Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 59

(ĐC sưu tầm trên NET)

Quảng Ninh:

7 người chết, 10 người mất tích trong trận mưa lũ lịch sử




Dân trí Con số tổng hợp mới nhất về thiệt hại do trận mưa lũ lịch sử gây ra tại tỉnh Quảng Ninh, tính đến 12h ngày 28/7, đã có 7 người chết, 10 người khác bị lũ cuốn mất tích, hàng trăm ngôi nhà bị đổ sập, thiệt hại ước tỉnh trên 500 tỉ đồng.

Xe lội nước của lực lượng tìm kiếm cứu nạn Quân khu III tham gia công tác cứu hộ cứu nạn người dân Quảng Ninh. (Ảnh chụp sáng 28/7)
Xe lội nước của lực lượng tìm kiếm cứu nạn Quân khu III tham gia công tác cứu hộ cứu nạn người dân Quảng Ninh. (Ảnh chụp sáng 28/7)
Mưa lũ lịch sử tại Quảng Ninh chưa ngớt sau 14 tiếng ròng rã. (nguồn: VTV)
Theo thống kê của cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh, tính đến 12h trưa nay 28/7, toàn tỉnh Quảng Ninh có 7 người thiệt mạng do trận mưa “khủng khiếp” kéo dài trong 3 ngày gần đây.
Theo báo cáo mới nhất của cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh, lực lượng cứu hộ đã tìm được 2 nạn nhân tử vong do sập nhà tại phường Bãi Cháy, TP Hạ Long. Hai nạn nhân tử vong vừa được tìm thấy là anh Nam (khoảng 30 tuổi, quê quán Tam Nông, Phú Thọ) và anh Quốc (khoảnhg 30 tuổi, quê Quỳnh Lưu, Nghệ An).
Cơ quan chức năng đã liên hệ được với gia đình nạn nhân để bàn giao thi thể về an táng.
Mưa lớn gây ngập đường Nguyễn Văn Cừ, TP Hạ Long, khiến nhiều xe ô tô bị chết máy. (Ảnh chụp lúc 7 giờ 30 phút ngày 28/7). Ảnh: Văn Đức-TTXVN
Mưa lớn gây ngập đường Nguyễn Văn Cừ, TP Hạ Long, khiến nhiều xe ô tô bị chết máy. (Ảnh chụp lúc 7 giờ 30 phút ngày 28/7). Ảnh: Văn Đức-TTXVN
Nhiều phương tiện ô tô phải nhờ cứu hộ vì đường ngập lụt (Ảnh chụp lúc 7 giờ 30 phút ngày 28/7). Ảnh: Văn Đức-TTXVN
Nhiều phương tiện ô tô phải nhờ cứu hộ vì đường ngập lụt (Ảnh chụp lúc 7 giờ 30 phút ngày 28/7). Ảnh: Văn Đức-TTXVN
sap-7e75d
Một ngôi nhà bị đổ sập tại TP Cẩm Phả.
Do mưa lớn, chia cắt giao thông, chị Trang tại phường Cẩm Thủy, (TP Cẩm Phả), nói với chúng tôi qua điện thoại, “chưa bao giờ em chứng kiến trận mưa lớn khủng khiếp như thế này. Mưa lớn như thác đổ, nước mưa dồn đầy trên tầng 3 nhà em, chảy xuống tầng 2 và đổ xuống nhà như thác, cống thoát nước khiêu tiêu thoát kịp”, chị Trang nói.
Ngoài gia đình chị Trang cùng hàng trăm hộ dân tại TP Cẩm Phả lâm vào tình trạng ngập úng thì vào khoảng 4 giờ sáng ngày 28/7, tại tổ 11B, khu 3, phường Hồng Hà, TP Hạ Long, Quảng Ninh, xảy ra sự việc đau lòng khi gia đình nhà anh Nguyễn Văn Dự đang ngủ say thì bất ngờ ngôi nhà bị đổ sập khiến vợ chồng anh bị thương nhẹ. Tuy nhiên cháu gái 7 tuổi con của vợ chồng anh Dự đã ra đi mãi mãi khi bị đống đổ nát vùi lấp.

sap2-4b6d9
Lũ bủa vây nhiều địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Xe thiết giáp được huy động đến những điểm ngập lụt sâu để cứu hộ. (Ảnh chụp lúc 7 giờ 30 phút ngày 28/7). Ảnh: Văn Đức-TTXVN
Xe thiết giáp được huy động đến những điểm ngập lụt sâu để cứu hộ. (Ảnh chụp lúc 7 giờ 30 phút ngày 28/7). Ảnh: Văn Đức-TTXVN
Theo ghi nhận của phóng viên, sáng nay 28/7, mưa lũ tiếp tục bủa vây nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Tại tổ 44, khu 4, phường Cao Thắng, mưa lũ làm vùi lấp thêm 3 nhà dân và cuốn trôi 9 người. Hiện lực lượng chức năng mới tìm được 3 người, trong đó 2 người đã thiệt mạng, 1 người bị thương; 6 người mất tích hiện đang được tìm kiếm.
Ngoài ra tại khu vực phường Bãi Cháy cũng đã xảy ra sập nhà làm 2 người thiệt mạng.
Hiện nay Quảng Ninh vẫn đang mưa lớn kéo dài tại khu vực Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn và Móng Cái. Khu vực Uông Bí, Mạo Khê bắt đầu mưa to từ sáng nay.
Hiện các phương tiện từ Hà Nội xuống Móng Cái phải đi qua đường tránh Cẩm Phả. Khu vực dốc Đèo Bụt, ngã tư Ao Cá ngập lụt nghiêm trọng.
Đường từ Uông Bí xuống Cẩm Phả ngập lụt, các phương tiện di chuyển khó khăn.
Đường từ Uông Bí xuống Cẩm Phả ngập lụt, các phương tiện di chuyển khó khăn. (Ảnh: Vũ Văn Hưng)
Hiện, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh – ông Nguyễn Văn Đọc, cùng toàn bộ lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và các sở ban ngành của tỉnh đang căng sức cùng người dân chống chọi với trận mưa lũ lịch sử.
Trước diễn biến phức tạp của mưa lụt, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ông Nguyễn Văn Đọc, chỉ đạo trích ngay ngân sách tỉnh hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả mưa lũ và hỗ trợ cho các gia đình gặp nạn.
Hủy tất cả các cuộc họp, dốc sức phòng chống mưa lũ lịch sử 
Sáng 28/7, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc đã yêu cầu các sở, ban ngành, các địa phương trong tỉnh dừng tất cả các cuộc họp, dốc toàn bộ lực lượng tập trung cho công tác ứng phó với cơn mưa lũ lớn nhất lịch sử trong vòng 40 năm qua đang gây thiệt hại lớn cho tỉnh.

Trực tiếp đi xuống các điểm thiệt hại nặng nề do mưa lũ như Cao Thắng, Bãi Cháy, Mông Dương... Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh chỉ đạo các địa phương sử dụng ngay nguồn ngân sách của địa phương mình hỗ trợ khẩn cấp cho các gia đình bị thiệt hại.

Ông Nguyễn Văn Đọc đã yêu cầu tất cả lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan và địa phương các huyện, thị, thành phố gấp rút tổ chức các đoàn công tác xuống cơ sở, những nơi xảy ra thiệt hại do mưa lũ để giúp đỡ người dân bị nạn.

Sáng 28/7, các lực lượng vũ trang của tỉnh đã điều động phương tiện như xe lội nước, xe chữa cháy triển khai gấp các biện pháp cứu hộ người dân.

Tại Thành phố Hạ Long đến 10 giờ ngày 28/7 đã có 9 người chết và mất tích. Công tác cứu hộ vẫn đang được các lực lượng chức năng tiến hành khẩn trương. Liên quan đến ba dãy nhà vừa bị sập đổ vào rạng sáng 28/7 tại phường Cao Thắng (thành phố Hạ Long), lực lượng chức năng đã cứu hộ thành công được cháu bé và đưa đi cấp cứu. C òn lại 6 người nữa đang mắc kẹt trong đống đổ nát, lực lượng chức năng đang dồn hết sức để cứu hộ.

Hiện mưa lớn vẫn tiếp tục, khiến công tác cứu hộ của các lực lượng chức năng gặp không ít khó khăn.
Tuấn Hợp

Nước lớn phải hành xử theo luật quốc tế, không phải luật rừng

Những nước lớn như Trung Quốc cần phải tôn trọng nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.


 


Nhà nước và pháp luật là những phát minh vĩ đại của loài người
Khoa học hiện đại đã phát minh ra nhiều máy móc tinh vi với những công dụng ngày càng lớn lao. Dẫu vậy, không một máy móc nào có thể sánh với nhà nước và pháp luật- những công cụ mà con người đã sáng tạo ra cách đây nhiều nghìn năm.
nuoc lon phai hanh xu theo luat quoc te, khong phai luat rung hinh 0

Loài người sống theo xã hội và tuân theo những quy tắc xử sự nhất định. Đó là điều giúp cho loài người thoát khỏi tình trạng dã man, mông muội để bước sang ngưỡng cửa của sự khai sáng.
Tiếp đến nhà nước pháp luật ra đời. Đó là công cụ vạn năng giúp cho loài người tiến nhanh sang thời đại văn minh. Từ thời đại mong muội bước sang thời đại văn minh ngày nay, loài nười phải mất nhiều triệu năm mới có. Dẫu vậy nguy cơ thành tựu đã được xây đắp nên qua thời gian dài bị xóa sổ không phải không có.
Điều gì sẽ xảy ra khi nhà nước và pháp luật bị vô hiệu hóa. Ấm no, hạnh phúc, thái bình, thịnh vượng, sáng chế, phát minh và biết bao ước mơ tốt đẹp của con người có được bảo đảm không khi xã hội rơi vào tình trạng người mạnh bắt nạt kẻ yếu, số đông bắt chẹt kẻ cô đơn, người giàu lấn át người nghèo, kẻ có chức, có quyền ăn hiếp thứ dân?
Do vậy “Nhà nước pháp quyền” là kiểu nhà nước tiến bộ nhất mà tất cả các nước đang hướng tói. Công lý, công bằng, pháp luật nghiêm minh được dùng làm tiêu chí đánh giá mức độ hạnh phúc của người dân.
Sống có pháp luật và hành động theo pháp luật là quy tắc xử sự bao trùm của con người. Đó là điều khác biệt giữa người với vật. Rối loạn trước hết bắt nguồn từ rối loạn về kỷ cương phép nước. Việc để tình trạng luật rừng xẩy ra rồi trở thành hiện tượng khó chế ngự là điều tối kỵ đối với xã hội văn minh.
Chung quy lại sự thịnh trị vững bền của đất nước phụ thuộc một phần rất lớn vào tình trạng pháp quyền của Nhà nước.
Công pháp quốc tế - đỉnh cao của nền văn hóa, văn minh nhân loại
Sự hội nhập xã hội ngày nay đã mở rộng ra trên phạm vi toàn cầu. Gần đây báo chí có nêu trường hợp Bhutan là quốc gia duy nhất trên thế giới còn khép kín quan hệ với các nước.
Tất cả các nước trên thế giới đều ra sức mở rộng quan hệ quốc tế của nước mình. Sự hội nhập của các nước ngày càng được mở rộng là nhờ có công pháp quốc tế làm nền tảng. Để hội nhập tốt hơn, các quốc gia, một mặt phải giữ bản sắc riêng, mặt khác lại phải điều chỉnh pháp luật quốc nội cho phù hợp với pháp luật quốc tế.
Công pháp quốc tế ngày nay đã trở thành một nền luật pháp đa dạng, bao gồm công pháp quốc tế về: thương mại, hàng không, hàng hải, đường bộ, nhập cảnh, xuất cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu, y tế, nhân đạo, lao động, bảo vệ môi trường sông, biển, rừng núi, đất đai, không khí, vũ trụ, bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ đa dạng sinh học, phòng chống thiên tai, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, phòng chống cướp biển, phòng chống buôn người, chiến tranh, nhân quyền…

nuoc lon phai hanh xu theo luat quoc te, khong phai luat rung hinh 1Trên mặt trận pháp lý, Trung Quốc không ngờ lại sa vào thế bị động trong vụ kiện của Philippines
Khó mà thống kê hết các ngành luật quốc tế đang được sử dụng làm công cụ điều chỉnh mọi lĩnh vực hoạt động của các quốc gia và cá nhân khi đến một quốc gia khác với mục đích công tác, học tập, du lịch, định cư, giao lưu, buôn bán…
Từ thế kỷ 19 trở về trước, công pháp quốc tế chủ yều là những ngành luật về chiến tranh và phần nhiều mang tính tự nguyện tuân thủ. Nhưng bước vào thế kỷ 20, đặc biệt là sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 (1939 - 1945), công pháp quốc tế phát triển rất nhanh về thể loại.
Đặc trưng của pháp luật là phải có chế tài kèm theo. Nếu không, pháp luật chỉ là lời khuyên. Đa số các công pháp quốc tế được ban hành sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 đều có kèm theo các chế tài buộc phải tuân thủ.
Một đặc trưng tiến bộ khác của công pháp quốc tế sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 là đều xuyên suốt bởi những nguyên tắc cơ bản: công lý, công bằng, bình đẳng, nhân đạo, bác ái, đồng thuận, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia có chủ quyền, bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền công dân…
Hiến chương Liên Hợp Quốc, mặc dầu vẫn còn chứa dựng trong nó nhiều khiếm khuyết, là một minh chứng điển hình về sự tiến bộ của công pháp quốc tế. Những đặc điểm về tính nhân văn cao cả đã được dùng làm tiêu chí để phát triển con người và đã được pháp luật hóa trong nền pháp luật quốc tế.
nuoc lon phai hanh xu theo luat quoc te, khong phai luat rung hinh 2
Liên Hợp Quốc- tổ chức có tác động hàng đầu trong việc ngăn ngừa chiến tranh thế giới xảy ra (Ảnh AP)
Hoàn toàn có cơ sở thực tiễn và lý luận để khẳng định rằng công pháp quốc tếhiện hành tuy chưa phải là đã hoàn thiện, hoàn mỹ, nhưng đã phát triển đến đỉnh cao của nền văn hóa, văn minh của nhân loại.
Giá đắt phải trả cho hành động chà đạp công pháp quốc tế
Trong phạm vi quốc nội cũng như quốc tế, các quốc gia đều ra sức ngăn chặn hiện tượng luật rừng xảy ra. Nhưng rất tiếc quan điểm công lý thuộc về kẻ mạnh vẫn được một số chính khách tôn sùng. Riêng trong thế kỷ 20, đã xảy ra hai sự kiện chà đạp công pháp quốc tế dẫn đến Chiến tranh Thế giới thứ 1 và thứ 2.
Chiến tranh Thế giới thứ 1 (1914-1918) xảy ra là do Đế chế Đức, do Hoàng đế Wilhelm 2 khởi xướng với sự tham gia của các đế quốc Áo, Hung, Ottoman (Thổ) và Bulgaria nhằm dùng sức mạnh để phân chia lại bản đồ thế giới do các nước Anh, Pháp và Nga chiếm giữ.
Chiến tranh Thế giới thứ 1 đã làm cho phía Đức, Áo và Hung tổn thất 22.477.500 người bị chết, bị thương, mất tích. Phía Anh, Pháp và Nga tổn thất: 16.403.000 người chết, bị thương, mắt tích.
Chiến tranh Thế giới thứ 2 (1939-1945) do phát xít Hitler khởi xướng với sự tham gia của phát xít Ý và Nhật. Hitler ngang nhiên xé bỏ mọi hiệp ước đã ký của hai khối đối địch trong Chiến tranh Thế giới thứ 1, vô hiệu Hội Quốc liên nhằm vẽ lại bản đồ thế giới.
Chiến tranh Thế giới thứ 2 đã lôi kéo 70 quốc gia với 1,7 tỷ người vào vòng chiến đấu. Có 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế trong chiến tranh. Không thể thống kê hết số làng xã, thành phố bị san bằng cùng nhiều hậu quả khác.
Hội Quốc liên ra đời vào năm 1920 là nhằm mục đích ngăn ngừa Chiến tranh Thế giới tiếp tục xẩy ra. Nhân loại kỳ vọng Chiến tranh Thế giới thứ 1 sẽ là cuộc chiến tranh kết thúc tất cả các cuộc chiến tranh. Nhưng Chiến tranh Thế giới thứ 2 đã xảy ra với hậu quả nặng nề hơn.
Hội Quốc liên chỉ tồn tại trong 26 năm rồi tan rã. Tôn chỉ, mục đích cơ bản của Hội Quốc liên bị phá sản hoàn toàn. Có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là các nghị quyết của Hội Quốc liên, các Nghị định thư về sản xuất, tích trữ, chuyển giao, sử dụng vũ khí hóa học, chất độc và các vũ khí giết người hàng loạt… không có chế tài ràng buộc phải tuân thủ mà chỉ là những tuyên bố tự nguyện.
Nguyên nhân thứ hai là Hội Quốc liên không có cơ chế để thực thi các Nghị quyết của nó. Nguyên nhân thứ ba là do đường lối chính trị cơ hội, hữu khuynh của một số nước đối với các thế lực gây chiến.
Anh và Pháp đã có nhiều nhượng bộ hành vi gây chiến của phát xít Hitler vì muốn hướng mũi nhọn chiến tranh xâm lược sang phía Liên xô. Anh và Pháp càng nhân nhượng, Hitlter càng lấn tới. Thảm họa Chiến tranh Thế giới thứ 2 tàn khốc hơn Chiến tranh Thế giới thứ 1.
Liên Hợp Quốc ra đời năm 1945 trên cơ sở cố gắng khắc phục những nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của Hội Quốc liên. Hiến chương Liên Hợp Quốc và nhiều Công ước quốc tế được thông qua là những văn bản pháp luật quốc tế có hiệu lực bắt buộc phải thi hành.
Liên Hợp Quốc cũng đã có “Lực lượng giữ gìn hòa bình Liên Hợp Quốc”. Liên Liên Hợp Quốc đã có các điều kiện thực thi các chế tài đối với quốc gia vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Tòa án Quân sự Quốc tế Nuremberg và Tokyo đã được lập để xét xử những tên tội phạm chiến tranh người Đức và Nhật. Nước xâm lược phải bồi thường chiến tranh cho nước bị xâm lược.
Qua 70 năm tồn tại và phát triển (1945-2015) đến nay tổ chức và hoạt động của Liên Hợp Quốc bộc lộ nhiều bất cập. Hiện đang có sự đòi hỏi phải cải tổ Liên Hợp Quốc theo hướng dân chủ hơn.
Dẫu vậy, tác dụng của Liên Hợp Quốc trong việc ngăn ngừa xẩy ra chiến tranh thế giới trong 70 năm qua là một thành công lớn. Tuy vậy thế giới đang lo ngại bởi nguy cơ Chiến tranh Thế giới thứ 3 nay lại xuất hiện bởi hành vi ngang nhiên chà đạp công pháp quốc tế của Trung Quốc.
Tiếng chuông báo động đang rền vang khắp các châu lục. Nhân loại hiểu rằng nếu Chiến tranh Thế giới thứ 3 xẩy ra do sự ngông cuồng của những kẻ muốn dùng sức mạnh để vẽ lại bản đồ thế giới thì đó là sự cáo chung của loài người.
Không có kẻ thắng người thua trong Chiến tranh Thế giới thứ 3. Loài người sẽ bị tiêu diệt. Trái đất sẽ bị phá hủy. Không ai có thể hạn chế phạm vi, mức độ của chiến tranh. Đốm lửa sẽ đốt cháy cả cánh đồng. Chắc chắn rằng, Chiến tranh Thế giới thứ 3 sẽ là chiến tranh hạt nhân nếu để nó xảy ra.
Đấu tranh bảo vệ công pháp quốc tế để bảo vệ loài người
Sau giấc ngủ triền miên, “ngọa hổ, tàng long” Trung Quốc đã thức giấc. Sẽ tốt cho nhân loại nếu điều đó là sự trổi dậy hòa bình. Nhưng không. Điều làm cho cả thế giới không khỏi quan ngại khi chính giới Bắc Kinh ngày càng trở nên hung hăng trong mưu toan vẻ lại bản đồ thế giới, ngày càng bộc lộ rõ là nguyên nhân gây bất ổn với tất cả các nước láng giềng, với khu vực Đông Nam Á và cả thế giới.
nuoc lon phai hanh xu theo luat quoc te, khong phai luat rung hinh 3
Hành động cải tạo đảo phi pháp của Trung Quốc khiến các nước trong khu vực và trên toàn thế giới không khỏi lo ngại (Ảnh CSIS)
Họ tính toán rằng họ khá giàu có và là thị trường béo bở. Họ có thể dùng miếng mồi kinh tế để trung lập hóa các nước hoặc tạo ra những "Con ngựa thành Troy". Về mặt quân sự, Bắc Kinh cho rằng tất cả các nước, kể cả Mỹ đều phải dè chừng với Trung Quốc. Nhưng đây là tính toán thiển cận bởi lòng tham không đáy.
Trong tranh chấp Biển Đông, thái độ các nước hoàn toàn khác. Thái độ ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông đã khiến nhiều nước phản đối gay gắt. Một số nước tuyên bố không đứng về bên nào trong tranh chấp.
Nhưng điều này không có nghĩa là họ từ bỏ việc bảo vệ quyền tự do hàng hải, hàng không và nhiều quyền lợi khác của họ ở khu vực này.
Sự kiện xảy ra có vẻ như là tuyên bố không đi đôi với hành động, nhưng lại rất phù hợp với thực tế. Ai cũng hiểu được rằng nếu Biển Đông bị biến thành ao nhà của Trung Quốc thì con đường giao lộ nhộn nhịp bậc nhất của thế giới bị khóa chặt không những đối với các nước Đông Nam Á mà cả thế giới.
Vì vậy phong trào phản đối hành vi bất chấp pháp luật quốc tế của Trung Quốc ngày càng lan rộng và quyết liệt. Đó cũng là những lý do khiến cho tất cả các yêu sách của Bắc Kinh đều trở thành gậy ông đập lưng ông.
Trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới, loài người đã trở nên tỉnh táo và cảnh giác hơn trước rất nhiều. Chưa thể mơ ước được sống trong xã hội không có tranh chấp giữa người với người và giữa các quốc gia trên toàn cầu.
Nhưng mọi tranh chấp giữa các quốc gia đều có thể giải quyết bằng phương pháp hòa bình và trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế. Đây là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế được nêu trong Hiến chương Liên Hợp Quốc và nhiều công pháp quốc tế khác mà tất cả các nước đều phải tuân theo.
Sự phát triển bền vững của nhân loại tùy thuộc rất lớn ở việc mọi quốc gia lớn nhỏ, giàu nghèo đều phải tôn trọng công pháp quốc tế.
Theo LS Nguyễn Đức Tiết - VOV.vn

Ngoại trưởng Mỹ sẽ thăm chính thức Việt Nam vào đầu tháng 8

VOV.VN - Đại sứ Ted Osius cho biết, trong tháng 8 tới, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ thăm chính thức Việt Nam.

“Chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đưa quan hệ hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ lên những bước phát triển mới, tạo động lực mới cho những cơ hội hợp tác trong tương lai”. Đó là nhận định của Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius tại buổi gặp gỡ báo giới diễn ra sáng 28/7 tại Hà Nội.
Tại cuộc gặp gỡ báo chí, Đại sứ Mỹ Ted Osius đã trao đổi một số kết quả về chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng như mối quan hệ song phương nhân dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hoá quan hệ.
ngoai truong my se tham chinh thuc viet nam vao dau thang 8 hinh 0
Đại sứ Hoa Kỳ tại buổi gặp gỡ báo chí ngày 28/7
Đại sứ Ted Osius nhận định: Chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới đây đã vượt ra khuôn khổ của một chuyến thăm mang tính biểu tượng và nó đã và đang tạo những động lực mới cho quan hệ hai nước.
Đại sứ Mỹ cho biết: Năm 2013, việc Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thiết lập quan hệ dối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ đã thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác giữa các đảng và nhân dân hai nước.
Theo Đại sứ Ted Osis, đây là lần đầu tiên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm chính thức Hoa Kỳ, và chuyến thăm đã đánh dấu một thời điểm lịch sử đối với quan hệ hai nước đồng thời có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quan hệ song phương.
“Chúng ta đã biết rằng năm 2013, Tổng thống Hoa Kỳ Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thiết lập quan hệ dối tác toàn diện”, ông Ted Osius nói.
Theo Đại sứ Hoa Kỳ, trong Tuyên bố năm 2013, Việt Nam và Hoa Kỳ đã bày tỏ sự tôn trọng hệ thống chính trị của nhau.
Điều này đã được nhắc lại trong cuộc họp tại phòng Bầu Dục và trong Tuyên bố chung Việt Nam - Hoa Kỳ trong khuôn khổ chuyến thăm của Tống Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa qua.


“Điều này vượt qua tính chất biểu tượng, nó cho thấy dù hai bên có hệ thống chính trị khác nhau, nhưng hai bên vẫn có thể là đối tác, có thể hợp tác với nhau. Bất chấp sự khác biệt nhưng chúng ta vẫn có thể làm sâu sắc hơn quan hệ trong các lĩnh vực kinh tế, an ninh, nhân dân hai nước”, Đại sứ Hoa Kỳ nói.
Trên thực tế, khi Việt Nam - Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ cách đây 20 năm, nhiều người đã hoài nghi bởi “vết thương” quá khứ giữa hai nước quá lớn. Tuy nhiên, 20 năm sau, với nỗ lực lớn của cả hai bên, kết quả đã chứng minh điều ngược lại.
Trong buổi gặp gỡ báo chí sáng 28/7, Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius khẳng định chính sách của Hoa Kỳ là xây dựng quan hệ vững mạnh với Việt Nam, muốn thấy một đất nước Việt Nam phát triển thịnh vượng, độc lập. Việt Nam thành công thì đó nằm trong lợi ích của Mỹ.
“Khi tôi có mặt trong phòng Bầu Dục, có đầy đủ các quan chức cấp cao ở đó, tôi đã phải cấu vào chân mình. Tại sao tôi lại cấu vào chân mình? Theo cách nói của người Hoa Kỳ, là chúng ta đang không thể tin được vào một điều đang diễn ra, nhưng lại rất vui mừng về điều đó”, ông Ted Osius nói.
Trả lời câu hỏi của phóng viên VOV về những nỗ lực của hai bên nhằm tháo gỡ những rào cản còn tồn tại trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, Đại sứ Ted Osius nói: “Bất cứ khi nào chúng ta có cuộc gặp gỡ ở cấp rất cao như vậy, bàn về những ván đề khó khăn như vậy thì nó đều giúp tăng cường hiểu biết lẫn nhau ở một mức độ nào đó”.
Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius nhận định những động thái tích cực trong quan hệ song phương hiện nay cho thấy một thực tế Việt Nam - Hoa Kỳ đang xích lại gần nhau.
Kể về những gì đã chứng kiến trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đại sứ Ted Osius nhận định rằng “Đó là một thời điểm lịch sử trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Hai nhà lãnh đạo đã toàn tâm toàn ý trong các cuộc thảo luận, họ đã đạt được những tiến bộ rất quan trọng. Tôi có thể nói rằng không có một cuộc gặp nào có thể tốt hơn như thế”.
Nhiều cơ hội hợp tác mới
Đại sứ Ted Osius cho biết, ông lạc quan về những cơ hội hợp tác mới giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Đó sẽ là những cơ hội mới hợp tác về kinh tế - thương mại; an ninh quốc phòng, giáo dục…
Ông Ted Osius bày tỏ hài lòng về mối quan hệ quốc phòng và an ninh giữa hai nước ở mức hiện nay.


Theo ông, Việt Nam - Hoa Kỳ đã có nhiều tiến bộ trong việc khắc phục hậu quả chất độc dioxin, bom mìn, binh sĩ Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh và đó là những yếu tố mở đường cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
Trả lời câu hỏi về việc mở đường bay thẳng giữa Việt Nam - Hoa Kỳ, ông Ted Osius cho biết, đây sẽ là cơ hội lớn để kích cầu kinh tế - thương mại và du lịch.
Đây là điều các hãng hàng không Hoa Kỳ đã tính tới nhưng Việt Nam cần đáp ứng hai tiêu chí về an toàn bay và an ninh mới có thể thực thi.
“Nếu chọn lựa giữa Thái Lan hay Việt Nam để du lịch thì tôi e rằng người Hoa Kỳ sẽ chọn Thái Lan vì có nhiều yếu tố thuận lợi hơn. Nhưng tôi nghĩ rằng việc làm sao để nhân dân hai nước đi lại thuận tiện hơn, qua đó thúc đẩy thương mại và đầu tư là điều chúng ta phải tính đến”, Đại sứ Hoa Kỳ nói.
Đại sứ Hoa Kỳ cho biết, trong tháng 8 tới, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ thăm chính thức Việt Nam. Cùng với đó sẽ có nhiều quan chức cấp cao của Hoa Kỳ như Chánh án Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.
Trả lời câu hỏi: “Bao giờ Tổng thống Obama thăm chính thức Việt Nam?”, ông Ted Osius nói rằng, Tổng thống Obama đã “rất muốn đến thăm Việt Nam”.
Ông cũng nhấn mạnh “bạn bè” là hai từ quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. “Khi nói tới bạn bè, là nói tới sự tin tưởng, tin cậy và không có sự đổi chác”./.

Hồ Điệp/VOV1

Vụ thảm sát ở Bình Phước: Yêu cầu giám định tâm thần 2 bị can

Đại tá Trần Thắng Phúc- giám đốc C.A tỉnh Bình Phước cho biết: “Hiện cơ quan điều tra đang khẩn trương điều tra, làm rõ và giám định vật chứng liên quan đến vụ án.
    Tối ngày 27/7, trao đổi với PV về diễn biến vụ án thảm sát sáu người nhà ông Lê Văn Mỹ (xã Minh Hưng, Chơn Thành), Đại tá Trần Thắng Phúc- giám đốc Công an tỉnh Bình Phước cho biết: "Hiện cơ quan điều tra đang khẩn trương điều tra và làm rõ và giám định vật chứng… liên quan đến vụ án.
    Sắp tới, cơ quan tố tụng sẽ thực nghiệm lại hiện trường vụ án. Hiện cơ quan điều tra chưa đưa hai bị can Dương, Tiến đi thực nghiệm hiện trường.

    Hai nghi can Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến tại cơ quan điều tra. Ảnh NGUYỄN ĐỨC.
    Như đã phản ánh, ngày 13/7, Cơ quan tố tụng tỉnh Bình Phước đã khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam 4 tháng đối với hai nghi can Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến để điều tra về hai tội danh: giết người và cướp tài sản. Cơ quan điều tra xác định Dương, Tiến là hai nghi can gây ra vụ thảm sát xảy ra vào rạng sáng ngày 7/7 khiến 6 người trong gia đình ông Lê Văn Mỹ (Xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, Bình Phước) chết thảm.
    Hai nghi can Dương Tiến khai nhận: Tối 6/7, Dương mời nhiều bạn bè đi nhậu sau đó về xưởng gỗ nơi Dương làm việc đánh răng rửa mặt, rồi đi ngủ (Dương thừa nhận làm vậy nhằm tạo chứng cứ ngoại phạm). Khi thấy mọi người trong khu trọ của xưởng gỗ (ở Hóc Môn) đã ngủ, Dương mượn xe rồi đến phòng trọ của Tiến chở Tiến chạy một mạch từ TP.HCM đến nhà nạn nhân.
    Khi tới trước nhà ông Mỹ, Dương gọi cho em Dư Minh Vỹ (bằng sim rác) để ra mở cổng như đã hẹn. Vì buổi tối trước khi gây án, Dương dụ dỗ nhiều lần với Vỹ là 2 giờ đêm sẽ đến nhà cho tiền và cho gà để nuôi. Vỹ chỉ cần ra mở cửa để Dương vào nhà hù dọa ông Mỹ lấy tiền rồi Vỹ sẽ được cho tiền.
    Vỹ do còn nhỏ, lại cần tiền chơi game không biết âm mưu tàn ác của Dương nên ra mở cổng. Sau khi mở cổng, Vỹ thấy Dương và Tiến trói tay, bịt miệng mình nên đã cố chạy vào nhà để kêu cứu. Để tránh lộ âm mưu, Dương đã sát hại Vỹ ngay tại chỗ khi Vỹ cố chạy. Và Dương, Tiến đã phối hợp nhau tra khảo để tìm tài sản và giết hết 5 người trong nhà ông Mỹ.
    15 giờ ngày 10/7, ngay khi Dương khai nhận, toàn bộ chứng cứ đã hoàn toàn phù hợp, công an ập vào phòng trọ bắt Tiến, lúc này Tiến đã định bỏ trốn.

    Tại sao Việt Nam quan tâm đến "Dao phẫu thuật" đầy uy lực Su-34?

    Theo Ukroboronprom, Việt Nam sẽ mua tiêm kích bom hiện đại Su-34. Vậy dòng máy bay này có điều gì đặc biệt?

      "Dao phẫu thuật" đầy uy lực
      Tập kích đường không là một trong những nhiệm vụ tác chiến chủ yếu và quan trọng nhất của máy bay tiêm kích bom đa năng Su-34. Nó có thể hoạt động đơn lẻ hoặc phối hợp theo biên đội.
      Điểm vượt trội của Su-34 chính là khả năng bay bám địa hình, mang vũ khí đối không và thiết bị chế áp điện tử mạnh để tự vệ, đồng thời sử dụng các loại vũ khí đối đất có điều khiển để bí mật và bất ngờ công kích các mục tiêu trên mặt đất và mặt nước của đối phương.
      Tuy tốc độ lớn nhất chỉ đạt 1,8M (2.000 km/h) khi bay ở độ cao lớn, không bằng Su-27/30, nhưng Su-34 có biệt tài bay siêu âm ở độ cao siêu thấp với tốc độ 1,2M (1.400 km/h), không một loại máy bay chiến đấu nào trên thế giới có khả năng này.
      Tùy theo yêu cầu tác chiến, Su-34 có thể thực hiện tập kích theo 2 nhóm nhiệm vụ: tập kích đường không trực tiếp trên tuyến và tập kích đường không vượt tuyến nhằm vào các mục tiêu nằm sâu trong hậu phương hay vùng kiểm soát sau chiến tuyến của đối phương.
      Su-34 có thể có thể tiêu diệt các trận địa phòng ngự, vũ khí, trang bị kỹ thuật, sở chỉ huy, trạm thông tin tình báo, đài radar, phương tiện chế áp điện tử, các căn cứ bảo đảm hậu cần, tiếp viện của đối phương được phòng không bảo vệ chặt chẽ.
      Nhờ vậy, Su-34 có thể ví như "con dao phẫu thuật", đột kích tiêu diệt mục tiêu bằng vũ khí có điều khiển chính xác theo dạng "phẫu thuật", làm mềm chiến trường, hiệp đồng và giúp các lực lượng quân ta (cả hải, lục, không quân) tác chiến giành thắng lợi.
      Với lượng nhiên liệu bên trong rất lớn, Su-34 có bán kính tác chiến tới hơn 1.000 km, đủ sức thực hiện các đòn tập kích đường không vào sâu trong tung thâm đối phương. Với 3 lần tiếp nhiên liệu trên không, Su-34 đã lập kỷ lục bay liền một mạch tới 14.000 km.
      Radar đa nhiệm Leninets B-004 quét mảng pha bị động trên khoang của Su-34 phát hiện được mục tiêu trên không từ khoảng cách 250 km, đồng thời bám đến 10 mục tiêu và bắn 4 trong số đó. Tầm phát hiện mục tiêu mặt đất tùy theo kích thước, từ 30 đến 100 km.

      Su-34 mang phóng được hầu hết các loại vũ khí hàng không hiện đại để làm nhiệm vụ đối không, đối hải và đánh đất.
      Khi tác chiến đối không, Su-34 mang được các loại tên lửa không đối không hiện đại như tên lửa tự dẫn hồng ngoại R-73, tên lửa đối không tự dẫn radar bán chủ động, radar chủ động hay tự dẫn hồng ngoại tầm trung thuộc họ R-27 và R-77.
      Ngoài ra trong không chiến tầm gần, chủ yếu là để tự vệ, Su-34 còn được trang bị pháo hàng không tự động bắn nhanh GSh-30-1 cỡ nòng 30 mm với cơ số đạn 150 viên.
      Thiết kế độc đáo, tiện nghi
      Về cơ bản Su-34 có hình dạng khá giống với những dòng máy bay tiền nhiệm như tiêm kích/huấn luyện 2 người lái Su-27UB, tuy nhiên nó lại có cái mũi rất lạ, giống "mỏ vịt" và thêm đôi cánh mũi nhằm tăng độ ổn định cũng như khả năng thao diễn linh hoạt.
      Tất nhiên Su-34 không thể tàng hình hoàn toàn mà vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ, nhất là hỏa lực phòng không tầm thấp. Do vậy, để tăng khả năng sống sót của kíp bay, toàn bộ buồng lái của Su-34 được bảo vệ bởi một lớp giáp titan dày tới 17 mm, nặng tới nửa tấn.
      Buồng lái rất rộng, đủ không gian để lắp các thiết bị điện tử trên khoang và bố trí 2 chỗ ngồi song song cạnh nhau cũng như các tiện nghi phục vụ sinh hoạt của phi công trong những chuyến bay dài như thiết bị vệ sinh, tủ bảo quản và lò vi sóng để hâm nóng đồ ăn.

      Khoang lái hiện đại, rộng rãi và tiện nghi của máy bay tiêm kích bom Su-34
      Khoang lái hiện đại, rộng rãi và tiện nghi của máy bay tiêm kích bom Su-34.
      Ghế phóng thế hệ mới Zvezda K-36DM không những an toàn, cho phép cứu mạng phi công trong những trường hợp khẩn cấp, kể cả khi độ cao bằng không mà còn có chức năng mát-xa, xoa bóp, giúp tổ bay thư giãn khi thực hiện nhiệm vụ tầm xa.
      Hệ thống điều áp trên khoang lái hết sức tiên tiến, cho phép phi công không cần dùng mặt nạ dưỡng khí khi máy bay hoạt động ở độ cao dưới 10.000 m.
      Các máy bay Su-34 sản xuất gần đây đã được trang bị động cơ mới hơn là AL-31F-M1, cho lực đẩy lớn và có tuổi thọ cao hơn nhiều so với động cơ AL-31F trước đó. Nhờ vậy, hiệu suất bay của Su-34 tăng lên đáng kể.
      Nhờ khả năng tác chiến cả đối không và đối đất/đối hải cực mạnh, tiêu diệt các mục tiêu mặt nước và mặt đất cố định, đang cơ động hay dừng đỗ trong mọi điều kiện thời tiết và khí hậu, bất kể đêm ngày, nên Su-34 xứng đáng là một dòng máy bay được Việt Nam quan tâm.

      Tài xế taxi chết trong xe sau tiếng nổ và khói nghi ngút

      Thời điểm trên người dân nghe một tiếng nổ nhỏ phát ra từ xe taxi của hãng Vinasun đậu ngay góc đường

      Khoảng 6h sáng 28/7, người dân sống trên đường Bờ Bao Tân Thắng, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP HCM phát hiện một tài xế taxi chết bất thường trong xe.
      tai xe taxi chet trong xe sau tieng no va khoi nghi ngut hinh 0
      Tài xế taxi chết trong xe trong tiếng nổ và khói nghi ngút.
      Theo thông tin ban đầu, thời điểm trên người dân nghe một tiếng nổ nhỏ phát ra từ xe taxi của hãng Vinasun đậu ngay góc đường Bờ Bao Tân Thắng - đường D3, khói trong xe bốc lên nghi ngút.
      Bảo vệ siêu thị Eeon Mall và người dân xung quanh đã nhanh chóng mở cửa xe để cứu người, tuy nhiên tài xế Đặng Văn Thanh đang nằm trong xe đã chết.
      Nhận tin báo, Công an  quận Tân Phú phối hợp với các đơn vị liên quan có mặt xử lý vụ việc.
      Tại hiện trường, khói vẫn ám trên cửa kính chiếc taxi, tài xế Thanh chết trong tư thế ngồi trên ghế lái. Rất đông người dân hiếu kỳ theo dõi vụ việc.
      Xe của Bệnh viện An Bình cũng đã có mặt để đưa thi thể nạn nhân đi. Nguyên nhân vẫn tiếp tục được làm rõ./.
      Theo Đại Việt/Tuổi trẻ

      Giết người sao quá dễ: Tích tắc thành...ác quỷ

      Chỉ vì một phút bốc đồng, mâu thuẫn vặt, thậm chí lý do lãng xẹt đã đưa một thanh niên lương thiện trước đó trở thành kẻ sát nhân tàn nhẫn.

      Giết người vì háo thắng
      Gần đây, tình trạng giới trẻ phạm tội giết người ngày càng tăng, đặc biệt nguyên nhân dẫn đến những vụ án mạng kinh hoàng lại xuất phát từ những lý do hết sức ngớ ngẩn, như mâu thuẫn nhỏ trong khi nhậu nhẹt, không hài lòng một ánh mắt thiếu thân thiện, va quẹt xe hay đâm người chỉ vì cảm thấy bị quấy rầy...
      Mới đây, vào sáng 26/7, nhà ông Nguyễn Văn Hùng (45 tuổi, ở ấp Hòa Thuận, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Bến Tre) tổ chức tiệc rượu trong đó có anh Lê Văn Quang (32 tuổi, cột chèo với ông Hùng) và Hồ Thanh Nam (19 tuổi, ngụ xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, rể ông Hùng) cùng dự.
      giet nguoi sao qua de: tich tac thanh...ac quy hinh 0
      Nam trước điều tra viên.
      Trong lúc nhậu, anh Quang bảo Nam hớt kiểu tóc nhìn thấy ghét. Giữa hai bên xảy ra cự cãi, anh Quang dùng đũa gõ vào đầu Nam gây chảy máu. Được mọi người can ngăn, Nam chở vợ về nhà ở xã Ngũ Hiệp, Cai Lậy (Tiền Giang).
      Đến chiều cùng ngày, Nam rủ thêm 4 thanh niên khác từ Tiền Giang sang nhà ông Hùng tổ chức nhậu tiếp và đòi trả đũa việc mình bị đánh lúc sáng nhưng được ông Hùng can ngăn. Đến 19 giờ 40 phút, Nam cùng nhóm bạn từ giã ra về.
      Thấy khả nghi nên vợ chồng ông Hùng đã chạy xe đến nhà anh Quang để kiểm tra vì sợ Nam kéo nhóm bạn vào nhà đánh anh Quang. Nhưng khi đến nơi, vợ chồng ông Hùng đã thấy nhóm của Nam phóng xe từ hướng nhà anh Quang chạy ra ngoài.
      Khi vào nhà kiểm tra, ông Hùng thấy anh Quang đang nằm úp mặt xuống đất, trên người có 3 vết thương chảy máu nhiều. Vợ chồng ông Hùng tri hô và đưa anh Quang đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong.
      Qua công tác vận động quần chúng, đến chiều 27/7, Nam cùng 4 đối tượng có liên quan gồm: Nguyễn Thanh Bình (19 tuổi), Lê Văn Kiệt (25 tuổi), Lê Văn Khang (18 tuổi) và Nguyễn Hữu Nghĩa (18 tuổi), đều cùng ngụ tại xã Ngũ Hiệp, đã đến cơ quan công an đầu thú.
      Các đối tượng khai nhận, sau khi rời nhà ông Hùng, cả nhóm chạy xe đến nhà anh Quang để cho Nam thực hiện hành vi trả thù. Lúc đến nơi, Kiệt, Khang, Nghĩa đứng bên ngoài, Nam và Bình đi vào trong.
      Thấy anh Quang đang nằm ngủ trên võng, Bình xông vào dùng tay đấm vào mặt nạn nhân, Nam dùng dao Thái Lan đâm vào đùi của anh Quang.
      Nạn nhân té xuống đất, Nam tiếp tục đâm 2 nhát vào lưng anh Quang khiến nạn nhân gục tại chỗ, sau đó, cả nhóm phóng xe bỏ trốn.
      Đại úy Nguyễn Nam Hào, điều tra viên của cơ quan CSĐT Bộ Công an, cho biết qua khảo sát các vụ giết người do trẻ vị thành niên gây ra hiện nay có thể thấy đa số lối sống bạo lực, côn đồ, hung hãn. Đa số những người phạm tội giết người sống trong gia đình không có nề nếp, buông thả, ít được quan tâm giáo dục, lại chơi cùng bạn bè xấu... nên dễ hình thành nên những thói hư tật xấu và phát triển nhân cách không bình thường.
      Đại úy Hào cho biết qua công tác điều tra, hỏi cung cho thấy các thanh thiếu niên phạm tội giết người có tính cách chung là kiềm chế kém, dễ nổi nóng, oán hận trong tình cảm. Như vụ thảm sát 6 người trong một gia đình chết ở Bình Phước gây chấn động dư luận cả nước thời gian qua.
      Chỉ vì hận tình khi bị người yêu cũ Lê Thị Ánh Linh quay lưng, bị can Nguyễn Hải Dương đã rủ Vũ Văn Tiến (cùng 24 tuổi, ngụ Hóc Môn, TP.HCM) thực hiện hành vi giết hại 6 người trong gia đình Linh.
      Ân hận muộn màng
      Đối với nghi can là giới trẻ, trong quá trình hỏi cung, hầu hết các nghi can đều thành khẩn khai báo về hành vi phạm tội và đồng phạm (nếu có), dù ban đầu quanh co, chối tội. Nhưng trước sự phân tích, thuyết phục và chứng cứ do cơ quan điều tra đưa ra thì hung thủ đều khuất phục và thừa nhận hành vi.
      giet nguoi sao qua de: tich tac thanh...ac quy hinh 1
      Cảnh sát truy tìm dấu vết hung thủ trong vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước
      Trong vụ thảm sát 6 người chết ở Bình Phước, một lãnh đạo của Cục cảnh sát hình sự (C45) Bộ công an nhớ lại, ngày triệu tập Nguyễn Hải Dương lên làm việc, Dương ra sức chối tội, từ những mâu thuẫn trong lời khai, công an bắt đầu nghi ngờ và thay đổi điều tra viên cao cấp liên tục để lấy lời khai với Dương. Sau nhiều lần “đánh” vào tâm lý nghi can, thuyết phục nhẹ nhàng..., cuối cùng Dương cúi đầu nhận tội.
      Vị lãnh đạo trên chia sẻ, nhìn vẻ bên ngoài điển trai, lịch lãm như Dương không ai nghĩ rằng đó là sát thủ gây ra cái chết cho 6 người trong gia đình. Giới trẻ phạm tội thường có thủ đoạn đơn giản, để lại nhiều dấu vết, manh mối, ít có kinh nghiệm đối phó với cơ quan điều tra nhưng trong vụ thảm sát ở Bình Phước thì ngược lại.
      “Dù khi ra tay có tàn ác đến đâu, nhưng lúc đã thừa nhận hành vi phạm tội, thì các bị can như Dương và Tiến trong vụ thảm sát ở Bình Dương đều trở lại bản chất ban đầu trước khi thực hiện phạm tội: rất hiền, ngoan và ân hận”, vị lãnh đạo nói.
      Còn theo Đại úy Hào, khi trực tiếp làm việc với các nghi phạm, tâm lý chung là lúc nghiên cứu hồ sơ, xem xét các chứng cứ ai cũng bức xúc trước tội ác dã man của kẻ phạm tội nên rất quyết tâm trong điều tra khám phá tội phạm.
      Tuy nhiên sau khi đấu tranh phá án, các nghi phạm hầu hết đều khai báo thành khẩn hành vi, đều tỏ ra ăn năn, trình bày hoàn cảnh dẫn đến phạm tội, trong đó có những nguyên nhân do… trẻ người non dạ.
      “Nghĩ đến tương lai của chúng còn dài mà sắp phải mang bản án hàng chục năm tù, chung thân hay tử hình thì bất cứ ai cũng xót xa”, Đại úy Hào nói./.
      Theo Ngọc Lê – Khoa Chiến/Thanh Niên

      Em trai Tập Cận Bình: Cha tôi chưa bao giờ phạm sai lầm tả khuynh

       
      (GDVN) - Tập Trọng Huân được cho là đã sáng suốt và có quan điểm đối lập chống lại phong trào Đại nhảy vọt cuồng tín do Mao Trạch Đông phát động.

      Tập Viễn Bình, em trai Tập Cận Bình, ảnh: SCMP.
      South China Morning Post ngày 28/7 đưa tin, người cha của ông Tập Cận Bình vẫn lạnh lùng trước sự cuồng tín của kỷ nguyên Đại nhảy vọt dưới thời Mao Trạch Đông và chưa bao giờ phạm sai lầm tả khuynh, Tập Viễn Bình, em trai Tập Cận Bình phát biểu trong một buổi hội thảo tuần trước.
      Giới quan sát cho rằng phát biểu của Tập Viễn Bình công bố ngày hôm qua 27/7 trên tạp chí Học tập của Trường Đảng trung ương về ông Tập Trọng Huân là nhằm giảm bớt lo ngại rằng Tập Cận Bình có thể là một nhà lãnh đạo "siêu bảo thủ" và tả khuynh.
      Viễn Bình nói rằng trong một lần đi thị sát Thiểm Tây và Cam Túc cũng như khu tự trị Hồi Ninh Hạ thời Đại nhảy vọt, ông Huân đã phát hiện những cán bộ địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng tả khuynh. "Tình hình rất xấu ở một số khu vực, nơi địa chủ và cán bộ cơ sở bị trói treo lên và đánh đập, gây ra sự hoảng loạn cực kỳ trong công chúng", Viễn Bình nói.
      Tập Viễn Bình khẳng định, cha mình tin rằng lợi ích của đảng Cộng sản Trung Quốc nên phù hợp với số đông mọi người dân và Tập Trọng Huân đã luôn luôn giữ quan điểm đó. "Cha tôi không bao giờ phạm một sai lầm tả khuynh nào trong sự nghiệp của mình và ông đã hòa vào đại chúng với một cách tiếp cận thực tế", em trai Tập Cận Bình nói về cha.
      Tập Trọng Huân được cho là đã sáng suốt và có quan điểm đối lập chống lại phong trào Đại nhảy vọt cuồng tín do Mao Trạch Đông phát động hòng "công nghiệp hóa nhanh chóng" Trung Quốc lạc hậu. Nhưng giới phê bình tin rằng chiến lược này đã tàn phá quốc gia. 
      Hồng Thủy

      Khi nào Trung Quốc chấp nhận COC?

      (TNO) Trung Quốc sẽ chỉ chấp nhận COC trong hai trường hợp: khi Trung Quốc suy yếu, muốn dùng COC để ràng buộc các nước khác và khi Trung Quốc nhận ra rằng sức mạnh về vật chất của họ đã đi đến giới hạn, để khẳng định ảnh hưởng của mình trong khu vực, họ phải tìm kiếm sự ủng hộ mạnh mẽ của các nước nhỏ ở Đông Nam Á, PGS. TS Alexander L. Vuving nhận định.

      Khi nào Trung Quốc chấp nhận COC? - ảnh 1
       Ngoài đường băng dài 3 km trên đá Chữ Thập, Trung Quốc còn được cho là đang xây dựng một đường băng khác trên đá Xu Bi - Ảnh: DigitalGlobe
      Trong bối cảnh Trung Quốc vẫn tiếp tục có những hành động phi pháp trên Biển Đông và cố tình né tránh các vấn đề pháp lý, việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mong đợi là một trong những giải pháp đối với căng thẳng hiện nay.
      Trước thềm cuộc họp giữa các quan chức ngoại giao cấp cao ASEAN và Trung Quốc ngày 29.7, Thanh Niên Online đã có cuộc phỏng vấn Phó giáo sư - Tiến sĩ Alexander L. Vuving tại Trung tâm Nghiên cứu an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ.
      Thanh Niên Online: Thưa PGS. TS Alexander L. Vuving, theo dự kiến, cuộc họp giữa các quan chức ngoại giao cấp cao ASEAN và Trung Quốc ngày 29.7 sẽ bàn về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), vậy theo ông, cuộc họp này có thể mang lại điều gì và có triển vọng nào cho COC hay không?
      PGS. TS Alexander L. Vuving: Cuộc họp này là một cơ hội tốt để các nước ASEAN và Trung Quốc tìm hiểu lập trường, quan điểm và ý đồ của nhau. Đây cũng là một dịp tốt để các bên, nhất là các nước ASEAN bày tỏ quan điểm của mình về các hoạt động gần đây của Trung Quốc như xây đảo lấn biển cũng như việc Trung Quốc sử dụng vũ lực đối với tàu cá nước khác, vv…
      Tuy nhiên, tôi không thấy triển vọng sáng sủa lắm cho COC. Trung Quốc có thể sẽ đưa ra một số sáng kiến nào đó, nhưng nếu có thì mục tiêu cũng chỉ là để kéo dài quá trình xây dựng COC và buộc các nước Đông Nam Á phải chấp nhận “các sự đã rồi” trên Biển Đông mà thôi.


      Khi nào Trung Quốc chấp nhận COC? - ảnh 2
      PGS-TS Alexander L. Vuving làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương tại Honolulu, Mỹ. Ông là chuyên gia trong các lĩnh vực về an ninh châu Á, Đông Nam Á, Trung Quốc, Việt Nam và Biển Đông.
      PGS-TS Alexander L. Vuving là tác giả của nhiều bài viết phân tích các vấn đề chính sách và quan hệ quốc tế trên chuyên san ngoại giao The Diplomat. Ông đồng thời là thành viên ban biên tập tờ Chính sách và chính trị châu Á (Asian Politics and Policy) của Tổ chức nghiên cứu chính sách. Các bài báo khoa học của PGS-TS Alexander L. Vuving cũng được công bố rộng rãi tại các trường đại học và các trung tâm nghiên cứu hàng đầu thế giới.

      Thanh Niên Online: Như ông nói, triển vọng của COC không mấy sáng sủa, vậy đâu là những khó khăn lớn nhất đối với việc đạt được COC trên Biển Đông, thưa ông?
      PGS. TS Alexander L. Vuving: Khó khăn lớn nhất đối với việc đạt được COC nằm ở chỗ Trung Quốc không muốn bị ràng buộc bởi luật lệ quốc tế. Họ có sức mạnh và họ muốn được tự do sử dụng sức mạnh đó.
      Bởi vậy, Trung Quốc chỉ chấp nhận COC trong hai trường hợp sau: Một là, khi Trung Quốc suy yếu và muốn dùng COC để ràng buộc các nước khác. Hai là, khi Trung Quốc nhận ra rằng sức mạnh về vật chất của họ đã đi đến giới hạn, và để khẳng định ảnh hưởng của mình trong khu vực, họ phải tìm kiếm sự ủng hộ mạnh mẽ của các nước nhỏ ở Đông Nam Á. Có lẽ chúng ta phải chờ khá lâu thì mới có thể xảy ra hai trường hợp trên.
      Thanh Niên Online: Dù vậy, nếu ASEAN và Trung Quốc có thể đạt được COC thì bộ quy tắc này có tác động như thế nào đối với với giải quyết tranh chấp trên Biển Đông và nó có thể tác động thế nào đến các hành động phi pháp của Trung Quốc?
      PGS. TS Alexander L. Vuving: Mặc dù khó khăn nhưng nếu Trung Quốc và ASEAN đạt được thỏa thuận COC thì nó sẽ có những tác dụng nhất định. Các nước sẽ có cơ sở pháp lý để kiểm soát và phản ứng đối với hành động của các bên. Tuy nhiên, đối với hành động xây đảo lấn biển mà hiện nay Trung Quốc đang tiến hành thì COC có tác dụng gì hay không còn tùy thuộc vào nội dung cụ thể của bộ quy tắc này.
      Thanh Niên Online: Theo như thông tin được Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố, tại cuộc họp lần này, Trung Quốc và ASEAN cũng thảo luận về việc thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), được ASEAN và Trung Quốc ký kết vào năm 2002. Vậy ông đánh giá thế nào về việc thực thi DOC trên Biển Đông của các bên?
      PGS. TS Alexander L. Vuving: Tôi thấy có mấy điểm chính về sự thực thi DOC ở Biển Đông như sau:
      Thứ nhất là có sự tỉ lệ nghịch giữa sự tuân thủ DOC với thực lực của các bên. Nghĩa là nước nào thực lực càng yếu thì càng tuân thủ DOC, và nước nào thực lực càng mạnh lại càng hay vi phạm nó. Cụ thể, Trung Quốc là nước có thực lực lớn nhất thì cũng là nước vi phạm nhiều nhất, trong khi các nước yếu nhất lại tuân thủ nhiều nhất.
      Thứ hai là các nước đều có sự giám sát lẫn nhau để tuân thủ DOC. Mặc dù DOC không có biện pháp chế tài nhưng chính các nước đã dùng lực lượng cả mình để chế tài lẫn nhau. Điều này cho thấy, DOC hiện nay và COC trong tương lai sẽ được chế tài tốt nhất nếu có sự cân bằng lực lượng giữa các bên.
      Tuy nhiên, nếu Trung Quốc hoàn thành xây dựng các công trình trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông, sức mạnh của Trung Quốc sẽ ngày càng tăng, lấn át các nước khác, và lúc đó chế tài DOC cũng như COC sẽ trở nên phiến diện, tức là Trung Quốc sẽ đơn phương nhân danh DOC hoặc COC để cưỡng chế các nước trong khi các nước khác không có nhiều thực lực để cưỡng chế ngược lại.
      -  Xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho Thanh Niên Online!
      Ngọc Mai

      Tổng thống Philippines đọc Thông điệp Quốc gia

      Ngày 27/7, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã đọc bản Thông điệp Quốc gia thứ sáu và cũng là bản cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống của ông tại một phiên họp toàn thể của Quốc hội nước này.

      Tổng thống Benigno Aquino III đọc bản Thông điệp Quốc gia thứ 6 trong phiên họp quốc hội.

      Bản thông điệp nêu bật những thành tựu mà chính quyền của ông Aquino đã đạt được trong 5 năm qua, đặc biệt là về kinh tế. Theo đó, nền kinh tế Philippines tăng trưởng trung bình 6,3% trong 5 năm qua, mức cao nhất trong 4 thập kỷ. Nếu Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Philippines đạt 6,8% trong năm 2015, đây sẽ là mức tăng trưởng trung bình 6 năm cao nhất trong vòng 6 thập kỷ qua. Philippines được các hãng xếp hạng tín dụng uy tín đánh giá ở hạng đầu tư tốt nhất, trong khi thứ hạng của nước này về năng lực cạnh tranh kinh tế do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đánh giá cũng đã tăng lên mức cao nhất trong gần một thập kỷ.

      Tổng thống Aquino cũng hối thúc Quốc hội nước này tiếp tục thực hiện các nỗ lực cải cách vốn nhắm đến mục tiêu phòng chống tham nhũng. Ông nhấn mạnh "Cuộc bầu cử tiếp theo sẽ là một cuộc trưng cầu dân ý về 'con đường ngay thẳng’ (chính sách chống tham nhũng)".

      Trong thông điệp, Tổng thống Aquino đã kêu gọi Quốc hội Philippines thông qua ít nhất 5 dự luật ưu tiên trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 6/2016, trong đó có Luật cơ bản Bangsamo (BBL). Văn kiện này có vai trò chủ chốt trong việc thi hành hiệp ước hòa bình giữa Chính phủ Philippines và Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro, nhóm nổi dậy lớn nhất ở miền Nam nước này. BBL được ông Aquino coi là dự luật quan trọng nhất, có thể được thông qua trong khóa họp hiện nay của Quốc hội.

      Bên cạnh đó, ông Aquino đề nghị Quốc hội thông qua dự thảo ngân sách năm 2016 trị giá 3.000 tỷ peso (65,93 tỷ USD), Dự luật Hợp thức hóa chính sách ưu đãi tài chính, Dự luật cải cách trợ cấp cho sĩ quan quân đội về hưu, và Luật Chống Triều đại. Nếu được thông qua, Dự luật Hợp thức hóa Các động lực Tài khóa sẽ khắc phục nhiều lỗ hổng trong các điều luật liên quan và hợp thức hóa hệ thống thuế đối với các doanh nghiệp Philippines. Dự luật Cải cách Trợ cấp cho Công chức Quân đội hướng đến một hệ thống trợ cấp ổn định và công bằng hơn cho các công chức. Luật Chống Triều đại được đề ra nhằm ngăn chặn khả năng một dòng tộc hoặc cá nhân duy trì độc quyền vô thời hạn tại cơ quan công quyền
      TTXVN/Tin tức

      Nữ sinh rớt cầu Vàng Anh tử vong

      Trong lúc đạp xe qua cầu, một nữ sinh lớp 10 không may bị rơi xuống sông và chết đuối thương tâm.
      Cầu Vàng Anh, nơi xảy ra vụ đuối nước Cầu Vàng Anh, nơi xảy ra vụ đuối nước
      Chiều 28/7, ông Trần Minh Truyền - Chủ tịch UBND xã Sơn Trường (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh), cho biết trên địa bàn xã vừa xảy ra một vụ đuối nước khiến một nữ sinh tử vong.
         Trước đó, lúc 10 giờ 15 phút cùng ngày, người dân xã Sơn Trường trong lúc đi qua cầu Vàng Anh thì thấy một chiếc xe đạp nằm chỏng chơ trên cầu.
      Ngay sau đó, vụ việc được trình báo lên các cơ quan chức năng. UBND xã Sơn trường đã huy động mọi người đi tìm kiếm dưới sông thì thấy thi thể của em Nguyễn Thị D. (học sinh lớp 10, trú thôn 4, xã Sơn Trường) bị tử vong do đuối nước nên vớt lên. Theo ông Truyền, trong buổi sáng cùng ngày, trên địa bàn xã Sơn Trường có mưa lớn, nên có thể trong lúc đạp xe qua cầu Vàng Anh thì em D. không may bị rơi xuống và tử vong.
      Vụ việc đang được các lực lượng chức năng xác minh làm rõ nguyên nhân.
      Theo Công an TPHCM

      Đại gia Đường 'bia' bán đứt tháp đôi Hòa Bình

      TPO - Tòa tháp quốc tế Hòa Bình - tháp đôi đầu tiên ở Hà Nội tọa lạc tại 106 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội do Công ty TNHH Hòa Bình làm chủ đầu tư vừa được 'bán đứt' với giá 735 tỷ đồng tại buổi đấu giá hôm 27/7.
      Tháp đôi Hòa Bình nằm trên đường Hoàng Quốc Việt (Hà Nội). Tháp đôi Hòa Bình nằm trên đường Hoàng Quốc Việt (Hà Nội).
      Tháp Hòa Bình cao 22 tầng được xây dựng trên khu đất rộng hơn 5.000m2, gồm 1 tòa văn phòng và 1 tòa căn hộ cao cấp. Dự án được đưa vào sử dụng năm 2006, là một trong những tháp đôi đầu tiên tại Hà Nội, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
      Tại phiên đấu giá hôm 27/7, Công ty TNHH Hòa Bình (Hòa Bình Group) được chào giá khởi điểm 705 tỷ đồng, có 5 doanh nghiệp bất động sản gồm Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát, Công ty TNHH An Quý Hưng, Công ty Văn Phú Invest, Công ty TNHH quản lý bất động sản An Cư và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Văn Minh 'chạy đua' thương vụ này.
      Sau nhiều lần đưa ra các mức giá khác nhau, Công ty TNHH quản lý bất động sản An Cư giành quyền sở hữu khi 'chốt hạ' với mức giá 735 tỷ đồng.
      Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Hữu Đường, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hòa Bình (Hòa Bình Group) cho biết, bán dự án này để đầu lấy tiền đầu tư 63 trung tâm thương mại trên cả nước.
      Cũng theo ông Đường, ngoài quyền sử dụng đất thuê và công trình trong thời hạn 40 năm, doanh nghiệp trúng đấu giá sẽ được ưu tiên lựa chọn vị trí đặt quảng cáo và được sử dụng miễn phí khoảng 100m2 diện tích trong thời hạn 50 năm trong 63 trung tâm thương mại trên cả nước.

      Không có nhận xét nào:

      Đăng nhận xét