỗi đau của những người dám dấn thân vì nghĩa lớn của đất nước, vì nghĩa cả giải phóng dân tộc để giải phóng con người, xây dựng một xã hội nhằm thể hiện mục tiêu cao cả : "sự phát triển tự do của mỗi con người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người" đã bị người ta phản bội nhân danh chính những điều đẹp đẽ ấy.
Phản bội một cách trắng trợn và đáng ghê tởm, hay phản bội bởi những sự lừa mị, ngu dân với những lời đường mật cửa miệng lươn lẹo, cũng đều là sự phản bội.

Nạn nhân của 'phản bội'

Và anh là nạn nhân tiêu biểu của sự phản bội ấy. Người ta nói với anh chỉ cần gật đầu thừa nhận một câu chuyện bịa đặt nhằm một mục đích chính trị bẩn thỉu, thì anh sẽ được trả tự do và dễ dàng bước lên những bậc thang danh vọng, vì anh đã từng giữ nhiều trọng trách mà những thuộc cấp đứng dưới anh rất xa nay đã ngất nghểu trên những cái ghế cao quyền thế, danh vọng, bổng lộc.
Nhưng anh đã nhã nhặn rồi phẫn nộ từ chối. Lương tâm của người chiến sĩ dám xả thân vì ngĩa lớn không cho phép anh phản bội chính mình, phản bội đồng chí, đồng đội mình.
Một cái lắc đầu có sức nặng của một quả núi sừng sững trước bão táp cuồng nộ của bạo lực và mua chuộc. Những người từng chứng kiến bi kịch của anh đã kể lại cho chúng tôi nghe về bản lĩnh và phẩm cách của anh.

Và, anh Nghĩa ơi, cái chuyện về tính "thời sự" mà anh nhắc tôi hôm ấy thì như tôi vừa nói, cuộc sống đã thực thi sứ mệnh tuyệt vời của nó bằng việc tiễn đưa vị lão tướng huyền thoại nằm ngoài mọi kịch bản soạn sẵn và những toan tính ở nhiều góc độ.
Anh là người Thư ký tuyệt vời nhất của ‎vị lão tướng huyền thoại ấy, cũng là người xứng đáng nhất trong dòng người bất tận xếp hàng thắp nén hương tiễn biệt người thủ trưởng mà anh hết lòng yêu kính và kiên cường bảo vệ. Họ tự nguyện đứng xếp hàng để được biểu tỏ tấm lòng thành kính tri ân, nhớ thương một con người đã góp phần viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc, nay đã đi vào lịch sử.
Phải chăng con đường ngoằn nghoèo người xếp hàng kia cũng đang là biểu tượng một nét dáng của lịch sử?
Lịch sử đang đi những bước chậm rãi nhưng chất chứa nhiều tiềm ẩn khó lường anh Nghĩa ạ.
Nếu lịch sử là con người nhân với thời gian, thì sự sòng phẳng của lịch sử chính là ánh phản chiếu của lòng dân tôn vinh những người đã góp phần làm nên lịch sử. Vị “tư lệnh của các tư lệnh, chính ủy của các chính ủy” mà có lúc người ta cố tình lảng tránh những oan khuất, vô tình hay hữu ý toa rập cho toan tính bẩn thỉu nhằm che lấp sự thật lịch sử. Nhưng lịch sử sớm muộn cũng thực hiện sứ mệnh công minh của nó là trả về những giá trị đích thực đã từng bị vùi lấp.
Và lòng dân đã thực thi sứ mệnh ấy của lịch sử. Chính vì thế, lịch sử rồi cũng đang làm và sẽ làm điều ấy với Lê Trọng Nghĩa, người Thư ký kiên cường, Cục trưởng Cục quân báo, Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương, gắn bó mật thiết với sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Cho đến giờ phút này báo chí chính thống trong nước đã dành việc đưa tin Lê Trọng Nghĩa từ biệt thế giới này cho đài BBC để rồi cũng sẽ có lúc những người chủ trương sự im lặng đáng ngờ này sẽ phải trả giá đắt.
Trước hết là phải gánh chịu thêm sự phẫn nộ và khinh miệt của lòng dân và công luận. Thì cũng giống như dạo nào người ta phải gọi những tàu ăn cướp của Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân ta trên vùng hải phận thuộc chủ quyền của ta là "tàu lạ", để rồi bây giờ cũng có chút bẽ bàng với dân và với thế giới khi gọi đúng tên người "bạn vàng 16 chữ và bốn tốt" là bọn Trung Quốc xâm lược.
Công luận và lòng dân đã quá hiểu rõ chuyện "tàu lạ" và bụng dạ thì quen với việc không dám đối mặt với sự thật và cũng không dám chịu trách nhiệm cần phải ứng xử kịp thời trước những tình huống đòi hỏi một nhãn quan chính trị sáng suốt và bắt kịp mạch đập của cuộc sống với tâm trạng của người dân.
Kịp thời phục hồi danh dự cho một chiến sĩ kiên cường, một nhân cách cao thượng, một người bị oan khuất song vẫn tràn đầy nhiệt huyết với nước với dân, là một hành vi chính trị và phục hồi đạo lý có ý nghĩa gấp vạn lần những lời nói sáo rỗng và hành động mỵ dân mà người ta đã qúa nhàm chán.
Không sớm thì muộn, việc đó cũng phải làm. Bài học về lòng dân đưa tang và tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một bài học đắt giá cho những ai muốn học tập ông cha trong việc thực hiện chính sách thân dân, điểm tựa vững chắc nhất của một đường lối dựng nước, cứu nước, giữ nước và xây dựng nền thịnh trị của một đất nước.
Nén nỗi day dứt, tôi cố viết vài dòng về anh, nhưng sao con chữ cứ nhảy múa vòng vèo không diễn đạt được tâm trạng của mình. Thôi đành tự an ủi “vọt từ suối phun ra là nước, chảy từ mạch máu ra đều là máu”, tôi viết trong nỗi đau thương nhớ Anh, anh Lê Trọng Nghĩa ơi, nụ cười thanh thản và điềm đạm của anh đang giục giã chúng tôi, những người quý‎ trọng, thương mến anh và nguyện theo gương Anh.
Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của Giáo sư Tương Lai, người gửi bài cho BBC từ thành phố Hồ Chí Minh


Hình ông Lê Trọng Nghĩa lúc còn trẻ do người thân gửi tặng

Tôi là một kẻ hậu sinh, đàn em của Anh, được tiếp xúc với anh rất ít, nhưng Anh là một trong những con người chân chính đã để lại trong tôi sự kính phục và yêu mến.
Ấn tượng về đôi mắt rực sáng trong cái nhìn đôn hậu của Anh đã chìm sâu trong ký‎ ức tôi, giục giã tôi và cũng đang day dứt tâm hồn tôi.
Sáng nay, 23.2.2015, đang xúc động với hình ảnh Nguyễn Thái Bình trên VTV1 trong chủ đề quê hương với người Việt Nam ở nước ngoài, bồi hồi nhìn lại hình ảnh những người bạn qu‎ý mến Ngô Thanh Nhàn, Ngô Vĩnh Long kể lại kỷ niệm về Nguyễn Thái Bình, người thanh niên quả cảm bị giết hại năm 23 tuổi, và nay đang là tên một đường phố tại Quận I, Sài Gòn, một chương trình khá nhất của truyền hình Tết vì được xây dựng công phu và có hồn vì có sự chân thật của tình người, thì cháu tôi gọi: "Cậu ơi, bác Lê Trọng Nghĩa mất rồi, đài BBC vừa đưa".
Càng bàng hoàng hơn khi cháu tôi day dứt :"quả là đã định làm gì thì phải làm ngay, chỉ chậm một tí là là phải ân hận, sau buổi trao đổi với Cậu, cháu đã định đến thăm bác Nghĩa ngay đế cám ơn bác ấy đã kể cho cháu nghe về nhiều kỷ niệm với Ba cháu, nhưng chần chừ đợi có sách đã, để hôm nay cầm cuốn sách định đến tặng bác ấy thì không kịp nữa rồi".
Nỗi day dứt ấy cũng là nỗi day dứt của chính tôi.
Nếu người thanh niên trí thức học ở Mỹ được phong anh hùng vì tinh thần yêu nước và hành động quả cảm đấu tranh lên án cuộc chiến tranh đẫm máu của Mỹ tại Việt Nam ngay trên đất nước Mỹ và đã bị bắn chết rồi vứt xác trên phi trường Tân Sơn Nhất ngày 2.7.1972, thì cũng bằng tuổi ấy, người thanh niên Lê Trọng Nghĩa là ủy viên Ủy ban Khởi nghĩa ở Hà Nội những ngày trước Cách mạng Tháng 8.1945, từng là đại biểu Quốc hội khóa I, là Chánh văn phòng Quân ủy TƯ, Bộ Quốc phòng và Cục trưởng Cục tình báo Bộ Tổng tham mưu, Bí thư Đảng ủy Bộ tổng tham mưu và rồi bị tù 9 năm về "Vụ án xét lại", một nghi án đen tối đáng xấu hổ và nhục nhã trong lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam mà chính những người trong cuộc của thời điểm ấy đã công khai lên tiếng.
Thế rồi, hôm nay người ta long trọng và xúc động tri ân một người xứng đáng được tri ân đồng thời lại im ắng, một sự im ắng đáng xấu hổ, của sự ra đi của một con người cũng rất đáng được tri ân vì sự cống hiến, vì bản lĩnh và nhân cách cao thượng của một người chiến sĩ quả cảm và kiên cường từng đi tiên phong trong Cách mạng Tháng 8 và trong kháng chiến chống ngoại xâm.
Nhói trong tim tôi lời cảnh báo của Martin Luther King :“Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt.”

Lần gặp cuối cùng

Hôm ấy, hình như hôm 12.9.2014, tôi bỏ một buổi đại hội Mặt Trận Tổ quốc tại Hà Nội đến anh Nghĩa theo lời mời của anh qua điện thoại.
Anh có vẻ hơi sốt ruột. Vì theo lịch hẹn giữa anh với anh Việt Phương và tôi, phải sáng chủ nhật, 14.9, trước khi bay về Sài Gòn chuyến tối, chúng tôi mới đến anh.
Ông già 92 tuổi phải lần từng bước bốn tầng cầu thang tối om để xuống mở cửa cho tôi, cho dù tôi đã hết sức ngăn.
Mở được cửa rồi, anh xua xua tay ra hiệu tôi đừng hỏi, ý chừng phải để cho anh thở, lấy lại sức đã. Ngồi ngay tại đấy nói chuyện được vài câu, anh lại xua tay "phải lên phòng tôi thôi".

Lại hổn hển từng bước leo lên bốn tầng lầu. Chỉ tay mời tôi ngồi xuống chiêc ghế cạnh giường, anh lại xua xua tay làm hiệu đừng hỏi, để cho anh thở, lấy lại sức đã. Ấy thế mà khi đã vào guồng, như được tiếp thêm sức từ những hồi ức mà anh muốn kể cho tôi, tôi cố ngăn vì sợ anh mệt thì anh xua tay cười hiền hậu "để mình nói, cũng chẳng có nhiều dịp nữa đâu, mình dặn Việt Phuơng là nếu Tương Lai ra Hà Nội thì cố đến ngay nhà mình mà, nhiều chuyện cần nói lắm, mình biết cậu cũng chẳng ở lâu được"!
Tôi day dứt vì chính nụ cười hiền hậu và gửi gắm ấy của Anh, và sự day dứt đã thành nỗi đau trong tim tôi lúc này đây anh Nghĩa ơi.
Biết tôi có nhiều suy tư qua tiểu luận nghiên cứu mà tôi đã có dịp gửi nhờ anh xem và góp phần chỉnh sửa cách đây đã lâu, trong đó có một kiến nghị la hãy trở lại với tên Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh với cách mạng Tháng 8.1945 và Tuyên ngôn Độc lập 2.9.1945 thay vì giữ cái tên nước vô nghĩa như đang dùng, anh dành nhiều thì giờ nói kỹ hơn những điều anh đã viết về những sự kiện lịch sử mà anh là một trong những nhân chứng của thời "tiền khởi nghĩa Tháng 8. 1945".
Trong đó, anh đặc biệt nhấn mạnh đến truyền thống quật cường và tinh thần yêu nước của người Việt Nam, của thanh niên Hà Nội lúc bấy giờ, những tổng kết nhằm quy về cho thắng lợi của CMT8 và khởi nghĩa giành chính quyền là "thắng lợi của Chủ nghĩa Mác Lênin" là kiên cưỡng và "vơ vào" rất vô lối chứ hồi ấy chúng tôi nào có biết Mác Lê là gì đâu.
Anh kể một số sự kiện để chứng minh cho nhận định trên, nói về những con người cụ thể đã phân công nhau làm những gì.
Giọng anh trở nên chùng xuống khi trả lời câu hỏi của tôi về chuyện anh đến Bộ chỉ huy quân Nhật ở Đồn Thủy để nói rõ lực lượng khởi nghĩa không tấn công lực lượng Nhật đã đầu hàng Đồng minh mà chỉ cốt giành chính quyền.

Anh không muốn nói nhiều về kết quả có được trong cuộc đấu tranh khôn khéo ấy do anh đại diện cho Ủy ban khởi nghĩa, đã khiến quân Nhật rút về trại và không can thiệp vào cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội, tránh đổ máu vô ích.
Rồi hào hứng trở lại khi anh nói về những chuyện lý thú, sống động về tính sáng tạo và thông minh của những chàng thanh niên Hà Nội trong cuộc thử lửa cũng như những ngờ nghệch đáng yêu của họ khi đi vào cuộc chiến đấu mà như đi vào ngày hội.
Thấy trên giường của anh có quyền "Đèn Cù" của Trần Đĩnh in theo khổ lớn đang đọc dở , tôi hỏi nhận xét của anh, điều mà tôi đã hẹn trước qua điện thoại, anh xua tay. "Chưa đọc. mà cũng ngại đọc. Đấy, mới tới trang 18, chẳng biết anh nào ở Bộ Ngoại giao in ra rồi gửi cho tôi. Thì cứ viết ra đi đã cũng có cái hay, còn tùy thuộc vào cái tâm của người viết. Hãy để cho lịch sử trả lời đúng, sai, hay, dở.
Tôi đọc được 18 trang rồi vứt đó nên chưa trả lời câu hỏi của anh được. Anh đặt ra những vấn đề rất trúng, nhưng thôi hẹn lần sau. Tôi phải đọc cái đã, nhưng mệt quá rồi".
Và anh bắt sang chuyện anh muốn hỏi tôi về cuốn sách tôi viết đã lâu xoay quanh chủ đề "Gia đình Việt Nam" và "Nghiên cứu xã hội học về gia đình". Tôi có cảm tưởng anh đang muốn trao đổi kỹ về đề tài này trong những lời tâm sự của anh, nhưng chắc do ước lượng về thời gian, anh tự chuyển sang những câu hỏi khác về công việc tôi đang làm.
Cứ thế, tôi có cảm tưởng người ngồi trên giường trước mặt tôi không còn là ông già 91 tuổi vừa hụt hơi lúc nãy, giọng anh khỏe khoắn, trầm hùng khi nói về những suy ngẫm, những phân tích sống động, trầm tĩnh và sâu lắng về những sự kiện lịch sử.
Đặc biệt, anh không mảy may nhắc đến những oan khuất mà anh phải chịu đựng, không chỉ 9 năm tù đày mà rồi gia đình và bản thân anh hiện nay. Thấy tôi tế nhị khơi gợi đến chuyện này, anh cười "thì tôi đã nói với anh hôm ở nhà anh Văn rồi còn gì?".

Chuyện ở nhà 'anh Văn'

Đó là câu chuyện cách nay đã hơn bốn năm. Hôm ấy tôi từ thành phố Hồ Chí Minh bay ra để đến dự cuộc họp mặt thân mật mừng thọ 99 tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ngồi cạnh anh, tôi có ghé vào tai "Anh phải viết lại đi. Rồi các anh lần lượt ra đi cả, quãng trống của lịch sử sẽ khó có ai lấp đầy được.
"Mà phải để cho lịch sử biểu tỏ sự công minh của nó, còn để cho các thế hệ sau này hiểu được về cha anh họ chứ. Anh ngại viết thì cứ nói vào máy, tôi sẽ nhờ học trò tôi làm việc này, gỡ băng ra, anh xem lại, nếu anh thấy cần, tôi tình nguyện biên tập chỉnh sửa lại cho anh.
"Nhưng phải nhanh lên, vì cũng chẳng biết thế nào mà tính trước được đâu, chưa chừng tôi "đi trước' cả anh và anh Việt Phương biết đâu, mặc dầu tôi thua anh một giáp đấy".

Từ phải sang, các ông Lê Trọng Nghĩa, Tương Lai, Việt Phương và Nguyễn Văn Hiếu tại cuộc mừng thọ 99 tuổi của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp
Anh chỉ cười, không trả lời. Gần cuối buổi, anh đột nhiên kéo tay tôi, chỉ một người đang đứng gần cửa ra vào:
"Này,TL, nếu muốn viết thì anh viết về anh ấy thì hay hơn, một "nhân chứng sống" và cũng "thời sự" hơn đấy". Câu chuyện sẽ quá dài nếu tôi kể sâu hơn về người mà anh muốn tôi viết. Hơn nữa, tính "thời sự" mà anh muốn nói thì cuộc sống đã nói hay hơn gấp triệu triệu lần những cây bút tài ba nhất, nhạy bén nhất chỉ hai năm sau ngày anh nói với tôi.
Vả chăng, tôi đâu phải là một nhà báo, tôi cũng chẳng phải là nhà văn. Tôi chỉ là người muốn ghi chép lại những sự kiện lịch sử, và Anh chính là một "hiện tượng lịch sử đích thực".
Anh là một nỗi đau của lịch sử. Đúng hơn, nỗi đau của những người dám dấn thân vì nghĩa lớn của đất nước, vì nghĩa cả giải phóng dân tộc để giải phóng con người, xây dựng một xã hội nhằm thể hiện mục tiêu cao cả : "sự phát triển tự do của mỗi con người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người" đã bị người ta phản bội nhân danh chính những điều đẹp đẽ ấy.
Phản bội một cách trắng trợn và đáng ghê tởm, hay phản bội bởi những sự lừa mị, ngu dân với những lời đường mật cửa miệng lươn lẹo, cũng đều là sự phản bội.

Nạn nhân của 'phản bội'

Và anh là nạn nhân tiêu biểu của sự phản bội ấy. Người ta nói với anh chỉ cần gật đầu thừa nhận một câu chuyện bịa đặt nhằm một mục đích chính trị bẩn thỉu, thì anh sẽ được trả tự do và dễ dàng bước lên những bậc thang danh vọng, vì anh đã từng giữ nhiều trọng trách mà những thuộc cấp đứng dưới anh rất xa nay đã ngất nghểu trên những cái ghế cao quyền thế, danh vọng, bổng lộc.
Nhưng anh đã nhã nhặn rồi phẫn nộ từ chối. Lương tâm của người chiến sĩ dám xả thân vì ngĩa lớn không cho phép anh phản bội chính mình, phản bội đồng chí, đồng đội mình.
Một cái lắc đầu có sức nặng của một quả núi sừng sững trước bão táp cuồng nộ của bạo lực và mua chuộc. Những người từng chứng kiến bi kịch của anh đã kể lại cho chúng tôi nghe về bản lĩnh và phẩm cách của anh.

Và, anh Nghĩa ơi, cái chuyện về tính "thời sự" mà anh nhắc tôi hôm ấy thì như tôi vừa nói, cuộc sống đã thực thi sứ mệnh tuyệt vời của nó bằng việc tiễn đưa vị lão tướng huyền thoại nằm ngoài mọi kịch bản soạn sẵn và những toan tính ở nhiều góc độ.
Anh là người Thư ký tuyệt vời nhất của ‎vị lão tướng huyền thoại ấy, cũng là người xứng đáng nhất trong dòng người bất tận xếp hàng thắp nén hương tiễn biệt người thủ trưởng mà anh hết lòng yêu kính và kiên cường bảo vệ. Họ tự nguyện đứng xếp hàng để được biểu tỏ tấm lòng thành kính tri ân, nhớ thương một con người đã góp phần viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc, nay đã đi vào lịch sử.
Phải chăng con đường ngoằn nghoèo người xếp hàng kia cũng đang là biểu tượng một nét dáng của lịch sử?
Lịch sử đang đi những bước chậm rãi nhưng chất chứa nhiều tiềm ẩn khó lường anh Nghĩa ạ.
Nếu lịch sử là con người nhân với thời gian, thì sự sòng phẳng của lịch sử chính là ánh phản chiếu của lòng dân tôn vinh những người đã góp phần làm nên lịch sử. Vị “tư lệnh của các tư lệnh, chính ủy của các chính ủy” mà có lúc người ta cố tình lảng tránh những oan khuất, vô tình hay hữu ý toa rập cho toan tính bẩn thỉu nhằm che lấp sự thật lịch sử. Nhưng lịch sử sớm muộn cũng thực hiện sứ mệnh công minh của nó là trả về những giá trị đích thực đã từng bị vùi lấp.
Và lòng dân đã thực thi sứ mệnh ấy của lịch sử. Chính vì thế, lịch sử rồi cũng đang làm và sẽ làm điều ấy với Lê Trọng Nghĩa, người Thư ký kiên cường, Cục trưởng Cục quân báo, Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương, gắn bó mật thiết với sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Cho đến giờ phút này báo chí chính thống trong nước đã dành việc đưa tin Lê Trọng Nghĩa từ biệt thế giới này cho đài BBC để rồi cũng sẽ có lúc những người chủ trương sự im lặng đáng ngờ này sẽ phải trả giá đắt.
Trước hết là phải gánh chịu thêm sự phẫn nộ và khinh miệt của lòng dân và công luận. Thì cũng giống như dạo nào người ta phải gọi những tàu ăn cướp của Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân ta trên vùng hải phận thuộc chủ quyền của ta là "tàu lạ", để rồi bây giờ cũng có chút bẽ bàng với dân và với thế giới khi gọi đúng tên người "bạn vàng 16 chữ và bốn tốt" là bọn Trung Quốc xâm lược.
Công luận và lòng dân đã quá hiểu rõ chuyện "tàu lạ" và bụng dạ thì quen với việc không dám đối mặt với sự thật và cũng không dám chịu trách nhiệm cần phải ứng xử kịp thời trước những tình huống đòi hỏi một nhãn quan chính trị sáng suốt và bắt kịp mạch đập của cuộc sống với tâm trạng của người dân.
Kịp thời phục hồi danh dự cho một chiến sĩ kiên cường, một nhân cách cao thượng, một người bị oan khuất song vẫn tràn đầy nhiệt huyết với nước với dân, là một hành vi chính trị và phục hồi đạo lý có ý nghĩa gấp vạn lần những lời nói sáo rỗng và hành động mỵ dân mà người ta đã qúa nhàm chán.
Không sớm thì muộn, việc đó cũng phải làm. Bài học về lòng dân đưa tang và tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một bài học đắt giá cho những ai muốn học tập ông cha trong việc thực hiện chính sách thân dân, điểm tựa vững chắc nhất của một đường lối dựng nước, cứu nước, giữ nước và xây dựng nền thịnh trị của một đất nước.
Nén nỗi day dứt, tôi cố viết vài dòng về anh, nhưng sao con chữ cứ nhảy múa vòng vèo không diễn đạt được tâm trạng của mình. Thôi đành tự an ủi “vọt từ suối phun ra là nước, chảy từ mạch máu ra đều là máu”, tôi viết trong nỗi đau thương nhớ Anh, anh Lê Trọng Nghĩa ơi, nụ cười thanh thản và điềm đạm của anh đang giục giã chúng tôi, những người quý‎ trọng, thương mến anh và nguyện theo gương Anh.
Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của Giáo sư Tương Lai, người gửi bài cho BBC từ thành phố Hồ Chí Minh 


Hình ông Lê Trọng Nghĩa lúc còn trẻ do người thân gửi tặng

Tôi là một kẻ hậu sinh, đàn em của Anh, được tiếp xúc với anh rất ít, nhưng Anh là một trong những con người chân chính đã để lại trong tôi sự kính phục và yêu mến.
Ấn tượng về đôi mắt rực sáng trong cái nhìn đôn hậu của Anh đã chìm sâu trong ký‎ ức tôi, giục giã tôi và cũng đang day dứt tâm hồn tôi.
Sáng nay, 23.2.2015, đang xúc động với hình ảnh Nguyễn Thái Bình trên VTV1 trong chủ đề quê hương với người Việt Nam ở nước ngoài, bồi hồi nhìn lại hình ảnh những người bạn qu‎ý mến Ngô Thanh Nhàn, Ngô Vĩnh Long kể lại kỷ niệm về Nguyễn Thái Bình, người thanh niên quả cảm bị giết hại năm 23 tuổi, và nay đang là tên một đường phố tại Quận I, Sài Gòn, một chương trình khá nhất của truyền hình Tết vì được xây dựng công phu và có hồn vì có sự chân thật của tình người, thì cháu tôi gọi: "Cậu ơi, bác Lê Trọng Nghĩa mất rồi, đài BBC vừa đưa".
Càng bàng hoàng hơn khi cháu tôi day dứt :"quả là đã định làm gì thì phải làm ngay, chỉ chậm một tí là là phải ân hận, sau buổi trao đổi với Cậu, cháu đã định đến thăm bác Nghĩa ngay đế cám ơn bác ấy đã kể cho cháu nghe về nhiều kỷ niệm với Ba cháu, nhưng chần chừ đợi có sách đã, để hôm nay cầm cuốn sách định đến tặng bác ấy thì không kịp nữa rồi".
Nỗi day dứt ấy cũng là nỗi day dứt của chính tôi.
Nếu người thanh niên trí thức học ở Mỹ được phong anh hùng vì tinh thần yêu nước và hành động quả cảm đấu tranh lên án cuộc chiến tranh đẫm máu của Mỹ tại Việt Nam ngay trên đất nước Mỹ và đã bị bắn chết rồi vứt xác trên phi trường Tân Sơn Nhất ngày 2.7.1972, thì cũng bằng tuổi ấy, người thanh niên Lê Trọng Nghĩa là ủy viên Ủy ban Khởi nghĩa ở Hà Nội những ngày trước Cách mạng Tháng 8.1945, từng là đại biểu Quốc hội khóa I, là Chánh văn phòng Quân ủy TƯ, Bộ Quốc phòng và Cục trưởng Cục tình báo Bộ Tổng tham mưu, Bí thư Đảng ủy Bộ tổng tham mưu và rồi bị tù 9 năm về "Vụ án xét lại", một nghi án đen tối đáng xấu hổ và nhục nhã trong lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam mà chính những người trong cuộc của thời điểm ấy đã công khai lên tiếng.
Thế rồi, hôm nay người ta long trọng và xúc động tri ân một người xứng đáng được tri ân đồng thời lại im ắng, một sự im ắng đáng xấu hổ, của sự ra đi của một con người cũng rất đáng được tri ân vì sự cống hiến, vì bản lĩnh và nhân cách cao thượng của một người chiến sĩ quả cảm và kiên cường từng đi tiên phong trong Cách mạng Tháng 8 và trong kháng chiến chống ngoại xâm.
Nhói trong tim tôi lời cảnh báo của Martin Luther King :“Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt.”

Lần gặp cuối cùng

Hôm ấy, hình như hôm 12.9.2014, tôi bỏ một buổi đại hội Mặt Trận Tổ quốc tại Hà Nội đến anh Nghĩa theo lời mời của anh qua điện thoại.
Anh có vẻ hơi sốt ruột. Vì theo lịch hẹn giữa anh với anh Việt Phương và tôi, phải sáng chủ nhật, 14.9, trước khi bay về Sài Gòn chuyến tối, chúng tôi mới đến anh.
Ông già 92 tuổi phải lần từng bước bốn tầng cầu thang tối om để xuống mở cửa cho tôi, cho dù tôi đã hết sức ngăn.
Mở được cửa rồi, anh xua xua tay ra hiệu tôi đừng hỏi, ý chừng phải để cho anh thở, lấy lại sức đã. Ngồi ngay tại đấy nói chuyện được vài câu, anh lại xua tay "phải lên phòng tôi thôi".

Lại hổn hển từng bước leo lên bốn tầng lầu. Chỉ tay mời tôi ngồi xuống chiêc ghế cạnh giường, anh lại xua xua tay làm hiệu đừng hỏi, để cho anh thở, lấy lại sức đã. Ấy thế mà khi đã vào guồng, như được tiếp thêm sức từ những hồi ức mà anh muốn kể cho tôi, tôi cố ngăn vì sợ anh mệt thì anh xua tay cười hiền hậu "để mình nói, cũng chẳng có nhiều dịp nữa đâu, mình dặn Việt Phuơng là nếu Tương Lai ra Hà Nội thì cố đến ngay nhà mình mà, nhiều chuyện cần nói lắm, mình biết cậu cũng chẳng ở lâu được"!
Tôi day dứt vì chính nụ cười hiền hậu và gửi gắm ấy của Anh, và sự day dứt đã thành nỗi đau trong tim tôi lúc này đây anh Nghĩa ơi.
Biết tôi có nhiều suy tư qua tiểu luận nghiên cứu mà tôi đã có dịp gửi nhờ anh xem và góp phần chỉnh sửa cách đây đã lâu, trong đó có một kiến nghị la hãy trở lại với tên Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh với cách mạng Tháng 8.1945 và Tuyên ngôn Độc lập 2.9.1945 thay vì giữ cái tên nước vô nghĩa như đang dùng, anh dành nhiều thì giờ nói kỹ hơn những điều anh đã viết về những sự kiện lịch sử mà anh là một trong những nhân chứng của thời "tiền khởi nghĩa Tháng 8. 1945".
Trong đó, anh đặc biệt nhấn mạnh đến truyền thống quật cường và tinh thần yêu nước của người Việt Nam, của thanh niên Hà Nội lúc bấy giờ, những tổng kết nhằm quy về cho thắng lợi của CMT8 và khởi nghĩa giành chính quyền là "thắng lợi của Chủ nghĩa Mác Lênin" là kiên cưỡng và "vơ vào" rất vô lối chứ hồi ấy chúng tôi nào có biết Mác Lê là gì đâu.
Anh kể một số sự kiện để chứng minh cho nhận định trên, nói về những con người cụ thể đã phân công nhau làm những gì.
Giọng anh trở nên chùng xuống khi trả lời câu hỏi của tôi về chuyện anh đến Bộ chỉ huy quân Nhật ở Đồn Thủy để nói rõ lực lượng khởi nghĩa không tấn công lực lượng Nhật đã đầu hàng Đồng minh mà chỉ cốt giành chính quyền.

Anh không muốn nói nhiều về kết quả có được trong cuộc đấu tranh khôn khéo ấy do anh đại diện cho Ủy ban khởi nghĩa, đã khiến quân Nhật rút về trại và không can thiệp vào cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội, tránh đổ máu vô ích.
Rồi hào hứng trở lại khi anh nói về những chuyện lý thú, sống động về tính sáng tạo và thông minh của những chàng thanh niên Hà Nội trong cuộc thử lửa cũng như những ngờ nghệch đáng yêu của họ khi đi vào cuộc chiến đấu mà như đi vào ngày hội.
Thấy trên giường của anh có quyền "Đèn Cù" của Trần Đĩnh in theo khổ lớn đang đọc dở , tôi hỏi nhận xét của anh, điều mà tôi đã hẹn trước qua điện thoại, anh xua tay. "Chưa đọc. mà cũng ngại đọc. Đấy, mới tới trang 18, chẳng biết anh nào ở Bộ Ngoại giao in ra rồi gửi cho tôi. Thì cứ viết ra đi đã cũng có cái hay, còn tùy thuộc vào cái tâm của người viết. Hãy để cho lịch sử trả lời đúng, sai, hay, dở.
Tôi đọc được 18 trang rồi vứt đó nên chưa trả lời câu hỏi của anh được. Anh đặt ra những vấn đề rất trúng, nhưng thôi hẹn lần sau. Tôi phải đọc cái đã, nhưng mệt quá rồi".
Và anh bắt sang chuyện anh muốn hỏi tôi về cuốn sách tôi viết đã lâu xoay quanh chủ đề "Gia đình Việt Nam" và "Nghiên cứu xã hội học về gia đình". Tôi có cảm tưởng anh đang muốn trao đổi kỹ về đề tài này trong những lời tâm sự của anh, nhưng chắc do ước lượng về thời gian, anh tự chuyển sang những câu hỏi khác về công việc tôi đang làm.
Cứ thế, tôi có cảm tưởng người ngồi trên giường trước mặt tôi không còn là ông già 91 tuổi vừa hụt hơi lúc nãy, giọng anh khỏe khoắn, trầm hùng khi nói về những suy ngẫm, những phân tích sống động, trầm tĩnh và sâu lắng về những sự kiện lịch sử.
Đặc biệt, anh không mảy may nhắc đến những oan khuất mà anh phải chịu đựng, không chỉ 9 năm tù đày mà rồi gia đình và bản thân anh hiện nay. Thấy tôi tế nhị khơi gợi đến chuyện này, anh cười "thì tôi đã nói với anh hôm ở nhà anh Văn rồi còn gì?".

Chuyện ở nhà 'anh Văn'

Đó là câu chuyện cách nay đã hơn bốn năm. Hôm ấy tôi từ thành phố Hồ Chí Minh bay ra để đến dự cuộc họp mặt thân mật mừng thọ 99 tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ngồi cạnh anh, tôi có ghé vào tai "Anh phải viết lại đi. Rồi các anh lần lượt ra đi cả, quãng trống của lịch sử sẽ khó có ai lấp đầy được.
"Mà phải để cho lịch sử biểu tỏ sự công minh của nó, còn để cho các thế hệ sau này hiểu được về cha anh họ chứ. Anh ngại viết thì cứ nói vào máy, tôi sẽ nhờ học trò tôi làm việc này, gỡ băng ra, anh xem lại, nếu anh thấy cần, tôi tình nguyện biên tập chỉnh sửa lại cho anh.
"Nhưng phải nhanh lên, vì cũng chẳng biết thế nào mà tính trước được đâu, chưa chừng tôi "đi trước' cả anh và anh Việt Phương biết đâu, mặc dầu tôi thua anh một giáp đấy".

Từ phải sang, các ông Lê Trọng Nghĩa, Tương Lai, Việt Phương và Nguyễn Văn Hiếu tại cuộc mừng thọ 99 tuổi của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp
Anh chỉ cười, không trả lời. Gần cuối buổi, anh đột nhiên kéo tay tôi, chỉ một người đang đứng gần cửa ra vào:
"Này,TL, nếu muốn viết thì anh viết về anh ấy thì hay hơn, một "nhân chứng sống" và cũng "thời sự" hơn đấy". Câu chuyện sẽ quá dài nếu tôi kể sâu hơn về người mà anh muốn tôi viết. Hơn nữa, tính "thời sự" mà anh muốn nói thì cuộc sống đã nói hay hơn gấp triệu triệu lần những cây bút tài ba nhất, nhạy bén nhất chỉ hai năm sau ngày anh nói với tôi.
Vả chăng, tôi đâu phải là một nhà báo, tôi cũng chẳng phải là nhà văn. Tôi chỉ là người muốn ghi chép lại những sự kiện lịch sử, và Anh chính là một "hiện tượng lịch sử đích thực".
Anh là một nỗi đau của lịch sử. Đúng hơn, nỗi đau của những người dám dấn thân vì nghĩa lớn của đất nước, vì nghĩa cả giải phóng dân tộc để giải phóng con người, xây dựng một xã hội nhằm thể hiện mục tiêu cao cả : "sự phát triển tự do của mỗi con người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người" đã bị người ta phản bội nhân danh chính những điều đẹp đẽ ấy.
Phản bội một cách trắng trợn và đáng ghê tởm, hay phản bội bởi những sự lừa mị, ngu dân với những lời đường mật cửa miệng lươn lẹo, cũng đều là sự phản bội.

Nạn nhân của 'phản bội'

Và anh là nạn nhân tiêu biểu của sự phản bội ấy. Người ta nói với anh chỉ cần gật đầu thừa nhận một câu chuyện bịa đặt nhằm một mục đích chính trị bẩn thỉu, thì anh sẽ được trả tự do và dễ dàng bước lên những bậc thang danh vọng, vì anh đã từng giữ nhiều trọng trách mà những thuộc cấp đứng dưới anh rất xa nay đã ngất nghểu trên những cái ghế cao quyền thế, danh vọng, bổng lộc.
Nhưng anh đã nhã nhặn rồi phẫn nộ từ chối. Lương tâm của người chiến sĩ dám xả thân vì ngĩa lớn không cho phép anh phản bội chính mình, phản bội đồng chí, đồng đội mình.
Một cái lắc đầu có sức nặng của một quả núi sừng sững trước bão táp cuồng nộ của bạo lực và mua chuộc. Những người từng chứng kiến bi kịch của anh đã kể lại cho chúng tôi nghe về bản lĩnh và phẩm cách của anh.

Và, anh Nghĩa ơi, cái chuyện về tính "thời sự" mà anh nhắc tôi hôm ấy thì như tôi vừa nói, cuộc sống đã thực thi sứ mệnh tuyệt vời của nó bằng việc tiễn đưa vị lão tướng huyền thoại nằm ngoài mọi kịch bản soạn sẵn và những toan tính ở nhiều góc độ.
Anh là người Thư ký tuyệt vời nhất của ‎vị lão tướng huyền thoại ấy, cũng là người xứng đáng nhất trong dòng người bất tận xếp hàng thắp nén hương tiễn biệt người thủ trưởng mà anh hết lòng yêu kính và kiên cường bảo vệ. Họ tự nguyện đứng xếp hàng để được biểu tỏ tấm lòng thành kính tri ân, nhớ thương một con người đã góp phần viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc, nay đã đi vào lịch sử.
Phải chăng con đường ngoằn nghoèo người xếp hàng kia cũng đang là biểu tượng một nét dáng của lịch sử?
Lịch sử đang đi những bước chậm rãi nhưng chất chứa nhiều tiềm ẩn khó lường anh Nghĩa ạ.
Nếu lịch sử là con người nhân với thời gian, thì sự sòng phẳng của lịch sử chính là ánh phản chiếu của lòng dân tôn vinh những người đã góp phần làm nên lịch sử. Vị “tư lệnh của các tư lệnh, chính ủy của các chính ủy” mà có lúc người ta cố tình lảng tránh những oan khuất, vô tình hay hữu ý toa rập cho toan tính bẩn thỉu nhằm che lấp sự thật lịch sử. Nhưng lịch sử sớm muộn cũng thực hiện sứ mệnh công minh của nó là trả về những giá trị đích thực đã từng bị vùi lấp.
Và lòng dân đã thực thi sứ mệnh ấy của lịch sử. Chính vì thế, lịch sử rồi cũng đang làm và sẽ làm điều ấy với Lê Trọng Nghĩa, người Thư ký kiên cường, Cục trưởng Cục quân báo, Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương, gắn bó mật thiết với sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Cho đến giờ phút này báo chí chính thống trong nước đã dành việc đưa tin Lê Trọng Nghĩa từ biệt thế giới này cho đài BBC để rồi cũng sẽ có lúc những người chủ trương sự im lặng đáng ngờ này sẽ phải trả giá đắt.
Trước hết là phải gánh chịu thêm sự phẫn nộ và khinh miệt của lòng dân và công luận. Thì cũng giống như dạo nào người ta phải gọi những tàu ăn cướp của Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân ta trên vùng hải phận thuộc chủ quyền của ta là "tàu lạ", để rồi bây giờ cũng có chút bẽ bàng với dân và với thế giới khi gọi đúng tên người "bạn vàng 16 chữ và bốn tốt" là bọn Trung Quốc xâm lược.
Công luận và lòng dân đã quá hiểu rõ chuyện "tàu lạ" và bụng dạ thì quen với việc không dám đối mặt với sự thật và cũng không dám chịu trách nhiệm cần phải ứng xử kịp thời trước những tình huống đòi hỏi một nhãn quan chính trị sáng suốt và bắt kịp mạch đập của cuộc sống với tâm trạng của người dân.
Kịp thời phục hồi danh dự cho một chiến sĩ kiên cường, một nhân cách cao thượng, một người bị oan khuất song vẫn tràn đầy nhiệt huyết với nước với dân, là một hành vi chính trị và phục hồi đạo lý có ý nghĩa gấp vạn lần những lời nói sáo rỗng và hành động mỵ dân mà người ta đã qúa nhàm chán.
Không sớm thì muộn, việc đó cũng phải làm. Bài học về lòng dân đưa tang và tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một bài học đắt giá cho những ai muốn học tập ông cha trong việc thực hiện chính sách thân dân, điểm tựa vững chắc nhất của một đường lối dựng nước, cứu nước, giữ nước và xây dựng nền thịnh trị của một đất nước.
Nén nỗi day dứt, tôi cố viết vài dòng về anh, nhưng sao con chữ cứ nhảy múa vòng vèo không diễn đạt được tâm trạng của mình. Thôi đành tự an ủi “vọt từ suối phun ra là nước, chảy từ mạch máu ra đều là máu”, tôi viết trong nỗi đau thương nhớ Anh, anh Lê Trọng Nghĩa ơi, nụ cười thanh thản và điềm đạm của anh đang giục giã chúng tôi, những người quý‎ trọng, thương mến anh và nguyện theo gương Anh.
Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của Giáo sư Tương Lai, người gửi bài cho BBC từ thành phố Hồ Chí Minh

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét