Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

CHUYỆN VỤ ÁN 32

(ĐC sưu tầm trên NET)

Lê Văn Thịnh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lê Văn Thịnh
Le Van Thinh.JPG
Tượng Thái sư Lê Văn Thịnh trong đền thờ tại quê nhà (Bắc Ninh). (Bài vị phía sau ghi là Lê Thái sư Đại vương)
Thái sư nhà Lý
Tại vị 1085-1095
Tiền nhiệm Lý Đạo Thành
Trạng nguyên (đầu tiên của Đại Việt)
Thông tin chung
Thụy hiệu Lê Thái sư Đại vương
Sinh ?
thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình,tỉnh Bắc Ninh
Mất ?
Phú Thọ
Tôn giáo Nho giáo
Lê Văn Thịnh (chữ Hán: 黎文盛, ? - ?), là người đỗ đầu trong khoa thi đầu tiên của Nho học Việt Nam, được bổ làm quan, dần trải đến chức Thái sư triều . Năm 1084, ông thành công trong việc bàn nghị về việc cương giới với quan nhà Tống, khiến nước này phải trả lại 6 huyện 3 động   thuộc châu Quảng Nguyên, cho Đại Việt (nay là Việt Nam). Tuy nhiên đến năm 1096 thì ông bị đày rồi mất, sau khi xảy ra "Vụ án hồ Dâm Đàm" (1095).

Tiểu sử

Lê Văn Thịnh là người làng Đông Cửu, quê xã Chi Nhị, tổng Đại Lai, huyện Yên Định, lộ Bắc Giang; nay là thôn Bảo Tháp, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Tháng 2 năm Ất Mão (1075), vua Lý Nhân Tông cho mở khoa thi Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường , Lê Văn Thịnh dự thi và đã đỗ đầu .
Ban đầu, ông được vào hầu vua học, sau trải thăng chức Nội cấp sự, rồi Thị lang bộ binh vào năm Bính Thìn (1076).
Tháng 6 năm Giáp Tý (1084), ông được cử đi đến trại Vĩnh Bình (thuộc Cao Bằng ngày nay) để bàn nghị về việc cương giới với Chánh sứ nhà Tống là Thành Trạc. Sau khi đã "phân giải mọi lẽ", nhà Tống chấp thuận trả lại cho Đại Việt (Việt Nam ngày nay) 6 huyện 3 động  thuộc châu Quảng Nguyên (nay là phần đất ở phía Tây Bắc tỉnh Cao Bằng) mà họ đã chiếm trước đây, và cho thông sứ như cũ. Tiếc của, vì nghe đâu nơi ấy có vàng, người Tống có thơ rằng:
Nhân tham Giao Chỉ tượng
Khướt thất Quảng Nguyên kim
Nghĩa là:
Vì tham voi Giao Chỉ
Bỏ mất vàng Quảng Nguyên .
Theo sử liệu, thì trong dịp này, Lê Văn Thịnh còn được vua Tống ban chức Long đồ các Đãi chế, và sau đó được vua Lý Nhân Tông cất lên làm Thái sư vào năm Ất Sửu (1085).
Cống hiến cho nhà Lý thêm 10 năm thì xảy ra "vụ án hồ Dâm Đàm" vào năm Ất Hợi (1095). Sau đó (1096), ông bị đày đi Thao Giang (thuộc Tam Nông, Vĩnh Phú ngày nay).
Lê Văn Thịnh mất năm nào không rõ.

Vụ án hồ Dâm Đàm

Sách Đại Việt sử lược ra đời vào thời Trần , kể lại vụ án như sau:
"Mùa đông, tháng 11, năm Ất Hợi (1095), nhà vua (Lý Nhân Tông) xem đánh cá ở Diêu Đàm (hay Dâm Đàm, nay là Hồ Tây, Hà Nội). Lúc bấy giờ vua ngự trong một chiếc thuyền nhỏ, thị vệ theo hầu rất ít. Thái sư Lê Văn Thịnh vốn có mưu gian, nhân cơ hội ấy mới dùng ảo thuật làm khói sương nổi thoắt lên bao phủ cả mặt hồ, ban ngày mà tối tăm mù mịt. Một lát, nhà vua nghe tiếng mái chèo sắp đến gần, vua có ý sợ xảy ra tai biến mới lấy cái mác phóng ra. Khói sương theo cái mác mà tan biến đi thì thấy thuyền của Lê Văn Thịnh đã đến gần, với đồ hung khí. Vua sai người bắt giữ Lê Văn Thịnh lại rồi hạ chiếu đem an trí ở miệt Thao Giang. Trước kia, trong nhà Lê văn Thịnh có tên đầy tớ là người Đại lý (tức Vân Nam, Trung Quốc ngày nay), giỏi làm ảo thuật, Lê Văn Thịnh học được phép của nó. Và, đến đây thì làm phản".
Sau đó, sách Đại Việt sử ký toàn thư ra đời vào thời Hậu Lê, kể lại vụ án như sau:
"Mùa xuân, tháng 3, Lê Văn Thịnh mưu làm phản, tha tội chết, an trí ở Thao Giang. Bấy giờ vua (Lý Nhân Tông) ra hồ Dâm Đàm, ngự thuyền nhỏ xem đánh cá. Chợt có mây mù nổi lên, trong đám mù nghe có tiếng thuyền bơi đến, tiếng mái chèo rào rào, vua lấy giáo ném. Chốc lát mây mù tan, thấy trong thuyền có con hổ, mọi người sợ tái mặt, nói: "Việc nguy rồi!". Người đánh cá là Mục Thận  quăng lưới trùm lên con hổ, thì ra là Thái sư Lê Văn Thịnh. Vua nghĩ Thịnh là đại thần có công giúp đỡ, không nỡ giết, đày lên trại đầu Thao Giang. Trước đấy Lê Văn Thịnh có gia nô người nước Đại Lý có phép thuật kỳ lạ, cho nên mượn thuật ấy toan làm chuyện thí nghịch.
So lại, nội dung vụ án khá giống nhau, tuy nhiên về sau rõ ràng có sự thêm thắt (rất hoang đường) khi cho rằng Lê Văn Thịnh đã "hóa hổ" để mưu sát.
Vụ án trên, lâu nay người ta đã bàn nhiều, có người nói vì ông bị nghị kỵ, nên bị hạ bệ ; có người nói ông là nạn nhân bởi "sự xung đột ý thức hệ giữa Phật giáo (Quốc giáo, mà người đứng đầu là Thái hậu Ỷ Lan và vua Lý Nhân Tông) và Nho giáo (mà đứng đầu là ông) v.v...Tuy chưa thống nhất được nguyên nhân, nhưng có một điểm chung là Thái sư Lê Văn Thịnh đã bị hàm oan.
Hiện quê hương của Lê Văn Thịnh, có hai khu di tích lập ra để thờ ông (ở Thuận ThànhGia Bình), và khu lăng mộ của ông cũng đã được trùng tu nhiều lần.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 07:24, ngày 20 tháng 6 năm 2014.

Nỗi oan của vị thái sư mang tội “hóa hổ giết vua”

Lê Văn Thịnh là người được tuyển chọn duy nhất trong khoa thi Minh Kinh bác học thời Lý (năm 1075) để vào triều đình làm thầy dạy cho vua. Đây vừa là vinh dự, vừa là điểm bắt đầu cho nỗi oan mà ông đã phải mang đến cả nghìn năm.

Cho đến bây giờ, khi nỗi oan của ông đã được hậu thế giở lại và trả cho ông những danh vị vốn có thì vẫn còn đó những câu chuyện chẳng bao giờ hết từ vị quan đầu triều nức tiếng tài cao đức trọng này.
Đền thờ thái sư Lê Văn Thịnh nằm ở thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Từ khi phát tích bức tượng rồng miệng cắn thân, chân xé mình cho đến nay, khu đền thờ trở thành nơi tri ân của thế hệ con cháu cụ từ khắp mọi miền Tổ quốc. Thậm chí, có những người đã cất công đi từ thành phố Hồ Chí Minh về miền Kinh Bắc chỉ để được tận mắt mục sở thị bức tượng đầy vẻ oan khiên, để cảm thấu với nỗi oan gần một thế kỷ của vị thái sư đầu triều Lý: Lê Văn Thịnh.

Tượng thờ của Thái sư Lê Văn Thịnh tại Bắc Ninh
Nỗi oan "hóa hổ giết vua"
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lê Văn Thịnh sinh năm Canh Dần (1050) tại thôn Bảo Tháp (hay còn gọi là thôn Gủ Tháp), xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, Bắc Ninh. Từ nhỏ, Lê Văn Thịnh đã nổi tiếng thông minh hiếu học. Năm 1075, nhà Lý (thời vua Lý Nhân Tông) mở khoa thi Minh Kinh bác học đầu tiên. Lê Văn Thịnh đã đỗ đầu và sau này được tôn làm Trạng nguyên khai khoa. Sau đó ông được bổ nhiệm chức Tả thị lang Bộ binh, kiêm việc dạy vua học.
Năm 1084, ông được vua cử đi trại Vĩnh Bình thuộc biên giới Việt - Trung để đàm phán việc cương giới với nhà Tống. Với tài năng ngoại giao xuất sắc, Lê Văn Thịnh đã không hề biện bác hay tranh luận gay gắt mà chỉ lựa lời uốn nắn, giảng giải rằng: "Bồi thần này không dám tranh chấp"... Vua Tống nghe thông suốt đã không những không bắt phạt mà còn ban chiếu cho Lê Văn Thịnh là biết theo ý kính thuận và trả cho ta 6 huyện 3 động mà họ đã chiếm đóng.
Với những công lao to lớn đóng góp cho triều đình, năm 1085, Lê Văn Thịnh được vua Lý Nhân Tông thăng chức cao nhất là Thái sư. Như vậy, chỉ trong vòng mười năm xông pha chốn quan trường, Lê Văn Thịnh đã trở thành vị Thái sư đầu triều, một vị trí không phải ai cũng có được nhanh chóng như vậy. Tuy nhiên, "chữ tài liền với chữ tai một vần", Lê Văn Thịnh không tránh được thói đời bị người ghen kẻ ghét. Chính điều đó đã kéo ông vướng vào một nỗi oan khiên kéo dài gần một nghìn năm.
Về vụ án Lê Văn Thịnh “hóa hổ giết vua” tại hồ Dâm Đàm (Hồ Tây, Hà Nội ngày nay), sách Đại Việt sử ký toàn thư có đoạn chép: Bính Tý (1096): Mùa xuân, tháng 3, Lê Văn Thịnh mưu làm phản, tha tội chết, an trí ở Thao Giang (Tam Nông, Phú Thọ). Bấy giờ, vua ra hồ Dâm Đàm, ngự trên thuyền nhỏ xem đánh cá, chợt có mây mù nổi lên. Trong đám mây mù nghe có tiếng thuyền bơi đến, tiếng mái chèo kêu rào rào, vua lấy giáo ném vào. Chốc lát mây mù tan, thấy trong thuyền có con hổ, mọi người tái mặt, nói: "Việc nguy rồi".
Người đánh cá là Mục Thận quăng lưới trùm lên con hổ, thì ra lại là Thái sư Lê Văn Thịnh. Vua nghĩ Lê Văn Thịnh là đại thần có công, không nỡ giết, đày lên trại đầu Thao Giang. Vua thưởng cho Mục Thận quan chức và tiền của, lại cho đất ở Tây Hồ làm thực ấp. Trước đấy, Lê Văn Thịnh có gia nô người nước Đại Lý có phép thuật kỳ lạ, cho nên mượn thuật ấy toan làm chuyện thí nghịch?
Sau này, trong một thời gian rất dài (thời Lý, Trần), mặc nhiên không có một sách sử nào chép lại về sự việc Trạng nguyên, Thái sư Lê Văn Thịnh làm phản giết vua. Theo đó, người ta cũng không đi tìm nguyên nhân xảy ra chuyện tày đình: Một vị quan tài trí đầu triều hóa hổ giết vua giữa thanh thiên bạch nhật với rất nhiều quân lính theo hầu. Sau khi mãn hạn đi đày, ông tìm về quê hương. Trong lúc hơi tàn sức kiệt, ông đã trút hơi thở cuối cùng tại Đình Tổ (Thuận Thành, Bắc Ninh). Người dân Đình Tổ cảm cái công lao to lớn của ông với nước với dân nên đã chôn cất thi hài ông và tôn ông làm Thành hoàng làng.
Hậu thế tri ân
Người viết tìm về đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh vào một chiều nhạt nắng với mong muốn thắp một nén hương thơm cho người tài cao trí lớn nhưng đã chịu nhiều oan ức. Và cũng để thỏa trí tò mò, tôi muốn tận mắt chiêm ngưỡng bức tượng rồng miệng cắn thân, chân xé mình gắn với nỗi hàm oan của ông - một bức tượng có nhiều giá trị nghệ thuật điêu khắc. Đang mải mê ngắm tượng, một đoàn bốn người nói cái giọng miền Nam làm tôi chú ý.

Lăng mộ Thái sư Lê Văn Thịnh
Bà Nguyễn Sơn Bình, một người trong đoàn, nguyên là cán bộ Sở Nội vụ thành phố Hồ Chí Minh cho tôi biết rằng, hồi đầu năm bà có được một người bạn ở Bắc Ninh dẫn về thăm đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh và chiêm ngưỡng bức tượng rồng kỳ lạ. Bà thấy rất xúc động và thú vị. Là một người rất thích tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, bà cũng được biết về nỗi oan của vị quan đầu triều nhà Lý khá lâu. Khi về Bảo Tháp, bà Bình vừa thấy khâm phục người xưa đã khéo léo minh oan bằng nghệ thuật, lại vừa cảm rõ hơn nỗi đau của một con người đã chịu nhiều oan ức suốt mấy trăm năm. Đây là lần thứ hai bà đặt chân về đây. Lần này, bà dẫn vợ chồng người bạn thân về với miền đất giàu truyền thống văn hóa lịch sử này để bạn cũng có được những cảm nhận giống bà: Vừa ngưỡng mộ lại vừa tự hào.
Ông Nguyễn Đức Đam, người đã có hơn hai mươi năm đèn nến trông coi ở Đền cho biết thêm: "Hàng năm, có rất nhiều du khách bốn phương về đây để thắp hương cho cụ Trạng và để được tận mắt nhìn thấu nỗi oan khiên đã kéo dài cả ngàn năm. Có những câu chuyện rất cảm động và kỳ lạ”.
Vụ án oan có căn nguyên từ “xung đột ý thức hệ”?
Về vụ án trên, lâu nay người ta đã bàn nhiều, cũng có luận điểm nói, vì ông bị nghị kỵ, nên bị hạ bệ; có người nói ông là nạn nhân bởi "sự xung đột ý thức hệ” giữa Phật giáo (thời đó là Quốc giáo, mà người đứng đầu là Thái hậu ỷ Lan, tên thật Lê Thị Yến (tức Lê Khiết Nương hoặc Lê Thị Khiết) cùng vua Lý Nhân Tông) và Nho giáo (người đứng đầu là Thái sư Lê Văn Thịnh)...Tuy chưa thống nhất được nguyên nhân, nhưng có một điểm chung là Thái sư Lê Văn Thịnh đã bị hàm oan.
Ông kể: Hồi đầu tháng 12/2011, có một đoàn khách rất đông từ Hà Nội về đây. Bình thường thì ai đến đây cũng đều qua hỏi ông về bức tượng rồng. Nhưng đoàn khách này thì rất lạ. Họ đến và mang theo một lá cờ thêu 3 chữ: “Thiên Địa Nhân”. Họ không vào gặp ông như những người khách khác đến Đền thường làm. Bốn người phụ nữ ở độ tuổi trung niên cầm bốn góc lá cờ tiến thẳng vào nơi đặt tượng rồng vái lạy và tìm cách treo lá cờ lên chính diện đền thờ.
Khi treo cờ xong xuôi, một trong số bốn người phụ nữ đó mới ra thưa với ông Đam rằng, cách đây khoảng một tuần, bà nằm mơ thấy có người về báo mộng phải mang lá cờ thêu ba chữ này về vùng đất Thiên Thai. (Ý là con người sống luôn có trời đất chứng giám cho những việc làm của mình. Nỗi oan khuất dù kéo dài đến cả nghìn năm nhưng có đất trời chứng thực nên vẫn được giải oan). Bà tỉnh dậy bàng hoàng vì bà chưa từng biết về vùng đất này.
Bà đem chuyện lạ kể với mọi người. Sau đó được một người quen nói cho biết về Đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh, một danh nhân lịch sử bị gắn với nghi án “hóa hổ giết vua”, hiện nay đang nằm dưới chân dãy núi Thiên Thai. Bà mới bảo con cháu đi sắm cờ, sắp lễ về đây dâng lên Cụ Trạng chỉ để tri ân với một con người đã âm thầm nén chịu nỗi oan đến cả nghìn năm. Bà nhất định không cho biết tên tuổi địa chỉ để lưu vào danh sách công đức với Đền. Bà nói rằng: "Tôi là hậu duệ của cụ (họ Lê). Tôi chỉ muốn làm được một điều gì đó như là để tri ân với một người đã làm rạng danh cho dòng họ dù bị hàm oan cả nghìn năm".
Dương Thu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét