CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 48
(ĐC sư tầm trên NET)
xn+a1xn−1+a2xn−2+...+an=0
V–E+F=2
4=2+2,6=3+3,8=3+5
10=5+5,12=5+7,14=7+7
16=5+11,18=5+13,20=7+13
50=19+31,100=3+97,200=3+197,...
Toán học – Những điều kì thú và những mốc son lịch sử (Phần 6)
91. Topo học là gì?
Đó
là một phát triển mới trong hình học vào thế kỉ 20 và là một trong
những ngành phức tạp và sôi nổi nhất của toán học hiện đại.
Đó
là một loại hình học nghiên cứu tính chất của các hình dạng và các mặt
vẫn bất biến dưới tác dụng kéo giãn, bẻ cong, co nén, và xoắn.
92. Topo học khác gì với những hình học khác?
Không
giống như những hình học khác, topo học không xét độ lớn của các chiều
dài và các góc, nó là một môn hình học phi định lượng.
Topo
học nghiên cứu các liên hệ chỉ phụ thuộc vào vị trí. Nói cách khác, nó
chỉ nghiên cứu tính chất topo học của các hình dạng và các mặt.
93. Tính chất topo học của các hình dạng là gì?
Đây
là những tính chất của các hình dạng vẫn không thay đổi ngay cả khi
hình dạng đó bị biến dạng nhiều đến mức toàn bộ các tính chất đo lường
và xạ ảnh của nó bị mất hết.
Xét
một đường tròn (tức chỉ xét riêng đường cong, mà không xét diện tích
khép kín bên trong) vẽ trên một tấm cao su. Bằng cách kéo giãn, bóp nén,
bẻ cong, xoắn, nhưng không xé, nhập hay chồng, thì nó có thể biến dạng
thành một elip, một tam giác, một hình vuông, hay bất cứ hình nào khác
đều hay không đều.
Mỗi
biến đổi như thế được gọi là một biến đổi topo. Tính chất phân biệt của
nó là những bộ phận của hình đang tiếp xúc thì vẫn tiếp xúc, còn những
bộ phận không tiếp xúc thì không thể tiếp xúc. Tóm lại, trong một biến
đổi topo không thể có sự phân chia hay hợp nhất.
Dưới
những tác dụng như thế, các tính chất như khoảng cách, góc, và diện
tích bị biến đổi, còn các tính chất topo thì giữ nguyên.
94. Bên trong và bên ngoài! Đây có là những tính chất topo hay không?
Thực tế đường tròn có một “bên trong” và một “bên ngoài” là một tính chất topo.
Đường
hình số 8 có hai vòng và do đó có hai “bên trong” là không tương đương
topo với một đường tròn hay một tam giác, vì mỗi hình này chỉ một “bên
trong”.
Một cái vòng tạo bởi hai đường tròn đồng tâm thì có hai “bên ngoài” và một “bên trong”.
95. Tính chất topo của các mặt là gì?
Xét bề mặt của một hình cầu. Nó có hai tính chất được bảo toàn dưới một biến đổi topo tùy ý.
Thứ
nhất, bề mặt của hình cầu là kín. Kín theo nghĩa là không giống như
hình trụ, nó không có cạnh rìa – một hình trụ được liên kết bởi hai cạnh
rìa.
Thứ hai, mỗi đường cong kín trên mặt cầu chia mặt cầu thành hai phần tách biệt.
Một
cái ống kín hay một cái vòng, gọi là vòng xuyến, thì không có tính chất
này. Nếu một vòng xuyến bị cắt vuông góc với chiều dài của nó, thì nó
không tách phần hai phần mà bị biến thành một hình ống cong, hình này có
thể bị kéo thẳng thành hình trụ bởi phép biến đổi topo. Như vậy, mỗi
đường cong kín trên mặt vòng xuyến không tách nó thành hai phần.
Vì
thế, mặt cầu và mặt vòng xuyến là những mặt phân biệt về mặt topo học,
hay nói theo các nhà topo học là chúng không đồng phôi.
96. Nếu có hai điểm bị lấy ra khỏi mặt cầu thì sao?
Bề
mặt của một hình cầu với hai điểm bị loại ra là đồng phôi với một hình
cầu có hai chỏm kín bị lấy mất và mỗi hình là đồng phôi với hình trụ.
Hình cầu và hình lập phương thuộc cùng loại topo, tức là chúng là đồng
phôi.
97. Một cặp găng tay thì sao?
Xét
một cặp găng tay. Một cái là găng tay trái và một cái là găng tay phải.
Nếu găng tay phải bị lộn từ trong ra ngoài thì nó trở thành găng tay
trái. Găng tay trái trở thành găng tay phải nếu nó bị lộn từ trong ra
ngoài. Lập luận topo cho phép chúng ta dự đoán sự biến đổi hình dạng
này.
98. Những khái niệm căn bản của topo học là gì?
Khái
niệm liền kề, lân cận, gần vô hạn và khái niệm tách vật (phân chia
thành các bộ phận) là những khái niệm căn bản của topo học.
Một số khái niệm tương tự là bên trong và bên ngoài, bên phải và bên trái, liên kết và mất liên kết, liên tục và không liên tục.
99. Có phải topo học chỉ nghiên cứu các mặt?
Không, nghiên cứu các mặt chỉ là một lĩnh vực thôi. Topo học có nhiều phương diện, nhưng nó thường được chia làm ba phân ngành:
Topo học tổ hợp
Topo học đại số
Topo học tập điểm
Sự phân chia chủ yếu là để tiện lợi chứ không theo logic nào, bởi vì có sự chồng lấn đáng kể giữa các phân ngành topo học.
100. Topo học tổ hợp là gì?
Topo học tổ hợp là nghiên cứu các thuộc tính của những dạng hình học vẫn bất biến dưới các phép biến đổi topo.
Nó
xem mỗi hình dạng là một tổ hợp gồm những hình đơn giản nối lại với
nhau theo một kiểu liên tục, trái với topo học tập điểm xét các hình
dạng là gồm tập hợp của các điểm.
101. Topo học đại số là gì?
Ban
đầu, topo học được phát triển là một lĩnh vực nghiên cứu các mặt. Nhưng
người ta sớm nhận ra rằng các khái niệm của nó có liên hệ mật thiết với
một số bài toán có tầm quan trọng căn bản trong những lĩnh vực đa dạng
của toán học. Các phương pháp đại số, nhất là lí thuyết nhóm, tỏ ra hết
sức hữu ích trong những nghiên cứu như thế.
Phương pháp đại số này được gọi là topo học đại số và là một công cụ mạnh để chứng minh các kết quả topo học.
Nó cũng mang lại rất nhiều kết quả trong không gian cao chiều, nơi chúng ta không thể nhìn thấy mà chỉ có thể luận giải.
102. Topo học tập điểm là gì?
Trong
khi topo học đã và đang được phát triển là một lĩnh vực nghiên cứu các
mặt, nhưng người ta cũng nhận ra rằng topo học của riêng các mặt sơ cấp
thôi là không đủ và nghiệm của các bài toán trong topo học một, hai, ba
và n chiều là cần thiết. Những nghiên cứu này khai thác lí thuyết tập hợp và được phát triển thành topo học tập điểm.
Họ
dạng hình học được nghiên cứu trong lĩnh vực topo học này là cực kì
rộng rãi. Một điểm trong topo học này có thể biểu diễn một điểm của một
hình dạng hình học bình thường, bản thân một hình dạng hoàn chỉnh, hay
cả một hệ thống hình học.
103. Vì sao topo học được gọi là hình học tấm cao su?
Một
mặt của topo học là nghiên cứu sự biến dạng của những hình dạng mà
không xé rách hay nhập các điểm của chúng. Vì những biến dạng như thế có
thể được thực hiện trên những hình vẽ trên một tấm cao su, nên topo học
thỉnh thoảng được gọi là hình học tấm cao su.
Nhưng topo học hiện đại thì vươn xa ra khỏi phương diện vỡ lòng này.
104. Có phải topo học đương thời là nghiên cứu hình học không?
Lúc
mới ra đời, topo học được xem là “khoa học của vị trí”, như tên gọi
nghĩa đen của nó, nhưng dần dần nó đã phát triển vượt khỏi tầm vóc ban
đầu của nó.
Về
sự biến đổi đặc tính của nó, người ta thấy rõ rằng “topo học bắt đầu là
nhiều hình học và ít đại số, nhưng bây giờ nó là nhiều đại số và ít
hình học”.
Nói
theo lịch sử, topo học đã phát triển theo hai hướng rạch ròi. Ở một
hướng, cảm hứng dường như đến từ hình học, còn ở hướng kia giải tích có
tầm ảnh hưởng chính.
105. Có đúng không nếu nói topo học là nghiên cứu tính liên tục?
Ngày nay, người ta thường chấp nhận rằng topo học là nghiên cứu tính liên tục.
Nhưng
quan trọng hơn hết thảy, nó đã trở thành một ngành học nỗ lực hợp nhất
hầu như toàn bộ toán học có chút tương tự với tìm kiếm triết học để sáp
nhập toàn bộ kiến thức.
Ngày
nay, topo học xâm nhập sâu vào toán học đến mức nó là một công cụ không
thể thiếu của nhà toán học hiện đại, dù là toán lí thuyết hay toán ứng
dụng.
106. Nói topo học là toán học của cái khả dĩ là có nghĩa như thế nào?
Đây
là vì có nhiều câu hỏi chưa được trả lời trong những ngành toán học
khác nhưng đã được xác định rõ ràng bằng cách áp dụng các khái niệm topo
học.
Ví
dụ, topo học xét những bài toán nhất định nào thì nghiệm có tồn tại
hoặc không tồn tại, mặc dù nó thường không cho biết làm thế nào tìm ra
nghiệm.
Tương tự, nó có thể cho biết những điều kiện nhất định nào là có thể hay không thể.
107. Có ví dụ nào đặc biệt không?
Xét một trường hợp từ đại số. Cái gọi là “định lí cơ bản của đại số” phát biểu rằng
Mỗi phương trình đại số bậc n bất kì với các hệ số thực hay phức
đều có nghiệm trong trường số phức.
Đây
là một tình huống đại số thuần túy, tức là một phương trình dù có
nghiệm hay không, nhưng không có chứng minh đại số thuần túy nào của kết
quả quan trọng này. Mọi chứng minh đòi hỏi kiến thức giải tích hàm của
vài biến số thực, hay giải tích phức.
Nhưng
kể từ khi các khái niệm và các phương pháp topo học làm biến đổi phần
lớn những ngành toán học này hầu như vượt ra ngoài thừa nhận, người ta
thường tin rằng định lí trên về cơ bản phụ thuộc vào các xét đoán topo
học.
108. Có ví dụ nào khác nữa không?
Một
lần nữa, xét một trường hợp từ các phương trình vi phân. Đa số các hiện
tượng vật lí và các bài toán của công nghệ hiện đại có thể được mô tả
toán học bởi những phương trình vi phân, tức là những phương trình chứa
các tốc độ biến thiên. Trong những nghiên cứu này, các phương trình vi
phân phi tuyến xuất hiện thường xuyên nhưng chúng cực kì khó giải. Topo
học có thể chỉ ra những loại nghiệm nào của những phương trình vi phân
phi tuyến nhất định là có thể, mặc dù ở đây một lần nữa đáp số là định
tính chứ không định lượng.
Trong ngữ cảnh như thế thì topo học được mô tả là toán học của cái có thể.
109. Các khái niệm topo có bất kì ứng dụng thực tế nào không?
Các
khái niệm topo được sử dụng trong thiết kế các mạng lưới, nghĩa là
trong phân phối điện, khí đốt và nước, và trong thiết kế tự động công
nghiệp.
Chúng được sử dụng trong điều khiển lưu lượng giao thông và dẫn hướng tên lửa.
Chúng còn được áp dụng trong thiết kế bản đồ địa lí.
Lí thuyết các hệ thống động lực phong phú là nhờ các khái niệm và ý tưởng topo học.
Lí thuyết hàm hiện đại và logic biểu tượng có liên hệ mật thiết với topo học.
110. Mặt một bề là gì?
Lấy một băng giấy và dán hai đầu lại với nhau, A trùng với C , và B với D . Cách này cho ta một mặt trụ.
Mặt trụ có hai mặt – mặt trong và mặt ngoài – một mặt, ví dụ, có thể sơn màu xanh, còn mặt kia sơn màu đỏ.
Đồng thời, nó có hai cạnh, cạnh trên và cạnh dưới. Bây giờ lấy một băng giấy khác, xoắn nó nửa vòng rồi dán lại lần này sao cho A trùng với D, và B với C . Đây là dải Mobius nổi tiếng, do nhà toán học người Đức A. F. Mobius khám phá vào năm 1858 .
Nếu chúng ta cố sơn hai mặt của vật này bằng hai màu, ta sẽ thấy rằng không thể làm được, vì nó chỉ có một mặt!
Trông có vẻ lạ, nhưng đáng để bạn làm thử với một băng giấy hay một dải lụa.
111. Tinh thần của thí nghiệm này là gì?
Nó
cho thấy ngay cả điều quả quyết rõ ràng đơn giản và chân thật rằng mỗi
bề mặt có hai mặt có thể là sai lầm! Do đó, trong toán học, chứng minh
logic chặt chẽ là cần thiết, cho dù điều khẳng định có hiển nhiên như
thế nào.
112. Dải Mobius có tính chất nào khác hay không?
Một
tính chất nổi bật nữa của mặt này là có chỉ có một cạnh, một đường khép
kín! Nếu dây curoa được xoắn lại nửa vòng trước khi thắt thì nó trở
thành một mô hình của dải Mobius. Một dây curoa như vậy có thể tồn tại
lâu hơn vì nó bị mòn đều ở hai mặt do ma sát trên bánh xe. Thật vậy, nó
chỉ có một mặt và một cạnh.
Một
lần nữa, nếu chúng ta cắt mặt trụ theo phương vuông góc với trục của nó
dọc theo đường giữa, thì ta được hai mặt trụ. Nhưng nếu chúng ta cắt
dải Mobius theo đường giữa, thì nó vẫn là một dải! Bạn hãy lấy một băng
giấy để xác nhận. Sẽ thú vị đấy.
113. Công thức Euler cho hình khối là gì?
Công thức nêu một liên hệ giữa các đỉnh, các cạnh và các mặt của một hình khối đơn giản.
Nó phát biểu rằng đối với một khối đa diện đơn giản bất kì thì
trong đó V là số đỉnh, E là số cạnh, và F là số mặt.
Để minh họa, một hình hộp chữ nhật hoặc hình lập phương thì có 8 đỉnh, 12 cạnh và 6 mặt, nên 8–12+6=2 , thỏa mãn công thức.
Tương tự, một tứ diện có 4 đỉnh, 6 cạnh và 4 mặt, nên 4–6+4=2 , một lần nữa thỏa mãn công thức.
114. Nhưng làm thế nào công thức này là kết quả trong topo học?
Công
thức trên vẫn đúng khi hình khối chịu mọi kiểu biến dạng topo, trong
khi, nói chung, các cạnh thôi không còn thẳng, và các mặt thôi không còn
phẳng và biến thành những mặt cong.
Vì thế, công thức này được người ta cho là định lí đầu tiên về mặt lịch sử trong topo học.
Nó đã được Descartes biết tới vào khoảng năm 1640 , nhưng được khám phá lại bởi Euler vào năm 1752 .
115. Bài toán Bảy chiếc cầu Koenigsberg là gì?
Thành phố Koenigsberg có trung tâm nằm trên một cù lao trên sông Pregel. Vào thế kỉ 17 ,
cù lao này được nối với hai bờ sông với hai chiếc cầu ở mỗi bờ. Cù lao
này còn có một chiếc cầu bắt sang một cù lao lân cận, và cù lao kia được
nối với mỗi bờ sông bằng một chiếc cầu.
Sơ đồ như sau:
Câu đố khó dành cho các công dân của thành phố như sau:
Làm thế nào vạch ra hành trình đi qua tất cả bảy cây cầu mà không được đi qua bất kì cây cầu nào hai lần?
Đây chính là bài toán Bảy chiếc cầu Koenigsberg.
116. Làm thế nào có thể lập ra một hành trình như thế?
Một
hành trình như thế không thể nào vạch ra được. Các thử nghiệm lặp đi
lặp lại cho thấy không thể làm được chuyện đó, nhưng Euler đã đưa ra
nguyên tắc chung cho những bài toán như vậy gọi là các bài toán mạng
trong topo học.
117. Nguyên tắc đó là gì?
Trước khi có thể giải thích nguyên tắc, chúng ta nên nhớ trong đầu một vài khái niệm và thuật ngữ.
Để cho đơn giản, các vùng đất được thay bằng các điểm, và các cây cầu bắt qua sông được thay bằng các đoạn nối giữa các điểm.
Các điểm đó được gọi là đỉnh. Một đỉnh là lẻ hoặc chẵn, theo số lượng đường dẫn từ đỉnh đó là lẻ hay chẵn.
Euler đã khám phá rằng:
(i)
Nếu tất cả các đỉnh trong một mạng liên kết đều là chẵn thì mạng đó có
thể được đi xuyên trong một hành trình bắt đầu và kết thúc tại cùng một
đỉnh như trong các trường hợp sau:
(ii) Nếu mạng chứa hai đỉnh lẻ, thì nó có thể được đi xuyên trong một hành trình, nhưng không thể quay về tại điểm xuất phát.
(iii) Nếu mạng chứa 4,6 hoặc 8 đỉnh lẻ, thì tương ứng sẽ cần 2,3 hoặc 4 hành trình riêng để đi qua nó. Số lượng hành trình cần thiết để đi xuyên một mạng liên kết bằng nửa số đỉnh lẻ.
(iv) Một mạng gồm một số lẻ đỉnh lẻ thì không thể dựng được bởi vì mỗi đường cần bắt đầu tại một đỉnh và kết thúc tại một đỉnh.
118. Nguyên tắc trên được áp dụng như thế nào cho bài toán Bảy chiếc cầu Koenigsberg?
Trong bài toán đó, khi hai cù lao được thay bằng hai điểm A và B , con sông chia tách hai phần đất được kí hiệu là C và D , và bảy chiếc cầu được kí hiệu bằng bảy đường cung, mạng đã cho có dạng như sau:
Vì
trong trường hợp này, cả bốn đỉnh đều là lẻ, nên cần có hai hành trình
mới đi hết mạng lưới. Một hành trình duy nhất là không thể.
119. Nếu có thêm một cầu nữa bắt qua sông thì sao?
Nếu xây thêm một chiếc cầu nữa bắt qua sông, trên sơ đồ được vẽ bằng nét đứt ở phía cùng bên trái, thì mạng có dạng như sau:
Trong trường hợp này, hai đỉnh C và D đều chẵn, và hai đỉnh kia, A và B , đều là lẻ. Bây giờ một hành trình là đủ, nhưng hành trình đó phải bắt đầu tại một đỉnh lẻ, A hoặc B , và kết thúc tại đỉnh kia.
120. Tại sao bài toán trên lại được đánh giá quan trọng thế?
Bởi vì cùng với đáp số của bài toán đã ra đời một ngành toán học hoàn toàn mới.
Khi Euler giới thiệu lời giải trước Viện hàn lâm nước Nga ở St Petersburg vào năm 1736 , không những một bài toán dai dẳng đã được giải mà cùng với nó Topo học đã ra đời.
121. Hình ngôi sao và hình chữ nhật với hai đường chéo thì có đi xuyên qua một lượt được không?
Hình ngôi sao có 10 đỉnh, mỗi đỉnh đều chẵn. Do đó, chẳng khó khăn gì để vẽ nó bằng một nét duy nhất.
Hình
chữ nhất với hai đường chéo có 5 đỉnh, gồm bốn đỉnh lẻ và một đỉnh
chẵn. Do đó, cần có hai hành trình. Nó không thể được vẽ bằng một nét.
Toán học – Những điều kì thú và những mốc son lịch sử (Phần 7)
122. Bài toán bốn màu là gì?
Khi tô màu bản đồ, những nước có chung đường biên giới được tô màu khác nhau để phân biệt chúng với nhau.
Kinh
nghiệm thông thường là bốn màu là đủ để tô màu bản đồ, cho dù bản đồ đó
gồm bao nhiêu nước và đường biên giới của chúng phức tạp như thế nào
chăng nữa.
Nhưng
để chứng minh thực tế bốn màu là đủ để tô màu bất kì bản đồ nào trên
một mặt phẳng hay một mặt cầu là chuyện không đơn giản, và được gọi là
bài toán bốn màu.
123. Ba màu là không đủ hay sao?
Thực
tế dưới bốn màu là không đủ cho mọi trường hợp sẽ được làm rõ từ bản đồ
gồm bốn nước dưới đây, trong đó mỗi nước đều tiếp giáp với ba nước kia.
Một điều cũng đúng là không ai có thể tạo ra một bản đồ có yêu cầu tô nhiều hơn bốn màu.
124. Bài toán bốn màu đã được nêu ra như thế nào?
Nó
lần đầu tiên được Mobius nêu ra dưới dạng một bài toán vào năm 1840.
Một vài nhà toán học đã bắt tay vào giải, nhưng trong hơn một thế kỉ lời
giải vẫn còn tránh né họ!
125. Cuối cùng thì ai chứng minh được nó?
Mãi
đến năm 1976 thì Wolf Gang Haken và Kenneth Appel mới có thể chứng minh
khẳng định trên, nhưng máy vi tính là một công cụ đắc lực trong chứng
minh đó.
Chứng minh tốn vài trang giấy và hết sức khó.
126. Còn những bản đồ vẽ trên mặt vòng xuyến, tức là ống trụ phồng bên trong, thì sao?
Người ta chứng minh được rằng cần bảy màu để tô màu cho bất kì bản đồ nào vẽ trên một mặt vòng xuyến.
Điều
này hàm ý rằng trên một mặt như thế, người ta có thể xây dựng các bản
đồ gồm bảy vùng trong đó mỗi vùng tiếp giáp với sáu vùng kia!
127. Làm thế nào những khái niệm hình học lại có khả năng áp dụng cho những tình huống đa dạng như thế?
Toán
học có được sức mạnh sáng tạo của nó từ trực giác, trong đó hình học là
một nguồn phong phú – điều đó lí giải tại sao các khái niệm hình học có
khả năng áp dụng cho nhiều tình huống đa dạng.
Ngoài ra, các phương pháp và khái niệm hình học vẫn giữ được lợi thế của chúng thậm chí ở dạng thức trừu tượng.
Hình
học cung cấp các mô hình không chỉ của không gian vật lí mà còn của bất
kì cấu trúc nào có khái niệm và đặc điểm khớp với khuôn khổ hình học.
128. Trở lại với Euclid! Tại sao Euclid lại tiên đề hóa hình học?
Trước Euclid, hình học chỉ là một tập hợp gồm những kết quả rời rạc không có liên quan gì với nhau.
Mục
tiêu của Euclid vì thế là chọn một số lượng nhỏ những giả thiết ban đầu
hay tiên đề từ cái mà lĩnh vực hình học đã biết cho đến thời đại của
ông cũng như những sự thật hình học chưa được khám phá có thể được suy
luận ra từ chúng.
Ông đã tiên đề hóa hình học để hoàn thành nhiệm vụ để đời này.
129. Tác phẩm của Euclid có hoàn hảo logic không?
Trong
hơn hai nghìn năm trời, bộ “Cơ sở” của Euclid được xem là thành tựu
toán học có địa vị cao nhất, nhưng vào thế kỉ mười chín thì tiêu chuẩn
nghiêm khắc trong tư duy toán học đã phát triển lên trình độ cao hơn, và
người ta bắt đầu tìm thấy những chỗ hỏng logic trong tác phẩm của
Euclid.
Có nhiều chỗ trong đó các kết luận mà Euclid rút ra từ những giả thiết của ông không tuân theo riêng các quy luật logic.
130. Vì sao những chỗ hỏng logic này không được để ý tới trước đó?
Lí
do những chỗ hỏng này đã không được các nhà toán học để ý thấy trong
suốt một thời gian rất dài là vì các định lí của Euclid luôn có những
hình vẽ đi kèm khiến các khẳng định là quá sức hiển nhiên nên chẳng có
ai nghi ngờ và kiểm tra để xác nhận. Chính các hình vẽ đã lấp mất những
chỗ hỏng logic đó.
Do
đó, về sau người ta cảm thấy nên xây dựng hình học trên một hình thức
chặt chẽ hơn, trong đó các chứng minh chỉ có giá trị ở dạng logic của
chúng, tức là không liên hệ với cách hiểu bình thường của các khái niệm
hình học nữa.
131. Phải làm gì để đạt được kết cục này?
Nhà toán học vĩ đại người Đức Hilbert đã tiến hành một khảo sát tiên đề hiện đại như thế của hình học Euclid.
Ông
chỉ sử dụng ba thuật ngữ không được định nghĩa – điểm, đường thẳng và
mặt phẳng, và sáu quan hệ không được định nghĩa – trên, trong, giữa,
đồng dạng, song song và liên tục, và hai mươi mốt tiên đề.
Ông
đã định nghĩa toàn bộ những khái niệm khác của hình học, ví dụ như góc,
tam giác, đường tròn, vân vân, theo những thuật ngữ nguyên bản hay
những khái niệm cơ bản này.
132. Phương pháp tiên đề Hilbert có phải là giải pháp duy nhất cho hình học Euclid không?
Không,
có nhiều và có thể có nhiều phương pháp khác nữa. Ví dụ, sau Hilbert
vài năm, Oswald Veblen đã đưa ra một cách tiên đề hóa khác chỉ sử dụng
các thuật ngữ ‘điểm’, ‘ở giữa’ và ‘đồng dạng’ với một tập hợp các tiên
đề hơi khác với của Hilbert.
Có
một cách tiên đề hóa khác nữa của E.V. Huntington, ông chỉ sử dụng hai
thuật ngữ ‘hình cầu’ và “bao gồm’ cùng với một tập hợp gồm những tiên để
hiển nhiên là khác nữa.
133. Phương pháp tiên đề có thích hợp cho các nghiên cứu khác ngoài hình học hay không?
Tác
động của phương pháp tiên đề của Euclid đối với các thế hệ nghiên cứu
sau đó lớn đến mức nó đã trở thành một kiểu mẫu cho mọi chứng minh chặt
chẽ trong toán học.
Vì
thế, vào thế kỉ mười chín và đầu thế kỉ hai mươi, nhiều lĩnh vực nghiên
cứu đã được phát triển theo hướng ít nhiều mang tính trực giác dựa trên
cơ sở tiên đề.
134. Phương pháp tiên đề có thúc đẩy tư duy toán học hay không?
Không,
phương pháp tiên đề có thể xem là một hoạt động toán học dựa trên những
quan niệm tiền nhận thức, còn toán học là một hoạt động sáng tạo được
phát triển độc lập với những quan niệm như thế, do đó phương pháp tiên
đề không thể bộc lộ bản chất của tư duy toán học.
135. Vậy đâu là động cơ thúc đẩy việc tiên đề hóa những lĩnh vực khác?
Động
cơ mạnh nhất thúc đẩy việc tiên đề hóa những lĩnh vực khác của toán học
là khát vọng muốn thiết lập một số lượng nhỏ nhưng vừa đủ những giả
thiết ban đầu từ đó tất cả những phát biểu đúng trong những lĩnh vực đó
được suy luận ra.
Phương
pháp tiên đề này ngày nay được chấp nhận triệt để đến mức một trong
những đặc điểm nổi bật nhất của toán học thế kỉ hai mươi là sự vận dụng
quy mô phương pháp tiên đề trong các nghiên cứu toán học.
136. Kết quả của sự vận dụng quy mô phương pháp tiên đề hóa này của toán học là gì?
Sự vận dụng rộng rãi này của sự trừu tượng của toán học đã mang lại một khó khăn lớn, đó là vấn đề nhất quán!
Vì
một phương pháp tiên đề phải là nhất quán, nên phải có một cách khẳng
định rằng một tập hợp những giả thiết đã cho làm cơ sở của hệ thống mới
là nội nhất quán để cho không có định lí mâu thuẫn tương hỗ nào có thể
được suy luận ra từ tập hợp đó.
Nếu
các giả thiết nói về một miền đối tượng quen thuộc nào đó, thì luôn
luôn có thể kiểm tra xem chúng có đúng hay không, nhưng trong trường hợp
các giả thiết nói về một miền đối tượng mới mẻ và không quen thuộc, thì
dường như chẳng có cách nào kiểm tra được tính nhất quán của chúng.
Để làm rõ, các hình học phi Euclid lúc chúng đang được phát triển đã từng bị xem là không biểu diễn bất kì sự thật nào cả.
Có
vẻ chẳng có cách nào trả lời cho câu hỏi: Tập hợp các giả thiết Riemann
có nhất quán không hay liệu nó sẽ không dẫn tới những định lí mâu thuẫn
chứ?
137. Vấn đề nhất quán còn phát sinh ở đâu nữa?
Vấn đề nhất quán còn phát sinh hễ khi một mô hình phi hữu hạn được xét đến vì các mục đích lí giải.
Trong
trường hợp các mô hình hữu hạn, tính nhất quán của tập hợp có thể được
xác định bằng cách khảo biện hoặc liệt kê nhưng trong trường hợp các mô
hình phi hữu hạn thì điều này là không thể.
Và
đa số các hệ giả thiết cấu thành nền tảng của những ngành toán học quan
trọng chỉ có thể được thỏa mãn bởi các mô hình phi hữu hạn.
138. Hilbert có thành công trong việc xác lập tính nhất quán của các giả thiết Euclid hay không?
Hilbert
chọn cách lí giải các giả thiết Euclid theo kiểu được thông qua trong
hình học tọa độ Descartes để chúng được biến đổi thành những chân lí đại
số. Tính nhất quán của các giả thiết Euclid, do đó, được xác lập bằng
cách chứng minh rằng chúng được thỏa mãn bởi một mô hình đại số.
Nhưng
phương pháp xác lập tính nhất quán như thế này cho thấy nếu đại số là
nhất quán, thì hệ thống hình học của Hilbert cũng nhất quán. Vì thế,
chứng minh một hệ nào đó nhất quán chỉ là tương đối chứ không phải một
chứng minh tuyệt đối.
139. Nên làm gì tiếp theo để tránh những chứng minh tương đối đó?
Để
tránh những chứng minh tương đối của tính nhất quán, Hilbert đề xuất
một phương pháp được gọi là siêu toán học. Phương pháp này trang bị tốt
cho việc nghiên cứu tính nhất quán lẫn tính hoàn chỉnh.
Vì
thế, Hilbert và những nhà toán học khác nuôi hi vọng phát triển mỗi
ngành toán học bằng phương pháp tiên đề theo kiểu sao cho nó vừa nhất
quán vừa hoàn chỉnh.
Và chương trình tối hậu là phát triển một khuôn khổ thống nhất cho toàn bộ toán học vừa nhất quán vừa hoàn chỉnh.
Chương trình này được gọi là “Chương trình Hilbert”.
140. Chương trình Hilbert đã thành công đến đâu?
Luận
giải siêu toán học đã được triển khai thành công để xác lập tính nhất
quán và hoàn thiện của những hệ bao quát hơn. Ví dụ, một chứng minh
tuyệt đối của sự nhất quán đã tiến hành cho một hệ số học cho phép cộng
các con số, nhưng không cho phép nhân.
Một
vài nỗ lực như thế là tìm cách xây dựng một chứng minh cho phép nhân
các con số, nhưng thật bất ngờ, toàn bộ những nỗ lực như thế đều thất
bại.
Cuối cùng vào năm 1931, nhà toán học người Áo Kurt Gödel đã chứng minh rằng những nỗ lực như thế nhất thiết phải thất bại.
141. Gödel đã chứng minh điều gì? hay Những hạn chế của phương pháp tiên đề là gì?
Gödel chứng minh rằng phương pháp tiên đề có những hạn chế cố hữu nhất định về tính nhất quán và tính hoàn chỉnh.
Ông chứng minh rằng tính nhất quán không thể được xác lập trong một hệ gồm toàn số học.
Ông
còn chứng minh rằng phương pháp tiên đề có một hạn chế cố hữu nữa, đó
là không hoàn chỉnh. Cho trước một tập hợp nhất quán bất kì gồm những
tiên đề số học, có những mệnh đề số học đúng không thể được suy luận ra
từ tập hợp đó.
142. Có ví dụ nào minh họa cho kết luận này không?
Một ví dụ đơn giản, giả thiết Goldbach, minh họa cho điều vừa nói.
Giả
thiết phát biểu rằng mọi con số chẵn (ngoại trừ 2, bản thân nó là số
nguyên tố rồi) đều có thể được biểu diễn bằng tổng của hai số nguyên tố.
Như vậy,
Tương tự:
Mặc
dù người ta chẳng tìm thấy con số chẵn nào không bằng tổng của hai số
nguyên tố, nhưng chưa có ai tìm ra cách chứng minh đúng cho mọi con số
chẵn.
Giả thiết trên có vẻ là một mệnh đề đúng nhưng không thể được suy luận ra từ các tiên đề của số học.
143. Liệu một tập hợp tiên đề khác không giải quyết được sao?
Có
lẽ nên đề xuất cải tiến hoặc mở rộng các tiên đề để cho định lí này và
những định lí có liên quan khác có thể được suy luận ra. Nhưng cho dù
chúng ta có bổ sung bất kì số lượng hữu hạn nào của các tiên đề số học,
thì hệ thống đã mở rộng đó vẫn không đủ để mang lại mọi chân lí số học.
Sẽ luôn luôn có những chân lí số học khác nữa sẽ không được suy luận ra từ tập hợp đã mở rộng đó. Như vậy, phương pháp tiên đề căn bản là không hoàn chỉnh.
Gödel
còn chứng minh rằng đối với những hệ thuộc loại quan trọng nhất, tính
nhất quán là không tương thích với tính hoàn chỉnh. Những hệ như thế,
nếu nhất quán, thì nhất thiết phải không hoàn chỉnh.
Đồng
thời, nếu một hệ là hoàn chỉnh (ví dụ, một hệ chỉ cho phép cộng mà
không nhân các con số), nó có thể được chứng minh là không nhất quán.
144. Cái cốt lõi của khám phá của Gödel là gì?
Cái cốt lõi của khám phá của Gödel là không có hệ thống logic nào vừa nhất quán vừa hoàn chỉnh có thể được người ta nghĩ ra.
Trước
khi có khám phá này, các nhà toán học đã ấp ủ hi vọng phát triển một cơ
sở toán học nhất quán được bao gộp trọn vẹn trong một hệ thống tiên đề.
Khám phá của Gödel đã đặt dấu chấm hết cho một hi vọng như thế.
Như vậy, cái Gödel đã làm với logic học vào năm 1931 chính là cái Heisenberg* đã làm với vật lí học bởi nguyên lí bất định nổi tiếng của ông trước đó bốn năm, vào năm 1927 .
145. Hàm ý của khám phá trên là gì?
Hàm ý là sự mất bình yên bởi vì khám phá trên làm suy yếu niềm tin rằng chân lí toán học là chính xác và hoàn hảo.
Đây
là vì chân lí toán học có được sức mạnh của nó từ sự tương tác của các
tiên đề gọi là các chứng minh, nhưng khi bản thân phương pháp tiên đề,
cái trụ cột cho những chứng minh như thế, chịu sự thẩm tra và ngờ vực,
thì bức tranh rõ ràng chuyển sang sắc thái kém tin cậy và ảm đạm.
-----
*Nguyên
lí bất định của Heisenberg hàm ý rằng tác dụng quan sát trên một hạ sơ
cấp làm nhiễu loạn nó theo một kiểu không dự đoán được. Nguyên lí này
thiết lập giới hạn cho sức mạnh của phương pháp thực nghiệm.
Nhận xét
Đăng nhận xét