Chuyển đến nội dung chính

ĐÂU LÀ BIA MIỆNG? 8

-Trăm năm bia đá thì mòn 
Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ!
-Nhưng mấy ai thoát được sự cám dỗ của danh lợi - quyền lực?
-Và khi đã mù quáng về nhận thức mà lại còn khuếch trương quyền lực thì thật là đáng sợ!

--------------------------------------------------
 (ĐC sưu tầm trên NET)


 Vụ án Xét lại Chống Đảng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vụ án Xét lại Chống Đảng có tên chính thức là "Vụ án Tổ chức chống Ðảng, chống Nhà nước ta, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài"[1] mang mã số X77[2][nguồn không đáng tin?] là một vụ án chính trị do Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Đức ThọBộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn trực tiếp chỉ đạo đưa đến việc bắt giam nhiều năm không xét xử nhiều nhân vật quan trọng của Đảng Lao động Việt Nam và nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1967 với cáo buộc những người này đi theo Chủ nghĩa Xét lại, sau đó từ năm 1973 lần lượt thả ra[cần dẫn nguồn]. Vụ án này bắt nguồn từ cuộc tranh chấp quyền lực và mâu thuẫn đường lối chính trị trong nội bộ Đảng Lao động Việt Nam và chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Một phe là Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh. Phe kia là Trường ChinhVõ Nguyên Giáp. Hồ Chí Minh lúc đầu không ủng hộ phe nào cả nhưng sau chấp nhận đường lối của Lê Duẩn, mở đầu cho cuộc thanh trừng năm 1963.[3] Phe của Lê Duẩn còn có Tố Hữu, Lê Đức Thọ, Hoàng Tùng.[4][nguồn không đáng tin?]

Bối cảnh

Vào tháng 9 năm 1953, Khrushchyov được bầu làm bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Tại đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô, ông đã đọc báo cáo về sự sùng bái cá nhân của I.V. Stalin. Ông chủ trương chung sống hòa bình với thế giới Tư bản ("Các nước không cùng lập trường chính trị có thể sống chung")[5]. Đường lối của Khrushchyov bị Trung Quốc, dưới thời Mao Trạch Đông, chống lại và gọi là "Chủ nghĩa Xét lại".
Tại Việt Nam, đảng viên cộng sản phân hóa thành hai nhóm, một nhóm chấp nhận chính sách xét lại của Khrushchev (chủ trương tạm thời sống hòa bình với Việt Nam Cộng hòa), không muốn phát động chiến tranh vũ trang giải phóng miền Nam ngay, mà cho rằng phải xây dựng nền tảng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trước khi nghĩ đến đấu tranh vũ trang ở miền Nam. Trong giai đoạn 1954-1959, theo BBC Việt ngữ, Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp ủng hộ ý kiến này[6], vì cơ hội thi hành Hiệp định Genève vẫn còn. Họ hi vọng có thể thống nhất hòa bình như Hiệp định Genève quy định, trong khi nếu phát động đấu tranh vũ trang sẽ khiến Hoa Kỳ nhảy vào trực tiếp tham chiến, khi đó chẳng những sẽ thất bại mà còn làm mất lòng Liên Xô. Nhóm kia ủng hộ quan điểm của Trung Quốc, muốn theo đuổi chính sách cứng rắn của Mao Trạch Đông (tổ chức ngay chiến tranh giải phóng miền Nam). Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã từng phát biểu chỉ trích Liên Xô và nhóm "chủ hòa" rằng: "Chúng tôi không ảo tưởng và không đánh giá thấp Mỹ, có điều chúng tôi không sợ. Nếu ai đó cứ cho rằng kiên quyết chống Mỹ là sẽ thất bại và dẫn đến chiến tranh hạt nhân, thì chỉ còn có cách đầu hàng chủ nghĩa đế quốc". Trong hồi ký "Tử tù tự xử lí" của Trần Thư, ông mô tả không khí lúc bấy giờ là "tâm lý chủ chiến bao trùm xã hội miền Bắc" và "nếu có ai chủ trương chung sống hòa bình và thi đua hòa bình giữa hai miền thì cũng chẳng dám nói ra."[6][7]
Xung khắc giữa Hà Nội và Moskva đưa đến Liên Xô làm áp lực, đe dọa cắt viện trợ cho Bắc Việt. Quan hệ Việt-Xô chỉ cải thiện sau khi Brezhnev lên thay thế Khrushchyov năm 1964. Liên Xô sau đó lại viện trợ cho Hà Nội dồi dào trong cuộc ganh đua ảnh hưởng quốc tế với Bắc Kinh.[8]
Trong khi đó tình hình tại Việt Nam giữa hai miền Nam Bắc từ năm 1960 trở đi đã khiến Hiệp định Genève coi như không thể thi hành được nữa. Hội nghị Trung ương lần thứ 9 tháng 12 năm 1963 cuối cùng chính thức thừa nhận đấu tranh vũ trang là hình thức đấu tranh chủ yếu, kêu gọi các lực lượng cách mạng miền Nam tìm cách giành thắng lợi trong thời gian ngắn nhất, nhưng không đưa quân chủ lực từ miền Bắc vào chi viện để không tạo cớ cho Mỹ nhảy vào. Nghị quyết này cũng đòi hỏi Đảng dẹp mọi chống đối bằng cách thanh trừng những thành phần không tuân phục.[9]

Diễn biến

Tháng 9 năm 1963, Lê Đức Thọ, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, đăng một bài báo trên Báo Nhân Dân nói rằng một số đảng viên bị ảnh hưởng của "chủ nghĩa xét lại" vì thế nghi ngờ chiến lược thống nhất đất nước của đảng.
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ IX, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Phạm Hùng đã phê phán chủ trương chung sống hòa bình và hội nghị kết thúc với nghị quyết xác định lập trường đứng về phía Trung Quốc lên án "chủ nghĩa xét lại Khrushchyov", đẩy mạnh công cuộc đấu tranh bằng vũ lực ở miền Nam.
Sau Hội nghị Trung ương lần thứ IX, nhóm do Lê Duẩn đứng đầu tăng cường phê phán "chủ nghĩa xét lại hiện đại". Lê Đức Thọ cho đăng loạt bài "Tăng cường mặt trận tư tưởng để củng cố Đảng" nói rằng một thiểu số trong đảng không đi theo đường lối đã vạch ra và thông báo các đảng viên sẽ phải dự các lớp học tập và chỉnh huấn để thấm nhuần nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ IX.
Những bất đồng của hai nhóm trong nội bộ đảng không dừng lại ở năm 1963-64 mà kết thúc bằng đợt bắt giữ những người ủng hộ quan điểm của Khrushchyov vào năm 1967.
Theo tường thuật của Trần Đĩnh, người tự nhận là đã viết tiểu sử chính thức cho Hồ Chí Minh [cần dẫn nguồn] cùng là phó trưởng ban Tuyên truyền sinh hoạt Đảng Cộng sản Việt Nam thì Lê Duẩn chủ trương chỉnh huấn và dùng lý luận chống xét lại để mở cuộc đánh gục phe chủ hòa, không muốn theo Mao, trong đó có Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp và cả Hồ Chí Minh.[10][nguồn không đáng tin?] Lê Duẩn cũng có tham vọng muốn dùng hậu thuẫn của Hoa lục để đạt ưu thế lãnh tụ, gạt cả Hồ Chí Minh sang một bên.[11][nguồn không đáng tin?] Những mục tiêu này Lê Duẩn đều thủ đắc vì sau Nghị quyết 9, Hồ Chí Minh không còn dự họp Bộ Chính trị nữa. Võ Nguyên Giáp cùng Lê Liêm cũng bị loại.[12][nguồn không đáng tin?] Trường Chinh trước không theo Lê Duẩn nhưng rốt cuộc ngã theo Duẩn nên được lưu dụng. Việc thanh lọc năm 1963 chủ yếu là về mặt lý thuyết nhưng đến năm 1967 thì Lê Duẩn công khai đánh "phái hữu" về mặt nhân sự sau khi Nguyễn Chí Thanh tử nạn vào tháng 7 năm 1967.
Lê Đức Thọ được đưa vào Quân ủy trung ương. Nguyễn Văn Vịnh bị mất chức trong Quân ủy trung ương và quản thúc. Những người thuộc phe Võ Nguyên Giáp như Lê Minh Nghĩa, Lê Trọng Nghĩa, và Đỗ Đức Kiên đều bị loại trong khoản thời gian từ giữa năm 1967 đến 1969.[13] Lê Duẩn đã lợi dụng cơ hội này để vô hiệu hóa đối thủ quốc nội và thiết lập hệ thống công an chặt chẽ ở miền Bắc.[9]
Thời điểm vụ càn quét thanh lọc để bắt những nhân vật không cùng quan điểm với Lê Duẩn được diễn ra vào năm 1967 để dọn đường cho Nghị quyết 14 vào đầu năm 1968, đúc kết và định hướng cho Tổng công kích Tết Mậu Thân 1968.[14]

Những nhân vật trong vụ án

Nghiên cứu về sự kiện này được Sophie Quinn-Judge công bố trên tạp chí Journal of Cold War History tháng 11 năm 2005, ước lượng trong Vụ án Xét lại Chống Đảng, khoảng 300 người bị bắt trong đó có 30 nhân vật cao cấp.
  • Những nhân vật bị bắt: gồm những nhân vật lão thành trong đảng, nhiều vị tướng cùng một số những nhà nghiên cứu và nhà báo như: Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin Hoàng Minh Chính[15] (bị bắt ngày 27-7-1967); Vụ trưởng Lễ tân Bộ Ngoại giao Vũ Đình Huỳnh[16] (bị bắt ngày 18-10-1967)[17]; Cục trưởng Cục 2 (Cục Tình báo quân đội) đại tá Lê Trọng Nghĩa[18]; Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng Đại tá Lê Minh Nghĩa; Cục trưởng Cục Tác chiến Đại tá Đỗ Đức Kiên[19]; Tổng Biên tập báo Quân đội Nhân dân Hoàng Thế Dũng; phó giám đốc nhà xuất bản Sự thật, nguyên Tỉnh ủy viên tỉnh ủy Quảng Bình Nguyễn Kiến Giang; Giám đốc nhà xuất bản Sự thật Minh Tranh[20]; Phó bí thư thành ủy Hà Nội kiêm Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính TP Hà Nội Trần Minh Việt; phó tổng biên tập báo Hà Nội Mới Phạm Hữu Viết[21]; phó tổng biên tập tạp chí Học Tập Phạm Kỳ Vân[22]; Tổng thư kí toà báo Quân Đội Nhân Dân Trần Thư[23]; nhà báo Vũ Thư Hiên, nhà văn Bùi Ngọc Tấn...
  • Những nhân vật không bị bắt nhưng bị khai trừ đảng: Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm[24], Thứ trưởng Bộ Văn hóa Lê Liêm[25][26]; thiếu tướng Đặng Kim Giang (Theo Vũ Thư Hiên, ông này cũng bị bắt giam ở Hoả lò); Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Vịnh[27]; phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học nhà nước Bùi Công Trừng[24]. Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm bị quy trách nhiệm về bản tuyên bố chung "thân Liên Xô" trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 1 năm 1963 của Chủ tịch Tiệp Khắc Novotny và bị thay thế bởi Xuân Thủy[28]
  • Những nhân vật xin tị nạn tại Liên Xô: có khoảng 40 người lúc đó đang đi học hay đi công tác ở Liên Xô đã xin ở lại như Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội Nguyễn Minh Cần; Chính uỷ sư đoàn 308, Phó chính uỷ Quân khu khu III đại tá Lê Vinh Quốc; nguyên Tổng biên tập Báo Quân đội Nhân dân thượng tá Ðỗ Văn Doãn.
Theo Trần Đĩnh thì đại sứ Liên Xô ở Hà Nội là Cherbakov cố can thiệp xin thả một số nhân vật nhưng chính quyền từ chốị.[29][nguồn không đáng tin?]

Hoàng Minh Chính và Vụ án Xét lại Chống Đảng

Ở cương vị Viện trưởng Viện Triết học, Hiệu phó trường đảng Nguyễn Ái Quốc, một trong những lý thuyết gia của đảng, ông Hoàng Minh Chính[30] được Trường Chinh giao nhiệm vụ soạn thảo bản Báo cáo chính trị của Hội nghị TW9.
Bản báo cáo ông Hoàng Minh Chính bị bác bỏ, nhưng ông đã tự ý [31] phân phát bài viết mang tựa đề "Về chủ nghĩa giáo điều ở Việt Nam" cho một số đại biểu tham dự hội nghị. Một số các đại biểu đã hưởng ứng lập trường này như Bùi Công Trừng, Lê Liêm, Ung Văn Khiêm. Chính vì thế ông Hoàng Minh Chính bị coi là người đứng đầu nhóm Xét lại Chống Đảng.

Nguyên nhân của vụ án

Nguyên nhân của vụ án đến nay vẫn chưa rõ ràng. Nhiều nhân vật bị bắt trong thời kỳ này cho rằng nguyên nhân của Vụ án Xét lại Chống Đảng là vì Lê Duẩn và Lê Đức Thọ muốn dùng "hiểm họa xét lại" để hạ bệ tướng Võ Nguyên Giáp. Đồng quan điểm này trong bài "Revisionism in Vietnam" (1995), Judith Stowe cũng nói ông Võ Nguyên Giáp "là đối tượng chính của chiến dịch bài trừ khuynh hướng xét lại." Trao đổi với BBC ngày 02/12/2013, nhà văn Vũ Thư Hiên nói ông và những người khác bị bắt và bị bỏ tù trong vụ án "Xét lại chống Đảng" chỉ là những 'con dê tế thần' của một âm mưu trong nội bộ Đảng Cộng sản khi đó, mà theo ông là để hạ uy tín của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.[32] Pierre Asselin[33], trong tiểu luận "Lê Duẩn, the American War, and the Creation of an Independent Vietnamese State" nói rõ thêm rằng "do quá nguy hiểm nếu công kích cá nhân ông Giáp, nên ông Lê Duẩn nhắm đến đội ngũ ủng hộ vị tướng, đặc biệt những người thân cận và trung thành nhất trong hàng ngũ cấp cao của Đảng và chính phủ."
Ngoài xung đột lý thuyết giữa phe theo Mao của Hoa lục kình nhau với phe theo Krushchev của Liên Xô, soạn giả KW Taylor còn cho rằng có sự ngăn cách chiến thuật giữa Lê Duẩn và Võ Nguyên Giáp. Lê Duẩn và Nguyễn Chí Thanh đề xuất đường lối chủ chiến bằng ngả tổng tấn công chiến tranh quy ước trong khi Võ Nguyên Giáp chủ trương chiến tranh du kích. Cùng lúc đó với sức khỏe Hồ Chí Minh càng kém, Lê Duẩn lo rằng thanh thế Võ Nguyên Giáp sẽ đưa Giáp vào địa vị lãnh đạo Đảng Cộng sản nên mở cuộc thanh trừng để loại bỏ đối phương cùng củng cố quyền lực.[34]
Tuy nhiên Sophie Quinn Judge lại cho rằng Vụ án Xét lại Chống Đảng thể hiện một cuộc đấu tranh tư tưởng, chứ không chỉ đơn thuần mang tính đấu đá cá nhân.[35] "Đó là cuộc cạnh tranh giữa [một bên là nguyện vọng] thống nhất dân tộc (trong khuôn khổ liên minh yêu nước), phát triển khoa học và tiến bộ kĩ thuật với [phía bên kia là] khát vọng cách mạng của quần chúng và sức mạnh biến đổi của cách mạng bạo lực. Nhóm thứ nhất dựa trên quan điểm rằng trí thức có vai trò quan trọng trong xã hội cộng sản, trong khi nhóm kia đặt giá trị cộng sản lên trên tri thức." [6]
Trong hồi ký của mình, Võ Nguyên Giáp cũng phủ nhận việc ông có bất đồng với Lê Duẩn[cần dẫn nguồn], bản thân ông cũng ủng hộ quan điểm đấu tranh vũ trang giải phóng miền Nam. Ngoài ra, những nhà lãnh đạo Việt Nam chỉ ủng hộ quan điểm đấu tranh vũ trang của Trung Quốc, còn những vấn đề khác họ vẫn ủng hộ Liên Xô. Bởi thực tế họ cũng đã từ chối đề nghị của phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình sẽ giúp đỡ mạnh mẽ hơn nữa nếu Việt Nam chấm dứt quan hệ với Liên Xô. Báo chí Việt Nam cũng bóng gió nói về "sự đe dọa từ phía Bắc" từ thời phong kiến. Trong một bài phát biểu tháng 5-1966, Lê Duẩn đã phản bác quan điểm của Trung Quốc, bảo vệ quyền được quan hệ với Liên Xô và đề nghị thái độ hòa giải với "các nước xét lại".
Soạn giả Lien-Hang T. Nguyen thì cho rằng cuộc thanh trừng là tập hợp của tất cả yếu tố: tranh chấp quyền lực trong Bộ Chính trị, khác biệt chiến lược và cả tư thù giữa Lê Duẩn và Võ Nguyên Giáp, rồi lồng vào xung đột tư tưởng Liên Xô - Hoa lục, với hậu quả chính trị phe phái tại Hà Nội.[36]

Nhận định

Tướng Đồng Sỹ Nguyên, uỷ viên Bộ Chính trị Khoá VI, nói: vụ "chống Đảng năm 1967 là một vụ án được dựng lên".[37][nguồn không đáng tin?]
Trong bức thư gửi Ban chấp hành Trung ương Ðảng cộng sản Việt Nam khóa VII, ngày 18 tháng 7 năm 1995, ông Lê Hồng Hà[38], nguyên Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ tổng hợp Bộ Nội vụ viết về Vụ án Xét lại Chống Đảng: "Có thể nói, sau những sai lầm, oan trái rộng rãi trong Cải cách ruộng đất và Chỉnh đốn tổ chức (1956), thì đây là vụ án oan sai lớn nhất trong lịch sử Ðảng ta, xét về quy mô, tính chất. Và, có thể nói không ngoa, đây là vụ án oan sai lớn nhất trong hàng ngũ những người yêu nước Việt Nam của thế kỷ XX".[1][nguồn không đáng tin?]
Trả lời BBC về việc được cho là sai lầm của đảng trong Vụ án Xét lại Chống Đảng, Giáo sư Nguyễn Trọng Phúc, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết: "Năm 1993 và 1994, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn kết luận sai phạm của những người trong nhóm đó là hoàn toàn đúng sự thật và phải xử lý như vậy thôi"[39]
Ông Nguyễn Kiến Giang nguyên Phó giám đốc Nhà xuất bản Sự thật, nguyên tỉnh ủy viên tỉnh Quảng Bình, người bị bắt giam 6 năm và quản chế 3 năm nói: "Cho đến bây giờ tôi cũng không biết là tôi có tội gì nữa cơ. Nghe người ta bảo là tôi phản động, tay sai nước ngoài, thì cũng nghe nói thế thôi, chứ còn trên thực tế từ giam ở xà lim mấy năm, thêm mấy năm quản chế, khoảng gần 10 năm. Khi tôi trở về Hà Nội với tư cách là một người công dân thì tôi cũng không biết là tôi có tội gì. Cho tới nay cũng không ai nói với tôi là tôi có tội gì nữa ".[40]
Năm 1981, Hoàng Minh Chính làm đơn kiện vụ bắt giam này và đòi giải oan cho những người bị bắt trong Vụ án Xét lại Chống Đảng. Kết quả là ông bị bắt giam sáu năm và ba năm quản chế.
Trong di chúc, ông Lê Trọng Nghĩa đã xin khôi phục danh dự, "vì tôi không phạm tội chống Đảng, phản bội tổ quốc như đã quy kết mà chỉ vì quy cho tôi liên quan đến vụ việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp.[41]"

Chú thích

  1. ^ a ă Chương Tự bạch, hồi ký Đêm giữa ban ngày
  2. ^ Trần Đĩnh. Đèn cù. Tr 337.
  3. ^ Davidson, Phillip. Tr 304-6.
  4. ^ Trần Đĩnh. Đèn cù. Tr 291-2.
  5. ^ Theo chính sách đó, các nước cộng sản không nên tìm kiếm đối đầu quân sự với phương Tây mà cần theo đuổi cạnh tranh kinh tế với khối tư bản.
  6. ^ a ă â “Kỳ 3: Cuộc đấu tranh trong nội bộ”. BBC. 10 tháng 5 năm 2006.
  7. ^ Thư Trần (1996). Tử tù tự xử lí. Nhà xuất bản Văn Nghệ. ISBN 1886566178. Trang 21.
  8. ^ "The Vietnam-Soviet Union-China Triangle Relations during the Vietnam War (1964-1973) from Vietnamese Sources"
  9. ^ a ă "Hanoi and the American War"
  10. ^ Trần Đĩnh. Đèn cù. Tr 259-60.
  11. ^ Trần Đĩnh. Đèn cù. Tr 266.
  12. ^ Trần Đĩnh. Đèn cù. Tr 275.
  13. ^ Trần Đĩnh. Đèn cù. Tr 320
  14. ^ Nguyen, Lien-Hang T. Hanoi's War: An International History of the War for Peace in Vietnam. Tr 106.
  15. ^ Người được coi là đứng đầu nhóm Xét lại Chống Đảng
  16. ^ Cựu bí thư của Hồ Chí Minh, cựu tù Sơn La, từng là thành viên Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, cha Vũ Thư Hiên, bị giam 6 năm trong Vụ án Xét lại Chống Đảng, mất ngày 3 tháng 5 năm 1990
  17. ^ Chương 6, Đêm giữa ban ngày, hồi ký của Vũ Thư Hiên mô tả khi nghe ông Huỳnh bị bắt Đỗ Mười đã sửng sốt:"Tại sao lại bắt anh Huỳnh, anh Giang? Những người cách mạng như thế sao có thể đổ cho người ta chống Đảng được? Bậy quá! Bậy quá!"
  18. ^ Được mời đi họp, rồi đưa thẳng tới trại giam vào sáng ngày 6-1-1968,
  19. ^ Đại tá Đỗ Đức Kiên, tên thật là Phạm Khương, sinh ngày 10 tháng 1 năm 1924, nguyên quán Thái Bình. Năm 1944, ông tham gia hoạt động Việt Minh từng giữ chức: Chủ nhiệm Chính trị kiêm Phó Bí thư Trường Sĩ quan Lục quân; Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng; Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu; Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân
  20. ^ Bị kết tội cho dịch bừa bãi nhiều sách của Liên Xô, được đưa đi cải tạo ở Nam Hà
  21. ^ Ông chết trong thời gian bị bắt giam năm 1971
  22. ^ Hoạt động cách mạng từ khi còn là học sinh, sau đó sang Tàu cho Hồ Chí Minh huấn luyện cách mệnh, 21 tuổi đã là xứ ủy viên Ðảng cộng sản Ðông Dương.
  23. ^ Trần Thư vào Đảng Cộng sản Việt Nam vào khoảng đầu thập niên 1940, chiến đấu tại Hà Nội trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Sau năm 1954, phục vụ cho tờ Quân Đội Nhân Dân trở thành Thư ký toà soạn của tờ báo này. Trong Vụ án Xét lại Chống Đảng bị bắt ngay tại tòa soạn báo Quân Đội Nhân Dân, giam 6 năm ở Yên Bái và Sơn Tây; quản chế 3 năm lao động cải tạo tại Hưng Yên
  24. ^ a ă Bị khai trừ đảng tịch theo nghị quyết ngày 27-1-1972 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
  25. ^ Từng được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Dân quân kiêm chức Cục trưởng Cục Chính trị bằng sắc lệnh 116/SL ngày 18 tháng 10 năm 1949 CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
  26. ^ Bị khai trừ đảng tịch theo nghị quyết ngày 27-1-1972 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
  27. ^ Ông Nguyễn Văn Vịnh bị tước quân hàm trung tướng, khai trừ đảng tịch theo nghị quyết ngày 27-1-1972 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Cho đến ngày 13-10-1977, thì có Quyết định số 255 do chính Lê Đức Thọ ký, viết: "Đồng chí Nguyễn Văn Vịnh biết Đặng Kim Giang là phần tử xấu có quan điểm chống lại Nghị quyết 9 của Đảng vẫn quan hệ trao đổi một số quan điểm sai trái về đường lối chống Mỹ, tiết lộ những tin tức cơ mật về quân sự, chính trị với Giang. Giang đã sử dụng những tin ấy để hoạt động chống Đảng và cung cấp cho người nước ngoài. Nhưng tác hại không lớn. Đồng chí Vịnh không có quan hệ về tổ chức và hành động với nhóm chống Đảng của Đặng Kim Giang và không biết Giang hoạt động chống Đảng có tổ chức như sai lầm của 3 ủy viên Trung ương: Ung Văn Khiêm, Lê Liêm, Bùi Công Trừng".
  28. ^ Đề xuất của Dương Bạch Mai tại Quốc hội nhằm hoãn việc thay thế Ung Văn Khiêm cho tới tháng 9 năm 1963 đã bị bác bỏ. Xem SAPMO, BArch, DC 900/54, 1, AND Hanoi, Zum Besuch von Liou Chao chi, Pommerening, 28 tháng 5 năm 1963.
  29. ^ Trần Đĩnh. Đèn cù Tr 334.
  30. ^ Nữ ký giả Judy Stow từng là đặc phái viên của đài BBC ở Ðông Nam Á, sau đó làm trưởng ban Việt Ngữ đài này đã gọi Hoàng Minh Chính là cha đẻ của Chủ nghĩa xét-lại Việt Nam
  31. ^ Trả lời Bader, ký giả Ba Lan thì sở dĩ ông đã dám cho phổ biến bài viết của mình vì nghĩ rằng ông được sự ủng hộ của nhiều người và gần nửa số ủy viên bộ chính trị. Mặc khác ông đã chứng kiến trên 70 đảng trong số 86 đảng cộng sản trên toàn thế giới đã ủng hộ lập trường "xét lại" (81 trong số 86 đảng đã tham dự đại hội các đảng cộng sản và công nhân thế giới tại Moscow năm 1960, do Khrutshchev triệu tập)
  32. ^ “'Chúng tôi chỉ là những con dê tế thần'”. BBC Vietnamese. Truy cập 21 tháng 2 năm 2015.
  33. ^ Pierre Asselin là Phó Giáo sư Lịch sử tại Viện đại học Hawaii Thái bình dương, tác giả sách Một nền hòa bình cay đắng: Washington, Hà Nội và việc ký kết Hiệp định Paris (Chapel Hill: Nhà xuất bản Viện đại học North Carolina, 2002).
  34. ^ Taylor, K. W. A History of the Vietnamese. Tr 603
  35. ^ Cold War History, Vol. 5, No. 4, November 2005, © Taylor & Francis
  36. ^ Nguyen, Lien-Hang T. Hanoi's War: An International History of the War for Peace in Vietnam. Tr 102-9.
  37. ^ Bên thắng cuộc- Phần 2: Quyền Bính- Chương 15. Vụ Án "Năm Châu - Sáu Sứ"
  38. ^ Lê Hồng Hà sinh năm 1926, tên thật là Lê Văn Quỳ, tham gia hoạt động từ trước Cách mạng Tháng Tám. Trong cuộc khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945, tham gia đánh chiếm Trại Bảo An Binh. Tháng 7 năm 1946, chính phó Tổng Giám đốc Nha Công an Việt Nam Lê Giản giới thiệu ông vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1958, được đề bạt Chánh Văn phòng Bộ Công an
  39. ^ 'Một đảng không có nghĩa là mất dân chủ'
  40. ^ Tôi từ bỏ CNCS như thế nào?
  41. ^ “Ông Lê Trọng Nghĩa từ trần”., BBC, 22 tháng 2 2015
.

Tham khảo

  • Davidson, Phillip. Vietnam at War: The History, 1946-1975. Oxford, UK: Oxford University Press, 1988.
  • Nguyen, Lien-Hang T. Hanoi's War: An International History of the War for Peace in Vietnam. University of North Carolina Press, 2013.
  • Taylor, K. W. A History of the Vietnamese. Cambridge, UK: Cambridge University Press, 2013.
  • Trần Đĩnh. Đèn cù. Westminster, CA: Người Việt Books, 2014.

Liên kết ngoài


Hoàng Minh Chính
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hoàng Minh Chính
HoangMinhChinh150.jpg
Chức vụ
Nhiệm kỳ ngày 1 tháng 6 năm 2006 –
ngày 7 tháng 2 năm 2008
Kế nhiệm Nguyễn Sĩ Bình
Thông tin chung
Đảng phái Cựu Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
Sinh ngày 16 tháng 11 năm 1920
Nam Trực - Nam Định
Mất 7 tháng 2, 2008 (87 tuổi)
Bệnh viện Hữu nghị, Hà Nội
Hoàng Minh Chính (16 tháng 11 năm 1920 – 7 tháng 2 năm 2008) là một nhân vật bất đồng chính kiến người Việt, nguyên Tổng thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam và Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin (Marx-Lenin).

Tiểu sử

Hoàng Minh Chính tên thật là Trần Ngọc Nghiêm, bí danh Lê Hồng, sinh ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, tham gia cách mạng từ năm 1937. Năm 1939 ông vào Đảng Cộng sản Đông Dương (hiện nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).
Tháng 10 năm 1940 ông bị thực dân Pháp bắt, đưa ra toà án binh xét xử 10 năm tù biệt xứ, 10 năm khổ sai. Năm 1943, nhân đế quốc Pháp chuyển tù nhân từ Sơn La về Hoả Lò để đưa đi Côn Đảo, ông đã cùng những người khác tổ chức vượt ngục. Ra ngoài, ông đã bắt được liên lạc với tổ chức để tiếp tục hoạt động và sau đó tham gia Đại hội Quốc dân ở Tân Trào.
Trong kháng chiến chống Pháp, năm 1946 ông chịu trách nhiệm đánh Trường bay Gia Lâm, rồi lên Việt Bắc đảm nhận nhiều công tác đoàn thể, sau hòa bình về Hà Nội tiếp tục làm công tác đoàn thể.
Năm 1947, ông làm Bí thư Đảng đoàn Trung ương Đảng kiêm Tổng Thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam.
Năm 1948 ông được cử sang phụ trách Thanh vận Trung ương, làm Ủy viên Thường vụ Trung ương Đoàn khóa 1, rồi Bí thư Đoàn Thanh niên Cứu quốc khóa 2, rồi làm Tổng Đoàn trưởng Đoàn Thanh niên Việt Nam, Tổng Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Ông từng dẫn đầu các đoàn đại biểu Thanh niên sinh viên Việt Nam đi dự các đại hội Festival Quốc tế.
Ông đã từng giữ những chức vụ cao trong bộ máy nhà nước như: Phó Chủ nhiệm Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc[cần dẫn nguồn], Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin.
  • 1957, ông được cử làm trưởng đoàn Cán bộ cao cấp của Trung ương sang học tại trường Đảng Cao cấp của Liên Xô.
  • 1961, ông về công tác tại Ủy ban Khoa học nhà nước, làm Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin, thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội.
  • 1967, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khai trừ ông ra khỏi đảng vì ông thuộc số những người theo chủ nghĩa xét lại, không tán thành Nghị quyết 9 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Và muốn thay đổi theo đường lối Đệ tứ Cộng sản
  • 1967-1973, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ông đi tập trung cải tạo. Ông là một trong những nhân vật chính trong Vụ án Xét lại Chống Đảng.
  • 1973-1976, ông bị quản chế tại Sơn Tây.
  • Tháng 6 năm 1995-tháng 6 năm 1996, chính quyền bắt giữ và xét xử theo pháp luật Việt Nam, ông bị tù 1 năm với tội trạng "lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân". Tổng cộng ông đã bị 3 lần tù đày, gần 20 năm trời giam giữ và quản chế.
  • Sau khi ra tù, ông vẫn tiếp tục viết đơn thư khiếu nại, vận động, yêu cầu Đảng và chính quyền Việt Nam "giải oan" cho vụ án "nhóm Xét lại chống Đảng"; tuyên truyền phát tán tài liệu, vận động người tham gia góp ý cho bản dự thảo "Thách thức và triển vọng".
  • Tháng 4 năm 1998, ông cùng với Lê Hồng Hà bàn việc chuyển hướng hoạt động sang đấu tranh với mục đích thành lập "Hội nhân dân chống tham nhũng".
  • Ngày 16 tháng 1 năm 2000, ông gửi thư ngỏ cho Tổng thống Hoa Kỳ, nói rằng ở Việt Nam chưa có tự do báo chí, tự do ngôn luận..., những vấn đề mà Mỹ có thể can thiệp.
  • Tháng 8 năm 2005, ông sang Mỹ chữa bệnh, diễn thuyết nhiều lần, công khai phê phán Đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền Việt Nam.
  • Ngày 28 tháng 9 năm 2005, ông đến phát biểu tại Đại học Harvard về đề tài dân chủ cho Việt Nam.
  • Ngày 29 tháng 9 năm 2005, ông ra điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ để, như ông nói, "nêu ra những vụ đàn áp tôn giáo, khủng bố tàn bạo" ở Việt Nam, ông kiến nghị với Quốc hội Hoa Kỳ làm mạnh tay hơn nữa, không để Việt Nam nói một đằng, làm một nẻo."
Sau đó, ông giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động của những người bất đồng chính kiến: vận động lấy chữ ký đòi hủy bỏ điều 4 của Hiến pháp Việt Nam và nghị định số 31/CP, tìm cách phát triển lực lượng, cùng với Phạm Quế Dương, Trần Khuê và những nhân vật bất đồng chính kiến khác, viết đơn và kêu gọi thành lập Hội nhân dân chống tham nhũng.
Ông nhiều lần cùng các nhân vật bất đồng chính kiến khác tổ chức gặp mặt nhằm công khai tổ chức, và tái lập Đảng Dân chủ cùng nhiều hoạt động khác. Ông cũng đã soạn một số tài liệu gửi ra nước ngoài cho một số tổ chức nhân quyền, trả lời phỏng vấn về tình hình dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Ông cho rằng học thuyết của Karl MarxFriedrich Engels có sai sót cơ bản và trong việc thực hiện ở các quốc gia cộng sản đã có sai lầm nghiêm trọng - chủ nghĩa mà có thời ông, trên cương vị Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin, đã tuyên truyền và ca ngợi.
Những bài viết về ông đã thu hút sự quan tâm của báo chí trong và ngoài Việt Nam.
Ngày 1 tháng 6 năm 2006, ông ra tuyên bố khôi phục hoạt động Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Văn Tiểng, nguyên uỷ viên Thường vụ Đảng Dân chủ Việt Nam từ năm 1944 đến năm 1988, thì:
"Bản thân ông Chính đã bị khai trừ khỏi Đảng Dân chủ từ lâu; khi không được sự đồng tình của số đông cựu đảng viên ông không có quyền và không đủ tư cách đứng ra khôi phục Đảng".
"Đảng Dân chủ hiện nay mà ông Hoàng Minh Chính lên tiếng 'khôi phục' thì về bản chất đã khác Đảng Dân chủ từng tồn tại từ năm 1944 đến 1988".
Ông bị bệnh ung thư. Trước khi mất ông viết một "Tâm thư đầu năm Mậu tý" (2008) gửi lãnh đạo Nhà nước Việt Nam.
Ông qua đời ngày 7 tháng 2 năm 2008 (mồng một Tết Mậu Tý) tại Bệnh viện Hữu nghị, Hà Nội. Tro hài cốt của Ông được an táng tại Khu A (Khu Cán bộ), Nghĩa trang Thanh Tước, Hà Nội.

Gia đình

Ông là anh em cọc chèo với Vũ Quang - nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Trưởng ban Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam (nay là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh).

Phát biểu

  • "Đất nước ta đứng ở đáy nhân loại trên mọi bình diện"
  • "Nhân dân VN hiện nay đang trong cơn quằn quại rũ bỏ ách nô lệ thâm căn cố đế nội xâm, đã tìm thấy trong chính sách hỗ trợ tự do dân chủ của Hoa Kỳ một sức mạnh vô giá cho cuộc đấu tranh sống còn của mình"
  • "Các đầu tư phát triển quốc tế (FDI) và viện trợ phát triển (ODA) chẳng qua thực chất là làm đầy túi tham của đảng và chính quyền".


Thư ngỏ của công dân
Hoàng Minh Chính


Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Hà Nội, ngày 27.8.1993
Kính gửi:
Ông Chánh án Toà án nhân dân tối cao
Ông Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Cùng kính gửi: Quốc hội khoá IX, Ban chấp hành Trung ương Đảng công sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội luật gia Việt Nam, các cơ quan truyền thông, các bạn hữu... (để đề nghị giúp vào việc thực hiện đúng Hiến pháp và pháp luật nhà nước)
Thưa quí vị,
Công dân Hoàng Minh Chính, nguyên Tổng thư kí Đảng dân chủ Việt Nam, nguyên Tổng thư kí Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện triết học, sĩ quan thương binh, nơi ở 26 Lý Thường Kiệt, Hà Nội,
yêu cầu các cơ quan pháp luật nhà nước Việt Nam xem xét vụ án phi pháp mệnh danh là “ vụ xét lại chống Đảng” [vụ án XLCĐ, sau đổi tên gọi phổ biến là “vụ Hoàng Minh Chính” (vụ HMC) nhằm làm lu mờ tính chất chính trị vụ án].
Vụ án XLCĐ do ông Lê Đức Thọ, uỷ viên Bộ chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đạo diễn và quyết án, lệnh bắt đúng ngày 27.7.1967 (kỉ niệm 20 năm Ngày thương binh liệt sĩ 27.7.1947). Sau đó có nhiều đợt bắt bớ tiếp theo.
Vụ án XLCĐ khởi nguyên từ đầu thập kỉ 1960, tồn tại suốt 30 năm cho tới nay chưa kết thúc. Mặc dù vụ án bị vùi sâu trong thầm lặng tuyệt đối suốt 30 năm qua, nó vẫn mang tính thời sự, làm nhức nhối lương tri nhiều người và được dư luận rộng rãi trong nước và quốc tế 1quan tâm.
Để làm sáng tỏ vụ án XLCĐ, tôi xin phép trình bày vắn tắt theo 5 mục.

I. Những người vô tội bị vu cáo, đàn áp chỉ vì có những quan điểm tư tưởng mới, cấp tiến

Họ gồm nhiều chục, nếu không nói là cả trăm người trong và ngoài Đảng, ở các cấp chính quyền, quân đội, các ngành chuyên môn, các giới, các cấp bộ đảng như các bộ, thứ trưởng, các tướng lĩnh sĩ quan, các uỷ viên trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội, các cán bộ cách mạng lão thành, các nhà trí thức, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nam nữ già trẻ, miền Bắc và miền Nam 2.
Những người trong vụ XLCĐ và vô số người khác nữa bị ông Lê Đức thọ, Uỷ Viên Bộ Chính trị, trưởng “ban xét tội và kết án” (ban này thuộc nội bộ Đảng, trực thuộc Bộ chính trị Trung ương Đảng, gồm 7 uỷ viên của Bộ chính trị, Ban bí thư và Trung ương Đảng) toàn quyền qui kết tội hoàn toàn vô căn cứ là “ xét lại – chống Đảng, âm mưu lật đổ, phản cách mạng, tay sai đế quốc”. Không hề có toà án xét xử, không được quyền biện minh theo luật pháp, họ bị kết án tuỳ tiện, phi pháp, hoàn toàn bí mật, thầm lặng. Bất chấp Hiến pháp, bất chấp toà án, bất chấp quốc hội và bộ máy nhà nước, bất chấp các quyền con người và quyền công dân, bất chấp dư luận chân chính của nhân dân, ông Lê Đức Thọ, trưởng ban kết án của Ban chấp hành Trung ương Đảng, toàn quyền tuyên bố các án tù giam và các án phạt các loại (như cách chức các chức vụ chính quyền và quân đội, đưa ra khỏi biên chế, khai trừ đảng, biệt giam, quản chế, tước quyền công dân, vô hiệu hoá, huỷ bỏ các quyền con người mà Tuyên ngôn nhân quyền (Liên hiệp quốc) đã qui định, gạt ra ngoài lề xã hội, bao vây tứ phía cho hết đường sinh sống, tuyệt đường giao tiếp, cuộc sống bị hoàn toàn cô lập như sống giữa sa mạc không người. Ngay cả vợ con, bố mẹ, anh chị em, họ hàng cũng bị vạ lây, trấn áp.
Việc làm của ông Lê Đức Thọ như vậy là chà đạp lên Hiến pháp và pháp luật nhà nước Việt Nam.
Hiến pháp năm 1980 khẳng định, điều 82 viết: “ Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà bước cao nhất của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước”; điều 104: “ Hội đồng Bộ trưởng bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân”; điều 127: “ Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ b ảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa... bảo đảm sự tôn trọng tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân”.
Tất cả các điều luật đó chỉ nằm trên giấy. Bất chấp việc nhận được hàng trăm, hàng nghìn đơn khiếu tố về vụ XLCĐ, các cơ quan tối cao của nhà nước, từ Quốc hội đến Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Trung ương Đảng.... hết thảy đều lờ đi, để mặc cho sự phi pháp, bất công hoành hành.
Điều mỉa mai hơn nữa là Pháp lệnh và luật pháp có chữ kí của Chủ tịch nước vừa mới được ban hành thì liền có chính các cơ quan hành pháp cấp cao nhất nhà nước lại công khai hành động ngược hẳn lại. Đơn cử: pháp lệnh khiếu tố được ban hành tháng 11.1981, điều 11 ghi: “Cấm tiết lộ hoặc chuyển đơn tố cáo cho người hoặc tổ chức bị tố cáo”. Điều 7 pháp lệnh khiếu tố năm 1981 và pháp lệnh khiếu tố năm 1992 đều ghi rõ: “Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở, trả thù ngườii khiếu tố, hoặc bao che cho người bị khiếu tố”. Cũng đúng vào nửa cuối năm 1981, công dân Hoàng Minh Chính tố cáo ông Lê Đức Thọ về các hành vi lộng quyền, phi pháp, tuỳ tiện bắt bớ, giam cầm các công dân vô tội trong vụ án XLCĐ kể trên. Tôi gửi đơn tố cáo cho Đoàn chủ tịch Quốc hội khoá VII, kì họp thứ nhất ngày 26.6.1981, yêu cầu khởi tố, đưa ra toà án xét xử ông Lê Đức Thọ. Hậu quả là 3 tháng sau đó, công dân Hoàng Minh Chính là người tố cáo, đã chẳng được các cơ quan chấp pháp hỏi han gì, lại bị bắt (ngày 6.10.1981) và bị tù giam suốt 6 năm trời (từ 1981 đến 1987). Còn kẻ bị tố cáo là công dân Lê Đức Thọ lại được Bộ chính trị Trung ương Đảng giao trách nhiệm xét tội, kết tội, quyết án và tiếp tục tra khảo công dân Hoàng Minh Chính suốt 6 năm tù giam về trọng tội đã “dám tố cáo” ông ấy.
Tất cả các đơn khiếu tố của tôi và của gia đình tôi (cũng như của mọi người và gia đình họ trong vụ án XLCĐ) gửi tới các cơ quan lập pháp, hành pháp, toà án, viện kiểm sát và tới các cơ quan truyền thông, đều không được trả lời, thậm chí tất cả các đơn từ đều được các cơ quan kia gửi thẳng tới ông Lê Đức Thọ là kẻ bị tố cáo để chính ông ta toàn quyền kết tội, hành tội các nạn nhân.
Tại sao có chuyện cực kỳ phi pháp và phi đạo lý đến như thế?
Mà chuyện đó lại được coi là lẽ đương nhiên! Điều đó chỉ có thể giải thích được bởi một lẽ duy nhất: Tất cả các cơ quan nhà nước từ cấp trung ương xuống đến cơ sở đều phải đặt dưới quyền lãnh đạo của cấp uỷ Đảng là cấp toàn quyền, tiên quyết và tối hậu quyết định tất cả. Điều đó lại được pháp chế hoá bằng Điều 4 của Hiến pháp năm 1980 (Hiến pháp năm 1992 vẫn giữ nguyên Điều 4 đó!)
Ngoài ra còn cần nói tới việc nước Việt Nam là một thành viên của Liên hợp quốc, có nghĩa vụ tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và bản Tuyên ngôn nhân quyền mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã kí kết tuân thủ.
Ngay từ Lời nói đầu và trong suốt toàn bộ cả 30 điều, bản Tuyên ngôn nhân quyền quán triệt nhấn mạnh: nghĩa vụ của các nước thành viên Liên hợp quốc là đảm đảo thừa nhận và duy trì các quyền cơ bản cùng các quyền tự do cơ bản của con người. Như các quyền: “Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng” (điều 1): “Mỗi người đều có quyền sống, tự do và an toàn cá nhân” (điều 3); “Không ai phải chịu các hành động tra tấn hay xử sự tàn bạo, vô nhân đạo, hạ thấp nhân phẩm” (điều 5); “mọi người đều có quyền ngang nhau được phát biểu chính thức và công khai trước toà án độc lập và không đảng phái để đòi xác nhận quyền lợi và trách nhiệm của mình hoặc về việc buộc tội mình trước toà” (điều 10); “ mỗi người đều có quyền tự do có quan điểm và phát biểu quyền này, không cho phép bất cứ ai phải chịu thiệt hại do có quan điểm của mình, bao gồm cả quyền thu thập và truyền bá các thông tin và các ý tưởng bằng bấ t cứ phương tiện nào và bất chấp biên giới” (điều 19); “Mọi người đều được đảm bảo tự do hội hợp và liên kết hoà bình” (điều 20), v.v...
Các tư tưởng tự do, nhân đạo và quyền con người cực kì quan trọng đó của Tuyên ngôn nhân quyền đã bị chà đạp không thương xót mà vụ án XLCĐ là một minh chứng.
Vì bị hành hạ dã man, có người đã chết trong ngục (thí dụ ông Phạm Viết), hoặc cho rời nhà tù để về chết ở nhà (thí dụ ông Phạm Kì Vân) hoặc chết vì quá suy nhược trong tù đày liên tiếp vì đói khổ, thiếu thuốc men, bị o ép tinh thần, chết ngoài lề xã hội, mang hận trong lòng sang thế giới bên kia (như các ông Đặng Kim Giang, Lê Liêm, Bùi Công Trừng, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Vịnh, Trần Minh Việt...)
Một loạt người còn sống vẫn đang phải mang cái tội cổ lỗ “ xét lại – chống Đảng”, bị tước mất mọi quyền lợi vật chất, tinh thần và danh dự chính đáng.
Việc phải xét lại vụ án cực kì vô lí, phi pháp, vô nhân đạo này là đòi hỏi bức thiết suốt hàng chục năm nay của những người vô tội, nếu không muốn nói là có nhiều công lao với Tổ quốc và Nhân dân, là đòi hỏi của lương tri dân tộc và nhân loại, của dư luận trong nước và quốc tế, là đòi hỏi của Hiến pháp và pháp luật thành văn hiện hành của Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và còn là đòi hỏi của chính bản Tuyên ngôn nhân quyền.

II. Nguồn gốc, bản chất cơ chế bí mật của Vụ án Xét lại - chống Đảng

1) Hội nghị lần thứ IX của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá III họp tháng 11-12 năm 1963 (được gọi phổ biến là Nghị quyết IX) là tiêu điểm bật đèn xanh cho các cao trào khủng bố, đàn áp trắng trợn trên qui mô toàn quốc chống chủ nghĩa xét lại hiện đại ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu chỉ đọc bản Nghị quyết IX, được giữ tuyệt đối bí mật, thì vẫn không thấy được rõ nguồn gốc, bản chất và nội dung của chiến dịch lên án chủ nghĩa xét lại và cơ chế bí mật của vụ án XLCĐ.
Điều quan trọng nhất là phải được nghe lời giải thích về điều ẩn giấu của Nghị quyết IX không được ghi trên văn bản mà chỉ được phổ biến bằng miệng từ cấp Trung ương rồi truyền miệng xuống tới tận cơ sở. Chính những lời truyền miệng đó mới là thực chất, nội dung, linh hồn sâu kín nhất của Nghị quyết IX.
Tấm màn bí mật ấy đã được vén lên bởi ông Trường Chinh, uỷ viên Bộ chính trị, Trưởng ban phổ biến Nghị quyết IX của Trung ương. Tại Hội nghị các cán bộ cao cấp và trung cấp gồm chừng 400 người họp lần đầu tiên tại Hội trường Ba Đình trong tháng 1.1964 để học tập Nghị quyết IX, ông Trường Chinh tuyên bố: “Các đồng chí cần đặc biệt lưu ý một điều là Nghị quyết IX, do tình hình phức tạp trong phong trào cộng sản quốc tế, không thể viết hết ra những điều cần nói. Cần đặc biệt lưu ý rằng thực chất của Nghị quyết IX chỉ có thể phổ biến bằng miệng, điều đó là: Đường lối đối ngoại và đối nội của Đảng và Nhà nước ta là thống nhất về cơ bản với đường lối đối ngoại và đối nội của Đảng cộng sản và Nhà nước Trung Quốc”.
Sau đó ít lâu, ông Lê Đức Thọ, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, tuyên bố với các cán bộ rằng: “Chống chủ nghĩa xét lại hiệnt đại, về mặt lí luận ta để cho Đảng cộng sản Trung Quốc làm, còn về mặt tổ chức thì ta tự làm lấy”.
Như vậy, cuộc đấu tranh một mất một còn giữa chủ nghĩa giáo điều với chủ nghĩa xét lại hiện đại, giữa Trung ương Đảng Trung Quốc với Trung ương Đảng Liên Xô khởi sự từ đầu năm 1960 (thật ra còn sớm hơn nữa, ngay sau Đại hội XX Đảng cộng sản Liên Xô tháng 2.1956) đã dội mạnh vào các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế. Cuộc đấu tranh phê phán và kết tội chủ nghĩa xét lại hiện đại ở Việt Nam là tấm gương phản ánh tình hình đấu tranh quốc tế đó. Như mọi người đã biết, trên thế giới vào thập niên 1960, ở 86 nước có đảng cộng sản, thì 81 đảng đã có mặt tại Hội nghị Maxcơva tháng 11.1960. Trong sự phân liệt, có trên 70 đảng đứng trên lập trường Liên Xô, số còn lại (phần lớn là các đảng cộng sản ở châu Á) đứng về phía Trung Quốc (giáo điều).
2) Để hiểu được bản chất và nội dung vụ án XLCĐ cần phải xem xét và so sánh các luận điểm tư tưởng - chính trị chủ yếu nhất của hai phía đối địch.
Các luận điểm được gọi là “xét lại hiện đại” là:
– Chiến tranh không phải là định mệnh. Ngày nay có thể ngăn ngừa được chiến tranh thế giới.
– Chung sống hoà bình, thi đua hoà bình, hợp tác toàn diện giữa các nước không phân biệt chế độ xã hội và nâng cao mức sống nhân dân là đường lối quốc tế duy nhất hợp lí.
– Hoà bình, phát triển, dân chủ là nguyên tắc đúng đắn tối ưu đối nội và đối ngoại.
– Chống tệ sùng bái cá nhân lãnh tụ, phát huy mạnh mẽ tự do dân chủ, thiết lập pháp chế kỉ cương, công bằng xã hội là điều thiết yếu cho trật tự xã hội, hạnh phúc của nhân dân 3.
Các luận điểm của Chủ nghĩa giáo điều Mao-ít Mác-Lênin là:
– Diện mạo thế giới ngày nay là hai phe đối địch một mất một còn, với 4 mâu thuẫn cơ bản qui định đời sống xã hội của toàn thế giới.
– Chủ nghĩa đế quốc là nguồn gốc chiến tranh. Chiến tranh thế giới là không tránh khỏi. Chiến tranh hạt nhân không đáng sợ. Nếu nó xảy ra, chủ nghĩa tư bản - đế quốc sẽ bị tiêu diệt trên mặt đất và chủ nghĩa cộng sản sẽ được xây dựng trăm lần tốt đẹp hơn.
– Mục tiêu số 1 của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức là tiến hành chiến tranh cách mạng, cướp chính quyền, thiết lập nền chuyên chính vô sản, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, tiến lên thế giới đại đồng.
– Trước mắt phải chống tới cùng chủ nghĩa xét lại hiện đại Liên Xô là con ngựa thành Troa, tay sai nguy hiểm nhất của chủ nghĩa tư bản đế quốc quốc tế 4.

III. Xem xét hai quan điểm đó dưới ánh sáng thực tại

1) Một loạt nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu (và ở cả châu Á) đã từng là hình mẫu của chủ nghĩa xã hội hiện thực, là cái nôi và hội tụ của học thuyết Mác-Lênin, chỉ trong một vài năm đã nhất loạt từ bỏ chủ nghĩa xã hội và cả học thuyết Mác-Lênin. Họ đang quyết tâm tự lột xác nhằm gột bỏ mọi tàn dư kinh tế - xã hội và ý thức hệ cộng sản - chủ nghĩa Mác-Lênin. Họ quyết tâm đổi mới – cải tổ và hoà nhập vào cộng đồng thế giới tư bản chủ nghĩa và mong được chủ nghĩa tư bản hỗ trợ.
Vài nước xã hội chủ nghĩa còn sót lại ở châu Á – theo đánh giá chung của các nhà quan sát quốc tế – cũng đang cố gắng thoát ra khỏi vòng kim cô là hệ tư tưởng giáo điều Mác-Lênin và tìm mọi con đường hoà nhập vào nền kinh tế tư bản chủ nghĩa quốc tế. Họ bỏ qua hàng loạt các điều cấm kị của học thuyết Mác-Lênin chính thống. Họ mạnh dạn theo chủ nghĩa thực dụng phát triển kinh tế xã hội theo đường hướng tư bản chủ nghĩa, mặc dù bề ngoài vẫn trưng nhãn hiệu Nhà nước xã hội chủ nghĩa theo chủ nghĩa Mác-Lênin, với nền kinh tế thị trường “xã hội chủ nghĩa” và độc đảng cộng sản.
2) Loài người đã bước vào một thời đại mới: thời đại thế giới không còn hai phe đối kháng giao tranh đổ máu vì ý thức hệ, không còn nguy cơ chiến tranh thế giới (hạt nhân) huỷ diệt loài người, không còn chiến tranh lạnh; hai siêu cường hạt nhân hợp tác giải trừ quân bị, thủ tiêu từng phần các loại vũ khí hạt nhân và vũ khí giết người hàng loạt, ngăn ngừa truyền bá vũ khí hạt nhân... Là thời đại mà các nước trên thế giới lấy mục tiêu cao nhất là đua tranh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, tôn trọng việc thực hiện các quyền con người (do tự nguyện hoặc bị ép buộc từ bên trong và bên ngoài), là hợp tác cùng nhau giải quyết các thách thức của thời đại có quan hệ sống còn đối với tất cả các dân tộc và toàn thể loài người.
3) Việt Nam, cũng giống như Trung Quốc, là nước từng đứng hàng đầu của chủ nghĩa giáo điều chính thống Mác-Lênin chống chủ nghĩa xét lại hiện đại, cũng đang bị cuốn vào dòng đại lưu văn minh đó của loài người. Các luận điệu xét lại hiện đại của Liên Xô cũ cách đây 30 năm đang được thực hiện hầu hết (ngoại trừ điểm thứ năm), thậm chí còn bị vượt xa. Có thể nêu ra rất nhiều dẫn chứng.
Như vậy, thực tế của Việt Nam hiện nay đã vượt xa các quan điểm xét lại thuộc thập kỉ 1960 của những người xét lại ở Việt Nam.

IV. Đôi điều về cá nhân Hoàng Minh Chính

1) Trung thực mà nói, trước năm 1957, lập trường tư tưởng - chính trị của tôi là giáo điều mao-ít Mác-Lênin. Được cử đi học ở Liên Xô (tại Trường cao cấp trực thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô từ 1957 đến 1960), tôi đã tự nguyện chuyển đổi sang lập trường xét lại hiện đại trên các bình diện quan hệ quốc tế của Nghị quyết Đại hội XX của Đảng cộng sản Liên Xô. Tuy nhiên còn một loạt quan điểm đối nội của Liên Xô không được chúng tôi hưởng ứng. Theo chúng tôi, cả 5 quan điểm quan hệ quốc tế xét lại hiện đại của Nghị quyết Đại hội XX là chiều hướng khách quan, văn minh, tất yếu của thời đại mới ngày nay, không có con đường nào khác. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô và Đại hội XX đã có trí tuệ sáng láng và dũng khí sáng tạo.
Xét cho cùng, về bản chất và nội dung, cả 5 quan điểm đó đã phủ nhận sạch trơn các nguyên lí cơ bản của học thuyết Mác-Lênin. Như vậy, gọi đường lối quốc tế đó của Liên Xô là “xét lại chủ nghĩa Mác-Lênin” và là “xét lại hiện đại”, theo tôi nghĩ là đúng sự thật.
2) Một ngày giữa tháng 9.1960, Chủ tịch Trường Chinh điện tôi lên, giao chuẩn bị gấp 5 vấn đề quốc tế có bất đồng trong phong trào cộng sản quốc tế (như trên đã nói), và phải trình bày lí luận với các sự kiện chứng minh, cố gắng tìm ra những “tiền lệ” để chỉ ra chân lí thuộc bên nào. “ Bộ chính trị đang họp dở, bàn hai ngày chưa ngã ngũ. Anh về chuẩn bị gấp, hôm sau lên báo cáo”, lời Chủ tịch Trường Chinh.
Vì gấp quá, không kịp viết thành văn bản, tôi báo cáo miệng. Chủ tịch Trường Chinh thông qua toàn bộ rồi điện mời Bộ chính trị họp lại ngay. Bộ chính trị nghe Chủ tịch Trường Chinh báo cáo đầy đủ, hỏi đôi điều rồi thông qua trọn vẹn. Ngày hôm sau, Chủ tịch Trường Chinh điện tôi lên và thông báo kết quả tốt đó. Chủ tịch cho biết là Chủ tịch có báo cáo với Bộ chính trị rằng các ý kiến trình bày đó là do Hoàng Minh Chính chuẩn bị. Tính trung thực của Chủ tịch Trường Chinh là như thế.
Vậy là cả 5 quan điểm xét lại hiện đại đó đã được Bộ chính trị chấp nhận từ tháng 9.1960. Liền đó, Chủ tịch Trường Chinh lên đường đi dự Hội nghị trù bị cho Hội nghị 81 Đảng cộng sản sẽ họp vào cuối năm 1960.
3) Đoàn đại biểu cấp cao Đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu, thành viên có Tổng bí thư Lê Duẩn và uỷ viên Bộ chính trị Nguyễn Chí Thanh dự Hội nghị 81 đảng cộng sản. Tất cả 81 đảng, kể cả Đảng cộng sản Việt Nam, đã nhất trí kí vào bản Tuyên bố chung Maxcơva tháng 11.1960, có ghi đầy đủ 5 điểm xét lại hiện đại đó.
4) Tuy nhiên, cuối năm 1963, Bộ chính trị lại triệu tập hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX, khoá III, ra Nghị quyết IX, là bước ngoặt từ lập trường Tuyên bố chung 81 đảng nhất trí với Đại hội XX Đảng cộng sản Liên Xô, nhảy sang chủ nghĩa giáo điều mao-ít. Nghị quyết IX là dòng nước ngược mở đường cho phong trào lên án dữ dội chủ nghĩa xét lại Liên Xô và bản Tuyên bố chung Maxcơva 1960. Xin lưu ý một điều là không tham gia biểu quyết Nghị quyết IX có một số uỷ viên Trung ương và cả Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hệ quả của Nghị quyết IX là vụ án XLCĐ được tạo dựng. Tôi có gửi cho Hội nghị Trung ương IX hai bản kiến nghị, một bản phê phán Bộ chính trị đã tự ý bỏ nguyên tắc đồng thuận (consensus) của bản Tuyên bố Maxcơva 1960, còn một bản phê phán đường lối quốc tế sai trái của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc trong việc đả kích đường lối quốc tế gọi là xét lại hiện đại của Tuyên bố 81 đảng và của Nghị quyết Đại hội XX Đảng cộng sản Liên Xô. Ông Lê Đức Thọ, bất chấp Hiến pháp và luật pháp, đã ra lệnh bắt bỏ tù tôi rồi đích thân tuyên án “ cách chức viện trưởng viện triết học, khai trừ đảng tịch, tước quyền công dân, biệt giam cho tới khi nào chịu hối cải về tội xét lại – chống Đảng, phản cách mạng, âm mưu lật đổ, làm tay sai cho đế quốc”. Lần tù giam này kéo dài 5 năm, tiếp liền đó là quản chế.
Tiếp sau đó là lần thứ hai tôi bị tống giam dưới chế độ cộng sản từ năm 1981 đến 1987, và tiếp liền bị quản chế tại nhà cho đến năm 1990. Sau đó, tuy gọi là “ giải quản” nhưng vẫn bị công an theo dõi chặt chẽ, bao vây và cô lập với xã hội. Cả lần này nữa, vẫn là ông Lê Đức Thọ làm tổng tư lệnh đánh xét lại (như lời một uỷ viên Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô gọi ông Lê Đức Thọ). Đòn đánh lần này tàn bạo gấp bội lần trước. Nhà tù giam mỗi một mình tôi (biệt giam ở Hải Hưng) có trên 20 sĩ quan công an từ cấp uý đến cấp tá canh gác ngày đêm, không rời mắt một giây phút. Họ tuyên bố thẳng với tôi rằng: “ Chúng tôi được phép hành hạ anh!” Có tên nói: “Tôi sẽ giết anh! Tay tôi đã từng vấy máu. Anh là tên phản cách mạng!” Rồi họ dùng biện pháp gây tiếng ồn phá giấc ngủ ban đêm, gây bệnh ỉa chảy liên tục bằng cách bỏ ruồi nhặng vào canh, cho thức ăn ôi: khi lâm bệnh thì hãm không cho thuốc uống, cứ liên tục như vậy... Rồi họ đầu độc tôi hai đợt bằng cách cho thức ăn có hoá chất độc, gây ốm mê man, miệng nôn trôn tháo, bụng quặn đau, toàn thân run rẩy suốt tuần (có bác sĩ khám chứng nhận đúng là bị ngộ độc thức ăn). Một lần, tôi bị năm tên công an lực lưỡng xông tới bẻ quặt tay, nắm tóc, buộc giẻ bịt miệng rồi bóp cổ cho tới chết ngất... Không sao kể xiết tất cả các đòn thù dã man, tàn bạo giáng xuống đầu tôi trong nhà tù biệt giam theo lệnh ông Lê Đức Thọ. Mục tiêu duy nhất của họ là huỷ hoại sức khoẻ, tiêu diệt ý chí phản kháng, buộc “phải cúi đầu, quì gối nhận tội” như lời hai sĩ quan tay sai của ông Lê Đức Thọ đã thét vào mặt tôi (tên chúng là Nguyễn Ngọc Nghị và Hoa Văn Lan).
Hai lần tù giam cộng 11 năm và 9 năm quản chế tiếp liền sau đó, tổng cộng 20 năm tù đày và quản chế với tất cả mọi nhục hình và những hành vi nhục mạ xúc phạm nhân phẩm. Cuối cùng, họ đành chịu thất bại hoàn toàn.

V. Kết luận và yêu cầu

1) ông Lê Đức Thọ và các Ban của ông đã lấy chủ nghĩa Mao làm kim chỉ nam cho công tác quản lí tổ chức và tư tưởng của Đảng. Từ đó ông rút ra công thức: chủ nghĩa xét lại hiện đại là chống chủ nghĩa Mác-Lênin tức là chống Đảng (xét lại = chống Đảng). Và từ đó xuất hiện vụ án XLCĐ.
2) Ông Lê Đức Thọ và Các Ban đã vờ quên sự thật là Bộ chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng đã 3 lần chấp nhận chủ nghĩa xét lại hiện đại:
– Lần thứ nhất vào tháng 9.1960 (như trên đã trình bày)
– Lần thứ hai vào tháng 11.1960 (như trên đã trình bày)
– Lần thứ ba là hiện nay Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng trong thực tiễn đã vượt xa các quan điểm xét lại hiện đại Liên Xô thuộc thập kỉ 1950-1960 (ngoại trừ điểm 5 *). Cũng bằng công thức xét lại = chống Đảng, lôgic dẫn tới kết luận: Bộ chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ba lần xét lại chống Đảng.
3) Bỏ qua cái 1ôgic hình thức lẩm cẩm của họ mà xét thực chất vấn đề thì rõ ràng là: 5 luận điểm cơ bản về quan hệ quốc tế của Đại hội XX Đảng cộng sản Liên xô năm 1956 là chân lí phản ánh các quan hệ quốc tế hiện thực khách quan thế giới, không có con đường hợp lí nào khác!
Nếu Bộ chính trị và Ban chấp hành Trung ương kết tội những người trong vụ án XLCĐ thì, công bằng mà nói, phải tự kết tội mình trước đã.
Việc Bộ chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng từ bỏ giữa chừng quan hệ quốc tế đúng đắn được nêu trong Tuyên bố 81 đảng (đã được đồng thuận kí kết) mà nhảy ngang sang dòng nước ngược giáo điều bảo thủ, duy ý chí, mao-ít cực đoan là một sự thụt lùi ghê gớm. Nó đã đẩy đất nước vào cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng, triền miên suốt nhiều thập kỉ liền mà hiện nay nhân dân ta đang phải trả giá đau đớn khốc liệt bằng chính xương máu của mình.
4) Pháp lệnh về khiếu tố năm 1981 do Chủ tịch Trường Chinh kí, điều 11 ghi: “ Cấm tiết bộ hoặc chuyển đơn tố cáo.... cho cơ quan, tổ chức hoặc người bị tố cáo”. Điều 7 viết: “ Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở, trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc bao xe cho người bị khiếu nại, tố cáo”. Sự thật, việc làm của tất cả các cơ quan cấp cao nhất nhà nước lại trái ngược hẳn lại. Tất cả các đơn của công dân Hoàng Minh Chính tố cáo ông Lê Đức Thọ lại được các cơ quan cấp cao nhất nhà nước chuyển tới tận tay ông Lê Đức Thọ là kẻ bị Hoàng Minh Chính tố cáo, yêu cầu đưa ra toà xét tội. Hệ quả là người vô tội (Hoàng Minh Chính) vì có đơn tố cáo, đã chẳng được nhà nước hỏi han, bảo vệ, lại bị ngay kẻ có trọng tội bị tố cáo (Lê Đức Thọ) ra lệnh bắt, cầm tù, hành hạ, truy bức suốt những năm trong tù ngục. Sau nhiều năm quản chế tại nhà, hai năm nay, họ nói là “giải quản” nhưng trên thực tế vẫn tiếp tục bị săn đuổi dưới mọi dạng phi pháp (nhà ở bị công an mật bao vây, công an chìm dõi theo từng bước, bạn hữu tới thăm liền bị tổ chức Đảng hù doạ, có người bị chụp hình...). Không có lương hưu vì chế độ bất công: tiền trợ cấp tháng mà bạn hưu gọi là “trợ cấp vô nhân đạo” từ 4.500 đ, sau một năm đưa lên 45.000 đ, rồi cuối cùng dừng lại ở 75.000 đ/tháng, ngoài ra không có gì khác nữa. Mục tiêu của họ là đánh thẳng vào cái dạ dày nhằm khuất phục...
Đó là pháp chế kỉ cương nhà nước, là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa “ một triệu lần dân chủ hơn hẳn nền dân chủ tư bản chủ nghĩa” (!)
Yêu Cầu
Căn cứ luật pháp thành văn:
– Căn cứ Hiến pháp năm 1992, điều 52: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”, điều 53: “Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội”; điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí...”
– Căn cứ vào Hiến pháp điều 71: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể... Không ai bị bắt nếu không có quyết định của toà án. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”
– Căn cứ vào Hiến pháp điều 74: “Công dân có quyền khiếu tố... về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, cá nhân... Việc khiếu tố phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết”
– Căn cứ vào Hiến pháp điều 72: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật. Người bị bắt, bị giảm giữ có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ... phải bị xử lý nghiêm minh”
Bên nguyên đơn – công dân Hoàng Minh Chính yêu cầu:
1) Các cơ quan pháp luật nhà nước xem xét lại vụ án XLCD theo đúng Hiến pháp và luật pháp nhà nước.
2) Yêu cần huỷ bỏ công khai các bản án bí mật, hoàn toàn trái với Hiến pháp và các luật pháp đương thời và hiện hành, do ông Lê Đức Thọ và các Ban của ông tạo dựng và quyết án phi pháp đối với vụ XLCĐ.
3) Yêu cầu bên bị đơn (vì ông Lê Đức Thọ đã chết, còn ông Nguyễn Đức Tâm, Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng thời ông Lê Đức Thọ, rồi sau kế nhiệm làm Trưởng ban, và các Ban bị đơn) phảỉ bồi thường cho các nạn nhân trong vụ án XLCĐ về các thiệt hại về vật chất, về các tổn thương thân thể, về các chức vụ (khoa học, văn hoá, chính quyền) bị tước bỏ và về danh dự bị bôi nhọ suốt 30 năm qua.
4) Công khai khôi phục danh dự cho các nạn nhân trong vụ án XLCĐ.
5) Công khai hoá tất cả các hồ sơ và sự thật về vụ án XLCĐ cho các nhà báo, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước được tự do tiếp cận tìm sự thật.
6) Lập một tiểu ban để bảo đảm việc bồi thường các thiệt hại vật chất và danh dự cho những người trong vụ XLCD. Thành phần tiểu ban phải được bên nguyên đơn chấp thuận và chỉ bao gồm những người không đảng phái thuộc các ngành chuyên môn như luật học, khoa học, văn nghệ, y tế, chính quyền, quân đội, nữ giới ( theo đúng Bộ luật tố tụng hình sự điều 40).
7) Cuối cùng, tôi xin kiến nghị với Quốc hội khoá IX, kì hợp thứ 4 sắp tới:
Xét nguyên nhân cội nguồn của vụ án XLCĐ bi thảm – trên thế giới chưa từng có một vụ án nào phi pháp và vô nhân đạo đến thế – chính là do có sự áp đặt trong Hiến pháp, điều 4, quyền độc tôn của một đảng. Sự độc quyền đó đã đặt các cấp uỷ đảng đứng trên pháp luật nhà nước, vô hiệu hoá tất cả các bộ máy nhà nước trước sự lộng quyền của một vài cá nhân và nhóm người nhân danh Đảng lãnh đạo. Các quyền tự do dân chủ được trịnh trọng ghi trong Hiến pháp và các văn bản luật pháp do đó chỉ còn là các mĩ từ trống rỗng.
Đầu năm nay, ngày 9.2.1993, Chủ tịch Lê Đức Anh tổ chức trọng thể lễ đón tiếp Tổng thống Pháp F. Mitterrand. Trong đáp từ súc tích, ngắn gọn, Tổng thống đã ba lần nhấn mạnh tư tưởng Tự do Dân chủ Pháp quyền. Tổng thống nói: “Sự tôn trọng các quyền con người là sự đòi hỏi phổ quát (exigence universelle). Biết bao lần tôi đã nhấn đi nhấn lại trên các lục địa rằng: dân chủ và phát triển là không thể tách rời (inséparables)... Tôi mong chờ sẽ được đưa các chuyên gia của chúng tôi đóng góp vào việc thiết lập tăng tiến một nhà nước pháp quyền ở Việt Nam” Cuối bài diễn văn, Tổng thống nói: “Chúng tôi hi vọng sâu sắc rằng tất cả các yếu tố của một xã hội dân chủ như quyền tự do rất thiết tha của con người được ghi trong bản Tuyên ngôn các quyền của con người và của công dân phải được thể hiện dưới dạng sống động, và được đem lại cho mọi người Việt Nam”.
Những ý kiến tương tự cũng được các chính khách nhà nước Pháp, Đức, Anh, Bỉ và Uỷ ban cộng đồng châu Âu đề xuất với Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cũng như Thứ trưởng ngoại giao Mĩ W. Lord nói với Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm trong tuần cuối tháng 7 vừa rồi.
Tất cả các điều đó nói lên sự đòi hỏi khẩn thiết các quyền của con người và của công dân – mà Hiến pháp Việt Nam đã viết và có ghi đầy đủ trong Tuyên ngôn nhân quyền – phải được thể hiện trong cuộc sống thường ngày và người dân lành Việt Nam phải được hưởng thật sự chứ không phải nằm trên giấy và được báo chí, dưới sự chỉ đạo trực tiếp sít sao của các cấp uỷ đảng, tuyên truyền giải thích bằng các lời hoa mĩ bóng bẩy, còn dân thì chẳng được một chút gì là tự do, dân chủ, bình đẳng, bình quyền.
Từ các sự kiện kể trên, tôi trân trọng đề nghị Quốc hội khoá IX, kì họp thứ tư, sẽ nghiên cứu toàn diện, sâu sắc mà loại bỏ điều 4 trong Hiến pháp năm 1992 cho phù hợp với nền dân chủ đích thực, phù hợp với một nhà nước pháp quyền sẽ được xây dựng, đáp ứng được sự đòi hỏi lâu nay của quốc dân đồng bào cùng Việt kiều và các gợi ý chân tình của quốc tế. Như vậy mới có thể loại trừ được các vụ án phi pháp như vụ XLCĐ và nhiều vụ nghiêm trọng khác.
8) Nguyên đơn Hoàng Minh Chính sẵn sàng điều trần về vụ XLCĐ trước bất kì cơ quan nào của Nhà nước, trước bất kì cơ quan truyền thông và các tổ chức xã hội, cũng như bất kì ai muốn hiểu rõ sự thật.
Hà Nội, ngày 27 tháng 8 năm 1993 5.

Nguyên đơn: Công dân Hoàng Minh Chính


* Chúng tôi nghĩ đó là điểm 4 vì trong bài chỉ có 4 điểm (DĐ)

Chú thích (của tác giả)

1 Đọc Cent fleurs écloses dans la nuit du VietNam (Trăm hoa nở trong đêm tối Việt Nam) của G. Boudarel, Ed. Jacques Bertoin, 1991. Xem từ trang 256: “L’affaire Hoang Minh Chinh”. Tư liệu phong phú, sâu sắc. Đài RFI phát tối 8 và 9.1.1991 về tiểu sử Hoàng Minh Chính và phỏng vấn ông Bùi Tín về vụ Hoàng Minh Chính: nội dung đúng đắn, khách quan, tôn trọng sự thật.
2 Xin dẫn vài thí dụ điển hình những người trong vụ án XLCĐ bị đàn áp, như: bộ trưởng ngoại giao, uỷ viên Trung ương Đảng Ung Văn Khiêm; phó chủ nhiệm Uỷ ban khoa học kĩ thuật nhà nước, uvTƯĐ Bùi Công Trừng; thứ trưởng văn hoá, uvTƯĐ Lê Liêm; phó chủ tịch Quốc hội Dương Bạch Mai; thứ trưởng quốc phòng, uvTƯĐ Nguyễn Văn Vịnh; thiếu tướng tổng cục trưởng Đặng Kim Giang; đại tá cục trưởng Cục 5 Lê Trọng Nghĩa; trợ lí của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà cách mạng lão thành Vũ Đình Huỳnh và con trai là nhà văn Vũ Thư Hiên, ngoài Đảng; phó tổng biên tập Tạp chí lí luận trung ương Phạm Kì Vân; phó tiến sĩ Trần Minh Việt, phó bí thư Thành uỷ Hà Nội; phó tổng biên tập báo Hà Nội Mới Phạm Việt và vợ, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, giảng viên Anh ngữ đại học, không Đảng; nhà nghiên cứu khoa học xã hội kiêm dịch giả Nguyễn Kiến Giang; bác sĩ Phan Thế Vấn, giảng viên trường đại học y, không Đảng; nhà báo 1ão thành Lưu Động (báo Nhân Dân); nhà báo Trần Châu; nhà báo kiêm nhà văn Trần Đĩnh (báo Nhân Dân); nhà báo kiêm dịch giả thiếu tá Trần Thư (báo Quân đội Nhân dân); thượng tá Hoàng Thế Dũng, quyền tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân; các nhà báo Quân đội Nhân dân: thiếu tá Đặng Đình Cần, Mai Hiến, Mai Luân...; các nhà nghiên cứu Viện triết học Nguyễn Gia Lộc, Phùng Văn Mỹ; nhà điện ảnh Vũ Huy Cương... Danh sách này có thể kéo dài vô tận. Bất kì ai có quan điểm, tư tưởng mới, cấp tiến, không phù hợp với chủ nghĩa Mác-Lênin hoặc khác với đường lối của nhà nước đều bị qui kết là xét lại (hoặc chịu ảnh hưởng xét lại) và bị trừng trị khắc nghiệt.
3 Cần lưu ý một điều là những vấn đề mới mẻ nhất này (ở đây chỉ ghi dưới dạng vắn tắt) – được phía giáo điều gọi là chủ nghĩa xét lại hiện đại đã được tất cả các đảng cộng sản và công nhân thảo luận kĩ càng và nhất trí đưa vào hai bản Tuyên bố chung Maxcơva 1957 và 1960, và được coi là “Cương lĩnh chung của tất cả những người cộng sản trên thế giớí” (xã luận báo Nhân Dân, 7.12.1960).
Tuy nhiên, sự thật lại không suôn sẻ như vậy. Phía giáo điều mà Trung Quốc là kẻ khởi xướng đã công khai lên tiếng ngày 22.4.1960 trong tác phẩm Chủ nghĩa Lênin muôn năm! phê phán quyết liệt Nghị quyết đại hội XX và Ban chấp hành Trung ương ĐCS Liên xô là “chủ nghĩa xét lại hiện đại”.
4 Trung Quốc và những đảng đứng về phía Trung Quốc đã in và phát hành rất nhiều sách báo chửi rủa và lên án chủ nghĩa xét lại hiện đại - Liên Xô liền hàng chục năm bắt đầu từ thập kỉ 1960. Trên kia chỉ là vài nét khái quát các quan điểm chủ yếu quan trọng nhất của Trung Quốc trong giới hạn chống chủ nghĩa xét lại hiện đại - Liên Xô.
5 Ngày 27.8.1993, kỉ niệm lần thứ 360 ngày Pháp đình Giáo hội Thiên chúa giáo xử Galileo Galilei “tội” truyền bá học thuyết nhật tâm. Gần đây Toà thánh La Mã đã huỷ bỏ án tích đó và khôi phục danh dự cho nhà bác học vĩ đại. Một sự kiện đáng suy ngẫm!

20 năm biệt giam và quản chế

Đó là tổng cộng thời gian ông Hoàng Minh Chính,  đảng viên cộng sản, đã bị tù và quản thúc dưới chế độ “xã hội chủ nghĩa” Việt Nam: hai lần tù 11 năm (1967-72, 1981-87), hai lần quản chế (1972-78, 1987-90), nhưng chưa bao giờ có quyết định nào của toà án.
Đó là chưa kể mấy năm tù dưới chế độ thực dân. Bản khiếu tố mà Diễn Đàn công bố bên đây còn là một chứng từ quan trọng về mấy mảng tối trong lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (vị trí của đảng này trong cuộc xung đột Liên Xô - Trung Quốc, vai trò của ông Lê Đức Thọ, người đứng đầu bộ máy đàn áp, tác hại của chủ nghĩa Stalin và Mao ở Việt Nam...).
Chứng nhân Hoàng Minh Chính là ai? Sinh khoảng năm 1925, Hoàng Minh Chính hoạt động cách mạng từ trước 1945. Những năm kháng chiến, ông tham gia Quân đội Nhân dân. Từng được tướng Giáp gắn huân chương vì đã chỉ truy cuộc tấn công táo bạo vào sân bay Gia Lâm, đúng ngày mở đầu chiến dịch Điên Biên Phủ (8.3.1954).
Sau khi theo học Trường Đảng cao cấp ở Liên Xô (1957-60), ông được cử làm Viện trưởng Viện triết học. Cho đến năm 1967, khi nổ ra vụ án “xét lại chống Đảng”, cũng là năm ông viết tác phẩm 200 trang “Về chủ nghĩa giáo điều ở Việt Nam”. Ngoài những chi tiết về cá nhân trong phần IV, bạn đọc có thể tham khảo bài “Góp ý kiến về Dự thảo Cương lĩnh” của Hoàng Minh Chính đăng trên Đoàn Kết bộ cũ số 433 (tháng 4.1991).
Năm 1981, đơn khiếu tố của ông được ông Lê Đức Thọ đáp lại bằng 9 năm giam cầm, quản chế. Năm 1991, chính quyền trả lời kiến nghị của ông bằng sự im lặng và theo dõi của công an mật.
Thái độ của chính quyền đối với thư ngỏ năm 1993 này sẽ là thước đo thực tâm xây dựng một nhà nước pháp quyền.

Trước thái độ chính quyền “lặng thinh, chẳng có gì hết”

Ông Hoàng Minh Chính
công bố thư ngỏ thứ 2



Diễn Đàn số 23 (10.1993) đã công bố thư ngỏ đề ngày 27 tháng 8. 1993 của ông Hoàng Minh Chính. Từ đó, Các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của nhà nước cũng như lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam vẫn lặng thinh. Không những thế, cuối tháng 11.1993, công an phường Lê Đại Hành (Hà Nội) còn “theo lệnh cấp trên” công khai đe nẹt ông Chính với những lời lẽ thô bạo, vô giáo dục. Sự việc này cho thấy cuộc sống tinh thần và thân thể của ông có thể bị đe doạ, nhất là khi báo chí của nhà nước tiếp tục kêu gọi “cảnh giác”, chống “ diễn biến hoà bình”. Dưới đây chúng tôi đăng toàn văn thư ngỏ số 2 của ông Hoàng Minh Chính:


Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 1993
Kính gửi Quốc hội khoá IX, kì họp thứ tư
Đồng kính gửi : Ban chấp hành trung ương ĐCSVN, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể trong mặt trận, Hội luật gia Việt Nam, các cơ quan truyền thông, các bạn hữu, họ hàng... (để đề nghị giúp vào việc thúc đẩy thực hiện đúng pháp luật).
Thưa Quí Vị,
Ngày 27.8.1993, tôi công dân Hoàng Minh Chính, nguyên Tổng thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam, nguyên Tổng thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Triết học, sĩ quan thương binh đã gửi đơn khiếu tố về Vụ án Xét lại – C hống Đảng, thường gọi là Vụ Hoàng Minh Chính, tới các cơ quan pháp luật cấp cao nhà nước – Toà án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Quốc hội khoá IX – đồng gửi Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hội Luật gia Việt Nam, các cơ quan truyền thông, các bạn hữu (để đề nghị thúc đẩy giải quyết theo đúng Hiến pháp và pháp luật).
Suốt bấy lâu nay, dư luận rộng rãi trong và ngoài nước đều quan tâm theo dõi kết quả giải quyết vụ nghiêm trọng đó đã kéo dài suốt 30 năm qua chưa dứt. Nhiều nhà trí thức, nhà văn nhà báo (thí dụ thư ngỏ của nhà văn Bùi Minh Quốc), các vị lão thành cách mạng và nhiều người có lương tri trong sáng đã không ngừng thăm hỏi tôi, trực tiếp hoặc gián tiếp xem các cơ quan hữu trách nhà nước đã trả lời và giải quyết ra sao.
Đáng tiếc là tôi chỉ có thể trả lời: “Lặng thinh, chẳng có gì hết”. Điều đó làm mọi người sửng sốt.
Vụ án xét lại – chống Đảng thuộc phạm trù pháp luật. Tôi xin phép gợi đôi điều luật pháp làm cơ sở cho suy ngẫm và giải quyết:
Hiến pháp năm 1960, điều 29 viết: “Công dân có quyền khiếu nại và tố cáo... Những việc khiếu nại và tố cáo phải được xét và giải quyết nhanh chóng”.
Hiến pháp năm 1992, điều 74, viết: “Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo. Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết”.
Vụ án xét lại – Chống Đảng tạo dựng bởi ông Lê Đức Thọ và các Ban của ông hoàn toàn vô căn cứ, hoàn toàn phi pháp vô đạo lý nhân văn, vu khống nhiều chục, nếu không nói là cả trăm người vô tội gồm các nhà khoa học, nhà văn nhà báo, nam nữ, các sĩ quan, các tướng lĩnh, các bộ thứ trưởng, các uỷ viên Trung ương Đảng, các lão thành cách mạng...
Suốt 30 năm qua tới tận ngày nay, hàng nghìn đơn khiếu tố của những người trong vụ này gửi tới hết thảy các cơ quan hữu trách trung ương. Có người gửi vài chục đơn khiếu tố (thí dụ Thiếu tướng Đặng Kim Giang), có người gửi cả trăm đơn (như bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, giảng viên Anh ngữ đại học). Tuy nhiên các đơn từ đó đều gặp phải bức tường im lặng suốt 30 năm dài.
Trước tình hình ấy, bất kì công dân nào cũng có quyền hỏi: Vậy Hiến pháp và các luật pháp được ban bố để làm gì? Các cơ quan hữu trách pháp luật nhà nước có chức năng, nghĩa vụ gì? Ở nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, người dân Việt Nam có được Độc lập, Tự do, Hạnh phúc như tiêu ngữ ghi trên Quốc hiệu không? Số phận người dân bình thường sẽ ra sao?
Nhiều bạn hữu và nhiều người trung trực thường hỏi tôi: Liệu đơn khiếu tố ngày 27.8.1993 gửi các cơ quan hữu trách trung ương có bị rơi vào cảnh ngộ như vậy không, có bị các cơ quan pháp luật làm ngơ không?
– Pháp lệnh về khiếu tố năm 1991, điều 34, viết: “ Viện Kiểm sát Nhân dân, Toà án Nhân dân có trách nhiệm giải quyết t ố cáo”. Điều 36 viết: “1) Cơ quan tiếp nhận tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình phải thụ lý trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận... 2) Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 60 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo”. Điều 21 viết: “Cơ quan nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền mình thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được phải báo cho người khiếu nại biết”. Điều 22 viết: “Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại”
– Luật tố tụng hình sự năm 1988, điều 24, viết: “ Cơ quan có thẩm quyền phải xem xét và giải quyết nhanh chóng các khiếu nại và tố cáo, thông báo bằng văn bản kết quả cho người khiếu nại và tố cáo biết”.
Từ ngày tôi gửi đơn khiếu tố 27.8.1993 tới các cơ quan pháp luật hữu trách cao nhất của nhà nước CHXHCNVN tới nay đã trên ba tháng trời, vượt xa mọi thời hạn quy định của Hiến pháp và luật pháp kể trên đối với các cơ quan pháp luật phải tuân thủ.
Tuy nhiên, tôi không hề nhận được một “giấy báo đã tiếp đơn” (accusé de réception) theo thủ tục tố tụng thông thường. Tôi cũng không nhận được một thông báo bằng văn bản nào (hoặc bằng miệng) của bất kì cơ quan nào là đã xét đơn hoặc kết quả ra sao.
Như vậy, các cơ quan hữu trách cấp cao nhà nước đáp lại đơn khiếu tố hợp hiến pháp của công dân bằng sự im lặng tuyệt đối – vi phạm công nhiên Hiến pháp và luật pháp hiện hành.
Điều đó đã gây ra hai giả thuyết như các vị trí thức và lão thành cách mạng bàn luận:
1. Vụ án này lớn quá, sai quá và nghiêm trọng quá, nên chẳng ông to nào dại gì đưa nó ra mà xem xét, để rồi mang vạ vào thân.
2. Nguyên nhân sâu xa, cội nguồn của Vụ án Xét lại Chống Đảng cũng giống như các vụ án tầy trời khác, nếu đưa ra xét xử, chả hoá ra tự mình xoá sổ mình à. Thà cứ lờ đi là thượng sách.
Còn ý kiến riêng tôi, trong sáu lần các đại diện Viện Khoa học xã hội Việt Nam và sau cùng là đại diện Ban Tổ chức Trung ương Đảng tới gặp tôi trong hai năm 1991 và 1992, tôi đã phát biểu rõ rằng:
– Căn cứ trên các sự kiện lịch sử 30 năm qua và trên các văn bản của cả 4 bản Hiến pháp và các sắc lệnh cùng các luật pháp đương thời và hiện hành, Vụ án Xét lại Chống Đảng là hoàn toàn vô căn cứ, phi pháp và phi đạo lý. Cách giải quyết đúng nhất, hợp hiến hợp pháp, hợp lòng dân là công khai tuyên bố huỷ bỏ bản án đó đi. Như vậy vãn hồi được phần nào lòng tin của dân. Chỉ có như vậy mới chứng minh được rằng nhà nước và đảng mong muốn thật sự xây dựng một nhà nước pháp quyền, tự do dân chủ, công bằng xã hội.
Bằng không, nếu cứ giữ Quyết định cũ về Vụ án Xét lại Chống Đảng, thì nên công bố công khai tội lỗi của những người bị quy kết cho quốc dân đồng bào được biết. Có nhiều người và cả chi bộ đảng đã yêu cầu như vậy. Làm như vậy đàng hoàng hơn, hợp pháp hơn. Tuy nhiên, muốn làm bất kì cách nào cũng đều phải phục tùng pháp luật – như Hiến pháp năm 1992, điều 4, câu cuối có viết: “ Mọi tổ chức của Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Không phải ngẫu nhiên, một tờ báo của Việt kiều ở Paris đã đưa ra một nhận xét có giá trị, hoàn toàn phù hợp với ý của tôi (tôi muốn đồng thời làm một thử nghiệm – test), báo đó viết: “Thái độ của chính quyền đối với thư ngỏ năm 1993 này (của công dân Hoàng Minh Chính) sẽ là thước đo thực tâm xây dựng một nhà nước pháp quyền” [chú thích của toà soạn: tác giả trích báo Diễn Đàn số 23, tháng 10.93, trang 27].
Nhất trí với ý kiến sâu sắc đó của tờ báo, tôi kiên tâm chờ đợi kết quả cuộc thử nghiệm. Đồng thời tôi vẫn giữ đầy đủ quyền hợp pháp của bên nguyên đơn. Tuy nhiên, tôi không phải là người cố chấp, tôi sẵn sàng thương thảo, nhưng không chấp nhận bất kì sự áp đặt bạo lực nào.
Vừa mới rồi xảy ra một vụ Công an kiếm chuyện, đe nẹt tôi. Xin vắn gọn như sau:
Mọi người đều biết rằng, trong nghiên cứu khoa học, việc làm photocopy tư liệu và trao đổi với nhau là điều cần thiết sống còn của tất cả những người làm công tác khoa học. Lâu nay tôi vẫn photo ở cửa hàng 157A Bà Triệu, giá rẻ. CA mật thường xuyên theo dõi tôi đều biết rõ. Bỗng nhiên, chiều 26.11.1993, có tới năm người CA phường Lê Đại Hành tới nhà hàng 157A Bà Triệu đòi kiểm tra văn hoá các tư liệu tôi vừa photo xong. Tôi đồng ý cho họ kiểm tra trước mặt cả chục người dân phố. Tôi ôn tồn giải thích cho họ rằng đó là các bản nghiên cứu khoa học, các bài báo và văn nghệ hợp pháp như của giáo sư Phan Đình Diệu, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện là những nhà khoa học nổi tiếng quốc tế, hoặc của nhà văn Bùi Minh Quốc, phó tiến sĩ sinh học Hà Sĩ Phu [bút hiệu của ông Nguyễn Xuân Tụ, chú thích của toà soạn]... Nghe tới tên ông Hà Sĩ Phu, một CA viên nổi nóng: “Thằng Hà Sĩ Phu, khoa học cái gì? Cả Lữ Phương nữa!” Tôi bình tâm giải thích họ rằng các tài liệu đều thuộc bình diện khoa học. Một CA viên nói: đưa về đồn xét, đồn cũng nghiên cứu khoa học. Tôi nói: “ Nghiên cứu khoa học là thuộc các viện khoa học còn đồn công an là làm trật tự an ninh chứ”. Người CA kia chỉ tay vào mặt tôi: “ Mày câm mẹ cái mồm mày đi!” . Tôi liền phân bua: “Bà con dân phố làm chứng giúp tôi, người CA này chỉ bằng tuổi con tôi lại chửi tôi “ Mày câm mẹ cái mồm mày đi!” Hắn liền chối phắt: “Tôi có nói như thế đâu!”. Tôi phân bua tiếp: “ Bà con thấy đấy, anh ta vừa mới buông mồm lăng nhục tôi, rồi lại chối phắt liền, chẳng còn nhân phẩm gì cả”. Họ buộc tôi về đồn.
Tại đồn CA, tôi bảo với họ rằng: Các anh hành động rất sai trái, kiếm chuyện tôi, thoá mạ tôi, bà con khu phố sẽ chê cười các anh. Biên bản viết thật rõ ràng vào để tôi còn photo làm nhiều bản đưa cho các bạn hữu, các nhà cách mạng lão thành xem biết. Các anh tưởng ngày nay bắt người dễ dàng à?
Người viết biên bản nói: “Cháu có thoá mạ cụ đâu. Đó là người khác đấy chứ. Cụ xem đấy, cháu rất lễ độ với cụ. Chúng cháu phải chấp hành lệnh của cấp trên”. Viết xong, anh ta đưa cho thủ trưởng ký. Lúc đó tôi mới rõ rằng người lăng nhục tôi và thoá mạ ông Hà Sĩ Phu lại chính là Đồn trưởng Đồn CA phường Lê Đại Hành tên là Nguyễn Văn Giản. Cho tới nay các tư liệu của tôi họ vẫn giữ chưa trả lại cho tôi.
Việc làm như trên của đồn CA này không phải là ngẫu nhiên. Như họ nói, họ thực hiện “theo lệnh cấp trên”.
Hiến pháp năm 1992, điều 60, viết: “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học”, điều 69 viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận... có quyền được thông tin”, điều 71 viết: “ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể... Nghiêm cấm mọi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”.
Những hành vi như trên của đồn CA có coi luật pháp nhà nước ra gì không?
Trước tình hình đó, tôi lo ngại rằng việc nghiên cứu khoa học của tôi sẽ bị ngăn trở, đời sống tinh thần tôi sẽ bị gây nhiễu loạn và an ninh thân thể tôi cũng bị đe doạ.
Đáng buồn thay! Suốt đời vì nước vì dân, vì tự do dân chủ đích thực, vì công bằng tiến bộ xã hội – mà lại được các cơ quan nhà nước đối xử nghiệt ngã làm sao!!
Thưa Quí Vị đại biểu Quốc hội,
Tôi hi vọng rằng, các Quí Vị sẽ vui lòng “thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân thủ theo Hiến pháp, luật pháp (như điều 84, Hiến pháp năm 1992 viết) – thật công minh chính đại, công khai Vụ án Xét lại Chống Đảng như đơn khiếu tố ngày 27.8.1993 và đơn này của tôi. Xin cảm ơn.
Kính,

Công dân Hoàng Minh Chính

(nơi ở: 26 Lý Thường Kiệt, Hà Nội)

Ông Hoàng Minh Chính xuyên tạc Chủ nghĩa Mác như thế nào?

Nhà nước ta với chính sách nhân đạo của mình đã cho ông Hoàng Minh Chính đi Mỹ để chữa bệnh. Tuy nhiên, vừa sang đến Mỹ, ông ta lập tức  nhảy lên đăng đàn diễn thuyết để lăng mạ chủ nghĩa Mác, nói xấu Đảng và Nhà nước Việt Nam, bịa đặt, xuyên tạc tình hình đất nước Việt Nam với thái độ bực tức, hằn học...
Riêng về chủ nghĩa Mác thử xem ông ta xuyên tạc và phủ nhận như thế nào?
Trong báo cáo tại Đại học Havard (Mỹ) với tiêu đề "Chủ nghĩa Marx và hệ lụy" ông ta công khai phê phán, xuyên tạc Mác và chủ nghĩa Mác - chủ nghĩa mà trước đây ông đã từng đi tuyên truyền, giảng dạy, tin tưởng, ca tụng thì giờ đây ông trở cờ, ông sám hối.
Khi nói về tác phẩm "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" do C. Mác và Ph. Ăng-ghen viết, tuy phải thừa nhận "nó có tác dụng rất to lớn trong việc hình thành các Đảng Cộng sản và công nhân, tập hợp phong trào cộng sản thành Quốc tế cộng sản và ảnh hưởng rất rộng lớn tới xã hội loài người trong một thế kỷ rưỡi qua", song ông lại nói "Tuy nhiên tác phẩm đó đã mắc những sai sót cơ bản" (!).
Phần sau chúng tôi sẽ xem xét cái mà ông Chính gọi là "những sai sót cơ bản" của Mác là gì, có phải thật sự là "sai sót cơ bản" của Mác không, hay chính là sai sót cơ bản, sai lầm nghiêm trọng của ông Chính.
Để phê phán chủ nghĩa Mác, ông Chính viện dẫn ra những lý lẽ cũ rích của các nhà tư tưởng chống cộng trước đây xoay quanh 2 vấn đề "đấu tranh giai cấp" và "chuyên chính vô sản" với những câu trích dẫn xuyên tạc.
Ông nói: "Marx và Engels tuyên bố rằng "lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp" và ông coi "luận điểm này đi ngược lại lịch sử phát triển khách quan của xã hội loài người", bởi vì "sản xuất và thương mại, khoa học và công nghệ ngày càng phát triển là cơ sở vật chất và nền tảng của xã hội. Trên nền tảng cơ bản đó được xây dựng thượng tầng kiến trúc là thể chế chính trị, giai cấp, nhà nước, pháp luật, văn hóa".
Hóa ra, ở đây ông Chính đã sử dụng một luận điểm duy vật lịch sử của Mác về sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, về vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng để phản bác lại luận điểm mác-xít về đấu tranh giai cấp mà ông tưởng tượng ra là đi ngược lại lịch sử phát triển khách quan của xã hội.
Chính Mác xuất phát từ cơ sở kinh tế, từ phương thức sản xuất để giải thích đấu tranh chứ không phải ngược lại. Do đó, trong Lời tựa viết cho bản tiếng Đức xuất bản năm 1883 Ph. Ăng -ghen viết: "Tư tưởng cơ bản và chủ đạo của "Tuyên ngôn" là: Trong mọi thời đại lịch sử, sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội - cơ cấu này tất yếu phải do sản xuất kinh tế mà ra, - cả hai cái đó cấu thành cơ sở của lịch sử chính trị và lịch sử tư tưởng của thời đại ấy; do đó (từ khi chế độ công hữu ruộng đất nguyên thủy tan rã), toàn bộ lịch sử là lịch sử của cuộc đấu tranh giai cấp..." (1).
Qua đó thấy rõ ông Chính đã trích dẫn một cách cắt xén câu trong "Tuyên ngôn", lờ đi sự bổ sung của Ph. Ăng-ghen trong Lời tựa và cố tình xuyên tạc tư tưởng của Mác về đấu tranh giai cấp.
Trong "Tuyên ngôn", Mác và Ăng-ghen không hề cường điệu vấn đề đấu tranh giai cấp. Khi nói rằng toàn bộ lịch sử thành văn là lịch sử đấu tranh giai cấp thì không có nghĩa là các ông chỉ biết có đấu tranh giai cấp mà quên các mặt khác của đời sống xã hội.
Trái lại, các ông muốn nhấn mạnh rằng đấu tranh giai cấp là quy luật khách quan tồn tại trong xã hội có giai cấp, đó là cuộc "đấu tranh giữa những giai cấp bị bóc lột và những giai cấp đi bóc lột, giữa những giai cấp bị trị và những giai cấp thống trị, qua các giai đoạn của sự phát triển xã hội của họ" (2) (chứ không thể có đấu tranh giai cấp chỉ một phía).
Cuộc đấu tranh giai cấp gắn với những điều kiện lịch sử nhất định, do đó khi điều kiện lịch sử thay đổi thì đấu tranh giai cấp cũng thay đổi hoặc mất đi. Vì vậy, lý tưởng của người cộng sản không phải là đấu tranh giai cấp muôn năm mà là giải phóng giai cấp công nhân, đồng thời giải phóng vĩnh viễn toàn xã hội khỏi ách bóc lột, áp bức, khỏi sự phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Những tư tưởng trên đây của Mác trong "Tuyên ngôn" thật là sáng rõ nếu người ta không cố tình nhắm mắt, xuyên tạc nó như ông Hoàng Minh Chính đã làm. Để hiểu đúng quan điểm đấu tranh giai cấp của Mác cũng như các quan điểm khác trong chủ nghĩa Mác, cần phải đặt nó trong hệ thống của chủ nghĩa Mác, trong mối liên hệ với các luận điểm khác cũng như trong sự phát triển lịch sử của nó.
Mác không phải là người phát hiện ra sự tồn tại của giai cấp và đấu tranh giai cấp, công lao đó thuộc các nhà sử học tư sản Pháp như Chi-e-ri, Mi-nhê, Ghi-dô... Mác khẳng định: "Cái mới mà tôi đã làm là chứng minh rằng: 1. Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền với giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất; 2. Đấu tranh giai cấp tất yếu sẽ dẫn tới chuyên chính vô sản, bản thân nền chuyên chính này chỉ là bước quá độ tiến tới thủ tiêu mọi giai cấp và tiến tới xã hội không giai cấp" (3).
Như vậy, Mác coi chuyên chính vô sản chỉ là phương tiện để đi tới một xã hội không giai cấp, là phương tiện để giải phóng giai cấp công nhân và toàn xã hội khỏi áp bức và bóc lột, chứ không phải là mục đích.
Vì vậy ông Chính hoàn toàn xuyên tạc khi nói rằng "các đảng cộng sản cầm quyền coi chuyên chính vô sản là bửu bối tuyệt hảo, là vũ khí chuyên chính tuyệt đối, đắc dụng, mạnh mẽ nhất...", hoặc "các đảng cộng sản cầm quyền tùy nghi, duy ý chí sáng tạo ra xã hội chủ nghĩa bằng chuyên chính vô sản cực đoan, hà khắc nhất, phi pháp nhất trong lịch sử nhân loại".
Chúng ta không phủ nhận việc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, ở nước này nước kia, lúc này, lúc khác đã phạm phải những sai lầm đáng tiếc trong việc sử dụng bạo lực trấn áp.
Tuy nhiên, sai lầm đó không phải bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác, ông Chính không có quyền gán cho chủ nghĩa Mác. Ông Chính bịa đặt ra con số hàng chục triệu người chết ở Liên Xô, trong khi đó ông lờ đi những tội ác tày trời mà chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phát xít do chủ nghĩa tư bản sinh ra đã gây ra cho toàn nhân loại và các dân tộc trong đó có dân tộc Việt Nam.
Ông Chính thật hồ đồ khi nói rằng "Englels đã từng hết lời ca ngợi rằng "chuyên chính vô sản là sáng tạo vĩ đại nhất của Marx"; rằng "ngoài nguyên tắc duy nhất và trần trụi đó, Marx không nói gì được thêm nữa" (!).
Ông dựa vào đâu mà nói xằng bậy như vậy?
Ông Chính là người đã được nghiên cứu có hệ thống chủ nghĩa Mác - Lênin ở Liên Xô trước đây, đã từng nhiều năm nghiên cứu Triết học mác- xít. Vậy há ông không biết rằng chủ nghĩa Mác là một hệ thống chỉnh thể gồm có 3 bộ phận cấu thành là triết học, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học; là một hệ thống các quy luật và phạm trù phản ánh một cách sâu sắc và phong phú thế giới khách quan?
Ông cũng há không biết rằng trong Điếu văn đọc trước mộ Mác, Ph.Ăng- ghen đã đánh giá rằng Mác có 2 phát minh vĩ đại là 1) quan niệm duy vật về lịch sử và 2) học thuyết giá trị thặng dư.
Nhờ 2 phát minh vĩ đại đó, Mác đã biến chủ nghĩa xã hội từ không tưởng thành khoa học. Đồng thời khi nói rằng “ngoài nguyên tắc duy nhất và trần trụi đó, Marx không nói gì được thêm nữa” thì chính ông đã tự mâu thuẫn với mình khi ở phần đầu báo cáo ông phải thừa nhận rằng “nhà bác học tài ba Karl Marx...đã thành công trong việc phê phán mặt trái của công nghiệp tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là với tác phẩm đồ sộ mang tên “Tư bản” của ông”.
Chỉ riêng với thành công như vậy, theo như ông Chính thừa nhận, thì cũng là quá tài giỏi rồi, huống hồ Mác lại là nhà bác học thiên tài đã cống hiến cho nhân loại một học thuyết vĩ đại, mang tính nhân văn sâu sắc mang tên ông – CHỦ NGHĨA MÁC.
Vì vậy, không phải ngẫu nhiên gần đây, chương trình “Thời đại chúng ta” trên sóng phát thanh Radio 4 tại Anh đã tổ chức cuộc thăm dò xã hội bình chọn triết gia vĩ đại nhất của nhân loại; và trong số 20 triết gia vĩ đại được giới thiệu, Mác được bình chọn là triết gia vĩ đại nhất của nhân loại từ trước đến nay, bởi những cống hiến khoa học xuất sắc của ông, trong đó có trước tác vĩ đại, bộ “Tư bản” và “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” (viết cùng Ph.Ăng ghen).
Nhận xét về kết quả bình chọn trên, giáo sư An-đờ-riu Chít-ty thuộc trường đại học Tổng hợp Xa-xếch (University of Sussex) ở Anh, một chuyên gia hàng đầu nghiên cứu học thuyết Mác, cho rằng, xã hội hiện đại vẫn cần tiếp tục đánh giá chủ nghĩa Mác như một hệ thống triết học nghiêm túc nhất của loài người.
Hoặc bạn đọc ở Việt Nam đều đã biết, nhà triết học nổi tiếng Pháp J.Đê-ri-đa trong tác phẩm “Những bóng ma của Mác” đã khẳng định rằng, Mác không chỉ là nhà tư tuởng của thế kỷ XX mà còn là nhà tư tưởng của thế kỷ XXI, rằng nhân loại không thể thiếu Mác.
Mới chỉ kể như vậy thôi cũng đã thấy rằng những ý kiến của ông Hoàng Minh Chính đánh giá về Mác thật lạc lõng biết bao! Ông dùng đủ mọi từ xấu xa, tệ hại để gán cho học thuyết Mác.
Ông nói: “Học thuyết tư biện của Marx mang tính phản lịch sử, phản khoa học, duy ý chí, cực đoan cực tả nhưng lại phù hợp với giai cấp vô sản các nước đang cơn thất vọng”.
Một học thuyết “phản lịch sử, phản khoa học” như vậy mà tại sao lại được thế giới đánh giá cao, lại “có tác dụng rất to lớn trong việc hình thành trong các Đảng cộng sản và công nhân, tập hợp phong trào cộng sản thành Quốc tế cộng sản và ảnh hưởng rất rộng lớn tới xã hội loài người trong một thế kỷ rưỡi qua” như chính ông đã thừa nhận thì ông Chính lại không thể nào giải thích nổi.
Ông Chính chắc đã đọc nhiều sách của Mác , Ăng –ghen, Lê-nin, song ông vẫn cố tình không hiểu. Ông nói “chuyên chính vô sản không là cái gì khác ngoài bạo lực”, “Marx đã đặt công khai niềm tin tuyệt đối vào bạo lực”.
Trên thực tế Mác không bao giờ sùng bái bạo lực; đối với Mác bạo lực không phải là cứu cánh, là mục đích, bạo lực chỉ là phương tiện, là bà đỡ cho mọi xã hội cũ đang thai nghén một xã hội mới trong lòng.
Người cộng sản chỉ dùng bạo lực khi cần thiết để đáp trả lại bạo lực phản cách mạng. Lê-nin đã nhiều lần nhấn mạnh rằng chuyên chính vô sản không phải chỉ là bạo lực và cũng không phải chủ yếu là bạo lực, mà chủ yếu là tổ chức xây dựng, là đưa ra một kiểu tổ chức xã hội của lao động mới cao hơn, là chế độ dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản.
Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp, của chuyên chính vô sản theo quan niệm của Đảng cộng sản Việt Nam không phải là trấn áp, bạo lực mà là tổ chức xây dựng thành công xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa.
Ở Việt Nam “nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển; thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc”. (4)
Với nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp được quan niệm như vậy thì chắc là mọi người dân Việt Nam yêu nước đều đồng tình chứ nó không phải là “con ngáo ộp” mà ông Chính muốn đem ra để hù dọa những người yếu bóng vía.
Khi trích dẫn lời của Mác trong “Tuyên ngôn” về “xóa bỏ chế độ tư hữu” ông Chính lại xuyên tạc thành “Marx đã chủ trương xóa bỏ các hình thái kinh tế - xã hội hiện hữu để trên mảnh đất sạch sẽ đó mà xây dựng chủ nghĩa cộng sản”.
Ở đây ông Chính muốn biến Mác thành nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng, người theo chủ nghĩa hư vô. Là nhà duy vật biện chứng vĩ đại nên “Mác đặt vấn đề chủ nghĩa cộng sản giống như một nhà tự nhiên học đặt, chẳng hạn, vấn đề tiến hóa của một giống sinh vật mới, một khi đã biết nguồn gốc của nó và định được rõ rệt hướng của những biến đổi của nó. (5)
Đối với Mác “chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởnghiện thực phải khuôn theo” mà là “một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay. Những điều kiện của phong trào ấy là do những tiền đề hiện đang tồn tại đẻ ra. (6)
Mác phân tích hết sức khoa học sự phát triển của xã hội mới, dự báo một cách thiên tài 2 giai đoạn lớn của xã hội cộng sản. Nhiệm vụ khoa học của Mác không phải vạch ra mô hình của xã hội mới với mọi chi tiết của nó. Lê-nin cho rằng: “Trong tài liệu của Mác người ta không thấy mảy may một ý định nào nhằm bịa ra những ảo tưởng nhằm đặt ra những dự đoán vu vơ về những điều mà người ta không thể nào biết được”. (7)
Mác đã vạch ra mối liên hệ biện chứng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội: Chủ nghĩa xã hội ra đời từ chủ nghĩa tư bản, trên cơ sở phủ định biện chứng chủ nghĩa tư bản, kế thừa những thành tựu của chủ nghĩa tư bản (cả về kinh tế, khoa học - công nghệ, giáo dục- đào tạo, văn hóa, pháp quyền v.v..), phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản.
Về sau này, trong những năm 20 của thế kỷ XX, vận dụng tư tưởng biện chứng của Mác về mối liên hệ biện chứng giữa xã hội tư bản và xã hội xã hội chủ nghĩa, Lê-nin nêu lên một công thức về kế thừa xã hội tư bản như sau: Dùng cả 2 tay mà lấy những cái tốt của nước ngoài: Chính quyền Xô-viết + Trật tự đường sắt Phổ + Kỹ thuật, cách tổ chức các tờ-rớt Mỹ + Ngành giáo dục Quốc dân Mỹ, v.v... = tổng số, tổng kết lại = chủ nghĩa xã hội.
Mặc dù trong thời đại của mình, Mác chưa được chứng kiến chủ nghĩa xã hội hiện thực, song không vì thế mà khẳng định Mác "không thành công trong việc sáng tạo ra chủ nghĩa cộng sản", như ông Chính cao giọng đăng đàn ở Mỹ...
Trích bài viết của tác giả Lê Hồng đăng trên tạp chí cộng sản số 21/2005

(1) C. Mác và Ph. Ăng-ghen toàn tập, NXB Sự thật, HN, 1995, T 12, tr. 509.
(2) C. Mác và Ph. Ăng-ghen: SĐD, tr. 509
(3)  C. Mác và Ph. Ăng-ghen: SĐD, T 28, tr. 662
(4) Văn kiện Đại hội IX của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, HN, 2001, tr. 86
(5) V.I. Lê-nin toàn tập, NXB Tiến  bộ, Mátxcơva, 1976, T 33, tr. 104
(6) C. Mác và Ph. Ăng-ghen: SĐD, T 3, tr. 51
(7) V.I. Lê-nin SĐD T 33, tr. 104
Việt Báo (Theo_Tiền Phong )


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH