MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 55
(ĐC sưu tầm trên NET)
Vì sao bố của Lý Nguyễn Chung muốn tòa xử càng nhanh càng tốt?
Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của tổng thống Mỹ Barack Obama đến Kenya, quê hương của cha ông.
Máy bay Air Force One của ông Obama hạ cánh xuống sân bay tại thủ đô Kenya vào chiều ngày 24-7.
Cùng tối, theo Reuters, ông Obama đã có buổi ăn tối thân mật với đại gia đình anh chị em, bà con của mình tại Kenya.
Tại bữa tối, ông Obama gặp gỡ người phụ nữ mà ông gọi là "bà" hoặc "Mama Sarah" vì bà là người đã nuôi dưỡng người cha quá cố của ông.
Trong chuyến thăm 2 ngày này, ông Obama cũng sẽ hội đàm cùng Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta và các quan chức hàng đầu đất nước khác.
BBC cho biết ông Obama là tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Kenya. Ông sẽ tổ chức các cuộc đàm phán về thương mại và đầu tư, an ninh cũng như chống khủng bố.
Thương mại sẽ là vấn đề nổi bật trong cuộc hội đàm nhưng ông Obama cũng cam kết sẽ "cung cấp một thông điệp thẳng thừng" đến các nhà lãnh đạo châu Phi về quyền đồng tính và phân biệt đối xử.
Các chuyến đi của ông Obama lần này đến Kenya và Ethiopia cũng nhằm tiến đến một cam kết chống khủng bố ở Đông Phi.
ANH THƯ
Theo Tr.Thường/Người lao động
Ai cung cấp cho bà Hà 'bản tự thú của ông Nguyễn Thanh Chấn'?
VOV.VN - Khá bất ngờ khi trong tài liệu trình lên HĐXX
phiên tòa Lý Nguyễn Chung, “nhân chứng” mới đã đưa ra “bản thú tội của
ông Nguyễn Thanh Chấn”.
Bà
Nguyễn Thị Thu Hà (53 tuổi, trú tại xã Song Mai, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc
Giang) – “nhân chứng” mới - chính là tâm điểm của phiên tòa xét xử Lý
Nguyễn Chung trong vụ án oan 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn.
Sự xuất hiện của người
phụ nữ này gây sự chú ý của dư luận vì trước khi phiên tòa xét xử Lý
Nguyễn Chung diễn ra, bà Hà đã có đơn đến các cơ quan tiến hành tố tụng,
báo chí về kiến nghị làm rõ việc Lý Nguyễn Chung có phải là hung thủ
giết chị Nguyễn Thị Hoan hay không.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà tại phiên tòa xét xử Lý Nguyễn Chung. |
Bà Hà còn đề nghị tạm hoãn việc chi trả 7,2 tỉ đồng bồi thường oan sai cho ông Nguyễn Thanh Chấn.
Để rộng đường dư luận
cũng như xem xét khách quan, toàn diện vụ án, TAND tỉnh Bắc Giang đã có
trả lời việc xem xét đơn kiến nghị của bà Hà tại phiên tòa xét xử Lý
Nguyễn Chung.
Tại phiên tòa diễn ra
từ ngày 21-23/7, trong phần trả lời thẩm vấn HĐXX, bà Hà cho rằng, Chung
không phải là hung thủ giết chết chị Hoan mà chính là ông Nguyễn Thanh
Chấn. Bà Hà cho rằng, Chung nhận tội thay và ông Chấn đã được “chạy án”.
Theo bà Hà, phiên tòa
ngày 6/3 vừa qua xét xử Lý Nguyễn Chung, bà Hà có ra nghe Chung khai về 2
chiếc nhẫn. Bà này cho rằng, chi tiết này vô lý vì 2 chiếc nhẫn đó đã
được chị Hoan “cắm” cho bà này lấy 2 triệu đồng, trả nợ cho ông Chấn.
Bà Hà cho biết, giữa bà và chị Hoan có mối quan hệ làm ăn. Chị Hoan có kể với bà Hà về mối quan hệ với ông Chấn.
Buổi chiều cầm đồ chị Hoan có nói về việc mâu thuẫn và vay tiền để trả cho ông Chấn thì ngay tối hôm đó bị giết.
Hơn nữa khi ngồi nói
chuyện với bà Thân Thị Hải (người giúp ông Chấn minh oan), bà Hải có nói
rằng lúc vào trại giam, bà có dặn ông Chấn nhất định không được nhận
tội giết người.
Lý Nguyễn Chung nhận tội sát hại chị Nguyễn Thị Hoan. |
Để bảo vệ quan điểm của
mình, tại tòa, bà Hà đã đưa ra 14 căn cứ, đồng thời, để tăng tính
thuyết phục, bà Hà còn nộp lên HĐXX “bản tự thú của ông Nguyễn Thanh
Chấn” viết vào khoảng 1 tháng sau khi xảy ra vụ án mạng tại thôn Me năm
2003.
Liên quan đển “bản tự
thú của ông Nguyễn Thanh Chấn”, tại phiên tòa, chủ tọa đặt vấn đề: Tài
liệu này, từ đâu bà Hà có? Bà Hà cho biết, bản tự thú này bà lấy từ một
người trong gia đình bị hại.
Tuy nhiên tại tòa, những thành viên của gia đình bị hại đều bác bỏ và cho biết không cung cấp tài liệu này cho bà Hà.
Việc bà Hà đưa “bản tự
thú của ông Chấn” vào trong các tài liệu của mình và nộp cho HĐXX vụ án
Lý Nguyễn Chung nhằm làm tăng tính thuyết phục để bảo vệ quan điểm rằng:
Ông Chấn mới là hung thủ thực sự.
Theo quy định của pháp
luật, đối với tài liệu, hồ sơ của vụ án, những người có quyền tiếp cận
và có loại tài liệu này là các cơ quan tiến hành tố tụng, các luật sư
tham gia bào chữa và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với các đương
sự, bị cáo trong vụ án.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà
không liên quan đến vụ án giết người ở thôn Me cách đây 10 năm, nhưng
tại sao lại có “bản tự thú của ông Chấn”?
Tại tòa, gia đình bị
hại đã phủ nhận việc cung cấp tài liệu này cho bà Hà. Chính điều này đã
khiến dư luận đặt câu hỏi: Ai là người cung cấp cho “nhân chứng” mới
“bản tự thú của ông Nguyễn Thanh Chấn”. Việc cung cấp tài liệu này cho
“nhân chứng” mới với mục đích gì?
Liên quan đến lời khai
của bà Hà tại tòa, tại phần tuyên án, chủ tọa cho rằng lời trình bày của
bà Hà mâu thuẫn với một số nhân chứng và lời khai của Chung về chiếc
nhẫn.
HĐXX kiến nghị cơ quan cảnh sát điều tra xác minh lời khai của bà Hà.
Chưa đủ căn cứ xử lý hình sự “nhân chứng” mới
Luật sư Giang Hồng
Thanh – Văn phòng Luật sư Giang Thanh cho biết: Những lời khai của bà Hà
đối với những sự việc trên là không có cơ sở pháp lý, nhưng vẫn chưa
thể quy kết bà Hà đã có hành vi vu khống đối với ông Nguyễn Thanh Chấn
và bà Thân Thị Hải.
Điều 122 Bộ luật hình
sự quy định về tội Vu khống như sau: “Người nào bịa đặt, lan truyền
những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại
đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác
phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo,
cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.”
Đối với cấu thành của
tội danh này, hành vi của người phạm tội phải là “biết rõ” điều mà họ
nói ra là sai sự thật nhưng họ vẫn nói, nghĩa là mặc dù biết sự thật là A
nhưng vẫn nói là B, thì họ mới có thể bị xử lý về tội danh này.
“Nhân chứng” mới nói gì về bản án của Lý Nguyễn Chung?
VOV.VN - “Nhân chứng” mới cho rằng, bản án sơ thẩm
của Lý Nguyễn Chung không thuyết phục vì đã không xem xét 14 căn cứ cho
rằng, Chung nhận tội thay.
Tuy nhiên như bà Hà
trình bày, những điều bà khai ra là được nghe thấy, nghe kể lại… và bà
này tin rằng là đúng sự thật, do đó, đây không phải là hành vi vu khống.
Hơn nữa, nghĩa vụ của
công dân là tố giác tội phạm. Bất cứ ai khi phát hiện thấy dấu hiệu tội
phạm, người đó phải ngay lập tức thông báo với cơ quan pháp luật. Trong
trường hợp này, bà Hà đã thực hiện nghĩa vụ của một công dân.
Tất nhiên, nếu sau này
cơ quan chức năng làm rõ ý thức chủ quan của bà Hà là cố tình bịa đặt về
việc ông Chấn, bà Hải thì khi đó bà Hà sẽ bị xử lý hình sự về hành vi
Vu khống.
Mặc dù việc làm của bà
Hà chưa có dấu hiệu của việc vi phạm pháp luật hình sự, nhưng việc làm
này đã xâm phạm đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của ông Nguyễn Thanh Chấn
và bà Thân Thị Hải.
Trong trường hợp này,
ông Chấn, bà Hải có quyền khởi kiện bà Hà ra Tòa án để yêu cầu bà Hà
phải bồi thường thiệt hại hoặc bồi thường tổn thất về tinh thần cho
mình. Căn cứ yêu cầu bồi thường được quy định tại Điều 604, 611 Bộ luật
Dân sự.
VOV.VN -Bố của Lý Nguyễn Chung trần tình về việc, tại sao ông muốn tòa xử con trai ông càng nhanh càng tốt.
Cũng theo luật sư
Thanh, đối với việc đưa ra thông tin chưa đủ căn cứ tại phiên tòa, với
tư cách là người làm chứng, bà Nguyễn Thị Thu Hà lại là chủ thể của một
quan hệ pháp luật khác.
Đối với người làm chứng
có hành vi khai báo gian dối, người này sẽ bị xử lý hình sự về hành tội
Khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật.
Điều 307 Bộ luật Hình
sự quy định về tội này như sau: “Người giám định, người phiên dịch,
người làm chứng nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những
tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo
không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.”
“Tuy nhiên, cũng giống
như với quan điểm ở trên, tôi cho rằng việc khai báo tại phiên tòa của
bà Hà chưa đủ yếu tố để xử lý hình sự về tội danh này, bởi lẽ điều luật
quy định, người phạm tội phải là người “biết rõ” tài liệu, lời khai của
mình là sai sự thật”.
Theo luật sư Thanh, đến
thời điểm này, chưa đủ căn cứ để khẳng định bà Hà cố tình đưa ra những
thông tin sai sự thật tại phiên tòa, vì vậy, cũng không thể truy cứu
trách nhiệm hình sự của bà Hà về hành vi khai báo gian dối./.
Video: Lời khai gây sốc của “nhân chứng” buộc tội ông Chấn
VOV.VN - "Nhân chứng" Nguyễn Thị Thu Hà đưa ra 14
căn cứ để khẳng định ông Chấn là người giết chị Hoan, 8 căn cứ để khẳng
định những lời khai của mình là đúng.
Bài liên quan
- Tin nóng trong ngày: Gia đình ông Chấn có kiện 'nhân chứng' mới?
- “Nhân chứng” mới nói gì về bản án của Lý Nguyễn Chung?
- Tâm lý mâu thuẫn của mẹ kế Lý Nguyễn Chung tại tòa
- Vì sao bố của Lý Nguyễn Chung muốn tòa xử càng nhanh càng tốt?
- Tin nóng trong ngày: Ông Chấn vô tội, Lý Nguyễn Chung lĩnh 12 năm tù
Ông Obama cười thoải mái trong bữa tối với họ hàng ở Kenya
TTO - Tối 24-7, ông Obama đã có buổi ăn tối thân mật với đại gia đình anh chị em, bà con của mình tại Kenya.
Tổng thống Obama có bữa tối thân mật cùng họ hàng tại Kenya - Ảnh: Reuters |
Ông Obama ôm người chị em tại sân bay Nairobi - Ảnh: AP |
Tổng thống Obama đã được Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta chào đón ngay tại sân bay - Ảnh: AP |
Máy bay Air Force One của ông Obama hạ cánh xuống sân bay tại thủ đô Kenya vào chiều ngày 24-7.
Cùng tối, theo Reuters, ông Obama đã có buổi ăn tối thân mật với đại gia đình anh chị em, bà con của mình tại Kenya.
Tại bữa tối, ông Obama gặp gỡ người phụ nữ mà ông gọi là "bà" hoặc "Mama Sarah" vì bà là người đã nuôi dưỡng người cha quá cố của ông.
Trong chuyến thăm 2 ngày này, ông Obama cũng sẽ hội đàm cùng Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta và các quan chức hàng đầu đất nước khác.
BBC cho biết ông Obama là tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Kenya. Ông sẽ tổ chức các cuộc đàm phán về thương mại và đầu tư, an ninh cũng như chống khủng bố.
Thương mại sẽ là vấn đề nổi bật trong cuộc hội đàm nhưng ông Obama cũng cam kết sẽ "cung cấp một thông điệp thẳng thừng" đến các nhà lãnh đạo châu Phi về quyền đồng tính và phân biệt đối xử.
Các chuyến đi của ông Obama lần này đến Kenya và Ethiopia cũng nhằm tiến đến một cam kết chống khủng bố ở Đông Phi.
Chuyên gia quốc tế: 'Trung Quốc gây nhiều tác động tiêu cực ở Biển Đông'
Hàng
trăm chuyên gia trong nước và quốc tế đánh giá, Trung Quốc xây dựng công
trình nhân tạo trên Biển Đông không chỉ dẫn tới cuộc chạy đua vũ trang
mà còn triệt tiêu hoàn toàn hệ sinh thái trên biển.
Tiến sĩ Ngô Hữu Phước trao đổi với báo chí bên lề hội thảo. Ảnh: H. D.
|
Ngày 25/7, hơn 200 đại biểu gồm các chuyên gia pháp lý, học giả đến từ nhiều nước trên thế giới đã tham gia hội thảo quốc tế "Xây dựng công trình nhân tạo trên Biển Đông và tác động đối với hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại của khu vực" tại TP HCM.
Trình bày tại hội thảo, các chuyên gia trong và ngoài nước đều khẳng
định, hành vi cải tạo và xây dựng những công trình của Trung Quốc tại
Biển Đông đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước
Luật biển Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) mà nước này là thành viên. Nhiều học
giả cũng phân tích những tác động tiêu cực từ hành vi đơn phương của Bắc
Kinh đối với hệ sinh thái, môi trường biển và hoạt động tự do hàng hải
của các nước trong khu vực và thế giới.
Tiến sĩ Ngô Hữu Phước - Trưởng bộ môn Công pháp quốc tế, ĐH Luật TP HCM
nhận định, đảo nhân tạo của Trung Quốc làm cho tiến trình giải quyết
tranh chấp giữa các quốc gia liên quan trên Biển Đông ngày càng bế tắc;
các tranh chấp ngày càng phức tạp và nguy hiểm.
"Hành động của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa đã, đang và sẽ cản
trở, đe dọa tự do hàng hải, hàng không, thương mại khu vực và thế giới.
Trung Quốc đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế, làm gia tăng chạy đua vũ
trang trong khu vực và thế giới… Thực tế, Trung Quốc luôn lớn tiếng đe
dọa sử dụng vũ lực đối với các tàu thuyền, máy bay đi vào vùng biển,
vùng trời xung quanh các đảo nhân tạo", ông Phước nói.
Tham dự hội thảo qua cầu truyền hình, Giáo sư Batongbacal - ĐH
Philippines cho biết, việc cải tạo ồ ạt của Trung Quốc trên 7 trong số 8
rạn san hô mà nước này đang tạm thời chiếm giữ đã chỉ ra những hoạt
động đơn phương chưa từng có tiền lệ về tốc độ, quy mô và phạm vi trong
tranh chấp ở Biển Đông. Chiến dịch xây dựng đảo trên thực tế đã hoàn
tất, bốn trong số các dự án này đã bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2014 và
đầu năm nay, còn lại đang thi công.
Những hoạt động này của Trung Quốc gây tác hại lâu dài đến quyền của
những quốc gia tranh chấp, thiệt hại nghiêm trọng và không thể khắc phục
đối với môi trường biển. Khi toàn bộ hệ sinh thái đã bị triệt tiêu để
mở đường cho việc xây dựng các đảo mới.
"Bảo vệ môi trường biển là vì lợi ích chung của tất cả các quốc gia ven
biển, không phụ thuộc vào quan điểm cuối cùng của họ trong bất kỳ một
tranh chấp biển nào", ông Batongbacal nói.
Tương tự, tiến sĩ Hoàng Ly Anh - ĐH Luật Hà Nội cũng chỉ ra hoạt động
xây dựng công trình của Trung Quốc đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đến
hệ sinh thái Biển Đông, trong đó diện tích lớn các rạn san hô đã giảm
đi nhanh chóng.
Phát biểu tại Hội thảo, phần lớn các chuyên gia đều đánh giá về tác
động tiêu cực của hoạt động xây dựng công tình nhân tạo trên Biển Đông
đến môi trường. Ảnh: H. D.
|
Ngoài ra, việc nạo hút cát dưới đáy biển để xây đảo còn làm thay đổi
cấu trúc địa chất tại các vùng biển của quần đảo Trường Sa cũng như môi
trường biển của nhiều nước trong khu vực như Malaysia, Philippines,
Indonesia và ngay cả Trung Quốc. Nước này đã vi phạm nghĩa vụ giữ gìn và
bảo vệ môi trường biển theo Công ước Luật biển 1982.
Dưới góc độ chuyên gia pháp lý về môi trường quốc tế, bà Anh cho rằng,
các quốc gia trong khu vực cần phải hợp tác với nhau yêu cầu Trung Quốc
ngay lập tức chấm dứt hành vi bồi lấp, xây dựng trên các đảo thuộc quần
đảo Trường Sa của Việt Nam. Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế đa phương khu
vực bắt buộc, điều ước quốc tế khu vực. Đồng thời, ngay lập tức giám sát
hoạt động xây dựng đảo, thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi
trường mà Trung Quốc cho rằng đã thực hiện.
Theo ông Batongbacal, trong khi chưa thể chọn lựa việc sử dụng vũ lực
để ngăn chặn những hoạt động này, các quốc gia có thể áp dụng biện pháp
tạm thời hay lệnh cấm mà toà án quốc gia vẫn áp dụng trong lúc chờ kết
quả của quá trình kiện tụng. Nó sẽ được áp đặt bởi một cơ quan tài
phán trọng tài quốc tế hay Tòa án quốc tế về Luật biển để bảo vệ duy
trì quyền của các bên. Mục đích áp dụng là nhằm ngăn chặn những hoạt động của Trung Quốc trong tương lai đối với các rạn san hô còn lại trên Biển Đông.
"Tôi cũng đã trình bày với chính phủ về những giải pháp này. Tuy nhiên,
nếu cùng một lúc có nhiều nước cùng áp dụng thì tính hiệu quả cao hơn",
vị chuyên gia nêu ý kiến.
Kết thúc hội thảo, giải pháp chung mà các chuyên gia, diễn giả đưa ra
đều là giải quyết các tranh chấp, xung đột trên Biển Đông bằng các biện
pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế vì sự phát triển ổn định,
bền vững trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, là Hiến chương Liên
hợp quốc và Công ước quốc tế Luật biển 1982.
Hải Duyên
Trung Quốc dùng chiêu bài truyền thông và né tránh sức ép dư luận'
25/07/2015 20:28
(TNO) Trung Quốc không chỉ đang hành động
ngang ngược trên thực địa mà còn có những chiêu bài về tuyên bố pháp lý,
truyền thông và chiến thuật né tránh sức ép dư luận để bao biện cho
hành vi phi pháp của mình, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, ông
Trần Công Trục nhấn mạnh.
Phiên thảo
luận buổi chiều tập trung phân tích tác động tiêu cực từ việc Trung Quốc
xây đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông - Ảnh: Bùi Thư
|
Tại hội thảo quốc tế “Xây dựng công
trình nhân tạo trên Biển Đông và tác động đối với hòa bình, an ninh,
kinh tế và thương mại khu vực” diễn ra hôm nay 25.7, ở TP. Hồ Chí Minh
đã ghi nhận nhiều tham luận cũng như ý kiến của các học giả, luật gia
trong nước và quốc tế.
Trong phiên thảo luận buổi sáng, các học giả đã làm rõ khía cạnh
pháp lý liên quan đến đảo nhân tạo theo quy định của Công ước Liên Hiệp
Quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS). Qua đó, các học giả cũng như luật
gia tham gia hội thảo đều đồng ý rằng, việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân
tạo trên Biển Đông là trái với luật pháp quốc tế và các cam kết chính
trị mà Trung Quốc tham gia.
Tiếp đó, tại phiên thảo luận buổi chiều, các học giả đã phân tích
những tác động tiêu cực do hành động xây đảo nhân tạo phi pháp của Trung
Quốc gây ra, bao gồm những tác động nghiêm trọng đối với môi trường,
sinh kế, thương mại cũng như vấn đề hòa bình và an ninh khu vực.
Trao đổi với Thanh Niên Online bên lề hội thảo, tiến sĩ
Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho rằng, hiện nay
nhiều người vẫn còn mơ hồ và có nhận thức khác nhau trong nhiều vấn đề
liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông, thậm chí nhiều nhà nghiên cứu
và nhà quản lý cũng chưa thật tường tận.
Chính vì vậy, theo ông Trần Công Trục, “để giải quyết được vấn đề
Biển Đông, điều quan trọng và cần thiết nhất hiện nay là Việt Nam phải
thống nhất về mặt nhận thức, đồng thời phải giải thích cho người dân
cũng như dư luận trong và ngoài nước hiểu rõ bản chất của vấn đề tranh
chấp trên Biển Đông”. Ông Trần Công Trục cho rằng sự đồng thuận và nắm
bắt rõ vấn đề là nền tảng và nhân tố quan trọng nhất để Việt Nam có thể
thắng lợi trên mọi mặt trận.
Trả lời câu hỏi của Thanh Niên Online về những khó khăn
trong các bước đi nhằm giải quyết tranh chấp trên biển, ông Trần Công
Trục khẳng định, các tranh chấp hiện nay trên Biển Đông cực kỳ phức tạp
mặc dù Việt Nam có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý về chủ quyền của
mình. Theo đó, tranh chấp hiện nay trên Biển Đông không chỉ có tranh
chấp về chủ quyền lãnh thổ mà còn trong việc phân định các vùng chống
lấn và việc giải thích cũng như vận dụng công ước quốc tế của từng nước.
Ông Trần
Công Trục nhấn mạnh Trung Quốc đang vận dụng công ước quốc tế về luật
biển theo các của mình và hoàn toàn sai - Ảnh: Bùi Thư
|
Ông Trần Công Trục cũng cung cấp những ví dụ cho thấy Trung Quốc
không chỉ đang hành động ngang ngược trên thực địa mà còn có những chiêu
bài về tuyên bố pháp lý, truyền thông và chiến thuật né tránh sức ép dư
luận. Nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ nhấn mạnh Trung Quốc đang
che đậy và biện minh cho hành động phi pháp của mình bằng việc vận dụng
công ước quốc tế về luật biển nhưng lại đưa ra theo cách của mình và
hoàn toàn sai.
Ngoài ra, ông Trần Công Trục cũng có cùng quan điểm với nhiều học
giả tham gia hội thảo rằng biện pháp đấu tranh ngoại giao và pháp lý vẫn
là thích hợp nhất đối với vấn đề Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng
hiện nay.
Ngọc Mai
Kinh tế Nga thực sự đang rất khó khăn?
Tuần
trước, Tổng thống Nga đã ký một sắc lệnh hạn chế số nhân viên làm việc
tại Bộ Nội vụ xuống còn hơn một triệu người, trang CNN Money cho biết.
Theo
các tài liệu trước đây, số nhân viên Bộ Nội vụ Nga là 1.113.172 người.
Để thực hiện được mục tiêu giảm số lượng nhân viên tối đa của cơ quan
này được ngân sách liên bang chi trả là 1.003.172 người như sắc lệnh mới
nhất, bộ trên sẽ phải cắt giảm 110.000 người, tương đương 10%.
Nhân viên hành chính nhiều khả năng sẽ là những người bị ảnh hưởng bởi đợt cắt giảm này. Bộ Nội vụ Nga là cơ quan kiểm soát lực lượng cảnh sát, lực lượng an ninh bán quân sự và cơ quan an toàn giao thông đường bộ.
Nga đang tiến hành cắt giảm 10% chi tiêu của chính phủ trong năm nay, do nước này đang phải gánh chịu những tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều năm qua. Nền kinh tế Nga đã suy giảm 2,2% trong quý đầu năm nay. IMF dự kiến mức giảm cả năm là 3,8%.
Nền kinh tế của Nga đang chững lại, chủ yếu do tác động của việc giá dầu giảm nhanh, trong khi ngân sách nước này phụ thuộc phần nhiều vào nó. Các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây đối với Moscow vì tình hình ở Ukraina cũng ảnh hưởng đến một số ngành chủ chốt của nền kinh tế.
Hồi tháng 3 vừa qua, Tổng thống Nga Putin đã tự cắt giảm 10% lương, ngay sau khi ông đưa ra yêu cầu đối với tất cả các bộ trong chính phủ, ngoại trừ bộ quốc phòng, tiến hành cắt giảm chi tiêu.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia kinh tế, việc sa thải 110.000 nhân viên Bộ Nội vụ Nga chỉ càng làm cho nền kinh tế nước này thêm xấu đi. Các số liệu chính thức cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của Nga trong tháng 6 đã tăng lên mức 5,4%, cao hơn nhiều so với con số 4,8% cùng kỳ năm ngoái.
Thanh Vân
Hãng tin Sputnik của Nga ngày 24/7 đưa tin
trên và cho biết Chính phủ Nga cùng các bộ ban ngành và các luật sư sẽ
bàn bạc, thảo luận về việc này và đưa ra các quyết định tương ứng.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Liên bang Nga Alexandr Tkachev đã đưa ra đề nghị cho phép tiêu hủy ngay tại biên giới các lô sản phẩm nhập khẩu nằm trong danh sách phản trừng phạt.
“Tôi muốn tận dụng cơ hội này để yêu cầu các bạn và chính phủ Nga làm mọi thứ có thể nhằm tiêu hủy toàn bộ các sản phẩm đã tràn vào biên giới Nga một cách bất hợp pháp”, Bộ trưởng Tkachev mới đây phát biểu trong một cuộc họp.
Theo Sputnik, luật pháp Nga hiện yêu cầu gửi trả các sản phẩm nhập lậu qua biên giới về nơi sản xuất.
Theo hãng tin RIA, Tổng thống Putin đã tham khảo ý kiến của Thủ tướng Dmitry Medvedev về đề nghị của Bộ trưởng Alexandr Tkachev. Ông Medvedev đã thể hiện sự ủng hộ với đề xuất của Bộ Nông nghiệp Nga khi cho rằng, đối với các sản phẩm này, có thể áp dụng biện pháp nghiêm ngặt giống như đã từng thực hiện trước đây với trứng cá tầm.
Sputnik News dẫn lời Tổng thống Putin tuyên bố: “Được, vậy chúng ta hãy chấp nhận đề nghị của Bộ trưởng. Tôi yêu cầu chính quyền và Chính phủ nghiên cứu việc này với các luật sư và đưa ra những quyết định thích hợp”.
Sau khi Mỹ và nhiều nước châu Âu áp đặt lệnh trừng phạt chống Nga do cáo buộc Mátxcơva "can dự vào cuộc khủng hoảng tại miền đông Ukraine”, điện Kremlin đã "phản đòn". Vào tháng 8/2014. Nga đã ban hành lệnh hạn chế nhập khẩu thực phẩm từ một số nước như: Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Canada, Úc, và Nauy.
Hồi tháng trước, sau khi EU quyết định kéo dài lệnh trừng phạt với Nga thêm 6 tháng (đến 31/01/2016), Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 24/6 thông báo đã ký sắc lệnh gia hạn thêm 1 năm lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ một số nước phương Tây.
Nga cũng mở rộng danh mục sản phẩm cấm nhập khẩu đối với phương Tây, bao gồm 5 nhóm thực phẩm: thịt và xúc xích, hải sản, rau, quả, các chế phẩm từ sữa
Tổng thống Nga Vladimir Putin |
Nhân viên hành chính nhiều khả năng sẽ là những người bị ảnh hưởng bởi đợt cắt giảm này. Bộ Nội vụ Nga là cơ quan kiểm soát lực lượng cảnh sát, lực lượng an ninh bán quân sự và cơ quan an toàn giao thông đường bộ.
Nga đang tiến hành cắt giảm 10% chi tiêu của chính phủ trong năm nay, do nước này đang phải gánh chịu những tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều năm qua. Nền kinh tế Nga đã suy giảm 2,2% trong quý đầu năm nay. IMF dự kiến mức giảm cả năm là 3,8%.
Nền kinh tế của Nga đang chững lại, chủ yếu do tác động của việc giá dầu giảm nhanh, trong khi ngân sách nước này phụ thuộc phần nhiều vào nó. Các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây đối với Moscow vì tình hình ở Ukraina cũng ảnh hưởng đến một số ngành chủ chốt của nền kinh tế.
Hồi tháng 3 vừa qua, Tổng thống Nga Putin đã tự cắt giảm 10% lương, ngay sau khi ông đưa ra yêu cầu đối với tất cả các bộ trong chính phủ, ngoại trừ bộ quốc phòng, tiến hành cắt giảm chi tiêu.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia kinh tế, việc sa thải 110.000 nhân viên Bộ Nội vụ Nga chỉ càng làm cho nền kinh tế nước này thêm xấu đi. Các số liệu chính thức cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của Nga trong tháng 6 đã tăng lên mức 5,4%, cao hơn nhiều so với con số 4,8% cùng kỳ năm ngoái.
Thanh Vân
Ông Putin lệnh tiêu hủy các sản phẩm nhập từ các nước trừng phạt Nga
Dân trí Ông chủ điện Kremlin Vladimir Putin ngày 24/7 đã đồng ý cho phép tiêu hủy các sản phẩm nhập khẩu từ các quốc gia châu Âu trong diện bị trả đũa do đã áp đặt các lệnh trừng phạt Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: PressTV)
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Liên bang Nga Alexandr Tkachev đã đưa ra đề nghị cho phép tiêu hủy ngay tại biên giới các lô sản phẩm nhập khẩu nằm trong danh sách phản trừng phạt.
“Tôi muốn tận dụng cơ hội này để yêu cầu các bạn và chính phủ Nga làm mọi thứ có thể nhằm tiêu hủy toàn bộ các sản phẩm đã tràn vào biên giới Nga một cách bất hợp pháp”, Bộ trưởng Tkachev mới đây phát biểu trong một cuộc họp.
Theo Sputnik, luật pháp Nga hiện yêu cầu gửi trả các sản phẩm nhập lậu qua biên giới về nơi sản xuất.
Theo hãng tin RIA, Tổng thống Putin đã tham khảo ý kiến của Thủ tướng Dmitry Medvedev về đề nghị của Bộ trưởng Alexandr Tkachev. Ông Medvedev đã thể hiện sự ủng hộ với đề xuất của Bộ Nông nghiệp Nga khi cho rằng, đối với các sản phẩm này, có thể áp dụng biện pháp nghiêm ngặt giống như đã từng thực hiện trước đây với trứng cá tầm.
Sputnik News dẫn lời Tổng thống Putin tuyên bố: “Được, vậy chúng ta hãy chấp nhận đề nghị của Bộ trưởng. Tôi yêu cầu chính quyền và Chính phủ nghiên cứu việc này với các luật sư và đưa ra những quyết định thích hợp”.
Sau khi Mỹ và nhiều nước châu Âu áp đặt lệnh trừng phạt chống Nga do cáo buộc Mátxcơva "can dự vào cuộc khủng hoảng tại miền đông Ukraine”, điện Kremlin đã "phản đòn". Vào tháng 8/2014. Nga đã ban hành lệnh hạn chế nhập khẩu thực phẩm từ một số nước như: Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Canada, Úc, và Nauy.
Hồi tháng trước, sau khi EU quyết định kéo dài lệnh trừng phạt với Nga thêm 6 tháng (đến 31/01/2016), Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 24/6 thông báo đã ký sắc lệnh gia hạn thêm 1 năm lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ một số nước phương Tây.
Nga cũng mở rộng danh mục sản phẩm cấm nhập khẩu đối với phương Tây, bao gồm 5 nhóm thực phẩm: thịt và xúc xích, hải sản, rau, quả, các chế phẩm từ sữa
Bạch Trúc
Theo Sputnik
Thủ tướng Campuchia Hun Sen mở cuộc họp an ninh bất thường
25/07/2015 08:39Thủ tướng Campuchia Hun Sen ngày 23.7 đã tổ chức cuộc họp với khoảng 5.000 quan chức an ninh, theo tờ Cambodia Daily.
Tại cuộc họp diễn ra ở trụ sở lực lượng cảnh vệ của thủ tướng tại
tỉnh Kandal, lãnh đạo Campuchia đánh giá cao nỗ lực bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ cũng như an ninh quốc gia của mọi lực lượng vũ trang. Ông Hun
Sen cũng kêu gọi các lực lượng vũ trang tiếp tục phối hợp bảo vệ sự toàn
vẹn lãnh thổ, duy trì hòa bình, ổn định chính trị, an ninh trật tự công
cộng tại Campuchia, theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Chhum Socheat.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa phe đối lập là đảng
Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) với chính phủ liên quan tới vấn đề
biên giới với VN. “Ông ấy (Thủ tướng Hun Sen) giải thích rằng biên giới
đã được phân định chính xác theo bản đồ do người Pháp vẽ và yêu cầu mọi
người nên duy trì mối quan hệ cũng như hợp tác tốt đẹp với các nước láng
giềng”, Cambodia Daily dẫn lời ông Socheat.
Danh Toại
Cá voi nặng 300kg dạt vào bờ được người dân chăm sóc
Chiều 23/7, một số người dân phát hiện cá voi dài khoảng 3,2m, nặng hơn 300kg đang mắc cạn gần bờ biển.
Đến
chiều tối 24/7, con cá voi (còn gọi là cá ông) kiệt sức trôi dạt vào bờ
biển vẫn đang được người dân ở thôn Tỉnh Thủy (xã Tam Thanh, TP Tam Kỳ,
tỉnh Quảng Nam) chăm sóc.
Cá voi dạt vào bờ được người dân chăm sóc |
Trước
đó, chiều 23/7, một số người dân phát hiện cá voi dài khoảng 3,2m, nặng
hơn 300kg đang mắc cạn gần bờ biển. Mặc dù được người dân nhiều lần
dùng ghe dẫn ra khơi nhưng con cá tiếp tục quay vào bờ, nên người dân
thôn đã dựng lều, làm bể múc nước biển cho cá bơi.
Lo ngại ảnh hưởng đến sức khoẻ của cá, cứ khoảng 2 tiếng, người dân lại thay phiên nhau gánh nước từ biển lên để đổ vào bể.
“Lúc
phát hiện thì cá đã gần như kiệt sức. Chúng tôi sau đó phải dựng lều,
đào bể ở trên bờ rồi múc nước biển đổ vào để cứu sống cá suốt từ đêm qua
đến giờ. Theo kinh nghiệm thì những con cá voi dạt vào bờ sẽ chết trong
vòng khoảng 3 ngày trở lại. Bà con ngư dân sẽ đóng góp kinh phí để lo
chôn cất, xây mộ và các nghi thức khác theo phong tục địa phương” – một
người dân cho biết.
Cũng
theo người dân thôn Tỉnh Thủy, trong vòng 10 năm trở lại thì đây là lần
thứ ba cá voi dạt vào bờ biển của thôn. Năm nào có cá voi dạt vào bờ
biển thì năm đó bà con ngư dân sẽ làm ăn thuận lợi./.
Nhận xét
Đăng nhận xét