Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 65

(ĐC sưu tầm trên NET)

10 trận đánh giáp lá cà đẫm máu trong lịch sử

Dù chỉ diễn ra trong vài ngày với vũ khí thô sơ nhưng nhiều trận chiến thời xưa cũng cướp mạng sống của hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu người.

Trận chiến Kulikovo
Trong năm 1380, những người Công quốc Nga thống nhất khởi nghĩa giành độc lập từ lãnh chúa Golden Horde. Lực lượng khởi nghĩa gồm khoảng 60.000 người và họ hội binh tại Kulikovo. Lãnh chúa Horde cử 100.000 - 150.000 quân đi dẹp loạn.
Nhập mô tả cho ảnh
Một bức tranh về trận chiến Kulikovo. Ảnh: military-history.org
Khi chiến đấu, Dmitri, một hoàng tử Nga đã đổi áo giáp cho binh sĩ, nhằm đánh lạc hướng tấn công của quân đội. Sau khi hạ người mặc áo giáp của chỉ huy đối phương, quân lãnh chúa nghĩ họ dễ giành chiến thắng. Tuy nhiên, Dmitri vẫn lãnh đạo binh sĩ chiến đấu. Sau 3 giờ giao tranh, phe nổi dậy tiêu diệt gần hết đạo quân của lãnh chúa Horde và chịu thiệt hại 20.000 người. Trận chiến Kulikovo làm 120.000 – 170.000 người thiệt mạng.
Trận chiến Kalinga
Chiến tranh Kalinga nổ ra trong hai năm 262 - 261 trước Công nguyên giữa đế chế Mauryan và Kalinga, một nước cộng hòa của Ấn Độ. Giao tranh giữa các bên lên tới đỉnh điểm trong trận chiến gần sông Daya. Đế chế Maurayan tập hợp 400.000 quân trong khi đối thủ của họ chỉ có khoảng 63.000 ngàn binh sĩ.
Nhập mô tả cho ảnh
Trận chiến Kalinga làm khoảng 200.000 – 300.000 người thiệt mạng. Ảnh: military-history.org
Dù số lượng ít hơn rất nhiều nhưng binh sĩ cộng hòa Kalinga chiến đấu rất kiên cường để bảo vệ nền độc lập của đất nước. Tuy nhiên, họ không thể kháng cự đối phương đông hơn gấp bội. Cuộc chiến làm khoảng 200.000 – 300.000 người thiệt mạng. Theo một số tài liệu, dòng sông Daya đỏ vì máu của binh sĩ hai bên. Hoàng đế Mauryan khiếp đảm trước con số thương vong nên không dẫn quân chinh phạt thêm lần nữa.
Trận Panipar thứ 3
Nhập mô tả cho ảnh
Trận chiến Panipar.
Ngày 14/1/1761, một trận chiến lớn nổ ra ở Panipar - cách New Delhi, Ấn Độ khoảng 100 km về phía bắc. Đế quốc Durrani và Marathas tung 440.000 quân vào trận chiến. Các cuộc giao tranh đẫm máu khiến khoảng 200.000 binh sĩ của cả hai bên thiệt mạng. Trận chiến Panipar thứ 3 gây nhiều tổn thất về người nhất trong cả cuộc chiến.
Cuộc chinh phục Tenochtitlan
Nhập mô tả cho ảnh
Mô phỏng cuộc bao vây Tenochtitlan.
Thành phố Tenochtitlan của đế chế Aztec lớn gấp đôi kích thước của đô thị lớn nhất châu Âu trong những năm đầu thế kỷ 16. Năm 1521, Tây Ban Nha cử 13 tàu chiến, 1.000 binh sĩ và khoảng 100.000 quân đồng minh bản địa tới bao vây thành phố, nhằm lật đổ đế chế Aztec. Số người thiệt mạng trong giao chiến không nhiều nhưng hậu quả của các cuộc bao vây làm 200.000 binh sĩ và thường dân thiệt mạng. Phía Tây Ban Nha mất 20.800 người.
Trận chiến Salsu
Nhập mô tả cho ảnh
Trận chiến Salsu.
Trận Salsu xảy ra giữa vương triều Goguryeo của Triều Tiên và nhà Tùy của Trung Quốc năm 612 sau Công nguyên. Vua Tùy phái khoảng 1.000.000 quân chiếm lãnh thổ của vương triều Goguryeo. Vua Triều Tiên cử 305.000 binh sĩ trấn thành, trong khi số quân còn lại mai phục quân Tùy. Họ xây một đập nước lớn và phá nó khi quân Tùy vượt sông. Dòng nước dữ khiến 300.000 quân Trung Quốc tan tác. Cuộc chiến giết 298.000 người ở cả hai phía.
 
Thế giới

8 cuộc nổi dậy đẫm máu nhất trong lịch sử hiện đại (kỳ 1)

Chiến dịch trấn áp khởi nghĩa nông dân của chính phủ El Salvador vào năm 1932 chẳng những khiến 10.000 tới 30.000 người chết, mà còn hủy hoại nền văn hóa của thổ dân bản địa.
Khởi nghĩa nông dân El Salvador vào năm 1932Trong suốt nửa sau thế kỷ 18, cà phê trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất El Salvador nên nhiều người trồng cà phê mua những lô đất rộng lớn để làm đồn điền. Tuy nhiên, trào này nới rộng hơn khoảng cách giàu nghèo do những người dân bản địa buộc phải bán ruộng đất và rơi vào cảnh cùng cực. Sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán vào năm 1929 và cuộc Đại suy thoái, thị trường cà phê cũng sụp đổ khiến nền kinh tế El Salvadoran hoàn toàn lụn bại. Một đội quân nông dân do Agustin Farabundo Marti đứng đầu đã nổi dậy đấu tranh để yêu cầu chính phủ thay đổi tình hình ngay lập tức.
Một tranh minh họa cuộc khởi nghĩa nông dân tại Romania vào năm 1932. Ảnh: Listverse
Quân đội cũng như cảnh sát địa phương đã tiến hành một loạt cuộc đàn áp tàn bạo mà người ta thường gọi là “La Matanza” (Cuộc tàn sát). Họ giết mọi thổ dân bản địa và thậm chí cả những người có ngoại hình giống thổ dân. Sau cuộc đàn áp, người ta đưa ra những ước tính khác nhau về số người thiệt mạng, từ 10.000 người đến 30.000 người. Cuộc thảm sát còn dẫn tới một bi kịch khác. Toàn bộ nền văn hóa của thổ dân địa phương bị hủy hoại vì nếu muốn tồn tại, họ buộc phải che giấu lịch sử văn hóa.
Phong trào đòi độc lập tại Triều Tiên vào năm 1919
Sau khi đất nước rơi vào tay Nhật Bản thôn tính vào năm 1910, người dân Triều Tiên ngày một phẫn nộ với chính quyền đô hộ và vùng dậy đấu tranh để đòi lại chủ quyền cho đất nước. Cùng với ảnh hưởng từ bài diễn văn nổi tiếng “14 điểm” của Tổng thống MỹWoodrow Wilson, tuyên bố về quyền tự quyết của người dân trong việc bầu ra những người lãnh đạo cho đất nước, lực lượng quần chúng Triều Tiên có vốn hiểu biết ngày càng lớn đã tập hợp lực lượng. Họ chọn 1/3/1919là ngày mở đầu cuộc khởi nghĩa vì đây là ngày lễ tưởng nhớ vị vua cuối cùng của Triều Tiên. Cuối cùng, những cuộc biểu tình đã trở thành phong trào chống ách cai trị ngoại xâm lớn nhất trong lịch sử Triều Tiên.
Những cuộc biểu tình phi bạo lực vẫn kết thúc trong biển máu. Trong số hơn hai triệu dân tham gia biểu tình, 46.000 người bị bắt và 7.500 người thiệt mạng. Dù không hoàn thành sứ mệnh, phong trào độc lập 1/3 khiến đế quốc Nhật Bản nới lỏngách cai trị của họ và góp phần thành lập chính phủ  lâm thời Cộng hòa Triều Tiên, một tổ chức quan trọng trong lịch sử nước này.
Tuần lễ đẫm máu tại Pháp vào năm 1871
Công xã Paris là một chính quyền điều hành Paris từ ngày 18/3/1871 tới 28/5/1871 sau khi triều đình của hoàng đế Napolenon III sụp đổ do thất bại trong cuộc chiến với nước Phổ. Tuy nhiên, chính phủ mới của Pháp lại muốn đàn áp Công xã Paris và tái lập chế độ quân chủ. Sau khi chính phủ đàn áp các công xã tương tự, Công xã Paris đối mặt với đòn tấn công tổng lực của họ. Chính phủ huy động một lượng lớn binh lính để đập tan vệ quốc quân của Công xã Paris.
Một bức tranh minh họa cuộc chiến giữa Công xã Paris và chính phủ vào năm 1871. Ảnh: Listverse
Ngày 20/5/1871, quân chính phủ tổng tấn công lực lượng vệ quốc quân của Công xã Paris. Họ tràn vào thủ đô qua cửa ô Saint – Cloud. “Tuần lễ đẫm máu” diễn ra từ ngày 21/5 tới 28/5. Trong tuần đó, lính chính phủ bắn, giết vệ quốc quân một cách không thương tiếc. Số dân thường thiệt mạng trong “Tuần lễ đẫm máu” lên tới 20.000. Khoảng 750 lính chính phủ tử trận.
Khởi nghĩa nông dân Romania vào năm 1907
Vào đầu thế kỷ 19, trên khắp lãnh thổ Romania ngày nay, một làn sóng giận dữ đã trùm lên tất cả những người nông dân. Họ kiệt quệ và mệt mỏi do ách cai trị của tầng lớp chủ đất. Dù chiếm tới 80% dân số, phần lớn họ không có một tấc đất trong tay. Những cuộc biểu tình nổ ra vào tháng 3/1907 và nhanh chóng lan rộng. Những người biểu tình tại nửa phía nam đất nước trở thành những kẻ giết người. Mặc dù ban đầu chủ nghĩa Do Thái đóng vai trò trong cuộc khởi nghĩa nhưng những chủ đất địa phương chịu ảnh hưởng đầu tiên lại là người Do Thái. Các cuộc biểu tình nhanh chóng lan ra các khu vực mà người Do Thái không sinh sống hoặc chiếm tỷ lệ thấp trong dân số.
Sau khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp, chính phủ Romania huy động hơn 100.000 binh lính để đàn áp những người biểu tình. Chưa đầy một tuần sau đó, chính phủ dập tắt cuộc khởi nghĩa và kiểm soát tình hình. Tuy nhiên, con số thương vong chính sác sau cuộc đàn áp vẫn là điều bí ẩn vì vua Carol ra lệnh hủy mọi tài liệu liên quan. Nhưng theo ước tính của nhiều nhà nghiên cứu, số người thiệt mạng có thể lên tới 11.000. 
Thái Dương (theo Listverse)
 3/27/2014 10:50:57 AM

Khó tìm phi cơ mất tích vì thông tin quân sự nhạy cảm

Việc các nước che giấu khả năng về công nghệ và thông tin quân sự nhạy cảm đang gây thêm khó khăn cho công việc tìm kiếm chuyến bay MH370.
Tờ New York Times hôm nay đưa tin, hoạt động tìm kiếm máy bay MH370 tập trung một lực lượng quốc tế lớn chưa từng có, với 26 nước tham gia. Mặc dù các nước đã nhiệt tình hợp tác (như mở vùng lãnh hải, không phận, đóng góp công nghệ quân sự và dữ liệu giám sát) để giúp đỡ việc tìm kiếm, nhưng họ cũng tỏ ra nghi ngờ lẫn nhau, đặc biệt các nước như Trung Quốc, Malaysia, Mỹ, Ấn Độ hay Thái Lan. 
Nhập mô tả cho ảnh
Bên trong khoang điều khiển một máy bay tuần tra biển. Ảnh: The West Australian.
Các nước đều hạn chế cung cấp những thông tin nhạy cảm vì những lợi ích chiến lược riêng của mỗi nước. Họ muốn che giấu vì những phương tiện trong cuộc tìm kiếm - gồm các radar tân tiến, mạng lưới vệ tinh, nguồn thông tin tình báo, các tàu và máy bay giám sát – cũng đóng vai trò là công cụ do thám.
New York Times đưa ra dẫn chứng về việc giới chức Ấn Độ đã miễn cưỡng thảo luận về dữ liệu radar tại Vịnh Bengal, nơi có một trong những tuyến đường nhiều máy bay đi qua nhất. Điều này thực ra do Ấn Độ không có nhiều dữ liệu tại khu vực này, vì khu vực Vịnh Bengal là một điểm yếu trong hệ thống bao phủ radar của nước này.
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, một quan chức quân sự cấp cao Ấn Độ cũng nói rằng, nước này không duy trì sự giám sát chặt chẽ ở đó, vì địa điểm này không phải là một khu vực căng thẳng, không giống như khu vực biên giới phía bắc với Pakistan.
“Các nước ở Đông Nam Á và những khu vực rộng lớn hơn chưa có diễn đàn quốc phòng giúp chia sẻ thông tin và năng lực liên quan đến sự việc có quy mô lớn như cuộc tìm kiếm MH370. Họ từng cố gắng thiết lập kênh liên lạc chung nhưng thất bại. Đó là bằng chứng của sự hoài nghi hoặc thiếu lòng tin giữa các nước”, Jon Grevatt, nhà phân tích châu Á – Thái Bình Dương của IHS Jane’s, một tổ chức tư vấn quốc phòng ở Bangkok, nhận định.
Bình An
 

Nga cảnh báo Mỹ về bài học chiến tranh tại Việt Nam

Nga khẳng định, với những gì Mỹ đã làm tại Việt Nam, Washington không thể rao giảng luật pháp quốc tế và tôn trọng chủ quyền của các nước khác trong cuộc khủng hoảng tại Ukraina.
Ngày 5/3, một ngày sau khi Tổng thống Nga Putin có cuộc họp báo về tình hình Ukraina, Bộ Ngoại giao Mỹ đã buộc tội ông là kẻ nói dối và công bố sự thật về 10 “tuyên bố sai lầm” của Putin trong cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraina.
Bộ Ngoại giao Nga hôm qua (6/3) lập tức tuyên bố đáp trả. Moscow cho biết sẽ không phản ứng trước một “chương trình tuyên truyền thấp cấp” như vậy. “Chúng tôi chỉ muốn nhắc lại rằng, Nga đang phải đối mặt với sự kiêu ngạo không thể chấp nhận”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Aleksandr Lukashevich nhấn mạnh.
Theo ông, Mỹ không có tư cách để dạy bảo về luật quốc tế cũng như việc tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác.

 
Quan chức ngoại giao này dẫn một số ví dụ về hành động can thiệp quân sự của Mỹ vào các nước khác, mà những nước đó không đe dọa an ninh đối với Washington, chẳng hạn Việt Nam, Lebanon, Cộng hòa Dominica, Grenada, Libya và Panama.
“Chiến tranh ở Việt Nam đã cướp sinh mạng của khoảng 2 triệu dân thường. Không chỉ vậy, cuộc chiến đã phá hủy hoàn toàn đất nước này và khiến môi trường nơi đây bị đe dọa. Viện cớ bảo đảm an ninh cho những người Mỹ ở khu vực xung đột, Washington đã xâm lược Lebanon năm 1958 và Cộng hòa Dominica năm 1965, tấn công Grenada năm 1983, đánh bom Libya năm 1986, và sau đó 3 năm xâm chiếm Panama”.
“Bộ Ngoại giao Mỹ đang tìm cách can thiệp một cách đáng xấu hổ vào các vấn đề ở Ukraina”, ông Aleksandr Lukashevich quả quyết.
Theo ông, chắc chắn Washington không thể thừa nhận đã ủng hộ phong trào Maidan (lực lượng phản đối Nga), khuyến khích việc lật đổ chế độ của một chính quyền hợp pháp (chính quyền Tổng thống Viktor Yanukovych), và dọn đường cho những nhân vật hiện là chính phủ lâm thời tại Kiev.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga lấy một loạt ví dụ về các hành động can thiệp quân sự của Mỹ, trong đó có cuộc chiến tranh tại Việt Nam để cáo buộc Washington. Ảnh: Warhistory.
Trong một diễn biến có liên quan, hãng tin AFP ngày 6/3 cho biết, Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo rằng, một cuộc trưng cầu dân ý tại vùng lãnh thổ tự trị Crimea về việc gia nhập Liên bang Nga sẽ vi phạm hiến pháp Ukraina và luật pháp quốc tế.

 

Số phận đen đủi của xe tăng bay

Trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ, chính phủ Mỹ và Liên Xô đều muốn sở hữu xe tăng bay, song rốt cuộc những cỗ máy như thế chưa bao giờ tham chiến.

Trong giai đoạn chuẩn bị cho Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các tướng lĩnh quân đội muốn một phương tiện có thể chở pháo hạng nặng để thực hiện các cuộc tấn công phía sau hàng ngũ kẻ địch. Họ có một lựa chọn: Kết hợp sức mạnh của xe tăng với tính cơ động của máy bay. Vì thế, một chiếc xe tăng bay ra đời. Nó là sản phẩm mà cả giới lãnh đạo của Mỹ lẫn Liên Xô cũ đều mong đợi trong thập niên 30, Daily Mail đưa tin.
Hình minh họa chiếc xe tăng bay trên tạp chí Modern Mechanics vào năm 1932. Ảnh: Wikipedia
Phía Mỹ yêu cầu John Walter Christie, một kỹ sư và nhà phát minh tạ bang New Jersey, thiết kế một chiếc xe tăng bay tự động vận hành với một đôi cánh. Christie (1865 - 1944) nổi tiếng nhờ phát triển hệ thống phanh mang tên Christie dành cho xe tăng. Phanh Christie là một bộ phận của nhiều xe tăng trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ông cũng là người Mỹ đầu tiên tham gia giải Đua xe công thức 1 của Pháp năm 1907. Động cơ V4 mà ông sử dụng là động cơ lớn nhất từng xuất hiện ở cuộc đua công thức 1.
Nguyên tắc cơ bản trong bản thiết kế của Christie là chiếc xe tăng chạy dọc theo đường băng với vận tốc 88 km/h bằng sức mạnh của chính nó. Sau đó, động cơ chuyển sang chế độ đẩy để xe tăng bay lên.
“Xe tăng bay là cỗ máy mà chúng ta dùng để kết thúc chiến tranh. Việc đối phương biết về sự tồn tại của xe tăng bay sẽ đảm bảo hòa bình tốt hơn tất cả hiệp ước mà con người có thể tạo ra”, ông Christie trả lời tạp chí Modern Machanics năm 1932.
Chiếc xe tăng bay Krylya Tanka là sản phẩm thử nghiệm của quân đội Liên Xô do kỹ sưOleg Antonov phát triển. Ảnh: Wikipedia
Nhưng dự án vấp phải khó khăn về kỹ thuật và chiếc xe tăng chẳng bao giờ cất cánh. Bộ Chiến tranh Mỹ cắt đứt quan hệ với Christie khi ông rao bán bản thiết kế cho Liên Xô. Nhưng những thử nghiệm đầu tiên của phía Liên Xô cũng không khá hơn.
Gizmodo cho hay, khi sỹ quan chỉ huy cao cấp của Liên Xô nghiên cứu vấn đề, họ quyết định chọn giải pháp đơn giản nhất: Thả rơi xe tăng xuống đất. Vấn đề nằm ở chỗ, xe tăng không có dù nên ý tưởng không thành công. Thay vào đó, quân đội Liên Xô buộc xe tăng vào máy bay ném bom TB-3.
Oleg Antonov biến Krylya Tanka thành chiếc tàu lượn. Ảnh: Wikipedia
Năm 1940, kỹ sư Oleg Antonov của Liên Xô nảy ra sáng kiến biến một chiếc xe tăng T-34 với khối lượng 32 tấn thành tàu lượn. Theo ý tưởng của ông, bộ đôi máy bay ANT-20 kéo chiếc xe tăng – mang tên Krylya Tanka – để đưa nó vào lãnh địa của địch. Phía Mỹ khẳng định Krylya Tanka chưa từng cất cánh. Nhưng các tài liệu của Liên Xô cho rằng họ đã thực hiện thành công một chuyến bay duy nhất vào năm 1941 hoặc 1942.
Xuân Yến

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét