Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 64

(ĐC sưu tầm trên NET)


Isaac Newton tiên đoán thế giới sẽ biến mất vào năm 2060

Isaac Newton là một trong những thiên tài lớn nhất thế giới. Ngoài những phát minh khoa học vĩ đại, ông còn khiến nhiều người ám ảnh về tiên đoán ngày tận thế với thời điểm tận thế rất cụ thể.

    Isaac Newton tiên đoán ngày tận thế

    Các nhà nghiên cứu tiếng Do Thái ước tính Newton có hơn 1 triệu từ liên quan đến việc nghiên cứu Kinh Thánh của ông. Nhưng có lẽ những tuyên bố đáng chú ý nhất là trên một mảnh giấy biên trong một bức thư mà ông đã viết vào năm 1704. Trong mảnh giấy này ông đã tiên đoán rằng thế giới sẽ biến mất vào năm 2060.
    Vào những ngày cuối đời, Isaac Newton - nhà khoa học vĩ đại nhất nước Anh, đã để lại những ký hiệu kỳ lạ trong tập bản thảo dày 4.500 trang được cho là một quyển sách tiên tri. Không phải ai cũng biết rằng Kinh Thánh cũng là niềm đam mê lớn của Newton và ông dành khoảng thời gian ít ỏi còn lại của cuộc đời cho việc giải mã lời tiên tri trong đó nhằm tìm ra ngày tận thế.
    Trên thực tế, ông được cho là đã tiên đoán đúng sự kiện người Do Thái trở về mảnh đất Israel và tính ra ngày hành hình Chúa Jesu là 3/4 năm 33 SCN.
    Isaac Newton, ngày tận thế, nhà khoa học, tận thế, phát minh, Newton
    Isaac Newton tiên đoán thế giới sẽ biến mất vào năm 2060
    Newton đã đưa ra kết luận này sau khi ông nghiên cứu chuyên sâu sách của Daniel, đặc biệt trong chương 12 câu 7:
    “Tôi nghe thấy một người trên mặt sông mặc đồ vãi lanh. Khi người đó, con người bất tử, đưa tay phải lên, tiến về thiên đường, và thề rằng đó chỉ là một kỳ, nhiều kỳ, và nửa kỳ; và ngay khi sức mạnh của dân thánh bị tiêu tan, tất cả những sự kiện này sẽ hoàn tất.
    Chính cụm từ “một kỳ, nhiều kỳ, và nửa kỳ” đã khiến Newton phải chú ý. Ông đã diễn giải cụm này là ba và một nửa hay là 1260 ngày (cũng được tham khảo trong Daniel 7:25, Khải Huyền 11;3, 13:6 và 13:5). Nhưng ông đã thực hiện một điều chỉnh nhỏ, ông đã diễn giải ngày để có nghĩa là năm – 1260 năm – đánh dấu sự đếm ngược tới kết thúc của thế giới và sự trở lại của chúa.
    Tất nhiên, Newton cũng cần một ngày bắt đầu đếm ngược này. Cho rằng, Newton sử dụng các thiết lập của Thánh chế La Mã trong năm 800 sau Công Nguyên bởi Charlemagne. Điều này báo hiệu sự kết hợp của tính ưu việt tôn giáo của Đức Giáo Hoàng với ưu thế chính trị của Charlemagne.
    Do đó, năm 2060 đã được tính toán đơn giản bằng cách thêm 1.260 năm vào năm 800 sau Công Nguyên.
    Lời tiên tri về ngày tận thế đã được phổ biến trong phong trào Tin Lành xuyên suốt Ngày của Newton. Các tín đồ tôn giáo, những người vừa được tách khỏi các Hộ Đồng Công Giáo La Mã, bị bức hại nghiêm trọng từ Hội Đồng Công Giáo. Các nhà đứng đầu Tin Lành chẳng hạn như Martin Luther và John Calvin giáo hoàng tự xưng vua như những người phản nghịch. 144.000 người đắc cử đã được bảo hộ bởi Chúa được coi là những người Tin Lành. Các bội giáo lớn liên quan đến những người còn trong Giáo Hội Công Giáo La Mã.
    Newton tin rằng năm 800 sau Công Nguyên đã đánh dấu ngày bắt đầu sớm nhất để đếm ngược, nhưng nói thêm rằng có thể sẽ bắt đầu muộn hơn.
    “Nó không bắt đầu trước năm 800 thời điểm mà uy quyền của Đức Thánh Cha bắt đầu”, Newton nói. Sau đó ông nói thêm: “Tận thế có lẽ sẽ kết thúc muộn hơn, nhưng tôi thấy không có lý do gì cho việc này xảy ra sớm hơn.”
    Newton cho biết: “Không phải để khẳng định đâu là thời điểm cuối cùng, nhưng để đặt dấu chấm hết cho những phỏng đoán thiếu suy nghĩ của những con người huyền ảo, những người đã thường xuyên dự đoán ngày tận thế và bởi vì những hành động như vậy mang những lời tiên tri thiêng liêng thành mất hiệu nghiệm như những dự đoán sai lệch của họ.
    Trong Tân Ước, chúa Giê-su nói rằng chúng ta sẽ không biết chính xác ngày hoặc giờ trở về của ông (Mathew 24:36). Nhưng thực tế, chúa Giê-su thừa nhận rằng ngay cả chính Ngài cũng không biết ngày cụ thể thể thêm rằng chỉ có Đấng Chúa Trời mới biết chính xác thời gian. Nhưng sẽ có một số chỉ báo, báo hiệu sự trở lại của chúa Giê-su là gần kề. Một trong những dấu hiệu đó là sự phục hồi của quốc gia Israel.
    Khoahocthuvi.net
     

     

    Những điều về Isaac Newton ít được biết đến

    Hầu hết chúng ta biết đến Newton qua những đóng góp vĩ đại của ông cho khoa học.Tuy nhiên có một phần trong cuộc đời của Newton ít được nhắc đến, đó chính là phần liên quan đến tính cách và mối liên hệ của nó đến các phát kiến của ông.

      Những điều ít biết về Isaac Newton

      Hầu hết chúng ta biết đến Newton qua những đóng góp vĩ đại của ông cho khoa học như 3 định luật Newton về chuyển động, định luật vạn vật hấp dẫn, cũng như các khám phá của ông về quang học, thiên văn học, và toán học. Nhờ các định luật của ông mà người ta đã có thể tính toán được khoảng cách, tốc độ, và trọng lượng thực tế; cũng như nhờ đó ông đã đặt nền móng cho các phát minh hiện đại từ động cơ hơi nước đến tên lửa vũ trụ.
      Tuy nhiên có một phần trong cuộc đời của Newton ít được nhắc đến, đó chính là phần liên quan đến tính cách và mối liên hệ của nó đến các phát kiến của ông.
      Bức họa Newton của William Blake

      Bức họa NIsaac Newton của William Blake

      Tiểu sử của ông gắng liền với một căng bệnh tâm thần có tên cảm tính lưỡng cực. Các nhà văn lãng mạn thường xem bệnh này là "bệnh của thiên tài", một vài người khác thì xem đó như một yếu tố cho sự sáng tạo. Có ý kiến cho rằng căn bệnh này khiến một người bình thường trở thành một người cầu toàn và đam mê mãnh liệt vào một điều gì đó làm tăng năng suất làm việc, niềm tin vào tài năng của bản thân và nhu cầu tự khẳng định. Nhưng dù thế nào thì căn bệnh này cũng hủy hoại cuộc đời của người bệnh và gây ra những đau khổ cho những ai liên hệ với người đó.
      Những dấu hiệu của căn bệnh này sớm biểu hiện khi Newton còn là một cậu bé. Ông là một đứa trẻ cô độc, không tham gia chơi cùng những trẻ cùng trang lứa, thay vào đó ông dành thời gian một mình để làm những mô hình nhà cửa, máy móc, xe ngựa. Ông là một người rất dễ bị căng thẳng, tự mãn, và có tâm lý thống trị. Ông thường hướng những cơn giận dữ về phía gia đình và bạn bè của mình. Có một lần ông còn dọa đốt mẹ và cha dượng cùng với cả căn nhà.
      Ông cũng có những lúc ăn năn hối lỗi. Khi đó ông đã liệt kê ra một danh sách dài các tội lỗi của mình, "tấn công nhiều người", "đấm em gái", "cáu kỉnh với mẹ"…Bản tính nóng nảy đã khiến ông không được lòng rất nhiều người. Đồng liêu và người hầu của ông đã rất vui mừng khi biết ông rời nhà đi Cambridge.
      Tại Cambridge, ông chỉ kết bạn với duy nhất một người. Sổ tay của Newton trong những năm học đại học chỉ toàn về sự sợ hãi, lo lắng, buồn bã và những ý định tự sát.
      Sau khi được chỉ định làm nghiên cứu sinh tại Cambridge, ông lại tiếp tục có những giai đoạn thất thường và thường quên ăn. Hậu quả của những sự kiện đó thường khiến ông chán nản phiền muộn và trở nên nóng giận khi có ai đó chỉ trích cách nghiên cứu của ông. Hậu quả là ông rút lui khỏi cộng đồng khoa học và chấm dứt nghiên cứu của mình.
      Dù thành công và được công nhận, Newton luôn sợ các bình phẩm của đồng nghiệp đối với các nghiên cứu của mình. Ông đã giữ bí mật các nghiên cứu của mình cho đến khi Leibniz tuyên bố phát hiện ra trước. Và nếu không được một người bạn- Edmund Halley, một nhà thiên văn, thuyết phục, ông đã không xuất bản nghiên cứu quan trọng nhất của mình "the Principia" (Các nguyên lý).
      Newton luôn tránh né mọi người. Và nếu phải tiếp xúc với họ, ông hầu như chẳng nói gì. Mối liên hệ của ông với các nhà khoa học khác thường theo kiểu độc đoán. Ông không nói gì với những ai bất đồng ý kiến với mình. Và nếu phải tranh cải một vấn đề gì thì đối với Newton, bạn thù đều như nhau.
      Trong cuộc đời của mình, có hai người mà Newton yêu quý nhất. Một là cháu gái của ông, Catherine Barton, một cô gái thông minh và sinh đẹp, người sau này trở thành quản gia của ông tại London. Vào tháng 4/1696 khi Newton chuyển đến London để làm quản lý cho cục in tiền, cô đã chuyển đến sống với ông. Người còn lại là Fatio de Duillier, một nhà toán học người Thụy Sĩ. Chính vì tình cảm mãnh liệt giữa Newton và Fatio, cùng với sự thật là cả hai đều không kết hôn, nên những người viết tiểu sử về Newton nghi ngờ rằng đó là một mối quan hệ đồng tính, tuy nhiên không ai có bằng chứng về điều đó.
      Có một lý do khác mà người ta cho rằng đó là nguyên do cho sự độc thân của ông. Đó là về mẹ ông. Cha của Newton chết khi ông vừa mới sinh. Mẹ ông, Hannah Ayscough tái hôn khi ông lên 3 và ông bị bỏ cho bà nuôi dưỡng. Ông ghét cha dượng và luôn có vấn đề với mẹ mình. Sau này ông tuyệt vọng tìm kiếm sự chấp thuận của mẹ để tiếp tục đi học, bà đã không chấp nhận và muốn ông ở nhà để quản lý gia sản. Để rồi bà sớm nhận ra ông không có tài năng hay hứng thú gì với khối tài sản khổng lồ của bà.
      Newton còn là một người có ác cảm với danh tiếng. Trong tất cả các bài được xuất bản của mình, ông đã yêu cầu để khuyết danh. Có một câu chuyện là: Vào năm 1696, Leibniz và một nhà toán học người Thụy Sĩ-Johann Bernoulli đưa ra một bài toán và thách thức các nhà toán học châu Âu giải bài toán đó. Có rất nhiều nhà toán học nổi tiếng đã không thể nào tìm ra được lời giải cho bài toán này. Vào thời điểm này, Newton đang rất bận rộn với công việc tại cục in tiền. Nhưng sau một ngày mệt mỏi tại chỗ làm, ông đã chỉ tốn bốn tiếng để giải bài toán và đăng ẩn danh đáp án vào sáng hôm sau. Khi thấy lời giải cho bài toán, Bernoulli đã nói ông nhận ra con ‘sư tử qua móng vuốt của nó’.
      Vào những thời điểm chán nản, Newton đã rơi vào trạng thái hoang tưởng và thường nói chuyện một mình. Ông bị ám ảnh bởi tôn giáo và thường đắm mình vào các nghiên cứu về thuật giả kim. Ông đã dành 25 năm bí mật nghiên cứu thuật giả kim, tìm kiếm đan dược thần bí, và viết hàng nghìn trang nghiên cứu về chủ đề này.
      Giống như những người bị cảm tính lưỡng cực khác, Newton dần hình thành trong ông sự "hoang tưởng vĩ đại". Trong các ghi chép của mình về tôn giáo và thuật giả kim, ông viết rằng mình được Chúa chọn để mang sự thật của Người đến với thế gian.
      Khoahocthuvi.net

       

      Lý thuyết của Einstein chứng minh ma có thật?

      Albert Einstein, một trong những nhà khoa học lớn nhất mọi thời đại đã cung cấp nền tảng khoa học cho sự tồn tại thực sự của ma quỷ. Vậy, sự thật là thế nào?
      Sự tồn tại của ma quỷ là mối quan tâm của rất nhiều người. Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình tượng ma quỷ trong vô số câu chuyện đời thường, trong Kinh Thánh, sách, báo, phim ảnh… Tuy nhiên, lời giải thật sự về hiện tượng ma quỷ hay các linh hồn, cuộc sống sau khi chết, sự báo ứng vẫn khiến các nhà nghiên cứu phải đau đầu.
      Phần lớn những người tin vào sự tồn tại của ma quỷ cho rằng, mỗi cá thể đều có hai phần linh hồn và thể xác. Khi chết, phần hồn sẽ tách rời ra ngoài và lưu lạc ở cõi chết. Những linh hồn này có thể tự do đi lại giữa hai thế giới và có khả năng tác động đến tâm trí người đang sống.

      Albert Einstein, một trong những nhà khoa học lớn nhất mọi thời đại đã cung cấp nền tảng khoa học cho sự tồn tại thực sự của ma quỷ. Ông chứng minh rằng, mọi năng lượng trong vũ trụ là không đổi và nó cũng không tự nhiên sinh ra hay mất đi…
      Vậy thì điều gì xảy ra khi con người chết đi? Nếu năng lượng của chúng ta không bị mất đi thì phải được chuyển hóa thành dạng năng lượng khác. Loại năng lượng mới đó là gì? Liệu chúng ta có thể gọi đó là ma hay không?
      Albert Einstein còn cho rằng, năng lượng không thể được tạo ra hay bị phá hủy, nó chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Khi chúng ta còn sống, chúng ta có năng lượng điện trong cơ thể. Điều gì xảy ra với nguồn năng lượng giúp tim chúng ta đập và phổi hô hấp sau khi con người chết đi?
      Tuy nhiên, câu trả lời cho suy luận của Einstein lại bị các nhà khoa học bác bỏ bằng một luận điểm rất hợp lý. Sau khi một người chết đi, năng lượng từ cơ thể người đó tỏa ra môi trường. Năng lượng cơ thể sau khi con người chết đi được giải phóng dưới dạng nhiệt, và được chuyển sang những động vật ăn xác người.
      Ví dụ, những động vật hoang dã ăn xác người nếu người chết không được chôn cất, hay những côn trùng, vi khuẩn ăn xác sau khi tử thi được chôn, và những thực vật hấp thu chúng ta. Nếu con người được hỏa táng, năng lượng trong cơ thể được giải phóng dưới dạng nhiệt và ánh sáng.
      Khi con người ăn thực vật và động vật, chúng ta hấp thu năng lượng của chúng và chuyển sang năng lượng để cơ thể con người sử dụng. Thức ăn được chuyển hóa sau khi cơ thể con người tiêu hóa, và các phản ứng hóa hóa giúp giải phóng năng lượng mà động vật cần để sống, di chuyển và sinh sản… Năng lượng đó không tồn tại dưới dạng sống, năng lượng ma hay điện từ, mà tồn tại dưới dạng năng lượng nhiệt và hóa học.
      Nhiều người săn ma nói rằng họ có thể phát hiện ra điện trường mà ma quỷ tạo ra. Thực tế là những quá trình chuyển hóa của con người và những sinh vật khác cũng tạo ra những dòng điện yếu, nhưng những dòng điện này mất đi sau khi sinh vật chết. Vì khi nguồn năng lượng bị mất thì dòng điện cũng ngừng – giống như bóng đèn ngưng sáng sau khi chúng ta ngắt công tắc điện để tắt nguồn điện cung cấp.
      Hầu hết năng lượng mà người chết để lại được tái nhập vào môi trường sau nhiều năm dưới dạng thức ăn; phần còn lại bị tiêu tan đi ngay sau khi chúng ta chết, và đây không phải là dạng mà chúng ta có thể phát hiện ra sau nhiều năm nhờ các thiết bị săn ma phổ biến hiện nay, như máy phát hiện điện trường (EMF).
      Những người săn ma viện dẫn lý thuyết của Einstein thực ra chỉ chứng tỏ họ hiểu biết chưa sâu sắc về khoa học cơ bản. Ma quỷ có thể thực sự tồn tại, nhưng bản thân Einstein hay lý thuyết của ông không khẳng định ma quỷ là có thật.
      Khoahocthuvi.net
      Nguồn: MASK, Đất Việt


      Những điều ít biết về "thiên thần trong bóng tối" Leo Szilard

      Leo Szilard là một nhà vật lý học vĩ đại người Mỹ gốc Hungary. Tuy nhiên, những đóng góp của ông cho khoa học lại ít được người đời biết tới. Có thể nói, Leo Szilard là "thiên thần trong bóng tối".

      Leo Szilard (1898-1964) được biết đến là người  đề xuất phản ứng hạt nhân dây chuyền năm 1933, đăng ký phát minh ý tưởng về lò phản ứng hạt nhân với Enrico Fermi và cuối năm 1939 viết một bức thư mà Albert Einstein kí tên đã dẫn tới dự án Manhattan chế tạo quả bom nguyên tử đầu tiên, tuy nhiên sau này ông trở thành người tích cực vận động không sử dụng vũ khí hạt nhân.
      Ông cũng là người đầu tiên trình bày ý tưởng về kính hiển vi điện tử, máy gia tốc tuyến tính và cyclotron. Szilard không tự mình xây dựng tất cả các thiết bị trên, và cũng không công bố ý tưởng của mình trên các tạp chí khoa học, cho nên công trạng đối với những phát minh này thường rơi vào tay người khác.
      Do đó, Szilard chưa từng nhận được giải Nobel, nhưng người khác nhận được giải dựa trên hai phát minh của ông.
      Được biết, trong thời gian ở đại học, Szilard tham dự các khóa học của Albert Einstein. Chính Einstein là người hết mực ca ngợi luận án tiến sĩ của Szilard. Vào cuối những năm 1920, họ cùng nhau làm việc để phát triển tủ lạnh không có các thành phần chuyển động và cùng chia sẻ một số bằng sáng chế về lĩnh vực này.
      Những tủ lạnh gia đình sử dụng công nghệ này thường được gọi là tủ lạnh Einstein-Szilard hoặc tủ lạnh Einstein. Chắc nhiều người sẽ thấy ngạc nhiên về việc Einstein có bằng sáng chế về tủ lạnh. Tuy nhiên, những tủ lạnh này không bao giờ thành công về mặt thương mại. Trong suốt cuộc đời của hai người, Einstein và Szilard là những người bạn tốt của nhau.
      Sau khi hiện tượng phân rã hạt nhân được phát hiện năm 1938, Szilard là một trong những người đầu tiên nhận thức ra chế tạo vũ khí hạt nhân bây giờ đã là điều khả thi, và rằng phe Đồng minh cần phải chế tạo vũ khí nguyên tử trước khi phe Phát xít làm được.
      Lúc này, Thế chiến II vừa bắt đầu. Để bày tỏ sự bức thiết của việc sớm chế tạo vũ khí hạt nhân, ông quyết định viết một lá thư cho tổng thống Franklin D Roosevelt. Nhưng Szilard biết mình không phải là người đủ nổi tiếng để lá thư được xem xét cẩn trọng. Ông không muốn lá thư bị thất lạc hoặc bị bỏ qua. Vì vậy, ông đã đề nghị Einstein cùng ký vào lá thư để gia tăng tầm quan trọng.
      Lá thư này sau đó được chuyển tới tổng thống Roosevelt. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự ra đời của dự án Manhattan và bom nguyên tử. Nhưng thật không may, lá thư này sau đó được đông đảo dư luận coi là "lá thư của Einstein", mặc dù Szilard là người viết, còn Einstein chỉ là người ký. Trong bức ảnh ở trên, lá thư này được gọi là "lá thư Roosevelt". Thực ra, phải gọi nó là "lá thư Szilard-Einstein" mới đúng.

      Leo Szilard được mệnh danh là "thiên thần trong bóng tối"

      Szilard và Enrico Fermi, người phát minh ra lò hạt nhân, cùng triển khai dự án Manhattan. Fermi là một nhà vật lý người Ý, đã đạt giải Nobel vật lý năm 1938. Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của họ trong dự án Manhattan là xây dựng minh chứng thực nghiệm cho phản ứng hạt nhân dây chuyền bền vững tại Chicago vào năm 1942. Đây chính là lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của thế giới.
      Szilard và Niels Bohr, nhà vật lý học người Đan Mạch, cùng tham gia dự án Manhattan, mường tượng rằng bom hạt nhân sẽ là một phương tiện gìn giữ hòa bình thế giới, ngay cả trước khi một qủa bom hạt nhân thực sự được chế tạo.
      Khi hai quốc gia đều có bom hạt nhân thì không nước nào có thể xâm lược được nước kia. Đây là khả năng chỉ bom hạt nhân mới có, và là giải pháp tốt nhất để ngăn ngừa chiến tranh.
      Điều này giải thích vì sao Szilard, Bohr và nhiều nhà khoa học khác muốn chia sẻ công nghệ bom hạt nhân cho những nước khác, đặc biệt là Liên Xô. Nhiều nhà khoa học làm việc trong dự án bom hạt nhân cũng tin rằng đây là vũ khí siêu việt, tạo ra thế thống trị độc tài nếu chỉ có một quốc gia sở hữu nó.
      Nếu công nghệ này không được chia sẻ, Szilard và Bohr tiên đoán chiến tranh lạnh và chạy đua vũ trang hạt nhân sẽ xảy ra như hệ quả tất yếu. Lịch sử chứng minh họ đã đúng.
      Szilard muốn bom hạt nhân chỉ được sử dụng với mục đích răn đe, ngăn chặn. Nhưng khi biết quân đội muốn đánh bom Nhật Bản, ông đã tranh cãi nảy lửa với tướng Leslie Groves, là sếp của Julius Robert Oppenheimer, chủ nhiệm dự án Manhattan. Oppenheimer lúc đó là giáo sư vật lý đại học California Bekerley.

      Albert Einstein và Leo Szilard (phải) thảo luận về lá thư gửi Tổng thống Mỹ Roosevelt. Ảnh: OSTI

      Khi Szilard nổi giận và quát mắng Groves, ông này loại Szilard ra khỏi dự án Manhattan và muốn bỏ tù Szilard. Ông thoát khỏi án tù vì được nhiều nhà khoa học đang làm việc trong dự án Manhattan ủng hộ.
      Szilard viết một bức thư nữa cho tổng thống Roosevelt, giải thích không nên đánh bom Nhật Bản. Nhưng tổng thống đã chết vài ngày trước khi bức thư tới nơi. Sau đó Szilard cố gắng liên lạc với tổng thống Truman, nhưng thư của ông không bao giờ tới được Truman, hoặc đã tới nhưng bị bỏ qua.
      Szilard nhìn biết được thảm cảnh do A-Bom tại Hiroshima và Nagasaki qua truyền thông. Ngày hôm sau, Szilard tuyên bố :“ Việc sử dụng bom nguyên tử chống Nhật là một lỗi lầm lơn nhất trong lịch sử. Tôi đã làm tất cả những gì tôi có thể để ngăn cản, nhưng tôi đã thất bại“.
      Sau khi hai quả bom được ném xuống Nhật Bản, Szilard rời bỏ ngành vật lý hạt nhân và bắt đầu làm việc trong lĩnh vực sinh học phân tử.
      Về sau, ông được chẩn đoán là bị ung thư bàng quang và các bác sĩ dự đoán ông khó qua khỏi. Sử dụng kiến thức về nguyên tố phóng xạ và sinh học, Szilard đã phát minh ra phương pháp chiếu xạ tế bào ung thư bằng bức xạ tia gamma từ đồng vị Cobalt 60.
      Các bác sĩ cảnh báo ông sẽ chết vì nhiễm xạ, nhưng ngược lại, ông đã qua khỏi. Szilard tự chữa cho mình khỏi ung thư và bình phục hoàn toàn. Phương pháp trị liệu bằng phóng xạ này từ đó được sử dụng trong y học để chữa một số bệnh ung thư.
      Mặc dù tên tuổi của Szilard ít được công chúng biết tới, nhưng nhiều người trong giới lịch sử khoa học và vật lý hạt nhân biết rõ về ông.
      Có một miệng núi lửa trên Mặt Trăng mang tên ông, nhưng đó là miệng núi lửa ở phía xa của mặt trăng, con người không bao giờ nhìn thấy được từ Trái Đất. Ông cũng được vinh danh trong danh sách những nhà phát minh của Mỹ năm 1996.
      Trong số các đồng nghiệp của Szilard, nhiều người đã đạt giải Nobel hoặc xứng đáng đạt giải Nobel. Nhiều người trong số họ đánh giá rằng ông là người lỗi lạc, có tư duy độc lập và sáng tạo xuất chúng. Eugene Wigner (giải Nobel năm 1963) đã viết rằng, nếu chỉ cần đến các ý tưởng thì Szilard đã một mình thực hiện toàn bộ dự án Manhattan.
      Szilard là nhân vật trung tâm của quả bom nguyên tử đầu tiên. Ông chính là cha đẻ của bom nguyên tử, và luôn nhìn nhận rằng bom nguyên tử là vũ khí để gìn giữ hòa bình chứ không phải là vũ khí để hủy diệt. Bom nguyên tử mang lại cân bằng cho thế giới, là phương tiện để ngăn ngừa mọi cuộc chiến tranh, như ông mơ từ những ngày đầu thế giới chưa có bom nguyên tử.
      Khoahocthuvi. net
      Theo VnExpress, Wikipedia, Thanh niên

       

      Cuộc sống dị thường của "bác học điên" Nikola Tesla

      "Bác học điên" Nikola Tesla là một nhà phát minh, nhà vật lý, kỹ sư cơ khí và kỹ sư điện người Serbia. Ông đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...
        Nikola Tesla là một nhà phát minh, nhà vật lý, kỹ sư cơ khí và kỹ sư điện tử  được biết đến với nhiều đóng góp mang tính cách mạng trong các lĩnh vực điện và từ trường trong cuối thế kỷ 19 đầu thế kỉ 20. Vì tính cách lập dị và những tuyên bố kỳ lạ và khó tin về sự phát triển của khoa học kỹ thuật, Tesla bị cô lập và bị coi là một nhà bác học điên lúc cuối đời.
        Bài viết này sẽ đề cập đến Tesla và những gì khác biệt giúp ông trở thành một nhà khoa học vĩ đại.
        Nikola Tesla - nhà khoa học đơn thuần
        Hầu hết mọi người nhìn nhận Nikola Tesla như một nhà khoa học đơn thuần, luôn cống hiến hết mình cho khoa học và để lại những di sản đáng quý.
        Ở thời kì đó khi đồng tiền là thứ được đặt lên hàng đầu, hầu hết các nhà khoa học và kỹ sư đều chú trọng vào vấn đề thương mại của các chương trình khoa học cũng như các phát minh. Đối với Tesla thì khác, ông luôn đi trên con đường riêng của mình. Chính vì lý do này mà cuộc đời khoa học của ông có nhiều thăng hoa nhưng cũng lắm gian khổ, bần hàn. Theo một số tư liệu thì thậm chí có một số lần ông còn bị lợi dụng bởi những người đồng nghiệp.
        Tesla không giống như Edison, ông không tích cực vận động, quảng bá hình ảnh mạnh mẽ tới công chúng hay vận dụng báo chí để có được lợi thế. Ông chỉ đơn thuần đi sâu vào công việc của mình, đấu tranh để vận động trong công việc nghiên cứu lâu dài. Tesla đã đưa ra được nhiều ý tưởng, công trình mang tầm vĩ mô và tiềm năng cho tương lai. Ví dụ như khi ông đăng kí phát minh cuộn dây Tesla sử dụng để truyền và nhận các tín hiệu vô tuyến mạnh khi được điều chỉnh cho cộng hưởng ở cùng tần số hay vào khoảng những năm 1900 ông đã viết một bài dài 60 trang cho tạp chí Thế kỷ với tiêu đề "Vấn đề tăng cường nguồn năng lượng của loài người". Sự sáng tạo của ông không đủ thực dụng như những đồng nghiệp cùng thời nhưng lại có sức ảnh hưởng lớn tới các vấn đề trong tương lai.

        "Bác học điên" Nikola Tesla
        Lối sống đặc biệt và những điều kì lạ của Nikola Tesla
        Nikola Tesla là một nhà khoa học bị đánh giá là khá “điên” đối với nhiều người. Ông mắc một hội chứng đó là chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD - một loại rối loạn tâm lý có tính chất mãn tính, dấu hiệu phổ biến của bệnh đó là ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lý do chính đáng và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng, đây là một dạng trong nhóm bệnh liên quan trực tiếp đến Stress).
        Cuộc đời ông có nhiều dấu hiệu đặc biệt liên quan đến con số 3. Người ta nói rằng Tesla thường đi vòng quanh 3 lần trước khi vào 1 tòa nhà, và ông luôn yêu cầu 18 (1 con số chia hết cho 3) chiếc khăn ăn để đánh bóng đồ bạc và cốc nước mỗi tối. Ông sống 1 mình những năm cuối đời trong căn hộ 3327 (cũng 1 con số chia hết cho 3) trên tầng 33 của khách sạn New York. Cuối cùng thì ông mất 3 ngày trước sinh nhật lần thứ 87 của mình.
        Có những tin đồn rằng Tesla đã từng làm việc suốt 84 giờ không ngủ. Và những giấc ngủ của ông cũng luôn chập chờn, đứt quãng. Thậm chí còn có một số người cho rằng ông nảy sinh ra phát minh trong giấc ngủ của mình. Ngoài sự khác thường trong giấc ngủ thì bình thường ông có lối sống khá lành mạnh và chú trọng đến bề ngoài. Tesla tin rằng, điều mà những nhà chuyên môn về chăm sóc sức khỏe ngày nay đều đồng tình, rằng một thân thể khỏe mạnh sẽ tạo nên một trí óc sáng suốt. Vì thế, ông thường đi bộ 8 đến 10 cây số mỗi ngày. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, ông thường massage các ngón chân vì tin rằng điều đó sẽ kích thích các tế bào não bộ. Tuy nhiên Tesla lại chọn cho mình một cuộc sống độc thân. Cuối đời, Tesla đã trả lời phỏng vấn rằng lý do khiến ông không cưới vợ chính là vì khoa học. Ngoài ra Tesla rất yêu thích động vật mà đặc biệt là loài chim bồ câu.

        5 phát minh viễn tưởng của "bác học điên" Tesla
        1. Khai thác tia vũ trụ
        Tesla từng nghĩ đến ý tưởng khai thác nguồn năng lượng miễn phí đến từ những hạt nguyên tử, các loài tia đầy rẫy trong vũ trụ. Đây là ý tưởng bị coi là khoa học giả tưởng với hầu hết các nhà nghiên cứu vì nó không thực tế.
        Nhưng Tesla lại tin rằng có thể thiết kế một chiếc máy khả thi để khai thác nguồn năng lượng này và chấm dứt vẫn đề khan hiếm từ Trái Đất.
        Các hạt vũ trụ siêu nhỏ này liên tục rơi xuống mặt đất với tốc độ nhanh hơn ánh sáng và ông nghĩ có thể "bắt" được chúng để chuyển đổi thành năng lượng sử dụng được. Rất tiếc, phát minh của ông chưa từng được sản xuất.
        2. Điện cảm ứng
        Ông bắt tay xây dựng tháp Wardenclyffe ở New York nhưng sau đó bị rút nguồn tài trợ của JP Morgan vì họ phát hiện ý đồ thật sự của ông chứ không phải xây dựng tháp viễn thông. Đây là bước cuối cùng trong hệ thống điện không dây của Tesla và được kết hợp với phát minh máy thu năng lượng vũ trụ. Nếu thành công, thế giới sẽ được sử dụng điện miễn phí và không giới hạn chỉ bằng một cái ăng-ten.
        Phát minh của Tesla bị chính phủ phản đối kịch liệt vì nó không thu được lợi nhuận. Tuy nhiên, mói đây các nhà khoa học đã thắp sáng được bóng đèn bằng điện không dây ở khoảng cách 7 mét.
        3. Đốt lạnh
        Phát minh này hy vọng sẽ thay thế được xà phòng và nước trong sinh hoạt. Tesla muốn thay thế điện với nước vì điện là kẻ thù lớn nhất của vi trùng.
        Sự đốt lạnh nghĩa là đốt cháy nhưng không gây bỏng, người ta sẽ đứng trên một tấm kim loại và được phủ trong nguồn điện luân phiên đến 2,5 triệu volt giống như một ngọn lửa trùm lên cơ thể.
        Phương pháp này hiệu quả vì da người có tính dẫn điện. Nó còn có tác dụng chữa bệnh vì nguồn điện mạnh có thể sinh ra lượng lớn khí ozon khử trùng có lợi cho sức khỏe.
        Vấn đề chi phí và an toàn cho người sử dụng đã biến ý tưởng "đốt lạnh" thành mơ hồ.
        4. Teslascope
        Nỗ lực lớn nhất mà Nikola Tesla luôn cố gắng là tạo ra thiết bị giao tiếp với người ngoài hành tinh.
        Ông tuyên bố có thể giao tiếp với những nền văn minh xa xôi bằng Teslascope nhưng chưa có ai xác minh những gì ông nói.
        Sử dụng chiếc kính Teslascope của mình, ông hy vọng chứng minh sự tồn tại của sự sống trên sao Hỏa.
        5. Máy phát tia chết chóc
        Đây là phát minh nguy hiểm của Tesla trong nỗ lực chống lại chiến tranh. Death Ray - Tia chết chóc làm việc như một máy gia tốc hạt có khả năng bắn một chùm tia năng lượng cao tới khoảng cách 250 dặm để làm tan chảy mọi động cơ và máy bay chiến đấu.
        Tesla đã đề xuất ý tưởng cho JP Morgan để xin tài trợ và khẳng định với dòng năng lượng 80 triệu volt, chùm tia có thể xuyên thủng bất cứ vật liệu gì.
        Lập luận của ông khá thuyết phục nhưng chính phủ Anh và Mỹ đều từ chối. Nước Nga đã ủng hộ Tesla và cho chạy thử nghiệm phát minh này. Nhiều nhà lý thuyết âm mưu cho rằng chính hoạt động chế tạo này đã gây ra vụ nỏ Tunguska (30/7/1908).
        Khoahocthuvi.net

        Không có nhận xét nào:

        Đăng nhận xét