BẠN BIẾT CHƯA ? 32

(ĐC sưu tầm trên NET)

Không chỉ có núi băng, Pluto có cả đồng bằng băng trái tim khổng lồ

12:12:09 18/07/2015

Các chuyên gia NASA vô cùng bất ngờ khi phát hiện đồng bằng băng 100 triệu tuổi tại vùng "trái tim" của Sao Diêm Vương.

Sau cuộc hành trình kéo dài 9 năm cùng tổng chiều dài đoạn đường bay là 4,8 tỷ km, cuối cùng tàu vũ trụ New Horizons của NASA đã tiếp cận được mục tiêu Sao Diêm Vương (Pluto) và ghi lại những hình ảnh trên "hành tinh lùn" này.



Qua những bức ảnh chụp lại Pluto từ New Horizons, các nhà thiên văn học đặc biệt chú ý đến khoảng sáng "hình trái tim" trên bề mặt của Diêm Vương tinh. 

Bên cạnh việc phát hiện núi băng trên vùng "trái tim" của Pluto, trang Telegraph mới đưa tin, NASA phát hiện thêm một vùng đồng bằng băng khổng lồ tại khu vực này.  


Giống như ngọn núi băng mới được phát hiện trên Pluto, phần đồng bằng này cũng có tuổi thọ khoảng 100 triệu năm tuổi. "Chúng gồm nhiều vùng đồi mịn và có hố nhỏ" - đó là những nhận định của các chuyên gia thuộc NASA.  

Ông Jeff Moore - người tham gia nghiên cứu cho biết: "Địa hình này không phải dễ dàng để có thể giải thích". Các chuyên gia đưa ra hai giả thuyết để lý giải địa hình này, theo đó, do bầu khí quyển trên Sao Diêm Vương ấm hơn Trái đất nên có thể các phần vật liệu trên bề mặt bị co lại, tương tự xảy ra như lớp bùn khô. 


Hoặc địa hình này có thể được hình thành bởi quá trình gọi là sự đối lưu. Bầu khí quyển trên Sao Diêm Vương loãng, gồm khí nito, methan và carbon monoxide (CO) có nhiệt độ khoảng âm 180 độ C nhưng bề mặt thiên thể còn giảm hơn - khoảng âm 220 độ C. Do Sao Diêm Vương ở rất xa Mặt trời nên bầu khí quyển của nó bị đóng băng và rơi xuống bề mặt.

Các nhà nghiên cứu cho rằng một số đám khí methan trong khí quyển, hay một lớp khí giàu methan bao bọc "hành tinh lùn" đã tạo lên hiệu ứng làm ấm cho bầu không khí trên Sao Diêm Vương. 

Trước đó, vào hôm thứ 4, sau khi phân tích hình ảnh cận cảnh mới được gửi về Trái đất, các nhà khoa học thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện ra một núi băng khổng lồ trên Sao Diêm Vương. Núi băng này cao khoảng 3.350m, tương đương với dãy Rocky ở Bắc Mỹ. 


Hình ảnh cận cảnh bề mặt Sao Diêm Vương. 

Các chuyên gia NASA nhận định, khối núi băng này hình thành từ khoảng 100 triệu năm trước và có thể vẫn đang trong quá trình phát triển, mở rộng địa chất.

Tên nhà thiên văn học Clyde Tombaugh - người phát hiện ra Sao Diêm Vương vào năm 1930 được lấy để đặt cho vùng "hình trái tim" trên hành tinh này.

Nhà thiên văn học Clyde Tombaugh, người phát hiện ra Sao Diêm Vương vào năm 1930 được lấy để đặt cho vùng "hình trái tim" trên hành tinh này.

Thành phần cấu thành của các ngọn núi trên Sao Diêm Vương chủ yếu là băng. Đây được xem là hành tinh đầu tiên mà các nhà khoa học quan sát có phần lớn bề mặt là băng, những phần còn lại là hố nhỏ - có thể được hình thành bởi quá trình thăng hoa - băng trực tiếp chuyển từ thể rắn sang khí, như kiểu đá khô trên Trái đất.

Nhiều dữ liệu vẫn đang được lưu giữ tại bộ nhớ của tàu vũ trụ New Horizons và sớm truyền về Trái đất. Các chuyên gia của NASA vẫn đang miệt mài phân tích những hình ảnh thu thập và cung cấp đến cho chúng ta nhiều thông tin thú vị về "hành tinh lùn" này.

Nguồn: Dailymail

Phát hiện tinh trùng hóa thạch cổ xưa nhất tại Nam Cực

11:29:26 15/07/2015

Mẫu tinh trùng hóa thạch này được tìm thấy trong trạng thái được bảo quản rất tốt và không chứa một chất hữu cơ nào.

Tế bào sinh sản này được xác định là của loài giun đất có tên gọi Clitellata, xuất hiện vào thời kỳ Eocene khoảng 50 triệu năm trước và được coi là tinh trùng hóa thạch lâu đời nhất trên thế giới.

Hóa thạch được tìm thấy trên vách của một cái kén Clitellata tại Nam Cực. Phát hiện này đem lại cho các nhà khoa học hy vọng về việc khôi phục những hóa thạch cực hiếm của các loài vi sinh vật thân mềm.

Clitellata là loài động vật lưỡng tính. Đến thời kỳ sinh sản, loài giun này sẽ tiết ra một cái bọc xung quanh mình. Sau đó nó sẽ chui ra khỏi cái bọc và tự thụ tinh bằng cách đặt cả trứng lẫn tinh trùng vào đó. Cái bọc sau khi nhận những tế bào sinh sản sẽ biến thành kén rồi sau đó nở ra giun con.


Các nhà khoa học cho rằng hóa thạch được hình thành và tồn tại lâu như vậy là bởi tế bào tinh trùng này đã bị mắc kẹt trong kén và không “đến được” với tế bào trứng. Có lẽ môi trường đặc biệt của kén đã giúp bảo quản tế bào này cho đến khi hóa thạch được phát hiện.

Nhà cổ thực vật học Benjamin Bomfleur và đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu hóa thạch này cho biết, việc tinh trùng được bảo quản trong kén như vậy là một điều rất khó xảy ra. Điều này sẽ giúp các nhà khoa học trong những nghiên cứu mới về các phương tiện bảo quản trong tương lai.

Mẫu tinh trùng này được xác định còn tương tự với loại giun tôm càng ngày nay, một loại giun sống ký sinh trong những con tôm hùm nước ngọt. Một điều ngạc nhiên đó là loài giun này chỉ được tìm thấy ở phía Bắc Cực.
Nguồn: The Guardian, Wikipedia
Theo
NAC / Trí Thức Trẻ

Phát hiện chủng mới nguy hiểm của vi khuẩn "ăn thịt sống"

11:11:40 19/07/2015

Các chuyên gia vô cùng bất ngờ trước những biến thể mới của loại vi khuẩn "ăn thịt sống" này.

Mới đây, nghiên cứu của các nhà khoa học Anh đã chỉ ra vi khuẩn "ăn thịt sống" đã phát triển và có biến thể mới vô cùng nguy hiểm. 

Đây cũng là lý do khiến cho những ca bệnh nhiễm trùng ở Anh, Canada, Nhật Bản, Pháp và Thụy Điển ngày một tăng lên.


Theo đó, nếu người bệnh bị nhiễm trùng da nhẹ có thể điều trị bằng kháng sinh. Nhưng với những trường hợp nặng, vi khuẩn có tên gọi là nhóm A Streptococcus (thường xuất hiện ở những bệnh nhân có phần cơ thể bị nhiễm trùng) sẽ xâm nhập sâu hơn vào cơ thể có thể gây ra nhiễm trùng máu, viêm phổi và hoại tử - ăn dần mô trên cơ thể người.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới đã phát hiện thấy nhóm vi khuẩn này đang phát triển và ngày một biến thể theo chiều hướng phức tạp. Để hiểu rõ hơn về vi khuẩn nhóm A Streptococcus (hay còn gọi là emm89), các bác sĩ thuộc trường Cao đẳng London đã sắp xếp lại trình tự bộ gene của vi khuẩn nhóm A Streptococcus lấy từ bệnh nhân.


Nhìn vào trình tự gene, họ thấy rằng, sự xuất hiện của một biến thể mới khiến cho emm89 ngày một trở nên lợi hại hơn. Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã phát hiện được sự khác biệt trong phiên bản mới này khiến nó trở nên đáng sợ hơn: đó là nó tiết ra nhiều độc tố hơn và mất hoàn toàn phần vỏ bao bọc bên ngoài.

Nhà nghiên cứu Claire Turner chia sẻ: "Chúng tôi vô cùng bất ngờ khi phát hiện những điều này, bởi lẽ đây sẽ là cơ hội khiến cho loại vi khuẩn "ăn thịt sống" này dễ dàng thao túng khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh. Nếu không có lớp vỏ bọc, emm89 sẽ bám dính tốt hơn ở các bề mặt, gây khó khăn hơn trong việc điều trị bệnh".


May mắn là những biến thể mới này vẫn còn nhạy cảm với penicillin và một vài loại kháng sinh liên quan. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận thấy tầm quan trọng trong việc thay đổi phác đồ điều trị để có thể khống chế được biến thể vi khuẩn nguy hiểm này. 

Sự thật là bệnh dịch do nhiễm trùng vi khuẩn đang là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe của con người và động vật. Do đó, giới khoa học hi vọng có thể sớm tìm ra những biện pháp giúp dự đoán cũng như kiểm soát sự trỗi dậy của bệnh. Qua đó tìm ra phương thuốc chữa trị hiệu quả nhất.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí mBio.
Nguồn: ScienceAlert

Cận cảnh loại thịt bò ngon nhất thế giới đắt đỏ hơn cả thịt bò Kobe

00:00:01 17/07/2015

Với giá 9 triệu đồng/kg, bạn sẽ được cảm nhận hương vị "thịt bò Hida mềm đến mức gần như tan chảy trong miệng".

Nhật Bản được biết đến là quê hương của món thịt bò Kobe nổi tiếng thế giới về độ thơm ngon và giá thành đắt đỏ. Thế nhưng ở nơi đây còn sản xuất được nhiều giống bò khác và Gifu chính là nơi sản sinh ra đặc sản bò Hida - một loại thịt bò còn đắt hơn cả Kobe.


Vậy đâu là sự thật đằng sau những lời truyền tụng ấy? Hãy cùng tới thăm các trang trại nuôi bò Hida ở Nhật Bản để thỏa mãn trí tò mò về loại thịt bò trứ danh này.


Những con bò Hida được nuôi dưỡng tại tỉnh Gifu thuộc giống bò lông đen - một trong 4 giống bò ngon nhất, có giá trị nhất nơi đây và đã phần nào tạo nên danh tiếng thịt bò ở đất nước Mặt trời mọc.



Mới xuất hiện ở Nhật Bản vào khoảng thập niên 1980, có thể nói thịt bò Hida chính là kết quả của sự kết hợp tinh túy giữa việc đổi mới kĩ thuật nuôi dưỡng và lựa chọn những giống bò tốt nhất. 



Năm 1982, chú bò có tên Yasufuku của tỉnh Gifu đã giành giải thưởng bò đực tốt nhất trên toàn Nhật Bản. Nó được xem là “cha đẻ” của giống bò Hida này. 

Những con bò được phối giống từ bò Yasufuku luôn được mua với mức giá cao ngất trời trong các buổi bán đấu giá trên thị trường bò thịt. Đến năm 1993, con bò Yasufuku đã chết sau nhiều năm phục vụ việc nhân giống và đã giúp tạo ra 40 ngàn con bê.



Chất lượng thịt bò Nhật Bản được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chuẩn, trong đó quan trọng nhất là tiêu chuẩn về tỷ lệ thịt và mỡ được gọi là B.M.S. 

Có tất cả 12 mức B.M.S, dựa theo những yếu tố này mà hiện nay thịt bò Hida được đánh giá còn “tiêu chuẩn” và “khắt khe” hơn cả thịt bò Kobe.



Giống bò mới này được sản xuất chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa, đặc biệt bò Hida có số lượng rất hạn chế. 

Hiện nay Nhật Bản chỉ xuất khẩu loại thịt bò nổi tiếng này của họ đến một vài nước trên thế giới nên không phải người tiêu dùng nào cũng có cơ hội được thưởng thức loại thực phẩm thượng hạng này. 



Đặc điểm của thịt bò Hida là những vân mỡ trắng phân bố xen kẽ giữa các thớ thịt hồng với tỷ lệ gần như tương đồng. Ca ngợi về loại thịt bò này, nhiều du khách đã miêu tả “thịt bò Hida mềm đến mức gần như tan chảy trong miệng”.



Một con bò Hida đã mổ xong có giá vào khoảng 10 triệu yên (1,7 tỷ đồng). Mỗi con bò tách được khoảng 300kg thịt. Thịt bò Hida đem đi thi đấu với các loại thịt bò khác ở Nhật có giá lên tới 50.000 yên/kg (gần 9 triệu đồng). 



Được thừa hưởng bởi kĩ thuật nuôi dưỡng tuyệt vời của người Nhật Bản, giống như bò Kobe, quá trình nuôi dưỡng bò Hida cũng rất khắt khe. 

Ngoài việc được ăn những thức ăn bổ dưỡng như lúa non, cỏ tươi, tắm bằng nước ấm, uống nước tinh khiết thậm chí là cả bia và rượu sake để kích thích tiêu hóa. Nhiệt độ chuồng còn phải luôn duy trì ở mức độ 27-28 độ C và được kiểm tra nghiêm ngặt. 



Hơn nữa liệu pháp giúp bò thư giãn cũng được cho là rất hiệu quả để cải thiện chất lượng thịt. Tại các trang trại nuôi bò ở Hida, từ sáng sớm đến lúc hoàng hôn, người ta cho bò nghe những bản nhạc giao hưởng êm dịu. 

Chúng cũng được massage hàng ngày bằng “chổi rơm” để giúp” thư giãn và đánh tan lượng mỡ thừa. Không những thế ở một số trang trại khi chải lông bò còn được tắm bằng rượu shochu để làm đẹp da, đồng thời giúp giải độc cho bò. 



Để cho ra loại thịt có chất lượng ưu việt, những con bò Hida phải trải qua nhiều kiểm định nghiêm ngặt, đáp ứng đủ những tiêu chuẩn hết sức khắt khe về màu sắc, lượng mỡ, độ chắc của thịt và mùi thơm trước khi được mổ. 



Một điều đặc biệt nữa để làm nên món thịt bò thượng hạng này theo những người chăn nuôi chuyên nghiệp Nhật Bản thì kĩ thuật nuôi không phải là yếu tố quyết định hoàn toàn đến chất lượng thịt bò. 

Tại Gifu thì yếu tố di truyền nòi giống và đặc biệt thổ nhưỡng mới là yếu tố “tối quan trọng”. Đó cũng chính là một trong những lý do tại sao Hida - loại thịt bò được mệnh danh là ngon nhất thế giới hiện nay lại có giá thành đắt đến như vậy. 

Nguồn: HidagyuJapan, Manabillage
Theo
The Smurf / Trí Thức Trẻ

Ngắm "vẻ đẹp con người" nếu tiến hóa từ heo, bò, gấu

13:00:00 21/06/2014

Hẳn bạn sẽ cảm thấy ngỡ ngàng trước diện mạo loài người nếu được tiến hóa từ lợn, chim, vẹt...

6 triệu năm trước, loài người bắt đầu tách ra từ tinh tinh, tiếp tục quá trình tiến hóa và thích ứng với môi trường để phát triển thành người đứng thẳng và dần thành chúng ta hôm nay. 

Nhưng điều đó không có nghĩa rằng, tổ tiên của chúng ta đơn thuần chỉ là linh trưởng. Theo thuyết tiến hóa của Darwin, mọi sinh vật đều có mối quan hệ với nhau, là một mắt xích trong chuỗi tiến hóa. 

Vì vậy, chúng ta có thể ngầm hiểu rằng, loài người là kết quả gần nhất trong một chuỗi tiến hóa liên tục từ những động vật nguyên sinh, cá, lưỡng cư, bò sát, rồi tới chim và thú. 

Người đầu tiên thực hiện những nghiên cứu và đưa ra giả thiết về sự tiến hóa trong thế giới sinh học chính là nhà khoa học người Anh - Charles Darwin. Nhưng từ trước đó, chính Charles Le Brun (1619-1690), người được mệnh danh là họa sĩ xuất sắc nhất mọi thời đại của Pháp, mới là người đưa ra những ý tưởng đầu tiên về mối quan hệ giữa con người và các loài động vật. 

Trong các bức tranh của mình, ông đã mô tả lại chi tiết chân dung của nhiều loài vật và tưởng tượng khả năng nếu con vật đó tiến hóa thành người thì sẽ sở hữu khuôn mặt như thế nào.

Dưới đây là những tác phẩm giả tưởng về dung mạo của loài người khi chúng ta “tiến hóa nhầm” từ các loài động vật khác ngoài linh trưởng.

Nếu tổ tiên của loài người là gấu, chúng ta chắc hẳn sẽ sở hữu chiếc mũi khổng lồ và cặp lông mày “kém gọn gàng” hơn rất nhiều so với hiện tại.



Nếu heo là tổ tiên của loài người, chúng ta sẽ có diện mạo… khá giống hiện tại. Đặc điểm như đôi mắt ti hí, mắt xếch, môi dày và hơi trề đều là những nét nhận dạng khá dễ thấy ở nhiều người hiện nay. 



Với đôi mắt xếch giữ tợn, mũi và xương hàm nhô cao, nét thẩm mỹ của con người chắc sẽ giảm sút đáng kể nếu ta tiến hóa từ... lợn lòi.




Đôi mắt tuy to tròn dễ thương nhưng với phần mũi xương hàm hô cao như thế này, chúng ta sẽ có một khuôn mặt gãy và kém hấp dẫn nếu tiến hóa từ lạc đà.




Nếu con người tiến hóa từ bò, chúng ta sẽ khó lòng có vẻ ngoài thu hút bởi những lớp da thừa nhăn nheo và đôi mắt to, vô hồn.




Một trong những loài động vật “đời đầu” chính là chim. Nếu con người trực tiếp tiến hóa từ loài vật này, cụ thể là quạ, chúng ta sẽ có đôi mắt trợn trừng rất “nguy hiểm” và chiếc mũi diều hâu cao quá khổ. 




Thay vì quạ, nếu đại bàng mới là tổ tiên của loài người, chúng ta sẽ không chỉ có mũi diều hâu “siêu cao” mà còn khoằm rất đáng sợ. Đi cùng với đó là cặp mắt và đôi lông mày luôn nheo rất khó tính.



Mũi khoằm và mắt trố, trợn ngược hung tợn khiến loài người thật dữ dằn nếu tiến hóa từ loài vẹt.



Diện mạo loài người trở nên rất cân đối và hài hòa bất ngờ khi tiến hóa từ loài ngựa. Đôi mắt to tròn, mũi cao thanh tú, gương mặt thon gọn và đôi môi đầy đặn giúp tôn lên đường nét trên khuôn mặt.




Đôi mắt to và hơi xếch cùng gương mặt “chuẩn V-line” khiến khuôn mặt rất cân đối và xinh đẹp khi chúng ta tiến hóa từ loài mèo.





Bức ảnh minh họa giả thiết con người tiến hóa từ sư tử mang vẻ đẹp rất dũng mãnh và cân đối. Thậm chí, chúng ta còn có thế nhìn thấy hình bóng của con người thời La Mã cổ đại trong bức ảnh này.




Tuy có mối quan hệ gần gũi nhưng linh miêu (mèo rừng) có vẻ “không phù hợp” làm tổ tiên loài người, bởi chúng khiến ta có diện mạo hung tợn và khắc khổ.




Đây chính là một trong những tổ tiên gần gũi nhất của con người.


Vào thời điểm họa sĩ vẽ bức tranh này, khoa học chưa chứng minh được loài người có nguồn gốc tiến hóa trực tiếp từ linh trưởng. Rất có thể, sau khi chiêm ngưỡng bức tranh này, Charles Darwin mới nảy ra ý tưởng nền móng cho thuyết tiến hóa.

(Nguồn tham khảo: Io9, Charles Le Brun)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH