Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 60

(ĐC sưu tầm trên NET)

Quảng Ninh lại đối mặt nguy cơ lũ quét, vỡ đập nước

(TNO) Đến trưa nay 29.7, lượng mưa ở Quảng Ninh đã giảm đáng kể, người dân và lực lượng công ích bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, đường phố; tuy nhiên, chính quyền cảnh báo nguy cơ lũ quét vẫn đang rình rập. Trong khi đó, người dân TP. Hạ Long đang đối mặt nguy cơ thiếu nước sạch do đường ống cấp nước bị vỡ vì lũ.

>> Mưa lụt hoành hành Quảng Ninh
>> Ba mẹ con chết tức tưởi trong trận mưa lớn tại Quảng Ninh
Quảng Ninh lại đối mặt nguy cơ lũ quét, vỡ đập nước - ảnh 1
Lực lượng công nhân thuộc TKV đang gia cố con đập dưới chân bãi thải.
Quảng Ninh lại đối mặt nguy cơ lũ quét, vỡ đập nước - ảnh 2
Khu dân cư bị đất đá từ bãi thải khổng lồ của công ty CP than Cọc 6 tràn xuống vùi lấp.
Quảng Ninh lại đối mặt nguy cơ lũ quét, vỡ đập nước - ảnh 3
Bãi thải khổng lồ của công ty CP than Cọc 6 do mưa lớn đã tràn xuống 94 nhà dân ở tổ 1 và 2 khu 4, phường Mông Dương vào ngày 26 và 27.7. Nay có nguy cơ sẽ tràn xuống tiếp khiến thành phố phải di dời thêm các hộ dân.
Quảng Ninh lại đối mặt nguy cơ lũ quét, vỡ đập nước - ảnh 4
Ông Đặng Huy Hậu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết tính đến trưa nay 29.7, TP.Cẩm Phả đã di dời 70 hộ dân sinh sống tại khu vực gần đập nước 790, khu 1, phường Cửa Ông, để đảm bảo an toàn cho người dân.
Quảng Ninh lại đối mặt nguy cơ lũ quét, vỡ đập nước - ảnh 5

Theo một số hộ dân sinh sống tại đây, do trời vẫn mưa, nước liên tục cuốn đất đá từ bãi thải Đông Sơn xuống con đập 790 khiến nguy cơ vỡ đập rất cao.
Quảng Ninh lại đối mặt nguy cơ lũ quét, vỡ đập nước - ảnh 6
Cũng theo ghi nhận của phóng viên Thanh Niên Online lúc 15 giờ hôm nay, do trời vẫn mưa nên tại khu vực Đèo Bụt, TP.Cẩm Phả nước vẫn ngập sâu hàng mét, nhiều khu vực dân cư vẫn bị ngập trong nước và bùn. Sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn.
Quảng Ninh lại đối mặt nguy cơ lũ quét, vỡ đập nước - ảnh 7
Theo thống kê của UBND TP. Cẩm Phả, đến thời điểm này đã có hơn 4.000 hộ bị ngập sâu, thành phố đã tổ chức di dời hơn 1.200 hộ đến nơi an toàn, nhiều điểm bị sạt trượt. Ngoài ra, TP. Cẩm Phả cũng đang tập trung lực lượng chỉ đạo khắc phục các điểm sạt lở ở các bãi đổ thải; tiếp tục rà soát và di dời dân. 
Quảng Ninh lại đối mặt nguy cơ lũ quét, vỡ đập nước - ảnh 8
Máy xúc đang dọn dẹp đống bùn đất - Ảnh: Hải Sâm

Theo ghi nhận của phóng viên Thanh Niên Online, nước trên một số tuyến đường quan trọng ở TP.Hạ Long đã rút, giao thông đã bớt ách tắc...Tuy nhiên, sau khi nước rút đã để lại một khối lượng bùn đất khổng lồ, làm ảnh hưởng đến đời sống người dân, ô nhiễm môi trường và đi lại khó khăn.
Quảng Ninh lại đối mặt nguy cơ lũ quét, vỡ đập nước - ảnh 9
Bùn đất khắp nơi, việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn - Ảnh: Hải Sâm
Trên khắp các tuyến đường ở Hạ Long, máy xúc được điều động hết công suất, dọn dẹp thành phố; các công nhân môi trường tích cực thu dọn cây xanh đổ, rác vương trên đường. Trong khi đó, có tin đường ống cấp nước sạch cho người dân TP. Hạ Long bị vỡ do ảnh hưởng trong đợt mưa lũ, và phải ngưng dịch vụ trong 15 ngày.
Quảng Ninh lại đối mặt nguy cơ lũ quét, vỡ đập nước - ảnh 10
Ngôi nhà tại phường Cao Xanh, TP. Hạ Long này có thể sập xuống bất cứ lúc nào - Ảnh: Hải Sâm
Trao đổi với phóng viên Thanh Niên Online, ông Đặng Huy Hậu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết hiện toàn tỉnh đang đẩy mạnh công tác phòng chống lũ quét và khắc phục hậu quả do đợt mưa lũ kéo dài vừa qua.
Quảng Ninh lại đối mặt nguy cơ lũ quét, vỡ đập nước - ảnh 11
Người dân dọn dẹp vệ sinh, đẩy bùn đất ra ngoài - Ảnh: Hải Sâm
Trận mưa lụt kéo dài từ tối 27 đến sáng 28.7 đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 17 người ở Quảng Ninh, hàng ngàn ngôi nhà bị ngập lụt... ước tính thiệt hại lên đến hàng ngàn tỉ đồng.
Quảng Ninh lại đối mặt nguy cơ lũ quét, vỡ đập nước - ảnh 12
Kè sạt lở, cây đổ khắp nơi - Ảnh: Hải Sâm

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, trong hôm nay 29.7 và ngày mai 30.7, vùng mưa tiếp tục mở rộng ở các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Lạng Sơn và Bắc Giang sẽ có mưa vừa, mưa to. Riêng khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng dự báo sẽ có mưa rất to. Trong đợt mưa này, nhiều khả năng các tỉnh phía đông bắc xảy ra ngập lụt ở đô thị và lũ quét, sạt lở đất vùng đồi núi.
Quảng Ninh lại đối mặt nguy cơ lũ quét, vỡ đập nước - ảnh 13
Máy xúc hiện diện khắp nơi để dọn bùn đất - Ảnh: Hải Sâm
Ngày 28.7, Thủ tướng Chính phủ ra hai công điện yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả mưa, lũ, giúp nhân dân tỉnh Quảng Ninh sớm ổn định cuộc sống và chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai công tác phòng, chống, khắc phục mưa lũ.
Hải Sâm


Thủ tướng Campuchia từ chối yêu cầu đưa vấn đề biên giới ra ICJ

(Vietnam+) Bản in

Thủ tướng Campuchia Hun Sen. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Thủ tướng Campuchia Hun Sen mới đây đã từ chối yêu cầu của các nghị sỹ Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập đưa vấn đề biên giới ra Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) để tìm ra giải pháp với Việt Nam.

Trong thư gửi Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin hôm 24/7, được công bố với báo giới sáng 29/7, ông Hun Sen nói rằng vấn đề này đã được giải quyết một cách hòa bình thông qua Bộ Ngoại giao và Ủy ban hỗn hợp phân định biên giới.

Ông nhấn mạnh chính phủ Hoàng gia không bao giờ phớt lờ hay lùi bước trong việc giải quyết các vấn đề biên giới với các nước láng giềng.  Cụ thể, Chính phủ thông qua Ủy ban hỗn hợp về phân định biên giới và Bộ Ngoại giao đã gửi các văn bản chính thức và các công hàm ngoại giao cho phía Việt Nam.

Hơn nữa, vào ngày 6/7 và ngày 15/7 vừa qua, Chính phủ Hoàng gia đã yêu cầu Liên hợp quốc cùng 3 nước Pháp, Mỹ và Anh cung cấp tất cả các bản đồ gốc mà Campuchia đã yêu cầu quốc tế công nhận biên giới giữa Campuchia và Việt Nam vào năm 1964 để so sánh về sự đúng đắn với bản đồ mà Chính phủ Hoàng gia đã sử dụng trong công tác phân giới cắm mốc với Việt Nam.

Trong thư, ông Hun Sen lưu ý: “Tới nay, Campuchia và Việt Nam đã hoàn thành được khoảng 83% công tác phân giới cắm mốc. Đối với những nơi còn lại, Chính phủ Hoàng gia để cho Ủy ban hỗn hợp phân định biên giới và Bộ Ngoại giao tiếp tục đàm phán giải quyết trên tinh thần hòa bình để tìm kiếm giải pháp công bằng, hợp lý.”

Bức thư của ông Hun Sen nhằm phản ứng trước yêu sách của nhóm 12 nghị sỹ CNRP đòi Chính phủ Campuchia kiện Việt Nam ra ICJ về hành vi xâm lấn biên giới./.


Mỹ "sốt ruột" khi Trung Quốc đầu tư chóng mặt tại châu Phi?

Hồ Phương (TTXVN/Vietnam+) Bản in

Tổng thống Barack Obama công du châu Phi. (Nguồn: AFP)

Hành trang của Tổng thống Mỹ Barack Obama mang tới châu Phi trong chuyến thăm vừa qua là những cam kết về thúc đẩy thương mại và cuộc chiến chống khủng bố, vốn là thách thức của thế giới trong hơn một thập kỷ qua.

Giới phân tích nhận định chuyến thăm là một phần trong nỗ lực đưa Lục địa Đen trở lại vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại của Nhà Trắng thời gian tới.

Trọng tâm các cuộc hội đàm cấp cao tại hai chặng dừng chân là đẩy mạnh hợp tác song phương trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, tăng cường sự minh bạch trong các hoạt động của chính phủ, chống nạn săn bắt trái phép động vật hoang dã...

Ngoài ra, các vấn đề chống khủng bố, lực lượng Hồi giáo cực đoan và đảm bảo an ninh quốc gia, góp phần vào ổn định khu vực cũng là chủ đề được lãnh đạo các nước đặc biệt quan tâm.

Tổng thống Obama khẳng định đầu tư và kinh doanh ở châu Phi sẽ góp phần phá vỡ những rào cản và xây dựng những nhịp cầu giữa các nền văn hóa. Ông cho rằng châu Phi đang chuyển mình và là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Ông cam kết hỗ trợ hơn 1 tỷ USD từ chính phủ, ngân hàng, các quỹ và những nhà từ thiện Mỹ để giúp châu Phi; đồng thời khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục phối hợp với Ethiopia cũng như các quốc gia khác trong Liên minh châu Phi (AU) mạnh tay hơn nữa trong cuộc chiến chống các nhóm phiến quân Hồi giáo, trong đó có lực lượng Al-Shebab. Ông đánh giá cao việc Ethiopia và Kenya là hai nước đi tiên phong trong cuộc chiến này.

Đánh giá tổng thể chuyến công du châu Phi lần này của ông Obama, giới phân tích nhận định Nhà Trắng đã phát đi tín hiệu về việc đưa Lục địa Đen trở lại vị trí trọng tâm trong chính sách đối ngoại sau một thời gian mờ nhạt do bị chi phối nhiều vấn đề khác.

Chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008 của ông Obama từng khiến nhiều người hy vọng về một mối quan hệ sâu đậm hơn giữa Mỹ và châu Phi. Tuy nhiên, tình hình thế giới diễn biến phức tạp khiến Washington chú trọng hơn tới các khu vực khác, trong đó có Trung Đông với sự bành trướng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, khu vực châu Á-Thái Bình Dương với chính sách “tái cân bằng” do sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, châu Âu với cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Dù Tổng thống Obama từng thăm châu Phi 4 lần, nhiều hơn bất kỳ người tiền nhiệm nào, nhưng theo các nhà phân tích, đối với nhiều người sống trên lục địa này, vai trò của Mỹ ngày càng mờ nhạt bởi Trung Quốc đang ráo riết mở rộng ảnh hưởng bằng những khoản đầu tư và nhiều hứa hẹn. Khi nhiệm kỳ thứ hai không còn nhiều, hiện là thời điểm thích hợp để Tổng thống Obama hướng tới châu Phi, ghi thêm dấu ấn về những thành quả đối ngoại.

Thực tế, đến với châu Phi, nước Mỹ có thể giải quyết đồng thời hai vấn đề lớn. Thứ nhất, thông qua việc mở rộng hợp tác thương mại để tăng cường cạnh tranh vị thế với Trung Quốc. Trong khi châu Á trở thành động lực tăng trưởng của nền kinh tế thế giới, châu Phi với tiềm năng tăng trưởng cao đang trở thành niềm hy vọng mới.

Tổng thống Mỹ Obama tại Ethiopia. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Theo các nhà nhân khẩu học, kinh tế học và các chuyên gia công nghiệp và nông nghiệp, châu Phi có đầy đủ khả năng để trở thành cỗ máy kinh tế quan trọng trong nhiều thập kỷ tới.

Với dân số hơn 1,1 tỷ người, lục địa này có tiềm năng rất lớn. Khoảng 1/3 trong số 54 quốc gia châu Phi có mức tăng trưởng GDP hàng năm hơn 6% khiến Lục địa Đen có mức tăng trưởng cao thứ 2 thế giới (sau châu Á) với tốc độ tăng trưởng trung bình 4,7% mỗi năm. Châu Phi sẽ có lực lượng lao động lớn nhất hành tinh, ước đạt 163 triệu người trong thập kỷ này và dự báo chiếm 25% lực lượng sản xuất thế giới vào giữa thế kỷ 21. Rõ ràng, Lục địa Đen là một đối tác mà Mỹ không thể bỏ qua.

Trong khi đó, ý thức được những thế mạnh của châu lục này, từ nhiều năm qua, Trung Quốc đã triển khai mạnh mẽ chính sách của mình tại đây. Đến nay, Bắc Kinh là nước cung cấp nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nhất trong các lĩnh vực giao thông, năng lượng, khai thác mỏ như hệ thống đường sắt mới trị giá gần 10 tỷ USD tại Tanzania, một số tuyến đường giao thông tại Cộng hòa Congo, thăm dò và khai thác dầu khí tại Angola, Nigeria.

Những khoản tiền cho vay khổng lồ với lãi suất thấp đã cho phép hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường của nhiều nước châu Phi và đổi lại, Trung Quốc mua được các nguyên, nhiên liệu thô với giá rẻ mà nước này đang "rất khát" như dầu mỏ, than, khóang sản, vàng, đá quý...

Theo số liệu thống kê của Trung Quốc, kim ngạch trao đổi thương mại Trung-Phi đã tăng hơn 30% trong những năm gần đây và đã vượt ngưỡng 100 tỷ USD, bỏ xa Mỹ để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi. Ngoài ra, các khoản đầu tư của Trung Quốc tại châu lục này cũng tăng "chóng mặt" lên tới gần 20 tỷ USD và hơn 3.000 doanh nghiệp Trung Quốc đang có mặt tại châu Phi. Điều đó cho thấy Mỹ đã chậm chân hơn Trung Quốc trong việc tạo dựng ảnh hưởng tại châu lục lục này.

Thứ hai, chống khủng bố là một trong những thách thức lớn nhất mà châu Phi đang phải đối mặt. Nơi đây có thể coi là sào huyệt của các nhóm Hồi giáo cực đoan mưu toan áp đặt luật Hồi giáo hà khắc trên khắp châu lục, trong đó phải kể đến Al-Shabab, Boko Haram... Không chỉ chống phá các chính quyền sở tại, những lực lượng này còn nuôi dưỡng tư tưởng chống phương Tây, truyền bá, kích động, lôi kéo các phần tử thánh chiến trên toàn thế giới, âm mưu tiến hành các vụ khủng bố nhằm vào các lợi ích của Mỹ và các nước đồng minh.

Từ góc nhìn này, chuyến thăm của Tổng thống Obama là cơ hội để Washington thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với Kenya và Ethiopia nhằm giành một chỗ đứng vững chắc hơn trên bản đồ an ninh khu vực, qua đó góp phần giảm thiểu nguy cơ an ninh quốc gia.

Rõ ràng, chuyến công du châu Phi của Tổng thống Obama cho thấy một sự chuyển hướng trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Ông muốn ghi dấu ấn riêng trong quan hệ Mỹ - châu Phi trong khoảng thời gian còn lại của nhiệm kỳ tổng thống, đặc biệt sau khi ông chủ Nhà Trắng đã liên tục “ghi điểm” với những thành tích ngoại giao như bình thường hóa quan hệ với Cuba, đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran.../.

“Thần đồng” Trần Đăng Khoa bàn về thần đồng Đỗ Nhật Nam


VOV.VN - Theo nhà thơ Trần Đăng Khoa, một gia đình hạnh phúc là điểm tựa vững chắc cho các “thần đồng” như Đỗ Nhật Nam.

Từ nhỏ, Trần Đăng Khoa đã được nhiều người coi là thần đồng thơ văn. Vậy ông nghĩ thế nào về một hiện tượng thần đồng khác hiện nay- cậu bé Đỗ Nhật Nam?

PV: Thưa ông Trần Đăng Khoa! Rất vui lại được trò chuyện với ông. Nhìn lại thời gian qua, có bao nhiêu việc nổi cộm, ông nhớ nhất chuyện gì?
Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Sự kiện vừa qua thì nhiều lắm. Mà vụ việc nổi cộm cũng nhiều. Rúng động dư luận xã hội là vụ sát hại 6 người trong một gia đình ở Bình Phước. Rồi vụ tàn sát 4 người ở Nghệ An, vụ buôn bán phụ nữ và trẻ em mà công an Hà Nội vừa phát hiện. Tất cả các vụ án này đều được khám phá rất nhanh. Những kẻ giết người tàn bạo nhất từ trước đến nay đã bị bắt rồi tiến hành điều tra và chuẩn bị xét xử. Điều này, tất cả các báo đều đã đề cập.
"than dong" tran dang khoa ban ve than dong do nhat nam hinh 0
"Thần đồng" Đỗ Nhật Nam trong một buổi thuyết trình.
Rồi chuyện cải cách giáo dục, ở bậc tiểu học, “Lớp trưởng” thành “Chủ tịch” lớp đang gây bão trong dư luận. Rồi còn rất nhiều, rất nhiều. Nhưng hôm nay, tôi không muốn nói về những chuyện “đinh tai nhức óc” ấy nữa, mà chỉ xin hé mở một cánh cửa về hướng gió mát lành, rồi cùng các quý vị và bạn đọc ngắm một gia đình hạnh phúc. Tại sao tôi lại bàn về gia đình hạnh phúc, khi xung quanh đang ngổn ngang bao việc chướng tai gai mắt?
Gia đình là một tế bào nhỏ nhất của xã hội nhưng lại là một vấn đề lớn mang tính toàn cầu. Nếu gia đình nào cũng yên ổn, hạnh phúc thì xã hội sẽ hạnh phúc, bình an. Ở ta, các nhà lãnh đạo, quản lý đất nước rất sớm nhận ra vấn đề này. Bởi thế mà chúng ta có “Ngày gia đình”, có “Ủy ban Gia đình & Trẻ em”. Đi kèm theo nó có báo “Gia đình & Xã hội”, rồi các phong trào “Kế hoạch hóa gia đình”, “Phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà”, và còn rất nhiều, rất nhiều...
Nhưng rồi, nếu lướt qua những khẩu hiệu nặng tính hình thức, nếu nhìn thẳng vào sự thật, ta sẽ nhận ra ngay, gia đình ở Việt Nam đang có vấn đề. Không ít bậc cha mẹ chỉ nhao nhác kiếm tiền mà chẳng quan tâm gì đến con cái. Nhiều chuyện thật đau lòng. Cháu giết bà. Mẹ giết con. Con đuổi cha mẹ ra đường khi cha mẹ đang ốm. Nghe mà ù đầu. Vì thế, ta càng quý những gia đình nề nếp, hạnh phúc.
Một trong những gia đình tuyệt vời ấy, là gia đình thần đồng Đỗ Nhật Nam. Nếu biết nếp sinh hoạt của gia đình cháu, ta sẽ hiểu được vì sao cháu có một khả năng vượt trội. Đó là một thần đồng đích thực. Một dấu hiệu của thiên tài. Tôi gọi cháu là thần đồng đích thực để khu biệt cháu với rất nhiều cháu được không ít người gọi là “thần đồng”, nhưng thực chất chỉ là bệnh tự kỷ, như khả năng biết nói sớm, hay không học cũng biết chữ. Những cháu bé có dấu hiệu dị thường ấy, tưởng như thông minh, nhưng rồi lại không thể phát triển được, thậm chí còn rất khó hòa nhập được với cộng đồng. Bởi thế, có không ít cháu được giới truyền thông ngợi ca rầm rĩ, nhưng rồi lại lặn mất tăm. Đỗ Nhật Nam không phải thế.
PV: Nhưng chú bé này cũng có lắm chuyện. Gần đây lại còn làm thơ. Chú bé đã ra tập thơ “Đường xa con hát”, cùng với sách của bố mẹ. Có người bảo, đó chỉ là chiêu trò họ “đánh bóng” tên tuổi...
Nhà thơ Trần Đăng Khoa:  Không phải. Với Đỗ Nhật Nam, chẳng cần phải “đánh bóng” thì cháu cũng đã quá đẹp rồi. Tên tuổi cháu không phải chỉ nổi tiếng trong nước mà còn cả trên thế giới. Gần đây, Tổng thống Mỹ Obama còn tặng cháu giấy khen ...
PV: Trên kênh truyền thông, cũng đã có người bảo, ở Mỹ, Tổng thống trao giấy khen là chuyện bình thường. Giấy khen dày như lá tre. Đừng có hoắng...
Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Nói vậy là không đúng. Thực sự, có bao nhiêu trẻ em Việt Nam học tại Mỹ? Nhiều lắm. Theo con số chinh thức là 16.500 cháu. Có văn bản nói 17.000. Thực tế có khi còn cao hơn. Đó là những em được bố mẹ gửi sang học. Nếu tính cả những em người Việt sinh tại nước Mỹ thì con số này phải là hàng triệu. Nhưng tại sao chỉ có Đỗ Nhật Nam được Tổng thống khen? Chúng ta tung hô quá nhiều giá trị giả, nhưng lại không công bằng, thậm chí quá khe khắt với Đỗ Nhật Nam là cớ làm sao?
"than dong" tran dang khoa ban ve than dong do nhat nam hinh 1
Đỗ Nhật Nam và gia đình.
PV: Trước đây, không ít người cũng dị ứng trước phát ngôn gây sốc của chú bé thần đồng này…
Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Chỉ mấy người thấy sốc, chứ tôi chẳng thấy có gì sốc cả. Rất bình thường. Có thể khẳng định rằng, Đỗ Nhật Nam là cháu bé rất giỏi. Cháu đúng là một Thần đồng. Và như tôi nói, cháu là một thần đồng đích thực
PV: Ông có để ý đến cuộc tranh luận của cộng đồng mạng về cháu không?
Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Có chứ. Rất dữ dội. Và tôi không hiểu sao mọi người lại ném đá cháu bé hung tợn đến như vậy. Có người còn lên án cả bố mẹ cháu đã không biết dạy con. Cái này là quá đáng nhất. Tôi thấy ngược lại. Bố mẹ cháu là những nhà sư phạm tuyệt vời, trong khi ngành giáo dục của chúng ta đang xuống cấp nghiêm trọng. Cũng chính vì một số người lên án cháu, mà tôi phải lục lại, xem lại những gì cháu đã làm, những bài cháu trả lời phỏng vấn.
Cả những cuộc thi hùng biện của cháu bằng tiếng anh về một vấn đề rất lớn so với lứa tuổi cháu là việc bỏ các bản án tử hình. Rồi gần đây là việc cháu phát biểu trong hội thảo trước nhiều học giả nổi tiếng thế giới. Thật tuyệt vời. Và “soi” ở tất cả mọi góc độ, trong mấy bài phỏng vấn bị ném đá, tôi thấy cháu bé không có gì sai cả. Cháu nói được ý mình, rất sâu sắc mà vẫn vô cùng kín kẽ. Không thể bắt bẻ được, dù nhìn cả ở góc độ chính trị. Đấy là tư duy của một người lớn đã thực sự trưởng thành, dù cháu còn ít tuổi. Cũng có người lại coi đó là nhược điểm của cháu, cho rằng cháu chơi trội, ông cụ non, ngạo mạn, đánh mất tuổi thơ. Xin lưu ý: Cháu là Thần đồng. Thần đồng là đứa trẻ phi thường, làm được những việc phi thường.
Vậy thì không nên lấy những đứa bình thường, những tư duy của con trẻ bình thường làm thước đo tiêu chuẩn để kết tội một đứa trẻ phi thường. Nếu cháu chỉ luẩn quẩn những chuyện vặt vãnh, trẻ con, y hệt con tôi, con bà, y hệt hàng ngàn những đứa trẻ khác, sẽ chẳng bao giờ thành được Đỗ Nhật Nam. Còn việc “mắng” cháu khi nói cứ ngước mắt lên, không nhìn người đối thoại thì đúng là "bới bèo ra bọ" rồi. Tôi lại nhớ đứa bạn học phổ thông. Cu cậu bị vổ nên lúc nào cũng nhe răng như là cười. Đến đám cưới cười thì được, nhưng đi đám ma mà cũng nhe răng cười thì láo.
Nhưng khổ! Nó có cười đâu. Nó đang khóc đấy chứ? Nhưng có ai biết nó khóc đâu. Trở lại với Nhật Nam. Tôi thấy chú bé có tư duy vượt trội. Một tài năng đích thực. Mà tài năng thì bao giờ cũng hiếm. Tôi rất mừng và tự hào về cháu. Cháu về nước nghỉ hè, đã dành hầu hết thời gian dạy tiếng Anh miễn phí cho các em nhỏ. Tôi và nhà báo Hoàng Anh Sướng qua một ngôi chùa trò chuyện với các cháu nhân khóa tu mùa hè, (gọi khóa tu mùa hè, nhưng thực chất là học hè, học ngoại khóa về kỹ năng sống do nhà chùa tổ chức) cũng thấy chương trình của Đỗ Nhật Nam ở đây. Phải nói là rất tuyệt vời.
"than dong" tran dang khoa ban ve than dong do nhat nam hinh 2
Đỗ Nhật Nam theo dõi trận cầu ĐT Việt Nam - Man City trên sân Mỹ Đình. 
Vừa rồi gia đình cháu có mặt trong buổi ra mắt ba cuốn sách. Một cuốn của bố. Một cuốn của mẹ và một cuốn thơ của cháu. Tôi cũng đến dự buổi gặp gỡ này. Và phải nói thật rằng, tôi chưa thấy chương trình nào hay như buổi ra mắt ba cuốn sách ấy. Tôi thật sự tiếc cho giới truyền thông. 
Chỉ quay toàn bộ cuộc trao đổi giao lưu đó, quay nguyên vẹn không cần biên tập, cắt tỉa, cũng đã có một loạt chương trình đặc sắc về việc giáo dục con cái và xây dựng, giữ gìn hạnh phúc gia đình. Cả ba cuốn sách đều rất có ích. Chúng ra đời rất tình cờ. Cháu Nam học ở xa, cách bố mẹ nửa vòng trái đất. Bố mẹ cháu mở facebook để hàng ngày có thể “nói chuyện” với cháu, cũng là một cách “quản lý” con từ xa. Hàng ngày họ “nói chuyện” với nhau.
Toàn chuyện yêu thương, chuyện trong nhà. Nam “nói” bằng thơ. Toàn là nỗi nhớ bà, nhớ bố, nhớ mẹ. Nếu Nam ở trong nước, tôi tin cháu sẽ không làm thơ đâu. Và thực sự, cháu đâu làm thơ, cháu chỉ để lòng mình tràn ra giấy. Và rồi ở không ít trường hợp, thơ đã tìm đến với Nam. Rất đông người vào đọc. Hàng vạn người đọc. Nhà sách Thái Hà thấy những bài viết ấy có thể tập hợp thành một bộ sách hấp dẫn. Và thế là ba cuốn sách ra đời.
Đơn giản vậy thôi. Tôi đã đọc cả ba cuốn sách này với thái độ trân trọng. Có thể xem bộ sách này như loại sách công cụ, rất có ích cho các bậc cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái, chăm sóc ông bà, bố mẹ. Tập thơ Nam có nhiều bài hay. Hay không phải ở nghệ thuật thơ mà ở tấm lòng của cháu với bố mẹ, ông bà...
Thơ cháu là thơ truyền thống, vần điệu nghiêm cẩn. Cháu chỉ chọn hai loại gieo vần, là vần liền và lục bát. Tôi muốn cháu đa dạng hơn. Ngay thơ có vần cũng cần nhiều kiểu giao vần khác nhau. Thậm chí, tôi còn muốn cháu viết cả thơ không vần, thơ văn xuôi, để tránh sự đơn điệu, buồn tẻ.
Hay nhất trong tập là hai bài thơ viết tặng bố mẹ. Bài tặng mẹ nhân ngày sinh rất nhuần nhuyễn. Tôi rất thích bài Nam viết về “nghề của bố”: “Ấu thơ con thường hay hỏi - Bố ơi, bố làm nghề gì?”..."Bố có nghề... yêu ông bà- Sớm hôm ngọt lành nâng giấc...”. Rồi nghề bố là nghề “thương chị cả - Suốt đời sống với đớn đau”. Bố còn có nghề “thương mẹ- Sẻ chia gánh nặng lo toan”. “Và con ơi, “nghề” thật đẹp - Bố gọi là nghề “làm cha”. 
Thương con, yêu con hóa ra cũng là một nghề. Nghề của bố là nghề ...yêu thương. Vì thế “Bố không bao giờ... thất nghiệp”. Cuốn sách của anh Đỗ Xuân Thảo, bố cháu Nam lại có tên là “Tròn một vòng yêu thương”. Yêu thương tràn ngập trong cả gia đình này. Đó là một gia đình hạnh phúc. Một hạnh phúc đích thực. Nếu gia đình nào cũng biết thương yêu nhau và chia sẻ tình thương yêu ấy cho cả cộng đồng. Nếu cả xã hội tràn ngập tình yêu thương thì cuộc sống của chúng ta cũng đã khác. Có phải thế không?
PV: Xin cảm ơn ông!/.
Thu Thủy/VOV.VN

Quốc tế ngày càng lo ngại Trung Quốc sẽ lập ADIZ trên Biển Đông






Dân trí Các chuyên gia an ninh quốc tế đang bày tỏ quan ngại Trung Quốc sẽ sớm lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, sau khi hoàn tất các hoạt động bồi đắp và xây đảo nhân tạo phi pháp.

Thời gian qua, Bắc Kinh đã đẩy mạnh hoạt động bồi lấn và xây đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông, bất chấp phản ứng mạnh mẽ từ các nước trong khu vực, giới chức Mỹ cũng như nhiều quốc gia khác.
chinese-liaoning-2aab3
Trung Quốc đang không ngừng tăng cường hiện diện quân sự trên Biển Đông (Ảnh: AP)
Thượng nghị sỹ John McCain, Chủ tịch Ủy ban các lực lượng vũ trang Thượng viện Mỹ, nhận định việc xây đảo nhân tạo mới chỉ là bước đi đầu tiên. Tiếp theo, Trung Quốc sẽ quân sự hóa các bãi đá này, và tuyên bố lập ADIZ để thúc đẩy hơn nữa các tuyên bố chủ quyền của mình.
“Họ đang xây đường băng, và sẽ đưa vũ khí tới đó. Điều tiếp theo bạn sẽ thấy người Trung Quốc làm đó là khi một máy bay Mỹ bay ngang qua, cho dù là máy bay thương mại hay gì đi nữa, họ sẽ yêu cầu “khai báo danh tính” - đồng nghĩa với lập một Vùng nhận dạng phòng không, có nghĩa là chủ quyền lãnh thổ của họ”, ông McCain phát biểu tại Viện Hudson, tại Washington.
ADIZ là không phận bên trên một vùng đất hay vùng biển nơi một quốc gia thiết lập một khu vực yêu cầu các máy bay đang hướng tới đó phải khai báo danh tính, và quốc gia này sẽ có quyền kiểm soát lộ trình bay đối với máy bay đó vì lợi ích an ninh quốc gia. Một khu vực như vậy có thể mở rộng ra bên ngoài không phận quốc gia để giúp họ có thêm thời gian phản ứng trước các máy bay bị nghi là thù địch.
Hàn Quốc và Nhật đã lập các ADIZ nằm xa bên ngoài không phận chủ quyền của mình, và chồng lấn với nhau. Trung Quốc cũng đã lập ADIZ trên biển Hoa Đông năm 2013.
Theo giám đốc điều hành Peter Jennings tại Viện chính sách chiến lược Úc thì tin rằng, Trung Quốc sẽ làm điều tương tự tại Biển Đông, mặc dù nước này có thể trì hoãn cho đến sau chuyến công du Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình trong tháng 9 tới.
“Sau thời gian đó, và trong lúc Mỹ bận rộn với chiến dịch tranh cử tổng thống, tôi nghĩ hoàn toàn có khả năng Trung Quốc sẽ đi bước tiếp theo, nhằm củng cố quyền kiểm soát trong khu vực”, Jennings phát biểu trong hội thảo của Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS).
Rất nhiều học giả khác có chung mối lo ngại như ông McCain và Peter Jennings.
Theo VOA, trong một buổi thảo luận mới đây về vai trò của Mỹ với an ninh trên Biển Đông tại một tiểu ban của Hạ viện Mỹ, giáo sư Andrew Erickson đến từ đại học chiến tranh hải quân cho biết ông tin Trung Quốc sẽ lập ADIZ trên Biển Đông trong vòng 2 năm nữa.
Các cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc đang xây dựng trên Biển Đông có một đường băng dài 3000m trên bãi đá Chữ Thập, mới được bồi đắp trái phép. Sẽ là hợp lý nhất khi dùng đường băng này để hỗ trợ cho ADIZ của Trung Quốc trong tương lai gần, ông Erickson khẳng định.
Washington từng tuyên bố việc đơn phương lập ADIZ trên Biển Đông sẽ cản trợ tự do đi lại, và cảnh báo Bắc Kinh không đưa ra tuyên bố này. Trước đó, Mỹ đã phản ứng mạnh mẽ khi Trung Quốc lập ADIZ trên biển Hoa Đông, và từ chối công nhận bằng cách điều các máy bay quân sự bay qua khu vực này.
subi-reef-18-jul-run-way-94cd4
Trung Quốc được tin là sắp xây đường băng thứ hai trên bãi đá Subi (Ảnh: DigitalGlobe)
Cho dù không có quy định nào cấm Trung Quốc lập ADIZ, ông Erickson cho rằng điều quan trọng đó là nước này sẽ quản lý ADIZ đó như thế nào.
“Tất cả nằm ở cách họ triển khai ADIZ ở Hoa Đông”, chuyên gia này phân tích. “Quân đội Trung Quốc đã khẳng định các biện pháp phòng thủ khẩn cấp sẽ được triển khai nếu một máy bay đi vào vùng này và từ chối tuân thủ yêu cầu của Trung Quốc”. Tuyên bố này “rõ ràng đi ngược lại các nguyên tắc của luật pháp quốc tế”.
Bắc Kinh từng tuyên bố có quyền lập ADIZ gần lãnh thổ nước mình, nhưng chưa phải thời điểm thích hợp để làm điều này trên Biển Đông.
Wu Shicun, chủ tịch Viện quốc gia về Biển Đông khẳng định Bắc Kinh sẽ tránh việc đơn phương lập ADIZ trên Biển Đông, để tránh leo thang căng thẳng trong khu vực và khiến hợp tác quân sự Trung – Mỹ rơi vào bế tắc.
Xuất hiện tại một hội thảo gần đây của CSIS, ông Wu cho rằng Trung Quốc cần đảm bảo tự do đi lại trên Biển Đông, đẩy nhanh quá trình hình thành bộ Quy tắc ứng xử với các nước ASEAN, và đảm bảo các hòn đảo vừa bồi đắp chỉ phục vụ mục đích dân sự.
Dù vậy, ông Wu cho rằng tình hình có thể thay đổi nếu Nhật trở thành một nhân tố.
“Nhật muốn cùng Mỹ thực hiện các chuyến tuần tra chung trên không phận Biển Đông, và mới đây đã chỉ trích hoạt động bồi lấn của Trung Quốc trong khu vực”, ông Wu phân tích. “Nếu một ngày nào đó Nhật cùng Mỹ thực hiện các chuyến bay do thám gần, Trung Quốc sẽ buộc phải đáp trả tương ứng”, ông Wu nói.
Trung Quốc thời gian qua vẫn ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu như toàn bộ diện tích Biển Đông, bất chấp phản ứng quyết liệt từ các nước láng giềng. Hoạt động bồi lấn và xây đảo nhân tạo của Bắc Kinh bị lên án mạnh mẽ và các quốc gia trong khu vực cho rằng các cơ sở này có khả năng được sử dụng cho mục đích quân sự.
Thanh Tùng
Theo VOA

Sóng gió chính trường Malaysia

Thủ tướng Malaysia Najib Razak cách chức người phó của mình là Muhyiddin Yassin và 4 bộ trưởng, trong cuộc cải tổ nội các liên quan đến cách xử lý vụ bê bối của một quỹ đầu tư nhà nước.
Sóng gió chính trường Malaysia - ảnh 1Thủ tướng Najib (giữa) thông báo bổ nhiệm Bộ trưởng Nội vụ Ahmad Zahid Hamidi (trái) làm phó thủ tướng - Ảnh: Reuters
Theo Reuters, Phó thủ tướng Muhyiddin Yassin phải rời chức chỉ vài ngày sau khi ông này công khai kêu gọi Thủ tướng Najib Razak giải thích vụ bê bối của Quỹ đầu tư 1Malaysia Development Berhad (1MDB), vốn đang nợ hơn 11 tỉ USD và là mục tiêu của một cuộc điều tra về cáo buộc quản lý tài chính yếu kém và tham nhũng. Vụ bê bối này đã trở thành thách thức lớn nhất của Thủ tướng Najib kể từ khi nhậm chức vào năm 2009 và có thể đe dọa vị thế thống lĩnh của đảng UMNO trên chính trường Malaysia kể từ khi tuyên bố độc lập vào năm 1957. Người thay ông Muhyiddin là đương kim Bộ trưởng Nội vụ Ahmad Zahid Hamidi.
Ngoài việc cải tổ nội các, chính quyền Najib cũng tuyên bố bãi nhiệm Tổng chưởng lý Abdul Gani Patail, người đang giữ trọng trách điều tra 1MDB. Hãng thông tấn Bernama dẫn một thông báo của chính phủ cho biết ông Gani bị bãi nhiệm từ ngày 27.7 “vì lý do sức khỏe”. Chiếc ghế của ông sẽ được giao cho cựu thẩm phán liên bang Mohamed Apandi Ali, người có quan hệ chặt chẽ với UMNO.
Những sự thay đổi nhân sự nói trên được xem là động thái mới nhất của chính quyền Thủ tướng Najib nhằm hạn chế tác động của vụ bê bối, khi liên minh cầm quyền Barisan Nasional do UMNO giữ vai trò then chốt chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử vào năm 2018. Thủ tướng Najib đã phải gánh chịu sức ép ngày càng nặng nề trong hơn một năm qua, do một loạt cáo buộc liên quan đến 1MDB - tổ chức được ông thành lập vào năm 2009 và hiện vẫn giữ vai trò lãnh đạo hội đồng cố vấn.
Đầu tháng này, báo Mỹ The Wall Street Journal đưa tin các nhà điều tra Malaysia đã phát hiện gần 700 triệu USD được chuyển vào các tài khoản cá nhân của ông Najib thông qua các cơ quan chính phủ, ngân hàng và công ty có liên quan đến 1MDB. Ông Najib đã bác bỏ việc nhận khoản tiền trên và coi các cáo buộc tham nhũng là một phần chiến dịch hiểm độc nhằm hất ông khỏi vị trí quyền lực.
Theo truyền thông Malaysia cuối tuần qua, Phó thủ tướng Muhyiddin đã cảnh báo rằng liên minh Barisan Nasional sẽ mất quyền lực nếu không đưa ra lời giải thích cặn kẽ hơn với công chúng về vụ bê bối 1MDB. Đáp lại, Thủ tướng Najib hôm qua tuyên bố việc các thành viên nội các công khai đưa ra ý kiến khác biệt có thể khiến dư luận chống lại chính phủ. “Tôi hoan nghênh tranh luận mạnh mẽ và chấp nhận cả sự chỉ trích lẫn bất đồng ý kiến. Tuy nhiên, điều này phải diễn ra trong nội các như một phần quy trình bàn bạc về các quyết định”, ông Najib phát biểu trên truyền hình.
Trùng Quang

