MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 43

(ĐC sưu tầm trên NET)


Việt Nam, Campuchia thực địa nơi xảy ra xô xát ở biên giới

Dân trí Việt Nam và Campuchia đã nhất trí kiên quyết không để tái diễn vụ việc xô xát như ở địa bàn tỉnh Long An vừa qua, đồng thời khẳng định tôn trọng các hiệp ước và hiệp định đã ký kết.

 >> Bộ Ngoại giao bác tin "chuyển vũ khí vào phía Nam"
 >> Việt Nam lên án các phần tử quá khích người Campuchia


Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, thực hiện thỏa thuận giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia, ngày 16/7/2015, Nhóm Công tác liên hợp Việt Nam – Campuchia đã đến thực địa khu vực giữa mốc số 202 – 203 thuộc ấp Bình Bắc, xã Bình Hòa Tây, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, Việt Nam, nơi xảy ra vụ bạo lực do một số phần tử quá khích Campuchia gây ra ngày 28/6/2015.
Việt Nam, Campuchia kiên quyết không để xảy ra xô xát biên giới
Cuộc họp giữa hai Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam-Campuchia ngày 7/7 (Ảnh: Vietnam+)
Nhóm Công tác phía Việt Nam do Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao làm Trưởng nhóm. Nhóm Công tác phía Campuchia do Ông Long Visalo, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế, Trưởng Ban điều tra vụ xô xát phía Campuchia làm Trưởng nhóm.
Tại thực địa, hai bên đã kiểm tra, làm rõ nơi xảy ra xô xát, đồng thời nghe ý kiến của các nhân chứng hai bên và xác định nguyên nhân của vụ việc. Nhóm công tác phía Campuchia đã thăm hỏi và mong nhận được sự thông cảm của những người Việt Nam bị thương.
Sau khi kết thúc làm việc trên thực địa, hai bên tiến hành hội đàm tại tỉnh Svay Rieng, Campuchia và nhất trí kiên quyết không để sự việc tương tự vụ việc xảy ra ngày 28/6/2015 tái diễn, đồng thời khẳng định tôn trọng các Hiệp ước và Hiệp định đã ký kết và Thông cáo báo chí chung ký ngày 17/1/1995.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, ngày 28/6/2015, một nhóm khoảng 250 người Campuchia với sự tham gia của một số nghị sĩ Đảng đối lập Campuchia CNRP đã tiến sâu vào khu vực mốc 203 do Việt Nam quản lý thuộc địa bàn tỉnh Long An. Trước hành động sai trái này, lực lượng chức năng Việt Nam và một số người dân địa phương đã ra ngăn chặn, giải thích nhưng bị một số phần tử quá khích người Campuchia tấn công, khiến 7 người Việt Nam bị thương.
Sau vụ việc trên, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình khẳng định Việt Nam rất coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị hợp tác toàn diện với Campuchia, mong muốn phát triển đường biên giới Việt Nam – Campuchia hòa bình, hữu nghị.
Việt Nam yêu cầu các cơ quan chức năng của Campuchia có biện pháp xử lý thỏa đáng vụ việc, không để những hành động tương tự tái diễn, bảo đảm cho công tác phân giới cắm mốc được tiến hành thuận lợi vì lợi ích chung của nhân dân hai nước.
Nam Hằng

Cấm xe quá tải đi cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây

TPO - Qua hệ thống cân tải trọng hiện đại đặt tại trạm thu phí, các xe chở quá tải sẽ bị cơ quan chức năng lập biên bản xử phạt và buộc phải quay đầu, không được tiếp tục đi vào đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây.
Chiều nay (17/7), bà Nguyễn Thị Hoài Phương, phó giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc VN (VEC E) cho biết, các xe chở quá tải sẽ không được phép lưu thông trên tuyến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. 
Hai trạm cân tự động được lắp đặt trước trạm thu phí Long Phước và Dầu Giây. Khi phát hiện xe chở quá tải, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ lập biên bản xử phạt và yêu cầu lái xe quay lại nơi nhận hàng để hạ tải, không tiếp tục được vào đường vào đường cao tốc và không phải nộp phí qua trạm.
Hệ thống cân tải trọng lắp đặt trên đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây sử dụng các thanh cảm biến thạch anh, khi bánh xe đi qua sẽ tạo thành mức điện áp hiển thị ra màn hình tải trọng xe với mức sai số 5%. Thanh cảm biến được chôn cứng trên đường, xe đi qua sẽ không gây hư hỏng, kể cả trường hợp cố tình phá hoại.
Cấm xe quá tải đi cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây - ảnh 1
Hệ thống cân tích hợp với camera ghi biển số xe, tự động truy cập vào hệ thống dữ liệu của Cục Đăng kiểm nhằm xác định xe có chở quá tải hay không. Đây là hệ thống cân tải trọng hiện đại nhất Việt Nam đã được Viện Đo lường Việt Nam kiểm định chất lượng và cho phép hoạt động.

Mỹ sẵn sàng đối phó với tình huống bất ngờ ở Biển Đông

Đô đốc mới của Hạm đội Thái Bình Dương đảm bảo với các đồng minh rằng lực lượng nước này được trang bị hiện đại và sẵn sàng phản ứng trước bất cứ tình huống bất ngờ nào ở Biển Đông. 
Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ hôm nay bắt tay với
Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, hôm nay bắt tay với Trung tướng Hernando Iriberri, Tham mưu trưởng Các Lực lượng Vũ trang Philippines. Ảnh: Inquirer
"Chúng tôi sẵn sàng để phản ứng trước bất cứ tình huống bất ngờ nào tổng thống có thể cho là cần thiết", Đô đốc Scott Swift, người giữ chức Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương từ tháng 5, hôm nay nói tại Manila, Philippines.
Ông Swift cho biết hải quân có thể triển khai thêm ít nhất 4 tàu tác chiến ven biển so với con số dự kiến ban đầu Mỹ cam kết đưa tới khu vực. Đô đốc hé lộ ông "rất quan tâm" đến việc mở rộng các cuộc tập trận tác chiến thường niên mà hải quân Mỹ tổ chức với một vài nước đồng minh, thành một cuộc tập trận đa quốc gia, có thể bao gồm cả Nhật Bản. 
Khi được hỏi quân đội Mỹ sẵn sàng dành bao nhiêu nguồn lực cho Biển Đông, Swift nói ông hiểu mối quan ngại của các nước đồng minh của Washington.
"Lý do mọi người tiếp tục hỏi về cam kết và ý định lâu dài của Hạm đội Thái Bình Dương thực sự cho thấy mọi sự bất định đang diễn ra trên vũ đài hiện nay", ông cho biết. "Nếu chúng tôi có toàn bộ hải quân Mỹ ở đây, trong khu vực này, tôi nghĩ mọi người vẫn cứ hỏi: 'Ông có thể đem thêm được không?'". 
Swift nói Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ, nhưng nước này sẽ thúc đẩy hoạt động để đảm bảo tự do đi lại trong các vùng biển tranh chấp và những nơi khác. Ông cũng dẫn lại phản ứng quy mô lớn của quân đội Mỹ nhằm giúp Philippines sau siêu bão Haiyan năm 2013, thể hiện cam kết của Washington trong việc giúp đỡ đồng minh gặp nạn. 
Theo Inquirer, ông Swift chọn Philippines là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm châu Á - Thái Bình Dương, chỉ 6 tuần sau khi giữ chức vụ mới. Ông sẽ ở nước này từ 16/7 tới 19/7. 
Trọng Giáp (theo AP)

Lãnh đạo TP Đà Nẵng nói gì về vụ bố trí "đất vàng" cho con Bí thư Thành ủy?

Dân trí Lãnh đạo TP Đà Nẵng khẳng định việc bố trí tái định cư cho bà Trần Thị Yến Minh (con gái Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ) chuyển từ quận Cẩm Lệ xuống quận Hải Châu là chuyện bình thường, theo chủ trương của thành phố.
Dư luận đang xôn xao trước thông tin trước việc bà Trần Thị Yến Minh (con gái Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ) được ưu ái trong bố trí tái định cư. Theo đó, bà Yến sau khi được bố trí 2 lô đất tái định cư tại khu dân cư Phước Lý (quận Cẩm Lệ) đã xin đổi 2 lô đất này lấy 2 lô đất ở đường Phan Bội Châu (quận Hải Châu) và đã được lãnh đạo thành phố đồng ý.
Tại buổi họp chiều 17/7, ông Trần Thọ - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng chia sẻ: “Cháu có 400m2 đất ở bị giải tỏa, thấy rất nhiều người xin chuyển nên cháu có nguyện vọng chuyển từ vị trí A sang vị trí B. UBND TP cấp lại cho cháu 180m2 và cháu chịu giá của Nhà nước quy định mặc dù cháu đủ điều kiện con gia đình chính sách. Cháu chỉ xin chuyển để thuận lợi cho việc học hành của con cái. 
Báo chí nói không sai nhưng cũng phải chia sẻ với cháu một tý... Nếu như các anh báo chí a lô cho mình một tiếng thì mình có thể giãi bày nó cũng đỡ hơn. Nhưng dẫu sao mọi việc cũng đã xảy ra rồi. Chỉ mong các cơ quan thông tấn báo chí hiểu rõ đúng bản chất của sự việc để có tiếng nói khách quan”.
Quang cảnh cuộc họp Thành ủy Đà Nẵng chiều 17/7
Quang cảnh cuộc họp Thành ủy Đà Nẵng chiều 17/7
Ông Huỳnh Đức Thơ – Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết, trước đây thời Bí thư Nguyễn Bá Thanh, việc bố trí tái định cư cho dân là theo phương án được duyệt. Thực tế, trên địa bàn thành phố có nhiều người dân có nhu cầu vào thành phố để gần người thân, con cái đi học. Trường hợp này khá phổ biến từ trước đến giờ mà chủ yếu là người dân chứ không phải cán bộ. 
Theo ông Thơ, việc này rất bình thường, không có gì trái với pháp luật. Người ở ngoài rìa muốn chuyển vào trung tâm thì phải thêm tiền.
“Báo chí liên hệ với vụ của ông Nguyễn Ngôn là sai. Ông Ngôn là ông tự ý bố trí cho người nhà chứ thành phố chưa đồng ý. Ông Ngôn nói việc cấp đất đã được lãnh đạo đồng ý nhưng hỏi thì không có văn bản”, ông Thơ nói thêm.
Ông Đặng Việt Dũng – Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cũng chia sẻ, việc chuyển từ khu vực này qua khu vực khác là chuyện bình thường. Do nhu cầu của người dân, chuyển qua ở đâu thì mua giá đất theo khu vực đó. Thực ra việc bố trí tái định cư do hội đồng chứ không phải theo ý muốn của người nào. Việc cụ thể của chị Minh theo ông Dũng là nằm trong diện giải tỏa phải bố trí tái định cư và cũng chỉ để ở chứ không buôn bán gì. "Về khía cạnh tình cảm thì tui thấy thông tin báo chí đưa là chưa phù hợp, hài hòa", ông Dũng nói.
Đại tá Lê Văn Tam – Giám đốc công an TP Đà Nẵng cho biết: “Đây là chủ trương chung của thành phố có từ trước đến nay, không có gì sai. Nếu ai có nhu cầu xem xét chuyển đổi thì thứ nhất anh phải có đất, thứ hai là anh phải trả tiền theo giá của thành phố. Việc cháu Minh xin chuyển đổi là chuyện bình thường như bao trường hợp khác”.
Hai lô đất bố trí cho bà Minh ở đường Phan Bội Châu (quận Hải Châu)
Hai lô đất bố trí cho bà Minh ở đường Phan Bội Châu (quận Hải Châu)
Ông Trần Đình Hồng – Trưởng Ban tổ chức thành ủy Đà Nẵng cũng khẳng định, đó là việc rất phổ biến, thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thành phố.
“Tôi cũng chia sẻ với anh Thọ. Anh em lên nhà anh Thọ thấy gia đình anh 3 thế hệ nhưng ở trong diện tích khiêm tốn”, ông Hồng nói thêm.
Ông Trần Thanh Vân – Trưởng Ban nội chính Thành ủy Đà Nẵng chia sẻ: "Tôi rất buồn và bất ngờ vì chuyện không có gì ghê gớm cả. Nếu khu đất đó đang là quy hoạch mà anh Thọ có chức có quyền cắt cho con anh thì mới nói. Đây cũng chỉ là đất ở chứ cũng không phải là đất vàng ghê gớm gì. 400m2 đổi lấy 180m2 và phải trả tiền theo giá của thành phố. Đây là việc làm đúng quy trình. Trong bài báo các đồng chí lồng vào là con Bí thư. Còn nếu không phải thì không có gì cả. Con gái anh Thọ cũng là một gia đình riêng. Nếu chúng ta cẩn trọng hơn, chặt chẽ hơn, hỏi anh Thọ thì rất nhẹ nhàng... 
Anh Thọ không phải là người cái gì cũng vun vén vào cho mình, nhiều lần anh em cũng có nói anh chuyển xuống dưới này sống chứ trên kia xa quá nhưng anh vẫn không chuyển".
Bà Lương Nguyệt Thu – Trưởng ban pháp chế Hội đồng nhân dân Đà Nẵng cũng cho rằng, đây không phải là trường hợp cá biệt, duy nhất. Nói không có gì cũng không phải nhưng nói có gì để dấy lên dư luận như thế cũng không nên. "Nói anh Thọ sai thì anh không sai. Bố trí sai thì do những người bố trí chứ bản thân anh đâu có làm việc này.", bà Thu bày tỏ.
Khánh Hồng 

"Tôi đang tính đến việc động viên con gái trả lại hai lô đất" 

17/07/2015 21:56 GMT+7
    TTO - Đó là giãi bày của ông Trần Thọ - bí thư Thành ủy Đà Nẵng - tại cuộc họp chiều 17-7 trong cuộc họp thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về vấn đề liên quan đến đất đai của con gái mình là bà Trần Thị Yến Minh.
    Vị trí đất “vàng” ở đường Phan Bội Châu mà bà Trần Thị Yến Minh được bố trí - Ảnh: HỮU KHÁ
    Vị trí đất “vàng” ở đường Phan Bội Châu mà bà Trần Thị Yến Minh được bố trí - Ảnh: HỮU KHÁ
    Phát biểu đầy tâm trạng tại cuộc họp, ông Thọ nói: “Tôi rất buồn sau khi đọc xong bài báo mà Tuổi Trẻ đăng sáng nay (17-7). Tôi chỉ nghĩ rằng mọi chuyện cũng đơn giản thôi. Ai ngờ khi báo đăng lên thì dư luận xôn xao quá. Tôi đang tính đến việc động viên con gái trả lại hai lô đất cho TP”.
    "Tuy nhiên vụ việc xảy ra rồi, dù sao cũng rất dở. Sai thì không sai, nhưng không phù hợp. Tôi đang tính đến việc hay là động viên con gái trả lại hai lô đất cho TP. Thú thật tôi rất buồn về chuyện này”.
    Ông Trần Thọ - bí thư Thành ủy Đà Nẵng
    Ông Thọ cho biết gia đình ông về xã Hòa Phát (Hòa Vang, nay là phường Hòa An, quận Cẩm Lệ) mua đất ruộng của dân với diện tích 660m2 với mục đích sau này cho con cái làm nhà ở. Năm 2003, gia đình ông xin tách thửa 400m2, đồng thời chuyển mục đích sử dụng đất 400m2 đất vườn này sang đất ở cho con gái là Trần Thị Yến Minh.
    “Khi chuyển sang đất ở thì con gái tôi cũng đã làm móng nhà chuẩn bị cho tương lai ổn định lâu dài. Nhưng không ngờ sau đó khu đất thuộc diện quy hoạch và giải tỏa, do vậy TP mới bố trí tái định cư cho con tôi bốn lô”.
    Theo ông Thọ, do bà Minh muốn sau này tiện cho việc đi lại, học hành của con cái nên chủ động làm đơn gửi lãnh đạo TP xin hoán đổi vị trí hai lô đất từ phường Hòa An (Q.Cẩm Lệ) về đường Phan Bội Châu (phường Thạch Thanh, Q.Hải Châu).
    “Tôi nghĩ việc này cũng đơn giản thôi, khi ấy rất nhiều người (thuộc diện giải tỏa) cũng làm việc đó và lãnh đạo TP đều giải quyết cho hết. Tôi thấy con gái mình thuộc diện giải tỏa thật sự, là cán bộ nhà nước (bà Minh hiện là giảng viên tại Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng), tôi nghĩ chuyện xin hoán đổi chắc cũng đơn giản thôi, không có gì ảnh hưởng cả. Thật ra trong vụ việc này gia đình tôi chẳng đặc quyền đặc lợi gì. Mục đích cuối cùng là ở chứ chẳng buôn bán gì, trên thực tế thì mới mua xong để đó chứ chưa làm nhà” - ông Thọ phân trần.
    Phát biểu tại cuộc họp, ông Huỳnh Đức Thơ, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết sáng nay 17-7, ngay sau khi báo Tuổi Trẻ có bài phản ánh, bản thân ông nhận được rất nhiều điện thoại từ người dân đến cán bộ lão thành hỏi vì sao lại có sự ưu ái đó.
    “Tại cuộc họp này, tôi xin nói lại rằng trường hợp các hộ giải tỏa sau khi nhận đất tái định cư mà có ý nguyện xin đổi sang vị trí khác là rất phổ biến, trong đó người dân là phần lớn, cán bộ ít lắm. Trường hợp chị Minh, con gái anh Thọ là một trong số đó. Ở đây có sự trùng lặp ngẫu nhiên”, ông Huỳnh Đức Thơ giải thích.
    ĐĂNG NAM - VIỆT HÙNG

