CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 41
(ĐC sưu tầm trên NET)
Đại tá Cục Tình báo Đối ngoại Nga SVR Yuri Sergeyevich Sokolov là
liên lạc viên của nhà tình báo huyền thoại Abel. Có lẽ ông là người cuối
cùng trong số những người đã làm việc với con người là biểu tượng của
tình báo Liên Xô không phải ở trong các phòng làm việc ở Yasenevo và
Lubyanka, mà hoạt động trên địa bàn mạo hiểm của kẻ thù chủ yếu - Hoa
Kỳ. Chỉ có rất ít đồng nghiệp là biết đến tên tuổi ông. Kể cả những phần
thưởng cao quý cũng vòng quanh mà không tìm ra người nhận.
Sokolov hầu như biến mất, tan biến trong màn bí mật gắt gao, nơi mà người ta biết đến họ chỉ theo bí số. Vào thời Abel, ông được gọi là Claude. Tôi cực kỳ lúng túng và sau mấy năm cố lần mò tìm hiểu về những điều lắt léo không thể tưởng tượng được của vụ gián điệp hạt nhân Xôviết, tôi cũng chỉ đem vào câu chuyện được che phủ bởi màn bí mật này một phần đóng góp nhỏ nhoi đáng xấu hổ của mình. Trong cuốn sách “Sự thật về đại tá Abel”, đại tá Sokolov - Claude đã chính thức bị “mai táng”. Các nhân viên Cục S (tình báo bất hợp pháp) đã ám chỉ như vậy với tôi.
- Thưa Yuri Sergeyevich, ông đã làm việc tại Mỹ bao nhiêu năm?
- Từ năm 1947 đến hết năm 1952. Tôi có hàm ngoại giao là bí thư thứ ba. Ban đầu ở lãnh sự quán, sau đó được chuyển tới cơ quan đại diện ở Liên Hiệp Quốc. Gần 6 năm trời và không có lấy một lần nghỉ phép.
- Công việc có lẽ rất căng thẳng. Còn bây giờ, theo tôi, không phải như thế nên người ta vẫn cho phép nghỉ ngơi.
- Phải, bây giờ chắc không như thế. Nhưng tôi đã được làm việc với lưới điệp viên rất giá trị do đó không thể có sự thay ca. Hướng tình báo khoa học kỹ thuật là hướng tôi đã làm suốt đời.
- Ông đã có những ngồn tin quý giá?
- Cực kỳ quý giá. Có khá nhiều người cung cấp tin cho tôi về bí mật nguyên tử. Còn khi chúng ta cho nổ quả bom nguyên tử của mình, sự quan tâm của chúng ta không vì thế mà chấm dứt: việc nghiên cứu tiến triển, các nhà khoa học đã tiến tới bom khinh khí, rồi xuất hiện vấn đề phương tiện mang phóng.
- Thế ông lấy đâu ra các điệp viên? Ông tuyển mộ à? Họ làm gì? Bây giờ, họ ở đâu?
- Tôi tiếp nhận họ từ những người đi trước. Còn họ làm gì và hiện ở đâu thì tôi sẽ không nói đâu. Những cộng tác viên của chúng tôi là những người ít có nhu cầu nhất để được nổi danh trên mặt báo.
- Nhưng mà, Yuri Sergeyevich, đã từng ấy năm trôi qua rồi còn gì!
- Thôi được. Ví dụ, ở Mỹ, tôi làm việc với Morris và Lona Cohen. Đó là những tên tuổi nổi danh trong thế giới của chúng tôi.
- Không có gì là của bản thân ông ư? Dù sao, vợ chồng ông là một trong những cặp vợ chồng gián điệp lừng danh nhất.
- Ông dùng từ “gián điệp” ở đây là thô thiển và không thích hợp.
- Xin ông thứ lỗi. Morris và Lona lấy cắp cho Liên Xô các bản vẽ bom nguyên tử. Họ qua đời và được chôn tại Moskva. Vậy mà chỉ sau khi chết, họ mới được truy tặng danh hiệu Anh hùng nước Nga.
- Tôi được cử sang Mỹ chính là để nối lại liên lạc với họ. Chúng tôi đã gặp gỡ, làm quen và kết thân với nhau. Chúng tôi vẫn là bạn cho đến tận cuối cùng.
- Thế còn với Abel thì sao? Làm thế nào mà ông được làm việc cùng ông ấy? Ông dù sao cũng làm việc tại sứ quán cơ mà?
- Tại Liên Hiệp Quốc.
- Thì vẫn là làm việc công khai. Còn ông ấy thì là điệp báo bất hợp pháp. Tôi nghe nói rằng, người ta cấm việc liên lạc giữa người đang hoạt động dưới “vỏ bọc” công khai hợp pháp với các tình báo viên bất hợp pháp.
- Người ta nói đúng đấy. Nhưng việc liên lạc với Abel cũng mới chỉ được thu xếp thôi. Người ta đòi hỏi thông tin phải được chuyển thật nhanh. Cần tăng cường hỗ trợ cho Abel.
- Sự hỗ trợ nào?
- Tất cả. Chờ các liên lạc viên tới ư? Mất thời gian lắm. Và người ta đi đến nhận định là cũng không thể thiếu được phương thức liên lạc thông qua sứ quán. Tôi tình cờ nghe được câu chuyện của hai xếp của mình. Một người trong số đó là Vladimir Barkovsky, người hoạt động trên hướng tình báo khoa học kỹ thuật, đã đề xuất với trưởng trạm điệp báo của chúng tôi sử dụng Glebov vào nhiệm vụ khó khăn này.
- Glebov thì có liên quan gì ở đây?
- Glebov, cũng như Claude, cũng là tôi mà thôi.
- Khi đó ông bao nhiêu tuổi rồi?
- 27. Tôi mới được phong quân hàm trung uý. Vậy là tôi nghe được câu chuyện và sau đó người ta giải thích cho trôi: thiết lập liên lạc với một điệp viên bất hợp pháp, giúp anh ta thực hiện các nhiệm vụ nghiệp vụ và thật khẩn trương, khẩn trương...
- Thế ông có biết Abel thì làm gì không?
- Tôi được thông tin chung chung về ông ấy. Nhưng lập tức tôi phải vượt qua một trở ngại lớn. Từ Trung ương, người ta liên lạc với ông ấy...
- Từ Moskva?
- Phải, từ Trung ương, người ta quy định điểm liên lạc cách không xa nhà tôi. Đó là ngẫu nhiên thôi, nhưng rất nguy hiểm. Tôi phải thay đổi xe buýt mấy lần. Tôi phải đi đường vòng. Kiểm tra - không có gì đáng nghi, mọi chuyện đều êm. Tôi, tất nhiên là người đầu tiên, xuống xe buýt và khi đang lại gần, tôi đã nhận ra ông ấy.
- Ông có được cho xem ảnh ông ấy không?
- Chẳng có ảnh nào hết. Đó là con người có gương mặt góc cạnh. Tôi vẫn đi thản nhiên, khi đi ngang qua ông ấy, tôi cúi xuống, sửa lại dây giày và nói bằng tiếng Nga: đồng chí Mark, sau 5 phút nữa, trong rạp chiếu phim - ở bên dưới, trong toalet.
- Sao cơ?
- Mark. Đó là tên hoạt động của ông ấy. Trước tiên, tôi phải đi lẹ tới rạp chiếu phim, ghé vào quầy bar, nhấm nháp cái gì đó. Lại kiểm tra một lần nữa - mọi sự bình thường. Tôi xuống lầu và ông ấy đã chờ sẵn ở đó. Ông ấy lại gần tôi và chúng tôi ôm nhau. Ông nói: cả năm trời tôi không gặp được người bên mình. Đầu tiên, tôi đọc mật khẩu cho ông ấy. Chúng tôi trao đổi với nhau và sau đó là những cuộc gặp mới.
- Ông xưng hô “cậu tớ” ngay với ông ấy à?
- Đâu có. Đó chỉ là bây giờ, những người dẫn chương trình truyền hình mới hay “cậu tớ” với tất cả thôi. Còn chúng tôi thì phải sau này khi đã làm việc hợp ý nhau một thời gian.
- Các ông đã hoạt động thế nào?
- Đã có những buổi liên lạc rất thú vị. Kể cả liên lạc trực tiếp lẫn liên lạc hộp thư mật.
- Yuri Sergeyevich, những hộp thư mật được đặt ở đâu? Chúng được chuẩn bị ra sao? Những cái gì được bỏ vào đó?
- Chúng tôi bố trí hộp thư mật ở những địa điểm khác nhau - trong rừng, trong công viên - nơi có nhiều cây, chỉ không ở New York thôi và không được ở chỗ trống trải. Một lần đã xảy ra một chuyện rất ngớ ngẩn với hộp thư mật của chúng tôi. Anh có muốn nghe kể không?
- Tất nhiên là có.
- Đó là ở ven thành phố New York , trong công viên, trên một quả núi. Cảnh quan thiên nhiên rất đẹp - phía dưới người ta chơi bóng đá, bóng chày. Và tôi phải bỏ những tài liệu mã hoá vào hộp thư mật ở đó cho anh ấy - tài liệu viết trên giấy cực mỏng. Thế mà trước khi đó, một đồng nghiệp đến chỗ tôi mang theo một cái xương gà. Nó không nhỏ và không đập vào mắt, tôi cạo, rửa sạch - và quả thực là tôi có được cả một kho chứa tài liệu ngon lành dày cả ngón tay ở bên trong cái xương gà. Tôi lau bằng dầu tây để chó hay mèo đều không thể tha đi được. Và tôi nhét vào đó mấy tờ giấy - trông vẫn bình thường. Trước đó, tôi nhận từ Abel thông qua các hộp thư mật những hộp chứa thư kiểu bulông và êcu: ông ấy khoan rỗng chúng và nhét tài liệu vào đó. Tôi lấy chất dẻo bịt kín cẩn thận cái xương gà của mình và ném vào hộp thư mật. Ngày hôm sau, tôi quay lại và thấy Abel để lại tín hiệu không tìm thấy hộp đựng thư.
- Tín hiệu gì?
- Tín hiệu quy ước của chúng tôi. Chúng tôi thông báo tất cả bằng tín hiệu. Nguy rồi! Nếu kẻ nào đó đã thấy được thì chúng chắc phải chộp được quả tang cả tôi rồi. Tôi muốn đi đến đó kiểm tra, có thể cái xương gà của tôi đang rơi đâu đó gần đấy và đang cười cợt tôi và Abel. Nhưng tôi không thể làm thế, tôi không được quyền. Tôi báo cáo tất cả với trưởng trung tâm. Ông ấy cũng dự đoán chắc chỉ là Abel không nhận ra hộp thư thôi. Chúng tôi hỏi về Trung ương.
- Chả lẽ chỉ có thế mà đã hỏi ngay về Moskva ư?
- Với chúng tôi, tất cả đều phải là bằng linh giác, và lý do ở đây thì thật nghiêm trọng. Chúng tôi nhận được ngay câu trả lời. Người ta không huy động thêm một cán bộ tình báo khác mà cho phép tôi kiểm tra hộp thư mật. Và chưa đến hộp thư tôi đã trông thấy cái xương gà đáng thương của tôi đang nằm trơ trên đám cỏ cao gần gờ đá và chả ai thèm để ý đến nó cả. Tôi kiểm tra ngay: hộp chứa thư không bị mở.
- Tại sao ông lại tin chắc là như thế?
- Chúng tôi thường để lại dấu hiệu bảo hiểm. Nhưng tôi khi đó quá hồi hộp. Tôi quả thực đã phạm sai lầm.
- Thế lỗi là của ai? Chả lẽ không phải là lỗi của Abel? Rõ ràng là ông ấy có thể đoán biết rằng thư được để trong cái xương chứ.
- Tôi đã không báo trước cho ông ấy về kiểu hộp chứa thư mới. Sau này, ông ấy kể với tôi: “Quả thực tôi cũng cầm cái xương gà và giữ nó trong tay. Nó chả giống gì với một hộp chứa thư cả và thế là tôi lẳng luôn vào bụi rậm”. Abel là con người rất khéo, ông ấy chỉ nói: “Đúng là anh chơi khăm tôi”. Ông ấy luôn thừa cẩn thận và kiên nhẫn. Chỉ có một lần ông ấy không giữ được như thế.
- Khi nào cơ?
- Một lần, tôi gặp Abel ở một thành phố khác chứ không phải ở New York. Tôi đã kiểm tra rất kỹ, chúng tôi gặp nhau, trò chuyện và tôi chuyển cho ông ấy mấy lá thư của vợ và con gái Evelina. Ông đọc thư và tôi thấy mặt ông đỏ bừng, mấy giọt lệ rơi trên má. Sau này, tôi không bao giờ nhìn thấy ông ấy để cho tình cảm lấn át lý trí. Lúc đó, tôi vô duyên lại đi hỏi thăm ông ấy là có gì không hay xảy ra không. Còn ông ấy đáp: “Anh sao thế! Hoàn toàn trái lại. Nhưng tôi rất buồn. Tôi luôn nhớ vợ con và Tổ quốc.” Lúc đó, Abel đề nghị tôi thăm dò xem liệu có thể nhận vợ anh ấy vào làm việc ở cơ quan đại diện tại Liên Hiệp Quốc không. Tôi nghĩ bụng, anh chàng đáng thương ban đầu thì đứng xa nhìn vợ, sau đó chúng tôi sẽ phải tổ chức cho anh ấy cuộc gặp tại nhà mật, và có thể chúng có thể tóm được chúng tôi ở đâu đó - thế là đột nhiên có những rắc rối thì sao? Chắc chắn Abel cũng đã nghĩ về điều đó. Và anh chỉ khẽ nói: “Giá như tôi có thể nhìn thấy cô ấy dù là chỉ từ xa xa...”. Anh đề nghị mua cho vợ mình một chiếc đàn viôlôngxen, chị ấy là nhạc công chuyên nghiệp mà.
- Anh quá yêu chị ấy phải không?
- Cả yêu thương lẫn buồn nhớ - tất cả cùng lúc. Tôi không chắc lắm nhưng khi Yulian Semyonovich miêu tả trong phim “17 khoảnh khắc mùa xuân” cuộc gặp của Stierlitzvới vợ trong một nhà hàng nhỏ, có lẽ ông ấy đã ám chỉ đến chính cuộc gặp không thành mà tôi đã viết.
- Thế ông viết về điều này ở đâu? Trong cuốn sách nào chăng? Hay là trong hồi ký?
- Tôi miêu tả việc này trong các báo cáo của mình. Tôi không viết tiểu thuyết, còn thơ... thì cũng có vài bài cho Abel, Morris và Lona Cohen.
- Và dù chỉ là bài thư tứ tuyệt phải không?
- Chúng tôi đã gặp nhau trên bờ vắng lặng, tịch mịch. Abel leo lên một tảng đá và đứng đó rất lâu mắt nhìn đăm đắm vào lòng đại dương. Im lặng. Sau đó, anh ấy đến gần: “Anh biết không, ở đằng kia, bên kia đại dương là nhà tôi”. Đó chính là cảm xúc sâu lắng nhất mà mỗi tình báo viên đều trải nghiệm. Cả tôi cũng vậy:
Tôi rất không muốn những tình cảm của chúng tôi đối với anh lại là chuyện tầm thường giả tạo. Lo lắng, căng thẳng, xa nhà. Tình báo viên nào cũng luôn mạo hiểm gấp đôi - điều đó làm con người ta kiệt quệ, héo khô.
- Yuri Sergeyevich, ông cho rằng, Abel bị bắt chỉ vì liên lạc viên Häyhänen phản bội - anh ta cũng là tình báo viên bất hợp pháp mà?
- Vâng anh ấy rất mong liên lạc viên khác là Robert. Anh ta đáng lẽ phải tới nơi, còn tôi đã hàng mấy chục lần đi qua tuyến tàu điện ngầm trên mặt đất, mắt nhìn chăm chăm tưởng chừng như khoan thủng cả một cái bốt điện thoại tại một ga tàu điện ngầm. Chính trên bốt điện thoại đó, liên lạc viên phải đánh tín hiệu “đã đến”.
- Tín hiệu gì vậy?
- Hoặc là hình tam giác, hoặc là nét kẻ, giờ thì tôi không còn nhớ nữa. Hoặc tín hiệu phức tạp hơn: chúng ta gặp nhau vào ngày này và giờ này. Tôi đã đi tuyến đường này cả tháng trời mà vẫn vô vọng. Còn sau đó thì chiếc bốt điện thoại cũng biến mất. Người ta dỡ mất nó. Chúng tôi rất lo lắng và băn khoăn. Chẳng lẽ anh ấy bị sa bẫy, bị lộ rồi sao? Một thời gian sau, Trung ương thông báo rằng, Robert đã hy sinh trên đường đi.
- Anh ấy bị giết ư?
- Anh ấy hy sinh trên biển. Biển Baltic. Anh ấy phải đi qua vịnh và con tàu chở anh ấy đã bị đắm. Ngắn gọn mà nói thì đó là do những tình huống không may.
- Thế ông có biết người đó không?
- Tôi ư - không biết. Abel thì biết và rất đau xót.
- Nếu như Robert tới được Mỹ thì có lẽ Vilyam Genrikhovich đã chẳng phải ngồi 6 năm khốn khổ trong nhà tù Mỹ.
- Anh ấy có rất nhiều khả năng và những quan hệ rất rộng rãi. Con người quảng giao này có mối giao thiệp quen biết rộng.
- Vậy thì thực ra ông ấy đã thu được những thông tin gì vậy? Phải chăng là chỉ về bom nguyên tử? Giá trị thông tin ra sao? Về vấn đề này có nhiều ý kiến không giống nhau, đôi khi hoàn toàn trái ngược.
- Tôi chẳng bình luận làm gì. Chúng tôi có luật cư xử riêng của mình. Không được phép xía vô chuyện của người khác. Tôi sẽ không định và không thể nói chi tiết được. Thành phần lực lượng điệp viên chủ yếu mà chúng tôi đã thu hút hợp tác sẽ luôn là điều bí mật. Nhưng có thể nói rằng, có nhiều tin tức, rất nhiều, đã giúp đất nước ta rút ngắn 2-3 năm nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm bí mật và tiết kiệm được 18-20 triệu rúp theo thời giá bấy giờ.
- Thế sau đó, ở Moskva, ông đã gặp gỡ Abel, hai người vẫn chơi với nhau chứ?
- Phải, chúng tôi quan hệ tốt với nhau, ông ấy luôn vui khi gặp tôi. Nhưng kết bạn, qua lại gia đình nhau - cái đó thì không có. Ông ấy dù sao cũng lớn tuổi hơn tôi. Anh cũng phải hiểu cho là Abel làm việc ở cục điệp báo vốn hoạt động khá tách biệt. Có nhiều việc họ không được khuyến khích làm đâu.
- Yuri Sergeyevich, theo tôi hiểu thì chuyến công tác sang Mỹ ấy chưa phải là chuyến cuối cùng.
- Tôi làm việc cho tình báo khoa học kỹ thuật ở nước ngoài trong 25 năm. Sau Mỹ là Anh, Áo, Geneva...
- Xin ông bỏ quá cho câu hỏi này của tôi. Nhưng mà không hỏi thì không được. Ông biết đấy về cái cảm giác phần thưởng cứ chẳng đến lượt ông ấy.
- Biết giải thích cho anh thế nào bây giờ nhỉ... Với tôi, một đại tá đã có 50 năm phục vụ và một số huân chương. Không phải là ông tướng, cũng chẳng phải anh hùng - điều đó có sao đâu? Anh phải hiểu ai đã làm việc cho chúng tôi thì họ làm việc không phải vì quân hàm và tiền bạc. Tìm những người như thế có lẽ phải ở chỗ nào khác cơ. Chúng tôi đã làm những gì chúng tôi có bổn phận phải làm. Và niềm vui của chúng tôi là ở đó. Còn sau quãng đời hoạt động, số phận đưa đẩy tôi tới trường đại học (tình báo) của chúng ta, nay đã là học viện, ở đó tôi giảng dạy, hướng dẫn các bài thực hành cho các tình báo viên tương lai. Trong năm nay tôi mới nghỉ. Vậy là tôi đã trải qua cả nửa thế kỷ trong cái nghề này rồi...
Iosif Romualdovich Grigulevich (5.5.1913-2.6.1988) là tình báo viên bất hợp pháp lỗi lạc của Liên Xô trong những năm 1930-1940, từng làm đại sứ Costa Rica ở Rome kiêm nhiệm Nam Tư, nhà nghiên cứu về dân tộc ký và lịch sử Mỹ Latinh và Công giáo La Mã, tôn giáo và tín ngưỡng phi truyền thống viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, Tổng biên tập tạp chí Khoa học xã hội đương đại và đã xuất bản nhiều sách, bài báo về các vấn đề Mỹ Latinh.
Tháng 6 năm 1953, một sự kiện quan trọng đã xảy đến với đại sứ Costa Rica ở Italia: vợ ông, Laura, một phụ nữ xinh đẹp gốc Mehico, đã sinh một con gái được đặt tên là Romanella. Không lâu sau, đứa bé được chuyển từ nhà hộ sinh El Salvatore de Mondi tới biệt thự đầy đủ tiện nghi của vị đại sứ trên phố Bruno Buossi, tên một vị quân chủ đã bị bọn phát xít sát hại trong thời kỳ kháng chiến chống phát xít. Đại sứ Costa Rica có quan hệ rộng rãi trong các giới ở Roma, nổi danh trong giới ngoại giao và đồng thời là trưởng đoàn ngoại giao. Ông đã nhiều lần phát biểu ở Đại hội đồng LHQ.
Láng giềng và bạn bè của vị đại sứ hơi ngạc nhiên khi ông không tổ chức một bữa liên hoan linh đình nhân dịp lễ rửa tội của đứa bé như các tín đồ Thiên Chúa thường làm mà vin vào tính xuề xoà, không câu nệ và cực đoan cố hữu của đại sứ. Nhưng có lẽ họ còn kinh ngạc hơn nữa nếu biết rằng đứa bé không hề được rửa tội và vị đại sứ, người đã nhiều lần hôn lên cây thánh giá của Giáo hoàng Pie XII trong những buổi lễ, lại là một đảng viên cộng sản và là một người theo chủ nghĩa vô thần.
Và vào cuối năm 1953, vị sứ thần xuất sắc của Cộng hoà Costa Rica, cùng với vợ và con gái, đã đột nhiên biến mất không dấu vết. Thôi thì đủ loại đồn đoán nảy sinh, trong đoàn ngoại giao có những tin đồn kỳ quặc nhất, thậm chí có người còn nói cả gia đình họ đã bị lừa đi và sát hại.
Chúng ta hãy để lại toà biệt thự lộng lẫy sàn lát đá hoa cương, nơi có chiếc ôtô và người tài xế, người hầu và con chó thuần chủng, để tới một căn hộ khiêm tốn trên phố Peschannaya 2 ở Moskva.
Tại đó đang diễn ra những sự biến hoá thần kỳ: vị đại sứ đã biến thành công dân Liên Xô Iosif Romualdovich Grigulevich, cả người vợ tuyệt vời Laura của ông cũng đã nhận được quốc tịch Liên Xô, còn cô con gái Romanella bé nhỏ thì có nơi sinh được ghi là Moskva và đặt tên là Nadezhda để tưởng nhớ người bà đã mất.
Câu chuyện về cuộc đời Iosif Grigulevich khiến ta tưởng như một tiểu thuyết phiêu lưu kỳ thú. Ông sinh năm 1913 ở Vilnius (thủ đô Lithuania hay Litva) trong gia đình một dược sĩ người dân tộc Karaim, học ở Panevezhis, sau đó một thời gian, ông di cư sang Argentina. Sau đó, ông tham gia cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Ông chiến đấu mấy năm ở Tây Ban Nha và ở đó số phận đã gắn bó ông với tình báo Xôviết.
Trong thời gian Chiến tranh thế giới II, Grigulevich đã chỉ huy một nhóm phá hoại ở Argentina chuyên thực hiện các vụ nổ tàu chở những nguyên liệu chiến lược tới nước Đức. Ông đã bôn ba nhiều trên thế giới dưới vỏ bọc thương gia, sau đó ông trở thành đại sứ...
Cục Tình báo đối ngoại SVR của Nga từ chối bình luận về vụ Grigulevich, và việc đó cũng có lý của nó: thông thường thì hoạt động của tình báo chỉ được công chúng biết đến khi bị bại lộ hoặc bị phản bội. Grigulevich không bị lộ ở nước ngoài, đã an toàn trở về Tổ quốc, tìm thấy mình trên lĩnh vực khoa học. Ông qua đời năm 1988.
Trong Viện bảo tàng Cheka (KGB) có treo bức chân dung của nhà tình
báo Xôviết lỗi lạc Grigulevich. Về nguyên tắc, như thế là tất cả. Gần
như tất cả.
Người vợ goá của ông được nhận lương hưu. Người con gái đã trở thành người mẹ từ lâu và đã có một con trai - chú bé được ông ngoại rất yêu quý. Chị làm việc ở Viện Dân tộc học và nhân chủng học.
Romanella - Nadezhda Grigulevich hồi tưởng về cha mình: “Cha tôi như thế nào trong trí nhớ của tôi ư? Có lẽ, những hồi ức đầu tiên của tôi là về khi tôi mới được 2-3 tuổi. Cha tôi luôn về muộn. Và nếu như tôi vẫn còn chưa ngủ thì câu hỏi đầu tiên là: “Anh có mang về không?” Và câu trả lời luôn là: “Em hỏi gì thế?” Và ông lại lấy từ cặp ra một cuốn sách thiếu nhi mới có những bức tranh. Đó thường là những truyện cổ tích các nước. Tôi rất thích chuyện cổ tích Albania và Trung Quốc.
Tôi học đọc khá muộn và giống như nhiều đứa trẻ khác, tôi rất thích được nghe đọc thành tiếng. Công việc buồn chán ấy thường rơi lên vai người mẹ khốn khổ của tôi. Cha tôi không có thời gian và đơn thuần là ông không thể đọc đi đọc lại nhiều lần cùng một thứ. Khi đọc, ông luôn thêm thắt và thay đổi cốt chuyện, khiến cho nó sinh động và hấp dẫn hơn theo quan điểm của ông. Tôi nhớ rất rõ những chi tiết nhỏ nhất của những câu chuyện cổ tích và mỗi khi gặp đoạn ứng tác hứng thú là tôi lại hét toáng lên. Ông thì luôn kể đi kể lại mỗi một chuyện cổ tích. Đó là câu chuyện “Chú gấu trên đỉnh núi Ararat”.
Nói chung, ông ít có thời gian giành cho tôi. Ông không bao giờ đi dạo với tôi, không trượt tuyết - bởi vì ông chưa một lần trong đời đứng trên các ván trượt, ông không cho tôi đến các triển lãm, bảo tàng và nhà hát - trừ những trường hợp rất hãn hữu.
Tôi cũng đã tìm cách kéo được ông đến bảo tàng tranh Tretyakov với tư cách một người hướng dẫn viên cho tôi và các bạn gái của tôi. Ông đi xồng xộc qua các gian triển lãm, dừng lại bên bức tranh “Chúa Christ hiện thân” và với sự say mê, ông bắt đầu kể bằng giọng nói sống động và diễn cảm về lịch sử ra đời của bức tranh. Dần xúm lại vây quanh chúng tôi một đám đông những khách thăm đứng há hốc miệng mà nghe. Phải thừa nhận, ông rất am hiểu về hội hoạ. Trong số các hoạ sĩ ngày xưa, ông thích nhất Breigel, còn trong số các hoạ sĩ hiện đại - Mark Sagal và các hoạ sĩ trường phái tiên phong của Nga. Cha tôi còn rất am hiểu hội hoạ Mỹ Latinh, mà trước hết là hội hoạ Mehico. Ông quen biết David Sikeyros, một trong ba hoạ sĩ bích hoạ vĩ đại Mehico, trong thời kỳ nội chiến Tây Ban Nha hồi họ là những chiến sĩ tình nguyện quốc tế đến đó chiến đấu.
Sau một thời gian ngắn làm việc tại Uỷ ban liên lạc văn hoá với nước ngoài, cha tôi đã vào làm tại Viện dân tộc học của Viện Hàn Lâm Khoa học Liên Xô khi đó do S.P. Tolstov, một bác học nổi tiếng, lãnh đạo, và làm ở đó cho đến tận lúc chết.
Ngay năm 1957, đã xuất hiện cuốn chuyên khảo đầu tiên của cha tôi - “Vatican. Tôn giáo, tài chính và chính trị”. Đạo Thiên Chúa là một trong những đề tài chính của các công trình khoa học của ông. Những năm sau đó, các cuốn sách “Lịch sử văn minh”, “Giáo hoàng. Thế kỷ XX” và nhiều cuốn trong loạt sách về cuộc đời các danh nhân dưới bút danh Iosif Lavretsky cũng đã trở nên nổi tiếng.
Tôi còn nhớ, khi tôi còn bé, trả lời câu hỏi của tôi là ông làm gì ở Uỷ ban liên lạc văn hoá với nước ngoài, ông nói rằng, ở đó người ta trói những cô gái bướng bỉnh và đưa đi đày ở nước ngoài. Và tôi đã dùng cách lý giải ấy để giải thích i một cách vô cùng nghiêm túc cho những người quen của chúng tô! Cha tôi rất có tài sáng tác những chuyện khôi hài. Khi tôi còn bé, bà dì của cha tôi thường gửi cho gà nhồi thịt từ Litva. Phải nói rằng đó là món ăn dân tộc Karaim ngon tuyệt! Khi tôi muốn tìm hiểu cách làm món ăn đó, cha tôi lập tức phản ứng: “Con biết không, người ta bắt một con gà, mổ ra và nhồi đầy mì ống vào, khâu lại và nó vẫn còn chạy được rất lâu, sau đó người ta đem nướng nó trong lò nướng”. Nói chung thì cha tôi ham ăn uống và sành về các món ăn và rượu ngon. Về điều này, ông thường nói nếu như trong nội chiến ở Tây Ban Nha, người ta được cho ăn uống như thế - món ăn Tây Ban Nha, như ta đã biết, là một trong những món ăn phong phú nhất thế giới thì không hiểu người ta gây ra cuộc chiến ấy làm gì.
Cha tôi hoàn toàn không chịu được cảnh buồn tẻ và luôn nói là con người có thể tha thứ cho tất cả trừ sự buồn tẻ, ông căm ghét mọi thứ họp hành, hội nghị và các loại sinh hoạt kiểu Xôviết khác vì cho rằng đó là sự lãng phí vô ích thời gian quý báu. Tại Viện dân tộc học, ông hay được bầu làm chủ trì họp chi bộ vì các cuộc họp do ông chủ trì thường không kéo dài quá nửa giờ.
Đôi khi, tôi được nghe những câu chuyện nói rằng, một nhà tình báo - mà nhà tình báo chân chính cơ - là người không có gì nổi bật trong đám đông, không lộ ra và khi đó tôi thấy thật buồn cười. Tôi hoàn toàn không thể hình dung là cha tôi lại không có gì nổi bật. Một lần ở Italia, ông và bạn bè ngồi trong nhà hàng và như bình thường hoa tay múa chân nói cái gì đó rất thú vị. Những người nghe thì cười nghiêng ngả. Đột nhiên, một người đứng lên từ một chiếc bàn nhỏ bên cạnh, người này liên tục chăm chú quan sát cha tôi. Ông ta đến gần, tự giới thiệuvà mời cha tôi đóng vai chính trong bộ phim của mình. Như sau này được biết, đó là một đạo diễn điện ảnh Italia khá nổi tiếng, nhưng cha tôi đã phải từ chối một lời mời hào phóng đến nhường ấy.
Còn làm thế nào tôi biết được cha mẹ tôi là tình báo ư? Thực ra, họ không hề che giấu tôi điều đó. Cha tôi khi trêu đùa mẹ tôi thường nói về điều đó. Cả mẹ tôi cũng cho rằng, che giấu cái gì đó trước trẻ con là điều ngu ngốc, sớm hay muộn mọi sự đều bị phát hiện và tình hình sẽ chỉ xấu hơn mà thôi.
Khi trở về Tổ quốc, ông không còn tiền bạc để tồn tại. Cơ quan thân yêu của ông đã đẩy ông ra phố. May thay, đó đã là những năm 50 chứ không phải là những năm 30, thậm chí không phải là những năm 40 nữa. Cha tôi không bao giờ nuối tiếc, không hề kêu ca và đơn giản là ông làm tất cả trong khả năng của mình để thoái khỏi tình cảnh khó khăn. Cái hệ thống đã loại ông khỏi hàng ngũ, trong một thời gian nào đó cũng đã giúp đỡ ông theo cách của mình. Ông đã phát huy được đầy đủ tài năng khoa học và viết văn của mình. Đấy là chưa nói đến việc ông chưa bao giờ là kẻ thoả hiệp, ông còn dũng cảm tranh luận và bảo vệ quan điểm của mình, phê phán bất kể người nào và tôi khó lòng mà hình dung ra ông đứng trong hàng ngũ vinh quang của MGB-KGB thời đó.
Tất cả điều đó không có nghĩa là cha tôi là một người bất đồng chính kiến hay là thuộc phe đối lập với chế độ. Đơn thuần là ông không chịu đựng được tất cả sự ngu ngốc, quan liêu giấy tờ - những hiện tượng đa ít nhiều che phủ cuộc sống của tất cả những con người năng động trong những năm đó. Trong tâm khảm, ông vẫn trung thành với lý tưởng cộng sản giống như phần lớn những người cùng thế hệ. Khi tôi tranh cãi với ông dựa trên mớ kinh nghiệm cỏn con thu được qua hoạt động trong phong trào “Xanh” của sinh viên, ông luôn nói rằng, “đó là tiếng sủa từ lỗ chó”. Bây giờ thì tôi mới hiểu, ông chỉ lo sợ cho tôi thôi.
Trong đời mình, tôi luôn cảm nhận sự trống rỗng nào đó và ghen tỵ với những bạn bè có anh, có chị. Năm 1946, tại Brazil, cha mẹ tôi đã sinh một anh trai đặt tên là Jose để kỷ niệm cha tôi. Anh ấy ốm yếu và mất năm lên 6 tuổi.
Tôi nghĩ đó là sự trừng phạt của Chúa vì cha tôi đã mưu sát Trotsky...”
Tôi tình cờ nghĩ về việc Iosif Grigulevich đã phải giữ bí mật thế nào bởi vì vấn đề “cha và con” trong các cơ quan đặc vụ luôn là vấn đề gai góc. Các tình báo viên đã được giao trách nhiệm che giấu toàn bộ sự thật về công việc của mình, nhiều khi thậm chí không được nhắc đến sự liên quan của mình tới KGB và GRU trong gia đình. Sự thật rất nhiều khi các tình báo viên bị bộc lộ ngẫu nhiên: một vài tình báo viên “thì thào” với vợ về những điệp vụ cụ thể, hay ba hoa phóng đại thành tích của mình, những bà vợ ấy lại đem chuyện đó nói lại cho hàng xóm, còn những đứa con họ thì lại bàn tán với nhau trong các trại thiếu nhi về hoạt động bí mật của cha chúng.
Người con gái của Grigulevich biết đến vụ mưu sát Trotsky sau khi cha chị đã mất, lúc mà một số tư liệu mật được tiết lộ. Nhờ đó, chúng ta biết được là sau vụ mưu sát Trotsky (Leon Trotsky (1879-1940), một trong những lãnh tụ chủ chốt của Cách mạng Tháng Mười Nga và của Liên bang Xôviết, nguyên Uỷ viên Dân uỷ Ngoại giao, Chiến tranh; là nhân vật số 2 trong Bộ Chính trị Đảng Bolshevik Nga sau Lenin. Sau khi Lenin mất, Trotsky bị Stalin gạt khỏi chức Uỷ viên Dân uỷ Chiến tranh năm 1925, bị đưa khỏi Bộ Chính trị năm 1926, bị đày tới Trung á năm 1928 và trục xuất khỏi Liên Xô năm 1929. Bị Stalin cho người ám sát ngày 20 tháng 8 năm 1940 ở Coyoacán, Mehico và chết vào ngày hôm sau - ND), Iosif Romualdovich đã được tặng thưởng Huân chương Cờ Đỏ vì đã “hoàn thành nhiệm vụ đầy trọng trách của chính phủ”. Đó, có lẽ đó là tất cả.
Vậy sự thật về vụ mưu sát không thành, mà trong đó, theo một số thông tin, thì khi cảnh sát xuất hiện, Grigulevich đã dùng súng trường tự động để yểm hộ cho những người tấn công, là như thế nào?
Mọi chuyện diễn ra như sau. Ngày 24 tháng 5 năm 1940, vào lúc 4 giờ, một số xe ôtô chở 24 người có vũ trang tiến tới biệt thự của Trotsky ở Coyoacán, Mehico. Họ nhanh chóng vô hiệu hoá đội bảo vệ, đang thiêm thiếp sau khi vui thú bên người đẹp quyến rũ ở nhà bên - cô ta được cài vào đó để lừa bọn lính gác. Những người tấn công bắn bừa bãi tất cả các phòng. Trotsky cùng với vợ ẩn núp dưới gầm giường nên thoát chết, cháu trai Seva bị thương vào gót chân, toàn bộ đồ đạc trong nhà hầu như bị đạn băm nát (người ta đã bắn tới 200 viên đạn).
Chỉ huy chiến dịch là David Sikeiros, người bạn của Grigulevich từ thời nội chiến Tây Ban Nha, một người Stalinist nhiệt thành, khi đó còn là một hoạ sĩ ít tên tuổi và sau này đã trở thành niềm tự hào của hội hoạ Mehico và thế giới. Ông mặc quân phục thiếu tá quân đội Mehico, miệng ngậm điếu xì gà và được dán râu, ria.
Những người ám sát đã lôi đi Robert Hart, người Mỹ và là đội trưởng đội bảo vệ. Không lâu sau, thi thể anh ta đã được tìm thấy ở ngoại ô Coyoacán. Trotsky, người tuyệt đối tín nhiệm Hart, đã dựng tượng tưởng nhớ anh ta với dòng chữ lưu niệm rất xúc động. Sau này, người ta mới biết là Hart có liên hệ với NKVD.
Mặc dù báo chí có làm ầm ĩ nhưng không ai trong số những đã tham gia cuộc mưu sát bị trừng phạt. Sikeiros rời Mehico một thời gian, sau đó trở về nước và bị bắt giữ ngay. Tại toà, ông coi hành động của mình là “sự phản đối chủ nghĩa Trotskism”. Toà tha bổng ông, còn vụ sát hại Trotsky do Mercader tiến hành đã đưa sự việc sang một lối khác. Mọi chuyện thế là chấm dứt tại đây.
Cha của Nadezhda là một người hài hước và kẻ đánh lừa siêu đẳng. Một lần, ông kể với bạn đồng nghiệp về việc ông nhận được nhiệm vụ thủ tiêu một tội phạm chiến tranh. Ông đã xác định được nơi ở của “đối tượng” và đã lên đường đi thực hiện nhiệm vụ đặc biệt thì bỗng nhiên “đối tượng” tự sát. Ông đã báo cáo về Trung ương và để đáp lại ông được tặng thưởng huân chương vì sự thành công của chiến dịch. Ông điện về: “Đó không phải là tôi!”, câu trả lời là: “Anh mệt mỏi rồi, hãy đi nghỉ phép đi! Đó là chuyện đùa hay là sự thật.
Một lúc nào đó, chúng ta sẽ được biết hết sự thật về con người tuyệt vời này, con người đã cống hiến không mệt mỏi cho Lý tưởng và dần dần nhận ra rằng cái hệ thống đã dìu dắt ông không quá cần ông.
Điệp viên thế kỷ XX: Liên lạc viên của Đại tá Abel
Luôn luôn ở bên cạnh
Đại tá Vilyam Genrikhovich Fisher (Rudolf Ivanovich Abel) trên một con tem Liên Xô |
Sokolov hầu như biến mất, tan biến trong màn bí mật gắt gao, nơi mà người ta biết đến họ chỉ theo bí số. Vào thời Abel, ông được gọi là Claude. Tôi cực kỳ lúng túng và sau mấy năm cố lần mò tìm hiểu về những điều lắt léo không thể tưởng tượng được của vụ gián điệp hạt nhân Xôviết, tôi cũng chỉ đem vào câu chuyện được che phủ bởi màn bí mật này một phần đóng góp nhỏ nhoi đáng xấu hổ của mình. Trong cuốn sách “Sự thật về đại tá Abel”, đại tá Sokolov - Claude đã chính thức bị “mai táng”. Các nhân viên Cục S (tình báo bất hợp pháp) đã ám chỉ như vậy với tôi.
***
- Thưa Yuri Sergeyevich, ông đã làm việc tại Mỹ bao nhiêu năm?
- Từ năm 1947 đến hết năm 1952. Tôi có hàm ngoại giao là bí thư thứ ba. Ban đầu ở lãnh sự quán, sau đó được chuyển tới cơ quan đại diện ở Liên Hiệp Quốc. Gần 6 năm trời và không có lấy một lần nghỉ phép.
- Công việc có lẽ rất căng thẳng. Còn bây giờ, theo tôi, không phải như thế nên người ta vẫn cho phép nghỉ ngơi.
- Phải, bây giờ chắc không như thế. Nhưng tôi đã được làm việc với lưới điệp viên rất giá trị do đó không thể có sự thay ca. Hướng tình báo khoa học kỹ thuật là hướng tôi đã làm suốt đời.
- Ông đã có những ngồn tin quý giá?
- Cực kỳ quý giá. Có khá nhiều người cung cấp tin cho tôi về bí mật nguyên tử. Còn khi chúng ta cho nổ quả bom nguyên tử của mình, sự quan tâm của chúng ta không vì thế mà chấm dứt: việc nghiên cứu tiến triển, các nhà khoa học đã tiến tới bom khinh khí, rồi xuất hiện vấn đề phương tiện mang phóng.
- Thế ông lấy đâu ra các điệp viên? Ông tuyển mộ à? Họ làm gì? Bây giờ, họ ở đâu?
- Tôi tiếp nhận họ từ những người đi trước. Còn họ làm gì và hiện ở đâu thì tôi sẽ không nói đâu. Những cộng tác viên của chúng tôi là những người ít có nhu cầu nhất để được nổi danh trên mặt báo.
- Nhưng mà, Yuri Sergeyevich, đã từng ấy năm trôi qua rồi còn gì!
- Thôi được. Ví dụ, ở Mỹ, tôi làm việc với Morris và Lona Cohen. Đó là những tên tuổi nổi danh trong thế giới của chúng tôi.
- Không có gì là của bản thân ông ư? Dù sao, vợ chồng ông là một trong những cặp vợ chồng gián điệp lừng danh nhất.
- Ông dùng từ “gián điệp” ở đây là thô thiển và không thích hợp.
- Xin ông thứ lỗi. Morris và Lona lấy cắp cho Liên Xô các bản vẽ bom nguyên tử. Họ qua đời và được chôn tại Moskva. Vậy mà chỉ sau khi chết, họ mới được truy tặng danh hiệu Anh hùng nước Nga.
- Tôi được cử sang Mỹ chính là để nối lại liên lạc với họ. Chúng tôi đã gặp gỡ, làm quen và kết thân với nhau. Chúng tôi vẫn là bạn cho đến tận cuối cùng.
- Thế còn với Abel thì sao? Làm thế nào mà ông được làm việc cùng ông ấy? Ông dù sao cũng làm việc tại sứ quán cơ mà?
- Tại Liên Hiệp Quốc.
- Thì vẫn là làm việc công khai. Còn ông ấy thì là điệp báo bất hợp pháp. Tôi nghe nói rằng, người ta cấm việc liên lạc giữa người đang hoạt động dưới “vỏ bọc” công khai hợp pháp với các tình báo viên bất hợp pháp.
- Người ta nói đúng đấy. Nhưng việc liên lạc với Abel cũng mới chỉ được thu xếp thôi. Người ta đòi hỏi thông tin phải được chuyển thật nhanh. Cần tăng cường hỗ trợ cho Abel.
- Sự hỗ trợ nào?
- Tất cả. Chờ các liên lạc viên tới ư? Mất thời gian lắm. Và người ta đi đến nhận định là cũng không thể thiếu được phương thức liên lạc thông qua sứ quán. Tôi tình cờ nghe được câu chuyện của hai xếp của mình. Một người trong số đó là Vladimir Barkovsky, người hoạt động trên hướng tình báo khoa học kỹ thuật, đã đề xuất với trưởng trạm điệp báo của chúng tôi sử dụng Glebov vào nhiệm vụ khó khăn này.
- Glebov thì có liên quan gì ở đây?
- Glebov, cũng như Claude, cũng là tôi mà thôi.
- Khi đó ông bao nhiêu tuổi rồi?
- 27. Tôi mới được phong quân hàm trung uý. Vậy là tôi nghe được câu chuyện và sau đó người ta giải thích cho trôi: thiết lập liên lạc với một điệp viên bất hợp pháp, giúp anh ta thực hiện các nhiệm vụ nghiệp vụ và thật khẩn trương, khẩn trương...
- Thế ông có biết Abel thì làm gì không?
- Tôi được thông tin chung chung về ông ấy. Nhưng lập tức tôi phải vượt qua một trở ngại lớn. Từ Trung ương, người ta liên lạc với ông ấy...
- Từ Moskva?
- Phải, từ Trung ương, người ta quy định điểm liên lạc cách không xa nhà tôi. Đó là ngẫu nhiên thôi, nhưng rất nguy hiểm. Tôi phải thay đổi xe buýt mấy lần. Tôi phải đi đường vòng. Kiểm tra - không có gì đáng nghi, mọi chuyện đều êm. Tôi, tất nhiên là người đầu tiên, xuống xe buýt và khi đang lại gần, tôi đã nhận ra ông ấy.
- Ông có được cho xem ảnh ông ấy không?
- Chẳng có ảnh nào hết. Đó là con người có gương mặt góc cạnh. Tôi vẫn đi thản nhiên, khi đi ngang qua ông ấy, tôi cúi xuống, sửa lại dây giày và nói bằng tiếng Nga: đồng chí Mark, sau 5 phút nữa, trong rạp chiếu phim - ở bên dưới, trong toalet.
- Sao cơ?
- Mark. Đó là tên hoạt động của ông ấy. Trước tiên, tôi phải đi lẹ tới rạp chiếu phim, ghé vào quầy bar, nhấm nháp cái gì đó. Lại kiểm tra một lần nữa - mọi sự bình thường. Tôi xuống lầu và ông ấy đã chờ sẵn ở đó. Ông ấy lại gần tôi và chúng tôi ôm nhau. Ông nói: cả năm trời tôi không gặp được người bên mình. Đầu tiên, tôi đọc mật khẩu cho ông ấy. Chúng tôi trao đổi với nhau và sau đó là những cuộc gặp mới.
- Ông xưng hô “cậu tớ” ngay với ông ấy à?
- Đâu có. Đó chỉ là bây giờ, những người dẫn chương trình truyền hình mới hay “cậu tớ” với tất cả thôi. Còn chúng tôi thì phải sau này khi đã làm việc hợp ý nhau một thời gian.
- Các ông đã hoạt động thế nào?
- Đã có những buổi liên lạc rất thú vị. Kể cả liên lạc trực tiếp lẫn liên lạc hộp thư mật.
- Yuri Sergeyevich, những hộp thư mật được đặt ở đâu? Chúng được chuẩn bị ra sao? Những cái gì được bỏ vào đó?
- Chúng tôi bố trí hộp thư mật ở những địa điểm khác nhau - trong rừng, trong công viên - nơi có nhiều cây, chỉ không ở New York thôi và không được ở chỗ trống trải. Một lần đã xảy ra một chuyện rất ngớ ngẩn với hộp thư mật của chúng tôi. Anh có muốn nghe kể không?
- Tất nhiên là có.
- Đó là ở ven thành phố New York , trong công viên, trên một quả núi. Cảnh quan thiên nhiên rất đẹp - phía dưới người ta chơi bóng đá, bóng chày. Và tôi phải bỏ những tài liệu mã hoá vào hộp thư mật ở đó cho anh ấy - tài liệu viết trên giấy cực mỏng. Thế mà trước khi đó, một đồng nghiệp đến chỗ tôi mang theo một cái xương gà. Nó không nhỏ và không đập vào mắt, tôi cạo, rửa sạch - và quả thực là tôi có được cả một kho chứa tài liệu ngon lành dày cả ngón tay ở bên trong cái xương gà. Tôi lau bằng dầu tây để chó hay mèo đều không thể tha đi được. Và tôi nhét vào đó mấy tờ giấy - trông vẫn bình thường. Trước đó, tôi nhận từ Abel thông qua các hộp thư mật những hộp chứa thư kiểu bulông và êcu: ông ấy khoan rỗng chúng và nhét tài liệu vào đó. Tôi lấy chất dẻo bịt kín cẩn thận cái xương gà của mình và ném vào hộp thư mật. Ngày hôm sau, tôi quay lại và thấy Abel để lại tín hiệu không tìm thấy hộp đựng thư.
- Tín hiệu gì?
- Tín hiệu quy ước của chúng tôi. Chúng tôi thông báo tất cả bằng tín hiệu. Nguy rồi! Nếu kẻ nào đó đã thấy được thì chúng chắc phải chộp được quả tang cả tôi rồi. Tôi muốn đi đến đó kiểm tra, có thể cái xương gà của tôi đang rơi đâu đó gần đấy và đang cười cợt tôi và Abel. Nhưng tôi không thể làm thế, tôi không được quyền. Tôi báo cáo tất cả với trưởng trung tâm. Ông ấy cũng dự đoán chắc chỉ là Abel không nhận ra hộp thư thôi. Chúng tôi hỏi về Trung ương.
- Chả lẽ chỉ có thế mà đã hỏi ngay về Moskva ư?
- Với chúng tôi, tất cả đều phải là bằng linh giác, và lý do ở đây thì thật nghiêm trọng. Chúng tôi nhận được ngay câu trả lời. Người ta không huy động thêm một cán bộ tình báo khác mà cho phép tôi kiểm tra hộp thư mật. Và chưa đến hộp thư tôi đã trông thấy cái xương gà đáng thương của tôi đang nằm trơ trên đám cỏ cao gần gờ đá và chả ai thèm để ý đến nó cả. Tôi kiểm tra ngay: hộp chứa thư không bị mở.
- Tại sao ông lại tin chắc là như thế?
- Chúng tôi thường để lại dấu hiệu bảo hiểm. Nhưng tôi khi đó quá hồi hộp. Tôi quả thực đã phạm sai lầm.
- Thế lỗi là của ai? Chả lẽ không phải là lỗi của Abel? Rõ ràng là ông ấy có thể đoán biết rằng thư được để trong cái xương chứ.
- Tôi đã không báo trước cho ông ấy về kiểu hộp chứa thư mới. Sau này, ông ấy kể với tôi: “Quả thực tôi cũng cầm cái xương gà và giữ nó trong tay. Nó chả giống gì với một hộp chứa thư cả và thế là tôi lẳng luôn vào bụi rậm”. Abel là con người rất khéo, ông ấy chỉ nói: “Đúng là anh chơi khăm tôi”. Ông ấy luôn thừa cẩn thận và kiên nhẫn. Chỉ có một lần ông ấy không giữ được như thế.
- Khi nào cơ?
- Một lần, tôi gặp Abel ở một thành phố khác chứ không phải ở New York. Tôi đã kiểm tra rất kỹ, chúng tôi gặp nhau, trò chuyện và tôi chuyển cho ông ấy mấy lá thư của vợ và con gái Evelina. Ông đọc thư và tôi thấy mặt ông đỏ bừng, mấy giọt lệ rơi trên má. Sau này, tôi không bao giờ nhìn thấy ông ấy để cho tình cảm lấn át lý trí. Lúc đó, tôi vô duyên lại đi hỏi thăm ông ấy là có gì không hay xảy ra không. Còn ông ấy đáp: “Anh sao thế! Hoàn toàn trái lại. Nhưng tôi rất buồn. Tôi luôn nhớ vợ con và Tổ quốc.” Lúc đó, Abel đề nghị tôi thăm dò xem liệu có thể nhận vợ anh ấy vào làm việc ở cơ quan đại diện tại Liên Hiệp Quốc không. Tôi nghĩ bụng, anh chàng đáng thương ban đầu thì đứng xa nhìn vợ, sau đó chúng tôi sẽ phải tổ chức cho anh ấy cuộc gặp tại nhà mật, và có thể chúng có thể tóm được chúng tôi ở đâu đó - thế là đột nhiên có những rắc rối thì sao? Chắc chắn Abel cũng đã nghĩ về điều đó. Và anh chỉ khẽ nói: “Giá như tôi có thể nhìn thấy cô ấy dù là chỉ từ xa xa...”. Anh đề nghị mua cho vợ mình một chiếc đàn viôlôngxen, chị ấy là nhạc công chuyên nghiệp mà.
- Anh quá yêu chị ấy phải không?
- Cả yêu thương lẫn buồn nhớ - tất cả cùng lúc. Tôi không chắc lắm nhưng khi Yulian Semyonovich miêu tả trong phim “17 khoảnh khắc mùa xuân” cuộc gặp của Stierlitzvới vợ trong một nhà hàng nhỏ, có lẽ ông ấy đã ám chỉ đến chính cuộc gặp không thành mà tôi đã viết.
- Thế ông viết về điều này ở đâu? Trong cuốn sách nào chăng? Hay là trong hồi ký?
- Tôi miêu tả việc này trong các báo cáo của mình. Tôi không viết tiểu thuyết, còn thơ... thì cũng có vài bài cho Abel, Morris và Lona Cohen.
- Và dù chỉ là bài thư tứ tuyệt phải không?
- Chúng tôi đã gặp nhau trên bờ vắng lặng, tịch mịch. Abel leo lên một tảng đá và đứng đó rất lâu mắt nhìn đăm đắm vào lòng đại dương. Im lặng. Sau đó, anh ấy đến gần: “Anh biết không, ở đằng kia, bên kia đại dương là nhà tôi”. Đó chính là cảm xúc sâu lắng nhất mà mỗi tình báo viên đều trải nghiệm. Cả tôi cũng vậy:
Trước mắt ta là thay đổi triền miên
Từ đốm sáng thành sắc màu rực rỡ
Từ rì rầm thành ầm ào con sóng
Rồi lại đến một phút giây tĩnh lặng
Bỗng trào lên niềm ước ao da diết
Mong sao ta được một mình
Chỉ một phút không cần mang mặt nạ
Cái mặt nạ xa lạ, khó rời xa, quen thuộc.
Từ đốm sáng thành sắc màu rực rỡ
Từ rì rầm thành ầm ào con sóng
Rồi lại đến một phút giây tĩnh lặng
Bỗng trào lên niềm ước ao da diết
Mong sao ta được một mình
Chỉ một phút không cần mang mặt nạ
Cái mặt nạ xa lạ, khó rời xa, quen thuộc.
Tôi rất không muốn những tình cảm của chúng tôi đối với anh lại là chuyện tầm thường giả tạo. Lo lắng, căng thẳng, xa nhà. Tình báo viên nào cũng luôn mạo hiểm gấp đôi - điều đó làm con người ta kiệt quệ, héo khô.
- Yuri Sergeyevich, ông cho rằng, Abel bị bắt chỉ vì liên lạc viên Häyhänen phản bội - anh ta cũng là tình báo viên bất hợp pháp mà?
- Vâng anh ấy rất mong liên lạc viên khác là Robert. Anh ta đáng lẽ phải tới nơi, còn tôi đã hàng mấy chục lần đi qua tuyến tàu điện ngầm trên mặt đất, mắt nhìn chăm chăm tưởng chừng như khoan thủng cả một cái bốt điện thoại tại một ga tàu điện ngầm. Chính trên bốt điện thoại đó, liên lạc viên phải đánh tín hiệu “đã đến”.
- Tín hiệu gì vậy?
- Hoặc là hình tam giác, hoặc là nét kẻ, giờ thì tôi không còn nhớ nữa. Hoặc tín hiệu phức tạp hơn: chúng ta gặp nhau vào ngày này và giờ này. Tôi đã đi tuyến đường này cả tháng trời mà vẫn vô vọng. Còn sau đó thì chiếc bốt điện thoại cũng biến mất. Người ta dỡ mất nó. Chúng tôi rất lo lắng và băn khoăn. Chẳng lẽ anh ấy bị sa bẫy, bị lộ rồi sao? Một thời gian sau, Trung ương thông báo rằng, Robert đã hy sinh trên đường đi.
- Anh ấy bị giết ư?
- Anh ấy hy sinh trên biển. Biển Baltic. Anh ấy phải đi qua vịnh và con tàu chở anh ấy đã bị đắm. Ngắn gọn mà nói thì đó là do những tình huống không may.
- Thế ông có biết người đó không?
- Tôi ư - không biết. Abel thì biết và rất đau xót.
- Nếu như Robert tới được Mỹ thì có lẽ Vilyam Genrikhovich đã chẳng phải ngồi 6 năm khốn khổ trong nhà tù Mỹ.
- Anh ấy có rất nhiều khả năng và những quan hệ rất rộng rãi. Con người quảng giao này có mối giao thiệp quen biết rộng.
- Vậy thì thực ra ông ấy đã thu được những thông tin gì vậy? Phải chăng là chỉ về bom nguyên tử? Giá trị thông tin ra sao? Về vấn đề này có nhiều ý kiến không giống nhau, đôi khi hoàn toàn trái ngược.
- Tôi chẳng bình luận làm gì. Chúng tôi có luật cư xử riêng của mình. Không được phép xía vô chuyện của người khác. Tôi sẽ không định và không thể nói chi tiết được. Thành phần lực lượng điệp viên chủ yếu mà chúng tôi đã thu hút hợp tác sẽ luôn là điều bí mật. Nhưng có thể nói rằng, có nhiều tin tức, rất nhiều, đã giúp đất nước ta rút ngắn 2-3 năm nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm bí mật và tiết kiệm được 18-20 triệu rúp theo thời giá bấy giờ.
- Thế sau đó, ở Moskva, ông đã gặp gỡ Abel, hai người vẫn chơi với nhau chứ?
- Phải, chúng tôi quan hệ tốt với nhau, ông ấy luôn vui khi gặp tôi. Nhưng kết bạn, qua lại gia đình nhau - cái đó thì không có. Ông ấy dù sao cũng lớn tuổi hơn tôi. Anh cũng phải hiểu cho là Abel làm việc ở cục điệp báo vốn hoạt động khá tách biệt. Có nhiều việc họ không được khuyến khích làm đâu.
- Yuri Sergeyevich, theo tôi hiểu thì chuyến công tác sang Mỹ ấy chưa phải là chuyến cuối cùng.
- Tôi làm việc cho tình báo khoa học kỹ thuật ở nước ngoài trong 25 năm. Sau Mỹ là Anh, Áo, Geneva...
- Xin ông bỏ quá cho câu hỏi này của tôi. Nhưng mà không hỏi thì không được. Ông biết đấy về cái cảm giác phần thưởng cứ chẳng đến lượt ông ấy.
- Biết giải thích cho anh thế nào bây giờ nhỉ... Với tôi, một đại tá đã có 50 năm phục vụ và một số huân chương. Không phải là ông tướng, cũng chẳng phải anh hùng - điều đó có sao đâu? Anh phải hiểu ai đã làm việc cho chúng tôi thì họ làm việc không phải vì quân hàm và tiền bạc. Tìm những người như thế có lẽ phải ở chỗ nào khác cơ. Chúng tôi đã làm những gì chúng tôi có bổn phận phải làm. Và niềm vui của chúng tôi là ở đó. Còn sau quãng đời hoạt động, số phận đưa đẩy tôi tới trường đại học (tình báo) của chúng ta, nay đã là học viện, ở đó tôi giảng dạy, hướng dẫn các bài thực hành cho các tình báo viên tương lai. Trong năm nay tôi mới nghỉ. Vậy là tôi đã trải qua cả nửa thế kỷ trong cái nghề này rồi...
Điệp viên thế kỷ XX: Tình báo viên lỗi lạc, nhà khoa học tài năng
Iosif Romualdovich Grigulevich (5.5.1913-2.6.1988), tình báo viên, nhà khoa học, nhà văn Liên Xô |
Iosif Romualdovich Grigulevich (5.5.1913-2.6.1988) là tình báo viên bất hợp pháp lỗi lạc của Liên Xô trong những năm 1930-1940, từng làm đại sứ Costa Rica ở Rome kiêm nhiệm Nam Tư, nhà nghiên cứu về dân tộc ký và lịch sử Mỹ Latinh và Công giáo La Mã, tôn giáo và tín ngưỡng phi truyền thống viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, Tổng biên tập tạp chí Khoa học xã hội đương đại và đã xuất bản nhiều sách, bài báo về các vấn đề Mỹ Latinh.
Chỉ tên ông đủ buộc người khác chui đầu vào tròng
Tháng 6 năm 1953, một sự kiện quan trọng đã xảy đến với đại sứ Costa Rica ở Italia: vợ ông, Laura, một phụ nữ xinh đẹp gốc Mehico, đã sinh một con gái được đặt tên là Romanella. Không lâu sau, đứa bé được chuyển từ nhà hộ sinh El Salvatore de Mondi tới biệt thự đầy đủ tiện nghi của vị đại sứ trên phố Bruno Buossi, tên một vị quân chủ đã bị bọn phát xít sát hại trong thời kỳ kháng chiến chống phát xít. Đại sứ Costa Rica có quan hệ rộng rãi trong các giới ở Roma, nổi danh trong giới ngoại giao và đồng thời là trưởng đoàn ngoại giao. Ông đã nhiều lần phát biểu ở Đại hội đồng LHQ.
Láng giềng và bạn bè của vị đại sứ hơi ngạc nhiên khi ông không tổ chức một bữa liên hoan linh đình nhân dịp lễ rửa tội của đứa bé như các tín đồ Thiên Chúa thường làm mà vin vào tính xuề xoà, không câu nệ và cực đoan cố hữu của đại sứ. Nhưng có lẽ họ còn kinh ngạc hơn nữa nếu biết rằng đứa bé không hề được rửa tội và vị đại sứ, người đã nhiều lần hôn lên cây thánh giá của Giáo hoàng Pie XII trong những buổi lễ, lại là một đảng viên cộng sản và là một người theo chủ nghĩa vô thần.
Và vào cuối năm 1953, vị sứ thần xuất sắc của Cộng hoà Costa Rica, cùng với vợ và con gái, đã đột nhiên biến mất không dấu vết. Thôi thì đủ loại đồn đoán nảy sinh, trong đoàn ngoại giao có những tin đồn kỳ quặc nhất, thậm chí có người còn nói cả gia đình họ đã bị lừa đi và sát hại.
Chúng ta hãy để lại toà biệt thự lộng lẫy sàn lát đá hoa cương, nơi có chiếc ôtô và người tài xế, người hầu và con chó thuần chủng, để tới một căn hộ khiêm tốn trên phố Peschannaya 2 ở Moskva.
Tại đó đang diễn ra những sự biến hoá thần kỳ: vị đại sứ đã biến thành công dân Liên Xô Iosif Romualdovich Grigulevich, cả người vợ tuyệt vời Laura của ông cũng đã nhận được quốc tịch Liên Xô, còn cô con gái Romanella bé nhỏ thì có nơi sinh được ghi là Moskva và đặt tên là Nadezhda để tưởng nhớ người bà đã mất.
Câu chuyện về cuộc đời Iosif Grigulevich khiến ta tưởng như một tiểu thuyết phiêu lưu kỳ thú. Ông sinh năm 1913 ở Vilnius (thủ đô Lithuania hay Litva) trong gia đình một dược sĩ người dân tộc Karaim, học ở Panevezhis, sau đó một thời gian, ông di cư sang Argentina. Sau đó, ông tham gia cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Ông chiến đấu mấy năm ở Tây Ban Nha và ở đó số phận đã gắn bó ông với tình báo Xôviết.
Trong thời gian Chiến tranh thế giới II, Grigulevich đã chỉ huy một nhóm phá hoại ở Argentina chuyên thực hiện các vụ nổ tàu chở những nguyên liệu chiến lược tới nước Đức. Ông đã bôn ba nhiều trên thế giới dưới vỏ bọc thương gia, sau đó ông trở thành đại sứ...
Cục Tình báo đối ngoại SVR của Nga từ chối bình luận về vụ Grigulevich, và việc đó cũng có lý của nó: thông thường thì hoạt động của tình báo chỉ được công chúng biết đến khi bị bại lộ hoặc bị phản bội. Grigulevich không bị lộ ở nước ngoài, đã an toàn trở về Tổ quốc, tìm thấy mình trên lĩnh vực khoa học. Ông qua đời năm 1988.
Nguyên soái Josip Broz Tito tiếp Iosif Romualdovich Grigulevich trong vai đại sứ Teodoro B. Castro của Costa Rica tại Italia và Nam Tư, khoảng năm 1952 |
Người vợ goá của ông được nhận lương hưu. Người con gái đã trở thành người mẹ từ lâu và đã có một con trai - chú bé được ông ngoại rất yêu quý. Chị làm việc ở Viện Dân tộc học và nhân chủng học.
Romanella - Nadezhda Grigulevich hồi tưởng về cha mình: “Cha tôi như thế nào trong trí nhớ của tôi ư? Có lẽ, những hồi ức đầu tiên của tôi là về khi tôi mới được 2-3 tuổi. Cha tôi luôn về muộn. Và nếu như tôi vẫn còn chưa ngủ thì câu hỏi đầu tiên là: “Anh có mang về không?” Và câu trả lời luôn là: “Em hỏi gì thế?” Và ông lại lấy từ cặp ra một cuốn sách thiếu nhi mới có những bức tranh. Đó thường là những truyện cổ tích các nước. Tôi rất thích chuyện cổ tích Albania và Trung Quốc.
Tôi học đọc khá muộn và giống như nhiều đứa trẻ khác, tôi rất thích được nghe đọc thành tiếng. Công việc buồn chán ấy thường rơi lên vai người mẹ khốn khổ của tôi. Cha tôi không có thời gian và đơn thuần là ông không thể đọc đi đọc lại nhiều lần cùng một thứ. Khi đọc, ông luôn thêm thắt và thay đổi cốt chuyện, khiến cho nó sinh động và hấp dẫn hơn theo quan điểm của ông. Tôi nhớ rất rõ những chi tiết nhỏ nhất của những câu chuyện cổ tích và mỗi khi gặp đoạn ứng tác hứng thú là tôi lại hét toáng lên. Ông thì luôn kể đi kể lại mỗi một chuyện cổ tích. Đó là câu chuyện “Chú gấu trên đỉnh núi Ararat”.
Nói chung, ông ít có thời gian giành cho tôi. Ông không bao giờ đi dạo với tôi, không trượt tuyết - bởi vì ông chưa một lần trong đời đứng trên các ván trượt, ông không cho tôi đến các triển lãm, bảo tàng và nhà hát - trừ những trường hợp rất hãn hữu.
Tôi cũng đã tìm cách kéo được ông đến bảo tàng tranh Tretyakov với tư cách một người hướng dẫn viên cho tôi và các bạn gái của tôi. Ông đi xồng xộc qua các gian triển lãm, dừng lại bên bức tranh “Chúa Christ hiện thân” và với sự say mê, ông bắt đầu kể bằng giọng nói sống động và diễn cảm về lịch sử ra đời của bức tranh. Dần xúm lại vây quanh chúng tôi một đám đông những khách thăm đứng há hốc miệng mà nghe. Phải thừa nhận, ông rất am hiểu về hội hoạ. Trong số các hoạ sĩ ngày xưa, ông thích nhất Breigel, còn trong số các hoạ sĩ hiện đại - Mark Sagal và các hoạ sĩ trường phái tiên phong của Nga. Cha tôi còn rất am hiểu hội hoạ Mỹ Latinh, mà trước hết là hội hoạ Mehico. Ông quen biết David Sikeyros, một trong ba hoạ sĩ bích hoạ vĩ đại Mehico, trong thời kỳ nội chiến Tây Ban Nha hồi họ là những chiến sĩ tình nguyện quốc tế đến đó chiến đấu.
Sau một thời gian ngắn làm việc tại Uỷ ban liên lạc văn hoá với nước ngoài, cha tôi đã vào làm tại Viện dân tộc học của Viện Hàn Lâm Khoa học Liên Xô khi đó do S.P. Tolstov, một bác học nổi tiếng, lãnh đạo, và làm ở đó cho đến tận lúc chết.
Ngay năm 1957, đã xuất hiện cuốn chuyên khảo đầu tiên của cha tôi - “Vatican. Tôn giáo, tài chính và chính trị”. Đạo Thiên Chúa là một trong những đề tài chính của các công trình khoa học của ông. Những năm sau đó, các cuốn sách “Lịch sử văn minh”, “Giáo hoàng. Thế kỷ XX” và nhiều cuốn trong loạt sách về cuộc đời các danh nhân dưới bút danh Iosif Lavretsky cũng đã trở nên nổi tiếng.
Tôi còn nhớ, khi tôi còn bé, trả lời câu hỏi của tôi là ông làm gì ở Uỷ ban liên lạc văn hoá với nước ngoài, ông nói rằng, ở đó người ta trói những cô gái bướng bỉnh và đưa đi đày ở nước ngoài. Và tôi đã dùng cách lý giải ấy để giải thích i một cách vô cùng nghiêm túc cho những người quen của chúng tô! Cha tôi rất có tài sáng tác những chuyện khôi hài. Khi tôi còn bé, bà dì của cha tôi thường gửi cho gà nhồi thịt từ Litva. Phải nói rằng đó là món ăn dân tộc Karaim ngon tuyệt! Khi tôi muốn tìm hiểu cách làm món ăn đó, cha tôi lập tức phản ứng: “Con biết không, người ta bắt một con gà, mổ ra và nhồi đầy mì ống vào, khâu lại và nó vẫn còn chạy được rất lâu, sau đó người ta đem nướng nó trong lò nướng”. Nói chung thì cha tôi ham ăn uống và sành về các món ăn và rượu ngon. Về điều này, ông thường nói nếu như trong nội chiến ở Tây Ban Nha, người ta được cho ăn uống như thế - món ăn Tây Ban Nha, như ta đã biết, là một trong những món ăn phong phú nhất thế giới thì không hiểu người ta gây ra cuộc chiến ấy làm gì.
Cha tôi hoàn toàn không chịu được cảnh buồn tẻ và luôn nói là con người có thể tha thứ cho tất cả trừ sự buồn tẻ, ông căm ghét mọi thứ họp hành, hội nghị và các loại sinh hoạt kiểu Xôviết khác vì cho rằng đó là sự lãng phí vô ích thời gian quý báu. Tại Viện dân tộc học, ông hay được bầu làm chủ trì họp chi bộ vì các cuộc họp do ông chủ trì thường không kéo dài quá nửa giờ.
Đôi khi, tôi được nghe những câu chuyện nói rằng, một nhà tình báo - mà nhà tình báo chân chính cơ - là người không có gì nổi bật trong đám đông, không lộ ra và khi đó tôi thấy thật buồn cười. Tôi hoàn toàn không thể hình dung là cha tôi lại không có gì nổi bật. Một lần ở Italia, ông và bạn bè ngồi trong nhà hàng và như bình thường hoa tay múa chân nói cái gì đó rất thú vị. Những người nghe thì cười nghiêng ngả. Đột nhiên, một người đứng lên từ một chiếc bàn nhỏ bên cạnh, người này liên tục chăm chú quan sát cha tôi. Ông ta đến gần, tự giới thiệuvà mời cha tôi đóng vai chính trong bộ phim của mình. Như sau này được biết, đó là một đạo diễn điện ảnh Italia khá nổi tiếng, nhưng cha tôi đã phải từ chối một lời mời hào phóng đến nhường ấy.
Còn làm thế nào tôi biết được cha mẹ tôi là tình báo ư? Thực ra, họ không hề che giấu tôi điều đó. Cha tôi khi trêu đùa mẹ tôi thường nói về điều đó. Cả mẹ tôi cũng cho rằng, che giấu cái gì đó trước trẻ con là điều ngu ngốc, sớm hay muộn mọi sự đều bị phát hiện và tình hình sẽ chỉ xấu hơn mà thôi.
Khi trở về Tổ quốc, ông không còn tiền bạc để tồn tại. Cơ quan thân yêu của ông đã đẩy ông ra phố. May thay, đó đã là những năm 50 chứ không phải là những năm 30, thậm chí không phải là những năm 40 nữa. Cha tôi không bao giờ nuối tiếc, không hề kêu ca và đơn giản là ông làm tất cả trong khả năng của mình để thoái khỏi tình cảnh khó khăn. Cái hệ thống đã loại ông khỏi hàng ngũ, trong một thời gian nào đó cũng đã giúp đỡ ông theo cách của mình. Ông đã phát huy được đầy đủ tài năng khoa học và viết văn của mình. Đấy là chưa nói đến việc ông chưa bao giờ là kẻ thoả hiệp, ông còn dũng cảm tranh luận và bảo vệ quan điểm của mình, phê phán bất kể người nào và tôi khó lòng mà hình dung ra ông đứng trong hàng ngũ vinh quang của MGB-KGB thời đó.
Tất cả điều đó không có nghĩa là cha tôi là một người bất đồng chính kiến hay là thuộc phe đối lập với chế độ. Đơn thuần là ông không chịu đựng được tất cả sự ngu ngốc, quan liêu giấy tờ - những hiện tượng đa ít nhiều che phủ cuộc sống của tất cả những con người năng động trong những năm đó. Trong tâm khảm, ông vẫn trung thành với lý tưởng cộng sản giống như phần lớn những người cùng thế hệ. Khi tôi tranh cãi với ông dựa trên mớ kinh nghiệm cỏn con thu được qua hoạt động trong phong trào “Xanh” của sinh viên, ông luôn nói rằng, “đó là tiếng sủa từ lỗ chó”. Bây giờ thì tôi mới hiểu, ông chỉ lo sợ cho tôi thôi.
Trong đời mình, tôi luôn cảm nhận sự trống rỗng nào đó và ghen tỵ với những bạn bè có anh, có chị. Năm 1946, tại Brazil, cha mẹ tôi đã sinh một anh trai đặt tên là Jose để kỷ niệm cha tôi. Anh ấy ốm yếu và mất năm lên 6 tuổi.
Tôi nghĩ đó là sự trừng phạt của Chúa vì cha tôi đã mưu sát Trotsky...”
***
Tôi tình cờ nghĩ về việc Iosif Grigulevich đã phải giữ bí mật thế nào bởi vì vấn đề “cha và con” trong các cơ quan đặc vụ luôn là vấn đề gai góc. Các tình báo viên đã được giao trách nhiệm che giấu toàn bộ sự thật về công việc của mình, nhiều khi thậm chí không được nhắc đến sự liên quan của mình tới KGB và GRU trong gia đình. Sự thật rất nhiều khi các tình báo viên bị bộc lộ ngẫu nhiên: một vài tình báo viên “thì thào” với vợ về những điệp vụ cụ thể, hay ba hoa phóng đại thành tích của mình, những bà vợ ấy lại đem chuyện đó nói lại cho hàng xóm, còn những đứa con họ thì lại bàn tán với nhau trong các trại thiếu nhi về hoạt động bí mật của cha chúng.
Người con gái của Grigulevich biết đến vụ mưu sát Trotsky sau khi cha chị đã mất, lúc mà một số tư liệu mật được tiết lộ. Nhờ đó, chúng ta biết được là sau vụ mưu sát Trotsky (Leon Trotsky (1879-1940), một trong những lãnh tụ chủ chốt của Cách mạng Tháng Mười Nga và của Liên bang Xôviết, nguyên Uỷ viên Dân uỷ Ngoại giao, Chiến tranh; là nhân vật số 2 trong Bộ Chính trị Đảng Bolshevik Nga sau Lenin. Sau khi Lenin mất, Trotsky bị Stalin gạt khỏi chức Uỷ viên Dân uỷ Chiến tranh năm 1925, bị đưa khỏi Bộ Chính trị năm 1926, bị đày tới Trung á năm 1928 và trục xuất khỏi Liên Xô năm 1929. Bị Stalin cho người ám sát ngày 20 tháng 8 năm 1940 ở Coyoacán, Mehico và chết vào ngày hôm sau - ND), Iosif Romualdovich đã được tặng thưởng Huân chương Cờ Đỏ vì đã “hoàn thành nhiệm vụ đầy trọng trách của chính phủ”. Đó, có lẽ đó là tất cả.
Vậy sự thật về vụ mưu sát không thành, mà trong đó, theo một số thông tin, thì khi cảnh sát xuất hiện, Grigulevich đã dùng súng trường tự động để yểm hộ cho những người tấn công, là như thế nào?
Mọi chuyện diễn ra như sau. Ngày 24 tháng 5 năm 1940, vào lúc 4 giờ, một số xe ôtô chở 24 người có vũ trang tiến tới biệt thự của Trotsky ở Coyoacán, Mehico. Họ nhanh chóng vô hiệu hoá đội bảo vệ, đang thiêm thiếp sau khi vui thú bên người đẹp quyến rũ ở nhà bên - cô ta được cài vào đó để lừa bọn lính gác. Những người tấn công bắn bừa bãi tất cả các phòng. Trotsky cùng với vợ ẩn núp dưới gầm giường nên thoát chết, cháu trai Seva bị thương vào gót chân, toàn bộ đồ đạc trong nhà hầu như bị đạn băm nát (người ta đã bắn tới 200 viên đạn).
Chỉ huy chiến dịch là David Sikeiros, người bạn của Grigulevich từ thời nội chiến Tây Ban Nha, một người Stalinist nhiệt thành, khi đó còn là một hoạ sĩ ít tên tuổi và sau này đã trở thành niềm tự hào của hội hoạ Mehico và thế giới. Ông mặc quân phục thiếu tá quân đội Mehico, miệng ngậm điếu xì gà và được dán râu, ria.
Những người ám sát đã lôi đi Robert Hart, người Mỹ và là đội trưởng đội bảo vệ. Không lâu sau, thi thể anh ta đã được tìm thấy ở ngoại ô Coyoacán. Trotsky, người tuyệt đối tín nhiệm Hart, đã dựng tượng tưởng nhớ anh ta với dòng chữ lưu niệm rất xúc động. Sau này, người ta mới biết là Hart có liên hệ với NKVD.
Mặc dù báo chí có làm ầm ĩ nhưng không ai trong số những đã tham gia cuộc mưu sát bị trừng phạt. Sikeiros rời Mehico một thời gian, sau đó trở về nước và bị bắt giữ ngay. Tại toà, ông coi hành động của mình là “sự phản đối chủ nghĩa Trotskism”. Toà tha bổng ông, còn vụ sát hại Trotsky do Mercader tiến hành đã đưa sự việc sang một lối khác. Mọi chuyện thế là chấm dứt tại đây.
Cha của Nadezhda là một người hài hước và kẻ đánh lừa siêu đẳng. Một lần, ông kể với bạn đồng nghiệp về việc ông nhận được nhiệm vụ thủ tiêu một tội phạm chiến tranh. Ông đã xác định được nơi ở của “đối tượng” và đã lên đường đi thực hiện nhiệm vụ đặc biệt thì bỗng nhiên “đối tượng” tự sát. Ông đã báo cáo về Trung ương và để đáp lại ông được tặng thưởng huân chương vì sự thành công của chiến dịch. Ông điện về: “Đó không phải là tôi!”, câu trả lời là: “Anh mệt mỏi rồi, hãy đi nghỉ phép đi! Đó là chuyện đùa hay là sự thật.
Một lúc nào đó, chúng ta sẽ được biết hết sự thật về con người tuyệt vời này, con người đã cống hiến không mệt mỏi cho Lý tưởng và dần dần nhận ra rằng cái hệ thống đã dìu dắt ông không quá cần ông.
Nhận xét
Đăng nhận xét