MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 48
(ĐC sưu tầm trên NET)
Ông Sơn bị khởi tố về hai tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Trước đó, ghi nhận của phóng viên Tuổi Trẻ tại hiện trường cho biết Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thực hiện lệnh khám xét nơi ở của ông Nguyễn Xuân Sơn (53 tuổi, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội), nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN (PVN).
Việc khám xét này được tiến hành từ khoảng 18g30 tối nay (21-7).
Ông Sơn bị điều tra liên quan đến những sai phạm của ông này trong quá trình công tác. Trước đó, ngày 19-7, ông Nguyễn Xuân Sơn đã bị cho thôi chức theo quyết định 1105/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Ông Nguyễn Xuân Sơn đã nhiều lần bị cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an, làm việc để điều tra, xác minh về những dấu hiệu vi phạm pháp luật của ông này trong quá trình tại vị. Ông Sơn từng là Phó Tổng Giám đốc, Ocean Bank, sau đó là Phó Tổng giám đốc PVN trước khi giữ chức Chủ tịch HĐTV PVN.
Được biết, OceanBank có nhiều cổ đông lớn như PVN đầu tư 800 tỉ đồng, Tập đoàn Đại Dương (OGC) và Công ty TNHH VNT cùng sở hữu khoảng 1.600 tỉ đồng.
Tuy nhiên, sau khi ông Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng này bị bắt tạm giam, hoạt động của OceanBank rơi vào ngõ cụt nên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phải mua lại với số tiền 0 đồng. Điều này đồng nghĩa với việc các Nhà đầu tư vào OceanBank mất trắng toàn bộ tiền đầu tư, trong đó PVN mất 800 tỉ đồng.
Đáng chú ý, việc đầu tư này đã được HĐTV của PVN thông qua và sau đó ông Nguyễn Xuân Sơn là người thực hiện.
Ngoài ra, ông Sơn còn bị tình nghi có trách
nhiệm liên quan đến những sai phạm tại Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu
(GP.Bank), một trong những đơn vị mà GP.Bank đầu tư vốn. Cụ thể, năm
2012 thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã xác định GP.Bank có nhiều yếu kém,
tiềm ẩn rủi ro, kết quả kinh doanh thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu và quản
trị, điều hành ngân hàng kém hiệu quả.
Do không khắc phục được nên Ngân hàng Nhà nước đã đặt GP.Bank vào tình trạng kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật.
Ngày 19-7, sau khi nhận quyết định thôi giữ chức vụ Chủ tịch HĐTV PVN, ông Sơn đã phải nhập viện Bạch Mai.
Tuổi Trẻ sẽ tiếp tục cập nhật thông tin liên quan tới vụ việc này.
M.QUANG - T.PHÙNG - NGUYỄN KHÁNH
>> Mỹ cam kết đảm bảo tự do hàng hải ở biển Đông
Đây là chuyến bay thứ hai của loại máy bay tuần tiễu hàng hải Boeing P-8A Poseidon Mỹ - được mệnh danh là sát thủ tàu ngầm Trung Quốc - trên khu vực mà Bắc Kinh ngang ngược coi là lãnh thổ của mình. Tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở đây có Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Trong khi đó, các nguồn Hoa Kỳ cho biết rằng Hoa Kỳ đang xem xét khả năng thực hiện các chuyến bay do thám gần sát hơn với vùng đảo tranh chấp. Và không loại trừ khả năng tàu chiến của Mỹ sẽ tiếp cận ở khoảng cách chỉ vài km, nằm trong khu vực mà Trung Quốc tuyên bố là vùng lãnh hải (trái phép) 12km.
Các chuyên gia phân tích cho rằng, có vẻ Mỹ đã chuyển từ lời nói sang hành động. Vị tân tư lệnh của Hạm đội Thái Bình Dương trực tiếp tham gia chuyến bay khảo sát, và cuộc do thám được gọi là "thói quen" nói lên rằng cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ở Biển Đông đã lên một cấp độ mới.
Nhật tăng cường hiện diện, giám sát hành động Trung Quốc
Sau khi Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ, Đô đốc Scott Swift đã bay trên vùng biển tranh chấp hôm 18-7, ngay ngày hôm sau, phương tiện truyền thông Trung Quốc đã đăng tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn.
Ông Thường đã nhấn mạnh việc "cần thiết phải đẩy mạnh tốc độ phát triển Cảnh sát biển của Trung Quốc", tăng cường các tàu tuần tiễu hạng nặng, gia tăng các hoạt động giám sát biển trên các vùng biển đang tranh chấp và kêu gọi cải thiện công nghệ thông tin giám sát biển.
Chuyên gia của Viện Nghiên cứu Viễn Đông Victor Pavlyatenko cho biết, dường như đây là phản ứng của Trung Quốc với quyết định của Hạ viện Nhật Bản, thông qua nghị quyết về vấn đề mở rộng quyền hạn hoạt động quân sự của lực lượng phòng vệ nước này ở nước ngoài.
Theo báo chí Nhật Bản, điều đó được thực hiện để theo dõi hành động của Trung Quốc, mà trước hết là đối với hành động xây đảo san hô và bãi đá ngầm phi pháp, nhằm thay đổi hiện trạng biển Đông trái phép mà Bắc Kinh đang ráo riết thực hiện.
Trung Quốc coi trách nhiệm trực tiếp là đối phó với điều luật này, Bộ trưởng quốc phòng nước này đã tuyên bố như vậy. Trước đó, Bắc Kinh đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc và lo lắng trước hành động của Tokyo, cho rằng Nhật Bản “vi phạm cân bằng lực lượng trong khu vực”.
Theo phó chủ tịch Học viện Các vấn đề địa chính trị Konstantin Sivkov, chuyến bay của đô đốc Scott Swift và hành động của quốc hội Nhật Bản đã gia tăng căng thẳng trong cấp độ đối đầu giữa Mỹ và đồng minh, với Trung Quốc trên Biển Đông.
Biển Đông không phụ thuộc vào máy bay, tàu chiến mà quyết định bởi quan hệ Trung-Mỹ
Vị chuyên gia này cho rằng, Trung Quốc sẽ không đi đến hành động vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế, liên quan đến việc tiêu diệt các thiết bị bay trong vùng tranh chấp. Nguyên nhân cũng bởi Mỹ và Trung Quốc cũng đã có thỏa thuận nguyên tắc về quy tắc ứng xử trên không, trên biển và trên đất liền.
Những căng thẳng trong quan hệ với Mỹ đã khiến Trung Quốc phải cử một phái đoàn quân sự cao cấp gồm 4 thượng tướng, do ông Phạm Trường Long - Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương dẫn đầu sang thăm Washington nhằm “nâng cao sự hiểu biết, tìm kiếm sự thống nhất trong tránh đối đầu quân sự trên Biển Đông”.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Mỹ đầu tháng 6 vừa qua của ông Phạm Trường Long - Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, các quan chức quân sự cao cấp của Trung Quốc và Hoa Kỳ đã đạt được một thỏa thuận về cơ chế tương tác trong lĩnh vực quân sự.
Cần lưu ý rằng, đây là văn bản chính thức đầu tiên về hợp tác quân sự giữa hai nước trong những năm qua. Dự kiến, sắp tới Mỹ và Trung Quốc có thể tổ chức các cuộc tập trận chung với sự tham gia của lực lượng hải-không quân hai nước, nhằm thông qua quy tắc ứng xử trên không, trên biển và trên đất liền.
Theo các nhà phân tích, những thỏa thuận đạt được của Mỹ và Trung Quốc phản ánh mối quan hệ “vừa xung đột, vừa mặc cả”, thể hiện rõ xu hướng chủ đạo trong quan hệ giữa 2 cường quốc này là “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”; “vừa kìm chế lẫn nhau nhưng lại phụ thuộc không thể tách rời”.
Có nhiều khả năng, kết quả của “trận đấu” này sẽ là một kiểu phân chia ảnh hưởng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, giữa một bên là Mỹ với đồng minh và bên kia là Trung Quốc.
Washington, Nhật Bản sẽ vẫn phản đối nhưng mọi chuyện có dừng lại ở đó?
Phía Nga cảnh báo diễn biến này có thể phá hoại tiến trình hòa bình ở miền đông Ukraine.
Theo RT, cuộc tập trận bắt đầu gần thành phố Lvov ở miền tây Ukraine. Tạp chí Newsweek dẫn lời chuyên gia quan hệ công chúng của quân đội Mỹ tại châu Âu Don Wrenn nói đây là cuộc tập trận đa quốc gia lớn nhất từ trước tới nay tại Ukraine.
Các nước tham gia tập trận gồm Ukraine, Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Ba Lan... và các nước không phải thành viên NATO là Serbia, Moldova, Gruzia và Azerbaijan.
Các binh sĩ quốc tế sẽ diễn tập sơ tán và sơ cứu người bị thương, ứng phó khi bị phục kích, xác định thiết bị nổ tức thì và diễn tập tấn công tiền đồn...
Wrenn nhấn mạnh cuộc diễn tập này không liên quan gì đến chính trị và đã được lên kế hoạch từ trước.
Tuy nhiên theo UPI, trong lễ thượng cờ chỉ huy quân đội Ukraine Oleksandr Syvak nói cuộc tập trận "cho thấy một sự ủng hộ lớn rộng trong cuộc đấu tranh vì chủ quyền và tự do của Ukraine".
Phía Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo cuộc tập trận này đe dọa đến tiến trình hòa bình ở miền đông Ukraine.
Trong một tuyên bố, bộ này nói hành động của NATO đang thúc đẩy "tâm trạng phục thù" ở "phe chủ chiến" ở Kiev, gây nguy hiểm cho tiến trình dàn xếp hòa bình cuộc khủng hoảng nội bộ sâu sắc ở Ukraine.
Matxcơva cũng gọi cuộc tập trận này "là một biểu hiện rõ ràng" của quá trình hỗ trợ vô điều kiện của NATO cho các chính sách hiện hành của chính quyền Kiev ở đông nam Ukraine, dẫn đến tình trạng ngày nào cũng có dân thường thiệt mạng tại khu vực này.
Theo ước tính, hơn 6.500 người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột kéo dài 15 tháng giữa Kiev và phe ly khai ở miền đông Ukraine.
MINH ANH
Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đảng bộ VPCP hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá, thời gian qua, VPCP đã làm tốt chức năng, nhiệm vụ tham mưu, tổng hợp, thông tin, truyền thông và bảo đảm các điều kiện hậu cần, kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động của Chính phủ.
Bước
vào nhiệm kỳ mới, Thủ tướng yêu cầu Đảng bộ VPCP cần tiếp tục phát huy
tốt truyền thống, những kết quả đạt được. Phải kiên định,
vững vàng, năng động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ
được giao, mà trước hết là việc ban hành các văn bản pháp quy, các quyết
định quản lý, chỉ đạo, điều hành.
Để xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, Đảng bộ VPCP cần hết sức quan tâm thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy tinh thần đoàn kết, nhất trí trong Đảng. Trong đó phải đặc biệt quan tâm tới công tác tổ chức cán bộ, tuyển dụng, đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm, xử lý cán bộ phải thực sự công tâm, khách quan, dân chủ, theo đúng nguyên tắc, quy định, quy trình.
Đồng thời tiếp tục chú trọng công tác giáo dục, xây dựng phẩm chất đạo đức của người cán bộ, đảng viên, không để xảy ra những hành vi sai phạm, tiêu cực, nhũng nhiễu.
“Mỗi việc làm, mỗi ý kiến của các đồng chí chí ảnh hưởng rất rộng lớn. Nếu có gì không đúng, không tốt xảy ra thì nhân dân, doanh nghiệp, các bộ, ngành, địa phương không chỉ đánh giá, phê phán cá nhân các đồng chí mà sẽ đánh giá cả Văn phòng Chính phủ, Chính phủ” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc nhở.
Coi trọng công tác thông tin, tuyên truyền
Về công tác thông tin truyền thông, Thủ tướng yêu cầu VPCP phải cung cấp nhanh chóng, chính xác, kịp thời thông tin về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, những giải pháp chỉ đạo, quản lý, điều hành của Chính phủ trên các lĩnh vực, nhất là những thông tin được xã hội, người dân quan tâm.
VPCP
cũng cần phải tạo lập các kênh để tiếp nhận thông tin của xã hội, người
dân, doanh nghiệp nhằm bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật
pháp.
VPCP phải là cơ quan đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng về ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn cuộc sống, tiến tới thực hiện Chính phủ điện tử.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu VPCP tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo đảm hậu cầu kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng với yêu cầu chặt chẽ, phù hợp và hết sức tiết kiệm; làm đúng pháp luật và các quy định của Nhà nước về mua sắm công, đầu tư trang thiết bị, không để bất cứ một vụ việc tiêu cực nào xảy ra.
Đại hội đại biểu Đảng bộ VPCP đã bầu Ban chấp hành nhiệm kỳ 2015-2020 gồm 25 người. Bí thư Đảng ủy VPCP Nguyễn Văn Nên tiếp tục được bầu giữ chức Bí thư nhiệm kỳ 2015-2020.
Hồng Nhì
ANTT.VN - Sáng nay (21/07), Đại hội đồng cổ
đông thường niên 2015 được mong đợi nhất đã được Ngân hàng TMCP Xuất
nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) tổ chức kéo dài tới hơn 7 tiếng đồng hồ do
phần tranh luận quyết liệt giữa các cổ đông và Ban lãnh đạo Ngân hàng.
Bị cáo Ivan tại tòa sơ thẩm
Theo thỏa thuận đạt được với các đối tác trong Eurozone, Hy Lạp phải tiến hành những thay đổi sâu rộng thì Eurozone mới bắt đầu xem xét cấp cho Athens gói cứu trợ thứ ba trị giá 86 tỷ Euro.
Bắt nguyên Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí VN Nguyễn Xuân Sơn
TTO TRỰC TUYẾN - Chiều tối 21-7, Cơ quan điều
tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh
bắt tạm giam ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc
gia VN. Trước đó, lúc 18g30, lệnh khám nhà ông đã được thực hiện.
Ông Nguyễn Xuân Sơn - Ảnh: C.V.K |
Trước đó, ghi nhận của phóng viên Tuổi Trẻ tại hiện trường cho biết Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thực hiện lệnh khám xét nơi ở của ông Nguyễn Xuân Sơn (53 tuổi, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội), nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN (PVN).
Lực lượng công an vào nhà nguyên Chủ tịch Tập đoàn dầu khí Quốc Gia VN Nguyễn Xuân Sơn - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Ông Sơn bị điều tra liên quan đến những sai phạm của ông này trong quá trình công tác. Trước đó, ngày 19-7, ông Nguyễn Xuân Sơn đã bị cho thôi chức theo quyết định 1105/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Ông Nguyễn Xuân Sơn đã nhiều lần bị cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an, làm việc để điều tra, xác minh về những dấu hiệu vi phạm pháp luật của ông này trong quá trình tại vị. Ông Sơn từng là Phó Tổng Giám đốc, Ocean Bank, sau đó là Phó Tổng giám đốc PVN trước khi giữ chức Chủ tịch HĐTV PVN.
Được biết, OceanBank có nhiều cổ đông lớn như PVN đầu tư 800 tỉ đồng, Tập đoàn Đại Dương (OGC) và Công ty TNHH VNT cùng sở hữu khoảng 1.600 tỉ đồng.
Tuy nhiên, sau khi ông Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng này bị bắt tạm giam, hoạt động của OceanBank rơi vào ngõ cụt nên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phải mua lại với số tiền 0 đồng. Điều này đồng nghĩa với việc các Nhà đầu tư vào OceanBank mất trắng toàn bộ tiền đầu tư, trong đó PVN mất 800 tỉ đồng.
Đáng chú ý, việc đầu tư này đã được HĐTV của PVN thông qua và sau đó ông Nguyễn Xuân Sơn là người thực hiện.
Một nữ bác sĩ xuất hiện tại nhà riêng của nguyên Chủ tịch Tập đoàn dầu khí Quốc Gia VN Nguyễn Xuân Sơn - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Khoảng 19g, lực lượng công an rời khỏi nhà nguyên Chủ tịch Tập đoàn dầu khí Quốc Gia VN Nguyễn Xuân Sơn - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Do không khắc phục được nên Ngân hàng Nhà nước đã đặt GP.Bank vào tình trạng kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật.
Ngày 19-7, sau khi nhận quyết định thôi giữ chức vụ Chủ tịch HĐTV PVN, ông Sơn đã phải nhập viện Bạch Mai.
Tuổi Trẻ sẽ tiếp tục cập nhật thông tin liên quan tới vụ việc này.
Biển Đông: Mỹ-Nhật có chặn được bàn tay Trung Quốc?
Việc Mỹ-Nhật tăng cường tuần tiễu trên biển Đông cũng không chắc
đã ngăn chặn được bàn tay Trung Quốc, bởi Mỹ còn tính đến mối quan hệ
lợi ích Trung-Mỹ.
>> Mỹ cam kết đảm bảo tự do hàng hải ở biển Đông
>> Mỹ - Nhật - Úc tập trận: Một cảnh báo nhằm vào Trung Quốc?
Mỹ tăng cường máy bay tuần tiễu, tàu chiến trên biển Đông
Hôm 18-7, chỉ huy mới của Hạm đội Thái Bình Dương là Đô đốc Hải
quân Mỹ Scott Swift đã thực hiện chuyến bay tuần tra trên vùng biển
tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước ở Biển Đông. Vị tân tư lệnh Hạm
đội Thái Bình Dương tuyên bố điều này hôm 20-7 tại Seoul.
Ông Swift đã ngồi trên chiếc máy bay trinh sát chống ngầm P-8A
Poseidon, thực hiện chuyến bay trinh sát liên tục trong bảy giờ đồng hồ
liền. Điều này được vị Đô đốc gọi là "thói quen". Nó báo hiệu một điều
rằng, những chuyến tuần tra kiểu này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời
gian tới.Đây là chuyến bay thứ hai của loại máy bay tuần tiễu hàng hải Boeing P-8A Poseidon Mỹ - được mệnh danh là sát thủ tàu ngầm Trung Quốc - trên khu vực mà Bắc Kinh ngang ngược coi là lãnh thổ của mình. Tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở đây có Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Trước đó, chiều ngày 20 tháng 5, chiếc máy bay trinh sát loại này
của không quân Mỹ, trên đó có các nhà báo CNN đã thực hiện chuyến tuần
tiễu đầu tiên, trên khu vực Trung Quốc đang nạo hút cát, cải tạo đất đá
để xây đảo nhân tạo trái phép trên biển Đông.
Chiến hạm Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận trên biển
Khi đó, các lực lượng hải quân của Trung Quốc 8 lần yêu cầu phi công
Mỹ phải rời khỏi vùng trời gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Trung
Quốc gọi là Nam Sa). Tuy nhiên, chiếc máy bay Mỹ đã phớt lờ những cảnh
báo đó, tiếp tục tuần tra nhiều giờ trên vùng biển đó.Trong khi đó, các nguồn Hoa Kỳ cho biết rằng Hoa Kỳ đang xem xét khả năng thực hiện các chuyến bay do thám gần sát hơn với vùng đảo tranh chấp. Và không loại trừ khả năng tàu chiến của Mỹ sẽ tiếp cận ở khoảng cách chỉ vài km, nằm trong khu vực mà Trung Quốc tuyên bố là vùng lãnh hải (trái phép) 12km.
Các chuyên gia phân tích cho rằng, có vẻ Mỹ đã chuyển từ lời nói sang hành động. Vị tân tư lệnh của Hạm đội Thái Bình Dương trực tiếp tham gia chuyến bay khảo sát, và cuộc do thám được gọi là "thói quen" nói lên rằng cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ở Biển Đông đã lên một cấp độ mới.
Chuyên gia quân sự Nga Konstantin Sivkov bình luận, hành động này
sẽ gieo rắc thêm căng thẳng trên Biển Đông. Đối với Trung Quốc, những
hành động này chỉ có nghĩa là, nếu Bắc Kinh cố gắng giải quyết vấn đề
bằng vũ lực, Washington sẽ sử dụng lực lượng quân sự chống lại Trung
Quốc.
Mỹ sẽ tăng cường máy bay, tàu chiến đến Biển Đông
Gần đây, South China Morning Post của Hồng Kông dẫn lời ông Scott
Swift lưu ý rằng nếu cần thiết, Hoa Kỳ sẵn sàng phái tới Biển Đông ít
nhất bốn tàu chiến trong trường hợp căng thẳng bùng phát. Họ cũng rất
quan tâm đến việc mở rộng các cuộc tập trận thường niên với các đồng
minh ở đó, có thể với cả Nhật Bản.Nhật tăng cường hiện diện, giám sát hành động Trung Quốc
Sau khi Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ, Đô đốc Scott Swift đã bay trên vùng biển tranh chấp hôm 18-7, ngay ngày hôm sau, phương tiện truyền thông Trung Quốc đã đăng tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn.
Ông Thường đã nhấn mạnh việc "cần thiết phải đẩy mạnh tốc độ phát triển Cảnh sát biển của Trung Quốc", tăng cường các tàu tuần tiễu hạng nặng, gia tăng các hoạt động giám sát biển trên các vùng biển đang tranh chấp và kêu gọi cải thiện công nghệ thông tin giám sát biển.
Chuyên gia của Viện Nghiên cứu Viễn Đông Victor Pavlyatenko cho biết, dường như đây là phản ứng của Trung Quốc với quyết định của Hạ viện Nhật Bản, thông qua nghị quyết về vấn đề mở rộng quyền hạn hoạt động quân sự của lực lượng phòng vệ nước này ở nước ngoài.
Trước đó vài ngày, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua gói sửa đổi luật
trong lĩnh vực quốc phòng, theo đó lần đầu tiên sau Thế chiến II, quân
đội Nhật Bản được quyền tham gia chiến sự ở nước ngoài. Đây là sự mở
rộng rất lớn về quyền hạn, đánh dấu bước chuyển của lực lượng quân sự
Nhât Bản.
Trong điều luật, một trong những biện pháp đáng chú ý được nêu là
điều khoản phái quân nhân, đặc biệt phái máy bay tuần tiễu hàng hải,
phối hợp với Mỹ đi trinh sát vùng Biển Đông. Ngoài ra, quân đội nước này
còn được phép hiện diện trong các căn cứ quân sự nước ngoài để tham gia
hoạt động chung.Theo báo chí Nhật Bản, điều đó được thực hiện để theo dõi hành động của Trung Quốc, mà trước hết là đối với hành động xây đảo san hô và bãi đá ngầm phi pháp, nhằm thay đổi hiện trạng biển Đông trái phép mà Bắc Kinh đang ráo riết thực hiện.
Trung Quốc coi trách nhiệm trực tiếp là đối phó với điều luật này, Bộ trưởng quốc phòng nước này đã tuyên bố như vậy. Trước đó, Bắc Kinh đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc và lo lắng trước hành động của Tokyo, cho rằng Nhật Bản “vi phạm cân bằng lực lượng trong khu vực”.
Theo phó chủ tịch Học viện Các vấn đề địa chính trị Konstantin Sivkov, chuyến bay của đô đốc Scott Swift và hành động của quốc hội Nhật Bản đã gia tăng căng thẳng trong cấp độ đối đầu giữa Mỹ và đồng minh, với Trung Quốc trên Biển Đông.
Nhật sẽ điều máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C Orion đến biển Đông
Tuy nhiên, ông cũng khẳng định là, sẽ không có đụng độ quân sự nào
xảy ra trên Biển Đông, bởi trong bối cảnh Trung Quốc đang bối rối trước
phiên tòa xét xử do Tòa án trọng tài quốc tế ở Hague thụ lý, trong vụ
kiện mà Philippines đã khởi xướng chống lại nước này, Bắc Kinh sẽ không
dại gì đổ thêm dầu vào lửa.Biển Đông không phụ thuộc vào máy bay, tàu chiến mà quyết định bởi quan hệ Trung-Mỹ
Vị chuyên gia này cho rằng, Trung Quốc sẽ không đi đến hành động vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế, liên quan đến việc tiêu diệt các thiết bị bay trong vùng tranh chấp. Nguyên nhân cũng bởi Mỹ và Trung Quốc cũng đã có thỏa thuận nguyên tắc về quy tắc ứng xử trên không, trên biển và trên đất liền.
Những căng thẳng trong quan hệ với Mỹ đã khiến Trung Quốc phải cử một phái đoàn quân sự cao cấp gồm 4 thượng tướng, do ông Phạm Trường Long - Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương dẫn đầu sang thăm Washington nhằm “nâng cao sự hiểu biết, tìm kiếm sự thống nhất trong tránh đối đầu quân sự trên Biển Đông”.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Mỹ đầu tháng 6 vừa qua của ông Phạm Trường Long - Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, các quan chức quân sự cao cấp của Trung Quốc và Hoa Kỳ đã đạt được một thỏa thuận về cơ chế tương tác trong lĩnh vực quân sự.
Đại tướng Raymond Odierno, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ và Thượng tướng Phạm Trường Long trong lễ ký kết hợp tác quân sự
Đây được các quan sát viên quốc tế coi là một “bước tiến lớn” trong
quan hệ giữa hai nước, là tiền đề thành công cho những thỏa thuận khác
trong khuôn khổ vòng 5 và vòng 6 của “đối thoại chiến lược và kinh tế”
giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Nó phản ánh thực tế là Washington và Bắc Kinh
vẫn đang cần nhau.Cần lưu ý rằng, đây là văn bản chính thức đầu tiên về hợp tác quân sự giữa hai nước trong những năm qua. Dự kiến, sắp tới Mỹ và Trung Quốc có thể tổ chức các cuộc tập trận chung với sự tham gia của lực lượng hải-không quân hai nước, nhằm thông qua quy tắc ứng xử trên không, trên biển và trên đất liền.
Theo các nhà phân tích, những thỏa thuận đạt được của Mỹ và Trung Quốc phản ánh mối quan hệ “vừa xung đột, vừa mặc cả”, thể hiện rõ xu hướng chủ đạo trong quan hệ giữa 2 cường quốc này là “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”; “vừa kìm chế lẫn nhau nhưng lại phụ thuộc không thể tách rời”.
Có nhiều khả năng, kết quả của “trận đấu” này sẽ là một kiểu phân chia ảnh hưởng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, giữa một bên là Mỹ với đồng minh và bên kia là Trung Quốc.
Washington, Nhật Bản sẽ vẫn phản đối nhưng mọi chuyện có dừng lại ở đó?
Theo Thiên Nam
Đất Việt
Bốn người bị xe tải cuốn vào gầm khi chờ đèn đỏ
Hàng
chục người tháo chạy khi chiếc xe tải lao vào dòng người đang đứng chờ
đèn đỏ, cuốn loạt xe máy vào gầm khiến bốn người bị thương.
Các xe máy nằm la liệt. Ảnh: Hải Thuận
|
20h ngày 21/7, hàng chục xe máy đang dừng đèn đỏ tại ngã tư quốc lộ 1
và đường vào Khu công nghiệp Vĩnh Lộc (quận Bình Tân, TP HCM). Bất ngờ
xe tải loại 8 tấn do Phạm Văn Vũ (39 tuổi, ngụ Hậu Giang) chạy từ ngã tư
An Sương đi vòng xoay An Lạc lao vào đám đông.
Ba xe máy bị cuốn vào gầm, một chiếc văng ra ngoài, đều hư hỏng nặng.
Bốn người bị thương được đưa đi cấp cứu. Hàng chục người hốt hoảng, chạy
tán loạn.
"Lúc đó xe đông lắm. Xe tải lao tới rất nhanh. Tôi thấy một phụ nữ nằm
kẹt cứng dưới gầm xe, một lúc sau mới kéo ra được. Bà ấy bị thương nặng,
những người còn lại bị nhẹ hơn", một nhân chứng kể.
Vết cày xước xe tải ủi các xe máy trên mặt đường. Ảnh: Hải Thuận.
|
Lực lượng chức năng quận Bình Tân có mặt điều tiết giao
thông và điều ta nguyên nhân vụ tai nạn. Một giờ sau các xe bị nạn được
đưa đi, hiện trường được giải tỏa.
Hải Thuận
Tin nóng thế giới: Nga phát triển ‘xe tăng hủy diệt’
(Tấm Gương)- Nga phát triển xe tăng bắn laser hủy
diệt mọi "mắt thần"; IS dùng gà đánh bom cảm tử; Ông Kim Jong-un yêu cầu
nữ tiếp viên mặc váy ngắn, bó sát… là những tin thế giới đáng chú ý.
> Nhân chứng mới khai gì vụ xét xử Lý Nguyễn Chung?
> Tiết lộ gây sốc về cuộc sống ‘địa ngục’ của ba cô dâu IS
> Tiết lộ gây sốc về cuộc sống ‘địa ngục’ của ba cô dâu IS
IS dùng gà đánh bom cảm tử
Tin từ Daily Mail cho hay, các phần tử IS hoạt động ở
thành phố Fallujah, Iraq có thể đã gắn thiết bị gây nổ vào những con gà
và thả vào căn cứ của địch, sau đó kích nổ từ xa.
Hình ảnh “gà đánh bom cảm tử” đang
được chia sẻ trên mạng từ cả những người ủng hộ và chống đối IS. Theo
các chuyên gia, có thể IS đã thiếu vũ khí, đạn dược sau thời gian dài
chiến đấu tại Syria và Iraq nên đã dùng động vật làm phương tiện giết
người.
Ông Kim Jong-un yêu cầu nữ tiếp viên mặc váy ngắn, bó sát
Tờ Mirror cho hay, ông Kim Jong-un kêu gọi nữ tiếp viên
phi hành đoàn hãng Air Koryo khoe chân nhiều hơn sau khi đích thâm giám
sát thay đổi mẫu đồng phục hàng không.
Ông Kim Jong-un đưa ra yêu cầu trên trong các mẫu thiết kế lại trang phục màu đỏ của tiếp viên đã mặc trong nhiều năm qua.
Theo đó, các nữ tiếp viên sẽ mặc đồng phục màu xanh ôm sát người, với váy ngắn và giày cao gót.
Nga phát triển xe tăng bắn laser hủy diệt mọi "mắt thần"
Nga đang phát triển một loại xe tăng bắn laser mới có
thể tiêu diệt thiết bị quang điện tử gắn trên tên lửa và phương tiện vũ
khí khác của địch.
Theo Armyrecognition, ngành công nghiệp quốc phòng Nga
đang phát triển một xe tăng bắn laser mới có khả năng "chọc mù" tất cả
các thiết bị quang điện tử trong chớp mắt.
Đây được xem là một kế hoạch của Nga nhằm tiếp tục theo
đuổi chương trình vũ khí laser từ thời Liên Xô. Trước đó vào giữa những
năm 1970, Liên Xô đã bắt đầu phát triển một hệ thống vũ khí bắn chùm
laser có tên gọi là 1K17 “Compression”.
Tấn công cuồng loạn bằng dao ở Đài Loan làm 4 người bị thương
Một người đàn ông thất nghiệp đã sử dụng con dao làm
bếp tấn công khiến 4 người bị thương tại ga tàu điện ngầm ở Đài Bắc (Đài
Loan, Trung Quốc), chỉ hơn một năm sau vụ tấn công tương tự khiến 4
người chết và 20 người bị thương.
Vụ tấn công xảy ra tại thang máy ở ga tàu điện ngầm Đài
Bắc (MRT) tối muộn ngày 20/7. Trong số 4 người bị thương có 3 phụ nữ và
1 đàn ông.
Hung thủ có tên Kuo Yen-chun, 27 tuổi, thất nghiệp, đang bị cảnh sát tạm giữ để tiến hành điều tra về động cơ gây án.
Trung Quốc phản đối nội dung Sách trắng Quốc phòng của Nhật
Tuy Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản 2015 chưa được công
bố chính thức, nhưng Trung Quốc đã lên tiếng phản đối nội dung của cuốn
sách này.
Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản trang đánh số bao gồm
424 trang, trong đó từ trang 1 đến trang 312 là toàn bộ nội dung liên
quan tới hoạt động, chính sách quốc phòng của Nhật Bản, tình hình quốc
phòng an ninh của các nước và khu vực trên thế giới và sự ảnh hưởng tới
môi trường an ninh Nhật Bản, chính sách quốc phòng Nhật Bản trong thời
gian tới.
Nga Vũ(Tổng hợp) Tin nóng thế giới: Anh đề phòng Nga, Ukraine tập trận với Mỹ
(Tấm Gương)- Chuyên gia cảnh báo Nga là mối đe dọa
lớn nhất với Anh; Mỹ và Ukraine tập trận, Nga nổi giận; Nhân viên tình
báo Hàn Quốc tự tử và để lại thư tuyệt mệnh… là những tin thế giới đáng
chú ý.
> Tin nóng thế giới: Ấn Độ mua 48 máy bay Mi-17 của Nga
> Ukraine chìm trong bạo lực; ngân hàng Hy Lạp mở cửa trở lại
> Ukraine chìm trong bạo lực; ngân hàng Hy Lạp mở cửa trở lại
Chuyên gia cảnh báo Nga là mối đe dọa lớn nhất với Anh
Phát biểu tại cuộc thảo luận hôm 20/7, giới chuyên gia
thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở ở London cho
rằng Chính phủ Anh cần phải xem xét toàn diện chiến lược an ninh-quốc
phòng để chủ động đối phó với những thách thức đang đặt ra hiện nay.
Điều này là rất cần thiết bởi từ năm 2010 đến nay, môi trường an ninh
khu vực và toàn cầu đã có nhiều thay đổi.
Theo các chuyên gia IISS, có 3 mối đe dọa chủ yếu mà
nước Anh cần phải tập trung giải quyết từ nay đến cuối nhiệm kỳ Quốc
hội. Nga đã trở thành mối đe dọa an ninh lớn nhất, xét dưới góc độ vũ
khí thông thường và vũ khí hạt nhân, đối với Anh.
Mỹ và Ukraine tập trận, Nga nổi giận
Binh sỹ Ukraine và Mỹ hôm qua (20/7) đã chính thức mở
màn cuộc tập trận kéo dài tới ngày 31/7 tại tỉnh miền tây Lvov của
Ukraine, gần biên giới với Ba Lan.
Phản ứng trước sự kiện trên, hôm 20/7, Bộ Ngoại giao
Nga đã đưa ra tuyên bố cho rằng, các cuộc tập trận quân sự do Mỹ dẫn đầu
ở khu vực miền tây của Ukraine bắt đầu từ tuần này có thể để lại các
hậu quả "dễ gây bùng nổ xung đột", và đe dọa làm chệch hướng tiến trình
hòa bình ở miền đông Ukraine do phe ly khai kiểm soát.
Nhân viên tình báo Hàn Quốc tự tử và để lại thư tuyệt mệnh
Hãng tin Sputnik (Nga) ngày 19/7 cho biết, cảnh sát Hàn
Quốc vừa phát hiện một nhân viên tình báo quốc gia nước này chết bất
ngờ và để lại thư tuyệt mệnh.
Theo thông tin xác nhận, nhân viên này có họ là Lim, 45
tuổi, đang làm việc cho Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS). Hôm
18/7, cảnh sát Hàn Quốc đã phát hiện thi thể của người này trên một
chiếc xe hơi ngoài thành phố Seoul.
Hiện các cơ quan báo chí trích dẫn các nhà điều tra cho
biết không có dấu hiệu nào của việc người khác ép buộc Lim vào bên
trong xe, từ đó người ta nghi ngờ nhiều khả năng rằng cái chết của ông
là một vụ tự tử. Công tác khám nghiệm tử thi theo dự kiến sẽ được thực
hiện sau ngày chủ nhật (19/7).
Binh sỹ Mexico bị tình nghi tra tấn dã man và hành quyết 7 công dân
AFP đưa tin ngày 20/7, Bộ Quốc phòng Mexico cho biết
các điều tra viên của quân đội nước này đã tìm thấy bằng chứng cho thấy
các binh sỹ nhiều khả năng dính líu đến sự biến mất của 7 thanh niên ở
bang Zacatecas, miền Bắc nước này.
Thân nhân của 2 phụ nữ và 5 người đàn ông nói với
truyền thông địa phương rằng những người này đã bị các binh sỹ giam giữ
trong một ngôi nhà ở thị trấn Calera hôm 7/7.
Thi thể của họ được tìm thấy vào cuối tuần qua ở một
thị trấn lân cận với những dấu hiệu của sự tra tấn và những vết thương
do bị hành quyết theo kiểu bắn vào đầu.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc phê chuẩn thỏa thuận hạt nhân với Iran
Ngày 20/7, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã phê chuẩn
một thỏa thuận hạt nhân vừa đạt được hồi tuần trước giữa Nhóm P5+1 và
Iran tại Vienna, Áo, nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của Iran.
Mỹ và phương Tây đồng ý dỡ bỏ các lệnh cấm vận đã áp
đặt đối với Iran. Nhưng, các lệnh này có thể được áp đặt lại sau 65 ngày
nếu Iran vi phạm thỏa thuận trên.
>> Cuộc sống xa hoa của thiếu gia đẹp trai, giàu nhất nhì Dubai
>> Chọc giận chim diệc, chồn bị dìm chết và nuốt chửng
>> Toàn cảnh vụ thảm sát ở Tương Dương - Nghệ An
>> Chọc giận chim diệc, chồn bị dìm chết và nuốt chửng
>> Toàn cảnh vụ thảm sát ở Tương Dương - Nghệ An
Nga Vũ
(Tổng hợp)
(Tổng hợp)
Nhân chứng mới khai gì vụ xét xử Lý Nguyễn Chung?
(Tấm Gương)- Sáng nay (21/7), TAND tỉnh Bắc Giang
mở phiên sơ thẩm xét xử Lý Nguyễn Chung (27 tuổi, quê Lạng Sơn) hai tội
Giết người, Cướp tài sản. Bà Nguyễn Thị Thu Hà - nhân chứng mới cũng có
mặt.
> Vì đâu Vi Văn Mằn thành 'sát thủ máu lạnh'?
> Thông tin chính xác về nghi phạm vụ thảm sát ở Nghệ An
> Thông tin chính xác về nghi phạm vụ thảm sát ở Nghệ An
Trước đó, bà Nguyễn Thị Thu Hà (53 tuổi, trú ở xã Song
Mai, TP Bắc Giang) đã gửi đơn lên cơ quan tố tụng đề nghị làm rõ Lý
Nguyễn Chung có phải là hung thủ đích thực giết chết chị Nguyễn Thị Hoan
hay không.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà. |
Ở phiên tòa này, bà Hà tham dự với tư cách người làm chứng.
Trình bày tại tòa, Nguyễn Thị Thu Hà cho rằng, có hai
căn cứ để khẳng định Chung không giết chị Hoan: Trước thời điểm chị Hoan
bị giết, chị này có đến gặp bà Hà để cầm cố 2 chiếc nhẫn lấy 2 triệu để
trả cho ông Chấn.
Bà Hà cho biết chị Hoan có mối quan hệ tình cảm với ông
Chấn. Do mâu thuẫn nên chị Hoan muốn trả tiền để dứt điểm với ông Chấn.
Đêm đó, chị Hoan bị giết.
Hội đồng xét xử (HĐXX) hỏi bà Hà: "Vì sao chị Hoan phải vay tiền bà?"
“Trước đây, chị Hoan có kể với tôi rằng ông Chấn
thường xuyên qua lại và có quan hệ tình cảm với chị. Nhưng gần đây, ông
Chấn đòi chia tay và đòi hết tiền chờ hàng trước đây. Chị Hoan muốn cắt
đứt hoàn toàn quan hệ với ông Chấn nên vay tiền tôi để trả ông ấy”, bà
Hà trả lời.
“Căn cứ vào đâu mà bà cho rằng ông Chấn là người giết chị Hoan?” - HĐXX hỏi.
“Thứ nhất, Chung khai cướp 2 cái nhẫn của chị Hoan là
không đúng vì số vàng này đã cầm cố ở chỗ tôi. Thứ hai, chị Hoan có quan
hệ với ông Chấn. Thời gian chị Hoan bị giết là ngay trong đêm mượn tiền
của tôi. Thứ ba là bà Hải (Thân Thị Hải, chị vợ ông Chấn-PV) có kể rằng
khi vào trại giam thăm ông Chấn đã khuyên ông ấy rằng "Không được nhận
là đã giết người, nếu nhận sẽ chết”, bà Hải cho biết.
Bị cáo Lý Nguyễn Chung tại tòa chiều 21/7. |
Tuy nhiên, trong suốt phiên tòa Lý Nguyễn Chung vẫn một mực khẳng định một mình anh ta gây ra vụ án mạng.
Mở đầu phần xét hỏi, công tố viên công bố bản cáo trạng
truy tố bị cáo Lý Nguyễn Chung tại tòa với hai tội danh Giết người,
Cướp tài sản.
Theo lời khai của Chung, chiều tối 15/8/2003, đối
tượng mặc quần soóc, đi dép lê tới cửa hàng tạp hóa của chị Nguyễn Thị
Hoan để mua dầu gội đầu.
Tại đây, Chung thấy chị Hoan lúi húi cạnh tủ. Nhìn vào
tủ kính tạp hóa, Chung thấy có hộp đựng tiền bên trong nên nảy ra ý định
cướp tiền. Tức thì, đối tượng lợi dụng chị Hoan không để ý đã rút dao
bấm trong túi quần ra đâm 1 nhát vào bụng nạn nhân.
Trả lời thẩm vấn của chủ tọa, Chung khai, thời điểm giết chị Hoan, ngoài nạn nhân còn có con của bị hại đang ngủ.
Sau khi bị đâm, chị Hoan quay đầu lại chửi, rồi định chạy ra phía sau nhà, nhưng bị Chung túm được.
Lúc ấy, Chung dùng tay trái kẹp cổ nạn nhân, còn tay
phải đâm liên tiếp nhiều nhát cho tới khi người phụ nữ hàng xóm gục ngã.
Thấy nạn nhân vẫn còn phản ứng cố vùng dậy bỏ chạy, hung thủ tiếp tục
tấn công nạn nhân đến chết.
Sau đó, Chung nhanh chóng cậy tủ lấy tiền và tháo 2
chiếc nhẫn trên tay tử thi. Gây án xong, hung thủ bình tĩnh tắt điện,
kéo cửa xếp sắt lại, rồi mới đi về nhà.
Chung cho biết, lúc đó anh ta chỉ nghĩ đến số tiền có
trong tủ tạp hóa của nạn nhân và cặp nhẫn trên tay của chị này. Chung
không để ý đến chiếc xe máy trong gia đình bị hại.
Trả lời câu hỏi của chủ tọa vì sao gây án, bị cáo lại
vẫn bình tĩnh tắt điện, đóng cửa? Chung cho biết, không hiểu vì sao lúc
đó hắn không có cảm giác hoang mang.
Chung cũng khẳng định rằng, không ai xúi giục anh ta gây án và một mình anh ta gây ra vụ án mạng.
Sau khi công bố một số lời khai, tòa kết thúc phần xét hỏi. Ngày mai (22/7), tòa sẽ bắt đầu phần tranh luận.
Nga Vũ
(Tổng hợp)
NATO tập trận lớn nhất tại Ukraine, Nga phản ứng
TTO - Cuộc tập trận do Mỹ dẫn đầu bắt đầu từ
ngày 20-7 tại Ukraine và dự kiến kéo dài đến cuối tháng 7, với sự tham
gia của 1.800 binh sĩ từ 18 nước.
Binh sĩ 18 nước tham gia cuộc tập trận của NATO tại Ukraine - Ảnh: Twitter/hngn.com |
Theo RT, cuộc tập trận bắt đầu gần thành phố Lvov ở miền tây Ukraine. Tạp chí Newsweek dẫn lời chuyên gia quan hệ công chúng của quân đội Mỹ tại châu Âu Don Wrenn nói đây là cuộc tập trận đa quốc gia lớn nhất từ trước tới nay tại Ukraine.
Các nước tham gia tập trận gồm Ukraine, Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Ba Lan... và các nước không phải thành viên NATO là Serbia, Moldova, Gruzia và Azerbaijan.
Các binh sĩ quốc tế sẽ diễn tập sơ tán và sơ cứu người bị thương, ứng phó khi bị phục kích, xác định thiết bị nổ tức thì và diễn tập tấn công tiền đồn...
Wrenn nhấn mạnh cuộc diễn tập này không liên quan gì đến chính trị và đã được lên kế hoạch từ trước.
Tuy nhiên theo UPI, trong lễ thượng cờ chỉ huy quân đội Ukraine Oleksandr Syvak nói cuộc tập trận "cho thấy một sự ủng hộ lớn rộng trong cuộc đấu tranh vì chủ quyền và tự do của Ukraine".
Phía Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo cuộc tập trận này đe dọa đến tiến trình hòa bình ở miền đông Ukraine.
Trong một tuyên bố, bộ này nói hành động của NATO đang thúc đẩy "tâm trạng phục thù" ở "phe chủ chiến" ở Kiev, gây nguy hiểm cho tiến trình dàn xếp hòa bình cuộc khủng hoảng nội bộ sâu sắc ở Ukraine.
Matxcơva cũng gọi cuộc tập trận này "là một biểu hiện rõ ràng" của quá trình hỗ trợ vô điều kiện của NATO cho các chính sách hiện hành của chính quyền Kiev ở đông nam Ukraine, dẫn đến tình trạng ngày nào cũng có dân thường thiệt mạng tại khu vực này.
Theo ước tính, hơn 6.500 người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột kéo dài 15 tháng giữa Kiev và phe ly khai ở miền đông Ukraine.
Chủ đề:
Interpol bất ngờ đình chỉ lệnh truy nã cựu Tổng thống Ukraine
TPO - Với lý do đằng sau việc truy nã cựu Tổng
thống Ukraine Viktor Yanukovych có động cơ chính trị, Cảnh sát hình sự
quốc tế (Interpol) đã đình chỉ lệnh truy nã trên từ ngày 16/7.
Cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych.
Hãng Tass ngày 21/7 dẫn lời đại diện của đoàn luật sư Joseph
Hage Aaronson, tổ chức bảo vệ quyền lợi cho ông Viktor Yanukovych, cho
biết: “Thông tin về ông Viktor Yanukovych không còn xuất hiện trong danh
sách những nhân vật bị Interpol truy nã”
Theo vị luật sư này, qua quá trình điều tra, Interpol cho rằng, đằng sau việc truy nã ông Yanukovych có động cơ chính trị, vì vậy đã đình chỉ lệnh truy nã này.
Theo đó, dữ liệu để truy bắt cựu Tổng thống Ukraine đã được xóa khỏi cơ sở dữ liệu của Interpol hôm 16/7. Tuy nhiên, dữ liệu về cựu Thủ tướng Ukraine Nikolai Azarov và cựu Bộ trưởng Tài chính Yuri Kolobov hiện vẫn lưu giữ trên website của Interpol.
Bộ phận báo chí của Bộ Nội vụ Ukraine cùng ngày xác nhận thông tin trên, đồng thời cho biết Văn phòng Interpol tại Ukraine đã ra thông báo sẽ xem xét lại lệnh truy nã đối với cựu Tổng thống Yanukovych vào tháng 9 tới.
Cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bị Interpol phát lệnh truy nã từ ngày 12/1/2015. Theo đó, ông Yanukovych bị buộc tội tham ô, lạm dụng chức vụ và có những sai phạm về tài chính, và vai trò của Interpol là hỗ trợ lực lượng an ninh quốc gia trong việc “nhận dạng và xác định những người bị tình nghi và có thể tiến hành bắt giữ và dẫn độ hoặc những hành động hợp pháp tương tự”.
Theo vị luật sư này, qua quá trình điều tra, Interpol cho rằng, đằng sau việc truy nã ông Yanukovych có động cơ chính trị, vì vậy đã đình chỉ lệnh truy nã này.
Theo đó, dữ liệu để truy bắt cựu Tổng thống Ukraine đã được xóa khỏi cơ sở dữ liệu của Interpol hôm 16/7. Tuy nhiên, dữ liệu về cựu Thủ tướng Ukraine Nikolai Azarov và cựu Bộ trưởng Tài chính Yuri Kolobov hiện vẫn lưu giữ trên website của Interpol.
Bộ phận báo chí của Bộ Nội vụ Ukraine cùng ngày xác nhận thông tin trên, đồng thời cho biết Văn phòng Interpol tại Ukraine đã ra thông báo sẽ xem xét lại lệnh truy nã đối với cựu Tổng thống Yanukovych vào tháng 9 tới.
Cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bị Interpol phát lệnh truy nã từ ngày 12/1/2015. Theo đó, ông Yanukovych bị buộc tội tham ô, lạm dụng chức vụ và có những sai phạm về tài chính, và vai trò của Interpol là hỗ trợ lực lượng an ninh quốc gia trong việc “nhận dạng và xác định những người bị tình nghi và có thể tiến hành bắt giữ và dẫn độ hoặc những hành động hợp pháp tương tự”.
Theo Tass
Campuchia tuyên án 11 thành viên đảng đối lập vì nổi loạn
Campuchia
hôm nay tuyên án 11 thành viên thuộc đảng đối lập với cáo buộc nổi dậy
trong cuộc biểu tình năm ngoái, động thái có thể ảnh hưởng đến tình hình
chính trị tại quốc gia này.
Cảnh sát Campuchia áp giải một thành viên đảng Cứu nguy Dân tộc
Campuchia (CNRP) và một người ủng hộ đảng này rời tòa án thành phố Phnom
Penh ngày 21/7. Ảnh: Reuters.
|
11 thành viên đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập lĩnh án tù
từ 7 đến 20 năm vì cố dùng vũ lực để mở cửa lại "Công viên Tự do", khu
vực duy nhất ở Campuchia dành cho biểu tình, Reuters dẫn lời luật sư bào chữa Sorn Sudalen nói.
"Công viên Tự do" tạm thời đóng cửa khi sự tức giận của các nhà hoạt
động và công đoàn đối với đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền tăng
cao sau cuộc bầu cử năm 2013.
Theo AFP, cuộc biểu tình bạo lực xảy ra ngày 15/7/2014 tại
"Công viên Tự do" đã làm hàng chục người tham gia và cảnh sát bị thương.
CNRP, do ông Sam Rainsy lãnh đạo, phủ nhận cáo buộc thành viên đảng này
có liên quan trong vụ việc.
Các nhà hoạt động đối lập khi đó được tại ngoại theo thỏa thuận hòa
bình mà CPP và CNRP ký kết nhằm chấm dứt tình trạng tẩy chay quốc hội. Naly Pilorge, giám đốc nhóm nhân quyền Licadho, cho biết bà bị sốc trước bản án.
Giới quan sát cho rằng bản án hôm nay có thể là động thái đáp trả cuộc
bỏ phiếu tẩy chay do CNRP tổ chức tuần trước và quan hệ giữa hai đảng sẽ
thêm đóng băng.
Thủ tướng Hun Sen, lãnh đạo đảng CPP, phải đối mặt với sự chỉ trích
ngày tăng từ các nhóm nhân quyền, cáo buộc ông trấn áp biểu tình đường
phố. Tuy nhiên, ông Hun Sen, sinh năm 1952, tuyên bố sẽ điều hành đất
nước cho đến năm 74 tuổi.
Như Tâm
Thủ tướng: Bổ nhiệm cán bộ phải thực sự công tâm
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Đảng bộ VPCP phải quan tâm tới công tác tổ chức cán bộ, tuyển dụng, đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm, xử lý cán bộ phải thực sự công tâm, khách quan, dân chủ.Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đảng bộ VPCP hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá, thời gian qua, VPCP đã làm tốt chức năng, nhiệm vụ tham mưu, tổng hợp, thông tin, truyền thông và bảo đảm các điều kiện hậu cần, kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động của Chính phủ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chỉ đạo tại Đại hội. Ảnh: VGP |
Để xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, Đảng bộ VPCP cần hết sức quan tâm thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy tinh thần đoàn kết, nhất trí trong Đảng. Trong đó phải đặc biệt quan tâm tới công tác tổ chức cán bộ, tuyển dụng, đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm, xử lý cán bộ phải thực sự công tâm, khách quan, dân chủ, theo đúng nguyên tắc, quy định, quy trình.
Đồng thời tiếp tục chú trọng công tác giáo dục, xây dựng phẩm chất đạo đức của người cán bộ, đảng viên, không để xảy ra những hành vi sai phạm, tiêu cực, nhũng nhiễu.
“Mỗi việc làm, mỗi ý kiến của các đồng chí chí ảnh hưởng rất rộng lớn. Nếu có gì không đúng, không tốt xảy ra thì nhân dân, doanh nghiệp, các bộ, ngành, địa phương không chỉ đánh giá, phê phán cá nhân các đồng chí mà sẽ đánh giá cả Văn phòng Chính phủ, Chính phủ” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc nhở.
Coi trọng công tác thông tin, tuyên truyền
Về công tác thông tin truyền thông, Thủ tướng yêu cầu VPCP phải cung cấp nhanh chóng, chính xác, kịp thời thông tin về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, những giải pháp chỉ đạo, quản lý, điều hành của Chính phủ trên các lĩnh vực, nhất là những thông tin được xã hội, người dân quan tâm.
Ảnh: VGP |
VPCP phải là cơ quan đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng về ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn cuộc sống, tiến tới thực hiện Chính phủ điện tử.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu VPCP tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo đảm hậu cầu kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng với yêu cầu chặt chẽ, phù hợp và hết sức tiết kiệm; làm đúng pháp luật và các quy định của Nhà nước về mua sắm công, đầu tư trang thiết bị, không để bất cứ một vụ việc tiêu cực nào xảy ra.
Đại hội đại biểu Đảng bộ VPCP đã bầu Ban chấp hành nhiệm kỳ 2015-2020 gồm 25 người. Bí thư Đảng ủy VPCP Nguyễn Văn Nên tiếp tục được bầu giữ chức Bí thư nhiệm kỳ 2015-2020.
Hồng Nhì
Eximbank: Lợi nhuận thấp, lãnh đạo cũng lực bất tòng tâm
Lợi nhuận chỉ đạt 3,8% kế hoạch năm
Sau 2 lần hoãn tổ chức, Ngân hàng (NH) TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã tổ chức đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2015 với nhiều nội dung quan trọng.
Sau 2 lần hoãn họp, Đại hội cổ đông thường niên 2015 của Eximbank diễn ra vào sáng nay (21/07)
Theo báo cáo của HĐQT, lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh năm 2014 của Eximbank là 1.940 tỉ đồng nhưng thực hiện chủ trương của NH Nhà nước là phải tập trung xử lý nợ xấu nên hầu hết lợi
nhuận kinh doanh được dùng để giải quyết vấn đề này, trích lập dự phòng 20% trên tổng số nợ đã bán cho VAMC.
Kết quả, lợi nhuận hợp nhất cuối năm 2014 trên sổ sách của Eximbank
chỉ còn 69 tỉ đồng, thấp hơn rất nhiều so với kế hoạch 1.600 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, nợ xấu của Eximbank là 2.144 tỷ đồng, chiếm 2,46% trên tổng dư nợ cho vay (87.147 tỷ đồng). Lợi nhuận trước thuế trong năm qua chỉ đạt 69 tỷ đồng, hoàn thành 3,8% kế hoạch.
Đến cuối năm 2014, tổng giá trị đầu tư của ngân hàng là 17.461 tỷ đồng
(không bao gồm trái phiếu VAMC), tăng 10% so với cuối năm 2013. Trong
đó, đầu tư vào trái phiếu và giấy tờ có giá trị là
15.366 tỷ đồng (chiếm 88%), đầu tư vào cổ phiếu và góp vốn đầu tư dài
hạn là 2.095 tỷ đồng (chiếm 12%).
Mục tiêu năm 2015 của Eximbank, tổng tài sản là 180.000 tỷ đồng, tăng
12% so với năm 2014; huy động vốn đạt 126.000 tỷ đồng (tăng 24%); dư nợ
cấp tín dụng đạt 108.750 tỷ đồng (tăng 11%); lợi nhuận
trước thuế đạt 1.000 tỷ đồng.
Chủ tịch Lê Hùng Dũng sẽ không ứng cử nhiệm kỳ tới
Sau khi trình bày các báo cáo, đại hội bước vào phần thảo luận với vấn đề được thị trường
và cổ đông Eximbank quan tâm nhất là vấn đề nhân sự và sáp nhập. Tuy
nhiên, trong Đại hội tổ chức hôm nay,
vấn đề nhân sự đã không được đề cập tới do danh sách nhân sự HĐQT và
Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới của nhà băng này chưa được Ngân hàng Nhà nước
phê chuẩn. Tuy nhiên, không vì thế mà Đại hội lần này
của Eximbank kém phần hấp dẫn và căng thẳng.
Nhiều cổ đông cho rằng cổ tức năm 2014 là 0% nhưng mức thù lao chi cho
HĐQT và Ban kiểm soát đã tạm ứng năm ngoái lên tới 33 tỉ đồng, trong
khi mức thù lao chỉ nên là 1,5% của 69 tỉ đồng lợi nhuận.
Trước những chất vấn và yêu cầu của cổ đông, ông Phạm Hữu Phú, Tổng giám đốc
Eximbank cho biết, sẵn sàng từ chức để người khác lên thay thế điều
hành hoạt động của Ngân hàng. Tuy nhiên, trước tình
hình khó khăn của thị trường thời gian qua và hiện nay hiệu quả kinh
doanh đạt được không như kỳ vọng thì cũng là lực bất tòng tâm.
Cựu Chủ tịch HĐQT NamA Bank Trần Ngô Phúc Vũ (thứ hai từ trái
sang) và cựu Phó tổng giám đốc NamA Bank Trần Ngọc Tâm (bìa trái) tại
đại hội của Eximbank
“Chúng tôi là những người làm thuê, nhưng khi lợi nhuận cao cổ đông
mừng, tại sao khi có khó khăn cổ đông lại không có sự chia sẻ với HĐQT,
Ban điều hành? Trong nhiệm kỳ tới, tôi sẽ không ứng cử
vào HĐQT của Eximbank”, ông Lê Hùng Dũng - Chủ tịch HĐQT Dũng bức xúc.
Ông Dũng cũng cho biết: “Đầu năm ngân hàng có biến động lớn, nên đã
tạm ứng thù lao cho HĐQT và BKS, nhưng kết quả cuối cùng chỉ có 56 tỷ
đồng lợi nhuận sau thuế, nên chắc chắn con số này sẽ được
hoàn trả”.
Về con số nợ xấu đến thời điểm này của Eximbank, Phó TGĐ cho biết tổng
nợ cần xử lý tính đến 20/06 là 2.400 tỷ đồng. Trong đó nợ xấu thực sự
là 1.746 tỷ đồng. Tuy nhiên có những khoản nợ được cơ
cấu theo quyết định 780, khách hàng không có khả năng trả nợ nên tổng mức nợ xấu là 2.400 tỷ đồng, tương đương 2,82% dư nợ.
Năm nay NHNN giao cho Eximbank xử lý 2.730 tỷ đồng, trong đó bán nợ
VAMC là 2.000 tỷ đồng. Đến nay đã bán 1.526 tỷ đồng, đạt hơn 75% kế
hoạch được giao, từ nay đến cuối tháng 9 sẽ bán nốt.
Về bán nợ, từ 2013 đến nay Eximbank bán nợ liên tục được tổng cộng hơn
6.300 tỷ đồng. Đây chỉ là bước xử lý nhanh đưa tỷ lệ nợ xấu thực của
NHNN về dưới 3% theo yêu cầu của NHNN. “Cơm không ăn gạo
còn đó” - bài toán bán nợ cho VAMC là một chuyện, nhưng xử lý nợ xấu
triệt để mới là quan trọng.
Nhiều cổ đông cũng yêu cầu Eximbank công bố kết quả thanh tra của Ngân
hàng Nhà nước đối với Eximbank, nhưng Chủ tọa cho biết, kết quả thanh
tra là tài liệu mật và Thanh tra chưa công bố. Khi được
công bố, kết quả thanh tra sẽ được công bố tại ĐHCĐ bất thường sắp
tới.
PV
Dùng 37 thẻ ATM giả rút tiền, một người nước ngoài lãnh án tù
Dân trí Thiếu nợ do cờ bạc, Ivan liền nhận được lời đề nghị dùng thẻ ATM giả để rút tiền tại các quốc gia Đông Nam Á. Nhập cảnh vào Việt Nam để “hành nghề”, khi đang rút tiền bằng thẻ giả, Ivan liền bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Ngày 21/7, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Ivan Slavov Rusev (SN 1977, quốc tịch Bungari) 3 năm tù về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.Bị cáo Ivan tại tòa sơ thẩm
Theo
bản cáo trạng, ngày 15/11/2014, Công an TPHCM bắt quả tang Ivan Slavov
Rusev đang có hành vi “sử dụng thẻ ATM giả” để rút tiền tại nhiều trụ ATM khác
nhau trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1, TPHCM.
Tại
hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ 37 thẻ ATM và 81 triệu đồng mà Ivan
Slavov Rusev mới vừa rút được.
Tại
cơ quan điều tra, Ivan Slavov Rusev khai nhận, vào tháng 9/2014, Ivan vô tình
làm quen với hai đối tượng người Nga không rõ lai lịch. Do ham mê cờ bạc,
Ivan nợ hai đối tượng trên 10.000USD.
Đến
tháng 10/2014, do không có tiền trả nợ nên Ivan nhận lời của hai đối tượng trên
là dùng thẻ ATM giả để đi rút tiền tại các nước Đông Nam Á. Mỗi lần rút thành
công Ivan sẽ được hưởng 10% hoa hồng.
Ngày
5/11/2014, sau khi được hướng dẫn thực hiện và nhận 37 thẻ ATM giả, Ivan nhập
cảnh vào Việt Nam qua của khẩu quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất.
Tiếp
đó, sau nhiều ngày nghỉ ngơi, Ivan thực hiện hành vi phạm tội của mình thì bị
lực lượng chức năng phát hiện và bắt giữ.
Công Quang
Chính phủ Hy Lạp trình Quốc hội dự luật thứ 2 về cải cách
Khánh Ly (Trung tâm tin tức VTV24)Cập nhật 22:35 ngày 21/07/2015
VTV.vn - Ngày 21/7, Chính phủ Hy Lạp đã đệ trình Quốc hội nước này thêm một dự luật về các biện pháp cải cách khắc khổ theo yêu cầu của các chủ nợ quốc tế.
Đây là dự luật thứ hai liên quan đến các biện pháp thắt chặt chi tiêu mà Thủ tướng Alexis Tsipras trình lên Quốc hội, chỉ trong vòng một tuần qua. Dự luật mới này bao gồm yêu cầu của EU, chỉ bảo đảm cho các khoản tiền gửi dưới 100.000 Euro (một biện pháp mà EU đã áp dụng tương tự đối với Cộng hòa Síp trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2013) và những cải cách về hệ thống tư pháp, tòa án cũng như cắt giảm chi phí.Theo thỏa thuận đạt được với các đối tác trong Eurozone, Hy Lạp phải tiến hành những thay đổi sâu rộng thì Eurozone mới bắt đầu xem xét cấp cho Athens gói cứu trợ thứ ba trị giá 86 tỷ Euro.
Nêu tên 600 doanh nghiệp nợ thuế
NDĐT - Ngày 21-7, Bộ Tài chính cho biết đã ban hành Công văn số
9901/BTC-TCT gửi Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương về việc công bố thông tin và tổ chức cưỡng chế nợ thuế theo
quy định của Luật Quản lý thuế.
Theo đó, trên cơ sở các quy định của Luật Quản lý Thuế, trên cơ
sở báo cáo của Tổng cục Thuế về việc tổng hợp danh sách các doanh nghiệp
nợ thuế lớn đến thời điểm 30-6-2015, Bộ Tài chính đã công bố danh sách 600 doanh nghiệp nợ thuế thuộc 63 Cục Thuế địa phương.
Việc tổng hợp danh sách các doanh nghiệp nợ thuế lớn đến thời điểm 30/6/2015 theo các tiêu chí như sau: Là những người nộp thuế có số tiền thuế nợ lớn nhất trên địa bàn; Là các đối tượng có các khoản tiền thuế nợ đã quá 121 ngày, cơ quan Thuế đã dùng nhiều biện pháp đôn đốc, nhắc nhở, phạt vi phạm hành chính, chậm nộp nhưng vẫn chưa thực hiện.
Công văn cũng nêu rõ, để bảo đảm công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thực hiện đúng quy định của pháp luật, Bộ Tài chính yêu cầu các Cục Thuế địa phương căn cứ vào Bảng Tổng hợp danh sách người nộp thuế có số tiền nợ lớn đến ngày 30-6-2015 theo địa bàn quản lý của từng Cục Thuế để thực hiện công khai thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời căn cứ tình hình thực tế ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp: trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại ngân hàng thương mại; yêu cầu phong tỏa tài khoản hoặc biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng theo đúng quy định tại Điều 97 hoặc Điều 98a của Luật quản lý thuế để thu hồi tiền thuế nợ vào NSNN.
Bộ Tài chính yêu cầu các Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện việc cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn nghiêm minh theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế và có văn bản báo cáo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế trước ngày 30-7-2015, đồng thời gửi kèm bản điện tử vào địa chỉ hộp thư: vuqln@gdt.gov.vn để tổng hợp.
Trong 600 doanh nghiệp bị nêu tên lần này, Hà Nội có tổng cộng 200 doanh nghiệp nợ thuế tổng cộng hơn 4.671 tỷ đồng, trong đó Công ty CP Sông Đà – Thăng Long nợ nhiều nhất là hơn 375 tỷ đồng, Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy nợ hơn 133 tỷ đồng, Công ty TNHH Xây dựng dân dụng và Công nghiệp Delta nợ hơn 100 tỷ đồng… TP Hồ Chí Minh có 200 doanh nghiệp nợ thuế tổng cộng hơn 3.517 tỷ đồng…
Việc tổng hợp danh sách các doanh nghiệp nợ thuế lớn đến thời điểm 30/6/2015 theo các tiêu chí như sau: Là những người nộp thuế có số tiền thuế nợ lớn nhất trên địa bàn; Là các đối tượng có các khoản tiền thuế nợ đã quá 121 ngày, cơ quan Thuế đã dùng nhiều biện pháp đôn đốc, nhắc nhở, phạt vi phạm hành chính, chậm nộp nhưng vẫn chưa thực hiện.
Công văn cũng nêu rõ, để bảo đảm công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thực hiện đúng quy định của pháp luật, Bộ Tài chính yêu cầu các Cục Thuế địa phương căn cứ vào Bảng Tổng hợp danh sách người nộp thuế có số tiền nợ lớn đến ngày 30-6-2015 theo địa bàn quản lý của từng Cục Thuế để thực hiện công khai thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời căn cứ tình hình thực tế ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp: trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại ngân hàng thương mại; yêu cầu phong tỏa tài khoản hoặc biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng theo đúng quy định tại Điều 97 hoặc Điều 98a của Luật quản lý thuế để thu hồi tiền thuế nợ vào NSNN.
Bộ Tài chính yêu cầu các Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện việc cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn nghiêm minh theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế và có văn bản báo cáo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế trước ngày 30-7-2015, đồng thời gửi kèm bản điện tử vào địa chỉ hộp thư: vuqln@gdt.gov.vn để tổng hợp.
Trong 600 doanh nghiệp bị nêu tên lần này, Hà Nội có tổng cộng 200 doanh nghiệp nợ thuế tổng cộng hơn 4.671 tỷ đồng, trong đó Công ty CP Sông Đà – Thăng Long nợ nhiều nhất là hơn 375 tỷ đồng, Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy nợ hơn 133 tỷ đồng, Công ty TNHH Xây dựng dân dụng và Công nghiệp Delta nợ hơn 100 tỷ đồng… TP Hồ Chí Minh có 200 doanh nghiệp nợ thuế tổng cộng hơn 3.517 tỷ đồng…
Nhận xét
Đăng nhận xét