    Đàm Vĩnh Hưng không xứng là 'ông hoàng nhạc Việt'?

    (TNO) Những tranh luận trái chiều về câu chuyện này đã nổ ra trên khắp các diễn đàn, trang mạng xã hội suốt thời gian qua.

    Đàm Vĩnh Hưng không xứng là 'ông hoàng nhạc Việt'? - ảnh 1Đàm Vĩnh Hưng cho rằng danh xưng ''ông hoàng nhạc Việt'' là do mọi người đặt cho mình chứ anh không tự nhận như vậy - Ảnh: Độc Lập
    Và sự việc tiếp tục được “xới” lên khi một diễn đàn đăng tải bài viết có ý kiến bàn luận của ca sĩ Hồ Ngọc Hà. Nói về danh xưng đang gắn liền với tên Đàm Vĩnh Hưng, nữ ca sĩ Tìm lại giấc mơ đã dành những lời có cánh: “Anh ấy có là “ông hoàng” hay không thì tùy vào trái tim của mỗi người có yêu mến anh ấy hay không. Với những đóng góp của anh Hưng, với ảnh hưởng của anh ấy và với những điều tốt đẹp anh Hưng làm cho cuộc sống thì anh ấy xứng đáng là “ông hoàng” trong lòng những người yêu mến anh ấy. Với bản thân Hà, ở một góc độ nào đó, anh Hưng cũng là “ông hoàng” trong lòng Hà".
    Thế nhưng ý kiến của Hồ Ngọc Hà bị dân mạng cho rằng: “Chắc cô ấy đang dối lòng”, “toàn là khen người trong nhà”…
    Có ý kiến bình luận thẳng thừng: “Đàm Vĩnh Hưng chưa bao giờ xứng đáng với cái danh hiệu ông hoàng nhạc Việt cả”. Ý kiến này thu hút nhiều lượt like đồng tình trên Facebook. “Mít tơ Đàm hát cũng ở dạng… thường thôi. Nói là ông hoàng thì hơi quá”. Có người lại bảo có lẽ danh xưng này là do Đàm Vĩnh Hưng tự nhận, tự vơ vào người chứ chẳng người hâm mộ nào trao tặng cả.
    Trong khi đó, khá đông fan hâm mộ của Đàm Vĩnh Hưng (nam ca sĩ này có khoảng 3 triệu thành viên ở các Fan Page trên Facebook - PV) phản pháo để bảo vệ thần tượng. Cho rằng không ca sĩ nào ở VN hiện tại có sức hút bằng Đàm Vĩnh Hưng, và danh xưng “ông hoàng nhạc Việt” chỉ xứng đáng với duy nhất Đàm Vĩnh Hưng.
    Những tranh cãi liên tục diễn ra, thế nên thắc mắc “liệu Đàm Vĩnh Hưng có xứng đáng là ông hoàng nhạc Việt” hay không vẫn chẳng thể nào có đáp án chính xác.
    Trò chuyện với Thanh Niên Online về câu chuyện này, Đàm Vĩnh Hưng phì cười: “Ai nói mặc ai đi. Ai muốn nói gì thì nói. Ai nhận xét gì thì cứ việc. Tại sao cứ phải lăn tăn cho mệt nhỉ”.
    Nam ca sĩ Tiếng gió xôn xao nói thêm: “Gặp bao phiền toái với cái cụm từ ông hoàng nhạc Việt này. Chẳng hề muốn nói gì về cái cụm từ ấy nữa”.
    Nói về đồn đoán của dân mạng rằng Đàm Vĩnh Hưng tự nhận mình là ông hoàng nhạc Việt, Đàm Vĩnh Hưng phát quạu: “Chưa hề, chưa khi nào tôi tự nói về mình như thế. Mà cái này phải hỏi các trang tin. Tự đặt cho tôi rồi bây giờ lại đem ra mổ xẻ”.
    Anh cũng bức xúc: “Hết ông hoàng nhạc Việt, rồi ông hoàng scandal, ông hoàng kim cương… toàn người ta, toàn các trang tin đặt cho tôi đấy chứ”.
    Khi được hỏi “Đàm Vĩnh Hưng có nghĩ mình xứng đáng với danh xưng ông hoàng nhạc Việt hay không”, vị giám khảo The Voice ngập ngừng và nói “xin được không trả lời câu hỏi này”.
    “Từ giờ, tôi chốt hạ là không nói, không quan tâm và không bàn luận thêm gì về cái danh xưng này nữa...”, Đàm Vĩnh Hưng nói.
    Còn Hồ Ngọc Hà cũng nói với Thanh Niên Online rằng “cho Hà xin khất không nói về danh xưng của anh Hưng nữa. Hà mà nói nữa thì lại làm xôn xao, làm chuyện bé xé ra to”.
    Với việc “được” gắn tên mình sau danh xưng “nữ hoàng giải trí”, Hồ Ngọc Hà bảo rằng “điều này cũng khiến bản thân gặp bao phiền toái. Nhưng Hà cũng chẳng quan tâm hay để ý làm gì. Giờ Hà chỉ cố gắng từng ngày trong công việc để đạt được những kết quả cao nhất mà thôi”, nữ ca sĩ Tìm lại giấc mơ chia sẻ.
    Xuân Phương

    Cướp vào nhà chích điện, tra tấn gia chủ ngất giữa ban ngày

    Những kẻ lạ mặt xông vào tiệm, chích điện vào người chị Liên; hăm dọa, trói chân chị vào ghế rồi đánh đập tra hỏi chỗ cất giấu tài sản.

    Hiện trường vụ việc chị Liên bị bắt tróiHiện trường vụ việc chị Liên bị bắt trói

    Chiều 17.7, Công an huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) cho biết đang làm rõ vụ việc chị Nguyễn Thị Kim Liên (25 tuổi), chủ tiệm uốn tóc ở thôn 2, xã Quảng Ngãi (Cát Tiên) bị nhóm người lạ mặt xông vào nhà bắt trói và tra hỏi nơi giấu tài sản.
    Công an H. Cát Tiên cho biết thêm, quá trình khám nghiệm hiện trường thấy phòng ngủ của chị Liên bị lục tung, chiếc điện thoại của chị Liên dùng bị ném vỡ, riêng tài sản bị mất vẫn chưa xác định được do chị Liên đang hoảng loạn.
    Vụ việc xảy ra giữa trưa ngày 16/7, khi chị Liên đang ở trong tiệm một mình.
    Theo trình báo của nạn nhân, lúc đó khoảng 12 giờ trưa, có 3 người lạ xông vào cửa tiệm, một người dùng súng chích điện vào người chị, người khác cầm dao hăm dọa, trói chân chị Liên vào ghế rồi đánh đập, tra hỏi để tiền ở đâu.
    Vì không có tiền, chị Liên van xin, nhưng nhóm người trên hăm dọa không khai ra sẽ giết chết. Chỉ một thân một mình và quá hoảng sợ chị Liên gào khóc rồi ngất xỉu. Bọn cướp lục tung đồ đạc trong phòng ngủ để kiếm tài sản rồi bỏ đi.
    Sau khi sự việc xảy ra, anh B. ( chồng sắp cưới của chị Liên) đến tiệm chở chị về ăn cơm trưa thì tá hỏa trước cảnh tượng chị Liên bị trói và ngất xỉu. Anh B. tri hô nhờ hàng xóm đưa nạn nhân đi bệnh viện cấp cứu.
    Hiện Công an huyện Cát Tiên đang tiếp tục làm rõ vụ việc và truy tìm những kẻ táo tợn bắt trói, hành hung chị Liên.
    Theo Lâm Viên- Minh Sơn/Thanh niên

    Va quẹt xe, Việt kiều Mỹ rút dao đâm thấu tim đối phương

    Dân trí Chiều 17/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận 3, TPHCM cho biết đang tạm giữ hình sự nghi can Nguyễn Trung Hậu (31 tuổi, Việt kiều Mỹ) để điều tra, xử lý về hành vi dùng dao đâm trọng thương anh Nguyễn Đăng Long (20 tuổi, ngụ quận 10) sau va chạm giao thông.
    Trước đó vào khoảng 17h30’ chiều 13/7, Hậu điều khiển xe máy chở vợ lưu thông trên đường Nguyễn Phúc Nguyên (phường 10, quận 3) thì xảy ra va quẹt với xe máy do anh Nguyễn Đăng Long điều khiển.
    Nguyễn Trung Hậu tại cơ quan công an
    Nguyễn Trung Hậu tại cơ quan công an
    Lúc này 2 bên xảy ra cự cãi, bất ngờ Hậu rút dao truy đuổi khiến anh Long phải bỏ lại xe chạy bộ thoát thân.
    Anh Long chạy bộ về phía ga Sài Gòn thì bị Hậu đuổi kịp, rồi dùng dao đâm trúng tim khiến anh Long gục xuống đường.
    Nạn nhân được chuyển vào bệnh viện cấp cứu, hiện vẫn đang hôn mê sâu, nguy hiểm đến tính mạng.
    Riêng Hậu sau khi gây án đã lên xe bỏ chạy về nhà vợ ở phường Cầu Ông Lãnh, quận 1. Qua truy xét, công an quận 3 đã bắt được Hậu và thu giữ con dao gây án.
    Tại cơ quan công an, bước đầu Hậu đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.
    Đình Thảo 

    Bất ngờ bị truy sát nghi mâu thuẫn trên mạng xã hội

    Dân trí Sau hai ngày mâu thuẫn trên mạng xã hội facebook với một người, anh Châu (TP Thanh Hóa) bất ngờ bị hai đối tượng đi xe máy xông vào nhà rồi rút súng bắn khiến anh trọng thương.
    Nguồn tin từ Công an TP Thanh Hóa cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ dùng súng truy sát khiến một thanh niên bị thương. Nạn nhân là anh Lê Minh Châu (SN 1993, trú tại đường Nam Sơn- Phường Nam Ngạn – TP Thanh Hóa).
    Theo đó, vào hồi 14h chiều ngày 17/7, anh Châu đang ở trong nhà cùng với anh trai và chị dâu thì có hai đối tượng đi xe máy tới đập phá đồ đạc rồi bất ngờ dùng súng bắn vào hông anh Châu khiến nạn nhân bị thương nặng. Gây án xong, các đối tượng lên xe trốn khỏi hiện trường.
    Căn nhà riêng - nơi nạn nhân Châu bị đối tượng lạ truy sát 
    Căn nhà riêng - nơi nạn nhân Châu bị đối tượng lạ truy sát 
    Nạn nhân Châu ngay sau đó được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cấp cứu, tuy nhiên do vết thương quá nặng, nạn nhân tiếp tục được chuyển ra Hà Nội để cấp cứu.
    Được biết, trước đó 2 ngày, nạn nhân Châu có mâu thuẫn với một người trên mạng xã hội face book. Đối tượng trên mạng xã hội đã thách thức và dọa sẽ đến nhà giết nạn nhân.
    Hiện vụ việc đang được Công an TP Thanh Hóa tiếp tục điều tra, làm rõ.
    Bình Minh 
    Tọa đàm “Tổ quốc nhìn từ biển” với Quân chủng Hải quân Việt Nam
    Thứ sáu, 17/07/2015 - 10:48 AM (GMT+7)
    Tọa đàm “Tổ quốc nhìn từ biển” với Quân chủng Hải quân Việt Nam
    NDĐT - Chiều 15-7, Sở GDCK Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Tổ quốc nhìn từ biển” với sự tham dự của các lãnh đạo Quân chủng Hải quân thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân Nhân dân Việt Nam.
    Buổi tọa đàm là cơ hội để toàn thể cán bộ Sở GDCK Hà Nội và các thành viên thị trường được tìm hiểu về chủ quyền và biển đảo Việt Nam qua đó khơi dậy lòng yêu nước, ý thức công dân, tình cảm và ý thức trách nhiệm trong giữ gìn chủ quyền biển đảo.
    Thay mặt Sở GDCK Hà Nội, ông Trần Văn Dũng, Bí thư chi bộ, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc đã bày tỏ lòng biết ơn của toàn thể cán bộ Sở đến lực lượng cán bộ chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc và cảm ơn Bộ Tư lệnh Hải quân đã tạo điều kiện để Sở GDCK Hà Nội và các thành viên thị trường được tham gia đoàn công tác số 13 tới quần đảo Trường Sa trong tháng 5-2015 và mong muốn Sở tiếp tục được tạo điều kiện tham gia nhiều chương trình về biển đảo hơn nữa trong thời gian tới.
    Chia sẻ tại buổi tọa đàm, đồng chí Đinh Gia Thật, Chuẩn đô đốc, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân chủng Hải quân Việt Nam rất xúc động trước sự quan tâm, tình cảm, tinh thần trách nhiệm của các cán bộ Sở GDCK Hà Nội và thành viên thị trường đối với biển đảo quê hương. Suốt hai giờ tọa đàm, đồng chí Đinh Gia Thật đã giới thiệu về tình hình biển đảo, nguyên tắc ứng xử và hành động của Nhà nước ta đối với diễn biến phức tạp trên biển Đông và kêu gọi toàn quân và toàn dân trong đó có lãnh đạo, cán bộ nhân viên Sở GDCK Hà Nội cùng sát cánh, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.
    Nhân dịp này, Sở GDCK Hà Nội và các thành viên thị trường đã trao tặng Quỹ Vì Trường Sa Thân Yêu số tiền 300 triệu đồng từ đợt quyên góp ủng hộ cán bộ, nhân dân và chiến sĩ Trường Sa tháng 4-2015 và trao giấy khen cho các cán bộ Quân chủng Hải quân đã tích cực hỗ trợ đoàn công tác số 13 đến thăm Trường Sa trong tháng 5 vừa qua.
    HUY PHƯƠNG

    Trung - Nhật 'đấu khẩu' việc Tokyo cho phép gửi quân ra nước ngoài

    (TNO) Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc ngày 17.7 lên tiếng chỉ trích dự luật quân sự mới của Nhật Bản, kéo dài thêm cuộc khẩu chiến giữa hai nước xung quanh việc Nhật Bản cho phép đưa quân ra nước ngoài, theo Reuters.
    Trung - Nhật 'đấu khẩu' việc Tokyo cho phép gửi quân ra nước ngoài - ảnh 1Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, ông Thường Vạn Toàn cho rằng dự luật của Nhật Bản đang gây phức tạp cho an ninh khu vực - Ảnh: Reuters 
    Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thường Vạn Toàn nói với ông Shotaro Yachi, một đồng minh thân cận của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, rằng việc thông qua dự luật là một "động thái chưa từng có", theo Tân Hoa xã.
    Hôm 16.7, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua dự luật cho phép quân đội nước này chiến đấu ở nước ngoài. Nếu dự luật trên chính thức thành luật, đây sẽ là lần đầu tiên sau 70 năm kể từ khi Thế chiến thứ 2 kết thúc, quân đội Nhật Bản được phép tham chiến bên ngoài lãnh thổ.
    Reuters dẫn lại phát biểu của ông Thường Vạn Toàn trên Tân Hoa xã cho rằng "động thái này sẽ làm phức tạp an ninh khu vực và sự ổn định chiến lược". Ông Thường Vạn Toàn thúc giục Nhật Bản "ôn lại bài học lịch sử, tôn trọng vấn đề an ninh của các nước láng giềng, không làm tổn hại đến hòa bình và ổn định khu vực".
    Việc ông Thường Vạn Toàn lên tiếng đã nối dài tranh cãi giữa hai nước Nhật Bản và Trung Quốc xung quanh tham vọng của Thủ tướng Abe về việc quân đội Nhật Bản được phép chiến đấu ở nước ngoài.
    Trung - Nhật 'đấu khẩu' việc Tokyo cho phép gửi quân ra nước ngoài - ảnh 2Duyệt đội danh dự của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản - Ảnh: Reuters
    Trước đó, ngày 16.7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh kêu gọi phía Nhật Bản tránh "làm tê liệt hòa bình và an ninh khu vực".
    "Chúng tôi nghiêm túc kêu gọi phía Nhật Bản tránh gây nguy hiểm cho chủ quyền, an ninh và lợi ích của Trung Quốc hay làm tê liệt sự ổn định và hòa bình khu vực", Reuters dẫn tuyên bố của bà Hoa Xuân Oánh trên trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
    Đáp lại những tuyên bố từ Bắc Kinh, hôm 17.7, Tổng tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, Đô đốc Katsutoshi Kawano cho biết Tokyo sẽ thực hiện các cuộc tuần tra tại Biển Đông trong tương lai. Ông Kawano nhận định Trung Quốc có thể sẽ tăng cường bồi đắp trái phép trên Biển Đông nhằm "củng cố" các tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên vùng biển này.
    Nhật Đăng

    Hà Nội kiến nghị không nhận tử tù của tỉnh ngoài

    Hà Nội kiến nghị xây dựng phòng thi hành án tử hình ở các tỉnh khác, giảm bớt gánh nặng cho Thủ đô.
    Ảnh minh họa. Internet. Ảnh minh họa. Internet.
    Tại hội thảo do Ủy ban Tư pháp Quốc hội tổ chức sáng 17/7, Thiếu tướng Đinh Văn Toản, Phó giám đốc Công an TP.Hà Nội kiến nghị không nhận tử tù của các tỉnh.
    Theo ông Toản, thực hiện quy định mới của Bộ luật Hình sự về thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc, Bộ Công an đã xây dựng 5 phòng thi hành án tại 5 tỉnh, thành, trong đó một đặt tại Hà Nội. Ban đầu, Bộ giao cho Hà Nội chịu trách nhiệm thi hành án tử hình cho tử tù đến từ 12 tỉnh, nhưng gần đây đã nâng lên thành 18.
    “Cử tri Hà Nội rất băn khoăn. Là Thủ đô, trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước mà lại phải làm những việc như vậy không hay chút nào. Chúng tôi đã báo cáo, kiến nghị Bộ không giao Hà Nội làm như vậy nữa. Cần khẩn trương xây dựng phòng thi hành án ở các tỉnh khác, giảm bớt gánh nặng cho Hà Nội”, ông Toản đề nghị.
    Theo ông Toản, cơ sở tạm giam, tạm giữ ở Thủ đô đang rất xuống cấp. Mới tuần trước, khi kiểm tra nhà tạm giữ ở Công an huyện Hoài Đức, thấy tình trạng “không thể chấp nhận được”, lãnh đạo Công an TP.Hà Nội đã quyết định dừng xây dựng một trụ sở làm việc để tập trung đầu tư xây dựng lại nhà tạm giam này.
    Theo Pháp Luật TPHCM

    Google Maps bỏ “Tam Sa” khỏi vị trí quần đảo Hoàng Sa

    17/07/2015 07:44 GMT+7
    TT - Sau khi loại bỏ cái tên Trung Quốc dùng để chỉ bãi cạn Scarborough của Philippines, mới đây Hãng Google cũng ngừng sử dụng tên “Tam Sa” mà Bắc Kinh dùng chỉ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

    Nghe đọc bài: Google Maps bỏ “Tam Sa” khỏi vị trí quần đảo Hoàng Sa
    Hình ảnh tòa nhà của Trung Quốc tại nơi gọi là TP Tam Sa chiếm đóng trái phép trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tên gọi này không được công nhận - Ảnh: AFP
    Hình ảnh tòa nhà của Trung Quốc tại nơi gọi là TP Tam Sa chiếm đóng trái phép trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tên gọi này không được công nhận - Ảnh: AFP
    Trên ứng dụng Google Maps, cái tên “Sansha” (Tam Sa) bất hợp pháp đã không còn xuất hiện ở vị trí của quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, thay vào đó là “Paracels Islands”, tên quốc tế của quần đảo Hoàng Sa.
    Trả lời Tuổi Trẻ, bà Amy Kunrojpanya - giám đốc truyền thông và đối ngoại, Việt Nam, Thái Lan và các thị trường mới nổi, thuộc Google châu Á - Thái Bình Dương - cho biết Google đã cập nhật Google Maps để khắc phục vấn đề tên gọi.
    “Chúng tôi có một chính sách lâu dài áp dụng trên phạm vi toàn cầu về việc mô tả các khu vực tranh chấp, trong đó không có sự xác nhận hay khẳng định vị trí là thuộc quốc gia hay vùng lãnh thổ nào” - bà Kunrojpanya giải thích.
    Trước đó, Google Maps cũng đã ngừng sử dụng cái tên “Hoàng Nham” để chỉ bãi cạn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines, được Manila gọi là Panatag hoặc Bajo de Masinloc và dùng tên quốc tế Scarborough.
    Trung Quốc mô tả bãi Scarborough là một phần của “quần đảo Trung Sa” (Zhongsha) và Google Maps đã ngừng sử dụng cái tên này. Khi bỏ cái tên “Hoàng Nham”, Google Philippines thừa nhận: “Chúng tôi hiểu rằng các cái tên địa lý có thể dẫn tới những cảm xúc mãnh liệt.
    Đó là lý do chúng tôi nhanh chóng sửa chữa ngay sau khi được thông báo”. Google Philippines cũng cho biết cách tốt nhất để đưa ra kiến nghị về các tên gọi trên Google Maps là liên hệ trực tiếp với trang Trợ giúp của ứng dụng bản đồ này.
    Trước đó, hàng ngàn người Philippines đã ký vào bản kiến nghị trên trang Change.org để kêu gọi Google Maps loại bỏ cái tên “Hoàng Nham”. Đại diện Change.org, bà Christine Roque nhận định việc Google Maps thay đổi tên gọi cho thấy sự đồng lòng của cộng đồng mạng có thể tạo ra sự thay đổi.
    “Đó là quyền lực của nhiều người đồng lòng, thống nhất với nhau vì một mục đích chung” - bà Roque nhấn mạnh.
    Hiện trên trang Change.org cũng có một bản kiến nghị thay đổi cái tên biển Nam Trung Hoa (South China Sea) mà cộng đồng quốc tế dùng để gọi Biển Đông (theo cách gọi của Việt Nam) thành “biển Đông Nam Á”.
    Kiến nghị gửi tới Liên Hiệp Quốc, các tổ chức quốc tế và chính quyền các nước Đông Nam Á đã thu hút hơn 10.000 chữ ký từ người dân 76 quốc gia trên thế giới. Trước đó chính phủ, truyền thông và người dân Philippines đã chọn cái tên “biển Tây Philippines” để thay cho tên “biển Nam Trung Hoa”.
    Nhiều học giả quốc tế cũng lên tiếng ủng hộ việc thay đổi tên “biển Nam Trung Hoa” thành “biển Đông Nam Á”.
    Học giả Yang Razali Kassim, Trường nghiên cứu quốc tế S Rajaratnam (RSIS, thuộc ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore), cho rằng cái tên “biển Đông Nam Á” là hoàn toàn phù hợp với vị trí địa lý của Biển Đông và đây là thời điểm phù hợp để đổi tên.
    Philippines mở lại căn cứ quân sự vịnh Subic
    Hôm qua, Hãng tin Reuters cho biết giới chức Philippines quyết định đưa máy bay chiến đấu và hai tàu khu trục đến vịnh Subic vào năm 2016. Đây là lần đầu tiên khu vịnh này - vốn là căn cứ quân sự cho Mỹ thuê - được Manila sử dụng như một căn cứ quân sự trong 23 năm qua.
    Giới chuyên gia an ninh nhận định việc sử dụng vịnh Subic cho phép không quân và hải quân Philippines phản ứng hiệu quả hơn trước những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
    Cảng nước sâu ở vịnh Subic nằm trên mạn phía tây của đảo Luzon, hòn đảo chính của Philippines và đối diện Biển Đông.
    “Giá trị của Subic là một căn cứ quân sự đã được Mỹ chứng minh. Các nhà hoạch định quốc phòng Trung Quốc đều biết chuyện này” - chuyên gia an ninh của Philippines Rommel Banlaoi cho biết.
    Là một trong những cơ sở hải quân lớn nhất của Mỹ trên thế giới, vịnh Subic đã đóng cửa năm 1992 sau khi Thượng viện Philippines chấm dứt thỏa thuận cơ bản với Washington.
    Hồi tháng 5-2015, Bộ Quốc phòng Philippines đã ký văn bản thuê lại một phần vịnh Subic phục vụ cho nhu cầu quân sự của nước này. Vịnh Subic đối diện Biển Đông và chỉ cách bãi cạn Scarborough bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép khoảng 270km.
    Giới chức Philippines cho biết một khi vịnh Subic trở thành căn cứ quân sự thì hải quân Mỹ có thể sẽ tiếp cận và luân chuyển lực lượng Mỹ ở Philippines dễ dàng hơn. Hiện nay tàu chiến của Mỹ chỉ đậu ở vịnh Subic khi có tập trận với hải quân Philippines hoặc sử dụng các cơ sở thương mại ở đây để sửa chữa và tiếp tế hậu cần.
    Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines Pio Lorenzo Batino cho biết đầu năm 2016 quân đội sẽ triển khai hai máy bay chiến đấu FA-50 tới căn cứ ở vịnh Subic. Sau đó, một đội máy bay FA-50 và máy bay Fighter Wing sẽ được triển khai tiếp tục.
    “Máy bay chiến đấu FA-50 có thể tiếp cận bãi cạn Scarborough chỉ trong vài phút, tàu tuần tra cùng máy bay không người lái của Philippines cũng sẽ dễ dàng theo dõi mọi cử động của lực lượng Trung Quốc trên Biển Đông” - chuyên gia Patrick Cronin của Trung tâm An ninh Mỹ giải thích. (MỸ LOAN)
    HIẾU TRUNG

    Quản lý giám sát chặt chẽ các cơ quan báo chí, trang tin điện tử

    Bộ Thông tin & Truyền thông sẽ tập trung quản lý thông tin trên Internet, tăng cường kiểm tra, thanh tra, chấn chỉnh hiện tượng cung cấp thông tin sai sự thật.
      Tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, Bộ TT&TT đánh giá báo chí đã thông tin các vấn đề dân sinh, tập trung vào giá cả thị trường, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Báo chí cũng phản ánh kịp thời các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và các sự kiện trọng đại của đất nước.
      "Báo chí đã làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, nâng cao nhận thức, tăng cường sự thống nhất tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân; góp phần định hướng dư luận và tạo sự đồng thuận xã hội; củng cố và tăng thêm niềm tin của nhân dân vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới; phản bác những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch trong và ngoài nước", báo cáo sơ kết nêu.
      Trong nửa đầu năm 2015, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các doanh nghiệp chặn 964.432 thuê bao phát tán tin nhắn rác, tạm ngừng cung cấp dịch vụ đối với 361 đầu số và cắt dịch vụ đối với 52 đầu số phát tán tin nhắn rác.
      Bộ TT&TT đánh giá cao việc tuyên truyền đấu tranh phản bác trước việc TQ ngang nhiên xây dựng trái phép các đảo thuộc chủ quyền Việt Nam tại Trường Sa.
      Một hoạt động ý nghĩa của Bộ TT&TT tiếp tục được phản ánh trên báo chí là triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" tại 10 địa phương và đơn vị quân đội.


      Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son phát biểu chỉ đạo Hội nghị
      Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm, Bộ cũng đã rà soát, kiểm tra, phát hiện, chấn chỉnh và xử lý đối với một số cơ quan báo chí có nhiều sai phạm.
      "Một số cơ quan báo chí, truyền hình, xuất bản hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, để xảy ra các sai phạm phải xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi ấn phẩm vi phạm, tạm dừng phát sóng chương trình; một số trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Internet bị rút giấy phép hoạt động", báo cáo nêu.
      Nguyên nhân của vấn đề này, theo Bộ TT&TT, là do nhiều trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội, blog cá nhân có máy chủ đặt tại nước ngoài, khó kiểm soát, ít chịu sự tác động từ pháp luật VN. Sự cạnh tranh về tốc độ đưa tin và chạy theo lợi nhuận của các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử khiến việc kiểm soát nội dung chương trình, ấn phẩm còn thiếu triệt để.
      Do đó, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm mà Bộ TT&TT xác định là báo chí tiếp tục tuyên truyền tạo sự đồng thuận xã hội, đấu tranh chống lại các thông tin xuyên tạc, chống phá từ các thế lực thù địch, nhất là lĩnh vực bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
      Bên cạnh đấy, các đơn vị tăng cường kiểm tra, rà soát tiến độ xây dựng các chương trình, dự án luật; thông tin tuyên truyền kịp thời các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội, công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo, củng cố lòng tin của nhân dân.
      Chấn chỉnh các sai phạm trong lĩnh vực xuất bản, in, phát hành; đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với phát triển thị trường viễn thông bền vững; tổng kết 05 năm triển khai Luật Tần số vô tuyến điện; tăng cường công tác tuyên truyền Đề án số hóa truyền hình mặt đất; bảo đảm an toàn thông tin; hoàn thành tốt phần còn lại của tái cơ cấu các doanh nghiệp trong ngành.
      Đặc biệt, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức tốt Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
      Trong 6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp trong ngành TT&TT đều đạt doanh thu, lợi nhuận cao.  Tập đoàn Viettel đạt doanh thu 115.000 tỷ đồng, tăng 26% cùng kỳ 2014; lợi nhuận trước thuế đạt 22.244 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 9400 tỷ đồng. Thuê bao phát triển mới của Viettel đạt 3,6 triệu thuê bao (trong nước 1,2 triệu, nước ngoài 2,4 triệu).
      Tập đoàn VNPT 55,6% kế hoạch, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2014; tổng doanh thu đạt 49,9% kế hoạch, thuê bao phát triển mới đạt 1,3 triệu thuê bao.
      6 tháng đầu năm 2015, thuê bao mới của MobiFone tăng trưởng 67,5%, doanh thu tăng 7,85%. Đặc biệt, dịch vụ giá trị gia tăng của MobiFone tăng mạnh tới 17%.
      Công ty Cổ phần viễn thông FPT (FPT Telecom) đạt doanh thu 2400 tỷ đồng, tăng 34% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2014, lợi nhuận đạt 418 tỷ (tuy nhiên tăng trưởng chỉ 5% do năm 2014 do FPT Telecom đã đầu tư mạnh cho chuyển đổi từ cáp đồng sang cáp quang).
      Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC) đạt 1.858 tỷ đồng, đạt 57% kế hoạch năm (3.360 tỷ đồng), tăng 37% so với cùng kỳ.

      Mỹ sẽ sớm trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam


      VOV.VN - Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Ted Osius mong muốn rằng Mỹ sẽ trở thành nhà đầu tư số một tại Việt Nam.




      my se som tro thanh nha dau tu lon nhat tai viet nam hinh 0
      Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại lễ cắt băng tiếp nhận máy bay Boeing 787-9 đầu tiên.
      Vietnam Airlines nhận chiếc Boeing 787-9 đầu tiên, hàng loạt thỏa thuận mua sắm và tài trợ vốn trong các lĩnh vực hàng không, năng lượng, tài chính… được ký kết giữa Việt Nam và Mỹ nhân chuyến thăm Mỹ vừa qua của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đây là những chỉ dấu cụ thể và rõ ràng về sự phát triển vượt bậc trong quan hệ kinh tế giữa hai nước trong 20 năm qua. 
      Giám đốc Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN, Anthony Nelson đánh giá: “20 năm qua đã chứng kiến một sự thay đổi vô cùng ngoạn mục trong quan hệ kinh tế Việt-Mỹ. Các con số thống kê chính thức cho thấy Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, là thị trường quan trọng nhất đối với các nhà sản xuất Việt Nam. 20 năm là khoảng thời gian không dài và chúng ta biết rằng các công ty lớn của Mỹ thường rất chậm rãi và thận trọng trong đầu tư. Họ đi dần từng bước để đảm bảo rằng vốn đầu tư được sử dụng một cách an toàn và hiệu quả. Việc chỉ trong 20 năm mà Việt Nam đã có thể làm an lòng các nhà đầu tư nước ngoài thực sự là điều đáng chú ý. Quy mô quan hệ kinh tế giữa hai nước phát triển nhanh chóng chỉ trong một thời gian ngắn như vậy là một thành tựu không thể tin nổi”.
      Kể từ khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, kim ngạch thương mại song phương đã tăng 70 lần, từ 500 triệu USD lên tới 35 tỷ USD vào năm 2014. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu vào Mỹ các mặt hàng như thủy sản, dệt may, giày dép và đồ gỗ trong khi nhập khẩu từ Mỹ máy móc, thiết bị, linh kiện và công nghệ. Theo số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC), tại thị trường Mỹ, Việt Nam tiếp tục là nước xuất khẩu dệt may và giày dép lớn thứ 2 sau Trung Quốc và đứng thứ 4 về xuất khẩu tôm trong 4 tháng đầu năm 2015. 
      my se som tro thanh nha dau tu lon nhat tai viet nam hinh 1
      Giám đốc Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN, Anthony Nelson.
      Theo Thượng nghị sỹ John McCain, thành quả hợp tác kinh tế Việt-Mỹ là điều rất đáng tự hào: “Nhìn một cách tổng thể thì thương mại Việt-Mỹ đã tăng trưởng một cách đầy ấn tượng và liên tục được cải thiện. Tôi cho rằng chúng ta cần tự hào về quan hệ thương mại giữa hai nước”. 
      Trong khi đó, ông Murray Hiebert, cựu phóng viên kinh tế của Nhật báo Phố Wall và hiện là chuyên gia kinh tế và an ninh của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Mỹ) đưa ra một dẫn chứng cụ thể và đầy thuyết phục về sự phát triển của thương mại song phương.  
      “Mỗi khi đi mua sắm tại các cửa hàng bách hóa trong khu vực Washington, tôi thấy tất cả quần áo dành cho nam giới đều sản xuất tại Việt Nam, thay vì Trung Quốc như trước kia. Đó là tiến triển rõ rệt mà tôi tận mắt chứng kiến”, ông Murray Hiebert nhận định. 
      Mỹ hiện đứng thứ 7 trong số các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư khoảng 13 tỷ USD. Rất nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới như Intel, Coca-Cola, Nike, Microsoft hay Citygroup đều đã có mặt tại Việt Nam và đang tiếp tục mở rộng hoạt động. 
      my se som tro thanh nha dau tu lon nhat tai viet nam hinh 2
      Lễ ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa Vietjet Air và Tập đoàn tài chính JP Morgan.
      Phó Chủ tịch tập đoàn Boeing, Ray Corner đánh giá thị trường Việt Nam đang mở ra cơ hội kinh doanh lớn: “Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển và cùng với đó là nhu cầu đi lại sẽ tăng cao. Đó sẽ là cơ hội của chúng tôi và chúng tôi phải nắm bắt được cơ hội đó”.
      Theo ông Lê Công Tiến, Tham tán -Trưởng phóng kinh tế của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ, các nhà đầu tư Mỹ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam: “Điều quan trọng là các nhà đầu tư Mỹ vào Việt Nam đều là những nhà đầu tư rất có tiềm lực tài chính, khoa học-công nghệ trong những lĩnh vực có tầm quan trọng chiến lược đối với Việt Nam như năng lượng, công nghệ cao, ngân hàng, bảo hiểm…Đây là những lĩnh vực đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng dài hạn cũng như quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế của Việt Nam”.
      Tuy nhiên, quan hệ kinh tế Việt-Mỹ vẫn chưa thể phát huy hết tiềm năng do một số yếu tố. Trong khi các doanh nghiệp Mỹ mong muốn Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính thì cho đến nay, chính phủ Mỹ vẫn chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, đồng thời tạo ra không ít rào cản kỹ thuật đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam như áp thuế chống bán phá giá hay lập Văn phòng giám sát cá da trơn, một cơ quan tốn kém, chồng chéo chức năng với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), với những tiêu chuẩn nuôi trồng khắt khe mà những nước có trình độ phát triển thấp như Việt Nam phải mất nhiều năm mới có thể đáp ứng được. 
      my se som tro thanh nha dau tu lon nhat tai viet nam hinh 3
      Thượng nghị sỹ John McCain trả lời phỏng vấn phóng viên VOV.
      Quyết định thành lập văn phòng này đã được Thượng nghị sỹ John McCain mô tả là biện pháp bảo hộ mậu dịch điển hình của Mỹ: “Đó là điều đáng xấu hổ. Văn phòng Giám sát cá da trơn tiêu tốn của người đóng thuế Mỹ 15 triệu USD/năm một cách vô nghĩa. Đây là một ví dụ tồi tệ nhất của chính sách bảo hộ thương mại. Tôi sẽ tiếp tục đấu tranh và rào cản này sẽ bị dỡ bỏ một ngày nào đó".
      Bất chấp những trở ngại trên, quan hệ kinh tế Việt-Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Sau khi xây dựng nhà máy tại thành phố Hồ Chí Minh, hãng chế tạo chip bán dẫn hàng đầu thế giới Intel đang có kế hoạch chuyển dây chuyền sản xuất trị giá 1 tỷ USD từ Costa Rica cũng như một số hoạt động sản xuất từ Malaysia sang Việt Nam. Microsoft cũng đang vận hành nhà máy sản xuất điện thoại thông minh trị giá 300 triệu USD tại tỉnh Bắc Ninh và dự kiến sẽ chuyển cơ sở sản xuất từ các nước khác về Việt Nam nhằm đưa Việt Nam trở thành “tổng hành dinh” sản xuất điện thoại của hãng công nghệ khổng lồ. Với những động thái của Intel và Microsoft, giới phân tích cũng đang dự đoán Apple sẽ không chậm chân hơn nữa tại thị trường Việt Nam. 
      Chuyên gia kinh tế Murray Hiebert nhận định: “Trong tương lai, Việt Nam và Mỹ cần tăng cường trao đổi công nghệ cao trong bối cảnh Việt Nam đang là một nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn. Intel đã có mặt ở đây và đầu tư cơ sở sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh. Sẽ có rất nhiều cơ hội hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực công nghệ cao và Việt Nam có thể trở thành một nguồn sản xuất thay thế Trung Quốc. Tôi hy vọng sẽ được thấy một chiếc iPhone sản xuất tại Việt Nam, có thể là iPhone 7. Chúng ta hãy chờ xem”.  
      Việt Nam và Mỹ hiện đang tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận tự do thương mại chiếm tới 40% kinh tế toàn cầu. Giám đốc Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN, Anthony Nelson cho rằng nếu trở thành hiện thực, TPP sẽ giúp Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư Mỹ hơn nữa. 
      “TPP bao gồm các tiêu chuẩn về lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ…những lĩnh vực mà các công ty Mỹ tỏ ra khá thận trọng khi hoạt động tại Việt Nam. Hiệp định này sẽ giúp tạo ra một môi trường an toàn hơn nữa để các doanh nghiệp Mỹ an tâm đầu tư vào Việt Nam”, ông Anthony Nelson cho biết. 
      my se som tro thanh nha dau tu lon nhat tai viet nam hinh 4
      Ông Lê Công Tiến, Tham tán - Trưởng phòng kinh tế của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ.
      Chia sẻ quan điểm trên, Tham tán - Trưởng phòng kinh tế của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ, Lê Công Tiến tin rằng Mỹ sẽ sớm trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. 
      “Trong thời gian tới, với triển vọng của TPP cũng như những tiêu chuẩn mà hiệp định này đem lại trong gắn kết thị trường Việt Nam với thị trường Mỹ trong nhiều lĩnh vực khác nhau thì đó sẽ là cú hích rất lớn đối với các nhà đầu tư Mỹ. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Ted Osius nói rằng ông mong muốn Mỹ sẽ trở thành nhà đầu tư số một tại Việt Nam nhưng tôi tin tưởng chắc chắn rằng Mỹ sẽ trở thành nhà đầu tư số một tại Việt Nam”, ông Tiến nói./.
      Nhật Quỳnh-Huy Hoàng/VOV - Washington

      Ô tô tải Trung Quốc vẫn ồ ạt 'đổ bộ' vào Việt Nam

      TPO - Theo thống kê 6 tháng đầu năm của Tổng cục Hải quan, ô tô đầu kéo, ô tô tải xuất xứ từ Trung Quốc tiếp tục được nhập khẩu với số lượng lớn.
      Xe tải Trung Quốc vẫn chiếm thị trường. Ảnh: Hồng Vĩnh Xe tải Trung Quốc vẫn chiếm thị trường. Ảnh: Hồng Vĩnh
      Theo đó, Trung Quốc vẫn là thị trường chính cung cấp ô tô nguyên chiếc cho Việt Nam. Số lượng xe ôtô nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc vào Việt Nam trong nửa đầu năm nay đã đạt hơn 16.900 chiếc, tăng 30,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
      Trong đó, ô tô đầu kéo và ô tô tải chiếm lượng lớn với tốc độ tăng nhanh. Lượng ôtô đầu kéo từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam đã tăng hơn 9.500 chiếc so với cùng kỳ năm trước, tương đương mức tăng 455%. Ôtô tải cũng có số lượng tăng là 6.370 chiếc, ứng với tỷ lệ tăng là hơn 153%.
      Tính tổng thể trên toàn thị trường, lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc tháng 6 có giảm so với tháng trước nhưng vẫn đứng ở mức cao. Cụ thể, lượng nhập khẩu trong tháng 6/2015 là 9.680 chiếc, giảm 9,8%, trị giá là 307 triệu USD, giảm 6,1% so với tháng trước.
      Tính ra sau nửa đầu năm 2015, cả nước nhập về hơn 55.350 ô tô nguyên chiếc các loại, trong đó lượng ô tô tải là 21.700 chiếc (tăng mạnh 106,7%), xe 9 chỗ ngồi trở xuống là 17.620 chiếc (tăng 50,7%) và ô tô loại khác là hơn 16.000 chiếc (tăng gấp 4,7 lần) so với cùng kỳ năm 2014.

      “Sóng gió” từ những lần nghệ sĩ “quá trẻ” được phong tặng NSND-NSƯT

      Dân trí NSƯT Tự Long không phải là nghệ sĩ đầu tiên gặp “sóng gió” dư luận khi được xét tặng danh hiệu NSND ở tuổi 42.

       >> Những lý do làm “bùng nổ” những cuộc tranh cãi về danh hiệu NSƯT-NSND (II)
       >> Đi tìm lý do khiến Chí Trung, Minh Hằng “trượt” NSND

      NSND Lê Khanh (sinh năm 1963)
      “Sóng gió” từ những lần nghệ sĩ “quá trẻ” được phong tặng NSND-NSƯT

      NSND Lê Khanh là nghệ sĩ sân khấu trẻ nhất từng được phong tặng danh hiệu NSND (kể cả so sánh trong lĩnh vực điện ảnh, truyền hình). Lê Khanh được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ cao quý nhất năm 2001, khi ấy chị mới 38 tuổi. Vào thời điểm Lê Khanh được phong tặng danh hiệu NSND, dư luận cũng đã từng nảy sinh nhiều tranh cãi, khi chị quá trẻ để nhận được danh hiệu này.
      Tuy nhiên, những đóng góp của Lê Khanh với sân khấu cộng thêm những thành tích có được, Lê Khanh vẫn vượt qua “sóng gió” dư luận để khẳng định, chị hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu NSND- ở tuổi 38.
      NSƯT Trung Hiếu (sinh năm 1973)
      “Sóng gió” từ những lần nghệ sĩ “quá trẻ” được phong tặng NSND-NSƯT

      Sinh năm 1973, Trung Hiếu được phong tặng danh hiệu NSƯT năm 2006, khi đó anh 33 tuổi. Vào thời điểm đó, được phong tặng danh hiệu NSƯT ở tuổi 33 được xem là quá trẻ. Dư luận cũng đã xôn xao tranh cãi trước danh hiệu này dành cho Trung Hiếu.
      Sau 9 năm (3 đợt phong tặng danh hiệu), Trung Hiếu lại có tên trong danh sách đề nghị xét tặng NSND. Sau 9 năm là NSƯT, Trung Hiếu có bề dày thành tích không chỉ ở sân khấu, anh còn là một diễn viên được đánh giá xuất sắc ở lĩnh vực phim truyền hình. Trung Hiếu nhiều lần nhận giải Nam diễn viên xuất sắc của Hội điện ảnh ở hạng mục dành cho phim truyện truyền hình.
      9 năm sau, Trung Hiếu vẫn là một trong những nghệ sĩ trẻ nhất được phong tặng NSND.
      Nói về Trung Hiếu, NSND Hoàng Dũng đã khẳng định, “Về cả thành tích và số năm công tác trong ngành, số năm là NSƯT- ở tất cả các tiêu chí xét tặng danh hiệu NSND, Trung Hiếu đều thừa tiêu chuẩn”.
      NSƯT Tự Long (sinh năm 1973)
      “Sóng gió” từ những lần nghệ sĩ “quá trẻ” được phong tặng NSND-NSƯT

      Cùng tuổi được phong tặng danh hiệu NSND với Trung Hiếu, tuy nhiên, trường hợp của Tự Long lại gây “sóng gió” vì anh mới nhận danh hiệu NSƯT năm 2012, trong khi Trung Hiếu đã nhận danh hiệu NSƯT từ năm 2006.
      Được biết, theo quy định mới, những nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSƯT sau 3 năm nếu đủ thành tích vẫn có thể làm hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSND (chứ không phải đợi 5-6 năm như quy định cũ).
      NSƯT Tự Long tuy là diễn viên chèo (anh là Phó Giám đốc nhà hát Chèo Quân đội) nhưng nam diễn viên tham gia rất nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó anh đặc biệt có duyên với truyền hình. Tự Long được đông đảo khán giả yêu mến qua các vai hài trong Gặp nhau cuối tuần, Táo quân, Gặp nhau cuối năm, Gala cười… Tự Long còn tham gia dẫn nhiều chương trình truyền hình, và tham gia sân khấu kịch nói với nhiều vở diễn dành cho thiếu nhi (cùng Xuân Bắc).
      Theo NSND Hoàng Dũng- Giám đốc nhà hát Kịch Hà Nội, “Những người trẻ có tài và lại đầy say mê, cống hiến cho nghệ thuật, tôi nghĩ, chẳng có lý do gì để không phong tặng danh hiệu cho họ cả. Chẳng lẽ, chỉ có các nghệ sĩ già mới có thể là NSƯT hay NSND? Cá nhân tôi cho rằng, chẳng có gì để phải tranh cãi cả, khi tài năng, năng lực của người nghệ sĩ đã được thể hiện ra rõ nét. Tôi thấy họ hoàn toàn xứng đáng!”.
      NSND Thanh Vân chia sẻ, “Trước đây, từ năm 1984, các cấp xét duyệt từng đặt cách trao luôn danh hiệu NSND cho Đặng Thái Sơn khi ông ấy mới 26 tuổi. Và danh hiệu NSND phong tặng cho Đặng Thái Sơn ngay khi ông ấy đoạt giải nhất cuộc thi piano quốc tế Chopin. Các cấp xét duyệt trước đây đã làm được những điều “thoáng” và ý nghĩa, kịp thời như vậy. Tại sao bây giờ lại không?”.
      Đợt xét tặng danh hiệu NSND- NSƯT năm 2015 đã qua Hội đồng xét duyệt chuyên ngành cấp nhà nước. Chỉ còn một vòng xét duyệt cấp nhà nước cuối cùng, danh sách các nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSƯT- NSND lần này sẽ chính thức được công bố. Lễ trao tặng danh hiệu NSƯT- NSND sẽ được diễn ra trọng thể tại nhà hát Lớn, và người trao tặng danh hiệu cao quý cho các nghệ sĩ là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
      H.H
       

      Nhận xét

      Bài đăng phổ biến từ blog này

      TT&HĐ I - 9/d

      MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

      MỌC CÁNH