TIẾU LÂM KIM CỔ 88
(ĐC sưu tầm trên NET)
Những hoạt động của “tà đạo” này không nằm ngoài mục đích cá nhân, thế nhưng không phải ai cũng biết và có thái độ cảnh giác
Chữa ung thư bằng… nước lã
Chuyện xuất xứ của tà đạo “Tâm linh Hồ Chí Minh” cũng chẳng khác mấy so
với nhiều tà đạo khác trong thời gian vừa qua. Nó bắt nguồn từ sự khác
thường của một người đàn bà chuyên nghề… làm ruộng ở thôn Bài Lâm Hạ, xã
Hồng Quang, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) cách đây mấy
năm.
Sự thật về một tà đạo
Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn thành phố Vinh
đã có trên 50 người tham gia trong đó có cả đảng viên, số có hoàn cảnh
ốm đau, bệnh tật; số có con cái nghiện ma túy, đi tù…
Gần đây, nhiều bạn đọc thắc mắc về
hoạt động của bà Nguyễn Thị Điền liên quan đến "đạo Tâm linh Hồ Chí
Minh". Chúng tôi dẫn lại bài viết đã đăng trên Báo Công an Nghệ An để
độc giả có thêm thông tin tham khảo.
Tự lập bàn thờ, viết các nội dung in thành sách, tổ chức làm lễ và chữa
bệnh tại nhà bằng cách cho người bệnh uống nước lã, những người trong
nhóm tự xưng là theo đạo “Tâm linh Hồ Chí Minh” còn vẽ ra nhiều chiêu
bài mê hoặc, thần thánh hóa lãnh tụ để lôi kéo người dân tham gia.Những hoạt động của “tà đạo” này không nằm ngoài mục đích cá nhân, thế nhưng không phải ai cũng biết và có thái độ cảnh giác
Chữa ung thư bằng… nước lã
Năm 2000, bà Nguyễn Thị Điền (SN 1960), trú tại địa chỉ trên bị ốm
nặng. Đến năm 2001, bà Điền tự dưng khỏi bệnh và sau đó có những biểu
hiện không bình thường. Bà ta không ra đồng làm ruộng như trước đây nữa
mà chuyển qua ngồi viết sách. Cái thứ sách mà bà Điền viết cũng rất khác
thường như: Bàn thờ người Đại Việt; Đại pháp cầu an; Đại pháp đoàn
tràng tu gia; Bác Hồ 79 điều mơ ước; Luật công phép nước. Luật trời -
thời thế…
Sau khi viết sách, người đàn bà này lập bàn thờ Bác Hồ, tổ chức làm
lễ rồi chuyển sang nghề chữa bệnh tại nhà. Bên cạnh đó, bà ta cho xây
dựng trong nhà một cơ sở thờ tự gọi là “Điện thờ Hoàng Thiên Long”. Để
thờ cúng, bà Điền cho đặt tượng Bác, treo cờ Đảng, cờ Tổ quốc và một bát
hương.
Trên cửa điện ghi dòng chữ “Nối dòng Âu Lạc nhà nòi, Thiên trao
ngọc hạnh sáng soi kế đời”. Ngay sau khi lập điện thờ, bà Điền đã tuyên
truyền rằng Bác Hồ ngự tại “Điện thờ Hoàng Thiên Long” và truyền cho bà
ta viết kinh sách cứu nhân độ thế cho trần giới đồng thời tự nhận mình
là “Nữ thần giao liên và lương y chữa bệnh bằng tâm linh”.
Ngoài ra, bà ta còn rêu rao “Điện thờ Hoàng Thiên Long” là kho
thuốc tiên, còn “Đại Sơn Lâm” (con rể bà Điền ở Thượng Tiến, Kim Bôi,
Hòa Bình) là tổng kho nước Thánh.
Cách chữa bệnh của bà Điền thì vô cùng đơn giản: bà ta để 3 chén
nước lã lên bàn thờ thắp hương rồi cho người bệnh uống. Với cách chữa
đó, bà Điền dám tuyên bố sẽ chữa được hết tất cả các loại bệnh, kể cả
bệnh nan y như ung thư. Từ thông tin trên, chỉ ít lâu sau, nhà bà Điền
đã chật kín người từ khắp nơi đổ về để chữa bệnh và tham gia vào tà đạo
“Tâm linh Hồ Chí Minh”.
Vì vậy, ngoài giờ chữa bệnh, bà Điền đã tự in sách, sao đĩa VCD và
sử dụng nhiều phương tiện khác để lôi kéo nhiều đối tượng tham gia, từ
đó lập ra cái gọi là “Hội đồng tu gia” để điều hành lễ nghi, thu tiền
bất chính. Số người đến đây muốn chữa bệnh trước hết phải “quy”.
Chân dung Nguyễn Thị Điền
Một khi đã quy thì coi như đã trở thành đệ tử của bà Điền. Để được
“quy”, mỗi người phải đóng cho bà Điền 600.000 đồng gọi là kinh phí để
xây dựng điện thờ và hoa quả, lễ lạt. Từ khi xuất hiện tà đạo “Tâm linh
Hồ Chí Minh”, Công an huyện Ứng Hòa phối hợp với chính quyền xã Hồng
Quang đã nhiều lần đến kiểm tra, gọi hỏi, lập biên bản làm việc với
những hành vi của bà Điền trong việc truyền đạo, in ấn, phát tán tài
liệu; chữa bệnh không có căn cứ và vi phạm các quy định của Nhà nước về
đăng ký tạm trú.
Những lần bị lập biên bản, gọi hỏi, bà Điền đều nhất quyết rằng
mình không mê tín dị đoan mà chỉ làm việc thiện theo “sự chỉ bảo của Bác
bằng tâm linh” để giúp đỡ mọi người nên không vi phạm pháp luật. Bên
cạnh việc xử lý vi phạm đối với bà Điền, ở các xã có người theo tà đạo
này, chính quyền cũng đã tuyên truyền trên loa truyền thanh, các tổ chức
đoàn thể của địa phương cũng tới từng nhà vận động từng người không
tham gia tà đạo này, qua đó nhiều người đã nhận thức được hoạt động mê
tín dị đoan của bà Điền và từ bỏ. Tuy nhiên, cũng không ít kẻ vẫn một
mực sùng bái tà đạo này, thậm chí còn có hướng phát triển đạo này ở địa
phương mình đang sinh sống.
Lợi dụng danh nghĩa lãnh tụ để hoạt động mê tín dị đoan
Bắt đầu từ năm 2007, tà đạo “Tâm linh Hồ Chí Minh” được du nhập về
TP Vinh thông qua bà Phạm Thị Thuận, trú tại khối 1 phường Trung Đô. Bà
Thuận bị bệnh hiểm nghèo (ung thư đại tràng), nghe nhiều người rỉ tai về
cách chữa bệnh của bà Điền ở Hà Tây nên cùng cháu ruột của mình là Trần
Thị Thủy ở Nam Định tìm đến địa chỉ của bà Điền.
Tại đây, sau khi bị mê hoặc bởi những kinh sách cao siêu và những
lời dụ dỗ mang đậm tính chất mê tín dị đoan, bà Thuận đã về Vinh lôi kéo
một số công dân của phường Trung Đô tham gia vào tà đạo này. Và từ đây,
như một làn gió độc, nhiều người dân ở các phường, xã khác nhau trên
địa bàn thành phố đã đi theo, gây nên dư luận xấu và làm ảnh hưởng không
nhỏ đến tình hình an ninh trật tự của địa phương.
Tài liệu in ấn phát cho những người nhẹ dạ, cả tin
Điển hình là ngày 17/11/2010, một số phần tử do bà Hoàng Thị Ngự
(70 tuổi), Phạm Thị Thuận (45 tuổi); Lê Thị Long (43 tuổi) và Trần Thị
Lộc (48 tuổi) cùng ở khối 11 phường Trung Đô - TP Vinh đã tổ chức trang
trí kết hoa trên 4 chiếc xe trượt patanh, xung quanh xe gắn 8 lá cờ hình
tam giác, mỗi bên 4 lá cờ in chữ “đoàn kết đại đoàn kết, thành công đại
thành công”.
Phía trên lồng hoa có viết các dòng chữ gắn ở mỗi cánh hoa nội dung
“tình vợ chồng; tình láng giềng, tình anh em…” và để 9 thùng tôn cao 90
cm, có nắp khóa làm hòm công đức, mỗi hộp có 2 chữ khi xếp thành hàng
có nội dung “nước sông công lính, có lính cụ Hồ” và “giải phóng thủ đô
có hũ gạo tiết kiệm”.
Chiều ngày 18/11, nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập MTTQ, số này
đã tụ tập được khoảng 50 người, chủ yếu là người ở phường Trung Đô, Lê
Lợi, Trường Thi, Bến Thủy đi ra Quảng trường Hồ Chí Minh, sau đó về tổ
chức quyên góp tiền để ủng hộ xây dựng hội quán.
Thời gian gần đây, Lê Thị Long còn ra tận “Điện Hoàng Thiên Long”
của bà Điền đưa về 30 bát hương, 30 cặp câu đối có dòng chữ “Duy nhất
trong nhà kính tổ tiên; tam viên kỳ hội nay đã đến” và tuyên truyền ai
có nhu cầu thờ tự thực hiện theo điện Hoàng Thiên Long thì đưa 300.000
đồng mua sắm đồ thờ với hình thức thờ tự giữa bàn thờ là ảnh Bác Hồ,
phía trên hai bên là cờ đỏ sao vàng và cờ búa liềm, hai bên hai câu đối,
giữa bàn thờ một bát hương và hướng dẫn nếu ai bị bệnh tật hàng ngày
thắp hương và uống 3 chén nước lã rồi đọc kinh đại pháp đoàn tràng tu,
xong uống nước trong 3 chén và cứ làm như vậy liên tục thì sẽ khỏi bệnh.
Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn thành phố Vinh đã có trên 50
người tham gia trong đó có cả đảng viên, số có hoàn cảnh ốm đau, bệnh
tật; số có con cái nghiện ma túy, đi tù…
Trước tình hình đó, Công an TP Vinh đã chủ động tham mưu cho các
lực lượng chức năng ở cơ sở có đối tượng theo nhóm tà đạo này tiến hành
lập biên bản vi phạm của các đối tượng, thu giữ các tài liệu, phương
tiện thờ cúng đồng thời vận động nhân dân không nên tham gia vào những
tổ chức hoạt động mê tín dị đoan này.
Bên cạnh đó, Công an TP Vinh cũng đã đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo
chính quyền địa phương, các ngành liên quan trên địa bàn toàn tỉnh kịp
thời có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh xử lý hành vi của các đối tượng
theo nhóm tà đạo và lợi dụng tín ngưỡng để vi phạm pháp luật, lừa gạt
người dân thu tiền bất chính đồng thời kiến nghị Sở Y tế sớm có văn bản
nghiêm cấm hành vi chữa bệnh như hành vi của bà Nguyễn Thị Điền để có cơ
sở kiểm tra, phát hiện, xử lý.
Đây thực chất là việc lợi dụng điểm yếu về tâm lý của người dân để thực
hiện các hành vi mê tín dị đoan, chữa bệnh nhảm nhí để trục lợi cá nhân.
Vẫn biết, việc thờ cúng Bác Hồ hay một danh nhân của dân tộc là không
ai cấm, thậm chí còn được khuyến khích, thế nhưng việc thờ cúng phải
thật sự tôn nghiêm và đúng đắn.
Việc tà đạo này lấy danh nghĩa thờ cúng Chủ tịch Hồ Chí Minh để
hoạt động mê tín là điều rất đáng phải lên án và dẹp bỏ. Thiết nghĩ, mỗi
một người dân cần nhận thức rõ điều này để không bị dụ dỗ, lôi kéo, đi
theo những tà đạo hoạt động không đúng đắn để rồi vi phạm pháp luật.
Đạo Hồ
A- Đạo Hồ
Đạo Hồ (hay Đạo Bác Hồ) dường như có khái niệm từ năm 2005, tồn tại và
tìm cách phát triển hơn sau những phản ứng “đưa cao đánh khẻ” của giới
chức cầm quyền địa phương, do bà Nguyễn Thị Điền --sau lầu bạo bệnh thập
tử nhất sinh-- chủ xướng tại thôn Bài Lâm Hạ, xã Hồng Quang, Huyện Ứng
Hòa, Hà Nội với ngôi nhà 3 tầng mới, sang trọng được gọi là Điện Hoàng
Thiên Long.
Hiện nay “bộ sách Kinh Thiên và kho sách Văn Thiên do Thiên Linh ứng
giáng đến nay đã có 50 tập Văn Thiên và còn tiếp nữa vì linh giáng ‘Biển
Đông hết nước thì Trời mới hết linh, Trời hết linh thì đầu Điền mới hết
chữ.’ ” [theo như nguyên văn: sic] vì đó, theo như bà Điền, là “kho báu
Thiên Trao Ngọc Hạp,” là “kho lưu trữ Văn Lang,” và là “kho dược Nam
cứu thế” được linh ứng viết ra từ “Thượng Đế Hồ Chí Minh,” kiêm “Đức Hồ
Ngọc Phật.”
(“Thầy” Điền, vị giáo chủ, đang thuyết giảng về “Đức Ngọc Đế
Hồ Chí Minh,” hay “Đức Hồ Ngọc Phật” nơi điện thờ phụ ở nhà mình)
1- Công trình Hoàng Thiên Long:
Hoàng Thiên Long là uy xưng của Đạo Hồ, cũng là “trung ương” lãnh đạo
theo chủ trương “hướng đi cách mạng” của bổn giáo như trong đoạn thơ nơi
phần giới thiệu:
“Ai đi chiến dịch tâm linh
Dép cao su áo vải -
Hồ Chí Minh theo Ngài
Hồ Chí Minh -
Là vừng sao thiên tử thiên tài
Tâm linh cách mang
Thiên khai mở lời.” [sic với màu đỏ sậm được thêm vào]
Nó bao gồm 3 địa điểm khác nhau, với 3 căn nhà cao tầng mới mẻ cho 3 lầu-điện-thờ:
- Lầu-điện-thờ 1: tại thôn Bài Lâm Hạ, xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa, thủ
đô Hà Nội, nơi ngụ của giáo chủ Điền, được gọi là Hoàng Thiên Long:
“Tòa Thiên” với điện thờ chính gồm 7 tầng.
(Bên ngoài Hoàng Thiên Long: “Tòa Thiên”)
(Bên trong là cung thờ 7-tầng “Tòa Thiên” với bức tượng đứng “Ngọc Phật Hồ”)
- Lầu-điện-thờ 2: tại xóm Bái Rồng, xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi, tỉnh
Hòa Bình, được gọi là Đại Sơn Lâm: “Tòa Âm” với điện thờ chính gồm 3
tầng.
(Bên ngoài Đại Sơn Lâm: “Tòa Âm”)
(Bên trong là cung thờ 3-tầng “Tòa Âm” cũng với bức tượng đứng “Ngọc Phật Hồ”)
- Lầu-điện-thờ 3: tại thôn Phú Dư, xã Hồng Quang, huyện Ứng hòa, thủ đô
Hà Nội, được gọi là Đại Phúc Phúc: “Tòa Nhân Thiện” với điện thờ chính
gồm 3 tầng.
(Bên ngoài Đại Phúc Phúc: “Tòa Nhân Thiện”)
(Cung thờ 3-tầng “Tòa Nhân Thiện” với bức tượng bán thân “Ngọc Phật Hồ”)
2- “Cương lĩnh Cách mạng” của Đạo Hồ:
Trong mục đích “hướng đi cách mạng” quốc giáo cho toàn thể “nhân dân”
Việt Nam thuộc phần tử đảng viên hay không đảng viên, đàn ông hay không
phải đàn ông, đàn bà hay không phải đàn bà, đến thanh niên thanh nữ, hay
thanh niên-nữ hoặc thanh nữ-niên, lẫn thiếu nhi, ấu nhi, và... trùng
nhi (mới được thụ thai), bắt đầu từ nước “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam, Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc” và hy vọng sẽ lan xa khắp năm châu bốn
biển vạn vạn sông... bé nơi những cộng động người Việt tha hương trốn
chạy, cầu thực lao động, và mang tâm linh “bơ vơ, thất thỉu, tàn tạ”
--không khác gì ma đói-- nên Đạo Hồ ra đời với “cương lĩnh cách mạng”
như sau:
“Cách mạng quốc gia âm mở lời là trời khai địa, vậy nói đến âm là nói đến sắc linh, màsắc linh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là ví tựa như cả thiên đình tổng thể ví cả như năm châu bốn bể.
Tụng kinh là để mục đích thu phục tất các linh hồn quy về một hướng, để giải nghiệp án chướng. Mà các kiếp trước vẫn bám theo. Nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo và xóa gieo neo vận hạn, xóa đi bao tai nạn của hòn đạn mũi tên. Đưa cuộc sống vững và bền, đó là nền tảng của tương lai.
Muốn có được điều đó đều phải do phép Ngài mở đề tài rồi mới sáng.” [sic]
Và sự “kiên định” được đặt trên nền tảng... lún dẹp dưới sức nặng thiên
cân của “Tư tưởng Hồ Chí Minh” trong mọi mặt mà trong đó cho thấy rằng:
-- không chấp nhận bất kỳ lối tín ngưỡng nào mang hình thức ngoại lai
như Phật giáo (thờ cúng Đức Phật Thích Ca của Ấn Độ, mang hình thức
Trung Hoa, viết tiếng Tàu, tiếng Nôm --tít quắn khó hiểu) hay Công giáo
(thờ Chúa Giê-Su Do Thái, mang hình thức Tây phương, nhiều danh từ tây-u
--đọc méo miệng, hết cả hơi).
-- không tán đồng việc ăn chay vì thân xát con người là thể chất (vã lại
Bác Hồ cũng ăn mặn như đại đa số nhân dân Việt Nam và nhất là trong văn
hóa ẩm thực Việt Nam mà đặc biệt là miền Bắc, Trung không thể thiếu món
“thịt chó” mà Bác Hồ cũng khoái khẩu mặc dù trong bài viết trên trang
tuoitrẻ về “Giáo sư Mỹ xin lỗi về bài viết sai sót về Việt Nam”
khi ông Giáo sư Joel Brinkley của trường Đại học Standford, Hoa Kỳ
“dám” phê phán về cái văn hóa ẩm thực đó đến nổi ông ta đã thốt lên một
cách mĩa mai và khéo léo rằng: “Tôi sẽ viết rằng người Việt Nam cường tráng hơn người dân các quốc gia láng giềng vốn chỉ ăn cơm chứ không có nhiều thứ khác trong khẩu phần của họ.”)
(Đây
là cảnh bán thịt chó dọc một con đường nào đó ở miền Bắc Việt Nam, tuy
thế dân Việt Nam vẫn bất bình dữ dội và không nhìn nhận là “món ăn khoái
khẩu” trong khi tiệm quán thịt chó tràn lan từ Bắc chí Nam sau 1975)
Và với chủ trương là:
“Con đường Tu gia theo tâm linh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã minh chứng “chữa bệnh không dùng thuốc, cứu quốc không dùng gươm” theo linh giáng.” [sic]
Tất cả nạn nghiệp, bệnh tật, thậm chí bệnh ung thư, hay bất cứ bệnh nào mà bệnh viện chê, đều có thể trị được “chỉ
bằng 3 chén nước trắng (nước đã đun sôi, không dùng nước lã)” [sic] mà
qua đó vì nhờ “hàng ngày kính dâng trước ban thờ rồi nguyện, niệm kinh
tại gia là đã được yểm sắc tố của Thiên Linh, linh hồn các liệt sĩ đã tán luyện thành thuốc dược để chữa bệnh, cứu mệnh.” [sic]
3- Cách thờ tự:
Đạo Hồ cho rằng cách thờ tự cần phải thay đổi hết (theo đúng theo tôn
chỉ là “hướng đi cách mạnh”), phải đúng y theo cách gọi là “Bàn thờ
người Đại Việt” gồm có như sau:
a- ảnh hoặc tượng Bác Hồ.
b- cờ đảng (hình búa liềm) và cờ tổ quốc (nền đỏ sao vàng).
c- một lư hương duy nhất
Vì “chúng ta đã hướng theo Hoàng Thiên Long đều phải nghiêm trang thờ cờ Tổ Quốc, ảnh Bác Hồ và tôn thờ đường lối của đảng Cộng Sản Việt Nam.
Phải thờ chính ngôi chính giữa vậy đã là chính tâm - chính giác - chính
nghĩa và cũng là chính đường thì còn gì phải băn khoăn lo lắng.” [sic]
Và vì “Bác dạy muôn dân Việt Nam:
‘Việt Nam sách sử sử Thiên ta
Có gốc tại sao lại theo tà
Bỏ gốc Tổ Tiên bỏ đạo nhà
Đạo nhà không kính kính người ta’ ” [sic]
Có nghĩa là “nhân dân” Việt Nam chỉ nên thờ Bác Hồ, “Thượng Đế Hồ Chí
Minh” kiêm “Đức Ngọc Phật Hồ” thì cần gì phải thờ người ngoại quốc nào
(có thể hiểu là ngay cả Thiên tử Mao Chủ tịch, hay 3 ông già râu xồm xàm
(Marx--Lenin--Angels)).
(Bàn thờ Người Đại Việt tiêu biểu trong mỗi gia đình)
4_ Kinh thơ:
Giáo chủ Điền là người được cho là viết kinh thơ theo linh ứng mà Bác Hồ
truyền xuống qua tâm linh, nên gần như mỗi lời nói hay viết ra phần lớn
cũng mang “âm” hưởng kinh thơ. Một dòng thơ dường như không bao giờ cạn
--theo như “Thầy Điền” cho biết. Đôi khi là loại thơ lục bát, thí dụ:
Thờ Bác - Quỷ quái tự lui
Thấy cờ Tổ quốc - Quỷ lùi vùi sâu
....
Đến ngày luật pháp đổi thay
Phải là ăn mặn - Tâm chay thật lòng [sic]
Hoặc loại lục bát... xà bần (chiêm vào những câu 9-, 10-, hoặc 11-chữ hay những câu 4-, 5-chữ):
Thuốc thần bổ hạ cử phân
Mang đi thiên hạ cứu dân đồng bào.
Không vì thành tích phong trào
Không thiếu trách nhiệm - ào ào thu quân.
....
Nay mai ta báo rất gần
Có nước giếng Thần - Cần cấp cho ngay
Cho nên bệnh trọng -
Bệnh viện trả về - Ta lại cứu nguy.
Ta cứu thì buộc - Dân phải quy,
Chứ đã mang bệnh - Còn tùy đợi ai? [sic]
Hoặc là loại thơ... không thuộc thể nào ngoại trừ một cước vận liên tục từng câu không cần số chữ:
Chém cha loài quỷ - Sống cạn nông.
Chữ hám chữ ham bỏ tổ tông
Cho nên cuối cuộc - Bị mất công
Đánh vậy biết sao? Lộn cầu vồng.
Hóa ra sinh mệnh lốt tiểu đồng
Vì thế cho nên lột tồng ngồng.
Bé tý tì teo - Thích thổi phồng
.....
Quá lửa mỡ khô – Cá hóa sành
Vậy ai đoán được thì nhanh nhanh
Lên dốc gió to đừng bóp phanh
Dốc thẳm vực sâu – chớ có nghoành
Tin không? Thời tiết xuống đành hoành
Hoặc là loại thơ “sớ tấu quân” như:
Tâm vui – nhất độ
Xin yên phần mộ
Thượng lộ – nhân quyền
Nay phép bí huyền
Lời tuyên … thay pháp
Thiên Long ngọn tháp
Ấm áp tình người
Cúc nở – sen cười
Linh mười – pháp nguyện
Hoặc loại thơ 5 chữ với cước vận liên tục:
Đúng không giờ điểm chốt
Sắc hạ cốt độ bền - Vững móng địa rộng nền
Gọi tận tên càng rõ - Điền chỉ là thằng mõ
Triển vệ võ thuật cao - 0 giờ đã bàn giao
Nén nhận trao sắc yểm [sic]
Nói chung, kinh thơ hầu như là thể thơ... xà bần, nghĩ sao viết vậy,
“cảm linh” hứng sao thì vậy. Không hẵn là loại thơ tự do hay thơ văn
xuôi. Có thể xem là loại thơ theo kiểu... “cách mạng” mà chỉ có những
người “có tầm, có tâm” cách mạng, trong tư tưởng tuyệt đối “vô sản” mới
có thể “cảm ứng” thành thơ được. Tuy nhiên, nhờ có Bác và Đảng, giáo chủ
Điền và những thành viên đắc lực trở thành “hữu sản” đồ sộ nhưng vẫn
không bao giờ thiếu cái “cái tầm, cái tâm vô sản.”
(Một cảnh trong buổi đọc kinh của Đạo Hồ trong ngày đúc tượng “Thượng Đế Hồ Chí Minh”)
5- Câu lạc bộ thơ Vân Sơn:
Là một hoạt động song song sau nầy với Đạo Hồ, nó cũng bao gồm số thành
viên của Đạo Hồ, nhưng mang tính chất thơ văn đơn thuần hơn nhằm mục
đích ca tụng Bác Hồ như là một thứ gia vị thêm cho Đạo Hồ. Cũng thế, nó
bao gồm những đảng viên tại chức và về hưu
CẦN NGĂN CHẶN TÀ ĐẠO "HOÀNG THIÊN LONG" - TÀ ĐẠO BÔI NHỌ HÌNH ẢNH BÁC HỒ
Tác giả: Mõ Làng viết lúc 25/11/2013 | 25.11.13
Kỳ 3
Lời dẫn:
Thực tế cho thấy, “đạo Hoàng Thiên Long” hay còn gọi “đạo Tâm linh Hồ
Chí Minh”, "đạo Bác Hồ” do Nguyễn Thị Điền lập ra ở xã Hồng Quang, huyện
Ứng Hòa (Hà Nội) là một tà đạo, đang hoạt động trái pháp luật. Bản chất
của tà đạo này là lợi dụng uy tín lãnh tụ làm vỏ bọc để lôi kéo người
dân, nhất là những người có hoàn cảnh éo le, bệnh tật nhằm trục lợi cho
“giáo chủ” và các cộng sự. Hoạt động của tà đạo này không chỉ trái với
đạo lý người Việt Nam mà còn trái với chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước.
Chúng tôi
ủng hộ biện pháp hành chính kiên quyết, đúng pháp luật của chính quyền
huyện Kim Bôi (tỉnh Hòa Bình) đã đóng cửa một trong 3 cơ sở truyền đạo
trái phép của "giáo chủ" Điền đặt tạithôn Bãi Rồng, xã Thượng Tiến,
huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình là một dinh cơ 3 tầng hiện đại rộng hàng
nghìn m2 và đặt tên gọi "Kho thuốc thần Đại Sơn Lâm".
Cùng với
đó, chúng tôi muốn nêu câu hỏi với chính quyền huyện Ứng Hòa, Hà Nội:
Tại sao huyện Kim Bôi làm được còn các vị cứ loay hoay và để tà đạo này
hoành hành suốt hơn 10 năm nay?
Nhiều
người đặt câu hỏi, điều gì khiến một người phụ nữ làm ruộng, từng kinh
doanh buôn bán nhì nhằng lại có thể tạo ra một tà đạo có sức lan khá
nhanh trên địa bàn cả nước, làm mê hoặc không ít người dân thuộc nhiều
thành phần xã hội đến thế?
Để làm rõ về vấn đề này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết 5 kỳ của các nhà báo, báo Nghệ An mới đăng gần đây...
"Giáo chủ" Nguyễn Thị Điền tại ngôi điện thờ mang tên Hoàng Thiên Long
(Baonghean)
- Chứng kiến những điện thờ trang hoàng lộng lẫy, người dân đi lại, ăn
uống khổ sở để dành tiền bỏ phong bì lễ tạ, cùng sự bức xúc của cán bộ,
người dân sống xung quanh khu vực điện Hoàng Thiên Long mới thấy việc
Nguyễn Thị Điền đang lợi dụng lòng kính yêu lãnh tụ của người dân để
trục lợi như thế nào...
Ở
xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa, hiện nay "thầy" Điền đã xây cất hai điện
thờ. Điện “Hoàng Thiên Long” ở thôn Bài Lâm Hạ và điện “Đại Phúc Phúc” ở
thôn Phú Dư. Cả hai điện thờ được xây cất hoành tráng 3 - 4 tầng trên
diện tích hàng ngàn m2. Chưa hết, ở thôn Bãi Rồng, xã Thượng Tiến, huyện
Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, thầy còn xây thêm một dinh cơ 3 tầng hiện đại
cũng rộng hàng nghìn m2 và đặt tên gọi "Kho thuốc thần Đại Sơn Lâm".
Tạ bằng tiền, "quy" cũng bằng tiền
Đoàn
xe chở đoàn hành hương Nghệ An dừng lại ở thôn Phú Dư, để sau đó mọi
người đi bộ về điện Đại Phúc Phúc. Trời còn tờ mờ sáng, điện đóng cửa im
lìm nhưng thay vì nghỉ ngơi, các tín đồ tràn vào các hàng quán đã sẵn
sàng đón khách. Ai nấy háo hức tìm mua "Tin tức cập nhật quốc gia âm",
đó là mấy tờ giấy pho to ghi vài bài thơ ngô nghê, các đĩa hình mới xuất
bản của "thầy" Điền và những chiếc phong bì. Người ít thì mua 1-2 phong
bì, người nhiều mua đến 5-7 cái. Và họ tỏa ra các góc vừa lót dạ bằng
cơm nắm, bông ngô hay chiếc bánh mỳ vừa cặm cụi ghi ghi chép chép tên
tuổi, quê quán lên chiếc phong bì, sau đó dấm dúi vào đó những món tiền
rồi dán cẩn thận để "làm lễ tạ". Hỏi chuyện, ai cũng một câu "lòng thành
lễ tạ Bác và tham gia đóng góp xây dựng đạo ta".
Những
người chúng tôi đã gặp gỡ ở Yên Thành, Thanh Chương, Tân Kỳ như bà Y,
bà H, ông Liễu, ông Hùng cũng có mặt. Các ông bà này sốt sắng hỏi han
"cụ" nhà chúng tôi có cùng ra "quy" hay không. Khi nghe nói "cụ" mệt
không đi "quy" được, họ xin hộ cho mấy tờ "đơn" xin "quy" và hướng dẫn
tỷ mỉ cách viết và nói nhỏ: Các chú làm hai chiếc phong bì để làm lễ
"quy'' cho cụ. Hỏi đóng góp bao nhiêu? Bà H trả lời: "Tùy lòng thành và
khả năng của các chú. 50 - 100 nghìn cũng được, nếu có thì bỏ nhiều
hơn". Thế bác đi lễ tạ bao nhiêu? Bà trả lời: Tôi đi xin thuốc thì bỏ
100 nghìn, còn những người mong được cả kinh tế và hết bệnh thì bỏ
nhiều hơn, có người từ 500.000 - 1 triệu đồng. Như ông nhà văn Lê Lựu
thiện nguyện đến cả tỷ đồng...
Lại
hỏi: Sao có những người làm một lúc cả chục phong bao lễ tạ? "Có nhiều
người vì bận công việc không đi được thì gửi nhờ đặt lễ tạ ơn trên..." -
bà H trả lời. Một bà làm nghề buôn bán tỏ ra sành sỏi: Ra đến đây mới
bỏ tiền không được linh cho lắm. Tôi thì làm từ ở nhà. Mình định bỏ bao
nhiêu thì đặt cả lên bàn thờ cho Bác chứng, khi đi cầm theo đặt lên điện
là chắc hơn... Rồi bà hướng dẫn: Các chú "quy" xong thì lại quán của
Hoàng Liên Sơn mà mua đồ thờ. Mua ở đó mới linh. Ông chủ hàng đó là em
chồng của "thầy", đồ thờ đã được "thầy" chứng cả rồi chứ không như đồ
tại các hàng quán khác. Những quán đó toàn ăn theo "thầy", chẳng linh
đâu...
Xong
xuôi các thủ tục, những tưởng sau đó "thầy" Điền sẽ tổ chức nghi thức
cho những người "quy" mới, vậy nhưng chúng tôi được nhắc đưa đơn xin
"quy" và hai chiếc phong bì cho "cô" Nguyệt cùng một "cán sự'' của đoàn.
Lúc này, trong tay "cô" Nguyệt và người "cán sự" là một túi phong bì
dày cộp. "Cô" Nguyệt nói: Đơn và lễ sẽ được dâng lên điện để Bác chứng.
Cứ yên tâm, như thế là Bác nhận được. Rồi cô nhắc: Khi điện mở cửa thì
theo mọi người vào lễ.
Khoảng
7h30 điện Đại Phúc Phúc mở cửa. Khi đoàn người bước vào, ngay khuôn
viên đã có mấy người đàn ông lớn tuổi đứng dàn hàng dọc theo lối đi,
nghiêm nghị nhắc nhở: "Mọi người sửa sang quần áo nghiêm chỉnh, chắp hai
tay trước ngực, không được nói chuyện riêng. Vào với Bác phải tỏ lòng
thành kính...". Điện được đặt ở tầng 3, ngoài vài ba người lăng xăng đi
lại phục vụ còn có thêm cả hai người quay phim, chụp ảnh để "lưu những
kỷ niệm của đoàn Nghệ An vào viếng Bác". Tất cả chiêu trò lễ lạt diễn ra
chỉ trong vòng 15 phút thì được nhắc trở ra để lấy chỗ cho đoàn khác
vào. Sau đó, mọi người lại được nhắc sang nhà thờ Bác nằm kề sát bên để
lễ.
Tại
đây, trước bàn thờ có treo ảnh Bác là một chiếc mâm khá lớn để những
người đến lễ đặt tiền mặt. Ai đã đến điện đều được nhắc vào đây và đều
theo nhau thêm một lần đặt tiền lễ tạ. Khi lễ kết thúc, các "đầu lĩnh''
thông báo, đoàn Nghệ An "rất may mắn" vì được "thầy" gặp gỡ nói chuyện.
"Thầy" Điền vóc người nhỏ nhắn và tỏ ra khá giản dị, chỉ bận một chiếc
quần sẫm, áo sơ mi trắng. "Thầy" đứng trong một góc khuất độc thoại
chừng 10 phút, nội dung ẩn chứa lời dọa dẫm về một dương gian đầy rẫy
yêu ma, bệnh tật, hỏa hoạn, bão lũ, ô nhiễm, chiến tranh... và khi kết
thúc hô hào mọi người "nhất tâm" theo đạo.
Đến
khoảng 9h, đoàn Nghệ An rời thôn Phú Dư để về lễ tại điện Hoàng Thiên
Long. Điện thờ này nằm ngay bên QL6, cách bến Yến (dẫn vào chùa Hương
Tích) chỉ gần 2km. Cũng như điện Đại Phúc Phúc, điện Hoàng Thiên Long là
một căn nhà lớn có nhiều chóp, nhiều phòng ốc nổi bật nhất ở thôn Bài
Lâm Hạ. Và tại điện thờ nằm ở tầng 3 cũng lại có một mâm riêng để cho
người đến lễ đặt tiền. Nhẩm tính sơ sơ tiền phong bao, tiền tươi lễ tạ
của mỗi người đi lễ chỉ 100 nghìn đồng thì Nguyễn Thị Điền và các cộng
sự đã thu không dưới 30 triệu đồng của 300 người Nghệ An. Và khoản thu
vẫn còn chưa dừng lại bởi ngay lúc đó có tiếp 3 ô tô mang biển số Nam
Định, Hà Nội lại trườn tới.
Trong điện Đại Phúc Phúc của tà đạo Hoàng Thiên Long.
Dân bản địa tẩy chay
Một
điều rất lạ là trong khi một số người dân các tỉnh, thành khác tin
"thầy" Điền thì người dân xã Hồng Quang hết sức dửng dưng, thậm chí rất
nhiều người sống ngay kề điện Hoàng Thiên Long khi được hỏi đều tỏ ra
bức xúc và khẳng định Nguyễn Thị Điền đang làm điều bất chính để trục
lợi. Anh Đinh Bạch Vân là một người dân có nhà đối diện điện Hoàng Thiên
Long nói: "Tôi không hiểu sao dân các nơi mù quáng tin theo bà Điền như
vậy. Làm gì có chuyện bà ấy chữa được bệnh". Anh Vân vén áo lộ ra những
vết xạ trị trên ngực để cho phóng viên ghi hình rồi nói: Tôi bị chứng
bệnh ung thư phổi, nếu bà Điền trị được bệnh thì tôi đã theo cho đỡ tốn
kém. Tôi đi viện K xạ trị cả trăm triệu đồng mới sống được chứ nếu theo
bà Điền chắc chết lâu rồi".
Trong
khi đó, chị Trần Thị Lương - vợ của anh Tạ Thuyết Đắc, Trưởng thôn Bài
Lâm Hạ thì nói: "Tôi vốn chẳng muốn dây vào chuyện người khác, khôn thì
người ta sống mà dại thì phải chịu, thế nhưng thấy sự bất bình mà không
nói thì mình cũng chẳng ra làm sao. Đạo gì nó. Có thứ đạo gì mà điên
điên, rồ rồ... chỉ nhằm bòn rút tiền dân, rồi nhiều nhà phải khánh kiệt
với nó thôi". Chị Lương kể: Có một thanh niên Nam Định đang học đại học
năm thứ 2 ở Hà Nội cũng bị gia đình bắt theo đạo “thầy Điền”. Thanh niên
này nói với tôi: Cháu bây giờ đầu óc điên đảo, một tháng không lên lễ
là cứ bồn chồn không yên, thế nên đành phải bỏ học. Tôi bảo: Cháu đừng
ngửi mùi hương, đừng ăn uống gì những đồ người ta cầu cúng nữa thì chắc
ít hôm sẽ khỏi thôi.
Tháng
trước thanh niên này trở lại nói: Cháu làm theo như lời cô bảo, thật
may bây giờ đầu óc cháu ổn lại rồi. Còn theo Trưởng thôn Tạ Thuyết Đắc
thì việc làm của bà Điền không những không được chính quyền, nhân dân xã
Hồng Quang ủng hộ mà ai cũng khó chịu, bức xúc. Anh Đắc nói: Cả xã, cả
huyện này chẳng có ai theo đạo của bà Điền đâu, chỉ dân ở các tỉnh đến
thôi. Mà có lẽ cũng chẳng phải bà ấy lập nên cái đạo ấy, chắc đằng sau
phải có một dàn "quân sư" và các đệ tử như thế nào đó thì mới mê hoặc
được dân các nơi theo về đông như vậy...
Cán
bộ xã Hồng Quang cũng rất đau đầu với đạo của Nguyễn Thị Điền. Anh Đào
Văn Hương - Trưởng Công an xã cho biết, vì việc này mà lực lượng Công an
xã Hồng Quang và huyện Ứng Hòa rất vất vả và mang tiếng. Mỗi dịp lễ,
Tết người dân các nơi kéo về đông, gây mất an ninh trật tự, mất an toàn
giao thông. Chính quyền xã, huyện nhiều lần đề nghị lên thành phố có
biện pháp xử lý nhưng vẫn chưa dẹp được.
Theo
cán bộ xã Hồng Quang, Nguyễn Thị Điền chỉ có trình độ học vấn đến lớp
7, chồng làm nhân viên thuế vụ huyện Ứng Hòa, có 3 con (hai trai, một
gái) đã lớn và ở nhà chẳng làm gì. Bà Điền từng làm nông nghiệp, sau
chuyển sang kinh doanh ăn uống, vật liệu xây dựng nhưng bị thua lỗ. Năm
2001, bà ta viết kinh rồi rêu rao được Bác Hồ ứng để mê hoặc người dân.
Và từ chỗ làm ăn thua lỗ, nợ nần, đến nay bà ấy có nhiều tiền, xây dựng
cho các con những dinh cơ đồ sộ nhiều tỷ đồng. Anh Nguyễn Văn Sơn - phụ
trách Văn phòng xã Hồng Quang cho biết thêm: Bà Điền có 3 dinh cơ. Dinh
cơ ở thôn Bài Lâm Hạ do con trai thứ quản lý; dinh cơ ở thôn Phú Dư là
của con trai trưởng; đứa con gái lấy chồng ở xóm Bãi Rồng, xã Thượng
Tiến, huyện Kim Bôi cũng được bà xây cất cho một tòa nhà đồ sộ.
Chúng
tôi nhờ một người lái xe tên Thanh ở thôn Bài Lâm Hạ đưa đi tỉnh Hòa
Bình. Trên đường đi Thanh "khoe": Tôi thường được bà Điền thuê chở đi
các nơi. Trước đây, bà Điền vỡ nợ đến 160 triệu đồng, vậy nhưng từ khi
hành đạo đến nay tiền nhiều vô kể...
Ngược
đất Hòa Bình, chúng tôi đã đến vùng núi rừng Thượng Tiến, huyện Kim Bôi
để tìm hiểu về "Kho thuốc thần Đại Sơn Lâm" của Nguyễn Thị Điền. Dinh
cơ 3 tầng với hàng chục phòng ốc đồ sộ có tên Đại Sơn Lâm còn đó nhưng
"Kho thuốc thần" đã bị chính quyền huyện Kim Bôi đóng cửa. Bản chất
lường gạt để trục lợi của Nguyễn Thị Điền đã bị bóc trần. Anh Bùi Văn
Nhiến - Phó phòng Văn hóa huyện Kim Bôi nói, đạo của bà Điền là thứ tà
đạo không được công nhận. Việc bà ta lợi dụng hình ảnh Bác Hồ để mê hoặc
dân chúng, lấy nước khe suối gọi đó là nước thần có khả năng chữa bách
bệnh rồi bán cho "tín đồ" từ 500.000 – 1 triệu đồng là trò lường gạt để
trục lợi; việc tụ tập đông người để truyền đạo, bán những đĩa hình, sách
không có giấy phép xuất bản là vi phạm pháp luật, vì vậy bị nhân dân
phản đối, chính quyền nghiêm cấm.
Bài, ảnh: Nhật Lân - Việt Long/ Báo Nghệ An
Nhận xét
Đăng nhận xét