CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 44
(ĐC sưu tầm trên NET)
Người ta đã biết đến nhiều tài liệu trong kho
lưu trữ của tình báo Đức thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc
biệt là nhiều bí mật đã được tiết lộ trong bộ phim truyền hình nhiều tập
“Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân”. Nhưng chả lẽ bộ phim dù rất xuất sắc
này lại có thể sánh được với những lời thú tội của Walther Schellenberg,
tên cục trưởng tình báo và phá hoại của Cục An ninh SD
(Sicherheitsdienst) của đệ tam đế chế? Hồi ký của tên trùm tình báo này
đã được xuất bản mới đây, vào cuối thế kỷ XX.
Lời tự thú của Schellenberg chứa đựng những chi tiết hiếm có về việc Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô, về những trang bí mật của hiệp ước Ribbentrop-Molotov, sử biên niên của chiến dịch Zeppelin, những tin tức mà tình báo Đức có về “vụ Tukhachevsky”; và những tiết lộ về tính cách của những tên đầu sỏ phát xít Đức Hitler, Goering, Himmler, Heydrich.
Sau thất bại của nước Đức năm 1918, quân đội Pháp đã chiếm đóng Saar. Tiếp sau sự chiếm đóng là sự suy thoái về kinh tế, điều đã làm cho thu nhập của gia đình tôi mà chủ gia đình là một chủ xưởng làm dương cầm, trở nên tồi tệ. Đến năm 1923, mọi việc thảm hại đến nỗi cha tôi quyết định chuyển sang Luxemburg nơi ông còn có một chi nhánh của xí nghiệp. Trong bảy anh chị em, tôi là đứa út ít trong nhà. Mẹ tôi có ảnh hưởng lớn đối với tôi và bà đã cố hết sức để dạy dỗ chúng tôi thành những tín đồ Thiên Chúa ngoan đạo.
Mùa hè năm 1929, tôi nhập trường Đại học Tổng hợp Bonn. Hai năm đầu, tôi học ngành y, sau đó tôi học luật.
Để được nhận trợ cấp của nhà nước, theo lời khuyên của một luật sư, tôi đã gia nhập đảng quốc xã. Vào tuổi 23, các vấn đề như của ngon vật lạ ở đời và ngay cả sự lộng lẫy của bộ đồng phục đẹp đã đóng vai trò không phải là nhỏ trong lựa chọn của tôi. Tôi mau chóng hiểu rằng, trên thực tế, việc phục vụ trong lực lượng SS cũng chẳng lấy gì làm hứa hẹn như tôi tưởng. Hơn nữa, tôi đã may mắn tìm được công việc thích hợp hơn. Tôi hiểu rằng, SS phải đem lại cho sinh viên của trường đại học tổng hợp một cái gì đó lớn hơn những bài quân hành và đi đều tầm thường và tôi nhanh chóng được trao nhiệm vụ tổ chức các cuộc nói chuyện và giảng bài, chủ yếu về các đề tài lịch sử. Chính bài giảng đầu tiên của tôi với tính chống đạo Thiên Chúa công khai lập tức đã thu hút sự chú ý của Cục trưởng SD Reinhard Heydrich. Cũng chính ông ta đã thu hút tôi vào làm cho SD.
...Tôi luôn luôn coi các chuyên gia tay nghề cao là mắt xích quan trọng nhất của một cơ quan tình báo giỏi. Luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc trong thời chiến đã cho phép tôi thu hút vào bộ máy cơ quan những chuyên gia và bác học tài ba và xuất chúng nhất, từ các giáo sư đại học cho đến các thợ lành nghề và biến nó thành một trong những bộ máy hoàn thiện nhất và hiệu quả nhất. Sự thành công của tôi còn có sự đóng góp của việc tôi được trao toàn quyền kỷ luật của một tư lệnh sư đoàn lục quân, một thiếu tướng SS.
Vấn đề chuyển thông tin tình báo từ các nước ngoài và các quốc gia thù địch luôn là khâu căn bản và yếu nhất trong hoạt động của các cơ quan tình báo. Nhiều cơ quan tình báo chuyển tin tức hoặc bằng truyền miệng hoặc dưới dạng thư gửi cho các liên lạc viên. Nhưng điều đó có thể dẫn tới việc đánh mất yếu tố thời gian và khi đó tin tức sẽ trở thành vô dụng khi đến được phòng tổng hợp và đánh giá thông tin. Hơn nữa, việc chuyển giao thông tin bằng miệng cũng có những điểm yếu của nó: một khi được chuẩn bị kém, giao thông viên hoặc, do mất trí nhớ hoặc hoặc do không hiểu hết tài liệu, nó sẽ trở thành một nguyên nhân gây ra những sai lầm nghiêm trọng. Những báo cáo viết, nếu như chúng được chuyển không phải bằng hòm thư ngoại giao, thường phải đi qua các trạm kiểm soát cửa khẩu của các đồn biên phòng của nhiều quốc gia, và điều này bản thân nó đã tiềm ẩn sự nguy hiểm. Bởi vậy, liên lạc vô tuyến là một mắt xích rất quan trọng trong cơ quan tình báo chúng tôi, những như các cơ quan tình báo nước ngoài khác. Hoàn toàn tự nhiên là cả kẻ thù cũng tìm đến loại liên lạc như thế, tuy vậy, một cỗ máy hiện đại đặc biệt cho phép xác định rất chính xác vị trí điện đài bất hợp pháp và giảm đáng kể hiệu quả của nó.
Nước Đức đã giành được những thành tưu đặc biệt khi tổ chức ra cơ quan chặ thu vô tuyến. Chúng tôi có thể chặn thu thông tin liên lạc giữa các đơn vị quân đội và thường nghe trộm được các mệnh lệnh di chuyển quân và các cuộc tấn công. Chúng tôi cũng đã tìm cách “chuyển hướng” các đài phát bí mật mà chúng ta tóm được. Nói một cách khác, chúng tôi tiếp tục sử dụng các máy điện đài bắt được, còn báo cáo thì chúng tôi tự chuẩn bị, tự gửi, và bằng cách đó đánh lạc hướng các kẻ thù trong một loạt các vấn đề có tầm quan trọng sống còn. Đôi khi, chúng tôi còn áp dụng cả trò nhử cho kẻ thù tung thêm những gián điệp mới, cung cấp mật mã, trang bị, tiền hoặc thuốc nổ để làm cho kẻ thù nghĩ là lưới tình báo của chúng đang hoạt động tốt, và buộc chúng chi phí nhân, tài, vật lực nhiều hơn một cách uổng phí.
Mục tiêu thiết tha của tôi là cơ giới hoá toàn bộ việc liên lạc vô
tuyến và điều đó có thể làm cho công tác đào tạo nhân viên điện đài
thành thừa. Chứng minh cho tầm quan trọng của nó là một trường hợp xảy
ra với một nhân viên tình báo có quan hệ mật thiết với Vatican. Ông ta
coi việc cung cấp thông tin quan trọng về nước Nga cho chúng tôi là
nghĩa vụ của mình, nghĩa vụ của một công dân Đức và một người Tây Âu.
Nhưng ông cương quyết từ chối cung cấp thông tin viết tay hoặc liên hệ
với tôi thông qua người thứ ba. Ông còn không thể đi sang Đức. Ông ta sợ
sử dụng điện đài của tôi ở Roma vì ông đã có một kỷ niệm buồn về chuyện
này. Bởi vậy tôi yêu cầu các chuyên gia của tôi chế tạo một thiết bị để
ông ta liên lạc trực tiếp với tôi.
Sau 18 tháng, thiết bị đó đã được hoàn thành. Bề ngoài, nó giống như một cái hộp đựng xì gà và nặng cũng gần như thế. Dưới một lớp xì gà thật là một cơ cấu, cơ cấu này cũng có thể dễ dàng cất giấu trong hộp kẹo sô cô la hoặc lắp vào túi xách. Trên nắp máy phía trước có một cái đĩa giống như đĩa quay số điện thoại, có ba nút bấm. Để bật máy chỉ cần cắm phích điện vào ổ cắm điện lưới bình thường và bấm vào nút thứ nhất, sau đó quay bức điện đã mã hoá đúng như ta quay số điện thoại. Bản điện mật mã được tự động ghi vào sợi dây từ nằm giữa máy, trên đó có gần hai trang văn bản đã mã hoá. Sau thao tác này, nút thứ hai được bấm và “mắt thần” bật lên. Khi “mắt thần” đạt độ sáng tối đa và các búp sóng chụm lại thì người gửi biết là đã thiết lập được liên lạc với đài thu nằm trên đất Đức. Khi bấm nút thứ ba thì bản điện mã hoá được ghi trên dây từ được đưa lên làn sóng điện. Thiết bị này phát hết bức điện ghi sẵn chỉ trong vài phần giây. Tốc độ phát cao như thế đã loại trừ mọi khả năng định vị đài phát. Nhược điểm duy nhất đối với một người gửi điện chưa có kinh nghiệm là việc phải lắp cho máy một anten dây dài 7-10 m.
Các đài thu ở Đức đã được chỉnh sẵn vào thời gian phát quy định, nhưng thiết kế của nó phức tạp tới mức ngay tôi là dân chuyên nghiệp cũng không thể mô tả chúng một cách chính xác. Chúng cực kỳ cồng kềnh và chiếm trọn ba gian phòng. Tôi thích được nhìn thấy cái gì đó đang nhảy, lách tách và trong một vài phần giây toàn bộ các thao tác phức tạp chấm dứt, còn bức điện mã hoá tự động phát đi bằng dây băng cứ như là từ máy teletype. Đáng tiếc là chúng tôi không thể tìm ra phương pháp như thế để các điệp viên của chúng tôi nhận các bức điện mã hoá của chúng tôi, do đó phương tiện liên lạc vô tuyến thần kỳ này chỉ là phương tiện liên lạc một chiều.
Khó có thể tưởng tượng được là đã cần tới bao nhiêu trang thiết bị cho các tổ chức của tôi ở các nước. Số điệp viên đông đảo hoạt động ở riêng một nước Nga đã đòi hỏi mỗi tháng hàng trăm máy mà việc sản xuất chúng đối với một ngành công nghiệp quốc phòng vốn quá tải sẵn trở nên rất khó khăn, tôi đã giảm nhẹ được nhiệm vụ này một chút bằng cách tổ chức sản xuất các bóng đèn vô tuyến ở các nước khác.
Từ năm 1942, tôi đã thành lập một phòng đặc biệt để nghiên cứu sử dụng vi phim, mực mật, mã và các phương pháp giải mã, ngoài ra còn thành lập phòng chế tạo giấy tờ, con dấu và hộ chiếu giả.
Vào năm 1945, trong buổi thẩm vấn đầu tiên do người Mỹ tiến hành, một chuyện tức cười đã xảy ra với tôi. Việc tôi không chịu thừa nhận là đã đến Mỹ ngày càng làm cho điều tra viên bực tức. Cuối cùng, ông ta đưa cho tôi một cuốn hộ chiếu mang tên tôi, đóng đầy những dấu má xác nhận những nơi lên/xuống tàu biển, có in cả vân tay... với ảnh được dán và đóng dấu đúng quy cách.
Tôi thực sự sửng sốt với đúng nghĩa đen của từ này và vội đoán già đoán non cho đến khi tôi chợt nhớ ra nó đã được phòng kỹ thuật mang đến cho tôi, họ chế tạo giấy tờ giả đầu tiên này nhân ngày sinh của tôi năm 1943. Người Mỹ ban đầu không tin. Họ quả quyết đây là hộ chiếu thật. Chỉ sau khi kiểm tra chi tiết, họ mới tin là tôi nói đúng sự thật.
Một trong những trợ lý của tôi có một tài năng phi thường là có thể bắt chước bất kỳ nét chữ nào nào chỉ trong vài phút mà đến các nhà nghiên cứu tự dạng cũng không thể phân biệt nó với nét chữ thật. Vào năm 1942, khi Liên Xô thành lập ra “Uỷ ban quốc gia vì nước Đức tự do”, ở nước Đức đã xuất hiện những bức thư do tướng von Zeidlitz và những người khác viết, cũng như có cả bức thư của tướng von Paulus, cựu tư lệnh các tập đoàn quân Đức quanh Stalingrad, gửi cho gia đình. Hitler muốn biết liệu người ta có thể làm giả nét chữ của các sĩ quan này không. Các nhà nghiên cứu tự dạng và các nhà tâm lý học đồng thanh tuyên bố rằng, điều đó là không thể. Nhưng họ đã nhầm và chúng tôi, bằng cách viết nhiều lá thư dài với nét chữ của tướng von Paulus, von Zeidlitz và các thành viên khác của “Uỷ ban quốc gia vì nước Đức tự do”, đã chứng minh cho họ thấy điều đó. Bản thân Hitler cũng tin rằng tài liệu nhận được từ Moskva là tài liệu thật.
Còn có một phòng chuyên về máy móc nghe và ghi lén. Phòng này đã áp dụng kỹ thuật điện tử tiên tiến nhất và đạt được những kết quả tuyệt vời. Chúng tôi cũng cực kỳ thành công trong lĩnh vực chế tạo thiết bị chụp ảnh đặc biệt và có những máy ảnh độc đáo cho phép chụp ảnh bí mật. Kể cả những bức ảnh chụp trong nhà cũng rất rõ nét. Máy ảnh có kích thước không quá một bao diêm, còn các thấu kính được giấu khéo léo, chẳng hạn như khi giấu dưới măng sét nó giống như một khuy cài tay hay một cái cúc nếu đơm vào lỗ khuy. Còn có đủ loại thiết bị đặc biệt cho những mục đích cực kỳ khác nhau. Chẳng hạn chúng tôi có thể thu nhỏ cả trang báo xuống còn bằng kích thước một đầu đinh. Sau khi khuếch đại, có thể đọc nó dễ dàng, do đó chỉ cần một miếng phim là có thể giữ được cả nhiều tập tài liệu. Đôi lần khi tôi đi sang các nước khác mà không có đặc quyền ngoại giao, tôi đã mang theo các vi phim đó trong một chiếc rằng giả bằng sứ. Do nguy cơ tấn công Berlin từ trên không gia tăng sau năm 1943, nên tôi đã chụp lại vào vi phim toàn bộ những tài liệu quan trọng nhất. Các cuộn phim này được cất trong hai chiếc két bằng thép lắp cơ cấu bảo vệ đặc biệt mà khi quay không đúng số hay có mưu toan phá két, các cơ cấu này sẽ kích nổ thiết bị nổ và huỷ diệt những gì trong két. Các cuộn phim thời đó đã bị huỷ diệt đúng như thế.
Các nhà hoá chất hàng đầu đã tìm ra cách chế tạo các loại mực mật không thể bị phát hiện kể cả bằng phương pháp xử lý hoá học và hồng ngoại. Thành phần chủ yếu của các loại mực này là hemoglobin được điều chế từ máu người. Khi cần, điệp viên chỉ cần chích máu từ ngón tay, hoà máu vào dung dịch có sẵn và có được các loại mực màu đỏ có thể biến mất sau ba phút. Chỉ người nào biết đơn thuốc mực mới có thể hiện chữ đã viết.
Với sự hợp tác của các chuyên gia của bộ thông tin liên lạc đế chế, chúng tôi đã đấu lén vào được đường cáp điện thoại chính nối Anh với Mỹ. Mặc dù bị bọc cách ly, chúng tôi đã thu được bằng các thiết bị sóng ngắn những xung cao tần đang truyền trong cáp và sau đó giải mã chúng. Trên đường cáp này, còn tiến hành các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Anh về việc chở quân tiếp viện và cung cấp các vật tư khác nhau: máy bay, xăng dầu, vũ khí, xe tăng. Nhờ có nguồn thông tin mang tính hệ thống này và đánh giá được chúng, chúng tôi đã có khả năng tiên đoán những loại vũ khí mà họ sử dụng. Cũng theo kênh này, chúng tôi đã nhận được một lượng thông tin đáng kể về vận chuyển hàng hải và lực lượng tàu hộ tống, hỗ trợ tích cực cho hạm đội tàu ngầm của chúng ta trong việc tiến công các đường giao thông trên biển của các nước đồng minh.
Vào đầu năm 1944, một đài chặn thu vô tuyến của chúng tôi ở Hà Lan đã chặn thu và giải mã được, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, cuộc nói chuyện điện thoại của Roosevelt với Churchill. Câu chuyện chỉ kéo dài năm phút và cho thấy hoạt động quân sự gia tăng ở Anh, qua đó khẳng định nhiều báo cáo về cuộc đổ bộ sắp tới của đồng minh lên bờ biển châu Âu. Nếu như hai nguyên thủ quốc gia này mà biết kẻ thù nghe được họ nói gì thì chắc gì Roosevelt đã dám tạm biệt Churchill bằng câu nói: “Được rồi, chúng ta sẽ cố làm tất cả, còn bây giờ tôi sẽ đi câu cá đây”.
Mặc dù ở những vùng chúng tôi tạm chiếm, những biện pháp đối phó của chúng tôi chống lại cơ quan tình báo Anh đã đem lại kết quả nhất định, nhưng sự chống đối đang tăng lên của dân Hà Lan, Bỉ, Pháp và Nauy càng gia tăng và biến cuộc đấu tranh này thêm ác liệt và gay go. Người Anh đã cố sử dụng triệt để phong trào kháng chiến để đứng chân ở ngay trong trái tim nước Đức. Với mục tiêu đó, họ đã tuyển điệp viên trong số những người người ngoài bị cưỡng bức đến Đức. Tuy nhiên, các thành viên này của phong trào kháng chiến ở các nước bị chiếm đóng thường không chỉ bị theo dõi, mà còn bị chúng tôi đánh điệp viên của mình vào hàng ngũ của họ. Đã có những trường hợp khi mà cùng những nhóm bí mật vừa do người Anh, vừa do chúng tôi lãnh đạo. Đôi khi, chúng tôi đã thành công trong việc “đặt hàng” cung cấp từ Anh máy móc vô tuyến điện, tiền bạc và thuốc nổ (thuốc nổ của họ tốt hơn của chúng tôi) mà chúng tôi cần. Đôi khi, chả cần đến mười ngày thì “đơn đặt hàng” của chúng tôi đã được hoàn thành và toàn bộ vật tư thiết bị được thả xuống vùng bị chiếm nhờ các lính nhảy dù. Cơ quan tình báo Anh trở thành nguồn dự trữ ngoại tệ không bao giờ cạn của tôi. Bằng cách kể trên, tôi đã nhận được không phải một triệu bảng Anh. Khi người Anh phát hiện ra trò chơi hai mang của các điệp viên của họ thì họ liền không do dự thủ tiêu họ ngay.
Dự trữ ngoại tệ và vàng của đệ tam đế chế luôn hạn chế, bởi vậy để thoả mãn nhu cầu của mình, cơ quan tình báo Đức đã bắt đầu khá sớm việc làm giả đồng bảng Anh và đồng rup vàng. Ngưòi ta phải mất tới hai năm ròng rã để chế tạo loại giấy gọi là giấy không ngấm mỡ để làm giả đồng bảng Anh. Trong hai năm đó, hai tổ hợp giấy, một ở Rheinland và một ở Sudet đã hoàn toàn tập trung cho việc phát triển công nghệ chế tạo giấy làm bạc giả. Việc khắc mẫu rất phức tạp chỉ đã có thể bắt đầu sau khi xác định được quy luật bố trí của 160.000 dấu phân biệt. Sau đó, các thợ khắc sừng sỏ nhất của Đức, sau khi tuyên thệ không tiết lộ bí mật, đã bắt tay vào làm ba ca. Các giáo sư toán học bằng những tính toán phức tạp đã khám phá ra hệ thống đánh số các tờ bạc Anh để việc làm giả của chúng ta đi trước nhà băng Anh một vài trăm. Những tờ bạc giả này được làm tinh vi đến nỗi cả những thủ quỹ sành sỏi nhất của nhà băng cũng không nhận ra đồ giả.
Người ta đã quyết định cử các máy bay ném bom của chúng ta sang Anh và thay cho tải trọng gây chết chóc ấy là gần một tấn tiền giả. Nước Anh bị tràn ngập bởi cơn hồng thuỷ tiền giả. Bạn có thể tự hình dung ra điều đó có thể dẫn đến cái gì. Chính phủ phải loại khỏi lưu hành tất cả những tờ giấy bạc, còn điều này, ngoài các chi phí phụ trội, có thể tạo ra những khó khăn hành chính lớn. Dân chúng cứ như là phát cuồng và mất lòng tin vào nhà băng Anh.Tuy nhiên, kế hoạch này đã không thể thành hiện thức vì hệ thống phòng không rất mạnh và thiếu nhiên liệu.
Chúng tôi đã thực sự tin tưởng vào thành công của những tờ bạc giả, sau khi vào cuối năm 1941, một trong những hai chàng trai của chúng tôi đã đổi ở Thuỵh Sĩ một lượng lớn những tờ bạc mệnh giá 5 và 10 bảng. Anh ta cam đoan là đã mua những tờ bạc này trên thị trường chợ đen và mạnh dạn yêu cầu người mua kiểm tra. Nhà băng Anh chỉ loại bỏ được 10%, còn số còn lại được xem là tờ bạc thật của nhà băng Anh. Đó là tín hiệu để tôi chuyển sang sản xuất hàng loạt tiền giả. Và dù sao chăng nữa, chúng tôi cũng rất thận trọng khi tiêu thụ số tiền này. Bản thân tôi đã mấy lần dùng tiền giả này để thanh toán một số công việc ở nước ngoài và chỉ khi tôi biết tôi đang làm việc với một doanh nhân thận trọng và hám tiền. Tiền giả cũng được chi ra để mua các vũ khí lậu mà cơ quan tình báo quan tâm. Khắp những nơi có hoạt động của phong trào kháng chiến - ở Italia, Hy Lạp và Pháp thì việc buôn bán vũ khí rất phát đạt và chúng tôi đã kiếm được vũ khí Anh và Mỹ bằng tiền giả. Trong đa số cá trường hợp, chúng tôi mua súng trường tiến công và sau đó sử dụng chúng để chống quân du kích. Điều đáng buồn cười là quân du kích bán cho chúng tôi vũ khí mà sau đó chúng được sử dụng chống lại chính họ.
Chiến dịch in tiền giả có bí danh “Hành động của Bernard”. Vào năm 1945, vì chiến dịch này mà nhà băng Anh phải loại bỏ khỏi lưu hành những tờ bạc 5 bảng cũ và in loại tiền mới để thay thế.
Đến lúc đó, chúng ta gặp hết thất bại này đến thất bại khác trên chiến trường: các tập đoàn quân của chúng ta đầu hàng ở gần Stalingrad, cụm quân ở châu Phi bị đánh tan ở Tunis, quân đồng minh đổ bộ lên đảo Sicily, Mussolini sụp đổ và bị bắt, Italia đầu hàng - lúc đó mới chỉ là năm 1943 - và cuối cùng là quân đồng minh tiến vào nước Pháp vào năm 1944 - tất cả đã chứng minh những dự đoán mà tôi đã trình bày với Himmler ở Gitomir tháng 8 năm 1942.
Bởi vậy, ngay khi tôi được nghe từ Kersten về việc ngài Hewitt, nhà ngoại giao Mỹ, đến Stockholm và sẵn sàng trao đổi ý kiến sơ bộ về khả năng đàm phán hoà bình thì tôi đã bay ngay tới Thuỵ Điển bằng máy bay đặc biệt. Ngài Hewitt là đặc sứ của Roosevelt về các vấn đề châu Âu. áp dụng mọi biện pháp phòng ngừa và bảo mật, tôi đã gặp ông ta trong một những khách sạn lớn nhất Stockholm. Sau này, khi tôi tìm hiểu ở các người bạn thạo tin Thuỵ Điển của mình xem Hewit có phải là người ảnh hưởng không, họ đều cả quyết khẳng định là có. Rõ ràng là ông ta có ảnh hưởng quyết định đối với Roosevelt trong tất cả các vấn đề châu Âu. Bởi vậy, tôi tự nhận toàn bộ trách nhiệm về mình để nói thẳng với ông ta rằng, nước Đức lúc này cần có thoả ước hoà bình. Ông ta tán thành tổ chức các cuộc đàm phán chính thức. Sau cuộc nói chuyện, tôi lập tức bay về Berlin và cả đêm ngồi viết báo cáo cho Himmler.
Ngày hôm sau vào lúc 3 giờ chiều, tôi đã gặp Himmler và báo cáo chi tiết cho ông ta về cuộc nói chuyện với Hewitt. Ông ta thực sự sửng sốt vì tôi đã tự tiện thực hiện những bước đi như thế và vừa nghe tôi báo cáo vừa lắc đầu không đồng tình như là ngộp thở vì tức giận. Sau đó, ông ấy lên tiếng và dần dần cực kỳ kích động. May thay, vào thời điểm gay cấn nhất, ông ta buộc phải ngừng lại để đi dự một buổi lễ gì đó. Vậy mà, sau khi xong việc, ông ta lại triệu tôi đến gặp. Đó là cuộc tranh cãi nảy lửa. Tôi đã gặp may, tôi đã không bị bắt nhưng tất cả các kế hoạch của tôi đều sụp đổ. Khả năng thuyết phục và cố gắng phân tích tình thế của nước Đức theo cách có thể chấp nhận được với quốc trưởng đã không mang lại kết quả. Chẳng cái gì có thể đục thủng lớp vỏ thép mà Hitler đã quây quanh những người thân tín của mình.
Mùa hè năm 1944, khi Ribbentrop mời tôi tới dinh thự mùa hè - pháo đài Fuschle, lòng tôi tràn ngập những dự cảm đen tối. Trong mấy tháng sau đó, tôi không nghe thấy gì về ông ta và tôi tin rằng ông ta, vẫn như mọi khi, đang thai nghén “ý tưởng” mới có khả năng giải toả mọi bất hạnh của chúng tôi và đem lại chiến thắng trong chớp mắt. Tôi đã tận dụng chuyến đi này để gặp Himmler - trú sở của ông ta nằm trên một đoàn tàu đặc biệt ở Berhtesgaden, gần khu hầm trú ẩn trong núi Hitler.
Ribbentrop sống trong một pháo đài rất đẹp, chìm ngập trong màu xanh của cây cối. Đế chế đã giao cho ông ta sử dụng pháo đài này để ông ta tiếp đón những vị khách đặc biệt quan trọng, đồng thời vẫn ở được bên Hitler. Trái với chờ đợi, Ribbentrop đón tiếp tôi rất thân tình, hỏi han tôi về tình hình công việc và nhấn mạnh rằng hoạt động của cục tôi đã đóng một vai trò quan trọng đối với ông ấy. Tôi không biết là có phải sự dối trá đang xúi giục ông ấy hay là ông ta theo đuổi những mục tiêu nào đó. Bởi vậy, tôi bình tĩnh chờ đợi cho dòng suối ngôn từ kia dừng lại.
Vừa thừa nhận ý nghĩa và tầm quan trọng của cơ quyan tình báo, Ribbentrop vừa thể hiện mong muốn được nhận báo cáo cặn kẽ về Hoa Kỳ và nhất là về những cơ hội tái cử của Roosevelt. Ông ta còn muốn tôi tung các điệp viên bằng tàu ngầm để hoạt động trong cộng đồng người Mỹ gốc Đức. Ông ta đang dự định tổ chức một chiến dịch phát thanh giành cho các cộng đồng thiểu số ở Mỹ để chống Roosevelt.
Khi chúng tôi bàn bạc chi tiết kế hoặc này, tôi hỏi về những động cơ đặc biệt nào mà các cộng đồng thiểu số này có để ngăn chặn việc tái cử của Roosevelt. Nhìn tôi với vẻ ngạc nhiên, Ribbentrop trả lời:
- Bây giờ thì chẳng cần có động cơ đặc biệt nào cả. Đối với chúng ta điều quan trọng là tìm ra khả năng thực hiện các chương trình phát từ châu Âu, còn lý do thì sau này chúng ta sẽ tìm ra.
Tôi nêu lên một vài khó khăn kỹ thuật liên quan đến việc thực hiện kế hoạch này, trong số đó một khó khăn không nhỏ là sự quá tải quá lớn của hạm đội tàu ngầm khiến cho chúng tôi không thể có được một tàu ngầm lớn cho chiến dịch này. Bất ngờ nhớ lại nội dung cuộc nói chuyện trước đây với Ribbentrop và những lý luận kỳ quặc của ông ta về hoạt động của cơ quan tình báo, tôi không kìm được nên buột miệng:
- Thưa ngài bộ trưởng, ngài đã hơi chậm trễ rồi. Nói cho cùng thì cả núi điệp viên siêu hạng cũng không thể xoay chuyển được tình thế trên thế giới được nữa.
Ribbentrop chợt như hoá đá:
- Ông Schellenberg thân mến, - ngừng một lát, ông ta rụt rè thốt lên - ông sai rồi. Ông cần phải nhớ rằng, tôi đã làm tất cả những gì phụ thuộc vào tôi để ủng hộ cơ quan tình báo.
Tuyên bố này trái ngược với sự thật đến nỗi tôi thậm chí chả biết trả lời thế nào. Tôi đứng dậy và định ra về thì Ribbentrop đứng lên và với vẻ mặt rất nghiêm trọng giữ tôi lại:
- Ông chờ một chút, ông Schellenberg. Chúng ta cần phải thảo luận một vấn đề rất quan trọng nữa. Hoàn toàn bí mật. Chỉ có quốc trưởng, Borman và Himmler biết mà thôi. - Ném cho tôi một cái nhìn sắc lẻm, ông ta nói tiếp: Cần phải khử Stalin.
Không biết trả lời thế nào, tôi đành im lặng gật đầu. Thế là Ribbentrop giải thích cho tôi rằng, toàn bộ sức mạnh của chế độ Xôviết là dựa trên năng lực và sự sáng suốt tầm quốc gia của chỉ một con người - Stalin. Ông ta lập tức quay lưng lại với tôi và sải những bước dài đi đến cửa sổ.
- Tôi nói với quốc trưởng là tôi sẵn sàng hy sinh thân mình vì nước Đức, - mắt nhìn ra cửa sổ, ông ta nói. - Chúng ta đã quyết định tổ chức một hội nghị với sự tham gia của Stalin và sứ mệnh của tôi sẽ là bắn chết lãnh tụ Nga.
- Chính ngài sẽ làm việc này ư? - tôi sửng sốt.
Ông ta quay phắt lại phía tôi.
- Quốc trưởng cũng đã hỏi tôi đúng như thế. Việc này một người không trhể làm nổi. Quốc trưởng yêu cầu tôi nêu tên người trợ thủ, - Ribbentrop chăm chú nhìn tôi, - và tôi đã nói tên ông.
Hitler, theo lời Ribbentrop, đã khuyên Ribbentrop thảo luận kế hoạch này với tôi. Ông ấy tin là tôi có thể đánh giá một cách toàn diện và thực tế kế hoạch này.
- Thật ra, - Ribbentrop kết luận, - cũng chính vì việc này mà tôi gọi ông đến.
Thật khó nói vẻ mặt tôi lúc đó như thế nào, nhưng chắc là không thể là vẻ mặt hài lòng được. Tôi quá chán nản nên không biết trả lời thế nào.
Ribbentrop đã kịp suy tính kỹ càng tất cả và lúc này tiết lộ cho tôi chi tiết kế hoạch của mình. Stalin hiển nhiên có đội vệ sĩ rất hùng hậu. Sẽ khó lòng để mà bí mật lọt vào được phòng hội nghị với lựu đạn hay súng ngắn được. Nhưng như ông ta nghe nói, trong phòng của tôi có một cái bút tự động có thể bắn chính xác những viên đạn cỡ nòng lớn với tầm 6-8 mét. Ông ta còn được kể rằng, dù có kiểm tra kỹ lưỡng cũng không thể phát hiện ra công dụng thực của nó. Do đó, có thể mang nó hoặc cái gì đó tương tự vào trong phòng hội nghị - còn ở đó thì chỉ còn cần có một cánh tay vững vàng nữa thôi...
Cuối cùng, Ribbentrop im bặt. Tôi theo dõi ông ta rất chăm chú. Bằng những lời nói, ông ta đã đưa bản thân đến tâm trạng ngô nghê như một cậu bé lần đầu được đọc một cuốn truyện trinh thám hấp dẫn. Trước mắt tôi đúng là một kẻ cuồng tín và điều duy nhất mà ông ta lúc này đang chờ đợi là sự tán thành của tôi với kế hoạch của ông ta và lập tức tỏ ra sẵn sàng tham gia kế hoạch đó.
Đối với bản thân tôi, việc này, nói thẳng ra, là sản phẩm của một cái đầu bệnh hoạn và kiệt quệ. Tuy nhiên, cũng phải tính đến việc mỗi lời mà tôi nói ra lúc này sẽ lập tức đến tai Hitler. Tôi cân nhắc. Cuối cùng, tôi cảm thấy mình đã tìm được lối thoát ra khỏi tình trạng bế tắc được tạo ra. Tôi tuyên bố là mặc dù tôi cho rằng kế hoạch này là khả thi về mặt kỹ thuật, nhưng tất cả phụ thuộc vào việc liệu chúng tôi có đưa được Stalin đến bàn đàm phán hay không. Theo tôi, đó là việc rất khó. Đặc biệt là khi tính đến bài học mà người Nga có được ở Stockholm. Bởi vậy tôi đã lập tức từ chối tham gia vào việc tổ chức liên hệ với người Nga vì họ sẽ không tin tôi một lần nữa. Tôi đề xuất Ribbentrop tự thuyết phục Stalin đích thân tham dự hội nghị. Nếu như ông ta làm được điều đó thì tất nhiên tôi sẽ giúp ông ta cả bằng lời nói và việc làm.
- Tôi sẽ suy nghĩ về điều này, - Ribbentrop trả lời. - Và chúng ta sẽ bàn bạc tất cả một lần nữa với Hitler. Tôi sẽ gọi anh sau.
May thay, ông ta không còn bao giờ nhắc tôi về câu chuyện này nữa. Vậy mà Himmler thì lại nhắc. Khi bàn luận với Hitler về kế hoạch đầy rủi ro này, Himmler đề nghị thử thực hiện ý tưởng của Ribbentrop. Hitler đã ủng hộ ông ta. Các chuyên gia của chúng tôi đã nghiên cứu và chế tạo một thiết bị nổ để sát hại Stalin. Nó được nhồi loại thuốc nổ có sức công phá khủng khiếp. Bề ngoài, thiết bị nổ này giống như một nắm bùn. Cần phải gắn được nó vào ôtô của Stalin. Quả bom sẽ được kích nổ bằng một máy phát vô tuyến sóng ngắn. Vụ nổ sẽ mạnh đến mức ôtô sẽ tan tành không còn chút gì. Cái máy phát vô tuyến dùng để kích hoạt cái thiết bị khủng khiếp ấy có kích thước không lớn hưon một hộp xì gà và có thể phát xung đi xa gần bảy dặm.
Hai tù binh đã đồng ý thực hiện nhiệm vụ này. Họ đã từng bị giam nhiều năm ở các trại giam ở Siberia. Tình cờ người ta lại phát hiện ra một trong hai tù binh này có quen biết với một thợ cơ khí trong gara ôtô của Stalin. Ban đêm, họ đã được chở bằng máy bay vận tải và thả xuống khu vực mà theo tin tình báo mà điệp viên của chúng tôi cung cấp thì Stalin đang ở đó. Họ đã tiếp dất đúng ở địa điểm quy định. Nhưngđó là tất cả những gì mà chúng tôi biết được mặc dù họ được trang bị các điện đài sóng ngắn. Bản thân tôi không tin họ đã tìm cách ám sát Stalin. Mà có lẽ họ đã bị bắt tại chỗ hoặc tự nguyện đầu hàng NKVD.
Vào lúc đó thì kết cục nghiệt ngã đã cận kề. Khi Himmler dẫn tôi đến tổng hành dinh để báo cáo với Hitler, tôi lập tức đắm mình vào bầu không khí làm việc căng thẳng quen thuộc ở đó. Tôi đã lâu không gặp Hitler và bây giờ dáng vẻ của ông ta làm tôi rất lo lắng. ánh mắt của ông trước đây tự tin đến thế thì nay đã trở nên vô hồn và mệt mỏi. Cánh tay trái run rẩy nên ông ta phải luôn luôn lấy tay phải túm chặt lấy. Cái lưng còng xuống làm ông ấy giống như một người gù. Chỉ có giọng nói là vẫn mạnh mẽ và mạch lạc như trước, mặc dù các câu nói đã ngắn và rời rạc hơn.
Ông ta đi lại trong phòng cùng với Himmler. Ngay khi tôi vừa vào, cả hai liền ngừng nói chuyện, còn Hitler ngồi ghé xuống ghế một phút, đưa cho Jodle các chỉ thị liên quan đến mặt trận phía Đông - đây đang nói vè việc bố trí lại hai sư đoàn ở khu vực trung tâm. Sau đó Hitler quay lại phía tôi và bàn luận cùng tôi một vài báo cáo tình báo mới nhất về hoạt động của chúng tôi ở Bancăng, trong đó có vấn đề mối liên hệ của tướng Mihajlovic (Draza Mihailovic (1893-1946), lãnh tụ phe kháng chiến chống Đức, thân phương Tây trong Thế chiến II (1939-1945). Sau chiến tranh đã bị xét xử và hành quyết vì tội phản quốc - ND)... với người Anh và của người Anh với Tito (Josip Broz Tito (1892-1980), tổng thống Nam Tư sau Thế chiến II và là một lãnh tụ của Phong trào không liên kết - ND). Ông ta cũng quan tâm tới những chi tiết hoạt động tình báo ở Cận Đông. Sau đó, chúng tôi chuyển sang nói về cuộc bầu cử ở Mỹ và tôi đã báo cáo ngắn gọn tình hình với ông ta.
Bất ngờ, ông ta chồm dậy và quắc mắt nhìn tôi bằng ánh mắt dữ tợn rồi nói bằng giọng nói sâu, run rẩy vì căm giận:
- Tôi thường xuyên đọc các báo cáo của anh...
Ông ta im lặng khá lâu và những lời nói ấy cứ như lơ lửng trên đầu tôi như một lưỡi rìu của tên đao phủ. Tôi vô tình lùi lại hai bước, nhưng Hitler bước ngay theo tôi và vẫn với giọng ấy nói tiếp:
- Anh hãy nhớ lấy, Schellenberg, một điều: trong cuộc chiến tranh này không thể có thoả hiệp. Chỉ có thể có một điều - thắng hoặc là thua. Nếu nhân dân Đức không giật được chiến thắng từ tay kẻ thù thì nó phải chết.
Tôi sẽ không bao giờ quên được những lời nói cuối cùng của ông ta.
- Đúng, lúc đó nó phải chết bởi vì những người đàn ông của nước Đức đã nằm lại trên chiến địa. Sự kết thúc của nước Đức sẽ kinh khủng và nhân dân Đức đáng bị như thế.
Cuối cùng tôi cũng hiểu rằng trước mắt tôi là một thằng điên thật sự. Trong giây phút đó, đã đứt tung những trói buộc cuối cùng mà đến lúc đó vẫn buộc tôi với ông ta: ông ta đã muốn xử chết cái quý giá và thiêng liêng nhất đó là dân tộc mình. Ông ta đã khao khát cái chết của nó để thoải mãn tâm địa độc ác không cùng của mình.
Chính lý lẽ cuối cùng của những ý kiến rời rạc này của quốc trưởng đã tác động trực triếp tới tôi. Himmler, người luôn thấy trong những lời nói của Hitler những mệnh lệnh hành động cụ thể, đã quyết định trước tiên bàn bạc với Heydrich để tiến hành điều tra tình hình tại các cảng và dải đất duyên hải Tây Phi. Và mùa Thu năm 1938, tôi đã nhận được nhiệm vụ gián điệp tích cực đầu tiên. Heydrich muốn tôi trình lên một báo cáo đầy đủ về cảng Dakar, đầu mối giao thông hàng hải chủ yếu của người Pháp ở châu Phi. Ông ta cảnh báo tôi không được để ai được biết về nhiệm vụ này, kể cả gia đình tôi. Về mặt chính thức, người ta nói cử tôi đi “công tác” 18 ngày trong nước Đức. Tôi hứa với Heydrich sẽ không có ai viết về thực chất chuyến đi của tôi và cho đến hôm nay tôi vẫn giữ được lời hứa của mình.
Tại Lisbon, tôi liên hệ với một người Nhật và nhanh chóng kết bạn với anh ta, một việc mà trong những năm sau này đã tỏ ra cực kỳ giá trị đối với tôi.
Khi đến Dakar, theo dự kiến, tôi sống trong gia đình một người Bồ Đào Nha gốc Do Thái. Chủ nhà làm nghề buôn bán vàng bạc đá quý và cùng làm việc cho chúng ta như người bạn Bồ Đào Nha của ông ta. Người ta đã báo cho ông ta biết trước về nhiệm vụ của tôi thông qua con đường “thư từ làm ăn” với Lisbon và tất cả đã sẵn sàng cho tôi đến.
Sau năm ngày lao động cật lực, điệp viên người Bồ Đào Nha của tôi đã moi được từ cơ quan quản lý cảng những tin tức giá trị về tình trạng kỹ thuật của cảng. Những tin tức đó lập tức được gửi về Lisbon dưới dạng thư từ làm ăn trao đổi về hàng hoá. Tôi không còn nhớ chính xác số tiền được gửi đến Dakar cho chúng tôi, nhưng đó là một khoản tiền khá lớn.
Những bữa tiệc được tổ chức chu đáo cho một phạm vi khách hẹp đã cho phép tôi tiếp cận được những người có thế lực của các công ty bảo hiểm thuỷ thủ, cũng như với các chủ tàu Bồ Đào Nha và Pháp. Với sự giúp đỡ của họ, tôi đã phác lên một bức tranh tình hình chung khá rõ nét, còn những lời nhận xét tình cờ buột ra sau bàn tiệc đã cho tôi những thông tin rất có ích về hải cảng Dakar.
Suy nghĩ về việc sắp tới phải chụp ảnh mục tiêu khiến tôi cứ băn khoăn mãi. Và mặc dù đến lúc đó tôi đã vượt qua được những sợ hãi và nghi ngại ban đầu, nhưng tôi vẫn hồi hộp usmatrivat soi mói nhìn mỗi một nhân viên phản gián Pháp tình cờ đi ngang. Nhưng dù tôi có muốn trì hoãn chụp ảnh các mục tiêu đến đâu thì nó vẫn là phần quan trọng nhất trong nhiệm vụ của tôi. Thế là vị chủ nhà tổ chức “cuộc dạo chơi” cho tôi đến cảng cùng với gia đình ông ta. Chúng tôi có mặt ở những vị trí khác nhau trong cảng và tôi đã chụp “những bức ảnh gia đình” mà các khách du lịch vẫn thường làm. Tuy nhiên, lần nào tôi cũng thu xếp để cho gia đình đứng sao cho phông nền phía sau là các toà nhà hay công trình mà tôi quan tâm. Còn nếu như tôi cần chụp ảnh một chi tiết nào đó thì gia đình sẽ vây kín tôi để nguỵ trang cho các hành động của tôi.
Phim chụp được tráng rửa ở Berlin đã đem lại những kết quả cực kỳ tốt.
Tôi giấu phim trong một cái băng trên đùi, có thể dễ dàng rạch nó bằng dao cạo râu. Vải băng được thấm máu và phim được gói kín sẵn sẽ tạo ra một chỗ gồ lên. Do đó nó trông giống như một nhọt bị vỡ và khiến cho các nhân viên hải quan và biên phòng khá mủi lòng thông cảm.
Trước tiên, tôi báo cáo miệng trong hai giờ đồng hồ với Heydrich về chuyến đi, còn ngày hôm sau tôi trình bản báo cáo viết kèm theo là các bức ảnh chụp.
Trải nghiệm cá nhân đầu tiên này đã cho tôi khá nhiều cái để suy nghĩ. Tôi quyết định là trong tương lai khi chuẩn bị các điệp vụ, tôi luôn phải tính trước được những khó khăn thực tế mà những điệp viên của tôi sẽ vấp phải. Rõ ràng điều tồi tệ nhất là chuẩn bị và thực hiện công tác bí mật dưới áp lực của những tình huống bất ngờ. Làm tình báo cần phải làm từ từ, từng bước một. Trên lãnh thổ nước khác, tình báo cần phải có vỏ bọc dưới hình thức một doanh nghiệp nào đó để có thể bám rễ. Chỉ trong điều kiện đó mới có thể vun trồng và thu hoạch được một vụ mùa bội thu.
Nhưng các nhà lãnh đạo của chúng ta từ chối phát triển hoạt động gián điệp theo cách đó. Hitler muốn dùng vũ lực giải quyết tất cả một cách gấp rút vì ông ta và chỉ có ông ta “được trao cho Sứ mệnh tiến hành cuộc chiến tranh này”. Trong bất kỳ việc gì ở lĩnh vực nào mà ông ta can thiệp vào thì tất cả đều biến thành một cuộc chạy đua bắt buộc hỗn loạn. Bây giờ, khi nhìn lại phía sau, chỉ có thể kinh ngạc là làm sao nước Đức lại đã có thể xây dựng được một tiềm lực quân sự lớn đến như vậy.
Đây là những gì tôi đã viết trong báo cáo của mình sau khi trở về từ Dakar: “Trong hoạt động tình báo bí mật, không bao giờ được hành động vội vàng. Thành công sẽ được bảo đảm nhờ sự lựa chọn và huấn luyện kỹ càng các nhân viên có năng lực. Họ dứt khoát phải là cư dân của đất nước nơi tiến hành hoạt động tình báo và phải làm công việc “chắc chắn” cho đến chừng nào tìm được lý do tự nhiên khác cho sự tồn tại của điệp viên ở nước đó. Chỉ sau một vài năm, có thể giao cho anh ta nhiệm vụ thử thách đầu tiên. Các tình báo viên nhà nghề chỉ được phép sử dụng trong các thời kỳ có khủng hoảng lớn hoặc chiến tranh. Những mối quan hệ có giá trị, đặc biệt trong giới chính khách, phải được thiết lập dần dần, trong nhiều năm và sử dụng chúng vào thời điểm quyết định nhất. Cũng có thể sử dụng đến các kênh này để truyền những thông tin bất kỳ với mục đích đánh lạc hướng đối phương...”.
Đối với các gián điệp nhà nghề, những nhận định tổng quát như thế về hoạt động tình báo bí mật là những chân lý đương nhiên, nhưng trong những điều kiện phức tạp của chiến tranh người ta thường quên mất chúng. Như vậy, ở nước Đức thời đó, chẳng có gì để nói về việc triển khai dần dần của tình báo chúng ta. Những nền tảng của nó mới bắt đầu được xác lập ngay trước chiến tranh thế giới thứ hai, còn tổ chức thì chỉ được chuẩn hoá vào những năm cuối chiến tranh. Xét về tổng thể, hoạt động của tình báo Đức được xác lập từ những giải pháp tình thế thành công. Hiệu quả cao đến kinh ngạc của tình báo chúng ta còn có thể lý giải bởi cách hy sinh không thương tiếc các tiềm lực con người và tài chính.
Việc tiến hành chiến dịch tập kích căn cứ hải quân Anh Scapa Flow vào tháng 10 năm 1940 của một tàu ngầm Đức dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Pren đã cho thấy công tác chuẩn bị trong tình báo quan trọng và có hiệu quả đến thế nào. Thắng lợi của chiến dịch có được là nhờ việc chuẩn bị cần cù, tỉ mỉ trong vòng 15 năm trời. Alfred Waring trước đây từng là thuyền trưởng trong Hạm đội Hoàng gia, sau đó làm trong bộ phận tình báo quân sự. Sau Thế chiến I, ông ta trở thành một điệp viên của một nhà máy đồng hồ Đức. Ông ta làm việc luôn theo chỉ đạo của tình báo, ở Thuỵ Sĩ ông ta đã nghiên cứu miệt mài và trở thành một thợ sửa chữa đồng hồ tay nghề cao. Vào năm 1927, với hộ chiếu Thuỵ Sĩ giả dưới tên gọi Albert Ortel, ông di cư sang Anh; năm 1932, nhập quốc tịch Anh và không lâu sau đã mở một cửa hiệu bán đồ lưu niệm nhỏ ở Kirkwall trên quần đảo Orkney cạnh Scapa Flow và từ đây ông thỉnh thoảng gửi cho chúng ta các báo cáo tin về sự di chuyển của hạm đội Anh.
Cũng chính vào đầu năm 1939, ông ta gửi cho chúng ta một tin quan trọng là các lối vào phía Đông Scapa Flow trong vịnh Kirkezound được che chắn không phải bằng các lưới chống tàu ngầm mà là những chiếc tàu cũ, được chủ ý đánh đắm khá gần nhau. Khi nhận được tin này, đô đốc Doenitz (Karl Dönitz (1891-1980), Đô đốc Đức phát xít, kẻ đã đứng đầu nước Đức quốc xã trong một thời gian ngắn sau khi Hitler tự sát vào tháng 4 năm 1945. Hắn là sĩ quan chỉ huy tàu ngầm thời Thế chiến I và Tư lệnh binh chủng tàu ngầm Đức năm 1935 và tư lệnh Hải quân Đức trong hai năm cuối Thế chiến II. Tháng 5 năm 1945, Dönitz đại diện cho nước Đức ký vào văn bản đầu hàng đồng minh. Sau khi bị Toà án tội phạm chiến tranh ở Nuremberg năm 1946 kết án, hắn bị tù cho đến 1956 - ND) qua vô tuyến điện đã lệnh cho Pren tấn công các tàu Anh trong căn cứ Scapa Flow.
Pren lập tức đổi hướng cho tàu chạy về quần đảo Orkney và đêm 14 tháng 10 thận trọng len lỏi qua các con tàu bị đánh đắm tiến vào căn cứ Scapa Flow. Chủ lực hạm Royal Wark đang bỏ neo trong vịnh, bỏ neo giữa những tàu khác. Pren phóng mấy quả ngư lôi vào tàu này và trước khi người Anh kịp hiểu điều gì đã xảy ra thì ông ta đã đi xa ra ngoài vùng biển hở.
Chỉ mất gần 15 phút để đánh đắm chiếc chủ lực hạm Anh, nhưng đằng sau chiến dịch cực kỳ thành công này là 15 năm làm việc nhẫn nại và nhiệt tình của Alfred Waring.
Một sự kiện khác xảy ra ngay trước Thế chiến II cũng cho thấy tầm quan trộng của việc chuẩn bị chu đáo. Tôi được giao một trong những vụ gián điệp nổi tiếng nhất - vụ trung tá Sosnowski. Sự kiện thu hút chú ý của phản gián Đức xảy ra vào một buổi sáng đầy mây trong toà nhà của bộ chiến tranh trên phố Bendler-strasse. Một việc chả đáng kể là cô thư ký trưởng của một trong những quan chức cao cấp của Bộ Tổng tham mưu - một đại tá ở Cục tác chiến, đến muộn giờ làm. Điều nhỏ nhặt này đã thu hút chú ý của người gác cửa của bộ, ông này bỗng nhận thấy cô gái vốn rất cẩn thận, trước kia còn rụt rè và ăn mặc xuềnh xoàng, giờ đây lại ăn mặc rất đẹp, không còn sự khiêm tốn và cẩn thận xưa kia. Tất cả điều đó đã khiến ông gác cổng già phải suy nghĩ.
Vài năm sau, khi đi một vòng tuần đêm bình thường, ông phát hiện có ánh sáng từ một căn phòng. Liếc nhìn vào đó, ông phát hiện freilein (cô) von N. vẫn còn ngồi sau máy chữ. Khi ông vào, cô ta hoảng sợ nhưng ngay lập tức đã tự chủ được và bắt đầu kêu ca là có quá nhiều việc. Ông gác cổng đã kịp nhận thấy nét hoảng sợ trên gương mặt của freilein von N., những đôi giày lịch sự, chiếc áo măngtô lông mới trên giá treo và chiếc két đang mở.
Sáng hôm sau, ông tới gặp viên đại tá và báo cáo về tất cả những gì ông đã trông thấy. Ban đầu, viên đại tá chỉ nổi giận, sau đó ông lại nghĩ về những thứ trong két của mình, trong đó có cả những kế hoạch tác chiến chống Tiệp Khắc và Ba Lan mới nhất , có các tin tức chiến lược về vũ khí trang bị của Wehrmacht (Quân đội Đức thời 1935-1945), tài liệu mô tả các loại vũ khí mới, tin tức về tình hình sản xuất chúng...
Mấy ngày tiếp theo, vị đại tá lặng lẽ theo dõi cô thư ký. Ba lần vào những ngày khác nhau, ông trở lại phòng làm việc vào buổi chiều muộn và kiểm tra tài liệu trong két. Mọi thứ vẫn nguyên xi. Tuy nhiên đến lần thứ tư thì ông thấy trong tài liệu nghiên cứu tác chiến quan trọng thiếu mất mười trang cuối. Ông đã thực hiện công trình nghiên cứu này cùng với cô thư ký vì cô này còn phải đánh máy thêm một số chỗ. Nhưng điều đó đã đem lại cho cô ta cái quyền lấy tài liệu khỏi két. Bởi vậy, viên đại tá quyết định báo cáo về điều đã xảy ra với cấp trên và sau đó người ta tổ chức bí mật theo dõi cô gái. Đến cuối tuần, dưới sự quan sát thường xuyên, đã xuất hiện mười bốn người quen của freilein von N. Vòng dây quanh những con người tưởng chừng chẳng có gì đáng nghi ấy dần dần xiết chặt. Không lâu sau, chúng ta đã thu thập đủ chứng cứ để buộc tội tất cả những công dân Đức này. Bắt giữ họ là việc làm quá đơn giản, nhưng chính đại tá Sosnowski mới là người làm chúng ta quan tâm. Để bắt giữ công dân Ba lan này, cần phải bắt quả tang được anh ta.
Qua theo dõi, chúng tôi phát hiện thấy Sosnowski có liên hệ với tình báo Pháp. Một trong những người của chúng tôi dưới vỏ bọc nhân viên của phòng 12 đã làm quen với Sosnowski. Anh ta lập tức cắn câu và cho biết sẵn sàng cung cấp tài liệu mật của Bộ Chiến tranh Đức.
Ngày hôm sau, sau khi nhận được một khoản tiền kếch xù, Sosnowski đã giao tài liệu cho nhân viên của chúng tôi trong phòng chờ tại nhà ga Berlin. Mấy giây sau khi trao đổi tài liệu, Sosnowski và nhân viên của chúng tôi bị bắt giữ - tất nhiên cần phải bắt giữ nhân viên của chúng tôi để nguỵ trang và để chúng tôi có thể sử dụng “lời thú tội” của kẻ khiêu khích.
Sau mười phút nữa, ở những khu vực khác nhau của Berlin, người ta đã bắt giữ tất cả những người bị nghi vấn còn lại. Các cuộc thẩm vấn bắt đầu và kéo dài liên tục mấy ngày đêm không nghỉ. Và cuối cùng đã làm rõ được toàn bộ câu chuyện.
Sosnowski là một người đàn ông cực kỳ điển trai, cao to, hào hoa phong nhã, đầy quyến rũ. Khi trở thành sĩ quan quân đội Ba Lan, ông ta được cử vào cơ quan tình báo quân sự và được cử sang Đức để thu thập tin tức về vũ khí trang bị của quân đội Đức và đặc biệt là để khám phá các kế hoạch thực sự của Bộ Tổng tham mưu Đức.
Tại Berlin, Sosnowski len lỏi trong giới ngoại giao và tầng lớp thượng lưu. Ông ta đã sử dụng sức hút không thể cưỡng lại được của mình đối với phụ nữ và bắt bồ với họ luôn luôn với mục đích moi thông tin mật.
Cuối cùng, ông ta đã tìm thấy đối tượng tiềm ẩn ở freilein von B, người làm thư ký ở OKH - Bộ chỉ huy tối cao quân đội Đức. Cô ta thuộc về một gia đình quý tộc Phổ đã sa sút. Cha cô, trước đây từng là một sĩ quan cao cấp trong quân đội của Hoàng đế Phổ, đã mất và mẹ con họ phải sống trong điều kiện khá chật vật. Freilein von B. bắt bồ với Sosnowski, và sự say mê từ phía cô ta là hoàn toàn chân thật.
Không lâu sau, Sosnowski làm quen với bạn gái và là đồng nghiệp cùng cơ quan với freilein von B là freilein von N. Họ đã cùng nhau nhiều lần ngồi ăn uống ở các nhà hàng, quán bar và dạ quán sang trọng. Sosnowski đã tặng các cô gái những món quà đắt tiền, dần dần làm cho cả hai quen với lối sống xa hoa hơn so với cuộc sống mà họ đã quen trước đó. Và chẳng bao lâu sau, chẳng cần freilein von B. đồng ý, ông ta đã liên hệ thẳng với freilein von N. Cô này dẫn Sosnowski về nhà mình. Anh chàng Ba Lan cư xử rất khôn khéo và lịch sự, không lâu sau đã đưa gia đình họ trở lại với sự hào nhoáng trước đây. Các món nợ của gia đình được thanh toán và gia đình đã có thể ít ra là duy trì cuộc sống bề ngoài tương xứng với địa vị xã hội của họ. Bà chủ nhà già cả còn mơ ước vào một ngày đẹp trời có thể gọi viên sĩ quan giàu có bảnh bao ấy là con rể và bất chấp những nguyên tắc ngặt nghèo của đẳng cấp mình, bà còn thậm chí không nghĩ tới việc phản đối anh ta qua đêm trong nhà bà vì mối liên hệ tình cảm của anh ta với con gái bà càng khăng khít thì bà mẹ càng tin hơn vào tương lai tươi sáng của mẹ con bà.
Dần dần giữa đôi bạn gái nảy sinh sự ghen tuông. Điều đó có thể kết thúc bằng những chuyện chẳng lấy gì làm hay ho, nhưng Sosnowski đã khôn ngoan thoát khỏi tình thế hiểm nghèo ấy khéo đến nỗi cuối cùng cô nào cũng hài lòng với nhưng mẩu tình của anh ta, còn sự ghen tuông thì lại càng buộc họ chặt hơn với anh ta.
Khi chọn được thời điểm thuận tiện, Sosnowski tiết lộ về mình với cả hai cô bồ. Anh ta nói với họ mình là điệp viên của tình báo Ba Lan. Sau khi kể lể về tình thế khó khăn của mình, anh ta đưa cho họ xem những bức thư của cấp trên ở Varsava thể hiện sự không hài lòng vì những thất bại của anh ta và đe doạ triệu hồi anh ta khỏi Berlin để trở về phục vụ quân đội. ý nghĩ sẽ mất người yêu thật là không thể chịu đựng nổi với cả hai người đàn bà và Sosnowski đã lợi dụng sự sợ hãi đó để thú nhận riêng rẽ với từng người rằng, nếu anh ta hoàn thành được nhiệm vụ thì anh ta sẽ cưới cô ta và với số tiền to kiếm được họ có thể có một cuộc sống mới ở đâu đó ở nước ngoài.
Cả hai cô bồ đều đồng ý làm việc cho Sosnowski và trong thời gian những cuộc hẹn hò trai gái anh ta huấn luyện và chỉ đạo họ hoạt động. Họ bắt đầu mang tới một số tài liệu và Sosnowski chỉ trong một đêm đã kịp chụp lại các tài liệu đó. Ngôi nhà của freilein N. đã mau chóng trở thành địa điểm ưa thích cho những phụ nữ kiều diễm nhất Berlin có quyền tiếp cận đến những lĩnh vực chính trị, quân sự và kinh tế. Sosnowski còn bắt bồ với một số người nữa trong các phụ nữ này.
Ở Varsava, ban đầu người ta đánh giá tài liệu gửi về là rất tốt, cấp trên khá hài lòng. Nhưng khi mà thông tin đưa về càng ngày càng quan trọng, thậm chí giật gân thì sự nghi ngờ của cấp trên đối với Sosnowski cũng tăng lên. Tài liệu thì quá tốt để mà tin là thật và ở Varsava người ta đi đến kết luận Sosnowski đang cung cấp cho tin giả theo chỉ đạo của tình báo Đức. Khi anh ta đưa về Varsava hai chiếc valy đầy ứ các tài liệu đặc biệt quan trọng thì các cấp trên của ông ta đã chẳng nghiêm túc xem xét chúng và nói rằng, người Đức đã mua chuộc ông ta. Tuy vậy, Sosnowski vẫn được cho phép bán các tài liệu này cho các cơ quan tình báo khác. Một phần các tài liệu này lập tức được Phòng 12 và Secret Intelligence Service của Anh mua. Người ta đã đề nghị với Sosnowski những khoản tiền lớn để ông ta tiếp tục cung cấp tin và chỉ khi sau khi anh ta bị bắt thì Varsava mới nhận ra sai lầm của mình. Nhưng lúc đó thì đã muộn.
Tiếp sau việc bắt giữ là phiên toà xử tất cả những đồng phạm. Cả hai cô bồ đều bị kết án tử hình. Đơn xin ân xá cuối cùng của họ đã bị Hitler bác. Bản thân Sosnowski thì được người ta đem đổi lấy một số điệp viên của chúng tôi đã bị người Ba Lan bắt trước đó.
Hậu quả tất yếu của vụ Sosnowski là việc Bộ Tổng tham mưu quân đội Đức phải thay đổi các kế hoạch của mình. Phải mất không ít thời gian bộ tham mưu của chúng ta mới có thể hồi phục được hoàn toàn từ cú đòn này.
Vào đầu năm 1937, tôi được giao nhiệm vụ chuẩn bị cho Heydrich một
bản báo cáo tổng hợp về quan hệ của Reichswehr (Quân đội Đức) với Hồng
quân. Người đã chuyển chỉ thị này là người xuất thân ở vùng Pomerania.
Họ của anh ta là Janke, ông ta đã là nhân vật chủ chốt của tình báo Đức
trong nhiều năm. Sau này, tôi đã có cơ hội xem hồ sơ cá nhân của ông ta
(có tới ba cặp tài liệu) và làm quen với lý lịch tự thuật của con người
dị thường này.
Ông ta là con trai một địa chủ vùng Pomerania. Trước Thế chiến I, lưu vong ở Mỹ và sống vất vưởng cho đến khi liên hệ với cảnh sát di trú Mỹ. Khi làm việc ở đó, ông ta đã liên hệ với các dân di cư Trung Hoa ở San Francisco (khu người Hoa của thành phố này là khu người Hoa lớn nhất ở miền Tây nước Mỹ). Nhờ những mối liên hệ này, ông ta đã tìm thấy mình trong một ngành kinh doanh khác thường. Người Hoa muốn đưa về Trung Quốc hài cốt người thân mất ở Mỹ, nhưng do điều kiện vệ sinh, chính quyền Mỹ không cho phép làm việc này. Janke chợt loé lên ý định tổ chức đóng những thùng kẽm dùng làm các thùng contenơ kín chứa các quan tài bằng gỗ. Những chiếc quan tài này được ông ta gửi theo đường biển mà chẳng gặp phiền nhiễu gì về Thượng Hải và Hongkong và ông ta nhận được 1.000 USD cho mỗi chiếc quan tài đưa về được Trung Quốc. Người Hoa ơn ông đến nỗi họ đã liệt ông vào hàng như gia đình Tôn Dật Tiên và nhờ đó đã mở ra cơ hội cực kỳ to lớn để thiết lập những mối quan hệ có lợi ở Trung Quốc. Sau này, ông ta còn liên hệ với các cơ quan tình báo Nhật.
Trong suốt Thế chiến I, Janke làm việc cho cơ quan tình báo Đức. Những cuộc bãi công mạnh mẽ của công nhân đóng tàu và thuỷ thủ tàu vận tải tại các xưởng đóng tàu ở bờ Đông nước Mỹ chính là do bàn tay của ông ta đạo diễn. Khi trở về Đức, ông ta trở thành chuyên viên của Rudolf Hess về tình báo và gián điệp. Đó là người đàn ông cục mịch, lực lưỡng với cái đầu to của một người nông dân Pomerania. Khi ông ta ngồi bên cạnh, thật hiền lành với cặp mắt mở he hé, ông ta thường tạo ra cảm giác của một người trầm lặng và tinh quái. Ông ta thích cuộc sống phiêu bạt.
Sau khi chuẩn bị xong các tài liệu, tôi đã báo cáo miệng với Heydrich tại ngôi nhà đi săn của ông ta - thực tế đó là một thứ tổng hợp theo chủ đề muôn thuở dưới chế độ quốc xã mà trên cơ sở đó là câu hỏi - định hướng sang Tây Âu hay sang Nga.
Điều đáng ngạc nhiên là các sĩ quan Bộ Tổng tham mưu Đức lại là những người ủng hộ mạnh nhất cho ý tưởng hợp tác Đức với nước Nga Xôviết. Ngay từ năm 1923 đã có sự hợp tác đào tạo sĩ quan và trao đổi thông tin kỹ thuật giữa Reichswehr và Hồng quân. Ngoài ra, sử dụng những sáng chế riêng rẽ nhận được từ Đức, Hồng quân được phép tổ chức sản xuất vũ khí của mình trên đất Liên Xô. Trong khi đó, chính đường lối của Stalin, người ủng hộ chủ nghĩa dân tộc Đức với hy vọng xúi giục nước Đức chống lại phương Tây tư sản, đã dẫn tới việc ông chỉ thị cho đảng cộng sản Đức coi đảng xã hội dân chủ là kẻ thù chính chứ không phải là đảng quốc xã của Hitler.
Lực lượng đối lập chính với Bộ Tổng tham mưu có hướng thân Nga của Đức là các nhà công nghiệp Đức, những kẻ đang nuôi hy vọng vào việc thống nhất các lực lượng “văn minh” chống lại mối hiểm hoạ Bolshevik. Dưới sự lãnh đạo của tướng Hoffmann, người khi đó cầm đầu phái đoàn Đức tại Brest-Litovsk và người đã ký hoà ước đình chiến năm 1918, cũng như của Arnold Rehbert, một trong những trụ cột của công nghiệp Đức, người ta đã làm được nhiều việc để thống nhất các chính trị gia châu Âu, các đại diện giới quân sự và công nghiệp chống lại kẻ thù chung. Kế hoạch này cũng nhận được sự ủng hộ của tướng Ludendorf, nhưng sau khi tướng Hoffmann chết vào năm 1927, ông này đã đánh mất niềm tin của các nước đồng minh khiến ông ta không còn khả năng cổ suý cho chính sách này và đối đầu với Bộ Tổng tham mưu Đức.
Cốt lõi báo cáo của tôi trình Heydrich vào năm 1937 ngắn gọn là như vậy. Bản thân tôi khi đó cũng không nhận thức được rõ lắm về các sự kiện tương lai mà báo cáo của tôi đã dự đoán sẽ tiến triển như thế nào.
Heydrich đã có thông tin từ tướng lưu vong bạch vệ Skoblin nói rằng hình như Nguyên soái Liên Xô Tukhachevsky (Mikhail Nikolayevich Tukhachevsky (1893-1937), nguyên soái Xôviết tài ba, người đã chủ trương hiện đại hoá Hồng quân trong những những năm 1930, Tổng tham mưu trưởng Hồng quân năm 1925. Tháng 5 năm 1937, Tukhachevsky bị bắt với tội danh cấu kết với Đức chống lại Liên Xô. Ông bị xử kín cùng một số tướng lĩnh khác và bị hành quyết tháng 6 năm 1937. Năm 1958, Nikita Khrushchev đã phục hồi danh dự cho Tukhachevsky - ND) cùng với Bộ Tổng tham mưu Đức đang chuẩn bị một âm mưu lật đổ chế độ Stalin.
Heydrich lập tức tóm lấy thông tin đặc biệt quan trọng này. Nếu như sử dụng nó đúng cách thì ban lãnh đạo Hồng quân sẽ bị giáng một đòn đau nhiều năm cũng không thể gượng dậy nổi.
Janke thì nghĩ khác. Ông ta cảnh báo Heydrich rằng, có thể Skoblin đang chơi trò hai mặt và thông tin này là do người Nga sắp đặt và bơm cho Skoblin theo chỉ thị của Stalin. Janke cho là bằng cách này Stalin sẽ một tên bắn hai đích: ông ta muốn vừa làm cho Heydrich nghi ngờ Bộ Tổng tham mưu Đức, làm suy yếu nó, đồng thời đối đầu với nhóm tướng lĩnh Xôviết do Tukhachevsky đứng đầu. Janke còn nghĩ rằng, do những vấn đề nội bộ của chính phủ Liên Xô, Stalin không muốn tự mình khởi xướng việc chống các tướng lĩnh, do đó ông muốn thông tin cáo giác họ được đưa tới từ nước ngoài.
Những lập luận tưởng tượng của Janke không thuyết phục được Heydrich. Hơn nữa, do nghi ngờ Janke trung thành với Bộ Tổng tham mưu Đức, Heydrich còn lập tức hạ lệnh quản chế tại gia trong ba tháng đối với ông ta.
Trong khi đó, Heydrich đã trình với Hitler thông tin của Skoblin về Tukhachevsky. Thông tin này không trọn vẹn. Nó không hề nêu được những chứng cớ cho thấy giới chóp bu quân đội Đức tham gia voà âm mưu này. Heydrich hiểu rõ điều đó nên đã tự mình thêm thắt nhiều tài liệu giả để cáo giác các tướng lĩnh Đức. Ông ta biện hộ cho những hành động của mình là bằng cách đó sẽ làm suy yếu sức mạnh đang gia tăng của Hồng quân đang đe doạ đến sự hùng cường của Quân đội Đức. Cần lưu ý rằng, Heydrich trong lòng đã tin vào tính xác thực của thông tin mà Skoblin cung cấp và như sau này được biết thì theo tôi ông ấy đã đúng.
Lúc đó, Hitler đứng trước một vấn đề nan giải - liên kết với các cường quốc phương Tây hay là chống lại họ. Phải quyết định nên sử dụng thông tin nhận được từ Heydrich như thế nào. Một mặt, ủng hộ Tukhachevsky nghĩa là kết liễu nước Nga với tư cách một cường quốc thế giới. Nếu thất bại nó sẽ lôi cuốn nước Đức vào một cuộc chiến tranh. Mặt khác, tố giác Tukhachevsky có thể giúp cho Stalin củng cố lực lượng vũ trang của mình hoặc trái lại sẽ thúc đẩy ông ta tiêu diệt một phần đáng kể Bộ Tổng tham mưu của mình. Cuối cùng, Hitler quyết định hành động chống lại Tukhachevsky và như vậy là đứng về phía Stalin can thiệp vào công việc nội bộ của Liên Xô.
Quyết định của ông ta ủng hộ Stalin chứ không phải Tukhachevsky và các tướng lĩnh đã định trước toàn bộ đường lối của Đức trước năm 1941 và có thể đáng được coi là một trong những quyết định quan trọng nhất lúc đó. Điều đó cuối cùng đã dẫn tới việc nước Đức tạm thời trở thành đồng minh của Liên Xô và Hitler đã tấn công phương Tây trước khi quay sang đánh Nga.
Quốc trưởng nghiêm khắc ra lệnh không để bộ chỉ huy lực lượng vũ trang Đức tham gia vào kế hoạch chống Tukhachevsky vì sợ rằng vị nguyên soái Xôviết có thể được họ cảnh báo cho biết. Vào một đêm, Heydrich đã phái hai nhóm đặc biệt đột nhập vào kho lưu trữ của Bộ Tổng tham mưu Đức và Abwehr (cơ quan tình báo quân đội do đô đốc Canaris cầm đầu). Trong biên chế của hai nhóm này có những chuyên gia sừng sỏ về mở két của cảnh sát hình sự. Tại ba nơi, họ đã tìm thấy và lấy đi các tài liệu khẳng định sự hợp tác của Bộ Tổng tham mưu Đức với Hồng quân. Những tài liệu quan trọng khác cùng được tìm thấy cả trong hồ sơ công vụ của đô đốc Canaris. Để xoá dấu vết đột nhập, người ta đã đốt cháy kho lưu trữ và ngọn lửa đã nhanh chóng huỷ diệt mọi dấu vết. Hai nhóm đặc biệt êm thấm lặng lẽ chuồn mất.
Người ta cho rằng, những tài liệu mà Heydrich thu thập về Tukhachevsky là dựa trên những tài liệu giả. Trên thực tế, chỉ có rất ít tài liệu giả và chỉ là để bịt kín các kẽ hở nào đó. Điều đó được khẳng định bởi việc những hồ sơ rộng lớn đã được chuẩn bị và trình lên Hitler trong vòng có bốn ngày.
Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng tất cả những “ưu” và “khuyết”, người ta quyết định liên hệ với Stalin qua các kênh sau đây: một nhân viên tình báo dưới lốt ngoại giao làm việc cho tướng SS Beme là một người Đức lưu vong đang sống ở Praha. Chính thông qua anh ta, Beme đã liên lạc được với đại diện uỷ quyền của tiến sĩ Benes (Edvard Benes (1884-1948), tổng thống thứ hai của Tiệp Khắc (1935-1938, 1946-1948) - ND), khi đó đang là tổng thống Cộng hoà Tiệp Khắc. Tiến sĩ Benes đã gửi thư khẩn cho Stalin và câu trả lời của Stalin cũng đến với Heydrich theo đúng những kênh đó. Người ta dự kiến liên hệ với một cán bộ nào đó của đại sứ quán Liên Xô ở Berlin. Chúng tôi đã làm đúng như thế. Người Nga này lập tức lên đường về Moskva và quay lại cùng đại diện của Stalin được uỷ quyền đặc biệt của Yezhov, chỉ huy khi đó của GPU (tên gọi viết tắt trong một giai đoạn của cơ quan tình báo Liên Xô tiền thân của KGB - ND).
Stalin muốn biết chúng tôi đặt giá bao nhiêu cho các tài liệu. Cả Hitler lẫn Heydrich đều không nghĩ đến việc đền bù tiền bạc nào cả. Tuy vậy, để bảo đảm cho trò chơi, Heydrich đòi ba triệu rúp và sau khi xem qua các tài liệu, đại diện của Stalin lập tức trả tiền.
Thông tin chống Tukhachevsky đã được trao cho người Nga vào năm 1937. Ta biết rằng, phiên toà xử Tukhachevsky là phiên toà kín. Trong thành phần quan toà chủ yếu là các nguyên soái và lãnh đạo quân đội Xôviết. Bản cáo trạng đã được Hội đồng quân sự chuẩn bị, người phát biểu buộc tội là Andrei Vyshinsky.
Tukhachevsky và các đồng chí khác của ông đã bị bắt trước buổi tối ngày 4 tháng 6 năm 1937. Tukhachevsky đã tìm cách tự sát. Toà bắt đầu phiên xử vào đúng 10 giờ sáng ngày 11 tháng 6 và kết thúc vào 9 giờ tối cùng ngày. Theo thông báo của hãng thông tấn Liên Xô TASS, tất cả các bị can đều thú nhận tội lỗi của mình. Không hề có một thông báo nào khác về vụ này nữa. Vyshinsky chỉ mất không quá 20 phút để thực hiện luận tội. Ông ta đòi xử bắn tất cả các bị can. Bản án đã được thi hành 4 giờ sau. Theo lệnh của Stalin, Nguyên soái Blyukher (người sau này cũng trở thành nạn nhân tại một trong những phiên toà tiếp đó) đã chỉ huy tiểu đội thi hành án. Trong số các thành viên của toà chỉ còn sống sót Nguyên soái Voroshilov và Nguyên soái Budionny. Chính tay tôi phải thiêu huỷ phần lớn số tiền ba triệu rúp mà người Nga trả cho chúng tôi bởi vì tất cả đều là các tờ bạc có mệnh giá và số của chúng thì tất nhiên là đã bị GPU ghi lại. Bất cứ một điệp viên nào của chúng ta dám sử dụng tiền đó có thể bị bắt ngay lập tức.
Như vậy, vụ Nguyên soái Tukhachevsky đã trở thành khúc dạo đầu cho sự xích lại gần nhau của Hitler với Stalin. Nó trở thành một điểm bước ngoặt đẩy nhanh quyết định của Hitler, người đang chuẩn bị tấn công phương Tây và tìm cách bảo đảm an toàn cho biên giới phía Đông của mình thông qua liên minh với nước Nga.
Sáng ngày 28 tháng 10 năm 1943, sau khi đến chỗ làm, tôi chuẩn bị
xem xét những bức điện gửi đến trong đêm qua thì H. Wagner, cánh tay
phải của Ribbentrop (Joachim von Ribbentrop (1893-1946), ngoại trưởng
Đức quốc xã, một trong những kiến trúc sư chủ chốt của hiệp ước không
xâm lược Xô-Đức năm 1939, liên minh phe trục Đức-Italia-Nhật. Bị toà án
Nuremberg kết án tử hình năm 1946 và bị treo cổ - ND) và hỏi xem chúng
tôi có thể gặp vì một việc khẩn cấp không thể trì hoãn, không thể nói
được trên điện thoại hay không.
Khi đến chỗ tôi, ông ta báo cáo về bức điện vừa mới nhận được từ von Papen (Franz von Papen (1879-1969), nhà ngoại giao Đức quốc xã, từng đóng vai trò lớn đưa Hitler lên nắm quyền năm 1933 và trở thành phó thủ tướng của Hitler tháng 1 năm 1933. Đại sứ tại áo (1934-1938) và tại Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian Thế chiến II - ND) và về một đề nghị lạ lùng của một người tự gọi mình là người hầu của đại sứ Anh tại Ankara (thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ). “Người hầu” đòi lập tức một khoản tiền to là 20.000 bảng Anh để đổi lấy các bức ảnh chụp lại những tài liệu tuyệt mật của đại sứ quán Anh. Sau này, ông ta còn định bán ảnh chụp lại các tài liệu đó với giá 15.000 bảng Anh cho mỗi cuộn phim tiếp sau. Xét đến việc tài liệu có liên quan đến những vấn đề mà tình báo quan tâm, nhưng là một việc rất khả nghi và mạo hiểm, nên Ribbentrop muốn biết ý kiến của cá nhân tôi là có nên tiếp nhận đề nghị này không.
Thoạt nhìn, cái trò này quả thật rất khả nghi. Tuy vậy, thông tin mà các nguồn khác cung cấp cho chúng tôi cho đến lúc đó lại rất chung chung và thật là dại dột khi xem thường một đề nghị như thế. Trong thời gian hoạt động trên trận tuyến vô hình, tôi thường buộc phải ra những quyết định mạo hiểm như thế và tôi đã có một trực cảm nào đó. Còn đề nghị thanh toán cho từng loạt ảnh chụp sau khi giao chúng cũng là một thứ bảo đảm nhất định. Nhưng dù sao thì tốt hơn vẫn là được xem qua nội dung các cuộn phim. Tôi không hề nghĩ Moisich, một tình báo viên thông minh và lọc lõi ở Ankara, lại không thể xử lý được vụ này.
Sau khi cân nhắc tất cả mọi yếu tố, tôi khuyên chấp nhận đề nghị và lập tức cử liên lạc viên mang ngay khoản tiền ban đầu lấy từ quỹ của cơ quan tình báo sang Ankara. Ribbentrop nhất trí với tôi và ông ta đã gửi điện thông báo điều đó cho von Papen. Ngày hôm sau, 20.000 bảng Anh đã được chuyển tới Ankara bằng máy bay liên lạc.
Tôi cực kỳ sốt ruột ngóng chờ tin của Moisich. Ba ngày sau tin đã về tới. Ông ta đã liên hệ với người đó và đặt bí danh quy ước cho anh ta là Piero. Người này tự giới thiệu với ông ta mình là phái viên của Janke, người mà Piero từng nhiều năm làm người hầu cho.
Khi đội lốt ngoại giao, Janke buộc phải đề phòng âm mưu quỷ kế của cơ quan tình báo đối phương nên không muốn liên lạc với Piero. Bởi vậy, ngay khi người kia xuất hiện ở nhà ông ta, ông ta lập tức chỉ ngay đến Moisich và ngay chiều đó đã tạo điều kiện cho họ gặp nhau.
Piero người tầm thước, xanh xao, với đôi mắt sâu và có chiếc cằm đầy cương nghị. Ông ta nói rất ít và tạo cho Moisich ấn tượng về một con người tàn bạo và rất có năng lực. Tất cả các câu trả lời của ông ta đều rõ ràng và chính xác. Sau cuộc nói chuyện ngắn, Moisich cảm thấy mình ở trong tình thế khó xử. Một mặt, đang làm việc trong cơ quan tình báo, ông ta tất nhiên là rất muốn chấp nhận đề nghị. Mặt khác, số tiền mà người kia đòi lại quá lớn và công việc thì lại mạo hiểm quá chừng. Hơn nữa, lúc đó trong tay Moisich cũng chả có lượng ngoại tệ lớn đến như thế.
Vấn đề còn phức tạp thêm ở chỗ Piero đặt thời hạn 3 ngày để Moisich phải trả lời. Piero hất tay về phía đại sứ quán Liên Xô để cảnh báo rằng ở đó đang có những khách hàng khác đang chờ đợi ông ta.
Khi Moisich nhận được những cuộn phim đầu tiên, ông ta đã cho hiện và xem lướt nội dung các phim chụp. Chỉ cần xem lướt qua hai cuộn phim đầu, ông ta cũng đã choáng váng. Ông ta lập tức liên lạc bằng vô tuyến điện qua von Papen với Ribbentrop. Sau khi nhận được các báo cáo của Piero, tôi tự mình xem các bức ảnh chụp. Toàn bộ thư từ tuyệt mật của sứ quán Anh ở Ankara với Bộ Ngoại giao Anh ở London đã lọt vào tay chúng ta như thế đấy. Trong đó, còn có những thư riêng của đại sứ Anh về quan hệ Anh-Thổ và Anh-Nga. Có giá trị rất lớn là danh mục đầy đủ các vật tư mà Mỹ cung cấp cho Liên Xô theo kế hoạch cho vay (lend-lease) năm 1942 và 1943. ở đây còn có một báo cáo tổng hợp của Bộ Ngoại giao Anh về kết quả cuộc gặp các ngoại trưởng vào tháng 10 năm 1943 ở Moskva.
Nội dung phim chụp cũng rất lôi cuốn làm tôi quên hết tất cả chỉ chúi đầu vào nghiên cứu các tài liệu này, thậm chí không đưa ra ngay những biện pháp mà trong những trường hợp như thế thì cương vị cục trưởng tình báo buộc tôi phải làm. Sau đó, tôi viết nhanh như sau:
1. Trình ngay lên Hitler các báo cáo thông qua Himmler.
2. Chuyển ngay tài liệu cho tướng Tile (cục trưởng trinh sát vô tuyến điện và mã thám OKW) để ông ta có thể bắt tay vào tìm khoá mật mã của Anh.
Bốn chuyên gia giải mã hàng đầu của Đức, trong đó có hai giáo sư toán đã làm việc liên tục mấy tuần liền cho đến khi “cắn vỡ” được một phần mã. Đó là một thành công lớn. Những nhận xét viết bên lề các tài liệu, ngày tháng mã hoá từ London và Ankara cũng thu hút sự chú ý. Những yếu tố đó có giá trị lớn đối với các chuyên viên của chúng tôi.
3. Các chuyên viên đã cố lập ra danh mục các câu hỏi mà họ cần phải khẳng định cho Hitler về tính xác thực của các tài liệu. Tất nhiên điều đó có ý nghĩa lớn nhất bởi vì nó cho phép quyết định có thể dùng tài liệu nhận được để tác động đến chính sách đối ngoại của nhà nước hay không.
4. Thông báo cho quốc vụ khanh Schteengraht về những biện pháp mà tôi đã áp dụng. Moisich sẽ chịu trách nhiệm tiến hành việc này (bởi vì số tiền là rất lớn, tôi đã hỏi quốc vụ khanh là số tiền này lấy từ nguồn nào. Schteengraht khuyên nên chi từ kinh phí của cơ quan tôi và nếu như chi phí quá lớn chúng tôi không chịu được thì bộ ngoại giao có thể nhận gánh một phần chi phí).
Không lâu sau, từ Istanbul đã nhận được bản điện mật mã thông báo Moisich được lệnh có mặt tại Berlin và báo cáo trực tiuếp cho Ribbentrop đầu đuôi câu chuyện. Tôi rất bực vì người ta không thèm bàn bạc với tôi về vấn đề này. Bởi vậy tôi đã thu xếp để Moisich gặp tôi trước khi đến gặp Ribbentrop. Tôi chẳng hề muốn để cho Cicero (bí danh của Elyesa Bazna (1905-1971), người Albania làm bồi phòng cho đại sứ Anh Hugh Knatchbull-Hugessen tại Thổ Nhĩ Kỳ. Cơ quan tình báo Đức SD đã trả 300.000 bảng Anh giả (sản xuất trong chiến dịch Bernhard) cho những tài liệu mà điệp viên này cung cấp. Khi vụ bạc giả bị khám phá sau chiến tranh, Bazna đã kiện chính quyền Đức, nhưng thất bại. Cuộc đời Cicero kết thúc trong nghèo đói - ND), cái tên mà von Papen đặt cho nhân vật kia, tuột khỏi tay mình. Buổi nói chuyện cặn kẽ đầu tiên với Moisich diễn ra vào ngày hôm sau sau khi ông ta đã gặp Ribbentrop. Chúng tôi cố tìm hiểu những động cơ nào đã thúc đẩy Cicero làm như thế. Lúc đó còn khó xác định giá trị của các phim chụp, nhưng chúng tôi đã quyết định rằng tiền nào của ấy. Kể cả những tài liệu này là do tình báo địch đẩy cho chúng tôi thì chúng tôi vẫn có lợi bởi vì một điều rất quan trọng là phải biết được kẻ địch dùng những phương tiện gì để mà đánh lạc hướng chúng. Nhưng cũng như đã nói với Moisich, tôi tin đây là tài liệu thật. Nó hoàn toàn phù hợp với bức tranh tình hình chính trị chung giống như tôi hình dung cho mình. Tôi quyết định không chỉ dừng lại ở việc đánh giá tài liệu, việc có trực tiếp nằm trong chức năng của cơ quan tình báo mà còn đi sâu vào giai đoạn ba - tìm cách sử dụng những thông tin thu được. Thông thường việc này không nằm trong thẩm quyền của cơ quan tình báo vì cơ quan tình báo chỉ dừng lại ở hai giai đoạn đầu là thu thập và đánh giá thông tin. Tuy nhiên, tình thế khó khăn của nước Đức đòi hỏi tôi phải sử dụng mọi khả năng của mình để giải quyết chính vấn đề này.
Tôi ra lệnh cho Moisich gửi ngay về Berlin tất cả những phim mà Cicero chuyển cho để các nhân viên của chúng tôi kịp nhân bản cho đủ số lượng phát cho những người quan tâm. Khi cần thiết, để hỗ trợ về kỹ thuật, chúng tôi tổ chức cho máy bay liên lạc đặc biệt bay tới Ankara hai lần một tuần. Chúng tôi cũng dự định cả việc cử khẩn cấp đến đó một chuyên gia với đầy đủ thiết bị cần thiết cho một phòng ảnh hiện đại. Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ, chúng tôi trao cho Cicero quy chế ngoại giao.
Sau đó, chúng tôi đã bàn bạc một số vấn đề xung quanh Cicero. Chẳng hạn anh ta nói cha anh ta trong thời gian Thế chiến I sống ở Constantinople, ở đó ông ta bị lôi vào một vụ cãi lộn vì người chị gái và đã bị giết chết. Sau này, anh ta lại nói rằng cha anh ta bị người Anh giết trong một cuộc đi săn ở Albania. Chính điều đó đã khơi dậy lòng căm thù với người Anh và thúc đẩy anh ta đến những hành động cương quyết. Sự khác biệt giữa hai giả thiết lại một lần nữa làm suy giảm lòng tin đối với Cicero, tuy nhiên các tài liệu đã tự nói lên tất cả. Anh ta còn khẳng định hoàn toàn không biết tiếng Anh, sau này chúng tôi biết đó là sự nói dối trắng trợn. Tôi không quá chú trọng những chi tiết vặt vãnh này, nhưng chúng cũng gây ra những phiền toái không nhỏ và tôi phải mất nhiều công sức để thuyết phục Hitler và Himmler về độ tin cậy của các tài liệu nhận được của Cicero.
Đến cuối tháng 12, những nghi ngờ tăng mạnh, và cùng với chúng thì sự nghi ngờ về tính xác thực của các tài liệu cũng tăng theo. Vấn đề là ở chỗ chúng tôi phát hiện những vết ngón tay của anh ta trên một bức ảnh. Cicero luôn khẳng định rằng anh ta tự chụp ảnh mà không hề có sự giúp đỡ của ai và để làm thế anh ta đã phải tập chụp lại tài liệu trong hai năm trời. Anh ta còn kể cho chúng tôi về phương pháp làm việc của mình nữa: là một người hầu của đại sứ Anh, anh ta hiển nhiên phải hầu hạ ông ta khi cởi quần áo. Viên đại sứ có thói quen uống thuốc ngủ trước khi đi ngủ bởi vậy khi ông ta đã ngủ, Cicero ở lại phòng để làm sạch quần áo cho chủ. Nhờ đó anh ta có cơ hội lấy ra chùm chìa khoá, mở két và chụp tài liệu dưới ánh sáng mạnh bằng chiếc máy ảnh Leika mà chúng tôi đã trang bị cho anh ta. Sau chừng nửa giờ, tất cả tài liệu được xếp vào chỗ cũ, còn những chiếc quần dài của chủ nhân đã được chải sạch và thế là xong. ấy vậy mà bỗng nhiên lại có vết ngón tay của chính Cicero!
Sau khi bàn bạc với các chuyên viên đang cố dựng lại những hành động của Cicero, chúng tôi đã đi đến kết luận rằng, anh ta không thể một tay giữ tài liệu, còn tay kia lại điều khiển được chiếc máy ảnh Leika. Các chuyên viên của tôi kết luận: Cicero làm việc không phải một mình.
Điều đó cho thấy anh ta không trung thực, nhưng điều đó vẫn không có nghĩa là các tài liệu là giả. Còn chúng tôi nhờ các tài liệu này mà đã khám phá được khoá mã ngoại giao của người Anh. Một trong những tin quan trọng đầu tiên mà chúng tôi gặp trong tài liệu của Cicero là tin tức về cuộc đổ bộ vào nước Pháp đang được chuẩn bị. Chiến dịch có mật danh Overload. Khi đụng phải cái tên này, tôi liên lạc với tướng Tile và ông này lập tức áp dụng các biện pháp để chúng tôi có thể xác định ở đâu và vào lúc nào cái từ Overload xuất hiện trong các bức điện mật mã của địch.
Các chuyên gia đưa ra ý kiến Cicero có thể dùng sáp chuẩn bị sẵn chuẩn bị riêng để lấy mẫu chìa khoá két. Để làm việc đó, chúng tôi đã gửi tài liệu hướng dẫn cho ông ta và một hộp sáp nhỏ dùng để chứa khuôn dập chìa khóa gửi về Berlin. Sau một thời gian ngắn, mẫu chìa khoá đã nằm trước mặt chúng tôi và các nghệ nhân của chúng tôi bắt tay vào làm việc. Ba ngày sau, chìa khoá chiếc két của đại sứ Anh ở Ankara đã nằm trên bàn tôi.
Cicero mừng khôn tả vì điều đó và còn nói chìa khoá mới còn tốt hơn cả chìa khoá thật, bây giờ có thể tiến hành công việc của mình một cách an toàn hơn.
Sau khi nước Đức bại trận, trong thời gian tôi đang bị điều tra, một sĩ quan Anh chở tôi từ Richmond tới khu vực London, nơi một uỷ ban đặc biệt Anh-Mỹ về mật mã và giải mã tiến hành thẩm vấn, đột nhiên hỏi:
- Ông đánh giá thế nào về ngài Moisich?
Tôi chẳng muốn trả lời câu hỏi và chỉ nhún vai.
- Đó là một người rất có năng lực, phải thế không ạ? - viên sĩ quan tiếp tục.
Và một lần nữa tôi lại trả lời bằng cử chỉ thờ ơ đó. Lúc đó thì anh chàng người Anh nhận xét:
- Ông biết đấy, Moisich đã báo cáo cho chúng tôi rằng ông ta là người Do Thái và ông đã buộc ông ta phải gia nhập SS và làm việc cho ông dưới sự đe doạ của họng súng.
Lần đầu tiên từ lúc bị giam giữ, tôi bật cười. Moisich và tôi luôn làm việc với nhau trên cơ sở cực kỳ thân tình.
Ngoài các bản thảo các bản điện mật mã do Sir Knatchbull-Hugessen viết về các vấn đề quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Anh, trong số các tài liệu do Cicero cung cấp còn có:
1. Báo cáo về hội nghị ở Cairo vào tháng 11 năm 1943 giữa Roosevelt, Churchill và Tưởng Giới Thạch. Phần quan trọng nhất của hội nghị và lời hứa của Roosevelt trả lại Mãn Châu Lý cho Trung Quốc sau khi đánh bại Nhật Bản. Bởi vậy, chúng tôi ngạc nhiên khôn tả khi vào cuối tháng 2 năm 1945, một điệp viên của chúng tôi báo tin giữa Mỹ và Nga đã đạt được thoả thuận bí mật về vấn đề này. Không hề bàn bạc với Tưởng Giới Thạch, Roosevelt đã nhất trí trao cho Nga tuyến đường sắt xuyên Mãn Châu Lý và các hải cảng Port-Arthur, Đại Liên. Và tất cả cái đó là để người Nga đồng ý tuyên chiến với Nhật ba tháng sau. Thật khó mà thuyết phục để các lãnh tụ của chúng ta tin Hoa Kỳ đã thực sự làm điều đó.
2. Báo cáo về hội nghị Teheran (từ ngày 28 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12 năm 1943 giữa Roosevelt, Churchill và Stalin) và về các cuộc hội đàm của các tướng lĩnh đồng minh diễn ra ở đó. Trong quá trình nghiên cứu các tài liệu này, đã hoàn toàn sáng tỏ một điều là mặc dù còn tồn tại những bất đồng về quân sự cũng như chính trị, nhưng tại hội nghị này về đại thể chúng đã được vượt qua. Chúng tôi tin tưởng đến 60% là Churchill không thể trì hoãn kế hoạch mở mặt trận thứ hai của mình ở Ban căng. Rõ ràng là các cố vấn quân sự của Roosevelt đã đóng vai trò quyết định trong vấn đề này. Bối cảnh chính trị ở Ban căng có thể rất phức tạp và bất trắc; ngoài ra, một chiến lược như thế đã tạo ra ưu thế cho các lợi ích của Anh ở Đông Nam Âu, và Roosevelt trong khi đó vẫn đang lo ngại khả năng thực hiện các cuộc tiếp xúc Nga-Đức.
Từ trong các tài liệu mà Cicero chụp được, chúng tôi biết được quy chế đặc biệt mà các nước đồng minh bảo đảm giành cho Thổ Nhĩ Kỳ. Đáng tiếc là người ta không nói gì về Hy Lạp. Tuy nhiên, một điều không còn nghi ngờ gì nữa là với thoả thuận đạt được ở Teheran thì Ba Lan, Hungary, Rumani và Nam Tư đã chuyển sang nằm dưới sự “bảo trợ” của quân đội Xôviết.
Việc nghiên cứu các tài liệu này đã gây ra một ấn tượng kinh hoàng. Không ai hiểu được các kết luận và đánh giá của chúng tôi đối với những tài liệu được cung cấp. Chỉ có mỗi mình Ribbentrop là vẫn cố đọc như trước và luôn nhìn thấy sự căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Nga và các nước đồng minh phương Tây và tất nhiên là vẫn tìm kiếm sự ủng hộ cho những suy tính hồ đồ của mình qua gương mặt của ông chủ.
Chẳng khó khăn gì lắm để đoán trước phản ứng của Hitler. Ông ta tuyên bố rằng, bây giờ, hơn bất cứ lúc nào khác, cần phải tập trung mọi lực lượng cho cuộc chiến tranh tổng lực. Các tài liệu của Cicero rõ ràng là đã dẫn Himmler đến tình trạng do dự, không quyết đoán. Ngay trước Lễ Giáng sinh, ông ta cho gọi tôi tới. Trong khi báo cáo, ông ta đột ngột ngắt lời tôi: “Schellenberg, bây giờ tự tôi đã thấy cái gì đó sẽ phải xảy ra. Chỉ có điều tất cả chuyện này là phức tạp và nặng nề...”.
Tôi không thể tin vào tai mình, còn ông ta lại nói tiếp: “Ơn Chúa, ông đừng mất liên hệ với Sir Hewitt. Ông sẽ nói cho ông ta biết là tôi đã sẵn sàng gặp ông ấy để bàn bạc đấy chứ?”
Từ lúc đó, những đòn đánh của số phận liên tiếp ập xuống chúng tôi. Trong các tài liệu của Cicero có nói quy chế trung lập của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không còn tồn tại lâu nữa. Từng bước, Thổ Nhĩ Kỳ đang chuyển sang phía đồng minh. Các nhà ngoại giao Thổ hành động thận trọng và đúng theo kế hoạch, nghĩa là đúng như được mô tả trong các báo cáo của Bộ Ngoại giao Anh.
Đâu đó trong khoảng tháng 2 hay tháng 3 năm 1944, Cicero ngừng cung cấp tin cho chúng tôi, vào tháng 4, Thổ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đức và gia nhập phe đồng minh.
Điệp viên thế kỷ XX: Lời tự thú của tên trùm tình báo quốc xã
VietnamDefence -
Lời tự thú của Schellenberg chứa
đựng những chi tiết hiếm có về việc Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô, hiệp
ước Ribbentrop-Molotov, chiến dịch Zeppelin, “vụ Tukhachevsky”; và tính
cách Hitler, Goering, Himmler, Heydrich
Walter Schellenberg |
Lời tự thú của Schellenberg chứa đựng những chi tiết hiếm có về việc Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô, về những trang bí mật của hiệp ước Ribbentrop-Molotov, sử biên niên của chiến dịch Zeppelin, những tin tức mà tình báo Đức có về “vụ Tukhachevsky”; và những tiết lộ về tính cách của những tên đầu sỏ phát xít Đức Hitler, Goering, Himmler, Heydrich.
***
Tôi
sinh vào năm 1910, vừa kịp để nhận biết được nỗi kinh hoàng của cuộc
chiến tranh thế giới thứ nhất. Chúng tôi sống ở Saarbruken và vào lúc
bảy tuổi, tôi đã lần đầu tiên trải qua một trận bom trong một trận không
kích của các máy bay Pháp vào thành phố chúng tôi. Trong trí nhớ của
tôi sẽ mãi mãi còn ghi nhớ cái mùa đông khốc liệt năm 1917, cái lạnh,
cái đói và cùng khổ.Sau thất bại của nước Đức năm 1918, quân đội Pháp đã chiếm đóng Saar. Tiếp sau sự chiếm đóng là sự suy thoái về kinh tế, điều đã làm cho thu nhập của gia đình tôi mà chủ gia đình là một chủ xưởng làm dương cầm, trở nên tồi tệ. Đến năm 1923, mọi việc thảm hại đến nỗi cha tôi quyết định chuyển sang Luxemburg nơi ông còn có một chi nhánh của xí nghiệp. Trong bảy anh chị em, tôi là đứa út ít trong nhà. Mẹ tôi có ảnh hưởng lớn đối với tôi và bà đã cố hết sức để dạy dỗ chúng tôi thành những tín đồ Thiên Chúa ngoan đạo.
Mùa hè năm 1929, tôi nhập trường Đại học Tổng hợp Bonn. Hai năm đầu, tôi học ngành y, sau đó tôi học luật.
Để được nhận trợ cấp của nhà nước, theo lời khuyên của một luật sư, tôi đã gia nhập đảng quốc xã. Vào tuổi 23, các vấn đề như của ngon vật lạ ở đời và ngay cả sự lộng lẫy của bộ đồng phục đẹp đã đóng vai trò không phải là nhỏ trong lựa chọn của tôi. Tôi mau chóng hiểu rằng, trên thực tế, việc phục vụ trong lực lượng SS cũng chẳng lấy gì làm hứa hẹn như tôi tưởng. Hơn nữa, tôi đã may mắn tìm được công việc thích hợp hơn. Tôi hiểu rằng, SS phải đem lại cho sinh viên của trường đại học tổng hợp một cái gì đó lớn hơn những bài quân hành và đi đều tầm thường và tôi nhanh chóng được trao nhiệm vụ tổ chức các cuộc nói chuyện và giảng bài, chủ yếu về các đề tài lịch sử. Chính bài giảng đầu tiên của tôi với tính chống đạo Thiên Chúa công khai lập tức đã thu hút sự chú ý của Cục trưởng SD Reinhard Heydrich. Cũng chính ông ta đã thu hút tôi vào làm cho SD.
...Tôi luôn luôn coi các chuyên gia tay nghề cao là mắt xích quan trọng nhất của một cơ quan tình báo giỏi. Luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc trong thời chiến đã cho phép tôi thu hút vào bộ máy cơ quan những chuyên gia và bác học tài ba và xuất chúng nhất, từ các giáo sư đại học cho đến các thợ lành nghề và biến nó thành một trong những bộ máy hoàn thiện nhất và hiệu quả nhất. Sự thành công của tôi còn có sự đóng góp của việc tôi được trao toàn quyền kỷ luật của một tư lệnh sư đoàn lục quân, một thiếu tướng SS.
Vấn đề chuyển thông tin tình báo từ các nước ngoài và các quốc gia thù địch luôn là khâu căn bản và yếu nhất trong hoạt động của các cơ quan tình báo. Nhiều cơ quan tình báo chuyển tin tức hoặc bằng truyền miệng hoặc dưới dạng thư gửi cho các liên lạc viên. Nhưng điều đó có thể dẫn tới việc đánh mất yếu tố thời gian và khi đó tin tức sẽ trở thành vô dụng khi đến được phòng tổng hợp và đánh giá thông tin. Hơn nữa, việc chuyển giao thông tin bằng miệng cũng có những điểm yếu của nó: một khi được chuẩn bị kém, giao thông viên hoặc, do mất trí nhớ hoặc hoặc do không hiểu hết tài liệu, nó sẽ trở thành một nguyên nhân gây ra những sai lầm nghiêm trọng. Những báo cáo viết, nếu như chúng được chuyển không phải bằng hòm thư ngoại giao, thường phải đi qua các trạm kiểm soát cửa khẩu của các đồn biên phòng của nhiều quốc gia, và điều này bản thân nó đã tiềm ẩn sự nguy hiểm. Bởi vậy, liên lạc vô tuyến là một mắt xích rất quan trọng trong cơ quan tình báo chúng tôi, những như các cơ quan tình báo nước ngoài khác. Hoàn toàn tự nhiên là cả kẻ thù cũng tìm đến loại liên lạc như thế, tuy vậy, một cỗ máy hiện đại đặc biệt cho phép xác định rất chính xác vị trí điện đài bất hợp pháp và giảm đáng kể hiệu quả của nó.
Nước Đức đã giành được những thành tưu đặc biệt khi tổ chức ra cơ quan chặ thu vô tuyến. Chúng tôi có thể chặn thu thông tin liên lạc giữa các đơn vị quân đội và thường nghe trộm được các mệnh lệnh di chuyển quân và các cuộc tấn công. Chúng tôi cũng đã tìm cách “chuyển hướng” các đài phát bí mật mà chúng ta tóm được. Nói một cách khác, chúng tôi tiếp tục sử dụng các máy điện đài bắt được, còn báo cáo thì chúng tôi tự chuẩn bị, tự gửi, và bằng cách đó đánh lạc hướng các kẻ thù trong một loạt các vấn đề có tầm quan trọng sống còn. Đôi khi, chúng tôi còn áp dụng cả trò nhử cho kẻ thù tung thêm những gián điệp mới, cung cấp mật mã, trang bị, tiền hoặc thuốc nổ để làm cho kẻ thù nghĩ là lưới tình báo của chúng đang hoạt động tốt, và buộc chúng chi phí nhân, tài, vật lực nhiều hơn một cách uổng phí.
Hồi ký của Walter Schellenberg |
Sau 18 tháng, thiết bị đó đã được hoàn thành. Bề ngoài, nó giống như một cái hộp đựng xì gà và nặng cũng gần như thế. Dưới một lớp xì gà thật là một cơ cấu, cơ cấu này cũng có thể dễ dàng cất giấu trong hộp kẹo sô cô la hoặc lắp vào túi xách. Trên nắp máy phía trước có một cái đĩa giống như đĩa quay số điện thoại, có ba nút bấm. Để bật máy chỉ cần cắm phích điện vào ổ cắm điện lưới bình thường và bấm vào nút thứ nhất, sau đó quay bức điện đã mã hoá đúng như ta quay số điện thoại. Bản điện mật mã được tự động ghi vào sợi dây từ nằm giữa máy, trên đó có gần hai trang văn bản đã mã hoá. Sau thao tác này, nút thứ hai được bấm và “mắt thần” bật lên. Khi “mắt thần” đạt độ sáng tối đa và các búp sóng chụm lại thì người gửi biết là đã thiết lập được liên lạc với đài thu nằm trên đất Đức. Khi bấm nút thứ ba thì bản điện mã hoá được ghi trên dây từ được đưa lên làn sóng điện. Thiết bị này phát hết bức điện ghi sẵn chỉ trong vài phần giây. Tốc độ phát cao như thế đã loại trừ mọi khả năng định vị đài phát. Nhược điểm duy nhất đối với một người gửi điện chưa có kinh nghiệm là việc phải lắp cho máy một anten dây dài 7-10 m.
Các đài thu ở Đức đã được chỉnh sẵn vào thời gian phát quy định, nhưng thiết kế của nó phức tạp tới mức ngay tôi là dân chuyên nghiệp cũng không thể mô tả chúng một cách chính xác. Chúng cực kỳ cồng kềnh và chiếm trọn ba gian phòng. Tôi thích được nhìn thấy cái gì đó đang nhảy, lách tách và trong một vài phần giây toàn bộ các thao tác phức tạp chấm dứt, còn bức điện mã hoá tự động phát đi bằng dây băng cứ như là từ máy teletype. Đáng tiếc là chúng tôi không thể tìm ra phương pháp như thế để các điệp viên của chúng tôi nhận các bức điện mã hoá của chúng tôi, do đó phương tiện liên lạc vô tuyến thần kỳ này chỉ là phương tiện liên lạc một chiều.
Khó có thể tưởng tượng được là đã cần tới bao nhiêu trang thiết bị cho các tổ chức của tôi ở các nước. Số điệp viên đông đảo hoạt động ở riêng một nước Nga đã đòi hỏi mỗi tháng hàng trăm máy mà việc sản xuất chúng đối với một ngành công nghiệp quốc phòng vốn quá tải sẵn trở nên rất khó khăn, tôi đã giảm nhẹ được nhiệm vụ này một chút bằng cách tổ chức sản xuất các bóng đèn vô tuyến ở các nước khác.
Từ năm 1942, tôi đã thành lập một phòng đặc biệt để nghiên cứu sử dụng vi phim, mực mật, mã và các phương pháp giải mã, ngoài ra còn thành lập phòng chế tạo giấy tờ, con dấu và hộ chiếu giả.
Vào năm 1945, trong buổi thẩm vấn đầu tiên do người Mỹ tiến hành, một chuyện tức cười đã xảy ra với tôi. Việc tôi không chịu thừa nhận là đã đến Mỹ ngày càng làm cho điều tra viên bực tức. Cuối cùng, ông ta đưa cho tôi một cuốn hộ chiếu mang tên tôi, đóng đầy những dấu má xác nhận những nơi lên/xuống tàu biển, có in cả vân tay... với ảnh được dán và đóng dấu đúng quy cách.
Tôi thực sự sửng sốt với đúng nghĩa đen của từ này và vội đoán già đoán non cho đến khi tôi chợt nhớ ra nó đã được phòng kỹ thuật mang đến cho tôi, họ chế tạo giấy tờ giả đầu tiên này nhân ngày sinh của tôi năm 1943. Người Mỹ ban đầu không tin. Họ quả quyết đây là hộ chiếu thật. Chỉ sau khi kiểm tra chi tiết, họ mới tin là tôi nói đúng sự thật.
Một trong những trợ lý của tôi có một tài năng phi thường là có thể bắt chước bất kỳ nét chữ nào nào chỉ trong vài phút mà đến các nhà nghiên cứu tự dạng cũng không thể phân biệt nó với nét chữ thật. Vào năm 1942, khi Liên Xô thành lập ra “Uỷ ban quốc gia vì nước Đức tự do”, ở nước Đức đã xuất hiện những bức thư do tướng von Zeidlitz và những người khác viết, cũng như có cả bức thư của tướng von Paulus, cựu tư lệnh các tập đoàn quân Đức quanh Stalingrad, gửi cho gia đình. Hitler muốn biết liệu người ta có thể làm giả nét chữ của các sĩ quan này không. Các nhà nghiên cứu tự dạng và các nhà tâm lý học đồng thanh tuyên bố rằng, điều đó là không thể. Nhưng họ đã nhầm và chúng tôi, bằng cách viết nhiều lá thư dài với nét chữ của tướng von Paulus, von Zeidlitz và các thành viên khác của “Uỷ ban quốc gia vì nước Đức tự do”, đã chứng minh cho họ thấy điều đó. Bản thân Hitler cũng tin rằng tài liệu nhận được từ Moskva là tài liệu thật.
Còn có một phòng chuyên về máy móc nghe và ghi lén. Phòng này đã áp dụng kỹ thuật điện tử tiên tiến nhất và đạt được những kết quả tuyệt vời. Chúng tôi cũng cực kỳ thành công trong lĩnh vực chế tạo thiết bị chụp ảnh đặc biệt và có những máy ảnh độc đáo cho phép chụp ảnh bí mật. Kể cả những bức ảnh chụp trong nhà cũng rất rõ nét. Máy ảnh có kích thước không quá một bao diêm, còn các thấu kính được giấu khéo léo, chẳng hạn như khi giấu dưới măng sét nó giống như một khuy cài tay hay một cái cúc nếu đơm vào lỗ khuy. Còn có đủ loại thiết bị đặc biệt cho những mục đích cực kỳ khác nhau. Chẳng hạn chúng tôi có thể thu nhỏ cả trang báo xuống còn bằng kích thước một đầu đinh. Sau khi khuếch đại, có thể đọc nó dễ dàng, do đó chỉ cần một miếng phim là có thể giữ được cả nhiều tập tài liệu. Đôi lần khi tôi đi sang các nước khác mà không có đặc quyền ngoại giao, tôi đã mang theo các vi phim đó trong một chiếc rằng giả bằng sứ. Do nguy cơ tấn công Berlin từ trên không gia tăng sau năm 1943, nên tôi đã chụp lại vào vi phim toàn bộ những tài liệu quan trọng nhất. Các cuộn phim này được cất trong hai chiếc két bằng thép lắp cơ cấu bảo vệ đặc biệt mà khi quay không đúng số hay có mưu toan phá két, các cơ cấu này sẽ kích nổ thiết bị nổ và huỷ diệt những gì trong két. Các cuộn phim thời đó đã bị huỷ diệt đúng như thế.
Các nhà hoá chất hàng đầu đã tìm ra cách chế tạo các loại mực mật không thể bị phát hiện kể cả bằng phương pháp xử lý hoá học và hồng ngoại. Thành phần chủ yếu của các loại mực này là hemoglobin được điều chế từ máu người. Khi cần, điệp viên chỉ cần chích máu từ ngón tay, hoà máu vào dung dịch có sẵn và có được các loại mực màu đỏ có thể biến mất sau ba phút. Chỉ người nào biết đơn thuốc mực mới có thể hiện chữ đã viết.
Với sự hợp tác của các chuyên gia của bộ thông tin liên lạc đế chế, chúng tôi đã đấu lén vào được đường cáp điện thoại chính nối Anh với Mỹ. Mặc dù bị bọc cách ly, chúng tôi đã thu được bằng các thiết bị sóng ngắn những xung cao tần đang truyền trong cáp và sau đó giải mã chúng. Trên đường cáp này, còn tiến hành các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Anh về việc chở quân tiếp viện và cung cấp các vật tư khác nhau: máy bay, xăng dầu, vũ khí, xe tăng. Nhờ có nguồn thông tin mang tính hệ thống này và đánh giá được chúng, chúng tôi đã có khả năng tiên đoán những loại vũ khí mà họ sử dụng. Cũng theo kênh này, chúng tôi đã nhận được một lượng thông tin đáng kể về vận chuyển hàng hải và lực lượng tàu hộ tống, hỗ trợ tích cực cho hạm đội tàu ngầm của chúng ta trong việc tiến công các đường giao thông trên biển của các nước đồng minh.
Vào đầu năm 1944, một đài chặn thu vô tuyến của chúng tôi ở Hà Lan đã chặn thu và giải mã được, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, cuộc nói chuyện điện thoại của Roosevelt với Churchill. Câu chuyện chỉ kéo dài năm phút và cho thấy hoạt động quân sự gia tăng ở Anh, qua đó khẳng định nhiều báo cáo về cuộc đổ bộ sắp tới của đồng minh lên bờ biển châu Âu. Nếu như hai nguyên thủ quốc gia này mà biết kẻ thù nghe được họ nói gì thì chắc gì Roosevelt đã dám tạm biệt Churchill bằng câu nói: “Được rồi, chúng ta sẽ cố làm tất cả, còn bây giờ tôi sẽ đi câu cá đây”.
Mặc dù ở những vùng chúng tôi tạm chiếm, những biện pháp đối phó của chúng tôi chống lại cơ quan tình báo Anh đã đem lại kết quả nhất định, nhưng sự chống đối đang tăng lên của dân Hà Lan, Bỉ, Pháp và Nauy càng gia tăng và biến cuộc đấu tranh này thêm ác liệt và gay go. Người Anh đã cố sử dụng triệt để phong trào kháng chiến để đứng chân ở ngay trong trái tim nước Đức. Với mục tiêu đó, họ đã tuyển điệp viên trong số những người người ngoài bị cưỡng bức đến Đức. Tuy nhiên, các thành viên này của phong trào kháng chiến ở các nước bị chiếm đóng thường không chỉ bị theo dõi, mà còn bị chúng tôi đánh điệp viên của mình vào hàng ngũ của họ. Đã có những trường hợp khi mà cùng những nhóm bí mật vừa do người Anh, vừa do chúng tôi lãnh đạo. Đôi khi, chúng tôi đã thành công trong việc “đặt hàng” cung cấp từ Anh máy móc vô tuyến điện, tiền bạc và thuốc nổ (thuốc nổ của họ tốt hơn của chúng tôi) mà chúng tôi cần. Đôi khi, chả cần đến mười ngày thì “đơn đặt hàng” của chúng tôi đã được hoàn thành và toàn bộ vật tư thiết bị được thả xuống vùng bị chiếm nhờ các lính nhảy dù. Cơ quan tình báo Anh trở thành nguồn dự trữ ngoại tệ không bao giờ cạn của tôi. Bằng cách kể trên, tôi đã nhận được không phải một triệu bảng Anh. Khi người Anh phát hiện ra trò chơi hai mang của các điệp viên của họ thì họ liền không do dự thủ tiêu họ ngay.
Dự trữ ngoại tệ và vàng của đệ tam đế chế luôn hạn chế, bởi vậy để thoả mãn nhu cầu của mình, cơ quan tình báo Đức đã bắt đầu khá sớm việc làm giả đồng bảng Anh và đồng rup vàng. Ngưòi ta phải mất tới hai năm ròng rã để chế tạo loại giấy gọi là giấy không ngấm mỡ để làm giả đồng bảng Anh. Trong hai năm đó, hai tổ hợp giấy, một ở Rheinland và một ở Sudet đã hoàn toàn tập trung cho việc phát triển công nghệ chế tạo giấy làm bạc giả. Việc khắc mẫu rất phức tạp chỉ đã có thể bắt đầu sau khi xác định được quy luật bố trí của 160.000 dấu phân biệt. Sau đó, các thợ khắc sừng sỏ nhất của Đức, sau khi tuyên thệ không tiết lộ bí mật, đã bắt tay vào làm ba ca. Các giáo sư toán học bằng những tính toán phức tạp đã khám phá ra hệ thống đánh số các tờ bạc Anh để việc làm giả của chúng ta đi trước nhà băng Anh một vài trăm. Những tờ bạc giả này được làm tinh vi đến nỗi cả những thủ quỹ sành sỏi nhất của nhà băng cũng không nhận ra đồ giả.
Người ta đã quyết định cử các máy bay ném bom của chúng ta sang Anh và thay cho tải trọng gây chết chóc ấy là gần một tấn tiền giả. Nước Anh bị tràn ngập bởi cơn hồng thuỷ tiền giả. Bạn có thể tự hình dung ra điều đó có thể dẫn đến cái gì. Chính phủ phải loại khỏi lưu hành tất cả những tờ giấy bạc, còn điều này, ngoài các chi phí phụ trội, có thể tạo ra những khó khăn hành chính lớn. Dân chúng cứ như là phát cuồng và mất lòng tin vào nhà băng Anh.Tuy nhiên, kế hoạch này đã không thể thành hiện thức vì hệ thống phòng không rất mạnh và thiếu nhiên liệu.
Chúng tôi đã thực sự tin tưởng vào thành công của những tờ bạc giả, sau khi vào cuối năm 1941, một trong những hai chàng trai của chúng tôi đã đổi ở Thuỵh Sĩ một lượng lớn những tờ bạc mệnh giá 5 và 10 bảng. Anh ta cam đoan là đã mua những tờ bạc này trên thị trường chợ đen và mạnh dạn yêu cầu người mua kiểm tra. Nhà băng Anh chỉ loại bỏ được 10%, còn số còn lại được xem là tờ bạc thật của nhà băng Anh. Đó là tín hiệu để tôi chuyển sang sản xuất hàng loạt tiền giả. Và dù sao chăng nữa, chúng tôi cũng rất thận trọng khi tiêu thụ số tiền này. Bản thân tôi đã mấy lần dùng tiền giả này để thanh toán một số công việc ở nước ngoài và chỉ khi tôi biết tôi đang làm việc với một doanh nhân thận trọng và hám tiền. Tiền giả cũng được chi ra để mua các vũ khí lậu mà cơ quan tình báo quan tâm. Khắp những nơi có hoạt động của phong trào kháng chiến - ở Italia, Hy Lạp và Pháp thì việc buôn bán vũ khí rất phát đạt và chúng tôi đã kiếm được vũ khí Anh và Mỹ bằng tiền giả. Trong đa số cá trường hợp, chúng tôi mua súng trường tiến công và sau đó sử dụng chúng để chống quân du kích. Điều đáng buồn cười là quân du kích bán cho chúng tôi vũ khí mà sau đó chúng được sử dụng chống lại chính họ.
Chiến dịch in tiền giả có bí danh “Hành động của Bernard”. Vào năm 1945, vì chiến dịch này mà nhà băng Anh phải loại bỏ khỏi lưu hành những tờ bạc 5 bảng cũ và in loại tiền mới để thay thế.
Đến lúc đó, chúng ta gặp hết thất bại này đến thất bại khác trên chiến trường: các tập đoàn quân của chúng ta đầu hàng ở gần Stalingrad, cụm quân ở châu Phi bị đánh tan ở Tunis, quân đồng minh đổ bộ lên đảo Sicily, Mussolini sụp đổ và bị bắt, Italia đầu hàng - lúc đó mới chỉ là năm 1943 - và cuối cùng là quân đồng minh tiến vào nước Pháp vào năm 1944 - tất cả đã chứng minh những dự đoán mà tôi đã trình bày với Himmler ở Gitomir tháng 8 năm 1942.
Bởi vậy, ngay khi tôi được nghe từ Kersten về việc ngài Hewitt, nhà ngoại giao Mỹ, đến Stockholm và sẵn sàng trao đổi ý kiến sơ bộ về khả năng đàm phán hoà bình thì tôi đã bay ngay tới Thuỵ Điển bằng máy bay đặc biệt. Ngài Hewitt là đặc sứ của Roosevelt về các vấn đề châu Âu. áp dụng mọi biện pháp phòng ngừa và bảo mật, tôi đã gặp ông ta trong một những khách sạn lớn nhất Stockholm. Sau này, khi tôi tìm hiểu ở các người bạn thạo tin Thuỵ Điển của mình xem Hewit có phải là người ảnh hưởng không, họ đều cả quyết khẳng định là có. Rõ ràng là ông ta có ảnh hưởng quyết định đối với Roosevelt trong tất cả các vấn đề châu Âu. Bởi vậy, tôi tự nhận toàn bộ trách nhiệm về mình để nói thẳng với ông ta rằng, nước Đức lúc này cần có thoả ước hoà bình. Ông ta tán thành tổ chức các cuộc đàm phán chính thức. Sau cuộc nói chuyện, tôi lập tức bay về Berlin và cả đêm ngồi viết báo cáo cho Himmler.
Ngày hôm sau vào lúc 3 giờ chiều, tôi đã gặp Himmler và báo cáo chi tiết cho ông ta về cuộc nói chuyện với Hewitt. Ông ta thực sự sửng sốt vì tôi đã tự tiện thực hiện những bước đi như thế và vừa nghe tôi báo cáo vừa lắc đầu không đồng tình như là ngộp thở vì tức giận. Sau đó, ông ấy lên tiếng và dần dần cực kỳ kích động. May thay, vào thời điểm gay cấn nhất, ông ta buộc phải ngừng lại để đi dự một buổi lễ gì đó. Vậy mà, sau khi xong việc, ông ta lại triệu tôi đến gặp. Đó là cuộc tranh cãi nảy lửa. Tôi đã gặp may, tôi đã không bị bắt nhưng tất cả các kế hoạch của tôi đều sụp đổ. Khả năng thuyết phục và cố gắng phân tích tình thế của nước Đức theo cách có thể chấp nhận được với quốc trưởng đã không mang lại kết quả. Chẳng cái gì có thể đục thủng lớp vỏ thép mà Hitler đã quây quanh những người thân tín của mình.
Mùa hè năm 1944, khi Ribbentrop mời tôi tới dinh thự mùa hè - pháo đài Fuschle, lòng tôi tràn ngập những dự cảm đen tối. Trong mấy tháng sau đó, tôi không nghe thấy gì về ông ta và tôi tin rằng ông ta, vẫn như mọi khi, đang thai nghén “ý tưởng” mới có khả năng giải toả mọi bất hạnh của chúng tôi và đem lại chiến thắng trong chớp mắt. Tôi đã tận dụng chuyến đi này để gặp Himmler - trú sở của ông ta nằm trên một đoàn tàu đặc biệt ở Berhtesgaden, gần khu hầm trú ẩn trong núi Hitler.
Ribbentrop sống trong một pháo đài rất đẹp, chìm ngập trong màu xanh của cây cối. Đế chế đã giao cho ông ta sử dụng pháo đài này để ông ta tiếp đón những vị khách đặc biệt quan trọng, đồng thời vẫn ở được bên Hitler. Trái với chờ đợi, Ribbentrop đón tiếp tôi rất thân tình, hỏi han tôi về tình hình công việc và nhấn mạnh rằng hoạt động của cục tôi đã đóng một vai trò quan trọng đối với ông ấy. Tôi không biết là có phải sự dối trá đang xúi giục ông ấy hay là ông ta theo đuổi những mục tiêu nào đó. Bởi vậy, tôi bình tĩnh chờ đợi cho dòng suối ngôn từ kia dừng lại.
Vừa thừa nhận ý nghĩa và tầm quan trọng của cơ quyan tình báo, Ribbentrop vừa thể hiện mong muốn được nhận báo cáo cặn kẽ về Hoa Kỳ và nhất là về những cơ hội tái cử của Roosevelt. Ông ta còn muốn tôi tung các điệp viên bằng tàu ngầm để hoạt động trong cộng đồng người Mỹ gốc Đức. Ông ta đang dự định tổ chức một chiến dịch phát thanh giành cho các cộng đồng thiểu số ở Mỹ để chống Roosevelt.
Khi chúng tôi bàn bạc chi tiết kế hoặc này, tôi hỏi về những động cơ đặc biệt nào mà các cộng đồng thiểu số này có để ngăn chặn việc tái cử của Roosevelt. Nhìn tôi với vẻ ngạc nhiên, Ribbentrop trả lời:
- Bây giờ thì chẳng cần có động cơ đặc biệt nào cả. Đối với chúng ta điều quan trọng là tìm ra khả năng thực hiện các chương trình phát từ châu Âu, còn lý do thì sau này chúng ta sẽ tìm ra.
Tôi nêu lên một vài khó khăn kỹ thuật liên quan đến việc thực hiện kế hoạch này, trong số đó một khó khăn không nhỏ là sự quá tải quá lớn của hạm đội tàu ngầm khiến cho chúng tôi không thể có được một tàu ngầm lớn cho chiến dịch này. Bất ngờ nhớ lại nội dung cuộc nói chuyện trước đây với Ribbentrop và những lý luận kỳ quặc của ông ta về hoạt động của cơ quan tình báo, tôi không kìm được nên buột miệng:
- Thưa ngài bộ trưởng, ngài đã hơi chậm trễ rồi. Nói cho cùng thì cả núi điệp viên siêu hạng cũng không thể xoay chuyển được tình thế trên thế giới được nữa.
Ribbentrop chợt như hoá đá:
- Ông Schellenberg thân mến, - ngừng một lát, ông ta rụt rè thốt lên - ông sai rồi. Ông cần phải nhớ rằng, tôi đã làm tất cả những gì phụ thuộc vào tôi để ủng hộ cơ quan tình báo.
Tuyên bố này trái ngược với sự thật đến nỗi tôi thậm chí chả biết trả lời thế nào. Tôi đứng dậy và định ra về thì Ribbentrop đứng lên và với vẻ mặt rất nghiêm trọng giữ tôi lại:
- Ông chờ một chút, ông Schellenberg. Chúng ta cần phải thảo luận một vấn đề rất quan trọng nữa. Hoàn toàn bí mật. Chỉ có quốc trưởng, Borman và Himmler biết mà thôi. - Ném cho tôi một cái nhìn sắc lẻm, ông ta nói tiếp: Cần phải khử Stalin.
Không biết trả lời thế nào, tôi đành im lặng gật đầu. Thế là Ribbentrop giải thích cho tôi rằng, toàn bộ sức mạnh của chế độ Xôviết là dựa trên năng lực và sự sáng suốt tầm quốc gia của chỉ một con người - Stalin. Ông ta lập tức quay lưng lại với tôi và sải những bước dài đi đến cửa sổ.
- Tôi nói với quốc trưởng là tôi sẵn sàng hy sinh thân mình vì nước Đức, - mắt nhìn ra cửa sổ, ông ta nói. - Chúng ta đã quyết định tổ chức một hội nghị với sự tham gia của Stalin và sứ mệnh của tôi sẽ là bắn chết lãnh tụ Nga.
- Chính ngài sẽ làm việc này ư? - tôi sửng sốt.
Ông ta quay phắt lại phía tôi.
- Quốc trưởng cũng đã hỏi tôi đúng như thế. Việc này một người không trhể làm nổi. Quốc trưởng yêu cầu tôi nêu tên người trợ thủ, - Ribbentrop chăm chú nhìn tôi, - và tôi đã nói tên ông.
Hitler, theo lời Ribbentrop, đã khuyên Ribbentrop thảo luận kế hoạch này với tôi. Ông ấy tin là tôi có thể đánh giá một cách toàn diện và thực tế kế hoạch này.
- Thật ra, - Ribbentrop kết luận, - cũng chính vì việc này mà tôi gọi ông đến.
Thật khó nói vẻ mặt tôi lúc đó như thế nào, nhưng chắc là không thể là vẻ mặt hài lòng được. Tôi quá chán nản nên không biết trả lời thế nào.
Ribbentrop đã kịp suy tính kỹ càng tất cả và lúc này tiết lộ cho tôi chi tiết kế hoạch của mình. Stalin hiển nhiên có đội vệ sĩ rất hùng hậu. Sẽ khó lòng để mà bí mật lọt vào được phòng hội nghị với lựu đạn hay súng ngắn được. Nhưng như ông ta nghe nói, trong phòng của tôi có một cái bút tự động có thể bắn chính xác những viên đạn cỡ nòng lớn với tầm 6-8 mét. Ông ta còn được kể rằng, dù có kiểm tra kỹ lưỡng cũng không thể phát hiện ra công dụng thực của nó. Do đó, có thể mang nó hoặc cái gì đó tương tự vào trong phòng hội nghị - còn ở đó thì chỉ còn cần có một cánh tay vững vàng nữa thôi...
Cuối cùng, Ribbentrop im bặt. Tôi theo dõi ông ta rất chăm chú. Bằng những lời nói, ông ta đã đưa bản thân đến tâm trạng ngô nghê như một cậu bé lần đầu được đọc một cuốn truyện trinh thám hấp dẫn. Trước mắt tôi đúng là một kẻ cuồng tín và điều duy nhất mà ông ta lúc này đang chờ đợi là sự tán thành của tôi với kế hoạch của ông ta và lập tức tỏ ra sẵn sàng tham gia kế hoạch đó.
Đối với bản thân tôi, việc này, nói thẳng ra, là sản phẩm của một cái đầu bệnh hoạn và kiệt quệ. Tuy nhiên, cũng phải tính đến việc mỗi lời mà tôi nói ra lúc này sẽ lập tức đến tai Hitler. Tôi cân nhắc. Cuối cùng, tôi cảm thấy mình đã tìm được lối thoát ra khỏi tình trạng bế tắc được tạo ra. Tôi tuyên bố là mặc dù tôi cho rằng kế hoạch này là khả thi về mặt kỹ thuật, nhưng tất cả phụ thuộc vào việc liệu chúng tôi có đưa được Stalin đến bàn đàm phán hay không. Theo tôi, đó là việc rất khó. Đặc biệt là khi tính đến bài học mà người Nga có được ở Stockholm. Bởi vậy tôi đã lập tức từ chối tham gia vào việc tổ chức liên hệ với người Nga vì họ sẽ không tin tôi một lần nữa. Tôi đề xuất Ribbentrop tự thuyết phục Stalin đích thân tham dự hội nghị. Nếu như ông ta làm được điều đó thì tất nhiên tôi sẽ giúp ông ta cả bằng lời nói và việc làm.
- Tôi sẽ suy nghĩ về điều này, - Ribbentrop trả lời. - Và chúng ta sẽ bàn bạc tất cả một lần nữa với Hitler. Tôi sẽ gọi anh sau.
May thay, ông ta không còn bao giờ nhắc tôi về câu chuyện này nữa. Vậy mà Himmler thì lại nhắc. Khi bàn luận với Hitler về kế hoạch đầy rủi ro này, Himmler đề nghị thử thực hiện ý tưởng của Ribbentrop. Hitler đã ủng hộ ông ta. Các chuyên gia của chúng tôi đã nghiên cứu và chế tạo một thiết bị nổ để sát hại Stalin. Nó được nhồi loại thuốc nổ có sức công phá khủng khiếp. Bề ngoài, thiết bị nổ này giống như một nắm bùn. Cần phải gắn được nó vào ôtô của Stalin. Quả bom sẽ được kích nổ bằng một máy phát vô tuyến sóng ngắn. Vụ nổ sẽ mạnh đến mức ôtô sẽ tan tành không còn chút gì. Cái máy phát vô tuyến dùng để kích hoạt cái thiết bị khủng khiếp ấy có kích thước không lớn hưon một hộp xì gà và có thể phát xung đi xa gần bảy dặm.
Hai tù binh đã đồng ý thực hiện nhiệm vụ này. Họ đã từng bị giam nhiều năm ở các trại giam ở Siberia. Tình cờ người ta lại phát hiện ra một trong hai tù binh này có quen biết với một thợ cơ khí trong gara ôtô của Stalin. Ban đêm, họ đã được chở bằng máy bay vận tải và thả xuống khu vực mà theo tin tình báo mà điệp viên của chúng tôi cung cấp thì Stalin đang ở đó. Họ đã tiếp dất đúng ở địa điểm quy định. Nhưngđó là tất cả những gì mà chúng tôi biết được mặc dù họ được trang bị các điện đài sóng ngắn. Bản thân tôi không tin họ đã tìm cách ám sát Stalin. Mà có lẽ họ đã bị bắt tại chỗ hoặc tự nguyện đầu hàng NKVD.
Vào lúc đó thì kết cục nghiệt ngã đã cận kề. Khi Himmler dẫn tôi đến tổng hành dinh để báo cáo với Hitler, tôi lập tức đắm mình vào bầu không khí làm việc căng thẳng quen thuộc ở đó. Tôi đã lâu không gặp Hitler và bây giờ dáng vẻ của ông ta làm tôi rất lo lắng. ánh mắt của ông trước đây tự tin đến thế thì nay đã trở nên vô hồn và mệt mỏi. Cánh tay trái run rẩy nên ông ta phải luôn luôn lấy tay phải túm chặt lấy. Cái lưng còng xuống làm ông ấy giống như một người gù. Chỉ có giọng nói là vẫn mạnh mẽ và mạch lạc như trước, mặc dù các câu nói đã ngắn và rời rạc hơn.
Ông ta đi lại trong phòng cùng với Himmler. Ngay khi tôi vừa vào, cả hai liền ngừng nói chuyện, còn Hitler ngồi ghé xuống ghế một phút, đưa cho Jodle các chỉ thị liên quan đến mặt trận phía Đông - đây đang nói vè việc bố trí lại hai sư đoàn ở khu vực trung tâm. Sau đó Hitler quay lại phía tôi và bàn luận cùng tôi một vài báo cáo tình báo mới nhất về hoạt động của chúng tôi ở Bancăng, trong đó có vấn đề mối liên hệ của tướng Mihajlovic (Draza Mihailovic (1893-1946), lãnh tụ phe kháng chiến chống Đức, thân phương Tây trong Thế chiến II (1939-1945). Sau chiến tranh đã bị xét xử và hành quyết vì tội phản quốc - ND)... với người Anh và của người Anh với Tito (Josip Broz Tito (1892-1980), tổng thống Nam Tư sau Thế chiến II và là một lãnh tụ của Phong trào không liên kết - ND). Ông ta cũng quan tâm tới những chi tiết hoạt động tình báo ở Cận Đông. Sau đó, chúng tôi chuyển sang nói về cuộc bầu cử ở Mỹ và tôi đã báo cáo ngắn gọn tình hình với ông ta.
Bất ngờ, ông ta chồm dậy và quắc mắt nhìn tôi bằng ánh mắt dữ tợn rồi nói bằng giọng nói sâu, run rẩy vì căm giận:
- Tôi thường xuyên đọc các báo cáo của anh...
Ông ta im lặng khá lâu và những lời nói ấy cứ như lơ lửng trên đầu tôi như một lưỡi rìu của tên đao phủ. Tôi vô tình lùi lại hai bước, nhưng Hitler bước ngay theo tôi và vẫn với giọng ấy nói tiếp:
- Anh hãy nhớ lấy, Schellenberg, một điều: trong cuộc chiến tranh này không thể có thoả hiệp. Chỉ có thể có một điều - thắng hoặc là thua. Nếu nhân dân Đức không giật được chiến thắng từ tay kẻ thù thì nó phải chết.
Tôi sẽ không bao giờ quên được những lời nói cuối cùng của ông ta.
- Đúng, lúc đó nó phải chết bởi vì những người đàn ông của nước Đức đã nằm lại trên chiến địa. Sự kết thúc của nước Đức sẽ kinh khủng và nhân dân Đức đáng bị như thế.
Cuối cùng tôi cũng hiểu rằng trước mắt tôi là một thằng điên thật sự. Trong giây phút đó, đã đứt tung những trói buộc cuối cùng mà đến lúc đó vẫn buộc tôi với ông ta: ông ta đã muốn xử chết cái quý giá và thiêng liêng nhất đó là dân tộc mình. Ông ta đã khao khát cái chết của nó để thoải mãn tâm địa độc ác không cùng của mình.
Điệp viên thế kỷ XX: Hoạt động gián điệp tích cực (2)
VietnamDefence -
Lời thú tội của tên trùm tình báo quốc xã Walter Schellenberg.
Trong mùa Hè năm
1938, Hitler ngày càng nghiêng về ý tưởng khai diễn hoạt động quân sự
chống phương Tây. Ông ta thảo luận tình hình với Himmler, tên này lại
bàn bạc với Heydrich, còn Heydrich thì bàn với tôi. Hitler tỏ ra coi
thường Tổng thống Roosevelt và gọi nước Mỹ là “nơi tụ tập của bọn Do
Thái bẩn thỉu”. Ông ta đã tin rằng, một khi chiến tranh nổ ra, nước Đức
sẽ chiến thắng phương Tây. Tuy vậy, ông ta vẫn có ý nghĩ nước Anh cùng
với Hoa Kỳ có thể cùng nhau mưu toan phản công lại trên lục địa châu Âu
từ hướng Bắc Phi, mặc dù ông ta nhận định là bờ biển phía Tây châu Phi
không có các cảng cần thiết để thực hiện việc cơ động quân như vậy, còn
các vùng duyên hải Bắc Phi thì không thuận lợi cho việc sử dụng kỹ thuật
quân sự hiện đại trên quy mô lớn.Chính lý lẽ cuối cùng của những ý kiến rời rạc này của quốc trưởng đã tác động trực triếp tới tôi. Himmler, người luôn thấy trong những lời nói của Hitler những mệnh lệnh hành động cụ thể, đã quyết định trước tiên bàn bạc với Heydrich để tiến hành điều tra tình hình tại các cảng và dải đất duyên hải Tây Phi. Và mùa Thu năm 1938, tôi đã nhận được nhiệm vụ gián điệp tích cực đầu tiên. Heydrich muốn tôi trình lên một báo cáo đầy đủ về cảng Dakar, đầu mối giao thông hàng hải chủ yếu của người Pháp ở châu Phi. Ông ta cảnh báo tôi không được để ai được biết về nhiệm vụ này, kể cả gia đình tôi. Về mặt chính thức, người ta nói cử tôi đi “công tác” 18 ngày trong nước Đức. Tôi hứa với Heydrich sẽ không có ai viết về thực chất chuyến đi của tôi và cho đến hôm nay tôi vẫn giữ được lời hứa của mình.
Tại Lisbon, tôi liên hệ với một người Nhật và nhanh chóng kết bạn với anh ta, một việc mà trong những năm sau này đã tỏ ra cực kỳ giá trị đối với tôi.
Khi đến Dakar, theo dự kiến, tôi sống trong gia đình một người Bồ Đào Nha gốc Do Thái. Chủ nhà làm nghề buôn bán vàng bạc đá quý và cùng làm việc cho chúng ta như người bạn Bồ Đào Nha của ông ta. Người ta đã báo cho ông ta biết trước về nhiệm vụ của tôi thông qua con đường “thư từ làm ăn” với Lisbon và tất cả đã sẵn sàng cho tôi đến.
Sau năm ngày lao động cật lực, điệp viên người Bồ Đào Nha của tôi đã moi được từ cơ quan quản lý cảng những tin tức giá trị về tình trạng kỹ thuật của cảng. Những tin tức đó lập tức được gửi về Lisbon dưới dạng thư từ làm ăn trao đổi về hàng hoá. Tôi không còn nhớ chính xác số tiền được gửi đến Dakar cho chúng tôi, nhưng đó là một khoản tiền khá lớn.
Những bữa tiệc được tổ chức chu đáo cho một phạm vi khách hẹp đã cho phép tôi tiếp cận được những người có thế lực của các công ty bảo hiểm thuỷ thủ, cũng như với các chủ tàu Bồ Đào Nha và Pháp. Với sự giúp đỡ của họ, tôi đã phác lên một bức tranh tình hình chung khá rõ nét, còn những lời nhận xét tình cờ buột ra sau bàn tiệc đã cho tôi những thông tin rất có ích về hải cảng Dakar.
Suy nghĩ về việc sắp tới phải chụp ảnh mục tiêu khiến tôi cứ băn khoăn mãi. Và mặc dù đến lúc đó tôi đã vượt qua được những sợ hãi và nghi ngại ban đầu, nhưng tôi vẫn hồi hộp usmatrivat soi mói nhìn mỗi một nhân viên phản gián Pháp tình cờ đi ngang. Nhưng dù tôi có muốn trì hoãn chụp ảnh các mục tiêu đến đâu thì nó vẫn là phần quan trọng nhất trong nhiệm vụ của tôi. Thế là vị chủ nhà tổ chức “cuộc dạo chơi” cho tôi đến cảng cùng với gia đình ông ta. Chúng tôi có mặt ở những vị trí khác nhau trong cảng và tôi đã chụp “những bức ảnh gia đình” mà các khách du lịch vẫn thường làm. Tuy nhiên, lần nào tôi cũng thu xếp để cho gia đình đứng sao cho phông nền phía sau là các toà nhà hay công trình mà tôi quan tâm. Còn nếu như tôi cần chụp ảnh một chi tiết nào đó thì gia đình sẽ vây kín tôi để nguỵ trang cho các hành động của tôi.
Phim chụp được tráng rửa ở Berlin đã đem lại những kết quả cực kỳ tốt.
Tôi giấu phim trong một cái băng trên đùi, có thể dễ dàng rạch nó bằng dao cạo râu. Vải băng được thấm máu và phim được gói kín sẵn sẽ tạo ra một chỗ gồ lên. Do đó nó trông giống như một nhọt bị vỡ và khiến cho các nhân viên hải quan và biên phòng khá mủi lòng thông cảm.
Trước tiên, tôi báo cáo miệng trong hai giờ đồng hồ với Heydrich về chuyến đi, còn ngày hôm sau tôi trình bản báo cáo viết kèm theo là các bức ảnh chụp.
Trải nghiệm cá nhân đầu tiên này đã cho tôi khá nhiều cái để suy nghĩ. Tôi quyết định là trong tương lai khi chuẩn bị các điệp vụ, tôi luôn phải tính trước được những khó khăn thực tế mà những điệp viên của tôi sẽ vấp phải. Rõ ràng điều tồi tệ nhất là chuẩn bị và thực hiện công tác bí mật dưới áp lực của những tình huống bất ngờ. Làm tình báo cần phải làm từ từ, từng bước một. Trên lãnh thổ nước khác, tình báo cần phải có vỏ bọc dưới hình thức một doanh nghiệp nào đó để có thể bám rễ. Chỉ trong điều kiện đó mới có thể vun trồng và thu hoạch được một vụ mùa bội thu.
Nhưng các nhà lãnh đạo của chúng ta từ chối phát triển hoạt động gián điệp theo cách đó. Hitler muốn dùng vũ lực giải quyết tất cả một cách gấp rút vì ông ta và chỉ có ông ta “được trao cho Sứ mệnh tiến hành cuộc chiến tranh này”. Trong bất kỳ việc gì ở lĩnh vực nào mà ông ta can thiệp vào thì tất cả đều biến thành một cuộc chạy đua bắt buộc hỗn loạn. Bây giờ, khi nhìn lại phía sau, chỉ có thể kinh ngạc là làm sao nước Đức lại đã có thể xây dựng được một tiềm lực quân sự lớn đến như vậy.
Đây là những gì tôi đã viết trong báo cáo của mình sau khi trở về từ Dakar: “Trong hoạt động tình báo bí mật, không bao giờ được hành động vội vàng. Thành công sẽ được bảo đảm nhờ sự lựa chọn và huấn luyện kỹ càng các nhân viên có năng lực. Họ dứt khoát phải là cư dân của đất nước nơi tiến hành hoạt động tình báo và phải làm công việc “chắc chắn” cho đến chừng nào tìm được lý do tự nhiên khác cho sự tồn tại của điệp viên ở nước đó. Chỉ sau một vài năm, có thể giao cho anh ta nhiệm vụ thử thách đầu tiên. Các tình báo viên nhà nghề chỉ được phép sử dụng trong các thời kỳ có khủng hoảng lớn hoặc chiến tranh. Những mối quan hệ có giá trị, đặc biệt trong giới chính khách, phải được thiết lập dần dần, trong nhiều năm và sử dụng chúng vào thời điểm quyết định nhất. Cũng có thể sử dụng đến các kênh này để truyền những thông tin bất kỳ với mục đích đánh lạc hướng đối phương...”.
Đối với các gián điệp nhà nghề, những nhận định tổng quát như thế về hoạt động tình báo bí mật là những chân lý đương nhiên, nhưng trong những điều kiện phức tạp của chiến tranh người ta thường quên mất chúng. Như vậy, ở nước Đức thời đó, chẳng có gì để nói về việc triển khai dần dần của tình báo chúng ta. Những nền tảng của nó mới bắt đầu được xác lập ngay trước chiến tranh thế giới thứ hai, còn tổ chức thì chỉ được chuẩn hoá vào những năm cuối chiến tranh. Xét về tổng thể, hoạt động của tình báo Đức được xác lập từ những giải pháp tình thế thành công. Hiệu quả cao đến kinh ngạc của tình báo chúng ta còn có thể lý giải bởi cách hy sinh không thương tiếc các tiềm lực con người và tài chính.
Chủ lực hạm HMS Royal Oak |
Việc tiến hành chiến dịch tập kích căn cứ hải quân Anh Scapa Flow vào tháng 10 năm 1940 của một tàu ngầm Đức dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Pren đã cho thấy công tác chuẩn bị trong tình báo quan trọng và có hiệu quả đến thế nào. Thắng lợi của chiến dịch có được là nhờ việc chuẩn bị cần cù, tỉ mỉ trong vòng 15 năm trời. Alfred Waring trước đây từng là thuyền trưởng trong Hạm đội Hoàng gia, sau đó làm trong bộ phận tình báo quân sự. Sau Thế chiến I, ông ta trở thành một điệp viên của một nhà máy đồng hồ Đức. Ông ta làm việc luôn theo chỉ đạo của tình báo, ở Thuỵ Sĩ ông ta đã nghiên cứu miệt mài và trở thành một thợ sửa chữa đồng hồ tay nghề cao. Vào năm 1927, với hộ chiếu Thuỵ Sĩ giả dưới tên gọi Albert Ortel, ông di cư sang Anh; năm 1932, nhập quốc tịch Anh và không lâu sau đã mở một cửa hiệu bán đồ lưu niệm nhỏ ở Kirkwall trên quần đảo Orkney cạnh Scapa Flow và từ đây ông thỉnh thoảng gửi cho chúng ta các báo cáo tin về sự di chuyển của hạm đội Anh.
Cũng chính vào đầu năm 1939, ông ta gửi cho chúng ta một tin quan trọng là các lối vào phía Đông Scapa Flow trong vịnh Kirkezound được che chắn không phải bằng các lưới chống tàu ngầm mà là những chiếc tàu cũ, được chủ ý đánh đắm khá gần nhau. Khi nhận được tin này, đô đốc Doenitz (Karl Dönitz (1891-1980), Đô đốc Đức phát xít, kẻ đã đứng đầu nước Đức quốc xã trong một thời gian ngắn sau khi Hitler tự sát vào tháng 4 năm 1945. Hắn là sĩ quan chỉ huy tàu ngầm thời Thế chiến I và Tư lệnh binh chủng tàu ngầm Đức năm 1935 và tư lệnh Hải quân Đức trong hai năm cuối Thế chiến II. Tháng 5 năm 1945, Dönitz đại diện cho nước Đức ký vào văn bản đầu hàng đồng minh. Sau khi bị Toà án tội phạm chiến tranh ở Nuremberg năm 1946 kết án, hắn bị tù cho đến 1956 - ND) qua vô tuyến điện đã lệnh cho Pren tấn công các tàu Anh trong căn cứ Scapa Flow.
Pren lập tức đổi hướng cho tàu chạy về quần đảo Orkney và đêm 14 tháng 10 thận trọng len lỏi qua các con tàu bị đánh đắm tiến vào căn cứ Scapa Flow. Chủ lực hạm Royal Wark đang bỏ neo trong vịnh, bỏ neo giữa những tàu khác. Pren phóng mấy quả ngư lôi vào tàu này và trước khi người Anh kịp hiểu điều gì đã xảy ra thì ông ta đã đi xa ra ngoài vùng biển hở.
Chủ lực hạm HMS Royal Oak trúng ngư lôi từ tàu ngầm Đức U-47 ngày 14/10/1939 |
Chỉ mất gần 15 phút để đánh đắm chiếc chủ lực hạm Anh, nhưng đằng sau chiến dịch cực kỳ thành công này là 15 năm làm việc nhẫn nại và nhiệt tình của Alfred Waring.
Một sự kiện khác xảy ra ngay trước Thế chiến II cũng cho thấy tầm quan trộng của việc chuẩn bị chu đáo. Tôi được giao một trong những vụ gián điệp nổi tiếng nhất - vụ trung tá Sosnowski. Sự kiện thu hút chú ý của phản gián Đức xảy ra vào một buổi sáng đầy mây trong toà nhà của bộ chiến tranh trên phố Bendler-strasse. Một việc chả đáng kể là cô thư ký trưởng của một trong những quan chức cao cấp của Bộ Tổng tham mưu - một đại tá ở Cục tác chiến, đến muộn giờ làm. Điều nhỏ nhặt này đã thu hút chú ý của người gác cửa của bộ, ông này bỗng nhận thấy cô gái vốn rất cẩn thận, trước kia còn rụt rè và ăn mặc xuềnh xoàng, giờ đây lại ăn mặc rất đẹp, không còn sự khiêm tốn và cẩn thận xưa kia. Tất cả điều đó đã khiến ông gác cổng già phải suy nghĩ.
Vài năm sau, khi đi một vòng tuần đêm bình thường, ông phát hiện có ánh sáng từ một căn phòng. Liếc nhìn vào đó, ông phát hiện freilein (cô) von N. vẫn còn ngồi sau máy chữ. Khi ông vào, cô ta hoảng sợ nhưng ngay lập tức đã tự chủ được và bắt đầu kêu ca là có quá nhiều việc. Ông gác cổng đã kịp nhận thấy nét hoảng sợ trên gương mặt của freilein von N., những đôi giày lịch sự, chiếc áo măngtô lông mới trên giá treo và chiếc két đang mở.
Sáng hôm sau, ông tới gặp viên đại tá và báo cáo về tất cả những gì ông đã trông thấy. Ban đầu, viên đại tá chỉ nổi giận, sau đó ông lại nghĩ về những thứ trong két của mình, trong đó có cả những kế hoạch tác chiến chống Tiệp Khắc và Ba Lan mới nhất , có các tin tức chiến lược về vũ khí trang bị của Wehrmacht (Quân đội Đức thời 1935-1945), tài liệu mô tả các loại vũ khí mới, tin tức về tình hình sản xuất chúng...
Mấy ngày tiếp theo, vị đại tá lặng lẽ theo dõi cô thư ký. Ba lần vào những ngày khác nhau, ông trở lại phòng làm việc vào buổi chiều muộn và kiểm tra tài liệu trong két. Mọi thứ vẫn nguyên xi. Tuy nhiên đến lần thứ tư thì ông thấy trong tài liệu nghiên cứu tác chiến quan trọng thiếu mất mười trang cuối. Ông đã thực hiện công trình nghiên cứu này cùng với cô thư ký vì cô này còn phải đánh máy thêm một số chỗ. Nhưng điều đó đã đem lại cho cô ta cái quyền lấy tài liệu khỏi két. Bởi vậy, viên đại tá quyết định báo cáo về điều đã xảy ra với cấp trên và sau đó người ta tổ chức bí mật theo dõi cô gái. Đến cuối tuần, dưới sự quan sát thường xuyên, đã xuất hiện mười bốn người quen của freilein von N. Vòng dây quanh những con người tưởng chừng chẳng có gì đáng nghi ấy dần dần xiết chặt. Không lâu sau, chúng ta đã thu thập đủ chứng cứ để buộc tội tất cả những công dân Đức này. Bắt giữ họ là việc làm quá đơn giản, nhưng chính đại tá Sosnowski mới là người làm chúng ta quan tâm. Để bắt giữ công dân Ba lan này, cần phải bắt quả tang được anh ta.
Qua theo dõi, chúng tôi phát hiện thấy Sosnowski có liên hệ với tình báo Pháp. Một trong những người của chúng tôi dưới vỏ bọc nhân viên của phòng 12 đã làm quen với Sosnowski. Anh ta lập tức cắn câu và cho biết sẵn sàng cung cấp tài liệu mật của Bộ Chiến tranh Đức.
Ngày hôm sau, sau khi nhận được một khoản tiền kếch xù, Sosnowski đã giao tài liệu cho nhân viên của chúng tôi trong phòng chờ tại nhà ga Berlin. Mấy giây sau khi trao đổi tài liệu, Sosnowski và nhân viên của chúng tôi bị bắt giữ - tất nhiên cần phải bắt giữ nhân viên của chúng tôi để nguỵ trang và để chúng tôi có thể sử dụng “lời thú tội” của kẻ khiêu khích.
Sau mười phút nữa, ở những khu vực khác nhau của Berlin, người ta đã bắt giữ tất cả những người bị nghi vấn còn lại. Các cuộc thẩm vấn bắt đầu và kéo dài liên tục mấy ngày đêm không nghỉ. Và cuối cùng đã làm rõ được toàn bộ câu chuyện.
Sosnowski là một người đàn ông cực kỳ điển trai, cao to, hào hoa phong nhã, đầy quyến rũ. Khi trở thành sĩ quan quân đội Ba Lan, ông ta được cử vào cơ quan tình báo quân sự và được cử sang Đức để thu thập tin tức về vũ khí trang bị của quân đội Đức và đặc biệt là để khám phá các kế hoạch thực sự của Bộ Tổng tham mưu Đức.
Tại Berlin, Sosnowski len lỏi trong giới ngoại giao và tầng lớp thượng lưu. Ông ta đã sử dụng sức hút không thể cưỡng lại được của mình đối với phụ nữ và bắt bồ với họ luôn luôn với mục đích moi thông tin mật.
Cuối cùng, ông ta đã tìm thấy đối tượng tiềm ẩn ở freilein von B, người làm thư ký ở OKH - Bộ chỉ huy tối cao quân đội Đức. Cô ta thuộc về một gia đình quý tộc Phổ đã sa sút. Cha cô, trước đây từng là một sĩ quan cao cấp trong quân đội của Hoàng đế Phổ, đã mất và mẹ con họ phải sống trong điều kiện khá chật vật. Freilein von B. bắt bồ với Sosnowski, và sự say mê từ phía cô ta là hoàn toàn chân thật.
Không lâu sau, Sosnowski làm quen với bạn gái và là đồng nghiệp cùng cơ quan với freilein von B là freilein von N. Họ đã cùng nhau nhiều lần ngồi ăn uống ở các nhà hàng, quán bar và dạ quán sang trọng. Sosnowski đã tặng các cô gái những món quà đắt tiền, dần dần làm cho cả hai quen với lối sống xa hoa hơn so với cuộc sống mà họ đã quen trước đó. Và chẳng bao lâu sau, chẳng cần freilein von B. đồng ý, ông ta đã liên hệ thẳng với freilein von N. Cô này dẫn Sosnowski về nhà mình. Anh chàng Ba Lan cư xử rất khôn khéo và lịch sự, không lâu sau đã đưa gia đình họ trở lại với sự hào nhoáng trước đây. Các món nợ của gia đình được thanh toán và gia đình đã có thể ít ra là duy trì cuộc sống bề ngoài tương xứng với địa vị xã hội của họ. Bà chủ nhà già cả còn mơ ước vào một ngày đẹp trời có thể gọi viên sĩ quan giàu có bảnh bao ấy là con rể và bất chấp những nguyên tắc ngặt nghèo của đẳng cấp mình, bà còn thậm chí không nghĩ tới việc phản đối anh ta qua đêm trong nhà bà vì mối liên hệ tình cảm của anh ta với con gái bà càng khăng khít thì bà mẹ càng tin hơn vào tương lai tươi sáng của mẹ con bà.
Dần dần giữa đôi bạn gái nảy sinh sự ghen tuông. Điều đó có thể kết thúc bằng những chuyện chẳng lấy gì làm hay ho, nhưng Sosnowski đã khôn ngoan thoát khỏi tình thế hiểm nghèo ấy khéo đến nỗi cuối cùng cô nào cũng hài lòng với nhưng mẩu tình của anh ta, còn sự ghen tuông thì lại càng buộc họ chặt hơn với anh ta.
Khi chọn được thời điểm thuận tiện, Sosnowski tiết lộ về mình với cả hai cô bồ. Anh ta nói với họ mình là điệp viên của tình báo Ba Lan. Sau khi kể lể về tình thế khó khăn của mình, anh ta đưa cho họ xem những bức thư của cấp trên ở Varsava thể hiện sự không hài lòng vì những thất bại của anh ta và đe doạ triệu hồi anh ta khỏi Berlin để trở về phục vụ quân đội. ý nghĩ sẽ mất người yêu thật là không thể chịu đựng nổi với cả hai người đàn bà và Sosnowski đã lợi dụng sự sợ hãi đó để thú nhận riêng rẽ với từng người rằng, nếu anh ta hoàn thành được nhiệm vụ thì anh ta sẽ cưới cô ta và với số tiền to kiếm được họ có thể có một cuộc sống mới ở đâu đó ở nước ngoài.
Cả hai cô bồ đều đồng ý làm việc cho Sosnowski và trong thời gian những cuộc hẹn hò trai gái anh ta huấn luyện và chỉ đạo họ hoạt động. Họ bắt đầu mang tới một số tài liệu và Sosnowski chỉ trong một đêm đã kịp chụp lại các tài liệu đó. Ngôi nhà của freilein N. đã mau chóng trở thành địa điểm ưa thích cho những phụ nữ kiều diễm nhất Berlin có quyền tiếp cận đến những lĩnh vực chính trị, quân sự và kinh tế. Sosnowski còn bắt bồ với một số người nữa trong các phụ nữ này.
Ở Varsava, ban đầu người ta đánh giá tài liệu gửi về là rất tốt, cấp trên khá hài lòng. Nhưng khi mà thông tin đưa về càng ngày càng quan trọng, thậm chí giật gân thì sự nghi ngờ của cấp trên đối với Sosnowski cũng tăng lên. Tài liệu thì quá tốt để mà tin là thật và ở Varsava người ta đi đến kết luận Sosnowski đang cung cấp cho tin giả theo chỉ đạo của tình báo Đức. Khi anh ta đưa về Varsava hai chiếc valy đầy ứ các tài liệu đặc biệt quan trọng thì các cấp trên của ông ta đã chẳng nghiêm túc xem xét chúng và nói rằng, người Đức đã mua chuộc ông ta. Tuy vậy, Sosnowski vẫn được cho phép bán các tài liệu này cho các cơ quan tình báo khác. Một phần các tài liệu này lập tức được Phòng 12 và Secret Intelligence Service của Anh mua. Người ta đã đề nghị với Sosnowski những khoản tiền lớn để ông ta tiếp tục cung cấp tin và chỉ khi sau khi anh ta bị bắt thì Varsava mới nhận ra sai lầm của mình. Nhưng lúc đó thì đã muộn.
Tiếp sau việc bắt giữ là phiên toà xử tất cả những đồng phạm. Cả hai cô bồ đều bị kết án tử hình. Đơn xin ân xá cuối cùng của họ đã bị Hitler bác. Bản thân Sosnowski thì được người ta đem đổi lấy một số điệp viên của chúng tôi đã bị người Ba Lan bắt trước đó.
Hậu quả tất yếu của vụ Sosnowski là việc Bộ Tổng tham mưu quân đội Đức phải thay đổi các kế hoạch của mình. Phải mất không ít thời gian bộ tham mưu của chúng ta mới có thể hồi phục được hoàn toàn từ cú đòn này.
Điệp viên thế kỷ XX: Âm mưu chống Tukhachevsky (3)
VietnamDefence -
Lời tự thú của tên trùm tình báo
quốc xã: Nguyên soái Liên Xô tài năng Tukhachevsky mất mạng vì kế 'tá
đao sát nhân' của tình báo Đức.
Nguyên soái Mikhail Nikolayevich Tukhachevsky |
Ông ta là con trai một địa chủ vùng Pomerania. Trước Thế chiến I, lưu vong ở Mỹ và sống vất vưởng cho đến khi liên hệ với cảnh sát di trú Mỹ. Khi làm việc ở đó, ông ta đã liên hệ với các dân di cư Trung Hoa ở San Francisco (khu người Hoa của thành phố này là khu người Hoa lớn nhất ở miền Tây nước Mỹ). Nhờ những mối liên hệ này, ông ta đã tìm thấy mình trong một ngành kinh doanh khác thường. Người Hoa muốn đưa về Trung Quốc hài cốt người thân mất ở Mỹ, nhưng do điều kiện vệ sinh, chính quyền Mỹ không cho phép làm việc này. Janke chợt loé lên ý định tổ chức đóng những thùng kẽm dùng làm các thùng contenơ kín chứa các quan tài bằng gỗ. Những chiếc quan tài này được ông ta gửi theo đường biển mà chẳng gặp phiền nhiễu gì về Thượng Hải và Hongkong và ông ta nhận được 1.000 USD cho mỗi chiếc quan tài đưa về được Trung Quốc. Người Hoa ơn ông đến nỗi họ đã liệt ông vào hàng như gia đình Tôn Dật Tiên và nhờ đó đã mở ra cơ hội cực kỳ to lớn để thiết lập những mối quan hệ có lợi ở Trung Quốc. Sau này, ông ta còn liên hệ với các cơ quan tình báo Nhật.
Trong suốt Thế chiến I, Janke làm việc cho cơ quan tình báo Đức. Những cuộc bãi công mạnh mẽ của công nhân đóng tàu và thuỷ thủ tàu vận tải tại các xưởng đóng tàu ở bờ Đông nước Mỹ chính là do bàn tay của ông ta đạo diễn. Khi trở về Đức, ông ta trở thành chuyên viên của Rudolf Hess về tình báo và gián điệp. Đó là người đàn ông cục mịch, lực lưỡng với cái đầu to của một người nông dân Pomerania. Khi ông ta ngồi bên cạnh, thật hiền lành với cặp mắt mở he hé, ông ta thường tạo ra cảm giác của một người trầm lặng và tinh quái. Ông ta thích cuộc sống phiêu bạt.
Sau khi chuẩn bị xong các tài liệu, tôi đã báo cáo miệng với Heydrich tại ngôi nhà đi săn của ông ta - thực tế đó là một thứ tổng hợp theo chủ đề muôn thuở dưới chế độ quốc xã mà trên cơ sở đó là câu hỏi - định hướng sang Tây Âu hay sang Nga.
Điều đáng ngạc nhiên là các sĩ quan Bộ Tổng tham mưu Đức lại là những người ủng hộ mạnh nhất cho ý tưởng hợp tác Đức với nước Nga Xôviết. Ngay từ năm 1923 đã có sự hợp tác đào tạo sĩ quan và trao đổi thông tin kỹ thuật giữa Reichswehr và Hồng quân. Ngoài ra, sử dụng những sáng chế riêng rẽ nhận được từ Đức, Hồng quân được phép tổ chức sản xuất vũ khí của mình trên đất Liên Xô. Trong khi đó, chính đường lối của Stalin, người ủng hộ chủ nghĩa dân tộc Đức với hy vọng xúi giục nước Đức chống lại phương Tây tư sản, đã dẫn tới việc ông chỉ thị cho đảng cộng sản Đức coi đảng xã hội dân chủ là kẻ thù chính chứ không phải là đảng quốc xã của Hitler.
Lực lượng đối lập chính với Bộ Tổng tham mưu có hướng thân Nga của Đức là các nhà công nghiệp Đức, những kẻ đang nuôi hy vọng vào việc thống nhất các lực lượng “văn minh” chống lại mối hiểm hoạ Bolshevik. Dưới sự lãnh đạo của tướng Hoffmann, người khi đó cầm đầu phái đoàn Đức tại Brest-Litovsk và người đã ký hoà ước đình chiến năm 1918, cũng như của Arnold Rehbert, một trong những trụ cột của công nghiệp Đức, người ta đã làm được nhiều việc để thống nhất các chính trị gia châu Âu, các đại diện giới quân sự và công nghiệp chống lại kẻ thù chung. Kế hoạch này cũng nhận được sự ủng hộ của tướng Ludendorf, nhưng sau khi tướng Hoffmann chết vào năm 1927, ông này đã đánh mất niềm tin của các nước đồng minh khiến ông ta không còn khả năng cổ suý cho chính sách này và đối đầu với Bộ Tổng tham mưu Đức.
Cốt lõi báo cáo của tôi trình Heydrich vào năm 1937 ngắn gọn là như vậy. Bản thân tôi khi đó cũng không nhận thức được rõ lắm về các sự kiện tương lai mà báo cáo của tôi đã dự đoán sẽ tiến triển như thế nào.
Heydrich đã có thông tin từ tướng lưu vong bạch vệ Skoblin nói rằng hình như Nguyên soái Liên Xô Tukhachevsky (Mikhail Nikolayevich Tukhachevsky (1893-1937), nguyên soái Xôviết tài ba, người đã chủ trương hiện đại hoá Hồng quân trong những những năm 1930, Tổng tham mưu trưởng Hồng quân năm 1925. Tháng 5 năm 1937, Tukhachevsky bị bắt với tội danh cấu kết với Đức chống lại Liên Xô. Ông bị xử kín cùng một số tướng lĩnh khác và bị hành quyết tháng 6 năm 1937. Năm 1958, Nikita Khrushchev đã phục hồi danh dự cho Tukhachevsky - ND) cùng với Bộ Tổng tham mưu Đức đang chuẩn bị một âm mưu lật đổ chế độ Stalin.
Heydrich lập tức tóm lấy thông tin đặc biệt quan trọng này. Nếu như sử dụng nó đúng cách thì ban lãnh đạo Hồng quân sẽ bị giáng một đòn đau nhiều năm cũng không thể gượng dậy nổi.
Janke thì nghĩ khác. Ông ta cảnh báo Heydrich rằng, có thể Skoblin đang chơi trò hai mặt và thông tin này là do người Nga sắp đặt và bơm cho Skoblin theo chỉ thị của Stalin. Janke cho là bằng cách này Stalin sẽ một tên bắn hai đích: ông ta muốn vừa làm cho Heydrich nghi ngờ Bộ Tổng tham mưu Đức, làm suy yếu nó, đồng thời đối đầu với nhóm tướng lĩnh Xôviết do Tukhachevsky đứng đầu. Janke còn nghĩ rằng, do những vấn đề nội bộ của chính phủ Liên Xô, Stalin không muốn tự mình khởi xướng việc chống các tướng lĩnh, do đó ông muốn thông tin cáo giác họ được đưa tới từ nước ngoài.
Những lập luận tưởng tượng của Janke không thuyết phục được Heydrich. Hơn nữa, do nghi ngờ Janke trung thành với Bộ Tổng tham mưu Đức, Heydrich còn lập tức hạ lệnh quản chế tại gia trong ba tháng đối với ông ta.
Trong khi đó, Heydrich đã trình với Hitler thông tin của Skoblin về Tukhachevsky. Thông tin này không trọn vẹn. Nó không hề nêu được những chứng cớ cho thấy giới chóp bu quân đội Đức tham gia voà âm mưu này. Heydrich hiểu rõ điều đó nên đã tự mình thêm thắt nhiều tài liệu giả để cáo giác các tướng lĩnh Đức. Ông ta biện hộ cho những hành động của mình là bằng cách đó sẽ làm suy yếu sức mạnh đang gia tăng của Hồng quân đang đe doạ đến sự hùng cường của Quân đội Đức. Cần lưu ý rằng, Heydrich trong lòng đã tin vào tính xác thực của thông tin mà Skoblin cung cấp và như sau này được biết thì theo tôi ông ấy đã đúng.
Lúc đó, Hitler đứng trước một vấn đề nan giải - liên kết với các cường quốc phương Tây hay là chống lại họ. Phải quyết định nên sử dụng thông tin nhận được từ Heydrich như thế nào. Một mặt, ủng hộ Tukhachevsky nghĩa là kết liễu nước Nga với tư cách một cường quốc thế giới. Nếu thất bại nó sẽ lôi cuốn nước Đức vào một cuộc chiến tranh. Mặt khác, tố giác Tukhachevsky có thể giúp cho Stalin củng cố lực lượng vũ trang của mình hoặc trái lại sẽ thúc đẩy ông ta tiêu diệt một phần đáng kể Bộ Tổng tham mưu của mình. Cuối cùng, Hitler quyết định hành động chống lại Tukhachevsky và như vậy là đứng về phía Stalin can thiệp vào công việc nội bộ của Liên Xô.
Quyết định của ông ta ủng hộ Stalin chứ không phải Tukhachevsky và các tướng lĩnh đã định trước toàn bộ đường lối của Đức trước năm 1941 và có thể đáng được coi là một trong những quyết định quan trọng nhất lúc đó. Điều đó cuối cùng đã dẫn tới việc nước Đức tạm thời trở thành đồng minh của Liên Xô và Hitler đã tấn công phương Tây trước khi quay sang đánh Nga.
Quốc trưởng nghiêm khắc ra lệnh không để bộ chỉ huy lực lượng vũ trang Đức tham gia vào kế hoạch chống Tukhachevsky vì sợ rằng vị nguyên soái Xôviết có thể được họ cảnh báo cho biết. Vào một đêm, Heydrich đã phái hai nhóm đặc biệt đột nhập vào kho lưu trữ của Bộ Tổng tham mưu Đức và Abwehr (cơ quan tình báo quân đội do đô đốc Canaris cầm đầu). Trong biên chế của hai nhóm này có những chuyên gia sừng sỏ về mở két của cảnh sát hình sự. Tại ba nơi, họ đã tìm thấy và lấy đi các tài liệu khẳng định sự hợp tác của Bộ Tổng tham mưu Đức với Hồng quân. Những tài liệu quan trọng khác cùng được tìm thấy cả trong hồ sơ công vụ của đô đốc Canaris. Để xoá dấu vết đột nhập, người ta đã đốt cháy kho lưu trữ và ngọn lửa đã nhanh chóng huỷ diệt mọi dấu vết. Hai nhóm đặc biệt êm thấm lặng lẽ chuồn mất.
Người ta cho rằng, những tài liệu mà Heydrich thu thập về Tukhachevsky là dựa trên những tài liệu giả. Trên thực tế, chỉ có rất ít tài liệu giả và chỉ là để bịt kín các kẽ hở nào đó. Điều đó được khẳng định bởi việc những hồ sơ rộng lớn đã được chuẩn bị và trình lên Hitler trong vòng có bốn ngày.
Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng tất cả những “ưu” và “khuyết”, người ta quyết định liên hệ với Stalin qua các kênh sau đây: một nhân viên tình báo dưới lốt ngoại giao làm việc cho tướng SS Beme là một người Đức lưu vong đang sống ở Praha. Chính thông qua anh ta, Beme đã liên lạc được với đại diện uỷ quyền của tiến sĩ Benes (Edvard Benes (1884-1948), tổng thống thứ hai của Tiệp Khắc (1935-1938, 1946-1948) - ND), khi đó đang là tổng thống Cộng hoà Tiệp Khắc. Tiến sĩ Benes đã gửi thư khẩn cho Stalin và câu trả lời của Stalin cũng đến với Heydrich theo đúng những kênh đó. Người ta dự kiến liên hệ với một cán bộ nào đó của đại sứ quán Liên Xô ở Berlin. Chúng tôi đã làm đúng như thế. Người Nga này lập tức lên đường về Moskva và quay lại cùng đại diện của Stalin được uỷ quyền đặc biệt của Yezhov, chỉ huy khi đó của GPU (tên gọi viết tắt trong một giai đoạn của cơ quan tình báo Liên Xô tiền thân của KGB - ND).
Stalin muốn biết chúng tôi đặt giá bao nhiêu cho các tài liệu. Cả Hitler lẫn Heydrich đều không nghĩ đến việc đền bù tiền bạc nào cả. Tuy vậy, để bảo đảm cho trò chơi, Heydrich đòi ba triệu rúp và sau khi xem qua các tài liệu, đại diện của Stalin lập tức trả tiền.
Thông tin chống Tukhachevsky đã được trao cho người Nga vào năm 1937. Ta biết rằng, phiên toà xử Tukhachevsky là phiên toà kín. Trong thành phần quan toà chủ yếu là các nguyên soái và lãnh đạo quân đội Xôviết. Bản cáo trạng đã được Hội đồng quân sự chuẩn bị, người phát biểu buộc tội là Andrei Vyshinsky.
Tukhachevsky và các đồng chí khác của ông đã bị bắt trước buổi tối ngày 4 tháng 6 năm 1937. Tukhachevsky đã tìm cách tự sát. Toà bắt đầu phiên xử vào đúng 10 giờ sáng ngày 11 tháng 6 và kết thúc vào 9 giờ tối cùng ngày. Theo thông báo của hãng thông tấn Liên Xô TASS, tất cả các bị can đều thú nhận tội lỗi của mình. Không hề có một thông báo nào khác về vụ này nữa. Vyshinsky chỉ mất không quá 20 phút để thực hiện luận tội. Ông ta đòi xử bắn tất cả các bị can. Bản án đã được thi hành 4 giờ sau. Theo lệnh của Stalin, Nguyên soái Blyukher (người sau này cũng trở thành nạn nhân tại một trong những phiên toà tiếp đó) đã chỉ huy tiểu đội thi hành án. Trong số các thành viên của toà chỉ còn sống sót Nguyên soái Voroshilov và Nguyên soái Budionny. Chính tay tôi phải thiêu huỷ phần lớn số tiền ba triệu rúp mà người Nga trả cho chúng tôi bởi vì tất cả đều là các tờ bạc có mệnh giá và số của chúng thì tất nhiên là đã bị GPU ghi lại. Bất cứ một điệp viên nào của chúng ta dám sử dụng tiền đó có thể bị bắt ngay lập tức.
Như vậy, vụ Nguyên soái Tukhachevsky đã trở thành khúc dạo đầu cho sự xích lại gần nhau của Hitler với Stalin. Nó trở thành một điểm bước ngoặt đẩy nhanh quyết định của Hitler, người đang chuẩn bị tấn công phương Tây và tìm cách bảo đảm an toàn cho biên giới phía Đông của mình thông qua liên minh với nước Nga.
Điệp viên thế kỷ XX: Điệp vụ Cicero (4)
VietnamDefence -
Lời tự thú của tên trùm tình báo
quốc xã: Là người hầu đại sứ Anh tại Thổ Nhĩ Kỳ, Elyesa Bazna đã bán
tin cho người Đức trong Thế chiến II dưới mật danh “Cicero”.
Elyesa Bazna được cho là một trong nguồn tin hàng đầu của phe Trục |
Khi đến chỗ tôi, ông ta báo cáo về bức điện vừa mới nhận được từ von Papen (Franz von Papen (1879-1969), nhà ngoại giao Đức quốc xã, từng đóng vai trò lớn đưa Hitler lên nắm quyền năm 1933 và trở thành phó thủ tướng của Hitler tháng 1 năm 1933. Đại sứ tại áo (1934-1938) và tại Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian Thế chiến II - ND) và về một đề nghị lạ lùng của một người tự gọi mình là người hầu của đại sứ Anh tại Ankara (thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ). “Người hầu” đòi lập tức một khoản tiền to là 20.000 bảng Anh để đổi lấy các bức ảnh chụp lại những tài liệu tuyệt mật của đại sứ quán Anh. Sau này, ông ta còn định bán ảnh chụp lại các tài liệu đó với giá 15.000 bảng Anh cho mỗi cuộn phim tiếp sau. Xét đến việc tài liệu có liên quan đến những vấn đề mà tình báo quan tâm, nhưng là một việc rất khả nghi và mạo hiểm, nên Ribbentrop muốn biết ý kiến của cá nhân tôi là có nên tiếp nhận đề nghị này không.
Thoạt nhìn, cái trò này quả thật rất khả nghi. Tuy vậy, thông tin mà các nguồn khác cung cấp cho chúng tôi cho đến lúc đó lại rất chung chung và thật là dại dột khi xem thường một đề nghị như thế. Trong thời gian hoạt động trên trận tuyến vô hình, tôi thường buộc phải ra những quyết định mạo hiểm như thế và tôi đã có một trực cảm nào đó. Còn đề nghị thanh toán cho từng loạt ảnh chụp sau khi giao chúng cũng là một thứ bảo đảm nhất định. Nhưng dù sao thì tốt hơn vẫn là được xem qua nội dung các cuộn phim. Tôi không hề nghĩ Moisich, một tình báo viên thông minh và lọc lõi ở Ankara, lại không thể xử lý được vụ này.
Sau khi cân nhắc tất cả mọi yếu tố, tôi khuyên chấp nhận đề nghị và lập tức cử liên lạc viên mang ngay khoản tiền ban đầu lấy từ quỹ của cơ quan tình báo sang Ankara. Ribbentrop nhất trí với tôi và ông ta đã gửi điện thông báo điều đó cho von Papen. Ngày hôm sau, 20.000 bảng Anh đã được chuyển tới Ankara bằng máy bay liên lạc.
Tôi cực kỳ sốt ruột ngóng chờ tin của Moisich. Ba ngày sau tin đã về tới. Ông ta đã liên hệ với người đó và đặt bí danh quy ước cho anh ta là Piero. Người này tự giới thiệu với ông ta mình là phái viên của Janke, người mà Piero từng nhiều năm làm người hầu cho.
Khi đội lốt ngoại giao, Janke buộc phải đề phòng âm mưu quỷ kế của cơ quan tình báo đối phương nên không muốn liên lạc với Piero. Bởi vậy, ngay khi người kia xuất hiện ở nhà ông ta, ông ta lập tức chỉ ngay đến Moisich và ngay chiều đó đã tạo điều kiện cho họ gặp nhau.
Piero người tầm thước, xanh xao, với đôi mắt sâu và có chiếc cằm đầy cương nghị. Ông ta nói rất ít và tạo cho Moisich ấn tượng về một con người tàn bạo và rất có năng lực. Tất cả các câu trả lời của ông ta đều rõ ràng và chính xác. Sau cuộc nói chuyện ngắn, Moisich cảm thấy mình ở trong tình thế khó xử. Một mặt, đang làm việc trong cơ quan tình báo, ông ta tất nhiên là rất muốn chấp nhận đề nghị. Mặt khác, số tiền mà người kia đòi lại quá lớn và công việc thì lại mạo hiểm quá chừng. Hơn nữa, lúc đó trong tay Moisich cũng chả có lượng ngoại tệ lớn đến như thế.
Vấn đề còn phức tạp thêm ở chỗ Piero đặt thời hạn 3 ngày để Moisich phải trả lời. Piero hất tay về phía đại sứ quán Liên Xô để cảnh báo rằng ở đó đang có những khách hàng khác đang chờ đợi ông ta.
Khi Moisich nhận được những cuộn phim đầu tiên, ông ta đã cho hiện và xem lướt nội dung các phim chụp. Chỉ cần xem lướt qua hai cuộn phim đầu, ông ta cũng đã choáng váng. Ông ta lập tức liên lạc bằng vô tuyến điện qua von Papen với Ribbentrop. Sau khi nhận được các báo cáo của Piero, tôi tự mình xem các bức ảnh chụp. Toàn bộ thư từ tuyệt mật của sứ quán Anh ở Ankara với Bộ Ngoại giao Anh ở London đã lọt vào tay chúng ta như thế đấy. Trong đó, còn có những thư riêng của đại sứ Anh về quan hệ Anh-Thổ và Anh-Nga. Có giá trị rất lớn là danh mục đầy đủ các vật tư mà Mỹ cung cấp cho Liên Xô theo kế hoạch cho vay (lend-lease) năm 1942 và 1943. ở đây còn có một báo cáo tổng hợp của Bộ Ngoại giao Anh về kết quả cuộc gặp các ngoại trưởng vào tháng 10 năm 1943 ở Moskva.
Nội dung phim chụp cũng rất lôi cuốn làm tôi quên hết tất cả chỉ chúi đầu vào nghiên cứu các tài liệu này, thậm chí không đưa ra ngay những biện pháp mà trong những trường hợp như thế thì cương vị cục trưởng tình báo buộc tôi phải làm. Sau đó, tôi viết nhanh như sau:
1. Trình ngay lên Hitler các báo cáo thông qua Himmler.
2. Chuyển ngay tài liệu cho tướng Tile (cục trưởng trinh sát vô tuyến điện và mã thám OKW) để ông ta có thể bắt tay vào tìm khoá mật mã của Anh.
Bốn chuyên gia giải mã hàng đầu của Đức, trong đó có hai giáo sư toán đã làm việc liên tục mấy tuần liền cho đến khi “cắn vỡ” được một phần mã. Đó là một thành công lớn. Những nhận xét viết bên lề các tài liệu, ngày tháng mã hoá từ London và Ankara cũng thu hút sự chú ý. Những yếu tố đó có giá trị lớn đối với các chuyên viên của chúng tôi.
3. Các chuyên viên đã cố lập ra danh mục các câu hỏi mà họ cần phải khẳng định cho Hitler về tính xác thực của các tài liệu. Tất nhiên điều đó có ý nghĩa lớn nhất bởi vì nó cho phép quyết định có thể dùng tài liệu nhận được để tác động đến chính sách đối ngoại của nhà nước hay không.
4. Thông báo cho quốc vụ khanh Schteengraht về những biện pháp mà tôi đã áp dụng. Moisich sẽ chịu trách nhiệm tiến hành việc này (bởi vì số tiền là rất lớn, tôi đã hỏi quốc vụ khanh là số tiền này lấy từ nguồn nào. Schteengraht khuyên nên chi từ kinh phí của cơ quan tôi và nếu như chi phí quá lớn chúng tôi không chịu được thì bộ ngoại giao có thể nhận gánh một phần chi phí).
Không lâu sau, từ Istanbul đã nhận được bản điện mật mã thông báo Moisich được lệnh có mặt tại Berlin và báo cáo trực tiuếp cho Ribbentrop đầu đuôi câu chuyện. Tôi rất bực vì người ta không thèm bàn bạc với tôi về vấn đề này. Bởi vậy tôi đã thu xếp để Moisich gặp tôi trước khi đến gặp Ribbentrop. Tôi chẳng hề muốn để cho Cicero (bí danh của Elyesa Bazna (1905-1971), người Albania làm bồi phòng cho đại sứ Anh Hugh Knatchbull-Hugessen tại Thổ Nhĩ Kỳ. Cơ quan tình báo Đức SD đã trả 300.000 bảng Anh giả (sản xuất trong chiến dịch Bernhard) cho những tài liệu mà điệp viên này cung cấp. Khi vụ bạc giả bị khám phá sau chiến tranh, Bazna đã kiện chính quyền Đức, nhưng thất bại. Cuộc đời Cicero kết thúc trong nghèo đói - ND), cái tên mà von Papen đặt cho nhân vật kia, tuột khỏi tay mình. Buổi nói chuyện cặn kẽ đầu tiên với Moisich diễn ra vào ngày hôm sau sau khi ông ta đã gặp Ribbentrop. Chúng tôi cố tìm hiểu những động cơ nào đã thúc đẩy Cicero làm như thế. Lúc đó còn khó xác định giá trị của các phim chụp, nhưng chúng tôi đã quyết định rằng tiền nào của ấy. Kể cả những tài liệu này là do tình báo địch đẩy cho chúng tôi thì chúng tôi vẫn có lợi bởi vì một điều rất quan trọng là phải biết được kẻ địch dùng những phương tiện gì để mà đánh lạc hướng chúng. Nhưng cũng như đã nói với Moisich, tôi tin đây là tài liệu thật. Nó hoàn toàn phù hợp với bức tranh tình hình chính trị chung giống như tôi hình dung cho mình. Tôi quyết định không chỉ dừng lại ở việc đánh giá tài liệu, việc có trực tiếp nằm trong chức năng của cơ quan tình báo mà còn đi sâu vào giai đoạn ba - tìm cách sử dụng những thông tin thu được. Thông thường việc này không nằm trong thẩm quyền của cơ quan tình báo vì cơ quan tình báo chỉ dừng lại ở hai giai đoạn đầu là thu thập và đánh giá thông tin. Tuy nhiên, tình thế khó khăn của nước Đức đòi hỏi tôi phải sử dụng mọi khả năng của mình để giải quyết chính vấn đề này.
Tôi ra lệnh cho Moisich gửi ngay về Berlin tất cả những phim mà Cicero chuyển cho để các nhân viên của chúng tôi kịp nhân bản cho đủ số lượng phát cho những người quan tâm. Khi cần thiết, để hỗ trợ về kỹ thuật, chúng tôi tổ chức cho máy bay liên lạc đặc biệt bay tới Ankara hai lần một tuần. Chúng tôi cũng dự định cả việc cử khẩn cấp đến đó một chuyên gia với đầy đủ thiết bị cần thiết cho một phòng ảnh hiện đại. Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ, chúng tôi trao cho Cicero quy chế ngoại giao.
Sau đó, chúng tôi đã bàn bạc một số vấn đề xung quanh Cicero. Chẳng hạn anh ta nói cha anh ta trong thời gian Thế chiến I sống ở Constantinople, ở đó ông ta bị lôi vào một vụ cãi lộn vì người chị gái và đã bị giết chết. Sau này, anh ta lại nói rằng cha anh ta bị người Anh giết trong một cuộc đi săn ở Albania. Chính điều đó đã khơi dậy lòng căm thù với người Anh và thúc đẩy anh ta đến những hành động cương quyết. Sự khác biệt giữa hai giả thiết lại một lần nữa làm suy giảm lòng tin đối với Cicero, tuy nhiên các tài liệu đã tự nói lên tất cả. Anh ta còn khẳng định hoàn toàn không biết tiếng Anh, sau này chúng tôi biết đó là sự nói dối trắng trợn. Tôi không quá chú trọng những chi tiết vặt vãnh này, nhưng chúng cũng gây ra những phiền toái không nhỏ và tôi phải mất nhiều công sức để thuyết phục Hitler và Himmler về độ tin cậy của các tài liệu nhận được của Cicero.
Đến cuối tháng 12, những nghi ngờ tăng mạnh, và cùng với chúng thì sự nghi ngờ về tính xác thực của các tài liệu cũng tăng theo. Vấn đề là ở chỗ chúng tôi phát hiện những vết ngón tay của anh ta trên một bức ảnh. Cicero luôn khẳng định rằng anh ta tự chụp ảnh mà không hề có sự giúp đỡ của ai và để làm thế anh ta đã phải tập chụp lại tài liệu trong hai năm trời. Anh ta còn kể cho chúng tôi về phương pháp làm việc của mình nữa: là một người hầu của đại sứ Anh, anh ta hiển nhiên phải hầu hạ ông ta khi cởi quần áo. Viên đại sứ có thói quen uống thuốc ngủ trước khi đi ngủ bởi vậy khi ông ta đã ngủ, Cicero ở lại phòng để làm sạch quần áo cho chủ. Nhờ đó anh ta có cơ hội lấy ra chùm chìa khoá, mở két và chụp tài liệu dưới ánh sáng mạnh bằng chiếc máy ảnh Leika mà chúng tôi đã trang bị cho anh ta. Sau chừng nửa giờ, tất cả tài liệu được xếp vào chỗ cũ, còn những chiếc quần dài của chủ nhân đã được chải sạch và thế là xong. ấy vậy mà bỗng nhiên lại có vết ngón tay của chính Cicero!
Sau khi bàn bạc với các chuyên viên đang cố dựng lại những hành động của Cicero, chúng tôi đã đi đến kết luận rằng, anh ta không thể một tay giữ tài liệu, còn tay kia lại điều khiển được chiếc máy ảnh Leika. Các chuyên viên của tôi kết luận: Cicero làm việc không phải một mình.
Điều đó cho thấy anh ta không trung thực, nhưng điều đó vẫn không có nghĩa là các tài liệu là giả. Còn chúng tôi nhờ các tài liệu này mà đã khám phá được khoá mã ngoại giao của người Anh. Một trong những tin quan trọng đầu tiên mà chúng tôi gặp trong tài liệu của Cicero là tin tức về cuộc đổ bộ vào nước Pháp đang được chuẩn bị. Chiến dịch có mật danh Overload. Khi đụng phải cái tên này, tôi liên lạc với tướng Tile và ông này lập tức áp dụng các biện pháp để chúng tôi có thể xác định ở đâu và vào lúc nào cái từ Overload xuất hiện trong các bức điện mật mã của địch.
Các chuyên gia đưa ra ý kiến Cicero có thể dùng sáp chuẩn bị sẵn chuẩn bị riêng để lấy mẫu chìa khoá két. Để làm việc đó, chúng tôi đã gửi tài liệu hướng dẫn cho ông ta và một hộp sáp nhỏ dùng để chứa khuôn dập chìa khóa gửi về Berlin. Sau một thời gian ngắn, mẫu chìa khoá đã nằm trước mặt chúng tôi và các nghệ nhân của chúng tôi bắt tay vào làm việc. Ba ngày sau, chìa khoá chiếc két của đại sứ Anh ở Ankara đã nằm trên bàn tôi.
Cicero mừng khôn tả vì điều đó và còn nói chìa khoá mới còn tốt hơn cả chìa khoá thật, bây giờ có thể tiến hành công việc của mình một cách an toàn hơn.
Sau khi nước Đức bại trận, trong thời gian tôi đang bị điều tra, một sĩ quan Anh chở tôi từ Richmond tới khu vực London, nơi một uỷ ban đặc biệt Anh-Mỹ về mật mã và giải mã tiến hành thẩm vấn, đột nhiên hỏi:
- Ông đánh giá thế nào về ngài Moisich?
Tôi chẳng muốn trả lời câu hỏi và chỉ nhún vai.
- Đó là một người rất có năng lực, phải thế không ạ? - viên sĩ quan tiếp tục.
Và một lần nữa tôi lại trả lời bằng cử chỉ thờ ơ đó. Lúc đó thì anh chàng người Anh nhận xét:
- Ông biết đấy, Moisich đã báo cáo cho chúng tôi rằng ông ta là người Do Thái và ông đã buộc ông ta phải gia nhập SS và làm việc cho ông dưới sự đe doạ của họng súng.
Lần đầu tiên từ lúc bị giam giữ, tôi bật cười. Moisich và tôi luôn làm việc với nhau trên cơ sở cực kỳ thân tình.
Ngoài các bản thảo các bản điện mật mã do Sir Knatchbull-Hugessen viết về các vấn đề quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Anh, trong số các tài liệu do Cicero cung cấp còn có:
1. Báo cáo về hội nghị ở Cairo vào tháng 11 năm 1943 giữa Roosevelt, Churchill và Tưởng Giới Thạch. Phần quan trọng nhất của hội nghị và lời hứa của Roosevelt trả lại Mãn Châu Lý cho Trung Quốc sau khi đánh bại Nhật Bản. Bởi vậy, chúng tôi ngạc nhiên khôn tả khi vào cuối tháng 2 năm 1945, một điệp viên của chúng tôi báo tin giữa Mỹ và Nga đã đạt được thoả thuận bí mật về vấn đề này. Không hề bàn bạc với Tưởng Giới Thạch, Roosevelt đã nhất trí trao cho Nga tuyến đường sắt xuyên Mãn Châu Lý và các hải cảng Port-Arthur, Đại Liên. Và tất cả cái đó là để người Nga đồng ý tuyên chiến với Nhật ba tháng sau. Thật khó mà thuyết phục để các lãnh tụ của chúng ta tin Hoa Kỳ đã thực sự làm điều đó.
2. Báo cáo về hội nghị Teheran (từ ngày 28 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12 năm 1943 giữa Roosevelt, Churchill và Stalin) và về các cuộc hội đàm của các tướng lĩnh đồng minh diễn ra ở đó. Trong quá trình nghiên cứu các tài liệu này, đã hoàn toàn sáng tỏ một điều là mặc dù còn tồn tại những bất đồng về quân sự cũng như chính trị, nhưng tại hội nghị này về đại thể chúng đã được vượt qua. Chúng tôi tin tưởng đến 60% là Churchill không thể trì hoãn kế hoạch mở mặt trận thứ hai của mình ở Ban căng. Rõ ràng là các cố vấn quân sự của Roosevelt đã đóng vai trò quyết định trong vấn đề này. Bối cảnh chính trị ở Ban căng có thể rất phức tạp và bất trắc; ngoài ra, một chiến lược như thế đã tạo ra ưu thế cho các lợi ích của Anh ở Đông Nam Âu, và Roosevelt trong khi đó vẫn đang lo ngại khả năng thực hiện các cuộc tiếp xúc Nga-Đức.
Từ trong các tài liệu mà Cicero chụp được, chúng tôi biết được quy chế đặc biệt mà các nước đồng minh bảo đảm giành cho Thổ Nhĩ Kỳ. Đáng tiếc là người ta không nói gì về Hy Lạp. Tuy nhiên, một điều không còn nghi ngờ gì nữa là với thoả thuận đạt được ở Teheran thì Ba Lan, Hungary, Rumani và Nam Tư đã chuyển sang nằm dưới sự “bảo trợ” của quân đội Xôviết.
Việc nghiên cứu các tài liệu này đã gây ra một ấn tượng kinh hoàng. Không ai hiểu được các kết luận và đánh giá của chúng tôi đối với những tài liệu được cung cấp. Chỉ có mỗi mình Ribbentrop là vẫn cố đọc như trước và luôn nhìn thấy sự căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Nga và các nước đồng minh phương Tây và tất nhiên là vẫn tìm kiếm sự ủng hộ cho những suy tính hồ đồ của mình qua gương mặt của ông chủ.
Chẳng khó khăn gì lắm để đoán trước phản ứng của Hitler. Ông ta tuyên bố rằng, bây giờ, hơn bất cứ lúc nào khác, cần phải tập trung mọi lực lượng cho cuộc chiến tranh tổng lực. Các tài liệu của Cicero rõ ràng là đã dẫn Himmler đến tình trạng do dự, không quyết đoán. Ngay trước Lễ Giáng sinh, ông ta cho gọi tôi tới. Trong khi báo cáo, ông ta đột ngột ngắt lời tôi: “Schellenberg, bây giờ tự tôi đã thấy cái gì đó sẽ phải xảy ra. Chỉ có điều tất cả chuyện này là phức tạp và nặng nề...”.
Tôi không thể tin vào tai mình, còn ông ta lại nói tiếp: “Ơn Chúa, ông đừng mất liên hệ với Sir Hewitt. Ông sẽ nói cho ông ta biết là tôi đã sẵn sàng gặp ông ấy để bàn bạc đấy chứ?”
Từ lúc đó, những đòn đánh của số phận liên tiếp ập xuống chúng tôi. Trong các tài liệu của Cicero có nói quy chế trung lập của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không còn tồn tại lâu nữa. Từng bước, Thổ Nhĩ Kỳ đang chuyển sang phía đồng minh. Các nhà ngoại giao Thổ hành động thận trọng và đúng theo kế hoạch, nghĩa là đúng như được mô tả trong các báo cáo của Bộ Ngoại giao Anh.
Đâu đó trong khoảng tháng 2 hay tháng 3 năm 1944, Cicero ngừng cung cấp tin cho chúng tôi, vào tháng 4, Thổ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đức và gia nhập phe đồng minh.
Nhận xét
Đăng nhận xét