Nữ nhân viên nhà tù New York tiết lộ mối tình với kẻ vượt ngục

Được đối xử như người đặc biệt và chìm đắm trong những ảo tưởng mà hai kẻ vượt ngục tạo ra, Joyce Mitchell, nhân viên tại Trại cải tạo Clinton, đồng ý giúp những tên sát nhân thực hiện kế hoạch đào tẩu.
    escaped-prisoners-1732-1438145953.jpg
    Joy Mitchell xuất hiện trước tòa hôm 15/6. Ảnh: AP
    Joyce Mitchell, người bị cáo buộc tiếp tay cho Richard Matt và David Sweat trốn thoát khỏi Trại cải tạo Clinton hồi đầu tháng trước, tiết lộ các tình tiết liên quan đến mối quan hệ của bà với hai phạm nhân trên trong một loạt biên bản lấy lời khai gửi lên cơ quan điều tra. Vai trò của Mitchell đối với kế hoạch vượt ngục cũng được làm rõ một phần.
    Theo các tài liệu do ABC News thu thập, Mitchell luôn mơ về viễn cảnh được ngắm nhìn ánh hoàng hôn cùng Matt và Sweat. "Tôi thích được chú ý, thích cái cảm giác mà hai người đó tạo ra cho mình cũng như những suy tưởng về một cuộc sống hoàn toàn khác", bà nói.
    Mối quan hệ giữa Mitchell và Matt nhen nhóm từ những yêu cầu giúp đỡ tưởng như vô hại. Matt từng vẽ tặng Mitchell bức chân dung ba cô con gái để bà tặng chồng nhân lễ kỷ niệm ngày cưới. Tuy nhiên, những cuộc nói chuyện sau đó nhanh chóng chuyển sang chủ đề tình dục. Mitchell còn gửi cho Matt những bức ảnh khỏa thân của mình.
    Matt bắt đầu tạo dựng mối quan hệ với Mitchell sau khi kế hoạch vượt ngục của hắn và bạn tù Sweat hình thành. Trại giam Clinton từng điều tra Mitchell vì nghi ngờ bà lén lút qua lại với Sweat nhưng Mitchell khẳng định bà chỉ quan hệ tình dục với Matt.
    Mitchell cho hay Matt khiến bà "cảm thấy mình đặc biệt". Đây chính là động cơ khiến Mitchell đồng ý tiếp tay cho Matt. Ban đầu, bà giúp hắn gọi cho con gái, sau đó là tuồn công cụ vượt ngục vào tù, gồm hai chiếc kính có đèn chiếu sáng, ốc vít, lưỡi cưa và găng tay.
    Vào một ngày cuối tháng 4, Mitchell và Matt ngồi một mình tại xưởng may nhỏ trong tù và hắn bắt đầu hôn bà. "Tôi giật mình trước hành động đó", Mitchell kể. "Anh ta trao cho tôi một nụ hôn nóng bỏng". Những cử chỉ thân mật kiểu như vậy ngày càng tăng tiến về tần suất và mức độ. Mitchell dần dần bị cuốn theo.
    Quá trình tuồn các vật dụng vượt ngục vào tù cũng được Matt và Mitchell tính toán rất kỹ. "Đầu tiên, tôi đưa hai lưỡi dao vào bằng cách gấp chúng lại rồi giấu dưới một chiếc bánh hamburger được để đông trong tủ lạnh", Mitchell cho biết. "Sau đó, tôi mang chiếc bánh này tới để vào tủ lạnh ở trại giam. Matt nói sẽ nhờ nhân viên quản giáo Palmer tới lấy".
    Lần thứ hai, Matt muốn hai lưỡi cưa, hai chiếc đục và đôi găng tay. Mitchell vẫn dùng mánh khóe cũ để đưa các vật dụng này vào tù. "Chỉ cần bỏ bánh vào tủ lạnh, vài ngày sau nó sẽ biến mất", Mitchell nói.
    Matt còn đưa cho Mitchell hai viên thuốc để bà đầu độc chồng mình. Mitchell không biết đó là thuốc gì những đã mang chúng về và vứt xuống bồn cầu.
    Vào đêm Matt và Sweat thực hiện vụ vượt ngục, Mitchell lúc đầu đồng ý giúp hai tên này trốn thoát. Tuy nhiên, vào giờ phút cuối cùng, bà cảm thấy hoảng sợ và quyết định không làm theo kế hoạch bởi vẫn còn rất yêu chồng mình. Mitchell được yêu cầu lái xe mang theo điện thoại, thiết bị định vị, quần áo, súng, lều, túi ngủ, túi xách, rìu và cần câu tới bên ngoài nhà tù để đón Matt và Sweat.
    Mitchell cho hay bà đồng ý giúp hai kẻ vượt ngục vì "chìm đắm trong ảo tưởng" và rất thích thú với sự quan tâm mà Matt hay Sweat dành cho mình cũng như ý tưởng có thể thay đổi cuộc đời. Tuy nhiên, những gì bà tưởng tượng đều đã sụp đổ.
    Mitchell, 51 tuổi, hôm qua bị tuyên có tội trong việc tiếp tay cho hai phạm nhân Sweat và Matt vượt ngục khỏi Trại cải tạo Clinton. Bà có thể phải ngồi tù từ 2 - 7 năm vì những gì đã gây ra.
    Theo Stephen Johnston, luật sư bào chữa cho Mitchell, bà khóc rất nhiều, lo lắng, chán nản, suy sụp và thấy vô cùng hối hận sau khi bị bắt. Chồng của Mitchell, ông Lyle, cảm thấy rất buồn nhưng vẫn ủng hộ vợ mình. Lyle cho rằng nhận tội là lựa chọn tốt nhất của Mitchell.
    150606145342-escaped-ny-convic-9585-2374
    Richard Matt (trái) và David Sweat. Ảnh NYTimes
    Vũ Hoàng (theo ABC News)

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét