MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 46
(ĐC sưu tầm trên NET)
Khi tiếp xúc cử tri Hà Nội hôm 18/7, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận được nhiều ý kiến
tích cực về các chuyến thăm, đặc biệt là chuyến thăm Mỹ vừa diễn ra.
Cửtri Trịnh Viết Thoại (Q.Hoàn Kiếm) thấy phấn khởi về chuyến thăm, đánh giá cao cuộc hội đàm lịch sử của Tổng bí thư với Tổng thống Mỹ Obama, và tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cử tri Vũ Kim Ngọc (Hoàn Kiếm) thì tâm sự cảm giác vui mừng khi nghe tin Tổng bí thư và
đoàn đại biểu Việt Nam kết thúc chuyến thăm Mỹ với nhiều kết quả đáng kể, giúp hai nước tăng cường hợp
tác.
Cửtri Võ Trọng Hốt (Ba Đình) còn hy vọng sau chuyến thăm Mỹ thành công của Tổng bí thư, chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Obama đến Việt Nam sẽ giúp nâng quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược toàn diện. Ông Hốt đề nghị tặng Huân chương hữu nghị cho Tổng thống Clinton vì công lao với quan hệ hai nước.
Đáp lại, Tổng bí thư phân tích với cử tri nhiều khía cạnh của chuyến thăm Mỹ cũng như các chuyến thăm quan trọng khác.
"Đây là chuyến thăm lịch sử vì chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử việc một lãnh đạo Đảng Cộng sản gặp mặt Tổng thống Mỹ trong Phòng bầu dục, lại là hai nước cựu thù, thế giới rất quan tâm, tò mò", Tổng bí thư nói.
Nhận định chuyến thăm này không chỉ là vấn đề giữa Việt Nam và Mỹ mà còn là vấn đề toàn cầu,
Tổng bí thư "báo cáo thật" với cử tri đây là "tính toán chiến lược toàn diện".
"Không phải đến bây giờ mà phía Mỹ đã mời Tổng bí thư sang thăm từ năm 2012, ta cân nhắc nhiều việc đi không, đi lúc nào giữa lúc vẫn còn vấn đề diễn biến hòa bình. Nhưng Mỹ giờ là đối tác toàn diện của ta, kim ngạch buôn bán đến nay là 36 tỷ USD, chỉ sau Trung Quốc thôi. Hơn 17 nghìn sinh viên, học sinh Việt Nam đang ở Mỹ...", ông Nguyễn Phú Trọng nói.
"Quan hệ với Mỹ cũng là để tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế. Có suy diễn là ta đi với Mỹ chống Trung Quốc ở biển Đông, nhưng chính Mỹ đang chủ trương trở lại châu Á - Thái Bình Dương, coi trọng ASEAN mà Việt Nam là một thành viên quan trọng".
Tương tự với Trung Quốc, Tổng bí thư cho biết cũng cân nhắc nhiều lời mời sang thăm. Hai nước lớn nhất, đang chi phối thế giới, đều mời Việt Nam và đón tiếp rất trọng thị "vượt mức yêu cầu", là cơ hội để ta "tìm mọi cách tranh thủ, giữ cho được môi trường hòa bình, ổn định để phát triển".
Tổng bí thư cũng vui vẻ chia sẻ những chi tiết thú vị trong các chuyến đi: Phía Trung Quốc bắn 21 phát đại bác để chào mừng, Chủ tịch Tập Cận Bình gặp gỡ, ký kết, tuyên bố nhiều điểm quan trọng; Tổng thống Obama dự kiến hội đàm 45 phút mà thành 1giờ 35 phút, Phó Tổng thống Biden lẩy Kiều trong tiệc chiêu đãi có hàng trăm quan khách...
"Tinh thần là gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai. Ta không khép lại quá khứ, quá khứ không bao giờ thay đổi, nhưng vì lợi ích cả hai nước, vì hòa bình ổn định, đối đấu với nhau chả hay gì, ta gác lại quá khứ để cùng hướng tới tương lai", ông Nguyễn Phú Trọng nói.
Tổng bí thư khẳng định các cuộc gặp gỡ ở Mỹ đều hữu nghị, chân thành, đàng hoàng, thoải mái, hiểu biết lẫn nhau.
"Tôi gặp kiều bào ở Mỹ họ cũng nói đây chính là vị thế của đất nước ta, vị thế của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tổng thống Mỹ đã thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam, là yếu tố quan trọng trong đàm phán TPP...", ông Nguyễn Phú Trọng nói.
Tổng bí thư khẳng định trong đối ngoại, ta tính đến tất cả các nước Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ,
Nhật Bản, châu Âu, Lào, Campuchia..., các chuyến thăm đều "không phải ngẫu nhiên hay hứng lên", mà
được tính toán trong chiến lược tổng thể về đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam muốn làm bạn
với tất cả các nước trên thế giới.
"Ta vừa hợp tác vừa đấu tranh, vô hiệu hóa những cái không có lợi, cố gắng xây dựng môi trường hòa bình", ông Nguyễn Phú Trọng nói.
Từ đó, Tổng bí thư nhắn nhủ: "Nói như thế là để ta tự hào về đất nước ta, nhân dân ta. Trước mắt còn nhiều khó khăn, tiêu cực, còn nhiều điều bực mình như tham nhũng, thủ tục hành chính..., lắm lúc khiến ta quên mất điều đó. Nhưng người trong một nước phải thương nhau cùng, dù đi đâu làm gì, mang quốc tịch nào, hãy tự tôn là người Việt Nam, bớt đi những bực dọc, bức xúc, để yên tâm, đoàn kết, phấn đấu, xây dựng đất nước".
Theo Chung Hoàng - Lê Anh Dũng - VietNamNet
Tối 19-7, trao đổi với Tuổi Trẻ,
trung tá Trần Phúc Tú - phó trưởng Công an huyện Tương Dương (Nghệ An)
cho biết đã bắt giữ nghi phạm giết 4 người trong gia đình anh Lô Văn Thọ
(28 tuổi, ngụ bản Phồng, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương).
Theo thông tin ban đầu, nghi phạm được xác định là Vi Văn Mằn tên thường gọi là Hai, ngụ ở bản Phồng - cùng nơi cư trú với 4 nạn nhân.
Thông tin từ cơ quan điều tra cho biết nguyên nhân dẫn đến vụ thảm sát xuất phát từ mâu thuẫn trước đó giữa nghi phạm và một thành viên trong gia đình cộng với mâu thuẫn bộc phát ngay trước thời điểm xảy ra vụ án.
Theo lời khai ban đầu của Mằn tại cơ quan điều tra, trong ngày xảy ra vụ án, khi Hai vào rẫy của anh Thọ hái chanh thì hai bên giáp mặt nhau. Vốn có mâu thuẫn từ trước, thêm cuộc gặp mặt bất ngờ này khiến hai bên to tiếng, xô xát lẫn nhau.
Mằn rút dao chém anh Thọ, sau đó quay ra đuổi chém chị Yến cùng con trai anh Thọ và bà Chương - mẹ anh Thọ.
Như Tuổi Trẻ thông tin, chiều 2-7 hai cha con ông Vi Văn Hoài (ở xã Tam Hợp) đi thả lưới ở khe gần rẫy gia đình anh Thọ và ba hộ gia đình khác trong bản thì lần lượt phát hiện 4 thi thể anh Lô Văn Thọ (28 tuổi), chị Lê Thị Yến (vợ anh Thọ), bà Viêng Thị Chương (70 tuổi, mẹ anh Thọ) và cháu Lô Viết Trung (con trai anh Thọ, khoảng 1 tuổi).
Nơi phát hiện 4 thi thể là khu vực làm nương rẫy của bà con bản Phồng, cách trung tâm bản Phồng (xã Tam Hợp) khoảng 5km đường rừng.
Kết quả khám nghiệm cho thấy thi thể tất cả nạn nhân có nhiều vết chém, trong đó đều có nhát chí mạng ở cổ.
Người duy nhất trong gia đình anh Thọ sống sót là ông Lô Văn Bình (65 tuổi, cha anh Thọ) do ông Bình ở lại bản, không vào lán trại.
Sau khi vụ án mạng xảy ra, Bộ Công an đã tăng viện hỗ trợ Công an tỉnh Nghệ An và công an huyện Tương Dương phối hợp cùng các lực lượng điều tra vụ án.
Ngày 18-7, đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an đã có buổi làm việc với Công an Nghệ An về vụ án mạng.
Tại buổi làm việc, sau khi nghe Đại tá Nguyễn Hữu Cầu - giám đốc Công an tỉnh Nghệ An - báo cáo về tiến độ điều tra vụ án, xin ý kiến về các công tác tiếp theo, Bộ trưởng ghi nhận và đánh giá cao Công an tỉnh Nghệ An đã tích cực triển khai lực lượng, áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để điều tra, khám phá vụ án; Tổng cục Cảnh sát đã hỗ trợ có hiệu quả cho Công an tỉnh Nghệ An trong quá trình điều tra.
Đại tướng Trần Đại Quang chỉ đạo: “Tổng cục Cảnh sát và Công an tỉnh Nghệ An tập trung lực lượng nhanh chóng điều tra làm rõ, bắt giữ thủ phạm, xử lý nghiêm minh trước pháp luật...".
Bộ trưởng cũng chỉ đạo Công an tỉnh Nghệ An tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ, giúp đỡ gia đình nạn nhân vượt qua khó khăn, mất mát; Bộ Công an tăng cường các trinh sát, điều tra viên có kinh nghiệm và các đơn vị kỹ thuật nghiệp vụ để hỗ trợ Công an tỉnh Nghệ An điều tra vụ án...
Hiện Công an huyện Tương Dương và Công an tỉnh Nghệ An đang lấy lời khai và mở rộng điều tra vụ án.
GIA MINH - DOÃN HÒA - MINH QUANG
Tại cơ quan điều tra, Mẳn khai nhận, sáng 2.7, Mẳn vào lán của anh Lô
Văn Thọ hái trộm chanh thì bị anh Thọ phát hiện. Hai bên sau đó xảy ra
cự cãi. Anh Thọ còn nghi rằng trước đây Mẳn và vợ mình có quan hệ tình
cảm, nên cuộc cãi vã càng căng thẳng. Mẳn bực tức lấy con dao đi rừng
của anh Thọ, chém nạn nhân chết tại chỗ.
Chứng kiến sự viêc, chị Lê Thị Yến (vợ anh Thọ) bế con bỏ chạy. Mẳn
đuổi theo truy sát. Khi đến khu vực bờ suối, Mẳn thấy bà Chương, mẹ anh
Thọ, nên ra tay sát hại luôn.
Sau đó, Mẳn đuổi kịp chị Yến ở bờ suối cách nhà chừng 50 m, chém chị Yến cùng đứa con nhỏ mới 1 tuổi chết tại chỗ.
Như Thanh Niên Online đã đưa tin, chiều 2.7, người dân địa
phương phát hiện anh Lô Văn Thọ và vợ là chị Lê Thị Yến, con trai chưa
đầy 1 tuổi Lô Việt Chung và bà Viêng Thị Chương (mẹ anh Thọ, đều ngụ bản
Phồng, xã Tam Hợp) bị sát hại trong rừng, gần lán trại do anh Thọ dựng
để phát rẫy trồng lúa, nằm cách bản Phồng khoảng 2 giờ đi bộ.
Ngay sau khi công an phá án vụ 'thảm sát 6 người ở Bình Phước', dư luận
đã mong chờ lực lượng công an tiếp tục nhanh chóng phá án vụ 'thảm sát 4
người ở Nghệ An'.
Kim Lan
Thông tin từ công an, lúc 20g45 tổ cảnh sát 113 nhận được tin báo từ người dân có vụ tai nạn trên cầu Thuận Phước.
Khi công an tới nơi thì phát hiện chị Hương đã tử vong còn anh Sanh bất tỉnh.
Tại hiện trường, xe máy của hai nạn nhân bị hư hỏng nhiều bộ phận. Gương kính, yên ngồi, khung biển số… đều bị hư hỏng vụn nát ở nhiều nơi.
Từ địa điểm phát hiện thấy đôi dép của anh Sanh đến nơi xe máy nằm cách xe hơn 50m. Điều đáng nói là tại hiện trường cũng phát hiện nhiều dấu vết và mảnh vỡ của ôtô nên CSGT ghi nhận theo hướng xe ô tô gây tai nạn rồi bỏ trốn.
Vào thời điểm xảy ra tai nạn, tại khu vực cầu Thuận Phước có mưa lớn.
Đến 22g45g, lực lượng CSGT và các đơn vị liên quan vẫn tiếp tục đo đạc hiện trường để giải quyết vụ việc.
Trước đó vào ngày 13-7, tại cầu Thuận Phước cũng xảy ra một vụ tai nạn giữa 2 xe máy và một ôtô khiến 3 người tử vong, hai người bị thương nặng.
TRƯỜNG TRUNG
Nguyễn Phúc
Thăm Mỹ, Trung Quốc đều là những tính toán chiến lược
Chia sẻ với cử tri về những chuyến thăm quốc tế quan trọng vừa qua, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận định vị thế của đất nước đã được nâng cao rất nhiều.
Cửtri Trịnh Viết Thoại (Q.Hoàn Kiếm) thấy phấn khởi về chuyến thăm, đánh giá cao cuộc hội đàm lịch sử của Tổng bí thư với Tổng thống Mỹ Obama, và tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cử tri Trịnh Viết Thoại
Cửtri Võ Trọng Hốt (Ba Đình) còn hy vọng sau chuyến thăm Mỹ thành công của Tổng bí thư, chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Obama đến Việt Nam sẽ giúp nâng quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược toàn diện. Ông Hốt đề nghị tặng Huân chương hữu nghị cho Tổng thống Clinton vì công lao với quan hệ hai nước.
Đáp lại, Tổng bí thư phân tích với cử tri nhiều khía cạnh của chuyến thăm Mỹ cũng như các chuyến thăm quan trọng khác.
"Đây là chuyến thăm lịch sử vì chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử việc một lãnh đạo Đảng Cộng sản gặp mặt Tổng thống Mỹ trong Phòng bầu dục, lại là hai nước cựu thù, thế giới rất quan tâm, tò mò", Tổng bí thư nói.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
"Không phải đến bây giờ mà phía Mỹ đã mời Tổng bí thư sang thăm từ năm 2012, ta cân nhắc nhiều việc đi không, đi lúc nào giữa lúc vẫn còn vấn đề diễn biến hòa bình. Nhưng Mỹ giờ là đối tác toàn diện của ta, kim ngạch buôn bán đến nay là 36 tỷ USD, chỉ sau Trung Quốc thôi. Hơn 17 nghìn sinh viên, học sinh Việt Nam đang ở Mỹ...", ông Nguyễn Phú Trọng nói.
"Quan hệ với Mỹ cũng là để tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế. Có suy diễn là ta đi với Mỹ chống Trung Quốc ở biển Đông, nhưng chính Mỹ đang chủ trương trở lại châu Á - Thái Bình Dương, coi trọng ASEAN mà Việt Nam là một thành viên quan trọng".
Tương tự với Trung Quốc, Tổng bí thư cho biết cũng cân nhắc nhiều lời mời sang thăm. Hai nước lớn nhất, đang chi phối thế giới, đều mời Việt Nam và đón tiếp rất trọng thị "vượt mức yêu cầu", là cơ hội để ta "tìm mọi cách tranh thủ, giữ cho được môi trường hòa bình, ổn định để phát triển".
Tổng bí thư cũng vui vẻ chia sẻ những chi tiết thú vị trong các chuyến đi: Phía Trung Quốc bắn 21 phát đại bác để chào mừng, Chủ tịch Tập Cận Bình gặp gỡ, ký kết, tuyên bố nhiều điểm quan trọng; Tổng thống Obama dự kiến hội đàm 45 phút mà thành 1giờ 35 phút, Phó Tổng thống Biden lẩy Kiều trong tiệc chiêu đãi có hàng trăm quan khách...
"Tinh thần là gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai. Ta không khép lại quá khứ, quá khứ không bao giờ thay đổi, nhưng vì lợi ích cả hai nước, vì hòa bình ổn định, đối đấu với nhau chả hay gì, ta gác lại quá khứ để cùng hướng tới tương lai", ông Nguyễn Phú Trọng nói.
Tổng bí thư khẳng định các cuộc gặp gỡ ở Mỹ đều hữu nghị, chân thành, đàng hoàng, thoải mái, hiểu biết lẫn nhau.
"Tôi gặp kiều bào ở Mỹ họ cũng nói đây chính là vị thế của đất nước ta, vị thế của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tổng thống Mỹ đã thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam, là yếu tố quan trọng trong đàm phán TPP...", ông Nguyễn Phú Trọng nói.
"Ta vừa hợp tác vừa đấu tranh, vô hiệu hóa những cái không có lợi, cố gắng xây dựng môi trường hòa bình", ông Nguyễn Phú Trọng nói.
Từ đó, Tổng bí thư nhắn nhủ: "Nói như thế là để ta tự hào về đất nước ta, nhân dân ta. Trước mắt còn nhiều khó khăn, tiêu cực, còn nhiều điều bực mình như tham nhũng, thủ tục hành chính..., lắm lúc khiến ta quên mất điều đó. Nhưng người trong một nước phải thương nhau cùng, dù đi đâu làm gì, mang quốc tịch nào, hãy tự tôn là người Việt Nam, bớt đi những bực dọc, bức xúc, để yên tâm, đoàn kết, phấn đấu, xây dựng đất nước".
Theo Chung Hoàng - Lê Anh Dũng - VietNamNet
Thỏa thuận hạt nhân Iran: Chương mới cho mối quan hệ Iran và phương Tây
VTV NewsCập nhật 13:23 ngày 19/07/2015
VTV.vn - Đây là đánh giá được TS. Đỗ Sơn Hải - Trưởng khoa Chính quốc tế, Học viện Ngoại giao - đưa ra trong chương trình Toàn cảnh thế giới sáng 19/7.
Sau gần 12 năm thương lượng ròng rã và
gần 20 tháng đàm phàn nước rút, vào ngày 4/7 vừa qua, Iran cùng 6 cường
quốc gồm Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga và Đức đã đạt được một thỏa
thuận mang tính lịch sử về vấn đề hạt nhân của Iran, khép lại một trong
những hồ sơ quốc tế phức tạp nhất của lịch sử thế giới đương đại.
Dù có nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra sau khi thỏa thuận này được ký kết nhưng không thể phủ nhận thỏa thuận về vấn đề hạt nhân của Iran sẽ có những tác động rất lớn đến tình hình khu vực Trung Đông.
"Giống như mọi thỏa thuận, khi đã đạt
được tức là các bên đều có sự nhượng bộ nhất định. Vấn đề nhượng bộ
trong thỏa thuận này lại liên quan tới một vấn đề cực kỳ nhạy cảm. Nó
vừa là chủ quyền vừa là sức mạnh quốc gia, do vậy cá nhân tôi đánh giá
thỏa hiệp này có ý nghĩa rất lớn", TS. Đỗ Sơn Hải - Trưởng khoa Chính
quốc tế, Học viện Ngoại giao - đánh giá.
"Do bối cảnh của thế giới nói chung và
khu vực Trung Đông nói riêng, các bên đều nhận thấy rằng việc gác lại sự
đối đầu là hợp lý. Thỏa thuận hạt nhân vừa đạt được xem như một biểu
hiện đầu tiên cho ý thức này. Do đó, tất cả các bên và các quốc gia liên
quan đều hy vọng đây sẽ là viên gạch đầu tiên trên chặng đường xây dựng
lòng tin giữa các quốc gia".
TS. Đỗ Sơn Hải cũng phân tích thêm rằng,
từ khi Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân ra đời vào năm 1968, cho
tới thời điểm này, trong những vấn đề liên quan tới vũ khí hạt nhân và
cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, bản thỏa thuận đạt được của Iran có lẽ là
thành công duy nhất, tính theo con đường đàm phán.
"Thỏa thuận này còn có tính lịch sử bởi
mối quan hệ giữa Mỹ và các nước Hồi giáo đã ở tình trạng căng thẳng quá
lâu. Vì vậy, qua thỏa thuận hạt nhân này, các bên đều mong đợi có thể
tạo ra một đột phá khẩu, mở ra một hướng mới để khép lại tập hồ sơ 13
năm, đồng thời mở ra một chương mới trong mối quan hệ của Iran và phương
Tây" - TS. Đỗ Sơn Hải phân tích.
TS. Đỗ Sơn Hải - Trưởng khoa Chính quốc tế, Học viện Ngoại giao
Với việc đạt được thỏa thuận về vấn đề hạt nhân
của Iran, những lo ngại Iran sở hữu vũ khí sẽ được gác lại ít nhất từ
10 đến 15 năm nữa. Còn đối với Iran, thỏa thuận này sẽ mở ra một hy vọng
mới khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ. Tuy nhiên, TS. Đỗ Sơn Hải cho
rằng, các bên sẽ còn gặp nhiều khó khăn để hiện thực hóa bản thỏa thuận
này.
"Khó khăn lớn nhất ở thời điểm này là
phải đưa bản thỏa thuận vào triển khai" - TS. Đỗ Sơn Hải đánh giá - "Các
bên phải đối mặt với khó khăn về kỹ thuật. Bên cạnh đó, một câu hỏi
khác được đưa ra là những nghi kỵ vốn đã tồn tại dai dẳng bao lâu nay
giữa các bên có thể được dỡ bỏ? Nếu không cẩn thận, trong quá trình thực
hiện, dưới sự tác động của nhiều ý kiến trái chiều có thể sẽ khiến
những nghi kỵ này không những không được giải quyết triệt để mà còn làm
nảy sinh một mâu thuẫn mới. Ngoài ra, trong nội bộ mỗi bên cũng đều đang
có nhiều vấn đề".
Có thể thấy, một hồ sơ nóng của thế giới
đã được giải tỏa sau nhiều năm bế tắc. Dù còn khá sớm để nói về thành
công của thỏa thuận hạt nhân Iran vừa đạt được và những tác động của nó
tới tình hình Trung Đông nhưng có thể khẳng định đây là một thỏa thuận
tốt đẹp cho các bên. Đối với Iran, đây là cơ hội mở ra những mối quan hệ
hợp tác thương mại với thế giới, còn Mỹ và các cường quốc khác có thể
thở phào nhẹ nhõm khi ngăn chặn được nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân
tại khu vực Trung Đông.
Quan trọng hơn, thỏa thuận này đã chứng
tỏ các biện pháp ngoại giao và hợp tác có thể giúp vượt qua những căng
thẳng, đối đầu trong nhiều thập kỷ giữa các quốc gia. Đồng thời, nó cũng
có khả năng trở thành hình mẫu để cộng đồng thế giới giải quyết những
điểm nóng hiện nay trên thế giới.
Tai nạn thảm khốc, 3 người chết, 5 người bị thương
19/07/2015 11:12(TNO) Trên tuyến QL 1A (đoạn qua địa phận thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung, Thanh Hóa) vừa xảy ra vụ tai nạn thảm khốc làm 3 người chết tại chỗ, 5 người bị thương nặng.
Thông tin ban đầu, vào khoảng 4 giờ 30 ngày 19.7, ô tô 7 chỗ mang
biển kiểm soát 37A-096.33 do tài xế Hồ Tuấn Sáu (49 tuổi, trú Nam Đàn,
Nghệ An) lưu thông theo hướng bắc - nam với tốc độ cao đã bất ngờ tông
vào đuôi xe đầu kéo mang biển kiểm soát 36C-087.01 đang đỗ bên đường.
Cú tông cực mạnh đã khiến chiếc xe 7 chỗ rúc thẳng vào gầm xe đầu
kéo, làm 3 người ngồi trên chiếc xe 7 chỗ, gồm: Lê Văn Mùi (48 tuổi),
Nguyễn Văn Tân (62 tuổi) và Nguyễn Thái Hà (29 tuổi), đều ngụ tại tỉnh
Nghệ An, tử vong tại chỗ.
5 người còn lại, trong đó có tài xế Sáu bị thương nặng, hiện đang
trong tình trạng nguy kịch. Chiếc xe 7 chỗ bị vỡ nát phần đầu và toàn bộ
phần hông bên ghế phụ.
Sau khi vụ tai nạn xảy ra, lực lượng CSGT Công an Thanh Hóa đã có
mặt tại hiện trường cùng với người dân đưa các nạn nhân đi cấp cứu, đồng
thời phân luồng, điều tiết, không để xảy ra ùn tắc giao thông trên
tuyến QL 1A. Hiện, nguyên nhân vụ tai nạn thảm khốc này đang được các cơ
quan chức năng tiến hành điều tra làm rõ.
Tin, ảnh: Ngọc Minh
Bắt nghi phạm vụ thảm sát 4 người giữa rừng tại Nghệ An
TTO - Tối 19-7, Ban chuyên án điều tra vụ thảm
sát giữa rừng làm chết 4 người trong cùng gia đình ở Nghệ An cho biết đã
bắt được nghi can chính của vụ án.
Lán trại của gia đình anh Thọ - nơi phát hiện thi thể anh Thọ và ba người trong gia đình anh Thọ ở gần suối - Ảnh: Khánh Thành |
Vi Văn Mằn tên thường gọi là Hai khi bị bắt |
Theo thông tin ban đầu, nghi phạm được xác định là Vi Văn Mằn tên thường gọi là Hai, ngụ ở bản Phồng - cùng nơi cư trú với 4 nạn nhân.
Thông tin từ cơ quan điều tra cho biết nguyên nhân dẫn đến vụ thảm sát xuất phát từ mâu thuẫn trước đó giữa nghi phạm và một thành viên trong gia đình cộng với mâu thuẫn bộc phát ngay trước thời điểm xảy ra vụ án.
Theo lời khai ban đầu của Mằn tại cơ quan điều tra, trong ngày xảy ra vụ án, khi Hai vào rẫy của anh Thọ hái chanh thì hai bên giáp mặt nhau. Vốn có mâu thuẫn từ trước, thêm cuộc gặp mặt bất ngờ này khiến hai bên to tiếng, xô xát lẫn nhau.
Mằn rút dao chém anh Thọ, sau đó quay ra đuổi chém chị Yến cùng con trai anh Thọ và bà Chương - mẹ anh Thọ.
Như Tuổi Trẻ thông tin, chiều 2-7 hai cha con ông Vi Văn Hoài (ở xã Tam Hợp) đi thả lưới ở khe gần rẫy gia đình anh Thọ và ba hộ gia đình khác trong bản thì lần lượt phát hiện 4 thi thể anh Lô Văn Thọ (28 tuổi), chị Lê Thị Yến (vợ anh Thọ), bà Viêng Thị Chương (70 tuổi, mẹ anh Thọ) và cháu Lô Viết Trung (con trai anh Thọ, khoảng 1 tuổi).
Nơi phát hiện 4 thi thể là khu vực làm nương rẫy của bà con bản Phồng, cách trung tâm bản Phồng (xã Tam Hợp) khoảng 5km đường rừng.
Kết quả khám nghiệm cho thấy thi thể tất cả nạn nhân có nhiều vết chém, trong đó đều có nhát chí mạng ở cổ.
Người duy nhất trong gia đình anh Thọ sống sót là ông Lô Văn Bình (65 tuổi, cha anh Thọ) do ông Bình ở lại bản, không vào lán trại.
Sau khi vụ án mạng xảy ra, Bộ Công an đã tăng viện hỗ trợ Công an tỉnh Nghệ An và công an huyện Tương Dương phối hợp cùng các lực lượng điều tra vụ án.
Ngày 18-7, đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an đã có buổi làm việc với Công an Nghệ An về vụ án mạng.
Tại buổi làm việc, sau khi nghe Đại tá Nguyễn Hữu Cầu - giám đốc Công an tỉnh Nghệ An - báo cáo về tiến độ điều tra vụ án, xin ý kiến về các công tác tiếp theo, Bộ trưởng ghi nhận và đánh giá cao Công an tỉnh Nghệ An đã tích cực triển khai lực lượng, áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để điều tra, khám phá vụ án; Tổng cục Cảnh sát đã hỗ trợ có hiệu quả cho Công an tỉnh Nghệ An trong quá trình điều tra.
Đại tướng Trần Đại Quang chỉ đạo: “Tổng cục Cảnh sát và Công an tỉnh Nghệ An tập trung lực lượng nhanh chóng điều tra làm rõ, bắt giữ thủ phạm, xử lý nghiêm minh trước pháp luật...".
Bộ trưởng cũng chỉ đạo Công an tỉnh Nghệ An tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ, giúp đỡ gia đình nạn nhân vượt qua khó khăn, mất mát; Bộ Công an tăng cường các trinh sát, điều tra viên có kinh nghiệm và các đơn vị kỹ thuật nghiệp vụ để hỗ trợ Công an tỉnh Nghệ An điều tra vụ án...
Hiện Công an huyện Tương Dương và Công an tỉnh Nghệ An đang lấy lời khai và mở rộng điều tra vụ án.
Mở lại căn cứ Subic, Philippines quyết đấu Trung Quốc ở Biển Đông
Với tuyên bố mở lại căn cứ quân sự trên vịnh Subic giữa tuần qua, kèm khẳng định sẽ điều động tàu khu trục và chiến đấu cơ, Philippines có một bước đi quyết liệt để đối phó Trung Quốc.
Tàu chiến Mỹ neo đậu trong vịnh Subic năm 1992. Ảnh: US Navy
|
Hơn 20 năm kể từ khi những binh sĩ cuối cùng của hải quân Mỹ rút khỏi
căn cứ hải quân trên Vịnh Subic vào năm 1992, Philippines ngày 16/7
tuyên bố mở cửa trở lại căn cứ này.
Cùng với tuyên bố trên, người phát ngôn Bộ quốc phòng Philippines Peter
Galvez khẳng định, quân đội nước này sẽ đưa các chiến đấu cơ và chiến
hạm tới Vịnh Subic. “Vị trí của căn cứ mang tính chiến lược cao”, ông
Galvez khẳng định khi nói đến vị trí hướng ra Biển Đông, mà Manila gọi
là Biển Tây Philippines, của căn cứ này.
“Nếu cần phải triển khai lực lượng tới Biển Tây Philippines, căn cứ
(Subic) đã có sẵn ở đó. Chúng tôi không giấu giếm điều này. Ở đó còn có
một cảng nước sâu có thể đón các tàu chiến mới”.
Quyết đối phó Trung Quốc
Nằm cách bãi cạn Scarborough chưa đầy 200 km về phía đông và cách thủ
đô Manila chừng 2 giờ chạy xe về phía bắc, Subic từng là căn cứ hải quân
lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài. Theo tờ Wall Street Journal, hơn 4.000 binh sĩ Mỹ và gia đình họ từng sống tại đây, nơi từng là trạm bảo dưỡng tiền phương chính của Hạm đội 7.
Trong những năm cao điểm Mỹ tham chiến tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 4
triệu lượt thủy thủ Mỹ được chuyển qua vịnh này. Kế bên, Trạm Cubi là
nơi hàng trăm máy bay của hải quân Mỹ trong khu vực được bảo dưỡng.
Sau khi lấy lại căn cứ này từ hải quân Mỹ, Subic được chuyển đổi thành một khu thương mại và công nghiệp, với chính sách ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp tới đây.
Việc mở cửa trở lại căn cứ ở Subic là kế hoạch đã được Philippines
triển khai từ lâu. Năm 2013, Bộ trưởng quốc phòng Voltaire Gazmin đã
tuyên bố Manila có kế hoạch lập các căn cứ hải quân và không quân tại
đây, do vị trí gần với vùng biển đang có tranh chấp với Trung Quốc, đặc
biệt là bãi cạn Scarborough.
Sau một cuộc đối đầu kéo dài 3 tháng tại Scarborough giữa tàu hải quân
Trung Quốc và Philippines năm 2012, cuối cùng Trung Quốc đã chiếm kiểm
soát bãi cạn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Giới chuyên gia cho rằng sử dụng vịnh Subic sẽ cho phép không quân và
hải quân Philippines phản ứng hiệu quả hơn với những động thái của Trung
Quốc ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ, đi
sát vào bờ biển của các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam và
Philippines.
Cảng nước sâu của Subic nằm ở phía tây của đảo chính Luzon của
Philippines, đối diện Biển Đông. "Giá trị của Subic với tư cách là căn
cứ quân sự đã được người Mỹ chứng minh. Các nhà hoạch định quân sự Trung
Quốc biết điều đó", Rommel Banlaoi, chuyên gia an ninh của Philippines cho biết.
Vị trí Vịnh Subic của Philippines. Đồ họa: globalbalita
Cùng với tuyên bố mở lại căn cứ quân sự Subic, quân đội
Philippines cũng khẳng định sẽ điều động hai tàu khu trục cùng các chiến
đấu cơ mới đến căn cứ này.
Cụ thể, từ đầu năm 2016, hai chiến đấu cơ hạng nhẹ FA-50, nằm trong đơn
đặt hàng 12 chiếc Manila ký hồi năm ngoái với Hàn Quốc, sẽ được điều về
Trạm hải quân Cubi trong vịnh Subic, hai sĩ quan cấp tướng trong quân
đội Philppines tiết lộ với Reuters.
Nguồn tin này còn cho biết, một phi đội FA-50 đầy đủ sẽ đóng quân tại
Subic, cùng với Phi đội chiến đấu số 5, được điều về từ một căn cứ tại
đảo Luzon. Trong khi đó hai tàu khu trục sẽ được điều về cảng Alava.
“Các chiến đấu cơ hạng nhẹ mới do Hàn Quốc sản xuất có thể tới bãi cạn
Scarborough trong vài phút, còn các máy bay tuần tra biển hoặc máy bay
không người lái có thể cập nhật thông tin thường xuyên về các động thái
của Trung Quốc trong khu vực”, Patrick Cronin, một chuyên gia về khu vực
Đông Nam Á, đến từ Trung tâm an ninh Mỹ mới tại Washington nhận định.
“Việc trở lại vịnh Subic, lần này do không quân Philippines đi đầu, có vẻ là bước đi phòng thủ khôn ngoan”.
Mở đường cho quân đội Mỹ trở lại
Đường băng trong Vịnh Subic phù hợp cho nhiều loại máy bay. Ảnh: Philstar
|
Điều được giới quan sát chờ đợi và quan tâm nữa là sự trở lại của
quân đội Mỹ tại căn cứ này. Kể từ năm 2000 đến nay, các tàu chiến Mỹ
thường xuyên ghé thăm Subic, nhưng chỉ để neo đậu và tham gia các cuộc
diễn tập với quân đội Philippines, hoặc sử dụng các dịch vụ thương mại,
như sửa chữa và bổ sung quân nhu.
Theo Hiệp định Tăng cường hợp tác quốc phòng được ký với Mỹ năm 2014,
có 8 địa điểm tại Philippines quân đội Mỹ có thể sử dụng, nhưng không có
vịnh Subic, do vào thời điểm đó căn cứ này còn đóng cửa. Thỏa thuận này
cho phép quân đội Mỹ triển khai tới các căn cứ tại Philippines lâu hơn
và xây dựng các cơ sở đóng quân cùng hạ tầng phục vụ hậu cần.
Đến nay, thỏa thuận trên đang tạm thời bị “đóng băng”, sau khi một số
chính trị gia cánh tả tại Philippines khiếu nại lên Tòa án tối cao. Dự
kiến phán quyết sẽ được đưa ra trong những tháng tới.
“Subic có thể là một trong những địa điểm…trong Thỏa thuận Tăng cường
hợp tác quốc phòng”, thứ trưởng quốc phòng Pio Lorenzo Batino tiết lộ.
Trong khi đó Lầu Năm Góc cho biết đã có những cuộc đàm phán không chính
thức về vị trí các căn cứ tại Philippines, nhưng sẽ không có kế hoạch
nào được triển khai cho tới sau phán quyết của Tòa án Tối cao
Philippines.
Dù vậy, với những động thái và phát biểu gần đây của giới chức quân đội
Mỹ, việc Lầu Năm Góc đưa quân trở lại Philippines có lẽ là điều có thể
dự báo trước.
Phát biểu trước báo giới hôm 18/7, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương
khẳng định các lực lượng Mỹ được trang bị tốt và sẵn sàng phản ứng trước
mọi diễn biến bất ngờ trên Biển Đông.
Đô đốc Scott Swift, người tiếp nhận ghế tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương
hồi tháng 5, cho biết, hải quân Mỹ có thể triển khai thêm 4 tàu chiến
ven bờ như đã cam kết với khu vực. Ngoài ra ông Swift cũng tiết lộ “rất
quan tâm” đến việc mở rộng các cuộc tập trận thường niên đa quốc gia của
hải quân Mỹ với một số đồng minh trong khu vực.
Theo Hoàng Nguyên - VnExpress Thảm sát ở Nghệ An: Án mạng kinh hoàng từ vụ trộm chanh nhỏ nhặt
19/07/2015 22:44(TNO) Tối 19.7, thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an, cho biết nghi can vụ 'thảm sát 4 người ở Nghệ An' Vy Văn Mẳn bước đầu đã khai nhận hành vi phạm tội. “Nguyên nhân vụ án mạng là do mâu thuẫn cá nhân”, thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến nói.
Sau đó, Mẳn đuổi kịp chị Yến ở bờ suối cách nhà chừng 50 m, chém chị Yến cùng đứa con nhỏ mới 1 tuổi chết tại chỗ.
Ông Vi Văn Hoài (46
tuổi) và con trai là Vi Văn Tuyên (24 tuổi), sống cách lán trại của vợ
chồng anh Lô Văn Thọ (một trong số 4 nạn nhân bị sát hại) một quả đồi,
cho biết họ phát hiện vụ thảm sát vào khoảng 15 giờ ngày 2.7. Những hình
ảnh kinh hoàng vẫn ám ảnh họ: Một người phụ nữ mặc váy, ở trần nằm chết
sát mép bờ suối, trên lưng có một trẻ em đang nằm trong địu cũng đã tử
vong. Cách đó khoảng 10 m là thi thể một phụ nữ khác nằm sát bờ suối,
mặc váy, ở trần, máu từ ngực chảy xuống chân.
Đến khoảng 18 giờ
cùng ngày (2.7), trưởng bản và công an xã vào tới hiện trường và phát
hiện anh Thọ nằm chết ngay phía dưới gần chân lán. Cả gia đình 4 người bị giết khi mâm cơm vừa dọn ra chưa kịp ăn.
Ngày 18.7, đích thân Bộ trưởng Bộ Công an, đại tướng Trần Đại Quang đã về Nghệ An làm việc với Công an tỉnh Nghệ An.
Tại buổi làm
việc, Bộ trưởng Trần Đại Quang yêu cầu Tổng cục Cảnh sát và Công an
tỉnh Nghệ An tập trung lực lượng, phương tiện nghiên cứu kỹ hiện
trường, thu thập chứng cứ, dấu vết, đánh giá đối tượng để nhanh chóng
điều tra, bắt giữ thủ phạm, xử lý nghiêm trước pháp luật, góp phần ổn
định tình hình.
Tối 19.7, nghi can vụ 'thảm sát ở Nghệ An' đã bị bắt giữ.
Lại đụng xe chết người trên cầu Thuận Phước
TTO - Theo thông tin ban đầu, người tử vong là
chị Phan Thị Hương (23 tuổi, trú phường Thuận Phước, quận Hải Châu) con
người bị thương nặng là anh Huỳnh Đình Sanh (21 tuổi, trú phường Nại
Hiên Đông, quận Sơn Trà).
Chiếc xe bị nạn trên cầu Thuận Phước- Ảnh: TRƯỜNG TRUNG |
Nhiều bộ phận của chiếc xe bị nạn nằm ở khoảng cách khá xa xe bị nạn- Ảnh: TRƯỜNG TRUNG |
Một bộ phận trên ôtô để lại hiện trường được công an ghi nhận - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG |
Khi công an tới nơi thì phát hiện chị Hương đã tử vong còn anh Sanh bất tỉnh.
Tại hiện trường, xe máy của hai nạn nhân bị hư hỏng nhiều bộ phận. Gương kính, yên ngồi, khung biển số… đều bị hư hỏng vụn nát ở nhiều nơi.
Từ địa điểm phát hiện thấy đôi dép của anh Sanh đến nơi xe máy nằm cách xe hơn 50m. Điều đáng nói là tại hiện trường cũng phát hiện nhiều dấu vết và mảnh vỡ của ôtô nên CSGT ghi nhận theo hướng xe ô tô gây tai nạn rồi bỏ trốn.
Vào thời điểm xảy ra tai nạn, tại khu vực cầu Thuận Phước có mưa lớn.
Đến 22g45g, lực lượng CSGT và các đơn vị liên quan vẫn tiếp tục đo đạc hiện trường để giải quyết vụ việc.
Trước đó vào ngày 13-7, tại cầu Thuận Phước cũng xảy ra một vụ tai nạn giữa 2 xe máy và một ôtô khiến 3 người tử vong, hai người bị thương nặng.
Bóc trần thủ đoạn lợi dụng chương trình Nông thôn mới, lừa đảo doanh nghiệp
19/07/2015 11:3(TNO) Ngày 19.7, lãnh đạo Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Quảng Trị cho biết thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng tự xưng 'tập đoàn xây dựng Việt Nam - Cuba' là đánh vào nhu cầu tìm kiếm công việc của các doanh nghiệp xây dựng tại địa phương.
Trước đó, UBNS tỉnh Quảng Trị đã ra văn bản cảnh báo tăng cường
cảnh giác các đối tượng lừa đảo liên quan đến việc thực hiện chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới do nhóm người tự xưng là
của “tập đoàn xây dựng Việt Nam-Cuba” thực hiện (Thanh Niên Online đã thông tin).
Trong ngày 19.7, lãnh đạo Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý
kinh tế và chức vụ (Công an tỉnh Quảng Trị) cũng xác nhận cơ quan công
an đang tích cực điều tra, làm rõ vụ việc.
Ông Ngô Thế Thanh, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh),
cho biết vào khoảng giữa tháng 6, đoàn '"tập đoàn xây dựng" này đi rất
rầm rộ (toàn là người VN, không có người nước ngoài), với nhiều xe ô tô,
có rất nhiều doanh nghiệp của tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình tháp tùng,
đến làm việc với UBND xã Vĩnh Thái.
“Họ chỉ đến 30 phút rồi đi. Yêu cầu chúng tôi làm các hồ sơ xây
dựng các công trình như: trường mầm non, đường giao thông, trạm y tế. Họ
hứa hẹn sau khi hồ sơ được duyệt sẽ chi mỗi công trình từ 8 đến 10 tỉ
đồng. Họ không bắt chúng tôi nộp 1 khoản tiền nào nhưng chúng tôi thực
sự không mấy tin tưởng”, ông Thanh nói.
Trao đổi với PV Thanh Niên Online, một lãnh đạo Phòng đối
ngoại (Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị) cho hay ông không hề biết một tổ
chức nào có tên là “Tập đoàn xây dựng Việt Nam - Cu ba (VIS)” và xác
nhận cũng không có tổ chức nào có tên như vậy đến làm việc với UBND tỉnh
về chương trình Nông thôn mới.
Công an tỉnh Quảng Trị cũng đã làm rõ thông tin ngoài xã Vĩnh Thái,
còn có rất nhiều địa phương được “Tập đoàn xây dựng Việt Nam- Cu ba
(VIS)” thăm viếng” như: Vĩnh Tú, Vĩnh Trung, Vĩnh Long (huyện Vĩnh
Linh); Cam An (huyện Cam Lộ); Gio Phong, Hải Thái (huyện Gio Linh).
Khi đến, đoàn này thường có xe cộ rình rang, hứa hẹn đủ điều
nhưng... không hề trở lại. Nhiều chính quyền cấp xã không tin tưởng
nhưng cũng không hiểu mục đích của “tập đoàn” từ trên trời rơi xuống này
là gì?
Thủ đoạn của nhóm lừa đảo này đã bị Công an tỉnh Quảng Trị làm rõ.
Cụ thể, “con mồi” mà chúng hướng đến không phải là chính quyền địa
phương mà là các doanh nghiệp xây dựng. Nhóm này "khuyến khích" các
doanh nghiệp xây dựng nộp từ 5 đến 15 triệu đồng/công trình để làm công
tác tuyên truyền, quảng bá trên truyền hình, hứa hẹn sau đó sẽ giao cho
các doanh nghiệp này thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trị giá
tiền tỉ mà các xã vừa trình. Một số doanh nghiệp tại Quảng Trị gặp khó
khăn trong việc tìm kiếm công việc, vô tình tin tưởng và nộp cho những
đối tượng này số tiền tổng cộng 175 triệu đồng.
Một điều tra viên của cơ quan CSĐT (Công an Quảng Trị) phân tích
rằng các doanh nghiệp sập bẫy là bởi quá thiếu hiểu biết. Bởi chương
trình nông thôn mới hiện nay được phân cấp triệt để cho các địa phương
thực hiện và công bố công khai, thì không thể có một tổ chức, cá nhân
nào có thể làm như “Tập đoàn xây dựng Việt Nam- Cuba” hứa hẹn được.
Vị điều tra viên này khuyến cáo rằng, nếu gặp những trường hợp
tương tự, người dân, chính quyền cấp xã cần báo ngay với lực lượng công
an địa phương để kịp thời ngăn chặn, tránh hậu quả xấu.
Thế giới 24h: Dự báo siêu động đất đe dọa 13.000 người
Cảnh
báo nguy cơ siêu động đất – siêu sóng thần ở Thái Bình Dương, Mỹ - Ấn
hợp tác chế tạo tàu sân bay, quân ly khai đông Ukraina đơn phương rút vũ
khí hạng nặng… là những tin nóng 24 giờ qua.
Tin nổi bật
Các nhà địa chất dự báo sắp có một trận siêu động đất tại Thái Bình Dương, đe dọa đến tính mạng của 13.000 người.
Theo hãng tin Foxnews, trận siêu động đất này cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 70.000 người dân.
Hãng
tin dẫn nguồn từ các nhà khoa học cho hay, trận động đất sắp tới ở khu
vực Tây Bắc Thái Bình Dương sẽ mạnh gấp 30 lần so với các vụ động đất do
đứt gãy San Andreas.
Giáo sư vật lý Michio Kaku tại trường đại học Thành phố New York nhận định: trận động đất sắp xảy ra này thuộc vết đứt gãy Cascadia (kéo dài từ San Francisco tới Seattle), xảy ra theo chu kỳ 240 năm.
Theo dự đoán, trận động đất sẽ có cường độ 9,2 độ richter và kéo dài khoảng 4 phút. Sau đó khoảng 15 phút, sóng thần sẽ nhấn chìm các thành phố ven biển.
Trận động đất cuối cùng là cách đây 300 năm, vào khoảng những năm 1700, gây ra những con sóng thần cao tới gần 200m ở Nhật Bản.
Giáo sư vật lý Michio Kaku cho biết thêm: trước khi trận động đất xảy ra, chúng ta sẽ thấy những dấu hiệu đầu tiên từ các loài động vật.
“Các loài động vật sẽ có hành động kỳ lạ, đó là dấu hiệu. Và sau đó một đến hai phút, trận động đất thực sự sẽ xảy ra” - ông Kaku nói.
Tin vắn
Thủ tướng Anh David Cameron vừa cam kết sẽ cùng Mỹ tiêu diệt phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang hoạt động tại Iraq và Syria.
Mỹ sẽ hợp tác về công nghệ để giúp Ấn Độ chế tạo tàu sân bay. Hải quân Ấn Độ cho biết hải quân nước này đã chính thức bắt tay vào công việc thiết kế và đóng tàu sân bay “nội địa” thứ 2.
Tờ Rodong Sinmun số ra ngày 19/7 đăng xã luận khẳng định phát triển hợp tác với Nga vẫn là lập trường không thay đổi của Triều Tiên, khẳng định những tài liệu trong lịch sử "đã đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển quan hệ song phương hữu nghị truyền thống, đồng thời góp phần thúc đẩy hòa bình-an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương."
Hàng trăm người dân Hà Lan đã xuống đường biểu tình, phản đối chính Ủy ban an toàn nước mình trong vụ điều tra chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines MH17 bị bắn rơi trên bầu trời Donetsk- đông Ukraina hoomm 17/7 năm ngoái.
Các nhà chức trách Mexico cho biết, 7 quan chức Mexico đã bị bắt giữ để điều tra do nghi ngờ có liên quan tới việc trùm ma túy Joaquin "El Chapo" Guzman trốn thoát hôm 11/7.
Kết quả một cuộc thăm dò dư luận mới cho thấy tỷ lệ ủng hộ Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã sụt giảm xuống mức thấp nhất từ trước tới nay sau khi chính quyền Tokyo thúc đẩy thông qua các dự luật quốc phòng tại quốc hội bất chấp sự phản đối gay gắt của công chúng.
Người sáng lập trang WikiLeaks Julian Assange đã đề nghị giúp đỡ Ủy ban Quốc hội Đức phụ trách điều tra các hoạt động do thám của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) ở nước này.
Hãng thông tấn nhà nước Ả Rập Xê Út cho biết nước này đã tiến hành chiến dịch truy quét và bắt giữ 431 nghi phạm thuộc về một mạng lưới liên quan đến IS.
Thông tin trong ảnh
Ít nhất 2 người thiệt mạng và 20 người bị thương trong một vụ giẫm đạp xảy ra tại lễ hội truyền thống Rathyatra ở bang Odisha, miền Đông Ấn Độ. Vụ giẫm đạp xảy ra khi hàng chục nghìn tín đồ kéo xe rước thần Jagannath, một trong những hiện thân của thần Vishnu - vị thần tối cao của người theo đạo Hindu - tại thị trấn Puri trong lễ hội Rathyatra.
Phát ngôn ấn tượng
Quan chức Sergei Kozlov của Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng (LPR) tuyên bố đã bắt đầu đơn phương rút các vũ khí cỡ nòng dưới 100 mm khỏi đường giới tuyến với quân đội Chính phủ Ukraina.
“Theo chỉ thị của người đứng đầu LPR Igor Plotnitsky, hôm nay chúng tôi bắt đầu đơn phương rút vũ khí cỡ nòng dưới 100 mm ra xa khỏi đường giới tuyến ít nhất 3 km. Bất chấp tình hình quân sự và chính trị phức tạp ở Ukraina, chúng tôi sẽ không lợi dụng tình thế đó để kích động một chu kỳ xung đột mới. Trong khi chứng minh sự tuân thủ các thỏa thuận Minsk, chúng tôi thực hiện bước đi này một cách công khai và đơn phương với hy vọng phía Ukraina cũng sẽ làm như vậy" - ông Kozlov nói để ngăn chặn bất cứ hành động khiêu khích nào, quá trình rút vũ khí của LPR sẽ được tiến hành dưới sự giám sát của các đại diện thuộc phái bộ Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE)
Ngày này năm xưa
20/7/1969 – Chương trình Apollo: Apollo 11 đáp thành công xuống Mặt Trăng, phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin trở thành những người đầu tiên đi trên Mặt Trăng.
20/7/1994 – Sau một cuộc bầu cử dân chủ, Alexander Lukashenko nhậm chức Tổng thống đầu tiên của Belarus, ông liên tục đảm nhiệm chức vụ này cho đến nay.
Tin nổi bật
Các nhà địa chất dự báo sắp có một trận siêu động đất tại Thái Bình Dương, đe dọa đến tính mạng của 13.000 người.
Theo hãng tin Foxnews, trận siêu động đất này cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 70.000 người dân.
Giáo sư vật lý Michio Kaku tại trường đại học Thành phố New York nhận định: trận động đất sắp xảy ra này thuộc vết đứt gãy Cascadia (kéo dài từ San Francisco tới Seattle), xảy ra theo chu kỳ 240 năm.
Theo dự đoán, trận động đất sẽ có cường độ 9,2 độ richter và kéo dài khoảng 4 phút. Sau đó khoảng 15 phút, sóng thần sẽ nhấn chìm các thành phố ven biển.
Trận động đất cuối cùng là cách đây 300 năm, vào khoảng những năm 1700, gây ra những con sóng thần cao tới gần 200m ở Nhật Bản.
Giáo sư vật lý Michio Kaku cho biết thêm: trước khi trận động đất xảy ra, chúng ta sẽ thấy những dấu hiệu đầu tiên từ các loài động vật.
“Các loài động vật sẽ có hành động kỳ lạ, đó là dấu hiệu. Và sau đó một đến hai phút, trận động đất thực sự sẽ xảy ra” - ông Kaku nói.
Tin vắn
Thủ tướng Anh David Cameron vừa cam kết sẽ cùng Mỹ tiêu diệt phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang hoạt động tại Iraq và Syria.
Mỹ sẽ hợp tác về công nghệ để giúp Ấn Độ chế tạo tàu sân bay. Hải quân Ấn Độ cho biết hải quân nước này đã chính thức bắt tay vào công việc thiết kế và đóng tàu sân bay “nội địa” thứ 2.
Tờ Rodong Sinmun số ra ngày 19/7 đăng xã luận khẳng định phát triển hợp tác với Nga vẫn là lập trường không thay đổi của Triều Tiên, khẳng định những tài liệu trong lịch sử "đã đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển quan hệ song phương hữu nghị truyền thống, đồng thời góp phần thúc đẩy hòa bình-an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương."
Hàng trăm người dân Hà Lan đã xuống đường biểu tình, phản đối chính Ủy ban an toàn nước mình trong vụ điều tra chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines MH17 bị bắn rơi trên bầu trời Donetsk- đông Ukraina hoomm 17/7 năm ngoái.
Các nhà chức trách Mexico cho biết, 7 quan chức Mexico đã bị bắt giữ để điều tra do nghi ngờ có liên quan tới việc trùm ma túy Joaquin "El Chapo" Guzman trốn thoát hôm 11/7.
Kết quả một cuộc thăm dò dư luận mới cho thấy tỷ lệ ủng hộ Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã sụt giảm xuống mức thấp nhất từ trước tới nay sau khi chính quyền Tokyo thúc đẩy thông qua các dự luật quốc phòng tại quốc hội bất chấp sự phản đối gay gắt của công chúng.
Người sáng lập trang WikiLeaks Julian Assange đã đề nghị giúp đỡ Ủy ban Quốc hội Đức phụ trách điều tra các hoạt động do thám của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) ở nước này.
Hãng thông tấn nhà nước Ả Rập Xê Út cho biết nước này đã tiến hành chiến dịch truy quét và bắt giữ 431 nghi phạm thuộc về một mạng lưới liên quan đến IS.
Thông tin trong ảnh
Ít nhất 2 người thiệt mạng và 20 người bị thương trong một vụ giẫm đạp xảy ra tại lễ hội truyền thống Rathyatra ở bang Odisha, miền Đông Ấn Độ. Vụ giẫm đạp xảy ra khi hàng chục nghìn tín đồ kéo xe rước thần Jagannath, một trong những hiện thân của thần Vishnu - vị thần tối cao của người theo đạo Hindu - tại thị trấn Puri trong lễ hội Rathyatra.
Quan chức Sergei Kozlov của Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng (LPR) tuyên bố đã bắt đầu đơn phương rút các vũ khí cỡ nòng dưới 100 mm khỏi đường giới tuyến với quân đội Chính phủ Ukraina.
“Theo chỉ thị của người đứng đầu LPR Igor Plotnitsky, hôm nay chúng tôi bắt đầu đơn phương rút vũ khí cỡ nòng dưới 100 mm ra xa khỏi đường giới tuyến ít nhất 3 km. Bất chấp tình hình quân sự và chính trị phức tạp ở Ukraina, chúng tôi sẽ không lợi dụng tình thế đó để kích động một chu kỳ xung đột mới. Trong khi chứng minh sự tuân thủ các thỏa thuận Minsk, chúng tôi thực hiện bước đi này một cách công khai và đơn phương với hy vọng phía Ukraina cũng sẽ làm như vậy" - ông Kozlov nói để ngăn chặn bất cứ hành động khiêu khích nào, quá trình rút vũ khí của LPR sẽ được tiến hành dưới sự giám sát của các đại diện thuộc phái bộ Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE)
Ngày này năm xưa
20/7/1969 – Chương trình Apollo: Apollo 11 đáp thành công xuống Mặt Trăng, phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin trở thành những người đầu tiên đi trên Mặt Trăng.
20/7/1994 – Sau một cuộc bầu cử dân chủ, Alexander Lukashenko nhậm chức Tổng thống đầu tiên của Belarus, ông liên tục đảm nhiệm chức vụ này cho đến nay.
- Lê Thu
Cha khuyết tật bò khắp nơi tìm con
Trong
suốt nửa năm qua, một người đàn ông khuyết tật tới từ Trạm Giang, tỉnh
Quảng Đông (Trung Quốc) đã được nhìn thấy bò đi khắp thành phố Quảng
Châu để tìm cậu con trai mất tích từ hồi tháng Một.
Tờ
Shanghaiist đưa tin, Chen Shengkuan đã dành cả cuộc đời mình tại một
ngôi làng Suixi và mặc dù trước đó chưa bao giờ đi ra bên ngoài nhưng
anh đã bò tới thành phố Quảng Châu để đi tìm cậu con trai chưa đầy ba
tuổi của mình.
Vì
khiếm khuyết trên cơ thể, Chen chỉ có thể di chuyển bằng cả tứ chi.
Trước khi con trai anh, bé Chen Zhaoyuan mất tích, anh đã làm việc tại
một nhà máy ở Mazhang. Anh kiếm được khoảng 1.000-2.000 NDT/tháng và gửi
gần như toàn bộ số tiền này về quê cho gia đình.
Trong lúc anh đi làm, cha mẹ Chen ở nhà giúp anh chăm sóc bé Zhaoyuan.
Vào một buổi sáng ngày 2/1, ông bà của cậu bé có chút việc bận nên đã để cậu ở nhà với các anh chị em họ. Vào khoảng 10h trưa cùng ngày, ông bà mới nhận ra rằng Zhaoyuan đã mất tích và cùng hàng xóm chia nhau đi tìm.
Mặc
dù đã tìm kiếm khắp Trạm Giang nhưng mọi người vẫn không thấy bóng dáng
cậu bé đâu. Chen nghi ngờ rằng con mình đã bị những kẻ buôn người bắt
cóc. Gia đình họ đã báo cảnh sát nhưng vì trong làng không có camera
giám sát nên việc tìm kiếm cậu bé gần như là không thể.
Sau khi biết tin về vụ việc, vợ cũ của Chen, Zen Huarong đã trở về nhà. Chen cũng quyết định xin nghỉ việc để ra ngoài tìm con.
Chen lần cuối được nhìn thấy tại Ga Haizhu, Quảng Châu vào hôm 14/7. Anh mang theo một chiếc túi màu nâu với bức ảnh cậu con trai, một tờ giấy đăng tin tìm trẻ lạc và một chai nước.
"Có nhiều cơ quan truyền thông tại Quảng Châu và tôi hy vọng họ sẽ có thể giúp đưa tin và tìm con trai tôi", Chen nói với các phóng viên.
Sau đó vào buổi trưa, Chen rời đi và quay trở lại Trạm Giang. Anh nói với các phóng viên rằng anh sẽ không bao giờ bỏ con trai mình và sẽ tiếp tục đi tìm cho tới khi nào hai cha con hội ngộ.
Sầm Hoa
Vũ Duy-Hoàng Sơn/Truyền hình Quốc hội
Vì sao Tuấn Hưng lại 'gây sự' với nhạc sĩ Huy Tuấn và 'đe' Mỹ Linh?
>> Đàm Vĩnh Hưng 'gây bão' khi khen thí sinh của Tuấn Hưng 'biết trước biết sau'
>> Giọng hát Việt 2015: Đàm Vĩnh Hưng khen Tuấn Hưng 'cao tay'
Vào một buổi sáng ngày 2/1, ông bà của cậu bé có chút việc bận nên đã để cậu ở nhà với các anh chị em họ. Vào khoảng 10h trưa cùng ngày, ông bà mới nhận ra rằng Zhaoyuan đã mất tích và cùng hàng xóm chia nhau đi tìm.
Sau khi biết tin về vụ việc, vợ cũ của Chen, Zen Huarong đã trở về nhà. Chen cũng quyết định xin nghỉ việc để ra ngoài tìm con.
Chen lần cuối được nhìn thấy tại Ga Haizhu, Quảng Châu vào hôm 14/7. Anh mang theo một chiếc túi màu nâu với bức ảnh cậu con trai, một tờ giấy đăng tin tìm trẻ lạc và một chai nước.
"Có nhiều cơ quan truyền thông tại Quảng Châu và tôi hy vọng họ sẽ có thể giúp đưa tin và tìm con trai tôi", Chen nói với các phóng viên.
Sau đó vào buổi trưa, Chen rời đi và quay trở lại Trạm Giang. Anh nói với các phóng viên rằng anh sẽ không bao giờ bỏ con trai mình và sẽ tiếp tục đi tìm cho tới khi nào hai cha con hội ngộ.
Sầm Hoa
Điệp viên Hàn Quốc tự sát giữa bê bối nghe lén điện thoại
Một
nhân viên của Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) hôm qua được tìm
thấy tử vong trong xe hơi cùng lá thư tuyệt mệnh phủ nhận việc theo dõi
điện thoại và máy tính của người dân nước này.
Người dân Hàn Quốc dùng smartphone trên tàu điện ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AP
|
Theo AP, điệp viên 46 tuổi của NIS tử vong trong xe riêng đỗ trên một quả đồi tại Yongin, phía nam Seoul.
Trong lá thư để lại, ông khẳng định cơ quan tình báo "thực sự không"
theo dõi người dân Hàn Quốc hay các hoạt động chính trị liên quan đến
bầu cử. Ông cũng xin lỗi các đồng nghiệp và lãnh đạo NIS, trong đó có
giám đốc Lee Byoung Ho, nói rằng có thể chính sự quá nhiệt tình trong
công việc của mình đã dẫn đến "nông nỗi ngày hôm nay".
NIS hồi đầu tuần thừa nhận trước các nghị sĩ Hàn Quốc rằng cơ quan này
đã mua các chương trình thâm nhập liên lạc trên thiết bị điện thoại và
máy tính vào năm 2012 từ một công ty Italy tên là Hacking Team. Tuy
nhiên, NIS chỉ dùng nó để giám sát các điệp viên của Triều Tiên và vào
mục đích nghiên cứu.
Trong thư tuyệt mệnh, điệp viện trên cũng cho biết đã phá hủy các tài
liệu giám sát về hoạt động của các đặc vụ Triều Tiên vì chúng gây "hiểu
nhầm.
Cảnh sát từ chối tiết lộ tên và nhiệm vụ của điệp viên trên cũng như chi tiết của lá thư.
Cuộc tranh cãi quanh NIS nổi lên hồi đầu tháng, khi WikiLeaks công bố
một kho email lớn đánh cắp từ Hacking Team, trong đó cho thấy các cơ
quan Hàn Quốc có giao dịch với công ty này.
Hai giám đốc liên tiếp đứng đầu NIS từ năm 1999 đến 2003 đã bị kết án
tù treo vì giám sát hoạt động theo dõi điện thoại của 1.800 người trong
các cơ quan chính trị, các tổ chức và ngành truyền thông Hàn Quốc.
Hôm 16/7, tòa án tối cao Hàn Quốc đã ra lệnh mở phiên xử mới với một
cựu giám đốc tình báo khác bị buộc tội chỉ đạo chiến dịch trực tuyến bôi
nhọ ứng viên chính của phe đối lập trong cuộc bầu cử tổng thống 2012 mà
Tổng thống đương nhiệm Park Geun-hye giành chiến thắng.
Anh Ngọc
Trung Quốc lắp ráp thủy phi cơ lớn nhất thế giới
Trung Quốc bắt đầu lắp ráp thủy phi cơ lớn nhất thế
giới mà nước này dự định vừa triển khai ở Biển Đông vừa tung ra thị
trường nước ngoài.
Thân của một thủy phi cơAG-600 được lắp ráp ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, hôm 17/7. Ảnh:China Daily/ANN
Tập
đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc, nơi đang phát triển AG-600, cho
biết việc lắp ráp thủy phi cơ nội địa đầu tiên đã được bắt đầu.
Với 4 động cơ phản lực cánh quạt, đây sẽ là loại thủy phi cơ lớn nhất
thế giới, vượt mặt ShinMaywa US-2 của Nhật Bản và Beriev Be-200 của
Nga, ông Huang Lingcai, thiết kế trưởng của máy bay cho biết. Tải trọng
tối đa của nó khi cất cánh là 53,5 tấn và phạm vi hoạt động là khoảng
4.500 km.
Tất cả các thủy phi cơ của Trung Quốc hiện đều đã được cho "nghỉ hưu".
PTI dẫn lời ông Qu Jingwen, tổng giám đốc tập đoàn, cho biết ngay từ đầu AG-600 đã được thiết kế cho thị trường toàn cầu và tự tin về những đặc điểm vượt trội của nó. Một số quốc gia nhiều đảo như Malaysia và New Zealand đã bày tỏ sự quan tâm với AG-600.
Nhà sản xuất này cũng nhận được 17 đơn đặt hàng từ các công ty trong nước. Một trong các khách hàng sẽ dùng thủy phi cơ để đưa khách du lịch ra các rạn san hô và đảo ở Biển Đông.
Theo ông Huang, máy bay có thể bay khứ hồi không cần tiếp nhiên liệu giữa thành phố Tam Á của tỉnh Hải Nam và bãi cạn James, đối tượng tranh chấp giữa Trung Quốc với Malaysia. Bắc Kinh tự xưng đây là điểm cực nam của lãnh thổ Trung Quốc.
AG-600 cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cháy rừng, tìm kiếm cứu hộ hàng hải, vận tải người và hàng hóa, thực hiện nhiệm vụ thi hành pháp trên biển. Nó có thể chở 50 người trong một nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ hàng hải.
Dự án phát triển AG-600 bắt đầu từ tháng 9/2009. Chuyến bay đầu tiên của thủy phi cơ dự kiến diễn ra vào nửa đầu năm sau. Trung Quốc sẽ cần ít nhất 100 thủy phi cơ trong vòng 15 năm tới.
Ấn Độ đang dự định mua các thủy phi cơ Nhật Bản để đối trọng với năng lực ngày càng tăng của hải quân Trung Quốc.
Tất cả các thủy phi cơ của Trung Quốc hiện đều đã được cho "nghỉ hưu".
PTI dẫn lời ông Qu Jingwen, tổng giám đốc tập đoàn, cho biết ngay từ đầu AG-600 đã được thiết kế cho thị trường toàn cầu và tự tin về những đặc điểm vượt trội của nó. Một số quốc gia nhiều đảo như Malaysia và New Zealand đã bày tỏ sự quan tâm với AG-600.
Nhà sản xuất này cũng nhận được 17 đơn đặt hàng từ các công ty trong nước. Một trong các khách hàng sẽ dùng thủy phi cơ để đưa khách du lịch ra các rạn san hô và đảo ở Biển Đông.
Theo ông Huang, máy bay có thể bay khứ hồi không cần tiếp nhiên liệu giữa thành phố Tam Á của tỉnh Hải Nam và bãi cạn James, đối tượng tranh chấp giữa Trung Quốc với Malaysia. Bắc Kinh tự xưng đây là điểm cực nam của lãnh thổ Trung Quốc.
AG-600 cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cháy rừng, tìm kiếm cứu hộ hàng hải, vận tải người và hàng hóa, thực hiện nhiệm vụ thi hành pháp trên biển. Nó có thể chở 50 người trong một nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ hàng hải.
Dự án phát triển AG-600 bắt đầu từ tháng 9/2009. Chuyến bay đầu tiên của thủy phi cơ dự kiến diễn ra vào nửa đầu năm sau. Trung Quốc sẽ cần ít nhất 100 thủy phi cơ trong vòng 15 năm tới.
Ấn Độ đang dự định mua các thủy phi cơ Nhật Bản để đối trọng với năng lực ngày càng tăng của hải quân Trung Quốc.
Theo VnExpress
Tổng Bí thư trao đổi với cử tri về nhân sự Đại hội Đảng
VOV.VN - Tại buổi tiếp xúc, Tổng Bí thư trao đổi với cử
tri về những yêu cầu đặt ra trong công tác nhân sự chuẩn bị Đại hội Đảng
toàn quốc lần tứ 12.
Như tin đã đưa, sáng
18/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đại biểu Quốc hội khóa 13 và các
thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội đã tiếp xúc cử tri hai quận
Hoàn Kiếm và Ba Đình để báo cáo kết quả kỳ họp thứ 9.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá
cao những ý kiến phát biểu thẳng thắn, trách nhiệm và tâm huyết của cử
tri về những vấn đề của đất nước. Nhìn lại kết quả kỳ họp thứ 9, Tổng Bí
thư cho rằng kỳ họp tiếp tục có nhiều tiến bộ, chương trình hợp lý, vừa
có thời gian thảo luận, vừa có thời gian nghiên cứu các nội dung, để
lại dấu ấn tốt trong cử tri và nhân dân cả nước.
Tổng Bí thư trao đổi
với cử tri về những yêu cầu đặt ra trong quá trình chuẩn bị Đại hội Đảng
toàn quốc lần tứ 12 gồm cả: văn kiện, nhân sự và giữ gìn an ninh trật
tự, an toàn xã hội để sự kiện chính trị trọng đại này diễn ra thành
công.
Nêu những kết quả trong
chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
khẳng định chuyến thăm thể hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà
nước ta; đưa ra thông điệp: Việt Nam rất hòa hiếu, mong muốn hòa bình.
Thông qua chuyến thăm đã nâng cao vị thế của đất nước, vị thế lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, ổn
định để xây dựng và phát triển đất nước./.
Chính phủ chấp thuận xây cảng biển 2,5 tỷ USD tại Cà Mau
Theo đó, Thủ tướng giao UBND tỉnh Cà Mau
thực hiện các thủ tục liên quan đến chuẩn bị thực hiện dự án nói trên.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn địa phương thực hiện việc thẩm định, phê
duyệt đề xuất dự án và triển khai các bước tiếp theo quy định tại Nghị
định số 15/2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP).
Theo UBND tỉnh Cà Mau, cảng Hòn Khoai được quy hoạch là cảng tổng hợp quốc gia, có thể đón các tàu biển có dung tích, tải trọng lớn nhất thế giới hiện nay.
Trước đó, UBND tỉnh Cà Mau đã có tờ trình đề nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư và chỉ định nhà đầu tư dự án triển khai trên là Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý.
Theo đề xuất, cảng sẽ được xây dựng trên đảo Hòn Khoai, cách bờ biển khoảng 17 km, cách khu kinh tế Năm Căn 42 km.
Nhà đầu tư sẽ xây dựng một bến cảng có đê chắn sóng, bao gồm một khu tạo bãi để xây dựng các bến cho tàu 250.000 DWT; bến chuyển tiếp có thể đáp ứng cỡ tàu từ 5.000 DWT đến 100.000 DWT; khu bến cho tàu lai dắt, tàu tuần tra và dịch vụ; xây dựng một tuyến cầu dẫn nối đảo Hòn sao vào đất liền…
Tổng vốn đầu tư dự án cảng Hòn Khoai khoảng 2,5 tỷ USD, trong đó 15% vốn doanh nghiệp, 85% vốn vay từ US - Exim Bank, thời gian thực hiện từ năm 2016 - 2020.
Theo UBND tỉnh Cà Mau, việc sớm triển khai và hoàn thành dự án cảng biển tổng hợp Hòn Khoai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng gắn với việc đầu tư khu kinh tế Năm Căn, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Thời gian qua, có nhiều luồng thông tin về việc Thái Lan đang xúc tiến dự án kênh đào Kra Isthmus, được mệnh danh là “kênh đào Panama châu Á” tại miền nam Thái Lan.
Nếu được xây dựng, kênh đào Kra Isthmus sẽ cho phép tàu từ Ấn Độ Dương tiến vào vịnh Thái Lan và ra Thái Bình Dương mà không phải đi qua eo biển Malacca, rút ngắn đáng kể hải trình, đồng thời, cảng Hòn Khoai nằm ngay trên tuyến đường biển mới.
Theo VneconomyTheo UBND tỉnh Cà Mau, cảng Hòn Khoai được quy hoạch là cảng tổng hợp quốc gia, có thể đón các tàu biển có dung tích, tải trọng lớn nhất thế giới hiện nay.
Trước đó, UBND tỉnh Cà Mau đã có tờ trình đề nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư và chỉ định nhà đầu tư dự án triển khai trên là Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý.
Theo đề xuất, cảng sẽ được xây dựng trên đảo Hòn Khoai, cách bờ biển khoảng 17 km, cách khu kinh tế Năm Căn 42 km.
Nhà đầu tư sẽ xây dựng một bến cảng có đê chắn sóng, bao gồm một khu tạo bãi để xây dựng các bến cho tàu 250.000 DWT; bến chuyển tiếp có thể đáp ứng cỡ tàu từ 5.000 DWT đến 100.000 DWT; khu bến cho tàu lai dắt, tàu tuần tra và dịch vụ; xây dựng một tuyến cầu dẫn nối đảo Hòn sao vào đất liền…
Tổng vốn đầu tư dự án cảng Hòn Khoai khoảng 2,5 tỷ USD, trong đó 15% vốn doanh nghiệp, 85% vốn vay từ US - Exim Bank, thời gian thực hiện từ năm 2016 - 2020.
Theo UBND tỉnh Cà Mau, việc sớm triển khai và hoàn thành dự án cảng biển tổng hợp Hòn Khoai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng gắn với việc đầu tư khu kinh tế Năm Căn, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Thời gian qua, có nhiều luồng thông tin về việc Thái Lan đang xúc tiến dự án kênh đào Kra Isthmus, được mệnh danh là “kênh đào Panama châu Á” tại miền nam Thái Lan.
Nếu được xây dựng, kênh đào Kra Isthmus sẽ cho phép tàu từ Ấn Độ Dương tiến vào vịnh Thái Lan và ra Thái Bình Dương mà không phải đi qua eo biển Malacca, rút ngắn đáng kể hải trình, đồng thời, cảng Hòn Khoai nằm ngay trên tuyến đường biển mới.
Hoàng gia Anh chào theo kiểu Đức quốc xã
Ảnh Elizabeth và hoàng gia Anh trên trang nhất báo The Sun - DR
Hôm qua 17/07/2015, một tờ báo
chuyên đăng tin giật gân đã loan tải một bức ảnh chụp trắng đen, lấy từ
một đoạn phim tư liệu của hoàng gia Anh vào đầu những năm 1930. Trong
bức ảnh này, độc giả có thể thấy nữ hoàng Elizabeth đệ nhị, lúc đó vẫn
còn nhỏ, đang học cách chào theo kiểu Đức quốc xã. Thông tín viên Marina
Daras tường trình từ Luân Đôn.
Ngay trên trang nhất, tờ báo The
Sun đã đăng bức ảnh trắng đen cho thấy một đứa bé đang dang tay chào
theo kiểu Đức quốc xã. Chỉ có điều là đứa bé trong ảnh là nữ hoàng tương
lai của Anh. Bức ảnh của Elizabeth thời còn nhỏ làm cho hoàng gia Anh
lúng túng khó xử. Điện Buckingham cho biết rất thất vọng khi thấy những
bức ảnh xưa đến 80 năm, và là những tư liệu của hoàng gia Anh, lại bị
đem ra khai thác như vậy.
Các bức ảnh trắng đen này thật ra được trích từ một đoạn phim tư liệu khoảng chừng 17 giây, được thực hiện vào những năm 1933, 1934, tức chỉ vài tháng sau khi Hitler lên nắm quyền. Trong bức ảnh người ta thấy nữ hoàng Elizabeth còn rất nhỏ, khoảng 6 tuổi, đang học kiểu chào Đức quốc xã, trong khuôn viên lâu đài Balmoral, ở Scotland, nguyên là nơi nghỉ mát của hoàng gia Anh vào mùa hè.
Trong ảnh, cô bé Elizabeth đứng bên cạnh thân mẫu và người em gái (Margareth) và nhất là ông bác ruột là thái tử Edward, người sau đó lên ngôi vua, trở thành Edward VIII, trước khi ông bị buộc phải thoái vị. Ảnh chụp cũng cho thấy là chính ông Edward đang khuyến khích và dạy cho cô cháu gái cách chào theo kiểu Đức quốc xã.
Quan hệ khá mập mờ giữa Edward VIII với chế độ của Hitler tiếp tục gây tranh luận, nhưng nữ hoàng Elizabeth, lúc đó vẫn còn quá nhỏ để thấu hiểu những ý nghĩa của một cách chào như vậy. Giới thân cận với điện Buckingham nhắc nhở rằng, vào giai đoạn những năm 1933, 1934, không ai có thể tiên đoán được điều gì. Không ai biết trước tình hình biến chuyển bất ngờ tại Đức một lần nữa sẽ dẫn tới chiến tranh thế giới.
Các bức ảnh trắng đen này thật ra được trích từ một đoạn phim tư liệu khoảng chừng 17 giây, được thực hiện vào những năm 1933, 1934, tức chỉ vài tháng sau khi Hitler lên nắm quyền. Trong bức ảnh người ta thấy nữ hoàng Elizabeth còn rất nhỏ, khoảng 6 tuổi, đang học kiểu chào Đức quốc xã, trong khuôn viên lâu đài Balmoral, ở Scotland, nguyên là nơi nghỉ mát của hoàng gia Anh vào mùa hè.
Trong ảnh, cô bé Elizabeth đứng bên cạnh thân mẫu và người em gái (Margareth) và nhất là ông bác ruột là thái tử Edward, người sau đó lên ngôi vua, trở thành Edward VIII, trước khi ông bị buộc phải thoái vị. Ảnh chụp cũng cho thấy là chính ông Edward đang khuyến khích và dạy cho cô cháu gái cách chào theo kiểu Đức quốc xã.
Quan hệ khá mập mờ giữa Edward VIII với chế độ của Hitler tiếp tục gây tranh luận, nhưng nữ hoàng Elizabeth, lúc đó vẫn còn quá nhỏ để thấu hiểu những ý nghĩa của một cách chào như vậy. Giới thân cận với điện Buckingham nhắc nhở rằng, vào giai đoạn những năm 1933, 1934, không ai có thể tiên đoán được điều gì. Không ai biết trước tình hình biến chuyển bất ngờ tại Đức một lần nữa sẽ dẫn tới chiến tranh thế giới.
19/07/2015
(TNO) Đại diện ban tổ chức chương trình Bài hát yêu thíchcho biết tại trường quay Đài Truyền hình Việt Nam vào tối 17.7, sau khi kết thúc phần trình diễn, nam ca sĩ Tuấn Hưng không có phản ứng gì.
Tuy nhiên, trên trang facebook của Tuấn Hưng vào buổi tối hôm đó đã
đăng tải lời lời lẽ chỉ trích, thậm chí văng tục tới ban tổ chức, đặc
biệt là nhắm thẳng đến nhạc sĩ Huy Tuấn, Giám đốc Âm nhạc của chương
trình.
Trước dòng chia sẻ này của Tuấn Hưng, ca sĩ Mỹ Linh đã bình luận:
“Không biết có phải em thật không. Hi vọng không phải! Làm bố trẻ con
rồi ăn nói chỗ đông người không nên vô văn hóa như thế. Nên nhớ câu: Có
cô thì chợ thêm đông. Cô đi lấy chồng thì chợ vẫn bình thường".
Sau phản ứng của nữ diva, Tuấn Hưng tiếp tục phản pháo bằng lời “đe” sẽ
chỉ cho mọi người thấy “cái văn hóa năm 2003 - 2005 của chị nhé. Chị Mỹ
Linh ạ…”.
Đến ngày hôm qua 18.7, Tuấn Hưng đã xóa những lời chia sẻ gay gắt
trên trang facebook cá nhân của mình. Nhưng công chúng thắc mắc không
hiểu vì sao nam ca sĩ lại có phản ứng như vậy? Chúng tôi liên lạc với
Tuấn Hưng nhưng anh không đưa ra bất cứ bình luận nào về việc này.
Nhiều ý kiến cho rằng lý do có thể vì cái tên Tuấn Hưng cùng phần
trình diễn của anh đã bị xếp sau hàng loạt ca sĩ đàn em mới nổi, cũng
như không được là tiết mục vedette (tiết mục quan trọng trình diễn cuối)
của chương trình. Chính điều đó khiến nam ca sĩ này cho rằng ban tổ
chức chương trình Bài hát yêu thích đã không tôn trọng anh.
Trong khi theo quy định của ban tổ chức, thứ tự phần trình diễn cũng như tên của ca sĩ sẽ được sắp xếp theo thứ tự lượt bình chọn của khán giả. Ca khúc Anh sẽ không đổi thay của nhạc sĩ Thái Thịnh do Tuấn Hưng trình bày nhận được 4,91% số phiếu bầu của khán giả.
Đại diện ban tổ chức chương trình nói: “Tuấn Hưng đã xóa status (lời
chia sẻ - PV) trên facebook, chắc là anh đã hiểu ra được vấn đề. Chúng
tôi cũng không muốn nói thêm về việc này”.Trong khi theo quy định của ban tổ chức, thứ tự phần trình diễn cũng như tên của ca sĩ sẽ được sắp xếp theo thứ tự lượt bình chọn của khán giả. Ca khúc Anh sẽ không đổi thay của nhạc sĩ Thái Thịnh do Tuấn Hưng trình bày nhận được 4,91% số phiếu bầu của khán giả.
Ngọc An
>> Tuấn Hưng văng tục với ban tổ chức 'Bài hát yêu thích'>> Đàm Vĩnh Hưng 'gây bão' khi khen thí sinh của Tuấn Hưng 'biết trước biết sau'
>> Giọng hát Việt 2015: Đàm Vĩnh Hưng khen Tuấn Hưng 'cao tay'
Nhận xét
Đăng nhận xét